Đề tài Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ

Trên thị trường hiện nay hàng được nhập từ nhiều nguồn hàng nội được sản xuất từ nhiều cơ sở khác nhau. Do vậy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là rất quyết liệt . Để tồn tại và đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp cần có hướng đi đúng đắn, nắm bắt được thị trường, ứng xử theo thị trường và phục vụ theo thị trường là rất quan trọng. Để làm được điều đó Công ty cần : * Nghiên cứu nắm bắt nhu cầu của thị trường . * Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường . * Áp dụng các biện pháp quảng cáo để giới tiệu sản phẩm của Công ty . * Mở rộng mạng lưới kinh doanh như đại lý, hàng đổi hàng, để hình thành cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. * Sử dụng linh hoạt mọi phương tiện thanhtoán kết hợp với việc vận dụng hệ thống giá linh hoạt. * Tạo dựng uy tín với khách hàng về chất lượng sản phẩm nói riêng và toàn bộ hoạt động của Công ty nói chung. * Đảm bảo tính liên tục hoạt động kinh doanh bằng cách đại tu, sửa cữa máy móc để có thể sản xuất liên tục. * Phải đón bắt được nhu cầu tiềm tàng của thị trường để từ đó có kế hoạch chuẩn bị sản xuất .

doc76 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iếu Ghi hàng ngày Ghi chú * Các loại báo cáo tài chính. Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập theo quý, thuyết minh báo cáo tài chính được lập cuối năm đã gửi cho Bộ tài chính, cơ quan thuế, thống kê, Bộ kế hoạch. Đặc biệt trong công tác kế toán của công ty, kế toán quản trị đang được hình thành một cách rõ nét, hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý điều hành sản xuất. III. Tổ chức hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty liên doanh mút xốp Việt Nhật. 1 Đặc điểm sản phẩm và vấn đề tiêu tụ sản phẩm 1.1Đặc điểm sản phẩm Đặc điểm sản phẩm Sản phẩm của công ty được hoàn thành với quy trình công nghệ sau: Nguyên liệu để sản xuất sản phẩm của công ty là những nguyên liệu ngoại nhập từ Singapore, philipin, Nhật, nguyên liệu chính là PPG và TDI (là các polyprolylen Glicon và Toluene Disinat) kết hợp với các chất phụ gia như Silicon và Diamin để tạo ra những bán thành phẩm có khối lượng kích cỡ lớn từ đó bào chế cắt xén theo từng loại yêu cầu của sản phẩm. Các bán thành phẩm này khi đưa xuống xưởng gia công đã được máy móc thiết bị cắt xén cho ra lò những sản phẩm vuông thành sắc cạnh phù hợp với yêu cầu chủng loại. Những bavia sau khi cắt bỏ được gom lại và được phun một dung dịch keo khác (hoá chất) để tạo ra những tấm xốp ép làm xốp chống nóng... Đặc điểm nổi bật về sản phẩm của công ty là nguyên vật liệu nhập ngoại nên giá trị của nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong quy trình sản phẩm, sản phẩm của công ty chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Bên cạnh đó có rất nhiều công ty xuất nhập khẩu trong nước ký hợp đồng mua bán với công ty để tìm mốc xuất đi các nước khác trên thế giới như Singapore, Thái Lan.... 2. Đặc điểm thành phẩm và vấn đề tiêu thụ thành phẩm tại công ty. 2.1. Đặc điểm của thành phẩm. Hiện nay, sản phẩm của công ty chủ yếu là đệm giường, ghế phô tới, gối đệm ngồi, đệm tựa, đệm ghế xa lông... mỗi mặt hàng đều có quy cách chủng loại khác nhau như: Đệm giường loại 1,2m; 1,5m; đệm ghế... Gối có gối đơn, gối đôi, đệm quỳ, mút chưa bọc, sản phẩm của công ty có đặc điểm là dễ bị ẩm nên gặp nhiều khó khăn trong công tác bảo quản. sản phẩm đều được bảo quản bởi các lớp nilong lớn để tránh ẩm. Việc quản lý thành phẩm do phòng tài chính - kế toán, phòng quản lý kho thực hiện. Thành phẩm được quản lý trên 2 mặt hiện vật, giá trị và được hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song. Việc nhập, xuất kho bao giờ cũng có sự có mặt của ít nhất 2 bên và đủ chứng từ phản ánh. Thủ kho có nhiệm vụ quản lý và bảo quản thành phẩm sau khi nhập kho nếu hư hỏng mất mát thủ kho hoàn toàn chịu trách nhiệm. 2.2. Đặc điểm của tiêu thụ thành phẩm, các phương thức bán hàng và thể thức thanh toán. Qua những năm mới chập chững bước vào cơ chế thị trường mới, công ty liên doanh mút xốp Việt Nhật đã dần khẳng định được vị trí của mình bằng những thành tích vang dội trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt. Sự cạnh tranh này không chỉ với hàng nội địa mà còn cả hàng nhập ngoại, những sản phẩm của công ty vẫn được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm có giá trị chất lượng cao, giá cả hợp lý, phù hợp với thị trường Việt Nam. Từ những chập chững ban đầu, công ty liên doanh ngày càng khẳng định được mình, đặc biệt là trong việc tiếp thị để tiêu thụ sản phẩm. Công ty tìm mọi cách thu hút khách hàng, duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống cho dù nhiều lúc khách hàng đó gặp khó khăn, công ty có chính sách bán hàng đúng đắn, hợp tình người. Sản phẩm của công ty được tiêu thụ theo mùa, quý II và III sản phẩm bán chậm, nhưng quý I và IV hàng bán rất tốt. Trong những lúc mà tiêu thụ khó khăn, công ty thực hiện kế hoạch giảm giá, kéo dài thời hạn thanh toán cho khách hàng. Đến mùa tiêu thụ mạnh, công ty thực hiện phân phối công bằng và công khai lượng hàng bán cho từng khách hàng, ưu tiên cho những khách hàng gắn bó với công ty cả trong những lúc khó khăn. NHờ vậy mà chỉ mấy năm mà công ty đã phát triển được mạng lưới tiêu thụ rộng rãi. Những biện pháp mà công ty thực hiện khi tiêu thụ: Công ty chỉ thực hiện một phương thức bán hàng là phương thức tiêu thụ trực tiếp. Với phương thức bán hàng này, hình thức thanh toán là: Bán hàng thanh toán ngay bằng tiền gửi ngân hàng hoặc tiền mặt sau khi đã lập hoá đơn bán hàng taị phòng kế toán. Bán hàng trả chậm: Công ty cho phép một số khách hàng thanh toán chậm trong một thời gian nhất định. Hai hình thức này được công ty áp dụng linh hoạt tuỳ theo từng đối tượng khách hàng. Công ty chia ra 2 loại khách hàng: khách hàng có hợp đồng mua bán là những khách hàng chính, còn lại là những khách hàng lẻ, khách hàng chính được mua chịu và được hưởng một tỷ lệ chiết khấu theo giá trị hàng mua ghi trên hoá đơn theo mức tăng dần. Với khách hàng quen thời hạn tín dụng rộng rãi hơn. Thông thường công ty cho khách hàng chịu từ 30-50 ngày. Khi mua khách hàng phải thanh toán 30% trị giá lô hàng, sau 20 ngày thanh toán 40%, hết thời hạn thanh toán nốt phần còn lại. III. Hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty liên doanh mút xốp Việt Nhật 1. Chứng từ hạch toán tiêu thụ thành phẩm Kế toán sử dụng những chứng từ sau để hạch toán: - Hoá đơn giá trị gia tăng Phiếu thu Giấy báo có của ngân hàng. Khi khách hàng đến mua hàng phòng tài vụ kế toán sẽ lập hoá đơn giá trị gia tăng loại 3 liên lớn theo chế độ, có mẫu (trang bên) Nếu khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt (Thường là khách hàng lẻ, số lượng ít chiếm từ 3-5% doanh thu) sau khi thu tiền kế toán kiêm thủ quỹ sẽ đóng dấu “Đã thanh toán ”. Đối với khách hàng thường xuyên có hợp đồng, phát sinh quan hệ mua bán chịu, kế toán tiêu thụ sẽ đóng dấu “bán chịu”, nếu đổi hàng do sản phẩm hỏng kế toán sẽ đóng dấu “đã thanh toán”, nếu sản phẩm đem sử dụng nộibộ kế toán đóng dấu “hạch toán nội bộ”. Hoá đơn giá trị gia tăng gồm 3 liên và được luân chuyển như sau: Liên 1 (màu đen): Nếu khách hàng thanh toán ngay thì tạm lưu ở chỗ thủ quỹ. Cuối ngày, căn cứ vào số tiền ghi trên hoá đơn, thủ quỹ sẽ lập phiếu thu sau đó chuyển cho kế toán tiệu thụ để ghi sổ, nếu là hoá đơn bán chịu thì sẽ tạm lưu ở kế toán tiêu thụ để ghi sổ chi tiết TK 131 (Phải thu của khách hàng), sổ chi tiết 5112 (doanh thu bán hàng). Cuối tháng, sau khi ghi chép đầy số liệu vào sổ chi tiết, đối chiếu với số liệu ở thủ kho thì liên 1 sẽ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần và đóng vào đúng quyển (25 số một quyển). Liên 2 (màu đỏ) giao cho khách hàng:Việc thanh toán hoặc mua chịu của khách hàng được xác nhận ngay trên hoá đơn (Có đóng dấu và ký xác nhận) Liên 3 (màu xanh). Hoá đơn này được vào sổ giao nhận chứng từ định kỳ thủ kho gửi lên kế toán tiêu thụ, kế toán tiêu thụ phân loại hoá đơn, với khách hàng lẻ thì kẹp cùng phiếu thu, với khách hàng mua chịu thì phân loại theo đơn vị khách hàng và lưu lại. Để nghiên cứu rõ quá trình luân chuyển tiếp theo của chứng từ, xin lần lượt nghiên cứu thực trạng tại công ty liên doanh Mút xốp Việt Nhật. 2. Hạch toán doanh thu bán hàng Hàng ngày căn cứ vào liên 1 của hoá đơn GTGT, kế toán tiêu thụ phân loại theo đơn vị khách hàg và vào sổ “Sổ chi tiết TK 5112 – doanh thu bán hàng” Tại doanh thu bán hàng của thành phẩm tiêu thụ được phản ánh trên TK 5112 và 5115 (doanh thu bán vật tư). Tuy nhiên trong phạm vi đề tài của mình, em chỉ xin trình bày sổ chi tiết TK 5112 theo dõi doanh thu bán hàng của thành phẩm tiêu thụ. Sổ chi tiết 5112 dùng để theo dõi doanh thu tiêu thụ sản phẩm từng chủng laọi, từng khách hàng trên cả hai chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Sổ được ghi hàng ngày với những hoá đơn thanh toán ngay, có quan hệ mua bán thường xuyên (còn lại là những khách hàgn lẻ) Căn cứ để ghi sổ là các hoá đơn GTGT và các chứng từ thanh toán khác. Dựa vào chứng từ gốc, kế toán tiêu thụ ghi số lượng, doanh thu xuất bán của từng loại thành phẩm doanh thu tổng hợp các loại thành phẩm, thuế GTGT, tổng số tiền thanh toán đồng thời cho biết thanh toán là trả chậm hay thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc TGNH. - Đối với từng trường hợp khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc TGNH, thủ quỹ tạm lưu 1 liên hoá đơn để lập phiếu thu. Cuối ngày thủ quỹ giao chứng từ cho kế toán tiêu thụ để ghi sổ chi tiết TK 5112 . Ví dụ: Một nghiệp vụ bán hàng thanh toán ngay. Ngày 24 /2/2001 khách sạn Hương Giang hn mua một số đệm trải giường 1,5m thanh toán ngay bằng tiền mặt theo hóa đơn GTGT số 75549 + Tiền hàng chưa thuế GTGT là 405.000đ + Thuế GTGT 10% 40.500đ + Tổng giá tiền thanh toán 445.500đ Phiếu thu số 458: Ngày 24/2/2001 Họ tên người nộp tiền: Nguyễn Mai Anh Địa chỉ: Khách sạn Hương Giang – hn Lý do nộp: Thanh toán hoá đơn số 75549 Số tiền: 445.500đ (viết bằng chữ) bốn trăm bốn lăm ngàn đồng chẵn. Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ (Ký, họ tên) (ký, họ tên) (Ký, họ tên) Kế toán tiêu thụ vào sổ chi tiết 5112 định khoản như sau: Nợ TK 112: 445.500đ Có TK 33311: 40.500đ Có TK 5112: 40.500đ Sổ chi tiết TK 5112 được mở theo mẫu sau (Biểu số 2) 3. Hạch toán khoản phải thu của khách hàng Ví dụ: Một nghiệp vụ bán chịu Ngày ẵ: Công ty thương mại và dịch vụ mua chịu một lô hàng với nhiều chủng loại theo hoá đơn số 53242 Tiền hàng chưa thuế GTGT: 192. 858.133đ Thuế GTGT 10% 19285813đ Tổng số tiền phải thu của khách hàng: 212143946đ Kế toán tiêu thụ vào sổ chi tiết TK 5112 theo định khoản sau: Nợ TK 131: 212143946đ Có TK 5112: 192.858.133đ Có TK 33311: 19285813đ Đồng thời kế toán phải theo dõi các khoản phải thu vào TK 131 “Sổ chi tiết thanh toán với khách hàng.” Sổ này mở theo dõi tới từng khách hàng ưu tiên khách hàng thường xuyên trước. Mối khách hàng có quan hệ thường xuyên được theo dõi trên một hoặc một số trang sổ nhất định, còn lại là khách vãng lai. Sổ được ghi hàng ngày theo trình tự thời gian. Đối với sổ theo dõi chi tiết tới khách hàng bao gồm 2 phần. Phần I: Gồm 6 cột đầu theo dõi phần thu của khách hàng. Căn cứ để ghi. Sổ phần này là các hóa đơn GTGT. Phần này cho biết chủng loại, số lượng, giá trị thành phẩm của từng hoá đơn và tổng số tiền nợ của các hoá đơn theo ngày là bao nhiêu. Phần II: Gồm 6 cột tiếp theo, theo dõi phần thanh toán của khách hàng. Căn cứ để ghi sổ phần này là các phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng... Phần nợ này cho biết ngày thanh toán, loại tiền thanh toán và tổng số khách hàng còn nợ. Số dư nợ cuối kỳ được xác định bằng công thức. Số dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Số phải thu – Số đã thu Mậu chi tiết TK 131 được mở như sau (Biểu số 03) Ví dụ về tình hình thanh toán công nợ của công ty dịch vụ thương mại Ninh Bình trong tháng 2 được theo dõi trên sổ chi tiết TK 131 như sau: Số dư nợ TK 131 đầu tháng 2 được lấy từ sổ dư nợ TK 131 cuối tháng 1 sang là 12.804.572.885 Ngày 1/2 công ty thương mại và dịch vụ mua chịu theo hoá đơn số 53242 có giá trị là 212.143.946đ. Đồng thời cùng ngày công ty thương mại và dịch vụ có phát hành UNC để thanh toán trị giá 300.000.000đ. Nghiệp vụ này kế toán tiêu thụ ghi sổ chi tiết TK 131 như sau: Nợ TK 112: 300.000.000 Có TK 131: 300.000.000 Như vậy đến cuối ngày 1/2/2001 công ty thương mại và dịch vụ còn nợ công ty liên doanh mút xếp Việt Nhật số tiền trị giá 12.804.572.885 + 212.43.946 – 300.000.000 = 12716716831đ Trong tháng tổng số tiền mua chịu là 8605000000đ Do đó số dư nợ TK 131 cuối tháng của công ty thương mại và dịch vụ Ninh Bình là: 12804572885+6634574206 – 8605000000 = 10834147091đ Cuối tháng kế toán tiêu thụ xác định số dư nợ = 10016716813đ vào sổ chi tiết TK 131 để ghi vào bảng kê số 11 phải thu khách hàng. Bảng kê số 11 được lập vào cuối tháng để