Như vậy, khi dùng phương pháp giá hạch toán, việc hạch toán chi tiết thành phẩm trên các chứng từ nhập, xuất, các sổ (thẻ ) kế toán chi tiết thành phẩm được ghi theo giá hạch toán; còn việc hạch toán tổng hợp thành phẩm nhất thiết phải ghi theo giá thực tế. Kế toán chi tiết thành phẩm được mở theo từng kho, từng loại , từng nhóm và từng thứ thành phẩm.
b. Hạch toán tiêu thụ theo phương pháp kê khai thường xuyên ở các doanh nghiệp tính thuế GTGT bằng phương pháp khấu trừ.
Có nhiều phương thức tiêu thụ khác nhau được tiến hành trên thị trường. Tuỳ theo đặc điểm sản phẩm, khách hàng, theo sự linh hoạt trong tổ chức công tác tiêu thụ mà mỗi đơn vị lựa chọn một hoặc một vài phương thức tiêu thụ để áp dụng cho phù hợp với đặc điểm tiêu thụ của doanh nghiệp trong số các phương thức tiêu thụ sản phẩm sau:
- Hạch toán tiêu thụ theo phương thức trực tiếp.
- Hạch toán tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng theo hợp đồng.
- Hạch toán tiêu thụ theo phương thức bán hàng đại lý, ký gửi.
- Hạch toán tiêu thụ theo phương thức bán hàng trả góp.
61 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Xí nghiệp Gỗ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợi cho việc phân công chuyên môn hoá cán bộ kế toán, thuận lợi cho điện toán kế toán tuy vậy công việc đối chiếu lại bị dồn vào cuối tháng .
Theo hình thức này, kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh sử dụng các loại sổ sau:..
*Sổ tổng hợp:
- Sổ Cái tài khoản: 131, 155, 157, 511. 512, 632, ,641,642,421, 911
-Sổ Nhật ký bán hàng.
-Sổ Nhật ký chung.
-Sổ Nhật ký quỹ.
* Sổ chi tiết :
- Sổ chi tiết tài khoản 511, 512, 131, 641, 642,.
- Sổ theo dõi thuế GTGT.
- Sổ theo dõi thuế GTGT được hoàn lại.
- Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm.
V. Báo cáo kế toán.
Để giám sát chặt chẽ tình hình tài sản, tình hình hoạt động của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế tài chính và công tác kế hoạch hoá cần phải có báo cáo kế toán.
Báo kế toán là phương thức tổng hợp số liệu theo chỉ tiêu kế toán tài chính, phản ánh một cách toàn diện tình hình hoạt động của doanh nghiệp sau một kỳ kế toán. Trong phạm vi hoạt động tiêu thụ thành phẩm, xác định kết quả kinh doanh Báo cáo kế toán gồm báo cáo quản trị(Phục vụ cho công tác quản lý trong doanh nghiệp) và Báo cáo tài chính( nộp cho các cơ quan cấp trên):
* Báo cáo quản trị gồm:
- Báo cáo sản lượng sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ.
- Báo cáo doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.
- Báo cáo chi phí lưu thông.
- Báo cáo tình hình thanh toán .
- Báo cáo doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.
- Báo cáo tông hợp tiêu thụ.
Báo cáo tài chính: Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh phải lập “ Báo cáo kết quả kinh doanh mẫu số B02- DN”
Phần thứ hai
Thực trạng kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp Gỗ Hà Nội
A - Khái quát chung về Xí nghiệp Gỗ Hà Nội
Tên đơn vị : Xí nghiệp Gỗ Hà Nội
Tên giao dịch: Xí nghiệp Gỗ Hà Nội
Trụ Sở : Số 2 Chương Dương Độ - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội
(Ngoài đê sông Hồng)
I. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp gỗ Hà Nội.
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Xí nghiệp được hình thành từ những năm sau giải phóng Thủ đô (năm 1956). Xí nghiệp đã trải qua nhiều thăng trầm, tách ra nhập vào nhiều lần. Địa bàn sản xuất của Xí nghiệp trước đây rộng khoảng 5ha; Hầu hết là nhà xưởng cấp 4 được xây dựng từ năm 1956 - 1960, nhà mái tôn, mái ngói kết cấu tường bao khung gỗ. Cùng với thời gian và do nước lũ hàng năm nhà xưởng đã xuống cấp, Xí nghiệp phải thường xuyên sửa chữa và gia cố để đảm bảo cho sản xuất của Xí nghiệp.
Cơ sở vật chất kỹ thuật: máy móc cũ và lạc hậu, hiệu quả thấp. Hiện nay hầu hết các thiết bị đã khấu hao hết. Xí nghiệp đã đánh giá lại nhưng chỉ thích ứng với sản xuất hàng loạt, số lượng nhiều (phù hợp với thời kỳ bao cấp). Thiết bị lại cồng kềnh, khó di chuyển nên không thích ứng với điều kiện sản xuất hiện nay.
Năm 1992, UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 3162/QĐ-UB thành lập Xí nghiệp gỗ Hà Nội. Xí nghiệp chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, tự trang trải chi phí và có doanh lợi dưới sự quản lý của Nhà nước.
Trong điều kiện thị hiếu tiêu dùng của nhân dân ngày càng cao về mặt chất lượng, hình thức cũng như mặt lượng các sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo về kỹ thuật cũng như mỹ thuật. Xí nghiệp đã không ngừng cải tiến công nghệ sản xuất cho ra đời hàng loạt sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng ngày càng cao.
Hiện nay nhu cầu tiêu dùng của thị trường rất lớn song Xí nghiệp mới chỉ đáp ứng được một phần. Sản phẩm của Xí nghiệp ngày càng phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó, lãnh đạo Xí nghiệp đã quyết định cải tiến và đầu tư thêm một số thiết bị máy móc nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để có sức cạnh tranh trên thị trường và phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước
2. Tình hình hoạt động sản xuất và nhiệm vụ chính của xí nghiệp Gỗ
Hà Nội.
Xí nghiệp gỗ Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính và chịu sự quản lý của Sở Công nghiệp Hà Nội.Ngành nghề kinh doanh chính của Xí nghiệp hiện nay là những sản phẩm có kết cấu hoàn toàn bằng gỗ hoặc chiếm tỷ trọng lớn là gỗ gồm những mặt hàng chủ yếu như: Bàn ghế, tủ, giường, ốp tường, ốp trần, phào, vách ngăn và các trang trí nội thất khác như cầu thang, tủ bếp...
Xí nghiệp thực hiện hoạt động SXKD theo luật định, không ngừng nâng cao hiệu quả, đáp ứng ngày càng nhiều sản phẩm hàng hoá về đồ mộc dân dựng, đồ mộc trạm khảm, thủ công mỹ nghệ, đồ mộc bọc cao cấp, các công trình nội thất và cót ép các loại, phục vụ mọi đối tượng khách hàng.
Xí nghiệp gỗ Hà Nội có nhiệm vụ sản xuất gia công đồ gỗ dân dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, cụ thể là:
- Xí nghiệp chủ động đề ra phương hướng hoạt động hàng năm và kế hoạch phát triển nhiều năm, coi đó là mục tiêu lâu dài trong định hướng hoạt động của Xí nghiệp.
- Trên cơ sở kế hoạch SXKD hàng năm Xí nghiệp xác định phương án sản phẩm mặt hàng, lựa chọn công nghệ thiết bị và thực hiện áp dụng cơ cấu tổ chức sản xuất phù hợp, nhằm thực hiện tốt kế hoạch mục tiêu đề ra mang lại hiệu quả thiết thực.
- Chủ động xây dựng chương trình nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đưa vào thực hiện trong hoạt động SXKD. Lập chương trình đầu tư xây dựng, nâng cấp các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ SXKD và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chủ động mở rộng mọi hình thức liên kết kinh tế với cá nhân, tập thể trong các thành phần kinh tế khác (kể cả liên doanh hợp tác với nước ngoài khi cấp trên cho phép).
