Phương pháp này giả định hàng hoá mua sau cùng sẽ được xuất trước tiên ngược lại với phương pháp nhập trước - xuất trước. Như vậy, giá trị mua của hàng hoá xuất kho là giá mua của hàng hoá mua vào nhập kho sau, giá mua của hàng hoá tồn kho là giá mua của hàng hoá mua vào nhập kho trước. Việc tính giá mua hàng hoá xuất kho theo phương pháp này có ưu điểm giá mua của hàng hóa xuất kho phù hợp với chi phí mua hàng hoá hiện hành. Do đó phương pháp này sử dụng thích hợp khi có lạm phát.
78 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tiêu thụ tại Công ty Chế biến và kinh doanh than Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bán hàng , phiếu xuất kho, vận đơn )
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ, thẻ kế toán chi tiết (TK131, 331, sổ chi tiết tiêu thụu)
Nhật ký - Sổ cái
Bảng tổng hợp
chi tiết (TK131, 331)
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Đối chiếu kiểm tra
3.4. Hình thức nhật ký chung.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
Chứng từ gốc (Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho, vận đơn)
Sổ nhật ký chung
Báo cáo tài chính
Sổ nhật ký chung
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
(TK131,331, sổ chi tiết tiêu thụ)
Sổ cái
Bảng cân đối số
phát sinh
Bảng tổng hợp
chi tiết (TK 131, 331)
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
Mỗi hình thức kế toán đều có những ưu điểm, nhược điểm nhất định. Lựa chọn áp dụng hình thức kế toán nào phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp về quy mô, đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý.Doanh nghiệp phải tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc cơ bản của hình thức kế toán đã lựa chọn về sổ kết cấu các loại sổ, mối quan hệ và sự kết hợp giữa các loại sổ cũng như trình tự và phương pháp ghi sổ. Chọn áp dụng hình thức kế toán phù hợp sẽ phát huy đầy đủ vai trò kế toán trong quản lý có hiệu quả các hoạt động kinh tế tài chính thúc đẩy doanh nghiệp phát triển vững vàng.
Phần II : Tình hình thực hiện công tác kế toán tiêu thụ tại công ty chế biến và kinh doanh than Quảng Ninh.
I. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Năm 1973 Bộ điện và than (nay là Bộ công nghiệp) thành lập Công ty cung ứng than Quảng Ninh trực thuộc tổng Công ty cung ứng than. Chức năng nhiệm vụ của công ty là tổ chức tiếp nhận than do các mỏ khai thác ra, phân bổ số lượng than này cho các hộ tiêu dùng theo kế hoạch của Nhà nước.
Năm 1995 do sự ra đời của tổng công ty than Việt Nam đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển của ngành than. Từ chỗ sản xuất kinh doanh theo kế hoạch pháp lệnh của Nhà nước chuyển sang sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đảm bảo kinh doanh không lỗ và tiến tới phải có lãi. Ngành than đã đưa ra nhiều biện pháp để thúc đẩỵ sự phát triển của ngành trong đó có sự sắp xếp laị mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh, đồng thời thay đổi lại bộ máy quản lý của một số doanh nghiệp thành viên. Vì vậy Công ty cung ứng than Quảng Ninh được thành lập lại và đổi tên là chi nhánh Công ty chế biến và kinh doanh than Miền Bắc.
Ngày 28/12/1998, Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của doanh nghiệp Tổng Công ty than Việt Nam đã đổi tên Chi nhánh than Miền Bắc thành Công ty chế biến và kinh doanh than Quảng Ninh trực thuộc Công ty chế biến và kinh doanh than Miền Bắc.
Trụ sở của Công ty chế biến và kinh doanh than Quảng Ninh đóng tại 11 Lê Thánh Tông - TP Hạ Long - Quảng Ninh.
1.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý của Công ty.
1.2.1 . Tổ chức bộ máy quản lý và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Yêu cầu đặt ra đối với bộ máy quản lý của một Công ty hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay là cần phải được bố trí sắp xếp sao cho vừa đảm bảo tính linh hoạt, nhanh nhạy nắm bắt được thông tin của thị trường vừa phải đảm bảo hoạt động chính xác có hiệu quả dưới sự điều tiết của Nhà nước.
Nhận thức được vấn đề này, bộ máy tổ chức quản lý của Công ty luôn được ban lãnh đạo quan tâm xây dựng củng cố, đổi mới và từng bước hoàn thiện cho phù hợp với đặc điểm quản lý và hạch toán kinh doanh của Công ty nhằm khai thác mọi tiềm năng và thế mạnh của mình. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức như sau:
sơ đồ bộ máy quản lý công ty chế biến và kinh doanh than quảng ninh
Giám đốc
Phó giám đốc hành chính
Phó giám đốc kinh tế
Phòng TCHC-LĐTL
Phòng kinh tế kế hoạch
Phòng kế toán
tài chính
Trạm Hoà Bình
Trạm
Thái Bình
Trạm
Mạo
Khê
Trạm
Sơn
Tây
Trạm
Uông
Bí
Trạm
Cửa
Ông
Trạm
Cẩm
Phả
Trạm
Hòn
Gai
Quan hệ phụ thuộc
Quan hệ song song độc lập
Hiện nay, công ty chế biến và kinh doanh than Quảng Ninh tổ chức kinh doanh và quản lý theo sơ đồ quan hệ trực tuyến tham mưu, cấp trên chỉ đạo điều hành kiểm tra giám sát cấp dưới thực hiện nhiệm vụ. Cấp dưới phục vụ cấp trên thông qua việc tham mưu, đề xuất, kiến nghị. Qua sơ đồ ta thấy bộ máy tổ chức quản lý của Công ty đựơc chỉ đạo theo hướng từ trên xuống dưới. Đứng đầu là Giám đốc Công ty.
Giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước cơ quan quản lý cấp trên, có quyền quyết định cao nhất trong việc đề ra các chính sách, phương thức kinh doanh, phương thức quản lý và sử dụng các nguồn vốn, quyết định mô hình tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy tài chính kế toán, quy hoạch đào tạo sử dụng cán bộ... Có quyền trực tiếp chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các phòng ban liên quan trong Công ty. Tiếp sau đó, giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc. Chức danh này do giám đốc cơ quan cấp trên bổ nhiệm theo sự phân cấp của than Việt Nam. Mỗi phó giám đốc được phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giao. Các phó giám đốc chủ động giải quyết công việc của mình phụ trách, có trách nhiệm báo cáo phản ánh tình hình để giám đốc có biện pháp chỉ đạo thông qua các chính sách và chiến lược kinh doanh của Công ty.
Các phòng ban chức năng tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của mình giúp Giám đốc chỉ đạo, điều hành và quản lý tạo điều kiện cho các trạm hoạt động theo từng nhiệm vụ cụ thể. Đối với các trạm thì nhiệm vụ chủ yếu là tiến hành quản lý và phân phối than cho các hộ tiêu dùng. Đối với phòng ban:
- Phòng tổ chức hành chính lao động tiền lương: làm công tác tham mưu cho giám đốc về việc tổ chức cán bộ, quản lý, lao động tiền lương, văn thư hành chính, đảm nhiệm về mặt kỷ luật, đề bạt... đối với người lao động.
- Phòng kinh tế kế hoạch: Là bộ phận tham mưu cho Giám đốc về công tác kế hoạch Công ty. Lập, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kinh doanh.
- Phòng kế toán tài chính: Theo dõi thường xuyên liên tục sự biến động về tài sản và nguồn vốn bằng sổ sách theo chế độ hiện hành. Lập các báo cáo tài chính. Ngoài ra phòng kế toán còn cung cấp thông tin kịp thời cần thiết cho việc ra quyết định quản trị hoặc cho các đối tượng quan tâm khác.
