Sau quá trình học tập tại trường và thời gian thực tập tại Công ty Da Giầy Hà Nội em đã được trang bị một số kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn về kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh.
Trong khuôn khổ có hạn chuyên đề không thể đề cập đến mọi khía cạnh, giải quyết đến mọi vấn đề cuả kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh nhưng cũng đã giải quyết được một số nội dung cơ bản sau:
63 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh ở công ty Da Giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và sự biến động của các loại tài sản trong Công ty
Phòng kinh doanh tổng hợp có chức năng: Phục vụ cho sản xuất kinh doanh trực tiếp của Công ty. Phòng thực hiện việc xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạoviệc thực hiện, tìm kiếm và đảm bảo các yếu tố đầu vào theo phân cấp của Công ty kịp thời và hiệu quả cho các nhu cầu nội bộ của Công ty.
Với bộ máy quản lý sản xuất như vậy, trong thời gian qua Công ty đã tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Doanh thu không ngừng tăng lên qua các năm, thực hiện nghiã vụ nộp ngân sách nhà nước và đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện.
2.1.3 đặc điểm tổ chức công tác kế toán
Công ty là một đơn vị hạch toán độc lập trong Tổng Công ty Da Giầy Việt Nam. Hình thức kế toán của Công ty là nửa tập trung nửa phân tán. Công việc kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh ở các bộ phận trực thuộc do phòng kế toán ở bộ phận đó thực hiện rồi dịnh kỳ tổng hợp số liệu gửi về phòng kế toán công ty lập báo cáo tài chính
Các bộ phận trực thuộc của Công ty đề có phòng kế toán riêng nhưng theo dõi những phần hành kế toán chủ chốt ở bộ phận trực thuộc. Cuối kỳ lập báo cáo tổng hợp gửi về phòng kế toán Công ty
Theo biên chế phòng kế toán có 8 người:
Trưởng phòng kế toán có nhiệm vụ điều hành bộ máy kế toán, thực thi theo đúng chế độ chính sách, hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra các hoạt động của các nhân viên kế toán ở bộ phận trực thuộc cũng như công ty.
Phó phòng phụ trách tài chính: Thực hiện các nghiệp vụ về tài chính của công ty và các xí nghiệp trực thuộc.
Phó phòng kế toán: Thực hiên công tác kế toán tổng hợp, lập báo cáo tài chính đồng thời theo dõi mảng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Kế toán TSCĐ, nguyên vật liệu: Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ và tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu.
Kế toán thanh toán: theo dõi chi tiết thanh toán với người bán, thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội cho công hân viên. Đồng thời theo dõi tình hình thu chi quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và theo dõi công nợ: Theo dõi chi tiết tình hình tiêu thụ và các khoản thanh toán với người bán và người mua.
Thủ quỹ: Có nhiệm vụ giữ quỹ tiền mặt, thu chi tiền mặt.
Dưới các xí nghiệp có các nhân viên kế toán của xí nghiệp.
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty
da giầy hà nội
Giám đốc
Phó
Giám đốc
Phó
giám đốc
Phòng
iso
Trung tâm kt mẫu
Phòng kinh doanh
Phòng xnk
Phòng tài chính kế toán
Phòng tổ chức
Văn phòng
Phòng kế hoạch
Xn
giày vải
Xn
Cao su
Xưởng
Cơ điện
Xn
Giày da
Liên doanh
Hà việt- tungshing
Trợ lý giám đốc
sơ đồ 1: Quy trình công nghệ giày vải
Vải
Chặt mảnh
May
Cao su
Cách luyện
Chuẩn bị gò
Gò ráp
Hấp
Cắt riềm, dán kín, xỏ dây
Hoàn tất sản phẩm
Sản phẩm giày
Kiểm nghiệm
Nhập kho
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
Kế toán trưởng
Phó phòng phụ trách kế toán
Kế toán TSCĐ
và NVL
Kế toán thanh toán
Kế toán TP,TTTP @ theo dõi công nợ
Thủ
quỹ
kế toán các xí nghiệp
Phó phòng phụ
trách tài chính
Nhân viên tài chính
Quan hệ chỉ đạo.
Quan hệ cung cấp số liệu
Căn cứ vào quy mô đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất, trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán, Công ty Da Giầy Hà Nội tổ chức ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ với hệ thống sổ bao gồm: NKCT số 1,2,4,5,7,8,10 ;bảng kê số: 1,2,3,5,11; bảng phân bổ số 1,2,3 và sổ cái các TK liên quan
Công ty đang hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và .đánh giá vật tư, hàng hoá thành phẩm theo phương pháp bình quân gia quyền.
Trình tự ghi sổ theo sơ đồ sau:
Trình tự ghi sổ của đơn vị
Chứng từ gốc
Bảng kê
số 5 ,8, 11
NKCT số 8
Sổ C.tiết TK 632, 155, 511, 641.. .
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái các TK
632, 641, 642.. .
Báo cáo tài chính
2.2 Kế toán thành phẩm ở công ty Da Giầy Hà Nội.
2.2.1 Đặc điểm thành phẩm và tổ chức quản lý thành phẩm ở công ty Da Giầy Hà Nội.
a Đặc điểm và phân loại thành phẩm.
Hiện nay Công ty dang sản xuất 4 nhóm mặt hàng chính là da thuộc, keo CN, giầy da và giầy vải. Trong đó keo CN và da thuộc là hai mặt hàng truyền thống của Công ty. Da thuộc do phân xưởng da sản xuất, một phần bán ra ngoài, phần còn lại chuyển sang xí nghiệp giày để sản xuất giày. Giày vải và giày da do xí nghiệp giày vải và giày da sản xuất. Tuy đây là hai mặt hàng mới nhưng đã nhanh chóng đứng vững trên thị trường trở thành sản phẩm chính của Công ty.
Do yêu cầu của khách hàng và kết cấu thành phẩm của Công ty nên thành phẩm của công ty được chia thành nhiều loại có quy cách đặc tính khác nhau:
Da mềm: Dùng làm dây curoa, băng truyền, đơn vị sản phẩm là bia.
Da cứng: Dùng làm nguyên liệu sản xuất ra dụng cụ thể thao, dây đai, thang cao su và phụ liệu cho sản xuất giầy đơn vị sản phẩm là kg.
Giày vải: Phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Giày vải bao gồm nhiều loại: Giày Lifung TE, giày Ba ta, GN 47, giày HH 13.. .
Giày da: Gồm hai loại chủ yếu là giày da nữ và giày da nam mỗi loại được chia làm nhiều kích cỡ khác nhau.
b. Tổ chức quản lý thành phẩm.
Để quản lý chặt chẽ thành phẩm cả về mặt số lượng và chất lượng công tác được thực hiện chủ yếu ở hai bộ phận đó là phòng kế toán và kho thành phẩm. Ngoài ra còn có một số phòng ban chức năng khác có liên quan như phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, đội bảo vệ.. .
- Kho thành phẩm: Là nơi tiếp nhận thành phẩm từ sản xuất chuẩn bị cho lưu thông, đây là nơi mà số lượng thành phẩm dễ bị sai lệch. Vì vậy thủ kho phải xắp xếp thứ tự từng loại thành phẩm để khi nhập cũng như khi xuất không gây khó khăn. Đồng thời phải có sổ ghi chép kiểm tra số lượng thành phẩm nhập xuất từ đó tính ra số tồn cuối ngày cho từng loại thành phẩm. Cuối tháng phải tiến hành đối chiếu kiểm kê giữa kho và phòng kế toán đảm bảo tính hợp lý của công việc.
- Phòng kế toán: Phải thường xuyên kiểm tra giám sát số thành phẩm nhập, xuất, tồn hàng ngày để hạch toán nghiệp vụ nhập, xuất được chính xác, cung cấp thông tin kịp thời cho lãnh đạo. Kế toán phải theo dõi thành phẩm cả về mặt hiện vật và giá trị, xác định mức biến động về mặt giá trị cho từng loại thành phẩm. Hơn nữa phải đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc ghi chép ở kho để có thông tin kịp thời và hoàn thành chức năng kiểm tra giám sát của kế toán.
