Trong thời gian thực tập tương đối ngắn tại Công ty Sứ Thanh Trì với kinh nghiệm thực tế cũng như trình độ bản thân còn hạn chế nên em chưa thể nắm bắt được tất cả các vấn đề trong công tác kế toán tiền lương của Công ty. Qua chuyên đề này em muốn giới thiệu “ Công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sứ Thanh Trì” và mạnh dạn đưa ra một số đề xuất nhằm mục đích góp phần phản ánh chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty Sứ Thanh Trì, đồng thời phát huy hơn nữa tác dụng tích cực của chế độ hạch toán kinh tế trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế mới, giúp Công ty đứng vững và không ngừng phát triển.
79 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sứ thanh trì thuộc tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi giám đốc đi vắng, Phó giám đốc kinh doanh còn chịu trách nhiệm điều hành một phần việc nếu được giám đốc uỷ quyền.
Phó giám đốc phụ trách sản xuất
Phó giám đốc phụ trách sản xuất cũng là người được Tổng giám đốc bổ nhiệm với chức năng giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực sản xuất. Cụ thể phó giám đốc phụ trách sản xuất chịu trách nhiệm giám sát việc điều hành sản xuất, đảm bảo công tác sản xuất đạt chất lượng và đúng kế hoạch đề ra, điều hành công ty khi giám đốc vắng mặt nếu được uỷ quyền.
Phòng tổ chức lao động
Phòng tổ chức có chức năng chính là tham mưu cho giám đốc công ty về việc sắp xếp và bố trí cán bộ, đào tạo và phân loại lao động cho phù hợp công việc, thanh quyết toán chế độ cho người lao động theo chính sách, chế độ của Nhà nước và quy chế của công ty.
Văn phòng
Văn phòng của Công ty có nhiệm vụ tổ chức, bảo vệ tài sản và quản lý công tác văn thư lưu trữ hồ sơ chung của Công ty.
Phòng kỹ thuật - KCS
Phòng kỹ thuật - KCS (P.KT - KCS) có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng của các nguyên vật liệu trước khi nhập kho, hiệu chuẩn thiết bị đo lường và thử nghiệm trong qúa trình sản xuất, phát hiện sự không phù hợp tại các công đoạn sản xuất trong dây chuyền để khắc phục và phòng ngừa, kiểm tra chất lượng bán thành phẩm, thành phẩm sau mỗi công đoạn chế biến và kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị máy móc kỹ thuật sản xuất của công ty. Hàng tháng, phòng phải có báo cáo lên Giám đốc Công ty.
Phòng tài chính kế toán
Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị, qua đó giám sát các mặt hoạt động kinh tế tài chính của Công ty, giám sát một cách liên tục toàn diện và có hệ thống tất cả các loại vật tư, tài sản, tiền vốn và mọi hoạt động kinh tế. Có trách nhiệm phải chấp hành mọi chế độ hạch toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính theo quy định của nhà nước. Cuối kỳ, lập báo cáo tổng hợp, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra, phòng còn có nhiệm vụ cung cấp các thông tin cần thiết cho giám đốc Công ty.
Phòng kinh doanh nội địa và phòng xuất khẩu
Hai phòng này kết hợp với phòng kỹ thuật KCS, giám đốc xí nghiệp sản xuất khuôn thực hiện việc xem xét hợp đồng và ký hợp đồng dưới sự phê duyệt của giám đốc công ty. Lập đơn đặt hàng gửi phòng kế hoạch đầu tư, tiếp xúc khách hàng, tiếp thị sản phẩm, tìm hiểu nhu cầu khách hàng và cung ứng trực tiếp hàng hoá cho mọi đối tượng, tìm quan hệ bạn hàng với các nước qua xuất khẩu. Quản lý tiền hàng, cơ sở vật chất mà Công ty giao cho.
Nhà máy Sứ Thanh Trì
Sau khi nhận được kế hoạch sản xuất do phòng kế hoạch chuyển xuống, Nhà máy sẽ tiến hành kế hoạch sản xuất hàng tuần, hàng tháng và tổng hợp báo cáo kết quả cho giám đốc và một số phòng ban. Ngoài ra Nhà máy còn có nhiệm vụ phân bố các nguồn lực được giao, tổ chức kiểm soát việc thực hiện quy trình công nghệ, hướng dẫn công việc trong dây chuyền sản xuất, đảm bảo cho sản phẩm sản xuất có chất lượng cao, kết hợp với phòng kỹ thuật – KCS, nghiên cứu, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của sản xuất, của thị trường.
Xí nghiệp khuôn
Xí nghiệp sản xuất khuôn có nhiệm vụ sản xuất và sửa chữa khuôn sản phẩm cho nhà máy Sứ Thanh trì theo đúng kế hoạch đã giao. Đồng thời nghiên cứu sản xuất các mẫu khuôn mẫu mới theo yêu cầu thị trường.
2.1.4. Đặc điểm công tác tổ chức kế toán ở Công ty Sứ Thanh Trì
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn (với số vốn lên tới 150 tỷ) và đang làm ăn có hiệu quả, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị nhiều, thường xuyên, liên tục, đặc biệt là các nghiệp vụ về vật tư, sản phẩm, hàng hoá, về bán hàng, các thông tin kế toán không chỉ phục vụ Ban giám đốc công ty mà còn phải báo cáo lên tổng công ty và một số đối tượng khác có liên quan nên khối lượng công tác kế toán ở Công ty Sứ Thanh Trì là khá lớn.
Công tác kế toán ở Công ty Sứ Thanh trì được cụ thể hoá thành 10 phần hành kế toán sau:
Kế toán TSCĐ
Kế toán vật tư
Kế toán thành phẩm
Kế toán bán hàng
Kế toán thanh toán
Kế toán ngân hàng
Kế toán công nợ phải trả
Kế toán nợ phải thu
Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ
Kế toán chi phí, giá thành
Mặt khác, Công ty còn có hai chi nhánh tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình hỗn hợp, vừa phân tán - vừa tập trung. Tại hai chi nhánh ở Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, bộ phận kế toán chỉ xử lý chứng từ sơ bộ, sau đó chuyển số liệu về phòng kế toán trung tâm đặt tại trụ sở của Công ty.
Sơ đồ: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sứ Thanh trì
Kế toán công nợ phải trả
Kế toán tài sản cố định
Kế toán thanh toán
Kế toán ngân hàng
Kế toán tiền lương
Kế toán vật tư
Kế toán thành phẩm
Kế toán phải thu
Kế toán bán hàng
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Kế toán trưởng
Kế toán
Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh
Kế toán
Chi nhánh Đà Nẵng
Phòng kế toán trung tâm có 7 người (một kế toán trưởng, 6 kế toán viên).
Việc phân công lao động trong phòng như sau:
+ Một kế toán viên đảm nhạn phần hành kế toán công nợ phải trả
+ Một kế toán viên đảm nhận phần hành kế toán vật tư kiêm kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ
+ Một kế toán viên đảm nhận phần hành kế toán TSCĐ kiêm kế toán thanh toán
+ Một kế toán viên đảm nhận phần hành kế toán bán hàng kiêm kế toán nợ phải thu
+ Một kế toán viên đảm nhận phần hành kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành.
+ Kế toán trưởng là người chịu sự lãnh đạo trực tiếp về mặt hành chính của giám đốc, chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của kế toán trưởng Tổng công ty. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm tổ chức và kiểm tra công tác kế toán tại Công ty, điều hành và kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, hướng dẫn nghiệp vụ trực tiếp cho các nhân viên kế toán phần hành, thực hiện công tác kế toán tổng hợp, lập báo cáo kế toán.
2.1.4.2. Hình thức tổ chức sổ kế toán
Theo sự thống nhất của Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng, Công ty Sứ Thanh trì đã và đang áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán tại Công ty. Việc áp dụng kế toán máy đã giúp giảm bớt công việc ghi chép kế toán, quy trình thực hiện công tác kế toán được rút ngắn đồng thời làm giảm sai sót, nâng cao năng suất của kế toán. Hiện nay, chương trình kế toán máy của Công ty được thực hiện theo hình thức sổ nhật ký chung.
