- Phòng Nghiệp vụ 1: là phòng trực tiếp kinh doanh các nghiệp vụ Bảo hiểm phi nhân thọ và có nhiệm vụ Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về phương hướng phát triển các nghiệp vụ Bảo hiểm Con người, tổ chức và hướng dẫn các bộ phận kinh doanh khác, các Phòng Bảo hiểm Khu vực thực hiện công tác kinh doanh các nghiệp vụ về Bảo hiểm con người
- Phòng Nghiệp vụ 2: là phòng trực tiếp kinh doanh các nghiệp vụ Bảo hiểm phi nhân thọ và có nhiệm vụ Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về phương hướng phát triển các nghiệp vụ Bảo hiểm Phương tiện & Tài sản. tổ chức và hướng dẫn các bộ phận kinh doanh khác, các Phòng Bảo hiểm Khu vực thực hiện công tác kinh doanh các nghiệp vụ về Bảo hiểm trách nhiệm, Phương tiện & Tài sản.
- Phòng QLĐL: Là phòng trực tiếp kinh doanh và quản lý hệ thống đại lý của Toàn Công ty. Phòng có nhiệm vụ tham mưu cho Lãnh đạo công ty về các giải pháp cũng như các chính sách liên quan đến công tác phát triển hệ thống Đại lý
61 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 930 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Bảo Việt Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời gian làm việc của Nhà nước quy định hoặc của Công ty để thanh toán lương.
Do đặc thù Công ty Bảo hiểm Vĩnh Phúc trực thuộc Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam nên thông thường khi bước sang một năm kinh doanh mới thì Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam sẽ căn cứ vào tình hình kinh doanh của năm trước để giao kế hoạch kinh doanh và đơn giá tiền lương cho năm sau. Trên cơ sở đó Giám đốc Công ty Bảo hiểm Vĩnh Phúc sẽ căn cứ vào tình hình kinh doanh hàng tháng để chủ động phân phối quỹ tiền lương cho cán bộ công nhân viên và đến cuối năm sẽ phải quyết toán quỹ tiền lương với Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam.
Ví dụ: Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam giao đơn giá tiền lương năm 2007 cho Công ty Bảo hiểm Vĩnh phúc như sau:
- Kế hoạch doanh thu năm 2007 là 7.800 triệu đồng ( năm 2006 doanh thu Công ty đạt 6.809 triệu đồng )
- Đơn giá tiền lương doanh thu bảo hiểm gốc năm 2007 là: 29,9 đồng/1000 đồng doanh thu.
- Đơn giá tiền lương doanh thu tăng trưỏng năm 2007 là: 42 đồng/ 1000 đồng doanh thu tăng trưởng. ( Doanh thu tăng trưởng là phần doanh thu chênh lệch dương giữa phần doanh thu bảo hiểm gốc thực hiện năm 2006 và doanh thu bảo hiểm gốc thực hiện năm 2007 ).
Theo các thông số mà Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam giao cho Công ty Bảo hiểm Vĩnh Phúc thì tổng quỹ lương năm 2007 của Công ty Bảo hiểm Vĩnh Phúc năm 2007 sẽ được tính như sau: ( Doanh thu bảo hiểm gốc năm 2007 đạt được là 9.688 triệu đồng, doamh thu bảo hiểm gốc năm 2006 là 6.809 triệu đồng).
Lương doanh thu bảo hiểm gốc: 6.809 triệu đồng x 29,9 = 203.589.100đ
Lương doanh thu tăng trưởng: ( 9.688 – 6.809 ) x 42 =120.918.000đ
Vậy tổng quỹ lương năm 2007 của Công ty Bảo hiểm Vĩnh Phúc là: 324.507.100đ.
Trong tổng quỹ lương năm 2007 của Công ty được phân bổ như sau:
+ Quỹ lương ( Q1 ) – Quỹ lương dùng để trả trực tiếp cho cán bộ công nhân viên bằng 85% tổng quỹ lương: Q1 = 324.507.100 x 85% = 275.830.900đ. Trong quỹ lương này được chia ra làm 2 quỹ lương là: Q1.1 – Quỹ lương cơ bản và Q1.2 – Quỹ lương theo kết quả công việc. Quỹ lương cơ bản là quỹ lương được dùng để trả cho viên chức theo hệ số lương cơ bản và được thanh toán hàng tháng.
Ví dụ: Năm 2007 Công ty đã chi tổng quỹ lương cơ bản ( Q1.1 )trong năm là 103.200.500đ, còn lại ttổng quỹ lương theo kết quả công việc ( Q1.2 ) năm 2007 của Công ty là: 172.630.400đ.
+ Quỹ lương dự phòng ( Q2 ) được trích bằng 10% tổng quỹ lương – dùng để làm quỹ lương dự phòng: Q2 = 32.450.700đ.
+ Lập quỹ thưởng từ quỹ lương ( Q3 ) dùng để thưởng đột suất cho cán bộ công nhân viên có thành tích suất sắc, tổ chức thi đua nước rút trong công tác khai thác được trích bằng 5% tổng quỹ lương: Q3 = 16.225.500đ
Khi quyết toán Q2 và Q3 không hết được nhập với Q1 để phân phối cho cán bộ công nhân viên.
Cách tính lương trả cho cán bộ công nhân viên:
Để điều hoà tiền lương trong năm, trong thời gian doanh thu tạm thời chưa đảm bảo hoặc theo mùa vụ thì hàng tháng, Công ty Bảo hiểm Vĩnh Phúc sẽ thanh toán cho cán bộ công nhân viên 2 khoản lương từ quỹ lương Q1 đó là:
- Thanh toán lương Q1.1 lương cơ bản ( được lấy từ quỹ lương Q1 ): Là quỹ lương trả cho viên chức dựa trên cơ sở hệ số lương cơ bản và các loại phụ cấp của viên chức được xếp theo nghị định số 26CP/ ngày 23/05/1993 của Chính Phủ.
- Tạm ứng quỹ lương Q1.2 – Quỹ lương trả cho cán bộ công nhân viên theo kết quả công việc ( được lấy từ quỹ lương Q1 ). Với tỷ lệ 80% mức lương dự kiến theo kế hoạch và được tạm ứng theo các chức danh của từng cán bộ.
Ví dụ:
Giám đốc là 2.500.000đ, Trưởng phòng trên 5 năm là 1.300.000đ
đến cuối năm sẽ thực hiện thanh quyết toán bù trừ quỹ lương này trên cơ sở: Hệ số trả lương theo công việc, ngày công làm việc thực tế của cán bộ công nhân viên, hệ số chất lượng lao động của cán bộ công nhân viên ( Quỹ lương này chỉ áp dụng đối với Lãnh đạo và toàn bộ viên chức trong đơn vị có hợp đồng lao động trên 1 năm ).
Cụ thể cách tính từng quỹ lương như sau:
+ Tiền lương cơ bản:
Tiền lương được lĩnh trong tháng
=
Tiêu chuẩn thang lương theo cấp bậc
- (Lương bình quân 1 ngày x số ngày nghỉ)
Hoặc :
Tiền lương được lĩnh trong tháng
=
Lương bình quân một ngày
x
Số ngày làm việc thực tế trong tháng
Trong đó:
Tiêu chuẩn thang lương theo cấp bậc = hệ số lương cơ bản x Mức lương tối thiểu
Lương bình quân một ngày
=
Tiêu chuẩn thang lương theo cấp bậc
Số ngày trong tháng (22 ngày)
Cụ thể ở Công ty Bảo hiểm Vĩnh Phúc được tính theo công thức:
Vli =
Trong đó:
Vli : Tiền lương cơ bản của viên chức giữ chức danh công việc i
Lmin :Tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định ( 540.000đ )
Hcđi : Hệ số lương cơ bản của viên chức giữ chức danh công việc i
Pci : Hệ số phụ cấp của viên chức giũ chức danh công việc i
N : Ngày công theo tiêu chuẩn quy định ( 22 ngày )
ni : Ngày công thực tế của viên chức giữ chức danh công việc i
Ví dụ : Tính lương tháng 05 năm 2008 cho Chị Nguyễn Thị Ninh – nhân viên thủ quỹ trong tháng đi làm 23 ngày. ( Hệ số lương cơ bản của chị Nguyễn Thị Ninh là: 2,21, Phụ cấp độc hại là 0,1 ). Từ đó ta có lương bình quân 1 ngày làm việc của chị Nguyên Thị Ninh là:( 2,21 + 0,1 ) x 540.000/22 ngày = 56.700đồng/ngày.
