Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong điều kiện vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ở Công ty TNHH vận tải và xây dựng công trình Thái Sơn

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Số trích khấu hao trong kỳ của toàn bộ TSCĐ dùng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các khoản chi về các loại dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ( như dịch vụ được cung cấp về điện, nước, sửa chữa TSCĐ). - Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ chi phí bằng tiền chi cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế có tác dụng quan trọng đối với việc quản lý chi phí của lĩnh vực sản xuất: cho phép hiểu rõ cơ cấu, tỷ trọng từng yếu tố chi phí, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất; làm cơ sở cho việc dự trù hay xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, huy dộng sử dụng lao động . 2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng. Theo cách phân loại này các chi phí có cùng mục đích và công dụng sẽ được xếp cùng vào một khoản mục chi phí không phân biệt các chi phí có nội dung kinh tế như thế nào, bao gồm:

doc73 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong điều kiện vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ở Công ty TNHH vận tải và xây dựng công trình Thái Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à người bán. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt, căn cứ vào các chứng từ hợp pháp, hợp lệ tiến hành nhập, xuất quỹ và ghi vào số quỹ. - Các kế toán đội: Có nhiệm vụ tập hợp các chi phi phát sinh và giá thành cho các DT, HMCT mà đội quản lý sao cho giá thành của CT, HMCT không được vượt quá giá khoán. Cuối kỳ, kế toán đội thực hiện thanh toán bù trừ với Công ty về các khoản phải trả, phải thu...và phân phối một phần lợi nhuận để nộp lên Công ty. * Hình thức kế toán áp dụng tại công ty: Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hình thức kế toán Nhật ký chung giúp cho công ty theo dõi được kịp thời toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, đảm bảo số liệu đầy đủ. (Sơ đồ 11). 2. Thực trạng công tác tập hợp chi phí và tính giá thành . 2.1. Phân loại chi phí sản xuất và yêu cầu quản lý trong Công ty TNHH vận tải và xây dựng công trình Thái Sơn. Tại Công ty TNHH vận tải và xây dựng công trình Thái Sơn chi phí sản xuất được phân loại theo ba cách với mục đích quản lý tốt hơn về các khoản chi phí và giá thành của CT, HMCT. * Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí. Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất của Công ty chia thành: Sơ đồ 11: Trình tự kế toán theo hình thức Nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký đặc biệt Nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối phát sinh Báo cáo kế toán Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: : Ghi hàng ngày. : Đối chiếu, kiểm tra. : Ghi cuối tháng. + Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất trong kỳ như: Đất, đá, sỏi, gạch, vôi, sắt, thép, xăng, dầu... + Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền phải trả, tiền trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn của công nhân viên hoạt động sản xuất trong công ty. + Chi phí khấu hao tài sản cố định Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao tài cố định sử dụng cho sản xuất của Công ty. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, tiền nước... phục vụ cho hoạt động sản xuất của Công ty. + Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm toàn bộ số chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài bốn yếu tố chi phí nêu trên. Phân loại chi phí sản xuất theo cách này giúp việc lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở bảng thuyết minh báo cáo tài chính. * Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí. Theo cách phân loại này, căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau. Đối với doanh nghiệp xây lắp chi phí sử dụng máy thi công chiếm không nhỏ trong tổng chi phí sản xuất ra các khoản mục chi phí sau: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm như: Gạch, xi măng, cát, sỏi... sử dụng trực tiếp thi công công trình. + Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền công, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân công trực tiếp sản xuất. + Chi phí sử dụng mày thi công: Là các khoản chi liên quan đến sử dụng máy thi công bao gồm: tiền mua xăng, dầu, sửa chữa, khấu hao, và tiền lương của công nhân trực tiếp sử dụng máy... + Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phục vụ chung cho sản xuất nhưng mang tính chất chung cho toàn đội quản lý bao gồm tiền lương nhân viên quản lý đội, chi phí công cụ dụng cụ và các chi phí bằng tiền khác. * Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng tập hợp chi phí: Theo cách phân loại này, chi phí được chia thành hai loại: + Chi phí cơ bản (Chi phí trực tiếp) : Là những chi phí thuộc các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, như chi phí về nguyên liệu, vật liệu, tiền lương công nhân sản xuất... + Chi phí quản lý phục vụ (Chi phí gián tiếp): Là những khoản chi phí có tính chất quản lý, phục vụ, liên quan chung đến hoạt động sản xuất kinh doanh như: chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý ... 2.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành và yêu cầu quản lý chi phí, giá thành trong Công ty TNHH vận tải và xây dựng công trình Thái Sơn. Với mỗi ngành sản xuất trong từng điều kiện cơ cấu tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm... đối tượng kế toán tập hợp CPSX sẽ được xác định sao cho phù hợp nhất. ở Công ty TNHH vận tải và xây dựng công trình Thái Sơn, xuất phát từ đặc điểm của ngành XDCB, của SPXL... đồng thời để đáp ứng yêu cầu kiểm tra, kiểm soát quá trình chi phí, tăng cường trách nhiệm vật chất đối với các bộ phận, cung cấp số liệu cho việc tính GTSP... nên đối tượng kế toán tập hợp CPSX được xác định là từng CT, HMCT theo từng hợp đồng kinh tế, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ sản xuất, xây dựng. Đây là cơ sở tiền đề quan trọng cho việc tổ chức kế toán tập hợp CPSX, từ tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên sổ sách kế toán... 2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong Công ty TNHH vận tải và xây dựng