Kế toán chi tiết thành phẩm trong doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho nhu cầu quản lý và công tác kế toán tổng hợp.
Nguyên tắc kế toán chi tiết thành phẩm là phải thực hiện theo từng kho, tưng loại, từng nhóm hàng và từng thứ thành phẩm. Kế toán chi tiết cung cấp thông tin trên cả hai mặt số lượng và giá trị. Vì vậy, khi công tác kế toán chi tiết thành phẩm được thự hiên tốt sẽ hỗ trợ tích cực kế toán tổng hợp thông qua việc đối chiếu số liệu nhằm phát hiện kịp thời những sai sót trong việc ghi chép và tính toán đồng thời giúp khắc phục những sai sót đó.
Mặt khác, kế toán chi tết thành phẩm cung cấp thông tin về số lượng, giá trị, chất lượng, tính chất, hiện trạng của thành phẩm chi tiết đến tường chủng loại, từng mẫu mã từng kho. Nhờ đó doanh nghiệp mới có thể quản lý chặt chẽ và sử dụng tài sản một cách hiệu quả. Đây là những thông tin cần thiết và quan trọng mà không một công cụ quản lý nào có thể cung cấp đầy đủ và chính xác theo nhiều thước đo và tiêu thức kế toán chi tiết thành phẩm.
Nội dung kế toán chi tiết thành phẩm
89 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 939 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở Công ty cổ phần may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KDXNK sẽ lập báo cáo hàng xuất khẩu bị tồn kho lâu ngày chuyển sang cho phòng kế hoạch, căn cứ vào đó phòng kế hoạch lập yếu cầu xuất thành phẩm sang kho nội địa chuyển xuống cho thủ kho.
Còn trong trương hợp xuất mẫu, phòng KDXNK căn cứ vào thoả thuận đã ký kết với khách hàng lập yêu cầu xuất mẫu chuyển xuống cho thủ kho. Các yếu cầu xuất hàng này đều phải được giám đốc và kế toán trưởng xét duyệt trước khi chuyển xuống cho thủ kho. Thủ kho căn cứ vào các yêu cầu đó tiến hành xuất hàng rồi lập Phiếu xuất kho ghi vào cột 2 số lượng thực tế của từng thành phẩm, ghi ngày tháng năm xuất kho và cùng người nhận hàng ký tên vào phiếu xuất. Phiếu Xuất kho được lập thành 3 liên: liên 1 lưu ở phòng kế hoạch (nếu xuất sang kho nội địa) hoặc phòng XNK (nếu xuất mẫu); liên 2 thủ kho giữ để ghi thẻ kho và sau đó chuyển cho phòng kế toán ghi vào cột 3, 4 và ghi vào sổ kế toán; liên 3 chuyển cho kho nội địa (nếu xuất sang kho nội địa) hoặc giao cho người nhận hàng (nếu xuất mẫu).
1.3.2.2. Ở kho nội địa
Thành phẩm ở kho nội địa được xuất theo nhiều mực đích khác nhau. Tương ứng với từng trường hợp, thủ tục xuất kho có những đặc điểm riêng.
* Trường hợp xuất bán cho các đại lý: các đại lý muốn bán hàng của Công ty trước hết phải đến phòng KDNĐ để ký kết hợp đồng đại lý, trong đó quy định rõ các mặt hàng nhận bán đại lý, phương thức giao nhận hàng, phương thức thanh toán và hoa hồng đại lý. Khi có nhu cầu về mặt hàng nào đó, đại lý gửi bảng kê các mặt hàng theo yêu cầu đến phòng KDNĐ. Căn cứ vào bảng kê đó và hợp đồng đại lý, phòng KDNĐ lập Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại ly (biểu số 2.8) thành 3 liên.
Đơn vị: Công ty CP may Mẫu số 02 – VT
Thăng Long Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài Chính
PHIẾU XUẤT KHO số 2/3
Ngày 7 tháng 3 năm 2006
Nợ:..
Có:...
Họ tên người nhận hàng: Cô Thảo Địa chỉ: phòng KD - XNK
Lý do xuất kho: xuất mẫu chào hàng
Xuất tại kho: kho thành phẩm xuất khẩu
STT
Tên, nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư (sphh)
Mă số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Bộ trượt tuyết
Chiếc
01
01
2
P066
Chiếc
01
01
3
Áo Jacket 90565
Chiếc
01
01
4
Áo nỉ MT2
Chiếc
01
01
Cộng
Xuất, ngày 7 tháng 3 năm 2006
Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
Thủ kho căn cứ vào phiếu này tiến hành xuất hàng và cùng người nhânj hàng ký vào phiếu để xác nhận đã xuất đủ hàng. Liên 1 của phiếu dùng để lưu, liên 2 giao cho bên đại lý, liên 3 thủ kho giữ để ghi thẻ kho sau đó chuyển lên cho phòng kế toán ghi sổ.
Thủ tục lập và luân chuyển phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý (PXKHGBĐL) được tóm tắc như sau:
Đại lý
Thủ trưởng kế toán trưởng
Phòng KDNĐ
Thủ kho
Kế toán thành phẩm
1. Ký hợp đồng đại lý
1
1
2. Lập bảng kê mua hàng
2
3. Lập PXKHGBĐL
3
4. Giao nhận hàng
4
4
5. Ghi thẻ, sổ
5
6
6. Bảo quản, lưu huỷ
7
* Trường hợp xuất để khen thưởng biếu tặng hoặc xuất chuyển sang kho xuất khẩu: chứng từ sử dụng là Phiếu xuất kho. Mẫu phiếu này cũng tương tự như phiếu xuất kho dùng ở kho xuất khẩu. Nếu thành phẩm xuất để khen thưởng biếu tặng thì phải có sự ký duyệt của giám đốc sau đó phòng KDNĐ chuyển yêu cầu xuất hàng của phòng kế hoạch. Yêu cầu xuất hàng này được lập trên cơ sở yêu cầu của phòng XNK. Sau khi nhận được yêu cầu xuất hàng thủ kho tiến hành xuất hàng rồi lập Phiếu xuất kho thành 3 liên và được sử dụng như sau: liên 1 lưu ở phòng KDNĐ (nếu xuất khen thưởng biếu tặng) hoặc phòng kế hoạch (nếu xuất sang kho xuất khẩu), liên 2 thủ kho giữ để ghi thẻ kho sau đó chuyển lên cho kế toán thành phẩm nội địa, liên 3 lưu ở bộ phân sử dụng (nếu thành phẩm xuất để khen thưởng, biếu tặng) hoặc giao cho thủ kho ở kho xuất khẩu để ghi thẻ kho rồi chuyển cho kế toán thành phẩm xuất khẩu ghi sổ (nếu xuất sang kho xuất khẩu)
* Trường hợp xuất bán cho khách lẻ: đối với trường hợp này khi khách hàng đến tận kho thành phẩm xem và nhận hàng. Chứng từ dùng để xuất kho là hoá đơn GTGT. Đối với khách lẻ Công ty không chấp nhận bán chịu mà phải thanh toán ngay. Bởi vậy sau khi khách hàng đã thanh toán toàn bộ tiền hàng, phòng KDNĐ mới lập hoá đơn GTGT làm chứng từ để thủ kho xuất hàng. Đây đồng thời là căn cứ để ghi nhận doanh thu. Mẫu và trình tự luân chuyển hoá đơn GTGT sẽ được đề cập cụ thuể ở phần sau.
1.4. Công tác kế toán thành phẩm
Để đảm bảo theo dõi chặt chẽ số hiện có và tình hình biến động của từng loại, từng thứ thành phẩm về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị, Công ty đã tổ chức hạch toán chi tiết thành phẩm theo phương pháp ghi thẻ song song và hạch toán tổng hợp thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên. Theo đó, thành phẩm được theo dõi ở cả kho và phòng kế toán. Cụ thể công tác thành phẩm được thực hiện như sau.