Vậy lương cơ bản của chị Nguyễn Thị Ninh trong tháng 05 là:
23ngày x 56.700đồng/ngày = 1.304.100đồng
Khi áp dụng cách tính lương này thì những ngày nghỉ phép, lễ tết vẫn được hưởng lương còn số ngày nghỉ việc không được hưởng lương là những ngày nghỉ việc vì lí do ốm đau, tai nạn lao động ( Bảo hiểm xã hội đã thay Công ty trả lương cho những ngày này )
+ Tiền lương trả theo kết quả công việc ( Theo sản phẩm )
Trả lương theo kết quả công việc là hình thức trả lương căn cứ vào kết quả công việc được giao mà công nhân viên đã hoàn thành.
Cách tính:
V2i =
Trong đó:
V2i : Tiền lương theo kết quả công việc của viên chức giữ chức danh công việc i
Q1.2 : Quỹ lương trả cho viên chức theo kết quả thực hiện
m : Số lượng viên chức thuộc bộ phận áp dụng phương pháp trả lương theo thời gian
hi : Hệ số công việc của viên chức giữ chức danh công việc i
ki : Hệ số chất lượng lao động của viên chức giữ chức danh công việc i
ni : Ngày công thực tế của viên chức giữu chức danh công việc i
Hệ số công việc của từng viên chức ( hi ) được Công ty xây dựng dựa trên từng chức danh và mức độ đảm nhận công việc cuỉa từng chức danh đó: Cụ thể như sau:
Chức danh Giám đốc : 9,2
Chức danh Phó giám đốc: 7,0
Chức danh Trưởng phòng : + Có thời gian công tác trên 5 năm 5,0
+ Có thời gian công tác dưới 5 năm 4,5
Chức danh Phó trưởng phòng: + Có thời gian công tác trên 5 năm 4,3
+ Có thời gian công tác dưới 5 năm 4,0
Chức danh kinh tế viên bảo hiểm: + Có thời gian công tác trên 5 năm 3,7
+ Có thời gian công tác dưới 5 năm 3,2
Chức danh nhân viên bảo hiểm: + Có thời gian công tác trên 5 năm 3,0
+ Có thời gian công tác dưới 5 năm 2,7
Chức danh lái xe: 2,7
Chức danh bảo vệ: 1,0
Hệ số chất lượng lao động của viên chức ( ki ) được xác định trong 1 năm và được tính trên cơ sở xếp loại lao động A, B, C. Việc bình xét hệ số này do hội đồng thi đua của Công ty xem xét đề xuất, Giám đốc Công ty
quyết định. Hệ số của từng loại lao động được quy định tối đa và tối thiểu như sau:
Loại A : Xếp hệ số 1,2 Loại C : Xếp hệ số 0,8
Loại B : Xếp hệ số 1,0 Loại D : Xếp hệ số 0,6
Chỉ tiêu để xếp loại như sau:
Đối với viên chức chuyên môn nghiệp vụ thừa hành phục vụ:
- Hoàn thành về số lượng công việc được giao theo đúng tiến độ
- Chất lượng công việc đạt kết quả tốt
- ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có tinh thần phối hợp, hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ chung.
Loại A: Đạt cả 3 chỉ tiêu
Loại B: Đạt 2 chỉ tiêu
Loại C: Đạt 1 chỉ tiêu
Loại D: Vi phạm kỷ luật lao động bị xử lý từ hình thức khiển trách trở lên.
Đối với viên chức là lãnh đạo cấp phòng
Hoàn thành về số lượng công việc được giao theo đúng tiến độ
Chất lượng công việc đạt kết quả tốt
Hoàn thành công việc chung của phòng theo đúng tiến độ
ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có tinh thần phối hợp trong nội bộ phòng và hợp tác tốt với các phòng liên quan để hoàn thành nhiệm vụ chung.
Loại A : Đạt cả 4 chỉ tiêu
Loại B : Đạt 3 chỉ tiêu
Loại C : Đạt 2 chỉ tiêu
Loại D : Đạt 1 chỉ tiêu hoặc vi phạm kỷ luật lao động bị xử lý từ hình thức khiển trách trở lên.
Đối với viên chức lãnh đạo Công ty thì chỉ tiêu đánh giá là:
Tối thiểu phải giữ được doanh thu bằng năm trước
Đạt hiệu quả kinh doanh dương về kinh doanh bảo hiểm
Chấp hành tốt chính sách chế độ
Ban Giám đốc phối hợp tốt trong công tác
Loại A : Đạt cả 4 chỉ tiêu
Loại B : Đạt 3 chỉ tiêu
Loại C : Đạt 2 chỉ tiêu
Loại D : Đạt 1 chỉ tiêu hoặc vi phạm kỉ luật lao động bị xử lý từ hình thức khiển trách trở lên.
+ Trả lương theo hình thức lương công nhật
áp dụng cho cán bộ công nhân viên làm việc ngoài hợp đồng của Công ty.
Tiền lương được lĩnh trong tháng
=
Mức lương công nhật
x
Số ngày làm việc trong tháng
Ngoài tiền lương công nhân viên còn được hưởng các khoản sau:
- Tiền thưởng ( Tiền thưởng không thường xuyên ) : Là khoản tiền mà Công ty phải trả cho công nhân viên trong các trường hợp khen thưởng, thi đua, thưởng sáng kiến cải tiến sản xuất kinh doanh.
- Bảo hiểm xã hội trả thay lương : Trong các trường hợp công nhân viên nghỉ ốm, thai sản, tai nạn lao động... được hưởng 1 khoản trợ cấp do quỹ bảo hiểm chi trả. mức Bảo hiểm xã hội cao hay thấp tuỳ thuộc vào thời gian công tác liên tục, số ngày nghỉ hưởng trợ cấp BHXH dài hay ngắn.
+ Trả lương cho một số trường hợp đặc biệt ở Công ty Bảo hỉêm Vĩnh Phúc
Trả lương cho viên chức đi học trong nước
* Trường hợp viên chức được cử đi hội thảo, tập huấn. Trong thời gian viên chức được cử đi dự hội nghị, hội thảo, tập huấn nghiệp vụ do Tổng Công ty hoặc các cơ quan ngoài Tổng Công ty tổ chức ( Như các co quan quản lý nhà nước, cơ quan đảng, đoàn thể, các tổ chức khác trong và ngoài nước ): Được trả lương như cán bộ đi làm bình thường ( Hưởng 100% lương cơ bản và 100% lương theo kết quả công việc ).
* Trường hợp viên chức được cử đi học theo các loại hình đào tạo tại chức mà học tập trong giờ hành chính ( Trung cấp, đại học, cao học, nghiên cứu sinh, các khoá đào tạo ngoại ngữ ) và các khoá đào tạo tập trung ( do Trung tâm đào tạo Bảo Việt tổ chức ) theo quy chế đào tạo của Tổng Công ty ( Có quyết định của Thủ trưởng đơn vị ): Trong thời gian đi học viên chức được trả lương như sau:
100% lương cơ bản ( nguồn từ quỹ lương cơ bản ).
Được trả 1 phần lương theo kết quả công việc như sau:
60% V2i đối với viên chức có kết quả học tập đạt loại khá trở lên
50% V2i đối với viên chức có kết quả học tập đạt loại trung bình.
40% V2i đối với viên chức có kết quả học tập đạt dưới tung bình.
Phương pháp tính: Việc trả lương cho cả 2 trường hợp a và b nêu trên được tính theo phương pháp trả lương thời gian theo chất lượng công việc, nguồn tư quỹ lương dự trữ.
+ Trả lương cho viên chức đi học tập, công tác ở nước ngoài.
- Trường hợp viên chức được cử đi nước ngoài có tính chất công tác: Dự hội nghị, hội thảo, khảo sát thị trường để mở dịch vụ, đàm phán , ký kết, dám định, dám sát, phối hợp với khách hàng hoặc các cơ quan hữu quan giải quyết các vụ tổn thất. Trong thời gian đi công tác theo các nội dung trên, viên chức được trả lương như đi công tác bình thường trong nước.
