chương i: Cơ sở lý luận vế kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.
Chương ii: Giới thiệu về công ty tnhh mtv ảnh màu điện tử thái bảo
chương iii: Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh mtv ảnh màu điện tử thái bảo
chương iv: Nhận xét và kiến nghị
100 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1780 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên ảnh màu điện tử Thái Bảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty đã thành lập chi nhánh để mở rộng mô hình sản xuất kinh doanh. Chi nhánh công ty TNHH MTV AM ĐT Thái Bảo – Trung tâm Ảnh màu Kỹ thuật số Áo cưới Anh Quân tọa lạc tại 123 Trần Huy Liệu, phường 12, quận Phú Nhuận với lợi thế về địa thế kinh tế ngay ngã tư Trần Huy Liệu và Nam Kỳ Khởi Nghĩa công ty đã thu hút nhiều khách hàng để phát triển thêm thương hiệu của mình. Hiện nay chi nhánh của công ty được dời về 62 Phạm Ngọc Thạch, phường 6, quận 3 để tiếp tục phát triển về dịch vụ.
1.2. Lĩnh vực hoạt động:
- Ngành, nghề kinh doanh hoạt động chính của công ty đăng ký trong giấy phép kinh doanh do Phòng kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp như sau:
Mua bán, lắp đặt, sửa chữa thiết bị vật tư ngành ảnh, thiết bị điện tử - viễn thông, hàng điện tử gia dụng. Đại lý ký gửi hàng hóa. Dịch vụ tráng rọi ảnh. Chụp ảnh chân dung nghệ thuật. Mua bán, sữa chữa, lắp đặt an-ten parabol. Mua bán, sữa chữa điện thoại di động các loại. Cho thuê áo cưới. Dịch vụ quay video.
- Hiện nay, công ty Thái Bảo đang phát triển trong lĩnh vực dịch vụ ngành ảnh. Công ty đang khẳng định dần tên tuổi của mình sau gần 10 năm thành lập.
Trong nước:
- Công ty đang mở rộng mạng lưới thông qua các đại lý và studio tại 24 quận huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các đại lý tỉnh lân cận Tp.HCM.
- Các đại lý của công ty hiện đang mở rộng dần ra các tỉnh xa hơn như miền Trung và Tây Nguyên.
Quốc tế:
- Hiện nay trên trường quốc tế công ty Thái Bảo vẫn chưa gây dựng được tên tuổi. Công ty mới chỉ tấn công dịch vụ ngành ảnh tại các nước láng giềng lân cận của Việt Nam như Lào, Camphuchia.
1.3. Thuận lợi và khó khăn:
Thuận lợi:
Công ty Thái Bảo gặp nhiều thuận lợi trong nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam, Nhà nước đang chủ trương phát triển du lịch nên đó là một lợi thế khá mạnh trong tình hình hiện nay.
Ngoài ra internet phát triển cũng là một lợi thế của công ty. Vì hình ảnh có thể truyển tải dễ dàng để xuất hình kịp thời và gửi cho khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ của công ty.
Khó khăn:
Hiện nay khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp chính là không có nguồn cung cấp trong nước, tất cả vật tư ngành ảnh đều phải mua từ nước ngoài thông qua công ty đại diện tại Việt Nam nên giá thành sản phẩm còn tương đối cao. Ngoài ra nhà cung cấp còn chiếm thế độc quyền về nguồn cung.
Các công ty ngành ảnh hiện nay cạnh tranh về giá cả và chất lượng hình rất khắt khe, khách hàng cũng khó tính hơn.
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY:
2.1. Tổ chức các phòng ban:
Công ty Thái Bảo có mô hình nhỏ nên có ít phòng ban và công tác quản lý còn đơn giản.
- Phòng Giám đốc: Trực tiếp giải quyết các vấn đề phát sinh trong công ty, ký kết các văn bản, hợp đồng của công ty. Chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động của công ty.
- Phòng hành chính nhân sự, quản lý: Chịu trách nhiệm về các vấn đề nhân sự trong công ty, làm hợp đồng lao động, khai trình bảo hiểm xã hội, bảo hiểm lao động, theo dõi và quản lý toàn bộ công việc của nhân viên, gọi điện chăm sóc khách hàng, tổng hợp ý kiến của khách hàng về các vấn đề như chất lượng hình ảnh, chất lượng phục vụ, …
- Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm điều hành về toàn bộ các chứng từ, sổ sách, theo dõi công nợ trong công ty.
- Bộ phận quầy: Là bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng, ghi, chép file và tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hình ảnh, chuyển yêu cầu của khách hàng chuyển sang bộ phận phòng máy. Ngoài ra trực tiếp chăm sóc khách hàng, cập nhật những góp ý của khách hàng cho Giám đốc.
- Bộ phận photoshop, xuất hình: là bộ phận trực tiếp tạo ra doanh thu, xử lý, thiết kế hình ảnh theo yêu cầu của khách hàng và tạo ra sản phẩm cho công ty.
- Bộ phận phòng máy: Làm công việc kiểm đếm hình ra từ máy, theo dõi có hình ảnh đúng chất lượng và yêu cầu của khách hàng hay không và in phiếu thanh toán giao cho bộ phận quầy để giao cho khách hàng.
- Bộ phận giao hình: Có trách nhiệm giao hình kịp thời cho khách hàng là đại lý trong thời gian sớm nhất.
Giám đốc
Bộ phận quầy
Phòng photoshop
Phòng kế toán
Phòng máy
Phòng hàng chính nhân sự, quản lý
Bộ phận thu ngân , giao hình
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.2. Tổ chức phòng kế toán:
2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Công ty Thái Bảo tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung, toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp được tiến hành tập trung tại phòng kế toán. Ở chi nhánh không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ thực hiện việc thu thập rồi chuyển chứng từ về phòng kế toán xử lý và tổng hợp thông tin.
Hiện nay công ty dùng phần mềm FoxPro cho công tác quản lý chung cũng như quản lý về kế toán. Tất cả được nhập vào máy và phòng kế toán theo dõi riêng theo từng khách hàng hoặc mặt hàng tùy theo yêu cầu của giám đốc bằng file excel riêng.
Bộ phận kế toán hiện nay có 5 nhân viên gồm: Một kế toán trưởng, một kế toán tổng hợp, một kế toán viên nhập liệu, một kế toán kho và một thủ quỹ.
Kế toán trưởng
Kế toán nhập liệu
Kế toán kho
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty
2.2.2. Chức năng và quyền hạn:
Kế toán trưởng :
- Tổ chức công tác kế toán, thống kê về bộ máy kế toán trong công ty một cách hợp lý.
- Tổ chức theo dõi, nhập liệu để phản ánh chính xác, tập trung kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích hoạt động kinh doanh.
- Tham mưu cho giám đốc các hoạt động tài chính, kiểm tra ký duyệt các chứng từ, sổ sách báo cáo, quyết toán thuế.
- Chịu trách nhiệm về mọi số liệu trong báo cáo tài chính về tính chính xác, trung thực và đầy đủ.
- Tổ chức các công tác hạch toán kế toán thống nhất, chấp hành theo quy định hiện hành của nhà nước.
- Giao dịch với thuế và Ngân hàng về các vấn đề phát sinh trong công ty.