công trình Thái Sơn. Tại Công ty TNHH vận tải và xây dựng công trình Thái Sơn đang áp dụng cơ chế khoán toàn bộ chi phí hay còn gọi là khoán gọn công trình. Khi Công ty trúng thầu một CT, HMCT thì Công ty sẽ khoán lại cho các đội - đây là các đơn vị nhận khoán nội bộ. Giữa Công ty và các đội sẽ có hợp đồng giao khoán nội bộ. Như vậy, tại các đội kế toán đội thực hiện công việc tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế, khi đội bàn giao công trình hoàn thành căn cứ vào giá thành thực tế của đội Công ty sẽ tính, và lập bảng giá thành thực tế công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Công ty và các đơn vị trực thuộc sẽ thực hiện thanh toán bù trừ qua TK 136, 336, cụ thể như sau: Tại Công ty: + Khi tạm ứng cho đơn vị nhận khoán để thực hiện khối lượng xây lắp, căn cứ vào hợp đồng khoán nội bộ và các chứng từ liên quan, ghi: Nợ TK 136 - phải thu nội bộ (1362) Có TK 152, 153, 111, 112 + Khi nhận khối lượng xây lắp từ đơn vị nhận khoán nội bộ hoàn thành bàn giao, ghi: Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất KD dở dang Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 136 - Phải thu nội bộ. - Tại các đội: + Khi nhận vốn ứng trước của đơn vị giao khoán để thực hiện khối lượng xây lắp theo hợp đồng nhận khoán nội bộ, ghi: Nợ TK 111,112,152,153 Có TK 336 - Phải trả nội bộ (3362) + Khi thực hiện khối lượng xây lắp kế toán ghi giống như doanh nghiệp độc lập, đến khi công trình hoàn thành, bàn giao khối lượng xây lắp đã thực hiện cho đơn vị giao khoán, ghi: Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ (3362) Có TK 512 - Doanh thu nội bộ Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (3331) 2.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty TNHH vận tải và xây dựng công trình Thái Sơn. Vật liệu, công cụ dụng cụ (gọi chung là vật tư) là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất là cơ sở tạo ra phẩm, nhất là đối với một công ty xây dựng như Công ty TNHH vận tải và xây dựng công trình Thái Sơn. Chi phí nguyên vật tư thường chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây dựng. Do đó việc hạch toán vật tư hết sức quan trọng, giúp cho việc quản lý vật tư, chống tham ô, lãng phí và tính đúng giá thành sản phẩm. Vật tư mà Công ty TNHH vận tải và xây dựng công trình Thái Sơn thường là những loại sau: + Xi măng - cát - đá - sỏi - gạch... + Sắt, thép các loại... + Các kết cấu thép, thép ống, thép tấm... + Và các loại vật tư khác... Để quản lý tốt vấn đề này Công ty đã đề ra nguyên tắc hạch toán về nguyên vật liệu như sau: + Về sản lượng, chủng loại đúng, đủ theo thiết kế. + Về giá không vượt quá khung được thông báo theo từng thời điểm, trong trường hợp có sự chênh lệch (do nguyên nhân khách quan) đơn vị phải có văn bản giải trình khi xác định thu nhập doanh nghiệp và phải cân đối lại chi phí của công trình đảm bảo có lãi. + Chi phí vận chuyển vật tư: Chi phí vận chuyển vật tư phục vụ cho thi công có đủ chứng từ gốc, hợp đồng, hoá đơn vận chuyển, chi phí này được hạch toán giá gốc vật tư theo đúng quy định (không vượt giá vật tư đến chân công trình theo thông báo giá từng thời điểm). + Công cụ, dụng cụ sử dụng cho sản xuất được tính hoặc phân bổ dần vào chi phí sản xuất theo đúng chế độ quy định Tài khoản Công ty TNHH vận tải và xây dựng công trình Thái Sơn sử dụng để hạch toán vật tư đó là các tài khoản tổng hợp: TK 152, TK 153, TK 142, TK 621, TK 623, TK 627 và mở các tài khoản chi tiết cho từng chủng loại vật tư: TK 1521, TK 1522, TK 1523... ở Công ty TNHH vận tải và xây dựng công trình Thái Sơn, vật tư được cung cấp cho các công trình theo tiến độ thi công. ở mỗi giai đoạn căn cứ vào dự toán công trình và nhu cầu vật tư thực tế phù hợp với tiến độ thi công, đốc công lập phiếu đề nghị cung ứng vật tư với đội trưởng. Căn cứ vào yêu cầu của các công trường cụ thể, đội trưởng xem xét, duyệt yêu cầu và tiến hành cung cấp vật tư đáp ứng tiến độ thi công công trình. Đối với các vật liệu quan trọng, chủ chốt như: sắt, thép, xi măng, gạch thì làm thủ tục nhập kho, đối với các vật liệu khác như: cát, sỏi thì được xuất thẳng đến chân công trình. Vật tư phục vụ cho sản xuất, thi công các công trình do các đội tự mua ngoài. Trị giá vật tư xuất kho được tính theo phương pháp thực tế đích danh. Khi số vật tư phục vụ cho quá trình thi công được xuất trực tiếp cho các CT, HMCT thì kế toán tập hợp trực tiếp những chi phí này cho từng công trình, hạng mục công trình đó. Những vật tư xuất dùng chung cho các CT, HMCT thì kế toán tập hợp chung cho các CT, HMCT, đến cuối kỳ tiến hành phân bổ cho các CT, HMCT liên quan. Đối với những CCDC có giá trị nhỏ thì tính 100% giá trị vào CPSX của công trình sử dụng đầu tiên trong kỳ. Nếu là CCDC có giá trị lớn thì căn cứ vào thời gian sử dụng và mức độ sử dụng thực tế để xác định số phân bổ cho các CT, HMCT sử dụng. Riêng đối với ván khuôn, là một CCDC có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài nên Công ty theo dõi qua TK1422 “Chi phí chờ kết chuyển”, nội dung của tài khoản này chỉ phản ánh tình hình sử dụng ván khuôn. Ván khuôn thường được phân bổ từ 20% - 50% giá trị ban đầu vào CPSX của công trình sử dụng trong kỳ tuỳ thuộc vào thời gian sử dụng và mức độ sử dụng thực tế. * Phương pháp hạch toán: + Khi xuất nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho việc xây dựng CT, HMCT, căn cứ vào phiếu xuất kho vật tư cụ thể cho từng CT, HMCT kế toán ghi nhận chi phí nguyên vật liệu cho từng công trình, hạng mục công trình. Kế toán ghi: Nợ TK 621 Có TK 152 Căn cứ vào hoá đơn GTGT (Biểu 1, Biểu 2), bộ phận kiểm nghiệm vật tư tiến hành kiểm nghiệm đảm bảo vật tư mua về đủ số lượng, đúng chủng loại, đảm bảo chất lượng, sau đó tiến hành nhập kho vật tư theo giá gốc (Bao gồm giá trên hoá đơn GTGT và chi phí vận chuyển) (Biểu 3), kế toán tiến hành định khoản ngay trên Phiếu nhập kho: Nợ TK 152 16.434.520 Nợ TK 133 1.780.996 Có TK 331 17.222.216 Có TK 111 993.300 Khi xuất kho vật tư xi măng PC_30 cho thi công, Kế toán lập phiếu xuất kho theo đúng số lượng, chủng loại vật tư yêu cầu.(Biểu 4). Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi nhận chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình. Nợ TK 621 (Nhà máy Đông Phong) 16.434.520 Có TK 152 (1521) 16.434.520 + Trường hợp mua vật tư xuất dùng thẳng cho CT, HMCT, căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán ghi nhận chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp theo giá thực tế ghi trên hoá đơn. Nợ TK 621 : Giá chưa có thuế Nợ TK 133 : Thuế GTGT Có TK 111, 141, 331... : Giá thanh toán Căn cứ vào hoá đơn GTGT (Biểu 5) kế toán ghi nhận chi phi NVLTT như sau: Nợ TK 621 255.000 Nợ TK 133 25.500 Có TK 111 280.500 + Cuối tháng, kế toán phân bổ chi phí vật tư luân chuyển từ TK 1422 cho từng đối tượng chịu chi phí. Nợ TK 621 (Nhà máy Đông Phong) 16.179.520 Có TK 1422 (Nhà máy Đông Phong) 16.179.520 Tất cả số liệu trên sổ "Báo cáo chi tiết TK 621 theo từng công trình" sau đó được ghi vào biểu theo dõi giá thành công trình theo tháng tổng hợp chi phí phát sinh trong tháng của các công trình được ghi ở tổng hợp giá thành các CT, HMCT. Biểu: 1 Hoá đơn GTGT Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 05 tháng 12 năm 2007 Mẫu số: 03 GTGT - 0084589 Đơn vị bán hàng: Đại Lý Công ty Bỉm Sơn.. Địa chỉ: Số 250 Lý Thường Kiệt tp Thái Bình.. Số tài khoản:. Họ tên người mua hàng: Bùi Thị Nhuần Tên đơn vị: Công Ty TNHH vận tải và xây dựng công trình Thái Sơn Địa chỉ: Khu Công Ngiệp Nghuyễn Đức Cảnh tp Thái Bình. Số tài khoản:. Hình thức thanh toán: Tiền mặt STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1. Xi măng PC_30 Tấn 11 985.000 10.835.000 Cộng 10.835.000 Cộng tiền hàng: 10.835.000 Thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT 1.083.500 Tổng giá thanh toán: 11.918.500 Số tiền viết bằng chữ: Mười một triệu chín trăm mười tán nghìn năm trăm đồng chẵn ./. Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Người bán hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Biểu: 2 Hoá đơn GTGT Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 05 tháng 12 năm 2007 Mẫu số: 03 GTGT - 0053658 Đơn vị bán hàng: Công ty Hoàng Long Địa chỉ: Tp Thái Bình.. Số tài khoản: Họ tên người mua hàng: Bùi Thị Nhuần... Tên đơn vị: Công Ty TNHH vận tải và xây dựng công trình Thái Sơn. Địa chỉ: Khu Công Ngiệp Nghuyễn Đức Cảnh tp Thái Bình. Số tài khoản:... Hình thức thanh toán: Tiền mặt.. STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1. Cước vận chuyển Tấn 11 48.000 528.000 Cộng 528.000 Cộng tiền hàng: 528.000 Thuế GTGT: 5% Tiền thuế GTGT 52.800 Tổng giá thanh toán: 580.800 Số tiền viết bằng chữ: Năm trăm tám mươi nghìn tám trăm đồng chẵn ./. Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Người bán hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Biểu: 3 Phiếu Nhập kho Ngày 05 tháng 12 năm 2007 Họ tên người giao hàng: Anh Tuấn. Theo số: 29 Nhập tại kho: Anh Cường. STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất V.tư Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CTừ Thực nhập 1. Xi măng PC_30 tấn 11 11 1.033.000 11.363.000 Cộng 11.363.000 Biểu: 4 Phiếu xuất kho Số:31 Ngày 07 tháng 12 năm 2007 Tên người nhận hàng: Bùi Đức Lâm Địa chỉ sản xuất: Tổ xây dựng số 09 Lý do xuất kho: làm công trình nhà máy Đông Phong. Tại kho: Anh Cường. STT Tên nhãn hiệu quy cách V.Tư Mã Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1. Xi măng PC_30 tấn 11 11 1,033,000 11,363,000 Cộng 11,363,000 Biểu: 5 Hoá đơn GTGT Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 07 tháng 12 năm 2007 Mẫu số: 03 GTGT - 0068789 Đơn vị bán hàng: Chi Nhánh Công ty Nam Tiến. Địa chỉ: Tp Thái Bình.. Số tài khoản:. Họ tên người mua hàng: Bùi Thị Nhuần... Tên đơn vị: Công Ty TNHH vận tải và xây dựng công trình Thái Sơn. Địa chỉ: Khu Công Ngiệp Nghuyễn Đức Cảnh tp Thái Bình. Số tài khoản:. Hình thức thanh toán: Tiền mặt STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1. Cát vàng m3 9 75,500 679.500 Cộng tiền hàng: 679.500 Thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT 67.950 Tổng giá thanh toán: 747.450 Số tiền viết bằng chữ: Bẩy trăm bốn mươI bẩy nghìn bốn trăm năm mươi đồng chẵn ./. Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Người bán hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Biểu: 6 Sổ Nhật Ký Chung Năm: 2007 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái Số hiệu TK Số phát sinh Số Ngày Nợ Có Cộng trang trước chuyển sang 5/12 29 5/12 Mua ximăng PC_30 chưa trả 152 10.835.000 tiền Đại lý Công ty Bỉm Sơn 133 1.083.500 0084589 331 11.918.500 5/12 29 5/12 Chi tiền vận chuyển 152 528.000 133 52.800 0053658 111 580.800 7/12 31 7/12 Xuất kho Xi măng PC_30 621 11.363.000 152 11.363.000 7/12 0024789 7/12 Chi tiền mua cát vàng 621 679.500 133 67.950 111 747.450 31/12 Tiền lương công nhân trực tiếp 622 159.168.398 334 159.168.398 Tiền lương , BHXH,BHYT, KPCĐ 627 56.278.855 của nhân viên quản lý 334 50.645.393 338 5.633.462 Cộng chuyển trang sau 240.057.003 150.235.891 Biểu: 7 Sổ cái Tháng 12 năm 2007 TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang NKC TKĐƯ Số tiền Số Ngày Nợ Có Phát sinh trong tháng 1/12 17 1/12 Gạch đỏ - CT Đài Tín 23 152 3.450.134 1/12 0031525 1/12 Cát vàng - CT Đài Tín 23 111 87.424 7/12 31 5/12 Xi măng PC_30 CTNM ĐPhong 24 152 11.363.000 5/12 0024789 5/12 Cát vàng CT NM ĐPhong 24 111 679.500 31/12 Chi phí chờ kết chuyển CTNM ĐPhong 27 142 7.179.520 31/12 Kết chuyển chi phí 27 384.763.504 Cộng phát sinh: 384.763.504 384.763.504 Biểu: 8 Báo cáo chi tiết TK 621 Theo từng công trình Tháng 12 năm 2007 STT Tên công trình Số phát sinh 1 CT Thành Phong 75.126.245 2 CT Đài Tín 81.265.235 3 CT Đông Phong 56.246.598 4 CT Thái Bình Dương 172.125.426 Cộng 384.763.504 2.3.