Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Công ty sứ Thanh Trì tiến hành tổ chức cho cán bộ công nhân viên một bữa ăn giữa ca. Khoản tiền này Công ty không tính vào lương của anh em cán bộ công nhân mà xem đây như là một khoản chi phí Công ty bỏ ra và đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh. Một xuất ăn ca có đơn giá là 4.500đ/1 xuất, trong đó trị giá thực 1 xuất ăn là 4.000đ, còn 500đ khoán cho đầu bếp ở bộ phận Nhà ăn của Công ty. Kế hoạch năm 2005 Công ty phấn đấu tăng khẩu phần ăn cho cán bộ công nhân viên nhằm cung cấp đầy đủ hơn chất dinh dưỡng cho, với đơn giá cho 1 xuất là 5.000đ/ 1 xuất.

doc61 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong kinh doanh. Nhà nước không quản lý tổng quỹ lương của Công ty một cách trực tiếp mà Công ty có quyền xây dựng cho mình một quỹ lương nhưng phải do cấp trên thông qua và phê chuẩn. Trên cơ sở đó, Công ty sứ Thanh Trì đã xác định quỹ tiền lương như sau: TLCN = ĐGgđi x Q Trong đó: TLCN : Tiền lương công nhân. ĐGgđi : Đơn giá tiền lương giai đoạn thứ i. Q : Số lượng sản phẩm thực tế. b) Quy trình xây dựng định mức tại Công ty sứ Thanh Trì: Bước 1: Cán bộ phòng Kỹ thuật - KCS phân chia dây chuyền công nghệ theo các giai đoạn công nghệ, số lượng lao động và mức độ phức tạp của giai đoạn công nghệ đó. Tập hợp các loại sản phẩm có quy trình công nghệ giống nhau hay tương tự nhau vào một nhóm. Khi có mẫu đặt hàng của khách, cán bộ phòng kỹ thuật-KCS tiến hành phân tích các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm rồi sau đó mới đưa vào sản suất. Ví dụ: Để sản xuất ra một sản phẩm thì bao gồm các công đoạn sau: - Nhập nguyên liệu, vật liệu- Chế tạo khuôn mẫu- Chế tạo hồ- Chế tạo men-Đổ rót. - Sấy mộc - Kiểm tra, hoàn thiện mộc - Phun men - Dán chữ - Lò nung. - Phân loại - Đóng gói - Nhập kho. Để xác định mức độ phức tạp của các loại sản phẩm các cán bộ định mức đã kết hợp với các bộ kỹ thuật dựa trên những kinh nghiệm thực tế và yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm cũng như tiêu chuẩn chất lượng của ngành gốm sứ. Mức độ phức tạp thể hiện ở hệ số điều chỉnh (hệ số quy đổi). Hệ số quy đổi được xây dựng dựa trên nguyên tắc: Chọn một loại sản phẩm quy ước có hệ số bằng 1, các sản phẩm khác được quy đổi theo hệ số khác nhau( trong bài báo cáo này ta chọn sản phẩm bệt có hệ số là 1). Hệ số này được cán bộ định mức đưa ra không theo tiêu chuẩn của ngành mà do Công ty chọn để tương ứng với cấp bậc công việc, quá trình sản xuất, kế hoạch quỹ lương và phù hợp với Công ty. Bước 2: Cán bộ định mức sẽ tiến hành bấm giờ hao phí thời gian sản xuất ra 1 sản phẩm của từng bộ phận và tính đơn giá sản phẩm cho bộ phận đó. Thực tế họ không thể xuống phân xưởng để khảo sát từng sản phẩm một mà việc xác định thời gian hao phí sản xuất của một sản phẩm chỉ là tương đối và sử dụng kinh nghiệm để tính toán. Ví dụ: Với sản phẩm bệt VI1T, két VI15, xí xổm ST4, có thời gian hao phí và đơn giá sản phẩm như sau: STT Bộ phận/ Sản phẩm Hao phí (h) Đơn giá sản phẩm 1 Nguyên liệu: - Bệt VI 1T - Két VI 15 - Xí xổm ST 4 0,059 0,07 0,038 285 đ/sp 335 đ/ sp 184 đ/sp 2 Đổ rót: - Bệt VI 1T - Két VI 15 - Xí xổm ST 4 0,894 0,242 0,333 5160 đ/sp 1281đ/ sp 1601đ/ sp 3 Nghiền men: - Bệt VI 1T - Két VI 15 - Xí xổm ST 4 0,037 0,033 0,022 196 đ/ sp 176 đ/ sp 118 đ/ sp 4 Kiểm tra mộc: - Bệt VI 1T - Két VI 15 - Xí xổm ST 4 0,102 0,057 0,031 541 đ/ sp 300 đ/ sp 166 đ/ sp Đơn giá sản phẩm được xây dựng dựa vào hao phí thời gian và giới hạn quỹ lương mà Tổng giám đốc Công ty đã quy định. Có việc quy định này là do Công ty sứ Thanh Trì là một doanh nghiệp Nhà nước dưới sự quản lý của Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng, do đó việc lập quỹ lương và đơn giá tiền lương phải được Tổng công ty xét duyệt. Việc lập đơn giá sản phẩm sẽ quyết định đến đơn giá tiền lương cho nên người cán bộ lập đơn giá sản phẩm phải cẩn thận để không gây ảnh hưởng đến thu nhập của người công nhân. Ví dụ: Bộ phận đổ rót quy định tiền lương bình quân của công nhân là 1.200.000đ/ tháng. Hao phí thời gian/đv sp bằng 0,741h. Đơn giá một giờ = 1.200.000đ 26 ngày x 8h = 5.769,2 đ/sp. Đơn giá sản phẩm = 0,741h x 5.769,2đ/sp = 4.275 đ/sp Bước 3: Định mức sản phẩm / 1 ca được xây dựng dựa vào thời gian hao phí của 1 sản phẩm và thời gian ca làm việc. Ví dụ: Với bộ phận đổ rót ta có: Sản phẩm bệt VI 1T: Hao phí thời gian = 0,741h x 60’ = 44,46 phút/ sp Số sản phẩm/ 1 ca = 8h x 60’ 44,46 phút/sp = 11 sp/ ca Bước 4: Lập kế hoạch sản phẩm năm, định biên lao động, kế hoạch quỹ lương, đơn giá tiền lương kế hoạch. - Căn cứ vào kết quả sản suất kinh doanh của năm trước, các định mức kỹ thuật được ban hành để lập kế hoạch sản phẩm năm nay, rồi định biên lao động cho các phân xưởng, bộ phận, phòng ban. Các sản phẩm khác được quy đổi dựa trên hệ số của sản phẩm bệt. STT Tên sản phẩm Hệ số quy đổi 1 Bệt 1 2 Két + Nắp 0,65 3 Chậu 0,75 4 Chân 0,5 5 Sản phẩm khác 0,55 Đơn giá tiền lương kế hoạch = Tổng quỹ lương tháng Tổng sản phẩm bệt quy đổi - Sau đó phân bổ đơn giá cho các sản phẩm dựa vào hệ số quy đổi của từng loại. - Tính đơn giá chi tiết cho từng loại sản phẩm dựa vào đơn giá vừa được phân bổ. - Đơn giá trả trực tiếp cho cán bộ CNV (75% đơn giá kế hoạch). - Đơn giá tiền lương được sử dụng như sau: + 60% đơn giá tiền lương trả cho công nhân công nghệ. +10% đơn giá tiền lương trả cho công nhân phục vụ. + 30% đơn giá tiền lương trả cho quản lý. Bước 5: Cán bộ định mức sẽ báo cáo lên lãnh đạo và trình Tổng công ty về xây dựng định mức để quyết định ký duyệt. Bước 6: Đưa định mức có cả đơn giá tiền lương áp dụng thực hiện cho từng bộ phận, phân xưởng và các tổ đội sản xuất. TLCN = ĐG gđi x Q 2. Tổ chức hạch toán lao động tiền luơng và các khoản trích theo lương tại công ty sứ Thanh Trì. Tiền lương và các khoản trích theo lương đã góp một phần không nhỏ để tạo nên giá thành của thành phẩm trong doanh nghiệp. Nó không chỉ phản ánh giá trị của sức lao động trong sản phẩm mà nó còn thể hiện số lượng, chất lượng lao động, việc sử dụng thời gian lao động và cả việc bố trí lao động trong doanh nghiệp. Cơ cấu lao động hợp lý thì chi phí tiền lương trong giá thành sẽ giảm và khi đó thu nhập của người lao động sẽ tăng. Nhận thức được