- Trường hợp viên chức được cử đi nước ngoài có tính chất học tập: Đi dự các lớp học, thực tập nghề, dự các seminar có tính chất học tập, tham quan kết hợp khảo sát. Trong thời gian đi học theo các nội dung trên, tiền lương của viên chức được trả theo quy định của Tổng Công ty Bảo Việt Việt Nam. Nguồn tiền lương để trả cho các trường hợp này được lấy từ các quỹ lương cơ bản.
+ Trả lương cho viên chức đi nghỉ chế độ trước khi nghỉ hưu.
Trong thời gian viên chức nghỉ chế độ chờ thủ tục trước khi nghỉ hưu, được hưởng 100% lương cơ bản và các loại phụ cấp ( nếu có ) theo nghị định 26/CP của Chính Phủ. Nguồn tiền lương được lấy từ quỹ lương dự trữ.
+ Đối với viên chức nghỉ ốm, thai sản, con ốm, tai nạn lao động: Hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhà nước từ nguồn Bảo hiểm xã hội.
+ Trả lương cho viên chức trong thời gian nghỉ phép, nghỉ kết hôn, con kết hôn, thân nhân chết ( bố mẹ – cả bên vợ hoặc bên chồng, con ) theo chế độ. Trong thời gian nghỉ theo chế độ kể trên, viên chức được hưởng lương cơ bản.
+ Đối với công nhân viên chức thử việc và học việc:
- Trong thời gian thử việc, viên chức được hưởng tối thiểu bằng 100% lương cơ bản theo hệ số lương khởi điểm của nghạch viên chức được xếp. Nguồn lấy từ quỹ lương dự trữ
- Trong thời gian học việc, viên chức được hưởng phụ cấp học việc với mức tối thiểu bằng 100% lương cơ bản theo hệ số lương khởi điểm của nghạch viên chức được xếp ( bậc 1 ). Nguồn để trả cho phần phụ cấp được lấy từ quỹ đào tạo. Trường hợp thời gian học việc trên 3 tháng, nếu từ tháng 4 trở đi viên chức đã có sản phẩm cụ thể thì ngoài khoản phụ cấp học việc còn được trả thêm một phần lương theo kết qủa công việc ( mức cụ thể được căn cứ vào kết quả học việc và mức độ đóng góp vào kết quả kinh doanh trong thời gian học việc ), nguồn để trả cho phần lương theo kết quả công việc được lấy từ quỹ lương theo kết quả công việc của đơn vị.
+ Trả lương cho viên chức làm thêm giờ:
Trường hợp làm việc ngoài giờ nhưng trong phạm vị, chức trách công việc được giao đã lường trước và tính toán khi xây dựng hệ số công việc ( h ) thì không được thanh toán tiền lương làm thêm giờ. Trường hợp công việc làm thêm giờ là những việc phát sinh đột suất không thuộc chức trách và nội dung công việc được giao thì được tính lương làm thêm giờ theo quy định hiện hành của Bộ luật lao động. Nguồn để trả lương làm thêm giờ từ quỹ lương dự trữ.
+ Trả lương cho viên chức làm việc đêm:
Đối với những công việc thường xuyên làm việc đêm như bảo vệ đêm, khi thiết kế hệ số công việc ( h ), hoặc khi thoả thuận về tiền lương chọn gói cần tính đến điều kiện làm việc đêm để tính lương. Không đặt vấn đề tính tiền lương làm việc đêm riêng.
+ Tiền lương của viên chức chấm dứt hợp đồng lao động:
Viên chức chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày nào thì mòi quyền lợi trong đó có tiền lương, chấm dứt từ ngày đó ( trừ trường hợp điều động trong nội bộ Bao Việt ). Khi giải quyết thủ tục chấm dứt hợp đồng, đơn vị cần có biên bản thanh quyết toán các khoản như: Tạm ứng, tài sản, tiền lương, bàn giao tài liệu với viên chức chấm dứt hợp đồng để tránh tranh chấp sau này.
2.1.3 – Thực trạng kế toán tiền lương
* Chứng từ hạch toán tiền lương
Để quản lý lao động về mặt số lượng, Công ty sử dụng sổ danh sách lao động. Sổ này do phòng kế toán lập ( lập riêng cho toàn Công ty và cho từng bộ phân ) để nắm tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trong Công ty.
Chứng từ sử dụng để hạch toán lao động là:
+ Phiếu nghỉ hưởng Bảo hiểm xã hội:
Phiếu nghỉ hưởng Bảo hiểm xã hội dùng để xác nhận số ngày được nghỉ do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ trông con ốm... của người lao động làm căn cứ tính trợ cấp Bảo hiểm xã hội trả thay lương theo đúng chế độ của người lao động.
+ Bảng thanh toán Bảo hiểm xã hội:
Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội là căn cứ để tổng hợp và thanh toán trợ cấp Bảo hiểm xã hội trả thay lương cho người lao động. Đây là căn cứ để lập báo cáo quyết toán Bảo hiểm xã hội với cơ quan quản lý Bảo hiểm xã hội cấp trên. Chứng từ này do kế toán lập căn cứ vào phiếu nghỉ hưởng Bảo hiểm xã hội và tiền lương của người lao động nghỉ việc hưởng lương để tính.
Công ty Bảo hiểm Vĩnh Phúc
Bảng số : 2
Bảng tổng hợp ngày nghỉ và hưởng trợ cấp BHXH
Tháng 05 năm 2008
Số TT
Họ và tên
Tiền lương đóng BHXH
Thời gian đóng BHXH
Số ngày nghỉ hưởng trợ cấp
Số tiền trợ cấp
Tổng sóo ngày nghỉ trong tháng
Tổng số ngày nghỉ luỹ kế
Tổng số tiền
Tổng số tiền luỹ kế
1
Nguyễn Anh Tuấn
516.200
3
6
105.500
6
6
105.500
105.500
Cộng
516.200
3
6
105.500
6
6
105.500
105.500
Tổng số tiền bằng chữ : (Một trăm linh năm nghìn năm trăm đồng)
Giám đốc BHXH duyệt
(Đã ký)
Bộ phận chi
(Đã ký)
Kế toán đơn vị
(Đã ký)
Thủ trưởng đơn vị
(Đã ký)
Công dụng: Bảng thanh toán Bảo hiểm xã hội theo dõi cụ thể các khoản Bảo hiểm xã hội mà người lao động đóng góp để từ đó tạo điều kiện và cơ sở thuận lợi để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
+ Bảng chấm công:
Tác dụng: Bảng chấm công dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ Bảo hiểm xã hội để có căn cứ tính trả lương, Bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong Công ty.
Đơn vị: Công ty Bảo hiểm Vĩnh Phúc
Bảng chấm công
Tháng 05 năm 2008
Bảng số 3
Mẫu số : 01-LĐLĐ
Ban hành kèm theo QĐ số 1141-TC/CĐKT
Ngày 11/1/1995 của Bộ Tài chính
Số TT
Họ và tên
Cấp bậc hoặc chức vụ
Ngày trong tháng
Quy ra ngày công
1
2
3
4
5
6
7
24
25
26
27
28
29
30
31
Số công hưởng thời gian
Số công nghỉ hưởng 100% lương
Số công hưởng BHXH
Ký hiệu chấm công
A
B
C
1
2
3
4
5
6
7
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
1
Nguyễn Mạnh Hà
GĐ
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
32
2
Lê Đình Tuyến
TP
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
23
3
Nguyễn Thị Ninh
TQ
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
23
Lương SP : K
4
Nguyễn Quang Huy
CB
+
+
R
+
+
+
+
+
+
+
+
23
Lương thời gian : +
5
Trần Văn Hoan
TP
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
22
ốm điều dỡng : Ô
6
Dương Việt Lâm
PTKT
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
23
Con ốm : Cố
7
Nguyễn Anh Tuấn
CB
+
+
Ô
Ô
Ô
+
+
+
+
+
+
23
Thai sản : TS
8
Hà Quang Thành
CB
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
17
Nghỉ phép : P
9
Nguyễn Thu Hằng
CB
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
23
Hội nghi học tập : H
10
Nguyễn Việt Lâm
LX
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
23
Nghỉ bù : NB
11
Phùng Gia Tình
BV
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
23
Nghỉ không lương:R
12
Phạm Anh Hải
CB
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
23
Ngừng việc : N
13
Trần Thị Lệ Quyên
CB
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
23
Tai nạn : T
14
Kiều Đức Cương
CB
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
23
Lao động nghĩa vụ :LĐ
15
Nguyễn Thị Thuỳ Linh
CB
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
23
16
Nguyễn Thị Thu Thuỷ
CB
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
23
Tổng cộng
361
6
Người chấm công
(Đã ký)
Phụ trách bộ phận
(Đã ký)
Người duyệt
(Đã ký)
+ Bảng thanh toán tiền lương:
Tác dụng: Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương phụ cấp cho người lao động đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động và tiền lương.