tổng hợp tình hình thanh toán của khách hàng trong 1 tháng. Bảng kê này được lập theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Biểu 03 Cách lập bảng kê số 11 như sau: Số dư đầu tháng: Căn cứ vào số dư cuối tháng của bảng kê số 11 tháng trước chuyển qua. Số phát sinh nợ: Căn cứ vào dòng cộng phát sinh có TK 131 trên sổ chi tiết TK 131 ghi cho từng khách hàng. Số dư cuối tháng: Được tính ngay trên bảng kê số 11 theo công thức Số dư cuối tháng = Số dư đầu tháng + Tổng phát sinh nợ TK 131 - Tổng phát sinh có TK 131 Cuối tháng khoá sổ bảng kê số 11, lấy tổng cộng của bảng kê số 11 để ghi NKCT số 8 (Ghi nợ TK 131, có TK 5112) Mẫu bảng kê số 11 được mở như sau (Biểu số 04) 4. Hạch toán giá vốn hàng bán Thành phẩm của công ty liên doanh mút xốp Việt Nhật được tính toán và phản ánh theo một loại giá duy nhất đó là thực tế. Đối với giá thực tế của thành phẩm nhập kho, kế toán tiêu thụ căn cứ vào giá thành sản xuất của từng loại thành phần do kế toán chi và giá thành sang vào cuối tháng. Đối với thành phẩm xuất kho, kế toán tiêu thụ áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ dư trữ. Việc tính toán giá thành thực tế thành phẩm xuất kho được tiến hành trên “Bảng tính giá vốn hàng bán” Định kỳ (10 ngày), chứng từ nhập – xuất kho thành phẩm được gửi lên cho kế toán tiêu thụ để lập sổ “Chi tiết nhập kho” và “Sổ chi tiết xuất kho”. Sổ chi tiết nhập, xuất được dùng cả năm để theo dõi nhập, xuất kho của từng loại thành phẩm trong từng tháng về mặt số lượng. Cuối tháng, căn cứ vào sổ chi tiết nhập, xuất kho để tính ra lượng hàng tồn kho của từng loại thành phẩm như sau: Biểu số 05 : Mẫu bảng kê nhập –xuất –tồn kho thành phẩm . Bảng kê nhập –xuất –tồn kho thành phẩm tháng 2 năm 2001. Tên sản phẩm Tồn đầu kỳ Nhập kho Xuất kho Tồn cuối kỳ Nhập từ SX Nhập khác Xuất bán Xuất khác Gối đôi 2170 50191 51681 680 Gối đơn 118029 336000 183688 270341 Đệm giường 1,5m 1200 1870 2700 370 Đệm giường 1,2m 21071 13400 22267 12204 Đệm ghế (to) 1063 14828 50 Mút trần 26886 150497 164812 12682 ... Khi kế toán chi phí và tính giá thành tập hợp xong chi phí sản xuất Biểu tính giá thành sản xuất của thành phẩm vào cuối tháng “Bảng tập hợp giá thành sản xuất “ sẽ được chuyển cho kế toán tiêu thụ để tính giá thành thành phẩm nhập kho trong tháng. Nhận được bảng giá thành sản xuất, kế toán tiêu thụ sẽ lập “Bảng tính giá vốn “ để tính giá trị thành phẩm xuất kho như sau : * 2 cột thành phẩm tồn đầu tháng về số lượng Biểu giá trị được lấy từ bảng tính giá vốn hàng bán tháng trước. * 2 cột số lượng thành phẩm nhập, xuất, tồn kho được lấy từ bảng kê nhập-xuất-tồn kho thành phẩm trong tháng. * Cột giá trị thành phẩm nhập kho được tính từ số lượng thành phẩm nhập và giá thành sản xuất do kế toán chi phí và tính giá thành chuyển sang. Sau đó tính số lượng, giá trị thành phẩm xuất kho được tính theo công thức : Giá Đ.vị B.quân = Giá trị thực tế T.phẩm tồn đầu tháng và nhập trong tháng T.phẩm xuất kho số lượng T.phẩm tồn đầu tháng và nhập trong tháng Giá trị T.phẩm thực = giá Đ.vị B.quân * số lượng T.phẩm tế xuất trong tháng T.phẩm xuất kho xuất kho Giá trị thực tế T.phẩm = Giá trị T.phẩm tồn đầu - Giá trị thực tế T.phẩm tồn cuối tháng tháng và nhập trong tháng xuất trong tháng Mẫu bảng tính giá vốn giá bán như sau (Biểu số 07). Một số thành phẩm được chi tiét để tính giá vốn giá bán sản phẩm Mút trần là bán sản phẩm được xuất để tiếp tục may bọc vải để hoàn chỉnh sản phẩm chứ không bán ra ngoài. Trị giá mút trần được tính vào giá vốn của đệm hoàn chỉnh. Do vậy khi tính tổng giá vốn giá bán trong tháng phải trừ đi giá trị mút trầm xuất kho trong tháng. Giá vốn hàng bán = tổng giá trị các loại T.phẩm - trị giá thành phẩm mút Bán trong tháng xuất kho trong tháng trần xuất kho trong tháng Giá vốn hàng bán tháng 2 = 11044511590-1558286857 = 9486224733đ Giá trị mút trần xuất kho trong tháng 2 căn cứ vào phiếu xuất kho. Xuất để hoàn chỉnh thành phẩm : 1554334694 Giá trị cắt hỏng : 3952163 Sau khi tính được giá vốn bán hàng trong tháng, kế toán tiêu thụ vào nhật ký chứng từ 8 theo định khoản giá vốn hàng bán : Nợ TK 632 : 9486224733 Có TK 155 : 9486334733 Giá trị sản phẩm mút trần xuất để hoàn chỉnh : Nợ TK 154 : 1554334694 Có TK 155 : 1554334694 Giá trị sản phẩm trong kho bị hao hụt do cắt hỏng : Nợ TK 624 : 3952163 Có TK 155 : 3952163 Cuối tháng số liệu về giá vốn hàng bán sẽ được vào sổ cái TK 632. Biểu số 07 : Sổ cái . Số hiệu TK 632, Năm 2001. Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK,đối ứng nợ với TK này Tháng 1 Tháng 2 ... Tổng cộng 155 9486224733 Cộng số phát sinh nợ 9486224733 Cộng số phất sinh có 9486224733 Dư cuối tháng Nợ Có Ngày 15 tháng 3 năm 2001 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Ký,Họ tên) (Ký,Họ tên) 3.5, Hạch toán chiết khấu bán hàng, hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán . 3.5.1, Hạch toán chiết khấu bán hàng . Công ty luôn có một chế đoọ chiết khấu bán hàng rất cụ thể mhằm khuyến khchs các bạn hàng mua hàng với số lượng lớn. Công ty không có chiết khấu thanh toán mà chỉ có chiết khấu tương mại, bạn hàng cần mua nhiều thì tỷ lệ chiết khấu càng cao. Tỷ lệ chiết khấu từ 0,4-1,5%, tỷ lệ thuận với giá trị mua trên hóa đơn có giá trị GT. Mức chiết khấu thường được thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng mua bán của cả hai bên. ở Công ty mút xốp Việt Nhật, chiết khấu bán hàng được gọi là “hỗ trợ lệ phí tiêu thụ”. Đối với khách hàng lẻ thanh toán ngay thì khoản này được trả lại cho khách hàng bằng tiền mặt. Đối với khách hàng không có phát sinh quan hệ mua bán chịu thì được bù trừ vào số nợ của khách hàng . Khi hóa đơn VAT được chuyển đến kế toán tiêu thụ nếu thuộc về các sản phẩm mới, sản phẩm được khuyến khích tiêu thụ thì hóa đơn được hưởng một mức chiết khấu nhất định, kế toán tiêu thụ sẽ là một tờ “hỗ trợ lệ phí tiêu thụ “ . Sau đó căn cứ vào tờ “hỗ trợ lệ phí tiêu thụ “ đó để vào “ Sổ chi tiết TK 811” theo trình tự thới gian. Sổ chi tiết TK 811 được chia làm hai theo dõi riêng các khách hàng thanh toán ngay và các khách hàng mua chịu : Sổ có mẫu như sau : Biểu 08 : Sổ chi tiết TK 811 Tháng 2 năm 2001. Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày QĐ67 16/2 Chị Liên -Công ty tạp phẩm 111 34513000 75549 24/2 Chị Mai Anh 111 12960 ... ... ... Cộng 111 180397508 QĐ101 QĐ52 29/2 11/2 Công ty điện máy Thanh Hóa Công ty thương mại Huế 131 131 10605156 500000 ... ... ... Cộng 131 46959656 Tổng cộng 111+131 227357164 Ví dụ về chiết khấu bán hàng cho khách hàng lẻ thanh toán bằng tiền mặt : Ngày 24/1/2001, Chị Mai Anh –khách sạn Hương Giang mua theo hóa đơn số 75549 được hưởng chiết khấu là 12960 đ. Kế toán tiêu thụ ghi sổ chi tiết TK 811 theo định khoản : Nợ TK 811 : 12960 đ Có TK 111 : 12960 đ Theo định mức mới của Bộ tài chính : Thỗng tư số 120/1999 /TT_BTC ra ngày 7/10/1999 khảon chiết khấu này được hạch toán vào TK 811 : chi phí hoạnt động tài chính . Ví dụ về : chiết khấu bán chịu: Ngày 11/2 : theo QĐ số 52, Công ty thương mại Huế được hưởng chiết khấu ; 500000 đ, kế toán tiêu thụ ghi sổ chi tiết TK 811 theo định khoản : Nợ TK 811 : 500000 Có TK : 500000 Đồng thời số liệu trên phải được ghi vào bảng kê số 11 theo định khoản tiền cuối tháng, số liệu tổng cộng Nợ TK 811 : 227357164 được ghi vào nhật ký chứng từ số 8 để ghi giảm TK 5112 theo định khoản : Nợ TK 5112 : 227357164 Có TK 811 : 227357164 5.2, Hạch toán hàng trả lại. Thành phẩm của Công ty trước khi nhập kho đã được kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng và tiêu chuẩn mà bộ phận kiểm tra của từng phân xưởng đề ra. Tuy nhiên, sản phẩm của Công ty cũng có đặc điểm dễ ẩm ướt dẫn đến hỏng. Để giữ uy tín về chất lượng sản phẩm, đối sới các sản phẩm khi khách hàng phàn nàn về chất lượng, Công ty sẽ tiến hành đổi lại cho khách hàng. Sau khi khách hàng mang sản phẩm đến Công ty, kế toán tiêu thụ ghi vào “Sổ chi tiết TK 531”. Số tiền hàng bị trả lại, số thuế GTGT trên phần hàng bị trả lại, tổng giá trị hàng bị trả lại. Sổ chi tiết 531 mở cho từng khách hàng có quan hệ mua bán thường xuyên với Công ty theo mẫu sau: Biểu số 09 : Sổ chi tiết TK 531 Tháng 2 năm 2001. Đối tượng : Công ty thương mại Hưng Yên. Tên sản phẩm Số lượng Tiền hàng Tiền thuế VAT Tổng tiền hàng bị trả lại Gối đơn 58 386076 38607 424683 Gối đôi 29 386038 38604 406642 Đệm giường 1,2m 5 386038 38604 406642 Cộng 92 1158152 115815 1273967 ... ... ... ... ... Tổng cộng 9714754 971475 10686229 Ví dụ : Công ty thương mại Hưng yên được ghi giảm khoản thu của khách hàng trong tổng giá trị số hàng bị trả lại : Nợ TK 531 : 1158152 đ Nợ TK 33311 : 115815 đ Có TK 131 : 1272967 đ Sau đó kế toán tiêu thụ lập hóa đơn GTGT để xuất sản phẩm đổi cho khách hàng. Kế toán tiêu thụ ghi vào dsổ chi tiết TK 5112: Nợ TK 131 : 1272967 đ Có TK 5112 : 1158152 đ Có TK 33311 : 115815 đ Cuối tháng, kế toán tiêu thụ tập hợp các lạo hàng bị trả lại theo từng đối tượng được số liệu tổng hơp. Số liệu này được dùng vào bảng liệt kê 11 theo định khoản : Nợ TK 531 : 9714754 đ Nợ TK 33311 : 971475 đ Có TK 131 : 10686229 đ Đồng thời ghi vào nhật ký chứng từ 8 để ghi giảm 5112: Nợ TK 5112 : 9714754 đ Có TK 531 : 9714754 đ 5.3, Hạch toán giảm giá hàng bán. Kế toán sử dụng TK 632 “Sổ chi tiết TK 532 “để phản ánh sự giảmột giá của hàng bán do hàng hóa kém chất lượng. Khi có quyết định giảm giá, toàn bộ lượng tồn sẽ được tính theo giá mới. Phần chênh lệch giữa giá cũ và mới sẽ được thanh toán bằng tiền. Từ đàu năm Công ty chưa phát sinh nghiệp vụ này. Vậy để trình bày mẫu này (sổ chi tiết TK 532 ) em xin lấy ví dụ năm trước. Biểu 10 : Sổ chi tiết TK 532 Đối tượng : Công ty cung ứng quân trang quân dụng Trường Sơn. Tháng 8 năm 2000. Tên sản phẩm được giảm Số lượng Đ. giá thanh toán Tiền hàng được giảm Thuế VAT Tổng số được giảm Cũ Mới Đối tượng : Công ty cung ứng quân trang, quân dụng Tường Sơn Đệm giường cá nhân 250 90000 85000 1250000 125000 1375000 Gối đơn 250 4000 3500 125000 12500 137500 ... ... ... ... ... ... ... Cộng 1000 3700000 370000 4070000 Cuối tháng kế toán sẽ tập hợp các đối tượng có mặt hàng được giảm giá ghi vào nhật ký chứng từ 5 theo định khoản : Nợ TK 5112 : 4070000 Có TK 532 : 4070000 6, Hạch toán thuế giá trị gia tăng đầu ra. Công ty liên doanh mút xốp Việt Nhật áp dụng chế độ tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ và nộp thuế VAT theo tháng. Cuốid tháng kế toán căn cứ vào sổ chi tiết TK 5112, TK 5115 và sổ chi tiết TK 331 để lập bảng kê hàng hóa dịch vụ đầu ra và bảng kê dịch vụ hàng hóa đầu vào. Sau đó kế toán tiêu thụ lấy tổng số thuế VAT từ kê hàng hóa dịch vụ đầu ra trừ đi tổng số thuế VAT từ bảng kê hàng hóa dịch vụ đầu vào để được thuế VAT phải nộp. Nếu kết quả là dương thì doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước, còn nếu mà là amm thì doanh nghiệp thu thuế VAT. Sau đó kế toán tiêu thụ lập tờ khai thuế được ;ập trên nhật ký chứng từ 10 (biểu số 11). Mẫu số 01/VAT. Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc * * * tờ khai thuế VAT Tháng 2 năm 2001. (Dùng cho cơ sở tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ ) Tên cơ sở : chi tiết liên doanh sản xuất mút xốp Việt Nhật. Mã số : 0100101153-1 Địa chỉ : Km 39 phường Hiến Nam, Thị xã hưng Yên. Đơn vị tính : Đồng VN STT Chỉ tiêu khác D.số(chưa có thuế VAT) Thuế VAT 1 2 a b c d 3 4 5 6 7 a b 8 9 Hàng hóa dịch vụ bán ra Hàng hóa dịch vụ chịu thuế Hàng hóa xuất khẩu chịu thuế suất 0% Hàng hóa dịch vụ chịu thuế suất 5% Hàng hóa dịch vụ chịu thuế suất 10% Hàng hóa dịch vụ chịu thuế suất 20% Hàng hóa dịch vụ mua vào Thuế VAT hàng hóa dịch vụ mua vào Thuế VAT được khấu trừ Thuế VAT phải nộp Thuế VAT kỳ trước Nộp thừa Nộp thiếu Thuế VAT nộp trong tháng Thuế VAT được hoán trả trong tháng 11363482714 11363482714 11363482714 7816905463 1136348271 1136348271 754307036 754307036 754307036 382041235 3325208854 2500000000 10 Thuế VAT phải nộp trong tháng này 1207250089 Số tiền băng chữ : Một tỷ hai trăm linh bẩy triệu hai trăm năm mươi ngàn không trăm tám chín đồng chẵn. Xin cam đoan số liệu khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu mọi trách nhiệm xử lý theo pháp luật. Nơi khai báo: Ngày 10 tháng 3 năm 2001. Địa chỉ: 156 đường Nguyễn Văn Linh Thay mặt cơ sở Cơ quan nhận tờ khai : (Ký tên, đón dấu) Ngày nhận: Người nhận(ký rõ họ tên) 7, Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm . 7.1, hạch toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp . a, Chi phí bán hàng của chi tiết gồm : Chi phí nhân viên gồm các khoản phải trả cho nhân viên bảo quản, vận chuyển ..các khoản phụ cấp, trích BHXH, BHYT, lương... Chi phí vật liệu, bao bì gồm các chi phí liên quan đến hàng như : túi nilon loại lớn, giá để tránh ẩm, túi khuyến mại... Chi phí khấu hao tài sản cố định như : nhà kho, phương tiện vận chuyển. Chi phí khác bằng tiền như : quảng cáo, tiếp thị, thuê vận chuyển. b, Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm: Chi phí nhân viên quản lý : tiền lương, tiền phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ của ban giám đốc, nhân viên quản lý các phòng ban. Chi phí vật liệu quản lý : văm phòng phẩm, nhiên liệu cho phương tiện vận chuyển. Chi phí đồ dùng văn phòng: bàn ghế, máy tính Chi phí khấu hao tài sản cố định : kho tàng máy móc, thiết bị quản lý . Thuế và lệ phí : nhà đất, môn bài. Chi phí dịch vụ mua ngoài : điện, nước, điện thoại Chi phí khác bằng tiền : chi phí hội nghị tiếp khách, công tác phí, in ấn. Kế toán sử dụng TK 641, 642, để tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp . Việc tập hợp này được thực hiện trên “bảng kê số 5” và được lập vào cuối tháng . Cơ sở để lập bảng kê : Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, ghi có TK 152, 153 Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, ghi có TK 334, 338 Căn cứ vào bảng tính phân bổ khấu hao tài sản cố định, ghi có TK 214 Căn cứ vào nhật ký chứng từ số 1, 2, ghi có TK 111, 112 Căn cứ vào bảng kê số 11, ghi có TK 151 Căn cứ vào giá trong tính nợ của chi cục thuế, phiếu chi nộp lệ phí, ghi có TK 333 Căn cứ vào bảng kê và nhật ký chứng từ để ghi các cột các dòng tương ứng. Bảng kê số 5 được mở theo mẫu sau (biểu số 12) : Như vậy, trong tháng 2 : tổng PS nợ TK 641 : 30966036 đ Tổng PS nợ TK 642 : 875676768 đ Khoản PS giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp căn cứ vào phiếu thu tiền mặt, giấy báo có của ngân hàng, hoặc phiếu nhập kho được phản ánh ở bảng kê số 1, 2 và được tổng hợp lại trên nhật ký chứng từ số 7 (biểu số 13) Ví dụ : lãi tiền gửi ngân hàng tháng 9 của chi tiết cho TK 1121 ở ngân hàng Hưng Yên là 10893904 đ và TK 1222 ở ngân hàng Hải Dương là 401600 đ kế toán ghi : Nợ TK 1121 : 10893904 đ Nợ TK 1122 : 401600 đ Có TK 642 : 11295504 đ Việc ghi giảm lãi tiền gửi ngân hàng vào chi phí quản lý doanh nghiệp là chưa chính xác mà phải hạch toán vào thu nhập tài chính . Nhưng hiện tại chi tiết vẫn sử dụng TK 642 để ghi phần lãi này: Ghi đúng định khoản : Nợ TK 1121 : 1809304 đ Nợ TK 1122 : 401600 đ Có TK 711 : 11295504 đ Cuối tháng kế toán tiêu thụ cộng PS nợ TK 641, 642 trên bảng kê 5, trừ đi tổng cộng số PS có TK 641, 642 trên nhật ký chứng từ để ghi vào nhật ký chứng từ 8. Nợ TK 911 : 309662063 Có TK 641 : 309662063 Nợ TK 911 : 864381264 Có TK 642 : 875676768-10893904-491600=864381264 Đồng thời vào sổ cái TK 641, 642. Biểu số 14: Sổ cái Số hiệu TK : 641, năm 2001 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK, đối ứng với TK này Tháng 1 Tháng 2 ... Tổng cộng 111 214 334 ... Cộng số PS nợ Cộng số PS có 1925400 406813 68958747 309622063 309622063 Dư cuối tháng Nợ Có Ngày 15 tháng 10 năm 200 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) Biểu số 15 : Sổ cái Số hiệu TK 642 , năm 2001 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK, đối ứng với TK này Tháng 1 Tháng 2 ... Tổng cộng 111 214 334 ... Cộng số PS nợ Cộng số PS có 231259826 21500748 269815211 875676768 875676768 Dư cuối tháng Nợ Có Ngày 15 tháng 10 năm 200 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 7.2, Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ . Cuối tháng, kế toán tiêu thụ tổng hợp só liệu và ghi các bút toán kết chuyển doanh thu, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, vào “sổ chi tiết TK 911_xác định kết quả hoạtn động sản xuất kinh doanh “. Căn cứ ghi sổ là các sổ chi tiết : TK 511, 531, 532, 811 bảng tính giá vốn hàng bán, sổ chi tiết TK 641, 642 ..Mẫu sổ chi tiết TK 911. Biểu số 16 : Sổ chi tiết TK 911. Tháng 2 năm 2001. Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số PS Số Ngày Nợ Có 28/2 28/2 28/2 28/2 28/2 28/2 28/2 K/c doanh thu bán hàng K/c doanh thu bán vật tư K/c giá vốn hàng bán K/c giá vốn vật tư K/c chi phí bảo hiểm K/c chi phí QLDNghiệp K/c trả lãi 5112 5115 6322 6325 641 642 4212 9426224733 15198695 309662063 864381264 460658785 11112730461 23395089 Cộng 11136125550 11136125550 Sau khi vào nhật ký chứng từ số 8 như sau : Căn cứ vào bảng tính giá vốn ghi nợ TK 6322, 642, 154, có TK 155 Căn cứ vào phân bổ vật tư để ghi nợ TK 7325, co TK 152 Căn cứ vào bảng kê 1, 2, 11 ghi nợ TK 111, 112, 131, có TK 5112, 5115 Căn cứ vào sổ chi tiết TK 811, 531, 532 ghi nợ TK 5112, có TK 811, 531, 532 Doanh thu = doanh thu - chiết khấu, giảm giá, doanh thuần bán hàng thu bán hàng trả lại Sau khi tính ra doanh thu thuần, ghi nợ TK 911, có TK 5112, 5115 Căn cứ vào dổ chi tiết TK 991, ghi nợ TK 911, có TK 6322, 6325, 641, 642 Lợi nhuận = doanh thu - giá vốn - chi phí - chi phí quản thuần thuần hàng bán bán hàng lý doanh nghiệp Nếu lãi (lợi nhuận thuần>0) Kế toán tiêu thụ ghi Nợ TK 991 : 40658795 Có TK 4212 : 448827319 Nếu lỗ (ghi ngược lại) Nhật ký chứng từ mô tả theo mẫu sau: Cuối tháng khóa sổ nhật ký chứng từ 8, xác định tổng số PS bên có của các TK 155, 511, 531, 532, 641, 642, 811 để ghi “sổ cái “ và lập “báo cáo kết quả kinh doanh “ . Doanh nghiệp mở cả sổ cái cho các TK cấp 2 và TK tổng hợp. Sau đây em xin trình bầy một sổ cái có liên quan đến phần hành kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại doanh nghiệp . Biểu số 18 : Sổ cái Số hiệu TK 5112 Năm 2001 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK, đối ứng với TK này Tháng 1 Tháng 2 ... Tổng cộng TK 531 TK 811 ... TK 911 Cộng số PS nợ Cộng số PS có 9714754 227357164 11112730461 11349802379 11349802379 Dư cuối tháng Nợ Có Ngày 15 tháng 3 năm 200 Biểu số 19 : Sổ cái Số hiệu TK 5112 Năm 2001 Số dư đầu năm Nợ Có Ghi có các TK, đối ứng với TK này Tháng 1 Tháng 2 ... Tổng cộng TK 6322 9486224733 TK 641 309662063 TK 642 TK 6325 TK 4212 Cộng số PS nợ Cộng số PS có 864381264 15198695 460658795 11136125550 11136125550 Dư cuối tháng Nợ Có Ngày 15 tháng 3 năm 200 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 20: kết quả hoạt động kinh doanh (trích). Tháng 2 năm 2001 STT Chỉ tiêu Số tiền 1 2 3 4 5 6 Tổng doanh thu Trong đó doanh thu hàng xuất khẩu Các khoản giảm trừ : + Chiết khấu + Giảm giá +Hàng bán trả lại +Thuế tiêu thụ đặc biệt xuất khẩu Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Lãi gộp Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần 11373197468 0 237071918 227357164 0 9714754 0 1136125550 9501423428 1634702122 309662063 864381264 460658795 Tóm lại, toàn bộ quá trình hạch toán tiêu thụ ở Công ty liên doanh mút xốp Việt Nhật có thể được khái quát lại bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 11 : Hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty liên doanh mút xốp Việt Nhật. Chứng từ (T.phẩm,D.thu,T.toán) Bảng kê