1.4.1. Tại kho
Thủ kho chỉ theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất, tồn của từng thứ thành phẩm theo chỉ tiêu số lượng trên Thẻ kho. Mỗi loại thành phẩm được theo dõi trên một thẻ kho nhất định. Thẻ này do phòng kế toán lập và ghi các chỉ tiêu: tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính, mã số sản phẩm sau đó giao cho thủ kho để ghi chép hàng ngày. Căn cứ để ghi thẻ kho là các chứng từ nhập xuất đã được kiểm tra tính chất pháp lý và đã được hoàn chỉnh như phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Cuối ngày, thủ kho tính số tồn kho để ghi vào cột tồn trên thẻ kho. Định kỳ kế toán thành phẩm xuống kho nhận các chứng từ nhập xuất đã phân loại theo từng thứ thành phẩm và kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho, sau đó ký xác nhận vào thẻ kho.
Đơn vị: Công ty CP may Mẫu số 06 – VT
Thăng Long Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Địa chỉ: 250 Minh khai, Hà Nội ngày 20 tháng 03 năm 2006
của Bộ Tài Chính
THẺ KHO
Ngày lập thẻ:12/1/2006
Tờ số: 1..
- Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: áo nỉ 13615
- Đơn vị tính: Chiếc
Ngày tháng
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng
Ký xác nhận của kế toán
Nhập
Xuất
Nhập
Xuất
Tồn
A
B
C
D
E
1
2
3
15/1
24/1
11151511511111 115
225
Tồn đầu kỳ
Nhập từ PX I
Xuất bán trực tiếp
1.000
300
500
1.500
1.200
Cộng cuối tháng
1.000
300
Tồn cuối tháng
1.200
- Mã số: áo nỉ 13615
Nhập, ngày 01 tháng 03 năm 2006
Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
1.4.2. Tại phòng kế toán tài vụ
1.4.2.1. Tài khoản sủa dụng
Để phản ánh tình hình nhập xuất tồn thành phẩm vào sổ sách, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
- TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chi tiết:
TK 1541: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang hàn xuất khẩu.
TK 1542: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang hàng nội địa.
- TK 155 – Thành phẩm: tương ứng với việc phân loại thành phẩm, tài khoản này được chi tiết thành các tiểu khoản sau:
TK 1551: Thành phẩm xuất khẩu
TK 1552: Thành phẩm nội địa
- TK 157 – Hàng gửi đại lý, tài khoản này được chi tiết như sau:
TK 1571: Thành phẩm đang được chuyển đi chờ xuất khẩu.
TK 1572: Hàng gửi bán đại lý.
1.4.2.2. Trình tự kế toán thành phẩm
Phòng kế toán đồng thời theo dõi chi tiết thành phẩm và ghi chép tổng hợp vào sổ sách liên quan theo các chỉ tiêu số lượng và giá trị. Quá trình tổ chức hạch toán thành phẩm được thực hiện theo sơ đồ 2.6. Đây là sơ đồ tổng quát toàn bộ quá trình từ nhập xuất kho thành phẩm đến khâu tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ ở Công ty.
Dựa trên trình tự ghi sổ đó, công tác tổ chức kế toán chi tiết và tổng hợp đối với mỗi loại thành phẩm có những nét riêng biệt và do 2 kế toán viên thực hiện.
* Trình tự kế toán thành phẩm xuất khẩu.
Kế toán thành phẩm xuất khẩu thực hiện công việc theo cách thủ công trên chương trình EXCEL. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ nhập xuất kho thành phẩm do thủ kho gửi lên, kế toán viên phân loại rồi ghi vào 2 sổ chi tiết Sổ chi tiết nhập kho thành phẩm xuất khẩu và Sổ chi tiết xuất kho thành phẩm xuất khẩu theo chỉ tiêu số lượng.
Sơ đồ : Quy trình tổ chức hạch toán nhập xuất thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ.
Sổ chi tiết TK 111, 112
Sổ chi tiết TP, hàng gửi bán
Thẻ kho
Báo cáo tổng hợp kho thành phẩm, hàng gửi bán
Sổ cái TK 131, 155, 511,
515, 632, 635. 641, 642, 911
Báo cáo tài chính
Báo cáo công nợ nội địa, xuất khẩu
Báo cáo tổng hợp TK 641, 642, 635, 515
Chứng từ gốc (hoá đơn
GTGT, phiếu xuất kho)
Nhật ký chứng từ số 7
Báo cáo doanh thu nội địa, xuất khẩu
Ghi chú:
Ghi cuối ngày:
Ghi cuối quý:
Đối chiếu:
Cuối quý, số liệu trên sổ chi tiết được tổng hợp vào Báo cáo tổng hợp kho thành phẩm xuất khẩu (biểu số 2.12) như sau: số lượng và giá trị tồng đầu quý được lấy từ số liệu tồn cuối trong Bảng tổng hợp kho thành phẩm quý trước. Từ sổ chi tiết nhập xuất kho thành phẩm, kế toán sử dụng tính năng lọc và Subtutal trong Excel để tính tổng lượng nhập kho trong quý của từng mã hàng đồng thời căn cứ vào đơn vị nhập hoặc mục đích xuất để ghi vào các cột TK Nợ, Có tương ứng theo sơ đồ hạch toán sau:
Sơ đồ: Sơ đồ hạch toán tổng hợp thành phẩm xuất khẩu
Nhập kho từ sản xuất
Hàng xuất vận chuyển chờ xuất
TK 1571
Nhập từ kho
TK 1551
TK 1541
TK 1552
Xuất chào hàng hoặc khách hàng
Hàng xuất vận chuyển sang kho
TK 1552
TK 6418
Ví dụ:
Cuối quý I/2007, kế toán tính ra giá thành của từng mã hàng xuất khẩu sản xuất được trong kỳ, sau đó tính ra được tổng giá thành của tất cả sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ kà 21.499.035.270 đồng. Khi đó trên Báo cáo tổng hợp kho thành phẩm xuất khẩu phản ánh bút toán:
Nợ TK 1551: 21.499.035.270
Có TK 1541: 21.499.035.270
Từ đơn giá xuất kho từng loại thành phẩm từ kho nội địa chuyển sang kho xuất khẩu, kế toán tính ra được tổng giá thành phẩm được nhập từ kho nội địa là 281.814.767 đồng. Khi đó trên báo cáo tổng hợp kho thành phẩm xuất khẩu phản ánh bút toán:
Nợ TK 1551: 281.814.767
Có TK 1552: 281.814.767
Khi tính ra được đơn giá xuất của từng mặt hàng, kế toán tính ra được tổng giá xuất thành phẩm từ kho xuất khẩu sang kho nội địa trong quý là 525.750.918 đồng, tổng giá trị thành phẩm bán chờ xuất khẩucủa tất cả các mặt hàng là 22.849.292.290 đồng, tổng giá trị thành phẩm xuất mẫu là 53.054.262 đồng. Khi đó Báo cáo tổng hợp kho thành phẩm xuất khẩu phản ánh bút toán:
Nợ TK 1552: 525.750.918
Nợ TK 1571: 22.849.292.290
Nợ TK 6418: 53.054.262
Có TK 1551: 23.428.097.470
Đồng thời với việc ghi sổ thành phẩm, căn cứ vào các phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ khi xuất hàng đi bán, kế toán tiến hành ghi Sổ chi tiết TK 1571, cuối quý tổng hợp thành Báo cáo tổng hợp TK 1571. Sổ này cũng được theo dõi giá vốn hàng xuất khẩu.
* Trình tự kế toán thành phẩm nội địa.
Công việc kế toán kết hợp cả phương pháp thủ công và phần mềm kế toán EFFECT. Hàng ngày kế toán nhập các chứng từ nhập xuất kho vào máy, trương trình sẽ tự động kết suất ra các báo cáo liên quan. Tuy nhiên do phần hành chi phí giá thành không được thực hiện trên phần mềm này nên không thể kết chuyển dữ liệu đơn giá nhập kho tự động sang cho kế toán thành phẩm được. Hơn nữa các báo cáo trong phần mềm cũng không đáp ứng được yêu cầu quản lý thông tin của Công ty. Do đó kế toán thành phẩm nội địa tiến hành chuyển các báo cáo trong phần mềm ra Excel để hiệu chỉnh. Ban đầu các báo cáo này chỉ có chỉ tiếu số lượng. Kế toán tiến hành thêm bớt các cột cho phù hợp rồi nhập dữ liệu về đơn giá nhập kho của từng mã hàng trong quý, sau đó tính ra đơn giá bình quân xuất thành phẩm và hoàn thiện các cột thành tiền. Theo cách đó, cuối mỗi quý kế toán lập Báo cáo tổng hợp kho nội địa. Tương ứng với từng trường hợp nhập xuất thành phẩm mà kế toán ghi sổ vào cột TK Nợ, Có trên Bảng tổng hợp theo sơ đồ 2.8.