Bảng số 4a
Bảng thanh toán tiền lương theo thời gian
Tháng 05 năm 2008
STT
Họ và tên
Chức vụ
Hcd+PC
Ni
Số tiền
Trừ BHXH(5%) BHYT(1%)
Còn lĩnh
Ký nhận
1
Nguyễn Mạnh Hà
GĐ
4,6
23
1.394.600
83.700
1.310.900
2
Lê Đình Tuyến
TP
2,22
23
673.100
40.400
632.700
3
Nguyễn Thị Ninh
TQ
2,31
23
700.400
42.000
658.400
4
Nguyễn Quang Huy
CB
2,02
22
585.800
35.100
550.700
5
Trần Văn Hoan
TP
1,98
23
600.300
36.000
564.300
6
Dương Việt Lâm
PTKT
1,98
23
600.300
36.000
564.300
7
Nguyễn Anh Tuấn
CB
1,78
17
398.900
23.900
375.000
8
Hà Quang Thành
CB
1,78
23
539.700
32.400
507.300
9
Nguyễn Thu Hằng
CB
1,58
23
479.000
28.700
450.300
10
Nguyễn Việt Lâm
LX
2,16
23
654.000
39.300
615.600
11
Phùng Gia Tình
BV
1,18
23
357.800
21.500
336.300
12
Phạm Anh Hải
CB
1,78
23
539.700
32.400
507.300
13
Trần Thị Lệ Quyên
CB
1,78
23
539.700
32.400
507.300
14
Kiều Đức Cương
CB
1,78
23
539.700
32.400
507.300
Tổng cộng
28,93
361
8.603.900
516.200
8.087.700
Bằng chữ : (Tám triệu, không trăm tám mươi bảy nghìn, bảy trăm đồng)
Kế toán
(Đã ký)
Lãnh đạo duyệt
(Đã ký)
Bảng số 4b
Bảng thanh quyết toán tiền lương theo kết quả công việc
Tháng 05 năm 2008
STT
Họ và tên
Chức vụ
ki
hi
ni
Số tiền
Trừ đã tạm ứng
Còn lĩnh
Ký nhận
1
Nguyễn Mạnh Hà
GĐ
1.2
9.2
261
34.816.800
30.000.000
4.816.800
2
Lê Đình Tuyến
TP
1.2
5
257
18.632.200
15.600.000
3.023.200
3
Nguyễn Thị Ninh
TQ
1.2
2.7
250
9.787.300
8.400.000
1.387.300
4
Nguyễn Quang Huy
CB
1
3.2
249
9.627.800
9.600.000
27.800
5
Trần Văn Hoan
TP
1.2
4.3
261
16.273.100
13.200.000
3.073.100
6
Dương Việt Lâm
PTKT
1.2
4.5
261
17.029.900
14.400.000
2.629.900
7
Nguyễn Anh Tuấn
CB
1
3.2
250
9.666.500
9.600.000
66.500
8
Hà Quang Thành
CB
1.2
3.2
259
12.017.400
9.600.000
2.417.400
9
Nguyễn Thu Hằng
CB
1.2
2.7
257
10.061.400
8.400.000
1.661.400
10
Nguyễn Việt Lâm
LX
1.2
2.7
258
10.100.500
8.400.000
1.700.500
11
Phùng Gia Tình
BV
1.2
1
261
3.784.400
2.400.000
1.384.400
12
Phạm Anh Hải
CB
1.2
3.2
258
11.971.000
9.600.000
2.371.000
13
Trần Thị Lệ Quyên
CB
1
3.2
260
10.053.100
9.600.000
453.100
14
Kiều Đức Cương
CB
1.2
3.2
256
11.878.200
9.600.000
2.278.200
15
Nguyễn Thuỳ Linh
CB
1.2
1
231
3.349.400
2.000.000
1.349.400
16
Nguyễn Thị thu Thuỷ
CB
1.2
1
247
3.581.400
2.000.000
1.581.400
Tổng cộng
18.6
53.3
4076
192.630.400
162.400.000
30.230.400
Bằng chữ : (Ba mươi triệu, hai trăm ba mươi nghìn,bốn trăm đồng)
Kế toán
(Đã ký)
Lãnh đạo duyệt
(Đã ký)
+ Phiếu chi:
Mục đích: Phiếu chi dùng để xác định các khoản tiền thực tế xuất quỹ và là căn cứ để thủ quỹ xuất quỹ, ghi sổ quỹ.
Ví dụ: Trong tháng 12 năm 2007 sau khi Bảo hiểm xã hội trả tiền trợ cấp thì kế toán làm phiếu chi cho Nguyễn Anh Tuấn như sau :
Tổng Công ty BHVN
Công ty BH Vĩnh Phúc
Phiếu chi
Tháng 12
Số : 1781
Kèm theo : Chứng từ gốc Trang 1
Số TT
Họ tên
Lý do chi
Số hồ sơ
Số tiền chi
TK D.ung
Ký
1
Nguyễn Anh Tuấn
Chi BHXH thay trả lương tháng 12
105.500
3341
Cộng
105.500
Bằng chữ : Một trăm linh năm nghìn năm trăm đồng
Người nhận
(Đã ký)
Thủ quỹ
(Đã ký)
Người lập
(Đã ký)
PT Kế toán
(Đã ký)
Chuẩn chi
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Lãnh đạo duyệt
(Đã ký)
+ Phiếu thu:
Mục đích: Phiếu chi dùng để xác định các khoản tiền thực tế nhập vào quỹ và là căn cứ để thủ quỹ thu tiền, ghi sổ quỹ.
Ví dụ: Trong tháng 12 năm 2007 khi Bảo hiểm xã hội trả tiền trợ cấp thì kế toán làm phiếu thu nhập tiền vào quỹ như sau:
Tổng Công ty BHVN
Công ty BH Vĩnh Phúc
Phiếu thu
Tháng 05
Số : 985
Kèm theo : Chứng từ gốc Trang 1
Số TT
Họ tên
Lý do thu
Số hồ sơ
Số tiền chi
TK D.ung
Ký
1
BHXH tỉnh VP
Tiền trợ cấp BHXH tháng 05
105.500
3383
Cộng
105.500
Bằng chữ : Một trăm linh năm nghìn năm trăm đồng
Ngày 25 tháng 05 năm 2008
Người nộp
(Đã ký)
Thủ quỹ
(Đã ký)
Người lập
(Đã ký)
Chuẩn thu
Ngày 25 tháng 05 năm 2008
PT Kế toán
(Đã ký)
+ Chứng từ ghi sổ:
Tác dụng: Dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không qua tiền mặt và tiền gửi ngân hàng và được dùng làm căn cứ ghi số kế toán
Tổng Công ty BHVN
Công ty BH Vĩnh Phúc
chứng từ ghi sổ
Tháng 05
Số : 985
Kèm theo : Chứng từ gốc Trang 1
Số TT
Họ tên
Trích yếu
TK Nợ
TK Có
Số tiền
Ký
1
Công ty BH Vĩnh Phúc
Tính định mức lương năm 2007
642
334
324.507.100
Cộng
324.507.100
Bằng chữ : Ba trăm hai tư triệu năm trăm linh bảy ngàn một trăm đồng
PT Kế toán
(Đã ký)
Người vào sổ
(Đã ký)
Người lập chứng từ
(Đã ký)
Chuẩn chi
Ngày 31 tháng 05 năm 2008
Lãnh đạo duyệt
(Đã ký)
+ Bảng tính BHXH, BHYT, KPCĐ
Tác dụng: Bảng này dùng để xác định tổng số tiền về các khoản phải trích theo lương của người lao động. Số tiền phải trích tính vào chi phí và số tiền phải thu khấu trừ vào lương của người lao động.
bảng tính BHXH, BHYT, KPCĐ
Tháng 05 năm 2008
Số TT
Bộ phận
Tổng quỹ lương
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
KPCĐ 2%
BHXH
BHYT
15%
5%
Cộng
2%
1%
Cộng
1
Công ty BH Vĩnh Phúc
8.603.900
1.290.600
430.200
1.720.800
172.100
86.000
258.100
172.100
Tổng cộng
8.603.900
1.290.600
430.200
1.720.800
172.100
86.000
258.100
172.100
* Kế toán tiền lương trên hệ thống sổ kế toán
Sổ kế toán là những tờ sổ theo mẫu quy định có liên hệ chặt chẽ với nhau dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo phương pháp kế toán trên cơ sở của chứng từ gốc.