1.2.2 . Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh.
Công ty chế biến và kinh doanh than Quảng Ninh có chức năng nhiệm vụ chủ yếu là chế biến và kinh doanh than mỏ, phục vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp của những đơn vị kinh tế đóng trong và ngoài tỉnh đồng thời phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân. Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp bắt đầu từ việc thu mua than từ các mỏ sau đó vận chuyển đến các trạm ở các tỉnh, để tiến hành bán buôn cho các doanh nghiệp khác và bán lẻ cho các hộ tiêu dùng. Là một doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có hoạt động chủ yếu là khai thác than mà doanh nghiệp lại có chức năng kinh doanh than, cho nên hoạt động sản xuất kinh doanh than có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Không chỉ có vậy, do vốn kinh doanh ít, lề lối làm việc của thời bao cấp để lại khá nặng nề cộng với cơ sở vật chất cũ nát, thiếu thốn làm cho những khó khăn mà Công ty phải đương đầu càng lớn hơn. Song với sự lãnh đạo đúng đắn của giám đốc và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, Công ty đã vượt qua thời kỳ khó khăn. Công ty đã mở được nhiều kho trạm của hàng bán than ở nhiều khu vực ở trong tỉnh và cả các tỉnh ngoài như Sơn Tây, Thái Bình, Hoà Bình, đưa than từ Quảng Ninh về các trạm, cửa hàng phục vụ cho khách hàng đảm bảo yêu cầu cả về số lượng và chất lượng.
Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, Công ty chế biến và kinh doanh than Quảng Ninh phải phấn đấu thực hiện tốt các mặt công tác sau:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh do Công ty chế biến và kinh doanh than Miền Bắc giao.
- Khai thác và sử dụng nguồn vốn trong kinh doanh có hiệu quả cao nhất, bảo toàn được vốn đồng thời tích luỹ và đầu tư để đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động kinh doanh của mình. Đổi mới trang thiết bị bù đắp chi phí và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước cũng như đối với cấp trên.
- Tuân thủ các chính sách về quản lý kinh tế của Nhà nước hiện hành.
- Nghiên cứu và thực hiện tốt các biện pháp để nâng cao chất lượng hàng hoá nhằm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và tăng các khoản nộp ngân sách.
Trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi Công ty phải khai thác triệt để các thế mạnh sẵn có của mình. Đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất các mặt còn yếu kém, nhằm đưa hàng hoá của mình ra tiêu thụ với chất lượng cao nhất, giá cả hợp lý nhất và phương thức phục vụ chu đáo sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra cả về doanh thu và lợi nhuận.
1.3. Tổ chức hạch toán kế toán tại công ty
1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán.
Công ty chế biến và kinh doanh than Quảng Ninh có địa bàn kinh doanh khá rộng. Các trạm được bố trí gần như toàn bộ tỉnh Quảng Ninh và có 3 trạm được mở trên địa bàn tỉnh bạn là trạm Sơn Tây, trạm Thái Bình và trạm Hoà Bình. Vì vậy việc tổ chức công tác kế toán của Công ty vừa tập trung vừa phân tán là rất hợp lý. Việc kiểm tra xử lý thông tin được tiến hành kịp thời chặt chẽ. Lãnh đạo đơn vị có thể kịp thời nắm bắt được các thông tin kế toán, từ đó thực hiện kiểm tra và chỉ đạo sát sao các hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Phòng kế toán - tài chính của Công ty gồm 8 cán bộ nhân viên kế toán. Mỗi người được phân công đảm nhiệm những nhiệm vụ riêng. Công ty có 8 trạm khu vực, mỗi trạm bố trí một đồng chí kế toán theo dõi tình hình nhập, xuất , tồn kho hàng hoá. Cuối tháng kế toán các trạm nộp báo cáo tiêu thụ hàng hoá về công ty dưới hình thức báo sổ.
Nhiệm vụ cụ thể của mỗi cán bộ kế toán như sau:
*Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán: Là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm tổ chức công tác hạch toán kế toán của đơn vị. Hướng dẫn cho kế toán các trạm cũng như các cán bộ kế toán của phòng thực hiện đúng theo các chế độ, chính sách của Nhà nước cũng như của ngành. Tham mưu giúp giám đốc về công tác tài chính trong các hoạt động kinh doanh của công ty. Ngoài ra còn theo dõi một số khoản về công tác tiêu thụ hàng hoá, các khoản nộp ngân sách, các quỹ xí nghiệp. Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc và các cơ quan cấp trên về công tác hạch toán kinh doanh, các báo cáo tài chính.
* Phó phòng kế toán: Đảm nhận công tác kế toán tổng hợp, phụ trách các sổ tổng hợp (sổ nhật ký chứng từ, sổ cái). Lập các báo cáo kế toán và giúp kế toán trưởng trong khâu hạch toán. Ngoài ra còn phải theo dõi các khoản về chi phí, tài sản và các khoản nợ phải thu.
* Kế toán theo dõi mua hàng và tồn kho: Theo dõi các khoản phải thanh toán với người bán hàng hoá, tài khoản hàng tồn kho ( TK 156,TK 3311).
* Kế toán bán hàng: Theo dõi các tài khoản về công tác tiêu thụ(TK 131,TK 5111).
* Kế toán vận tải:Theo dõi các khoản về thanh toán với các đơn vị vận tải, bốc xếp hàng hoá, chi phí vận chuyển ( TK 3312).
* Kế toán thanh toán: Theo dõi các khoản tạm ứng, nợ phải trả và kế toán thanh toán với ngân hàng ( TK 112,141,3388).
* Thủ qũy: Theo dõi tài khoản tiền mặt ( TK 111).
Đối với kế toán các trạm: Hàng ngày kế toán các trạm lập chứng từ ban đầu, lập các bảng kê và vào sổ chi tiết có liên quan. Định kỳ, kế toán các trạm nộp các báo cáo mua, bán hàng và các bảng kê về phòng kế toán Công ty. Căn cứ vào chứng từ do các trạm gửi về , kế toán Công ty được giao nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ sau đó chuyển toàn bộ chứng từ cho kế toán theo dõi mua hàng để vào sổ, lên nhật ký chứng từ số 05, lên bảng kê số 8 “ Nhập - Xuất - Tồn kho” và báo cáo hàng mua. Kế toán bán hàng căn cứ vào chứng từ, hoá đơn bán hàng và sổ theo dõi chi tiết, vào sổ tổng hợp và lên bảng kê số 11, nhật ký chứng từ số 8, báo cáo chi tiết. Sau đó đối chiếu với các phần hành có liên quan như kế toán kho hàng hoá,kế toán thanh toán.Các chứng từ này được lưu trữ tại phòng kế toán công ty.
sơ đồ bộ máy Kế toán công ty chế biến và kinh doanh than quảng ninh
Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng kế toán)
Kế toán phó
(kế toán tổng hợp)
Kế toán
vận
tải
Kế toán
hàng
bán
Kế toán
LĐTL
BHXH
Kế toán
hàng
mua
Kế toán
thanh
toán
Thủ
quỹ
Kế toán các trạm
Chú thích: Chỉ đạo
Tham mưu
Việc tổ chức công tác kế toán như trên đã tạo điều kiện cho lãnh đạo Công ty nắm bắt được từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tránh được các tổn thất về hàng, tiền đồng thời tổng hợp được toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một cách khách quan và chính xác giúp cho lãnh đạo Công ty đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quản lý và sử dụng sổ kế toán của Nhà nước đề ra.
1.3.2. Tổ chức sổ kế toán
Để tuân thủ theo các yêu cầu của nhà nước đề ra Công ty mở đầy đủ số kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết.Đồng thời, công ty chế biến và kinh doanh than Quảng Ninh sử dụng một hệ thống tài khoản kế toán thống nhất do Bộ tài chính quy định.
