Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần may Thanh Hóa

Có thể khẳng định rằng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của các doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty cổ phần May Thanh Hoá nói riêng là công tác khá phức tạp. Việc hạch toán một cách chính xác sẽ là cơ sở thực tế để các nhà quản lý đưa ra những kế hoạch, quyết định đúng đắn hợp lý nhằm nâng cao đời sống cho người lao động. Hơn thế nữa, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý số lượng và chất lượng lao động cũng như các nguồn lực khác của Công ty một cách tiết kiệm, tránh lãng phí và có hiệu quả. Trong thời gian kiến tập tại Công ty cổ phần May Thanh Hoá, em đã nghiên cứu học hỏi thêm nhiều kiến thức về lý luận cũng như thực tiễn công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, và đã hoàn thành báo cáo kiến tập của mình. Ngoài phần thực trạng tìm hiểu, báo cáo cũng nêu lên những ưu điểm và một số tồn tại cần khắc phục cùng với những ý kiến về giải pháp hoàn thiện hơn công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty.

doc80 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1919 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần may Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oặc kết thúc đơn đặt hàng làm cơ sở cho việc tính giá thành. Đồng thời lập thẻ tính giá thành sản phẩm căn cứ vào các thẻ tính giá thành sản phẩm kỳ trước, sổ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh kỳ này và bảng kê khai khối lượng sản phẩm hoàn thành khi kết thúc đơn đặt hàng. Việc tập hợp chi phí sản xuất thực hiện từ tập hợp các chi phí cơ bản liên quan trực tiếp đến từng đối tượng sử dụng sau đó tính toán, phân bổ cho các loại sản phẩm liên quan vào NKCT số 7 mẫu số S04a7 - DN. Do không hạch toán sản phẩm dở dang nên ngay sau đó Công ty có thể tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Các TK sử dụng: - TK 621: “ Chi phí NVL trực tiếp ” - TK 622: “ Chi phí nhân công trực tiếp ” - TK 627: “ Chi phí sản xuất chung ” - TK 631: “ Giá thành sản xuất ” - TK 142: “ Chi phí trả trước ” - TK 242: “ Chi phí trả trước dài hạn ” - TK 335: “ Chi phí phải trả ” - TK 641: “ Chi phí bán hàng ” - TK 642: “ Chi phí QLDN ”. 2.3.6. Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm: Thành phẩm là sản phẩm đã chế tạo xong ở giai đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất, được kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn kỹ thuật quy định và nhập kho. Giá thực tế của thành phẩm xuất kho là giá thực tế bình quân cả kỳ dự trữ hạch toán theo phương pháp thẻ song song. Khi có sản phẩm sản xuất xong, nhân viên bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm xác nhận chất lượng theo tiêu chuẩn quy định. Căn cứ vào kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm, tổ trưởng sản xuất lập “ Phiếu nhập kho ” và giao thành phẩm vào kho. Mỗi lần xuất kho thành phẩm để tiêu thụ cần lập “ Phiếu xuất kho thành phẩm”. Trên cơ sở phiếu nhập kho, xuất kho thành phẩm, thủ kho phản ánh tình hình nhập, xuất kho thành phẩm vào thẻ kho. Việc hạch toán thành phẩm ở phòng kế toán được hạch toán trên các sổ chi tiết sau đó vào sổ cái TK. Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất, Công ty chuyển thành phẩm cho đối tác, được trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán. Công ty áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên doanh thu bán hàng là doanh thu chưa tính thuế GTGT và Công ty sử dụng “ Hoá đơn GTGT ”. Ở Công ty, việc tiêu thụ thành phẩm xem như đã được thực hiện, chỉ cần theo dõi công việc thanh toán với khách hàng. Để hạch toán tình hình tăng, giảm và tồn kho thành phẩm, kế toán sử dụng TK 155: “ Thành phẩm ”. Khi số lượng sản phẩm chuyển giao cho người đặt hàng mà chưa được chấp nhận thanh toán thì sẽ phản ánh vào TK 157: “ Hàng gửi bán”. Công ty còn sử dụng các TK phản ánh doanh thu: - TK 511: “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ” chi tiết TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm. - TK 521: “ Chiết khấu thương mại” - TK 531: “ Hàng bán bị trả lại ” - TK 532: “ Giảm giá hàng bán ” - TK 632: “ Giá vốn hàng bán ”. Số dư trên các TK này được phản ánh trên mục các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 2.3.7. Kế toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả hoạt động SXKD được tính theo công thức: Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ + Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí hoạt động tài chính – Chi phí bán hàng – Chi phí QLDN Sau một kỳ hạch toán, kế toán tiến hành xác định kết quả hoạt động SXKD trên TK 911 chi tiết theo từng hoạt động ( hoạt động SXKD, hoạt động tài chính và hoạt động khác ). Số dư tổng cộng TK này sẽ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Các TK sử dụng: - TK 641: “ Chi phí bán hàng ” - TK 642: “ Chi phí QLDN ” - TK 635: “ Chi phí hoạt động tài chính ” - TK 515: “ Doanh thu hoạt động tài chính ” - TK 911: “Xác định kết quả hoạt động kinh doanh ”. 2.3.8. Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu: Công ty cổ phần May Thanh Hoá nguồn vốn chủ sở hữu được hạch toán chi tiết thành: - Vốn đầu tư của CSH : TK 4111 - Thặng dư vốn cổ phần : TK 4112 - Vốn khác của CSH : TK 4118 - Cổ phiếu quỹ : TK 419 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản : TK 412 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái : TK 413 - Quỹ đầu tư phát triển : TK 414 - Quỹ dự phòng tài chính : TK 415 - Các quỹ khác thuộc nguồn vốn CSH : TK 418 Số dư các TK này được trình bày trên Bảng cân đối kế toán. 2.4. Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần May Thanh Hoá: 2.4.1. Đặc điểm về lao động và quản lý lao động tại Công ty: 2.4.1.1. Đặc điểm về lao động: Do đặc thù là đơn vị gia công hàng may mặc xuất khẩu nên lao động trong Công ty phần lớn là công nhân trực tiếp sản xuất, chủ yếu là nữ. Việc phân công lao động được tiến hành rất cụ thể và khoa học thành: - Lao động gián tiếp: Bao gồm lao động làm công tác quản lý và hỗ trợ SXKD - Lao động trực tiếp: Là lao động trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm Trong lao động trực tiếp lại được phân thành lao động kỹ thuật và lao động phổ thông, căn cứ vào bậc thợ để phân loại. Về định mức lao động của Công ty cụ thể: - Đối với lao động quản lý: Căn cứ vào khối lượng và chất lượng công tác để xây dựng định mức lao động cho từng nghiệp vụ cụ thể sẽ xác định biên chế cho từng phòng ban. - Đối với lao động trực tiếp: Định mức lao động sẽ xác định theo theo từng lô hàng cụ thể, căn cứ vào đường chuyền công nghệ để xác định định mức. Hàng năm Công ty căn cứ vào kế hoạch SXKD, căn cứ điều kiện hiện tại và tương lai để lập kế hoạch sử dụng lao động. 2.4.1.2. Đặc điểm quản lý lao động: Công ty thực hiên việc quản lý và sử dụng lao động theo Bộ luật lao động và thoả ước đã ký giữa Giám đốc với đại diện tập thể người lao động. Căn cứ vào hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể, Công ty quản lý về số lượng và chất lượng lao động dựa trên sổ theo dõi tổng hợp và sổ theo dõi chi tiết về lao động. Công ty phân lao động thành các phòng ban, tổ sản xuất cụ thể để tiện cho việc quản lý. 2.4.2. Các hình thức tiền lương và quỹ tiền lương 2.4.2.1. Các hình thức tiền lương Hiện nay Công ty đang áp dụng 2 hình thức tiền lương - Hình thức tiền lương theo thời gian: thực hiện việc tính trả lương cho người lao động theo thời gian làm việc và trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật, chuyên môn của người lao động đối với bộ phận quản lý và nhân viên văn phòng tại Công ty - Hình thức tiền lương theo sản phẩm: thực hiện việc tính trả lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng sản phẩm hoàn thành đối với lao động trực tiếp sản xuất. 2.4.2.2. Quỹ tiền lương Quỹ tiền lương của Công ty là toàn bộ tiền lương của Công ty trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng.Thành phần bao gồm các khoản chủ yếu là tiền lương trả cho người lao động theo thời gian thực tế làm việc( theo thời gian, sản phẩm); tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ phép hoặc đi học; các loại tiền thưởng, phụ cấp thường xuyên. Căn cứ vào đơn giá gia công từng mã hàng mà Công ty đã ký hợp đồng, sau khi đã trừ đi các chi phí như phí uỷ thác, phí nguyên liệu bao bì mua ngoài; phần còn lại Công ty khoán 50% cho chi phí trả lương và các khoản có tính chất lương. Phần tiền công 50% được phân bổ cho bộ phận gián tiếp và bộ phận trực tiếp sản xuất theo tỷ lệ hợp lý. 2.4.3. Hạch toán số lượng, thời gian và kết quả lao động 2.4.3.1. Hạch toán số lượng lao động Chỉ tiêu số lượng lao động của Công ty được phản ánh trên “ Sổ danh sách lao động ” do phòng tổ chức lập và quản lý bao gồm cả số lao động dài hạn, tạm thời; lao động trực tiếp, gián tiếp. “ Sổ danh sách lao động ”không chỉ được lập chung cho toàn doanh nghiệp mà còn được lập riêng cho từng bộ phận để thường xuyên nắm vững số lượng lao động hiện có. Cơ sở để ghi “ Sổ danh sách lao động ” là chứng từ ban đầu về tuyển dụng, nâng bậc, thôi việc do phòng tổ chức lập, mọi sự biến động về số lượng lao động đều phải được ghi chép kịp thời vào sổ để làm căn cứ tính lương phải trả và các chế độ khác cho người lao động được kịp thời. Trích danh sách CBCNV tính đến tháng 06 năm 2009 STT Tập số Họ và tên Chức vụ Hệ số lương Mức lương cấp bậc BQ ngày Quê quán 1 1 Lưu Trọng Mạnh GĐ 5,65 141250 Vĩnh Lộc- TH 2 1 Lương Tú Lĩnh PGĐ 4,66 116500 Hà Trung- TH 3 1 Lê Văn Khái KTT 4,66 116500 Hoằng Hoá- TH 4 2 Nguyễn Thị Nguyệt NV 4,2 105000 Hoằng Hoá- TH 5 2 Lê Thị Sáu NV 4,09 102250 Hoằng Hoá- TH 6 2 Lê Thị Hạnh NV 2,96 74000 Hoằng Hoá- TH … … 418 Đỗ Tất Loan Tổ trưởng 2,42 60500 TP TH 419 Lưu Thị Nụ Tổ phó 2,9 72500 Quảng Xương-TH 420 Lê Thị Tuyết NV 1,67 41750 Hà Trung- TH ( Nguồn: Phòng Tổ chức- Bảo vệ Công ty cổ phần May Thanh Hoá ) 2.4.3.2. Hạch toán thời gian lao động Theo quyết định số 15/ 2006 QĐ- BTC ngày 20/ 03/ 2006 của Bộ Tài chính, Công ty theo dõi thời gian lao động của người lao động bằng: Bảng chấm công( Mẫu số 01- LĐTL ). Bảng chấm công do tổ trưởng mỗi tổ phụ trách, ghi rõ ngày làm việc, ngày nghỉ, nguyên nhân nghỉ việc của từng cá nhân để căn cứ tính lương, BHXH cho từng người, từng tổ sản xuất, từng phòng ban. Hàng tháng trưởng phòng, tổ trưởng được phân công theo dõi chấm công cho người lao động ghi từ cột 1 đến cột 31 theo quy định. Sau chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như: Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH… về phòng tổ chức để kiểm tra đối chiếu. Căn cứ ký hiệu trên bảng chấm công của từng người để quy ra số ngày công tác tính lương và BHXH theo từng loại tương ứng để ghi vào cột 32, 33, 34. Sau đó chuyển lên phòng kế toán, kế toán tiền lương tiến hành tính lương cho người lao động trong Công ty. Thời gian làm việc của Công ty quy định như sau: - Ngày làm việc: 8h - Tuần làm việc: 6 ngày - Nghỉ do bản thân ốm, con ốm,… được hưởng 75% lương cơ bản. Nghỉ thai sản được hưởng 100% lương cơ bản và BHXH chi trả. 2.4.3.3. Hạch toán kết quả lao động Để phản ánh kết quả lao động của CNV biểu hiện bằng khối lượng sản phẩm hoàn thành, Công ty sử dụng “ Bảng kê thanh toán sản phẩm ” và “ Phiếu nhập kho thành phẩm ” đối với các tổ sản xuất hay đối với các xí nghiệp. Cuối tháng dựa vào: “ Bảng kê thanh toán sản phẩm ” thể hiện số sản phẩm mỗi lao động hoàn thành được trong tháng theo từng công đoạn sản xuất và “ Phiếu nhập kho thành phẩm ” làm căn cứ tính, trả lương cho người lao động. Cụ thể ta xem biểu “ Bảng kê thanh toán sản phẩm ” và “ Nhập kho thành phẩm ” trong tháng 06/ 2009 của tổ 3- XN 2. 2.4.4. Kế toán tiền lương, tiền thưởng và thanh toán với người lao động 2.4.4.1. Xây dựng đơn giá tiền lương và tính lương, thưởng cho người lao động Việc xây dựng đơn giá tiền lương do cán bộ phòng kỹ thuật trực tiếp xây dựng căn cứ vào công nghệ sản xuất, từng bước công việc trong quá trình sản xuất. Cán bộ định mức tiền lương tiến hành bấm giờ để xác định thời gian lao động tiêu hao cho từng chi tiết sản phẩm và tổng hợp cho từng sản phẩm. Căn cứ vào kinh nghiệm đơn giá của các lô hàng tương tự để xây dựng định mức tiền lương trình hội đồng lương Công ty duyệt thì đơn giá tiền lương mới được thực hiện. Công việc tính lương, thưởng và các khoản khác phải trả cho người lao động được thực hiện hàng tháng tại phòng Kế toán. Căn cứ để tính là các chứng từ theo dõi thời gian lao động, kết quả lao động và các chứng từ khác có liên quan như: Giấy nghỉ phép, biên bản ngừng việc... “Bảng thanh toán tiền lương” theo mẫu số 02- LĐTL là căn cứ tính lương, phụ cấp cho người lao động được lập cho từng bộ phận tương ứng với “ Bảng chấm công”. Khi tính tiền thưởng thường xuyên cho người lao động, kế toán lập “ Bảng thanh toán tiền thưởng ” theo mẫu 03- LĐTL dựa trên các chứng từ ban đầu như “ Bảng chấm công”, “ Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành”… và phương án tính thưởng đã được lãnh đạo phê duyệt. Trong trường hợp thưởng đột xuất kế toán tự thiết kế mẫu phù hợp với phương án tính thưởng. 