+ Các loại sổ kế toán:
Sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
Sổ kế toán theo hình thức nhật ký sổ cái
Sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ
Công ty Bảo hiểm Vĩnh Phúc sử dụng sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ.
sơ đồ 2.1: kế toán chi tiết tiền lương và các khoản
trích theo lương ở Công ty Bảo hiểm vĩnh phúc
Bảng chấm công
Bảng tính lương
Bảng tính BHXH, BHYT, KPCĐ
Bảng thanh toán
lương và BHXH
Sổ chi tiét tài khoản
334, 3382,3383,3384
Nhật ký chứng từ
Sổ cái
Báo cáo Tài chính
+ Nguyên tắc cơ bản của hình thức nhật ký chứng từ:
- Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng nợ.
- Kết hợp chặt chẽ việc ghi đúng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế ( theo tài khoản ).
- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp bới hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và rong cùng một quá trinhg ghi chép
- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn, các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính.
+ Hệ thống sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ mà Công ty Bảo hiểm Vĩnh Phúc sử dụng liên quan đến tiền lương, Bảo hiểm xã hội trả thay lương và các khoản trích theo lương ( Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế , kinh phí công đoàn) :
Sổ quỹ tiền mặt
Bảng kê số 5
Nhật ký chứng từ số 7
Sổ cái tài khoản 334
Sổ cái tài khoản 338
Và các sổ kế toán chi tiết
+ Sổ quỹ tiền mặt:
Dùng để xác định số tiền mặt, ngoại tệ, đá quý, kim khí quý... thực tế đã nhập quỹ hay xuât quỹ và là căn cứ để ghi các sổ kế toán có liên quan.
Công ty Bảo hiểm Vĩnh Phúc
sổ quỹ tiền mặt
Tháng 05 năm 2008
Ngày
Số phiếu
Diễn giải
TK
Đ.ứng
Số tiền
Thu
Chi
Thu
Chi
Tồn
Số dư đầu kỳ
xxx
25/05/2008
985
Tiền trợ cấp BHXH tháng 12
105.500
31/05/2008
1776
Chi lương theo thời gian tháng 12
111
8.087.700
31/05/2008
1777
Chi tạm ứng lương theo KQ công việc tháng 12
111
13.600.000
31/05/2008
1781
Chi BHXH trả thay lương tháng 12
111
105.500
31/05/2008
1782
Chi quyết toán lương thep KQ công việc
111
30.230.400
Cộng
xxx
xxx
xxx
Thủ quỹ Kế toán trưởng
( Đã ký ) ( Đã ký )
+ Bảng kê số 5 :
Dùng để tập hợp chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam
Công ty Bảo hiểm Vĩnh Phúc
Bảng kê số 5
Tập hợp chi phí QLDN
Trong tháng 05 năm 2008
Số TT
Ghi có cácTK
Ghi nợ các TK
.
334
338
Cộng chi phí thực tế
TK 642 Chi phíQLDN
- Chi phí nhân viên
324.507.100
- BHXH
1.290.600
- BHYT
172.100
- KPCĐ
172.100
..
Cộng
xxx
324.507.100
1.634.800
Kế toán trưởng
(Đã ký)
Thủ trưởng đơn vị
(Đã ký)
+ Nhật ký chứng từ số 7:
Nhật ký chứng từ số 7 dùng để tập hợp toàn bộ chi phí sản suất kinh doanh và dùng để phản ánh số phát sinh bên có của các tài khoản: 142, 152, 153, 154, 214, 241, 242, 334, 335, 338, 611, 621, 622, 627, 631 và một số tài khoản đã phản ánh ở các nhật ký chứng từ khác n hưng có liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ và dùng để ghi nợ các tài khoản: 154, 621, 622, 627, 631, 142, 2413, 335, 641, 642.
Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam
Công ty Bảo hiểm Vĩnh Phúc
nhật ký chứng từ số 7
Tập hợp chi phí
Trong tháng 05 năm 2008
Số TT
Ghi có cácTK
Ghi nợ các TK
.
334
338
Cộng chi phí thực tế
- TK 642
324.507.100
1.634.800
xxxxx
- TK 338
105.500
xxxxx
- TK 334
516.200
xxxxx
..
Cộng
xxx
Kế toán trưởng
(Đã ký)
Thủ trưởng đơn vị
(Đã ký)
+ Sổ cái tài khoản 334:
Dùng để theo dõi các khoản phải trả cho công nhân viên.
Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam
Công ty Bảo hiểm Vĩnh Phúc
sổ cái tk 334
Phải trả phải nộp khác
Trong tháng 05 năm 2008
Ghi có cácTK đối ứng với nợ TK này
Tháng
..
Tháng 05
Cộng
Nhật ký chứng từ số 1 (Có TK111)
52.023.600
Nhật ký chứng từ số 7(Có TK 338)
516.200
Cộng số PS bên Nợ
52.539.800
Cộng số PS bên Có
324.612.600
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
xxxx
Kế toán trưởng
(Đã ký)
Thủ trưởng đơn vị
(Đã ký)
2.2 – Thực trạng kế toán các khoản trích theo lương
2.2.1 – Thực trạng kế toán các khoản trích theo lương trên chứng từ kế toán
* Sổ cái tài khoản 338:
Dùng để theo dõi các khoản phải trả phải nộp khác.
Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam
Công ty Bảo hiểm Vĩnh Phúc
sổ cái tk 338
Phải trả phải nộp khác
Trong tháng 05 năm 2008
Ghi có cácTK đối ứng với nợ TK này
Tháng
..
Tháng 05
Cộng
Nhật ký chứng từ số 2 (Có TK112)
4.272.100
Nhật ký chứng từ số 7(Có TK 334)
105.500
Cộng số PS bên Nợ
4.377.600
Cộng số PS bên Có
2.256.500
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
xxxx
Kế toán trưởng
(Đã ký)
Thủ trưởng đơn vị
(Đã ký)
Ngoài tiền lương được lĩnh trực tiếp thì cán bộ công nhân viên trong Công ty còn được hưởng quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn để đảm bảo đời sống khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động.
Việc trả lương được sử dụng bằng quỹ lương, quỹ Bảo hiểm xã hội của Công ty. Do vậy việc Bảo hiểm xã hội trả thay lương cũng đòi hỏi mức độ chính xác hợp lý nhằm kích thích người lao động hăng say trong công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
* Quỹ bảo hiểm xã hội
Quỹ Bảo hiểm xã hội là khoản tiền được tính theo tỷ lệ trên tổng quỹ lương cơ bản thực tế phải trả cho cán bộ công nhân viên của Công ty nhằm giúp đỡ họ về mặt vật chất và tinh thần trong các trường hợp hiểm nghèo như ốm đau, thai ssản, tai nạn lao động...
+ Nội dung chi Bảo hiểm xã hội:
Theo nghị định 12/CP ngày 12/01/1995 của Chính Phủ ban hành điều lệ bảo hiểm xã hội. Các chế độ Bảo hiểm xã hội ban hành bao gồm:
Trợ cấp ốm đau: Được áp dụng đối với cán bộ công nhân viên ốm đau phải nghỉ việc hoặc trợ cấp chăm sóc con ốm đau.
Mức trợ cấp nhiều hay ít tuỳ thuộc vào thời gian đóng Bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ ốm được hưởng Bảo hiểm xã hội dài hay ngắn
Trợ cấp thai sản cho công nhân viên: Tiền klương trong thời gian nghỉ sinh con ( 4, 5, 6 tháng ) tuỳ từng trường hợp nuôi con sơ sinh, nghỉ việc đi khám thai. Ngoài ra khi sinh con được hưởng trợ cấp một lần bằng một tháng lương đóng Bảo hiểm xã hội.
- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Mức trợ cấp cao hay thấp tuỳ thuộc vào tai nạn hay bệnh nghề nghiệp nặng hay nhẹ.