hai mặt đó cho nên trong công tác hạch toán nói chung Công ty sứ Thanh Trì đã rất chú trọng đến công tác kế toán này. Trong nhhững năm gần đây Công ty đã quan tâm xây dựng một cơ cấu lao động hợp lý, tích cực giảm biên chế hành chính, tăng cường lực lượng công nhân sản xuất. Tuy nhiên đó mới chỉ là những cố gắng bước đầu. Phương hướng phấn đấu trong thời gian tới là Công ty cần có nhiều biện pháp tích cực để có thể giảm tỷ lệ lao động gián tiếp trong tổng số lao động của toàn Công ty xuống mức thấp nhất. Căn cứ vào quỹ lương, Công ty Sứ Thanh Trì chủ động định biên nhân lực và phân phối tiền lương theo quy chế trả lương của đơn vị dựa theo tiêu chuẩn của Tổng Công ty ban hành, bảo đảm không vượt quá mức quy định. * Công ty đã sử dụng quỹ tiền lương như sau: - Chi lương trực tiếp cho cán bộ công nhân viên: 75% đơn giá lương kế hoạch. - Chi thưởng, lễ, tết,.... :10% đơn giá lương kế hoạch. - Quĩ sáng kiến cải tiến kỹ thuật : 5% đơn giá lương kế hoạch. - Quĩ dự phòng : 10% đơn giá lương kế hoạch. * Phương pháp hạch toán lao động tiền lương taị Công ty sứ Thanh Trì. Công ty áp dụng hai hình thức hạch toán: - Hạch toán theo thời gian lao động. - Hạch toán theo kết quả lao động. 2.1. ở bộ phận gián tiếp. Công ty hạch toán lao động bằng cách dùng bảng chấm công cho từng phòng và từng bộ phận công tác theo mẫu biểu thống nhất. Thời gian lao động của cán bộ công nhân viên được phản ánh đầy đủ trên bảng chấm công. Số liệu trên bảng chấm công là căn cứ đầy đủ để tính lương cơ bản cho cán bộ công nhân viên và lương tăng thêm sau khi đã nhận lương thời gian. Ví dụ: Bảng chấm công của phòng Tổ chức lao động (Biểu 2.1) Bảng chấm công của bộ phận Quét nhôm Ôxít (Biểu 2.2) Công ty sứ Thanh Trì Bộ phận: P. TCLĐ Biểu 2.1 - Bảng chấm công Tháng 04/ 2004 tt Họ và tên HS LCB Ngày trong tháng Qui ra công 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Công Sp Công Tg Công BHXH Ngừng việc 100% Lg Ngừng việc...% Lg 1 Nguyễn Thế Tuấn 3,23 + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 29 2 Nguyễn Xuân Khoát 2,74 + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 28 3 Đỗ Thanh Nhàn 2,02 + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 4 Phí Hồng An 1,78 + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 Cộng 109 - - Công ty Sứ Thanh trì Bộ phận: Quét nhôm Ôxít. Biểu 2.2 - Bảng chấm công Tháng 04/ 2004 tt Họ và tên HS LCB Ngày trong tháng Qui ra công 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Công Sp Công Tg Công BHXH Ngừng việc 100% Lg Ngừng việc...% Lg 1 Phạm Thu Thuỷ 2,33 k k k k P k k k k k k k k k k k P k k k k k k k k k k k k 27 3 2 Trương Thị Bình 3,73 k k k k k k k k k k k k k k k k k k k k k k k k k k k k k 29 1 3 Nguyễn Hữu Liên 1,72 k k P k k k k k k k k k k k k k k k k k k k k k k k k k k 28 2 Cộng 84 - - 6 Ký hiệu chấm công: Lương SP: K ; Lương TG: + ; ốm, điều dưỡng: Ô ; Con ốm: CÔ ; Thai sản: TS ; Nghỉ phép: P 2.2 ở bộ phận trực tiếp. Hạch toán lao động tiền lương theo kết quả lao động của công nhân sản xuất trực tiếp đồng thời cũng hạch toán theo thời gian lao động. Vì vậy, ngoài bảng chấm công ra, còn có các chứng từ khác để hạch toán kết quả lao động. Cách hạch toán này thường áp dụng cho hình thức trả lương sản phẩm, lương khoán. Căn cứ vào Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, cán bộ các phân xưởng có thể xác định được số lượng sản phẩm mà công nhân hoàn thành trong tháng. Từ đó dựa vào đơn giá sản phẩm để tính lương cho từng người. Ví dụ: Bảng tính lương tháng 04/2004 tại bộ phận Quét nhôm Ôxít (Biểu 3, Biểu 4) Công ty sứ Thanh Trì Bộ phận: Quét nhôm Ôxít. Biểu 4 - Bảng tính lương ĐVT: đồng Tháng 04/ 2004 tt Họ và tên HSL +PC Bậc Lg Lương TG Lương SP Lương xếp loại Lương phép lễ P.cấp trách nhiệm Lương khác Tổng cộng lương Các khoản phải trừ Còn lĩnh Ký Công Số tiền Công Số tiền Loại Số tiền BHXH (5%) BHYT (1%) Tạm ứng Trích t.kiệm 1 Phạm Thu Thuỷ. 3,94 (TT) 1 27 1.380.000 A 345.000 41.604 43.500 24.000 1.837.103 54.085 10.817 400.000 100.000 1.269.201 2 Trương Thị Bình. 2,33 1 29 1.497.000 A 345.000 25.988,5 - 30.000 1.906.989 33.785 6.757 400.000 100.000 1.366.447 3 Nguyễn Hữu Liên. 1,92 1 28 1.456.400 A 345.000 21.415 - 27.000 1.849.815 27.840 5.568 400.000 100.000 1.316407 Cộng 84 4.333.400 1.035.000 89.007,5 - 81.000 5.593.907 115.710 23.142 1.200.000 300.000 3.952.055 Công ty sứ Thanh Trì Bộ phận: Quét nhôm Ôxít. Biểu 3 - Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành Tháng 04/ 2004 tt Họ và tên Tên sp ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Cộng Ghi chú 1 Phạm Thu Thuỷ B-VI1T Sp 1.600 600 960.000 1.380.000 K-VI15 Sp 1.200 350 420.000 2 Trương Thị Bình K-VI15 Sp 2.420 350 847.000 1.497.000 X2-ST4 Sp 2.500 260 650.000 3 Nguyễn Hữu Liên B-VI1T Sp 1.500 600 900.000 1.456.400 X2-ST4 Sp 2.140 260 556.400 ĐVT: Đồng 2.3. Các hình thức tiền lương. Công ty Sứ Thanh Trì áp dụng 3 hình thức trả lương chính, đó là: - Hình thức trả lương theo thời gian (Đối với bộ phận gián tiếp). - Hình thức trả lương theo sản phẩm (Đối với bộ phận trực tiếp). - Hình thức trả lương khoán (Đối với phòng Kinh doanh, bộ phận bán hàng...). 2.3.1. Lương thời gian: ở Công ty sứ Thanh Trì, hình thức hạch toán lương theo thời gian được áp dụng cho cán bộ công nhân viên thuộc các bộ phận: - Phòng Tổ chức lao động, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Kế hoạch đầu tư... - Bộ phận sửa chữa cơ khí, cơ điện. - Ban bảo vệ bảo quản. Cách tính lương: Lương TGi = (HSCi + HSMi x Điểmi) x 700.000đ x Côngi 26 ngày Trong đó: - HSCi: Hệ số cứng. - HSMi: Hệ số mềm. - Ngày công thực tế là số ngày làm việc của cán bộ công nhân viên được theo dõi trên Bảng chấm công. - Số điểm được xác định theo mức độ hoàn thành kế hoạch SXKD, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của đơn vị, phòng ban, bộ phận và của từng cá nhân. Cách xác định dựa trên các tiêu chí sau: + Đối với khối phòng ban: Nội dung Điểm - Hoàn thành kế hoạch SXKD chung của Công ty - Hoàn thành kế hoạch chung của phòng ban. - Hoàn thành nhiệm vụ của bản thân. - Thực hiện các nhiệm vụ được giao đúng thời hạn. - Không vi phạm kỷ luật (bằng văn bản) từ khiển trách trở lên. - Đảm bảo ngày công (24 công trở lên). - Đoàn kết nội bộ (không có xích mích, cãi cọ, gây bè phái, soi mói) và giữ gìn bí mật. - Đảm bảo nơi làm việc gọn gàng, sạch sẽ, trang phục đúng quy định. 0,1 0,1 0,2 0,15 0,15 0,15 0,075 0,075 Cộng hệ số tối đa 1,0 +Đối với đơn vị sản xuất: Nội dung Điểm - Hoàn thành kế hoạch SXKD chung của Công ty - Hoàn thành kế hoạch chung của đơn vị. - Hoàn thành nhiệm vụ cá nhân đúng thời hạn. - Không vi phạm kỷ luật. - Đảm bảo sản lượng, chất lượng, sản phẩm theo kế hoạch. - Đảm bảo ngày công (24 công trở lên). - Đoàn kết nội bộ tốt (không có hàng vi mâu thuẫn). - Trang phục gọn gàng, đảm bảo vệ sinh cá nhân. 0,1 0,1 0,2 0,15 0,15 0,15 0,075 0,075 Tổng 1,0 - Hệ số cứng (HSC) và Hệ số mềm (HSM) được phân chia trên cơ sở hệ số lương chuẩn được Giám đốc phê duyệt hàng tháng. Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và khuyến khích tinh thần làm việc có hiệu quả kinh tế, khi tính lương Công ty áp dụng phương pháp điều chỉnh HSM. Việc điều chỉnh này sẽ đem lại lợi ích đối với những người lao động đạt chất lượng cao nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều đến tiền lương tháng đối với người có năng suất lao động thấp. - Hiện nay, Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng quy định mức lương tối thiểu đối với các doanh nghiệp có công nghệ cao là từ 500.000đ/tháng đến 700.000đ/tháng. Công ty sứ Thanh Trì áp dụng mức lương tối thiểu là 700.000đ/tháng. - Số ngày làm việc theo chế độ Nhà nước là 26 ngày. Song, trên Bảng chấm công của Công ty sứ Thanh Trì ta luôn thấy có tới 27-30 ngày công. Nguyên nhân là do cán bộ công nhân viên đi làm cả thứ bảy và chủ nhật vì công việc của họ phải làm trong tuần chưa được giải quyết xong. Do vậy khi tính lương những ngày này sẽ không được tính là làm thêm giờ. Tuy nhiên trong quá trình tính lương Công ty cũng có biện pháp khuyến khích cán bộ cônh nhân viên của mình tích cực làm việc thông qua cách chấm điểm với hệ số tối đa là 1. Ngoài lương thời gian, cán bộ công nhân viên trong Công ty còn được hưởng các khoản lương khác như: + Lương 100%: áp dụng đối với cán bộ công nhân viên có ngày công nghỉ phép, lễ tết, hội họp. Lương 100% = Tiền lương ngày x ngày hưởng lương đó Tiền lương ngày = 290.000đ x HCB 26 ngày Trong đó, HCB là hệ số lương cơ bản + Lương phụ cấp trách nhiệm: áp dụng cho những cán bộ công nhân viên giữ chức vụ: trưởng phòng, phó phòng, quản đốc, đốc công, tổ trưởng. Công ty sứ Thanh Trì quy định Hệ số phụ cấp trách nhiệm và lương phụ cấp trách nhiệm theo Bảng sau: Chức vụ Hệ số trách nhiệm Lương phụ cấp Trưởng phòng 0,4 116.000đ Phó phòng 0,3 87.000đ Quản đốc phân xưởng 0,3 87.000đ Đốc công 0,2 58.000đ Tổ trưởng 0,15 43.500đ Cách tính lương phụ cấp: Lương phụ cấp = Lương cơ bản x Hệ số phụ cấp Cụ thể, lương tháng 4 được tính ở phòng Tổ chức lao động như sau: Ví dụ: Tính lương tháng 04/ 2004 cho Trưởng phòng Tổ chức lao động: Nguyễn Thế Tuấn có HSC 3; HSM 3, với số điểm là 0,9 và ngày công làm việc thực tế 29 công, Hệ số lương cơ bản 3,23 (Bảng chấm công - Biểu 2.1) Lương thời gian = (3 + 3 x 0,9) x 700.000đ x 29ngày 26 ngày = 4.450.385 (đồng) Trong tháng 4 được nghỉ một ngày lễ 30/4, được tính: Lương nghỉ lễ = 290.000đ x 3,23 x 1 ngày 26 ngày = 36.027 đ Do anh Tuấn là Trưởng phòng Tổ chức lao động nên anh có thêm lương phụ cấp trách nhiệm là: 290.000đ x 0,4 = 116.000đ Vậy tổng lương tháng 4 của anhTuấn là: 4.450.385 đ + 36.027 đ + 116.000đ = 4.602.412 đ Các khoản phải trừ trong tháng 4 là: • Bảo hiểm XH = 290.000 x 3,23 x 5% = 46.835 đ ã Bảo hiểmYT = 290.000 x 3,23 x 1% = 9.367 đ • Tạm ứng lương kỳ 1 = 400.000 đ • Trích tiết kiệm = 400.000 đ Tổng các khoản phải trừ = 856.202 đ Như vậy số tiền còn được lĩnh T4 của anh Tuấn là: 4.602.412 đ - 856.202 đ = 3.746.210 đ. Đối với các nhân viên trong phòng, ứng với hệ số lương, hệ số điểm khác nhau sẽ có mức lương khác nhau. Chẳng hạn nhân viên đỗ Thanh Nhàn có lương tháng 4 như sau: Lương thời gian = (1,25 +1,25 x 0,9) x700.000đ x26 ngày 26 ngày = 1.662.500 đ Lương nghỉ lễ 30/4 = 290.000đ x 2,02 x 1 ngày 26 ngày = 22.531 đ Vậy tổng lương tháng 4 của nhân viên Đỗ Thanh Nhàn là: 1.662.500 đ + 22.531 đ = 1.685.031 đ Các khoản phải trừ trong tháng gồm: Bảo hiểm XH = 290.000 x 2,02 x 5% = 29.290 đ Bảo hiểm YT = 290.000 x 2,02 x 1% = 5.858 đ Tạm ứng lương kỳ I = 400.000 đ Trích tiết kiệm = 200.000 đ Tổng các khoản phải trừ = 635.148 đ Vậy số tiền còn lĩnh T4 là: 1.685.031đ - 635.148đ = 1.049.883 đ Tương tự như vậy ta tính lương tháng 4 cho các nhân viên còn lại trong phòng. Lương của phòng Tổ chức lao động được thể hiện trên bảng sau: Công ty sứ Thanh Trì Bộ phận: P.Tổ chức lao động Biểu 5 - Bảng tính lương ĐVT: đồng Tháng 4/2004 tt Họ và tên HSL +PC HS C HSM Điểm Lương thời gian Lương SP Lương XL Lương phép lễ P.cấp trách nhiệm Lương khác Tổng cộng lương Các khoản phải trừ Còn lĩnh Ký Công Số tiền C St C St BHXH BHYT Tạm ứng Tiết kiệm 1 Nguyễn Thế Tuấn 3,63 (TP) 3,0 3,0 .0,9 29 4.450.385 - - 36.027 116.000 - 4.602.412 46.835 9.367 400.000 400.000 3.746.210 2 Nguyễn Xuân Khoát 3,04 (PP) 2,0 2,0 0,9 28 2.846.615 - - 30.562 87.000 - 2.964.177 39.730 7.964 400.000 300.000 2.216.483 3 Đỗ Thanh Nhàn 2,02 1,25 1,25 0,9 26 1.662.500 - - 22.531 - - 1.685.031 29.290 5.858 400.000 200.000 1.049.883 ..... ... ... ... ... ... ... ... .. ... .. ... ... ... ... ... ... ... Cộng - - - - 109 10.627.062 - - 111.651 203.000 - 10.941.713 115.855 29.047 1.600.000 1.100.000 8.062.459 2.3.2.Tính lương theo kết quả lao động( tính lương theo sản phẩm). Quy trình sản xuất ra sứ vệ sinh ở Công ty sứ rất phức tạp, phải trải qua nhiều chu trình nên hình thức tiền lương trả cho công nhân ở các phân xưởng rất khác nhau. Ví dụ như đối với bộ phận đổ rót, bộ phận này sản xuất mang tính đơn chiếc nên khi tính lương cho công nhân ở bộ phận này có thể dựa vào đơn giá sản phẩm và số lượng sản phẩm mà công nhân hoàn thành. Song, ở bộ phận sản xuất khuôn thì không được tính lương như bộ phận đổ rót. Vì công nhân sản xuất ra khuôn mẹ lại ăn lương theo sản phẩm cuối cùng nên kế toán phải sử dụng hình thức chia lương trên cơ sở kết quả lao động tập thể. Ngoài ra Công ty còn sử dụng hình thức lương xếp loại để đánh giá mức độ hoàn thành công việc cũng như thái độ chấp hành nội quy, quy chế làm việc của Công