- Chủ động sắp xếp bộ máy quản lý bố trí cán bộ, ban hành các nội quy, quy chế thích hợp, đầy đủ phục vụ công tác chỉ huy điều hành SXKD của Xí nghiệp.
- Chọn các hình thức trả lương, thực hiện rộng rãi lương khoán, lương sản phẩm trên cơ sở xây dựng định mức đơn giá hợp lý phù hợp các chính sách tiền lương hiện hành của Nhà nước. Thực hiện các hình thức thưởng trong Xí nghiệp trên cơ sở quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, làm đòn bẩy trong việc tăng năng suất lao động tại Xí nghiệp.
- Chủ động lựa chọn, rà soát, bổ xung lao động theo yêu cầu thực tế. Xây dựng đội ngũ lao động có kiến thức nghề nghiệp có tác phong công nghiệp và ý thức chấp hành cao.
- Trong điều kiện hiện nay, để đạt được thành công trước hết Xí nghiệp phải quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh đúng chế độ, đạt hiệu quả bảo toàn và phát triển vốn, chấp hành chế độ pháp luật, chính sách của Nhà nước. Kết quả hoạt động của một số năm gần đây được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
1998
1999
2000
Tổng doanh thu
Triệu đồng
3.829,17
4.073,58
4.543,87
Doanh thu thuần
Triệu đồng
3.706,64
3.922,25
4.423,99
Giá vốn hàng bán
Triệu đồng
1.924,15
2.087,71
2.266,58
Chi phí quản lý DN
Triệu đồng
322,12
343,85
392,07
Lợi nhuận thuần
từ hoạt động KD
Triệu đồng
1.460,37
1.490,69
1.765,34
Thu nhập bình
quân người/ tháng
Nghìn đồng
650
730
800
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Sản phẩm chính của Xí nghiệp là các mặt hàng được làm từ gỗ như: bàn ghế, giường tủ, ốp tường, ốp trần, phào, vách ngăn và các trang trí nội thất khác như cầu thang, tủ bếp.…Chính vì vậy mà quy trình công nghệ để sản xuất ra sản phẩm gồm các bước sau:
- Từ gỗ rừng tự nhiên qua khâu cưa, xẻ, pha, cắt thành hộp ván với qui cách kích thước hợp lý cho từng loại sản phẩm.
- Tiến hành xử lý thuỷ phần nước trong gỗ theo tỷ lệ nhất định bằng 2 phương pháp:
+ Hong phơi tự nhiên.
+ Đưa vào lò sấy gỗ với nhiệt độ nhất định để đạt từ 12 - 14% thuỷ phần.
- Sau khi sấy khô được sơ chế thành các chi tiết sản phẩm trên các thiết bị máy theo dây chuyền.
- Sau khi được các sản phẩm sơ chế thì chuyển sang bộ phận mộc tay tinh chế và lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm.
- Khâu cuối cùng là làm đẹp sản phẩm bằng phương pháp thủ công là đánh véc ni hay sơn mài...
Đối với sản phẩm kết hợp với fooc, nhựa đã được thực hiện từ khâu mộc tay, lắp ráp cho đến khâu hoàn thiện sản phẩm (Kèm sơ đồ công nghệ).
Qui trình công nghệ sản xuất hàng mộc
Phân xưởng xẻ
(Xẻ ra ván)
Gỗ mua vào
Kiểm tra chất
lượng KCS
Phân xưởng mộc
máy làm chi tiết
sản phẩm
Sản phẩm
nhập kho
Bộ phận đánh
véc ni
Các loại gỗ foóc
và gỗ dán
Phân xưởng mộc
tay làm chi tiết
sản phẩm
II. tổ chức sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
Hiện nay Xí nghiệp có 02 phân xưởng sản xuất chính là phân xưởng xẻ và phân xưởng mộc:
- Phân xưởng xẻ: Từ gỗ cây xẻ thành => Thành khí, gỗ ván
(Phân xưởng có 02 tổ sản xuất)
- Phân xưởng mộc (Có 03 tổ sản xuất)
+ Tổ mộc máy.
+ Tổ mộc tay.
+ Tổ véc ni.
Ngoài ra, Xí nghiệp có một số phân xưởng phụ, dịch vụ, gia công cho bên ngoài. Phân xưởng cơ điện phục vụ cho các phân xưởng sản xuất chính.
III. tổ chức bộ máy quản lý tại xí nghiệp
Là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, trực thuộc Sở công nghiệp, Xí nghiệp tổ chức bộ máy quản lý theo cấp:
Giám đốc Xí nghiệp: Chỉ đạo chung, chỉ đạo trực tiếp các phòng chức năng, phân xưởng và các chuyên viên giúp việc cho giám đốc đồng thời chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
Phó giám đốc: Chịu trách nhiệm giúp giám đốc chỉ đạo một số khâu trong sản xuất, điều động lao động. Tham mưu giúp giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm và đôn đốc thực hiện kế hoạch.
Các phòng ban chức năng gồm có:
+ Phòng Tổ chức - Hành chính và Bảo vệ: là phòng nghiệp vụ tổng hợp, tham mưu giúp giám đốc quản lý các lĩnh vực công tác, tổ chức nhân sự hành chính quản trị, bảo vệ nội bộ công tác y tế và các mặt an toàn xã hội tại Xí nghiệp.
+ Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật - Vật tư: là phòng nghiệp vụ tổng hợp có chức năng tham mưu giúp Giám đốc trong công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch SXKD từng quý, từng năm và nhiều năm. Nghiên cứu áp dụng công nghệ mới, kỹ thuật thiết bị tiên tiến, thiết kế tạo dáng sản phẩm để đưa vào sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Giúp giám đốc xây dựng và thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu chính phụ.
+ Phòng Kế toán tài chính.
Sơ đồ Bộ máy tổ chức quản lý SXKD của Xí nghiệp:
giám đốc
phòng kt-tc
phòng kh-kt vật tư
phó giám đốc
phòng tc-hc bảo vệ
ngành dịch vụ
phân xưởng cơ điện
phân xưởng mộc
phân xưởng xẻ
IV. Tổ chức Bộ máy kế toán
1. Bộ máy kế toán và hình thức tổ chức kế toán của Xí nghiệp
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý nói trên, phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý, bộ máy kế toán của Xí nghiệp được tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện trọn vẹn ở phòng Kế toán tài chính của Xí nghiệp.
Phòng Kế toán tài chính của Xí nghiệp là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và thực hiện giúp Giám đốc về lĩnh vực thống kê kế toán tài chính, đồng thời có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch và chấp hành các chính sách, quy tắc chế độ kế toán thống kê.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ và cũng để phù hợp với quy mô, đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý, Phòng Kế toán tài chính được biên chế 7 người (2 nam, 5 nữ) và được tổ chức theo các phần hành kế toán như sau:
Kế toán trưởng đồng thời là kế toán tổng hợp chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán tài chính, hạch toán kinh tế. Tổng hợp số liệu kế toán toàn Xí nghiệp, lập báo cáo hàng tháng.
Kế toán vật tư kiêm thủ quỹ: Thực hiện theo dõi tình hình biến động của nguyên vật liệu tại kho, hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song. Cuối tháng tổng hợp số liệu, lập Báo cáo vật liệu tồn kho. Khi có yêu cầu, bộ phận kế toán nguyên vật liệu và các bộ phận chức năng khác tiến hành kiểm kê kho vật tư, đối chiếu với sổ sách kế toán. Ngoài ra chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của Xí nghiệp. Hàng ngày căn cứ vào các phiếu thu và phiếu chi để xuất hoặc nhập quỹ, ghi sổ quỹ phần thu chi. Cuối ngày đối chiếu với sổ quỹ của kế toán tiền mặt.
Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng kiêm Kế toán tiền lương: Viết phiếu thu, phiếu chi, phát hành séc, uỷ nhiệm chi,…hàng tháng lập kế hoạch tiền mặt gửi lên cho Ngân hàng có quan hệ giao dịch. Cuối tháng lập NKCT số 1, số 2, số 4; Bảng kê số 1, số 2. Hàng tháng căn cứ vào sản lượng và đơn giá lương của các Phân xưởng, hệ số lương gián tiếp để tính ra quỹ lương gián tiếp. Cuối tháng lập Bảng thanh toán lương, Bảng phân bổ số 1 và Bảng tập hợp chi phí.
Kế toán công nợ: Có trách nhiệm theo dõi các khoản nợ phải thu phải trả trong Xí nghiệp và giữa Xí nghiệp với khách hàng. Ghi sổ chi tiết cho từng đối tượng, cuối tháng lập NKCT số 5, số 10 và Bảng kê số 11.
Kế toán tài sản cố định và nguồn vốn: Có nhiệm vụ phân loại và tính khấu hao TSCĐ hiện có của Xí nghiệp, cuối tháng lập Bảng phân bổ số 3, NKCT số 9.
Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành: Lập Báo cáo nguyên vật liệu, căn cứ vào Bảng phân bổ số 1, Bảng tổng hợp chi phí để ghi vào Bảng kê số 4 tính giá thành theo phương pháp giản đơn.
Kế toán thành phẩm và tiêu thụ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất kho thành phẩm ghi sổ chi tiết thành phẩm đến cuối tháng lập Bảng kê số 8, Bảng kê số 11 và ghi Sổ cái các tài khoản có liên quan.
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp được khái quát qua sơ đồ sau:
Kế toán trưởng kiêm Kế toán tổng hợp
Kế toán
vật tư kiêm
thủ quĩ
K kế toán
Tm & tgnh
Va kiêm kế
Toán tiền
Lương
Kế
toán
công
nợ
Kế toán TSCĐ
kiêm Kế toán nguồn vốn
Kế toán
Chi phí
Và tính
Giá
Thành
Kế toán
thành phẩm
và tiêu thụ
2. Hệ thống chứng từ đang áp dụng tại Xí nghiệp
Lao động tiền lương gồm có: Bảng chấm công; Bảng thanh toán tiền lương; Phiếu nghỉ hưởng BHXH; Bảng thanh toán BHXH; Bảng thanh toán tiền thưởng; Phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành; Phiếu báo làm thêm giờ.
Hàng tồn kho: Phiếu nhập kho; Phiếu xuất kho; Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; Thẻ kho; Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá.
Bán hàng: Hoá đơn bán hàng, Hoá đơn cước vận chuyển, Hoá đơn dịch vụ; Hoá đơn tiền điện; Hoá đơn tiền nước..
.tiền tệ: Phiếu thu; Phiếu chi; Giấy đề nghị tạm ứng; Giấy thanh toán tiền tạm ứng; Biên lai thu tiền; Bảng kiểm kê quỹ (Mẫu số 07a & 07b-TT)...
Tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ; Thẻ TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ; Biên bản đánh giá lại TSCĐ...
3. Hình thức sổ kế toán và trình tự ghi sổ:
Hiện nay Xí nghiệp đang áp dụng hình thức Nhật ký Chứng từ với hệ thống sổ sách tương đối phù hợp với công tác kế toán tại Xí nghiệp, đảm bảo công việc kế toán được tiến hành thường xuyên, liên tục.
Các loại sổ kế toán hiện nay Xí nghiệp đang sử dụng:
+ Hạch toán vốn bằng tiền:
Bảng kê số 1: Ghi Nợ TK 111 ‘Tiền mặt”
Bảng kê số 2: Ghi Nợ TK 112 ‘Tiền gửi ngân hàng”
NKCT số 1: Ghi Có TK 111 ‘Tiền mặt”
NKCT số 2: Ghi Có TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”
NKCT số 3: Ghi Có TK 113 “Tiền đang chuyển”
NKCT số 4: Ghi Có TK 311, 341, 342
+ Hạch toán thanh toán với người cung cấp và mua hàng
NKCT số 5: Ghi Có TK 331 “Phải trả cho người bán”
NKCT số 6: Ghi Có TK 151 “Hàng mua đang trên đường đi”
+ Hạch toán chi phí sản xuất, kinh doanh
Bảng kê số 3: Bảng tính giá thành thực tế vật liệu và công cụ dụng cụ.
Bảng kê số 4: Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng (TK 154, 631, 621, 627).
Bảng kê số 5: Bảng kê tập hợp chi phí bán hàng (TK 641), chi phí quản lý doanh nghiệp (TK642) và chi phí đầu tư XDCB (241).
Bảng kê số 6: Bảng kê chi phí trả trước (TK142), chi phí phải trả (TK 335).
NKCT số 7: Ghi Có các TK 142, 152, 153, 154, 214, 241, 334, 335, 338, 611, 622, 627, 631.
+ Hạch toán hàng hoá, thành phẩm, doanh thu và kết quả, thanh toán với khách hàng:
Bảng kê số 8: Bảng kê nhập, xuất, tồn kho thành phẩm (TK 155),
hàng hoá (TK 156).
Bảng kê số 9: Bảng tính giá thực tế thành phẩm, hàng hoá
Bảng kê số 10: Bảng kê hàng gửi đi bán (TK 157)
Bảng kê số 11: Bảng kê thanh toán với người mua (TK 131)
NKCT số 8: Ghi Có TK 155, 156, 157, 159, 131, 511, 512, 521, 531, 532, 632, 641, 642, 711, 721, 811, 821, 911.
+ Hạch toán các nghiệp vụ khác:
NKCT số 9: Ghi Có các TK 211, 212, 213
NKCT số 10: Ghi Có các TK 121, 128, 129, 136, 138, 139, 141, 144, 161, 221, 222, 228, 229, 244, 333, 336, 344, 411, 412, 413, 414, 415, 421, 431, 441, 451, 461.
+ Sổ Cái
Trình tự ghi sổ:
- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếpvào các Nhật ký Chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
- Đối với các Nhật ký Chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán, vào bảng kê sổ chi tiết, cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê sổ chi tiết vào Nhật ký Chứng từ.
- Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và Nhật ký Chứng từ liên quan.
- Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký Chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký Chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái.
- Đối với các chứng từ có liên quan đến sổ và thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ Cái.
- Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký Chứng từ Bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo Tài chính.
4- Báo cáo kế toán:
Để giám sát chặt chẽ tình hình tài sản, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế tài chính và công tác kế hoạch hóa cần phải có báo cáo kế toán.
Báo cáo kế toán là phương thức tổng hợp số liệu theo chỉ tiêu kế toán tài chính, phản ánh một cách toàn diện tình hình hoạt động của doanh nghiệp sau một kỳ kế toán. Hệ thống Báo cáo tài chính của Xí nghiệp được lập theo 4 biểu mẫu báo cáo:
- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01 - DN
- Kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 - DN
- Lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 - DN
- Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B04 - DN
Trình tự ghi sổ kế toán theo sơ đồ
hình thức Nhật ký - Chứng từ
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Sổ quỹ và
bảng kê
Sổ (thẻ) hạch
toán chi tiết
Nhật ký – Chứng từ
Sổ cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
Báo cáo kế toán
: Ghi cuối tháng
: Quan hệ đối chiếu
: Ghi hàng ngày
B - kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại xí nghiệp gỗ hà nội
Sản phẩm của xí nghiệp gỗ hà nội sản xuất hầu hết phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng.
Xí Nghiệp Gỗ Hà Nội thực hiện tiêu thụ theo phương thức bán hàng trực tiếp, giao hàng
tại kho của xí nghiệp. Thông thường xí nghiệp chỉ sản xuất theo các đơn đặt hàng của
khách hàng, các mặt hàng của xí nghiệp không cố định mà theo sự đặt hàng của khách
cho nên sản phẩm của xí nghiệp rất đa dạng. Ngoài các đơn đặt hàng, xí nghiệp cũng
sản xuất một số mặt hàng (bàn, ghế, đồ dân dụng ...) giao cho cửa hàng giới thiệu sản
phẩm tiêu thụ.