Kế toán tổng hợp:
- Kiểm tra đối chiếu số liệu, dữ liệu chi tiết và tổng hợp.
- Kiểm tra các định khoản các nghiệp vụ phát sinh.
- Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp.
- Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết không.
- Theo dõi nhập doanh thu của công ty, kiểm tra chứng từ hàng ngày từ chi nhánh chuyển về.
- Lập các hóa đơn theo phiếu đề nghị xuất hóa đơn của các bộ phận.
- Phụ trách việc theo dõi và quản lý hóa đơn.
- Theo dõi các khoản công nợ nhà cung cấp và khách hàng, đồng thời theo dõi thu hồi các khoản tạm ứng và các khoản phải trả khác.
- Kiểm duyệt chi phí các chi nhánh gửi về có đúng theo quy định của công ty.
- Dựa vào bảng tổng hợp doanh thu của từng khách hàng để tính chiết khấu theo tỷ lệ được quy định.
Kế toán nhập liệu:
- Kiểm tra, chịu trách nhiệm nhập các chứng từ phát sinh trong doanh nghiệp và chi nhánh vào phần mềm kế toán của công ty một cách chính xác.
- Lập bảng kê khách hàng, theo dõi chi tiết chiết khấu của từng khách hàng
Kế toán kho:
- Theo dõi, ghi phiếu nhập, phiếu xuất vật tư hàng ngày.
- Kiểm tra, thống kê sản lượng hình xuất trong tháng, đối chiếu với vật tư xuất từ đó tính tỷ lệ hao hụt của vật tư và xác định được giá vốn hàng bán trong tháng.
Thủ quỹ :
- Chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt, bảo quản tiền mặt.
- Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi để thu, chi tiền hoặc căn cứ vào ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi để nhận, nộp tiền ở ngân hàng.
- Nhận bảng lương từ phòng kế toán và chịu trách nhiệm phát lương cho nhân viên.
- Ghi chép thu chi vào sổ quỹ, báo cáo lượng tiền mặt luân chuyển, tồn quỹ hàng ngày.
2.3. Hình thức kế toán áp dụng:
2.3.1. Niên độ kế toán.
- Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam.
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền sử dụng trong việc ghi chép kế toán là Việt Nam đồng (VNĐ).
2.3.2. Hình thức sổ kế toán áp dụng.
Công ty thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2005 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán trong lĩnh vực kinh doanh, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật kế toán và Chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006.
Mô hình luân chuyển chứng từ gốc ghi sổ của công ty như sau:
Kê khai thuế
Sổ chi tiết tài khoản
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ nhật ký – sổ cái
Báo cáo tài chính
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sơ đồ 2.3. Quy trình ghi nhận chứng từ luân chuyển của công ty
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu, kiểm tra:
Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức Nhật ký – Sổ cái:
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào sổ Nhật ký – Sổ Cái. Số liệu của mỗi chứng từ được ghi trên một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập,…) phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày.
Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào sổ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu tháng đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái.
Các sổ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên sổ Nhật ký - Sổ Cái.
Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính.
2.3.4. Chứng từ sử dụng.
Chứng từ là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành làm căn cứ ghi sổ kế toán.
Các loại chứng từ công ty sử dụng: Phiếu thanh toán, phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, hóa đơn giá trị gia tăng, đề nghị thanh toán, ...
2.3.5. Tài khoản sử dụng.
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính.
Hệ thống tài khoản kế toán công ty bao gồm các tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán theo quy định trong chế độ này, ngoài ra công ty còn mở thêm một số tài khoản cấp 2 để dễ dàng theo dõi riêng từng nghiệp vụ của công ty.
2.3.6. Hệ thống báo cáo tài chính:
Hệ thống áo cáo tài chính năm của công ty gồm:
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính tuân thủ sáu nguyên tắc quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 – “Trình bày báo cáo tài chính”: Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu, tập hợp, bù trừ và có thể so sánh.
Việc thuyết minh báo cáo tài chính căn cứ vào yêu cầu trình bày thông tin quy định trong các chuẩn mực kế toán. Các thông tin trọng yếu được giải trình để người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Công ty lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm tài chính.
2.3.7. Đặc điểm áp dụng máy tính trong công tác kế toán tại công ty:
- Hiện nay bộ phận kế toán không còn áp dụng ghi sổ sách bằng tay mà tất cả được nhập liệu và hạch toán trên phần mềm, công ty sử dụng phần mềm FoxPro để quản lý toàn bộ hoạt động của công ty cũng như bộ phận kế toán.
- Tất cả nhân viên được cấp mã riêng theo từng bộ phận và vào mã theo từng công việc được giám đốc phân công cụ thể. Giám đốc công ty có thể giám sát công việc của nhân viên dù không có mặt tại công ty. Phần mềm FoxPro được viết riêng cho công tác quản lý tại công ty gồm 12 phân hệ chính.
1. Phân hệ nhận ảnh: Nhân viên nhận ảnh vào mã được cấp, nhập phiếu và phân loại công việc, sau đó chuyển cho bộ phận liên quan.
2. Phân hệ scan, xử lý, phục hồi ảnh (photoshop): Nhận phiếu và mã công việc từ bộ phận nhận ảnh chuyển sang, sau đó tiến hành xử lý file và chuyển sang bộ phận bấm DI để xuất hình.
3. Phân hệ DI: Nhận file từ bộ phận nhận ảnh và photoshop, sau đó nhập mã công việc, số lượng và chuyển file cho bộ phận xuất hình.
4. Phân hệ xuất hình: Nhập mã nhân viên xuất file được cấp và chịu trách nhiệm về chất lượng hình ảnh xuất ra.
5. Phân hệ in phiếu thanh toán: Khi hình được xuất hình ra, nhân viên in phiếu vào mã cá nhân được cấp, kiểm sản lượng hình và in phiếu thanh toán, chuyển hình sang bộ phận thu ngân, giao hình.
6. Phân hệ giao hình: Phân hệ này sẽ thống kê tất cả số phiếu và số lượng hình ảnh đã được in ra để giao cho khách hàng. Khi khách hàng đến nhận ảnh, nhân viên giao hình sẽ ép số phiếu đã giao và số tiền phát sinh trong số phiếu sẽ được chuyển sang công nợ hoặc được thu bằng tiền mặt.
7. Phân hệ hàng hóa, gia công: Mặt hàng gia công là một số sản phẩm mà công ty không sản xuất, và để tăng khả năng phục vụ và phong phú sản phẩm cho khách hàng nên công ty gia công bên ngoài cho khách hàng. Khi nhận các mặt hàng gia công và hàng hóa, nhân viên nhập mã vào phân hệ gia công và hàng hóa để theo dõi, cuối tháng kế toán đối chiếu giữa phần mềm này và sổ nhận gia công của khách hàng để làm căn cứ thanh toán.
8. Phân hệ quản lý công nợ: Vì số lượng khách hàng rất nhiều nên tất cả khách hàng đều có mã riêng, nếu khách hàng nợ thì công nợ thể hiện dư Nợ cuối kỳ, khách hàng trả tiền tại quầy (khi lấy hình khách hàng thanh toán ngay) thì không thể hiện dư Nợ cuối kỳ nhưng vẫn thể hiện số lượng hình và số tiền khách hàng đã làm phát sinh trong tháng.