Đánh giá thành phẩm.
Thành phẩm là một bộ phận của tài sản lưu động do đó để có thể giám sát được tình hình luân chuyển vốn lưu động nói chung và vốn thành phẩm nói riêng thì cần phải xác định giá trị của thành phẩm bằng các phương pháp đánh giá thành phẩm.
Hiện nay ở công ty Da Giầy Hà Nội, thành phẩm được phản ánh theo một giá duy nhất là giá thực tế.
Đối với giá thực tế của thành phẩm nhập kho kế toán căn cứ vào giá thành thực tế của từng loại thành phẩm. Cuối tháng bộ phận tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất căn cứ vào sản lượng thực tế của từng loại thành phẩm và tính gía thành công xưởng cho từng loại, sau đó bộ phận tính giá thành chuyển số liệu này cho phòng kế toán.
Đối với giá thực tế thành phẩm xuất kho Công ty áp dụng giá thực tế xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
2.2.2 kế toán chi tiết thành phẩm.
a. Thủ tục lập và luân chuyển chứng từ.
Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải được phản ánh vào chứng từ kế toán kịp thời và đầy đủ Kế toán chi tiết thành phẩm cần lập chứng từ để theo dõi sự biến động và tình hình hiện có của thành phẩm. Đây là khâu ban đầu của hạch toán thành phẩm.
Kế toán chi tiết thành phẩm ở Công ty sử dụng các chứng từ sau:
- Phiếu kiểm nghiệm nhập kho.
- Phiếu nhập kho.
- Phiếu xuất kho.
- Hoá đơn GTGT.
- Biên bản kiểm kê thành phẩm.
- Phiếu xuất kho gửi đại lý.
Thủ tục nhập kho thành phẩm.
Hiện nay thành phẩm của Công ty được nhập từ hai nguồn đó là nhập kho từ sản xuất và nhập kho đại lý do khách hàng trả lại.
- Đối với nhập kho từ sản xuất: Trước khi nhập kho toàn bộ thành phẩm đều phải qua một bước kiểm nghiệm do bộ phận kiểm nghiệm thực hiện. Bộ phận này sẽ lập phiếu kiểm nghiệm nhập kho bộ phận kiểm nghiệm kiểm nghiệm ngày sản xuất, loại sản phẩm, quy cách và số lượng thành phẩm nhập kho.
Sau khi có phiếu kiểm nghiệm nhập kho, số lượng hàng nhập kho sẽ được ghi vào phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho do thống kê phân xưởng lập thành 3 liên và dính liền với phiếu kiểm nghiệm nhập kho. Nhập kho xong thủ kho ghi ngày, tháng, năm nhập kho vào và cùng với người nhập ký vào phiếu nhập kho.
Sơ đồ luân chuyển chứng từ nhập kho.
Phiếu nhập kho
Thống kê phân xưởng (liên 1)
Phòng kinh doanh (liên 3 )
Thủ kho
(liên 2)
Kế toán
thành phẩm
Đối với nhập kho do đại lý, khách hàng trả lại cũng dùng phiếu nhập kho tương tự.
Phiếu nhập kho thành phẩm có mẫu như sau.
Biểu số1:
Đơn vị: Công ty Da Giầy Hà Nội. Mẫu số 01 - VT
Địa chỉ: 409 Nguyễn Tam Trinh. Theo QĐ 1141 –TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1 tháng 5 năm 1995
của Bộ Tài Chính
phiếu nhập kho Số: 29
Ngày 06/01/20
Nợ: :.. ..... . ... ... ...
Có:.. ..... . ... ... ...
Họ tên người giao hàng:Xí nghiệp Giày
Theo phiếu kiểm nghiệm NK ngày5/1/2001
Xuất tại kho: Thành phẩm
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất (v.tư, sp,hh )
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
11
Giầy Footech
Đôi
10200
10200
Cộng
10200
10200
Nhập ngày 6/1/2001
Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho
Thủ tục xuất kho:
Thành phẩm của Công ty chủ yếu được xuất dùng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội, ngoài ra còn phục vụ cho nội bộ. Để phù hợp với nội dung này khi xuất kho kế toán sử dụng các chứng từ sau:
- Phiếu xuất kho.
- Hoá đơn giá trị gia tăng.
- Phiếu xuất kho nội bộ.
- Phiếu xuất kho gửi đại lý.
Khi khách hàng đến mua hàng phòng kinh doanh sẽ lập hoá đơn giá trị gia tăng và phiếu xuất kho.
Sơ đồ luân chuyển chứng từ nhập kho
Phiếu nhập kho
Phòng kinh doanh ( liên 1)
Người nhận
( liên 3)
Thủ kho
(liên 2)
Kế toán
thành phẩm
Phiếu xuất kho có mẫu như sau:
Đơn vị: Công ty Da Giầy Hà Nội. Mẫu số 01 - VT
Địa chỉ: 409 Nguyễn Tam Trinh. Theo QĐ 1141 –TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1 tháng 5 năm 1995
của Bộ Tài Chính
phiếu xuất kho Số: 29
Nợ: :.. ..... . ... ...
Có:.. ..... . ... ...
Ngày 06/01/2001
Họ tên người nhận hàng: Công ty TNHH An Phú
Lý do xuất: Bán hàng
Xuất tại kho: Thành phẩm
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất (v.tư, sp,hh )
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Giầy Footech
Đôi
3000
3000
Cộng
3000
3000
Phụ trách bộ Phụ trách Người nhận Thủ kho
phận sử dụng phận tiêu dùng
Khi mua hàng vào hay xuất hàng ra đều phải có hoá đơn GTGT
- Hoá đơn giá trị gia tăng được lập thành 3 liên và giao cho phòng kế toán. Nếu khách hàng thanh toán ngay thì kế toán đóng dấu “Đã thu tiền”, nếu khách hàng mua chịu thì kế toán đóng dấu “Chấp nhận sau “. Sau khi đóng dấu, liên 1 trả về phòng kinh doanh, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 phòng kế toán giữ.
Hoá đơn GTGT có mẫu như sau:
Hoá đơn GTGT
( Liên 3 - Dùng để thanh toán )
Ngày 6/1/2001
Đơn vị bán hàng: Công ty Da Giầy Hà Nội
Địa chỉ: 409 Nguyễn Tam Trinh. Số TK :
Điện thoại: 8626880 . Mã số thuế: 0100101315 - 1
Họ tên người mua: Anh Minh công ty TNHH An Phú
Hình thức thanh toán: Tiền mặt
ĐVT: 1000đ
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3
1
Giầy Footech
Đôi
3000
17
51000
Cộng tiền hàng: 51000
Thuế suất GTGT: 10% Thuế GTGT: 5100
Tổng thanh toán: 56100
Người mua Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Với thủ tục luân chuyển chứng từ nhập, xuất kho như trên ta thấy trình tự nhập, xuất kho của doanh nghiệp rất chặt chẽ do vậy đã xoá được tình trạng thất thoát tài sản ở khâu này, đảm bảo thành phẩm nhập, xuất kho theo đúng số lượng, chất lượng, chế độ quy định.
Kế toán chi tiết thành phẩm.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý thành phẩm và việc tổ chức theo dõi tình hình biến động thành phẩm, Công ty tiến hành hạch toán thành phẩm theo phương pháp thẻ song song. Trình tự hạch toán như sau:
- ở kho: Hàng ngày khi nhận được chứng từ nhập xuất kho, thủ kho kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ rồi tiến hành nhập, xuất kho theo đúng số lượng, chất lượng ghi trên chứng từ sau đó thủ kho ghi vào thẻ kho số lượng thực nhập, thực xuất. Với mỗi loại thành phẩm mở một thẻ kho.
Thẻ kho dùng để theo dõi cả năm, số lượng ghi trên thẻ kho căn cứ vào từng phiếu nhập kho, xuất kho, hoá đơn GTGT chứ không căn cứ vào từng lần nhập, xuất.
