Đề tài Kế toán xác định kết quả kinh doanh ở công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Kiên Giang

phần mềm được sử dụng thống nhất toàn công ty và có tính hệ thống hoá cao, giúp cho việc cập nhật vào sổ sách kế toán được đơn giản, nhanh chóng, gọn nhẹ. Hàng ngày khi nhận được chứng từ kế toán, kế toán cập nhật vào máy, khi cần sẽ in ra để đối chiếu so sánh. Với việc áp dụng kế toán trên máy tính đã giúp cho công tác quản lý dữ liệu được bảo đảm an toàn nhằm giảm bớt được khối lượng công việc phải ghi chép bằng tay. Đồng thời với việc đưa vào sử dụng mạng cục bộ trong toàn công ty, kết nối các phòng ban chức năng, các bộ phận, cửa hàng với nhau giúp cho kế toán nắm bắt các thông tin cần xử lý một cách kịp thời. Ngoài ra có một số tài khoản doanh nghiệp không theo dõi riêng trên Sổ chi tiết mà theo dõi trên Sổ cái như tài khoản 632, 641, 642.

doc64 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 901 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán xác định kết quả kinh doanh ở công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khác. 7. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính : Khái niệm : Đầu tư tài chính là hoạt động khai thác, sử dụng nguồn lực nhàn rỗi của doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nhằm tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nói cách khác, tiền vốn được huy động từ mọi nguồn lực của doanh nghiệp. ngoài việc sử dụng để thực hiện việc sản xuất kinh doanh chính theo chức năng đã đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp còn có thể tận dụng đầu tư vào các lĩnh vực khác để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn, làm sinh lợi vốn như: đầu tư vào thị trường chứng khoán, góp vốn liên doanh, cho vay vốn Các hoạt động này chính là hoạt động tài chính của doanh nghiệp 7.1 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính : 7.1.1 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 515 : Bên nợ: • Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có) • Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang tài khoản 911-Xác định kết quả kinh doanh Bên có: • Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ 7.1.2 Sơ đồ hạch toán : DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH 911 515 111,112 Thu lãi tiền gửi, lãi cổ phiếu. trái phiếu, Thanh toán CK đến hạn 121,221 Cuối kỳ kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính Dùng lãi mua bổ sung cổ phiếu, trái phiếu 111,112,138,152 Thu nhập được chia từ hoạt động liên doanh 111,112,131 Thu tiền bán bất động sản cho thuê TSCĐ 129,229 Hoàn nhập dự phòng 7.2 Kế toán chi phí hoạt động tài chính : 7.2.1 Khái niệm : Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán, khoản lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư khác, khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ 7.2.2 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 635: Bên nợ: • Các khoản chi phí của hoạt động tài chính • Các khoản lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn • Các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh thực tế trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản phải thu dài hạn và phải trả dài hạn có gốc ngoại tệ • Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ • Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán • Chi phí đất chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng được xác định là tiêu thụ Bên có: • Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán • Kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính trong kỳ sang tài khoản 911 7.2.3 Sơ đồ hạch toán : CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH 111,112,141 635 911 Chi phí cho hoạt động đầu tư CK,hoạt động cho thuê TSCĐ 121,221 Lỗ về bán chứng khoán (giá bán nhỏ hơn giá gốc) Cuối kỳ kết chuyển chi phí 128,222 hoạt động tài chính Lỗ hoạt động liên doanh bị trừ Vào vốn 111,112 Chi phí cho hoạt động cho vay vốn 129,229 Lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn 8. Kế toán các khoản thu nhập và chi phí khác : Khái niệm : Các khoản thu nhập và chi phí khác là những khoản thu nhập hay chi phí mà doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc đó là những khoản thu, chi không mang tính chất thường xuyên. Các khoản thu nhập và chi phí khác phát sinh có thể do nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp hoặc khách quan mang lại 8.1 Kế toán các khoản thu nhập khác : 8.1.1 kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 711 : Bên nợ: • Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác (nếu có) • Cuối kỳ kết chuyển các khoản thu nhập khác trong kỳ sang tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh Bên có: • Các khoản thu nhập thuộc hoạt động tài chính phát sinh Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ 8.1.2 Sơ đồ hạch toán : SƠ ĐỒ THU NHẬP KHÁC 911 711 111, 112 Thu phạt khách hàng Thu khoản phạt tính trừ vào khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, dài hạn 338 344 Kết chuyển thu nhập khác vào TK 911  Thu được khoản phải thu khó đòi đã xoá sổ Thu được khoản nợ không Xác định được chủ nợ Được giảm thuế GTGT phải nộp ( nếu khác năm tài chính) Số thuế được hoàn lại bằng tiền Các khoản thừa chờ xử lý Ghi tăng thu nhập 004  111, 112 331, 338 xxx 3331 111, 112 111, 112 xxx  Ghi giảm khoản phải thu khó đòi đã xoá nợ 8.2 Kế toán chi phí khác : 8.2.1 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 811 : Bên nợ : • Các khoản chi phí khác phát sinh Bên có : • Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh 8.2.2 Sơ đồ hạch toán : SỎ ĐỒ CHI PHÍ KHÁC 211 811 911 Giá trị còn lại của TSCĐ nhượng bán, thanh lý 214 111,112,331 Giá trị đã Cuối kỳ K/C chi phí hao mòn khác sang TK 911 Chi phí nhượng bán, thanh lý TSCĐ Các khoản bị phạt bị bồi thường 9. Kế toán xác định kết quả kinh doanh : 9.1 Khái niệm : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ), chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp. Lãi trước thuế = doanh thu thuần – giá vốn hàng bán – chi phí bán hàng – chi phí quản lí doanh nghiệp. 9.2 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 911 : Bên nợ : • Kết chuyển giá vốn hàng bán • Kết chuyển chi phí tài chính • Kết chuyển chi phí bám hàng • Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp • Kết chuyển chi phí khác Bên có : • Tổng số doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ. • Tổng số doanh thu thuần hoạt động tài chính và hoạt động khác. • Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh (lỗ). 