Ví dụ:
Sau khi tính ra đơn giá xuất bình quân của từng mặt hàng trong quý, kế toán xác định được tổng giá trị thành phẩm nội địa xuất trong kỳ là 11.116.353.300 trong đó xuất sang kho xuất khẩu là 281.814.767, xuất gửi bán đại lý là 10.665.254.920, xuât bán lẻ là 108.628.239, xuất biếu tặng khen thưởng là 60.655.381. Khi đó trên Báo cáo tổng hợp kho thành phẩm nội địa phản ánh bút toán:
Nợ TK 1551: 281.814.767
Nợ TK 1572: 10.665.254.920
Nợ TK 6321: 108.628.239
Nợ TK 6322: 60.655.381
Có TK 1552: 11.116.353.300
Sơ đồ 2.8:
Nhập kho từ sản xuất
Xuất bán đại lý
TK 1572
Nhập từ kho XK
TK 1551
TK 1542
Xuất cho khách lẻ
Hàng xuất chuyển sang kho XK
TK 1551
TK 6321
TK 1572
TK 6322
TK 1551
Hàng đại lý trả lại
Xuất khen thưởng
hoặc biếu tặng
Sơ đồ hạch toán tổng hợp thành phẩm nội địa
Như vậy, trình tự kế toán thành phẩm nội địa cũng tương tự như thành phẩm xuất khẩu chỉ khác là có sự hỗ trợ một phần của phần mềm Effect nên mang tính tự động co hơn nhưng bù lại số lượng mã hàng ở kho nội địa lại phong phú hơn nhiều so với kho xuất khẩu. Trong trường hợp cần thông tin về bất cứ mã hàng nào thì phần mềm sẽ hỗ trợ tim kiếm rất nhanh và chi tiết.
Cuối quý, căn cứ Bảng tổng hợp kho thành phẩm xuất khẩu và Bảng tổng hợp kho thành phẩm nội địa, kế toán trưởng tiến hành tổng hợp số liệu ghi vào nhật ký chứng từ số 7 (biểu số 2.16) rồi lên Sổ cái các tài khoản chi tiết và tổng hợp thành phẩm.
Sổ cái TK 1551
Số dư đầu năm
Nợ
Có
12.510.509.240
Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này
Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
TK 1541
21.499.035.270
TK 1552
281.814.787
Cộng số phát sinh Nợ
21.780.850.040
Tổng số phát sinh Có
23.428.097.470
Số dư cuối quý
Nợ
10.863.261.810
Có
Sổ cái TK 1552
Số dư đầu năm
Nợ
Có
7.874.070.738
Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này
Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
TK 1542
9.409.901.092
TÀI KHOảN 1551
525.750.918
TÀI KHOảN 1572
990.633.030
Cộng số phát sinh Nợ
10.926.285.040
Tổng số phát sinh Có
11.116.353.300
Số dư cuối quý
Nợ
7.684.002.478
Có
Sổ cái TK 155
Số dư đầu năm
Nợ
Có
12.510.509.240
Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này
Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
TK 154
30.908.936.360
TK 1572
990.633.030
Cộng số phát sinh Nợ
32.707.135.080
Tổng số phát sinh Có
34.544.450.770
Số dư cuối quý
Nợ
18.547.264.340
Có
2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần may Thăng Long
2.1. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ và khách hàng của Công ty cổ phần may Thăng Long
Thị trường tiêu thụ của Công ty cổ phần may Thăng Long rất rộng lớn, bao gồm cả thị trương trong nước và nước ngoài. Lúc đầu khi mới thành lập, thị trường của Công ty may Thăng Long chủ yếu là các nước Xã hội chủ nghĩa (các nước Đông Âu, Liên Xô). Nhưng theo thời gian, cùng với sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên, thị trường của Công ty ngày càng được mở rộng ra các nước như: Pháp, Đức, Hà Lan, Thuỵ Điển
Trong những năm 1990 – 1992, với sự sụp đổ của hàng loạt nước xã hội chủ nghĩa, thị trường của Công ty gần như “mất trắng”. Trước tình hình đó, Công ty đẩy mạnh tiếp thị, tìm kiếm thị trường mới, tập trung hơn vào những nước có tiềm năng kinh tế mạnh như Tây Âu, Nhật Bản và ngày càng chú ý tới thị trường nội địa.
Đối với thị trường nước ngoài: hiện nay, Công ty đã xó quan hệ với hơn 40 nước trên thế giới, trong đó có những thị trường mạnh đầy tiềm năng như: EU, Nhật Bản, Mỹthị trường xuất khẩu chủ yếu và thường xuyên của Công ty bao gồm: Mỹ, Đông Âu, EU, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Châu Phi, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loankhách hàng nước ngoài của Công ty đều là những Công ty có tên tuổi như: Công ty Kowa, Marubeny (Nhật Bản); Rarstab (Pháp); Valeay, Tech (Đài Loan); Mangharms (Hồng Kông); Texline (Singapore); Takarabuve (Nhật); Senhan (Hàn Quốc) và Seidentichker (Đức)Trong số đó có rất nhiều khách hàng chuyền thống có quan hệ kinh doanh với Công ty hơn 20 năm nay.
Đối với thị trường trong nước: sản phẩm của Công ty chủ yếu được bán qua các đại lý ở nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nam và một số tỉnh ở Miền Nam. Ngoài ra còn một số khách hàng mua lẻ khác nữa. Với những sản phẩm chất lượng cao, giá cả phù hợp nên sản phẩm của Công ty ngày càng được người tiêu dùng trong nước tin tưởng và ưa chuộng.
2.2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần may Thăng Long
2.2.1. Một số quy định chung
Sản phẩm may mặc của Công ty là mặt hàng chịu thuế GTGT 10% khi tiêu thụ trong nước, Công ty thực hiện tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Trường hợp xuất khẩu thì hàng hoá của Công ty không phải chị thuế GTGT và cũng không phải chịu thuế xuất khẩu vì sản phẩm của Công ty thuộc mặt hàng khuyến khích xuất khẩu theo quy định của nhà nước.
Ngoài ra, để đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong kế toán, trong mọi trường hợp dù khách hàng thanh toán tiền ngay hay thanh toán sau thì kế toán doanh thu đều ghi nhận như khách hàng nợ tiền. Phần thanh toán giữa khách hàng với Công ty được kế toán thanh toán theo dõi riêng khi đã có những chứng từ đảm bảo chắc chắn việc thu chi tiền như phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có
2.2.2. Tài khoản sử dụng và quy trình tổ chức hạch toán tiêu thụ thành phẩm
Để theo dõi tình hình tiêu thụ thành phẩm, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
- Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”: dùng để phản ánh số tiền khách hàng đã chấp nhận thanh toán nhưng chưa trả cho Công ty. Tài khoản này được chi tiết như sau:
TK 1311: Phải thu của khách hàng nước ngoài.
TK 1312: Phải thu của khách hàng nội địa.
- Tài khoản 136: Phải thu nôi bộ.
- Tài khoản 3331: Thuế GTGT đầu ra.
- Tài khoản 511: “Doanh thu bán hàng”: TK này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng của Công ty. Tài khoản này được chi tiết như sau:
TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá.
TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm.
Chi tiết:
TK 5112.1: Doanh thu xuất khẩu.
TK 5112.2: Doanh thu nội địa.
- TK 632 “Giá vốn hàng bán”: tương ứng với hai hình thức tiêu thụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. TK này được chi tiết như sau:
TK 632.1: Giá vốn hàng bán trừ hàng xuất để khen thưởng biếu tặng.