9. Phân hệ thu ngân: Đối với phân hệ này chỉ có một số nhân viên được cấp mã mới vào được như bộ phận quản lý, kế toán và thủ quỹ. Phân hệ này cho phép coi tổng số tiền thu được trong ngày của từng nhân viên quầy chịu trách nhiệm giao hình cho khách hàng và nhận ảnh, nhận tiền ứng trước của khách hàng, tổng hợp công nợ của khách hàng trong tháng, …
10. Phân hệ thống kê: Phân hệ này cho phép bộ phận quản lý theo dõi khả năng làm việc của nhân viên. Mỗi nhân viên đều có mã riêng nên trong tháng bộ phận quản lý có thể biết một nhân viên bộ phận quầy nhận bao nhiêu ảnh, nhập bao nhiêu lần gia công, bộ phận photoshop thiết kế bao nhiêu album hay nhân viên xuất hình xuất được bao nhiêu hình, …
11. Phân hệ kiểm tra: Phân hệ này chỉ có giám đốc hoặc người được giám đốc tin tưởng cho mã để vào xem phân hệ này, công ty trực tiếp xem và kiểm tra. Tất cả phiếu nhập, xuất hay chỉnh sửa phiếu, …, khi vào phân hệ này người xem có thể biết được tất cả.
12. Phân hệ báo cáo thuế: Đây là hệ thông dùng riêng cho bộ phận kế toán, tất cả các nghiệp vụ phát sinh sẽ được kế toán nhập vào phần mềm theo trình tự nhất định và phần mềm sẽ tự động kết chuyển, ra sổ chi tiết cụ thể và sổ cái của từng tài khoản và các báo cáo tài chính cần thiết.
- Ngoài ra kế toán vẫn phải theo dõi riêng các chi phí trích khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí dài hạn trong file excel.
Sơ đồ quản lý của theo phân hệ phần mềm FoxPro
Phân hệ
nhận ảnh
Design Album, xuất hình
Xuất file
Scan, phục hồi hình ảnh
Gia công hình lớn, ép gỗ, đổ bóng, làm album
Phân hệ photoshop
Phân hệ DI
Phân hệ gia công, hàng hóa
Phân hệ in phiếu thanh toán
Phân hệ giao hình
Phân hệ
công nợ
Phân hệ
thống kê
Phân hệ
thu ngân
Phân hệ
kiểm tra
Phân hệ
báo cáo thuế
Phân hệ xuất hình
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV ẢNH MÀU ĐIỆN TỬ THÁI BẢO
I. QUY ĐỊNH CỦA CÔNG TY VỀ KẾ TOÁN:
Hệ thống kế toán của công ty được phân thành hệ thống nội bộ và hệ thống kế toán thuế ngoài doanh nghiệp, vì vậy công ty yêu cầu kế toán làm việc phải bảo mật, trung thực và hợp tác.
Kế toán phải hạch toán rõ ràng, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mọi chứng từ kế toán đều được kiểm tra qua từng khâu theo quy định: Trước khi giao hình hoặc hàng cho khách hàng, kế toán phải kiểm tra phiếu thanh toán in từ phần mềm ra. Sau đó nếu thu tiền ngay phải viết phiếu thu, còn đối với khách hàng đưa vào công nợ kế toán phải thường xuyên theo dõi, đối chiếu với bộ phận công nợ. Cuối ngày kế toán phải thống kê, tập hợp tất cả các khổ hình xuất trong ngày lên bảng kê chi tiết và xuất hóa đơn giá trị gia tăng.
Các chứng từ, hóa đơn đầu vào được kế toán tổng hợp kiểm tra tính chính xác, hợp lý, hợp lệ xác nhận vào mới trình kế toán trưởng kiểm tra lại và trình giám đốc duyệt lại một lần nữa.
Chứng từ kế toán phải lưu trữ, bảo quản theo quy định, chế độ và thời gian nộp báo cáo, cũng như việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ kê khai và nộp thuế.
Ngoài ra kế toán phải nắm vững các thay đổi về chính sách thuế cũng như cập nhật các thông tư mới nhất của Bộ Tài Chính.
II. CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH KẾT QUẢ KINH DOANH:
2.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
- Doanh thu của công ty phát sinh dựa vào việc dịch vụ tráng rọi ảnh, gia công laminate, chụp ảnh và làm album, cho thuê đồ cưới và mua bán vật tư ngành ảnh.
- Doanh thu được ghi nhận khi đã hoàn thành dịch vụ cung cấp cho khách hàng, kế toán sẽ căn cứ vào hóa đơn bán hàng để hạch toán doanh thu vào sổ sách.
Luân chuyển chứng từ.
Từ phiếu in thanh toán của của bộ phận thu ngân và giao hình tại quầy kế toán nhập vào máy những nghiệp vụ đã hoàn thành, dựa vào phần mềm kế toán để theo dõi công nợ và mức giá cụ thể của từng khách hàng, căn cứ với bảng kê chi tiết hình và hàng hóa để xuất hóa đơn bán hàng.
Biên nhận nhận hình
Bộ phận xuất hình
Phiếu thanh toán
Nhật ký chung, Sổ Cái (trên máy)
Hóa đơn GTGT,
Phiếu thu
Sơ đồ 2.3. Trình tự xử lý ghi nhận doanh thu
Tài khoản sử dụng:
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cũng như đặc điểm kinh doanh của công ty để kế toán hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo đúng chế độ hiện hành.
TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Kết cấu:
Bên Nợ:
- Các khoản giảm trừ doanh thu.
- Kết chuyển xác định kết quả kinh doanh.
Bên Có:
- Tổng số doanh thu cung cấp dịch vụ đã phát sinh.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
Trình tự xử lý sổ sách chứng từ:
Căn cứ vào biên nhận gửi cho khách hàng, kế toán phân loại dịch vụ và hàng hóa bán để ghi nhận doanh thu và theo dõi công nợ. Đối với khách hàng phát sinh theo dõi công nợ, ngoài phần theo dõi trong phần mềm từng khách hàng, kế toán còn phải theo dõi riêng bằng file excel để đối chiếu với phần mềm. Một số khách hàng là công ty khi làm dịch vụ tráng rọi ảnh, kế toán căn cứ vào hợp đồng và theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng. Sau khi hoàn thành dịch vụ kế toán tiền hành xuất hóa đơn và ghi nhận doanh thu. Đối với khách hàng vãng lai, những phiếu thanh toán dưới 100.000 ngàn (một trăm ngàn đồng), khách hàng không có yêu cầu xuất hóa đơn GTGT thì cuối ngày kế toán tập hợp lại tất cả phiếu in thanh toán và lên bảng kê chi tiết hình và hàng xuất trong ngày để xuất hóa đơn, khai báo với cơ quan thuế. Bộ phận thu ngân và giao hình có nhiệm vụ thu tiền đối với khách hàng vãng lai, đến cuối ngày căn cứ vào phần mềm và phiếu in thanh toán, kế toán sẽ kết sổ phần mềm thu ngân và viết phiếu thu với chữ ký của người lập và kế toán trưởng sau đó chuyển cho thu quỹ để thu tiền vào quỹ.