2.4.4.2. Hạch toán tiền lương và tình hình thanh toán với người lao động ở phân xưởng sản xuất Cụ thể trong tháng 06/ 2009 Công ty tính lương cho tổ 3- XN 2 như sau: Kế toán tiền lương căn cứ vào: Đơn vị: Công ty CP May Thanh Hoá Bộ phận: Tổ 3 xí nghiệp 2 BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 06 năm 2009 TT Họ và tên Ngày trong tháng Cộng trong tháng 1 2 3 4 5 6 7 CN 8 9 10 11 12 13 14CN 15 16 17 18 19 20 21CN 22 23 24 25 26 27 28CN 29 30 K Ô RoF O 1 Đỗ Tất Loan x x x x x x - x x x x x x - x x x x x x - x x x x x x - x x 26 2 Lưu Thị Nụ x x x x x x - x x x x x x - x x x x x x - x x x x x x - x x 26 3 Lê Thi Tuyết x x x x x x - x x x x x x - x x x x x Ro - Ro x x x x x - x x 24 2 4 Nguyễn Thanh x x x - x x - x x x x x x - x x x x x x - ô ô x x x x - x x 24 2 5 Lê Thị Sơn x x x - x x - x x x x x x - x x x x x x - x x x x x x - x x 26 6 Đỗ Thị Hà x x x - x x - x x x x x x - Ro Ro x x x x - x x x x x x - x x 24 2 7 Cù Anh Tuấn x x x - x x - x x x x x x - x x x x x x - x x x x x x - x x 26 8 Trần Thị Tuyến x x x - x x - ô ô x x x x - x x x x x x - x x x x x x - x x 24 2 9 Lê Thị Hương x x x - x x - x x x x x x - x x x x x x - x x x x x Ro - Ro Ro 23 3 10 Lê Thị Nga x x x - x x - x x x x x x - x x x x x x - x x x x x x - x x 26 11 Nhữ Mai Hồng x x x - x x - x x x x x x - x x x x x x - x x x x x x - x x 26 12 Lê Thị Minh x x x - x x - x x x x x x - x x x x x x - x x x x x x - x x 26 Cộng : Ngày 01 tháng 07 năm 2009. Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Công ty cổ phần May Thanh Hoá ĐƠN GIÁ CHI TIẾT MÃ ÁO 8702/ 200 STT BƯỚC CÔNG VIỆC THIẾT BỊ ĐƠN GIÁ 1 Giáp vai nẹp cổ 450 2 Viền xung quanh nẹp+ diềm bản 420 3 Diễn tay+ may sườn 470 4 May gấu+ tra tay 550 5 Di cúc 550 6 Vắt sổ+ đính cúc 500 7 Nhặt chỉ+ sang dây cúc 400 8 Vác đổi hàng 470 9 Hớt gọt 400 10 Là chi tiết 450 11 VSCN kiểm nhập kho 620 12 Kỹ thuật thanh hoá 620 Cộng 5900 Ngày 01 tháng 07 năm 2009 Phòng kỹ thuật Người lập Đơn vị: Công ty CP May Thanh Hoá Bộ phận: Tổ 3 xí nghiệp 2 BẢNG KÊ THANH TOÁN SẢN PHẨM Mã hàng: áo 8702/200 số lượng sản phẩm 3450 cái STT Bước công đoạn Họ tên công nhân của tổ Giáp vải + may nẹp cổ Viền xung quanh nẹp+diễn bản Diễn tay + may sườn May gấu tay + tra tay Di cúc tay + may gấu Vắt sổ + đính cúc Nhặt chỉ + sang dây cúc Vác đổi hàng + cắt sửa Hớt gọt, bấm, lộn, cài cúc Là chi tiết thành phẩm + đóng gói VSCN kiểm nhập kho + tổ trưởng Kỹ thuật thanh hoá 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 1 Đỗ Tât Loan 3450 2 Lưu Thị Nụ 3450 3 Lê Thị Tuyết 3450 4 Nguyễn Thanh 3450 5 Lê Thị Sơn 3450 6 Đỗ Thị Hà 3450 7 Cù Anh Tuấn 3450 8 Trần Thị Tuyến 3450 9 Lê Thị Hương 3450 10 Lê Thị Nga 3450 11 Nhữ Mai Hồng 3450 12 Lê Thị Minh 3450 Cộng: 3450 3450 3450 3450 3450 3450 3450 3450 3450 3450 3450 3450 Xác nhận của GĐ phân xưởng Ngày 01 tháng 07 năm 2009 Tổ trưởng sản xuất Công ty cổ phần May Thanh Hoá Bộ phận: Tổ3 xí nghiệp 2 PHIẾU NHẬP KHO THÀNH PHẨM Tên người nhập: Đỗ Tất Loan Địa chỉ: Tổ 3 XN 2 Lý do nhập: Thành phẩm hoàn chỉnh dùng để tính lương Nhập vào kho: anh Tấn STT Danh điểm vật tư Tên nhãn hiệu, quy cách sản phẩm Đơn vị tính Số lượng nhập Đơn giá lương Thanh toán Ghi chú 1 Áo Mã 8702/ 200 Cái 3450 5900 20.355.000 Cộng 3450 5900 20.355.000 Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi triệu ba trăm năm lăm nghìn đồng chẵn. Ngày 01 tháng 07 năm 2009 Người lập biểu Thủ kho Người giao Kế toán trưởng Phụ trách đơn vị Cách tính lương cho từng người: Lương sản phẩm= Số lượng SP hoàn thành× Định mức lương SP Lương phép = Hệ số lương× 650.000× Số ngày nghỉ phép / 26 Phụ cấp trách nhiệm cho tổ trưởng, tổ phó được Công ty quy định: Phụ cấp trách nhiệm tổ trưởng= Số lương SP hoàn thành cả tổ× 0,5% Phụ cấp trách nhiệm tổ phó= Số lương SP hoàn thành của cả tổ× 0,25% Theo cách này ta tính lương tháng 06/ 2009 cho ông Đỗ Tất Loan là tổ trưởng tổ 3 XN 2 có hệ số lương 2,42 như sau: Trong tháng này ông Loan làm được 3.450 sản phẩm với công việc chi tiết là vệ sinh công nghiệp, kiểm nhập kho, đơn giá công việc này là 620đ. Vậy lương sản phẩm của ông Loan là: Lương sản phẩm= 3.450× 620= 2.139.000đ Phụ cấp trách nhiệm= Số lượng SP hoàn thành cả tổ× 0,5% Căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm ta có: Số lương hoàn thành của cả tổ là 20.355.000đ nên phụ cấp trách nhiệm của ông Loan là: 20.355.000× 0,5% = 101.775đ Vậy tổng lương tháng 06/ 2009 của ông Loan được hưởng là: Tổng lương = Lương SP + Phụ cấp trách nhiệm = 2.139.000+ 101.775 = 2.240.775đ Trong tháng này ông Loan phải: - Thu tạm ứng: 100.000đ - Thu BHXH: 2,42× 650.000× 5% = 78.650đ - Thu BHYT: 2,42× 650.000× 1% = 15.730đ Vậy số tiền lương ông Loan còn được lĩnh là: Lương được lĩnh = Tổng lương- Thu tạm ứng- Thu BHXH- Thu BHYT = 2.240.775 – 100.000 – 78.650 – 15.730 = 2.046.395đ Những người khác thuộc bộ phận sản xuất tính tương tự như ông Loan. Công ty CP May CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Thanh Hoá Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢNG TẠM ỨNG LƯƠNG THÁNG 06 NĂM 2009 Đơn vị: Tổ 3 XN 2 Đơn vị tính: đồng STT Họ tên Số tiền STT Họ tên Số tiền 1 Đỗ Tất Loan 100.000 7 Cù Anh Tuấn 100.000 2 Lưu Thị Nụ 100.000 8 Trần Thị Tuyến 100.000 3 Lê Thị Tuyết 100.000 9 Lê Thị Hương 100.000 4 Nguyễn Thanh 100.000 10 Lê Thị Nga 100.000 5 Lê Thị Sơn 100.000 11 Nhữ Mai Hồng 100.000 6 Đỗ Thị Hà 100.000 12 Lê Thị Minh 100.000 Tổng: 1.200.000đ Bằng chữ: Một triệu hai trăm nghìn đồng chẵn Ngày 20 tháng 6 năm 2009 Người ứng Kế toán trưởng Giám đốc Đơn vị: Công ty CP May Thanh Hoá Bộ phận: Tổ 3 xí nghiệp 2 BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG Tháng 06 năm 2009 TT Họ tên Hệ số lương Lương cấp bậc/ ngày Thời gian Lương khoán sản phẩm Phụ cấp trách nhiệm Tổng lương Lương ứng BHXH, BHYT 6% Lương còn lại Ghi chú Ngày công Tiền Ngày công Tiền 1 Đỗ Tất Loan 2,42 60.500 26 2.139.000 101.775 2.240.775 100.000 94.380 2.046.395 2 Lưu Thị Nụ 2,9 72.500 26 2.139.000 50.888 2.189.888 