Đề tài Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lí Do chọn đề tài Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như ngày nay, với cơ chế hạch toán kinh doanh và sự cạnh tranh gay gắt của nhiều thành phần kinh tế thì để tồn tại lâu dài và phát triển bền vững, các đơn vị sản xuất kinh doanh phải đảm bảo tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động có lãi. Thực hiện được yêu cầu đó đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp cần nắm bắt thông tin kịp thời và chính xác, từ đó làm cơ sở để đưa ra những quyết định kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất. Vì thế buộc các nhà quản lý phải quan tâm tới tất cả các khâu của quá trình sản xuất, từ lúc bỏ vốn ra đến khi thu hồi vốn về vì mục đích cuối cùng của hầu hết các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Trong điều kiện này các doanh nghiệp phải tự mình quyết định sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào? Lúc này doanh nghiệp nào tổ chức tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa thì doanh nghiệp đó đảm bảo thu hồi vốn, bù đắp được chi phí bỏ ra và xác định đúng kết quả kinh doanh sẽ có cơ hội tồn tại và phát triển. Ngược lại, doanh nghiệp nào thiếu quan tâm đến tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh sẽ dẫn đến tình trạng “lãi giả, lỗ thật” như vậy không sớm thì muộn cũng đi đến chỗ phá sản. Muốn thực hiện được điều đó, doanh nghiệp phải nắm bắt và đáp ứng được tâm lý, nhu cầu người tiêu dùng với sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và phong phú, đa dạng, chương trình tiếp thị, chương trình khuyến mãi hấp dẫn .có như thế doanh nghiệp mới có thể cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Thực tế nền kinh tế thị trường đã và đang cho thấy rõ điều đó. Qua tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và cuối cùng kết thúc một vòng luân chuyển vốn. Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nhưng muốn đẩy mạnh khâu tiêu thụ đòi hỏi các nhà quản lý phải sử dụng nhiều công cụ và biện pháp khác nhau, trong đó hạch toán kế toán là công cụ quan trọng, không thể thiếu để tiến hành quản lý các hoạt động kinh tế, kiểm tra việc sử dụng, quản lý tài sản, hàng hóa nhằm đảm bảo tính năng động, sáng tạo và tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Nhờ có những thông tin kế toán cung cấp các nhà quản lý doanh nghiệp mới biết được tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thế nào, kết quả kinh doanh trong kì ra sao để từ đó làm cơ sở vạch ra chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề trên, qua quá trình thực tập ở công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn, được sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Phạm Xuân Viễn cùng sự quan tâm chỉ bảo của các anh chị trong phòng kế toán công ty, em nhận thấy kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả hoạt động kinh doanh là bộ phận hết sức quan trọng nên luôn luôn đòi hỏi phải được hoàn thiện. Vì vậy, em quyết định đi sâu nghiên cứu công tác kế toán của công ty với đề tài: “Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn”. 2. Mục tiêu nghiên cứu a) Mục tiêu chung Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu chủ yếu là hoàn thiện thêm mặt lý luận về tổ chức công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các biện pháp tài chính nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm để giải quyết một số vướng mắc trong thực tiễn hạch toán kế toán hiện tại. b) Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu tình hình thực tế về tiêu thụ sản phẩm và công tác kế toán xác định kết quả tại công ty nhằm đưa ra một số kiến nghị để cơ quan tham khảo. Học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thực tế cho bản thân. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp biện chứng: xét các mối quan hệ biện chứng của các đối tượng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh trong thời gian, không gian cụ thể. - Phương pháp thu thập số liệu: a) Số liệu sơ cấp: Quan sát, thu thập tài liệu từ công ty cũng như tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến công tác nghiên cứu từ những nhân viên kế toán tại đơn vị thực tập và theo vốn hiểu biết của bản thân. b) Số liệu thứ cấp: + Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp: bảng CĐKT, bảng báo cáo kết quả HĐKD, phiếu thu, phiếu chi + Thu thập thêm thông tin từ báo chí ( báo Sài Gòn Tiếp Thị, ) và Internet. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tổ chức công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh và các biện pháp tài chính nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn - Là công ty chuyên sản xuất và cung cấp cho thị trường các sản phẩm bánh kẹo, chế biến thực phẩm công nghiệp. Trên cơ sở đó xác lập mô hình tổ chức công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở công ty đang áp dụng, đồng thời cải tiến thêm để hoàn thiện hệ thống hạch toán kế toán cho doanh nghiệp. Đề tài này xin được giới hạn trong phạm vi hoạt động kinh doanh sản xuất của Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn. Người viết chỉ nghiên cứu quá trình tiêu thụ sản phẩm, chi phí, doanh thu trong thời gian đầu năm 2010 ( Quý I ). Các số liệu được thu thập từ phòng kế toán của công ty. 5. Bố cục khóa luận Khóa luận gồm có 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận – kiến nghị. Trong phần nội dung có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Chương 2: Thực trạng và tình hình hoạt động của Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn. Chương 3: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn. Trong điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế cả về thời gian và sự hiểu biết của bản thân, vì vậy bài làm chắc chắn không thể tránh được thiếu sót, kính mong sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của quý Thầy cô và các bạn giúp khóa luận được hoàn thiện hơn. Luận văn dài 87 trang

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1839 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o khách hàng 3.2.4.2. Bán hàng cho khách hàng Franchise (Công ty vừa được hưởng doanh thu bán hàng vừa được hưởng doanh thu dịch vụ) Ngày 12/03, Công ty bán 576 cái bánh bông lan cuốn lá dứa cho Công ty TNHH Phát Thực Phẩm, giá bán chưa thuế là 1060đ/cái, tổng giá trị thanh toán là 671.616đ (đã bao gồm 10% thuế GTGT), chưa thu tiền. Căn cứ Hóa đơn GTGT, kế toán ngầm định khoản: Nợ TK 1311 : 671.616 Có TK 5112 : 610.560 Có TK 33311 : 61.056 Cuối tháng 3, doanh thu bán hàng cho công ty TNHH Phát Thực Phẩm là 22.995.000đ, nên doanh thu dịch vụ mà công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn được hưởng là 689.950đ (3% trên doanh thu của tháng 3 chưa bao gồm thuế GTGT). Kế toán định khoản nghiệp vụ trên: Nợ TK 1311 : 758.935 Có TK 5113 : 689.950 Có TK 33311 : 68.995 Căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán tiến hành ghi vào Nhật ký chung: NHẬT KÝ CHUNG Tháng 3/2010 Đvt: Đồng CHỨNG TỪ DIỄN GIẢI SỐ HIỆU TK SỐ TIỀN SỐ NGÀY NỢ CÓ 25632 34630 12/03 31/3 Số dư đầu kỳ Bán hàng cho Công ty TNHH Phát Thực Phẩm Doanh thu từ phí thương hiệu 1311 5112 33311 1311 5113 33311 671.616 758.935 610.560 61.056 689.950 68.985 Tổng phát sinh 1.430.551 1.430.551 Biểu 2: Nhật ký chung nghiệp vụ bán hàng cho khách hàng Franchise 3.2.4.3. Xuất kho hàng hóa biếu tặng nhân viên và xuất cho các Bakery (cửa hàng thuộc hệ thống nội bộ của Công ty) Ngày 19/3, xuất kho 15 cái bánh kem sữa tươi 1,5 tấc biếu tặng nhân viên, giá thành 40.000đ/cái. Nợ TK 6418 :600.000 Có TK 5112 : 600.000 Ngày 20/3 xuất 20 cái bánh bông lan cuốn đặc biệt cho cửa hàng Bakery Cách Mạng Tháng 8, với giá vốn là 20.455đ/cái. Nợ TK 1361 : 409.100 Có TK 5112 : 409.100 Trường hợp xuất hàng hóa biếu tặng nhân viên, công ty sẽ phát hành phiếu quà tặng, nhân viên được đến bất cứ cửa hàng Bakery nào trong hệ thống và lấy bánh. Khi đó, kế toán cửa hàng sẽ ghi nhận lại, cuối tháng gửi chứng từ liên quan đến phòng kế toán của công ty để ghi nhận. Trường hợp xuất cho cửa hàng thuộc hệ thống nội bộ công ty thì phòng bán hàng xuất phiếu xuất kho (hóa đơn tạm) làm căn cứ để ghi nhận doanh thu. Khi cửa hàng bán hàng sẽ xuất hóa đơn GTGT cho khách hàng. Cuối ngày, kế toán cửa hàng sẽ gửi tiền hàng và báo cáo tổng hợp thu - chi về cho kế toán công ty. Cuối quý, căn cứ vào chứng từ đó, kế toán ghi nhận và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Căn cứ vào Hóa đơn GTGT kế toán tiến hành ghi vào Nhật Ký Chung: Nhật Ký Chung Tháng 03/2010 Đvt : Đồng Chứng Từ DIỄN GIẢI SỐ HIỆU TK SỐ TIỀN SỐ NGÀY NỢ CÓ PXK 30190 PXK 30250 19/3 20/3 Số dư ĐK Xuất biếu tặng nhân viên Xuất bán cho Bakery CMT8 6418 5112 1361 5112 600.000 409.100 600.000 409.100 Tổng phát sinh 1.009.100 1.009.100 Biểu 3: Nhật ký chung nghiệp vụ xuất kho biếu tặng nhân viên và cửa hàng nội bộ 3.3. Kế toán điều chỉnh các khoản giảm trừ doanh thu 3.3.1. Kế toán chiết khấu thương mại Chiết khấu thương mại được công ty áp dụng đối với những khách hàng thường xuyên và mua hàng với số lượng lớn. Ví dụ như công ty quy định khi khách hàng mua hàng với giá trị thanh toán từ 5.000.000 đ trở lên sẽ được công ty chiết khấu 1% trên giá trị thanh toán đó. Thông thường, khi chiết khấu cho người mua thì kế toán viết hóa đơn trừ thẳng vào số tiền thanh toán trên hóa đơn. Để hạch toán chiết khấu thương mại, công ty sử dụng tài khoản 521. Tài khoản 521 có 2 tài khoản cấp 2: Tài khoản 5211 “Chiết khấu thương mại hàng hóa” Tài khoản 5212 “Chiết khấu thương mại thành phẩm” 3.3.2. Kế toán hàng bán bị trả lại Hàng bán bị trả lại (nếu có) thường là bánh kem do quá trình vận chuyển làm mất đi hình dạng ban đầu hoặc kem bị tan chảy, hoặc bánh mì tươi do sơ suất trong quá trình đóng gói, bảo quản, nên khi vận chuyển đến khách hàng, một số bánh không đúng mẫu, không đúng chất lượng nhưng những trường hợp này rất ít xảy ra. Hàng bán bị trả lại phải có văn bản đề nghị ghi rõ số lượng, đơn giá và giá trị hàng bán trả theo chứng từ nhập kho. Đối với những khách hàng là siêu thị thì công ty qui định được quyền trả hàng nhưng chỉ được trả khoảng 2%/tháng/tổng trị giá hàng mua vào. Đối với khách hàng là trường học và các khách hàng khác như: khách hàng Franchise, khách hàng công ty, khách hàng bán lẻ…thì không được trả hàng, trừ trường hợp hàng sai mẫu, không phù hợp đơn đặt hàng thì mới được quyền trả lại. Sau khi công ty đã chấp nhận yêu cầu trả hàng của khách hàng và hàng đã nhập lại kho thì tùy từng trường hợp mà công ty sẽ thanh toán lại cho khách hàng. Nếu khách hàng chưa thanh toán tiền hàng cho công ty, thì số tiền của lô hàng bị trả lại sẽ được cấn trừ vào số nợ của khách hàng. Còn nếu khách hàng đã thanh toán tiền hàng, thì công ty sẽ thanh toán lại cho khách hàng bằng tiền mặt hay thực hiện hình thức đổi hàng mới. Để hạch toán hàng bán bị trả lại, công ty sử dụng tài khoản 531. Tài khoản 531 có 2 tài khoản cấp 2: Tài khoản 5311 “Hàng bán bị trả lại – Hàng hóa” Tài khoản 5312 “Hàng bán bị trả lại – Thành phẩm” 3.3.3. Kế toán giảm giá hàng bán Tại Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô không có giảm giá hàng bán và kế toán không sử dụng tài khoản 532 để phản ánh phần giảm giá hàng bán. Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được bên bán chấp nhận một cách đặc biệt trên giá đã thỏa thuận trong hóa đơn vì hàng kém chất lượng mà khách hàng không trả lại hàng hay để giữ khách hàng đối với khách hàng mới. Nhưng ở công ty không thực hiện phương án này. Nếu hàng không đúng chất lượng (nếu có) thì khách hàng sẽ được trả lại hàng chứ công ty không thực hiện hình thức giảm giá hàng bán. Thay vào đó, ở công ty sử dụng hình thức chiết khấu thương mại đối với khách hàng mua với số lượng lớn. 3.3.4. Trình tự hạch toán Phiếu nhập kho Bảng tổng hợp chiết khấu Nhật Ký Chung Sổ Chi Tiết 521, 531 Sổ Cái 521, 531 Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Sơ đồ 3.2: Sơ đồ trình tự hạch toán vào Sổ Chi Tiết, Sổ Cái TK 521, 531 3.3.5 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty a) Chiết khấu thành phẩm cho Công ty TNHH Phát Thực Phẩm Ngày 14/03, công ty xuất hàng bán cho Công ty TNHH Phát Thực Phẩm với tổng giá trị thanh toán là 5.955.125đ (đã bao gồm thuế GTGT), đã thu bằng tiền mặt. Nợ TK 1111 : 5.955.125 Có TK 5112 : 5.413.750 Có TK 33311 : 541.375 Do Công ty TNHH Phát Thực Phẩm mua với số lượng lớn (trên 5.000.000đ) nên được chiết khấu 1% trên giá bán chưa thuế. Nợ TK 5212 : 54.138 Nợ TK 33311 : 5.413 Có TK 1111 : 59.551 Căn cứ vào Hóa đơn GTGT, bảng chi hoa hồng, bảng tổng hợp chiết khấu, kế toán ghi vào số Nhật Ký Chung: NHẬT KÝ CHUNG Tháng 03/2010 Đvt: Đồng CHỨNG TỪ DIỄN GIẢI SỐ HIỆU TK SỐ TIỀN SỐ NGÀY NỢ CÓ 27620 14/03 Số dư đầu kỳ Bán cho công ty TNHH Phát Thực Phẩm Chiết khấu cho công ty TNHH Phát Thực Phẩm 1111 5112 33311 5212 33311 1111 5.955.125 54.138 5.413 5.413.750 541.375 59.551 Tổng phát sinh 6.014.676 6.014.676 Biểu 4: Nhật ký chung nghiệp vụ chiết khấu thành phẩm cho khách hàng b) Nhập kho hàng bán bị trả lại Ngày 20/03 siêu thị Co.op Đinh Tiên Hoàng trả lại 5 cái bánh mì chà bông mặn đã mua ngày 05/03, với giá bán 3.600đ/cái. Nợ TK 5312 : 18.000 Nợ TK 33311 : 1.800 Có TK 1311 : 19.800 Ngày 23/03, chi nhánh DNTN ảnh màu Minh Trang gửi trả hàng cho công ty do hàng sai mẫu, trị giá 258.500 (đã bao gồm thuế GTGT 10%). Nợ TK 5312 : 235.000 Nợ TK 33311 : 23.500 Có TK 1311 : 258.500 Vì việc trả lại 5 cái bánh mì chà bông mặn (do bánh bị hư trước hạn dùng), nằm trong giới hạn qui định của Công ty (Công ty quy định siêu thị được quyền trả 2%/tháng/doanh số bán) nên công ty đã chấp nhận cho siêu thị trả hàng. Công ty chấp nhận việc trả hàng của chi nhánh DNTN ảnh màu Minh Trang là do Công ty làm sai mẫu. NHẬT KÝ CHUNG Tháng 03/2010 Đvt:Đồng CHỨNG TỪ DIỄN GIẢI SỐ HIỆU TK SỐ TIỀN SỐ NGÀY NỢ CÓ 30256 32164 20/03 23/03 Số dư đầu kỳ Hàng bán bị trả lại của siêu thị Co.op Đinh Tiên Hoàng Hàng bán bị trả lại của DNTN Minh Trang 5312 33311 1311 5312 33311 1311 18.000 1.800 235.000 23.500 19.800 258.500 Tổng phát sinh 278.300 278.300 Biểu 5: Nhật ký chung ghi nhận nghiệp vụ hàng bán bị trả lại của công ty 3.4. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ tại công ty 3.4.1 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 3.4.1.1. Kế toán doanh thu thuần Tại công ty, Doanh thu thuần được xác định là hiệu số của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ( trường hợp khách hàng Franchise) với các khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. Sau đây là Sổ Cái TK 511 “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” tháng 03/2010 tại công ty Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn SỔ CÁI Tháng 03/2010 Tên TK: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Số hiệu:511 Đơn vị: đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tk đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ 0 0 12/03 25632 12/03 Bán hàng cho Công ty TNHH Phát Thực Phẩm 1311 610.560 … …… …… ………………… …… ………... …………… 13/03 28588 13/03 Xuất kho cho công ty công ty CP Green River Woor & Lumber 1311 9.158.727 …… …….. …..... ………………… …… ………….. …………… 14/03 27620 14/03 Bán cho công ty TNHH Phát Thực Phẩm Chiết khấu cho công ty TNHH Phát Thực Phẩm 1111 1111 54.138 5.413.750 17/03 28600 17/03 Bán hàng cho công ty TNHH TM & DV Ngọc Huệ 1111 1.192.000 19/3 PXK 30190 19/3 Xuất biếu tặng nhân viên 6418 600.000 …… …….. …..... ………………… …… ………….. …………… 20/3 PXK 30250 20/3 Xuất bán cho Bakery CMT8 1361 409.100 …… …….. …..... ………………… …… ………….. …………… 20/03 30256 20/03 Hàng bán bị trả lại của siêu thị Co.op Đinh Tiên Hoàng 1311 18.000 …… …….. …..... ………………… …… ………….. …………… 31/03 34630 31/03 Doanh thu từ phí thương hiệu 1311 689.950 31/03 1587 31/03 K/c doanh thu bán thành phẩm 911 5.871.742.726 31/03 1587 31/03 K/c doanh thu dịch vụ 911 107.261.360 31/03 - Cộng phát sinh tháng 3 5.979.004.086 5.979.004.086 31/03 - Cộng lũy kế từ đầu quý 1 20.354.978.100 20.354.97.100 Ngày 31 tháng 03 năm 2010 Người lập biểu Kế toán trưởng Tổng Giám Đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Biểu 6: Sổ Cái tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty Kế toán giá vốn hàng bán Kế toán giá vốn hàng bán tại công ty bao gồm các chi phí như: chi phí nguyên vật liệu mua về để sản xuất (bột, đường, trứng, sữa, kem, phẩm màu…), chi phí bao bì dùng đóng gói sản phẩm, chi phí công cụ, dụng cụ, chi phí nhân công (chi phí trả cho công nhân làm việc tại phân xưởng), các khoản hao hụt, mất mát hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường thiệt hại do trách nhiệm cá nhân gây ra. a) Phương pháp xác định giá vốn hàng bán Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và sử dụng phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ để xác định giá xuất kho hàng hoá, thành phẩm. Theo phương pháp này thì trong tháng kế toán chỉ theo dõi số lượng hàng xuất bán và đến cuối tháng mới tính giá vốn hàng bán dựa trên giá đơn vị bình quân cả kỳ của thành phẩm đó theo công thức sau: Giá thực tế Số lượng Giá đơn vi thành phẩm i = thành phẩm i * bình quân cả kỳ xuất bán xuất bán thành phẩm i Trong đó: Giá đơn vị Trị giá thành phẩm i + Trị giá thành phẩm i bình quân cả kỳ = tồn đầu kỳ nhập trong kỳ thành phẩm i Số lượng TP i + Số lượng TP i tồn đầu kỳ nhập trong kỳ Căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho thành phẩm, kế toán ghi vào sổ chi tiết thành phẩm và lập bảng kê nhập xuất kho thành phẩm, hàng hóa theo giá thành kế hoạch. Thành phẩm trong kho luôn biến động do nhập những sản phẩm đã sản xuất xong và xuất thành phẩm để tiêu thụ, vì vậy phải được lập chứng từ một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác đúng qui định trong chế độ chứng từ kế toán. Chứng từ nhập xuất là cơ sở hợp lý để tiến hành nhập xuất thành phẩm ở kho và ghi chép kế toán thành phẩm ở bộ phận kế toán, qua đó kế toán thực hiện việc quản lý và giám sát tình hình dự trữ, nhập xuất thành phẩm. b) Tài khoản và chứng từ sử dụng - Tài khoản áp dụng: Kế toán sử dụng tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” + Tài khoản 6321 “Giá vốn hàng bán – Hàng hóa” + Tài khoản 6322 “Giá vốn hàng bán – Thành phẩm” + Tài khoản 6323 “Giá vốn hàng bán – Bánh trung thu” + Tài khoản 6324 “Giá vốn hàng bán – Bao bì đóng gói” - Chứng từ sử dụng: Để phản ánh giá vốn hàng bán, tại công ty có các chứng từ sau: + Hợp đồng mua bán: do hai bên thoả thuận ký kết, trong hợp đồng ghi rõ về yêu cầu hàng hóa, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, địa điểm giao dịch, phương tiện vận chuyển. + Đơn đặt hàng: là cơ sở thực hiện các giao dịch, là bằng chứng phát sinh những khiếu nại (nếu có). + Các chứng từ nhập, xuất kho thành phẩm, hàng hóa sử dụng tại công ty gồm có: phiếu nhập kho, thẻ kho, phiếu xuất kho… + Báo cáo nhập - xuất – tồn thành phẩm. + Trường hợp gửi hàng đi bán thì lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. + Cuối tháng kế toán tập hợp các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và lên báo cáo Nhập – xuất – tồn thành phẩm để xác định giá vốn hàng bán trong tháng. c) Trình tự hạch toán vào sổ cái tài khoản 632 Đơn đặt hàng Bảng báo giá Hợp đồng mua bán Phiếu xuất kho Phiếu nhập kho Nhật Ký Chung Sổ Chi Tiết 632 Sổ Cái 632 Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Sơ đồ 3.3: Sơ đồ trình tự hạch toán vào Sổ Chi Tiết, Sổ Cái TK 632. Sau đây là Sổ Cái TK 632 “Giá vốn hàng bán” tháng 03/2010 tại công ty: Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn SỔ CÁI Tháng 03/2010 Tên TK: Giá vốn hàng bán Số hiệu:632 Đơn vị: Đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tk đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ 0 0 01/03 11979 01/03 Xuất cho Bakery Trần Hưng Đạo-Q1 1551 546.019 … …… …… ……………… …… ………... …………… 12/03 20769 12/03 Bán cho Cty TNHH Phát Thực Phẩm 1551 9.420.800 …… …….. …… ……………… …… ………….. …………… 23/03 37065 23/03 Hàng bán trả lại của DNTN Minh Trang 1551 195.000 …… …….. …..... ………………… …… ………….. …………… 31/03 1588 31/03 K/c Giá vốn TP 911 3.677.950.565 31/03 1588 31/03 K/c Giá vốn bao bì 182.960.087 31/03 1594 31/03 K/c Giá vốn hàng hóa 911 410.660.751 31/03 - Cộng phát sinh tháng 3 4.271.571.403 4.271.571.403 31/03 - Cộng lũy kế từ đầu quý 1 15.143.095.200 15.143.095.200 Ngày 31 tháng 03 năm 2010 Người lập biểu Kế toán trưởng Tổng Giám Đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Biểu 7: Sổ Cái tài khoản giá vốn hàng bán tại công ty Kế toán doanh thu hoạt động tài chính Hoạt động tài chính tại công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô không phải là hoạt động mang tính chất thường xuyên. Một số hoạt động tài chính tại công ty có thể kể đến là: lãi tiền gửi ngân hàng, thu lãi từ hợp đồng cho vay. Để hạch toán doanh thu hoạt động tài chính, công ty sử dụng tài khoản 515 theo đúng quy định của Bộ Tài Chính. Tài khoản 515 có 4 tài khoản cấp 2: Tài khoản 5151: Lãi hoạt động đầu tư – kinh doanh. Tài khoản 5152: Lãi hoạt động đầu tư – chứng khoán. Tài khoản 5153: Lãi do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ. Tài khoản 5154: Lãi hoạt động đầu tư tài chính khác. Khi phát sinh doanh thu hoạt động tài chính, kế toán tập hợp chứng từ, định khoản, nhập liệu vào máy tính, đồng thời tiến hành ghi vào Sổ Chi Tiết tài khoản 515 và cuối tháng máy tính sẽ tự động kết chuyển lên Sổ Cái tài khoản 515. Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn SỔ CÁI Tháng 03/2010 Tên tài khoản: Doanh thu tài chính Số hiệu:515 Đơn vị: Đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tk đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ 0 0 02/03 1096 02/03 Lãi tiền gửi nhập vốn NH Đông Á 1121 28.750.000 02/03 1097 02/03 Lãi có kỳ hạn nhập vốn 1121 14.519.684 16/03 1112 16/03 Thu tiền lãi hợp đồng cho vay 1121 12.900.000 25/03 1125 25/03 Lãi tiền gửi NH Ngoại Thương 1.964.659 31/03 1027 31/03 Lãi tiền gửi tháng 03- NH Công Thương 8 1121 67.001 31/03 1593 31/03 K/c doanh thu hoạt động tài chính 1121 58.201.344 31/03 - Cộng phát sinh tháng 3 58.201.344 58.201.344 31/03 - Cộng lũy kế từ đầu quý 1 300.253.500 300.253.500 Ngày 31 tháng 03 năm 2010 Người lập biểu Kế toán trưởng Tổng Giám Đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Biểu 8: Sổ Cái tài khoản doanh thu hoạt động tài chính tại công ty Kế toán chi phí hoạt động tài chính Chi phí hoạt động tài chính tại công ty rất ít khi phát sinh. Thông thường nội dung của chi phí hoạt động tài chính tại công ty là lãi tiền vay phải trả do đi vay, khoản chênh lệch lỗ do mua bán hàng hoá bằng ngoại tệ (USD). Công ty sử dụng tài khoản 635 theo đúng qui định của Bộ Tài Chính Tài khoản 6351: Chi phí hoạt động đầu tư – kinh doanh. Tài khoản 6352: Chi phí hoạt động đầu tư – chứng khoán. Tài khoản 6353: Lỗ do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ. Tài khoản 6354: Chi phí hoạt động đầu tư tài chính khác. Khi phát sinh chi hoạt động tài chính, kế toán tập hợp chứng từ, định khoản, nhập liệu vào máy tính, đồng thời ghi vào Sổ Chi Tiết tài khoản 635, cuối tháng máy tính sẽ tự động kết chuyển lên Sổ Cái tài khoản 635. Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn SỔ CÁI Tháng 03/2010 Tên tài khoản: Chi phí tài chính Số hiệu:635 Đơn vị: Đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tk đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ 0 0 10/03 0526 10/03 Thanh toán hợp đồng tài chính 02.04.05 kỳ 54 1121 1.237.493 23/03 0563 23/03 Thanh toán hợp đồng tài chính 11.04.04 kỳ 19 1121 3.810.941 24/03 0936 24/03 Kết chuyển chênh lệch tỷ giá thanh toán 220 USD-tỷ giá 17701 331 2.621 27/03 0889 27/03 Kết chuyển lỗ tỷ giá do thanh toán hợp đồng tài chính 11.04.04 kỳ 19 315 1.301.966 31/03 1587 31/03 K/c chi phí thuê TC 911 3.788.810 31/03 1587 31/03 Kết chuyển chi phí chênh lệch tỷ giá 911 1.259.624 31/03 - Cộng phát sinh tháng 3 5.048.434 5.048.434 31/03 - Cộng lũy kế từ đầu quý 1 19.630.450 19.630.450 Ngày 31 tháng 03 năm 2010 Người lập biểu Kế toán trưởng Tổng Giám Đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Biểu 9: Sổ Cái tài khoản chi phí hoạt động tài chính tại công ty 3.4.1.5. Kế toán chi phí bán hàng Chi phí bán hàng phát sinh tại công ty bao gồm những khoản chi phí như: chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả nhân viên bán hàng, chi phí tiếp thị, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí vật liệu, bao bì, công cụ, dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền như chi phí quảng cáo, chi phí phục vụ việc bán hàng,… a) Nguyên tắc hạch toán Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa, thành phẩm như: phiếu xuất kho, phiếu chi, kế toán mở sổ theo dõi và phản ánh vào Nhật Ký Chung. Đến cuối tháng, toàn bộ chi phí bán hàng được công ty kết chuyển cho thành phẩm, hàng hoá bán ra trong kỳ. b) Chứng từ sử dụng Công ty sử dụng các chứng từ sau: phiếu đề nghị mua hàng, giấy đề nghị thanh toán, phiếu chi, bảng phân tích lương, bảng lương, các hóa đơn mua ngoài phục vụ bộ phận bán hàng… c) Tài khoản sử dụng Để phản ánh chi phí bán hàng, công ty sử dụng tài khoản 641 theo đúng quy định của Bộ Tài Chính. Tài khoản 641 có 6 tài khoản cấp 2: Tài khoản 6411 “Chi phí nhân viên bán hàng”. Tài khoản 6412 “Chi phí vật liệu bao bì” Tài khoản 6413 “Chi phí công cụ - dụng cụ” Tài khoản 6414 “Chi phí khấu hao TSCĐ” Tài khoản 6417 “Chi phí dịch vụ mua ngoài” Tài khoản 6418 “Chi phí bằng tiền khác” d) Trình tự hạch toán Bảng lương Phiếu chi Nhật Ký Chung Sổ Chi Tiết TK 641 Sổ Cái TK 641 Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Sơ đồ 3.4: Sơ đồ trình tự hạch toán vào Sổ Chi Tiết, Sổ Cái TK 641 Khi nhận được giấy đề nghị xuất chi của bộ phận bán hàng, kế toán thanh toán tiến hàng lập phiếu chi, chuyển phiếu chi cho kế toán trưởng và ban giám đốc ký duyệt, sau đó kế toán thanh toán chuyển cho thủ quỹ tiến hàng chi tiền. Sau kế toán thanh toán nhập số liệu vào Nhật Ký Chung, Sổ Chi Tiết TK 641. Cuối tháng kế toán căn cứ vào sổ Nhật Ký Chung, kiểm tra lại tính chính xác của các dữ liệu liên quan, kết chuyển vào Sổ Cái TK 641. Mẫu Sổ Cái tài khoản chi phí bán hàng tại công ty tháng 03/2010 như sau: Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn SỔ CÁI Tháng 03/2010 Tên tài khoản: Chi phí bán hàng Đơn vị:đồng Số hiệu:641 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tk đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ 0 0 01/03 01542 01/03 Xuất nguyên liệu cho xe 0929 1523 279.600 ……. …… ……. ………………… …… ………….. .................. 31/03 01609 31/03 15%BHXH Công ty đóng CNV Tân Tạo 3383 3.429.000 31/03 01610 31/03 2%BHYT Công ty đóng CNV Tân Tạo 3384 457.200 31/03 01611 31/03 2%KPCĐ Công nhân viên Tân Tạo 3382 457.200 …….. … ……. ……………… …… …………. ………….. 31/03 1587 31/03 K/c chi phí nhân viên bán hàng 911 220.046.270 31/03 1587 31/03 K/c chi phí khấu hao 911 45.431.772 31/03 1587 31/03 Kết chuyển chi phí bằng tiền khác 911 84.118.220 31/03 - Cộng phát sinh T3 439.215.166 439.215.166 31/03 - Cộng lũy kế từ đầu quý 1 1.630.200.670 1.630.200.670 Ngày 31 tháng 03 năm 2010 Người lập biểu Kế toán trưởng Tổng Giám Đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Biểu 10: Sổ Cái tài khoản chi phí bán hàng tại công ty 3.4.1.6. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh tại Công ty bao gồm các khoản: tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho BGĐ và nhân viên quản lý ở các phòng ban, chi phí vật liệu, đồ dùng chung cho doanh nghiệp, các khoản thuế, lệ phí, bảo hiểm, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác chi chung cho toàn doanh nghiệp. a) Nguyên tắc hạch toán Tùy vào tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty, tùy vào từng thời kỳ, từng mùa vụ mà có chính sách phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp hợp lý. Chẳng hạn vào các dịp lễ, tết, trung thu, noel…lượng hàng mà công ty tung ra thị trường rất lớn, năng suất làm việc tăng lên gấp đôi, có khi là gấp ba. Do đó chi phí quản lý doanh nghiệp vào những tháng này tăng đáng kể. Vì vậy công ty không thể tính hết toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp trong thời kỳ này để xác định kết quả tiêu thụ mà một phần phân bổ cho những tháng có ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nhưng thông thường cũng như hạch toán chi phí bán hàng. Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa, thành phẩm như: phiếu xuất kho, phiếu chi…kế toán mở sổ theo dõi và phản ánh vào Nhật Ký Chung. Đến cuối tháng, toàn bộ chi phí bán hàng được công ty kết chuyển cho thành phẩm, hàng hoá bán ra trong kỳ. b) Chứng từ sử dụng Bảng lương nhân viên văn phòng Giấy đề nghị thanh toán Phiếu chi… c) Tài khoản áp dụng Để hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp, công ty sử dụng tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” theo đúng qui định của Bộ Tài Chính. Tài khoản 642 có 7 tài khoản cấp 2: TK 6421 “Chi phí nhân viên văn phòng” TK 6422 “Chi phí vật liệu quản lý” TK 6423 “Chi phí đồ dùng văn phòng” TK 6424 “Chi phí khấu hao TSCĐ” TK 6425 “Thuế, phí và lệ phí” TK 6427 “Chi phí dịch vụ mua ngoài” TK 6428 “Chi phí khác bằng tiền” d) Trình tự hạch toán Bảng lương Phiếu chi Nhật Ký Chung Sổ Chi Tiết TK 642 Sổ Cái TK 642 Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Sơ đồ 3.5: Sơ đồ trình tự hạch toán vào Sổ Cái, Sổ Chi Tiết TK 642 e) Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty Ngày 23/03 làm bánh làm mẫu đem trưng bày, trị giá 12.500đ Nợ 6422: 12.500đ Có 1521: 12.500đ Ngày 25/03, chi tiền xăng đi thu tiền khách hàng Franchise là 65.000đ Nợ 6427: 65.000đ Có 1111: 65.000đ Ngày 28/03, tiền điện tháng 03/2009 phải nộp cho công ty điện lực là 302.960đ. Nợ 6427: 302.960đ Có 1111: 302.960đ - Cuối tháng kế toán căn cứ vào sổ Nhật Ký Chung, kiểm tra lại tính chính xác của các dữ liệu liên quan, kết chuyển vào Sổ Cái TK 642. Mẫu Sổ Cái tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp tháng 03/2010 như sau: Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn SỔ CÁI Tháng 03/2010 Tên tài khoản: Chi phí quản lý doanh nghiệp. Đơn vị:đồng Số hiệu:642 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tk đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ 0 0 01/03 60016 01/03 Chi tiền phí gửi xe INNOVA 1111 600.000 01/03 60017 01/03 Phí chuyển khoản 1121 5.000 …… ……. ……. ……………… ….. ………… …………. 28/03 63265 28/03 Tiền điện phải trả 1111 302.960 …… ……. ……. ……………… ….. ………… …………. 31/03 64223 31/03 Chi lương tháng 3 3341 36.398.833 31/03 3013 31/03 Khấu hao máy quay phim 2141 85.250 …… ……. …….. ……………… ….. ………… …………. 31/03 1587 31/03 K/c chi phí nhân viên quản lý 911 260.236.312 31/03 1587 31/03 K/c CCDC quản lý 911 44.238.408 31/03 1587 31/03 K/c chi phí khấu hao 911 30.021.764 31/03 1587 31/03 K/c chi phí DVMN 911 75.924.669 31/03 1587 31/03 K/c chi phí vật liệu quản lý 911 4.883.800 31/03 1587 31/03 K/c chi phí khác-quản lý 911 96.189.817 31/03 - Cộng số phát sinh T3 511.494.770 511.494.770 31/03 - Cộng lũy kế từ đầu Q1 1.750.300.000 1.750.300.000 Ngày 31 tháng 03 năm 2010 Người lập biểu Kế toán trưởng Tổng Giám Đốc Biểu 11: Sổ Cái tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp 3.4.1.7. Kế toán các khoản thu nhập khác và chi phí khác a) Kế toán các khoản thu nhập khác Thông thường nội dung của các khoản thu nhập khác phát sinh tại công ty là khoản thu từ chiết khấu mua hàng của nhà cung cấp, khoản thu từ việc bán phế liệu, bán bánh phế, thu tiền lẻ chênh lệch giữa phiếu nhập và hóa đơn. Các khoản thu này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số thu nhập của công ty. Công ty sử dụng tài khoản 711 để hạch toán và theo dõi các khoản thu nhập khác theo đúng quy định của Bộ Tài Chính. Khi phát sinh kế toán sẽ tập hợp chứng từ liên quan, nhập liệu và định khoản vào Sổ Nhật Ký Chung, Sổ Chi Tiết tài khoản 711. Cuối tháng máy tính sẽ tự động kết chuyển vào Sổ Cái TK 711. Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn SỔ CÁI Tháng 03/2010 Tên tài khoản: Thu nhập khác Đơn vị:đồng Số hiệu: 711 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tk đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ 0 0 04/03 006818 04/03 Thu tiền chiết khấu-Công ty Đông Dương 1111 85.000 07/03 006819 01/03 Thu chênh lệch hóa đơn 1111 43.600 20/03 007236 17/03 Thu bán phế liệu 1111 495.500 ……. …….. ……. ………………… ….. ………… ……… 31/03 008936 31/03 Thu tiền bán bánh phế 1111 203.000 31/03 1587 31/03 K/c thu nhập hđ khác 911 19.030.106 31/03 - Cộng phát sinh tháng 3 19.030.106 19.030.106 31/03 - Cộng lũy kế từ đầu quý1 65.900.790 65.900.790 Ngày 31 tháng 03 năm 2010 Người lập biểu Kế toán trưởng Tổng Giám Đốc Biểu 12: Sổ Cái tài khoản thu nhập khác b) Kế toán chi phí khác Các khoản chi phí khác là các khoản chi không thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh hay hoạt động tài chính. Thông thường đó là các khoản chênh lệch giữa phiếu nhập và hóa đơn. Các khoản này là các khoản rất nhỏ, hầu như không đáng kể tại công ty . Công ty sử dụng tài khoản 811 để hạch toán và theo dõi các chi phí khác. Khi kiểm tra hoá đơn và phiếu nhập kho, kế toán ghi nhận các khoản chi chênh lệch đó. Kế toán sẽ nhập liệu và định khoản vào Nhật Ký Chung, đồng thời ghi vào Sổ Chi Tiết. Cuối tháng phần mềm sẽ tự động kết chuyển vào Sổ Cái TK 811. Sau đây là mẫu Sổ Cái TK 811 tại công ty: Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn SỔ CÁI Tháng 03/2010 Tên tài khoản: Chi phí khác Số hiệu: 811 Đơn vị: Đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tk đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ 0 0 12/03 6470012 06/03 K/c chi phí do PN chênh lệch hóa đơn 3389 1.023 31/03 6470013 31/03 K/c số dư công nợ 1311 930 31/03 1587 31/03 K/c chi phí hđ khác 911 1.953 31/03 - Cộng phát sinh tháng 3 1.953 1.953 31/03 - Cộng lũy kế từ đầu quý 1 10.500 10.500 Ngày 31 tháng 03 năm 2010 Người lập biểu Kế toán trưởng Tổng Giám Đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) Biểu 13: Sổ Cái tài khoản chi phí khác 3.4.1.8. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp a) Nguyên tắc hạch toán Hằng quý, kế toán xác định và ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong quý. Sau khi đã tính được thuế TNDN của quý, kế toán tiến hành nộp thuế của quý vào ngày cuối cùng của tháng sau quý đó. Ví dụ doanh nghiệp nộp thuế cho quý 1 là vào ngày 30/04. Cuối năm, kế toán phải xác định lại và ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm trên cơ sở tổng thu nhập chịu thuế cả năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Nếu số thuế TNDN phải nộp cả năm lớn hơn số thuế tạm nộp ở từng quý, kế toán phải ghi nhận và nộp bổ sung thuế TNDN còn phải nộp, còn nếu số thuế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế tạm nộp, thì công ty sẽ được hoàn lại số thuế chênh lệch đó. Thời điểm nộp thuế của năm là vào ngày 31/03 của năm sau. b) Chứng từ sử dụng Hóa đơn Giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào. Tờ khai thuế TNDN tạm tính (tính cho quý), tờ khai quyết toán thuế TNDN cả năm Phiếu chi. c) Tài khoản sử dụng Công ty sử dụng tài khoản 821 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” theo đúng quy định của Bộ Tài Chính. Tài khoản 821 có 2 tài khoản cấp 2: Tài khoản 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Tài khoản 8212: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Để minh họa cho tài khoản 821, duới đây là Sổ Cái TK 821 của quý 1 tại công ty Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn SỔ CÁI Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/03/2010 Tên tài khoản: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Đơn vị:đồng Số hiệu: 821 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tk đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ 0 0 31/03 1587 31/03 K/c chi phí thuế TNDN hiện hành quý 1 911 541.902.190 31/03 - 31/03 Cộng lũy kế từ đầu quý 1 541.902.190 541.902.190 Ngày 31 tháng 03 năm 2010 Người lập biểu Kế toán trưởng Tổng Giám Đốc Biểu 14: Sổ Cái tài khoản chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 3.4.1.9. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, kết quả kinh doanh của công ty là tổng hợp kết quả từ 3 hoạt động: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác, trong đó hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động chủ đạo và là chức năng chính của công ty. a) Nguyên tắc hạch toán Để xác định kết quả tiêu thụ kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ. Thực chất dưới sự hỗ trợ của phần mềm kế toán, công việc cuối kỳ của kế toán nhẹ nhàng hơn, kế toán chỉ định khoản trên sổ Nhật Ký Chung và kết chuyển khi đã kiểm tra tính chính xác của các nghiệp vụ. b) Chứng từ sử dụng Công ty sử dụng các loại Sổ như: Sổ doanh thu bán hàng, Sổ Giá vốn hàng bán, Sổ Chi phí bán hàng, Sổ Chi phí quản lý doanh nghiệp… c) Tài khoản áp dụng Công ty sử dụng tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.Tài khoản này được mở chung cho toàn bộ hoạt động trong công ty và không có tài khoản cấp 2. d) Trình tự hạch toán Các loại Sổ DTBH, GVHB, CPBH, CPQLCN, DTTC, CPTC. Nhật Ký Chung Sổ Chi Tiết TK 911 Sổ Cái TK 911 Lập báo cáo kết quả tiêu thụ Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Sơ đồ 3.6: Sơ đồ trình tự hạch toán vào Sổ Cái TK 911 và lập BCKQHĐKD Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn SỔ CÁI Tháng 03/2010 Tên tài khoản: Xác định kết quả kinh doanh Đơn vị:đồng Số hiệu:911 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tk đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ 0 0 31/03 1587 31/03 K/C doanh thu bán hàng 511 5.979.004.086 31/03 1587 31/03 K/C doanh thu tài chính 515 58.201.344 31/03 1587 31/03 K/C Thu nhập khác 711 19.030.106 31/03 1587 31/03 K/C Giá vốn hàng bán 632 4.271.571.403 31/03 1587 31/03 K/C CP bán hàng 641 439.215.166 31/03 1587 31/03 K/C CP QLDN 642 511.494.770 31/03 1587 31/03 K/C Chi phí tài chính 635 5.048.434 31/03 1587 31/03 K/C Chi phí khác 811 1.953 31/03 2039 K/C lãi hoạt động KD 421 756.722.747 31/03 2039 K/C lãi hoạt động tài chính 421 53.152.910 31/03 2039 K/C lãi hoạt động khác 421 19.028.153 Tổng phát sinh 6.056.235.536 6.056.235.536 Biểu 15: Sổ Cái tài khoản xác định kết quả kinh doanh Sơ đồ kế toán tổng hợp Để minh họa đầy đủ các khoản mục doanh thu, chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty, sau đây là sơ đồ XĐKQKD Qúy 1/2010 tại công ty: TK 632 TK 911 TK 511 15.143.095.200 15.143.095.200 15.143.095.200 20.354.978.100 20.354.978.100 20.354.978.100 (4) (1) TK 635 TK 515 19.630.450 19.630.450 19.630.450 300.253.500 300.253.500 300.253.500 (5) (2) TK 641 TK 711 1.630.200.6701.630.200.670 1.630.200.670 65.900.790 65.900.790 65.900.790 (6) (3) TK 642 1.750.300.0001.750.300.000 1.750.300.000 (7) TK 811 10.500 10.500 10.500 (8) TK 821 541.902.190 541.902.190 541.902.190 (9) TK 421 1.625.706.569 1.625.706.569 (10) (1): Kết chuyển doanh thu bán hàng sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” (2): Kết chuyển doanh thu tài chính sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” (3): Kết chuyển thu nhập khác sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” (4): Kết chuyển chi phí giá vốn hàng bán sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” (5): Kết chuyển chi phí tài chính sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” (6): Kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” (7): Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” (8): Kết chuyển chi phí khác sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” (9): Kết chuyển chi phí thuế TNDN sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” (10): Kết chuyển lãi sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” Sơ đồ 3.7: Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh của quý I/2010 3.4.3. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Thông thường, Kế toán lập báo cáo kế toán vào cuối mỗi quý. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Quý I năm 2010 Đvt: Đồng CHỈ TIÊU Mã số Số tiền 1. Tổng doanh thu 01 20.354.978.100 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 10.286.811 - Chiết khấu thương mại 4.326.913 - Hàng bán bị trả lại 5.959.898 - Giảm giá hàng bán - 3. Doanh thu thuần(10 = 01 - 02) 10 20.344.691.289 4. Giá vốn hàng bán 11 15.143.095.200 5. Lợi nhuận gộp (20 = 10 – 11) 20 5.201.596.089 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 300.253.500 7. Chi phí tài chính 22 19.630.450 8. Chi phí bán hàng 24 1.630.200.670 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 1.750.300.000 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)} 30 2.101.718.469 11. Thu nhập khác 31 65.900.790 12. Chi phí khác 32 10.500 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32) 40 65.890.290 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30+40) 50 2.167.608.759 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành (51 = 50 * 25%) 51 541.902.190 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 - 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51 – 52) 60 1.625.706.569 Biểu 16: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của quý I /2010 Theo bảng báo cáo kết quả kinh doanh trên thì trong quý I năm 2010 thuế suất thuế TNDN mà doanh nghiệp chịu là 25%. Lợi nhuận trước thuế = (Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ + Doanh thu hoạt động tài chính + Thu nhập khác) – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp – Chi phí tài chính – Chi phí khác. Như vậy tổng lợi nhuận trước thuế của quý I năm 2010 là 2.167.608.759 Vì trong quý I, chi phí quảng cáo, tiếp thị là hợp lý không vượt định mức nên Chi phí thuế TNDN hiện hành = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế * 25% Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty tạm nộp quý I là: 541.902.190 Kế toán định khoản : Nợ TK 8211: 541.902.190 Có TK 3334: 541.902.190 Kế toán tiến hành nộp thuế: Nợ TK 3334: 541.902.190 Có TK 1111: 541.902.190 Kết chuyển chi phí thuế TNDN sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”: Nợ TK 911: 541.902.190 Có TK 8211: 541.902.190 Sau đó khi xác định được lợi nhuận sau thuế, kế toán định khoản: Nợ TK 911: 1.625.706.569 Có TK 421: 1.625.706.569 Lợi nhuận của công ty trong quý I tương đối cao. Điều này thể hiện Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt động sản xuất làm cho doanh nghiệp mình ngày càng phát triển, sản phẩm của công ty đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Những yếu tố đó đã góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty. PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Từ những ngày đầu mới thành lập, Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn đã gặp không ít những khó khăn, thách thức. Song với sự nỗ lực cố gắng của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn công ty, hiện nay công ty đã chứng tỏ được sự lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng sản phẩm và khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường, bằng chứng là thương hiệu Kinh Đô ngày nay được hầu hết người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn, từ miền Nam ra miền Bắc biết đến. Đạt được những thành quả như hiện nay là nhờ công ty đã có những định hướng đúng đắn cho chiến lược sản xuất kinh doanh, sự đột phá về chất lượng và mẫu mã sản phẩm, đặc biệt trong kỹ thuật chế biến sản phẩm, ngoài việc áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại, công ty còn rất chú trọng vào công thức pha chế phụ gia, nhờ đó mà các loại bánh kẹo của công ty có mùi vị hấp dẫn và riêng biệt, lôi cuốn người tiêu dùng, đây chính là một lợi thế cạnh tranh lớn của công ty. Đồng thời công tác hạch toán kế toán của công ty trong thời gian qua đã hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, cung cấp thông tin về tài chính, kế toán một cách kịp thời và chính xác, để từ đó lãnh đạo công ty có những quyết định và chỉ đạo sản xuất kinh doanh một cách kịp thời và đúng đắn. 4.1. Nhận xét khái quát về tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán 4.1.1 Về tổ chức bộ máy kế toán: Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập trung hay còn gọi là tổ chức kế toán một cấp. Đội ngũ kế toán viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, làm việc có tinh thần trác nhiệm cao và luôn phối hợp với nhau để công việc đạt hiệu quả cao nhất. Từng phần hành kế toán được phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể cho phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của từng người, tạo điều kiện cho từng nhân viên phát huy năng lực và trình độ chuyên môn của mình. Phòng kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận và các phòng ban khác trong công ty nhằm đảm bảo các dữ liệu ban đầu được cập nhật kịp thời, chính xác và đảm bảo sự luân chuyển chứng từ theo đúng chế độ. Nhìn chung, công tác kế toán tại công ty đã chấp hành nghiêm chỉnh Luật kế toán Việt Nam, chế độ và các chuẩn mực kế toán hiện hành. Đồng thời công tác hạch toán kế toán của công ty không ngừng hoàn thiện, nâng cao về phương pháp hạch toán và tổ chức hạch toán kế toán. 4.1.2. Về tổ chức công tác kế toán Công ty đã áp dụng đúng chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định 15/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính. Các chứng từ kế toán được ghi chép một các chặt chẽ, đúng lúc, luân chuyển theo đúng trình tự và đuợc sắp xếp một cách có hệ thống. Hệ thống tài khoản được lập theo đúng quy định của Bộ Tài Chính và được chi tiết theo yêu cầu của công ty. Các báo cáo tài chính được lập theo đúng quy định, đầy đủ, kịp thời. 4.1.3. Về phương pháp hạch toán Nhìn chung, công ty đã hạch toán theo quyết định 15/QĐ-BTC và các chuẩn mực kế toán Việt Nam. Hiện tại, công ty áp dụng phần mềm kế toán Asia kết hợp với kế toán thủ công. Việc áp dụng phầm mềm kế toán đã giúp cho quá trình nhập liệu được nhanh chóng, công tác kế toán luôn đảm bảo kịp thời, khối lượng công việc kế toán được giảm nhẹ. 4.2. Nhận xét khái quát công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh Những ưu điểm Nhìn chung công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn đã áp dụng nghiêm chỉnh các chế độ và chuẩn mực kế toán hiện hành về kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh từ việc xây dựng hệ thống tài khoản, chứng từ kế toán, sổ sách kế toán đến việc lập các báo cáo tài chính, cụ thể như sau: a) Phương pháp hạch toán Về hạch toán hàng hóa nhập kho: Khi nhập kho hàng hóa mà chưa có hóa đơn, thì kế toán không hạch toán ngay vào tài khoản 331 mà hạch toán qua tài khoản trung gian 3389, như sau: Nợ TK 156 Có TK 3389 Khi đã nhận được hóa đơn của người bán thì kế toán mới hạch toán vào tài khoản 331: Nợ 3389 Có TK 331 Tài khoản 3389 được kế toán lập ra để ghi chép những nghiệp vụ mua hàng nhập kho nhưng chưa có hóa đơn, điều này cho thấy sự linh hoạt, rõ ràng trong công tác hạch toán của bộ phận kế toán. Về hạch toán doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm: Do công ty sử dụng phần mềm kế toán nên khi có nghiệp vụ bán hàng phát sinh, kế toán sẽ căn cứ vào các chứng từ liên quan và nhập số liệu lên phần mềm trong các phân hệ thích hợp. Nên công tác hạch toán doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm tại công ty được tiến hàng khá nhanh chóng. Ngoài ra, doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm còn được hạch toán chi tiết theo từng hóa đơn bán hàng, từng mặt hàng và theo từng khách hàng. Về hạch toán giá vốn hàng bán: Do thành phẩm của công ty có thời gian sản xuất ngắn và số lượng nhập xuất thành phẩm diễn ra liên tục trong ngày, trong tháng. Nên công ty sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ để tính giá vốn hàng hóa, thành phẩm để giảm bớt khối lượng công tác kế toán là khá phù hợp với công ty. Về hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu Ở công ty không áp dụng hình thức giảm giá hàng bán. Thay vào đó công ty sẽ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại đối với khách hàng mua với số lượng lớn do công ty quy định, hoặc sẽ áp dụng hình thức nhập kho hàng bán bị trả lại nếu hàng hóa, thành phẩm xuất bán của công ty bị hư hỏng, không đúng chất lượng. Do vậy công ty không sử dụng tài khoản 532 là hoàn toàn hợp lý đồng thời làm đơn giản hóa công tác kế toán tại công ty. Về tài khoản, chứng từ, sổ sách kế toán Đối với các tài khoản có tài khoản chi tiết cấp 2 ( như tài khoản 131, 641,642..) kế toán công ty đã thể hiện rất rõ từng tài khoản chi tiết trên Sổ Cái của từng tài khoản, nhờ đó kế toán có thể theo dõi chính xác nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty có hạch toán đúng không. Việc áp dụng phần mềm trong hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh đã giúp ích rất nhiều trong công tác kế toán tại công ty. Từ các chứng từ cần thiết, kế toán nhập liệu vào từng phân hệ trong phần mềm kế toán và máy tính sẽ tự động cho ra Sổ Chi Tiết và Sổ Cái của từng tài khoản. Nhờ đó có sự trợ giúp của phần mềm, các sổ sách của công ty thể hiện thông tin khá đầy đủ và chính xác, đồng thời giúp giảm bớt công việc của kế toán viên. Những tồn tại Về hạch toán doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm: Ngoài việc xuất bán hàng hóa, thành phẩm cho những khách hàng bên ngoài công ty, công ty còn xuất bán cho các cửa hàng thuộc nội bộ công ty (các Bakery) và xuất phiếu quà tặng đến các công nhân viên trong công ty nhưng kế toán không hạch toán vào tài khoản 512 “Doanh thu nội bộ” mà tất cả các nghiệp vụ bán hàng đều được hạch toán vào tài khoản 511 gồm 3 tài khoản cấp 2: TK 5111 : Doanh thu bán