Tính cấp thiết của đề tài:
Trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường thì các chủ doanh nghiệp quan tâm nhất đến những thông tin về kết quả kinh doanh, phải nắm được thị trường, tận dụng được những cơ hội để phân tích đánh giá kết quả hoạt động và có hướng đầu tư sản xuất kinh doanh đúng, có hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời phải tìm ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được thực hiện theo kế hoạch giao nộp sản phẩm, giá cả và địa chỉ do nhà nước quy định còn trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải tự mình quyết định cả ba vấn dề cơ bản của sản xuất kinh doanh: sản xuất cái gì, bằng cách nào và cho ai. Do vậy tiêu thụ sản phẩm trở thành vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Bởi vì tiêu thụ là việc cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, lao vụ, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Nếu doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều thì vốn của doanh nghiệp được quay vòng nhanh, có thể nắm bắt được nhiều cơ hội hơn, doanh nghiệp sẽ ngày càng tốt hơn. Ngược lại nếu doanh nghiệp tiêu thụ được ít thì nguy cơ phá sản sẽ càng cao. Vì vậy, để đảm bảo cho quá trình tiêu thụ đạt được lợi nhuận cao cần theo dõi, quản lý chặt chẽ trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để tiết kiệm được chi phí, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu và hạn chế sản phẩm hỏng nhưng vẫn giữ được chất lượng sản phẩm.
Thông qua quá trình tiêu thụ doanh nghiệp có thể đánh giá được tình hình sản xuất của doanh nghiệp từ đó có thể quyết định nên thu hẹp hay tiếp tục mở rộng sản xuất. Nó có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp làm ăn có lãi qua đó doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện để tái sản xuất mở rộng, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên chức của đơn vị, tham gia góp vốn liên doanh, liên kết, góp phần tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Đồng thời doanh nghiệp có điều kiện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước như đóng thuế và các khoản khác. Còn nếu doanh nghiệp kinh doanh theo chiều hướng ngược lại sẽ ảnh hưởng đến việc ổn định nền kinh tế quốc dân.
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình phát sinh thường xuyên và đa dạng các sự kiện kinh tế mà kế toán phải lựa chọn, thu thập và xử lý để cung cấp cho các đối tượng sử dụng có liên quan. Vì thế, trong quá trình tiêu thụ, kế toán tiêu thụ đóng một vai trò quan trọng. Công tác kế toán tiêu thụ có tốt thì việc thu thập số liệu mới chính xác, từ đó giúp cho ban lãnh đạo đánh giá và lựa chọn phương án tiêu thụ tối ưu nhất nhằm đem lại kết quả kinh doanh cao nhất.
Với tầm quan trọng của tiêu thụ trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp như vậy đồng thời nhằm nâng cao kiến thức học tập nên em quyết định tìm hiểu về đề tài: “ Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH một thành viên Cấp nước và Đầu tư xây dựng ĐắkLắk ”.
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.
Tìm hiểu thực trạng kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty.
Đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và kế toán xác định kết quả kinh doanh của Công ty.
Phạm vi nghiên cứu
·Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu việc hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH một thành viên Cấp nước và Đầu tư xây dựng ĐắkLắk: phản ánh quá trình tiêu thụ nước, kế toán tiêu thụ và kết quả kinh doanh được xác định như thế nào trong năm 2007 tại công ty.
·Phạm vi về thời gian
Số liệu nghiên cứu từ năm 2005 đến 2007.
Đề tài được thực hiện từ ngày 17 tháng 4 năm 2008 đến ngày 6 tháng 6 năm 2008
·Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH một thành viên Cấp nước và Đầu tư xây dựng ĐắkLắk – 70 Nguyễn Tất Thành, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐắkLắk
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH một thành viên Cấp nước và Đầu tư xây dựng ĐắkLắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ ở các phòng ban, cũng như quyền tuyển chọn và sa thải công nhân theo bộ luật lao động.
- Phó giám đốc
Là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc ủy quyền phụ trách một số công tác nhất định và chịu tránh nhiệm trước Nhà nước và Giám đốc về các mặt công tác ấy, phó Giám đốc sẽ thay mặt Giám đốc quản lý công việc khi Giám đốc vắng mặt, phó Giám đốc được Giám đốc đề nghị và cấp trên bổ nhiệm.
- Phòng tổ chức hành chính
Tổ chức tuyển dụng nhân viên, quản lý chung toàn Công ty, văn thư, đánh máy, tạp vụ, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân viên chức và giải quyết các chế độ chính sách Nhà nước cho công nhân viên chức do Công ty giao.
- Phòng kế hoạch vật tư
Xác định phương hướng mục tiêu kinh doanh của Công ty, soạn thảo các hợp đồng kinh tế, cung ứng quản lý cấp phát vật tư, theo dõi triển khai chỉ đạo thực hiện và lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Phòng kỹ thuật
Lập dự toán, thiết kế công trình vừa và nhỏ, giám sát kiểm tra thi công các công trình, xem xét đề xuất các biện pháp về kỹ thuật xây lắp, sản xuất nước và phụ trách các bộ phận:
+ Phòng KCS: Kiểm tra đồng hồ và hệ thống nước của khách hàng, kiểm định các loại đồng hồ không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, lập dự toán thay và kẹp chì đồng hồ.
Phòng chống thất thoát và xử lý vi phạm: Có nhiệm vụ khoanh vùng chống thất thoát theo từng khu vực và xử lý các vi phạm.
+ Tổ sửa chửa nước chảy
Gồm 12 lao động thường xuyên trực tiếp kiểm tra hệ thống cấp nước trong và ngoài địa bàn thành phố, sửa chữa kịp thời đường ống nước chảy hay rò rỉ để chống thất thoát nước.
+ Trạm bơm nước CưPul – EaCôTam
Gồm 16 người trực 24/24 giờ, chia làm 3 ca mỗi ca 4 người, 2 người dọn vệ sinh công nghiệp và thay nhau nghỉ bù ngày chủ nhật, có trách nhiệm bảo quản máy móc thiết bị vận hành máy theo đúng quy trình, khai thác tốt công suất máy.
+ Giếng nước ngầm cụm 35
Có 5 giếng nước ngầm, có 13 người trực 24/24 giờ, chia làm 3 ca mỗi ca 4 người, nhiệm vụ quản lý và vận hành 7 trạm bơm giếng nước, mỗi giếng hoạt động 18 giờ/ngày, 1 người dọn vệ sinh và thay ca cho 12 người kia nghỉ bù ngày chủ nhật.
- Phòng Tài chính Kế toán
Quản lý thường xuyên và chặt chẽ việc sử dụng vốn, giám sát và quản lý toàn bộ tài sản của Công ty, tổng hợp và phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động, tổ chức hệ thống nghiệp vụ kế toán theo đúng pháp lệnh kế toán Nhà nước ban hành, báo cáo về việc cân đối vốn và nguồn vốn, báo cáo quyết toán định kỳ theo quy định của Nhà nước, tham mưu duyệt báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho Giám đốc.
- Phòng Quản lý & Phát triển khách hàng
Giúp cho ban Giám đốc về quản lý kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt để nâng cao uy tín đối với Khách hàng, triển khai thực hiện kế hoạch của Giám đốc giao và phụ trách bộ phận tổ ghi, thu:
+ Tổ ghi đồng hồ nước
Gồm 12 lao động trực tiếp, với nhiệm vụ đi ghi đồng hồ tiêu thụ nước sau đó báo cáo số liệu ghi được để phòng Kế toán Tài vụ căn cứ làm hóa đơn thu tiền.