ty, ý thức làm việc ở tổ sản xuất và số ngày công đi làm trong tháng. Hình thức này có tác dụng là sẽ khuyến khích công nhân làm việc tích cực hơn. * Hình thức lương xếp loại như sau: Loại A: Tính bằng 25% x (lương đơn giá) x 1 Loại B: Tính bằng 25% x (lương đơn giá) x 0,6 Loại C: Tính bằng 25% x (lương đơn giá) x 0,3 ã Các chỉ tiêu để đánh giá xếp loại lao động A, B, C: - Hoàn thành khối lượng và chất lượng sản phẩm, công việc được giao. - Thực hiện đúng định mức vật tư, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động. - Đảm bảo số giờ công, ngày công theo quy định. - Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế đơn vị. ã Các tiêu chuẩn để xếp loại: - Loại A: Thực hiện đủ 4 chỉ tiêu trên. - Loại B: Thực hiện thiếu 1 chỉ tiêu: hoặc 2 hoặc 3 hoặc 4. - Loại C: Thực hiện thiếu 2 chỉ tiêu hoặc thiếu chỉ tiêu thứ nhất. ã Không được xếp loại lao động trong các trường hợp sau: - Không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao. - Đạt năng suất, chất lượng quá thấp, dưới 50% so với kế hoạch (không áp dụng đối với người làm sản phẩm mới). - Làm hư hỏng, mất mát thiết bị, vật tư gây hại cho Công ty. - Làm mất an toàn lao động cho bản thân và cho người khác. - Nghỉ việc tự do nhiều ngày. Tuỳ theo mức độ vi phạm và thiệt hại gây ra, ngoài việc cắt thưởng người công nhân còn bị phạt, bồi thường thêm hoặc chịu xử lý dưới các hình thức kỷ luật khác. * Tính lương sản phẩm trực tiếp cho từng người. Hình thức tiền lương này được tính dựa vào bảng chấm công, phiếu xác nhận công việc, số lượng sản phẩm hoàn thành của từng công nhân trực tiếp sản xuất kết hợp với đơn gía sản phẩm. Công thức: Lương sản phẩm = S( ĐGspi x Qi ) Trong đó: Q: số lượng sản phẩm hoàn thành thứ i. ĐGspi: Đơn giá của sản phẩm thứ i Ví dụ: Tính lương tháng 4 tại bộ phận Quét nhôm Ôxít. Công nhân Phạm Thu Thuỷ trong tháng 4 hoàn thành 1.600sp Bệt VI1T và 1.200 sp Két VI15 (Trích bảng xếp loại A do hoàn thành nhiệm vụ) Lương sản phẩm = (600đ x 1.600sp) + (350đ x 1.200sp) = 1.380.000đ Lương xếp loại = 25% x 1.380.000đ = 345.000đ Lương khác( lương làm đêm) = 27.000đ Lương nghỉ lễ 30/4 = 290.000đ x 3,73 26 ngày x 1 ngày = 41.603 đ Phụ cấp tổ trưởng = 290.000đ x 0,15 = 43.500đ Tổng lương tháng 4 của chị Thuỷ là: = 1.380.000 + 345.000 + 41.603 +43.500 +27.000 = 1.837.103đ Các khoản phải trừ: • Bảo hiểm XH = 290.000 x 3,73 x 5% = 54.085 đ •Bảo hiểm YT = 290.000 x 3,73 x 1% = 10.817 đ • Tạm ứng = 400.000 đ • Trích tiết kiệm = 100.000 đ Tổng các khoản phải trừ = 564.902 đ Vậy số tiền mà chị Thuỷ còn được lĩnh: 1.837.103 - 564.902 = 1.272.201 đ Tương tự ta tính lương cho mọi người còn lại trong tổ. (Trích bảng tính lương bộ phận Quét nhôm Ôxít) * Hình thức tính lương trả theo sản phẩm tập thể. Hình thức trả lương này được áp dụng cho một số bộ phận như: bộ phận nguyên liệu, bộ phận khuôn mẫu, khuôn sản xuất ... Cách tính: - Xác định quỹ lương trên cơ sở áp dụng đơn giá. n - Chia lương như sau: Li = Lt t = 1 Σ Ti Hi x Ti Hi Trong đó: Li: Tiền lương sản phẩm của công nhân i. Ti: Thời gian làm việc thực tế của công nhân i. Hi: Hệ số cấp bậc kỹ thuật của công nhân i. Lt: Tổng tiền lương tập thể. n: Số lượng người lao động tập thể. Ví dụ: Tính lương tháng 4 tại bộ phận Nguyên liệu. Trên cơ sở Bảng chấm công, đơn giá và Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, trong tháng kế toán lập Bảng thanh toán lương sau khi đã tiến hành chia lương như sau: Trong tháng 4, tổng lương của công nhân ở bộ phận Nguyên liệu được hưởng theo sản phẩm là 6.125.430 đ. Tổng số công của bộ phận Nguyên liệu là 182 công. Cụ thể, công nhân Nguyễn Văn Tiến có số ngày công thực tế là 26 ngày, bậc1, xếp loại A, hệ số lương cơ bản 3,05. Lương của công nhân Nguyễn Văn Tiến được tính như sau: Lương sản phẩm = 6.125.430đ 182 x 1 x 26 = 875.061đ Lương xếp loại = 25% x 875.061đ = 218.765đ Lương nghỉ lễ 30/4 = 290.000đ x 3,05 26 ngày = 34.019đ Phụ cấp tổ trưởng = 290.000 x 0,15 = 43.500đ Tổng lương = 875.061đ + 218.765 + 34.049 + 43.500 =1.171.375đ Các khoản phải trừ: • Bảo hiểm XH = 290.000 x 3,05 x 5% = 44.225 đ • Bảo hiểm YT = 290.000 x 3,05 x 1% = 8.845 đ • Tạm ứng tháng 4 = 400.000 đ • Trích tiết kiệm = 100.000 đ Tổng các khoản phải trừ = 553.070 đ Vậy tiền lương tháng 4 anh Tiến còn được lĩnh là: 1.171.375 –553.070 = 618.305 đ Tương tự: ta tính lương cho công nhân Nguyễn Trọng Thể có số ngày công làm việc thực tế là 23 công, bậc1. Hệ số lương cơ bản là 2,04. Vì không đủ số ngày công theo quy định nên anh Thể chỉ được xếp loại B. Lương sản phẩm = 6.125.430 x 1 x 23 = 774.093đ. 182 Lương nghỉ phép = 290.000 x 2,04 = 22.754đ 26 ngày Lương xếp loại = 25% x 774.093 x 0,6 = 116.114đ Tổng lương tháng 4 của anh Nguyễn Trọng Thể là: 774.093 + 116.114 + 22.754 = 912.961đ. Các khoản phải trừ: • Bảo hiểm XH = 290.000 x 2,04 x 5% = 29.580đ • Bảo hiểm YT = 290.000 x 2,04 x 1% = 5.916đ • Tạm ứng T4 = 400.000đ • Trích tiết kiệm = 100.000đ Tổng các khoản phải trừ = 535.496đ Vậy tiền lương tháng 4 anh Thể còn được lĩnh là: 912.961 - 535.496 = 377.465 đ. (Trích bảng tính lương tháng 4 ở bộ phận nguyên liệu). 2.3.3. Tính lương theo hình thức khoán. Hình thức trả lương này dựa vào kết quả kinh doanh, thông qua doanh thu và đơn giá chi phí tiền lương. Hình thức này đã thúc đẩy người lao động quan tâm đến kết quả làm việc của mình nhiều hơn. Hiện nay Công ty sứ Thanh Trì đang áp dụng hình thức lương khoán ở một số bộ phận như: Phòng Kinh doanh, bộ phận bán hàng, bảo vệ và tổ nhà bếp, ... * Đối với bộ phận Bảo vệ hình thức lương khoán như sau: • Tổ trưởng ban bảo vệ: 1.700.000đ/ tháng • Khoán lương cho nhân viên bảo vệ là: 12.750.000đ/tháng (850.000đ/người/tháng). • Phụ cấp ca trưởng là: 30.000đ/ người/tháng. * Đối với bộ phận Nhà bếp thực hiện khoán lương theo xuất ăn của công nhân viên. Một xuất ăn đơn giá là 4.500đ thì có mức khoán là 500đ/ xuất. *Đối với cán bộ công nhân viên Phòng Kinh doanh, Công ty đang áp dụng mức khoán chi phí bán hàng bằng 1,85% doanh thu tiêu thụ miền Bắc cộng thêm với phần hỗ trợ công tác bán hàng cho các chi nhánh là 0,5 doanh thu của chi nhánh miền Nam và miền Trung. Chi phí trên bao gồm cả tiền lương, tiền công tác phí, chi phí vận chuyển, hỗ trợ tiền điện thoại, ... Ví dụ: Tính lương cho