100.000 113.100 1.976.788 3 Lê Thị Tuyết 1,67 41.750 24 1.552.500 1.552.500 100.000 65.130 1.387.370 4 Nguyễn Thanh 2,01 50.250 24 1.449.000 1.449.000 100.000 78.390 1.270.610 5 Lê Thị Sơn 2,9 72.500 26 1.725.000 1.725.000 100.000 113.100 1.511.900 6 Đỗ Thị Hà 2,01 50.250 24 1.897.500 1.897.500 100.000 78.390 1.719.110 7 Cù Anh Tuấn 1,67 41.750 26 1.621.500 1.621.500 100.000 65.130 1.456.370 8 Trần Thị Tuyến 2,9 72.500 24 1.380.000 1.380.000 100.000 113.100 1.166.900 9 Lê Thị Hương 1,67 41.750 23 1.380.000 1.380.000 100.000 65.130 1.214.870 10 Lê Thị Nga 1,67 41.750 26 1.621.500 1.621.500 100.000 65.130 1.456.370 11 Nhữ Mai Hồng 1,67 41.750 26 1.552.500 1.552.500 100.000 65.130 1.387.370 12 Lê Thị Minh 1,67 41.750 26 1.897.500 1.897.500 100.000 65.130 1.732.370 Cộng 20.355.000 152.663 20.507.663 1.200.000 981.240 18.326.423 Người lập biểu Kế toán trưởng Ngày 05 tháng 12 năm 2009 Giám đốc 2.4.4.3. Kế toán tiền lương và tình hình thanh toán với nhân viên văn phòng Công ty cổ phần May Thanh Hoá trả lương cho nhân viên khối văn phòng tính trên tổng doanh thu của tháng tính lương. Cuối tháng kế toán căn cứ vào “ Đơn giá chi tiết ”, “ Quy định trả lương cho khối phòng ban theo hệ số ”, “ Bảng chấm công ”. Quy định trả lương cho khối phòng ban theo hệ số tháng 06/ 2009 STT Họ tên Chức danh Hệ số lương Hệ số khoán I Ban Giám đốc 1 Lưu Trọng Mạnh Giám đốc 5,65 2 Lương Tú Lĩnh Phó giám đốc 4,66 II Phòng Kế toán 1 Lê Văn Khái Trưởng phòng 4,66 1 2 Lê Thị Sáu Phó phòng 4,09 0,75 3 Lê Thị Hạnh Nhân viên 2,96 0,6 4 Nguyễn Thị Hà Nhân viên 2,9 0,5 … … Trong cuộc họp Đại hội đông cổ đông, các cổ đông bầu ra 5 thành viên HĐQT và quy định tổng tỷ lệ thù lao HĐQT được hưởng trên doanh thu là 0,35%; HĐQT họp riêng bầu ra các chức danh cùng với tỷ lệ số lượng cổ phần nắm giữ để phân chia % cụ thể được hưởng. Tương tự với 3 thành viên BKS tỷ lệ thù lao BKS được hưởng trên doanh thu là 0,1%. BẢNG THANH TOÁN THÙ LAO HĐQT VÀ BKS THÁNG 06/ 2009 TT Họ và tên Chức danh Doanh thu Tỷ lệ ( %) Thành tiền 1 Lưu Trọng Mạnh Chủ tịch HĐQT 908.613.615 0,079 717.805 2 Lê Văn Khái Phó chủ tịch HĐQT 908.613.615 0,07 636.030 3 Lương Tú Lĩnh Thành viên HĐQT 908.613.615 0,067 608.771 … … 908.613.615 … … 908.613.615 8 Lê Thị Sáu Thành viên BKS 908.613.615 0,032 290.756 Tổng doanh thu tính lương khối văn phòng tháng 06/ 2009 là: 908.613.615đ. Theo Công ty quy định nếu doanh thu đạt 900.000.000đ thì được hưởng tỷ lệ là 1. Trong tháng này tỷ lệ hưởng lương theo doanh thu là: 908.613.615: 900.000.000 = 1,01( hay 101% ) Giá trị 1 hệ số lương được tính bằng: Hệ số lương của GĐ Công ty× Mức lương cơ bản theo quy định× Tỷ lệ hưởng ( theo doanh thu ) Giá trị một hệ số lương của tháng 06/ 2009 là: 5,65× 650.000× 1,01 = 3.709.225đ Vậy cách tính lương cho từng người ở khối văn phòng như sau: Lương khoán theo SP = Giá trị một hệ số lương× Hệ số khoán Công ty quy định Trong tháng 06/ 2009, Công ty tính lương cho phòng kế toán như sau: Kế toán tiền lương căn cứ vào: - Bảng chấm công tháng 06/ 2009 của phòng kế toán - Bảng quy định trả lương cho khối phòng ban theo hệ số tháng 06/ 2009 Đơn vị: Công ty CP May Thanh Hoá Bộ phận: Phòng kế toán BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 06 năm 2009 TT Họ và tên Ngày trong tháng Cộng trong tháng 1 2 3 4 5 6 7CN 8 9 10 11 12 13 14CN 15 16 17 18 19 20 21CN 22 23 24 25 26 27 28CN 29 30 K ô Ro F o 1 Lê Văn Khái x x x x x x - x x x x x x - x x x x x x - x x x x x x - x x 26 2 Lê Thị Sáu x x x x x x - x x x x x x - x x x x x x - x x x x x x - x x 26 3 Lê Thị Hạnh x x x x x x - x x x x x x - x x x x x x - x x x x x x - x x 26 4 Nguyễn Thị Hà x x x x x x - x x x x x x - x x x x x x - x x x x x x - x x 26 Cộng Người chấm công Phụ trách bộ phận Ngày 01 tháng 07 năm 2009 Giám đốc Cuối tháng, kế toán tiền lương tiến hành tính lương cho ông Lê Văn Khái trưởng phòng Kế toán có hệ số lương 4,66 và hệ số khoán do Công ty quy định là 1,00. Ta có: Lương khoán theo sản phẩm của ông Khái tháng 06/ 2009 là: 3.709.225× 1,00 = 3.709.225đ Vậy lương tháng 06/ 2009 của ông Khái là 3.709.225đ. Những người khác trong khối phòng ban tính tương tự như ông Khái. Công ty cổ phần May Thanh Hoá Bộ phận: Phòng Kế toán BẢNG TẠM ỨNG LƯƠNG THÁNG 06/ 2009 STT Họ tên Số tiền STT Họ tên Số tiền 1 Lê Thị Hạnh 200.000 Tổng: 200.000đ Số tiền bằng chữ: Hai trăm nghìn đồng chẵn Ngày 22 tháng 6 năm 2009 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THANH HOÁ BỘ PHẬN: PHÒNG KẾ TOÁN BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG Tháng 06 năm 2009 TT Họ và tên Bậc lương Lương CB ngày Tỷ lệ Lương thời gian Lương sản phẩm Tổng lương Lương ứng BHXH, BHYT 6% Lương còn lại Ghi chú Ngày công Số tiền Ngày công Số tiền 1 Lê Văn Khái 4,66 116.500 1 26 3.709.225 3.709.225 181.740 3.527.485 2 Lê Thị Sáu 4,09 102.250 0,75 26 2.781.919 2.781.919 159.510 2.622.409 3 Lê Thị Hạnh 2,96 74.000 0,6 26 2.225.535 2.225.535 200.000 115.440 1.910.095 4 Nguyễn Thị Hà 2,9 72.500 0,5 26 1.854.613 1.854.613 113.100 1.741.513 Cộng 10.571.291 10.571.291 200.000 569.790 9.801.502 Người lập biểu Kế toán trưởng Ngày 05 tháng 07 năm 2009 Giám đốc Công ty cổ phần May Thanh Hoá BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG TOÀN CÔNG TY THÁNG 06/ 2009 Đơn vị tính: VNĐ STT Tên đơn vị Tổng lương BHXH, BHYT ( 6%) Tạm ứng Lương còn được hưởng 1 Ban GĐ 8.169.834 402.090 - 7.767.744 2 Phòng Kế toán 10.571.291 569.790 200.000 9.801.501 3 Phòng Tổ chức- BV 17.211.242 648.570 - 16.562.672 4 Phòng Kế hoạch 28.715.580 1.332.240 2.600.000 24.783.340 5 Phòng Kỹ thuật 26.795.261 1.087.710 1.800.000 23.907.551 6 Văn phòng XN 1 18.948.042 372.060 1.200.000 17.375.982 7 Văn phòng XN 2 19.989.961 666.120 1.200.000 18.123.841 8 VP XN Hoằng Hoá 17.548.072 549.120 800.000 16.198.952 9 PX cắt 26.830.935 1.035.840 2.500.000 23.295.095 10 Công nhân XN 1 158.497.365 13.911.300 10.600.000 133.986.065 11 Công nhân XN 2 159.527.165 12.850.500 11.500.000 135.176.665 12 CN PX HH tổ 1 68.616.675 1.712.880 7.800.000 59.103.795 13 CN PX HH tổ 2 68.617.360 1.360.320 - 67.257.040 Cộng 630.038.783 36.498.540 40.200.000 553.340.243 Ngày 06 tháng 07 năm 2009 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc 2.4.4.4. Thủ tục tính BHXH phải trả trực tiếp cho CBCNV Công ty mua BHXH cho CBCNV theo đúng điều lệ BHXH căn cứ vào hệ số lương cấp bậc của