Công ty có một số khách hàng thường xuyên mua hàng với một số lượng lớn, mỗi hoá đơn không xuất hết ngay một lần mà phải làm phiếu xuất nhiều lần, nên để theo dõi tình hình nhập, xuất hàng ngày thủ kho mở thêm sổ chi tiết ở kho. Sổ này ghi số hiệu chứng từ, này xuất và từng loại thành phẩm. Mỗi lần xuất kho thủ kho ghi vào một dòng, đến khi đủ số lượng ghi trên hoá đơn thủ kho sẽ cộng lại và số liệu này phải trùng khớp với số liệu ghi trên thẻ kho.
Thẻ kho có mẫu như sau:
Đơn vị: Công ty Da Giầy Hà Nội. Mẫu số 01 - VT
Địa chỉ: 409 Nguyễn Tam Trinh. Theo QĐ 1141 –TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1 tháng 5 năm 1995
của Bộ Tài Chính
Thẻ kho
Ngày lập thẻ 1/1/2001
Tờ số: 02
Tên nhãn hiệu quy cách sản phẩm : Giầy Foottech
Đơn vị tính: Đôi
Mã số:
STT
Chứng từ
Diễn giải
Ngày X, N
Số lượng
SSố
Ngày
Nhập
Xuất
Tồn
Tồn 1/1/2001
15100
5/1
Nhập kho
10200
25300
6/1
Xuất bán
3000
22300
9/1
Xuất bán
1265
21035
13/1
Xuất chào hàng
180
20855
.........
ở - ----- ở phòng kế toán: căn cứ vào chứng từ mà thủ kho gửi lên kế toán phân loại chứng từ theo từng loại thành phẩm. Đến cuối tháng tiến hành tổng hợp số thực nhập, thực xuất ở các phiếu nhập kho và số thực xuất ở các phiếu xuất kho rồi ghi vào sổ chi tiết nhập kho, xuất kho.
Sổ chi tiết nhập kho và xuất kho được dùng cho cả năm để theo dõi tình hình nhập, xuất kho thành phẩm trong từng tháng cả về mặt số lượng và giá trị. Ngoài ra sổ chi tiết nhập kho còn phản ánh số tồn kho theo cả 2 chỉ tiêu số lượng và giá trị.
Căn cứ để ghi ghi sổ chi tiết nhập kho là dòng tổng cộng cột số thực nhập của tất cả các phiếu nhập kho trong tháng ( kể cả nhập trả lại ). Còn căn cứ đẻ ghi sổ chi tiết xuất kho là tổng cộng thực xuất trên các phiếu xuất kho. Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết nhập kho và sổ chi tiết xuất kho kế toán tính ra lượng tồn kho của từng loại thành phẩm.
2.2.3 Kế toán tổng hợp thành phẩm.
Kế toán tổng hợp thành phẩm ở Công ty sử dụng các tài khoản sau:
TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
TK 155: Thành phẩm.
TK 632: Giá vốn.
- Các sổ kế toán chủ yếu được sử dụng: Bảng kê số 8 - Nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, sổ chi tiết xuất nội bộ, sổ cái TK 155, TK 632.
a. Nhập kho thành phẩm.
Hiện nay ở Công ty có hai trường nhập kho thành phẩm.
- Thành phẩm hoàn thành ở các phân xưởng đem về nhập kho: cuối tháng sau khi tính được giá thành sản xuất kế toán sẽ ghi vào bảng kê số 8 theo định khoản:
Nợ TK 155:
Có TK 632:
- Sản phẩm nhập kho do khách hàng trả lại: Đối với sản phẩm nhập kho do khách hàng trả lại kế toán ghi:
Nợ TK 155
Có TK 632
b.Xuất kho thành phẩm.
Các trường hợp xuất kho ở Công ty:
- Xuất kho để bán.
- Xuất kho đem biếu tặng, quảng cáo.
- Xuất kho tái chế.
Căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh kế toán ghi:
Nợ TK liên quan (632, 641, 154.. .)
Có TK 155
Sau khi tính giá bình quân từng loại thành phẩm, kế toán lập bảng kê số 8 - Nhập, xuất, tồn kho thành phẩm.
Phần nhập trong tháng:
- Căn cứ sổ chi tiết nhập kho đã được phân loại và bảng tính giá thành, kế toán ghi vào cột nợ TK 155 có TK 154 theo 2 chỉ tiêu số lượng và giá trị.
- Căn cứ vào phiếu nhập kho hàng trả lại, bảng tổng hợp nhập, xuất tồn tháng trước kế toán ghi:
Nợ TK 155
Có TK 632.
Nợ TK 155: 8.863.648,9
Có TK 632: 532.316,54
Có TK 154: 8.331.332,356
Phần xuất kho trong tháng
Căn cứ vào chứng từ xuất kho kế toán ghi có TK 155 nợ các TK liên quan theo chỉ tiêu số lượng và giá trị.
Nợ TK 627: 561.373,6
Nợ TK 632: 5.149.720,5
Nợ TK 641: 10.722
Nợ TK 642: 89.740,4
Có TK 155: 5.811.556,5
Ngoài ra để theo dõi riêng số thành phẩm xuất nội bộ kế toán còn sử dụng sổ chi tiết xuất nội bộ.Sổ này theo dõi chi tiết số thành phẩm đem biếu tặng, quảng cáo, chào hàng. Tuy nhiên hiện nay Công ty không xác định đây là trường hợp xuất có doanh thu và không tính thuế GTGT.
Cuối tháng sau khi đối chiếu số liệu trên các sổ chi tiết với bảng kê số 8 kế toán mở sổ cái TK 155, TK 632.
Biểu số 7:
Công ty Da Giầy Hà Nội
Sổ cái
Tài khoản 155
ĐVT: 1000đ
Số dư đầu năm
Nợ
Có
1.800.590
Ghi có các TK ghi nợ TK này
Tháng 1
Tháng 12
Cộng
Có Tk 154
8.331.332,36
Có TK 632
532.316,54
Cộng phát sinh nợ
8.863.648,9
Cộng phát sinh có
5.811.556,5
Tổng số dư cuối tháng Nợ
3.052.092,4
Tổng số dư cuối tháng Có
Công ty Da Giầy Hà Nội
Sổ cái
Tài khoản 632
Số dư đầu năm
Nợ
Có
ĐVT: 1000đ
Ghi có các TK
ghi nợ TK này
Tháng 1
Tháng 12
Cộng
Có TK 155
5.149.720,5
Có TK 152
993.000
Cộng phát sinh nợ
6.142.720,451
Cộng phát sinh có
6.142.720,451
Tổng số dư cuối tháng Nợ
Tổng số dư cuối tháng Có
2.3 kế toán tiêu thụ thành phẩm ở công ty Da Giầy Hà Nội.
2.3.1 Các hình thức bán hàng và phương thức thanh toán.
Hiện nay các mặt hàng của Công ty đang phải cạnh tranh với chính hàng sản xuất trong nước sản xuất ra, đặc biệt là cạnh tranh với Công ty Da Giầy Sài Gòn- một trong những thành viên của Tổng Công Ty Da Giấy Việt Nam. Do đó đến nay sản phẩm của công ty Da Giầy Hà Nội mới chỉ chiếm ưu thế trên thị trường miềm Bắc với 80- 90% doanh thu còn thị trường miền Nam và miềm trung vẫn còn là tiềm ẩn.
Để đẩy mạnh công tác tiêu thụ Công ty đã áp dụng nhiều phương thức bán hàng thích hợp:
- Phương thức bán hàng trực tiếp: Theo phương thức này, khách hàng đến mua hàng có thể trả tiền ngay hoặc thanh toán chậm, số hàng đã bán không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
- Phương thức bán hàng đại lý:Tại Hà Nội Công ty có các cửa hàng đại lý, giới thiệu sản phẩm . Mỗi khách hàng muốn làm đại lý cho Công ty phải tiến hành ký hợp đồng, trước khi nhận hàng khách hàng cũng phải thế chấp tuy nhiên lượng tiền này không nhiều và không quy định với từng đại lý, như vậy việc giao hàng đại lý dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Mặc dù là phương thức bán hàng đại lý nhưng việc hạch toán hoàn toàn như phương thức tiêu thụ trực tiếp chỉ khác ở chỗ đại lý bán hàng đúng giá mà Công ty quy định được hưởng 10% hoa hồng và được trả lại Công ty nếu số hàng đó không bán được. Hàng xuất ra khỏi Công ty coi như đã tiêu thụ và Công ty vẫn phải nộp thuế GTGT.