Do áp dụng kế toán máy nên sau khi nhập các dữ liệu từ các chứng từ gốc vào sổ nhật ký chung, sổ, thẻ kế toán chi tiết, khi nhận được lệnh, chương trình sẽ tự động vào sổ cái các tài khoản và tổng hợp vào bảng cân đối số phát sinh, bảng tổng hợp chi tiết và các báo cáo tài chính.
Hệ thống sổ sử dụng
Sổ kế toán tổng hợp: Sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản
Sổ, thẻ kế toán chi tiết: Công ty sử dụng rất nhiều loại khác nhau được áp dụng theo hình thức nhật ký chung như sổ, thẻ TSCĐ, thẻ kho, sổ chi tiết vật liệu...
Sơ đồ : Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung
tại công ty Sứ Thanh Trì
Sổ nhật kýchung
Các báo cáo tài chính
Sổ cái
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Bảng tổng hợp chi tiết
Chứng từ gốc
: Ghi hàng ngày
: Đối chiếu kiểm
: Ghi cuối tháng
2.1.4.3. Tổ chức chứng từ và tài khoản kế toán
Tổ chức chứng từ kế toán
Công ty Sứ Thanh trì hầu như chỉ sử dụng các chứng từ theo mẫu của Bộ tài chính (có sửa đổi với các chứng từ hướng dẫn để phù hợp với các hoạt động của công ty. Việc lập, kiểm tra, luân chuyển và lưu trữ chứng từ của công ty tuân theo quy định của chế độ tài chính kế toán hiện hành. Hầu hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được lập chứng từ. Các chứng từ này, sau khi đã có đủ các yếu tố cơ bản và đã được kiểm tra, sẽ được vào sổ sách kế toán, sau đó chuyển sang lưu trữ.
Hiện nay, Công ty đang sử dụng 24 chứng từ, ngoài các chứng từ bắt buộc, các chứng từ còn lại đều được thay đổi cho phù hợp với các hoạt động của công ty.
Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, lại có quy mô lớn, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối nhiều và đa dạng. Chính vì vậy, Công ty Sứ Thanh trì hiện nay đã sử dụng hầu hết các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán được ban hành theo quyết định số 1141TC/ CĐKT ngày 01/ 01/ 1995 của Bộ tài chính trừ một số tài khoản như TK128, TK129, TK711.... Bên cạnh đó, để đảm bảo thực hiện tôt chức năng của mình, kế toán công ty còn mở thêm một số tài khoản chi tiết. Ví dụ: TK335 có hai tài khoản chi tiết là TK 3351 - chi phí phải trả: sửa chữa lớn và TK 3352 - chi phí phải trả: lãi vay; ...
2.1.4.4. Tổ chức báo cáo kế toán
Hiện tại doanh nghiệp sử dụng 27 mẫu, bảng, biểu do Bộ tài chính quy định như báo cáo giá thành thành phẩm, báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh, báo cáo chi tiết chi phí bán hàng, báo cáo chi tiết công nợ .. ..Các báo cáo này được lập chủ yếu nhằm mục đích quản trị nội bộ. Trong các báo cáo trên có 4 báo cáo chính được lập hàng quý là:
Bảng cân đối kế toán: mẫu số B01-DN
Kết quả hoạt động kinh doanh: mẫu số B02 -DN
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: mẫu số B03 -DN
Thuyết minh báo cáo tài chính: mẫu số B04 -DN
Cuối năm, bốn báo cáo chính này được lập và gửi tới ban lãnh đạo công ty, Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng, các cơ quan chức năng của Nhà nước (cơ quan thuế, tổng cục thống kê... )
2.2. Tình hình tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
2.2.1. Tình hình chung về quản lý, sử dụng lao động và quản lý quỹ tiền lương
2.2.1.1. Tình hình chung về quản lý và sử dụng lao động
Lực lượng lao động hay nguồn nhân lực của công ty là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định quá trình hoạt động sản xuất. Khi còn trong thời kỳ cơ chế kinh tế bao cấp, các nhà máy đều có bộ máy cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả. Bởi vậy khi chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiệm vụ đầu tiên và đặc biệt quan trọng của công ty là cố gắng sắp xếp lại bộ máy tổ chức và lực lượng lao động sao cho hoạt động sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, làm giảm chi phí về lao động sống trong giá thành sản phẩm, góp phần đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu hiện nay của kinh tế thị trường.
Công ty đã có những biện pháp đổi mới về kỹ thuật, công nghệ, tổ chức lại lao động, đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho cán bộ công nhân viên, có kế hoạch cải tiến phương pháp lao động để CNV làm việc có hiệu quả hơn. Các biện pháp trên có tác dụng thiết thực đối với việc sử dụng hợp lý lao động và thời gian phân công lao động theo trình độ chuyên môn, giáo dục thái độ lao động đúng đắn và thực hành tiết kiệm. Mặt khác, Công ty cũng rất chú ý đến việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức các bộ phận sản xuất như công việc trong tổ ở các phân xưởng.
Cụ thể theo số liệu thống kê năm 2003 tình hình quản lý, sử dụng lao động của Công ty như sau:
Về số lượng và chất lượng lao động
STT
Trình độ chuyên môn
Năm 2003
Số người
%
1
Toàn bộ lao động trong công ty
Lao động gián tiếp
- Đại học
- Cao đẳng, trung cấp
510
105
54
20
100
20,6
10,6
3,9
2
Lao động trực tiếp
- Lao động sản xuất
- lao động cơ khí, cơ giới
342
329
13
67
64,5
2,5
3
Lao động phục vụ
- Lao động bán hàng
- lao động phục vụ
63
32
31
12,4
6,3
6,1
Về định mức lao động
- Thời gian làm việc chế độ một công nhân viên trong một tháng là 26 ngày
- Thời gian làm việc chế độ một công nhân viên trong một ngày là 8 giờ
Nhà máy đã xây dựng được định mức sản phẩm sản xuất trên cơ sở thời gian hao phí của sản phẩm và thời gian ca làm việc
2.2.1.2. Quỹ lương, phương pháp xác định quỹ lương tại Công ty
Từ khi có quyết định 217 / HĐBT ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt lớn về quyền tự chủ trong kinh doanh. Với phương châm nhà nước không trực tiếp quản lý tổng quỹ lương của công ty, Công ty có quyền tự xây dựng quỹ lương nhưng phải do cấp trên thông qua và duyệt về quy chế trả lương. Trên cơ sở đó xác định quỹ tiền lương tại Công ty.
TLCN = ĐGgđi x Q Trong đó: TLCN: Tiền lương công nhân
ĐGgđi: Đơn giá tiền lương gđi
Q: số lượng sản phẩm thực tế
Quy trình xây dựng định mức tại Công ty Sứ Thanh Trì
Bước 1: Cán bộ phòng kỹ thuật - KCS phân chia dây chuyền công nghệ theo các giai đoạn công nghệ, số lượng lao động và mức độ phức tạp của giai đoạn công nghệ đó. Tập hợp các sản loại sản phẩm có quy trình công nghệ giống nhau hay tương tự nhau vào một nhóm.
Khi có mẫu đặt hàng của khách, cán bộ phòng kỹ thuật – KCS phân tích yêu cầu kỹ thuật rồi phân chia thành các giai đoạn công nghệ của sản phẩm đó.
Ví dụ: Khi sản xuất ra một sản phẩm thì bao gồm các giai đoạn công nghệ sau:
Nhập nguyên liệu vật liệu
Chế tạo khuôn mẫu
Chế tạo hồ
Chế tạo men
Đổ rót
Sấy mộc
Kiểm tra, hoàn thiện mộc
Phun men
Dán chữ
Lò nung
Phân loại
Đóng gói
Nhập kho
Để xác định mức độ phức tạp của các sản phẩm, các cán bộ định mức kết hợp với cán bộ kỹ thuật dựa trên những kinh nghiệm thực tế và yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm cũng như tiêu chuẩn chất lượng của nghành gốm sứ. Mức độ phức tạp thể hiện ở hệ số điều chỉnh (hệ số quy đổi). Hệ số quy đổi được xây dựng dựa trên lấy sản phẩm bệt là sản phẩm có hệ số bằng 1, các sản phẩm khác được quy đổi theo hệ số khác nhau. Hệ số này được cán bộ định mức đưa ra không theo tiêu chuẩn của nghành mà do công ty chọn để tương ứng với cấp bậc công việc, kế hoạch quỹ lương, kế hoạch sản xuất và phù hợp với công ty mình.