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: Trong giá thành xây dựng chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỉ lệ tương đối lớn nhất là trong điều kiện thi công bằng mày còn hạn chế. Do vậy, việc hạch toán chi phí nhân công phải chính xác, hợp lý, đầy đủ góp phần vào việc hạ giá thành xây lắp và có ý nghĩa quan trọng trong việc thanh toán tiền công kịp thời cho người lao động. Công ty TNHH vận tải và xây dựng công trình Thái Sơn phân loại lao động theo tính chất công việc người lao động chia thành: - Lao động trực tiếp. - Lao động gián tiếp. Hiện nay Công ty có 515 công nhân viên trong đó 463 công nhân trực tiếp sản xuất còn lại là 52 nhân viên ở bộ phận quản lý (gián tiếp). Lực lượng lao động trực tiếp trong danh sách của công ty được phân chia thành các đội, trong các đội lại được chia thành các tổ. Ngoài ra tuỳ theo tình hình thi công mà Công ty sẽ hợp đồng ngắn hạn với lao động thuê ngoài. Khi công nhân trực tiếp sản xuất ở đội thi công nào thì sẽ được kế toán đội hạch toán lương và các khoản trích theo lương vào chi phí. Các khoản trích theo lương được thực hiện theo chế độ quy định: BHXH bằng 20% lương cơ bản, BHYT bằng 3% lương cơ bản, KPCĐ bằng 2% lương cơ bản. Việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp của Công ty cũng được tập hợp theo từng công trình, hạng mục công trình, căn cứ vào đó kế toán ghi: Nợ TK 622 Lương thực tế của CN. Có TK 334 Khi trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí: Nợ TK 622: 19% Lương cơ bản Có TK 338: 19% Lương cơ bản. (Có TK 3382: 15% lương cơ bản Có TK 3383: 2% lương cơ bản Có TK 3384: (2% lương cơ bản) Lương cơ bản của các công nhân trực tiếp sản xuất của Công ty được tính dựa vào cấp bậc. + Thợ bậc 3 có hệ số cấp bậc là: 1,2 + Thợ bậc 4 có hệ số cấp bậc là: 1,3 + Thợ bậc 5 có hệ số cấp bậc là: 1,6 Lương cơ bản = Hệ số lương x Lương tối thiểu Để tính tiền lương thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán căn cứ vào tiền lương bình quân 1 ngày, được xác định theo công thức: = = Số ngày công x = + Tuy nhiên trong năm, Công ty thực hiện 55 công trình lớn nhỏ nên phải thuê rất nhiều công nhân thuê ngoài với hợp đồng ngắn hạn. Vì vậy chỉ cần dựa vào hợp đồng thuê ngoài và bảng chấm công của các đốc công của các đội nộp lên cho kế toán đội căn cứ vào đó kế toán đội hạch toán trực tiếp vào chi phí nhân công trực tiếp. Việc tính toán chi phí nhân công thuê ngoài như sau: = x Căn cứ vào số công nhân thực tế thuê ngoài kế toán tính ra số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp thuê ngoài ở đội 09, trong tháng không có lao động trực tiếp dài hạn do phải điều chuyển tới các đội khác. Vì vậy, ở đội 09 chỉ còn công nhân thuê ngoài nên căn cứ bảng chấm công kế toán ghi: Anh Nguyễn Văn Tính công nhân trực tiếp xây dựng tại Công trình Nhà máy Đông Phong, tháng 12 có số ngày công làm việc thực tế là 28, số tiền công một ngày lao động là: 35.000 đ. Nên tiền lương phải trả cho anh ta là: Tiền lương phải trả = 28 x 35.000 = 980.000 đ Cuối tháng, kế toán tiền lương tổng hợp tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ghi vào "Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương". (Biểu: 9). Căn cứ vào bảng này kế toán ghi vào "Sổ nhật ký chung" theo định khoản: Nợ TK 622: 159.168.398 Có TK 334 159.168.398 Biểu: 10 Sổ cái TK 622 Tháng 12 năm 2007 TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang NKC TK Đư Số tiền Số Ngày Nợ Có 29/12 Tiền lương CT Thành Phong 334 30.256.245 29/12 Tiền lương CT Đài Tín 334 26.245.235 29/12 Tiền lương CT Đông Phong 334 70.124.562 Tiền lương CT TháI Bình Dương 334 32.542.356 31/12 K/c chi phí cuối tháng 12 154 159.168.398 Cộng phát sinh: 159.168.398 159.168.398 Biểu: 11 Báo cáo chi tiết TK 622 Theo từng công trình Tháng 12 năm 2007 STT Tên công trình Số phát sinh 1 CT Thành Phong 30.256.245 2 CT Đài Tín 26.245.235 3 CT Đông Phong 70.124.562 4 CT TháI Bình Dương 32.542.356 Cộng 159.168.398 2.3.3. Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công: Ngày nay, máy móc đóng vai trò lớn trong các lĩnh vực sản xuất đặc biệt là lĩnh vực xây lắp. Việc cơ giới hoá vào sản xuất sẽ góp phần tích cực vào việc giảm chi phí từ đó làm cho giá thành công trình, hạng mục công trình giảm. Tại Công ty TNHH vận tải và xây dựng công trình Thái Sơn thực hiện xây lắp theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy. Để quản lý tốt về chi phí và giá thành Công ty đã mở tài khoản 623 để theo dõi chi tiết chi phí cho từng công trình, hạng mục công trình. Theo nguyên tắc hạch toán chung của Công ty đề ra: Chi phí sử dụng máy thi công phục vụ cho thi công công trình nào được hạch toán vào chi phí sản xuất của công trình đó, căn cứ vào chi phí được trình trong giá dự toán và quyết toán trên cơ sở có đầy đủ hợp đồng thuê máy, biên bản nghiệm thu kỹ thuật khối lượng hoàn thành, thanh lý hợp đồng, hoá đơn giá trị gia tăng. Việc sử dụng nhân công thay thế sử dụng máy phải có giải trình và chứng từ gốc hợp lý và hợp pháp. Vì vậy với chi phí sử dụng máy thi công ở công ty kế toán cũng phải tập hợp một cách chính xác, hợp lý và tập hợp theo từng đối tượng chịu chi phí. ở đội 09 việc tập hợp chi phí sử dụng máy thi công được tập hợp phụ thuộc vào việc máy thi công do Công ty cấp xuống hay là thuê máy thi công ở bên ngoài Công ty. Trường hợp máy thi công do Công ty cấp kế toán căn cứ vào điều kiện cụ thể để ghi: Khi sử dụng công nhân sử dụng máy thi công thì kế toán ghi: Nợ TK 623 Có TK 334 Khi xuất vật liệu sử dụng cho máy thi công kế toán ghi: Nợ TK 623 Có TK 152 Cuối tháng, kế toán trích khấu hao tính vào chi phí sử dụng máy thi công và khoản khấu hao này phải nộp lên Công ty. Nợ TK 623 Có TK 214. Nợ TK 214 Có TK 336. Trường hợp, đội có hợp đồng thuê máy thi công với bên ngoài thì kế toán cũng căn cứ vào hợp đồng đi thuê ghi: Nợ TK 623 Nợ TK 133 Có TK 111,331... Tuy nhiên việc thuê máy thi công thường được khoán gọn nên việc hạch toán như sau, chỉ cần căn cứ vào hợp đồng thuê và biên bản thanh lý hợp đồng, cụ thể: Khi ký kết hợp đồng thuê máy thi công bên ngoài, phục vụ cho công trình xây dựng nhà máy Đông Phong đến khi thanh lý hợp đồng kế toán ghi: Nợ TK 623 20.000.000 Nợ TK 133 2.000.000 Có TK 111 22.000.000 Trường hợp thuê máy thi công sử dụng cho nhiều CT, HMCT thì chi phí sử dụng máy thi công cũng được phân bổ cho từng hạng mục từng công trình tuỳ theo khối lượng công việc. Căn cứ vào số ca máy sử dụng cho từng CT, HMCT để tiến hành phân bổ chi phí cho hợp lý. = x Biểu: 12 Sổ cái TK 623 Tháng 12 năm 2007 TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang NKC TK Đư Số tiền Số Ngày Nợ Có 7/12 Thuê MTC CT Thành Phong 111 7.000.000 16/12 Thuê MTC CT Đài Tín 111 18.000.000 18/12 Thuê MTC CT Đông Phong 111 20.000.000 28/12 Thuê MTC CT Thái Bình Dương 111 15.000.000 31/12 Kết chuyển chi phí: 154 60.000.000 Cộng phát sinh: 60.000.000 60.000.000 Biểu: 13 Báo cáo chi tiết TK 623 Theo từng công trình Tháng 12 năm 2007 STT Tên công trình Số phát sinh 1 CT Thành Phong 7.000.000 2 CT Đài Tín 18.000.000 3 CT Đông Phong 20.000.000 4 CT Thái Bình Dương 15.000.000 Cộng 60.000.000 2.3.