N-Xuất-T.T.P Bảng tính giá vốn hàng bán Bảng kê Số 5 Nhật ký chứng từ Số 7 Sổ chi tiết TK 5112,811,531,532,641,642,911 Sổ chi tiết TK 131 Nhật ký chứng từ số 8 Sổ cái Báo cáo chính Ghi chú : ghi hàng ngày ghi cuối tháng Chương III : một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty liên doanh sản xuất mút xốp Việt Nhật I, Đánh giá chung về hiện trạng công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty liên doanh mút xốp Việt Nhật. Qua nghiên cứu tình hình thực tế về công tác hạch toán tại Công ty, em thấy có thể rút ra một vài nhận xét sau: * Bộ phận kế toán tài vụ của Công ty được tổ chức khá hợp lý và chặt chẽ, nhìn chung đã hoàn thành tốt chức năng quản lý tài chính và chức năng tham nưu cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty trong nền kinh tế thị trường. Tuy số lượng các bộ phận thực hiện công tác này là rất ít (chỉ có 4 người, kể cả trưởng, phó phòng..) nhưng việc bố trí phân công phụ trách các phần hành kế toán được thực hiện khá hoàn chỉnh , các kế toán viên đều có kiến thức về nghiệp vụ vững vàng, nắm vững được những phần hành được giao và có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau. * Công tác kế toán của Công ty được thực hiện theo đungd các quy định hướng dẫn của chế độ kế toán và chế độ quản lý tài chính hiện hành . Các cán bộ kế toán của Công ty đã nghiên cứu kỹ lưỡng để chọn ra một hệ thống tài khoản, bộ sổ kế toán, cũng như hình thức ghi sổ, trình tự luân chuyển ..hợp lý và khoa học, vừa tuân thủ chế độ vừa phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh của Công ty . * Việc Công ty tổ chức bộ sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ là hợp lý. Trước hết hình thức này phù hợp với đặc điểm kinh doanh, qui mô của Công ty, yêu cầu bố trí lao động kế toán và số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong mỗi kỳ kế toán . Mặt khác, theo dõi bằng hình thức này đảm bảo sự thuận lợi ( cả về thời gian và độ chính xác ) cho kế toán ghi chép đối chiếu tổng hợp số liệu. * Hệ thống chứng từ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của Công ty được tổ chức khá hợp lý, liên hệ chặt chẽ với nhau, kế toán viên cũng như người quản trị có thể theo đó đối chiếu kiểm tra. * Bộ sổ kế toán dùng để hạch toán tiêu thụ sản phẩm của Công ty nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu pnản ánh đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ về bán hàng, theo dõi sát sao tình hình tiêu thụ sản phẩm, phản ánh chính xác doanh thu bán hàng bảng các khoản giảm trừ thanh toán với khách hàng . * Việc tập hợp chi phí, tính giá vốn hàng bán và xác định kết quả tiêu thụ của Công ty được thực hiện một cách chính xác, nhanh chóng nhờ sự tổ chức bộ sổ kế toán cũng như qui trình luân chuyển hợp lý, giảm bớt khâu trung gian không cần thiết. Nhìn chung Công ty liên doanh mút xốp Việt Nhật, công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm nói riêng được thực hiện khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên bên cạnh những nét ưu việt, phần hành kế toán này của Công ty vẫn còn những tồn tại nhất định mà Công ty có thể nghiên cứu đeer cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác kế toán, thực hiện tốt hơn nữa vai trò kế toán trong sản xuất kd của Công ty . II, Một số ý kiến nhằm hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty liên doanh mút xốp Việt Nhật. 1, Tổ chức bộ máy kế toán và sổ kế toán . a,Về tổ chức bộ máy kế toán : Bộ máy kế toán của Công ty có 4 người, do ít nhân viên nên trưởng phòng, phó phòng phải kiêm nhiệm khá nhiều so với mức trung bình ở một Công ty có qui mô và tính chất kinh doanh tương tự nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong kế toán dê việc phạm. Đặc điểm này gây một sức ép lớn đối với công tác kế toán của Công ty . Mặt khác, để đảm bảo tính khách quan, kiểm soát được hóa đơn, tránh được sự sai sót, nhầm lẫn Công ty nên tuyển thêm ít nhất một nhân viên để đáp ứng nhu cầu của công tác kế toán . Lúc đó thì : * Trưởng phòng kế toán : chịu trách nhiệm chung về tình hình tài chính, kế toán của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Công ty theo chế độ hiện hành. * Phó phòng 1 : làm nhiệm vụ kế toán tổng hợp, lập báo cáo tài chính theo định kỳ, đồng thời phải đảm trách công việc kế toán phân phối kết quả, kế toán thương mại, ..đồng thời phụ trách kiểm toán. * Phó phòng 2 : làm nhiệm vụ lt lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, kế toán tiêu thụ, sổ theo dõi các khoản thanh toán đối với khách hàng, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành . * Nhân viên kế toán 1 : làm công việc một thủ quỹ kiêm kế toán và các nghiệp vụ tạm ứng, công nợ phải thu, phải trả. Ghi chép vào sổ sách các phần hành kế toán được phân công. * Nhân viên kế toán 2 : kế toán vật tư, thanh toán với người bán, kế toán tài sản cố định và các nguồn vốn đầu tư xây dựng Sơ đồ hoàn thiện công tác kế toán theo hướng hoàn thiện. Kế toán trưởng: Tổ chức, điều hành công tác kế toán của Công ty Phó phòng kiêm kế toán kinh tế, lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, giá thành tiêu thụ, thanh toán với người mua Phó phòng kế toán kiêm kế toán thương mại, TGNH, tổng hợp xác định kết quả, phân phối kiểm toán Kế toán viên phụ trách : Nguyên vật liệu, tài sản cố định,thanh táon với người bán, các nguồn vốn. Kế toán viên phụ trách: công nợ, qũy,phải thu, phải trả,tạm ứng, kê khai thuế VAT b, Về tổ chức sổ kế toán . Theo chế độ kế toán hiện hành, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong bốn hình thức sau: Nhật ký chung Nhật ký- chứng từ Chứng từ ghi sổ Nhật ký - sổ cái Qua nghiên cứu thực tế tại Công ty hiện nay. Công ty nên sử dụng hinh thức sổ kế toán nhật ký chung bởi vì : Công ty đã bắt đầu trang bị bộ máy vi tính cho phòng kế toán, nên việc kế toán đã được ghi chép trên các phần mềm, mà hệ thống sổ sách của các phần mềm này hoàn toàn không giống như chế độ quy định. Ví dụ : Khi Công ty áp dụng hình thức nhật ký chứng từ thì các sổ cái được lập có tính chất tổng hợp chỉ ghi số liệu tổng cộng chứ không đề cập theo giá trị, trong khi phần mềm kế toán của Công ty lại cho phép lập sổ cái theo mẫu của hình thức nhật ký chung. Do đó kế toán Công ty vẫn phải làm một só việc bằng tay. Trong khi đó hình thức nhật ký chung là hình thức sổ được áp dụng nhiều nhất hiện nay trên Thế giới, dễ sử dụng, có tính ưu việt, phù hợp với việc làm kế toán trên máy tính, đặc biệt là phù hợp với hạch toán nghiệp vụ bán hàng thông qua nhật ký đặc biệt như nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền, nhật ký bán hàng . 