Quá trình hạch toán tại xí nghiệp như sau:
I. Chứng từ sử dụng, quy trình lập và luân chuyển `
Kế toán tiêu thụ thành phẩm của xí nghiệp gỗ sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng làm
chứng từ gốc. Hoá đơn GTGT là căn cứ để thủ kho làm thủ tục xuất kho, và là căn cứ
để kế toán tiêu thụ ghi nhận doanh thu, còn khách hàng làm chứng từ đi đường và ghi
sổ kế toán. Đây là chứng từ có số lượng nhiều nhất trong kế toán tiêu thụ của xí nghiệp.
khi khách hàng đến nhận hàng, căn cứ vào hợp đồng đã ký kết, hay nhu cầu củ khách
hàng, phòng kế toán lập hoá đơn GTGT cho khách. Hoá đơn này được lập làm 3 liên
(đặt giấy viết than một lần):
Liên 1: lưu
Liên 2: giao cho khách hàng làm chứng từ đi đờng và ghi sổ kế toán tại đơn vị mua
Liên 3: chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục thu tiền, sau đó chuyển cho thủ kholàm thủ
tục xuất hàng, ghi thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán tiêu thụ ghi doanh thu
Ta có mẫu hoá đơn như sau:
Ngoài hoá đơn GTGT, kế toán còn sử dụng một số chứng từ sau:
- Phiếu thu : Trong trường hợp khách hàng thanh toán tiền hàng, trả nợ tiền hàng, ứng
trước tiền hàng cho xí nghiệp bằng tiền mặt. Kế toán viết phiếu thu, ghi số tiền thực
nhận từ khách hàng và lý do làm căn cứ ghi sổ.
- Phiếu chi : Được dùng trong trường hợp xí nghiệp chi tiền mặt.
- Giấy báo có của ngân hàng: Trong trường hợp khách hàng trả tiền cho xí nghiệp
bằng tiền gửi ngân hàng.
II. Tài khoản sử dụng.
Để hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ và xác định kết quả, xí nghiệp gỗ Hà Nội sử dụnh
các tài khoản sau:
- TK 511- Doanh thu bán hàng: Tài khoản này đợc chi tiết thành hai tiểukhoản :
TK 5111- Doanh thu bán thành phẩm
TK 5112- Doanh thu cung cấp dịch vụ
-TK 632- Giá vốn hàng hàng bán: Tài khoản này cũng được chi tiết thành hai tiểu khoản
TK 6321- Giá vốn thành phẩm sản xuất
TK 6322- Giá vốn dịch vụ cung cấp
-TK 531- Giảm giá hàng bán
-TK 532- Hàng bán bị trả lại
-TK 521- Chiết khấu hàng bán: Tài khoản này không chỉ hạch toán các khoản chiết
khấu cho khách hàng hưởng mà còn bao gồm cả các khoản chi phí phát sinh trong quá
trình bán hàng. Tài khoản này được chi tiết thành hai tiểu khoản:
TK 5211- Các khoản khuyến khích khách hàng.
TK 5212- Các chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng.
-TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Tài khoản này được chi tiết thành hai tiểu
khoản:
TK 6421: Lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý.
TK 6422: Các chi phí khác (KHTSCĐ, dịch vụ mua ngoài …)
-TK 911- Xác định kết quả
-TK 421- Lãi cha phân phối
Ngoài ra còn có các TK sử dụng trong thanh toán như: 111, 112, 131…
III. Trình tự tổ chức hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ và xác định kết quả
tiêu thụ tại Xí nghiệp gỗ
1. Tổ chức hạch toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm.
Quá trình tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp bao gồm quá trình chuyển giao thành
phẩm cho người mua và nhận tiền của người mua theo giá bán với phương thức tiêu
thụ trực tiếp. Ngoài ra, sản phẩm của xí nghiệp còn được tiêu thụ thông qua cửa hàng
giới thiệu sản phẩm. Thực chất hàng ở cửa hàng này chưa tiêu thụ, nhưng khi cửa hàng
giới thiệu sản phẩm lấy hàng kế toán cũmg viết hoá đơn cho nhân viên quầy hàng và
xác định doanh thu như tiêu thụ trực tiếp. Cửa hàng giới thiệu sản phẩm được coi như
một khách hàng của xí nghiệp.
Để theo dõi chi tiết doanh thu tiêu thụ thành phẩm kế toán xí nghiệp sử dụng sổ chi
tiết doanh thu. Sổ này được lập riêng cho từng tháng và ghi theo trình tự thời gian
nghiệp vụ phát sinh ( cụ thể theo khách hàng ), Không cụ thể theo loại hàng. Sổ chi tiết
doanh thu của xí nghiệp được thiết kế bổ xung thêm phần loại hàng để thuận tiện cho
công việc phân chia, tập hợp doanh thu theo loại hàng khi xác định kết quả tiêu thụ
Khi nghiệp tiêu thụ phát sinh, căn cứ vào hoá đơn GTGT (số doanh thu bán hàng ),
kế toán ghi vào sổ chi tiết bán hàng, mỗi nghiệp vụ được ghi một dòng sổ. Cuối tháng,
kế toán tổng hợp số của sổ chi tiết doanh thu để tập hợp vào nhật ký chứng từ số 8 ở
cột ghi có TK 511, đối ứng nợ các TK khác. Khi khoá sổ nhật ký chứng từ số 8, kế
toán xác định tổng số phát sinh bên có của TK 511, đối ứng nợ các TK liên quan, lấy
số tổng cộng để ghi vào sổ cái TK 511- doanh thu bán hàng.
2.Tổ chức kế toán các khoản phải thu của khách hàng
Song song với quá trình hạch toán doanh thu là việc hạch toán công nợ với khách
hàng trong những nghiệp vụ bán hàng trả chậm (bán chịu). Việc hạch toán công nợ với
khách hàng được thực hiện thông qua TK 131- Phải thu của khách hàng. Tài khoản này
được chi tiết theo từng khách hàng.
Để theo dõi tình hình thanh toán công nợ của khách hàng, kế toán xí nghiệp sử dụng
sổ chi tiết công nợ với toàn bộ khách hàng. Những khách hàng thường xuyên của xí
nghiệp được mở riêng một trang sổ, còn những khách hàng vãng lai thì được tập hợp
chung trên một trang sổ.
Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng thanh toán chậm, kế toán căn cứ trực tiếp vào hoá
đơn bán hàng ( số tổng thanh toán ) để ghi vào sổ chi tiết công nợ, phần ghi nợ TK 131.
Khi khách hàng thanh toán, căn cứ vào phiếu thu (thủ quỹ lập ) hay giấy báo có của
ngân hàng để ghi vào phần ghi có của TK 131.
Cuối tháng kế toán tổng hợp số liệu trên sổ chi tiết công nợ để ghi vào bảng kê 11,
mỗi khách hàng được ghi vào một dòng của bảng kê. Sau đó khoá sổ, tổng hợp số liệu
bảng kê phần ghi có TK 131 để vào nhật ký chứng từ số 8 (cột ghi có TK 131). Căn cứ
vào số tổng cộng của NKCT 8 để ghi vào sổ cái TK 131.
Trích : sổ chi tiết thanh toán công nợ -TK 131
Chứng từ
TK
Đối ứng
Số tiền ghi nợ
Số tiền ghi có
Số hiệu Ngày tháng
038886 03/12/99
112
30.000.000
038928 29/12/99
511
3331
188.762.000
18.876.200
------------------
-------------------
Tổng cộng
Tổ chức kế toán giá vốn hàng bán.