Đối với phần hành bán hàng Công ty sử dụng các tài khoản sau:
- Tài khoản phản ánh hàng tồn kho: TK156,TK 157,TK 151
- Tài khoản phản ánh doanh thu và giá vốn: TK 511,TK 632
- Tài khoản thanh toán: TK 131, TK 111...
Ngoài ra Công ty còn sử dụng một số các tài khoản khác như: TK 112, TK 138....
Hiện nay Công ty dùng hình thức nhật ký chứng từ để ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.Đối với phần hành này các loại sổ mà Công ty sử dụng bao gồm:
- Sổ nhật ký chứng từ
: Nhật ký chứng từ số 8,nhật ký chứng từ số 1,2,5....
- Bảng kê
: Bảng kê số 11,Bảng kê số1,2,8...
- Sổ cái
: Sổ cái TK 632, Sổ cái TK 511,...
- Sổ chi tiết
: Sổ chi tiết TK 131( Mỗi khách hàng mở một trang riêng)
Đồng thời Công ty mở sổ tổng hợp chi tiết theo dõi chung tất cả các khoản phải thu của khách hàng.
Cuối kỳ, căn cứ vào số liệu phản ánh trên các sổ mà kế toán lập các báo cáo tài chính. Hiện nay, công ty sử dụng đủ 4 loại báo cáo:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Các thuyết minh tài chính
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký - chứng từ tại Công ty chế biến và kinh doanh than Quảng Ninh.
Phòng kế toán kiểm tra và tổng hợp
Bảng kê (1, 2, 8, 11)
Nhật ký
chứng từ số (8)
Sổ
chi tiết (TK 131, 331)
Sổ cái
(TK 511, 632)
Bảng tổng hợp chi tiết (TK 131, 331)
Các báo cáo tài chính
Bảng kê thu tiền, bảng kê bán hàng hoá
Chứng từ gốc
(do kế toán trạm lập)
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
II. Kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá tại công ty chế biến và kinh doanh than Quảng Ninh.
2.1 Các phương thức tiêu thụ hàng hoá và phương thức thanh toán mà Công ty áp dụng.
Là một đơn vị có quy mô hoạt động có hệ thống trạm và các cửa hàng nằm khắp trên điạ bàn trong tỉnh và ngoài tỉnh. Công ty chế biến và kinh doanh than Quảng Ninh phải luôn mở rộng thị trường đồng thời đa dạng hoá các phương thức bán hàng nhằm đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hoá. Việc tìm ra được các hình thức tiêu thụ sao cho phù hợp, phong phú, đa dạng luôn là mối quan tâm của Công ty. Trong các hình thức bán hàng Công ty áp dụng hai hình thức bán buôn và bán lẻ là phổ biến. Trong bán buôn chủ yếu là bán buôn qua kho (có thể theo hình thức giao hàng trực tiếp hoặc vận chuyển hàng đến cho người bán). Điều này phụ thuộc vào hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa hai bên. Đối với hình thức bán buôn có thể là khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc tiền ngân hàng cho Công ty hoặc phát sinh quan hệ công nợ giữa Công ty và khách hàng. Còn với hình thức bán lẻ, khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng mua với khối lượng không nhiều nên khách hàng thường thanh toán ngay bằng tiền mặt .
Với mục tiêu đẩy mạnh khối lượng than bán ra, khách hàng đến với công ty sẽ được phục vụ chu đáo tận tình, các chủng loại than được đáp ứng phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Khách hàng có thể thoả thuận với công ty về giá cả thanh toán cũng như các hình thức thanh toán sao cho có lợi nhất cho cả hai, bên mua và bên bán. Nếu hàng hoá mua về kém phẩm chất ,sai chủng loại, khách hàng được phép mang trả lại... Đối với những khách hàng thường xuyên có uy tín đối với công ty sẽ áp dụng chính sách giảm giá hoặc sẽ giảm giá nếu hàng hoá mua vào công ty giá giảm.
Chính vì tầm quan trọng của tiêu thụ nên công ty luôn chú ý đến các vấn đề sau:
- Về chất lượng hàng hoá: Các chủng loại than khi nhập vào công ty phải được kiểm tra đánh giá và phân loại cụ thể.
- Về giá bán: Công ty đảm bảo giá cả hợp lý cho khách hàng. Mọi chi tiết , thủ tục về giá cả trong hợp đồng ký kết Công ty sẽ tôn trọng và thực hiện đúng trách nhiệm về giá bán của mình.
2.2 Phương pháp kế toán.
2.2.1. Tổ chức hoạch toán ban đầu.
ở nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá tại công ty chế biến và kinh doanh than Quảng Ninh, trình tự sử dụng luân chuyển chứng từ như sau:
Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng tại các trạm, nhân viên bán hàng viết hoá đơn GTGT. Căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán viết phiếu xuất kho. Căn cứ vào số lượng hàng hoá thực xuất để thủ kho ghi vào thẻ kho. Định kỳ, các chứng từ được chuyển lên phòng kế toán Công ty để kiểm tra và tổng hợp. Sau đó kế toán vào các sổ có liên quan. Sau cùng các chứng từ này được đưa vào lưu trữ theo đúng quy định của Nhà nước. Dưới đây là một số ví dụ về mẫu chứng từ mà Công ty sử dụng trong phần hành bán hàng:
- Hoá đơn (GTGT)
- Phiếu xuất kho
- Thẻ kho
- Phiếu thu
* Hoá đơn giá trị gia tăng: Dựa vào hoá đơn này, kế toán tính được doanh thu tiêu thụ đồng thời tính được cả mức thuế giá trị gia tăng phải nộp cho ngân sách Nhà nước. Trước đây khi chưa có luật thuế giá trị gia tăng công ty sử dụng mẫu hoá đơn bán hàng. Nhưng từ khi áp dụng luật thuế mới công ty chỉ sử dụng hoá đơn GTGT để hạch toán. Hoá đơn GTGT được lập làm 3 liên, liên 1 dùng để lưu, liên 2 dùng để giao cho khách hàng và liên 3 dùng để thanh toán.Ví dụ:
Biểu1
Hoá đơn ( GTGT)
Liên 3 ( Dùng thanh toán )
Ngày 17 tháng 1 năm 2001
Phát hành theo CV. số 4660 TCT/ AC
Ngày 7 tháng 12 năm 1998 của TCT
AE / 99
N o. 010937
Đơn vị bán hàng: Trạm CBKD than Cẩm Phả - Công ty CB và KD than QN
Địa chỉ : 51 - Bà Triệu
Số tài khoản: 7101.00225 - NHCTQN
Số điện thoại: 862385 Mã số: 01.001006890101
Họ tên người mua hàng:
Đơn vị: Doanh nghiệp tư nhân Thành Ninh - Hải Phòng
Địa chỉ: Hải Phòng
Số tài khoản: 7101.01521- NHCTHP
Hình thức thanh toán: Nợ
Mã số: 0100567051
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
ĐV tính
( đồng)
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1 x 2
Than cám 6
Tấn
100
197.750
19.775.000
Cộng tiền hàng:
19.775.000
Thuế suất GTGT 5%
Tiền thuế GTGT
988.750
Tổng cộng tiền thanh toán
20.763.750
Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi triệu bảy trăm sáu ba ngàn bảy trăm năm mươi đồng
Người mua hàng
( Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
( Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
( Ký , đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Phiếu xuất kho
Ngày 17 tháng 1 năm 2001
Nợ : ...........................
Có :..TK 1561.............
Họ tên người nhận hàng: Anh Nam - Doanh nghiệp tư nhân Thành Ninh - Hải Phòng
Địa chỉ: Hải Phòng
Lý do xuất kho: Xuất bán
Xuất tại kho: Tại trạm CB và KD than Cẩm Phả - Công ty CB và KD than Quảng Ninh.