TK 632.2: Giá vốn hàng nội địa xuất dùng để khen thưởng.
- TK 641 “Chi phí bán hàng”: dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí bán hàng. Tài khoản này tại Công ty được chi tiết như quy định hiện hành.
Việc theo dõi doanh thu, giá vốn hàng bán và phải thu khách hàng do kế toán thành phẩm và kế toán doanh thu thực hiện. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán ghi sổ và có sự đối chiếu với nhau về số lượng hàng xuất ghi trên chứng từ nhập xuất kho với số lượng hàng hoá ghi trên chứng từ bán hàng. Quy trình tổ chức hạch toán tiêu thụ thành phẩm được thực hiện theo sơ đồ đã nêu ở phần trên. Kế toán tiêu thụ đối với mỗi loại thành phẩm có những điêm riêng biệt.
2.2.3. Kế toán tiêu thụ thành phẩm xuất khẩu
2.2.3.1. Phương thức tiêu thụ
Thành phẩm xuất khẩu đều được tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng theo hợp đồng với hai hình thức là bán gia công và hình thức mua đứt bán đoạn. Hình thức bán hàng gia công thường áp dụng đối với khách hàng truyền thống. Những khách hàng này đặt hàng dài hạn với Công ty thông qua phòng kinh doanh XNK, đến từng mùa vụ thì khách hàng chuyển mẫu hàng và vật liệu đến cho Công ty gia công. Sau khi hoàn thành, Công ty gửi mẫu hàng cho khach hàng kiểm tra, nếu đồng ý hành khách sẽ ký tiếp với Công ty phụ lục hợp đồng về việc mua bán hàng gia công. Tuy nhiên, để mở rộng thị phần thì Công ty còn chủ động gửi mẫu hàng cho khách hàng mới, nếu họ đồng ý thì hai bên sẽ ký kết hợp đồng mua bán. Đây gọi là hình thức mua đứt bán đoạn.
Khi chuẩn bị xuất hàng đi, Công ty gửi chỉ định xuất hàng (do khách hàng gửi sang) và Packing list cho hải quan để mở tờ khai hàng hoá xuất khẩu (biểu số 2.20). Khi hàng được chuyển đến cảng Hải Phòng hoặc sân bay Nội Bài. Cơ quan hải quan kiểm tra lại hàng rồi ký nhận vào tờ khai. Tờ khai được lập thành hai bản, cơ quan hải quan giữ một bản, một bản Công ty dùng để làm căn cứ lập biên tàu (nếu chuyển hàng từ cảng Hải Phòng) hoặc vận đơn (nếu chuyển hàng từ sân bay Nội Bài) xác nhận việc chuyển giao hàng hoá. Sau khi nhận được biên tàu gốc hoặc vận đơn thì hàng được xem là đã tiêu thụ. Đồng thời với quá trình làm thủ tục xuất hàng, Công ty lập hoá đơn thương mại (invoice) gửi kèm cùng các chứng từ khác để hoàn thiện bộ hồ sơ xuất khẩu gửi sang cho khách hàng. Sau khi đã hoàn thành mọi thủ tục xuất hàng, một bản của hoá đơn này và tờ khai kem theo hợp đồng ký với khách hàng được chuyển đến cho phòng kế toán làm các thủ tục thanh toán với khách hàng và cơ quan hải quan đông thời ghi số doanh thu và giá vốn hàng xuất khẩu.
Công việc kế toán được thực hiện như sau: các chứng từ ban đầu được tập hợp chung trên Báo cáo doanh thu xuất khẩu. Hàng ngày kế toán ghi số lượng của từng mặt hàng xuất khẩu trên tờ khai vào sổ sau khi đã đối chiếu với số lượng ghi trên phiếu nhập kho kiêm vận chuyển nội bộ tương ứng. Đơn giá bán được lấy căn cứ vào đơn giá ghi trong hợp đồng với khách hàng và có sự đối chiếu với đơn giá ghi trên invoice do phòng XNK lập chuyển sang. Sau khi số lượng và đơn giá trên các chứng từ đã phù hợp, kế toán lập hoá đơn GTGT. Hoá đơn này chỉ mang tính thủ tục dùng để sử dụng nội bộ và đáp ứng yêu cầu của cơ quan thuế. Căn cứ vào số lượng và đơn giá của từng mặt hàng trong từng lần xuất khẩu, kế toán tính ra doanh thu theo nguyên tệ và đổi ra VNĐ theo giá hạch toán, đến cuối quý mới được điều chỉnh theo giá thực tế ngày cuối quy. Trên cơ sở sổ chi tiết xuất khẩu này kế toán sử dụng tính năng lọc và tính toán trong Excel để lập Báo cáo nợ xuất khẩu để theo dõi các khoản phải thu khách hàng nước ngoài.
2.2.3.2. Phương pháp hạch toán và trình tự ghi sổ
Ví dụ:
Căn cứ vào tờ khai số 6094, Công ty xuất khẩu 10.000 chiếc áo có mã hàng MR 39063 theo hợp đồng gia công 01/TL – DYN – 06, đơn giá gia công ghi trên invoice số 84/EX – PRC đi kèm là 0.77$/chiếc phù hợp với đơn giá gia công ghi trong hợp đồng. Khi đó kế toán ghi sổ như sau:
* Phản ánh giá vốn hàng bán theo chỉ tiêu số lượng vào Sổ chi tiết TK 1571 theo định khoản:
Nợ TK 6321: 10.000 chiếc
Có TK 1571(MR39063): 10.000 chiếc
Cuối quý, kế toán tổng hợp số lượng từng mặt hàng bán trong kỳ vào Báo cáo tổng hợp TK 1571.
* Phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu: hàng ngày kế toán ghi nhận doanh thu theo giá hạch toán vao Báo cáo doanh thu xuất khẩu theo bút toán:
Nợ TK 1311(Israel): 10.000 x 0.77 x 16.020 = 123.354.000
Có TK 5112.1: 123.354.000
Đến cuối quý, căn cứ vào tỷ giá ngày cuối quý kế toán tiến hành điều chỉnh doanh thu từ giá hạch toán thành giá thực tế theo bút toán:
Nếu điều chỉnh tăng:
Nợ TK 413: Chênh lệch tỷ giá.
Có TK 5112.1:
Trong quý I/2007, tỷ giá hạch toán là 16.020 lớn hơn tỷ giá thực tế ngày cuối quý là 16.000 nên kế toán phản ánh bút toán điều chỉnh giảm doanh thu trên báo cáo doanh thu xuất như sau:
Nợ TK 5112.1: 1.851.007 x (16.020 - 16.000) = 40.722.154
Có TK 413: 40.722.154
* Quá trình tiêu thụ hàng có phát sinh các chi phí liên quan như chi phí chuyển, bốc dỡ hàng đến cảng, chi phí thuê kho bãicác phí tổn này được tính vào chi phí bán hàng và do kế toán thanh toán ghi sổ theo bút toán:
Nợ TK 641:
Nợ TK 133:
Có TK 111, 112, 331
Ví dụ:
Để chuyển hàng từ kho đến cảng Hải Phòng, Công ty phải thuê đơn vị vận tải thực hiên với chi phí vận chuyển chưa có thuế là 566.963.100, thuế suất GTGT 10%, Công ty chưa thanh toán tiền cho đơn vị vận tải. Khi đó kế toán thanh toán sẽ phản ánh chi phí này trong sổ chi tiết người bán theo bút toán:
Nợ TK 641: 566.963.100
Nợ TK 133: 56.696.310
Có TK 331: 623.659.410
2.2.4. Kế toán tiêu thụ thành phẩm nội địa
Công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm nội địa được thực hiên theo cách thức thủ công kết hợp với sự hỗ trợ của phần mềm Effect. Chứng từ bán hàng là hoá đơn GTGT kèm theo các chứng từ xuất kho. Hàng ngày, kế toán doanh thu nội địa cập nhập các hoá đơn GTGT vào phần mềm Effect, phần mềm sẽ hỗ trợ trong việc tìm kiếm chi tiết theo từng mặt hàng, khách hàng và từng hoá đơn.