Bên cạnh áp dụng nhiều phương thức bán hàng cùng với việc quảng cáo, thiết lập một hệ thống mạng lưới phân phối trên 20 tỉnh Công ty còn áp dụng các hình thức rất linh hoạt và hiệu quả như thực hiện chính sách khuyến mại, quảng cáo, tham gia các hội chợ, triển lãm, in tờ catalogue.. .
Việc thanh toán đối với hách hàng Công ty rất năng động tuỳ thuộc vào từng loại khách hàng mà phương thức thanh toán sẽ áp dụng phù hợp nhất, hiệu quả nhất.
2.3.2 Tổ chức khâu bán hàng ở Công ty.
- Về quy cách phẩm chất xuất bán:
Trước khi đi vào sản xuất chính thức bộ phận sản xuất phải tiến hành lấy mẫu, sau khi được bộ phận kiểm nghiệm kiểm tra xác nhận đảm bảo đúng quy định kỹ thuật thì mới tiến hành sản xuất. Khi sản phẩm sản xuất xong, bộ phận kiểm nghiệm lại tiến hành kiểm tra quy cách chất lượng một lần nữa để loại bỏ những sản phẩm không đủ quy cách, số sản phẩm còn lại cho nhập kho.
- Về số lượng sản phẩm :
Hạch toán chi tiết thành phẩm phải đảm bảo cho bộ phận kinh doanh nắm chắc được tình hình hiện có của từng loại thành phẩm làm cơ sở ký kết các hợp đồng mua bán tạo điều kiện cho khách hàng nhận hàng đầy đủ. Do vậy việc theo dõi và hạch toán thành phẩm ở Công ty được thực hiện ở kho, phòng kế toán và phòng kinh doanh.
Khi phát sinh các nghiệp vụ xuất kho, thủ kho căn cứ vào chứng từ nhập xuất để ghi vào thẻ kho, kế toán thành phẩm tiến hành hạch toán thành phẩm vào sổ kế toán chi tiết và sổ tổng hợp như: Sổ chi tiết nhâp kho, sổ chi tiết xuất kho, bảng tổng hợp nhập xuất, tồn kho. Còn phòng kinh doanh lưu giữ hoá đơn, phiếu xuất kho trên máy và theo dõi tình hình nhập xuất.
- Về giá bán: Giá bán được xác định dựa vào giá thành và dựa trên sự biến động cung cầu trên thị trường. Việc xác định giá bán được giám đốc giao cho phòng kinh doanh đảm nhận.
- Về phương thức giao hàng: Hiện nay hầu hết các khách hàng đều mua hàng tại Công ty. Nếu khách hàng yêu cầu Công ty chở hàng thì Công ty sẽ bố trí một bộ phận chuyển hàng đến cho khách hàng theo đúng sự thoả thuận .
2.3.3 Kế toán tiêu thụ thành phẩm .
a. Chứng từ, sổ sách sử dụng:
Công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm chủ yếu dựa trên hoá đơn giá trị gia tăng, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho gửi đại lý và các chứng từ thanh toán như phiếu thu, giấy báo có.. .
Tài khoản sử dụng:
+ TK 511: Doanh thu tiêu thụ
+ TK 3331: Thuế GTGT.
+ TK 531: Hàng bán trả lại.
+ TK 532: Giảm giá hàng bán.
Và một số tài khoản liên quan khác (TK 111,112,131.. .)
Các sổ kế toán sử dụng:
+ Sổ chi tiết TK 511
+ Sổ chi tiết TK 131
+ Sổ cái TK 511, 531, 532, 632.
+ Bảng kê số 11
Trình tự hạch toán.
Hàng ngày khi nhận được hoá đơn GTGT kế toán phân loại chứng từ theo hình thức thanh toán rồi ghi vào sổ chi tiết TK 511 ( Biểu số 9 )
Sổ chi tiết TK 131 (Biểu số 10 )
Sổ chi tiết TK 511 dùng để theo dõi doanh thu tiêu thụ thành phẩm theo từng chủng loại, từng khách hàng trên cả hai chỉ tiêu hiện vật và giá trị
Sổ chi tiết thanh toán với người mua
Sổ này được mở cho từng khách hàng, ưu tiên khách hàng thường xuyên trước. Sổ được ghi hàng ngày ghi theo thứ tự thời gian.
Đến cuối tháng, căn cứ sổ chi tiết tiêu thụ thành phẩm và sổ chi tiết thanh toán với người mua, kế toán lập bảng kê số 11- Phải thu của khách hàng để theo dõi công nợ của từng khách hàng.
2.3.4 Kế toán thuế GTGT
Hiện nay Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên:
- Hàng ngày, khi mua hàng hoá, dịch vụ.. . kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT để phản ánh thuế đầu vào trên sổ chi tiết TK 133
- Khi bán hàng, phần thuế GTGT đầu ra được kế toán phản ánh trên sổ chi tiết tiêu thụ.
Đến cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết TK 133, sổ chi tiết tiêu thụ tờ khai thuế GTGT tháng trước kế toán lập bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá mua vào, bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá bán ra. Bảng kê này được mở cho từng tháng ghi theo thứ tự thời gian và theo mức thuế suất.
Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá mua vào mở tương tự như bảng kê hoá đơn hàng hoá bán ra. Sau khi lập bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá mua vào và bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá bán ra, kế toán phải lập tờ khai thuế GTGT. Tờ khai này phản ánh tổng thuế GTGT đầu ra và tổng thuế GTGT đầu vào, số thuế phải nộp hoặc số thuế thoái trong kỳ. Tờ thuế GTGT được lập vào cuối tháng bao gồm 10 chỉ tiêu:
- Căn cứ vào sổ chi tiết tiêu thụ, kế toán phản ánh doanh số hàng bán ra trên tờ khai thuế GTGT.
- Căn cứ vào doanh số hàng bán ra, sau khi trừ doanh số hàng bán trả lại kế toán phản ánh chỉ tiêu hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.
- Căn cứ tổng thuế trên bảng kê khai hàng hoá chứng từ bán ra trừ đi số thuế GTGT đầu vào trên bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá mua vào, kế toán phản ánh số thuế GTGT phải nộp hoặc số thuế GTGT được thoái trong kỳ.
Tờ khai thuế được lập thành 2 liên: 1 liên lưu tại Công ty, 1 liên nộp cho cục thuế
2.3.5 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.
a. Kế toán hàng bán trả lại.
Khi khách hàng đến trả lại hàng cho Công ty phòng kinh doanh sẽ làm thủ tục nhập kho sau đó kế toán hạch toán vào sổ chi tiết TK 531 " Sổ chi tiết hàng bán trả lại”
Kế toán giảm giá hàng bán.
Hiện nay Công ty chỉ giảm giá hàng bán trong trường hợp Công ty chủ động hạ giá ở một số vùng nhất định để cạnh tranh mở rộng thị trường và giảm giá cho những khách hàng thường xuyên mua với số lượng lớn ngoài ra không có trường hợp nào khác.
Khi nhận được quyết định giảm giá một loại mặt hàng nào đó, kế toán sẽ phản ánh vào sổ chi tiết TK 532 ” Giảm giá hàng bán”
Cuối tháng sau khi đối chiếu với NKCT số 8, bảng kê số 1, 2 kế toán mở sổ cái TK 511, TK 531, TK 532.
Biểu số 12: Tờ khai thuế gtgt
Tháng 1/2001
Cơ sở kinh doanh: Công ty Da Giầy Hà Nội.