người lao động. Khi CBCNV nghỉ hưởng trợ cấp BHXH thay lương, căn cứ tính trợ cấp BHXH phải trả cho họ cũng là hệ số lương đã đăng ký khi mua BHXH. Kế toán căn cứ vào giấy nghỉ ốm, giấy ra viện… khi nhận được số phiếu nghỉ ốm của CBCNV, Công ty trích trả BHXH theo đúng chế độ Nhà nước quy định như sau: - Nghỉ thai sản: Được hưởng 100% lương cấp bậc và được tính 4 tháng lương, trợ cấp 1 tháng lương tã lót bằng 1 tháng lương tối thiểu theo ngày - Nghỉ do bản thân ốm, con ốm… thì được hưởng 75% lương cấp bậc theo ngày. Cách tính tiền trợ cấp BHXH theo lương như sau: Trợ cấp BHXH = Mức lương một ngày × Số ngày thực nghỉ hưởng BHXH× Tỷ lệ ( % ) hưởng theo chế độ Cụ thể: Trong tháng 06/ 2009 cô Đỗ Thị Hà ở văn phòng XN 2 có hệ số lương cấp bậc 1,67 được cơ quan cho nghỉ ốm 21 ngày trong chế độ được BHXH duyệt số ngày thanh toán là 19 ngày. Kế toán căn cứ vào “ Giấy chứng nhận nghỉ hưởng trợ cấp BHXH ” để tính lương hưởng trợ cấp BHXH thay lương cho cô Hà, Vậy số tiền trợ cấp BHXH của cô Hà được hưởng là: 41.750×19 ×75% = 594.938đ ( Mặt trước) Tên cơ sở y tế GIẤY CHỨNG NHẬN Nghỉ việc hưởng BHXH Quyển: 528 Số: 040 Họ và tên: Đỗ Thị Hà Tuổi: 37 Đơn vị công tác: Công ty cổ phần May Thanh Hoá Lý do nghỉ việc: Nghỉ ốm Số ngày nghỉ: 21 ngày ( Từ ngày 10/ 06 đến hết ngày 30/ 06/ 2009) Ngày 30 tháng 06 năm 2009 Xác nhận của phụ trách đơn vị Y, Bác sĩ khám chữa bệnh Số ngày được nghỉ: 21 ngày ( Mặt sau ) PHẦN BHXH Số sổ: Số ngày thực nghỉ được hưởng: 19 ngày Luỹ kế ngày nghỉ cùng chế độ Lương tháng đóng BHXH Lương bình quân 1 ngày : 41.750đ Tỷ lệ thưởng BHXH : 75% Số tiền hưởng BHXH : 594.938đ Ngày 30 tháng 06 năm 2009 Cán bộ cơ quan BHXH Phụ trách BHXH của đơn vị 2.4.5. Kế toán các khoản trích theo lương 2.4.5.1. Chế độ trích các khoản theo lương - Quỹ BHXH: Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích BHXH là 20% trên tổng quỹ lương của Công ty trong đó 15% do Công ty nộp được trích vào chi phí SXKD, 5% còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào thu nhập của họ. Quỹ BHXH trợ cấp cho các trường hợp người lao động bị mất khả năng lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Quỹ này do cơ quan BHXH quản lý, Công ty nộp BHXH qua tài khoản của họ ở ngân hàng. - Quỹ BHYT: Được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh, thuốc chữa bệnh, viện phí… cho người lao động tham gia đóng góp quỹ trong thời gian ốm đau, sinh đẻ… Quỹ này do cơ quan BHYT thống nhất quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế. Vì vậy, khi trích nộp Công ty phải nộp cho BHYT thông qua tài khoản của họ ở ngân hàng. Tỷ lệ trích BHYT hiện hành là 3% tổng quỹ lương của Công ty trong đó 2% tính vào chi phí SXKD và 1% trừ vào thu nhập của người lao động. - Kinh phí công đoàn: KPCĐ là nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp. Theo chế độ tài chính hiện hành, KPCĐ được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng tiền lương phải trả cho người lao động và doanh nghiệp phải chịu toàn bộ( tính vào chi phí SXKD ), một phần nộp cho cơ quan quản lý công đoàn cấp trên, một phần để lại Công ty chi tiêu cho hoạt động công đoàn. 2.4.5.2. Kế toán các khoản trích theo lương Các khoản trích theo lương được tính vào chi phí SXKD tháng 06/ 2009 BHXH = Hệ số lương cấp bậc × 650.000× 15% BHYT = Hệ số lương cấp bậc × 650.000× 2% KPCĐ = Lương thực tế × 2% Cụ thể tính các khoản trích theo lương vào chi phí SXKD tháng 06/ 2009 của phòng Kế toán như sau: Tổng hệ số lương cấp bậc cả phòng là: 4,66+ 4,09+ 2,96+ 2,9= 14,61 Tổng lương của cả phòng tháng 06/ 2009 là: 10.571.291đ BHXH = 14,61× 650.000× 15% =1.424.475đ BHYT = 14,61× 650.000× 2% = 189.930đ KPCĐ = 10.571.291× 2% = 211.426đ Cuối tháng từ “ Bảng thanh toán lương ” của các bộ phận sản xuất, bộ phận gián tiếp và bộ phận quản lý kế toán tổng hợp lương cho toàn Công ty . Công ty cổ phần May Thanh Hoá Công ty cổ phần May Thanh Hoá Bộ phận: Tổ 3 XN 2 BẢNG KÊ TRÍCH NỘP CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG Tháng 06 năm 2009 Đơn vị tính: VNĐ STT Tổng quỹ lương trích BHXH, BHYT, KPCĐ BHXH, BHYT KPCĐ Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Số phải nộp công đoàn cấp trên Số được để lại chi tại đơn vị Trích vào chi phí Trừ và lương Trích vào chi phí Trừ vào lương A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 16.354.000 3.761.420 2.780.180 981.240 - - - - - 2 20.355.000 - - - 407.100 407.100 - Cộng 3.761.420 2.780.180 981.240 407.100 407.100 - Người lập biểu Kế toán trưởng Ngày 01 tháng 07 năm 2009 Giám đốc Công ty cổ phần May Thanh Hoá Bộ phận: Phòng Kế toán BẢNG KÊ TRÍCH NỘP CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG Tháng 06 năm 2009 Đơn vị tính: VNĐ STT Tổng quỹ lương trích BHXH, BHYT, KPCĐ BHXH, BHYT KPCĐ Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Số phải nộp công đoàn cấp trên Số được để lại để chia tại đơn vị Trích vào chi phí Trừ vào lương Trích vào chi phí Trừ vào lương A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 9.496.500 2.184.195 1.614.405 569.790 - - - - - 2 10.571.291 - - - 211.426 211.426 - Cộng 2.184.195 1.614.405 569.790 211.426 211.426 - Người lập biểu Kế toán trưởng Ngày 01 tháng 07 năm 2009 Giám đốc Công ty cổ phần May Thanh Hoá BẢNG KÊ TRÍCH NỘP CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG Tháng 06 năm 2009 Đơn vị tính: VNĐ STT Tổng quỹ lương trích BHXH, BHYT, KPCĐ BHXH, BHYT KPCĐ Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Số phải nộp công đoàn cấp trên Số được để lại chi tại đơn vị Trích vào chi phí Trừ vào lương Trích vào chi phí Trừ vào lương A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 608.309.000 139.911.070 103.412.530 36.498.540 - - - - - 2 630.038.783 - - - 12.600.776 12.600.776 - Cộng 139.911.070 103.412.530 36.498.540 12.600.776 12.600.776 - Người lập bảng Kế toán trưởng Ngày 03 tháng 07 năm 2009 Giám đốc Công ty cổ phần May Thanh Hoá BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG – BHXH Tháng 06 năm 2009 TT Đối tượng sử dụng TK 334: Phải trả người lao động TK 338: Phải trả, phải nộp khác TK 335: Chi phí phải trả Tổng cộng Lương Phụ cấp Cộng có TK 334 KPCĐ BHXH BHYT Cộng có TK 338 A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 CP nhân công trực tiếp( TK 622) 482.089.500 - 482.089.500 9.641.790 77.177.100 10.290.280 97.109.170 - 579.198.670 2 CP nhân công