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung: Để thi công công trình, ngoài các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, đội còn phải chi ra những chi phí sản xuất có tính chất chung. Chi phí sản xuất chung được tập hợp chung cho tất cả các công trình sau đó mới tiến hành phân bổ cho từng công trình theo tiêu thức phân bổ nhất định hoặc đối với các khoản chi phí phát sinh ít kế toán sẽ phân bổ lần lượt cho các công trình theo từng tháng. Chi phí sản xuất chung phát sinh gồm: - Tiền lương nhân viên quản lý đội, trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỉ lệ quy định trên tổng số tiền lương nhân viên quản lý đội. - Chi phí khấu hao tài sản cố định. - Chi phí công cụ, dụng cụ dùng cho các đội thi công công trình. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện nước, điện thoại... - Chi phí bằng tiền khác Cuối tháng khi đã tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng khoản, kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng công trình theo tiến độ của từng CT trong từng giai đoạn. Sau đó kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết theo dõi chi phí cho từng đối tượng. Cụ thể, chi phí sản xuất chung được hạch toán như sau: + Với tiền lương của nhân viên quản lý đội trích BHYT, BHXH, KPCĐ, kế toán căn cứ vào bảng chấm công và bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương từ đó ghi nhận chi phí sản xuất chung: Lương nhân viên quản lý đội được tính như sau: = = Số ngày công x Phụ cấp an toàn = 5% x Lương cơ bản Ngoài ra, Công ty còn quy định lương trách nhiệm là 90.000 đ cho Đội trưởng, và các khoản phụ cấp khu vực 50.000 đ, ăn ca là 200.000 đ, phụ cấp lưu động là 30.000. Lương thực tế = + Các khoản phụ cấp Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương kế toán ghi: Nợ TK 627 Có TK 338 (Có TK 3382 Có TK 3383 Có TK 3384) Căn cứ vào lương cơ bản kế toán tính ra các khoản trích theo lương theo chế độ của nhân viên quản lý trên "Bảng tính và phân bổ tiền lương": BHYT = 2% x 30.455.200 = 609.104 BHXH = 15% x 30.455.200 = 4.568.280 KPCĐ = 2% x 30.455.200 = 609.104 Cộng: 5.786.488 Kế toán định khoản: Nợ TK 6271: 37.724.936 Có TK 334: 37.724.936 Nợ TK 627: 5.786.488 Nợ TK 334 1.827.310 Có TK 338: 7.613.798 (Có TK 3382: 609.104 Có TK 3383: 6.001.030 Có TK 3384: 1.003.664) Kế toán tiến hành phân bổ chi phí trên TK 6271 cho các công trình theo giá trị dự toán, được xác định bằng công thức: = x Căn cứ vào bảng giá trị dự toán kế toán sẽ tính được chi phí thực tế của các công trình. Ví dụ: Công trình nhà máy Đông Phong = 1.785.884.468 / 4.926.250.780 x 56.246.598 = 20.390.745 Biểu: 14 Bảng phân bổ tiền lương: Tháng 12 năm 2007 TT Ghi có TK Ghi Nợ TK TK 334 TK 338 Cộng Có các TK Công LĐ Phụ cấp Cộng có TK 334 TK3382 TK 3383 TK 3384 Cộng có TK 338 1 TK 622 159.168.398 159.168.398 2 TK 6271 44.681.698 6.612.758 51.294.456 3 TK 6275 609.104 4.568.280 609.104 5.786.488 5.786.488 4 TK 334 1.522.758 304.552 1.827.310 1.827.310 Cộng: 203.850.096 6.612.758 210.462.854 609.104 6.091.038 913.656 7.613.798 218.076.652 Biểu: 15 Bảng phân bổ chi phí sản xuất TK 6271 STT Tên công trình Số phát sinh Nợ Có 1. CT Thành Phong 11.245.620 2. CT Đài Tín 12.425.600 3. CT Đông Phong 21.256.300 4. CT Thái Bình Dương 11.319.078 Cộng: 56.246.598 + Với các tài sản cố định, căn cứ vào sổ chi tiết TSCĐ hàng tháng phải trích khấu hao kế toán ghi: Nợ TK 627(6274) Có TK 214 Tuy nhiên ở các đội các TSCĐ thường là máy móc, thiết bị thi công nên không được trích vào chi phí SXC mà được tính cho chi phí sử dụng máy thi công. + Chi phí dịch vụ mua ngoài như điện nước, căn cứ vào hoá đơn điện, nước hàng tháng kế toán ghi vào sổ nhật ký chung và sổ cái tài khoản 627,133,111: Nợ TK 627(8) Nợ TK 133 Có TK 111 Ví dụ: Căn cứ vào hoá đơn GTGT tiền điện và phiếu chi tiền mặt kế toán ghi: Nợ TK 627(8) 1.244.000 Nợ TK 133 124.400 Có TK 111 1.368.400 Biểu: 16 Bảng phân bổ chi phí sản xuất TK 6278 Tháng 12 năm 2007 STT Tên công trình Số phát sinh Nợ Có 1. CT Thành Phong 39.203.188 2. CT Đài Tín 47.456.492 3. CT Đông Phong 74.279.726 4. CT Thái Bình Dương 45.393.164 Cộng: 206.332.570 Biểu:17 Bảng báo cáo chi tiết TK 627 Tháng 12 năm 2007 STT Tên công trình Số phát sinh TK 6271 TK 6275 TK 6278 Cộng 1 CT Thành Phong 11.245.620 39.203.188 50.448.808 2 CT Đài Tín 12.425.600 47.456.492 59.882.092 3 CT Đông Phong 21.256.300 5.786.488 74.279.726 101.322.514 4 CT Thái Bình Dương 11.319.078 45.393.164 56.712.242 Cộng: 56.246.598 5.786.488 206.332.570 268.365.656 2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất. Cuối tháng, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất. Căn cứ vào bên nợ của TK 621, 622, 623, 627 của từng công trình kế toán ghi: Nợ TK 154 Chi tiết cho từng CT Có TK 621,622,623,627 (Xem biểu: 18). 2.5. Đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty TNHH vận tải và xây dựng công trình Thái Sơn: Do đặc điểm các công trình, hạng mục công trình ở Công ty là các công trình vừa và nhỏ nên toàn bộ chi phí từ khi bắt đầu khởi công xây dựng đến khi hoàn thành được theo dõi luỹ kế, đến cuối kỳ hạch toán nếu công trình nào chưa hoàn thành thì đó cũng chính là khối lượng sản phẩm dở dang. Số liệu này được theo dõi trên "Bảng luỹ kế TK 154" (Biểu 19). 2.6. Tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty TNHH vận tải và xây dựng công trình Thái Sơn. Công ty TNHH vận tải và xây dựng công trình Thái Sơn đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ sản xuất, xây dựng. Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng đối với từng công trình, hạng mục công trình theo từng hợp đồng cụ thể. Toàn bộ chi phí phát sinh của từng công trình, hạng mục công trình được theo dõi trên "Bảng chi tiết TK 154" cho đến khi công trình hoàn thành thì đó chính là giá thành của của công trình, hạng mục công trình đó. Căn cứ vào " Bảng chi tiết TK 154" kế toán lập "Bảng tính giá thành" (Biểu 20). Chương III Những nhận xét đánh giá và giải pháp thực hiện 1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trước yêu cầu quản lý doanh nghiệp và chế độ kế toán hiện nay. Trong cơ chế thị trường hiện nay, cạnh tranh là điều tất yếu đối với các thành phần kinh tế. Vì vậy, vấn đề sống còn đặt ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp là làm sao để có thể đứng vững và cạnh tranh được trong cơ chế thị trường. Để tồn tại và khẳng định vị trí, thì các doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu về sản phẩm hàng hoá của người tiêu dùng như sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp, đặc biệt đối với ngành xây dựng . Tuy nhiên, để đạt được các yêu cầu đó không phải dễ dàng, vấn đề mấu chốt ở đây là chi phí. Các doanh nghiệp phải làm sao để có thể thực hiện tiết kiệm chi phí một cách tối đa, cụ thể là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung. Tiết kiệm chi phí được xem là mục tiêu quan trọng hàng đầu, từ đó làm cơ sở cho hạ giá thành sản phẩm, tạo khả năng cạnh tranh trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Xuất phát từ yêu cầu trên, việc hoàn thiện công tác quản lý hạch toán chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là vô cùng quan trọng. Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp có thể tính chính xác chi phí với phương pháp phù hợp, ít tốn kém nhất. Hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp tính đúng, tính đủ giá thành, xác định chính xác kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc Bộ Tài Chính ban hành các chuẩn mực kế toán cũng có ảnh hưởng đến việc hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp. Với những lý do trên, ta thấy việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là rất cần thiết. 2. Đánh giá chung về công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH vận tải và xây dựng công trình Thái Sơn. Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH vận tải và xây dựng công trình Thái Sơn, trên cơ sở nắm vững những kiến thức về kế toán, chế độ kế toán và các chính sách, chế độ khác liên quan đến doanh nghiệp xây lắp để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này kết hợp với công tác kế toán thực tế nói chung và công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp của công ty, bản thân tôi nhận thấy trong công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm có những ưu điểm, bên cạnh đó cũng còn một số hạn chế cần khắc phục. 2.1. Ưu điểm. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ với hoạt động chủ yếu về xây dựng Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất về cả bề rộng lẫn bề sâu. Để đạt được trình độ quản lý như hiện nay và những kết quả sản xuất kinh doanh vừa qua đó là cả một quá trình phấn đấu liên tục của Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Công ty luôn luôn đạt được và vượt mức chỉ tiêu kinh tế đề ra từ đó giúp cho Công ty ngày càng vững bước trong một nền kinh tế thị trường đầy những khó khăn. Là một Công ty của Nhà nước nhưng không hề ỷ lại mà luôn đi đầu trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Công ty đã đổi mới cơ chế quản lý cho phù hợp với hiện tại đồng thời cũng đổi mới thiết bị, máy móc sản xuất để phù hợp với sự cạnh tranh quyết liệt trong nền kinh tế thị trường. Công ty đã tự xây dựng cho mình một bộ máy kế toán gọn nhẹ linh hoạt mặt khác phòng kế toán còn xây dựng được một hệ thống sổ sách kế toán, cách thức ghi chép, phương pháp hạch toán một cách hợp lý, khoa học phù hợp với yêu cầu, mục đích của chế độ kế toán mới, tổ chức công tác kế toán quản trị, kế toán tài chính rõ ràng, khoa học...Luôn cung cấp đầy đủ những thông tin kế toán cần thiết cho các cơ quan chức năng và cho công tác quản lý toàn Công ty. Cụ thể là: - Hình thức khoán của Công ty xuống các đội là hợp lý, phù hợp với xu hướng chung của các Công ty xây dựng hiện nay. Với hình thức khoán này cho phép các đội có trách nhiệm cao hơn trong công việc cũng như trong quản lý về chất lượng công trình, hạng mục công trình, đặc biệt là việc tiết kiệm chi phí và giảm giá thành công trình tránh sự thất thoát và lãng phí. - Công ty đã mở thêm các tài khoản 136 và 336 để thực hiện thanh toán bù trừ giữa Công ty và các đội như vậy là rất phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. - Công ty đã mở các sổ kế toán phản ánh cho từng công trình, hạng mục công trình, và từng đơn vị đảm bảo theo dõi sát sao từng công trình và đơn vị thi công đó theo từng khoản mục chi phí. Đặc biệt, Công ty còn theo dõi chặt chẽ từng khoản mục và phân loại chi phí một cách hợp lý để theo dõi. - Về công việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành được hạch toán ở ngay tại mỗi đội. Kế toán đội thực hiện hạch toán chi phí sản xuất cho từng công trình, hạng mục công trình trong từng tháng từng quý. Chi phí và giá thành của các khoản mục từ Công ty đến các đội luôn đảm bảo thấp hơn chi phí dự toán hoặc vượt mức trong phạm vi cho phép dẫu cho chi phí đầu vào của các vật tư như xi măng, sắt thép ngày càng tăng nhưng vẫn đảm bảo tốt chất lượng công trình theo đúng thiết kế. Cụ thể là: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được phản ánh một cách đầy đủ, được tập hợp theo từng công trình, hạng mục công trình theo đúng giá thực nhập của mỗi loại vật tư. Đảm bảo độ chính xác cao trong việc phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng công trình, tạo điều kiện cho việc quản lý chi phí, góp phần vào hạ thấp chi phí và giảm giá thành của từng công trình, hạng mục công trình. + Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty cũng được phản ánh đầy đủ, bằng việc căn cứ vào bảng chẩm công và phân bổ tiền lương mà kế toán tính toán đầy đủ các khoản tính vào chi phí. + Chi phí sử dụng máy thi công là một khoản mục không thể thiếu trong xây dựng cơ bản. Công ty đã đưa vào sử dụng tài khoản 623 theo đúng quy định chế độ kế toán. Công ty cũng trích đầy đủ khấu hao, chi phí nhân công sử dụng máy, nguyên liệu sử dụng cho máy và giá trị các hợp đồng thuê máy để tính vào chi phí sử dụng máy thi công. + Chi phí sản xuất chung về cơ bản là Công ty đã tập hợp một cách đầy đủ và hợp lý đồng thời cũng có nhưng tiêu chuẩn phân bổ hợp lý. + Công ty sử dụng các loại giá thành: Giá thành dự toán, giá thành kế hoạch, giá thành thực tế và luôn đảm bảo Zdt ³ Zkh ³ Ztt. 2.2. Một số tồn tại cần khắc phục. Trong công tác kế toán công ty có những tồn tại sau: - Các công việc kế toán đều được thực hiện một cách thủ công như vậy khối lượng công việc kế toán trở nên khó khăn và phức tạp hơn. - Kế toán ở các đội thực hiện theo cơ chế khoán cũng hạch toán như một đơn vị độc lập và cũng làm hết mọi phần hành kế toán phát sinh dưới đội, mà Công ty chỉ bố trí một nhân viên kế toán