+ Tổ thu tiền nước
Gồm 20 lao động trực tiếp với nhiệm vụ đi thu tiền nước hàng ngày và nộp tiền thu được trong ngày cho Công ty.
Mối quan hệ Công ty với các bộ phận
- Về sản xuất
Xây dựng và triển khai các kế hoạch sản xuất phù hợp với năng lực và đặc điểm của từng bộ phận, cùng ban Giám đốc hoàn thành tốt chỉ tiêu trên giao.
- Về tài chính
Chịu trách nhiệm quản lý tài sản, vốn và sử dụng trên cơ sở có hiệu quả nhất.
- Về lao động tiền lương
Quản lý số lao động trong công ty, phân phối lương thưởng một cách công bằng.
- Về hành chính
Chịu trách nhiệm về hành chính nội bộ, an toàn lao động và quản lý mọi việc phạm vi bộ phận mình.
2.1.4 Tổ chức công tác kế toán Công ty TNHH một thành viên Cấp nước & Đầu tư xây dựng ĐắkLắk
2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức công tác kế toán
Công tác tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung:5 Toàn bộ công tác từ tập hợp chứng từ, xử lý chứng từ, ghi sổ kế toán đến lập các báo cáo kế toán đều do phòng kế toán thực hiện.
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế
toán
tổng
hợp
Thủ
quỹ
Kế
toán thanh toán
Kế
toán N.hàng công
nợ
Kế
toán
vật
tư và
TSCĐ
Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng:
2.1.4.2 hình thức hạch toán kế toán tại Công ty
Để phù hợp với tình hình đặc điểm của Công ty, thuận tiện cho việc lập báo cáo kế toán và cung cấp số liệu kịp thời cho lãnh đạo. Phòng kế toán áp dụng hình thức kế toán “chứng từ ghi sổ”.
Với hình thức này toàn bộ công việc kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Sổ qũy
Chứng từ gốc
Sổ kế toán chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ Đ.ký chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối TK
Báo báo kế toán
Ghi chú:
Ghi hàng ngày :
Ghi cuối tháng :
Quan hệ đối chiếu :
2.1.5 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty qua 3 năm
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
I. Nguồn vốn quỹ
50.616.678.253
197.725.767.892
199.470.152.124
1. Nguồn vốn kinh doanh
38.481.475.445
183.353.861.697
183.353.861.697
2. Quỹ đầu tư phát triển
532.259.845
733.297.134
869.586.772
3. Quỹ dự phòng tài chính
655.912.963
699.411.061
729.697.647
4. Lợi nhuận chưa phân phối
0
0
257.444.008
5. Nguồn vốn đầu tư XDCB
10.947.030.000
12.939.198.000
14.259.562.000
II. Nguồn vốn kinh phí, quỹ khác
535.663.419
660.900.062
- 16.404.845
Tổng
51.152.341.672
198.386.667.954
199.486.556.969
Tình hình nguồn vốn chủ sở hữu
Đơn vị tính: Đồng
Nguồn: Phòng kế toán
Qua bảng tình hình nguồn vốn chủ sở hữu tại Công ty qua 3 năm cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu tại Công ty có xu hướng tăng.
Để kinh doanh đơn vị nào cũng cần phải có vốn mới có thể hoạt động, do đó nguồn vốn cần phải được duy trì và bổ sung. Nguồn vốn được duy trì và bổ sung dưới nhiều hình thức khác nhau trong đó chủ yếu là doanh thu phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nguồn vốn chủ sở hữu tại Công ty được thể hiện qua bảng phân tích sau:
Phân tích tình hình nguồn vốn chủ sở hữu
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006/2005
Năm 2007/2006
Chênh lệch
Tỷ lệ
Chênh lệch
Tỷ lệ
I. Nguồn vốn quỹ
1.471.090.896
0,03
1.744.384.300
0,01
1. Nguồn vốn kinh doanh
1.448.723.862
0,04
0
0
2. Quỹ đầu tư phát triển
201.037.289
0,4
136.289.638
0,19
3. Quỹ dự phòng tài chính
43.498.098
0,07
30.286.586
0,04
4. Lợi nhuận chưa phân phối
0
0
257.444.008
0
5. Nguồn vốn đầu tư XDCB
2.259.939.255
0,18
1.313.007.614
0,1
II. Nguồn vốn kinh phí, quỹ khác
125.236.643
0,23
- 677.304.907
- 1,03
Tổng
1.472.343.262
0,03
1.099.889.000
0,01
Nguồn: phòng kế toán
Qua bảng phân tích ta thấy: Tổng chênh lệch vốn chủ sở hữu năm 2006/2005 là 1.472.343.262 đồng với tỷ lệ 0,03 thể hiện rằng nguồn vốn chủ sở hữu năm 2006 tăng so với năm 2005.
Mặt khác, năm 2007/2006 tổng nguồn vốn chủ sở hữu là 1.099.889.000 đồng với tỷ lệ 0.01 như vậy nguồn vốn chủ sở hữu năm 2007 vẫn tăng so với năm 2006 nhưng tốc độ tăng của năm 2007/2006 chậm hơn năm 2006/2005.Trong đó mức chênh lệch lợi nhuận chưa phân phối năm 2007/2006 là 257.444.008 đồng, đây chính là lợi nhuận doanh nghiệp thu được từ các hoạt động kinh doanh trong năm 2006, cũng chỉ tiêu này chênh lệch năm 2006/2005 là 0 đồng. Như vậy nguồn vốn chủ sở hữu năm 2007 tăng nói lên rằng hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2007 có hiệu quả. Tuy nhiên qua các quỹ ta cũng thấy được tình hình hoạt động của công ty đạt hiệu quả ở mức độ nào. Nếu công ty kinh doanh có hiệu quả và mang lại lợi nhuận lớn thì số trích lập các quỹ sẽ đầy đủ theo quy định. Từ bảng phân tích ta thấy được khả năng trích lập quỹ trong những năm qua vẫn có xu hướng tăng điều này chứng tỏ công ty đã thực sự phát huy hết nguồn lực và khả năng của công ty.
* Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua
Như ta đã biết trong kinh doanh kết quả cuối cùng là một chỉ tiêu quan trọng, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Để thấy được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm từ 2005 – 2007 ta tiến hành phân tích bảng số liệu sau:
Qua bảng 3, ta thấy:
- Tổng doanh thu: Năm 2005 là 22.041.331.722 đồng đến năm 2006 là 23.102.060.424 đồng tăng 1.060.728.700 đồng tương ứng với tốc độ tăng 4,81%, sang năm 2007 tổng doanh thu là 30.287.134.537 đồng tăng 7.185.074.110 đồng tương ứng với 31,1% so với năm 2006. Qua phân tích ta thấy tổng doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước, do khách hàng tiêu thụ ngày càng tăng đồng thời doanh thu từ xây lắp công trình và tư vấn giám sát luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Về các khoản giảm trừ: Năm 2005 là 22.036.768 đồng, năm 2006 là 7.529.862 đồng sang năm 2007 là 71.498.553 đồng. Qua phân tích ta thấy các khoản giảm trừ có xu hướng ngày càng tăng, điều đó cho thấy dịch vụ cung cấp nước cần được hoàn thiện hơn .
- Về doanh thu thuần: Do tổng doanh thu của doanh nghiệp ngày càng tăng dẫn đến doanh thu thuần thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng lên cho thấy công ty ngày càng làm ăn có hiệu quả.
- Về lợi nhuận gộp: Qua bảng phân tích ta thấy lợi nhuận gộp có sự biến động qua từng năm. Cụ thể, năm 2006 là 3.262.786.164 đồng, năm 2007 là 2.896.272.833 đồng, năm 2007 là 2.867.712.495 đồng, nguyên nhân của sự biến động là do giá vốn hàng bán có xu hướng tăng lên theo từng năm như năm 2006 tăng 11.23% so với năm 2005 và năm 2007 lại tăng 0.99% so với năm 2006.
- Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Do đây là Công ty cung cấp nước nên chi phí bán hàng là không có, vì sản phẩm được đưa đến tận nhà thông qua các hệ thống ống dẫn. Mọi tư vấn lắp đặt, khiếu kiện… đều thông qua Công ty. Đồng thời cũng qua bảng phân tích ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp ngày càng tăng lên, bên cạnh đó tiền lương của cán bộ công nhân của công ty cũng tăng lên.
Về sự thay đổi tỷ trọng các khoản mục trong bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cho thấy lợi nhuận sau thuế của Công ty trong 3 năm có sự biến động, đặc biệt lợi nhuận năm 2007 giảm mạnh so với năm 2006, cụ thể giảm 812.230.765 đồng tương ứng với tốc độ giảm là 70,14%.
Tuy lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm so với năm trước nhưng từ bảng phân tích ta cũng nhận ra rằng sau khi nộp thuế cho nhà nước lợi nhuận của Công ty vẫn là một số dương. Điều này cho thấy Công ty vẫn làm ăn ổn định và hiệu quả.
Phương pháp xác định kết quả kinh doanh
Xác định hiệu quả kinh doanh.
- Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ:
+ Chiết khấu thương mại.
+ Giảm giá hàng bán.
+ Hàng bán bị trả lại.
+ Thuế (Thuế TTĐB, thuế xuất nhập khẩu, Thuế GTGT).
- Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
- Lợi nhuận thuần từ HĐKD = Lợi nhuận gộp + (Doanh thu HĐTC – Chi HĐTC - CPBH – Chi phí QLDN)
- Lợi nhuận khác = thu nhập khác - Chi phí khác
- Tổng lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần từ HĐKD + Lợi nhuận khác
-Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = Tổng lợi nhuận trước thuế x 28/100
- Lợi nhuận sau thuế = Tổng lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN phải nộp
2.1.6.2 Mức độ sử dụng chi phí
Giá vốn hàng bán
- Tỉ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần = x 100
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng trị giá vốn hàng bán, tỉ suất này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt.
Chi phí quản lý DN
- Tỉ suất chi phí QLDN trên doanh thu thuần = x 100
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng bao nhiêu đồng chi phí quản lý doanh nghiệp, tỉ suất này càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và kinh doanh càng có hiệu quả.
Tỉ suất sinh lời.
Lợi nhuận sau thuế
- Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu = x 100
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Nó biểu hiện cứ 100 đồng doanh thu thuần thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế trong kỳ báo cáo.
Lợi nhuận sau thuế
- Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản = x 100
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng tổng tài sản sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định để đạt được khả năng sinh lời mong muốn.
Lợi nhuận sau thuế
- Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn CSH = x 100
Nguồn vốn CSH
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỉ lệ này càng lớn biểu hiện xu hướng càng tích cực, nó đo lường lợi nhuận đạt được trên vốn góp của các chủ sở hữu.
2.2 Thực trạng công tác kế toán thành phẩm tiêu thụ sản phẩm xác định kết quả kinh doanh của công ty
2.2.1 Đặc điểm về tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh của Cty TNHH 1 TV Cấp Nước Và ĐTXD ĐakLak
.2.2.1.1 Đặc điểm về tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Phương thức tiêu thụ
Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ dưới hình thức: cung cấp nước theo hợp đồng. Đối với hình thức cung cấp theo hợp đồng thì trình tự diễn ra như sau:
- Thỏa thuận:
Khi khách hàng có nhu cầu cần cung cấp nước của Công ty thì hai bên tiến hành thỏa thuận về việc: số lượng, chất lượng, giá cả, hình thức thanh toán,…
- Ký hợp đồng:
Khi hai bên có sự thống nhất về các khoản trong hợp đồng thì tiến hành ký hợp đồng.
Tiến hành cung cấp nước:
Khi đến thời gian ký trong hợp đồng công ty tiến hành cung cấp nước. Do đây là Công ty kinh doanh sản phẩm nước nên sản phẩm được đưa đến tận nhà thông qua các hệ thống ống dẫn.
Các chứng từ sử dụng trong quá trình cung cấp nước:
Hóa đơn giá trị gia tăng.
Phiếu thu.
Và các giấy tờ khác có liên quan.
Hình thức thanh toán
Công ty áp dụng nhiều hình thức khác nhau như: Thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản thông qua tài khoản của Công ty tại ngân hàng.
2.2.2 Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH một thành viên Cấp nước và Đầu tư xây dựng ĐắkLắk
2.2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng tại Công ty
Công ty sử dụng tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để phản ánh doanh thu của Công ty. Khi có nghiệp vụ phát sinh về doanh thu bán hàng, căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng, các chứng từ thanh toán (phiếu thu, giấy báo ngân hàng…) kế toán Công ty thực hiện ghi nhận doanh thutheo trình tự của hình thức chứng từ ghi sổ.
Công ty TNHH một thành viên Cấp nước và Đầu tư xây dựng ĐắkLắk hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Cụ thể các trường hợp phát sinh như sau:
* Trường hợp 1: Ngày 24/10/2007 Công ty xuất bán trực tiếp cho bà Bùi Thị Lệ theo số phiếu 16440 với khối lượng: 8m3, đơn giá 2.250đ/m3 với thuế suất GTGT là 5%. Bà Lệ chấp nhận thanh toán.
Giá vốn nước tại Công ty: 1.902đ/m3 x 8m3 = 15.216 đồng.
Tổng tiền nước: 2.250đ/m3 x 8m3 = 18.000 đồng.
Thuế GTGT phải nộp: 18.000 x 5% = 900 đồng.
Tổng giá thanh toán: 18.000 + 900 = 18.900 đồng.
Kế toán căn cứ chứng từ ghi sổ, hạch toán như sau:
+ Giá vốn:
Nợ TK 632 15.216
Có TK 154 15.216
+ Doanh thu:
Nợ TK 131 18.900
Có TK 511 18.000
Có TK 3331 900
* Trường hợp 2: Ngày 27/10/2007 Công ty xuất bán trực tiếp nước cho Công ty Cao su theo số phiếu BC 282 với khối lượng: 1.540m3, đơn giá 3.000đ/m3 với thuế suất GTGT là 5%. Đơn vị mua chấp nhận thanh toán tiền qua ngân hàng.
Giá vốn nước tại Công ty là: 1.902đ/m3 x 1.540m3 = 2.929.080 đồng.
Tổng tiền nước: 3.000đ/m3 x 1.540m3 = 4.620.000 đồng.
Thuế GTGT phải nộp: 4.620.000 x 5% = 231.000 đồng.
Tổng giá thanh toán: 4.620.000 + 231.000 = 4.851.000 đồng.
Kế toán căn cứ chứng từ ghi sổ, hạch toán như sau:
+ Giá vốn:
Nợ TK 632 2.929.080
Có TK 154 2.929.080
+ Doanh thu:
Khi xác định là tiêu thụ:
Nợ TK 131 4.851.000
Có TK 511 4.620.000
Có TK 3331 231.000
Sau khi nhận được giấy báo của ngân hàng:
Nợ TK 112 4.851.000
Có TK 131 4.851.000
* Trường hợp 3: Ngày 2/11/2007 xuất bán trực tiếp cho Công ty Bia Sài Gòn theo số phiếu BC 290 với khối lượng: 2.815m3, đơn giá 3.800đ/m3, thuế suất GTGT 5%. Đơn vị mua chấp nhận thanh toán qua ngân hàng.