Do đặc tính kinh doanh của công ty là cung cấp dịch vụ tráng rọi ảnh và thương mại một số hàng hóa nên công ty không hạch toán giá vốn hàng bán ngay khi ghi nhận doanh thu, vào cuối tháng công ty sẽ căn cứ vào số lượng hình ảnh xuất ra trong tháng với số lượng giấy và thuốc đã tiêu thụ trong tháng để quy ra giá vốn hàng bán trong tháng đó.
Nợ TK 111, 112, 131: Giá trị dịch vụ đã bao gồm thuế.
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra.
Những nghiệp vụ phát sinh thực tế:
Nghiệp vụ 1:
Ngày 17 tháng 07 năm 2010 công ty nhận tráng rọi ảnh kỹ thuật số, xử lý vi tính hình khổ 20x30, số lượng 1.600 tấm, giá chưa thuế 10.000/ tấm cho công ty cổ phần Tiếp Thị ViVa. Sau khi hoàn thành dịch vụ và khách hàng đến nhận ảnh, kế toán căn cứ vào phiếu in thanh toán và thông tin khách hàng cung cấp xuất hóa đơn GTGT, ghi phiếu thu và tiến hành ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 111: 17.600.000 đồng
Có TK 511: 16.000.000 đồng
Có TK 3331: 1.600.000 đồng
Phụ lục 01: - Hóa đơn số 164005.
- Phiếu thu số PT0052/07
Nghiệp vụ 2:
Ngày 18 tháng 17 năm 2010, căn cứ vào phiếu in thanh toán dưới bộ phận thu ngân và giao hình đưa lên, kế toán thông kê sản lượng hình xuất trong ngày vào bảng kê chi tiết và tiến hành xuất hóa đơn khai báo doanh số với cơ quan thuế. Kế toán hạch toán:
Nợ TK 111: 13.331.340
Có TK 511: 12.119.400
Có TK 3331: 1.211.940.
Phụ lục 02: - Bảng kê bán lẻ hàng hóa dịch vụ ngày 18 tháng 17 năm 2010.
- Hóa đơn GTGT số 164007
Nghiệp vụ 3:
Ngày 01 tháng 07 năm 2010 công ty ký hợp đồng số 68.20/HĐKT/RW/2010 với công ty TNHH MTV Quảng cáo Thế Giới Thực (Cty Real World) về cung cấp dịch vụ tráng rọi ảnh khổ lớn, tổng giá trị chưa có thuế GTGT là 40.271.616 đồng, thuế GTGT 10%. Sau khi hoàn thành dịch vụ, kế toán xuất hóa đơn cho công ty Real World và tiến hành ghi nhận doanh thu như sau:
Nợ TK 131: 40.271.616
Có TK 511: 36.610.560
Có TK 3331: 3.661.056
Ngày 16 tháng 08 năm 2010, cứ vào giấy báo Có của Ngân hàng, kế toán hạch toán:
Nợ TK 11212: 40.271.616
Có TK 131: 40.271.616
Phụ lục 03: - Hợp đồng kinh tế số 68.20/HĐKT/RW/2010
- Hóa đơn GTGT số 164002
- Giấy báo Có
2.2. Doanh thu bán hàng nội bộ:
Công ty không phát sinh bán hàng nội bộ nên không có phát sinh số liệu trên tài khoản 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ”.
2.3. Các khoản làm giảm trừ doanh thu:
Do đặc điểm kinh doanh của công ty là dịch vụ tráng rọi ảnh và thương mại hàng hóa ngành ảnh nên không có phát sinh chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại hay giảm giá hàng bán . Công ty làm theo đúng giá đã niêm yết trong báo giá với khách hàng, tùy vào từng khách hàng mà công ty điều chỉnh mức giá phù hợp hơn.
2.4. Giá vốn hàng bán.
2.4.1. Đặc điểm và luân chuyển chứng từ.
Đặc điểm:
Giá cả được xem là một trong những chính sách để mở rộng khả năng tiêu thụ và tăng doanh số của công ty. Làm thế nào để đưa ra một mức giá hợp lý vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi, vừa đảm bảo tính cạnh tranh luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của công ty.
Đặc điểm kinh doanh của công ty là cung cấp dịch vụ tráng rọi ảnh và thương mại nên cách xác định giá vốn cũng có phần khác biệt. Giá vốn được xác định dựa vào chi phí nguyên vật liệu và chi phí sản xuất chung.
Cuối tháng dựa vào bảng sản lượng hình xuất trong tháng do kế toán kho thống kê và căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu đã xuất trong tháng để sản xuất, kế toán tiến hành ghi nhận giá vốn.
Luân chuyển chứng từ:
Dựa vào hóa đơn mua hàng và các chứng từ liên quan đến mỗi nghiệp vụ phát sinh tương ứng, kế toán tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ rồi hạch toán vào chi phí.
Báo cáo sản lượng
Hóa đơn đầu vào,
Phiếu chi
Sổ Nhật ký – Sổ cái
( trên máy)
Báo cáo nhập, xuất tồn kho
Sơ đồ 2.4. Trình tự xử lý, ghi nhận giá vốn.
2.4.2. Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”
Kết cấu:
Bên Nợ:
- Kết chuyển tài khoản 155 “Thành phẩm xuất bán” trong kỳ sang bên nợ tài khoản 632.
- Kết chuyển tài khoản 156 “Hàng hóa xuất bán trong tháng”
Bên Có:
- Kết chuyển giá vốn sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
2.4.3. Trình tự xử lý sổ sách chứng từ.
Căn cứ vào hóa đơn tráng rọi ảnh, gia công hình lớn và hàng hóa mua bên ngoài, kế toán ghi:
Nợ TK 156: Hàng hóa
Nợ TK 1331: Thuế giá trị gia tăng nếu có.
Có TK 111, 112, 331: Giá trị thực tế trên hóa đơn đã bao gồm thuế.
Căn cứ vào bảng liệt kê sản lượng hình xuất trong tháng và số lượng nguyên liệu xuất dùng trong tháng, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Nợ TK 155: Thành phẩm.
Có TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Căn cứ vào các hóa đơn liên quan, có đầy đủ chữ ký của: Giám đốc, kế toán trưởng, người lập, người nhận, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí thành phẩm, hàng hóa vào tài khoản giá vốn vào cuối kỳ:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán.
Có TK 156: Hàng hóa xuất bán trong kỳ.
Có TK 155: Thành phẩm xuất bán.
Những nghiệp vụ phát sinh thực tế:
Nghiệp vụ 4:
Hợp đồng số 68.20/HĐKT/RW/2010 công ty ký kết với công ty TNHH MTV Quảng cáo Thế Giới Thực (Công ty Real World) về cung cấp dịch vụ tráng rọi ảnh khổ lớn, vì công ty chưa có máy lớn xuất hình lớn khổ 70x110 (cm) trở lên nên công ty phải đi làm xuất hình lớn bên công ty TNHH Tâm Minh Tâm. Và những hình khổ lớn này công ty xem như hàng hóa được mua đi bán lại.
Khi nhận hình về công ty tiến hành giao hình cho cty Real World mà không đưa nhập kho nên kế toán không ghi tăng hàng hóa mà ghi nhận trực tiếp vào giá vốn. Căn cứ vào biên bản giao hàng và hóa đơn số 63805, kế toán ghi:
Nợ TK 632: 24.924.000
Nợ TK 1331: 2.492.400
Có TK 331: 27.416.400
Phụ lục 04: Hóa đơn số 63805.