*Đánh giá thành phẩm nhập xuất:
Do phần lớn sản phẩm xí nghiệp sản xuất là theo các đơn đặt hàng cho nên giá thành sản xuất được tính riêng biệt cho từng đơn đặt hàng. Để xác định giá thành sản phẩm nhập kho, sau khi đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán tiêu thụ căn cứ vào phiếu tập hợp chi phí của đơn đặt hàng do kế toán giá thành cung cấp, trong phiếu này các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp được tập hợp thẳng vào phiếu khi phát sinh còn chi phí sản xuất chung thì được phân bổ ước tính cho từng đơn hàng theo tổng số giờ máy hoạt động (theo chi phí SXC của mặt hàng tương tự tháng trước ). Đến cuối tháng khi kế toán tập hợp được đầy đủ chi phí sản xuất chung thì không phân bổ chính xác lại cho các đơn hàng và chi phí thực tế phát sinh, nếu có chênh lệch thì xử lý bằng cách ghi giảm hoặc ghi tăng giá vốn hàng bán trong tháng.
Khi xuất kho thành, thành phẩm thuộc đơn hàng nào thì thì kế toán tính giá theo giá nhập của đơn hàng đó.(theo p.pháp giá thực tế đích danh)
Để theo dõi chi tiết nhập xuất kho thành phẩm kế toán sử dụng sổ chi tiết nhập xuất thành phẩm. Sổ này được lập theo thứ tự thời gian và chỉ theo dõi tình hình nhập – xuất thành phẩm, không theo dõi tình hình tồn kho thành phẩm. Thêm nữa , thành phẩm được theo dõi trực tiếp theo các đơn hàng (theo phiếu nhập kho thành phẩm hoàn thành và theo phiếu kho của đơn hàng) chứ không theo loại hàng. Định kỳ, thủ kho tập hợp toàn bộ các phiếu xuất khovà phiếu nhập kho thành phẩm hoàn thành gửi cho kế toans tiêu thụ. Căn cứ vào các chứng từ này và các phiếu tập hợp chi phí kế toán ghi vào sổ chi tiết nhập xuất thành phẩm theo các chỉ tiêu số lượng và giá trị. Từ sổ chi tiết nhập xuất thành phẩm kế toán vào sổ tổng hợp nhập xuất tồn thành phẩm
Sổ tổng hợp nhập- xuất- tồn thành phẩm được lập vào cuối mỗi tháng, tổng hợp tình hình nhập- xuất- tồn thành phẩm theo chỉ tiêu giá trị. Tại sổ này, kế toán tiến hành phân loại thành phẩm theo loại hàng tổng hợp (bàn, ghế..), sau đó kế toán tổng hợp số liệu để vào NKCT số 8 cột ghi có TK 155
Từ NKCT số 8, số liệu tổng số phát sinh bên có TK 155 đối ứng với nợ các TK liên quan được sử dụng để vào sổ cái TK 155
Mẫu phiếu nhập kho thành phẩm hoàn thành
Phiếu nhập kho thành phẩm hoàn thành
Đơn hàng số 13/12
ngày nhập 26/12/99
tại kho ông thanh
Tên sản phẩm
Đơn vị
tính
Số lượng
Ghi chú
Ghế hội trường(ghế đợi)
Cái
05
Ghế dây hội trường năm chỗ
Cái
01
Chế thử
Ghế dây hội trường ba chỗ
Cái
02
Chế thử
Ghế lim mặt tựa đệm đỏ
Cái
117
------------------
----------
Trích : sổ cái TK 155- Thành phẩm
Tháng 12/99
STT
Diễn giải
TK
Đ/Ư
Số tiền
Nợ Có
Ghi chú
Dư đầu kỳ
58.357.900
Nhập kho thành phẩm từ sx
154
176.220.232
Xuất kho thành phẩm sử dụng cho quản lý
642
23.571.310
Xuất thành phẩm bán
632
183.799.200
Dư cuối tháng
7.207.622
------------------------
Cộng
kế totổng hợp số liệu trên sổ chi tiết công nợ để ghi vào bảng kê 11,
mỗi khách hàng được ghi vào một dòng của bảng kê. Sau đó khoá sổ, tổng hợp số liệu
bảng kê phần ghi có TK 131 để vào nhật ký chứng từ số 8 (cột ghi có TK 131). Căn cứ
vào số tổng cộng của NKCT 8 để ghi vào sổ cái TK 131.
Trích : sổ chi tiết thanh toán công nợ -TK 131
Chứng từ
TK
Đối ứng
Số tiền ghi nợ
Số tiền ghi có
Số hiệu Ngày tháng
038886 03/12/99
112
30.000.000
038928 29/12/99
511
3331
188.762.000
18.876.200
------------------
-------------------
Tổng cộng
Cuối tháng kế toán tổng hợp số liệu trên sổ chi tiết công nợ để ghi vào bảng kê 11,
mỗi khách hàng được ghi vào một dòng của bảng kê. Sau đó khoá sổ, tổng hợp số liệu
bảng kê phần ghi có TK 131 để vào nhật ký chứng từ số 8 (cột ghi có TK 131). Căn cứ
vào số tổng cộng của NKCT 8 để ghi vào sổ cái TK 131.
Trích : sổ chi tiết thanh toán công nợ -TK 131
Tên khách hàng: Xí nghiệp xây dựng số 1
Chứng từ
TK
Đối ứng
Số tiền ghi nợ
Số tiền ghi có
Số hiệu Ngày tháng
038886 03/02/01
112
30.000.000
038928 29/02/01
511
3331
188.762.000
18.876.200
------------------
-------------------
Tổng cộng
3. Tổ chức kế toán giá vốn hàng bán.
* Đánh giá thành phẩm nhập xuất:
Do phần lớn sản phẩm xí nghiệp sản xuất là theo các đơn đặt hàng cho nên giá thành sản xuất được tính riêng biệt cho từng đơn đặt hàng. Để xác định giá thành sản phẩm nhập kho, sau khi đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán tiêu thụ căn cứ vào phiếu tập hợp chi phí của đơn đặt hàng do kế toán giá thành cung cấp, trong phiếu này các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp được tập hợp thẳng vào phiếu khi phát sinh còn chi phí sản xuất chung thì được phân bổ ước tính cho từng đơn hàng theo tổng số giờ máy hoạt động (theo chi phí SXC của mặt hàng tương tự tháng trước ). Đến cuối tháng khi kế toán tập hợp được đầy đủ chi phí sản xuất chung thì không phân bổ chính xác lại cho các đơn hàng và chi phí thực tế phát sinh, nếu có chênh lệch thì xử lý bằng cách ghi giảm hoặc ghi tăng giá vốn hàng bán trong tháng.