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
( đồng)
Thành tiền
A
B
C
1
2
3= 2 x1
Than cám 6
Tấn
100
184840
18484000
Cộng
Tấn
100
184840
18484000
Xuất , Ngày..17........ tháng.01........năm 2001
Cán bộ phụ trách bộ phận cung tiêu
( Ký , họ tên)
Người nhận
( Ký , họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Hàng ngày căn cứ vào hoá đơn GTGT và phiếu xuất kho để giao hàng cho khách hàng đồng thời kế toán ở các trạm ghi nghiệp vụ này vào thẻ kho
Đơn vị: Công ty chế biến và KD
than Quảng Ninh
Tên Kho: Trạm Cẩm Phả
Thẻ Kho
Ngày lập thẻ: 01 tháng 01 năm 2001
Tờ số
Tên nhãn hiệu, quy cách : Than Cám 6
Đơn vị tính: Tấn
Mã số:
STT
Chứng từ
Trích yếu
Ngày
Số lượng
Ký xn của
SH
NT
xuất, nhập
N
X
T
kế toán
A
B
C
D
E
1
2
3
4
17/1
1. Tồn đầu kỳ
.Nhập
.
.Xuất
.
.
200
100
200
2.Phát sinh
400
300
3. Tồn cuối kỳ
300
* Phiếu thu:
Phiếu thu là chứng từ phản ánh khoản tiền thu được do người mua trả tiền hàng. Phiếu thu do kế toán lập thành 3 liên ghi đầy đủ nội dung và ký vào phiếu sau đó chuyển cho kế toán trưởng duyệt, chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực tế nhập quỹ bằng số và chữ vào phiếu thu. Thủ quỹ giữ 1 liên để ghi sổ quỹ, 1liên giao cho người nộp tiền và 1liên lưu tại nơi lập phiếu. Cuối ngày phiếu thu kèm chứng từ gốc chuyển cho kế toán để ghi sổ kế toán.
2.2.2. Hạch toán tổng hợp
* Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ cũng như đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty chế biến và kinh doanh than Quảng Ninh đã lựa chon cho mình một danh mục tài khoản sử dụng. Đối với kế toán tiêu thụ hàng hoá công ty đã lựa chọn các tài khoản như sau
TK151: “ Hàng đang đi đường”
TK156: “ Hàng hoá”
TK 157: “ Hàng gửi bán”
TK 511: “ Doanh thu bán hàng”
TK 131,111,112: Các khoản phải thu, thực thu của khách hàng
TK 3331: Thuế giá trị gia tăng đầu ra
(Công ty là đơn vị áp dụng phương pháp tính thuế gtgt theo phương pháp khấu trừ)
TK 632: Giá vốn hàng bán.
Công ty là đơn vị áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trị giá hàng hoá xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.
Ngoài các tài khoản trên Công ty còn sử dụng một số tài khoản khác liên quan như:
TK 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”
TK 641 “ Chi phí bán hàng”
Việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán để hạch toán tổng hợp được áp dụng theo từng phương thức bán hàng. Hiện nay, Công ty áp dụng 2 hình thức bán hàng chủ yếu đó là phương thức bán buôn qua kho và phương thức bán lẻ .
* Trình tự hạch toán tiêu thụ hàng hoá theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Bán buôn qua kho theo hình thức bên mua đến nhận hàng trực tiếp .
Đây là phương thức bán hàng chủ yếu của công ty: Khi nghiệp vụ mua bán đã phát sinh kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT , phiếu xuất kho để định khoản: ghi tăng tài khoản tiền mặt (nếu khách hàng thanh toán ngay) , ghi tăng doanh thu bán hàng. Còn nếu khách hàng trả chậm căn cứ vào giấy nhận nợ của khách hàng ghi tăng khoản phải thu của khách hàng. Đồng thời với việc ghi các nghiệp vụ phản ánh doanh thu phải ghi các nghiệp vụ phản ánh giá vốn của hàng bán
TK 156
TK 632
TK 911
TK 511
TK 111,131
(2) (3) (4) (1a)
TK 3331
(1b)
(1a) : Doanh thu bán hàng ( Giá không thuế)
(1b): Thuế GTGT phải nộp.
(2) : Xác định giá vốn hàng bán
(3) : Kết chuyển giá vốn
(4) : Kết chuyển doanh thu
Ví dụ: Ngày 17 tháng 01 năm 2001. Công ty xuất kho tại trạm chế biến và kinh doanh than Cẩm Phả bán cho doanh nghiệp tư nhân Thành Ninh - Hải Phòng, theo hoá đơn GTGT số 010937. Tóm tắt nội dung hoá đơn như sau:
Loại hàng
: Than cám 6
Đơn giá bán
: 197.750đ
Số lượng
: 100 Tấn
Thành tiền
: 19.775.000đ
Thuế suất GTGT
: 5%
Tiền thuế GTGT
: 988.750đ
Tổng tiền ghi trên hoá đơn
: 20.763.750đ
Căn cứ vào hoá đơn GTGT, Phiếu xuất kho, Phiếu nhận nợ. Kế toán ghi vào sổ chi tiết TK 131 - Phải thu của người mua (được mở đối với đơn vị khách hàng Thành Ninh).
Sổ chi tiết TK 131
(Trang 1 : Mở đối với đơn vị khách hàng Thành Ninh)
Chứng từ
Dư đầu kỳ
Ghi có Tk 511. Ghi nợ TK
Ghi có TK
Dư cuối
Ghi nợ Tk 131
Ghi nợ Tk 111
131 nợ TK
kỳ
STT
NT
Nợ
Có
Lượng
Mua
Hàng
Thuế
Cộng
Lượng
Mua
hàng
Thuế
Cộng
111
112
. . .
Nợ
Có
92b
1 - 1
304819200
537,6
290.304.000
318.796.800
15.939.840
334.736.640
937+938
17 - 1
112,5
20.794.375
24.224.375
1.211.219
25.435.594
Cộng
304.819.200
660,1
311.098.375
343.021.175
17.151.059
360.172.234
55353034
- Đến cuối tháng Công t b y mở sổ tổng hợp công nợ, để theo dõi tổng số tiền phải thu của tất cả các khách hàng.
Sổ tổng hợp chi tiết TK 131
Tháng 1 - 2001
STT
Đơn vị
Dư đầu kỳ
Lượng
Tiền có thuế
Cộng phát sinh
Chứng từ
Ghi có TK 131 ghi nợ các TK
Dư cuối kỳ
Nợ
Có
Lượng
Tiền
SH
NT
TK 111
TK 112
TK 641
Cộng
Nợ
Có
I
Nội bộ công ty than MB
II
Chi tiết hộ mua hợp đồng
1.285.553.974
367.523.155
7.656,58
1.999.882.148
123.135.939
469.466.245
15
605.970.905
2..325.310.768
- Nhà máy giấy vạn điểm
824,7
259.780.500
5.184.900
5.184..900
254.595.600
- Trường đại học biên phòng
.
.
.
.
.