Nghiệp vụ 5:
Căn cứ vào bảng liệt kê hình xuất tháng 03 và bảng tính số lượng giấy và hóa chất xuất dùng theo sản lượng tháng 03 năm 2010, chi phí lương của bộ phận trực tiếp sản xuất và chi phí sản xuất chung trong tháng kế toán tính toán và kết chuyển sang tài khoản 154 để xác định thành phẩm xuất bán trong kỳ:
Nợ TK 154: 299.559.633
Có TK 621: 190.926.012
Có TK 622: 52.300.000
Có TK 627: 56.333.621
Sau đó kế toán kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang sang TK 155 xác định thành phẩm xuất bán trong tháng.
Nợ TK 155: 299.559.633
Có 154: 299.599.633
Sau khi xác định được thành phẩm xuất bán trong tháng, kế toán kết chuyển xác đinh giá vốn hàng bán trong tháng:
Nợ TK 632: 299.559.633
Có TK 155: 299.559.633
Phụ lục 05: - Bảng liệt kê hình xuất tháng 03
- Hóa đơn mua nguyên vật liệu đầu vào.
- Sổ chi tiết, sổ cái TK 621, 622, 627, 154, 632 tháng 3 năm 2010
2.5. Doanh thu hoạt động tài chính.
Công ty không có các khoản đầu tư bên ngoài như đầu tư chứng khoán hay kinh doanh bất động sản nên công ty không có doanh thu hoạt động tài chính.
2.6. Chi phí hoạt động tài chính:
2.6.1. Đặc điểm và luân chuyển chứng từ:
Đặc điểm:
Chi phí tài chính phát sinh trong tháng chủ yếu là tiền lãi trả hàng tháng cho các khoản vốn vay mà doanh nghiệp vay đầu tư hoạt động kinh doanh hoặc tăng vốn lưu động, các chi phí chuyển khoản, phí nộp tiền mặt, …
Luân chuyển chứng từ:
Hàng tháng, kế toán căn cứ vào giấy báo Nợ của ngân hàng về những khoản tiền lãi phải trả, và các phiếu hạch toán về chi phí chuyển tiền, các phí phải trả như phí quản lý tài khoản, … và tiến hành hạch toán vào sổ kế toán.
Giấy báo Nợ
Sổ Nhật ký – Sổ cái
( trên máy)
Sơ đồ 2.5: Trình tự xử lý ghi nhận chi phí hoạt động tài chính.
2.6.2. Tài khoản sử dụng.
Kế toán sử dụng tài khoản 635 “Chi phí tài chính”
Kết cấu:
Bên Nợ:
- Các khoản chi phí hoạt động tài chính phát sinh như tiền lãi, phí chuyển tiền, phí quản lý tài khoản, …
Bên Có:
- Kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính sang bên nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ.
2.6.3. Trình tự xử lý sổ sách chứng từ.
Căn cứ vào giấy báo Nợ thu tiền lãi, các loại phí của ngân hàng, kế toán hạch toán:
Nợ TK 635: Số tiền lãi phải trả, chi phí phải trả, …
Nợ 133: Thuế GTGT (nếu có)
Có TK 1121: Số tiền lãi phải trả, chi phí phải trả.
Những nghiệp vụ phát sinh thực tế:
Nghiệp vụ 6:
Ngày 25 tháng 07 năm 2010 căn cứ vào giấy báo Nợ của Ngân hàng Công Thương Việt Nam Chi nhánh 3 về khoản lãi của giấy nhận nợ số 002 ngày 20 tháng 05 năm 2010, tài khoản vay số 22111000503260-7 số tiền 316.216.816 đồng, lãi suất 14%/năm. Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 635: 3.812.170 đồng
Có TK 1121.1: 3.812.170 đồng
Phụ lục 06: - Giấy nhận nợ 002 ngày 20 tháng 05 năm 2010.
- Giấy báo Nợ về lãi phải trả của Ngân hàng
Nghiệp vụ 7:
Ngày 13 tháng 07 năm 2010 công ty chuyển khoản qua ngân hàng Á Châu – CN TP.HCM thanh toán tiền gốc và lãi thuê tài chính máy Pro24 tháng 07 năm 2010, số tiền 47.693.108, phí chuyển tiền là 16.500 đồng (bao gồm 10% thuế VAT). Căn cứ vào phiếu thu dịch vụ kiêm hóa đơn kế toán hạch toán:
Nợ TK 635: 15.000 đồng
Nợ TK 1331: 1.500 đồng
Có TK 11212: 16.500 đồng.
Phụ lục 07: - Lệnh chi
- Phiếu thu dịch vụ kiêm hóa đơn
Nghiệp vụ 8:
Ngày 13 tháng 07 năm 2010 căn cứ vào phiếu thu dịch vụ kiêm hóa đơn về phí dịch vụ kho quỹ, kế toán hạch toán:
Nợ TK 635: 10.000 đồng.
Nợ TK 1331: 1.000
Có TK 11212: 11.000 đồng.
Phụ lục 08: - Phiếu thu dịch vụ kiêm hóa đơn
2.7. Chi phí bán hàng:
2.7.1. Đặc điểm và luân chuyển chứng từ.
Đặc điểm:
Chi phí bán hàng là những chi phí chủ yếu liên quan đến bộ phận quầy, bộ phận giao hình, nhận ảnh, …
- Chi phí nhân viên: Lương nhân viên quầy, nhân viên giao hình,
- Công cụ, dụng cụ: Văn phòng phẩm, bao đựng ảnh, màn co gói ảnh, băng keo …
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí mua quà tặng cho khách hàng.
Luân chuyển chứng từ:
Đối với nhân viên mua hàng phải mang hóa đơn về tiến hành làm phiếu đề nghị thanh toán để làm thanh toán chi phí từ tiền tạm ứng của công ty hoặc công ty quyết toán tiền lại cho nhân viên. Dựa vào bảng quyết toán chi phí và hóa đơn của nhân viên, kế toán kiểm tra duyệt lại chi phí mua hàng và hóa đơn chứng từ xem có hợp lệ không, sau đó xác nhận vào tờ đề nghị thanh toán, trình lên giám đốc duyệt lại một lần nữa, kế toán tiến hành hạch toán vào sổ sách làm phiếu chi hoặc phiếu thu cho nhân viên.
Căn cứ vào hóa đơn và các bảng kê có liên quan, kế toán sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu và hạch toán vào các tài khoản tương ứng.
Cuối kỳ kế toán tập hợp chi phí để xác định kết quả kinh doanh.
Hóa đơn,
Bảng kê chi phí.
Phiếu chi,
Phiếu thu.
Sổ Nhật ký – Sổ cái
( trên máy)
Sơ đồ 2.6: Trình tự xử lý ghi nhận chi phí bán hàng.
2.7.2. Tài khoản sử dụng.
TK 641: Chi phí bán hàng.
+ TK 6411 - Chi phí nhân viên.
+ TK 6413 - Chí phí dụng cụ, đồ dùng.
+ TK 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ.
+ TK 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Kết cấu:
Bên Nợ:
- Tập hợp chi phí bán hàng trong kỳ.
Bên Có:
- Kết chuyển xác định kết quả kinh doanh.
Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ.