PX( TK 6271) 56.486.075 - 56.486.075 1.129.722 3.968.250 529.100 5.627.072 - 62.113.147 3 CP nhân công QLDN( TK 6421) 91.463.208 - 91.463.208 1.829.264 10.101.000 1.346.800 13.277.064 - 104.740.272 Cộng 630.038.783 630.038.783 12.600.776 91.246.350 12.166.180 116.013.306 - 746.052.089 Mã hàng sản xuất trong tháng Số lượng Đơn giá Tiền lương Áo RX- 245 17.353 5.500 95.441.500 Áo W09- M51E 20.650 9.300 192.045.000 Áo 8702/ 200 3.450 5.900 20.355.000 Áo 6719/ 350 6.702 14.000 93.828.000 Áo 6719/ 354 4.021 20.000 80.420.000 Cộng 482.089.500 Người lập biểu Ngày 14 tháng 07 năm 2009 Kế toán trưởng Từ việc hạch toán các nghiệp vụ trên, căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương, kế toán vào Bảng kê. Sau đó dựa vào Bảng kê, kế toán vào Nhật ký chứng từ số 1 Có TK 111, ghi Nợ các TK liên quan như: TK 334, 3382, 3383, 141… của Quý II/ 2009. Căn cứ vào NK- CT số 1, các Bảng kê, Bảng phân bổ tiền lương, BHXH và bảng thanh toán ta vào Sổ Cái các TK 334, 3382, 3383 được mở riêng cho từng TK, mỗi TK được mở số trang tuỳ theo số lượng ghi chép từng TK của Quý II/ 2009. Công ty cổ phần May Thanh Hoá NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 1 Ghi có Tài khoản 111 - Tiền mặt Tháng 06 năm 2009 STT Ngày Ghi nợ TK 111, ghi có các TK Cộng có TK 111 112 133 141 151 152 211 331 334 641 1 02 50.000.000 50.000.000 2 04 23.580.000 23.580.000 3 05 526.832.140 526.832.140 4 10 77.820.000 77.820.000 5 13 36.748.500 36.748.500 6 15 10.680.200 10.680.200 7 20 40.200.000 40.200.000 8 29 5.500.000 5.500.000 9 30 13.814.850 13.814.850 Cộng 50.000.000 13.814.850 40.200.000 23.580.000 36.748.500 77.820.000 10.680.200 526.832.140 5.500.000 779.675.690 Đã ghi sổ cái ngày 30 tháng 06 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng Công ty cổ phần May Thanh Hoá NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 2 Ghi có TK 112- Tiền gửi ngân hàng Tháng 06 năm 2009 STT Chứng từ Diễn giải Ghi có TK 112, ghi nợ các TK Cộng có TK 112 Số hiệu Ngày tháng 111 3383 3384 1 29/ 06 Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt 400.000.000 400.000.000 2 30/06 Nộp BHXH qua ngân hàng 121.661.800 121.661.800 3 30/06 Nộp BHYT qua ngân hàng 18.249.270 18.249.270 Cộng 400.000.000 121.661.800 18.249.270 539.911.070 Đã ghi sổ cái ngày 30 tháng 06 năm 2009 Kế toán tổng hợp Người ghi sổ Kế toán trưởng Công ty cổ phần May Thanh Hoá SỔ CÁI (Dùng cho hình thức Nhật ký - chúng từ) Tài khoản: 334 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK, đối ứng Nợ với TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Cộng A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TK 111 526.832.140 TK 3383, 3384 36.498.540 TK 141 40.200.000 Cộng PS nợ 603.530.680 Cộng PS có 630.038.783 Số dư cuối tháng nợ có 526.832.140 553.340.243 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc 2.4.6. Kế toán các nghiệp vụ khác 2.4.6.1. Thanh toán tiền lương và tạm ứng Để tiến hành thanh toán lương tháng 06/ 2009 cho các bộ phận, kế toán căn cứ vào: - Bảng thanh toán lương tổ 3 XN 2 tháng 06/ 2009 và các chứng từ liên quan - Bảng thanh toán lương của văn phòng XN 2 tháng 06/ 2009 và các chứng từ liên quan - Bảng thanh toán lương toàn Công ty tháng 06/ 2009 và các chứng từ liên quan Kế toán thanh toán viết phiếu chi lương tháng 06/ 2009 Công ty cổ phần May Thanh Hóa PHIẾU CHI Ngày 01 tháng 07 năm 2009 Họ tên người nhận tiền: Lê Văn Khái Địa chỉ: Phòng Kế toán Lý do chi: Tạm ứng lương tháng 06/2009 của toàn Công ty Số tiền: 40.200.000đ ( Bằng chữ: Bốn mươi triệu hai trăm nghìn đồng chẵn) Kèm theo một chứng từ gốc Ngày 01 tháng 07 năm 2009 Thủ trưởng Kế toán trưởng Người lập biểu Thủ quỹ Người nhận tiền Công ty cổ phần May Thanh Hoá PHIẾU CHI Ngày 10 tháng 07 năm 2009 Họ tên người nhận tiền: Đỗ Tất Loan Địa chỉ: Tổ 3 XN 2 Lý do chi: Thanh toán lương tháng 06/ 2009 Số tiền: 18.326.423đ ( Bằng chữ: Mười tám triệu ba trăm hai sáu nghìn bốn trăm hai ba đồng) Kèm theo: Bảng thanh toán lương tháng 06/ 2009 chứng từ gốc Ngày 10 tháng 06 năm 2009 Thủ trưởng Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nhận tiền 2.4.6.2. Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan quản lý Cuối tháng kế toán tiến hành nộp BHXH, BHYT cho cơ quan cấp trên bằng chuyển khoản qua ngân hàng, lúc này kế toán lập “ Lệnh chi ” để thực hiện việc chuyển tiền nộp cơ quan bảo hiểm. Ngân hàng Công thương Thanh Hoá LỆNH CHI Ngày 30 tháng 06 năm 2009 Số: 987 Tên đơn vị trả tiền: Công ty cổ phần May Thanh Hoá Số TK: 10120000376150 Tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá Số tiền: 121.661.800đ Bằng chữ: Một trăm hai mốt triệu sáu trăm sáu mốt nghìn tám trăm đồng Tên đơn vị nhận tiền: BHXH Thanh Hoá Số TK: 43140101001 Tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa Nội dung nộp: Nộp BHXH tháng 06 năm 2009 Ngày hạch toán Đơn vị trả tiền Giao dịch viên Kiểm soát viên Kế toán Chủ tài khoản CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LUƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THANH HOÁ 3.1. Những ưu điểm chủ yếu 3.1.1. Về thực trạng tổ chức hệ thống kế toán 3.1.1.1 Về tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán Công ty tổ chức theo kiểu tập trung phù hợp với đặc điểm SXKD, các phần hành được phân chia một cách khoa học và cụ thể cho mỗi kế toán viên giúp cho quá trình hạch toán nhanh gọn, chính xác. Đặc biệt trình độ năng lực các cán bộ phòng Kế toán đều cao, có tinh thần trách nhiệm với công việc đã góp phần đắc lực vào công tác hạch toán và quản lý kinh tế của Công ty. 3.1.1.2. Về chế độ tài chính kế toán Công ty tổ chức kế toán theo Luật Kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành, thực hiện quản lý tài chính theo đúng pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và Quy chế quản lý tài chính do HĐQT ban hành. Điều này đảm bảo công tác kế toán, tài chính Công ty luôn được rõ ràng, minh bạch. 3.1.1.3. Về hệ thống chứng từ tại Công ty Công ty đã sử dụng tương đối đầy đủ các chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính. Các chứng từ luôn có đầy đủ thông tin cần thiết, đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp và hợp lệ, là cơ sở để ghi sổ kế toán, để kiểm tra, thanh tra và xác minh nghiệp vụ. Quy trình lập và luân chuyển các chứng từ được tiến hành theo đúng quy định, đảm bảo sự kiểm soát của các bên và