Giá vốn nước tại Công ty: 1.902đ/m3 x 2.815m3= 5.354.130 đồng.
Tổng tiền nước: 3.800đ/m3 x 2.815m3 = 10.697.000 đồng.
Thuế GTGT phải nộp: 10.697.000 x 5% = 534.850 đồng.
Tổng giá thanh toán: 10.697.000 + 534.850 = 11.231.850 đồng.
Kế toán căn cứ chứng từ ghi sổ, hạch toán như sau:
+ Giá vốn:
Nợ TK 632 5.354.130
Có TK 154 5.354.130
+ Doanh thu:
Khi xác định là tiêu thụ:
Nợ TK 131 11.231.850
Có TK 511 10.697.000
Có TK 3331 534.850
Sau khi nhận được giấy báo của ngân hàng:
Nợ TK 112 11.231.850
Có TK 131 11.231.850
* Trường hợp 4: Ngày 12/11/2007 xuất bán trực tiếp cho cơ sở sản xuất kinh doanh Huỳnh Tố Lan theo số phiếu BC 287 với khối lượng: 1.775m3, đơn giá 4.200đ/m3, thuế suất GTGT 5%. Cơ sở này chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt.
Giá vốn nước tại Công ty: 1.902đ/m3 x 1.775m3 = 3.376.050 đồng.
Tổng tiền nước: 4.200đ/m3 x 1.775m3 = 7.455.000 đồng.
Thuế GTGT phải nộp: 7.455.000 x 5% = 372.750 đồng.
Tổng giá thanh toán: 7.455.000 + 372.750 = 7.827.750 đồng.
Kế toán căn cứ vào chứng từ ghi sổ, hạch toán như sau:
+ Giá vốn:
Nợ TK 632 3.376.050
Có TK 154 3.376.050
+ Doanh thu:
Khi xác định là tiêu thụ:
Nợ TK 131 7.827.750
Có TK 511 7.455.000
Có TK 3331 372.750
Sau khi nhận được tiền:
Nợ TK 111 7.827.750
Có TK 131 7.827.750
* Trường hợp 5: Ngày 25/11/2007 Công ty tiến hành nâng đồng hồ nước theo DT 6931 cho ông Hồ Cao Nguyên với số tiền là: 526.277 đồng, thuế suất GTGT 10%. Ông Nguyên chấp nhận thanh toán.
Thuế GTGT phải nộp: 526.277 x 10% = 52.628 đồng.
Tổng giá thanh toán: 526.277 + 52.628 = 578.905 đồng.
Kế toán căn cứ vào chứng từ ghi sổ, hạch toán như sau:
+ Doanh thu:
Nợ TK 131 578.905
Có TK 511 526.277
Có TK 3331 52.628
* Trường hợp 6: Ngày 26/11/2007 Công ty lắp HTN cho Công ty TNHH Hiệp Phúc theo DT 6931 với số tiền 1.110.712 đồng, thuế suất GTGT 10%. Công ty chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt.
Thuế GTGT phải nộp: 1.110.712 x 10% = 111.071 đồng.
Tổng giá thanh toán: 1.110.712 + 111.071 = 1.221.783 đồng.
Kế toán căn cứ vào chứng từ ghi sổ, hạch toán như sau:
+ Doanh thu:
Khi xác định là tiêu thụ:
Nợ TK 131 1.221.783
Có TK 511 1.110.712
Có TK 3331 111.071
Sau khi nhận được tiền:
Nợ TK 111 1.221.783
Có TK 131 1.221.783
2.2.2.2 Trình tự hạch toán tại Công ty
Mỗi Công ty đều có một trình tự hạch toán khác nhau nhưng đều tuân thủ theo trình tự nhất định do Bộ Tài chính đặt ra. Tại Công ty TNHH một thành viên Cấp nước và Đầu tư xây dựng ĐắkLắk sử dụng tài khoản:
TK 632 dùng để phản ánh giá vốn.
TK 511 để ghi nhận doanh thu.
TK 3331 thuế đầu ra.
Chứng từ ban đầu được kế toán sử dụng khi phát sinh một nghiệp vụ bán hàng thường là hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT), hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn do Bộ Tài chính quy định. Phòng tài vụ lập hóa đơn bán hàng, thường là hóa đơn giá trị gia tăng. Hóa đơn này dùng để phản ánh chỉ tiêu giá trị hàng hóa vật tư và tổng giá thanh toán hóa đơn này do người bán lập khi bán hàng hay dịch vụ. Hóa đơn này được lập thành 3 liên:
Liên 1: Lưu
Liên 2: Giao cho khách hàng
Liên 3: Dùng cho bộ phận kế toán
Khi có một nghiệp vụ phát sinh, kế toán căn cứ vào chứng từ ban đầu, lập bảng kê, chứng từ ghi sổ, vào sổ chi tiết, cuối cùng là vào sổ cái.
HÓA ĐƠN (GTGT)
Liên 1: (Lưu) Mẫu số: 01 GTKT- 2L-01 Sêri: AA/2005T
Số: 007043
Công ty cấp thoát nước ĐắkLắk
Mã số: 6000175995
Địa chỉ: 70 Nguyễn Tất Thành – Thành phố Buôn Ma Thuột – ĐắkLắk
Tài khoản số: 421101 – 010037. Tại ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Thành phố Buôn Ma Thuột.
Tên khách hàng: Hồ Cao Nguyên
Địa chỉ: 147/52 Nguyễn Thị Định
Hình thức thanh toán: Tiền mặt
STT
Tên hàng hóa dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
01
Lắp HĐN theo DT 6923/PKT
Đồng
526.277
Cộng tTiền hàng: 526.277
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 52.628
Tổng cộng tiền thanh toán: 578.905
Số tiền bằng chữ: Năm trăm bảy tám nghìn, chín trăm lẻ năm đồng
Ngày 25 tháng 10 năm 2007
Người mua hàng Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Căn cứ vào hóa đơn GTGT, kế toán ghi:
Nợ TK 131 578.905
Có TK 511 526.277
Có TK 3331 52.628
Cuối tháng, kết chuyển toàn bộ giá vốn, doanh thu thuần sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh (Chỉ lấy một ví dụ minh họa).
+ Giá vốn:
Nợ TK 632 15.216
Có TK 154 15.216
+ Doanh thu:
Nợ TK 131 18.900
Có TK 511 18.000
Có TK 3331 900
+ Kết chuyển giá vốn:
Nợ TK 911 15.216
Có TK 632 15.216
+ Kết chuyển doanh thu:
Nợ TK 511 18.000
Có TK 911 18.000
Từ hóa đơn GTGT kế toán tiến hành vào chứng từ ghi sổ.
Công ty TNHH một thành viên Cấp nước & Đầu tư xây dựng ĐắkLắk
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 01
Trích Yếu
Số hiệu
Tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Xuất bán nước trực tiếp
131
511
18.000
18.000
Xuất bán nước trực tiếp
131
511
4.620.000
4.620.000
Nâng đồng hồ nước
131
511
526.277
526.277
…………………………..
…………….
………………..
Kèm theo……………….chứng từ BMT, Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập Kế toán trưởng
Cuối tháng căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán tiến hành ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Công ty TNHH một thành viên Cấp nước & Đầu tư xây dựng ĐắkLắk
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Đơn vị tính: Đồng
Chứng từ ghi sổ
Nội dung
Số tiền
Số
Ngày
01
24/10/06
Xuất bán nước trực tiếp
18.000
01
27/10/06
Xuất bán nước trực tiếp
4.620.000
……………………………….