Cộng
1285553974
367523155
7.656,58
1.999.882.148
123.135.939
469.466.245
15
605.970.905
2.325.310.768
Đồng thời kế toán ghi vào bảng kê số 11 để theo dõi khoản phải thu của khách hàng. Để theo dõi tình hình nhập ,xuất, tồn kho hàng hoá kế toán vào bảng kê số 8
Công ty c b và kd than miền bắc
Công ty cb và kd than qn
bảng kê số 11
Tháng 01 năm 2001
Tên đơn vị
Dư
Nợ TK 131 có TK khác
Nợ TK 111 có TK khác
Tổng phát sinh nợ
Có TK 131 nợ Tk khác
Dư
đầu
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
TK111
TK112
Đ/c
Cộng
cuối
kỳ
5111
3331
Cộng nợ
5111
3331
Cộng
5111
3331
Cộng nợ
kỳ
I. Thanh kinh doanh
918.030.619
7.656.580
1.904.694.666
95.232.482
1..999.882.148
444.566
99.533.165
4.976.659
104.509.824
8.101.146
2.004.182.831
180.209.141
2.104.391.972
123.135.939
469.466.245
15
592.602.199
2.325.310.768
1. Trạm cẩm phả
262.008.467
1.823,1
440.713.175
22.035.659
462.748.834
1.823,1
440.713.175
22.035.659
462.748.834
- Thành Ninh
(304.819.200)
660,1
97.692.000
4.884.600
102.576.600
660,1
97.692.00
4.884.600
102.576.600
55.353.034
55.353.034
- Phả lại
2. Hoà bình
33..082..224
10
2..381..000
119..050
2..500..050
291
6.47.9700
3.237.986
67.997.686
301
67.140.700
3.357.036
70.497.736
35.582.244
Mộc Châu
10
2.381.000
119..050
2.500.050
29
6.904.900
345.246
7.250.146
39
9.285.900
464.296
9.750.196
2.500.050
II .. Than dịch vụ
576.166.775
169.999,26
200.888.385
20.088.840
220.977.225
169.999,26
200.888.385
20.088.840
220977.225
214878.602
214.878.602
582265389
Lập biểu
Hạ Long, ngày..........tháng ..........năm 2001
TP Kế toán
Công ty chế biến và kd than miền bắc
Công ty cb và kd than qn
Bảng kê số 8 - nhập, xuất, tồn kho
TK 156
Danh mục
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
Nhập mua
Nhập chế biến
Tổng nhập
Xuất bán
Xuất chế biến
Tổng xuất
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
I. Than TC VN
1389,7610
322.671.393
2.947,39
624.263.300
1.630,39
375.769.824
4.577,78
1.000.033.124
2.570.456
549.680.018
1.630,39
375.769.824
4.200,846
925.449.842
1.766,695
397.254.675
A. Than cục
139,92
67.064.400
139,92
67.064.400
Cục xô
139,92
67.064.400
139,92
67.064.400
B. Than cám
1.249,841
255.606.993
2.947,39
624.263.300
1.630,39
375.769.824
4.577,78
1.000.033.124
2.570.456
549.680.018
1.630,39
375.769.824
4.200,8460
925.449.842
1.626.775
330.190.275
II. Than TC N
898,84
148.371.820
232,5
44.504.778
2,94
581.620
235,44
45.086.398
663,4
103.285.422
III. Than sinh hoạt
0,06
91.290
3
582.910
3,06
674.200
3
672.910
0,06
1,29
3,06
674.200
Cộng
7.136,012
994.411.907
2.947,45
624.354.590
1.633,39
376.352.734
4.580,84
1.000.707.324
2.805,956
594.857.706
1.633,39
376.352.734
4.439,3460
971.210.440
7.277,515
1.023.908.971
- Nếu đơn vị bán giao thẳng cho khách hàng không qua kho thì khi đơn vị mua đã ký nhận hàng kế toán ghi:
. Nợ TK 131 : Tổng số tiền phải thu ở người mua
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng
Có TK 3331: Thuế VAT của số hàng bán
. Nợ TK 632 Giá vốn của hàng bán
Có TK 3311
Bút toán phản ánh doanh thu ghi tương tự như ví dụ trên. Bút toán phản ánh giá vốn được ghi trên nhật ký chứng từ số 5.
Ví dụ: Trích 1 nghiệp vụ bán thẳng không qua kho của trạm than Hòn Gai giao cho đơn vị mua là XN gồm sứ Bát Tràng theo hoá đơn số 010305 ngày 02/1/2001
Kế toán định khoản
. Nợ TK 112 : 257.844.542
Có TK 511 : 245.566.231
Có TK 3331 : 12.278.311
. Nợ TK 632 : 180.372.540
Có Tk 3311 : 180.372.540
- Trong trường hợp hàng mua cuối tháng trước đang đi đường chưa về nhập kho. Sang tháng sau chưa về nhập kho mà bán thẳng.
Ví dụ : Trích 1 nghiệp vụ bán hàng cho nhà máy điện Phả Lại của trạm Sơn Tây theo hoá đơn số 010301 ngày 01/01/2001
. Nợ TK 111 : 367.636.720,5
Có TK 511 : 350.130.210
Có TK 3331: 17.506.510,5
. Nợ TK 632 : 239.482.180
Có TK 151 : 239.482.180
Kế toán theo dõi doanh thu bán hàng trên sổ chi tiết phải thu mở cho máy điện Phả Lại. Số tiền thu được kế toán trạm ghi vào bảng kê thu tiền. Phòng kế toán công ty sẽ lập phiếu thu. Cuối tháng ghi vào bảng kê số 1. Giá vốn hàng bán được ghi trên nhật ký chứng từ số 6.
Công ty CB và KD than Miền Bắc
Công ty cb và kd than quảng ninh
bảng kê số 1
Ghi nợ tài khoản 111 "Quỹ tiền mặt"
tháng 01 năm 2001
Số dư đầu tháng: 29.797.965
STT
Nội dung
Dư đầu kỳ
Ghi nợ TK 111 / Ghi có các TK khác
TK 112
TK131.2a
TK 141
TK 3331
TK 334
TK 5111
TK 511.31
Công nợ
Dư cuối tháng
1
Văn phòng
1.051.176
246.659.818
123.135.939
15.000.000
2.259.636
116.250
22.596.364
409.768.007
19.612.302
2
Sơn tây
1.738.673
34773.465
36.512.138
3
Thái bình
28.096.795
3.237.986
64.759.700
67.997.686
Cộng
29.797.965
256.659.818
123.135.939
15.000.000
7.236.295
116.250
99.533.165
22.596.364
514.277.831
19.612.302
- Bán lẻ trực tiếp không có hợp đồng : Là hình thức bán hàng không cho khách hàng chịu nợ thanh toán mà thu tiền trực tiếp ngay sau khi giao hàng xong. Đây là nghiệp vụ bán hàng phổ biến. Bán lẻ trực tiếp tại kho thu tiền ngay, cộng dồn 3 đến 4 ngày tuỳ theo lượng bán hàng nhiều hay ít để làm hoá đơn bán hàng và nộp tiền hàng về công ty.
Ví dụ: Trích 1 số nghiệp vụ bán lẻ tại trạm Thái Bình ngày 15/01/2001.