9.3 Nguyên tắc hạch toán tài khoản 911 : Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ hạch toán theo đúng qui định của cơ chế quản lí tài chính. Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động. Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần. 9.4 Sơ đồ hạch toán : SƠ ĐỒ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 911 632 521 511 Kết chuyển giá vốn kết chuyển các khoản Hàng bán chiết khấu 635 531 Kết chuyển chi phí kết chuyển giá trị hàng bán Hoạt động tài chính bị trả lại 641 532 Kết chuyển chi phí Chi phí kết chuyển khoản giảm giá Bán hàng hàng bán 642  Kết chuyển chi phí Doanh thu quản lý doanh nghiệp 515 811 Kết chuyển chi phí Kết chuyển doanh thu HĐTC Khác 711 Kết chuyển thu nhập khác 421 421 Kết chuyển lãi Kết chuyển lỗ CHƯƠNG II: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN KIÊN GIANG PHẦN I : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY - Tên công ty : Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Kiên Giang - Tên tiếng Anh : Kien Giang Sea Product Import- Export Company - Tên viết tắt : KISIMEX - Trụ sở chính : 39 Đinh Tiên Hoàng - Rạch Giá - Kiên Giang - Điện thoại : (84.77) 862104 - 866719 - Fax : (84.77)862677 - Email : Kisimex@ hcm.vnn.vn ; Kisimex-vn@ hcm.vnn.vn - Website : - Mã số thuế : 1700106613-1 1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty : Kiên giang là một tỉnh nằm ở phía Tây đồng bằng Sông Cửu Long, có nhiều thế mạnh tổng hợp về nhiều ngành kinh tế : Nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, vật liệu xây dựng và du lịch. Đặc biệt với tiềm năng kinh tế biển và nguồn lợi thủy sản phong phú, trong những năm gần đây nghề cá Kiên Giang tiếp tục phát triển ổn định trên nhiều mặt : khai thác, chế biến, nuôi trồng và dịch vụ hậu cần. Sản lượng hải sản khai thác được hằng năm trên 200.000 tấn, sản lượng nuôi trồng gần 7.000 tấn (năm 1995). Là một tỉnh có nghề cá truyền thống và có nguồn nguyên liệu dồi dào so với các địa phương khác trong cả nước. Tuy nhiên năng lực chế biến và xuất khẩu thủy sản để làm tăng giá trị sản lượng của ngành còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và khả năng nguồn nguyên liệu phong phú của tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu năm 1995 là năm đạt cao nhất khoảng 31,5 triệu USD, năng lực chế biến đông lạnh của 3 công ty : Công ty Chế biến xuất khẩu thuỷ sản Kiên Giang, Công ty chế biến nông hải sản xuất khẩu, Công ty chế biến thủy sản xuất khẩu Ngô Quyền; về thiết kế có khả năng chế biến khoảng 12.100 tấn/năm, nhưng trên thực tế chưa năm nào đạt 4.000 tấn/năm. Tồn tại trên có nhiều nghuyên nhân, trong đó có những nguyên nhân sau : máy móc thiết bị cấp đông quá cũ kỹ, lạc hậu, xuống cấp trầm trọng, nguyên liệu cung ứng cho chế biến không đầy đủ và kịp thời do chưa quản lý tốt khâu thu mua nguyên liệu, cơ chế thu mua còn chia cắt phân tán, đầu ra sản phẩm, thị trường xuất khẩu còn manh mún do khả năng nguồn vốn và công tác tiếp thị còn hạn chế. Xuất phát từ tình hình trên và căn cứ vào chỉ thị số 500/TTg ngày 25/8/1995 của Thủ tướng chính phủ về việc khẩn trương tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời căn cứ vào phương án số 32 ngày 12/12/1995 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc triển khai phương án tổng thể tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nuớc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã được chính phủ phê duyệt tại công văn số 2710 ngày 10/5/1996. Ngày 15/10/1996 UBND tỉnh Kiên Giang ra quyết định số 1149/QĐ-UB về việc thành lập Công Ty Xuất Nhập Khẩu Thuỷ Sản Kiên Giang trên cơ sở sáp nhập 5 công ty chế biến và thu mua của tỉnh,.công ty là một doanh nghiệp Nhà nước, có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập. Ban giám đốc công ty gồm có 4 người (1 giám đốc và 3 phó giám đốc), công ty có 4 phòng ban trực thuộc và 4 xí nghiệp trực thuộc, ngoài ra có 2 trạm đại diện ở thành phố HCM và trạm giao dịch xuất khẩu tại cửa khẩu Hà Tiên. Công ty có tổng số lao động là 1.020 người (1995), tổng số vốn hoạt động sản xuất kinh doanh là 15,832 tỷ đồng, trong đó vốn cố định là 10,386 tỷ đồng, vốn lưu động là 5,446 tỷ đồng. Công ty thành lập trong bối cảnh có nhiều khó khăn trong việc sắp xếp tổ chức, bố trí nhân sự, tình hình tư tưởng cán bộ, công nhân viên chưa có sự nhất trí cao; máy móc thiết bị cũ, công nghệ chế biến lạc hậu, giá thành sản phẩm cao, kém khả năng cạnh tranh. Trước tình hình đó Đảng ủy và Ban giám đốc công ty đã đề ra kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh cho từng thời gian, với mục tiêu, nội dung và bước đi cụ thể, tập trung nâng cấp sửa chữa thiết bị máy móc nhà xưởng, từng bước nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm Đến nay tình hình hoạt động của công ty đã đi vào thế ổn định, năng lực sản xuất kinh doanh cao hơn lúc thành lập gấp nhiều lần, đã nâng cấp và xây dựng mới thêm một số nhà máy sản xuất để nâng tổng số xí nghiệp trực thộc công ty lên 12 xí nghiệp và có gần 30 nhà máy sản xuất làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tính đến ngày 31/12/2002 công ty có tổng số nhân viên là 2.558 người, trong đó bộ phận quản lý gồm 162 người. 2. Nhiệm vụ cụ thể của công ty : - Thu mua thủy sản để cung cấp nguyên liệu chế biến và tiêu thụ nội địa - Chế biến thủy sản các loại - Xuất khẩu thủy sản - Nhập khẩu cung ứng vật tư, phụ tùng, ngư lưới cụ các loại * Các sản phẩm chính bao gồm : - Các loại thủy sản chế biến cấp đông, trong đó bao gồm: các loại tôm, mực, cá, ghẹ - Các loại thủy sản sơ chế, tinh chế như: thịt ghẹ luộc, tôm luộc, các loại khô, đồ hộp và các sản phẩm ăn liền tiêu thụ tại các siêu thị trong và ngoài nước. - Sản phẩm bột cá, thức ăn gia súc. - Nước đá phục vụ khai thác và chế biến. - Tôm giống (tôm sú) phục vụ nuôi trồng. - Các loại vật tư phục vụ khai thác, đánh bắt và chế biến, nuôi trồng, trong đó chủ yếu như máy móc phụ tùng, ngư lưới cụ. 3. Mô hình tổ chức của công ty : Sau khi được thành lập năm 1996 đến nay công ty đã mở rộng qui mô sản xuất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang với mô hình tổ chức như sau : Công ty có 1 chi nhánh ở TP HCM, một chi nhánh ở Hà Nội và trạm giao dịch xuất khẩu ở Hà Tiên, 1 văn phòng đại diện ở Los AngeLes, 1 cửa hàng và 12 Xí nghiệp trực