2.7.3. Trình tự xử lý sổ sách chứng từ kế toán.
Hóa đơn, chứng từ được nhân viên mang về, sau khi kế toán kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ và đã được giám đốc ký duyệt, kế toán lập phiếu thu (nếu tạm ứng đi mua còn dư) hoặc phiếu chi và hạch toán vào sổ sách.
- Chi phí nhân viên: Lương nhân viên giao nhận, các khoản trích theo lương, chi phí công tác bộ phận quản lý.
Nợ TK 6411: Giá trị thanh toán thực tế.
Có 334: Lương phải trả nhân viên.
Có 3383, 3384: Các khoản trích theo lương phải nộp.
Có 111: Số tiền thực tế thanh toán cho nhân viên.
- Công cụ, dụng cụ: Văn phòng phẩm, bao đựng ảnh, màn co gói ảnh, băng keo, nước uống của bộ phận giao hình, nhân viên quầy , kế toán tiến hành hạch toán:
Nợ TK 6413: Giá trị thực tế thực tế (chưa gồm thuế VAT)
Nợ TK 1331: Thuế giá trị gia tăng (nếu có).
Có TK 111, 112, 141, 331: Giá trị thực tế trên hóa đơn đã bao gồm thuế.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm: Chi phí tiếp khách, chi phí cước điện thoại, cước internet, mua quà tặng cho khách hàng.
Nợ TK 6417: Giá trị mua thực tế.
Nợ TK 1331: Thuế giá trị gia tăng nếu có.
Có TK 111, 112, 141, 331: Giá trị thực tế trên hóa đơn đã bao gồm thuế.
Những nghiệp vụ phát sinh thực tế:
Nghiệp vụ 9:
Căn cứ vào hóa đơn số 189473 ngày 19 tháng 17 năm 2010 và giấy đề nghị thanh toán của nhân viên, kế toán lập phiếu chi chi tiền mua bao giấy đựng ảnh cho công ty TNHH DV Hoàng Gia Lợi, căn cứ vào phiếu chi và hóa đơn, kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 641: 1.709.000
Nợ TK 1331: 170.900
Có TK 111: 1.879.900
Phụ lục 9: - Giấy đề nghị thanh toán.
- Phiếu chi PC0031/07
- Hóa đơn GTGT số 189473
Nghiệp vụ 10:
Căn cứ vào hóa đơn số 10470 ngày 31 tháng 07 năm 2010 của hoa tươi Hoàng Anh – Ngọc Dung, kế toán lập phiếu chi thanh toán tiền mua kệ hoa đủ màu để chụp hình cho khách trong tháng. Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 6413: 500.000
Có TK 111: 500.000
Phụ lục 10: - Hóa đơn 10470.
- Phiếu chi.
2.8. Chi phí quản lý doanh nghiệp:
2.8.1. Đặc điểm và luân chuyển chứng từ:
Đặc điểm:
Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động quản lý doanh nghiệp, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp:
- Chi phí nhân viên: Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên văn phòng.
- Chi phí vật liệu quản lý: Phân bổ công cụ, dụng cụ trong kỳ như phân bổ chi phí mua máy in, máy vi tính, bàn ghế, két sắt, tủ quầy.
- Dụng cụ đồ dùng: Chi phí làm lịch, mua sách tham khảo, mua hóa đơn, photo tài liệu, mua văn phòng phẩm.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng đối với những tài sản dùng trong bộ phận quản lý.
- Chi phí cầu đường, dịch vụ khác: Lệ phí cầu đường, đỗ xe, chi phí dịch vụ công chứng dùng cho bộ phận quản lý.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Tiền điện, nước, điện thoại, fax, nước uống, tiền thuê văn phòng, cước internet, phí bảo trì máy vi tính và máy lạnh, làm con dấu, bảng hiệu quảng cáo, chi phí sữa xe, bảo dưỡng xe...
- Chi phí bằng tiền khác: Chi phí tiếp khách.
Luân chuyển chứng từ:
Nhân viên đi mua hàng lấy hóa đơn về tiến hành làm phiếu đề nghị thanh toán để quyết toán chi phí. Kế toán kiểm tra duyệt lại chi phí và hóa đơn chứng từ xem có hợp lý, hợp lệ hay không và xác nhận vào đề nghị thanh toán, trình giám đốc duyệt, kế toán tiến hành hạch toán vào sổ sách, nếu là hóa đơn với số tiền ít kế toán sẽ làm phiếu chi để thanh toán lại khoản tiền mà nhân viên đã tự chi trả hoặc làm phiếu thu để thu lại tiền tạm ứng của nhân viên. Còn đối với những hóa đơn mua hàng nhiều và công ty được gia hạn nợ và thanh toán qua ngân hàng, kế toán sẽ làm phiếu kế toán để hạch toán chi phí và treo công nợ. Khi đến hạn sẽ làm lệnh chi chuyển khoản cho nhà cung cấp, đồng thời hóa đơn đầu vào này được chuyển cho kế toán tổng hợp nhằm theo dõi công nợ ngoài excel để thanh toán cho nhà cung cấp.
Căn cứ vào hóa đơn và các bảng kê có liên quan, kế toán sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu và hạch toán vào các tài khoản tương ứng.
Cuối kỳ kế toán tập hợp chi phí để xác định kết quả kinh doanh.
Hóa đơn.
Bảng kê chi phí.
Phiếu chi.
Phiếu thu.
Sổ Nhật ký – Sổ cái
( trên máy)
Sơ đồ 2.7: Trình tự xử lý ghi nhận chi phí quản lý doanh nghiệp.
2.8.2. Tài khoản sử dụng.
TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp.
+ TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý.
+ TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng.
+ TK 6424: Chi phí khấu hao tài sản cố định.
+ TK 6425: Thuế, phí, lệ phí.
+ TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ TK 6428: Chi phí bằng tiền khác.
Kết cấu:
Bên Nợ:
- Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh.
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.
2.8.3. Trình tự xử lý sổ sách chứng từ:
Hóa đơn, chứng từ nhân viên mang về đã được giám đốc ký duyệt, kế toán tiến hành lập phiếu thu, phiếu chi, hạch toán vào sổ sách.
- Chi phí nhân viên: Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương được hạch toán như sau:
Nợ TK 6421: Chi phí tiền lương cho bộ phận QLDN.
Có TK 3341: Tiền lương thực trả.
Có TK 3383, 3384: Các khoản trích theo lương.
- Chi phí vật liệu quản lý: Phân bổ công cụ, dụng cụ trong kỳ như phân bổ chi phí mua máy in, máy vi tính, bàn ghế, két sắt, tủ quầy, …
Nợ TK 6422: Chi phí phân bổ trong kỳ.
Có TK 153: Chi phí vật liệu quản lý phân bổ trong kỳ.
- Dụng cụ đồ dùng: Chi phí mua sách tham khảo, mua hóa đơn, photo tài liệu, mua văn phòng phẩm.
Nợ TK 6423: Giá trị mua thực tế.
Nợ TK 1331: Thuế giá trị gia tăng nếu có.
Có TK 111, 112, 331, 141: Giá trị mua thực tế đã có thuế.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Trích khấu hao theo phương pháp đướng thẳng đối với những tài sản dùng trong bộ phận quản lý.
Nợ TK 6424: Giá trị tài sản cố định khấu hao trong kỳ.
Có TK 2141: Giá trị tài sản cố định khấu hao trong kỳ.