Khi xuất kho thành, thành phẩm thuộc đơn hàng nào thì thì kế toán tính giá theo giá nhập của đơn hàng đó.(theo p.pháp giá thực tế đích danh)
Để theo dõi chi tiết nhập xuất kho thành phẩm kế toán sử dụng sổ chi tiết nhập xuất thành phẩm. Sổ này được lập theo thứ tự thời gian và chỉ theo dõi tình hình nhập – xuất thành phẩm, không theo dõi tình hình tồn kho thành phẩm. Thêm nữa , thành phẩm được theo dõi trực tiếp theo các đơn hàng (theo phiếu nhập kho thành phẩm hoàn thành và theo phiếu kho của đơn hàng) chứ không theo loại hàng. Định kỳ, thủ kho tập hợp toàn bộ các phiếu xuất khovà phiếu nhập kho thành phẩm hoàn thành gửi cho kế toans tiêu thụ. Căn cứ vào các chứng từ này và các phiếu tập hợp chi phí kế toán ghi vào sổ chi tiết nhập xuất thành phẩm theo các chỉ tiêu số lượng và giá trị. Từ sổ chi tiết nhập xuất thành phẩm kế toán vào sổ tổng hợp nhập xuất tồn thành phẩm
Sổ tổng hợp nhập- xuất- tồn thành phẩm được lập vào cuối mỗi tháng, tổng hợp tình hình nhập- xuất- tồn thành phẩm theo chỉ tiêu giá trị. Tại sổ này, kế toán tiến hành phân loại thành phẩm theo loại hàng tổng hợp (bàn, ghế..), sau đó kế toán tổng hợp số liệu để vào NKCT số 8 cột ghi có TK 155
Từ NKCT số 8, số liệu tổng số phát sinh bên có TK 155 đối ứng với nợ các TK liên quan được sử dụng để vào sổ cái TK 155
Mẫu phiếu nhập kho thành phẩm hoàn thành:
phiếu nhập kho thành phẩm hoàn thành
Đơn hàng số : 13/02
Ngày nhập : 06/02/01
Tại kho : Ông thanh
Tên sản phẩm
Đơn vị
tính
Số lượng
Ghi chú
Tên sản phẩm
Đơn vị
tính
Số lượng
Ghi chú
Ghế hội trường(ghế đợi)
Cái
05
Ghế dây hội trường năm chỗ
Cái
01
Chế thử
Ghế dây hội trường ba chỗ
Cái
02
Chế thử
Ghế lim mặt tựa đệm đỏ
Cái
117
------------------
----------
Trích : sổ cái TK 155- Thành phẩm
Tháng 02/01
Đơn vị tính: đồng
STT
Diễn giải
TK
Đ/Ư
Số tiền
Nợ Có
Ghi chú
Dư đầu kỳ
58.357.900
Nhập kho thành phẩm từ sx
154
176.220.232
Xuất kho thành phẩm sử dụng cho quản lý
642
23.571.310
Xuất thành phẩm bán
632
183.799.200
Dư cuối tháng
7.207.622
------------------------
Cộng
* Hạch toán giá vốn hàng bán:
Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán vào sổ chi tiết TK 632. Cuối tháng, khoá sổ lấy số tổng cộng ghi vào NK- CT số 8. Sau khi khoá sổ NK-CT số 8, căn cứ cột phát sinh có TK 632 đối ứng nợ các TK khác, kế toán vào sổ cái TK 632.
Trích : Sổ chi tiết TK 632- Giá vốn hàng bán.
Tháng 02/01
Đơn vị tính : đồng
Chứng từ
SH NT
Nội dung
TK
Đối ứng
Số tiền
Nợ Có
212 13/02
Xuất đơn hàng số 7/01
155
61.710.260
213 14/02
Xuất đơn hàng số 16/01
155
11.066420
214 14/02
Xuất đơn hàng số 1/02
155
9.354.300
-------------------
228 29/02
Xuất đơn hàng số 5/02
155
30.720.000
Kết chuyển giá vốn hàng bán
911
233.799.200
Cộng
233.799.200 233.799.200
Trích :Sổ cái TK 632- Giá vốn hàng bán
Tháng 02/01
Đơn vị tính: đồng
STT
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
Nợ Có
Ghi chú
--------------------
Xuất bán thành phẩm
155
233.799.200
Kết chuyển giá vốn hàng bán
911
233.799.200
233.799.200
4. Tổ chức kế toán xác định kết quả
Để xác định được kết quả tiêu thụ thì ngoài việc xác định giá vốn hàng bán, còn phải tiến hành xác định chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Quá trình hạch toán kết quả tiêu thụ tại Xí Nghiệp Gỗ Hà Nội được tiến hành như sau:
* Kế toán chi phí hàng bán.
Do Xí Nghiệp Gỗ Hà Nội tiêu thụ theo phương thức tiêu thụ trực tiếp cho nên các khoản chi phí bán hàng của Xí Nghiệp hầu như ít phát sinh. Chỉ trừ một số trường hợp mà theo hợp đồng kinh tế ký kết Xí nghiệp phải thực hiện vận chuyển tơí địa điểm khác ngoài Xí nghiệp thì chi phí vận chuyển được hạch toán trực tiếp vào chi phí bán hàng. Do chi phí bán hàng hiếm phát sinh, cho nên Xí nghiệp thực hiện hạch toán chi phí bán hàng luôn vào TK 521- Chiết khấu hàng bán. Và do đó ghi giảm trực tiếp doanh thu của nghiệp vụ tiêu thụ phát sinh chi phí bán hàng. Khi nghiệp vụ phát sinh, kế toán ghi bút toán sau:
Nợ TK 521: Chi phí thực tế phát sinh
Có TK 111, 112, 331:
Sau đó căn cứ vào chứng từ (hoá đơn cước phí vận chuyển ) Kế toán ghi vào sổ chi tiết TK 521 (sổ chi tiết lập chung cho các TK 521, 531, 532 ). Cuối tháng , tổng hợp số liệu chuyển sang NK- CT số 8.
Thực tế tại Xí nghiệp Gỗ Hà Nội, các nghiệp vụ về chi phí bán hàng, các khoản giảm giá bớt giá, chiết khấu cho khách hàng hưởng rất ít khi phát sinh ( có thể là do phương thức tiêu thụ và đặc điểm của mặt hàng mà Xí nghiệp sản xuất ) do vậy việc hạch toán các tài khoản này không được chú trọng. Việc hạch toán chi phí bán hàng vào TK 521 là sai nội dung phản ánh nhưng được giải thích là một khoản khuyến khích khách hàng chứ không phải là chi phí bán hàng (do xí nghiệp thường xuất hàng giao tại kho của xí nghiệp)
* Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí của Xí Nghiệp Gỗ Hà Nội bao gồm lương bộ phận quản lý, chi phí tiếp khách, hội họp và các chi phí khác ( KHTSCĐ, Đồ dùng văn phòng, dịch vụ mua ngoài…)
Để theo dõi chi phí quản lý doanh nghiệp, xí nghiệp sử dụng bảng kê số 5. Căn cứ vào các chứng từ gốc ( bảng lương, bảng phân bổ khấu hao, lệnh chi tiếp khách …) kế toán ghi vào bảng kê số 5. Tại bảng kê số 5, cuối tháng kế toán khoá sổ và cập nhật vào NKCT số 8 cho cột ghi có của TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp ( Trích bảng kê số 5 trang sau)
Trích : sổ cái TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tháng 02/01
Đơn vị tính: đồng
STT
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
Nợ Có
Ghi
chú
Chi phí quản lý doanh nghiệp trong tháng
152
181.000
155
23.571.310
334
8.000.000
111
33.751.800
112
2.323.537
331
28.898.000
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
911
88.725.647
Cộng
88.725.647 88.725.647
* Kế toán xác định kết quả.
Cuối tháng, kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệpvào sổ chi tiết xác định kết quả tiêu thụ. Sổ này được chi tiết theo từng loại hàng và kết quả tính trên sổ là kết quả chưa trừ chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. Sau khi xác định kết quả tiêu thụ,kế toán ghi vào cột ghi có TK 911 của NK - CT số 8. Sau khi khoá sổ NK - CT số 8, kế toán xác định tổng số phát sinh bên có của TK 911 đối ứng nợ các TK liên quan để ghi vào sổ cái TK 911 nhằm xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong tháng. Kết quả này được thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh của xí nghiệp.