thuộc : - Xí nghiệp Chế biến thủy sản xuất khẩu Ngô Quyền - Xí nghiệp Chế biến thủy sản xuất khẩu Kiên Giang - Xí nghiệp Chế biến thủy sản xuất khẩu An Hoà - Xí nghiệp Chế biến thủy sản xuất khẩu Rạch Giá - Xí nghiệp Chế biến thủy sản xuất khẩu Phú Quốc - Xí nghiệp Chế biến thủy sản xuất khẩu Kiên Lương - Xí nghiệp Nước đá thủy sản Kiên Giang - Xí nghiệp Chế biến bột cá xuất khẩu Kiên Giang - Xí nghiệp Kinh doanh và nuôi trồng thủy sản Hà Tiên - Xí nghiệp Cơ khí và sản xuất bao bì - Xí nghiêp Chế biến thực phẩm đóng hộp Châu Thành - Xí nghiệp Chế biến thủy sản xuất khẩu Châu Thành Sơ đồ tổ chức của công ty : BAN GIÁM ĐỐC P TỔ CHỨC HANH CHÁNH P KẾ TOÁN TÀI VỤ P KỸ THỤÂT P KINH DOANH XNK 12 XÍ NGHIỆP TRỰC THUỘC - Ban giám đốc bao gồm : 1 giám đốc và 4 phó giám đốc (1 phó giám đốc phụ trách kinh doanh, 1 phó giám đốc phụ trách chế biến, 1 phó giám đốc phụ trách tổ chúc hành chính và 1 phó giám đốc phụ trách nuôi trồng thủy sản) + Giám đốc: là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch, là người quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty. + Phó giám đốc kinh doanh: giúp giám đốc quản lý đầu ra sản phẩm, phụ trách hoạt động kinh doanh của công ty. + Phó giám đốc chế biến: phụ trách quản lý khâu chế biến sản phẩm của công ty. + Phó giám đốc tổ chức hành chính: phụ trách quản lý hành chính trong công ty. + Phó giám đốc nuôi trồng thuỷ sản: Phụ trách quản lý việc nuôi trồng thủy sản phục vụ cho việc chế biến sản phẩm. - Phòng tổ chức hành chánh: Tham mưu cho Ban giám đốc công ty về công tác quản lý tổ chức, quản lý nhân sự nhằm hình thành và bổ sung 1 đội ngũ CB-CNV có đủ trình độ năng lực, làm tham mưu về công tác quản lý hành chính, bảo vệ an toàn, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho CB-CNV công ty. - Phòng kế toán tài vụ: Tham mưu cho Ban giám đốc, đồng thời đảm bảo công tác quản lý tài chính kế toán tại công ty thực hiện một cách đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ phát sinh để phục vụ đắc lực cho công tác quản lý công ty. - Phòng kỹ thuật: Giúp Ban giám đốc quản lý về kỹ thuật chế biến, chất lượng sản phẩm, nghiên cứu sản xuất các mặt hàng mới. Quản lý về xây dựng cơ bản và đầu tư trang máy móc thiết bị, xây dựng định mức chế biến và an toàn lao động. - Phòng kinh doanh XNK: Tham mưu cho Ban giám đốc về việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng tháng, hàng tuần. Kiểm tra và đôn đốc tiến độ sản xuất của xí nghiệp, thực hiện công tác tiếp thị và ký kết hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước. Thực hiện các công việc kinh doanh của đơn vị, quản lý trạm đại diện ở TP HCM, trạm giao dịch xuất khẩu cửa khẩu Hà Tiên, nhà máy đồ hộp. - Các xí nghiệp trực thuộc: thực hiện công đoạn thu mua và chế biến sản phẩm theo kế hoạch hàng tuần, tháng, quí, năm do công ty giao. 4. Phòng kế toán tài vụ : - Bộ phận kế toán ở công ty : + Kế toán trưởng: quản lý chung đồng thời theo dõi lương; tính toán lương, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn; sau đó lập bảng tổng hợp tiền lương. + Kế toán tổng hợp: tập hợp tất cả các chứng từ, lập chứng từ ghi sổ. + Kế toán thanh toán: theo dõi thu chi tại công ty, tập hợp tất cả các chứng từ thu chi, ghi vào Sổ nhật ký thu chi, lập chứng từ ghi sổ; sau đó đưa qua kế toán tổng hợp. Các phiếu chi, phiếu thu gồm có 3 liên : 1 liên giao cho khách hàng, 1 liên lưu cùi, 1 liên lưu chứng từ gốc. + Kế toán ngân hàng, công nợ : theo dõi tiền ngân hàng và công nợ khách hàng, nhà cung cấp. + Kế toán vật tư, tiền mặt: tập hợp tất cả chứng từ của xí nghiệp về tiền mặt,vật tư, sau đó lập Chứng từ ghi sổ; sau đó chuyển qua kế toán tổng hợp. + Kế toán doanh thu - thuế: theo dõi doanh thu của công ty, thuế, báo cáo thuế. Khi phát sinh doanh thu, kế toán doanh thu tiến hành lập Hoá đơn GTGT; Hoá đơn này gồm 3 liên: 1 liên giao cho khách hàng, 1 liên lưu vào chứng từ gốc, 1 liên lưu cùi. + Kế toán tài sản cố định (TSCĐ): ghi chép, phản ánh chính xác đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình tăng giảm TSCĐ của công ty; tính toán số khấu hao TSCĐ đồng thời phân bổ chi phí khấu hao vào các đối tượng sử dụng TSCĐ; lập các báo cáo về TSCĐ, tham gia phân tích tình hình trang bị, sử dụng và bảo quản TSCĐ. + Kế toán thành phẩm: tập hợp các báo cáo về thành phẩm của các xí nghiệp; kiểm tra việc tính giá thành của bộ phận kế toán thành phẩm ở các xí nghiệp. Các bộ phận kế toán ở xí nghiệp : + Kế toán tiền mặt : tập hợp phân loại chứng từ thu chi của xí nghiệp, lập Sổ nhật ký thu chi, sau khi đối chiếu quỹ thì lập báo cáo tiền mặt gửi về cho bộ phận kế toán vật tư - tiền mặt của công ty. Kế toán tiền mặt phải mở sổ kế toán tiền mặt để ghi chép hằng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh các khản thu chi tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tiền mặt ở mọi thời điểm. Đối với xí nghiệp thì phiếu thu, phiếu chi cũng có 3 liên : 1 liên giao cho khách hàng, 1 liên báo cáo về công ty, 1 liên lưu cùi. + Kế toán vật tư: theo dõi tình hình xuất nhập vật tư, mua hàng, xuất hàng, theo dõi tồn kho vật tư của xí nghiệp; sau đó ghi vào Sổ chi tiết vật tư. Chứng từ sử dụng là phiếu nhập kho và phiếu xuất kho; phiếu nhập kho và phiếu xuất kho cũng có 3 liên: 1 liên giao cho khách hàng, 1 liên báo cáo về công ty, 1 liên lưu cùi. + Kế toán thành phẩm: theo dõi xuất nhập thành phẩm, tồn kho thành phẩm của xí nghiệp, mở sổ theo dõi thành phẩm; sau đó báo cáo lên kế toán thành phẩm của công ty. + Kế toán doanh thu: theo dõi doanh thu của xí nghiệp, ghi vào Sổ chi tiết bán hàng và báo cáo doanh thu về cho bộ phận kế toán doanh thu của công ty. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty : KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN TP KẾ TOÁN NH- CÔNG NỢ KẾ TOÁN DTHU-THUẾ KẾ TOÁN THANH TOÁN KẾ TOÁN VẬT TƯ- TIỀN MẶT KẾ TOÁN TSCĐ KẾ TOÁN TP XN KẾ TOÁN DTHU XN KẾ TOÁN THUẾ XN KẾ TOÁN VTƯ XN  KẾ TOÁN TM XN 5. Các chính sách kế toán đang áp dụng tại công ty : 5.1 Chế độ kế toán : Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/ CĐKT ngày 01/11/1995, và Báo cáo tài chính đã được điều chỉnh theo Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 về 4 chuẩn mực kế toán. Niên độ kế toán : bắt đầu ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Hình thức sổ kế toán áp dụng : Chúng từ ghi sổ. 5.2 Phương pháp kế toán tài sản cố định : Nguyên giá của một tài sản cố định bao gồm giá mua và các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản đó vào sử dụng. Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng dự tính của tài sản; tỉ lệ khấu hao theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ Tài chính. 5.3 Phương pháp kế toán hàng tồn kho : Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho : theo giá thực tế và chi phí liên quan. Phương pháp xác định giá trị hàng xuất kho, tồn kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. Giá vốn chủ yếu được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền và bao gồm cả những chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng. 5.4 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác : Đơn vị tiền tệ được sử dụng để ghi chép công tác kế toán và lập Báo cáo tài chính là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc tế : VND) Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác : những nghiệp vụ phát sinh trong năm bằng đồng tiền khác được qui đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào của Vietcombank Kiên Giang tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ (riêng doanh thu bằng ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng). Chênh lệch phát sinh do việc chuyển đổi được thể hiện trên tài khoản chênh lệch tỷ giá, cuối kỳ được kết chuyển vào doanh thu hoặc chi phí tài chính của năm hiện hành. Những tài sản bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ khác được chuyển đổi thành đồng Việt Nam theo tỷ già bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam công bố vào ngày lập Bảng cân đối kế toán. 6. Trình tự ghi sổ kế toán : CHÚNG TỪ GỐC SỔ QUỸ  BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN SỔ, THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ  CHỨNG TỪ- GHI SỔ SỔ CÁI BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN BÁO CÁO TÀI CHÍNH PHẦN II: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY XNK THỦY SẢN KIÊN GIANG 1. Phương thức kinh doanh xuất khẩu : Công ty XNK Thủy sản Kiên Giang có nhiều khách hàng ở 17 nước trên thế giới, tập trung ở Châu Á, Châu Âu, Mỹ và Bắc Mỹ. Đa phần là khách hàng làm ăn lâu năm với đơn vị, còn lại là khách hàng mới. Cho nên phương thức kinh doanh của công ty cũng rất đa dạng, công ty đi nước ngoài để chào hàng và đàm phán ký kết hợp đồng sản xuất, tìm khách hàng trên mạng thông qua bộ phận Marketing của công ty; trong quan hệ, nhờ khách hàng truyền thống giới thiêu thêm khách hàng mới; thông qua công cụ thông tin hiện đại cũng như báo đài để tìm kiếm khách hàng. Hình thức đàm phán hợp đồng cũng nhanh hơn, thông qua thư đặt hàng bằng fax, email trên mạng hoặc trao đổi qua điện thoại; gặp gỡ trao đổi tiếp xúc để hình thành nội dung của bảng hợp đồng. Sau khi quan hệ ký kết hợp đồng, công ty cũng dự đoán, đánh giá lựa chọn khách hàng phù hợp để đàm phán những điều kiện mua bán giữa hai bên. Việc mua bán hàng của công ty với khách hàng đều dựa trên qui định của pháp luật Việt Nam và thông lệ Quốc tế qui định, thường thì các dạng thanh toán tiền hàng qua các hình thức chủ yếu : - Nhờ thu (collection) - Thư tín dụng ( Letter of Credit - L/C) - Chuyển bằng bưu điện hoặc điện tín (telegraphich transfers - TT). - Dùng Séc. - Hối phiếu. Nhưng qua việc nghiên cứu thì nhận thấy trong 3 năm gần đây (2000-2002) Công ty XNK thủy sản Kiên Giang thường sử dụng các hình thức thanh toán an toàn như : - Thanh toán bằng thư tín dụng (Letter of Credit - L/C) (L/C “At sight”) chiếm 80% các khoản thanh toán đối với khách hàng. - Thanh toán bằng bưu điện hoặc điện tín (Telegraphich trans fers - TT) được trả trước khi giao hàng chiếm 10%. Còn hình thức tiền mặt và chuyển khoản dùng thanh toán trong nước chiếm khoảng 10%. 2. Thị trường của công ty : Thị trường Năm 2000 Năm 2001 8 tháng năm 2002 USD Tỷ lệ (%) USD Tỷ lệ (%) USD Tỷ lệ (%) Xuất khẩu: Mỹ 28.156.648,94 32.930.044,61 23.561.250,79 753.132,45 2,67 94.050,00 0,29 1.391.493,50 5,91 Châu Âu 5.340.871,31 18,97 6.584.791,77 20,00 566.421,46 2,40 Nga 458.600,00 1,39 2.195.409,20 9,32 Nhật 11.378.222,26 40,41 13.370.811,65 40,60 13.690.005,87 58,10 Hàn Quốc 2.502.239,00 8,89 4.408.326,65 13,39 1.929.751,59 8,19 Thị trường khác 8.182.183,92 29,06 8.013.464,54 24,33 3.788.169,17 16,08 Nội địa: 1.874.260,06 841.792,19 585.817,34 Tổng cộng 30.030.909,00 33.771.836,80 24.147.068,13 Qua bảng trên ta thấy thị trường Nhật là thị trường quan trọng nhất của công ty chiếm tỷ trọng 38% - 58,1% khối lượng sản phẩm xuất khẩu, kế đến là thị trường Hàn Quốc chiếm tỉ trọng khoảng 11% khối lượng sản phẩm xuất khẩu, thị trường EU chiếm 13%, Mỹ 6%. Riêng năm 2002 do tình hình kinh tế thế giới biến động nên tỉ trọng giảm: thị trường Nga năm 2001 là 1,39% thì sang 8 tháng năm 2002 tăng lên 9%, còn lại các thị trường khác dao động 23%. 3. Kế toán doanh thu bán hàng : Công ty bán hàng chủ yếu bằng phương thức xuất khẩu trực tiếp dựa trên hợp đồng đã ký kết với khách hàng. Khi xuất hàng giao cho khách hàng theo điều kiện ghi trong hợp đồng. Phòng kế toán tiến hành ghi nhận doanh thu. Khi ghi nhận doanh thu công ty sử dụng Hoá đơn giá trị gia tăng (hoá đơn đỏ), hoá đơn được lập thành 3 liên. Tuy nhiên trong giao dịch buôn bán với nước ngoài thì phía nước ngoài không nhận hoá đơn đỏ mà chỉ nhận hoá đơn thương mại (Invoice) cho nên công ty giữ lại cả 3 hoá đơn. - Tài khoản sử dụng : Khi hạch toán doanh thu, công ty sử dụng các tài khoản sau đây : + TK 511 - Doanh thu bán hàng : • TK 5111 - Doanh thu kinh doanh hàng hóa • TK 5112 - Doanh thu bán thành phẩm tự sản xuất • TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ khác. + TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ : • TK 5121 - Doanh thu kinh doanh hàng hóa. • TK 5122 - Doanh thu bán thành phẩm tự sản xuất. • TK 5123 - Doanh thu cung cấp dịch vụ khác. Trong năm 2002, doanh thu của công ty là 613.254.492.962 đồng. Trong đó: + Doanh thu hàng xuất khẩu : 85.521.530.622 đồng + Doanh thu tiêu thụ nội địa : 518.496.005.084 đồng + Doanh thu tiêu thụ nội bộ : 9.236.957.256 đồng Sổ cái tổng hợp doanh thu bán hàng của công ty có dạng như sau : SOCT TKNO TKCO DIEN GIAI SOTIEN NO SO TIEN CO 29-01 131 5112.01 XNKG-HT doanh thu bán hàng 24.154.841.916 24.154.841.916 30-01 131 5112.02 XNNQ-HT doanh thu bán hàng 4.888.868.210 4.888.868.210 31-01 131 5112.03 XHAH-HT doanh thu bán hàng 9.821.535.822 9.821.535.822 32-01 131 5112.05 XNKL-HT doanh thu bán hàng 2.217.289.399 2.217.289.399 33-01 131 5112.07 XNKG-HT doanh thu bán hàng 3.123.414.878 3.123.414.878 34-01 131 5112.09 XNPQ-HT doanh thu bán hàng 1.525.528.205 1.525.528.205 35-01 131 5112.10 XNHT- HT doanh thu bán hàng 31.160.000 31.160.000 36-01 131 5112.04 XNBC-HT doanh thu bột cá 4.079.639.962 4.079.639.962 37-01 131 5112.06 XNND-HT doanh thu nước đá 1.484.185.190 1.484.185.190 38-01 131 5113.08 XNCB-HT doanh thu bán hàng 112.041.735 112.041.735 39-01 131 5112.11 XNDH-HT doanh thu bán hàng 603.370.097 603.370.097 .. . .. . .. 