nhân viên Phòng Kinh doanh tháng 4/ 2004. Doanh thu bán hàng tháng 4/2004 sau khi đã trừ đi các khoản chi phí là: 60.000.000đ. Cán bộ phòng kinh doanh tiến hành chia lương cho từng người trên cơ sở quỹ lương 60.000.000đ và dựa vào các hệ số, ngày công làm việc của họ. Biết S Hi.Ti = 1.782,6. Trong đó: Hi: Hệ số cấp bậc kỹ thuật của công nhân i. Ti: Thời gian làm việc thực tế của công nhân i. Cụ thể, anh Ngô Văn Hợi có hệ số lương cơ bản là 2,33. Số ngày công thực tế là 28 ngày, HSC là 1,29; HSM là 1,29; điểm 0,9. Lương của anh Hợi bao gồm: Lương chính = 60.000.000đ 1.782,6 x (1,29 + 1,29 x 0,9) x 28 = 2.309.929 đ Lương nghỉ lễ (30/4) = 290.000đ x 2,33 26 ngày x 1 ngày = 25.988đ Tổng lương tháng 4 của anh Hợi sẽ là: 2.309.929 + 25.988 = 2.416.917 đ. Các khoản phải trừ: • Bảo hiểm XH = 290.000 x 2,33 x 5% = 33.785đ • Bảo hiểmYT = 290.000 x 2,33 x 1% = 6.757đ • Tạm ứng tháng 4 = 400.000đ • Trích tiết kiệm = 200.000đ Tổng các khoản phải trừ = 640.542đ Vậy số tiền tháng 4 anh Hợi được lĩnh là: 2.416.917 – 640.542 = 1.776.375 đ. (Trích bảng tính lương tháng 4 của phòng Kinh doanh). 2.4.Hình thức thanh toán lương. Công ty áp dụng phương thức thanh toán lương làm 2 kỳ trong một tháng. * Tạm ứng lương. Vào ngày 20 hàng tháng, căn cứ vào quyết định của bạn giám đốc, kế toán tiền lương tiến hành trả tiền tạm ứng cho mỗi cán bộ công nhân viên là 400.000 đ/tháng. Tiền tạm ứng được chia theo từng tổ, phòng ban. Căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán tạm ứng lương trong tháng, kế toán tiến hành lập phiếu chi rồi chuyển cho thủ quỹ để ký nhận. * Thanh toán lương. Vào ngày 10 tháng sau, sau khi lập bảng thanh toán lương, phụ cấp và bảo hiểm cho từng tổ, từng phân xưởng và toàn Công ty, kế toán tiến hành chi trả nốt số lương của tháng trước. Nhận xét: So với những kiến thức chúng em đã được học tại trường thì nhìn chung Công ty sứ Thanh trì đã áp dụng hình thức tính lương đối với các bộ phận là tương đối hợp lý, tuy nhiên hình thức tính thưởng của doanh nghiệp còn rất nhiều hạn chế( ta sẽ nói đến ở phần sau). Đối với bộ phận gián tiếp thì sử dụng hình thức tính lương theo thời gian, lương khoán. Đối với các bộ phận sản xuất trực tiếp thì tính lương theo kết quả lao động của người công nhân, hay nói cách khác là tính lương theo sản phẩm. Như vậy các hình thứ tính lương này đã đảm bảo quyền công bằng cho người lao động, giúp người lao động có thể tập trung hơn vào sản xuất, dẫn đến nâng cao năng suất lao động. 2.4. BHXH phải trả cho CNV tại Công ty sứ Thanh Trì. Căn cứ Phiếu nghỉ hưởng BHXH kế toán tính số tiền trợ cấp BHXH phải trả công nhân viên như sau: Trợ cấp BHXH = TLn x SN x %H Trong đó: TLn : Tiền lương ngày của công nhân đó. SN : Số ngày nghỉ hưởng BHXH. %H : Tỷ lệ hưởng BHXH. Tỷ lệ hưởng BHXH được quy định tại Công ty sứ Thanh Trì: • Trường hợp ốm đau, con ốm: 75% lương cấp bậc. • Trường hợp thai sản sinh đẻ, tai nạn LĐ: 100% lương cấp bậc. Ví dụ: Trong tháng 4, bộ phận Đổ rót có 9 công nhân nghỉ hưởng BHXH. Cụ thể: Ông Nguyễn Văn Công tổ: Đổ rót 3 nghỉ ốm 3 ngày (03/04/2004 - 05/04/2004) Phiếu nghỉ hưởng BHXH - MS: 03 - LĐTL Họ và tên: Nguyễn Văn Công Tuổi: 40T Tên cơ quan y tế Lý do Số ngày nghỉ Y, Bác sĩ ký tên Số ngày thực nghỉ Xác nhận của phụ trách bộ phận Tổng số Từ ngày Đến hết ngày BV Thanh Nhàn Sốt VR 03 03/04/2004 05/04/2004 03 Căn cứ Phiếu nghỉ hưởng BHXH của Ông Nguyễn Văn Công tính BHXH như sau: Chú Nguyễn Văn Công có Hệ số lương 2,33; mức lương tối thiểu: 290.000đ. Tiền lương cơ bản của chú Công là: 290.000 x 2,33 = 675.700đ. Vậy số tiền BHXH mà chú Công được hưởng là: 675.700đ x 3 ngày x 75% 26 = 58.474đ. Trích Bảng thanh toán BHXH tháng 4 tại bộ phận Nhà máy sứ (Biểu6.1). Trích Bảng thanh toán BHXH tháng 4 của Công ty sứ Thanh Trì (Biểu 6.2). Công ty sứ Thanh Trì Bộ phận Nhà máy sứ Biểu 6.1 - Bảng thanh toán BHXH Tháng 04/2004 TT Họ và tên Nghỉ ốm Nghỉ con ốm Nghỉ đẻ Nghỉ thai sản. Nghỉ tai nạn LĐ Tổng số tiền Ký nhận Số ngày Số tiền Số ngày Số tiền Số ngày Số tiền Khoản chi Số ngày Số tiền Khoản chi Số ngày Số tiền 1 Nguyễn văn Công 03 58.474đ - - - - - - - - - - 58.474đ 2 Nguyễn Ngọc Lan - - 01 14.388đ - - - - - - - - 14.388đ 3 Mai Thị Lan 04 62.504đ - - - - - - - - - - 62.504đ ...... ..... ..... ..... Cộng 275.372đ 31.130đ 306.502đ Biểu 6.2 - Bảng thanh toán BHXH ĐVT: đồng Công ty sứ Thanh Trì Tháng 4/2004. tt Tên bộ phận Nghỉ ốm Nghỉ con ốm Nghỉ đẻ Nghỉ thai sản Nghỉ tai nạn LĐ Tổng số tiền Ký nhận Số ngày Số tiền Số ngày Số tiền Số ngày Số tiền Khoản chi Số ngày Số tiền Khoản chi Số ngày Số tiền 1 Công ty sứ ..... 64.385 ..... 40.650 ..... 156.200 - - - - - - 261.235 2 Nhà máy sứ ..... 275.372 ..... 31.130 - - - - - - - - 306.502 3 Xí nghiệp khuôn ..... 72.650 ..... 87.773 - - - - - - - - 160.423 Cộng 412.407 159.553 156.200 728.160 2.5. Tính BHXH, BHYT, KPCĐ ở Công ty sứ Thanh Trì. Công ty sứ Thanh Trì trích BHXH, BHYT theo chế độ quy định của Nhà nước. - BHXH trích 20% trong đó: +Trích 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Trích 5% tính vào tiền lương cơ bản của cán bộ công nhân viên . - BHYT trích 3% trong đó: + Trích 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Trích 1% tính vào tiền lương cơ bản của cán bộ công nhân viên. - KPCĐ trích 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ: Công nhân Trần Văn Minh làm ở bộ phận xí nghiệp khuôn. Tổng lương tháng 4 của công nhân Minh là 890.500đ trong đó mức lương cơ bản là 788.800đ ( = 290.000đ x 2,72) Trừ vào lương của công nhân Minh số tiền là: - BHXH là: 788.800đ x 5% = 39.440đ - BHYT là: 788.800đ x 1% = 7.888đ 2.6. Tiền phụ cấp làm đêm, tiền ăn ca và tiền thưởng. a. Phụ cấp làm đêm: Tại Công ty sứ Thanh Trì có một số bộ phận phải làm ca như bộ phận lò thuộc nhà máy, bộ phận quét nhôm ôxit, bộ phận phun men, ... Đối với bộ phận làm đêm hưởng lương thời gian thì ngoài tiền lương thời gian được hưởng Công ty còn tính phụ cấp làm đêm cho họ theo thời gian. Đối với bộ phận làm đêm hưởng lương theo sản phẩm thì ngoài tiền lương sản phẩm Công ty còn tính phụ cấp làm đêm cho họ theo số sản phẩm đó. Phụ cấp làm đêm được thể hiện ở cột Lương khác trên Bảng tổng hợp lương. * Cách tính phụ cấp làm đêm theo thời gian: Phụ cấp làm đêm = Tiền lương giờ thực trả x 130% x Số giờ làm việc ban đêm Ví dụ: Công nhân Nguyễn Hữu Thắng làm ở bộ phận Lò 1: 1 tuần làm 3 đêm, trong tháng có 2 tuần làm đêm. Tổng số giờ làm đêm tháng 4 của công nhân Thắng là 48h (6 đêm x 8h), đơn giá 1h = 3.000đ Phụ cấp làm đêm của anh Thắng. = 3.000đ x 48h x 130% = 182.200đ * Cách tính phụ cấp làm đêm theo sản phẩm: Đơn giá tiền lương của sản phẩm làm ban đêm = Đơn giá tiền lương của sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn ban ngày x 130% Ví dụ: Công nhân Cao Văn Quyết làm ở bộ phận Lò 3. Trong tháng 4, anh Quyết làm 2 tuần đêm và sản phẩm làm đêm tháng 4 là 500sp, đơn giá 1sp trong giờ tiêu chuẩn ban ngày là 356đ/1sp. Như vậy, thời gian làm đêm tháng 4 của công nhân Quyết được tính như sau: Tiền lương sản phẩm làm đêm của anh Quyết = 356đ x 500sp x 130% = 231.400đ b. Tiền ăn ca. Công ty sứ Thanh Trì tiến hành tổ chức cho cán bộ công nhân viên một bữa ăn giữa ca. Khoản tiền này Công ty không tính vào lương của anh em cán bộ công nhân mà xem đây như là một khoản chi phí Công ty bỏ ra và đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh. Một xuất ăn ca có đơn giá là 4.500đ/1 xuất, trong đó trị giá thực 1 xuất ăn là 4.000đ, còn 500đ khoán cho đầu bếp ở bộ phận Nhà ăn của Công ty. Kế hoạch năm 2005 Công ty phấn đấu tăng khẩu phần ăn cho cán bộ công nhân viên nhằm cung cấp đầy đủ hơn chất dinh dưỡng cho, với đơn giá cho 1 xuất là 5.000đ/ 1 xuất. c. Tiền thưởng. Ngoài tiền lương cán bộ công nhân viên được hưởng, Công ty còn khuyến khích người lao động bằng chế độ khen thưởng. Công ty không thưởng thường xuyên hàng tháng mà áp dụng hình thức thưởng theo định kỳ. Cứ 2 tháng Công ty lại tiến hành tính tiền thưởng thi đua căn cứ vào kết quả bình xét thành tích lao động. Khoản tiền này được trích ra từ quỹ khen thưởng của Công ty. Các tiêu chí để bình xét thưởng thì rất nhiều song chủ yếu vẫn là sản phẩm vượt so với định mức mà Công ty đặt ra cho mỗi một công nhân. 3. Công tác bảo hộ lao động. - Do môi trường làm việc của cán bộ công nhân viên trong Công ty Sứ Thanh Trì là độc hại(bộ phận nghiền men), bụi và nóng bức( bộ phận đổ rót, sấy mộc) cho nên công tác bảo hộ lao động và vệ sinh an toàn lao động là công tác mà Tổng Công ty nói chung và Công ty Sứ Thanh Trì nói riêng coi đây là việc làm cần thiết và phải quan tâm đúng mức. Cho nên việc lập ban an toàn lao động là vô cùng quan trọng vì nó có tác dụng một cách đáng kể trong việc ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp, hạn chế tai nạn lao động có thể xảy ra. Cứ 6 tháng 1 lần Công ty Sứ Thanh Trì tổ chức đoàn kiểm tra có sự tham gia kiểm tra chéo của các bộ phận về việc thực hiện quy trình công nghệ, sử dụng, bảo dưỡng thiết bị, vệ sinh an toàn lao động. Bên cạnh đó, 1 năm 2 lần Công ty tổ chức cho cán bộ công nhân viên trong Công ty được học về công tác bảo hộ lao động và vệ sinh an toàn lao động nhằm giúp cho mọi người có thêm hiểu biết về môi trường mình đang làm việc để từ đó họ có thể tự bảo vệ mình. Mặt khác, Công ty luôn trang bị đầy đủ quần áo, găng tay, khẩu trang, giầy, ủng,... cho anh em công nhân. Giúp họ có được tự tin khi làm việc. Do có biện pháp quan tâm kịp thời cho nên Công ty sứ Thanh Trì đã thu được kết quả tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong 10 năm trở lại đây Công ty đã không có một vụ tai nạn lao động nào xảy ra và tình trạng bệnh nghề nghiệp đã được giảm xuống một cách đáng kể. 4. Công tác tổ chức và đào tạo lao động. Để phù hợp với chủ trương công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nuớc của Đảng, cán bộ công nhân viên phải được xây dựng về nhiều mặt. Ngoài số cán bộ công nhân viên được bổ túc thi tay nghề hàng năm. Công ty sứ Thanh Trì đã đào tạo mới và đào tạo lại tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong Công ty để họ có được một lượng kiến thức khi bắt tay vào làm việc. Bên cạnh đó, hàng năm Công ty đã tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi thực tập tại Italia, CHLB Đức,... Chính nhờ làm tốt công tác đào tạo này mà họ đã làm chủ được dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, sản xuất ra nhiều mặt hàng có chất lượng cao đáp ứng được thị trường trong nước và quốc tế. Giúp Công ty có đủ điều kiện để hội nhập. 5. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương. Khi tính lương cho cán bộ CNV thì kế toán tiền lương phải căn cứ vào Bảng chấm công đã duyệt và các giấy tờ khác như: giấy nghỉ phép, giấy xác nhận ốm của bệnh viện, ... Sau đó, căn cứ vào Bảng tổng hợp lương của các phân xưởng, phòng ban để tiến hành phân bổ lương và lập bảng tổng hợp lương của toàn Công ty. Trích Bảng tổng hợp lương tháng 4/2004 bộ phận xí nghiệp khuôn (Biểu 7.1) Trích Bảng tổng hợp lương tháng 4/2004 Công ty sứ Thanh Trì (Biểu 7.2) Biểu 7.1 - Bảng tổng hợp lương Công ty sứ Thanh Trì Bộ phận: Xí nghiệp khuôn ĐVT: 1000 đồng Tháng 4/2004 TT Bộ phận HS PC L Bậc Lg Lương TG Lương SP Lương xếp loại Lương phép lễ P.cấp trách nhiệm Lương khác Tổng cộng lương Các khoản phải trừ Còn lĩnh Ký C Số tiền C Số tiền Loại Số tiền Bảo hiểm Công đoàn Tạm ứng Trích T.kiệm 1 XN khuôn 0 0 172 13.242,2 - - - - 272,456 31,5 - 13.546,156 265,4740 135,4616 3.200 1.400 8.545,2204 2 PX 1 0 0 - - 124 5.012,987 - 1.215,763 457,931 41,1 - 6.727,781 187,9159 67,2778 2.600 800 3.072,5873 3 PX 2 0 0 - - 240 10.671,800 - 3.010,242 310,206 - - 3.992,248 211,1220 139,9225 2.400 1.200 10.041,2035 Cộng 172 13.242,2 364 15.684,787 4.226,005 1.040,593 72,6 4.266,185 644,5119 342,6619 8.200 3.400 21.659,0112 Trong đó: C: công ; Lương khác (lương làm đêm), HSPCL: Hệ số phụ cấp lương. Công ty sứ Thanh Trì ĐVT: 1000đ Biểu 7.2 - Bảng tổng hợp lương Tháng 04/2004 TT Bộ phận HS PCL BL Lương TG Lương SP Lương xếp loại Lương phép lễ P.cấp trách nhiệm Lương khác Tổng cộng lương Các khoản phải trừ Còn lĩnh Ký C Số tiền C Số tiền L Số tiền Bảo hiểm Công đoàn Tạm ứng Trích tiết kiệm 1 Cty sứ - - 2.134 170.852,001 - - - - 4.246,482 1.339 - 176.437,483 473,9826 1.764,3748 13.400 16.100 140.433,2822 2 NM sứ - - 420 39.160,468 - - - - 535,496 638,0 1.101,318 41.435,282 817,9957 414,3528 7.000 3.700 29.502,9335 PX 1 - - - - 2.236 120.364,400 - 15.102,642 3.020,121 573,3 - 139.060,463 226,1200 1.390,6046 