- Chi phí cầu đường: Lệ phí cầu đường, đỗ xe, tiền công chứng dùng cho bộ phận quản lý.
Nợ TK 6425: Giá trị vé, hóa đơn thu vé.
Có TK 111: Giá trị vé, hóa đơn thu vé.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Tiền điện nước, điện thoại, fax, nước uống, tiền thuê văn phòng, cước internet, phí bảo trì máy vi tính và máy lạnh, làm con dấu, bảng hiệu quảng cáo, chi phí sữa xe, bảo dưỡng xe...
Nợ TK 6427: Giá trị chưa thuế.
Nợ TK 1331: Thuế giá trị gia tăng nếu có.
Có TK 111, 112, 331: Giá trị thực tế trên hóa đơn đã có thuế.
- Chi phí bằng tiền khác: Chi phí tiếp khách.
Nợ TK 6428: Giá trị chưa thuế.
Nợ TK 1331: Thuế giá trị gia tăng nếu có.
Có TK 111, 112, 331: Giá trị thực tế trên hóa đơn đã bao gồm thuế.
Những nghiệp vụ phát sinh thực tế:
Nghiệp vụ 11:
Căn cứ vào hóa đơn số 1612 ngày 12 tháng 08 năm 2010 do bộ phận quầy đề nghị thanh toán, kế toán kiểm tra tính hợp lệ và đối chiếu với kế toán hàng hóa về dịch vụ sửa máy ảnh. Sau khi kiểm tra, kế toán lập phiếu chi và trình lên giám đốc duyệt.
Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 6427: 4.171.420
Nợ TK 1331: 417.142
Có TK 111: 4.589.000
Phụ lục 11: - Hóa đơn GTGT số 1612.
- Phiếu chi số PC0026/08
Nghiệp vụ 12:
Căn cứ vào hóa đơn số 185207 ngày 14 tháng 08 năm 2010, kế toán lập phiếu chi thanh toán chi phí tiếp khách và hạch toán:
Nợ TK 6428: 2.410.000
Nợ TK 1331: 241.000
Có TK 111: 2.651.000
Phụ lục 12: - Hóa đơn GTGT số 185207
- Phiếu chi số PC0031/08.
Nghiệp vụ 13:
Kế toán căn cứ vào HĐ số 893644 ngày 18 tháng 8 năm 2010, lập phiếu chi thanh toán cước viễn thông kỳ 07/2010 và hạch toán như sau:
Nợ TK 6421: 1.412.745
Nợ TK 1331: 141.275
Có TK 111: 1.554.020.
Phụ lục 13: - Hóa đơn số 893644.
- Phiếu chi số PC0042/08
2.9. Kế toán thu nhập khác và chi phí khác.
2.9.1. Kế toán thu nhập khác:
Đặc điểm:
Khoản thu nhập khác phát sinh từ tiền lãi ngân hàng cuối tháng. Vì số tiền lãi ngân hàng phát sinh hàng tháng không nhiều nên công ty ghi nhận vào tài khoản 711 “Thu nhập khác”
Luân chuyển chứng từ:
Căn cứ vào giấy báo Có của Ngân hàng, kế toán tiến hành lập phiếu thu và ghi nhận thu nhập khác
Giấy báo Có
Phiếu thu
Sổ Nhật ký – Sổ cái
( trên máy)
Sơ đồ 2.8: Trình tự xử lý ghi nhận hoạt động khác.
2.9.2. Tài khoản sử dụng.
TK 711: Thu nhập khác.
Kết cấu:
Bên nợ:
- Cuối kỳ kết chuyển xác định kết quả kinh doanh.
Bên có:
- Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ.
TK 811: Chi phí khác.
Kết cấu:
Bên nợ:
- Tập hợp các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ.
Bên có:
- Cuối kỳ kết chuyển xác định kết quả kinh doanh.
Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ.
2.9.3. Trình tự xử lý sổ sách chứng từ.
Căn cứ vào giấy báo Có của Ngân hàng, kế toán hach toán:
Nợ TK 111: Số tiền thực thu.
Có TK 711: Lãi ngân hàng.
Căn cứ vào hóa đơn về các khoản chi phí khác phát sinh, kế toan hạch toán:
Nợ TK 811: Số tiền thực chi.
Có TK 111, 112, ..:
Những tình huống phát sinh thực tế:
Nghiệp vụ 14:
Ngày 31 tháng 7 năm 2010, khi nhận được giấy báo Có về tiền lãi tài khoản tiền gửi thanh toán của Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) tháng 7, kế toán lập phiếu thu và hạch toán như sau:
Nợ TK 11212: 168.795
Có TK 711: 168.795.
Phụ lục14: Giấy báo Có tiền lãi tháng 7 năm 2010 của NH Vietinbank.
2.10. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.10.1. Đặc điểm và luân chuyển chứng từ:
Đặc điểm:
Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.
Luân chuyển chứng từ:
Kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của toàn bộ doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ, căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty để xác định số thuế phải nộp của công ty. Kế toán sẽ thực hiện công việc khai báo thuế hàng quý và cuối năm tài chính theo đúng quy định.
2.10.2. Tài khoản sử dụng.
TK 821 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
- Tài khoản 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
Tài khoản 821 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” không có số dư cuối kỳ.
2.10.3. Trình tự xử lý sổ sách chứng từ.
Hàng quý, khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp Nhà nước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:
Nợ TK 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Có TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp, kế toán ghi:
Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán phản ánh bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp, ghi:
Nợ TK 821: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Có TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, thì số chênh lệch kế toán ghi giảm chi phí số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi: Nợ TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp. Có TK 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại, ghi: Nợ TK 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Có TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại, ghi:
Nợ TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp. Có TK 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Cuối năm tài chính, kế toán kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành, ghi:+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch ghi: Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Có TK 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch ghi: Nợ TK 8211: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
Những nghiệp vụ phát sinh thực tế::
Nghiệp vụ 15:
Ngày 30 tháng 4 năm 2010, kế toán kê khai thu nhập và thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý I năm 2010 nộp chi cục Thuế quận Phú Nhuận, căn cứ vào giấy thu tiền của Kho bạc Nhà nước, kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 8211: 3.673.042 đồng
Có TK 3334: 3.673.042 đồng
Nợ TK 3334: 3.673.042 đồng
Có TK 111: 3.673.042 đồng.
Phụ lục 15: - Tờ khai thuế thu nhập tạm tính quý I năm 2010.
- Giấy thu tiền thuế TNDN của Kho bạc Nhà nước.
2.11. Kế toán xác định kết quả kinh doanh.
2.11.1. Đặc điểm và luân chuyển chứng từ :
Đặc điểm:
Bất kỳ doanh nghiệp thuộc loại hình sở hữu nào, hoạt động trong lĩnh vực gì đều mong muốn thu nhập lớn hơn chi phí, hoạt động kinh doanh có lãi, lợi nhuận cao. Về lý luận cũng như thực tế mỗi doanh nghiệp có thể có những cách xác định kết quả kinh doanh khác nhau nhưng đều đảm bảo tình phù hợp với cơ chế tài chính.
Bảng xác định kết quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Ảnh màu Điện tử Thái bảo là bảng tập hợp tất cả doanh thu trừ đi chi phí phát sinh trong kỳ.