hàng hóa TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ (phí thương hiệu) Điều này tuy làm đơn giản hóa hệ thống tài khoản và giúp giảm bớt công việc của kế toán nhưng hạch toán như vậy là chưa đúng theo quy định của Bộ Tài Chính dù kết quả kinh doanh không thay đổi. Về hạch toán các khoản phải thu khách hàng: Đa số khách hàng mua hàng ở công ty đều thanh toán theo hình thức gối đầu, khách hàng mua hàng lần này sẽ thanh toán cho hóa đơn lần trước hoặc khách hàng sẽ thanh toán tiền hàng khi nào quá hạn mức nợ công ty cho phép. Đối với những khách hàng chậm trả tiền hàng thì công ty chỉ gửi thư nhắc nhở hoặc ngưng cung cấp hàng đến khi nào khách hàng chấp nhận thanh toán, công ty có mở sổ theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu nhưng lại không lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Điều này gây khó khăn cho công ty. Về hạch toán tận dụng phế liệu để giảm trừ chi phí: Khi xuất nguyên vật liệu vào sản xuất, chi phí được tập hợp như sau: Nợ TK 621 Có TK 152 Sau quá trình sản xuất, công ty sẽ tận dụng những phế liệu còn sử dụng được để tiếp tục sản xuất hoặc đem bán như: vỏ bao bột mì, vỏ bao đường, thùng carton…để giảm trừ chi phí sản xuất. Phần thu này hiện được kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 152 Có TK 627 Theo định khoản trên thì khi nguyên vật liệu xuất vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì phế liệu thu hồi được giảm trừ từ chi phí sản xuất chung. Hạch toán như vậy không giống theo quy định. Về cách tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm: Kế toán công ty sử dụng phương pháp tỷ lệ định mức để tính chi phí sản phẩm dở dang nhưng chỉ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp vào sản phẩm dở dang. Như vậy là tập hợp còn sót, chưa đầy đủ dẫn đến thành phẩm sản xuất trong kỳ phải luôn chịu tất cả chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, điều này làm giá thành sản phẩm bị cao hơn thực tế. Công ty cần tập hợp cả 3 loại chi phí này một cách chính xác hơn. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Sau quá trình tìm hiểu về kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn, em nhận thấy việc hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty còn có những hạn chế nhất định như trên. Dưới đây là một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty: Về hạch toán doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm: Công ty nên sử dụng tài khoản 512 để theo dõi doanh thu tiêu thụ nội bộ theo đúng chế độ kế toán, tách biệt với doanh thu tiêu thụ ra bên ngoài để tiện việc theo dõi và phản ánh đúng bản chất của phương thức tiêu thụ. Khi đó, khi xuất kho hàng hoá biếu tặng nhân viên bằng hình thức phát phiếu quà tặng, kế toán ghi: Nợ TK 6418 Có TK 5121 Về hạch toán khoản phải thu khách hàng: Nợ phải thu chiếm phần lớn trong doanh thu bán hàng của công ty, vì thế để đề phòng rủi ro không thu được tiền, công ty nên lập dự phòng đối với các khoản nợ phải thu khó đòi vào cuối mỗi niên độ kế toán. Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập kỳ này > số dư khoản dự phòng lập kỳ trước: Doanh nghiệp lập dự phòng bổ sung. Khi đó kế toán hạch toán: Nợ TK 642 Có TK 139 Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập kỳ này < số dư khoản dự phòng lập kỳ trước: Doanh nghiệp phải hoàn nhập khoản chênh lệch. Khi đó kế toán hạch toán: Nợ TK 139 Có TK 642 Nếu có khoản nợ xác định không thu được và tiến hành xóa nợ, kế toán ghi: Nợ TK 139 Nợ TK 642 Có TK 131, 138 Đồng thời kế toán ghi: Nợ TK 004 Nếu số nợ đã xóa nhưng sau đó lại thu hồi được kế toán căn cứ vào số thực thu để hạch toán: Nợ TK 111, 112 Có TK 004 Có TK 711 Về hạch toán tận dụng phế liệu để giảm trừ chi phí: Khi tận dụng những phế liệu còn sử dụng được vào sản xuất hoặc đem bán lấy tiền thì chi phí từ phế liệu thu hồi phải được giảm trừ từ tập hợp chi phí sản xuất chứ không phải từ chi phí sản xuất chung. Vì thế kế toán nên hạch toán như sau: Nợ TK 152 Có TK 154 KẾT LUẬN Trong bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào, tiêu thụ thành phẩm ( hàng hóa) cũng là một trong những khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất xã hội. Quá trình diễn ra như thế nào sẽ đồng nghĩa với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như thế đó. Nhất là trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, tiêu thụ hàng hóa đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu thì việc tổ chức kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm đòi hỏi càng phải hoàn thiện hơn. Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn từ ngày thành lập đến nay đã không ngừng lớn mạnh, vượt qua những khó khăn, thách thức của thời kỳ hội nhập cùng ảnh hưởng của làm phát...Tuy vậy, giờ đây công ty đã khẳng định hình ảnh và uy tín của mình trên thương trường. Yếu tố dẫn đến sự thành ngày hôm nay đó là nhờ năng lực quản lý của ban lãnh đạo công ty với nhờ sự nhạy bén đã nắm bắt thông tin kịp thờ, nhanh chóng, chính xác kết hợp với trình độ chuyên môn vững vàng và sự năng động, sáng tạo của tập thể cán bộ công nhân viên đã đưa công ty nhanh chóng hòa nhập vào môi trường kinh doanh hiện đại. Qua quá trình thực tập, em đã rút ra được nhiều bài học bổ ích, so sánh được giữa thực tế tại công ty và lý thuyết đã học ở trường. Công tác hạch toán kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty nói riêng đã tương đối hợp lý nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định cần phải được hoàn thiện hơn. Mặc dù kiến thức về chuyên môn và kiến thức thực tế của em còn nhiều hạn chế nhưng em vẫn xin mạnh dạn đưa ra những ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cho đúng với chuẩn mực kế toán Việt Nam. Tuy nhiên, vì thời gian tìm hiểu còn hạn chế, trình độ kiến thức chuyên môn chưa sâu sắc nên bài khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót hoặc có những ý kiến chưa thực sự xác đáng. Vì vậy, em mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn và của các anh chị trong phòng kế toán tại Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Kinh Đô Sài Gòn để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyên lý kế toán: Tác giả: PGS.TS Nguyễn Việt – PGS.TS Võ Văn Nhị TS. Bùi Văn Dương – TS. Trần Văn Thảo Nhà xuất bản Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2006 62 Nguyễn Thị Minh Khai, Q1. Kế Toán Tài Chính: Tác giả: PGS.TS Võ Văn Nhị (Chủ biên) TS.Trần Anh Hoa – TS.Nguyễn Ngọc Dung TS.Nguyễn Xuân Hưng Nhà xuất bản Tài Chính – Số 1B Nguyễn Công Trứ, Hà Nội, Năm 2006. Kế Toán Tài Chính Tác giả: PGS.TS Phan Đức Dũng (Chủ biên) Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, khoa Kinh tế, Nxb Thống kê, Năm 2006. Chế Độ Kế Toán Việt Nam – Bộ Tài Chính Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội Tp.HCM, Năm 2006. Đặng Thị Thùy Liên. Khóa luận tốt nghiệp năm 2009 trường Đại Học Tôn Đức Thắng “ Kế Toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh” website: www.kinhdo.vn google.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoaluanhoanthanh_1952.doc
Tài liệu liên quan