41.200 10.600 83.608,6584 PX 2 - - - - 1.154 51.481,543 - 12.021,000 1.246,320 264,6 885,000 65.898,463 814,2102 658,9846 17.600 4.400 42.425,2682 PX3 - - 0 - 762 32.771,952 - 8.192,988 621,826 151,2 27,000 42.364,966 121,6100 423,6497 10.60 2.600 27.525,213 PX 4 0 0 0 - 605 29.673,712 - 7.418,428 554,083 205,5 - 37.851,723 919,5214 378,5172 10.000 2.600 23.953,6844 PX 5 0 0 0 - 576 22.965,954 - 5.741,490 518,319 52,5 - 29.278,263 958,8325 292,7826 8.400 2.000 17.626,6479 3 XNK 0 0 0 13.242,200 - - - - 272,456 31,5 - 13.546,156 265,4740 135,4616 3.200 1.400 8.545,2204 PX 1 0 0 - - 124 5.012,987 - 1.215,763 457,931 41,1 - 6.727,781 187,9159 67,2778 2.600 800 3.072,5873 PX 2 0 0 - - 240 10.671,800 - 3.010,242 310,206 - - 13.992,248 211,1220 139,9225 2.400 1.200 10.041,2035 Cộng 2.726 223.254,669 5.695 272.942,348 52.702,553 11.783,240 3.296,7 2.613,318 566.592,828 12.392,1977 5.665,9282 116.440 45.400 386.734,7021 Trong đó, HSPCL: Hệ số phụ cấp lương ; BL: Bậc lương ; C: công ; L: Loại Phần iii Một số ý kiến về công tác kế toán tiền lương tại công ty sứ thanh trì 1. Nhận xét chung về công tác kế toán của Công ty 1.1. Tình hình lao động Hiện nay, Công ty sứ Thanh Trì có tổng số cán bộ công nhân viên là 552 người. Trong đó số cán bộ quản lý là 149 người, chiếm tỷ lệ là 27%. Công ty đã và đang tạo điều kiện cho những cán bộ có năng lực đi học cao học, học nước ngoài để nâng cao trình độ quản lý cũng như trình độ chuyên môn. Chính vì vậy mà cho đến nay, Công ty đã có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, có tay nghề cao và công tác quản lý lao động đạt được chất lượng tốt hơn so với những năm về trước. Song, nếu cán bộ quản lý chiếm tỷ lệ 27% trong tổng số cán bộ công nhân viên của toàn Công ty thì tỷ lệ này là tương đối lớn. Điều này sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả công việc cũng như là sự phân phối thu nhập cho người lao động. Thêm vào đó, tay nghề của công nhân trực tiếp sản xuất chỉ dừng lại đa số ở bậc 4/7 hoặc 5/7 và 6/7, công nhân bậc 7/7 là rất hiếm. Đây chính là một hạn chế đang tồn tại mà Công ty cần phải có biện pháp giải quyết thích hợp. 1.2. Hình thức trả lương và vận dụng chế độ Công ty sứ Thanh Trì đã vận dụng linh hoạt các hình thức tiền lương trên cơ sở đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng đơn vị. Chính vì vậy mà đã kích thích và khích lệ tinh thần lao động của anh em công nhân, đảm bảo được nguyên tác phân phối theo lao động trong việc trả lương cho cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, các hình thức thưởng phạt của Công ty chưa thực sự mang lại hiệu quả. Do đó mà nó chưa phản ánh được chính xác về năng lực và chuyên môn của người lao động. Về việc vận dụng chế độ tiền lương do Nhà nước quy định ở Công ty sứ tương đối chính xác, đúng đắn. Công ty đã áp dụng mức lương tối thiểu là 290.000đ/ tháng để tính lương phép, lương cơ bản, phụ cấp trách nhiệm ... cho cán bộ công nhân viên. Trích BHXH, BHYT theo đúng chế độ quy định là 23% trong đó: 15% BHXH, 2% BHYT tính vào chi phí sản xuất. 5% BHXH và 1% BHYT được tính vào tiền lương cơ bản của cán bộ công nhân viên. 1.3. Công tác tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của Công ty sứ rất hoàn chỉnh và thực hiện đúng các chế độ kế toán mà Nhà nước ban hành. Mỗi một nhân viên kế toán thực hiện những chức năng và nhiệm vụ khác nhau nên số lượng công việc sẽ không bị chồng chéo...Về hình thức kế toán “Nhật ký chung” cũng như việc tổ chức công tác kế toán, sử dụng hệ thống sổ kế toán, phương pháp hạch toán, trình tự luân chuyển chứng từ kế toán về cơ bản là hợp lý. Việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khá đầy đủ và chính xác. Hệ thống sổ sách được ghi cụ thể, rõ ràng, thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu và cung cấp thông tin... Trong những năm gần đây Công ty đã và đang ứng dụng hệ thống kế toán máy cho công tác kế toán nên phần nào đã giảm được khối lượng công việc cho kế toán nói chung và kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng. Việc thực hiện tốt kế toán tiền lương và BHXH sẽ đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo chế độ Nhà nước quy định cũng như theo quy chế của Công ty. Đạt được những kết quả trên đây là do Công ty đã làm tốt công tác thống kê hạch toán lao động, đề ra các phương án lương cụ thể bao gồm các khoản lương khác như: lương phụ cấp, lương xếp loại ... Tuy nhiên, việc xây dựng định mức lao động đến từng công đoạn sản phẩm của Công ty còn chưa hoàn toàn sát với thực tế, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hoàn thành lương khoán của Công ty. Công tác kế toán tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương đều được thực hiện đúng quy định của chế độ kế toán mới. Tuy nhiên, trong công tác kế toán tiền lương của Công ty vẫn còn một vài tồn tại như không trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất và tiền ăn ca được phân bổ vào chi phí cũng chưa hợp lý có ảnh hưởng tới việc tính giá thành sản phẩm. Công ty sứ là công ty sản xuất kinh doanh với quy mô lớn, số lượng công nhân trực tiếp sản xuất tương đối nhiều nên việc trích trước tiền lương nghỉ phép là rất cần thiết. Nếu Công ty không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép như hiện nay, mà chỉ khi nào nghỉ phép thì trả lương phân bổ thẳng vào chi phí thì việc tính toán này lại mất thời gian và không mang tính khoa học. Vì vậy, Công ty nên khắc phục và điều chỉnh cho phù hợp nhằm điều hoà chi phí, tránh đột biến giá thành. 