Mã số thuế: 01-00101315-1
ĐVT: 1000đ
STT
Chỉ tiêu
Doanh số
( Chưa có thuế)
Thuế GTGT
1
Hàng hoá dịch vụ bán ra
8230241,007
2
Hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT
8230241,007
400872,121
A
Hàng hoá chịu thuế suấ 0%
1581100,747
B
Hàng hoá chịu thuế suấ 5%
5280838,09
264041,905
C
Hàng hoá chịu thuế suấ 10%
1368302,17
136830,217
D
Hàng hoá chịu thuế suấ 20%
3
Hàng hoá dịch vụ mua vào
4
Thuế GTGT hàng hoá, dich vụ mua vào
518075,986
5
Số thuế GTGT được khấu trừ
518075,986
6
Số thuế GTGT phải nộp hoặc thoái trong kỳ
-117203,865
7
Thuế GTGT kỳ trước chuyển sang
159389,107
A
Nộp thiếu
B
Nộp thừa
159389,107
8
Số thuế GTGT đã nộp trong tháng
9
Số thuế GTGT được hoàn trả
10
Số thuế GTGT phải nộp trong tháng
42185,244
Biểu số 13:
Công ty da giầy Hà Nội
Sổ chi tiết hàng bán trả lại
Tháng 1/2001
ĐVT: 1000đ
Chứng từ
Tên khách hàng
Mặt hàng
Đơn giá
Số lượng
Thành tiền
SH
NT
PN 57
PN 109
13/1
20/1
Quân- Bà Triệu.
Cửa hàng đại lý 37 Hàng thiếc
.......................
Giày ba ta B
Keo CN
5
16,5
100 Đôi
572 kg
500
9.438
Cộng
532.316,54
Biểu số 14:
Công ty da giầy Hà Nội
Sổ chi tiết giảm giá hàng bán
Tháng 1/2001
Đối tượng: Công ty TNHH Hoà Phát
ĐVT: 1000đ
Tên sản phẩm
SL SP
Đơn giá
Số tiền được giảm
TK ĐU
Trả bằng SP
Cũ
Mới
1
2
3
4
5 =2x(3-4)
6
7
1.Thép cán nguội
2.Thép cán nóng
1.037
10.076
4,125
3,975
4
3,85
129,625
1.259,5
111
112
Cộng
1.389,125
Biểu số 15:
Công ty Da Giầy Hà Nội
Sổ cái
Tài khoản 511
ĐVT: 1000đ
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi có các TK ghi nợ TK này
Tháng 1
.
Tháng 12
Cộng
Có TK 531
532.316,54
Có TK 532
128.355.126
Có TK 911
7.569.569.341
Cộng phát sinh nợ
8.230.241.007
Cộng phát sinh có
8.230.241.007
Tổng số dư cuối tháng Nợ
Tổng số dư cuối tháng Có
Biểu số 16:
Công ty Da Giầy Hà Nội
Sổ cái
Tài khoản 531
ĐVT: 1000đ
Ghi có các TK ghi nợ TK này
Tháng 1
...........
Tháng 12
Cộng
Có TK 131
532.316,54
Cộng phát sinh nợ
532.316,54
Cộng phát sinh có
532.216,54
Tổng số dư cuối tháng Nợ
Tổng số dư cuối tháng Có
Biểu số 17:
Công ty Da Giầy Hà Nội
Sổ cái
Tài khoản 532
ĐVT: 1000đ
Ghi có các TK ghi nợ TK này
Tháng 1
.........
Tháng 12
Cộng
Có TK 111
28.355,126
Có TK 112
100.000
Cộng phát sinh nợ
128.355,126
Cộng phát sinh có
128.355,126
Tổng số dư cuối tháng Nợ
Tổng số dư cuối tháng Có
2.4 kế toán xác định kết quả kinh doanh.
.1 Kế toán giá vốn hàng bán.
ở Công ty kế toán tính giá vốn theo phương pháp bình quân gia quyền. Cơ sở để xác định giá vốn hàng bán là bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho thành phẩm.
Kế toán chi phí bán hàng.
Chi phí bán hàng ở đơn vị sản xuất kinh doanh là tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng và các chi phí phục vụ cho việc tiêu thụ
để đảm bảo cho khâu bán hàng được trôi chảy từ việc bảo quản, đóng gói, vận chuyển.. .công ty đã phải bỏ ra những chi phí khá lớn. Các chi phí đó gồm:
Chi phí nhân viên bán hàng: Các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, các khoản phụ cấp.. .
Chi phí vật liệu bao bì.
- Chi phí công cụ dụng cụ.
- Chi phí khấu hao.
- Chi phí khác bằng tiền: Chi quảng cáo, tiếp thị, hoa hồng, vận chuyển.. .
Để tập hợp chi phí bán hàng kế toán sử dụng TK 641 và bảng kê số 5. Bảng kê số 5 được lập vào cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ NVL, bảng khấu hao, bảng phân bổ tiền lương.. .
Các khoản chi phí phát sinh giảm chi phí bán hàng kế toán căn cứ vào phiếu thu tiền mặt, giấy báo có ngân hàng, phiếu nhập kho để ghi vào NKCT số 7 theo định khoản:
Nợ TK liên quan ( 111, 112, 152.. .)
Có TK 641.
Cuối tháng kế toán lấy tổng số chi phí bán hàng trên bảng kê số 5 trừ đi phần phát sinh giảm trên NKCT số 7 để ghi vào nhật ký chứng từ số 8.
Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí quản lý doanh nghiệp ở Công ty bao gồm các khoản sau:
- Chi phí nhân viên.
- Chi phí vật liệu.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Chi phí khác bằng tiền.
để tập hợp chi phí quản lý kế toán sử dụng TK 642 và bảng kê số 5.
Bảng kê số 5 (Biểu số 18 )
Các khoản phát sinh giảm chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán căn cứ vào phiếu thu tiền mặt, giấy báo có ngân hàng, phiếu nhập kho để ghi vào NKCT số 7 theo định khoản:
Nợ TK 111,112,152.. .
Có TK 642.
Cuối tháng kế toán lấy tổng chi phí quản lý doanh nghiệp trên bảng kê số 5 trừ đi phần giảm trên NKCT số 7 để ghi vào nhật ký chứng từ số 8.
Biểu số 19:
Công ty Da Giầy Hà Nội
Sổ cái
Tài khoản 641
ĐVT: 1000đ
Ghi có các TK ghi nợ TK này
Tháng 1
........
Tháng 12
Cộng
TK 152, 153
10.524,52
TK 334
24.500
TK 338
1.249,5
TK 214
40.200
TK 155
10.721,915
TK 111, 112
19.577,02
Cộng số phát sinh Nợ
106.772,955
Cộng số phát sinh Có
106.772,955
Dư cuối tháng Nợ
Có
Biểu số 20:
Công ty Da Giầy Hà nội
Sổ cái
Tài khoản 642
ĐVT: 1000đ
Ghi có các TK ghi nợ TK này
Tháng 1
.. . .
Tháng 12
Cộng
TK 152, 153
66.000
TK 334
95.000
TK 338
4.940
TK 214
196.896,483
TK 155
89.470,41
TK 111, 112
40.000
Cộng số phát sinh Nợ
492.306,893
Cộng số phát sinh Có
492.306,893
Dư cuối tháng Nợ
Có
Kế toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh.
Để phản ánh toàn bộ quá trình tiêu thụ, doanh thu bán hàng và các khoản chi phí trên cơ sở đó xác định kết quả tiêu thụ, kế toán sử dụng sổ chi tiết TK 911 và nhật ký chứng từ số 8.
Sổ chi tiết TK 911.
Là sổ tổng hợp theo dõi kết quản sản xuất kinh doanh trong cả năm của từng loại thành phẩm và được ghi vào cuối tháng. Ngoài việc theo dõi giá vốn của từng loại thành phẩm sổ còn theo dõi doanh thu tiêu thụ, các khoản giảm trừ doanh thu, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của số thành phẩm xuất kho tiêu thụ từ đó xác định kết quả sản xuất kinh doanh cho từng loại thành phẩm.
Phương pháp ghi sổ:
Cột giá vốn: Số liệu lấy từ cột giá vốn hàng bán xuất kho, giá vốn hàng nhập trả lại trên bảng kê tổng hợp nhập - xuất -tồn kho thành phẩm.
Căn cứ vào sổ chi tiết tiêu thụ kế toán ghi vào cột doanh thu trên sổ chi tiết TK 911
Căn cứ vào sổ chi tiết TK 531, TK 532 kế toán ghi vào phần các khoản giảm trừ doanh thu trên sổ chi tiết TK 911.
- Căn cứ vào bảng kê số 5 sau khi trừ đi phần giảm chi phí trên NKCT số 7 kế toán tiến hành phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doang nghiệp theo từng loại thành phẩm theo công thức:
CPBH ( CPQLDN ) Tổng CPBH (CPQLDN) Doanh thu của
= x
tính cho 1 loại TP Tổng doanh thu bán hàng loại TP đó
Lãi ( lỗ) = Doanh thu - Giá vốn - Các khoản giảm trừ doanh thu
- CPBH – CPQLDN.
Ví dụ: Sản phẩm giầy Foottech trong tháng có số liệu tổng hợp :
Giá vốn: 181.127,02 ( ng.đ )
Doanh thu: 212.081,4 ( ng.đ )
Chi phí BH và CP QLDN được phân bổ như sau:
49.009,525
CPBH = x 212.081,4 = 8.373,12 ( ng.đ )
1.241.354,42
96.955,48
CPQLDN = x 212.081,4 = 16.564,53 ( ng.đ )
1.241.354,42
Lãi (Lỗ) = 212.081,4 - 181.127,02 - 8.373,12 - 16.564,53
= 6.016,73 ( ng.đ )
Nhật ký chứng từ số 8.
NKCT số 8 dùng để phản ánh tổng quát sự biến động của thành phẩm, tình hình tiêu thụ và thanh toán với người mua. NKCT số 8 được lập vào cuối tháng, căn cứ để lập là các bảng kê, các sổ chi tiết liên quan.
Phương pháp ghi sổ như sau:
- Căn cứ vào số phát sinh bên có TK 131 trên bảng kê số 11 ghi vào cột có TK 131 trên NKCT số 8.
- Căn cứ vào bảng tổng hợp nhập, xuất NVL ghi vào Có TK 152, Nợ TK 632 trên NKCT số 8.
- Căn cứ vào bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho thành phẩm, sổ chi tiết xuất nội bộ kế toán ghi có TK 155, nợ các TK 632, TK627, TK641, TK 642 trên NKCT số 8.
- Căn cứ vào bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho thành phẩm, phiếu nhập trả lại kế toán ghi vào cột có TK 632, nợ TK 155 trên NKCT số 8.
- Căn cứ vào cột giá vốn trên sổ chi tiết TK 911 của tất cả các thành phẩm kế toán ghi có TK 632 nợ TK 911 trên NKCT số 8.
Căn cứ vào sổ chi tiết tiêu thụ để ghi nợ TK 11, TK 112, TK 131 có TK 511 trên NKCT số 8.
Căn cứ vào cột tổng doanh thu trên sổ chi tiết tiêu thụ trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu để ghi vào cột nợ TK 511 có TK 911
Chương 3
Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác kế toán
thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định
kết quả sản xuất kinh doanh ở Công ty da giầy hà nội
3.1 Nhận xét về công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Da Giầy Hà Nội.
Có thể nhận xét một cách khách quan rằng Công ty Da Giầy Hà Nộiđã vượt qua chặng đường 60 năm hình thành và phát triển đầy thăng trầm nhưng cũng rất vẻ vang. Đến nay Công ty đã có một bề dày thành tích, đã tạo dựng được một đôi ngũ cán bộ công nhân viên giàu năng lực và đầy trách nhiệm, hứa hẹn một sự phát triển cao hơn nữa trong tương lai.
Khi nền kinh tế chuyển từ bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, Công ty đã nhanh chóng tiếp cận thị trường, mở rộng mặt hàng kinh doanh đáp ửng nhu cầu của người tiêu dùng.
Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động ít nhiều chịu sự quản lý của cấp trên song không vì thế mà Công ty mất uy tín và tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại sự thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của cơ chế thị trường đã giúp Công ty luôn tìm ra hướng đi đúng trên con đường phát triển và hoà chung nhịp sống sôi động của nền kinh tế mở.
Công ty không những làm ăn có hiệu quả mà còn thực hiện tốt chế độ chính sách do nhà nước đề ra trong đó có các chế độ về kế toán. Công ty áp dụng chế độ kế toán mới một cách nhuần nhuyễn và chủ động. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức phù hợp với yêu cầu của công việc, phù hợp với chuyên môn của mọi người. Bên cạnh đó, để theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật, để công việc được tiến hành nhanh và hiệu quả hơn, công ty đã chú ý đầu tư phần trang bị tính toán và xử lý thông tin hiện đại ngày càng giảm bớt phần thủ công trong công tác kế toán.
Trong những thành công chung của công tác kế toán trong những năm qua, không thể không kể đến sự phấn đấu của kế toán thành phẩm tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh. Bằng sự cố gắng và nhạy bén của mình, kế toán đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Thực trạng tổ chức công tác kế toán thành phẩm tiêu thụ thành phẩm ở Công ty Da Giầy Hà Nội có những ưu điểm sau:
- Trình tự luân chuyển chứng từ: Việc lập chứng từ, phương pháp luân chuyển và quản lý chứng từ như ở công ty như vậy là hợp lý.
- Về công tác kế toán thành phẩm và quản lý thành phẩm ở Công ty đã chấp hành chế độ quản lý và kế toán thành phẩm. Hệ thống kho, phòng kế toán, phòng kế hoạch, phòng kinh doanh hoạt động ăn khớp với nhau, thường xuyên có sự kiểm tra đối chiếu số liệu, đảm bảo quản lý một cách chặt chẽ. ở phòng kế toán của Công ty luôn nắm vững số liệu thành phẩm về mặt số lượng và giá trị, phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng loại thành phẩm.
- Về tình hình theo dõi công nợ: Công ty có rất nhiều bạn hàng, ngoài những khách hàng mua và thanh toán ngay, Công ty còn có hàng loạt các khách hàng thường xuyên, bạn hàng quen thuộc thường đến nhận hàng trước và thanh toán sau. Chính điều này đặt ra cho công tác kế toán củaCông ty trách nhiệm nặng nề phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra một lượng tài sản khá lớn của Công ty vẫn còn đang trong quá trình thanh toán. Khó khăn là vậy nhưng kế toán đã theo dõi sát sao đến từng món nợ, cụ thể từng khách hàng để kịp thời thông báo cho lãnh đạo của Công ty có các quyết định phù hợp, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của Công ty.
- Nghiệp vụ bán hàng ở Công ty rất linh hoạt, cởi mở luôn thực hiện đúng phương châm “ Khách hàng là thượng đế “. Do đó khách hàng đế mua hàng được phục vụ rất nhanh chóng, đảm bảo các thủ tục nhanh gọn và phù hợp với khách hàng. Khách hàng đến với Công ty luôn nhận được sự hài lòng cả về phương thức phục vụ, chất lượng sản phẩm cũng như giá cả. Đây là một thế mạnh nên Công ty luôn tìm cách phát huy.
- Về các khoản giảm trừ doanh thu : Công ty luôn coi trọng “chữ tín “ cho khách hàng đến mua hàng với số lượng lớn sẽ được giảm giá. Mặt khác, kế toán tiêu thụ cũng đã tiến hành lập sổ theo dõi các khoản giảm trừ doanh thu rất tốt.
- Kế toán doanh thu được theo dõi một cách chi tiết, tỷ mỉ, có nhiều sáng tạo, phản ánh được kết quả sản xuất kinh doanh của từng loại thành phẩm.
- Công ty đã xây dựng môi trường kiểm soát chung khá mạnh và hệ thống kế toán quản trị ở đây cũng đang dần dần hình thành rõ nét phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh.
- Mọi chế độ của Nhà nước đã được Công ty thực hiện một cách nghiêm túc.