………………………
Cộng
30.215.635.984
BMT, ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập Kế toán trưởng
Cuối kỳ, căn cứ vào chứng từ ghi sổ và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ cái của Công ty TNHH một thành viên Cấp nước và Đầu tư xây dựng ĐắkLắk
Công ty TNHH một thành viên Cấp nước & Đầu tư xây dựng ĐắkLắk
SỔ CÁI
Từ ngày:01/01/2007 đến ngày: 31/12/2007
Tên tài khoản: Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ
Số hiệu: 511
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Số hiệu TKĐƯ
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
01
01
01
24/10/07
27/10/07
25/11/07
Phải thu khác hàng
Xuất bán nước cho Cty Bia Sài Gòn
Nâng đồng hồ theo DT 6931
……………………………………
Xác định kết quả kinh doanh
131
131
131
911
30.215.635.984
18.900
4.851.000
578.905
…………..
Cộng số phát sinh
30.215.635.984
30.215.635.984
BMT, Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập Kế toán trưởng
Cuối kỳ, kế toán xác định kết quả tiêu thụ để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính là chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ và thuế phải nộp theo quy định của pháp luật (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp).
2.2.2.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí gián tiếp bao gồm: Chi phí hành chính, tổ chức và văn phòng,… những chi phí này không xếp vào quá trình sản xuất hoặc tiêu thụ. Tại Công ty Cấp thoát nước ĐắkLắk, chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, chi phí đồ dùng văn phòng, thuế, phí và lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Chứng từ được kế toán sử dụng trong việc hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp gồm: Phiếu chi, bảng phân bổ tiền lương ở bộ phận quản lý doanh nghiệp,…
Kế toán sử dụng tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi tiết thành các tài khoản: 6421, 6422, 6423,…
Sau đây là một số nghiệp vụ phát sinh trong kỳ được kế toán định khoản như sau:
- Phiếu chi ngày 15/12/2007 chi trả lương cho cán bộ công nhân viên với số tiền 135.587.973 đồng.
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 6421 135.587.973
Có TK 334 135.587.973
- Phiếu chi ngày 16/12/2007 chi mua đồ dùng văn phòng, chi bằng tiền mặt với số tiền 6.453.956 đồng.
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 6423 6.453.956
Có TK 111 6.453.956
- Phiếu chi ngày 21/12/2006 chi phí quản lý bằng tiền khác với số tiền 10.126.181 đồng.
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 6428 10.126.181
Có TK 111 10.126.181
Cuối kỳ, căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng ghi sổ, sổ cái TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Công ty TNHH một thành viên Cấp nước & Đầu tư xây dựng ĐắkLắk
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 01
Trích Yếu
Số hiệu
Tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Chi trả lương công nhân viên
6421
334
135.587.973
135.587.973
Chi mua đồ dùng văn phòng
6423
111
6.453.956
6.453.956
Chi phí quản lý
6428
111
10.126.181
10.126.181
……………………………
……………
...................
Kèm theo……………….chứng từ BMT, Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập Kế toán trưởng
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán tiến hành ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Công ty TNHH một thành viên Cấp nước & Đầu tư xây dựng ĐắkLắk
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Đơn vị tính: Đồng
Chứng từ ghi sổ
Nội dung
Số tiền
Số
Ngày
01
15/12/07
Chi trả lương công nhân viên
135.587.973
01
16/12/07
Chi mua đồ dùng văn phòng
6.453.956
…………………………………
……………………….
Cộng
2.401.421.536
BMT, ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập Kế toán trưởng
Cuối kỳ, căn cứ vào chứng từ ghi sổ và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ cái của Công ty TNHH một thành viên Cấp nước và Đầu tư xây dựng ĐắkLắk.
Công ty TNHH một thành viên Cấp nước & Đầu tư xây dựng ĐắkLắk
SỔ CÁI
Từ ngày:01/01/2006 đến ngày: 31/12/2007
Tên tài khoản: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Số hiệu: 642
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Số hiệu TKĐƯ
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
01
01
01
15/12/07
16/12/07
21/12/07
Chi trả lương công nhân viên
Chi mua đồ dùng văn phòng
Chi phí quản lý
………………………………...
Xác định kết quả kinh doanh
334
111
111
911
135.587.973
6.453.956
10.126.181
…………….
2.401.421.536
Cộng số phát sinh
2.401.421.536
2.401.421.536
BMT, Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập Kế toán trưởng
Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Kế toán định khoản:
Nợ TK 911 2.401.421.536
Có TK 642 2.401.421.536
2.2.2.4 Kế toán hoạt động tài chính tại công ty
Chi phí hoạt động tài chính
Căn cứ vào giấy báo thu lãi nợ vay của ngân hàng......... kế toán sẽ định khoản vào chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái TK 635
Cuối kì , kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Công ty TNHH một thành viên Cấp nước & Đầu tư xây dựng ĐắkLắk CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 02
Trích Yếu
Số hiệu
Tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Tiền gửi ngân hàng
635
112
914.579
914.579
Trả lãi tiền vay
635
111
1.200.000
1.200.000
………………………………
……………..
………………
Kèm theo……………….chứng từ BMT, Ngày 31 tháng 12 năm 2006
Người lập Kế toán trưởng
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán tiến hành ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Công ty TNHH một thành viên Cấp nước & Đầu tư xây dựng ĐắkLắk
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Đơn vị tính: Đồng
Chứng từ ghi sổ
Nội dung
Số tiền
Số
Ngày
02
22/09/07
Tiền gửi ngân hàng
914.579
01
02/10/07
Trả lãi tiền vay
1.200.000
…………………………………
……………………….
Cộng
38.125.879
BMT, ngày 31 tháng 12 năm 2006
Người lập Kế toán trưởng
Cuối kỳ, căn cứ vào chứng từ ghi sổ và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ cái của Công ty TNHH một thành viên Cấp nước và Đầu tư xây dựng ĐắkLắk.
Công ty TNHH một thành viên Cấp nước & Đầu tư xây dựng ĐắkLắk
SỔ CÁI
Từ ngày:01/01/2006 đến ngày: 31/12/2006
Tên tài khoản: Chi phí hoạt động tài chính
Số hiệu: 635
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Số hiệu TKĐƯ
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
02
01
22/9/07
2/10/07
Tiền gửi ngân hàng
Trả lãi tiền vay
……………………………..
Xác định kết quả kinh doanh
112
111
911
914.579
1.200.000
……………
38.125.879
Cộng số phát sinh
38.125.879
38.125.879
BMT, Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập Kế toán trưởng
Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí hoạt động tài chính sang TK 911 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
Nợ TK 911 38.125.879
Có TK 635 38.125.879
Doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính tại Công ty như nhận tiền lãi do ngân hàng trả… Căn cứ vào chứng từ ban đầu, kế toán định khoản, vào chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và vào sổ cái TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
Công ty TNHH một thành viên Cấp nước & Đầu tư xây dựng ĐắkLắk
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 01
Trích Yếu
Số hiệu
Tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Ngân hàng Nông nghiệp trả lãi
112
515
32.507.974
32.507.974
Thu lãi tiền gửi
112
515
18.528.000
18.528.000
………………………………
……………..
………………
Kèm theo……………….chứng từ BMT, Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập Kế toán trưởng
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán tiến hành ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Công ty TNHH một thành viên Cấp nước & Đầu tư xây dựng ĐắkLắk
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Đơn vị tính: Đồng
Chứng từ ghi sổ
Nội dung
Số tiền
Số
Ngày
02
26/02/07
Ngân hàng Nông nghiệp trả lãi
32.507.974
02
10/04/07
Thu lãi tiền gửi
18.528.000
…………………………………
……………………….