Bước 2: Cán bộ định mức sẽ tiến hành bấm giờ hao phí thời gian sản xuất ra một sản phẩm của từng bộ phận và tính đơn giá sản phẩm cho từng bộ phận. Thực tế họ không thể xuống phân xưởng khảo sát từng sản phẩm một mà việc xác định thời gian hao phí sản xuất một sản phẩm chỉ là tương đối và sử dụng kinh nghiệm để tính toán.
Ví dụ: Với sản phẩm bệt VI1T, két VI15, xí xổm ST4 có thời gian hao phí và đơn giá sản phẩm như sau:
Bộ phận / sản phẩm
Hao phí (h)
Đơn giá sản phẩm
1
Nguyên liệu
Bệt VI1T
Két VI15
Xí xổm ST4
0,059
0,07
0,038
285đ / sản phẩm
335đ/ sản phẩm
184đ / sản phẩm
2
Đổ rót
Bệt VI1T
Két VI15
Xí xổm ST4
0,894
0,242
0,333
5160đ/ sản phẩm
1281đ / sản phẩm
1601đ / sản phẩm
3
Nghiền men
Bệt VI1T
Két VI15
Xí xổm ST4
0,037
0,033
0,022
196đ / sản phẩm
176đ / sản phẩm
118đ / sản phẩm
4
Kiểm tra mộc
Bệt VI1T
Két VI15
Xí xổm ST4
0,102
0,057
0,031
541đ / sản phẩm
299đ/ sản phẩm
166đ/ sản phẩm
Đơn giá sản phẩm được xây dựng dựa vào hao phí thời gian và giới hạn quỹ lương mà tổng giám đốc Tổng Công ty đã quy định. Có việc quy định này là do Công ty Sứ Thanh trì là một doanh nghiệp Nhà nước dưới sự quản lý của Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng do đó việc lập quỹ lương và đơn giá tiền lương phải được Tổng công ty xét duyệt. Việc lập đơn giá sản phẩm quyết định đơn giá tiền lương nên đơn giá tiền lương không được quá cao.
Ví dụ: Bộ phận đổ rót quy định tiền lương bình quân của công nhân là 1200.000đ / tháng.
Hao phí thời gian / đơn vị sản phẩm = 0,741h
Đơn giá một giờ
=
1.200.000đ
=
5769,2đ/ sp
26 ngày x 8 giờ
Đơn giá sản phẩm = 0,741h x 5769,2đ /sp = 4275đ/ sp
Bước 3: Định mức sản phẩm / 1ca làm việc dựa vào thời gian hao phí của một sản phẩm và thời gian ca làm việc.
Ví dụ: Với bộ phận đổ rót ta có
Sản phẩm bệt VI1T: Hao phí thời gian = 0,741h x 60 phút = 44,46 phút / sp
Số sản phẩm / 1 ca
=
8h x 60 phút
=
11 sp/ca
44,46 phút / sp
Bước 4: Lập kế hoạch sản phẩm năm, định biên lao động, kế hoạch quỹ lương, đơn giá tiền lương kế hoạch.
Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh năm trước, các định mức kỹ thuật được ban hành để lập kế hoạch sản phẩm năm nay, rồi định biên lao động cho các phân xưởng, bộ phận, phòng ban.
Xây dựng quỹ lương kế hoạch tháng gồm: lương công nhân công nghệ, lương công nhân phục vụ, lương nhân viên quản lý (trừ phòng kinh doanh), và các khoản phụ cấp.
Các sản phẩm khác được quy đổi dựa trên hệ số của sản phẩm bệt
STT
Tên sản phẩm
Hệ số quy đổi
1
Bệt
1
2
Két + nắp
0,65
3
Chậu
0,75
4
Chân
0,5
5
Sản phẩm khác
0,55
Đơn giá tiền lương kế hoạch
=
Tổng quỹ lương tháng
Tổng sản lượng bệt quy đổi
- Sau đó phân bổ đơn giá cho các sản phẩm dựa vào hệ số quy đổi của từng loại.
- Tính đơn giá chi tiết cho từng loại sản phẩm dựa vào đơn giá vừa phân bổ.
- Đơn giá trả trực tiếp cho CBCNV (75% đơn giá kế hoạch)
- Đơn giá tiền lương được sử dụng như sau:
+ 60% đơn giá tiền lương trả cho công nhân công nghệ
+ 10% đơn giá tiền lương trả cho công nhân phục vụ
+ 30% đơn giá tiền lương trả cho quản lý
Bước 5: Cán bộ định mức sẽ báo cáo lên lãnh đạo và trình Tổng Công ty về xây dựng định mức để quyết định ký duyệt.
Bước 6: Đưa định mức có cả đơn giá tiền lương áp dụng thực hiện cho từng bộ phận, phân xưởng và các tổ đội sản xuất.
TLCN = ĐGgđi x Q
2.3. Tổ chức hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sứ Thanh Trì
Tiền lương và các khoản trích theo lương chi phối đến giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Nó không chỉ là sự kết tinh của lao động trong sản phẩm mà nó còn phụ thuộc vào cả số lượng và chất lượng lao động, việc sử dụng thời gian lao
động và cả việc bố trí lao động trong doanh nghiệp. Cơ cấu lao động hợp lý thì chi phí tiền lương trong giá thành càng giảm và thu nhập của người lao động sẽ tăng dần.
Nhận thức được tầm quan trọng về cả hai mặt đó, cho nên trong công tác hạch toán nói chung, Công ty Sứ Thanh Trì đã rất chú trọng đến công tác kế toán này. Trong những năm gần đây Công ty đã quan tâm đến việc xây dựng một cơ cấu lao động hợp lý, tích cực giảm biên chế hành chính, tăng cường lực lượng công nhân sản xuất. Tuy nhiên đó mới chỉ là những cố gắng bước đầu. Phương hướng phấn đấu trong thời gian tới Công ty cần có nhiều biện pháp tích cực để giảm tỷ lệ lao động gián tiếp trong tổng số lao động của toàn Công ty.
Hạch toán lao động tiền lương tại Công ty Sứ Thanh Trì
Công ty áp dụng cả hai hình thức hạch toán : hạch toán theo thời gian lao động và hạc toán theo kết quả lao động.
2.3.1. ở Bộ phận gián tiếp
Công ty thực hiện hạch toán lao động bằng việc chấm công cho từng phòng và từng bộ phận công tác theo mẫu biểu thống nhất. Thời gian lao động của cán bộ nhân viên được phản ánh đầy đủ trên bảng chấm công. Số liệu trên bảng chấm công là căn cứ để tính lương cơ bản cho cán bộ, nhân viên và lương tăng thêm sau khi đã nhận lương thời gian.
Ví dụ: Trích bảng chấm công tháng 5/ 2003 của Văn phòng- khối gián tiếp
2.3.2. ở bộ phận trực tiếp sản xuất
Hạch toán lao động tiền lương theo kết quả lao động đồng thời cũng hạch toán theo thời gian lao động. Nghĩa là ngoài bảng chấm công ra còn có các chứng từ khác để hạch toán kết quả lao động. Cách hạch toán này thường áp dụng cho hình thức trả lương sản phẩm, lương khoán.
Căn cứ vào các bảng thanh toán lương, cán bộ các phân xưởng có thể xác định được số lượng sản phẩm công nhân hoàn thành trong tháng. Từ đó dựa vào đơn giá sản phẩm để tính lương cho từng người.
Ví dụ: Tại tổ Đổ rót số 1 có bảng thanh toán lương sản phẩm tháng 5 như sau
2.4. Các hình thức tiền lương
Hiện nay, Công ty Sứ Thanh Trì đang áp dụng các hình thức trả lương sau:
Hình thức trả lương theo thời gian
Hình thức trả lương theo kết quả lao động
Hình thức lương khoán
2.4.1. Hình thức trả lương theo thời gian
Hình thức này được áp dụng tính lương cho bộ phận gián tiếp bao gồm các phòng, ban, văn phòng.....
2.4.2. Hình thức trả lương theo kết quả lao động
Hình thức này được áp dụng để tính lương cho các công nhân thuộc các phân xưởng trực tiếp sản xuất như: phân xưởng đổ rót, phân xưởng kỹ thuật hồ men, phân xưởng lò nung, bộ phận sản xuất khuôn....