29-05 5111 33331 Thuế XK tại trạm Hà Tiên phải trả 18.361.458 18.361.458 30-02 131 5112.02 XNNQ-HT doanh thu bán hàng 876.764.638 876.764.638 31-02 131 5112.03 XNAH-HT doanh thu bán hàng 5.935.538.267 5.935.538.267 . . .. . . 32-12 131 5112.05 XNKL-HT doanh thu bán hàng 10.139.524 10.139.524 SỐ PHÁT SINH 613.254.492.962 613.254.492.962 Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng công ty đều đưa vào TK 131, sau đó tùy theo hình thức thanh toán mà công ty tiến hành ghi vào TK 111 hay TK 112 Một vài trường hợp bán hàng cụ thể tại công ty: a. Bán hàng trong nước: Khi xuất hàng bán trong nước công ty sử dụng Hoá đơn giá trị gia tăng, 1 liên giao khách hàng, 1 liên lưu vào chứng từ gốc, 1 liên lưu cùi ; Trường hợp công ty bán trong nước theo hoá đơn GTGT số 0016224 ngày 10/12/2002( phụ lục) với tổng số tiền là 759.657.990 đồng Trường hợp này công ty định khoản như sau : + Ghi nhân doanh thu : Nợ TK 131(FIDECO) : 759.657.990 Có TK 5111.01 : 723.483.800 Có TK 3331 : 36.174.190 + Khi khách hàng trả tiền: Nợ TK 111 : 759.657.990 Có TK 131(FIDECO) : 759.657.990 b. Bán nội bộ : Khi xuất hàng bán nội bộ, công ty vẫn sử dụng Hoá đơn giá trị gia tăng; căn cứ vào hoá đơn GTGT số 0045292 ngày 13/02/2002 (phụ lục) với tổng số tiền là 29.619.600, kế toán định khoản như sau: + Ghi nhận doanh thu : Nợ TK 131(HN) : 29.619.600 Có TK 5122.02 : 26.926.909 Có TK 3331 : 2.692.691 + Khi nhận được tiền : Nợ TK 111 : 29.619.600 Có TK 131(HN) : 29.619.600 c. Trường hợp xuất khẩu (trực tiếp xuất khẩu): Khi bán hàng cho khách hàng nước ngoài, công ty vẫn lập Hoá đơn GTGT, gồm 3 liên, nhưng công ty giữ lại cả 3 liên này, công ty giao cho khách hàng Hóa đơn thương mại. Căn cứ vào hoá đơn GTGT số 076022 ngày 09/12/2002, kế toán định khoản như sau: + Ghi nhận doanh thu : Nợ TK 131(SUNFAT) : 476.320,00 (USD) Có TK 5112.02 : 476.320,00 (USD) + Khi khách hàng thanh toán : Nợ TK 112 : 476.320,00 (USD) Có TK 131 (SUNFAT) : 476.320,00 (USD) 4. Kế toán các khoản làm giảm doanh thu : Trong năm 2002 các khoản giảm trừ của công ty như sau : a. Chiết khấu thương mại : Chiết khấu thương mại không phải là khoản chiết khấu mà công ty chấp nhận cho khách hàng do việc khách hàng mua hàng với khối lượng lớn; mà chiết khấu thương mại ở đây được xem là khoản hoa hồng mà công ty trả cho những nhà môi giới khi giới thiệu khách hàng cho công ty. Tài khoản sử dụng TK 521 - Chiết khấu thương mại Trong năm 2002, khoản chiết khấu này của công ty là 1.110.954.755 (VNĐ) Chứng từ sử dụng trong chiết khấu thương mại là “Giấy chứng nhận chi hoa hồng ”. Căn cứ vào giấy chứng nhận chi hoa hồng ngày 27/11/2002(phụ lục) vớI số tiền là 8.251.056, công ty tiến hành định khoản như sau: Nợ TK 521: 8.251.056 Có TK 111: 7.725.950 Có TK 338: 525.105 b. Giảm giá hàng bán : Những hàng hoá mà công ty giảm giá chủ yếu là những hàng hoá tồn kho, những sản phẩm chất lượng không cao chẳng hạn như độ đạm, mẫu mã không đạt yêu cầu, giảm giá hàng bán chủ yếu áp dụng cho sản phẩm bột cá, và áp dụng đối với những khách hàng nội địa. Tài khoản sử dụng TK 532 - Giảm giá hàng bán Trong năm 2002 khoản giảm giá hàng bán của công ty là 31.793.996 đồng Một trường hợp cụ thể : công ty xuất bán sản phẩm bột cá, bên mua tiến hành kiểm nghiệm và xác định độ đạm không đúng theo hợp đồng mua bán, lúc này hai bên lập biên bản kiểm nghiệm kèm theo phiếu kết quả thử nghiệm và căn cứ vào biên bản kiểm nghiệm (phụ lục), công ty tiến hành ghi vào Chứng từ ghi sổ như sau : Chi tiết • Giảm doanh thu do giảm độ đạm • CTY TNHH Nông Lâm Đài Loan • Hoá đơn : 24087-24092 tháng 7 năm 2002 + Giảm doanh thu do giảm độ đạm : Nợ TK 5112.04(BC) : 3.203.810 Có TK 532.04 : 3.203.810 + Giảm công nợ đối với khách hàng : Nợ TK 532.04 : 3.203.810 Có TK 131(Đloan) : 3.203.810 + Giảm thuế 5% đối với khách hàng : Nợ TK 33311 : 160.190 Có TK 131 (Đloan) : 160.190 c. Hàng bán bị trả lại : Những mặt hàng bị trả lại chủ yếu là những mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài nhưng phía khách hàng nước ngoài không chấp nhận do những nguyên nhân như: chất lượng không đúng theo yêu cầu, mẫu mã không đẹp Tài khoản sử dụng TK 531 - Hàng bán bị trả lại Trong năm 2002, khoản hàng bán bị trả lại là 4.392.755.868 đồng. Một trường hợp cụ thể: Khi khách hàng kiểm tra phát hiện hàng hoá không đạt yêu cầu thì phía nước ngoài sẽ viết thư yêu cầu trả lại hàng, sau khi hai bên đã thoả thuận những điều kiện nhận lại hàng, phía nước ngoài gửi trả hàng cho công ty kèm theo hoá đơn thương mại (phụ lục), công ty tiến hành lập biên bản cho số hàng nhập về, lập phiếu nhập kho và ghi vào chứng từ ghi sổ (Phụ lục) Chi tiết: • Khách hàng : MeiWa • Hoá đơn bán : 088280+088281 ngày 26/04/2002 • Mặt hàng : Mực lá fillet mặn • Tỷ giá lúc bán : 15.208 đ + Ghi giảm doanh thu: Nợ TK 5112.01(KG): 1.009.865.340 Nợ TK 5112.02(NQ): 1.009.865.340 Nợ TK 5112.09(PQ): 1.001.241.048 Có TK 531: 3.026.971.728 + Giảm công nợ đối với khách hàng: Nợ TK 531: 3.026.971.728 Có TK 131(MeiWa): 3.026.971.728 + Nhập kho lô hàng trả lạI vào xí nghiệp NQ: Nợ TK 155.02: 2.653.380.828 Có TK 6322.02: 2.653.380.828 + Thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ: Nợ TK 13311: 198.257.880 Có TK 33312: 198.257.880 d. Thuế xuất khẩu : Tài khoản sử dụng TK 3333 - Thuế xuất khẩu Trong năm 2002, thuế XK mà công ty phải nộp cho ngân sách Nhà nước là 335.364.744 đồng. Định khoản: + Xác định số thuế phải nộp, ghi: Nợ TK 511: 335.364.744 Có TK 3333: 335.364.744 +Khi nộp thuế, ghi: Nợ TK 3333: 335.364.744 Có TK 112: 335.364.744 ⇒ Kết chuyển các khoản làm giảm doanh thu : 521 511 1.110.954.755 1.110.954.755 1.110.954.755 613.254.492.962 531 4.392.755.868 4.392.755.868 4.392.755.868 531 31.793.996 31.793.996 31.793.996 3333 335.364.744 335.364.744 335.364.744 607.383.623.599 5. Kế toán giá vốn hàng bán : Kế toán không theo dõi giá vốn hàng bán