các cấp liên quan. Sau khi được sử dụng, hàng tháng chứng từ được tập hợp thành từng tập và được lưu trữ tại phòng Kế toán. 3.1.1.4. Về hệ thống tài khoản kế toán Hiện nay Công ty đang sử dụng hế thống các tài khoản ban hành theo quy định mới nhất của Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, một số tài khoản được chi tiết theo đối tượng đáp ứng yêu cầu quản lý của Công ty. Như vậy, hệ thống tài khoản của Công ty là tương đối đầy đủ, tạo cơ sở cho công tác hạch toán được tiến hành thuận lợi, phản ánh được các hoạt động. 3.1.1.5. Về tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán Công ty lựa chọn hình thức ghi sổ “ Nhật ký- Chứng từ ” là hình thức sổ phù hợp với quy mô, đặc điểm của Công ty và phù hợp với việc vào sổ bằng tay thủ công. Các sổ chi tiết, sổ tổng hợp được thiết kế phù hợp đã tạo điều kiện cho kế toán trưởng, các nhà quản lý Công ty trong việc phân tích các hoạt động kinh tế. 3.1.1.6. Về hệ thống báo cáo kế toán Công ty lập đầy đủ hệ thống báo cáo kế toán do Nhà nước ban hành gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính ngoài ra còn lập thêm một số báo cáo khác phục vụ nhu cầu quản trị của Công ty. Các báo cáo được lập và nộp đúng và đầy đủ theo quy định hiện hành. 3.1.1.7. Về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Công ty hàng năm đã làm tốt công tác lên kế hoạch sử dụng lao động nhờ đó mà đã đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng lao động. Công ty áp dụng đồng thời cả hai hình thức trả lương theo thời gian và theo sản phẩm. Trong đó lương thời gian được trả căn cứ chủ yếu vào hệ số cấp bậc, chức vụ… của công nhân viên, còn lương sản phẩm lại dựa trên hiệu quả làm việc. Việc kết hợp cả hai hình thức này đã phản ánh đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả làm việc, tạo động lực khuyến khích các nhân viên hoàn thành tốt công việc bên cạnh đó vừa đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân phối vừa gắn kết giữa bộ phận quản lý và bộ phận trực tiếp sản xuất Công ty đã thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT và các chế độ khác cho người lao động khích lệ họ phấn đấu cống hiến cho Công ty. 3.1.2. Về hệ thống kiểm soát nội bộ 3.1.2.1. Về môi trường kiểm soát Công ty cổ phần May Thanh Hoá tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, khoa học. Khối quản lý của Công ty được chia thành các phòng, ban riêng; mỗi phòng, ban đảm trách một chức năng, nhiệm vụ cụ thể, phục vụ có hiệu qủa cho lãnh đạo Công ty trong việc giám sát các hoạt động. Tuy nhiên hoạt động của chúng không tách rời nhau mà luôn có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau, tạo nên sự thống nhất trong quản lý điều hành. Cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực và đạo đức tốt, nhiều quá trình kiểm soát có thể vẫn không cần thực hiện mà vẫn đảm bảo các mục tiêu đề ra của kiểm soát nội bộ. Các nhà quản lý của Công ty đã có những chính sách cụ thể và rõ ràng về tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật nhân viên phù hợp với năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, đồng thời mang tính kế tục và liên tiếp. Công ty cũng đã lập và thực hiện kế hoạch một cách khoa học và nghiêm túc khiến hệ thống kế hoạch và dự toán trở thành công cụ kiểm soát rất hữu hiệu. Các nhà quản lý thường xuyên quan tâm xem xét tiến độ thực hiện kế hoạch, theo dõi những nhân tố ảnh hưởng đến kế hoạch đã lập nhằm phát hiện những vấn đề bất thường và xử lý, điều chỉnh kế hoạch kịp thời. Ban kiểm soát Công ty thành lập gồm 3 người là những người am hiểu lĩnh vực kiểm soát làm công việc giám sát sự chấp hành luật pháp của Công ty , giám sát tiến trình lập báo cáo tài chính. Môi trường pháp lý minh bạch, đường lối phát triển đúng đắn của đất nước và sự kiểm soát hợp lý của các cơ quan nhà nước cũng tạo điều kiện thuận lợi đến hiệu quả hoạt động và năng lực quản lý tại Công ty. 3.1.2.2. Về hệ thống kế toán Hệ thống kế toán tại Công ty được thiết kế hữu hiệu thoả mãn chức năng thông tin và kiểm tra của hoạt động kế toán đảm bảo các mục tiêu kiểm soát chi tiết: tính có thực, sự phê chuẩn hợp lý, tính đầy đủ, sự đánh giá chính xác, sự phân loại nghiệp vụ chính xác, việc ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh kịp thời và quát trình chuyển sổ và tổng hợp chính xác. 3.1.2.3. Về các thủ tục kiểm soát Các nhà quản lý Công ty đã xây dựng các thủ tục kiểm soát dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc phân công phân nhiệm, nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn tạo sự chuyên môn hoá, minh bạch trong thực hiện công việc, sai sót ít xảy ra và khi xảy ra thường dễ phát hiện. Hiện tại Công ty chưa có kiểm toán nội bộ nhưng điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm và quy mô tổ chức sản xuất của Công ty trong thời điểm này. 3.2. Những mặt còn tồn tại 3.2.1. Về hệ thống kế toán 3.2.1.1. Về chứng từ sử dụng, sổ sách, báo cáo kế toán Do chế độ kế toán thường xuyên sửa đổi, bổ sung nên Công ty nhiều khi chưa kịp thay đổi trong thời gian ngắn, một số chứng từ, sổ vẫn theo mẫu cũ. Để hạch toán tổng hợp, Công ty sử dụng hình thức Nhật ký- Chứng từ công việc ghi sổ bằng tay khá lâu và tỉ mỉ đôi lúc vẫn xảy ra sai sót. Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty được lập theo đúng chế độ nhưng chưa được kiểm toán để hoàn thiện hơn và chưa tạo được niềm tin tốt cho người sử dụng. 3.2.1.2. Về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Phần lớn người lao động trực tiếp của Công ty không được đào tạo qua trường lớp mà chỉ được Công ty đào tạo theo dạng kèm cặp do đó tay nghề đang còn thấp, thiếu tác phong công nghiệp, lao động kỹ thuật thiếu. Đối với bộ phận lao động gián tiếp Công ty đã xây dựng hệ số trả lương cho từng người xong hàng tháng vẫn chưa đánh gía mức độ hoàn thành của từng người để trả lương. Như vậy chưa kích thích người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Công ty chưa áp dụng hình thức trả lương theo luỹ tiến và trả lương làm ngoài giờ để kích thích người lao động hăng say sản xuất. Bảng phân bổ tiền lương và BHXH của Công ty còn một số hạn chế như mới chỉ ghi nợ cho các TK 622, TK 627, TK 642 mà chưa ghi nợ cho TK 334: phản ánh số BHXH 5%, BHYT 1% tính theo lương mà người lao động phải chịu và TK 138 phản ánh tổng số tiền mà người lao động nghỉ việc chờ nộp