2.4.3. Hình thức lương khoán
Được áp dụng đối với một số phòng ban như phòng kinh doanh, bộ phận bán hàng… Công ty khoán quỹ lương cho các phòng trên cơ sở kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó trưởng các phòng ban căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc của các thành viên mà phân phối quỹ lương sao cho đảm bảo hợp lý và công bằng.
2.5. Phương pháp tính lương cho công nhân viên ở công ty Sứ Thanh Trì
2.5.1. Tính lương theo thời gian
ở Công ty Sứ Thanh Trì, hạch toán lương thời gian được áp dụng để tính cho CBCNV thuộc các bộ phận:
- Phòng tổ chức lao động, phòng tài chính kế toán, phòng kế hoạch đầu tư, VP…
- Bộ phận sửa chữa cơ khí, cơ điện
- Ban bảo vệ bảo quản
Cách tính lương thời gian
Lương TGi
=
( HS-Ci + HS-Mi x Điểmi ) x 700.000đ x Côngi
26 ngày
Trong đó:
- Ngày công thực tế là số ngày làm việc của CBCNV được theo dõi ở bảng chấm công.
- Số điểm được xác định theo mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của đơn vị, phòng ban, bộ phận và của từng cá nhân. Cách xác định dựa trên các tiêu chí sau:
+ Đối với khối phòng ban
Nội dung
Điểm
- Hoàn thành kế hoạch sxkd chung của công ty.
- Hoàn thành kế hoạch chung của phòng.
- Hoàn thành nhiệm vụ của bản thân.
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao đúng thời hạn.
- Không vi phạm kỷ luật ( bằng văn bản) từ khiển trách trở lên.
- Đảm bảo ngày công ( 24 công trở lên).
- Đoàn kết nội bộ ( không có xích mích, cãi cọ, gây bè phái, xoi mói), giữ gìn bí mật.
- Đảm bảo nơi làm việc gọn gàng, sạch sẽ, trang phục đúng quy định.
0,1
0,1
0,2
0,15
0,15
0,15
0,075
0,075
Cộng hệ số tối đa
1,0
Ghi chú cách tính điểm: Nếu hoàn thành hoặc vượt mức kế hoạch thì áp dụng hệ số tính điểm trên, nếu không hòan thành thì tính 0.
+ Đối với đơn vị sản xuất
Nội dung
Điểm
- Hoàn thành kế hoạch sxkd chung của công ty.
- Hoàn thành kế hoạch chung của đơn vị.
- Hoàn thành nhiệm vụ cá nhân đúng thời hạn.
- Không vi phạm kỷ luật (bằng văn bản) từ khiển trách trở lên.
- Đảm bảo sản lượng, chất lượng sản phẩm theo kế hoạch.
- Đảm bảo ngày công ( 24 công trở lên).
- Đoàn kết nội bộ tốt ( không có hành vi mâu thuẫn, chia rẽ nội bộ).
- Trang phục gọn gàng, đảm bảo vệ sinh công nghiệp.
0,1
0,1
0,2
0,15
0,15
0,15
0,075
0,075
Hệ số tối đa
1,0
- HSC và HSM được phân chia trên cơ sở hệ số lương chuẩn được giám đốc duyệt hàng tháng. Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và khuyến khích tinh thần làm việc có hiệu quả, khi tính lương Công ty áp dụng phương pháp điều chỉnh hệ số mềm. Việc điều chỉnh này sẽ đem lại lợi ích đối với những người lao động đạt chất lượng cao nhưng cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến tiền lương tháng đối với người lao động có năng suất thấp.
Trích bảng hệ số lương chuẩn khối quản lý, nghiệp vụ (mức hoàn thành công việc được giao trở lên)
- Hiện nay, Tổng Công ty Gốm Sứ quy định mức lương tối thiểu đối với các doanh nghiệp có công nghệ cao là từ 500.000 đến 700.000đ/tháng. Công ty Sứ Thanh Trì áp dụng mức lương tối thiểu là 700.000đ/tháng
- Số ngày làm việc theo chế độ Nhà nước là 26 ngày. Tuy nhiên trên bảng chấm công ở Công ty Sứ Thanh Trì, ta luôn thấy có tới 30-31 ngày công. Lý do CBCNV đi làm cả thứ bảy, chủ nhật trong tháng là bởi Công ty khoán công việc cho từng cá nhân cụ thể. Nếu cá nhân nào chưa hoàn thành thì có thể đi làm thứ bảy và chủ nhật để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Do vậy khi tính lương, những ngày đó sẽ không được coi là làm thêm giờ. Tuy nhiên trong quá trình tính lương Công ty cũng có biện pháp khuyến khích CBCNV của mình tích cực làm việc thông qua cách chấm điểm với số điểm tối đa là 1.
Trên cơ sở hệ số điểm của từng cá nhân, hệ số lương Giám đốc duyệt hàng tháng, ngày công, cán bộ tiền lương của công ty tính được lương của từng người.
Ngoài lương thời gian CBCNV còn được hưởng các khoản lương khác như:
+ Lương 100%: áp dụng đối với CBCNV có các ngày công nghỉ phép, lễ tết, hội họp.
Lương 100% = Tiền lương ngày x số ngày hưởng lương đó
Tiền lương ngày
=
290.000đ x hệ số cơ bản
26 ngày
+ Lương phụ cấp trách nhiệm: áp dụng cho những CBCNV giữ chức trưởng phòng, phó phòng, quản đốc, đốc công, tổ trưởng…
Tại Công ty Sứ Thanh Trì lương phụ cấp trách nhiệm được quy định như sau:
Chức vụ
Hệ số
Lương phụ cấp
Trưởng phòng
0,4
116.000
Phó phòng
0,3
87.000
Quản đốc phân xưởng
0,3
87.000
Đốc công
0,2
58.000
Cụ thể lương tháng 5 được tính ở phòng tổ chức lao động như sau:
Ví dụ: Trưởng phòng Nguyễn Thế Tuấn có HSC- 3, HSM- 3 với số điểm 0.9 và ngày công thực tế là 29 thì
Lương thời gian
=
(3 + 3 x 0,9) x 700.000đ x 29 ngày
=
4.450.385đ
26 ngày
Lương phép lễ
=
290.000đ x 3,63 x 1 ngày
=
40.488đ
26 ngày
Do đồng chí Tuấn là trưởng phòng nên có thêm lương phụ cấp trách nhiệm là 116.000đ = 0,4 x 290.000đ
Vậy tổng lương T5 của anh Tuấn là: 4.450.385 + 40.488 + 116.000 = 4.606.873đ
Các khoản phải trừ trong tháng bao gồm:
BH = 3,63 x 290.000đ x 6% = 63.162đ
KPCĐ = 4.606.873đ x 1% = 46.069đ
Tạm ứng = 900.000đ
Trích tiết kiệm = 400.000đ
Do đó số tiền anh Tuấn còn được lĩnh tháng 5 là:
4.606.873 - 63.162 - 46.069 - 900.000 - 400.000 = 3.197.642đ
Đối với các nhân viên trong phòng, ứng với các hệ số lương, hệ số điểm khác nhau sẽ có mức lương khác nhau. Chẳng hạn, nhân viên Phí Hồng An có lương tháng 5 như sau:
Lương thời gian
=
(1,25+ 1,25 x 0,9) x 700.000đ x 26 ngày
=
1.662.500đ
26 ngày
Lương phép lễ
=
290.000đ x 1,78 x 1 ngày
=
19.854đ
26 ngày
Vậy tổng lương T5 của nhân viên Phí Hồng An là:1.662.500 + 19.854 = 1.682.354đ
Các khoản phải trừ trong tháng gồm :
BH = 290.000 x 1,78 x 6% = 30.972đ
KPCĐ = 1.682.354 x 1% = 16.824đ
Trích tiết kiệm = 200.000đ
Do đó số tiền còn lĩnh T5 là: 1.682.354 – 30.972 – 16.824 – 200.000 = 1.434.558đ
Tương tự đối với nhân viên Đỗ Thanh Nhàn:
Lương thời gian
=
(1.25+ 1,25 x 0,9) x 700.000đ x 27 ngày
=
1.726.442đ
26 ngày
Lương phép lễ
=
290.000đ x 2,02 x 1 ngày
=
22.531đ
26 ngày
Vậy tổng lương tháng 5 của chị Nhàn là: 1.726.442 + 22.531 = 1.748.973đ
Trong đó gồm các khoản phải trừ sau:
BH = 290.000 x 2,02 x 6% = 35.148đ
KPCĐ = 1.748.973 x 1% = 17.490đ
Trích tiết kiệm = 200.000đ
Số tiền còn lĩnh T5 của chị Nhàn là: 1.748.973 - 35.148 - 17.490 - 200.000 = 1.496.335đ
2.5.2. Tính lương theo kết quả lao động
Do tính chất công việc phức tạp, sản phẩm được sản xuất qua nhiều công đoạn nên hình thức tiền lương được áp dụng tại các phân xưởng, bộ phận rất khác nhau. Đối với các phân xưởng sản xuất sản phẩm mang tính đơn chiếc như phân xưởng đổ rót, có thể tính lương riêng cho từng người dựa trên đơn giá của từng loại sản phẩm và số lượng sản phẩm hoàn thành. Nhưng đối với một số bộ phận như sản xuất khuôn, khuôn mẹ thì tiền lương lại được trả theo sản phẩm cuối cùng, vì vậy kế toán phải sử dụng phương pháp chia lương trên cơ sở kết quả lao động của tập thể..