2, Doanh thu bán hàng nội bộ. Trong điều kiện thị trường có cạnh tranh gay gắt, Công ty thực hiện các hoạt động thông tin quản cáo, các hội nghị với khách hàng, tiếp thị, khuyến mại.. Chương trình này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu phát triển, khuyến khích làm ăn tăng số lượng tiêu thụ. Tuy nhiên khi hạch toán và xuất thành phẩm để phục vụ mục đính trên, kế toán ghi nhận doanh thu vào 511. Điều này phản ánh không đúng thực chất nghiệp vụ là xuất bảng để phục vụ hoạt động nội bộ của Công ty, đồng thời gây khó khăn cho công tác kế toán theo dõi kết quả của công tác khuyến thị cũng như kết quả quá trình tiêu thụ . Do đó, kế toán cần theo dõi phần doanh thu này trên TK 512( doanh thu bán hàng nội bộ ) như chế độ quy định. Phương pháp xác định giá vốn hàng bán ( thành phẩm tiêu thụ ) : thực tế tại Công ty là theo phương pháp bình quân cả ký dự trữ. Vì vậyh đến cuối tháng kế toán mới cập nhật được số liệu giá thành chuyển sang để tính giá trị thành phẩm xuất kho trong tháng. Là một doanh nghiệp có quy mô lớn, đa dạng chủng loại sản phẩm, nghiệp vụ nhập xuất diễn ra thường xuyên, doanh nghiệp nên sử dụng một loại giá thống nhất trong phạm vi Công ty để ghi chép đó là giá hạch toán. Giá hạch toán có thể chọn là giá thành công xưởng kế hoạch, có thể là giá thực tws của một kỳ nào đấy, chẳng hạn giá thành sản xuất cuối kỳ( năm qúy ) tước. Với phương pháp này các nghiệp vụ xuất nhập được kế toán tiêu thụ ghi chép theo giá hạch toán. Cuối tháng, căn cứ vào bảng tính giá thực tế do kế toán chi phí giá thành chuyển sang kế toán tiêu thụ tính ra hệ số giá sau : Hệ số = giá Trị giá thực tế thành phẩm tồn đk và nhập trong kỳ Trị giá hạch toán thành phẩm tồn đk và nhập trong kỳ Từ đó tính ra trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho trong kỳ Trị giá thực tế thành = trị giá hạch toán thành * hệ số phẩm kho xuất trong kỳ phẩm xuất kho trong kỳ giá như vậy, trong hình thức nhật ký chứng từ đang áp dụng tại Công ty, tình hình hiện có và sự biến động của từng loại thành phẩm trên hai mặt hiện vật và giá trị sẽ được theo dõi trên “bảng kê số 8” .Bảng kê này phản ánh tình hình nhập xuất tồn thành phẩm theo số lượng, giá hạch toán, giá thực tế. Bảng kê này được mở theo nhóm sản phẩm .Việc lập bảng kê cho sản phẩm theo mẫu sau: * Về nhập kho : hàng ngày khi nhận được phiếu nhập kho do thủ kho gửi lên, kế toán ghi vào dòng tương ứng sột số lượng đã nhập và ghi theo giá hạch toán phần cghi nợ TK 155, ghi có TK liên quan. * Về xuất kho : kế toán căn cứ vào hóa đơn VAT và phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ để ghi vào cột số lượng xuất kho và ghi theo giá hạch toán phần ghi có TK 155, ghi nợ TK liên quan. Cuối tháng căn cứ vào hệ số giá để tính giá thực tế thành phẩm xuất kho cho từng hóa đơn. Để có hệ số giá thành sản phẩm làm căn cứ tính chuyển như nói trên cần phải tiến hành lập “ bảng kê số 9-tính giá thành thực tế thành phẩm “ chi tiết cho từng loại sản phẩm . Phương pháp lập bảng kê số 9: Số dư đầu tháng : căn cứ vào số tồn cuối kỳ trước của bảng kê số 9 hoặc bảng kê số 8 Số phát sinh trong tháng: căn cứ vào dòng tổng cộng cột giá hạch toán giá thực tế phần ghi nợ TK 155 ở bảng kê số 8. Cộng số dư đầu tháng và nhập trong tháng =(I) + (II) Hệ số giá = chỉ tiêu III cột giá thực tế bảng kê số 9 Chỉ tiêu III cột giá hạch toán trên bảng kê số 9 Xuất trong tháng : căn cứ vào dòng tổng cộng cột giá hạch toán phần ghi có TK 155 trên bảng kê số 8 để điền vào cột giá hạch toán . Cột giá thực tế =hệ số giá * trị giá hạch toán thành phẩm xuất Tồn cuối tháng =(III)-(V) Số liệu tổng cộng cuối tháng của bảng kê số 8, 9 dùng để ghi vào nhật ký chứng từ 8. Mẫu bảng kê số 9 được lập như sau: biểu số 24. Về sổ chi tiết TK 623 Tại đây, quá trình tiêu thụ thành phẩm được hạch toán trên các sổ tổng hợp và chi tiết . Tuy nhiên sổ chi tiết chỉ được lập cho doanh thu tiêu thụ, chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại mà chưa có sổ chi tiết giá vốn hàng bán. Để thuận lợi cho việc tổng hợp và k/c giá vốn hàng bán trong tháng số TK 632 sẽ được mở để ghi hàng ngày cho từng sản phẩm theo mẫu. Biểu số 24: Sổ chi tiết TK 632 Đệm giường đôi Tháng 2 năm 2001 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Kho/các giá vốn hàng bán cuối tháng Cộng số phát sinh Số liệu tổng hợp sổ chi tiết TK 632 được sử dụng vào sổ chi tiết TK 911 và nhật ký chứng từ số 8. 4, Hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp . a, Về kế toán ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp : Tại Công ty khi nhận được tiền lãi tiền gửi ngân hàng được hạch toán vào TK 711, kế toán ghi theo bút toán Nợ TK 112 Có TK 711(hạch toán lãi về tiền gửi ngân hàng ) b, Về tập hợp và phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp : Để nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty cần quản lý chặt chẽ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và tìm mọi biện pháp để làm giảm bớt những khoản chi phí không cần thiết. Muốn vậy, điều kiện trước tiên là kế toán cần phải chi tiết rõ từng khoản mục(tiểu khoản) chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp để tạo thuận lợi cho công tác quản lý . Bảng kê số 5 chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cần lập lại như sau: Để xác định được kết quả tiêu thụ theo từng nhóm thành phẩm, kế toán cần phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ cho từng nhóm thành phẩm. Có thể một tỷ lệ phân bổ riêng theo nhóm thành phẩm. Nhưng để hợp lý, chính xác, không ảnh hưởng đến kết quả của các ky kế toán, Công ty có thể phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp theo doanh thu tiêu thụ trong kỳ như sau: C.phí bán hàng c.phí doanh thu tiêu thụ từng m.hàng c.phí bán hàng các.phí quản lý doanh nghiệp = * quản lý doanh nghiệp phân bổ cho từng m.hàng tổng doanh thu tiêu thụ trong kỳ phát sinh trong kỳ 5, hạch toán xác định kết quả tiêu thụ . Sổ chi tiết TK 911. Hiện nay, Công ty đang sử dụng TK 911 để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho toàn doanh nghiệp. Để tiện theo dõi và quản lý kết quả tiêu thụ của từng loại thành phẩm, Công ty nên mở “Sổ chi tiết xác định kết quả tiêu thụ “ cho từng nhóm thành phẩm chính. Sổ chi tiết xác định kết quả tiêu thụ sẽ cho phép Công ty đánh giá chính xác mức độ tiêu thụ hiệu quả của từng loại thành phẩm, từ đó ra các chính sách