Than bùn :
120 tấn x
144.900 đồng/tấn
= 17.388.000đ
Than cám :
25 tấn x
269.580 đồng/tấn
= 6.746.250đ
Cộng
24.134.250
Kế toán vào bảng kê bán lẻ hàng hoá từng lô hàng bán lẻ sau đó tập hợp ghi hoá đơn GTGT tính thuế, kế toán ghi
. Nợ TK 111: 24.134.250
Có TK 5111: 21.940.227
Có TK 3331: 2.194.023
Đồng thời kết chuyển giá vốn
. Nợ TK 632
Có TK 156 16.581.800
Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết và bảng kê. Kế toán ghi vào nhật ký chứng từ số 8
Công ty cb và kd than miền bắc
Công ty chế biến và kd than quảng ninh
Nhật ký chứng từ số 8
Tháng 01 năm 2001
STT
Số hiệu
Các TK ghi có
1561
1562
151
157
3311
1312a
13681
5111
5113
51131
6322
3331
911
Cộng
TK ghi nợ
Các Tk ghi nợ
111
Tiền mặt
123.135.939
99.533.165
22.596.364
7.236.295
252.501.763
112
Tiền gửi
469.466..245
214.878.602
684.344.847
1312a
Phải thu ngoài nghành
1.904.649.666
95.232482
1.999.882.148
13681
Phải thu dịch vụ điện+ xi măng
200.888.385
20.088.840
220.977.225
1388
Phải thu các đvị sx -+ vận tải
5111
Doanh thu ngoài ngành
2.004.182.831
2.004.182.831
5113
Doanh thu điện và xi măng
200.888.385
200.888.385
51131
Doanh thu khách sạn
22.596.364
22.596.364
51132
Doanh thu khác
641
Điều chỉnh tiền than
15
6322
Giá vốn ngoài ngành
458..048..367
136..809..339
739.484.100
309.301.092
36.743..275
592..602..199
1.680.836.173
911
Kết quả hoạt động
1.680.386.173
1.680.836.173
Cộng
458..048..367
136..809..339
739.484.100
309.301..092
36.743.275
592.602.199
568.353.381
2.004.182.831
200.888.385
22.596.364
1.680.386.173
122.557.617
2.227.667.580
9.099.620.173
Từ nhật ký chứng từ số 8. Kế toán vào sổ cái TK 511 (Phần ghi có các TK đối ứng) và sổ cái TK 632
Số dư ngày 1 tháng 1 năm 2001
Sổ cái tài khoản 511
Nợ
Có
Số hiệu các tài khoản ghi Có
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
. . .
Tháng 12
Tổng cộng
đối ứng bênNợ tài khoản này
TK 911
2.227.667.580
3.837.042.757
4.659.910.810
Công Nợ
2.227.667.580
3.837.042.757
4.659.610.810
Cộng Có
2.227.667.580
3.837.042.757
4.659.610.810
Nợ
Số dư cuối tháng
C ó
Số dư ngày 1 tháng 1 năm 2001
Sổ cái tài khoản 632
Nợ
Có
Số hiệu các tài khoản
ghi Có đối ứng bên
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
. . .
Tháng 12
Cộng
Nợ tài khoản này
- Tk 151
739.484.100
- Tk 157
309.301.092
- Tk 156
594.857.706
724.639.763
841.274.929
. Tk 1561
458.048.367
610.701.485
716.753.741
. Tk 1562
136.809.339
113.938.278
124.521.188
- Tk 331
36.743.275
2.288.461.429
2.703.068.253
. Tk 3311
36.743.275
2.288.461.429
2.703.068.253
Cộng Nợ
1.680.386.173
3.013.101.192
3.544.343.182
Cộng Có
1.680.386.173
3.013.101.192
3.544.343.182
Nợ
Số dư cuối tháng
C ó
ở phần hành bán hàng, tại Công ty chế biến và kinh doanh than Quảng Ninh không phát sinh nghiệp vụ về chiết khấu cho khách hàng.Đối với vấn đề giảm giá tại công ty hầu hết là giảm giá trên hoá đơn.
Phần III: Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ tại công ty chế biến và kinh doanh than Quảng Ninh.
I. Đánh giá khái quát về công tác hạch toán tiêu thụ Tại công ty.
Qua thời gian thực tế đi sâu nghiên cứu tìm hiểu công tác hạch toán kế toán nói chung và hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá nói riêng, tôi nhận thấy công tác kế toán được tổ chức và thực hiện tương đối hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của công ty trong giai đoạn hiện nay. Để đạt được điều đó Công ty đã nhanh nhạy bắt nhịp với sự đổi mới của cơ chế quản lý, cơ chế kinh tế, tổ chức sắp xếp lại đội ngũ cán bộ gọn nhẹ, lựa chọn những người có trình độ nghiệp vụ vững vàng có tinh thần trách nhiệm cao. Hầu hết nhân viên tại phòng kế toán đều đã tốt nghiệp đại học, số ít còn lại được đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp. Họ là những người hiểu biết sâu sắc, nắm bắt vận dụng kịp thời chế độ kế toán tài chính hiện hành để có thể đảm đương tốt nhiệm vụ được giao. Hiện tại công ty còn tổ chức cho nhân viên của mình đi học các lớp đào tạo hệ tại chức tại các trường đại học để nâng cao trình độ chuyên môn. Mỗi nhân viên ở bộ phận kế toán được giao phụ trách một mảng công việc cụ thể và chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng, trước ban lãnh đạo về kết quả của công việc được giao. Chính vì thế mà công tác hạch toán kế toán nói chung và hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá nói riêng luôn cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ thông tin số liệu cho các cấp lãnh đạo và các đối tác kinh doanh.
Xuất phát từ quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, từ sự phân bố mạng lưới kinh doanh và từ sự phân cấp quản lý mà công ty đã chọn áp dụng hình thức kế toán vừa tập trung vừa phân tán là đúng đắn và hợp lý. Việc tổ chức hệ thống sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ là phù hợp với điều kiện thực tế của công ty. Hệ thống chứng từ mà kế toán công ty sử dụng phục vụ cho hạch toán ban đầu là tương đối hoàn thiện. Khi phát sinh các nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá kế toán phản ánh đầy đủ nội dung vào các chứng từ theo mẫu quy định của Bộ tài chính ban hành. Mặc dù mạng lưới tiêu thụ của công ty rộng, không chỉ có những trạm ở trong địa bàn tỉnh Quảng Ninh mà còn ở nhiều tỉnh bạn. Tuy nhiên quá trình luân chuyển hoá đơn chứng từ không bị chậm trễ, giúp cho kế toán phản ánh kịp thời tình hình tiêu thụ hàng hoá của Công ty. Mọi chứng từ kế toán đã sử dụng được sắp xếp phân loại, bảo quản và lưu trữ theo đúng quy định của chế độ lưu trữ chứng từ, tài liệu kế toán của Nhà nước. Trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp hiện hành và những nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá phát sinh trên thực tế, kế toán công ty đã lựa chọn một số tài khoản phù hợp để phục vụ cho hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết.
Bên cạnh những ưu điểm trên công tác hạch toán kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá tại công ty còn tồn tại một số vấn đề hạn chế đòi hỏi phải đưa ra giải pháp cụ thể, có tính thực thi cao nhằm khắc phục và hoàn thiện hơn nữa để kế toán ngày càng thực hiện tốt hơn nữa chức năng nhiệm vụ vốn có của mình nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý trong điều kiện hiện nay. Cụ thể:
1.1. Về vấn đề chiết khấu.
Trong điều kiện hiện nay, việc thu hút khách hàng là rất cần thiết và quan trọng. Chính vì vậy công ty cần phải có chính sách về chiết khấu để khuyến khích khách hàng. Hiện nay ở Công ty gần như không phát sinh nghiệp vụ về chiết khấu.
1.2. Về việc kế toán trên máy vi tính.
Hiện nay phòng kế toán đã được trang bị máy vi tính. Nhưng kế toán vẫn chưa tận dụng được hết chức năng của máy. Kế toán vẫn làm bằng tay nhiều, tồn thời gian.
1.3. Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Hiên nay công tác hạch toán chi phí của công ty đều được tập hợp vào tài khoản 641 “ Chi phí bán hàng” Kể cả chi phí quản lý doanh nghiệp, không sử dụng tài khoản 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp”.
1.4. Về sổ chi tiết.
Việc thiết kế sổ chi tiết của công ty có nhiều sổ cần khắc phục. Ví dụ như sổ chi tiết theo dõi khoản phải thu của khách hàng. Công ty theo dõi luôn cả doanh thu trên sổ này. Không chỉ doanh thu của những hàng bán chịu mà theo dõi cả doanh thu của số hàng bán đơn vị mua thanh toán bằng tiền mặt. Cũng tương tự như vậy, trên bảng kê số 11 vừa theo dõi các khoản phải thu với khách hàng đồng thời theo dõi luôn những khoản đã thu bằng tiền mặt. Chính vì thiết kế sổ chi tiết theo dõi khoản phải thu như vậy nên công ty không mở sổ chi tiết theo dõi bán hàng. Công ty nên mở sổ đúng chức năng của mỗi sổ chi tiết. Sổ theo dõi khoản phải thu chỉ dành cho việc theo dõi khoản phải thu đối với khách hàng, mở sổ theo dõi hàng bán riêng.