Cộng
262.885.204
BMT, ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập Kế toán trưởng
Cuối kỳ, căn cứ vào chứng từ ghi sổ và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ cái của Công ty TNHH một thành viên Cấp nước và Đầu tư xây dựng ĐắkLắk.
Công ty TNHH một thành viên Cấp nước & Đầu tư xây dựng ĐắkLắk
SỔ CÁI
Từ ngày:01/01/2006 đến ngày: 31/12/2006
Tên tài khoản: Doanh thu hoạt động tài chính
Số hiệu: 515
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Số hiệu TKĐƯ
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
02
02
26/2/07
10/4/07
Ngân hàng Nông nghiệp trả lãi
Thu lãi tiền gửi
………………………………..
Xác định kết quả kinh doanh
112
112
911
262.885.204
32.507.974
18.528.000
…………
Cộng số phát sinh
262.885.204
262.885.204
BMT, Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập Kế toán trưởng
Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ doanh thu hoạt động tài chính sang TK 911 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
Nợ TK 515 262.885.204
Có TK 911 262.885.204
2.2.2.5 Kế toán hoạt động khác
Thu nhập hoạt động khác
Căn cứ vào chứng từ ban đầu, kế toán định khoản, vào chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và vào sổ cái TK 711 – Doanh thu hoạt động khác.
Công ty TNHH một thành viên Cấp nước & Đầu tư xây dựng ĐắkLắk
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 01
Trích Yếu
Số hiệu
Tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Phải thu khách hàng
131
711
67.200
67.200
Thu từ thế chấp, ký cược, ký quỹ
144
711
640.000
640.000
………………………………
……………..
………………
Kèm theo……………….chứng từ BMT, Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập Kế toán truởng
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán tiến hành ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Công ty TNHH một thành viên Cấp nước & Đầu tư xây dựng ĐắkLắk
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Đơn vị tính: Đồng
Chứng từ ghi sổ
Nội dung
Số tiền
Số
Ngày
01
10/12/07
Phải thu khách hàng
67.200
01
12/12/07
Thu từ thế chấp, ký cược, ký quỹ
640.000
…………………………………
……………………….
Cộng
261.566.091
BMT, ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập Kế toán trưởng
Cuối kỳ, căn cứ vào chứng từ ghi sổ và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ cái của Công ty TNHH một thành viên Cấp nước & Đầu tư xây dựng ĐắkLắk.
Công ty TNHH một thành viên Cấp nước & Đầu tư xây dựng ĐắkLắk
SỔ CÁI
Từ ngày:01/01/2007 đến ngày: 31/12/2007
Tên tài khoản: Doanh thu hoạt động khác
Số hiệu: 711
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Số hiệu TKĐƯ
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
01
01
10/12/07
12/12/07
Phải thu khách hàng
Thu từ thế chấp, ký cược, ký quỹ
………………………………….
Xác định kết quả kinh doanh
131
144
911
261.566.091
67.200
640.000
………….
Cộng số phát sinh
261.566.091
261.566.091
BMT, Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập Kế toán trưởng
Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ doanh thu hoạt động khác sang TK 911 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
Nợ TK 711 261.566.091
Có TK 911 261.566.091
Chi phí hoạt động khác
Căn cứ vào chứng từ ban đầu, kế toán định khoản, vào chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và vào sổ cái TK 811 – Chi phí hoạt động khác.
Sau đây là trình tự ghi sổ của Công ty TNHH một thành viên Cấp nước & Đầu tư xây dựng ĐắkLắk.
Công ty TNHH một thành viên Cấp nước & Đầu tư xây dựng ĐắkLắk
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 01
Trích Yếu
Số hiệu
Tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Nộp thuế nhà đất, tiền thuê đất
811
3337
388.633.529
388.633.529
Thanh lý công cụ, dụng cụ
811
153
365.785
365.785
………………………………
……………..
………………
Kèm theo……………….chứng từ BMT, Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập Kế toán trưởng
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán tiến hành ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Công ty TNHH một thành viên Cấp nước & Đầu tư xây dựng ĐắkLắk
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Đơn vị tính: Đồng
Chứng từ ghi sổ
Nội dung
Số tiền
Số
Ngày
01
19/10/07
Nộp thuế nhà đất, tiền thuê đất
388.633.529
01
22/10/07
Thanh lý công cụ, dụng cụ
365.785
………………………………
……………………..
Cộng
472.260.919
BMT, ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập Kế toán trưởng
Cuối kỳ, căn cứ vào chứng từ ghi sổ và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ cái của Công ty TNHH một thành viên Cấp nước và Đầu tư xây dựng ĐắkLắk.
Công ty TNHH một thành viên Cấp nước & Đầu tư xây dựng ĐắkLắk
SỔ CÁI
Từ ngày:01/01/2007 đến ngày: 31/12/2007
Tên tài khoản: Chi phí hoạt động khác
Số hiệu: 811
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Số hiệu TKĐƯ
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
01
01
19/10/07
22/10/07
Nộp thuế nhà đất, tiền thuê đất
Thanh lý công cụ dụng cụ
………………………………
Xác định kết quả kinh doanh
3337
153
911
388.633.529
365.785
…………….
472.260.919
Cộng số phát sinh
472.260.919
472.260.919
BMT, Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập Kế toán trưởng
Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí khác sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Nợ TK 911 472.260.919
Có TK 811 472.260.919
2.2.2.6 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Bất kỳ một doanh nghiệp nào đến cuối kỳ kế toán cũng phải xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình một cách kịp thời và chính xác nhằm biết được trong kỳ doanh nghiệp lỗ hay lãi để có chiến lược kinh doanh thích hợp nhất.
Căn cứ vào giá vốn, doanh thu thuần, các loại chi phí, thu nhập hoạt động tài chính và thu nhập khác phát sinh trong kỳ. Kế toán sổ cái TK 911.
Công ty TNHH một thành viên Cấp nước & Đầu tư xây dựng ĐắkLắk
SỔ CÁI
Từ ngày:01/01/2007 đến ngày: 31/12/2007
Tên tài khoản: Xác định kết quả kinh doanh
Số hiệu: 911
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Số hiệu TKĐƯ
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Doanh thu bán hàng & cung cấp dvụ
Doanh thu hoạt động tài chính
Giá vốn hàng bán
Chi phí tài chính
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Doanh thu hoạt động khác
Chi phí hoạt động khác
Chi phí thuế TNDN hiện hành
Lợi nhuận chưa phân phối
511
515
632
635
642
711
811
821
421
27.347.923.489
38.125.879
2.401.421.536
472.260.919
134.499.528
345.855.928
30.215.635.984
262.885.204
261.566.091
Cộng số phát sinh
30.740.087.279
30.740.087.279
BMT, Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập Kế toán trưởng
2.2.3 Phân tích tình hình tiêu thụ và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Cấp nước và Đầu tư xây dựng ĐắkLắk
2.2.3.1 Phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh trên báo cáo hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng hợp về tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của Công ty. Ngoài ra báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của Công ty đối với nhà nước trong kỳ kế toán.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần nhưng ta chỉ xét phần 1 – Lãi, lỗ: Phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác.