Đồng thời, để theo dõi doanh thu trong kỳ, hàng ngày kế toán lập Báo cáo doanh thu nội địa theo cách thủ công trong Excel. Trong đó mỗi hoá đơn được ghi một dòng các chỉ tiêu được ghi chung cho các mặt hàng. Cuối quý, số liệu tổng doanh thu nội địa tính được từ báo cáo là căn cứ để lập nhật ký chứng từ số 7.
Để theo dõi công nợ với khách hàng trong kỳ, cuối quý kế toán doanh thu nội địa căn cứ bảng kê doanh thu và sổ cân đối tiền mặt, tiền gửi ngân hàng đã được tổng hợp cho từng khách hàng do kế toán vốn bằng tiền chuyển sang để lập Báo cáo nợ nội địa theo dõi tình hình thanh toán của từng khách hàng.
Giá vốn hàng bán được theo dõi ở Báo cáo tổng hợp kho đại lý nội địa nếu hàng được bán qua đại lý hoặc theo dõi ở Báo cáo tổng hợp kho thành phẩm nội địa nếu hàng bán trực tiếp hoặc dùng để tiêu thụ nội bộ.
Trên cơ sở cách thức ghi sổ chung đó, trong mỗi phương thức tiêu thụ, công tác kế toán lại có những điểm khác biệt.
2.2.4.1. Phương thức tiêu thụ qua các đại lý
Các đại lý bao gồm đại lý của Công ty và đại ký ngoài Công ty. Nếu là đại lý của Công ty thì được ưu tiên hơn trong lựa chọn mặt hàng và trong thanh toán. Các đại lý này cũng đến giao nhận hàng bình thường như đại lý ngoài Công ty. Tuy nhiên các đại lý nội bộ được giao cho quyển hoá đơn GTGT. Khi bán hàng, đại lý thay mặt Công ty viết hoá đơn thành 3 liên: liên 1 dùng để lưu, liên 2 gửi cho khách hàng, liên 3 hàng tháng chuyển về cho kế toán doanh thu nội địa để ghi nhận doanh thu và giá vốn hàng bán.
Tuy nhiên đại lý của Công ty chỉ chiếm số ít mà phần lớn là đại lý ngoài Công ty. Đây đều là các đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng. Khi có nhu cầu về mặt hàng nào đó đã đăng ký trong hợp đồng đại lý đến Công ty để làm thủ tục nhận hàng. Định kỳ cuối tháng, các đại lý gửi bảng kê bán hàng cho phòng KDNĐ để làm căn cứ lập hoá đơn GTGT, lúc đó hàng mới được gọi là tiêu thụ.
Như vây, dù là đại lý của Công ty hay ngoài Công ty thì hoá đơn GTGT đều là căn cứ để ghi nhận doanh thu và giá vốn hàng bán. Đại lý có trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho Công ty còn Công ty phải trả hoa hồng cho đại lý theo quy định trong hợp đồng. Tuỳ theo từng đại lý mà hoa hồng khoảng từ 16% - 25% tính trên doanh thu có thuế hay doanh thu chưa có thuế GTGT. Căn cứ để phản ánh hoa hồng đại lý là hoá đơn GTGT (liên 2 màu đỏ) do đại lý lập (nếu đại lý có sử dụng hoá đơn GTGT) hoặc được ghi ngay trên hoá đơn bán hàng của Công ty.
Ví dụ:
Căn cứ hoá đơn số 0001176 ngày 15/03/2007, kế toán ghi sổ như sau:
* Ghi nhận doanh thu vào báo cáo doanh thu nội địa, cuối quý tổng hợp lại theo từng người bán để ghi vào báo cáo công nợ nội địa theo bút toán:
Nợ TK 1312 (cửa hàng Tràng Tiền Plaza): 18.392.000
Có TK 5112.2: 16.720.000
Có TK 3331: 1.672.000
* Chi nhận giá vốn: kế toán nhập hoá đơn vào phần mềm Effecl, phần mềm sẽ tự động theo dõi giá vốn phát sinh về chi tiêu số lượng theo bút toán:
Nợ TK 6321: 110 chiếc.
Có TK 1572(MA1 không thêu): 110 chiếc.
Cuối quý, kế toán chuyển báo cáo kho đại lý kết xuất từ phần mêm ra chương trinh Excel để bổ sung các cột đơn giá và thành tiền. Kết quả cuối cùng là Báo cáo tổng hợp kho đại lý nội địa.
* Theo dõi khoản phải thu khách hàng: khi nhập hoá đơn số 0001176 vào phần mềm Effect thì phần mềm sẽ tự động ghi tăng khoản phải thu đối với cửa hàng Tràng Tiền Plaza 18.392.000. Phần mềm sẽ hỗ trợ tìm kiếm hiệu quả đối với từng khách hàng và chi tiết đến từng hoá đơn mã hàng: đến cuối quý từ báo cáo doanh thu nội địa, kế toán lọc theo từng khách hàng từ đó bổ sung phần phát sinh nợ của TK 1312 trong Báo cáo nợ nội địa. Báo cáo này sẽ theo dõi tình hình thanh toán giữa khách hàng và Công ty trong kỳ.
Trường hợp đại lý thuộc Công ty thì sau khi đã ghi nhận bút toán trên kế toán chuyển khoản phải thu khách hàng sang phải thu nội bộ. Ở đây cửa hàng Tràng Tiền Plaza là đại lý của Công ty nên cuối quý khi tính ra tổng khoản phải thu cửa hàng phát sinh trong kỳ rồi kết chuyển từ TK 1312 sang TK 136 phải thu nội bộ trên báo cáo công nợ nội địa theo bút toán:
Nợ TK 136 (Cửu hàng Tràng Tiền Plaza): 71.691.991
Có TK 1312 (Cửu hàng Tràng Tiền Plaza): 71.691.991
* Ghi nhận hoa hồng đại lý vào báo cáo doanh thu nội địa, cuối quý tổng hợp lại theo từng khách hàng rồi ghi vào báo cáo công nợ nội địa theo but toán:
Nợ TK 6418: 3.344.000
Có TK 1312 (Cửu hàng Tràng Tiền Plaza): 3.344.000 Trường hợp bán không hết hoặc khi thanh lý hợp đồng, các đại lý được phép trả lại hàng cho Công ty: lúc đó kế toán nhập phiếu nhập kho hàng đại lý vào phần mêm Effect. Kế toán đồng thời theo dõi nghiệp vụ này như trường hợp nhập kho thành phẩm nội địa và phản ánh tăng số lượng hàng gửi bán chi tiết theo từng mã hàng. Cuối quý, kế toán phản ánh trị giá hàng gửi bán trả lại trên Báo cáo tổng hợp kho đại lý nội địa theo định khoảnL:
Nợ TK 1552 (Chi tiết mã hàng)
Có TK 1572 (Chi tiết mã hàng)
Ví dụ:
Cuối quý I/2007 kế toán tính ra được tổng giá trị hàng gửi bán trả lại là 10.665.254.920. Trên báo cáo tổng hợp kho đại lý nội địa phản ánh bút toán:
Nợ TK 1552: 990.633.030
Có TK 1552: 990.633.030
2.2.4.2. Phương thức tiêu thụ trực tiếp qua kho
Phương thức này chỉ áp dụng với các khách lẻ. Khách hàng muốn mua hàng sẽ lên phòng kinh doanh nội địa(KDNĐ) để lập hoá đơn GTGT. Đây là chứng từ dùng để xuất kho và căn cứ để kế toán ghi nhận doanh thu và giá vốn hàng bán. Trình tự luân chuyển hoá đơn GTGT như sau: khi khách hàng đến mua hàng phòng KDNĐ lập hoá đơn GTGT thành 3 liên. Hoá đơn GTGT trước hết do kế toán trưởng ký xác nhận việc bán hàng sau đó giám đốc Công ty ký duyệt cho các xuất bán hàng. người mua cầm hoá đơn xuống kho để nhận hàng và ký vào hoá đơn để xác nhận đã nhận đủ hàng. Các lên của hoá đơn được sử dụng như sau:
Liên 1 (màu tím): lưu tại phòng KDNĐ.