hợp lý nhằm tăng lợi nhuận chung của Công ty . Mẫu sổ được mở như sau: Biểu số 27 : Sổ chi tiết TK 911 Đệm mút giường Tháng 2 năm 2001 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Cộng số phát sinh 6, Hoàn thiện quá trình tiêu thụ . Trên thị trường hiện nay hàng được nhập từ nhiều nguồn hàng nội được sản xuất từ nhiều cơ sở khác nhau. Do vậy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là rất quyết liệt . Để tồn tại và đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp cần có hướng đi đúng đắn, nắm bắt được thị trường, ứng xử theo thị trường và phục vụ theo thị trường là rất quan trọng. Để làm được điều đó Công ty cần : * Nghiên cứu nắm bắt nhu cầu của thị trường . * Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường . * áp dụng các biện pháp quảng cáo để giới tiệu sản phẩm của Công ty . * Mở rộng mạng lưới kinh doanh như đại lý, hàng đổi hàng, để hình thành cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. * Sử dụng linh hoạt mọi phương tiện thanhtoán kết hợp với việc vận dụng hệ thống giá linh hoạt. * Tạo dựng uy tín với khách hàng về chất lượng sản phẩm nói riêng và toàn bộ hoạt động của Công ty nói chung. * Đảm bảo tính liên tục hoạt động kinh doanh bằng cách đại tu, sửa cữa máy móc để có thể sản xuất liên tục. * Phải đón bắt được nhu cầu tiềm tàng của thị trường để từ đó có kế hoạch chuẩn bị sản xuất . Kết luận Tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm có ý nghĩa sống còn đối với mọi doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là trong nề kinh tế thị trường hiện nay. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để quá trình tiêu thụ đạt kết quả cao nhất, được theo dõi và quản lý một cách chính xác nhất. Kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ nói riêng đã và đang là một công cụ chủ yếu quan trọng trong phục vụ mục tiêu đó. Công ty liên doanh sản xuất mút xốp Việt Nhạt tuy mới đi vào liên doanh, liên kết dể hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phần nào đó đã đi vào nề nếp, được vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo. Tuy nhiên, để làm cho kế toán thực sự phát huy tác dụng của mình và trở thành công cụ sắc bén, có hiệu lực phục vụ cho quản lý kinh tế, Công ty cần hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm một cách hợp lý và khoa học. Do thời gian và trình độ có hạn, nên bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiết sót. Vì vậy, sự góp ý của các thầy cô giáo và các cán bộ kế toán Công ty liên doanh mút xốp Việt Nhật là điều mong muốn nhất của bản thân em. Một lần nữa em xin trân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Thạc sỹ Phạm Bích Chi, chú Hoàng Xuân Đinh cùng các cô chú trong phòng tài chính kế toán của Công ty liên doanh mút xốp Việt Nhật đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập và hoàn thành bản chuyên đề này. Mục lục Lời nói đầu Chương I : Cơ sở lý của hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp sản xuất . I, Vai trò và ý nghĩa của quản lý và hạch toán tiêu thụ . 1, Tiêu thụ và ý nghĩa của tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp . 2, Các khái niện về tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh . 3, Nhiệm vụ kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ . 4, Hạch toán chi tiết tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ. II, Hạch toán tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp . 1, Tài khoản sử dụng. 2, Phương pháp xác định giá vốn hàng bán . 2.1, Phương pháp bình quân gia quyền . 2.2, Phương pháp hệ số giá ( giá hạch toán ). 3,Các phương thức tiêu thụ . 3.1, Hạch toán tiêu thụ sản phẩm theo phương pháp tiêu thụ trực tiếp. 3.2, Hạch toán tiêu thụ sản phẩm theo phương thức chuyển hàng theo hợp đồng. 3.3, Hạch toán tiêu thụ sản phẩm theo phương thức trả góp. 3.4, Hạch toán tiêu thụ sản phẩm theo phương thức đại ly, ký gửi. 3.5, Các phương thức khác được coi là tiêu thụ . III, Hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và xác định kết quả tiêu thụ . 1, Hạch toán chi phí bán hàng . 2, Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp . 3, Kế toán kết quả tiêu thụ . IV, Đặc điểm hạch toán tiêu thụ và xác định lq tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ. Chương II : Thực trạng hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty liên doanh mút xốp Việt Nhật. I,Một số nét khái quát về Công ty liên doanh sản xuất mút xốp (Polỷue thane) Việt Nhật. 1, Lịch sử hình thành và phát triển Công ty . 2, Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh . II, Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty liên doanh sản xuất mút xốp Việt Nhật. 1, Tổ chức bộ máy kế toán . 2, Tổ chức sổ kế toán . III, Đặc điểm nguyên vật liệu, thành phẩm và vấn đề tiêu thụ thành phẩm taị Công ty . 1, Đặc điểm nguyên vật liệu. 2, Đặc điểm của thành phẩm và vấn đề tiêu thụ thành phẩm taị Công ty . 2.1, Đặc điểm của thành phẩm . 2.2, Đặc điểm của tiêu thụ thành phẩm, các phương thức bán hàng, các thể thức thanh toán và xác định kết quả tiêu thụ . IV, Hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định lq tiêu thụ tại Công ty liên doanh mút xốp Việt Nhật. 1, Chứng từ thực hiện tiêu thụ thành phẩm . 2, Hạch toán doanh thu bán hàng . 3, Hạch toán khoản phải thu của khách hàng . 4, Hạch toán giá vốn hàng bán. 5, Hạch toán chiết khấu bán hàng, hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán . 5.1, Hạch toán chiết khấu hàng bán . 5.2, Hạch toán hàng bán bị trả lại. 5.3, Hạch toán giảm giá hàng bán . 6, Hạch toán thuế VAT. 7, Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm . 7.1, Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. 7.2, Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ . Chương III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty liên doanh sản xuất mút xốp Việt Nhật. I, Đánh giá chung về hiện trạng công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại Công ty liên doanh sản xuất mút xốp Việt Nhật. II, Một số ý kiến nhằm hoàn thiện việc thanh toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty liên doanh sản xuất mút xốp Việt Nhật. 1, Tổ chức bộn máy kế toán và sổ kế toán . 2, Hạch toán doanh thu bán hàng nội bộ. 3, Hạch toán giá vốn hàng bán . 4, Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng . 5, Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ . 6, Tổ chức quá trình tiêu thụ . Kết luận.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0613.doc
Tài liệu liên quan