như vậy công việc của kế toán đội đảm nhiệm nhiều phần hành kế toán có thể dẫn đến quá tải dẫn đến khó khăn trong quản lý chi phí và giá thành. - Khoản mục chi phí nguyên vật liệu theo dõi chưa rõ ràng đặc biệt là vật liệu không nhập kho mà xuất thẳng đến công trình, từ đó khó có thể kiểm tra được chất lượng cũng như số lượng vật tư mua về. Trên đây là những tồn tại mà Công ty còn vướng mắc phải vì vậy Công ty cần phải hoàn thiện hơn trong Công tác kế toán nói chung cũng như công tác tập hợp chi phí và tính giá thành nói riêng tại Công ty TNHH vận tải và xây dựng công trình Thái Sơn. 3. Những kiến nghị và giải pháp hoàn thiện. Để phát huy được các ưu điểm đã có, đồng thời khắc phục những nhược điểm trong hạc toán nói chung và công tác tập hợp chi phí và tính giá thành nói riêng, tôi xin có một số ý kiến đề xuất tham khảo sau: 3.1. Sử dụng kế toán máy vào trong công tác kế toán. Ngày này, máy móc và công nghệ đã đạt đến trình độ cao việc giảm những khối lượng công việc nặng nhọc trong bất cứ công việc gì đều là mong muốn của mọi người. Với thành tựu trong việc đưa kế toán máy vào công tác kế toán đã giúp cho rất nhiều doanh nghiệp giảm thiểu những công việc trong hạch toán kế toán, rất phù hợp với xu thế phát triển kinh tế trong tương lai. Hiện nay, Công ty TNHH vận tải và xây dựng công trình Thái Sơn đang trong giai đoạn phát triển và thực hiện rất nhiều công trình, hạng mục công trình trong một năm vì vậy công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí và tính giá thành nói riêng trở nên phức tạp hơn. Để giảm bơt sự nặng nhọc đó Công ty nên sử dụng kế toán máy vào trong công tác này. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều những phần mềm kế toán phù hợp với mọi hình thức kế toán đông thời có hướng dẫn sử dụng dễ dàng thích hợp với mọi loại hình Công ty. Nói chung, sử dụng kế toán máy là một xu thế tất yếu mà các công ty sử dụng. Đưa kế toán máy càng sớm thì sẽ làm cho công tác kế toán đạt hiệu quả hơn trong công việc. 3.2. Tăng cường thêm kế toán tại các đội. Tại các đội chỉ có một nhân viên kế toán đội đảm nhiệm tất cả các công việc của một đội sản xuất. Từ chi, thu tiền, tới tập hợp chi phí và tính giá thành và lập quyết toán đội... Công việc đảm nhận như vậy là quá nặng nhọc, nhất là khi Công ty có xu hướng chuyển đổi các đội thành các công ty thành viên với mục tiêu phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu. Có như vậy Công ty mới có thể cạnh tranh với các công ty xây dựng khác và tiến tới có thể thi công nhiều công trình, hạng mục công trình có tầm cỡ hơn trong tương lai. 3.3. Tăng cường công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản l ý kinh tế nói chung, của công tác quản lý sản xuất và chi phí nói riêng đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ công tác kế toán chi phí sản xuất một cách chính xác. Kế toán chính xác chi phí sản xuất phát sinh không đơn giản là tổ chức ghi chép, phản ánh một cách đầy đủ, trung thực từng loại chi phí về mặt lượng hao phí mà cả về mặt tính toán các chi phí đó bằng tiền theo đúng giá trị thực tế của chi phí ở thời điểm nó phát sinh. Kế toán chính xác chi phí sản xuất đòi hỏi phải tổ chức việc ghi chép, tính toán và phản ánh từng loại chi phí sản xuất theo đúng địa điểm phát sinh chi phí và từng đối chịu chi phí. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính của doanh nghiệp. Nó là căn cứ để phân tích tìm biện pháp hạ giá thành, phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, xác định hợp lý giá bán sản phẩm. Để làm được điều này Công ty cần phải làm tốt những công tác sau: 3.3.1. Tổ chức vận dụng đúng hệ thống tài khoản kế toán ở Công ty TNHH vận tải và xây dựng công trình Thái Sơn việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán còn hạn chế, các tài khoản kế toán sử dụng chưa đúng với nội dung phản ánh: - Chi phí công cụ dụng cụ như ván khuôn kế toán tập hợp vào tài khoản 1422 - Chi phí chờ kết chuyển, phải hạch toán lại vào tài khoản 1421 - Chi phí trả trước (đối với những chi phí phân bổ tối đa là 1 năm) hoặc tài khoản 242 - Chi phí trả trước dài hạn (đối với những chi phí phân bổ liên quan ít nhất đến 2 niên độ kế toán). - Việc sử dụng hệ thống tài khoản cấp 2 của TK 627 là chưa hợp lý, kế toán sử dụng TK 6275 để tập hợp các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội và phân bổ theo từng tháng cho từng công trình nhất định, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội phải tập hợp vào TK 6271 và tiến hành phân bổ theo giá trị dự toán công trình. Ta có thể lập lại bảng theo mẫu sau: Bảng phân bổ tiền lương: Tháng 12 năm 2007 TT Ghi có TK Ghi Nợ TK TK 334 TK 338 Cộng Có các TK Công LĐ Phụ cấp Cộng có TK 334 TK3382 TK 3383 TK 3384 Cộng có TK 338 1 TK 622 159.168.398 159.168.398 2 TK 6271 44.681.698 6.612.758 51.294.456 3 TK 6275 609.104 4.568.280 609.104 5.786.488 5.786.488 4 TK 334 1.522.758 304.552 1.827.310 1.827.310 Cộng: 203.850.096 6.612.758 210.462.854 609.104 6.091.038 913.656 7.613.798 218.076.652 - Tài khoản chi tiết 6278 còn được dùng tập hợp rất nhiều khoản mục chi phí dẫn đến khó quản lý được các khoản chi phí phát sinh. Như chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện, điện thoại, nướcnên tập hợp vào TK 6277. Nói tóm lại Công ty nên sử dụng đúng những TK kế toán chi tiết về chi phí sản xuất chung theo đúng chế độ hiện hành: + TK6271: Chi phí nhân viên quản lý. + TK6272: Chi phí vật liệu quản lý. + TK6273: Chi phí công cụ đụng cụ. + TK6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định quản lý. + TK6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. + TK6278: Chi phí khác bằng tiền. 3.3.2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu. - Tăng cường công tác quản lý vật tư từ khâu tìm nguồn cung cấp, tổ chức mua, vận chuyển, kiểm nghiệm vật tư, nhập kho, xuất kho giao cho các bộ phận sử dụng kể cả đối với các vật liệu rẻ như cát sỏi từ đó tăng cường trách nhiệm vật chất của các bộ phận, các cá nhân trong công ty. Ngoài ra, phân bổ chi phí chờ kết chuyển cho các công trình, hạng mục công trình còn mang nặng tính chủ quan của kế toán đội. Việc phân bổ chưa hợp lý, không có tỉ lệ cụ thể đây có thể là kẽ hở để kế toán tập hợp chi phí phân bổ những chi phí chờ kết chuyển vào chi phí nguyên vật liệu để từ đó điều chỉnh được giá