Liên 2 (màu đỏ): khách hàng mang lên phòng kế toán để làm căn cứ lập phiếu rồi thanh toán tiền hàng. Trong phương thức tiêu thụ này Công ty không chấp nhận bán chiu.
Liêm 3 (màu xanh): được chuyển cho kế toán doanh thu nội địa để ghi nhận nợ và ghi nhận doanh thu . Sau khi sử dụng các hoá đơn được đóng thành tập xếp theo trình tự số hoá đơn và do kế toán doanh thu nội địa lưu giữ.
Mặc dù khách hàng thanh toán ngay nhưng kế toán vẫn ghi nhận như khách hàng trả chậm. Doanh thu và các khoản thanh toán với khách hàng cũng được ghi sổ như phương thức tiêu thụ qua đại lý, chỉ khác là giá vốn hàng bán được ghi nhận hàng ngày như nghiệp vụ xuất kho thành phẩm nội địa bán trực tiếp đến cuối quý tổng hợp số liệu vào báo cáo tổng hợp kho thành phẩm nội địa.
2.2.4.3. Phương thức tiêu thụ nội bộ: gồm khen thưởng cho cán bộ công nhân viên hoặc biếu tặng.
Trường hộp này Công ty chỉ lập phiếu xuất kho mà không lập hoá đơn GTGT. Kế toán không phản ánh doanh thu mà căn cứ vào phiếu xuất kho đó kế toán theo dõi giá vốn hàng xuât như nghiệp vụ xuất kho thành phẩm tiêu dùng nội bộ, cuối quý tổng hợp giá hàng xuất vào báo cáo tổng hợp kho thành phẩm nội địa theo bút toán:
Nợ TK 6322:
Có TK 1552 (chi tiết bán hàng).
3. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần may Thăng Long
3.1. Đặc điểm kinh doanh và quy trình hạch toán xác định kết quả tại Công ty
Ở Công ty ngoài hoạt động kinh doanh chính là tiêu thụ thành phẩm còn có hoạt động bán hàng hoá. Trong đó hàng hoá chủ yếu là các nguyên vật liệu mua về nhưng không dùng hết như vải, chỉ, bao bìđược bán lại để thu hồi vốn. Hoạt động này được theo dõi riêng với hoạt động tiêu thụ thành phẩm về chỉ tiêu giá vốn và doanh thu. Tuy nhiên Công ty lại không tiến hành phân bổ chi phí bán hàng và chi phíư quản lý doanh nghiệp riêng cho từng hoạt động nên không thể xác định kết quả riêng cho từng hoạt động tiêu thụ đó. Vì vậy, kết quả tiêu thụ của Công ty là tổng hợp kết quả của hai hoạt động này.
Công ty cổ phần may Thăng Long xác định kết quả kinh doanh vào cuối mỗi quý. Do đó, trong một năm tài chính Công ty có 4 bộ Báo cáo taìi chính tương ứng cho 4 quý. Sau khi các phần hành kế toán khác hoàn thành của mình, đến cuối quý thì tổng hợp lại và chuyển số liệu cho kế toán trưởng để kết chuyển các khoản thu nhập và chi phí phát sinh trong kỳ, từ đó xác định kết quả kinh doanh, ghi sổ tổng hợp và lập Báo cáo tài chính. Trình tự hạch toán xác định kết quả toàn Công ty được tóm tắt ở sơ đồ đã nêu ở phần trên.
3.2. Kế toán doanh thu nội bộ
3.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng trong Công ty bao gồm cả doanh thu tiêu thụ thành phẩm và doanh thu bán hàng hoá. Các loại doanh thu này được theo dõi ở các sổ riêng như sau:
- Doanh thu tiêu thụ thành phẩm xuất khẩu: được theo dõi trên Báo cáo doanh thu xuất khẩu.
- Doanh thu tiêu thụ thành phẩm nội địa: được theo dõi trên Báo cáo doanh thu nội địa.
- Doanh thu bán hàng được theo dõi trên Báo cáo doanh thu hàng hoá.
3.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu tại Công ty
Đối với hàng bán xuất khẩu, trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, Công ty không phát sinh các khoản hàng bán bị trả lại giảm giá hàng bán, chiết khấu vì trước khi tiến hành sản xuất tổng giám đốc Công ty cùng các hãng nước ngoài đã đàm phán kỹ về giá cả gia công và ký hợp đồng về giá giá gia công cho nên không có sự thay đổi về giá. Chất lượng sản phẩm của Công ty đều đảm bảo yêu cầu của bên đặt hàng. Trong quá trình sản xuất Công ty đều cử nhân viên kiểm soát chất lương kiểm tra, nếu sản phẩm đạt tiêu chuẩn thì mới được đóng gói chờ xuất khẩu. Trước khi xuất hàng đi Công ty đều gửi mẫu sang cho khách hàng, chỉ khi khách hàng đồng ý thì hàng mới được xuất đi tiêu thụ. Vì vậy sản phẩm bán ra đều đảm bảo chất lượng và được khách hang chấp nhận.
Đối với hình thức bán hàng nội địa, do số lượng thị trường nhỏ nên Công ty không tiến hành giảm giá hàng bán để khuyến khích người tiêu dùng. Còn đối với hàng bán qua các đại lý thì chỉ khi bán được hàng mới ghi nhận doanh thu, nếu hàng không bán được lại nhập lại nhập lại kho nên không bị coi là hàng bán bị trả lại.
Ngoài ra, do sản phẩm Công ty thuộc diện khuyến khích xuất khẩu không phải chịu thuế xuất khẩu nên cũng không có khoản giảm trừ thuế xuất khẩu vào doanh thu xuất khẩu.
3.2.3. Kế toán doanh thu thuần
Do Công ty không có các khoản giảm trừ doanh thu nên doanh thu thuần chính là doanh thu bán hàng tong kỳ. Cuối quý, căn cứ vào dòng tổng hợp cộng trên các Báo cáo doanh thu hàng bán như trên, kế toán trưởng lập số liệu để xác định doanh thu thuần toàn Công ty và kết chuyển sang TK 911 xác định kết quả kinh doanh trên NKCT số 7 theo bút toán:
Nợ TK 5111: 1.164.716.715
Nợ TK 5111: 32.315.061.720
Nợ TK 5111: 7.763.735.916
Có TK 911: 41.243.514.350
Từ NKCT số 7, kế toán lập sổ cái TK 511 doanh thu tổng hợp và sổ cái các TK doanh thu chi tiết.
Số dư đầu năm
Nợ
Có
0
Sổ cái TK 511
Đơn vị tính: đồng
Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này
Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
TK 911
41.243.514.350
Cộng số phát sinh Nợ
41.243.514.350
Tổng số phát sinh Có
41.243.514.350
Số dư cuối quý
Nợ
Có
3.3. Kế toán giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán toàn Công ty bao gồm giá vốn thành phẩm xuất khẩu, giá vốn thành phẩm tiêu thụ trong nước và giá vốn hàng hoá bán ra. Do sự phong phú trong phương thức tiêu thụ hàng hoá mà giá vốn hàng bán được theo dõi ở những sổ sách khác nhau.
Đối với thành phẩm xuất khẩu, giá vốn hàng bán trong quý được tổng hợp trên Báo cáo tổng hợp kho đại lý xuất khẩu.
Đối với thành phẩm nội địa:
- Giá vốn hàng bán đại lý được theo dõi trên Báo cáo tổng hợp kho đại lý nội địa.
- Giá vốn hàng bán trực tiếp và tiêu thụ nội bộ được theo dõi trên Báo có tổng hợp kho thành phẩm nội địa.
Đối với hàng hoá, giá vốn được theo dõi trên Báo cáo tổng hợp hàng hoá.