II. Một số kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá.
2.1. Phương hướng hoàn thiện.
Hệ thống kế toán Việt Nam đã không ngừng đổi mới cho phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế kinh tế, nhưng do tính chất công việc cải cách hệ thống kế toán rất phức tạp lại diễn ra rất khẩn trương nên chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết và có những quy định chưa hoàn toàn phù hợp. Mặc dù hệ thống kế toán doanh nghiệp được xây dựng thích ứng, phù hợp với đặc điểm kinh tế, yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và những năm sắp tới nhưng trong quá trình kinh tế vận động và đổi mới có rất nhiều nghiệp vụ mới nảy sinh mà khi xây dựng chế độ kế toán các nhà kinh tế không lường hết được. Thêm nữa, khi áp dụng vào từng mô hình doanh nghiệp cụ thể lại phát sinh nhiều vấn đề đòi hỏi phải hoàn thiện dần hệ thống kế toán cho phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp ấy. Có như vậy,thì hệ thống kế toán mới phát huy tốt vai trò của mình trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế doanh nghiệp.
Do đặc thù kinh doanh của loại hình kinh doanh thương mại mà với hầu hết các doanh nghiệp thương mại đang hoạt động kinh doanh trên thị trường thì tiêu thụ hàng hoá là khâu quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi đẩy mạnh được quá trình tiêu thụ hàng hoá thì doanh số ngày càng tăng,đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đang trên đà phát triển và ngược lại.Chính vì vậy mà kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá là một phần công việc phức tạp và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ công việc kế toán. Để thực hiện được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp thì đòi hỏi công tác hạch toán kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá phải được tổ chức một cách khoa học, hợp lý, luôn đổi mới và ngày càng hoàn thiện.
Xuất phát từ những lý luận trên và tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa ở công ty chế biến và kinh doanh than Quảng Ninh cho thấy yêu cầu hoàn thiện là hết sức quan trọng và cần thiết.
Để việc đổi mới và hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá đạt hiệu quả, chúng ta cần quán triệt các yêu cầu cơ bản sau:
* Yêu cầu phù hợp:
Trong kế toán Quốc tế yêu cầu phù hợp đã trở thành một nguyên tắc, nghĩa là nó phải được đề cập đến trong kế toán. Vì vậy, khi hoàn thiện công tác kế toán cần coi trọng nguyên tắc này. Do mỗi doanh nghiệp có loại hình hoạt động, đặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh riêng cũng như yêu cầu quảnlý riêng nên mỗi doanh nghiệp cần vận dụng chế độ kế toán sao cho phù hợp với chế độ hiện hành, với đặc điểm của doanh nghiệp.
Yêu cầu phù hợp còn đòi hỏi phải phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Vì thế, khi hoàn thiện chúng ta phải đảm bảo doanh thu nào chi phí đó.
* Yêu cầu thống nhất.
Yêu cầu thống nhất là một yêu cầu cơ bản nhằm tạo ra sự thống nhất về chế độ kế toán trong toàn bộ nên kinh tế quốc dân cũng như trong ngành thương mại nói riêng. Sự thống nhất nhằm đảm bảo cho các quy định về thể lệ chế độ kế toán được thực hiện đầy đủ và đúng đắn trong doanh nghiệp.
Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá phải đảm bảo sự tập trung quản lý từ lãnh đạo công ty đến cơ sở, doanh nghiệp phải vận dụng chế độ kế toán một cách linh hoạt để vừa đảm bảo sự tuân thủ những chính sách, chế độ, thể lệ về tài chính kế toán do Nhà nước ban hành, vừa phù hợp với yêu cầu quảnlý và đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, yêu cầu thống nhất đòi hỏi trong công tác kế toán phải thực hiện thống nhất về sử dụng tài khoản, về nội dung, tên gọi và mẫu sổ.... Trong doanh nghiệp còn chú ý đến sự thống nhất về việc sử dụng tài khoản, sổ kế toán giữa đơn vị chính và đơn vị phụ thuộc.
* Yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả.
Doanh nghiệp nào bỏ vốn ra kinh doanh đều mong muốn đồng vốn của mình được sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả cao. Mục đích cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh là lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất mà việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá cũng không nằm ngoài mục đích đó. Một mặt hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá giúp kế toán giảm nhẹ công việc tổ chức xử lý, ghi chép lưu trữ bảo quản chứng từ , sổ kế toán mà vẫn đảm bảo tính chính xác của thông tin kế toán. Mặt khác nhằm nâng cao hiệu qủa của công tác kế toán trong Giám đốc, quảnlý việc sử dụng tài sản tiền vốn của doanh nghiệp.
* Yêu cầu chính xác và kịp thời.
Xuất phát từ nhiệm vụ của kế toán là cung cấp thông tin một cách kịp thời và chính xác cho ban lãnh đạo phục vụ công tác quản lý của doanh nghiệp. Cần tổ chức trang bị và ứng dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán, ghi chép và xử lý thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh chóng kịp thời, chính xác để từng bước cơ giới hoá, nâng cao hiệu quả công tác kế toán, Hơn nữa, trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì yêu cầu này ngày càng trở nên quan trọng.
2.2. Các giải pháp hoàn thiện.
Trên cơ sở thực tế đi sâu tìm hiểu nghiên cứu công tác kế toán tiêu thụ hàng hoá tại công ty. Tôi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần khắc phục những hạn chế và hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá tại công ty.
Thứ nhất,trong hoạt động kinh doanh, chính sách chiết khấu, giảm giá thực sự là một đòn bẩy cho quá trình tiêu thụ hàng hóa,khuyến khích khách hàng tăng khối lượng hàng mua, nhanh chóng thanh toán tiền hàng. Thực tế ở công ty không có các nghiệp vụ về khấu nên công ty cần có chính sách về chiết khấu cho những khách hàng thanh toán nhanh.Theo thông tư của Bộ tài chính, khi khách hàng thanh toán số tiền mua hàng trước thời hạn thanh toán đã thoả thuận( Ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết thanh toán việc mua hàng) sẽ được công ty trích giảm một số tiền nhất định gọi là chiết khấu thanh toán và đây được coi như một hoạt độngvề vốn, số tiền trừ cho khách hàng trong trường hợp này được coi như một khoản chi phí về hoạt động tài chính và được tập hợp vào bên nợ TK 811 “ Chi phí hoạt động tài chính”. Trình tự hạch toán như sau:
Khi phát sinh các khoản chiết khấu bán hàng kế toán ghi
Nợ TK 811
Có TK 131,111,338, : Phần giảm trừ cho khách hàng
Thứ hai là hiện nay công tác hạch toán phí của công ty đều được tập hợp vào TK641 “ Chi phí bán hàng” Kể cả chi phí quản lý doanh nghiệp. Do vậy rất khó bóc tách được đâu chi phí chung đâu là chi phí bán hàng làm cho việc xác định kết quả kinh donh trong kỳ không được chính xác. Để tính đúng, tính đủ làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá quản lý phí được chặt chẽ hơn, giảm bớt được những chi phí bất hợp lý trong kinh doanh theo tôi Công ty nên sử dụng thêm TK 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp” để tập hợp các khoản phí liên quan đến việc quản lý doanh nghiệp. Như vậy, khi phát sinh chi phí ta hạch toán như sau:
Nợ TK 642
Có TK 111, 141, 214...