thành của CT, HMCT từ đó làm sai lệch về giá thành của CT, HMCT làm khó khăn trong việc quản lý giá thành của Công ty. Vì vậy, Công ty phải có tỉ lệ phân bổ hợp lý và nhất quán, để từ đó phản ánh chi phí nguyên vật liệu một các trung thực, và hợp lý nhất. Vì vậy, cuối mỗi tháng căn cứ vào chi tiết TK 1422 cho từng công trình, hạng mục công trình cần lập một bảng phân bổ chi phí vật tư luân chuyển để có thể theo dõi chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Biểu mẫu " Bảng phân bổ chi phí vật tư luân chuyển" tỉ lệ phân bổ 50 % Bảng phân bổ chi phí vật tư luân chuyển Tháng 12 năm 2007 STT Tên công trình Số vật tư luân chuyển trong kỳ Tỉ lệ phân bổ(%) Số phân bổ trong tháng 1 CT Thành Phong 26.850.778 50 13.425.389 2 CT Đài Tín 20.651.368 50 10.325.684 3 CT Đông Phong 30.531.564 50 15.265.782 4 CT Thái Bình Dương 23.124.482 50 11.562.241 Cộng: 101.158.192 50.579.096 Kết luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được các doanh nghiệp quan tâm, vì đây là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác quản lý kinh tế. Nó phản ánh và kiểm tra tình hình thực hiện định mức hao phí lao động, vật tư tiền vốn ảnh hưởng đến lợi nhuận tức là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tìm ra một phương quản lý chi phí sản xuất tốt nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là mục tiêu của các nhà quản lý kinh tế và của bất kỳ doanh nghiệp nào. Với những kiến thức thu thập được ở nhà trường và qua thời gian thực tập nghiên cứu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty TNHH vận tải và xây dựng công trình Thái Sơn, tôi đã hoàn tất luận văn này. Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào công tác kế toán của doanh nghiệp sản xuất ngày một hoàn thiện hơn, tôi đã cố gắng đưa ra những ý kiến của mình. Vì thời gian thực tập và hiểu biết thực tế còn nhiều hạn chế, tôi mong muốn có những nhận xét góp ý từ phía các thầy cô giáo trong bộ môn và các đồng chí kế toán của Công ty để nội dung đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Thị Thu Liên và các đồng chí trong phòng kế toán tài chính của Công ty TNHH vận tải và xây dựng công trình Thái Sơn đã giúp tôi hoàn thành đề tài luận văn này. Biểu: 9 Công ty TNHH VT & XDCT Thái Sơn Bảng thanh toán tiền lương Tháng 12 năm 2007 TT Họ và tên Bậc lương Lương thời gian và hưởng 100% Số tiền an toàn (5%) Phụ cấp trách nhiệm Phụ cấp khu vực Phụ cấp ăn ca Phụ cấp lưu động Tổng cộng Lương cơ bản Khấu trừ BHYT KPCĐ (4%) Khấu trừ BHXH (15%) Thực lĩnh số tiền 1 ngày công số công Số tiền 1 Ng Cường 3,27 40.000 30 1.200.000 60.000 90.000 50.000 200.000 30.000 1.630.000 1.471.500 58.860 220.725. 1.350.415 2 P. B Phương 2,59 35.000 30 1.050.000 52.500 50.000 200.000 30.000 1.382.500 1.165.500 46.620 174.825 1.161.055 .. L .K Vĩ 2,02 35.000 29 1.015.000 50.750 50.000 200.000 30.000 1.345.750 909.000 36.360 136.350 1.173.040 T. X Thư 2,98 35.000 30 1.050.000 52.500 50.000 200.000 30.000 1.382.500 1.341.000 53.640 201.150 1.127.710 17 T.M Thúy 1,82 35.000 30 1.050.000 52.500 50.000 200.000 30.000 1.382.500 819.000 32.760 122.850 1.226.890 Cộng: 624 23.005.000 1.150.250 90.000 950.000 4.000.000 600.000 29.795.250 19.227.576 769.103 2.884.136 26.142.011 Kế toán thanh toán Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Biểu: 18 Công ty TNHH VT & XDCT Thái Sơn Đội: 09 Chi tiết Chi phí Kết chuyển sang 154 Tháng 12 năm 2007 Tên công trình CP NVLTT CP NCTT CP MTC Cộng CPTT CP Gián tiếp Tổng CP CT Thành Phong 75.126.245 30.256.245 7.000.000 112,382,490 50.448.808 162.831.298 CT Đài Tín 81.265.235 26.245.235 18.000.000 125,510,470 59.882.092 185.392.562 CT Đông Phong 56.246.598 70.124.562 20.000.000 146,371,160 101.322.514 247.693.674 CT Thái Bình Dương 172.125.426 32.542.356 15.000.000 219,667,782 56.712.242 276.380.024 Cộng: 384.763.504 159.168.398 60.000.000 603,931,902 268.365.656 872.297.558 Biểu: 19 - A Công ty TNHH VT & XDCT Thái Sơn Đội:09 Chi tiết luỹ kế TK 154 Tháng 11 năm 2007 Tên công trình Luỹ kế chi phí đầu quý 4 Chi phí phát sinh trong kỳ Luỹ kế chi phí cuối tháng 11 CP NVLTT CP NCTT CP MTC Cộng CPTT CP Gián tiếp Tổng chi phí tháng 10+11 CT Thành Phong 242.500.000 214.612.336 12.001.500 4.000.000 230.613.836 41.942.116 272.555.952 515.055.952 CT Đài Tín 83.755.245 508.973.316 140.933.998 3.500.000 653.407.314 22.980.446 676.387.760 760.143.005 CT Đông Phong 50.125.874 902.519.537 130.151.050 3.000.000 1.035.670.587 51.059.118 1.086.729.705 1.136.855.579 CT Thái Bình Dương 60.458.795 240.334.740 152.517.706 392.852.446 44.158.375 437.010.821 497.469.616 Cộng: 436.839.914 1.866.439.929 435.604.254 10.500.000 2.312.544.183 160.140.055 2.472.684.238 2.909.524.152 Biểu: 19 - B Công ty TNHH VT & XDCT Thái Sơn Đội: 09 Chi tiết luỹ kế TK 154 Tháng 12 năm 2007 Tên công trình Chi phí phát sinh trong kỳ Luỹ kế chi phí đầu quý 4 CP NVLTT CP NCTT CP MTC Cộng CPTT CP Gián tiếp Tổng chi phí quý 4 Lũy kế chi phí cuối tháng 12 CT Thành Phong 242.500.000 289.738.581 42.257.745 11.000.000 342.996.326 92.390.924 435.387.250 677.937.250 CT Đài Tín 83.755.245 590.238.550 167.179.233 21.500.000 778.935.783 82.862.538 861.798.321 945.535.566 CT Đông Phong 50.125.874 958.766.135 200.275.612 23.000.000 1.182.041.747 152.381.632 1.334.423.379 1.384.549.253 CT Thái Bình Dương 60.458.795 412.460.166 185.060.062 15.000.000 612.520.228 100.870.617 713.390.845 773.849.640 Cộng: 436.839.914 2.251.203.433 594.772.652 70.500.000 2.916.494.084 428.505.711 3.344.999.795 3.781.889.709 Biểu: 20 Công ty TNHH VT & XDCT Thái Sơn Bảng Tính giá thành các CT, HMCT Đội: 09 Tên CT, HMCT Già thành thực tế sản phẩm xây lắp hoàn thành Giá trị dự toán sản phẩm xây lắp Tổng chi phí Chi phí trực tiếp Chi phí gián tiếp Tổng chi phí Chi phí trực tiếp Chi phí gián tiếp CT Thành Phong 677937250 512.458.768 165.478.482 677.012.542 512.463.245 164.549.297 CT Đài Tín 945.535.566 814.567.598 130.985.968 935.124.516 814.567.598 120.556.918 CT Đông Phong 1.384.549.253 1.200.245.678 184.303.575 1.302.154.653 1.200.285.642 101.869.011 CT Thái Bình Dương 773.849.640 645.216.578 128.633.062 723.124.584 647.241.265 75.883.319 Cộng 3.781.889.709 3.172.488.622 609.401.087 3.637.416.295 3.174.557.750 462.858.545

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6539.doc
Tài liệu liên quan