Luân chuyển chứng từ:
Cuối kỳ căn cứ sổ chi tiết và sổ cái kế toán tiến hành kết chuyển xác định kết quả kinh doanh.
2.11.2. Tài khoản sử dụng.
Kế toán sử dụng tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Kết cấu:
Bên Nợ:
- Kết chuyển giá vốn hàng bán.
- Kết chuyển chi phí tài chính
- Kết chuyển chi phí bán hàng
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
- Kết chuyển chi phí khác.
- Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Kết chuyển lãi.
Bên Có:
- Tổng số doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ.
- Tổng số doanh thu thuần hoạt động tài chính và hoạt động khác.
- Khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Kết chuyển lỗ.
2.11.3. Trình tự xử lý sổ sách chứng từ.
Căn cứ vào tất cả doanh thu trong kỳ và chi phí đã được tổng kết trên sổ cái, kế toán tiến hành kết chuyển doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác vào bên Có TK 911 và những chi phí giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp vào bên Nợ TK 911.
Cuối kỳ, kế toán thực hiện kết chuyển các khoản doanh thu thuần cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác:
Nợ TK 511: Doanh thu cung cấp dịch vụ.
Nợ TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính.
Nợ TK 711: Thu nhập khác.
Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
Kế toán kết chuyển giá vốn dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ:
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
Có TK 632: Giá vốn hàng bán.
Kế toán kết chuyển chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác.
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
Có TK 635: Chi phí hoạt động tài chính.
Có TK 641: Chi phí bán hàng.
Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có TK 811: Chi phí khác.
Tính và kết chuyển số lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh trong kỳ:
Nếu kinh doanh trong kỳ có lãi:
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
Có TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối.
Nếu kinh doanh trong kỳ lỗ:
Nợ TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối.
Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
Những tình huống phát sinh thực tế:
Nghiệp vụ 16:
Cuối kỳ kế toán tổng hợp các tài khoản doanh thu, chi phí trong sáu tháng đầu năm 2010, số liệu thực tế phát sinh như sau:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 2.590.098.590 đồng.
Các khoản giảm trừ doanh thu: 0 đồng.
Giá vốn hàng bán: 1.683.564.084 đồng.
Doanh thu hoạt động tài chính: 0 đồng.
Thu nhập khác: 356.924 đồng.
Chi phí tài chính: 63.250.146 đồng.
Chi phí bán hàng: 78.256.362 đồng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: 567.686.219 đồng.
Chi phí khác: 0 đồng.
Kế toán tổng hợp và kết chuyển xác định kết quả kinh doanh:
- Kết chuyển doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh:
Nợ TK 511: 2.590.098.590 đồng.
Có TK 911: 2.590.098.590 đồng.
- Kết chuyển khoản thu nhập khác:
Nợ TK 711: 356.924 đồng.
Có TK 911: 356.924 đồng.
- Kế toán kết chuyển chi phí:
Nợ TK 911: 2.392.756.811 đồng.
Có TK 632: 1.683.564.084 đồng.
Có TK 635: 63.250.146 đồng.
Có TK 641: 78.256.362 đồng.
Có TK 642: 567.686.219 đồng.
Kết chuyển thuế TNDN phải nộp:
Nợ TK 8211: 49.424.676 đồng.
Có 3334: 49.424.676 đồng.
Kết chuyển lợi nhuận trong kỳ:
Nợ TK 911: 148.274.028 đồng.
Có TK 421: 148.274.028 đồng.
Từ tất cả các yếu tố trên lập nên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Phụ lục16: - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý I năm 2010.
- Sổ chi tiết, sổ cái TK 511, 711, 632, 641, 642, 635, 911 tháng 03/2010.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III.
Công ty đã thực hiện đúng và đầy đủ các báo cáo hàng tháng, hàng quý và báo cáo năm đối với cơ quan thuế. Bên cạnh đó bộ phận kế toán còn có những báo cáo kịp thời về tình hình doanh thu, chi phí cũng như xác định kết quả kinh doanh theo đúng quy định của công ty, cung cấp số liệu cho bộ phận quản lý có liên quan để kịp thời đưa quyết định kinh doanh, chính sách giá cả phù hợp với thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
CHƯƠNG IV: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
I. NHẬN XÉT:
Trong hai tháng thực tập tại công TNHH MTV Ảnh màu Điện tử Thái Bảo đã giúp cho tôi học hỏi thêm nhiều về kế toán thực tế trong doanh nghiệp, những kiến thức không thể học được trên ghế nhà trường, giúp tôi thực hành những kiến thức đã học một cách tốt nhất và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm làm việc sau này. Tuy nhiên với hai tháng thực tập tôi cũng không thể đưa ra những nhận xét khách quan và thực tế về bộ phận kế toán cũng như tình hình hoạt động của công ty. Tôi xin đưa ra một số ý kiến chủ quan sau:
1.1. Ưu điểm:
- Công ty đã thực hiện đúng, đầy đủ theo các quyết định mới nhất của Bộ Tài Chính, bộ phận kế toán công ty luôn cập nhật kịp thời những quy định mới nhất về chế độ kế toán cũng như các chính sách của cơ quan Thuế ban hành, lập báo cáo tài chính đúng, đủ theo quy định của công ty giúp bộ phận giám đốc ra quyết định kịp thời.
- Công ty áp dụng phần mềm vào công tác quản lý và công tác kế toán rất hiệu quả, có thể giao nhiều việc cho một người, tiết kiệm được chi phí nhân công, giảm được chi phí cho công ty, tăng cao lợi nhuận.
1.2. Nhược điểm:
- Công ty sắp xếp thời gian làm việc của nhân viên chưa hiệu quả. Công ty hoạt động chủ yếu trong ngành dịch vụ nên nhân viên quầy và bộ phận phòng máy, xuất hình chia ra làm việc theo ca, mỗi ca 8 (tám) tiếng, còn bộ phận kế toán làm việc theo giờ hành chính nên các nghiệp vụ ngoài giờ hành chính phát sinh kế toán không thể nắm bắt kịp thời.
- Các nghiệp vụ kế toán chưa được ghi nhận kịp thời chính xác, kế toán chia làm hai hệ thống gồm kế toán nội bộ và kế toán báo cáo thuế nên công tác kế toán của công ty còn phức tạp. Hiện tại có một số chi phí công ty không thể đưa vào chi phí hợp lý vì không có hóa đơn hợp lệ, vì vậy bộ phận kế toán không thể hạch toán đầy đủ doanh thu thực tế phát sinh.
- Phần mềm kế toán của công ty hoạt động tương đối hiệu quả tuy nhiên lại mất nhiều thời gian nhập liệu và đòi hỏi trình độ của nhân viên kế toán phải cao mới có thể chỉnh sửa nếu xảy ra sai sót.
II. KIẾN NGHỊ:
Tôi xin đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý như sau:
- Bộ phận kế toán phải có hai nhân viên chia ca ra làm để ghi nhận kịp thời các nghiệp vụ kế toán phát sinh tại công ty.
- Hợp thức hóa các chi phí chưa hợp lý như chi phí thuê nhà, chi phí gia công ngoài, …từ đó bộ phận kế toán có thể điều chỉnh và khai báo với cơ quan thuế tình hình kinh doanh thực tế tại công ty một cách chính xác.
&
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CT TNHH MTV anh mau dien tu Thai Bao.doc