- Mặc dù mới áp dụng luật thuế GTGT nhưng Công ty dã thực hiện đúng chế độ hoá đơn chứng từ, hạch toán đầy đủ thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu ra. Có thể nói Công ty là một mẫu mực trong việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
Tuy nhiên do những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan mà công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh vẫn còn một số điểm tồn tại cần được hoàn thiện.
Thứ nhất: Về tổ chức công tác kế toán:
- Việc sắp xếp nhân sự, bố trí các phần hành kế toán chưa phù hợp, chưa đồng đều. Cụ thể phần kế toán thanh toán với công nhân viên bố trí nhiếu người, còn kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh lại bố trí ít người.
- Mặc dù phòng kế toán đã trang bị một hệ thống máy tính song thực tế vãn chưa thực hiện được được kế toán trên máy, chưa truy cập thông tin giữa các phòng ban nên lãng phí chi phí quản lý doanh nghiệp.
Thứ hai: Về hạch toán thành phẩm:
- Việc hạch toán chi tiết thành phẩm chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu quản lý. Hàng ngày, kế toán không theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm theo từng hoá đơn mà đến cuối tháng kế toán mới phản ánh tổng hợp tình hình nhập, xuất vào sổ chi tiết xuất kho, sổ chi tiết nhập kho và lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho thành phẩm.
- Việc hạch toán xuất kho trên bảng tổng hợp nhập, xuất kho thành phẩm là chưa đúng. Khi xuất thành phẩm đem biếu tặng, quảng cáo không xác định giá vốn hàng bán, doanh thu và thuế GTGT mà chỉ hạch toán nghiệp vụ xuất kho theo định khoản:
Nợ TK 641, 642
Có TK 155.
Thứ ba: Về hạch toán tiêu thụ thành phẩm.
- ở Công ty có những khách hàng mua với số lượng lớn, khi xuất hàng khong xuất hết mà vẫn giữ lại ở doanh nghiệp một phần nhưng kế toán không theo dõi và phản ánh số hàng này.
- Công ty có rất nhiều cửa hàng đại lý, nghiệp vụ gửi hàng thường xuyên diễn ra nhưng kế toán không theo dõi hàng này trên TK 157 mà phản ánh vào sổ chi tiết tiêu thụ như một khoản doanh thu và tính thuế GTGT.
- Việc ghi chép trên TK 131 là sai nguyên tắc, xảy ra thường trùng lặp giữa sổ chi tiết tiêu thụ và sổ chi tiết TK 131, đồng thời kế toán không theo dõi riêng số thuế GTGT, doanh thu trên sổ này làm cho doanh thu chậm trả trên sổ lớn hơn doanh thu thực tế.
-Việc hạch toán doanh số hàng bán tra lại kế toán không tách riêng thuế GTGT ảnh hưởng tới việc xác định doanh thu thuần.
- Việc giảm giá hàng tồn kho ở công ty xảy ra khá thường xuyên nhưng Công ty không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Bên cạnh đó mặc dù doanh thu trả chậm trên tổng doanh thu rất lớn (75% ) nhưng dự phòng phải thu khó đòi cũng chưa được lập.
Trên đây là những ưu điểm và những điểm chưa làm được của kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Da Giầy Hà Nội.
Sau thời gian thực tập tại Công ty, với trình độ còn hạn chế, kiến thức thực tế chưa nhiều em xin đưa ra một số ý kiến giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Da Giầy Hà Nội
3.2 Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Da Giầy Hà Nội
Trong thời gian thực tập, tìm hiếu tình hình thực tế về kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Da Giầy Hà Nội em nhận thấy về cơ bản công tác kế toán sau khi áp dụng chế độ kế toán mới của Nhà nước ban hành đến nay đã đi vào nề nếp, đảm bảo tuân thủ đúng mọi chính sách chế độ, phù hợp với tình hình thực tế của Công ty, đáp ứng yêu cầu quản lý, giám đốc tài sản của Công ty. Với khối lượng công việc rất lớn nhưng với tinh thần trách nhiệm cao nên công tác kế toán đã tiến hành một cách đầy đủ, chính xác kịp thời, các báo cáo được lập đúng hạn.
Bên cạnh những mặt tích cực trên, công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh ở Công ty không tránh khỏi những tồn tại, những vấn đề chưa hoàn toán hợp lý, chưa thật tối ưu. Xuất phát từ những điểm tồn tại trong công tác tổ chức kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh ở Công ty em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến sau:
ý kiến 1: Công ty cần tổ chức, bố trí lại các phần hành kế toán cho các nhân viên kế toán .
Theo em thì các phần hành kế toán ở Công ty nên bố trí một người để tránh tình trạng mất cân đối về số lượng công việc, sổ sách và thời gian giữa các nhân viên. Việc bố trí đồng đều, hợp lý về các phần hành kế toán sẽ khuyến khích các nhân viên kế toán làm tốt hơn công việc của mình, từ đó xử lý, cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin về hoạt động kinh tế diễn ra trong toán Công ty cho ban lãnh đạo, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng có hiệu quả.
Kế toán trưởng
Phó phòng phụ trách kế toán
Kế toán TSCĐ
và NVL
Kế toán thanh toán & theo dõi công nợ
Kế toán Thành Phẩm &
TTTP
Thủ
quỹ
kế toán các xí nghiệp
Phó phòng phụ
trách tài chính
Nhân viên tài chính
Sơ đồ kế toán của Công ty sẽ như sau:
Quan hệ chỉ đạo.
Quan hệ cung cấp số liệu
ý kiến 2: Hoàn thiện hạch toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp thẻ song song.
ở phòng kế toán : Mặc dù hạch toán theo phương pháp thẻ song song nhưng hàng ngày kế toán không phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm mà khi nhận được chứng từ nhập, xuất, kế toán tiến hành phân loại chứng từ theo từng loại thành phẩm. Đến cuối tháng, tổng hợp số thực nhập ở các phiếu nhập kho và số thực xuất ở các phiếu xuất kho kế toán ghi vào sổ chi tiết nhập kho, sổ chi tiết xuất kho.
Với đặc điểm thành phẩm của Công ty là nhiều chủng loại, tình hình nhập, xuất thường xuyên thì việc hạch toán như trên là chưa phù hợp, kế toán không theo dõi hàng ngày tình hình biến động của thành phẩm và công việc ghi sổ chủ yếu dồn vào cuối tháng. Vì vậy để đáp ứng yêu cầu quản lý, khắc phục tình trạng trên kế toán nên sử dụng sổ chi tiết thành phẩm ( Biểu số 23)
Sổ chi tiết được ghi hàng ngày, theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng ngày của từng loại thành phẩm, đến cuối tháng kế toán tính trị giá xuất kho trên sổ chi tiết thành phẩm.
Ngoài cột phản ánh chứng từ sổ chi tiết gồm 3 cột chính.
Căn cứ vào số tồn cuối tháng trước để ghi vào cột tồn đầu tháng này theo các chỉ tiêu số lượng, đơn giá, thành tiền.
Căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kế toán ghi vào cột nhập, xuất.
Cuối tháng căn cứ vào bảng tính giá thành do kế toán giá thành chuyển sang, kế toán vào sổ chi tiêu trên cột nhập và tính giá trị xuất kho theo công thức:
Trị giá thành phẩm Trị giá thành phẩm
Trị giá TP tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ Số lượng
= x TP xuất
xuất kho Số lượng thành phẩm Số lượng thành phẩm trong kỳ
+
tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
sơ đồ kế toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp
thẻ song song
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Thẻ (số chi tiết) thành phẩm
Phiếu xuất kho
Bảng tổng hợp nhập,xuất, tồn kho thành phẩm
Kế toán tổng hợp
ý kiến 3: về việc sử dụng TK 157
Hiện nay ở Công ty Da Giầy Hà Nội có áp dụng phương thức gửi bán nhưng Công ty không sử dụng TK 157 “ Hàng gửi bán “ khi chuyển giao hàng cho khách hàng mà
hàng đó chưa xác định là tiêu thụ. Việc xuất hàng ở Công ty dù trả ngay hay trả chậm đều xác định doanh thu bán hàng và tính thuế GTGT đầu ra. Điều đó dẫn đến việc bất tiện khi hàng đó trả vào kỳ sau. Hơn nữa việc xác định doanh thu bán hàng khiến kế toán phản ánh thuế GTGT ngay cả khi chưa chắc chắn là tiêu thụ. Vì vậy theo em Công ty nên sử dụng TK 157 để theo dõi hàng gửi bán và không phải chịu thuế GTGT khi hàng chưa xác định là tiêu thụ. Cách hạch toán như sau:
Khi xuất hàng gửi bán kế toán ghi:
Nợ TK 157.