theo mỗi nghiêp vụ bán hàng của công ty. Công ty theo dõi số lượng hàng nhập - xuất - tồn theo báo cáo của xí nghiệp, hàng quí kế toán thành phẩm dựa vào báo cáo của xí nghiệp, hoá đơn xuất hàng, hoá đơn bán hàng, tiến hành ghi nhận giá vốn hàng bán vào Sổ cái, không theo dõi ở Sổ chi tiết. TK sử dụng TK 632: Hạch toán giá vốn hàng bán công ty sử dụng các tài khoản cấp 2 : • TK 6321: Giá vốn hàng hoá kinh doanh. • TK 6322: Giá vốn sản phẩm tự sản xuất Sổ cái tổng hợp giá vốn của công ty có dạng như sau : SOCT TK NO TKCO DIEN GIAI SOTIEN-NO SOTIEN CO 112-03 155.03 XNAH-HT NHẬP XUẤT KHO TP 18.959.556.438 112-03 155.03 XNAH-HT NHẬP XUẤT KHO TP 31.561.770 AH 18.991.118.208 113-03 155.04 XNBC-HT NHẬP XUẤT KHO TP 7.940.593.376 114-03 155.05 XNKL- HT NHẬPXUẤT KHO TP 5.598.875.066 114-03 155.05 XNKL- HT NHẬP XUẤT KHO TP 17.204.000 KL 5.616.079.066 104-03 154.06 XNND-HT NHẬP XUẤT KHO TP 4.349.733.903 115-03 155.07 XNRG-HT NHẬP XUẤT KHO TP 3.392.356.405 .. . 116-06 155.08 XNCB-HT NHẬP KHO TP 1.586290702 120-06 154.08 HT- KẾT CHUYỂN CPSX DỞ DANG 203.450.735 CB 1.789.741.437 117-06 155.09 XNPQ-HT NHẬP XUẤT KHO TP 8.164.623.720 117-06 155.09 XNPQ-HT NHẬP XUẤT KHO TP 67.186.950 120-06 154.09 HT-KẾT CHUYỂN CPSX DỞ DANG 535.544.396 PQ 8.767.355.066 . .. .. . 118-12 155.10 XNHT-HT NHÂP XUẤT KHO TP 686.485.152 120-12 154.10 HT K/C CHi PHÍ SX DỞ DANG 298.915.427 HT 985.400.579 TỔNG 551.180.079.298 Giá vốn hàng bán của công ty năm 2002 là 551.180.079.298 (VNĐ) Định khoản : Kết chuyển giá vốn hàng bán : Nợ TK 911: 551.180.079.298 Có TK 632 : 551.180.079.298 6. Kế toán chi phí bán hàng : Chi phí bán hàng của công ty chủ yếu là những chi phí như : chi phí vật liệu bao bì, chi phí dụng cụ, chi phí chuyên chở, ... TK sử dụng : Công ty sử dụng tài khoản 641 để hạch toán; Trong đó : • TK 6411 - Chi phí nhân viên • TK 6412 - Chi phí vật liệu bao bì • TK 6413 - Chi phí đồ dung dụng cụ • TK 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ • TK 6415 - Chi phí bảo hành • TK 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài • TK 6418 - Chi phí bằng tiền khác Trong năm 2002, chi phí bán hàng của công ty là 27.006.725.456 đồng; trong đó + Chi phí vật liệu bao bì : 274.954.885 đồng + Chi phí dụng cụ : 30.977.945 đồng + Chi phí dịch vụ mua ngoài : 26.439.742.874 đồng + Chi phí bằng tiền khác : 261.049.752 đồng Định khoản : +. Chi phí mua vật liệu, bao bì : Nợ TK 6412 : 274.954.885 Có TK 152 : 274.954.885 +. Chi phí dụng cụ : Nợ TK 6413 : 30.977.945 Có TK 111,112 : 30.977.945 +. Chi phí dịch vụ mua ngoài : Nợ TK 6417 : 26.439.742.874 Có TK 111,112 : 26.439.742.874 +. Chi phí bằng tiền khác : Nợ TK 6418 : 261.049.752 Có TK 111,112 : 261.049.752 +. Kết chuyển chi phí bán hàng : Nợ TK 911 : 27.006.725.456 Có TK 641 : 27.006.725.456 Một trường hợp cụ thể về chi phí bán hàng : Khi xuất hàng bán, ngoài việc ghi nhận doanh thu, giá vốn, kế toán còn ghi nhận chi phí liên quan đến việc têu thụ lượng hàng hoá đó; chứng từ sử dụng là Phiếu chi số OCT2530403 ngày 29/04/2002 có kèm theo Hoá đơn bán hàng (phụ lục) Kế toán tiến hành định khoản : Nợ TK 6417 : 30.800.000 Có TK 1111: 30.800.000 7. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp : Trong năm 2002, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty là : 10.949.228.987 đồng; Trong đó : + Chi phí lương nhân viên : 3.240.001.730 đồng + Chi phí vật liệu quản lý : 114.094.875 đồng + Chi phí đồ dung văn phòng : 389.516.028 đồng + Chi phí khấu hao tài sản cố định : 265.456.259 đồng + Thuế, phí và lệ phí : 1.889.900.013 đồng + Chi phí dự phòng : 16.376.276 đồng + Chi phí dịch vụ mua ngoài khác : 1.048.631.894 đồng + Chi phí bằng tiền khác : 3.985.251.912 đồng TK sử dụng: Công ty sử dụng tài khoản 642 để hạch toán; Trong dó: • TK 6421 - Chi phí nhân viên quản lý • TK 6422 - Chi phí vật liệu quản lý • TK 6423 - Chi phí đồ dung văn phòng • TK 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ • TK 6425 - Thuế, phí và lệ phí • TK 6426 - Chi phí dự phòng • TK 6427 - Chi phi dịch vụ mua ngoài • TK 6428 - Chi phí bằng tiền khác Định khoản : + Chi trả lương cho nhân viên : Nợ TK 6421: 3.240.001.730 Có TK 334,338 : 3.240.001.730 + Chi mua vật liệu dùng trong quản lý : Nợ TK 6422 : 114.094.875 Có TK111, 112, : 114.094.875 + Chi mua đồ dung văn phòng : Nợ TK 6423 : 389.516.028 Có TK 111,112, : 389.516.028 + Khấu hao tài sản cố định : Nợ TK 6424 : 265.456.259 Có TK 214 : 265.456.259 + Thuế, phí, lệ phí : Nợ TK 6425: 1.889.900.013 Có TK 111,112 : 1.889.900.013 + Chi phí dự phòng : Nợ TK 6426 : 16.376.276 Có TK 159 : 16.376.276 + Chi phí dịch vụ mua ngoài khác : Nợ TK 6427: 1048.631.894 Có TK 111,112 : 1048.631.894 + Các khoản chi bằng tiền khác : Nợ TK 6428 : 3.985.251.912 Có TK 111,112, : 3.985.251.912 Sổ cái tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty có dạng như sau SOCT TKNO TKCO DIEN GIAI SOTIEN NO SOTIEN CO 02-01 6428 1111.01 XNKG- HT CHI QUỸ TIỀN MẶT 45.302.614 45.302.614 04-01 6428 1121.1 VP CT-HT CHI TIỀN GỬI NH 18.009.600 18.009.600 06-01 6428 1111.07 XNRG-HT CHI QUỸ TIỀN MẶT 22.408.854 22.408.854 02-02 6423 1111.02 XNNQ-HT CHI QUỸ TIỀN MẶT 8.674.084 8.674.084 03-02 6423 1111.06 XNND- HT CHI QUỸ TIỀN MẶT 4.288.099 4.288.099 . . .. .. .. .. 02-07 6428 1111.09 XNPQ-HT CHI QUỸ TIỀN MẶT 24.632.469 24.632.469 18-07 6428 1111.10 XNHT-HT CHI QUỸ TIỀN MẶT 6.698.000 6.698.000 20-07 6423 1111.11 XNDH-HT CHI QUỸ TIỀN MẶT 750.000 750.000 . .. . . .. 05-12 6422 1111.08 XNCB-HT CHI QUỸ TIỀN MẶT 1.167.272 1.167.272 06-12 6423 1111.08 XNCB-HT CHI QUỸ TIỀN MẶT 5.669.000 5.669.000 09-12 6427 1111.06 XNND- HT CHI QUỸ TIỀN MẶT 873.800 873.800 12-12 6425 1111.09 XNPQ-HT CHI QUỸ TIỀN MẶT 4.878.655 4.878.655 SỐ PHÁT SINH 10.949.228.987 10.949.228.987 Một vài ví dụ cụ thể: + Xí nghiệp Nước đá chi tiền mặt mua đồ dùng văn phòng : Nợ TK 6423 : 4.288.099 Có TK 1111.06 : 4.288.099 + Xí nghiệp Chế biến chi tiền mặt mua vật liệu dùng cho quản lý : Nợ TK 6422 : 1.167.272 Có TK 1111.08 : 1.167.272 + Chi phí dịch vụ mua ngoài bằng tiền mặt của Xí nghiệp Nước đá : Nợ TK 6427 : 873.800 Có TK 1111.06 : 873.800 8. Kế toán thu nhập hoạt động tài chính : Thu nhập hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là khoản thu từ lãi tiền gửi ngân hàng và thu nhập do chênh lệch tỷ giá. Trong năm 2002, thu nhập hoạt động tài chính của công ty là 827.098.586 đồng; Trong đó : + Thu lãi tiền gửi ngân hàng : 253.496.770 