Bên cạnh đó Công ty còn sử dụng hình thức lương xếp loại để đánh giá mức độ hoàn thành công việc cũng như thái độ chấp hành nội quy, quy chế.
Loại A: tính bằng 25% x lương đơn giá
Loại B: tính bằng 25% x lương đơn giá x 0,6
Loại C: tính bằng 25% x lương đơn giá x 0,3
Các chỉ tiêu để đánh giá xếp loại lao động ABC
+ Hoàn thành khối lượng và chất lượng sản phẩm, công việc được giao.
+ Thực hiện đúng định mức vật tư, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động.
+ Đảm bảo số giờ công, ngày công theo quy định.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của đơn vị.
Tiêu chuẩn xếp loại
Loại A: Thực hiện đủ 4 chỉ tiêu trên
Loại B: Thực hiện thiếu 1 chỉ tiêu: hoặc 2 hoặc 3 hoặc 4
Loại C: thiếu 2 chỉ tiêu hoặc thiếu 1 chỉ tiêu thứ nhất
Không xếp loại lao động trong các trường hợp sau:
+ Không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao
+ Đạt năng suất, chất lượng quá thấp, dưới 50% so với kế hoạch (không áp dụng với người làm sản phẩm mới)
+Làm hư hỏng, mất mát thiết bị, vật tư gây thiệt hại cho Công ty
+Làm mất an toàn lao động cho bản thân và cho người khác
+ Nghỉ việc tự do nhiều ngày
Tuỳ theo mức độ vi phạm và thiệt hại, ngoài việc cắt thưởng còn bị phạt bồi thường thêm hoặc xử lý các hình thức kỷ luật khác.
Cụ thể cách tính lương tại 1 số phân xưởng, bộ phận như sau:
Lương sản phẩm tính trực tiếp cho từng người
Hình thức tiền lương này được tính dựa theo đơn giá sản phẩm và số lượng sản phẩm hoàn thành của công nhân sản xuất.
Lương sản phẩm = ĐGsp x Q
Trích bảng tổng hợp đơn giá tiền lương Nhà máy Sứ Thanh Trì - Công ty Sứ Thanh Trì.
Ví dụ: Lương tháng 5 tại phân xưởng Đổ rót số 1 được tính như sau:
Căn cứ vào bảng chấm công, phiếu xác nhận công việc, sản phẩm hoàn thành của từng người kết hợp với đơn giá sản phẩm, kế toán lập bảng thanh toán lương tháng cho từng phân xưởng, bộ phận.
Cụ thể công nhân Dương Quang Hải trong tháng 5 hoàn thành 141 sản phẩm bệt VI5 với đơn giá 4700/sp và 271 sản phẩm bệt VI55, đơn giá 4700/sp. Vậy lương sản phẩm tháng 5 của anh Hải là:
Lương sản phẩm = (4700 x 141) + ( 4700 x 271) = 1.936.400đ
Đồng thời tháng 5 công nhân Hải đựơc xếp loại A do hoàn thành nhiệm vụ nên
Lương xếp loại = 25% x 1.936.400 = 484.100đ
Lương nghỉ lễ 1/5
=
290.000đ x 3,05
=
34.019đ
26 ngày
Do anh Hải là tổ trưởng nên có thêm lương phụ cấp trách nhiệm với hệ số 0,21 ứng với 210.000đ x 0,21 = 44.100đ
Vậy tổng lương T5 của CN Hải là: 1.936.400 + 484.100 + 34.019 + 44.100 = 2.498.619đ
Các khoản phải trừ trong tháng gồm :
BH = 290.000đ x 3,05 x 6% = 53.070đ
KPCĐ = 2.498.619 x 1% = 24.986đ
Tạm ứng = 500.000đ
Trích tiết kiệm = 100.000đ
Do đó số tiền còn được lĩnh là: 2.498.619 - 53.070 - 24.986 - 500.000 - 100.000 = 1.820.563d
Đối với công nhân Trần Quang Anh đã hoàn thành được 236 sản phẩm bệt VI66 với đơn giá 4872/sp nên
Lương sản phẩm T5 là: 236 sản phẩm x 4872đ/sản phẩm = 1.149.792đ
Lương xếp loại A = 25% x 1.149.792 = 287.448 đ
Lương nghỉ lễ 1/5
=
290.000 x 1,72
=
19.185đ
26 ngày
Do đó tổng lương T5 của CN Anh là:1.149.792 + 287.448 + 19.185 = 1.456.425đ
Các khoản phải trừ trong tháng gồm:
BH = 1,72 x 290.000 x 6% = 29.928đ
KPCĐ = 1.456.425 x 1% = 14.564đ
Tạm ứng = 400.000đ
Trích tiết kiệm = 100.000đ
Vậy số tiền còn lĩnh của công nhân Quang Anh là:
1.456.425 - 29.928 - 14.564 - 400.000 - 100.000 = 911.932đ
Tương tự, với CN Nguyễn Văn Xuất, trong tháng đã làm được 350 sản phẩm ST8 đơn giá 3228đ/sp và 48 sản phẩm két VI38, đơn giá 1729đ/sp nên có
Lương sản phẩm = (350 x 3228) + (48 x 1729) = 1.212.792 đ
Lương xếp loại A = 1.212.792 x 25% = 303.198đ
Lương nghỉ lễ 1/5
=
290.000 x 1,72
=
19.185đ
26 ngày
Do đó tổng số tiền công nhân Xuất được lĩnh trong tháng là:
1.212.792 + 303.198 + 19.185 = 1.535.175đ
Với các khoản phải trừ trong tháng như sau:
BH = 290.000đ x 1,72 x 6% = 29.928đ
KPCĐ = 1.535.175 x 1% = 15.352đ
Tạm ứng = 400.000đ
Trích tiết kiệm = 100.000đ
Số tiền còn lĩnh T5 là: 1.535.175 - 29.928 - 15.352 - 400.000 - 100.000 = 989.895đ
Lương sản phẩm tính theo kết quả lao động tập thể
áp dụng đối với bộ phận nguyên liệu, khuôn mẫu, khuôn sản xuất.
Cách tính
- Xác định quỹ lương trên cơ sở áp dụng đơn giá
- Chia lương:
Li
Lt
=
x
TiHi
Với Li: Tiền lương sản phẩm của CNi
Ti: Thời gian làm việc thực tế của CNi
Hi: Hệ số cấp bậc kỹ thuật của CNi
Lt: Tổng tiền lương sản phẩm tập thể
n: Số lượng người lao động của tập thể
Ví dụ: Cách xác định lương ở tổ khuôn mẫu
Trên cơ sở đơn giá, số lượng khuôn hoàn thành trong tháng, kế toán lập bảng thanh toán lương và tiến hành chia lương cho từng người trong tổ.