Chế độ hưu trí, trợ cấp thôi việc
- Trợ cấp tiền mai táng, tiền trợ cấp nuôi con dưới 18 tuổi, bố mẹ đã hết tuổi lao động hưởng trợ cấp hàng tháng, tiền lo mai táng nhận một lần khi công nhân viên bị chết.
- Các khoản chi về quỹ Bảo hiểm xã hội, lệ phí thu chi Bảo hiểm xã hội, chi thực hiện dự án bảo toàn và phát triển quỹ Bảo hiểm xã hội.
+ Nguyên tắc quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội:
- Hàng tháng Công ty trích 15% trên tổng quỹ lương của những người tham gia đóng Bảo hiểm xã hội tính vào chi phí có liên quan. Công ty có trách nhiệm đóng Bảo hiểm xã hội 15% tổng quỹ lương trong đó 10% để chi cho các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Người lao động phải đóng 5% tiền lương hàng tháng để chi cho các chế độ hưu trí và tử tuất.
- Toàn bộ số phải nộp Bảo hiểm xã hội là 20%. Công ty có trách nhiệm đóng cùng một lúc vào quỹ Bảo hiểm xã hội thông qua Kho bạc Nhà nước.
- Hàng tháng ở Công ty nếu có công nhân viên được hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, và bệnh nghề nghiệp thì phải lập hồ sơ về Bảo hiểm xã hội đúng quy định và gửi cho cơ quan Bảo hiểm xã hội. Căn cứ vào đó cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ trích tiền trợ cấp Bảo hiểm xã hội cho Công ty.
* Quỹ bảo hiểm y tế
- Quỹ Bảo hiểm y tế được hình thành từ việc trích lập và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
- Quỹ Bảo hiểm y tế là một phần được nộp cho đơn vị có liên quan để phục vụ, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. Một phần chi phí cho ccông việc khám chữ bệnh được cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán theo một tỷ lệ nhất định mà nhà nước quy định.
- Trong tổng số 3% quỹ Bảo hiểm y tế thì:
+ 2% trích vào chi phí sản xuất kinh doanh
+ 1% trích cho người lao động và tính trừ vào lương.
* Kinh phí công đoàn
- Kinh phí công đoàn được hình thành do việc trích lập theo một tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phu cấp của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ trích kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành là 2%.
- Số Kinh phí Công đoàn Công ty trích được một phần nộp lên cơ quan quản lý cấp trên, một phần để lại Công ty đẻ chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại Công ty như thăm hỏi ốm đau, tai nạn, gia đình gặp khó khăn và những hoạt động của công đoàn cơ sở.
* Phương pháp tính Bảo hiểm xã hội trả thay lương ở Công ty Bảo hiểm Vính Phúc.
Chế độ tính Bảo hiểm xã hội trả thay lương ở Công ty:
Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ tính bảo hiểm xã hội trả theo lương theo đúng quy định và hướng dẫn của cơ quan bảo hiểm y tế cụ thể là:
BHXH trả thay lương
=
Tiền lương bình quân 1 ngày
x
Số ngày nghỉ hưởng BHXH
x
Tỷ lệ hưởng BHXH
Ví dụ:
Tính lương cho anh Nguyến Anh Tuấn ở phong nghiệp vụ II lý do: Nghỉ ốm, số ngày nghỉ 6 ngày, lương bình quân 1 ngày là 23.463đ/ngày, tỷ lệ hưởng Bảo hiểm xã hội là 75%.
Vậy ta tính được Bảo hiểm xã hội trả thay lương cho anh Nguyễn Anh Tuấn là:
6 ngày x 23.463đ/ngày x 75% = 105.500đ
* Phương pháp trích nộp BHXH, Bảo hiểm y tế , Kinh phí công đoàn
ở Công ty Bảo hiểm Vĩnh Phúc các khoản trích theo lương ( BHXH, Bảo hiểm y tế , Kinh phí công đoàn ) được trích theo tỷ lệ quy định của Nhà nước.
Tổng số BHXH, Tổng số BHXH, BHYT, Tổng số BHXH
BHYT, KPCĐ phải = KPCĐ phải trích và tính vào + BHYT phải thu
trích theo lương chi phí sản xuất kinh doanh của người lao động
Trong đó:
Khoản BHXH trích theo lương của cán bộ công nhân viên
=
Tổng số tiền lương cơ bản phải trả cho cán bộ công nhân viên
x
20%
Khoản BHYT trích theo lương của cán bộ công nhân viên
=
Tổng số tiền lương cơ bản phải trả cho cán bộ công nhân viên
x
3%
Khoản KPCĐ trích theo lương của cán bộ công nhân viên
=
Tổng số tiền lương cơ bản phải trả cho cán bộ công nhân viên
x
2%
Trong 25% ( BHXH, BHYT, KPCĐ ) có 19% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn 6% là do người lao động tự đóng góp.
Số BHXH phải tính vào chi phí
=
Tổng số tiền lương cơ bản phải trả cho cán bộ công nhân viên
x
15%
Số BHYT phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
=
Tổng số tiền lương cơ bản phải trả cho cán bộ công nhân viên
x
2%
Số BHXH phải thu của người lao động
=
Tổng số tiền lương cơ bản phải trả cho cán bộ công nhân viên
x
5%
Số BHYT phải thu của người lao động
=
Tổng số tiền lương cơ bản phải trả cho cán bộ công nhân viên
x
1%
Ví dụ:
Tổng số tiền lương cơ bản phải trả cho cán bộ công nhân viên tháng 05 năm 2008 của toàn Công ty Boả hiểm Vĩnh Phúc là: 8.603.900đ
Tính các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định:
Khoản BHXH trích theo lương của cán bộ công nhân viên
=
8.603.900 x 20% = 1.720.800 đ
Khoản BHYT trích theo lương của cán bộ công nhân viên
=
8.603.900 x 3% = 258.100 đ
Khoản KPCĐ trích theo lương của cán bộ công nhân viên
=
8.603.900 x 2% = 172.100 đ
Trong 25% này:
Số BHXH phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
=
8.603.900 x 15% = 1.290.000 đ
Số BHYT phải tính vào chi phí sản xuất kin doanh
=
8.603.900 x 2% = 172.100 đ
Số KPCĐ phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
=
8.603.900 x 2% = 172.000 đ
Khoản BHXH phải thu của người lao động
=
8.603.900 x 5% = 430.200 đ
Khoản BHYT phải thu của người lao động
=
8.603.900 x 1% = 86.000 đ
2.2.2 – Thực trạng kế toán các khoản trích theo lương trên hệ thống sổ kế toán
* Kế toán các khoản phải trả khác
Ngoài tiền lương công nhân viên còn có thể nhận được tiền thưởng do hoàn thành tốt công việc được giao hoặc tiền thưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội do nghỉ ốm, tai nạn lao động... Những khoản này khi thanh toán với cán bộ công nhân viên cũng được theo dõi trên tài khoản 334.
Tiền thưởng:
Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương và các quyết định khen thưởng của cấp có thẩm quyền và một số chứng từ có liên quan để ghi.
+ Khi tính thưởng cho công nhân viên kế toán ghi:
Nợ 4311
Có 334
+ Khi chi thưởng kế toán ghi
Nợ 334
Có 111
Có 112
- Bảo hiểm xã hội trả thay lương:
Căn cứ vào phiếu nghỉ hưởng Bảo hiểm xã hội, bảng thanh toán Bảo hiểm xã hội và một số chứng từ có liên quan đẻ ghi.
+ Tính số Bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên kế toán ghi:
Nợ 3383
Có 334
+ Chi trợ cấp Bảo hiểm xã hội kế toán ghi:
Nợ 334
Có 111, 112
Ví dụ: Căn cứ vào các chứng từ kế toán trang tháng 12/2007:
+ Khi tính số BHXH phải trả cho anh Nguyễn Anh Tuấn kế toán lập chứng từ ghi sổ số 80 ngày 25/05/2008 và ghi sổ kế toán như sau:
Nợ 334: 105.500đ
Có 111: 105.500đ
* Kế toán Bảo hiểm xã hội ở Công ty Bảo hiểm Vĩnh Phúc
- Trích lập quỹ Bảo hiểm xã hội:
Hàng tháng căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương kế toán tiến hành trích Bảo hiểm xã hội 20% trong đó tính vào chi phí 15%, người lao động chịu 5%.