2. Một số ý kiến về công tác kế toán tiền lương tại Công ty sứ Thanh Trì 2.1. Về tình hình lao động Hiện nay, tỷ lệ lao động gián tiếp trong Công ty chiếm khoảng 38,3%. Tỷ lệ này là tương đối lớn. Vì vậy, việc giảm tỷ lệ lao động gián tiếp xuống 30% đến 31% so với hiện tại là tương đối hợp lý. Nếu làm được như vậy thì việc phân phối quỹ lương trong Công ty sẽ không phức tạp. Công ty cũng đã có kế hoạch giảm biên chế một số cán bộ nhân viên trong năm 2005. Điều này sẽ có những ảnh hưởng lớn đến sự phân phối nguồn nhân lực của Công ty. Về trình độ tay nghề của công nhân. Như ở trên đã nêu Công ty sứ Thanh Trì rất quan tâm, trú trọng đến việc nâng cao tay nghề cho anh em công nhân. Được biểu hiện dưới hình thức là hàng năm Công ty luôn cử người đi học, thi nâng bậc, đào tạo lại và đào tạo mới,... nhưng tỷ lệ công nhân có bậc thợ cao trong Công ty là không nhiều. Cụ thể: tỷ lệ công nhân bậc 5 là 16,75%, bậc 6 là 13,9%, bậc 7/7 chỉ có 3 công nhân chiếm tỷ lệ 0,54%, số còn lại là công nhân bậc 3 và bậc4. Chính vì vậy mà Công ty cần phải quan tâm hơn nữa đến việc này vì trước mắt có thể đội ngũ này đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty, nhưng về lâu dài thì Công ty cần phải xem xét lại. 2.2. Về cơ chế thưởng, phạt Bên cạnh việc Công ty đã áp dụng một cách linh hoạt các hình thức trả lương khác nhau để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình, vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau: - Thứ nhất là về chế độ tiền thưởng, phạt. Cơ chế thưởng phạt của Công ty chưa thực sự mang lại hiệu quả toàn diện. Vì chế độ tiền thưởng, phạt chỉ có tác dụng kích thích cho việc tăng năng suất lao động chứ chưa tạo ra đuợc ý thức nâng cao chất lượng sản phẩm, trình độ tay nghề và sáng kiến cải tiến kỹ thuật.. Sản phẩm sản xuất ra tương đối lớn nhưng vẫn tồn tại một lượng sản phẩm loại hai, sản phẩm hỏng. Công ty phải có quy định hợp lý về mức phạt đối với sản phẩm loại hai hoặc sản phẩm hỏng. Mặt khác, Công ty chưa có quyết định khen thưởng cụ thể khi một tập thể hoàn thành tốt khối lượng công việc với chất lượng cao hoặc khi người lao động có sáng kiến cải tiến kỹ thuật góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty. - Thứ hai là về lương phụ cấp. Hiện nay, Công ty mới chỉ có lương phụ cấp trách nhiệm chứ chưa có các khoản phụ cấp thâm niên, phụ cấp điều kiện làm việc như: nóng, độc hại cho công nhân trực tiếp sản xuất. Những khoản phụ cấp này là rất cần thiết cho công nhân ở Công ty sứ Thanh Trì. 2.3. Về hạch toán lao động Hiện nay, Công ty đã xây dựng một hệ thống chỉ tiêu định mức lao độngcho từng công đoạn sản phẩm. Song, cán bộ theo dõi thực hiện chỉ tiêu định mức lại quá mỏng cho nên chưa nắm bắt kịp thời mọi chỉ tiêu phát sinh khác. Do đó, độ chính xác của định mức lao động còn hạn chế, dẫn đến việc giao khoán công việc cho từng tổ của từng phân xưởng đôi khi còn bất hợp lý gây ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành công việc. Để khắc phục được tình trạng này, Công ty nên tăng cường cán bộ có năng lực chuyên môn khá, nghiệp vụ vững để công tác định mức lao động được chính xác hơn. Mặt khác, để nâng cao hiệu suất làm việc của đội ngũ cán bộ kế toán, Công ty chỉ cần bố trí một kế toán tiền lương kiêm kế toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Việc nộp BHXH, BHYT, KPCĐ có thể giao cho kế toán thanh toán đảm nhiệm. Kết luận Lao động là một yếu tố cơ bản mang tính thiết yếu bởi vì dưới bất kỳ hình thức sản xuất nào cũng phải có yếu tố lao động và bất kỳ một sản phẩm nào hoàn thành cũng cấu thành trong nó giá trị của sức lao động. Tiền lương và các khoản trích theo lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động. Quản lý chặt chẽ tiền lương và các khoản trích theo lương là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra cho các nhà quản lý nhằm đem lại hiệu quả sản xuất cao. Vì thời gian thực tập ở Công ty sứ Thanh Trì không được nhiều cùng với kinh nghiệm thực tế cũng như những hiểu biết của bản thân còn bị hạn chế nên em chưa thể nắm bắt được tất cả các vấn đề trong công tác kế toán tiền lương của Công ty. Qua chuyên đề này em muốn giới thiệu “Công tác kế toán tổ chức tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty sứ Thanh Trì” và mạnh dạn đưa ra một số đề suất nhằm mục đích góp phần hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty, đồng thời phát huy hơn nữa tác dụng tích cực của chế độ hạch toán kinh tế trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế mới, giúp Công ty đứng vững và không ngừng phát triển. Khả năng thực tế của em chưa được nhiều cho nên bài viết này sẽ không khỏi có những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của anh, chị trong Công ty và thầy giáo bộ môn Đinh Văn Hữu để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cán bộ, nhân viên phòng Kế toán, Phòng Tổ chức Lao động Tiền lương Công ty sứ Thanh Trì đã giúp đỡ rất nhiều trong quá trình em thực tập tại Công ty và thầy giáo Đinh Văn Hữu đã giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này./. Hà nội, ngày tháng năm 2004. Người thực hiện: Nguyễn Thị Loan. mục lục Lời nói đầu 1 Phần 1: Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty sứ Thanh Trì 3 1. Đặc điểm chung của Công ty sứ Thanh Trì 3 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty sứ Thanh Trì 3 1.2. Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất 6 2. Tổ chức công tác kế toán Công ty sứ Thanh Trì 13 2.1. Bộ máy kế toán trong Công ty 13 2.2. Hình thức kế toán được sử dụng tại Công ty sứ Thanh Trì 15 Phần 2: tình hình tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 17 1. Tình hình tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 17 1.1. Tình hình chung về quản lý, sử dụng lao động và quản lý quỹ tiền lương 17 1.2. Quỹ tiền lương và phương pháp xây dựng định mức tại Công ty 19 2. Tổ chức hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty sứ Thanh Trì 23 2.1. ở bộ phận gián tiếp 23 2.2. ở bộ phận trực tiếp 27 2.3. Các hình thức tiền lương 30 2.3.1. Lương thời gian 30 2.3.2. Tính lương theo kết quả lao động 36 2.4. Hình thức thanh toán lương 42 2.4.1. BHXH phải trả cho CNV tại Công ty sứ Thanh Trì 42 2.5. Tính BHXH, BHYT, KPCĐ ở Công ty sứ Thanh Trì 47 2.6. Tiền phụ cấp làm đêm, tiền ăn ca và tiền thưởng 47 3. Công tác bảo hộ lao động 49 4. Công tác tổ chức và đào tạo lao động 50 5. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 50 Phần III: Một số ý kiến về công tác kế toán tiền lương tại Công ty sứ Thanh Trì 54 1. Nhận xét chung về công tác kế toán của công ty 54 1.1. Tình hình lao động 54 1.2. Hình thức trả lương và vận dụng chế độ 54 1.3. Công tác tổ chức bộ máy kế toán 55 2. Một số ý kiến về công tác kế toán tiền lương tại Công ty sứ Thanh Trì 56 2.1. Về tình hình lao động 56 2.2. Về cơ chế thưởng, phạt 57 2.3. Về hạch toán lao động 57 Kết luận 59

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0583.doc
Tài liệu liên quan