Cuối quý, kế toán trưởng căn cứ vào các báo cáo này để tính ra tổng giá vốn của từng phương thức tiêu thụ đồng thời ghi kết quả vào NKCT số 7 cột Nợ Có tương ứng. Sau đó thực hiện bút toán kết chuyển toàn bộ giá vốn hàng bán trong kỳ của Công ty lên NKCT số7 theo bút toán:
Nợ TK 911: 34.068.264.110
Có TK 632: 34.068.264.110
Căn cứ vào NKCT số 7, kế toán lập sổ cái tổng hợp TK 632 vào các sổ cái các TK giá vốn chi tiết.
3.4. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp gồm rất nhiều khoản mục và liên quan đến nhiều phần hành khác nhau. Hàng ngày các khoản chi phí phát sinh được theo dõi ở những phần hành kế toán tương ứng, đến cuối quý tổng hợp lại và chuyển sang cho kế toán chi phí đầu ra để ghi chép vào Báo cáo chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (biếu số 2.30)
Ngoài ra, các khoản chi phí hoa hồng đại lý trong quý được tập hợp từ Báo cáo doanh thu nội địa được tính vào chi phí bán hàng theo định khoản:
Nợ TK 6418: 704.797.252
Có TK1312: 704.797.252
Sổ cái TK 632
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Đơn vị tính: đồng
Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này
Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
TK 1552
169.283.621
TK 1571
23.513.319.830
TK 1572
9.642.906.395
TK 156
742.754.258
Cộng số phát sinh Nợ
34.068.264.110
Tổng số phát sinh Có
34.068.264.110
Số dư cuối quý
Nợ
Có
Từ Báo cáo tổng hợp kho thành phẩm xuất khẩu, kế toán tính tổng giá trị thành phẩm xuất mẫu tính vào chi phí bán hàng trong quý và phản ánh vào sổ sách theo bút toán:
Nợ TK 6418: 53.054.263
Có TK 1551: 53.054.263
Sau khi đã tập hợp các khoản chi phí vào Bảng tổng hợp chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, kế toán dựa vào số liệu trên bảng kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quảm lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh. Trong quý I/2006, công việc kết chuyển này được thực hiên trên NKCT số 7 theo bút toán:
Nợ TK 911: 1.407.488.913
Có TK 641: 1.407.488.913
Và bút toán:
Nợ TK 911: 2.102.354.992
Có TK 642: 2.102.354.992
Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí và NKCT số 7, kế toán lập sổ cái TK 641 (biểu số 2.31) và sổ cái TK 642 (biểu số 2.32).
Sổ cái TK 641
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Đơn vị tính: đồng
Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này
Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
TK 111
135.481.296
TK 112
28.430.820
TK 131
704.797.252
TK 141
67.018.536
TK 152
19.419.290
TK 1551
53.054.263
TK 214
17.435.176
TK 311
190.346.246
TK 334
183.010.267
TK 338
21.111.662
Cộng số phát sinh Nợ
1.420.104.808
Tổng số phát sinh Có
1.420.104.808
Số dư cuối quý
Nợ
Có
Sổ cái TK 642
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Đơn vị tính: đồng
Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này
Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
TK 111
199.724.109
TK 112
113.235.999
TK 141
190.035.981
TK 152
42.419.242
TK 214
84.735.401
TK 311
495.262.345
TK 333
276.958.050
TK 334
618.093.248
TK 338
87.562.438
Cộng số phát sinh Nợ
2.108.026.812
Tổng số phát sinh Có
2.108.026.812
Số dư cuối quý
Nợ
Có
3.5. Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ
Sau khi kết chuyển doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ vào TK 911 “Xác định kết quả”, kế toán so sánh tổng phát sinh Nợ và phát sinh Có tương ứng của tài khoản này để xác định lãi hoặc lỗ của hoạt động kinh doanh trong quý vào TK 421 “Lợi nhuận chưa phận phối”.
Ví dụ:
Kết quả trong quý I/2007, bút toán kết chuyển, lãi hoạt động kinh doanh trong kỳ như sau:
Nợ TK 911: 7.401.769.202
Có TK 421: 7.401.769.202
Căn cứ vào kết quả tính toán và NKCT số 7, kế toán lập sổ cái TK 911
Sổ cái TK 911
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Đơn vị tính: đồng
Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này
Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
TK 632
34.068.264.110
TK 641
1.420.104.808
TK 642
2.108.026.812
Cộng số phát sinh Nợ
900.575.482
Tổng số phát sinh Có
10.105.775.773
Số dư cuối quý
Nợ
6.985.456.792
Có
Ngoài việc theo dõi kết quả tiêu thụ toàn Công ty kế toán còn theo dõi kết quả tiêu thụ của từng hình thức tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, qua đó có thể thấy được kết quả của từng hình thức tiêu thụ, từ đó đưa ra được tham mưu cho ban quản lý để đưa ra những điều chỉnh thích hợp và kịp thời để nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Công ty.
CHƯƠNG III
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG
I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG
1.Những kết quả đạt được
Trải qua hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty cổ phần may Thăng Long đã khẳng định vị thế của mình là một trong những Công ty rệt may hàng đầu Viêt Nam. Đó là phần thưởng xướng đáng cho những nổ lực hết mình của tất cả các phòng ban trong Công ty, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của phòng kế toán – tài vụ nói chung và công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ nói riệng.
Là một doanh nghiệp sản xuất mặt hàng mang tính thời vụ, đặc điểm khách hàng rất phong phú và đa dạng, khối lượng công việc của phần hành kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ là vô cùng nặng nề. Trung bình mỗi quý, kế toán thành phẩm phải theo dõi gần 4.000 mã hàng khác nhau với tần xuất nhập xuất rất lớn. Tuy khó khăn như vậy nhưng kế toán thành phẩm không những đảm bảo việc theo dõi chi tiết tình hình nhập xuất tồn của từng mã hàng mà còn theo dõi chi tiết cả đối với từng hợp đồng và từng khách hàng. Cũng giống kế toán thành phẩm, kế toán theo dõi doanh thu và các khoản phải thu khách hàng đã rất cố gắng để phản ánh các khoản thu một cách chi tiết và theo dõi sát sao tình hình thanh toán đối với từng khách hàng. Thực sự phần hành kế toán này ở Công ty đã đáp ứng được những nhiệm vụ cơ bản đặt ra. Kết quả này cho thấy nỗ lực của toàn bộ thành viên trong phòng kế toán đồng thời phản ánh việc phân công công việc khoa học, hợp lý giữa các kế toán viên.
Để đạt được những kết quả như vậy, công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu tiêu thụ tại Công ty nhìn chung đã chấp hành đầy đủ các chính sách về giá cả, về thuế của Nhà nước cũng như tuân thủ theo đúng và linh hoạt chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ tài chính theo hướng phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị. Cụ thể:
- Các chứng từ kế toán trong Công ty đều đảm bảo tính thống nhất về biểu mẫu đã được quy định, được ghi chép thống nhất, kịp thời và đúng trình tự thực tế phát sinh.
- Hệ thống tài khoản trong Công ty nói chung và các tài khoản sử dụng trong phần hành kế toán này nói riêng được xây trên hệ thống tài khoản do Bộ tài chính ban hành. Các tài khoản chi tiết được mở phù hợp với yêu cầu và đặc thù của Công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán nói riêng và cho quá trình theo dõi, kiểm tra được thuận lợi và nhanh chóng.
- Hệ thống sổ sách kế toán trong Công ty hầu như đều được thiết kế trên cơ sở mẫu quy định trong quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ tài chính một cách sáng tạo để phù hợp với yêu cầu của Công ty, đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ và chi tiết. Ví dụ: để theo dõi tình hình nhập xuất thành phẩm, thay vào theo dõi trên bảng kê số 8, trong Công ty đã sử dụng nhiều sổ chi tiết khác nhau như sổ chi tiết nhập xuất kho thành phẩm xuất khẩu, sổ chi tiết thành phẩm nội địa, nhờ vậy mà theo dõi được rất tỉ mỉ tình hình nhập xuất của từng mã hàng.
Do đặc đặc điểm thành phẩm của Công ty rất phong phú, đa dạng nên công tác kế toán của Công ty được phân công quản lý rõ ràng, giữa các kế toán viên luôn có sự đối chiếu lẫn nhau nên thông tin có độ chính xác cao.