+ Phần Công ty chịu 15% tính vào chi phí có liên quan kế toán ghi:
Nợ 622, 627: Bộ phận sản xuất
Nợ 641: Bộ phận bán hàng
Nợ 642: Bộ phận quản lý
Nợ 241 : Chi phí xây dựng cơ bản
Có 3383: 15% tổng quỹ lương
Ví dụ: Tháng 12/2007 sau khi tính toán kế toán sẽ căn cứ vào bảng tính BHXH, BHYT, KPCĐ để lập chứng từ ghi sổ số 86 ngày 31/12/2007 và ghi sổ kế toán như sau:
Nợ 642: 1.020.600đ ( 6.803.900đ x 15% )
Có 3383: 1.020.600đ
+ Người lao động chịu 5% được trừ vào lương.
Nợ 334: Phần người lao động chịu
Có 3383: 5% tổng quỹ lương
Ví dụ:
Trong tháng 05/2008 kế toán sẽ căn cứ vào bảng tính BHXH, BHYT, KPCĐ để lập chứng từ ghi sổ số 86 ngày 31/05/2008 và ghi sổ kế toán như sau:
Nợ 334: 430.200đ ( 8.603.900đ )
Có 3383: 430.200đ
Vậy tổng số Bảo hiểm xã hội trong tháng 12/2008 phải nộp là: 1.450.800đ ( 1.020.600đ + 430.200đ )
Tình hình sử dụng quỹ Bảo hiểm xã hội:
+ Nộp Bảo hiểm xã hội cho cơ quan quản lý Bảo hiểm xã hội cấp trên kế toán ghi:
Nợ 3383
Có 111: Nộp bằng tiền mặt
Có 112: Nộp bằng tiền gừi ngân hàng
Ví dụ: Trong quý IV/2007 kế toán nộp tiền Bảo hiểm xã hội với tổng số tiền là: 4.272.100đ ( Tháng 10 là: 1.450.800đ, tháng 11 là: 1.370.500đ, tháng 1 là: 1.450.800đ ). Khi nộp lên Bảo hiểm xã hội bằng chuyển khoản kế toán sẽ căn cứ vào uỷ nhiệm chi ngày 31/12/2007 để ghi sổ.
Nợ 3383: 4.272.100đ
Có 112: 4.272.100đ
+ Tính Bảo hiểm xã hội trả công nhân viên ( bảo hiểm xã hội trả thay lương:
Bảo hiểm Xã hội trả thay lương
=
Lương cơ bản
x
Hệ số lương
+
Phụ cấp
x
% được hưởng lương
x
Số ngày nghỉ thực tế hưởng BHXH
22 ngày
Lương cơ bản = 290.000đ
Sau khi tính được Bảo hiểm xã hội trả thay lương kế toán ghi:
Nợ 3383: Phần bảo hiểm xã hội phải trả thay lương
Có 334: Phải trả công nhân viên
Khi chi trả kế toán ghi:
Nợ 334
Có 111: Trả bằng tiền mặt
Có 112: Trả bằng tiền gửi ngân hàng
Ví dụ: Tại Công ty Bảo hiểm Vĩnh Phúc trong tháng 12 năm 2007 anh Nguyễn Anh Tuấn phòng Nghiệp vụ II nghỉ ốm 6 ngày khi đó Công ty làm thủ tục gửi cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc cho anh Tiấn được hưởng mức trợ cấp Bảo hiểm xã hội trả thay lương như sau:
Công ty Bảo hiểm Vĩnh Phúc Trích phiếu nghỉ hưởng bhxh
Họ tên: Nguyễn Anh Tuấn – Tuổi 29
Tên cơ quan
y tế
Ngày tháng
Lý do nghỉ
Số ngày cho nghỉ phép
Y Bác sĩ ký tên
Số ngày thực nghỉ
Xác nhận của đơn vị
Tổng số
Từ ngày
đến ngày
Bệnh viện tỉnh Vĩnh Phúc
3/12
Nghỉ ốm
6
3/6
8/6
Đã ký
6
Phần thanh toán hưởng chế độ
Số năm đã đóng BHXH
Ngày nghỉ được tính BHXH
Tiền lương đóng BHXH
Tiền lương BQ 1 ngày
% Tính BHXH
Thành tiền
Ghi chú
3
6
516.200
23.463
75%
105.500
Cán bộ phụ trách thuộc BHXH Kế toán Thủ trưỏng đơn vị
( Đã ký ( Đã ký ) ( Đã ký )
( 290.000đ x 1,78 )/22ngày x 6 ngày x 75% = 105.500đ
Và khi đó kế toán lập chứng từ ghi sổ số 79 ngày 25/05/2008 và ghi sổ như sau:
Nợ 334: 105.500đ
Có 111: 105.500đ
* Kế toán Bảo hiểm y tế ở Công ty Bảo hiểm Vĩnh Phúc
- Trích lập:
Hàng tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương tính trích Bảo hiểm y tế 2% tính vào chi phí Công ty chịu, 1% người lao động chịu.
+ Phần Công ty chịu 2% hế toán ghi:
Nợ 622,627: Bộ phận sản xuất
Nợ 641: Bộ phận bán hàng
Nợ 642: Bộ phận quản lý
Nợ 241: Chi phí xây dựng cơ bản
Có 3384: 2% tổng quỹ lương
+ Phần người lao động chịu kế toán ghi
Nợ 334: Người lao động phải chịu
Có 3384: 1% tổng quỹ tiền lương
- Nộp Bảo hiểm y tế ( 3% ) cho các đơn vị liên quan kế toán ghi:
Nợ 3384: Bảo hiểm y tế phải nộp
Có 111: Nộp bằng tiền mặt
Có 112: Nộp bằng chuyển khoản
Ví dụ: Trong tháng 05/2008 Kế toán Công ty sau khi tính toán sẽ căn cứ vào bảng tính BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán lập chứng từ ghi sổ số 86 ngày 31/05/2008 và ghi sổ kế toán như sau:
Phần Công ty chịu: Nợ 642: 172.100đ ( 8.603.900 x 2%
Có 3384: 172.100đ
Phần người lao động chịu: Nợ 334: 86.000đ (8.603.900đ x 1%)
Có 3384: 86.000đ
* Kế toán kinh phí Công đoàn của Công ty Bảo hiểm Vĩnh Phúc
- Trích lập:
Hàng tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương Công ty trích kinh phí Công đoàn vào chi phí có liên quan ( Công ty chịu toàn bộ 2% ) kế toán ghi:
Nợ 622,627: Bộ phận sản xuất
Nợ 641: Bộ phận bán hàng
Nợ 642: Bộ phận quản lý
Nợ 241: Chi phí xây dựng cơ bản
Có 3382: 2% tổng quỹ lương
Ví dụ: Trong tháng 05/2008 Kế toán Công ty sau khi tính toán sẽ căn cứ vào bảng tính BHXH, BHYT, KPCĐ Kế toán lập chứng từ ghi sổ số 86 ngày 31/05/2008 và ghi sổ kế toán như sau:
Nợ 642: 172.100đ ( 8.603.900 x 2% )
Có 3382: 172.100đ
- Khi chi tiêu kinh phí công đoàn:
+ Nộp 1% kinh phí công đoàn lên cấp trên kế toán ghi:
Nợ 3382: 1% quỹ tiền lương
Có 111: Nộp băng tiền mặt
Có 112: Chi bằng tiền gửi ngân hàng
- Cuối quý tiến hành quyết toán Kinh phí công đoàn tính toán số đã trích đã chi và số còn lại. Nếu chi vượt số được để lại sẽ được cấp bù.
Kế toán ghi:
Nợ 111
Nợ 112
Có 3382
chương III
giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương tại công ty
bảo hiểm vĩnh phúc
3.1 - Đánh giá thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Công ty Bảo hiểm Vĩnh Phúc là một đơn vị kinh doanh có quy mô vừa, tổ chức hợt động tập chung trên cùng một địa bàn nên tổ chức kế toán theo loại hinhg tập trung. Theo hình thức này bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mo hình một phong kế toán trung tâm và toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại phòng kế toán của Công ty từ khâu tổng hợp số liệu, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính. ở các phòng không hạch toán riêng mà chỉ có phòng kế toán hướng dẫn thực hiện hạch toán ban đầu, thu nhận, kiểm tra sơ bộ chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động của các phòng và gửi chứng từ kế toán đó về phòng kế toán tập trung của Công ty.