đồng + Chênh lệch tỷ giá : 573.601.816 đồng Tài khoản sử dụng : Công ty sử dụng tài khoản 515 - Thu nhập hoạt động tài chính Định khoản : + Thu lãi tiền gửi ngân hàng : Nợ TK 112 : 253.496.770 Có TK 515 : 253.496.770 + Thu nhập do chênh lệch tỷ giá trong kinh doanh xuất nhập khẩu : Nợ TK 413 : 573.601.816 Có TK 515 : 573.601.816 + Kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính : Nợ TK 515 : 827.098.586 Có TK 911 : 827.098.586 Trường hợp cụ thể về thu nhập hoạt động tài chính : Căn cứ vào giấy báo có về lãi tiền gửi ngày 25/09/2002( phụ lục), kế toán định khoản: Nợ TK 112 : 839.556,00 Có TK 515 : 839.556,00 9. Kế toán chi phí tài chính : Chi phí tài chính của công ty chủ yếu là chi phí trả lãi tiền vay và chi phí do lỗ về chênh lệch tỷ giá. Tài khoản sử dụng : Công ty sử dụng tài khoản 635 - Chi phí hoạt động tài chính Trong năm 2002 chi phí tài chính của công ty là 3.526.667.531 đồng; Trong đó : + Trả lãi tiền vay : 3.525.103.570 đồng + Lỗ do chênh lệch tỷ giá : 1.563.961 đồng Định khoản : + Trả lãi tiền vay : Nợ TK 635 : 3.525.103.570 Có TK 111, 112, : 3.525.103.570 + Lỗ chênh lệch tỷ giá : Nợ TK 635 : 1.563.961 Có TK 413 : 1.563.961 Một ví dụ cụ thể về việc trả lãi vay của công ty : Ngân hàng cho vay vốn sẽ gửi thông báo đến công ty về việc trả lãi tiền vay và nợ vay (phụ lục); Công ty ủy nhiệm cho ngân hàng ngoại thương Kiên Giang tiến hành chi trả cho ngân hàng cho vay vốn và kế toán sẽ định khoản như sau : Nợ TK 635 : 58.689.000 Có TK 112 : 58.689.000 10. Kế toán thu nhập khác : Thu nhập khác là các khoản thu nhập nằm ngoài những khoản thu nhập kể trên. Đối với công ty chủ yếu là những khoản thu nhập như : thu nhập từ việc xử lý công nợ, thu nhập do chênh lệch kiểm kê hàng hoá, hoàn nhập dự phòng Khoản thu nhập này chỉ chiếm giá trị nhỏ trong tổng số thu nhập của công ty. TK sử dụng : Công ty sử dụng tài khoản 711 - Thu nhập khác Trong năm 2002, khoản thu này là 60.006.510 đồng Định khoản : Nợ TK 112 : 60.006.510 Có TK 711 : 60.006.510 Kết chuyển thu nhập khác : Nợ TK 711 : 60.006.510 Có TK 911 : 60.006.510 11. Kế toán chi phí khác : Chi phí khác là những khoản chi không thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh hay hoạt động tài chính. Thông thường đó là các khoản chi có liên quan đến việc xử lý công nợvà khoản chi này chỉ là khoản chi nhỏ trong công ty. TK sử dụng : Công ty sử dụng tài khoản 811 - Chi phí khác Trong năm 2002, chi phí này của công ty là 21.417.376 đồng Định khoản : Nợ TK 811 : 21.417.376 Có TK 111 : 21.417.376 Kết chuyển chi phí khác : Nợ TK 911 : 21.417.376 Có TK 811 : 21.417.376 12. Kế toán xác định kết quả kinh doanh : Kết quả kinh doanh của công ty bao gồm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. Tài khoản sử dụng : Công ty sử dụng tài khoản 911–Xác định kết quả hoạt động kinh doanh; Trong đó:  • TK 9111 : Kết quả hoạt động kinh doanh • TK 9112 : Kết quả hoạt động tự sản xuất • TK 9113 : Kết quả hoạt động khác Định khoản : + Kết chuyển doanh thu thuần : Nợ TK 511 : 607.383.623.599 Có TK 911 : 607.383.623.599 + Kết chuyển giá vốn hàng bán : Nợ TK 911 : 551.180.079.298 Có TK 632 : 551.180.079.298 + Kết chuyển chi phí bán hàng : Nợ TK 911 : 27.006.725.456 Có TK 641 : 27.006.725.456 + Kế chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp : Nợ TK 911 : 10.949.228.987 Có TK 642 : 10.949.228.987 + Kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính : Nợ TK 515 : 827.098.586 Có TK 911 : 827.098.586 + Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính : Nợ TK 911 : 3.526.667.531 Có TK 635 : 3.526.667.531 + Kết chuyển thu nhập hoạt động khác : Nợ TK 711 : 60.006.510 Có TK 911 : 60.006.510 + Kết chuyển chi phí hoạt động khác : Nợ TK 911 : 21.417.376 Có TK 811 : 21.417.376 + Kết chuyển lợi nhuận: Lợi nhuận trước thuế =(Doanh thu+Doanh thu HĐTC+ Thu nhậpkhác)- (Giá vốn hàng bán+Chi phí bán hàng+Chi phí quản lý+Chi phí HĐTC + Chi phí khác) Trong năm 2002, tổng lợi nhuận trước thuế của công ty là 15.586.610.047 đồng Nợ TK 911: 15.586.610.047 Có TK 421: 15.586.610.047 + Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: Trong năm 2002, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 3.150.874.955 đồng Định khoản: Nợ TK 421: 3.150.874.955 Có TK 3334: 3.150.874.955 632 911 511 551.180.079.298 551.180.079.298 551.180.079.298 607.383.623.599 607.383.623.599 607.383.623.599 635 112) 3.525.103.570 413) 1.563.961  3.526.667.531  3.526.667.531  515 641 27.006.725.456 27.006.725.456  27.006.725.456 827.098.586 827.098.586 253.496.770 (112) 573.601.816 (413) 642 711 10.949.228.987 10.949.228.987 10.949.228.987  60.006.510  60.006.510  60.006.510 811 21.417.376 21.417.376 21.417.376 421 (3334) 3.150.874.955 15.586.610.047 (421) 15.586.610.047 12435735092  608270728695 608270728695 NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ Công ty Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Kiên Giang là một trong những đơn vị của tỉnh tham gia thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra. Trong thời gian qua công ty XNK Thuỷ sản Kiên Giang phải đối phó với bao biến động của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới, mỗi lần như thế là mỗi lần đương đầu với bao thách thức. Tuy gian nan, vất vả nhưng công ty đã kịp thời có những giải pháp hữu hiệu để vượt qua và đạt được những kết quả thăng tiến từng bước và vững chắc. Tuy vậy, những kết quả mà công ty đạt được hôm nay chỉ là trước mắt, sắp tới còn có những tình huống khó khăn hơn gấp nhiều lần: phải đối phó với nhu cầu thị trường ngày một cao hơn, đối phó với việc gia nhập nền kinh tế thế giớiTheo nghị quyết của Tỉnh ủy và UBND tỉnh việc giao chỉ tiêu phấn đấu cho công ty từ nay đến năm 2005 phải đạt kim ngạch xuất khẩu từ 120 - 150 triệu USD. Đối với yêu cầu và nhiệm vụ đó, đòi hỏi Công ty XNK thủy sản Kiên Giang phải chủ động và tích cực tìm ra biện pháp và giải pháp tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ được giao. 1. Đội ngũ nhân viên : Với lợi thế đội ngũ nhân viên của công ty có nhiều người trẻ. Điều này tiêu biểu cho sự năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong công việc, tinh thần làm việc có trách nhiệm cao, không ngại khó chung của toàn công ty. Bên cạnh đó việc giao dịch buôn bán, tiêu thụ của công ty chủ yếu là với các công ty nước ngoài, tuy nhiên hiện nay trình độ ngoại ngữ của một số nhân viên quản lý còn hạn chế, mà hiện nay ngoại ngữ là một trong những phương tiện quan trọng để các doanh nghiệp tiến xa hơn trên thị trường thế giới, do đó đối với một số vị trí quan trọng trong công ty việc bổ sung thêm kiến thức ngoại ngữ là rất cần thiết. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh vô cùng gay gắt như hiện nay, nguồn nhân lực chiếm một vị trí quan trọng, việc có một đội ngũ nhân viên giỏi là rất cần thiết. Điều này không đồng nghĩa với việc công ty tuyển thêm để thay đổi mới lại đội ngũ nhân viên của mình, nếu làm vậy công ty sẽ mất đi những nhân viên làm việc lâu năm, với kinh nghiệm dày dặn, mà đây cũng là yếu tố rất cần thiết cho mọi doanh nghiệp. Bên cạnh đó công ty cần tạo điều kiện cần thiết cho các nhân viên nâng cao trình độ của mình từ trung học, cao đẳng đến đại học và cả cao học (nếu có thể). Đối với công nhân, công ty cần phải tìm mọi cách để họ có thể nâng cao trình độ tay nghề. Nếu công ty quan tâm nhiều hơn đến vấn đề đào tạo và tuyển dụng thì trong tương lai không xa công ty sẽ có một đội ngũ nhân viên rất mạnh, đây là tiền đề cho sự phát triển bền vững của công ty trong tương lai. 2. Công tác kế toán tại công ty : Mặc dù tổ chức bộ máy kế toán của công ty là vừa tập trung vừa phân tán nhưng khối lượng công việc của nhân viên phòng kế toán tại công ty rất lớn, bởi vì công ty có nhiều xí nghiệp trực thuộc mà các xí nghiệp này lại hạch toán báo sổ. Vì vậy mọi công việc chủ yếu tập trung về văn phòng công ty, điều này làm ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành Báo cáo tài chính của toàn công ty. Để đáp ứng kịp thời tình hình mới, hiện nay Phòng kế toán công ty cơ bản đã có sự đổi mới về khâu tổ chức công tác kế toán : đào tạo đội ngũ kế toán có trình độ, nâng cao tay nghề bằng cách cử đi học các khoá nghiệp vụ dài hạn và ngắn hạn đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ kế toán tại công ty cũng như tại các xí nghiệp tự nâng cao trình độ nghiệp vụ, đào tạo, hướng dẫn cho kế toán tại các xí nghiệp thực hiện hiện một số công việc ngay tại xí nghiệp mà trước đây phải chuyển về kế toán công ty như tính giá sản phẩm, hạch toán thanh toán nội bộ giữa các xí nghiệp với nhau và giữa các xí nghiệp với công ty (hạch toán phải thu, phải trả nội bộ TK 136, TK 336). Vì thế, hiện nay công việc tại Phòng kế toán tương đối ổn định, công việc phát sinh đều đặn không dồn việc như trước đây. 3. Việc áp dụng chế độ kế toán : Với việc áp dụng hình thức Sổ kế toán Chứng từ ghi sổ, công ty đã thực hiện đúng với chế độ tài chính kế toán quy định hiện hành theo các văn bản của Bộ Tài chính. Hiện nay doanh nghiệp đã áp dụng chế độ kế toán mới ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001và Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002. Cụ thể công ty sử dụng hệ thống tài khoản mới được bổ sung và sửa đổi: tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính, tài khoản 635 - Chi phí tài chính, tài khoản 711 - Thu nhập khác và tài khoản 811 - Chi phí khác. Theo chuẩn mực kế toán qui định thì : “Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc các cam kết mua, bán hàng”. Tuy nhiên công ty hạch toán vào tài khoản này số tiền hoa hồng mà công ty trả cho nhà môi giới (theo tỷ lệ phần trăm đã thoả thuận) khi giới thiệu khách hàng cho công ty, việc áp dụng này không giống như qui định nhưng vẫn có thể chấp nhận được vì đặc thù kinh doanh của công ty là quan hệ mua bán với nước ngoài nên cần thiết phải có nhà môi giới. Còn đối với tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán, theo hệ thống tài khoản hiện hành thì tài khoản này không có các tài khoản cấp 2. Nhưng do đặc thù riêng của công ty khi hạch toán giá vốn hàng bán công ty sử dụng 2 tài khoản : 6321 - Giá vốn hàng hoá kinh doanh và tài khoản 6322 - Giá vốn sản phẩm tự sản xuất. Đối với tài khoản 911- xác định kết quả hoạt động kinh doanh, công ty cũng sử dụng tài khoản cấp hai như: 9111 - Kết quả hoạt động kinh doanh, 9112 - Kết quả hoạt động tự sản xuất, 9113 -Kết quả hoạt động khác. Việc sử dụng các tài khoản cấp hai này là không giống với hệ thống tài khoản hiện hành, nhưng lại tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc theo dõi từng hoạt động riêng lẻ. Thiết nghĩ Bộ Tài chính nên có những văn bản hướng dẫn cụ thể để các doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau có thể dễ dàng hơn trong việc hạch toán 3. Ghi chép kế toán : Để phục vụ công tác quản lý sản xuất kinh doanh được kịp thời, công ty trang bị hệ thống máy vi tính hiện đại, công tác kế toán được thực hiện trên máy tính với phần mềm được sử dụng thống nhất toàn công ty và có tính hệ thống hoá cao, giúp cho việc cập nhật vào sổ sách kế toán được đơn giản, nhanh chóng, gọn nhẹ. Hàng ngày khi nhận được chứng từ kế toán, kế toán cập nhật vào máy, khi cần sẽ in ra để đối chiếu so sánh. Với việc áp dụng kế toán trên máy tính đã giúp cho công tác quản lý dữ liệu được bảo đảm an toàn nhằm giảm bớt được khối lượng công việc phải ghi chép bằng tay. Đồng thời với việc đưa vào sử dụng mạng cục bộ trong toàn công ty, kết nối các phòng ban chức năng, các bộ phận, cửa hàng với nhau giúp cho kế toán nắm bắt các thông tin cần xử lý một cách kịp thời. Ngoài ra có một số tài khoản doanh nghiệp không theo dõi riêng trên Sổ chi tiết mà theo dõi trên Sổ cái như tài khoản 632, 641, 642. Tóm lại : Qua thực tế cho thấy công tác kế toán nói chung và kế toán xác định kết quả kinh doanh nói riêng ở doanh nghiệp đã đảm bảo tính đầy đủ, kịp thời đúng yêu cầu của công tác quản lý và có tính thống nhất trong phạm vi tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa kế toán và các bộ phận có liên quan. Đồng thời đảm bảo cho số liệu kế toán phản ánh một cách chính xác, trung thực, rõ ràng, dễ hiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý kinh doanh ở tại doanh nghiệp. Công ty luôn chấp hành đầy đủ các chính sách và chế độ tài chính kế toán theo quy định của Nhà nước PHỤ LỤC: Tài liệu tham khảo: 1. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính TS Nguyễn Văn Công- NXB Tài Chính 2. Hướng dẫn thực hành chế độ kế toán mới TS Võ Văn Nhị- NXB Tài Chính 3. Hướng dẫn thực hành kế toán trên sổ kế toán NXB Thống Kê- Hà Nội 4. Hướng dẫn kế toán thực hiện bốn chuẩn mực kế toán NXB Tài chính- Hà Nội 5. Chế độ sổ kế toán  Liên Đoàn Lao Động An Giang Một số chứng từ đính kèm:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8526.doc
Tài liệu liên quan