BHXH. 3.2.2. Về hệ thống kiểm soát nội bộ Tuy hệ thống kiểm soát nội bộ được thành lập khá quy củ nhưng một số hoạt động kiểm tra, kiểm soát chưa thực sự diễn ra thường xuyên mà chỉ mang tính định kỳ. Mỗi người trong hệ thống phải cùng lúc thực hiện nhiều công việc khác nên đôi khi thiếu tập trung hiệu quả công việc chưa cao. 3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty 3.3.1. Về chứng từ và kiểm tra chứng từ, báo cáo tài chính và kiểm tra báo cáo tài chính Bên cạnh việc nhanh chóng hợp thức hoá hệ thống chứng từ theo quy định mới nhất của Bộ Tài chính, hàng tháng lãnh đạo Công ty và Ban kiểm soát nên tổ chức các đợt kiểm tra việc lập và sử dụng chứng từ các nghiệp vụ phát sinh, đối chiếu với sổ sách kế toán trong tháng để có thể phát hiện sớm và kịp thời xử lý những sai sót nếu có. Mặt khác việc kiểm tra thường xuyên cũng giúp kế toán viên nâng cao tinh thần trách nhiệm, hạch toán đúng, đủ, kịp thời tránh dồn khối lượng công việc vào cuối tháng. Là Công ty cổ phần có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình SXKD Công ty nên mời kiểm toán độc lập về thực hiện kiểm toán để báo cáo tài chính được khách quan tạo sự tin cậy cho người sử dụng cũng như hoàn thiện hơn nữa hệ thống kế toán tại Công ty. 3.3.2. Về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Công ty cần chú trọng hơn nữa việc đào tạo và đào tạo lại đối với người lao động trực tiếp sản xuất nhằm nâng cao tay nghề, tác phong trong SXKD. Công ty nên xây dựng và áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm luỹ tiến đối với bộ phận trực tiếp sản xuất làm đòn bẩy kinh doanh kích thích người lao động thi đua làm việc. Đối với bộ phận gián tiếp Công ty cần đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng người và trả lương theo mức độ hoàn thành đảm bảo tính công bằng và khích lệ nhân viên. Công ty cần làm tốt hơn nữa công tác đấu mối giữa bộ phận tổ chức lao động và bộ phận kế toán để quản lý hiệu quả lao động và tiền lương. Công ty nên đẩy nhanh thực hiện trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm tuỳ theo khả năng tài chính của mình ( khoảng 1- 3% quỹ lương ) đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Công ty đã trang bị hệ thống máy tính hiện đại thì nên áp dụng các phần mềm kế toán nhằm giảm tải khối lượng công việc cho nhân viên kế toán và quản lý được tốt hơn, nâng cao nghiệp vụ vi tính từng bước đưa công nghệ máy tính phục vụ công tác tiến kịp với xu thế của thời đại. Công ty nên mở thêm Nhật ký chứng từ số 7, áp dụng chương trình kế toán hiện hành khiến việc tổng hợp toàn bộ chi phí SXKD được rõ ràng. Để bảng phân bổ tiền lương và BHXH được phản ánh một cách đầy đủ ngoài ghi nợ các TK 622, TK 627, TK 642 Công ty nên ghi nợ TK 334( phản ánh BHXH 5% và BHYT 1% ) , TK 138( phản ánh số tiền mà người lao động nghỉ việc chờ nộp BHXH). Thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất : Công ty cổ phần May Thanh Hoá là doanh nghiệp sản xuất nên số lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số người lao động. Để hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường, không có những biến động lớn về chi phí SXKD thì công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất Có TK 335: Chi phí phải trả Thực tế khi trả lương nghỉ phép kế toán ghi: Nợ TK 335: Chi phí phải trả Có TK 334: Phải trả người lao động Thực hiện trả lương ban đêm và ngày chủ nhật: Do yêu cầu công việc cần phải làm thêm giờ vào ban đêm để kịp thời hạn giao hàng cho khách hàng Công ty yêu cầu người lao động phải làm thêm giờ cách tính như sau: Tg = Tt x Hg x Gt Trong đó: Tg: Tiền lương trả thêm giờ Tt: Tiền lương giờ Hg: Tỷ lệ phần trăm lương trả thêm Gt: Số giờ làm thêm Cụ thể: Nếu Công ty thực hiện tính lương làm thêm 2 giờ ban đêm cho ông Đỗ Tất Loan có bậc lương 2,42; tiền lương một ngày của ông Loan là 60.500đ và tỷ lệ lương được trả thêm là 30% theo lương thực tế của người lao động vào tháng 06/ 2009 : Tiền lương giờ = Tiền lương ngày / 8 Tiền lương giờ của ông Loan là: Tiền lương giờ = 60.500/ 8 = 7.563đ Tiền lương làm thêm ban đêm của ông Loan là : 7.563 x 30% x 2 = 4.538đ Vậy tổng số tiền lươgng 2 giờ làm thêm mà ông Loan được hưởng là: 7.563 x 2 + 4.538 = 19.664đ KẾT LUẬN Có thể khẳng định rằng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của các doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty cổ phần May Thanh Hoá nói riêng là công tác khá phức tạp. Việc hạch toán một cách chính xác sẽ là cơ sở thực tế để các nhà quản lý đưa ra những kế hoạch, quyết định đúng đắn hợp lý nhằm nâng cao đời sống cho người lao động. Hơn thế nữa, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý số lượng và chất lượng lao động cũng như các nguồn lực khác của Công ty một cách tiết kiệm, tránh lãng phí và có hiệu quả. Trong thời gian kiến tập tại Công ty cổ phần May Thanh Hoá, em đã nghiên cứu học hỏi thêm nhiều kiến thức về lý luận cũng như thực tiễn công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, và đã hoàn thành báo cáo kiến tập của mình. Ngoài phần thực trạng tìm hiểu, báo cáo cũng nêu lên những ưu điểm và một số tồn tại cần khắc phục cùng với những ý kiến về giải pháp hoàn thiện hơn công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty. Do trình độ nhận thức còn hạn chế, thời gian nghiên cứu thực tế chưa nhiều nên không tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Thạc sỹ Hà Phương Dung, cùng các cô chú, anh chị tại Công ty cổ phần May Thanh Hoá, đặc biệt là phòng Kế toán đã giúp em trong thời gian qua để em hoàn thành bản báo cáo kiến tập của mình. Thanh Hoá, tháng 07 năm 2009 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Định DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình “ Kế toán tài chính doanh nghiệp” - Chủ biên : PGS. TS. Đặng Thị Loan. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2006. Giáo trình “ Kiểm toán tài chính” - Đồng chủ biên: GS. TS. Nguyễn Quang Quynh- TS. Ngô Trí Tuệ. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2006. “ Chế độ kế toán doanh nghiệp” quyển 1, 2 - Bộ Tài chính. Nhà xuất bản Tài chính, năm 2006. Một số tạp chí kế toán Luận văn K46 của khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Trang web: www.tapchiketoan.com Các tài liệu Công ty cung cấp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21188.doc
Tài liệu liên quan