2. Những tồn tại và nguyên nhân
Ngoài những kết quả đạt được đã nêu, công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ở Công ty còn một số hạn chế như:
* Về hình thức ghi sổ Nhật ký chứng từ.
- Hệ thống sổ sách kế toán trong Công ty được thiết kế và sử dụng hầu như không đúng với chế độ.
- Cách ghi sổ chưa được phù hợp với chế độ, các chứng từ và bảng phân bổ được chỉ được ghi hàng ngày vào các sổ chi tiết mà không ghi vào Nhật ký hoặc Bảng kê liên quan
* Về hình thức bán hàng trực tiếp qua kho.
Công ty quy định mọi thành phẩm tiêu thụ trong nước phải được xuất bán từ kho Công ty, mà không được xuất bán tại các xí nghiệp. Điều này làm tăng chi phí vận chuyển, bảo quản và nhiều khi còn làm mất cơ hội tiêu thụ thành phẩm cho Công ty.
* Về phương pháp tính giá thành phẩm xuất kho.
Công ty áp dụng phương pháp bình quân để tính giá xuất thành phẩm. Theo phương pháp này, trong kỳ tình hình nhập xuất kho chỉ được theo dõi về chỉ tiêu số lượng, chỉ đến cuối quý khi tính ra đơn giá bình quân mới được bổ sung chỉ tiêu số lượng. Việc ghi thiếu chỉ tiêu giá trị như vậy làm cho thông tin kế toán không đảm bảo được tính kịp thời đồng thời dồn công việc vào cuối quý nên khó tránh khỏi sai sót.
* Công tác hạch toán còn sai sót.
Tài khoản sử dụng phản ánh doanh thu nội bộ là không chính xác. Thay vì sử dụng TK 512 để ghi nhận doanh thu tiêu thụ nội bộ như quy định, Công ty lại hạch toán qua TK 511
*Công tác sử dụng phần mềm kế toán.
Mặc dừ các kế toán viên được trang bị máy vi tính nhưng hầu như công tác kế toán của Công ty vẩn được thực hiện theo phương pháp thủ công. Phần mềm Effect mà công Công ty đang áp dụng không đáp ứng được yêu cầu của Công ty nên chi hổ trợ một phần nhỏ cho công tác kế toán. May vi tính chỉ hỗ trợ vẻ bảng biểu, nhập dữ liệu và tính toán đơn giản trong Excel. Điều này ảnh hưởng tới tiến độ rất lớn của công việc.
II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ
Với vai trò vô cùng quan trong, công tác kế toán thành phẩm, tiêu thu thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ phải được thực hiện tốt thì doanh nghiệp mới có thể kiểm soát chặt chẽ kết quả của các quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý tốt tài sản của mình và đưa ra các quyết định một cách chính xác kịp thời. Vì vậy, công tác kê toán nói chung và công tác kế toán thành phẩm nói riêng phải ngày càng hoàn thiện hơn để đảm bảo chất lượng thông tin kế toán ngày càng cao phục vụ cho yêu cầu quản lý của Công ty.
Ngoài những kết quả đạt được trong công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ, Công ty cổ phần may Thăng Long cần phải hoàn thiên hơn nữa những phần còn hạn chế sau để đạt được kết quả cao hơn, đáp ứng hơn nữa yêu cầu của nhà quản lý.
* Hoàn thiện phương thức tiêu thụ thành phẩm.
Trong thời gian tới Công ty nên tiến hành phương thức tiêu thụ thành phẩm không qua kho tức là các thành phẩm ở các Xí nghiệp sau khi hoàn thành có thể được tiêu thụ luôn không phải qua nhập kho Công ty. Khi đó phương thức hạch toán sẽ không có bút toán nhập kho thành phẩm:
Nợ TK 155 “Thành phẩm”
Có TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Mà khi xuất bán trực tiếp kế toán phản ánh luôn giá vốn:
Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán”
Có TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Các bút toán phản ánh doanh thu và kết chuyển doanh thu, giá vốn vào cuối kỳ kế toán phản ánh tương tự như trường hợp tiêu thụ hàng qua kho.
* Hoàn thiện phương pháp hạch toán.
- Hạch toán doanh thu nội bộ
Công tác hạch toán giá vốn và doanh thu tiêu thụ nội bộ của Công ty còn nhiều sai sót
Về tài khoản sử dụng: doanh thu nội bộ phải được phản ánh vào TK 512 chứ không phải TK 511 như Công ty đang thực hiện. Bởi vậy khi bán hàng qua chi nhánh của Công ty, bút toán giá vốn được phản ánh lại:
Nợ TK 136 (chi nhánh)
Có TK 512: doanh thu chưa thuế GTGT
Có TK 3331: thuế GTGT
Khi xuất sản phẩm để khen thưởng, biếu tặng, ngoài bút toán giá vốn kế toán còn phản ánh bút toán doanh thu như sau:
Nợ TK 641: nếu xuất dùng cho bán hàng
Nợ TK 642: nếu xuất dùng cho quản lý Công ty
Nợ TK 431: nếu dùng làm từ thiện, khen thưởng cho CNV
Có TK 512 “Doanh thu tiêu thụ nội bộ”
* Hạch toán nghiệp vụ xuất thành phẩm để chào hàng hoặc xuất mẫu cho khách hàng.
Theo quy định, khi xuất thành phẩm đi chào hàng hoặc xuất mẫu cho khách thì đây được xem là nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm nội địa. Kế toán phải phản ánh đồng thời 2 bút toán:
- Phản ánh doanh thu hàng xuất:
Nợ TK 155
Có TK 632
- Phản ánh doanh thu tiêu tụ nội bộ:
Nợ TK 641
Có TK 512: doanh thu chưa thuế GTGT
Có TK 3331: thuế GTGT
Như đã nêu ở trên, các tồn tại trong công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu tụ hiện nay của Công ty cổ phần may Thăng Long hiên nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, để hoàn thiện công tác này đòi hỏi toàn Công ty nói chung và cung như phòng kế toán tài vụ nói riêng phải nổ lực hơn nữa để hoàn thiện phần hành kế toán này.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào ván đề tiêu thụ thành phẩm cũng được đặt lên hàng đầu, đó là một hoạt động quyết định tới sự tồn tại của doanh nghiệp. Những thành công của Công ty ngày hôm nay có một phần đóng góp không nhỏ của công tác kế toán nói chung, kế toán thành phẩm, và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm nói riêng.
Hiện nay tại Công ty, bộ phân kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ đã đảm bảo một cách tối ưu nhất về những nhiêm vụ, chức năng cũng như yêu cầu đối với công tác kế toán dựa trên những điều kiện hiện có của mình. Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ đã không ngừng nâng cao chất lượng các thông tin kế toán, cung cấp một cách chính xác kịp thời cho các quyết định quản trị, các yêu cầu xủa cấp trên và các đơn vị có liên quan. Trên cơ sở đó nâng cao dần vị thế của Công ty cổ phần may Thăng Long trên thị trường dệt may trong nước và ngoài nước.
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần may Thăng Long, kết hợp với kiến thức đã học ở trường đã giúp em tìm hiểu rõ về quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ từ khâu tập hợp, tổ chức đến khi xác định kết quả kinh doanh.
Qua việc tìm hiểu em thấy Công ty nói chung, bộ máy kế toán nói riêng đã có những cố gắng để xây dưng thương hiệu của mình vững manh hơn.
Để hoàn thiện chuyên đề này, em không thể không không kể tới sự giúp đỡ tận tình vô cùng to lớn của thầy giáo, PGS.TS Đoàn Xuân Tiên và các cô, chú, anh chị em tại phòng kế toán – tài vụ của Công ty giúp em hoàn thành đề tài “Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu tạ Công ty cổ phần may Thăng Long”. Do thời gian, trình độ còn hạn chế nên bài viết của em chác chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giao trong bộ môn và các cô, chú, anh, chi phòng kế toán Công ty để em hoàn thiện bài chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Đoàn Xuân Tiên toàn thể cán bộ trong Công ty đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc hoàn thành bài chuyên đề này.
Hà Nội tháng 4 năm 2007
Sinh viện: Nguyễn Quốc huy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6580.doc