Cụ thể, đối với công nhân Lê Hữu Hoà có số ngày công thực tế là 23, bậc lương 1 thì số lương sản phẩm tháng 5 là:
5.029.379 x 1 x 23
=
869.742đ
133
Lương xếp loại = 25% x 869.742 = 217.436đ
Lương nghỉ lễ 1/5
=
290.000đ x 3,05
=
34.019đ
26 ngày
Lương thời gian = 82500đ
Vậy tổng luơng T5 của CN Hoà là: 869.742 + 217.436 + 34.019 +82500 = 1.203.697đ
Trong đó các khoản phải trừ trong tháng bao gồm :
BH = 290.000đ x 3,05 x 6% = 53.070đ
KPCĐ = 1.203.697 x 1% = 12.037đ
Tạm ứng = 400.000đ
Trích tiết kiệm = 100.000đ
Do đó T 5 anh Hoà còn được lĩnh:
1.203.697 - 53.070 - 12.037 - 400.000 - 100.000 = 638.590đ
Tương tự lương sản phẩm của CN Trần Tiến Hưng là:
5.029.379 x 1 x 8
=
302.519đ
133
Lương thời gian = 82500đ
Vậy tổng lương T5 của CN Hưng là: 302.519 + 75.630 + 21.415 + 82500 = 482.064đ
Với các khoản phải trừ sau:
BH = 290.000 x 1,92 x 6% = 33.408đ
KPCĐ = 482.064 x 1% = 4.821đ
Tạm ứng = 400.000đ
Trích tiết kiệm = 100.000đ
Vậy lương còn lĩnh tháng 5 của CN Hưng là:
482.064 - 33.408 - 4.82 - 400.000 - 100.000 = (- 56.164)
Trích bảng tính lương tháng 5 tổ khuôn mẫu
2.5.3. Tính lương khoán
Hình thức trả lương này dựa vào kết quả kinh doanh, thông qua doanh thu và đơn giá chi phí tiền lương. Hình thức này đã kết hợp việc trả lương với kết quả lao động của nhân viên nên tính kích thích của tiền lương cao. Do vậy, người lao động quan tâm nhiều đến kết quả làm việc của mình. Tuy nhiên, hình thức này chỉ phù hợp với điều kiện kinh tế ổn định, giá cả có thể quản lý và xác định tương đối chính xác.
Hiện nay, Công ty Sứ Thanh Trì đang áp dụng lương khoán đối với phòng kinh doanh, bộ phận bán hàng, bảo vệ và tổ nhà bếp. Cụ thể như sau:
- Đối với bộ phận bảo vệ
Phụ trách bảo vệ: 1.700.000 đ/tháng
Khoán lương nhân viên bảo vệ: 12.750.000 đ/tháng (850.000 đ/người/tháng)
Phụ cấp ca trưởng: 30.000 đ/người/tháng
- Đối với tổ nhà bếp, thực hiện khoán theo xuất ăn (750 đ/xuất)
- Đối với cán bộ nhân viên nghiệp vụ phòng kinh doanh, hiện tại Công ty đang áp dụng mức khoán chi phí bán hàng bằng 1,85% doanh thu tiêu thụ Miền Bắc cộng thêm với phần hỗ trợ công tác bán hàng cho các chi nhánh là 0,5 doanh thu của chi nhánh miền Nam và miền Trung. Chi phí trên bao gồm cả tiền lương, tiền công tác phí, chi phí vận chuyển, hỗ trợ tiền điện thoại.. ..
Ví dụ: Doanh thu bán hàng tháng 5/2003 sau khi trừ đi các khoản chi phí là: 54.500.000đ. Cán bộ phòng kinh doanh tiến hành chia lương cho từng người trên cơ sở quỹ lương 54.500.000 đ và các hệ số, ngày công làm việc.
Cụ thể, nhân viên Vũ Văn Hải trong tháng 5 làm được 27 công, có hệ số điểm là 0,9 và hệ số cứng- 1,37, hế số mềm - 1,38 nên số tiền anh Hải được lĩnh trong tháng là:
54.500.000
x
148,5
=
5.519.859đ
1.466,206
Trong đó:
n
[( HSC + HSM x Điểm ) x Công]
=
1466,206
i=1
(HSCi + HSMi x Điểmi) x Côngi = ( 2,75 + 2,75 x 1) x 27 = 148,5
Dựa trên công thức chia lương sau:
i
=
x
(HSCi + HSMi x Điểmi) x Côngi
QL
n
[( HSC + HSM x Điểm ) x Công]
i=1
2.6. Hình thức thanh toán lương
Công ty áp dụng phương thức thanh toán lương làm 2 kỳ trong một tháng
Tạm ứng lương
Ngày 20 hàng tháng, căn cứ vào quyết định của ban giám đốc, kế toán tiền lương tiến hành trả tiền tạm ứng cho mỗi cán bộ công nhân viên là 200.000 đ/tháng. Tiền tạm ứng được chia theo từng tổ, phòng ban, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp thanh toán tạm ứng cho toàn công ty. Căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán tạm ứng lương trong tháng, kế toán thanh toán tiến hành lập phiếu chi rồi chuyển cho thủ quỹ để ký nhận tiền.
Thanh toán lương
Vào ngày 10 tháng sau, sau khi lập bảng thanh toán lương, phụ cấp và bảo hiểm cho từng tổ, từng phân xưởng và toàn Công ty, kế toán tiến hành chi trả lương cho công nhân viên kỳ 2.
Ta có bảng thanh toán lương, phụ cấp BHXH với cách tính và trình bày ở trên.
* Cách ghi trong bảng thanh toán lương
- Các cột lương: tính và ghi theo các phần tính lương phải trả theo hai hình thức: lương thời gian và lương sản phẩm.
- Cột tổng cộng lương: cộng tất cả các khoản lương, phụ cấp được hưởng.
- Cột khấu trừ: gồm trừ BHXH 5%, BHYT 1% theo mức lương tối thiểu 290.000đ
- Cột trừ tạm ứng kỳ 1
- Cột còn lĩnh kỳ 2 = cột tổng cộng lương - cột BHXH - cột tạm ứng kỳ 1
Sau khi tính và ghi xong bảng thanh toán lương cho từng tổ, phân xưởng, phòng ban, thống kê lấy các cột dòng ở các bảng để ghi vào bảng tổng hợp thanh toán lương cho toàn Công ty.
Kế toán lương sẽ căn cứ vào số liệu bảng tổng hợp thanh toán lương cho toàn Công ty để lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH (trình bày ở phần sau).
2.7. Thủ tục tính BHXH phải trả trực tiếp CNV
Đối với trợ cấp BHXH phải trả trực tiếp cho CNV, kế toán lương của công ty căn cứ vào các giấy tờ của bệnh viện, lập phiếu trợ cấp lương cơ bản theo tỷ lệ mà CNVC được hưởng.
Công thức tính:
Trợ cấp BHXH = TLn x SN x %H
Trong đó: TLn: Tiền lương ngày của công nhân đó
SN: Số ngày nghỉ hưởng BHXH
%H: Tỷ lệ hưởng BHXH
Tỷ lệ BHXH được công ty quy định như sau:
+ Trường hợp ốm đau, con ốm %H = 75%
+ Trường hợp tai nạn lao động, thai sản sinh đẻ %H = 100%
Ví dụ: Trong tháng 4/2003 đồng chí Đào Văn Tiến ở tổ đổ rót ốm 2 ngày. Tiền lương cơ bản của đồng chí Tiến là 498.800 đ/tháng. Vậy số tiền trợ cấp anh được hưởng là: (498.800đ x 2 x 75%) : 26 = 28776đ
Sau khi tập hợp các phiếu thanh toán trợ cấp BHXH trong tháng, kế toán lập bảng thanh toán trợ cấp BHXH cho toàn Công ty và gửi đến phòng BHXH thành phố Hà Nội để nhận tiền về.
2.8. Tính BHXH, BHYT, KPCĐ ở Công ty Sứ Thanh trì.
Công ty Sứ Thanh Trì tính trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định của nhà nước.
- BHXH trích 20% trong đó tính vào giá thành sản phẩm 15% và trừ vào thu nhập của CNV 5% (theo tổng quỹ lương cơ bản).
- BHYT trích 3% trong đó tính vào giá thành sản phẩm 2% và trừ vào thu nhập của CNV 1% (tính theo quỹ lương cơ bản).
- KPCĐ trích 2% tính vào giá thành sản phẩm theo tổng quỹ lương thu nhập.