Có TK 155
Khi xác định hàng đã tiêu thụ, kế toán ghi:
Nợ TK 632
Có TK 157
ý kiến 4: hoàn thiện công tác theo dõi công nợ trên sổ chi tiết TK 131.
Công ty để theo dõi chi tiết công nợ với khách hàng kế toán sử dụng sổ chi tiết thanh toán với người mua. Sổ được mở chi tiết cho từng khách hàng để theo dõi cả những hoá đơn chưa thanh toán và những hoá đơn thanh toán ngay. Cách ghi sổ như vậy là rất phức tạp, gây khó khăn cho việc lập bảng kê số 11 và có sự trùng lặp trong việc ghi sổ chi tiết TK 131 với sổ chi tiết tiêu thụ. Bên cạnh đó khi theo dõi các khoản phải thu của khách hàng kế toán không ghi riêng doanh thu và thuế GTGT mà tổng hợp hai khoản này ghi có doanh thu.
Ví dụ hoá đơn số ngày 16/1/2001 của xí ngiệp Minh Xuân mua Bò Boxcal B với doanh thu là 27.693.000, thuế GTGT là 2.769.300. khi phản ánh trên sổ chi tiết TK 131 kế toán không tách riêng thuế GTGT và doanh thu mà chỉ phản ánh tổng số tiền do đó chỉ tiêu doanh thu trên các sổ kế toán không khớp nhau.
Theo em khi phản ánh vào sổ chi tiết TK 131 kế toán nên tách riêng doanh thu và thuế, đặc biệt là hoá đơn mà khách hàng chỉ thanh toán một phầnvà một phần nợ thì kế toán nên hạch toán như sau:
Ví dụ: Căn cứ vào hoá đơn ngày 6/1/2001 Công ty TNHH An phú mua giầy Foottech với doanh thu là 51.000ng.đ, thuế GTGT là 5100 ng.đ kế toán ghi:
Nợ TK 112: 40.000
Nợ TK 131: 16100
Có TK 511: 51.000
Có TK 3331: 5100
Để giảm bớt khối lượng ghi chép nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác và hiệu quả trong công tác theo dõi công nợ của từng khách hàng kế toán nên mở sổ chi tiết TK 131 Theo mẫu sau:
ý kiến 5: Về việc xuất kho thành phẩm.
Công ty có nhiều khách hàng mua với số lượng lớn, do đó mỗi lần mua hàng họ phải vận chuyển nhiều lần mới hết, lượng hàng chưa chuyển họ gửi lại Công ty. như vậy giữa lượng thực xuất với lượng thực ghi trên hoá đơn sẽ có sự chênh lệch. Để giải quyết vấn đề này công ty nên mở thêm TK 003 " Tài sản hàng hoá nhận giữ hộ " khi khách hàng đến nhận hàng số hàng gửi lại kế toán ghi nợ TK 003. Khi khách hàng đến lĩnh tiếp kế toán ghi có TK 003.
ý kiến 6: Hạch toán doanh số hàng bán trả lại.
ở Công ty khi có hàng bán trả lại ngoài việc hạch toán nghiệp vụ nhập kho kế toán còng hạch toán doanh số hàng bán trả lại vào sổ chi tiết TK 531 như sau:
Nợ TK 531
Có TK 131
Kế toán đã không tách riêng phần thuế GTGT đầu ra giảm đi mà hạch toán vào toàn bộ doanh số hàng bán trả lại. Việc hạch toán như vậy ssẽ ảnh hưởng tới việc xác định số thuế GTGT đầu ra.
Bên cạnh đó khi xác định doanh thu thuần kế toán lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ ( Doanh thu hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán ). Do vậy sẽ làm cho doanh thu thuần giảm xuống, ảnh hưởng tới việc xác định thu nhập của Công ty.
Theo em để hạch toán chính xác kế toán nên hạch toán như sau:
Nợ TK 531
Nợ TK 3331
Có TK 131
ý kiến 7:Về việc lập các khoản dự phòng .
Hiện nay Công ty không sử dụng TK 139 và TK 159. Tong khi đó việc giảm giá hàng tồn kho diễn ra thường xuyên. Sở dĩ như vậy là vì chiến lược chiếm lĩnh thị trường của Công ty lấy giá cả và chất lượng làm trọng tâm tuỳ theo hình thức tiêu thụ nhanh hay chậm mà Công ty quyết định điều chỉnh giá cho lượng hàng tồn kho trong các chi nhánh. Do vậy Công ty nên mở thêm TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Bên cạnh đó tình hình nợ phải thu của Công ty khá phức tạp Công ty luôn áp dụng cơ chế mở coi " Khách hàng là thượng đế " và hết sức tạo điều kiện cho khách hàng. Điều đó khó có thể tránh khỏi những tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Thực tế khi tìm hiểu công tác kế toán của Công ty căn cứ số liệu chi tiết bán hàng , bảng kê số 11 ta thấy tỷ trọng doanh thu trả trậm chiếm 70% số phải thu của khách hàng.
Do vậy Công ty nên mở thên TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi. Cuối niên độ kế toán căn cứ vào tình hình nợ phải thu và giảm giá hàng tồn kho toán nghiệp vụ nhập kho, kế toán trích lập dự phòng như sau:
Nợ TK 642
Có TK 139
Có TK 159
Cuối niên độ kế toán hoàn nhập dự phòng ghi:
Nợ TK 139, 159
Có TK 721
Khi đã có bàng chứng tin cậy về các khoản không đòi được thì xoá sổ :
Nợ TK 642
Có TK 131
Có TK 138
đồng thời ghi nợ TK 004 " Nợ khó đòi đã xử lý " để tiếp tục theo dõi các khoản nợ này.
ý kiến 8 : Sử dụng TK cấp 2.
ở Công ty mặt hàng có rất nhiều nên việc phân loại, tính giá thành phảm cũng như xác định doanh thu rất khác nhau. Theo em Công ty nên quy định một số TK cấp 2 để thuận tiện cho việc quản lý:
bảng danh mục tài khoản
SHTK
Tên Tài khoản
155
1551
1552
1553
1554
1555
Thành phẩm
Giày vải
Giày da
Cao su
Keo CN
Da mộc cácloại
632
6321
6322
6323
6324
6325
Giá vốn
Giá vốn giày vải
Giá vốn giày da
Giá vốn cao su
Giá vốn keo CN
Giá vốn da mộc
511
5111
5112
5113
5114
5115
Doanh thu
Doanh thu giày vải
Doanh thu giày da
Doanh thu cao su
Doanh thu keo CN
Doanh thu da mộc
Kết luận
Sau quá trình học tập tại trường và thời gian thực tập tại Công ty Da Giầy Hà Nội em đã được trang bị một số kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn về kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh.
Trong khuôn khổ có hạn chuyên đề không thể đề cập đến mọi khía cạnh, giải quyết đến mọi vấn đề cuả kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh nhưng cũng đã giải quyết được một số nội dung cơ bản sau:
Về mặt lý luận: đã trình bày có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh.
- Về mặt thực tiễn: đã trình bày thực trạng công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Da Giầy Hà Nội.
Trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn phần 3 của chuyên đề đã đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Da Giầy Hà Nội.
Do hạn chế về hiểu biết về thực tế và lý luận. Hơn nữa thời gian thực tập ở Công ty có hạn nên trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp và giúp đỡ của các thày cô giáo cùng cán bộ phòng kế toán Công ty Da Giầy Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0656.doc