Trích: Sổ chi tiết xác định kết quả
Loại hàng
Doanh thu thuần
Giá vốn
Kết quả
Bàn
167.583.000
100.549.800
67.033.200
Ghế
96.948.000
56.168.800
38.779.200
Tủ
70.000.000
42.418.600
27.581.400
Giường
42.600.680
26.560.000
16.040.680
Đồ dùng khác
10.170.000
6.102.000
4.068.000
Cộng
387.201.680
233.799.200
153.402.480
Trích: Sổ cái TK 911- Xác định kết quả
Tháng 02/02
Đơn vị tính: đồng
STT
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
Nợ Có
Ghi chú
Kết chuyển doanh thu
bán hàng
511
387.201.680
Kết chuyển giá vốn hàng bán
632
233.799.200
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
642
88.725.647
Tổng số phát sinh
322.524.874 387.201.680
Kết chuyển lãi
421
64.676.833
Cộng
387.201.680 387.201.680
IV. Tổ chức báo cáo kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Xí Nghiệp Gỗ Hà Nội.
Xí Nghiệp Gỗ Hà Nội không lập báo cáo doanh thu mà chỉ lập báo cáo kết quả kinh doanh trong tháng. Cuối tháng, sau khi đã hoàn tất công việc khoá sổ kế toán và tổng hợp số liệu, kế toán lập báo cáo kết quả kinh doanh trong tháng trình giám đốc. Căn cứ để lập báo là các sổ chi tiết TK 511, 521, 632, 911, và cụ thể số liệu lập báo cáo được lấy trên sổ chi tiết xác định kết quả.
Báo cáo kết quả kinh doanh tháng 12/99
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Số tiền
Tổng doanh thu
387.201.680
Các khoản giảm trừ doanh thu
##
Doanh thu thuần
387.201.680
Giá vốn hàng bán
233.799.200
Lợi nhuận gộp
153.402.480
Chi phí quản lý doanh nghiệp
88.725.647
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
64.676.833
Cụ thể là:
Loại hàng
Doanh thu thuần
Giá vốn
Kết quả
Bàn
167.583.000
100.549.800
67.033.200
Ghế
96.948.000
56.168.800
38.779.200
Tủ
70.000.000
42.418.600
27.581.400
Giường
42.600.680
26.560.000
16.040.680
Đồ dùng khác
10.170.000
6.102.000
4.068.000
Cộng
387.201.680
233.799.200
153.402.480
Trên đây là toàn bộ thực trạng công tác tổ chức hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại xí nghiệp Gỗ Hà Nội. So với lý thuyết,thì trong thực tế kế toán Xí Nghiệp Gỗ Hà Nội đã thực hiện một số cải biến phù hợp với tình hình cụ thể của đơn vị, công tác kế toán tại xí nghiệp đã đạt được những kết quả đáng kểnhư việc tổ chức bộ máy gọn nhẹ, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của xí nghiệp, tổ chức sổ chi tiết có khả năng cung cấp thông tin chi tiết cho quản lý…. Ta có sơ đồ khái quát hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại xí nghiệp như sau:
Chứng từ gốc
Sổ chi tiết
công nợ
Sổ chi tiết
doanh thu
Sổ chi tiết nhập
xuất thành phẩm
Bảng kê số 5
NK- CT số 8
Sổ tổng hợp
nhập- xuất- tồn
thành phẩm
Bảng kê số 11
Báo cáo
Sổ cái các TK
Phần thứ ba
Hoàn thiện hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Xí Nghiệp Gỗ Hà Nội
Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
Kế toán là một công cụ phục vụ cho công tác quản lý, chế độ kế toán mang tính thực thi trong một thời kỳ nhất định. Trong những thời kỳ khác nhau thì quan điểm quản lý khác nhau dẫn đến hạch toán cũng khác nhau.
Khi bước sang cơ chế thị trường, cơ chế thay đổi thì cách quản lý cũng thay đổi. Trước đây trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp không thể chủ động trong kinh doanh, không tự tính đến chi phí kết quả vì nhà nước bao cấp từ khâu đầu đến khâu cuối của sản xuất và tiêu thụ. Các doanh nghiệp không phải lo tìm kiếm thị trường tiêu thụ, không phải lo đa dạng mặt hàng mặt hàng sản xuất….tát cả đều thực hiện theo chỉ tiêu nhà nước giao cho và chỉ thực hiện khâu sản xuất sản phẩm. Nhưng nay việc quản lý đó không còn nữa, nhà nước đã cho các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong kinh doanh theo phương thức hạch toán độc lập, lấy thu bù chi để có lãi, chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản của mình. Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt, nhà quản lý không có được thông tin chính xác và trung thực để giúp họ có quyết định đúng đắn. Kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh là vấn đề mà họ quan tâm hàng đầu. Doanh nghiệp không thể phát triển được nếu kinh doanh đạt hiệu quả thấp. Vì vậy, quản lý tốt quá trình bán hàng, tăng doanh thu, giảm chi phí là một trong những yêu cầu cơ bản, bức xúc của tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Xác định kết quả kinh doanh là yêu cầu quan trọng của kế toán nhằm cung cấp thông tin về hiệu quả của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, quản lý tốt công tác xác định kết quả sẽ giúp cho nhà quản lý có được thông tin chính xácvà nhanh nhất về kết quả hoạt động của doanh nghiệp, để từ đó có những quyết định điều chỉnh kịp thời.
Tóm lại, quản lý công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tốt sẽ góp phần tăng cường hiệu quả của công tác quản lý doanh nghiệp, do đó hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả là một trong những yêu cầu thiết yếu nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay.
II. Đánh giá khái quát về công tác tổ chức hạch toán kế toán tại xí nghiệp Gỗ hà Nội.
Là một đơn vị ra đời trong bối cảnh nền kinh tế đã chuyển đổi sang cơ chế thị trường, Xí Nghiệp Gỗ Hà Nội đã cố gắng vươn lên vượt qua những khó khăn trở ngại do mặt trái của cơ chế thị trường. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay sự nhạy bén trong công tác quản lý kinh tế, quản lý sản xuất đã trở thành đòn bẩy tích cựccho quá trình phát triển của xí nghiệp.
Qua một thời gian tìm hiểu thực tế tại xí nghiệp, em nhận thấy công tác tổ chức kế toán của xí nghiệp nhìn chung là tốt. Bộ máy kế toán hơi cồng kềnh so với cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, .Hình thức sổ xí nghiệp sử dụng là Nhật ký – Chứng từ tuy thuận tiện cho công tác tính giá thành và hạch toán tiêu thụ,nhưng không thực sự phù hợp với qui mô của xí nghiệp. Chứng từ ban đầu được lập và luân chuyển theo một quy trình chặt chẽ và đúng chế độ. Về sổ ké toán, ngoài những sổ sách theo mẫu in sẵn ( đặc trưng của hình thức NKCT là sổ sách được in sẵn theo mẫu do bộ tài chính phát hành), xí nghiệp đã tự thiết kế các sổ chi tiết phù hợpvới tính chất hoạt dộng của xí nghiệp để thuận tiện cho việc quản lý.
Tóm lại, công tác tổ chức kế toán tại xí nghiệp gỗ Hà Nộiđược tổ chức một cách khoa học chặt chẽ, tuy nhiên trong quá trình chuyên môn hoá công tác kế toán của xí nghiệp vẫn còn một số tồn tại. Để tăng cường hơn nữa vai trò của công tác kế toán trong công tác quản lý, Xí Nghiệp Gỗ Hà Nội nên hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức nói chung và công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả nói riêng.
III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả của Xí Nghiệp Gỗ Hà Nội
Sau một thời gian tìm hiểu thực tế tại Xí Nghiệp Gỗ Hà Nội, em xin mạnh đưa ra một số đề xuất nhỏ nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả của xí nghiệp như sau:
1. Về bộ máy kế toán
Bộ máy ké toán của xí nghiệp gồm 7 người khá là cồng kềnh và công việc kế toán lại thao tác bằng tay mà khối lượng công việc lại nhiều nên dễ dẫn đến mọi việc sẽ chồng chéo nhau
2. Về chứng từ ban đầu sử dụng
Xí Nghiệp Gỗ Hà Nội sử dụng hoá đơn GTGT làm chứng từ gốc theo em là chưa thật hợp lý. Bởi vì các nghiệp vụ bán hàng của xí nghịêp nhiều và tiêu thụ theo phương thức trực tiếp, khi bán hàng ngoài hoá đơn GTGT xí nghiệp còn phải lập theo phiếu xuất kho, do đó làm tăng số lượng chứng từ và khối lượng công việc phải thực hiện cũng tăng thêm.