Ví dụ cách tính BHXH, BHYT, KPCĐ ở phòng kinh doanh
Đối với nhân viên Vũ Văn Hải, các khoản phải trừ bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ, tạm ứng và trích tiết kiệm, trong đó:
BHXH = 290.000đ x 2,26 x 5% = 32.770đ
BHYT = 290.000đ x 2,26 x 1% = 6.554đ
KPCĐ = 2.646.636đ x 1% = 26.466đ
Tương tự với nhân viên Bùi Tuấn Long
BH = 290.000đ x 2,02 x (5% + 1%) = 35.148đ
KPCĐ = 2.629.131đ x 1% = 26.291đ
2.9. Kế toán tiền lương và BHXH
2.9.1. Tài khoản sử dụng
ở Công ty Sứ Thanh Trì, việc thanh toán lương được phản ánh trên tài khoản 334 – phải trả công nhân viên. Việc hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ sử dụng tài khoản 3382; 3383; 3384.
2.9.2. Trình tự kế toán
Khi tính lương cho CBCNV thì kế toán tiền lương phải căn cứ vào bảng chấm công đã duyệt và các giấy tờ khác như: giấy nghỉ phép, giấy xác nhận ốm của bệnh viện hoặc y tế.. .
Sau đó căn cứ vào bảng tổng hợp lương của các phân xưởng, phòng ban để tiến hành phân tích lương và lập bảng tổng hợp lương toàn Công ty.
Kế toán tập hợp chứng từ thanh toán lương, BHXH, KPCĐ, BHYT để lập bảng phân bổ.
Trích bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 5/2003
Diễn giải
Lương
TK 334
KPCĐ
TK 3382
BHXH
TK 3383
BHYT
TK 3384
TK 6223
Đổ rót (6223101)
Nghiền men (6223201)
Lò nung(6223301)
336.991.380
215.622.854
45.082.101
76.286.425
8.219.675
5.023.418
855.842
2.340.415
21.375.128
14.998.100
2.228.310
4.148.718
3.885.800
2.333.080
687.108
865.612
TK 6222
62.677.702
2.035.003
2.322.897
507.270
TK 62711
141.281.568
1.875.124
6.576.194
1.963.474
TK 62712
14.217.538
1.100.330
2.399.861
915.161
TK 6411
10.977.861
137.806
2.171.360
23.848
TK 6421
192.308.362
1.680.000
3.044.465
282.408
Tổng
758.454.411
15.047.938
37.889.905
7.577.961
Cụ thể với số liệu ở trên, kế toán hạch toán như sau:
Chi tạm ứng lương kỳ 1 cho CNV
Nợ TK 334: 189.300.000
Có TK 111: 189.300.000
2) Lương phải trả trong tháng
Nợ TK 6223: 336.991.380
(chi tiết: Đổ rót: 6223101: 215.622.854
Nghiền men: 6223201: 45.082.101
Lò nung: 6223301: 76.286.425 )
Nợ TK 6222: 62.677.702
Nợ TK 62711: 141.281.568
Nợ TK 62712: 14.217.538
Nợ TK 6411: 10.977.861
Nợ TK 6421: 192.308.362
Có TK 334: 758.454.411
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất
Nợ TK 6223: 33.480.603
(chi tiết: Đổ rót: 6223101: 22.354.598
Nghiền men: 6223201: 3.771.260
Lò nung: 6223301: 7.354.743 )
Nợ TK 6222: 4.865.170
Nợ TK 62711: 10.414.792
Nợ TK 62712: 4.415.352
Nợ TK 6411: 2.333.014
Nợ TK 6421: 5.006.873
Có TK 3381: 60.515.804
( chi tiết: 3382 - KPCĐ: 15.047.938
3383 – BHXH: 37.889.905
3384 – BHYT: 7.577.961 )
BHXH, BHYT trừ vào lương
Nợ TK 334: 15.155.922
Có TK 338: 15.155.922
Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan cấp trên
Nợ TK 338: 68.147.757
Có TK 1112: 68.147.757
Rút TGNH về quỹ trả lương kỳ 2
Lương kỳ 2 = 758.454.411 - 5.155.922 -7.523.969 – 189.300.000 – 56.800.000
= 489.674.520
Nợ TK 111: 489.674.520
Có TK 112: 489.674.520
Thanh toán lương kỳ 2 cho CNV
Nợ TK 334: 489.674.520
Có TK 111: 489.674.520
Sổ nhật ký chung
TT
Diễn giải
Số hiệu TK
Số phát sinh
Nợ
Có
1
Chi tạm ứng lương kỳ 1
334
111
189.300.000
189.300.000
2
Tiền lương phải trả CNV
6223
6222
62711
62712
6411
6421
334
336.991.380
62.677.702
141.281.568
14.217.538
10.977.861
192.308.362
758.454.411
3
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất
6223
6222
62711
62412
6411
6421
3381
33.480.603
4.865.170
10.414.792
4.415.352
2.333.014
5.006.873
60.515.804
4
BHXH, BHYT tính vào thu nhập
334
338
15.155.922
15.155.922
5
Nộp BHXH,BHYT, KPCĐ cho cơ quan cấp trên
338
1112
68.147.757
68.147.757
6
Rút TGNH về quỹ trả lương kỳ 2
111
112
489.674.520
489.674.520
7
Thanh toán lương kỳ 2
334
111
489.674.520
489.674.520
Cộng
2.070.922.934
2.070.922.934
Sổ cái : TK 334
TT
Diễn giải
Số hiệu TK
đối ứng
Số phát sinh
Nợ
Có
1
Chi tạm ứng kỳ 1
111
189.300.000
2
Tiền lương phải trả CNV
6223
6222
62711
62712
6411
6421
758.454.411
3
BHXH, BHYT trừ vào thu nhập CNV
338
15.155.922
4
Thanh toán lương kỳ 2
111
489.674.520
Cộng
694.130.442
758.454.411
Sổ cái : TK 338
TT
Diễn giải
Số hiệu TK
đối ứng
Số phát sinh
Nợ
Có
1
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất
6223
6222
62711
62712
6411
6421
60.515.804
2
BHXH, BHYT trừ vào lương CNV
334
15.155.922
3
Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cấp trên
1112
68.147.757
Cộng
68.147.757
75.671.726
Chương 3
Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và
các khoản trích theo lương ở Công ty Sứ Thanh Trì
3.1. Nhận xét chung
3.1.1. Về tình hình lao động
Hiện nay, Công ty có một đội ngũ lao động có tay nghề cao, năng lực chuyên môn nghiệp vụ khá, đáp ứng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Hàng năm, Công ty thường tổ chức cho cán bộ đi học để đào tạo và đạo tạo lại trình độ kỹ thuật và quản lý. Nhờ vậy, công tác quản lý lao động ở công ty đạt chất lượng cao.
Công ty có rất nhiều cố gắng trong việc bố trí, sắp xếp lao động nhưng số lượng lao động gián tiếp còn chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Điều đó có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả sản xuất và phân phối thu nhập của toàn Công ty và của từng người lao động. Mặt khác, việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chưa được đầu tư thích đáng, số công nhân bậc cao chưa nhiều. Đây là phần tồn tại mà Công ty cần khắc phục.
3.1.2 Về các hình thức trả lương và vận dụng chế độ
Công ty đã vận dụng linh hoạt các hình thức tiền lương trên cơ sở đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng đơn vị. Chính vì vậy đã kích thích và khích lệ tinh thần nhiệt tình lao động của công nhân, đảm bảo được nguyên tắc phân phối theo lao động trong việc trả lương cho CBCNV. Tuy nhiên, các hình thức thưởng phạt của Công ty chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt là khối trực tiếp sản xuất nên chưa tạo ra được một khối lao động hăng say. Do đó, thu nhập của CBCNV trong Công ty chưa thực sự phản ánh chính xác và đầy đủ năng lực, chuyên môn và mức độ tích cực trong lao động. Mặt khác, chế độ lương mới chưa được áp dụng toàn diện tại Công ty. Công ty mới chỉ áp dụng luơng tối thiểu hiện nay để tính lương chính và lương phụ cấp đối với một số chức vụ, còn lại một số tổ trưởng tại các phân xưởng vẫn được hưởng lương phụ cấp trách nhiệm theo mức lương cũ là 210.000đ/ tháng. Đây cũng là mặt hạn chế của chế độ tiền lương của Công ty, nó làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lao động của Công ty.