Thứ ba, sổ chi tiết hiện nay Công ty không mở sổ chi tiết theo dõi hàng bán hàng mà công ty theodõi chung trên sổ chi tiết theo dõi khoản phải thu. Theo tôi, công ty nên mở sổ chi tiết bán hàng. Trên sổ chi tiết phải thu với người mua chỉ nên liên quan đến các khoản phải thu ở người mua, không theo dõi những khoản doanh thu đã thu bằng tiền mặt nữa. Cũng tương tự như vậy trên bảng kê số 11.
Giả sử như phát sinh nghiệp vụ bán hàng hoá cho doanh nghiệp Thành Ninh vào ngày 28/01 như sau:
Loại hàng
: Than cám 4b
Đơn giá
: 268.571 đồng/ tấn
Số lượng
: 805,8 Tấn
Thành tiền
: 216.414.511 đồng
Thuế GTGT
: 5 %
Tiền thuế GTGT
: 10820725
Khách hàng chấp nhận nợ.
Kế toán ghi sổ như sau :(Giả sử số dư đầu tháng phải thu cuẩ đơn vị Thành Ninh là 100.000.000đ)
Công ty chế biến và kinh doanh than Miền Bắc
Công ty chế biến và kinh doanh than Quảng Ninh
Sổ chi tiết bán hàng
Tên sản phẩm ( Hàng hoá dịch vụ) : Than Cám 4b
Năm .2001.............
Quyển sổ..........
Ngày, tháng
Chứng từ
Diễn giải
TK đối
Doanh thu
Các khoản giảm trừ
Ghi sổ
Số hiệu
Ngày tháng
ứng
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Thuế
Khác (521,531,532)
- Doanh thu bằng tiền mặt
111
200
268.517
53.714.200
- Doanh thu bằng tiền gửi
100
268.571
26.857.100
- Doanh thu trả chậm
131
805,8
268.571
216.414.511
. . .
Cộng phát sinh
1.105,8
268.571
296.985.811
Doanh thu thuần
296.985.811
Giá vốn hàng bán
Lãi gộp
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Sổ chi tiết thanh toán với người mua
TK 131
Đối tượng: VD Doanh nghiệp Thành Ninh
Ngày tháng
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản
Thời hạn được
Số phát sinh
Số dư
ghi sổ
Số hiệu
Ngày tháng
đối ứng
chiết khấu
Nợ
Có
Nợ
Có
1. Số dư đầu kỳ
100.000.000
2. Số phát sinh
- Bán than cám 4b
Doanh thu
511
216.414.511
Thuế VAT
3331
10.820.725
-..Thanh toán bằng tiền mặt..
111
327.235.236
Cộng số phát sinh
227.235.236
327.235.236
3. Số dư cuối kỳ
Công ty chế biến và kinh doanh than Miền Bắc
Công ty chế biến và kinh doanh than Quảng Ninh
Bảng kê số 11 - Phải thu của
khách hàng
( TK 131)
Tháng: ..01/2001.............
STT
Họ tên người mua
Số dư đầu
Ghi nợ TK 131, Ghi có các TL
Ghi có TK 131 ghi nợ các TK
Số dư cuối
tháng
TK 511
TK 3331
...
Cộng
111
112
Cộng
Tháng
- Doanh nghiệp Thành Ninh
100.000.000
216.414.511
10.820.725
227235236
327.235.236
327.235.236
-Mộc châu
2.381.000
119.050
2.500.050
2.500.050
Cộng
3. Phương hướng nâng cao hiệu quả
Trong môi trường cạnh tranh sôi động thì việc tìm nơi tiêu thụ là một khâu rất quan trọng trong quá trình kinh doanh. Bởi vì có được nơi tiêu thụ tốt là điều kiện căn bản để đơn vị thực hiện được mục đích kinh doanh của mình đó chính là lợi nhuận. Muốn vậy công ty cần phải mở rộng đa dạng hoá điểm bán và nơi bán hàng bằng nhiều phương pháp như bán hàng ký gửi, đại lý, bán hàng giao thẳng không qua kho. Nên tổ chức tốt và đẩy mạnh hình thức tiêu thụ này. Vì đây là một hình thức tiến tiến mang lại hiệu quả kinh tế cao, hàng hoá không phải qua kho, không ứ đọng tránh được hao hụt tự nhiên, tăng nhanh được thời gian quay vòng của vốn. Công ty cần có cán bộ chuyên môn làm công tác tiếp thị đồng thời cùng với các trạm đi mời chào ký kết hợp đồng tiêu thụ.
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty thì công tác quản lý kho hàng hoá cũng là vấn đề quan tâm trong hoạt động kinh doanh của công ty. Vì nếu để hao hụt mất mát sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến lãi của đơn vị do tính chất đặc điểm riêng của ngành. Hàng hoá là hàng rời, được bảo quản tại kho ngoài trời, hầu hết các kho của Công ty lại gần sông, bến ga do vậy việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn như thiên tai, mưa, bão lụt, rơi vãi tự nhiên làm ảnh hưởng đến kế hoạch tồn kho của mỗi đơn vị. Để giảm bớt phòng tránh không bị hao hụt hàng hoá tại kho thì mỗi đơn vị trạm nên có những biện pháp quản lý tốt kho hàng của mình, nâng cao ý thức cho từng cán bộ công nhân viên.
Bên cạnh những phương hướng đó thì đơn vị cần giữ vững thị trường bán đã thực hiện đồng thời mở rộng ra thị trường mới, các trạm cần phải cố gắng trong việc tuyên truyền tiếp cận với khách hàng đẩy mạnh hơn nữa sản lượng bán ra. Các phòng ban nghiệp vụ của công ty cần có những giải pháp cụ thể giúp các trạm trong công tác quản lý tài chính cũng như việc tiếp cận và bán than cho các hộ tiêu dùng.Công ty luôn vận dụng tốt các văn bản và hoàn thành tốt các kế hoạch do công ty chế biến và kinh doanh than Miền Bắc giao. Khai thác nguồn than có giá cả hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ và đảm bảo có lãi.
Kết luận
Công ty chế biến và kinh doanh than Quảng Ninh là đơn vị trực thuộc Công ty chế biến và Kinh doanh than Miền Bắc. Công ty đã thực hiện tốt chức năng lưu chuyển hàng hoá của mình. Trong những năm qua cùng với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế kinh tế đến từng bước làm ăn có hiệu quả khẳng định được vị trí của mình trên thị trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá, sau một thời gian đi sâu nghiên cứu thực tế tại công ty tôi đã nhận đề tài này. Trong bài viết này tôi đã trình bày một số vấn đề lý luận chung về kế toán nghiệp vụ bán hàng, sau đó là việc tổ chức chứng từ, hạch toán tổng hợp, hạch toán chi tiết, sổ sách kế toán tại công ty. Đồng thời cũng đưa ra một số ý kiến góp phần hoàn thiện hơn quá trình hạch toán các nghiệp vụ bán hàng tại công ty. Với thời gian thực tế không nhiều và khả năng trình độ kiến thức còn hạn chế nên tôi chưa thể đề cập được hết được hết tất cả các phần hành kế toán mà mới chỉ tìm hiểu được một phần về kế toán các nghiệp vụ bán hàng, cũng như không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo của các thầy cô giáo và những ý kiến đóng góp của bạn đọc.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, những người đã dạy dỗ truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong những năm học tại trường. Các cô, các chú, các anh chị công tác tại công ty chế biến và kinh doanh than Quảng Ninh đã giúp tôi trong thời gian thực tập tại công ty và đặc biệt thầy giáo Phạm Đức Cường người đã tận tình giúp tôi hoàn thành chuyên đề thực tâp này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6337.doc