Bảng số 4.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Phần I – Lãi, lỗ Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 2007
1.Tổng doanh thu
01
30.287.134.537
2. Các khoản giảm trừ (03 = 05 + 06 + 07)
03
71.498.553
- Giảm giá
05
9.518.700
- Hàng bán bị trả lại
06
61.979.853
- Thuế TTTĐB, thuế XNK
07
0
3. Doanh thu thuần (10 = 01 – 03)
10
30.215.635.984
4. Giá vốn hàng bán
11
27.347.923.489
5. Lợi nhuận gộp (20 = 10 – 11)
20
2.867.712.495
6. Doanh thu HĐTC
21
262.885.204
7. Chi phí tài chính
22
38.125.879
8. Chi phí bán hàng
24
0
9. Chi phí QLDN
25
2.401.421.536
10. Lợi nhuận từ HĐSXKD 30 = 20 + (21 – 22) – (24 + 25)
30
691.050.284
11. Thu nhập khác
31
261.566.091
12. Chi phí khác
32
472.260.919
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32)
40
- 210.694.828
14. Tổng LN trước thuế (50 = 30 + 40)
50
480.355.456
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
134.499.528
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
52
0
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 = 50 – 51)
60
345.855.928
Nguồn: Phòng kế toán
Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 ta thấy:
Công ty lãi: 345.855.928 đồng.
Kế toán tiến hành định khoản:
Nợ TK 911 345.855.928
Có TK 421 345.855.928
2.2.3.2 Phân tích tình hình tiêu thụ và kết quả kinh doanh thông qua hiệu quả kinh doanh
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Năm
So Sánh
2006
2007
2007/2006
Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
Tổng tài sản
205.399.297.879
207.680.572.179
2.281.274.300
1,11
Nguồn vốn CSH
198.386.667.954
199.467.556.969
1.080.889.000
0,54
Doanh thu thuần
23.094.530.562
30.215.635.983
7.121.105.420
30,83
Giá vốn hàng bán
20.198.257.729
20.347.932.489
149.674.760
0.74
Chi phí QLDN
1.627.896.419
2.401.421.535
773.525.117
47,52
Lợi nhuận sau thuế
1.158.086.693
345.855.927
-812.230.765
70,14
Nguồn: Phòng kế toán
Từ phân tích trên cho ta thấy chỉ tiêu của các năm có sự chênh lệch. Kết cấu tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty có biến động, năm sau cao hơn năm trước. Về tài sản năm 2007 tăng (2.281.274.300) và về nguồn vốn chủ sở hữu tăng (1.080.889.000). Vì năm 2007 khối lượng sản phẩm tiêu thụ lớn nên doanh thu và giá vốn cũng tăng đáng kể. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của Công ty lại giảm nhiều so với năm 2006 (812.230.765) do chi phí quản lý doanh nghiệp, các khoản giảm trừ cũng như các chi phí khác đều tăng.
Mức độ sử dụng chi phí.
Giá vốn hàng bán
- Tỉ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần = x 100
Doanh thu thuần
20.198.257.729
Năm 2006: x 100 = 87,46%
23.094.530.562
27.347.923.489
Năm 2007: x 100 = 90,51%
30.215.635.984
Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được, Công ty phải bỏ ra 87,46 đồng giá vốn cho năm 2006 nhưng năm 2007 thì lại bỏ ra 67.34 đồng. Tỉ suất này gỉam qua các năm điều này cho thấy Công ty quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán tốt.
Chi phí quản lý DN
- Tỉ suất chi phí QLDN trên doanh thu thuần = x 100
Doanh thu thuần
1.627.896.419
Năm 2006: x 100 = 7,85%
23.094.530.562
2.401.421.536
Năm 2007: x 100 = 7,95%
30.215.635.984
Chỉ tiêu này cũng vậy tỉ suất tăng qua các năm chứng tỏ Công ty vẫn chưa tiết kiệm được chi phí dẫn đến làm giảm lợi nhuận của Công ty. Cụ thể năm 2006 cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được Công ty chỉ bỏ ra 7,85 đồng chí phí nhưng đến năm 2007 lại tăng lên 7,95 đồng.
Tỉ suất sinh lời. Lợi nhuận sau thuế
- Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu = x 100
Doanh thu thuần
1.158.086.693
Năm 2006: x 100 = 5,01%
23.094.530.562
345.855.928
Năm 2007: x 100 = 1,14%
30.215.635.98
Chỉ tiêu này lại cho thấy kết quả lợi nhuận của Công ty qua các năm có sự chênh lệch tương đối lớn. Năm 2007 giảm chỉ còn 1,14% vì cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được 5,01 đồng lợi nhuận sau thuế ở năm 2006 và chỉ còn 1,14 đồng năm . Chỉ số này giảm là do lợi nhuận của năm 2007 giảm đáng kể so với năm 2006.
Lợi nhuận sau thuế
- Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản = x 100
Tổng tài sản
1.158.086.693
Năm 2006: x 100 = 0,56%
205.399.297.879
345.855.928
Năm 2007: x 100 = 0,17%
207.680.572.180
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng tổng tài sản sử dụng sẽ tạo ra 0,56 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2006 và 0,17 đồng năm 2007. Tỉ suất lại giảm ở năm 2007 qua đây các nhà quản lý cần đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm tăng lợi nhuận của Công ty.
Lợi nhuận sau thuế
- Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn CSH = x 100
Nguồn vốn CSH
1.158.086.693
Năm 2006: x 100 = 0,58%
198.386.667.954
345.855.928
Năm 2007: x 100 = 0,17%
199.467.376.244
Tỉ suất này cũng giảm qua các năm, cụ thể năm 2006 là 0,58% và năm 2007 là 0,17%. Tỉ suất giảm là do nguồn vốn chủ sở hữu của năm 2007 tuy có cao hơn năm 2006 là 0,54% nhưng lợi nhuận năm 2007 lại thấp hơn 2006 cụ thể là 70,14%.
Tóm lại: Do chi phí quá cao như giá vốn cao cùng với việc trích khấu hao máy móc lớn… nên gây ra tình trạng tổng chi phí lớn, vì thế Công ty thu được lợi nhuận thấp hơn các năm. Tuy nhiên, Công ty vẫn thu được lợi nhuận mà không để âm điều đó cho thấy Công ty vẫn đang cố gắng để khắc phục tình trạng hiện nay.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI THUỘC PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Vấn đề cần quan tâm ở đây là Công ty phải có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa khâu tổ chức quản lý và khâu tiêu thụ sản phẩm.
Để tăng mức tiêu thụ của khách hàng, Công ty nên quan tâm đến vấn đề tiếp thị và quảng cáo. Ngoài ra, phải tăng chất lượng sản phẩm, ở các khâu xử lý cần tránh những hóa chất độc hại. Có như vậy thì mới giữ uy tín được với người tiêu dung. Điều đó phụ thuộc vào giai đoạn xử lý, công tác quản lý, kiểm tra sát sao trong từng khâu, từng công việc,…
Đẩy mạnh khâu tiêu thụ sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề mang tính lâu dài và cấp thiết, để sản phẩm bán ra ngày càng nhiều thu được lợi nhuận ngày càng cao đòi hỏi Công ty phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh như: Quản lý sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào quy trình sản xuất sản phẩm,…
Khai thác thế mạnh của việc sử dụng máy móc trong công tác quản lý. Bên cạnh đó cần theo dõi, kiểm tra hoạt động của thiết bị thường xuyên để kịp thời thay thế và sửa chữa những thiết bị, máy móc hư hỏng.
Giảm chi phí: Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp luôn quan tâm, để giảm được chi phí thì cần xác định xem nên giảm chi phí ở đâu và giảm bằng cách nào. Các khoản chi phí mà Công ty phải chịu trong kinh doanh đó là chi phí sản xuất và chi phí quản lý doanh nghiệp. Cần tiết kiệm các khoản chi phí này để góp phần tăng lợi nhuận của Công ty.