Theo chế độ kế toán hiện hành có rất nhiều hình thức trả lương cho cán bộ công nhân viên và người lao động. Nhưng tại Công ty Bảo hiểm Vĩnh Phúc áp dụng hình thức trả lương theo thời gian và chất lượng lao động. Tức là việc trả lương cho cán bộ công nhân viên trong Công ty Bảo hiểm Vĩnh Phúc được thực hiện theo nguyên tắc phân phối theo lao động, cán bộ công nhân viên thực hiện các công việc đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều vào kết quả kinh doanh của Công ty thì được ttrả lương cao.
Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian làm việc và trình độ thành thạo nghề nghiệp của công nhân viên có nghĩa là căn cứ vào số lượng, thời gian làm việc của nhà nước quy định hoặc của Công ty để thanh toán lương.
Do đặc thù Công ty Bảo hiểm Vĩmh Phúc trực thuộc Tổng Công ty Bảo hiểm Việt nam nên thông thường khi bước vào một năm kinh doanh mới thì Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam sẽ căn cứ vào tình hình kinh doanh hàng tháng để chủ động phân phối quỹ tiền lương cho cán bộ công nhân viên và đến cuối năm sẽ phải quyết toán quỹ tiền lương với Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam.
3.1.1 - Một số ưu điểm trong công tác hạch toán kế toán tại Công ty
- Mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán, việc ghyi sổ kế toán đều ghi theo hệ thống kết hợp theo thứ tự thời gian với các hoạt động kế toán tài chính. Việc đối số liệu được tiến hành thường xuyên chặt chẽ. Qua mẫu sổ ta thấy mối quan hệ đối ứng giữa các tài khoản từ đó giảm nhẹ được tiến hành thường xuyên liên tục ngay trên trang sổ, kịp thời cung cấp cho việc tổng hợp tài liệu theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính lập báo cáo tài chính kế toán.
- Công ty đã áp dụng hình thức trả lương theo thời gian và kết quả công việc là rất phù hợp với loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong Công ty thực hiện rất tốt, thanh toán lương đúng, đủ và chính xác. Hàng tháng Công ty tính các klhoản trích theo lương đúng quy định.
3.1.2 – Tồn tại và nguyên nhân chủ yếu
Với hình thức kế toán nhật ký chung của Doanh nghiệp thì hình thức này có nhược điểm là việc ghi chép trùng lặp nhiều. Hình thức này đòi hởi nhân viên kế toán có trình độ cao, không thích hợp rộng rãi cho việc ứng dụng tin học trong công tác kế toán ở Công ty. Bên cạnh đó công tác hạch toán kế toán ở Công ty còn có hạn chế chưa dấp ứng được nhu cầu, chưa cập nhật nhanh về thông tin phục vụ cho lãnh đạo Công ty hạn chế sự kiểm tra cà chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo đối với toàn bộ hoạt động của Công ty.
3.2 – Giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Qua thời gian thực tập tại Công ty Bảo hiểm Vĩnh Phúc, tôi đã cố gắng tập trung tìm hiểu mô hình quản lý chung của tổ chức bộ máy kế toán đặc biệt là cơ cấu tổ chức lao động vầ hạch toán tiền lương. Người lao động trong Công ty cũng như bất cứ đơn vị nào đều phải có vật phẩm để tiêu dùng sản xuất lao động. Để thoả mãn phần nào nhu cầu đó thì việc áp dụng các hình thức tiền lương, tiền thưởng sẽ là một công cụ quan trọng thúc đẩy quá trình sản xuất và đáp ứng nhu cầu của người lao động.
Hạch toán về lao động tiền lương có ý nghĩa thực tế đảm bảo công bằng cho người lao động, nếu hạch toán đúng, đủ thì nó trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển. Vì vậy để hoàn thiện nâng cao chức năng quản lý bộ máy kế toán nhất là kế toán lao động và kế toán lao động tiền lương được mọi người quan tâm.
Để hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả thì việc bố trí sắp xếp lao động khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả công việc tăng năng suất lao động tăng doanh thu cho Công ty.
Công ty áp dụng các hình thức tiền lương sẽ khuến khích người lao động hăng hái làm việc, quan tâm đến hiệu quả công việc tăng năng suất lao động giảm chi phí hà giá thành sản phẩm giúp Công ty có thể đứng vững và phát triển rộng rãi đồng thời nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Doanh nghiệp giúp Doanh nghiệp đề ra những chiến lược để khắc phục những mặt còn hạn chế cảu Công ty và việc cất giữ thông tin được an toàn.
Để công tác kế toán tại Công ty thực sự phát huy được vai trò hữu ích của công tác kế toán thì Doanh nghiệp phải luôn luôn không ngừng nghiên cứu và hoàn thiện hơn.
kết luận
Qua thời gian ngắn thực tập tại Công ty Bảo hiểm Vĩnh Phúc em thấy rằng cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế thị trường và so với tuổi đời hoạt động của Công ty thì những thành công mà Công ty đạt được trong thời gian qua là điều rất đáng nói. Điều đó phải kể đến sự nỗ lực cố gắng của toàn bộ nhân viên trong Công ty.
Trong sự thành công đó phải kể đến công tác kế toán của Công ty, kế toán trong Công ty được thực hiện tương đối tốt dưới hình thức nhật ký chứng từ áp dụng đày đủ chế độ kế toán theo đúng quy định của Nhà nước. Sau thời gian ngắn tòm hiểu thực tế và chế độ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương em có vài ý kiến nhỏ như sau:
Ngoài việc tạo điều kiện để không ngừng nâm cao thu nhập cho đội ngũ cán bộ công nhân viên thì Công ty hoàn thiện hình thức khen thưởng áp dụng cho mọi đối tượng kể cả các đối tượng ngoài ngân sách. Công ty nên đưa ra tỷ lệ khen thưởng thoả đáng để một phần động viên cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, tỷ lệ này không nhất thiết phải theo một số cố định mà có thể áp dụng trong một phạm vi linh hoạt nào đó tạo điều kiện áp dụng khen thưởng trong những thương vụ làm ăn đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay Công ty Bảo hiểm Vĩnh phần lớn công tác kế toán được thực hiện và xử lý trên máy vi tính do đó khối lượng ghi chép kế toán được tiến hành nhanh gọn, đầy đủ, chính xác và kịp thời đáp ứng các thông tin do lãnh đạo kiểm tra, kiểm soát công tác kế toán trong Công ty một cách thường xuyên từ đó có biện pháp nâng cao phù hợp với hoạt động chiến lược của Công ty và có biện pháp xử lý sai xót xảy ra. Công ty Bảo hiểm Vĩnh Phúc đã áp dụng hình thức trả lương theo thời gian và kết quả công việc của từng phòng là rất phù hợp vơi loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong Công ty thực hiện rất tôt, thanh toán lương đúng, đủ và chính xác. hang ftháng Công ty tính các khoản trích theo lương đúng quy định và em nhận thấy rằng tình hình hạch toán trên thực tế đã minh hoạ được những kiến thức đã học. Việc áp dụng các chứng từ, sổ sách liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương không có gì khác xa so với lý thuyết đã học ở trường và dây là điều kiện thuận lợi cho chúng em.
Tóm lại, tiền lương là một khâu trong công tác kế toán của Doanh nghiệp. Nó có tầm quan trọng to lớn, nếu doanh nghiệp biết sử dụng làm đồn bẩy để kích thích người lao động, mặt khác cũng là một yếu tố nằm trong giá thành sản phẩm. Do vậy nó đời hỏi các đơn vị phải hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương một cách khoa học, chính xác và hợp lý.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Bảo hiểm Vĩnh Phúc được sự giúp đỡ của ban Giám đốc, được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Đông và sự chỉ bảo tận tình của các cô, các chú và các anh chị trong các phòng ban biệt là phòng kế toán em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài “ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo luơng “. Song do điều kiện có hạn, kiến thức thực tế chưa có nhiều nên nội dung báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong được sự đóng góp ý kiến của cô giáo hướng dẫn, ban Giám đốc Công ty, Phòng kế toán để em có được sự hiểu biết về phương diện lý luận cũng như thực tiễn.
Em xin chân thành cảm ơn./
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6428.doc