3.1.3. Về công tác tổ chức bộ máy kế toán
Công ty Sứ Thanh Trì đã tổ chức bộ máy kế toán hoàn chỉnh có chất lượng cao, tuân thủ nghiêm ngặt chế độ kế toán hiện hành. Với hình thức kế toán “Nhật ký chung”, việc tổ chức công tác kế toán, sử dụng hệ thống sổ kế toán, phương pháp hạch toán, trình tự luân chuyển chứng từ đang được áp dụng tại phòng kế toán công ty nói chung là hợp lý.
Qua quá trình tìm hiểu, em nhận thấy việc hạch toán kế toán ở đây là khá đầy đủ và chính xác. Hệ thống sổ sách kế toán được ghi cụ thể, rõ ràng, thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu và cung cấp thông tin… Mặt khác, việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán nói chung và kế toán tiền lương, BHXH nói riêng đã làm giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán, đảm bảo thanh toán lương và trợ cấp BHXH cho CBCNV được chính xác và kịp thời.
Việc thực hiện tốt kế toán tiền lương và BHXH sẽ đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo chế độ Nhà nước quy định, cũng như theo quy chế của Công ty. Đạt được kết quả trên là nhờ Công ty đã làm tốt công tác thống kê hạch toán lao động, đề ra các phương án lương cụ thể bao gồm cả các khoản lương khác như lương phụ cấp, lương năng suất. Đồng thời tổ chức ghi chép gắn liền với chất lượng, hiệu quả sản xuất của từng CBCNV ngay từ đầu đã được thực hiện một cách tương đối đầy đủ và khoa học. Tuy nhiên, việc xây dựng định mức lao động đến từng công đoạn sản phẩm của Công ty còn chưa hoàn toàn sát với thực tế, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hoàn thành lương khoán của Công ty.
Công tác kế toán tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến tiền lương và BHXH đều được thực hiện đúng quy định của chế độ kế toán mới, thực hiện đúng từng bước hạch toán, vào sổ kế toán, sổ chi tiết rõ ràng, rành mạch, dễ đối chiếu. Tuy nhiên, trong công tác kế toán tiền lương của Công ty vẫn còn nhược điểm: không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân viên mà chỉ khi nào nghỉ phép thì trả lương phân bổ thẳng vào đối tượng chịu chi phí. Việc hạch toán phân bổ tiền ăn ca vào chi phí cũng chưa được hợp lý có ảnh hưởng tới việc tính giá thành sản phẩm. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần khắc phục và điều chỉnh.
Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty Sứ Thanh Trì
Về cơ cấu lao động
Hiện nay, số CBCNV gián tiếp ( bao gồm CBCNV quản lý và phục vụ sản xuất ) là 105/510 người chiếm tỷ lệ 20,6%. Vì vậy, giảm tỷ lệ lao động gián tiếp xuống còn khoảng 15% là hợp lý nhằm không ngừng nâng cao sản lượng sản phẩm và doanh thu cho Công ty.
3.2.2. Về trình độ tay nghề
Trình độ tay nghề của công nhân trực tiếp sản xuất hiện nay phổ biến là bậc 3 và bậc 4 (chiếm 68,56%), tỷ lệ công nhân bậc 5 là 16,76%, bậc 6 là 13,47%, chỉ có 1 công nhân bậc 7 nhưng không phải là công nhân sản xuất sứ vệ sinh. Như vậy, tỷ lệ công nhân có trình độ cao của Công ty là không nhiều. Trước mắt, có thể đội ngũ này đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty, nhưng về lâu dài Công ty cần phải tăng cường đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân sản xuất sứ vệ sinh để tăng chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Về hạch toán lao động
Hiện nay, Công ty đã xây dựng một hệ thống chỉ tiêu định mức lao động cho từng công đoạn sản phẩm. Song cán bộ đi theo dõi thực hiện chỉ tiêu định mức lại quá mỏng, cho nên chưa nắm bắt kịp thời mọi chỉ tiêu phát sinh khác. Do đó, độ chính xác của định mức lao động còn hạn chế, dẫn đến việc giao khoán công việc cho từng tổ của từng phân xưởng đôi khi còn bất hợp lý gây ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành công việc. Trong thời gian tới, Công ty cần tăng cường cán bộ
có năng lực chuyên môn khá, nghiệp vụ vững để công tác định mức lao động được chính xác hơn.
Mặt khác, để nâng cao hiệu suất làm việc của đội ngũ cán bộ kế toán, Công ty chỉ cần bố trí một kế toán tiền lương kiêm kế toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Việc nộp BHXH, BHYT, KPCĐ có thể giao cho kế toán thanh toán đảm nhiệm.
Về cơ chế tiền thưởng
Cơ chế thưởng phạt của Công ty chưa thực sự mang lại hiệu quả toàn diện. Tiền thưởng cho người lao động mới chỉ kích thích cho việc tăng năng suất lao động chứ chưa tạo được ý thức nâng cao chất lượng sản phẩm, trình độ tay nghề và sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Công ty cũng quy định mức phạt khi có sản phẩm loại hai, sản phẩm hỏng. Thế nhưng lại chưa có quy định cụ thể khi một tập thể hoàn thành tốt khối lượng công việc với chất lượng cao hoặc khi người lao động có sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty.
Hơn nữa, hiện nay Công ty mới có phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm chứ chưa có các khoản phụ cấp độc hại, thâm niên, phụ cấp nóng cho công nhân. Vì vậy Công ty nên tính thêm những khoản phụ cấp này để công nhân thấy rằng sức lao động của họ bỏ ra đã được bù đắp một cách thích đáng.
Về việc áp dụng chế độ lương mới
Từ tháng 1/2003 theo quy định của Chính phủ, mức lương tối thiểu được áp dụng để tính lương cấp bậc là 290.000đ/tháng. Song đến nay, mức lương này mới chỉ được áp dụng để tính lương phụ cấp trách nhiệm đối với các trưởng phó phòng thuộc khối lao động gián tiếp. Do đó, Công ty nên tiến tới áp dụng chế độ lương này cho toàn Công ty, nhằm đảm bảo chế độ quy định về tiền lương của Nhà nước được thực hiện đồng bộ và thống nhất.
Về hạch toán tiền lương
Để dễ kiểm tra và theo dõi sổ sách tài khoản kế toán sau mỗi kỳ quyết toán (tháng, quý, năm) Công ty nên hạch toán riêng khoản tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên nhằm điều hoà chi phí, tránh đột biến giá thành.
Mặt khác, việc hạch toán phân bổ tiền ăn ca của CBCNV tính chung vào tiền lương để tính trích BHXH là chưa thực hiện đúng chế độ của Nhà nước quy định. Vì vậy Công ty nên có biện pháp điều chỉnh để phù hợp với chính sách Nhà nước.
Kết luận
Bất kỳ hình thức sản xuất nào cũng phải có yếu tố lao động và bất kỳ một sản phẩm nào hoàn thành cũng cấu thành trong nó giá trị của sức lao động. Tiền lương và các khoản trích theo lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động.
Quản lý chặt chẽ tiền lương và các khoản trích theo lương cũng là một đòi hỏi đặt ra, nhằm đem lại hiệu quả sản xuất cao.
Trong thời gian thực tập tương đối ngắn tại Công ty Sứ Thanh Trì với kinh nghiệm thực tế cũng như trình độ bản thân còn hạn chế nên em chưa thể nắm bắt được tất cả các vấn đề trong công tác kế toán tiền lương của Công ty. Qua chuyên đề này em muốn giới thiệu “ Công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sứ Thanh Trì” và mạnh dạn đưa ra một số đề xuất nhằm mục đích góp phần phản ánh chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty Sứ Thanh Trì, đồng thời phát huy hơn nữa tác dụng tích cực của chế độ hạch toán kinh tế trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế mới, giúp Công ty đứng vững và không ngừng phát triển.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cán bộ, nhân viên phòng Kế toán, phòng Tổ chức Lao động Tiền lương Công ty Sứ Thanh Trì và cô giáo Lê Bích Nga đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0701.doc