Cần tập trung vào việc quản lý nguồn vốn kinh doanh nhằm phát huy tối đa hiệu quả đồng vốn. Tiết kiệm chi phí quản lý tối đa đồng thời có cơ chế thưởng phạt hợp lý trong quản lý sản xuất kinh doanh. Đầu tư có trọng yếu vào những lĩnh vực thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh để nâng cao năng lực thực tế của Công ty. Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Qua thời gian nghiên cứu thực tế công tác kế toán tại Công ty Cấp thoát nước ĐắkLắk cùng với kiến thức ở trường và các tài liệu thu thập được tôi đã hiểu sâu hơn về phương pháp hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh, từ đó tôi có một số nhận xét sau:
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty được tổ chức theo trực tuyến – chức năng. Đây là mô hình có nhiều ưu điểm: việc quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh không bị chồng chéo lên nhau, có sự chỉ đạo xuyên suốt giữa lãnh đạo với các phòng ban. Với việc tổ chức bộ máy quản lý như vậy thì thông tin của cấp trên chỉ đạo cho cấp dưới thực hiện được luân chuyển nhanh chóng, đúng người, đúng việc tận dụng được năng lực của các thành viên trong lĩnh vực quản lý, mang lại hiệu quả cao trong công việc.
Công ty chỉ có một phòng kế toán tài vụ trung tâm và trong phòng kế toán có các bộ phận cơ cấu phù hợp với từng khâu công việc, từng phần hành kế toán cụ thể. Việc tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu tập trung như thế này làm cho bộ máy kế toán đơn giản, gọn nhẹ, có phương pháp làm việc khoa học, các nhân viên trong phòng kế toán có thể trao đổi với nhau về kinh nghiệm trong công việc của mình.
Đồng thời đảm bảo được sự lãnh đạo tập trung, thống nhất đối với công tác kế toán như: kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin kế toán kịp thời giúp cho lãnh đạo Công ty nắm bắt được tình hình hoạt động của đơn vị thông qua thông tin kế toán cung cấp, từ đó thực hiện kiểm tra, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Công ty. Do vậy mà Công ty lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu tập trung là hợp lý. Song việc phân công công việc trong phòng kế toán hiện nay là chưa hợp lý đối với bộ phận kế toán tổng hợp, kiêm kế toán thành phẩm và tiêu thụ như vậy so với các phần hành kế toán khác thì phần này công việc quá nhiều.
Kế toán áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời Công ty đã vận dụng hệ thống máy tính, phần mềm tin học, phần mềm kế toán hệ thống này đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác kế toán từ khâu cập nhật xử lý số liệu đến khâu in ấn đều được xử lý hiệu quả nhanh chóng, chính xác. Điều này giúp cho công tác kế toán được gọn nhẹ, việc ghi chép đơn giản, tiết kiệm thời gian, bảo quản sổ sách,…
Tuy nhiên hình thức thanh toán chủ yếu là tiền mặt nên ảnh hưởng đến việc bảo quản tiền mặt tại quỹ nếu không gửi vào ngân hàng.
Công ty tổ chức hệ thống chứng từ như: Hóa đơn GTGT, phiếu thu, phiếu chi, sổ chi tiết tài khoản,… để phản ánh quá trình tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh.
Công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh được tổ chức một cách khoa học, nhạy bén, linh hoạt trong việc vận dụng sổ sách kế toán và hệ thống tài khoản phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty.
Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh đều được phản ánh một cách chính xác và đầy đủ.
Cùng với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán Công ty đã trang bị cho mỗi nhân viên một máy vi tính đảm bảo cho công tác hạch toán được thuận lợi tạo điều kiện cho việc lập báo cáo cuối kỳ nhanh chóng và kịp thời.
Từ ngày chính thức được thành lập và đi vào hoạt động Công ty đã đạt được hiệu quả về nhiều mặt. Bên cạnh đó, công tác kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh nói riêng tại Công ty đã đạt được những kết quả đáng kể sau:
Đối với bộ máy kế toán:
Công tác kế toán của Công ty đã phản ánh được mối quan hệ của cơ cấu tổ chức, đó là quan hệ trực tuyến giữa kế toán trưởng và kế toán viên. Kế toán trưởng có nhiệm vụ kiểm tra, chỉ đạo tổng hợp công việc và kế toán viên có nhiệm vụ báo cáo cho kế toán trưởng kết quả công việc trong ngày.
Đối với kế toán tiêu thụ:
Công tác kế toán tiêu thụ của Công ty luôn đảm bảo đúng thủ tục. Cứ mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhân viên kế toán phụ trách căn cứ vào chứng từ gốc để lập chứng từ ghi sổ, cuối tháng lập sổ cái cho các tài khoản có liên quan.
Đối với kế toán xác định kết quả kinh doanh:
Cuối mỗi kỳ kế toán, nhân viên kế toán tổng hợp tiến hành tổng hợp số liệu kế toán phát sinh của tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, thu nhập khác và tiến hành kết chuyển sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Kiến nghị
Nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên:
Thông tin kế toán luôn có những cải biến sâu sắc cho phù hợp với điều kiện của nền kinh tế đang từng bước đổi mới. Do vậy Công ty nên tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên học tập, nâng cao trình độ, đồng thời khuyến khích họ không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
Có chính sách đãi ngộ nhân viên:
Khoản mục chi phí tiền lương cho nhân viên phục vụ sản xuất nước, công nhân được hưởng tiền lương ngoài phụ cấp ca 3 ra thì công nhân nên có thêm phụ cấp về độc hại, vì không đưa chế độ độc hại vào lương là một thiệt thòi cho công nhân.
Bảo vệ quyền lợi người lao động: Công ty cần tăng cường công tác tính lương theo sản phẩm để lấy đó làm động cơ thúc đẩy công nhân viên một cách tự nguyện. Giải quyết được mối quan hệ bình đẳng giữa người lao động, mục đích nhằm đảm bảo người lao động phục vụ cho sản xuất, mặt khác góp phần cải thiện đời sống cho người lao động.
Công tác quản lý cán bộ công nhân viên, có thể nói cán bộ có chất lượng của Công ty đủ yêu cầu đáp ứng sản xuất kinh doanh hiện nay. Công ty cần phải nâng cao trình độ quản lý kinh tế - kỹ thuật cho cán bộ quản lý và tiến tới không còn cán bộ có trình độ sơ cấp. Mặt khác Công ty cũng phải đào tạo và đào tạo lại cho một số cán bộ và công nhân lành nghề.
Công ty đưa chính sách các khoản giảm trừ doanh thu vào hoạt động mua bán. Mặc dù nó làm giảm lợi nhuận của Công ty nhưng đồng thời là để tạo uy tín với khách hàng nhằm thu hút thêm khách hàng tiềm năng để đẩy mạnh quá trình tiêu thụ hàng hóa. Mặt khác góp phần tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Nên có đề tài nghiên cứu chống thất thoát nước chính xác, phù hợp để giảm bớt chi phí giá thành hiện nay.
Nên có định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính, nhất là Clo có định lượng, tránh tình trạng lúc nhiều, lúc ít.
Cần có biện pháp kết hợp với Phòng quản lý và Phát triển Khách hàng để quản lý tốt m3 nước ghi thu, tránh để tình trạng không đi ghi, ghi không theo lịch, ghi không chính xác… dẫn đến thất thu trong doanh thu, gây ảnh hưởng đến khách hàng và là nguyên nhân của một phần thất thoát nước.
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô khoa Kinh tế Trường CĐXD Số 3 đã giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Cô Thiều Thị Tâm đã hết sức nhiệt tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập và hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể các cô chú, anh chị trong Công ty Cấp thoát nước ĐắkLắk đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em trong quá trình thực tập tại Công ty. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn các cô chú và anh chị phòng Kế toán – Tài vụ đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ em để có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Và em xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập cũng như trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thuỳ Dung
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K7871 ton tiu th7909 v xc 2737883nh k7871t qu7843 kinh.doc