Để khắc phục điều này, XNGHN nên sử dụng chứng từ bán hàng kiêm phiếu xuất kho thay cho hoá đơn GTGT và phiêú xuất kho lập rời. Điều này sẽ giúp giảm nhẹ khối lượng công việc và số lượng chứng từ phải lập và lưu giữ.
3. Về các sổ chi tiết sử dụng
Khi hạch toán doanh thu tiêu thụ, kế toán xí nghiệp sử dụng sổ chi tiết doanh thu theo tiêu thức chung là khách hàng, tuy nhiên khi xác định kết quả thì lại tập hợp theo từng mặt hàng chính là bàn, ghế, giường, tủ…..vậy để thuận tiện hơn trong hạch toán và lập báo cáo nội bộ xí nghiệp nên lập thêm sổ tổng hợp doanh thu theo các mặt hàng như mẫu sau:
Mẫu sổ tổng hợp doanh thu
Nội dung
Loại hàng Khách hàng
TK
đối
ứng
Đơn vị
tính
Doanh thu
Số lượng Thành tiền
1.Bàn:
- Bàn vi tính
- Bàn ăn
--------
112
111
Cái
Cái
4.364.000
04 2.544.000
-------------
Cộng bàn
167.583.000
2. Ghế:
- Ghế ăn
- Ghế quả đào
----------
112
131
Cái
Cái
3.456.000
4.722.000
-----------
Cộng ghế
96.948.000
---------
Cộng
387.201.680
Cuối tháng, kế toán tập hợp số liệu từ sổ chi tiết doanh thu vao bảng tổng hợp chi tiết, số tổng cộng trên bảng tổng hợp chi tiết sử dụng để vào NK- CT số 8, còn sổ chi tiết thì sử dụng cho xác định kết quả chi tiết và lập báo cáo quản trị (bước này kế toán xí nghiệp vẫn làm nhưng không thể hiện trên sổ sách cụ thể)
4. Về hạch toán chi phí bán hàng và chiết khấu bán hàng.
Tại Xí Nghiệp Gỗ Hà Nội, chi phí bán hàng ít phát sinh, do đó để hạch toán chi phí bán hàng kế toán xí nghiệp tập hợp vào TK 521- Chiết khấu bán hàng để ghi giảm trực tiếp doanh thu của nghiệp vụ phát sinh chi phí bán hàng. Điều này dẫn tới phản ánh sai nội dung của khoản mục chi phí,làm sai lệch thông tin kế toán.
Thêm nữa theo thông tư số 120- 1999/TT- BTC, chiết khấu bán hàng được coi là một khoản chi phí bất thường chứ không phải là khoản ghi giảm doanh thu, do vậy chiết khấu bán hàng phát sinh sẽ dược tập hợp vào TK 821- Chi phí bất thường thay cho tập hợp vào TK521- Chiết khấu bán hàng như trước đây. Điểm đổi mới này chưa được xí nghiệp Gỗ Hà Nội áp dụng.
Theo em Xí Nghiệp Gỗ Hà Nội nên tập hợp chiết khấu bán hàng cho khách hàng hưởng vào TK 821 cho đúng chế độ, và nên sử dụng TK 641- chi phí bán hàng để hạch toán các khoản chi phí bán hàng phát sinh cho đúng nội dung kinh tế của chi phí và thuận tiện hơn trong hạch toán khi sản xuất và tiêu thụ phát triển.
5. Về hình thức sổ kế toán xí nghiệp áp dụng
Theo em xí nghiệp sử dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ là chưa hợp lý. Hình thức nhật ký chứng từ thích hợp với doanh nghiệp lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều và điều kiện kế toán thủ công, dễ chuyên môn hoá cán bộ kế toán. Tuy nhiên đòi hỏi trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế phải cao. Xí Nghiệp Gỗ Hà Nội sử dụng hình thức sổ này tuy tiện cho công tác tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, công tác kế toán tiêu thụ bằng tay nhưng khối lượng sổ nhiều. Xí nghiệp nên sử dụng hình thức sổ là hình thức nhật ký chung cho phù hợp với quy mô của xí nghiệp, đồng thời giảm bớt khối lượng công việc, khối lượng sổ, giảm bớt sự ghi trùng mà vẫn tiện lợi cho việc quản lý tiêu thụ với sổ nhật ký đặc biệt – nhật ký tiêu thụ. Đồng thời, nếu thực hiện kế toán máy thì hình thức này rất phù hợp.
Trên đây là một số ý kiến của bản thân em về vấn đề hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại xí nghiệp gỗ Hà Nội.Tuy nhiên do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên những đề xuất của em có thể chưa hợp lý, nhưng em vẫn mạnh dạn nêu ra với hy vọng góp một chút nhỏ bé sức lực của mình vào công cuộc hoàn thiện công tác kế toán của xí nghiệp, tăng cường hiệu lực quản lý nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp Gỗ Hà Nội.
Kết luận
Tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong nền kinh tế thị trường có vị trí quan trongj đối với các doanh nghiệp sản xuất. Một chính sách tiêu thụ lành mạnh, hợp lý là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Qua quá trình học tập và thời gian tìm hiểu thực tế tại Xí Nghiệp Gỗ Hà Nội cùng sự giúp đỡ của thày giáo Trần Đức Vinh- giáo viên hướng dẫn và các anh chị phòng Tài vụ của xí nghiệp, em đã nhận thấy công tác tổ chức hạch toán kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ thành phẩm – xác định kết quả nói riêng là một vấn đề mang tính lý luận thực tiễn. Để cho kế toán thực sự trở thành công cụ sắc bén có hiệu lực, phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp, Xí Nghiệp Gỗ Hà Nội cần kiện toàn công tác kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ – xác định kết quả tiêu thụ một cách khoa học và hợp lý. Tuy nhiên đây là một đề tài khá phức tạp, đồng thời do thời gian và trình độ có hạn nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện.
Em xin trân thành cám ơn sự giúp đỡ của thày giáo Trần Đức Vinh – giáo viên hướng dẫn và các anh, chị ở Xí Nghiệp Gỗ Hà Nội đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đợt thực tập và chuyên đề thực tập.
Hà Nội ngày tháng năm
Sinh viên thực hiện
Đoàn Thu Hằng
a – Sơ đồ kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh theo phương pháp kê khai thường xuyên
TK154,155 TK 157 TK 632 TK 911 TK 511 TK131,111,111 Xuất TP Kết chuyển Kết chuyển giá
gửi bán trị giá vốn vốn hàng bán TK 521,531,532 Doanh thu
TP đã bán Các khoản tiêu thụ giảm trừ
Xuất TP bán trực tiếp doanh thu
TK 641 Kết chuyển doanh
Kết chuyển chi thu thuần
phí bán hàng
TK 3331
TK 642 Thuế VAT
Kết chuyển chi đầu ra phải
phí quản lý nộp
doanh nghiệp
TK421 TK 421
Kết chuyển lãi Kết chuyển lỗ
b- Sơ đồ tổng quát hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Kết chuyển hàng còn lại
chưa tiêu thụ cuối kỳ
TK155,157 TK632 TK911 TK511 TK131,111,112
Kết chuyển TK521
hàng chưa tiêu kết chuyển Doanh thu
thụ đầu kỳ chiết khấu tiêu thụ
TK631 TK531
Tổng giá thành Kết chuyển Kết chuyển
sản phẩm trong kỳ giá vốn doanh thu
hàng bán hàng bán
bị trả lại
TK641
Kết chuyển TK532
chi phí Kết chuyển
bán hàng giảm giá
hàng bán
TK642
Kết chuyển Kết chuyển doanh thu
chi phí
quản lý DN TK3331
Thuế GTGT
TK421 đầu ra
Kết chuyển phải nộp
lỗ
Kết chuyển lãi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1440.doc