Đề tài Kết quả chọn tạo giống lúa Thơm ht9 chống chịu sâu bệnh

Đặt vấn đề Công tác chọn tạo các giống lúa năng suất cao, chống chịu với sâu bệnh và điều kiện bất lợi đã được nghiên cứu trong giai đoạn 1990 - 2005. Gần 100 giống lúa mới năng suất cao, chống chịu tốt đã được đưa vào sản xuất và đã góp phần làm tăng hơn một triệu tấn lúa mỗi năm cho nước ta. Việc cung cấp gạo ngon đã trở thành nhu cầu của người dân thành thị và cả nông thôn hiện nay. Chính vì vậy, các giống Tám thơm, Dự thơm, Nếp thơm đã tồn tại và phát triển thành vùng như: Tám xoan Hải Hậu, Tám xoan Thái Bình, Nếp Cẩm Hoà Bình. Trong những năm gần đây, nhiều cơ quan đã quan tâm nghiên cứu và giới thiệu những giống lúa thơm, nếp thơm, nếp dẻo mới, các giống lúa chất lượng cao cho năng suất cao chất lượng tốt trong sản xuất. ĐỀ TÀI: Kết quả chọn tạo giống lúa Thơm ht9 chống chịu sâu bệnh Tại Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm, chương trình chọn tạo, nghiên cứu khôi phục lúa đặc sản được triển khai trong những năm 1998 - 2007 đã thu đ¬ược kết quả bước đầu. Giống lúa thơm HT9 được chọn tạo tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và được mở rộng nhanh trong 2 năm qua.

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kết quả chọn tạo giống lúa Thơm ht9 chống chịu sâu bệnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kết quả chọn tạo giống lúa Thơm ht9 chống chịu sâu bệnh Rice Pest resistant variety of HT9 Nguyễn Xuân Dũng(1) , Lê Vĩnh Thảo(1), Nguyễn Văn Vương(1) Lâm Xuân Thái(2), Abstract 1. Viện cây lương thực & CTP 2. Trung tâm UDKHKT, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh The rice variety of HT9 was seleclted by Food Crop Research Institute from the cross combination HT1/D177, it has a growth duration of 135 days in Winter- Spring and 110 days in Summer seasons, a plant height of this variety is 88- 92 cm, a weight of 1000 seeds is 23,5- 24,5 gr. This variety is highly susceptible to, moderately to sheath blight, rice blast and brown planthopper, HT9 very good quality, Aromatic rice and it can yield on average of 6,0 to 8,0 tons/ha Up to now, the cultivated area for HT9 has been increasingly broadened to replace for a part of HT1 and BT7 area. I. Đặt vấn đề Công tác chọn tạo các giống lúa năng suất cao, chống chịu với sâu bệnh và điều kiện bất lợi đã được nghiên cứu trong giai đoạn 1990 - 2005. Gần 100 giống lúa mới năng suất cao, chống chịu tốt đã được đưa vào sản xuất và đã góp phần làm tăng hơn một triệu tấn lúa mỗi năm cho nước ta. Việc cung cấp gạo ngon đã trở thành nhu cầu của người dân thành thị và cả nông thôn hiện nay. Chính vì vậy, các giống Tám thơm, Dự thơm, Nếp thơm đã tồn tại và phát triển thành vùng như: Tám xoan Hải Hậu, Tám xoan Thái Bình, Nếp Cẩm Hoà Bình. Trong những năm gần đây, nhiều cơ quan đã quan tâm nghiên cứu và giới thiệu những giống lúa thơm, nếp thơm, nếp dẻo mới, các giống lúa chất lượng cao cho năng suất cao chất lượng tốt trong sản xuất. Tại Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm, chương trình chọn tạo, nghiên cứu khôi phục lúa đặc sản được triển khai trong những năm 1998 - 2007 đã thu được kết quả bước đầu. Giống lúa thơm HT9 được chọn tạo tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và được mở rộng nhanh trong 2 năm qua. II. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp chọn tạo - Phương pháp tạo giống: Lai hữu tính - Thí nghiệm phân bón bố trí theo kiểu Split plot design, sơ đồ thiết kế thí nghiệm được lập trình trên máy vi tính theo chương trình IRRISTAT. - Khảo nghiệm giống theo qui phạm khảo nghiệm giống lúa Quốc gia (10TCN 309 - 98 và 10 TCN 167-92). 2.2. Các chỉ tiêu theo dõi về đặc điểm sinh vật học: Theo hệ thống tiêu chuẩn đánh giá lúa của Viện lúa Quốc tế (IRRI, 1996). 2.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý thống kê bằng các thuật toán thông dụng, sử dụng phần mềm trên máy vi tính theo chương trình IRRISTAT for WINDOWS QUATTRO, CSTAT, EXCEL. III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Nguồn gốc Giống lúa HT9 được lai tạo từ tổ hợp lai HT1/D17 từ năm 2001. 3.2. Đặc điểm nông sinh học chủ yếu Các đặc điểm chính được theo dõi tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm ở đời F7 - F8 trong vụ xuân muộn và mùa sớm. HT9 là giống lúa thơm, có thời gian sinh trưởng 107 ngày ở vụ mùa, 140 ngày ở vụ xuân muộn, cao cây 110 cm, khối lượng 1000 hạt 22,5 - 23 gram, năng suất lí thuyết đạt 80 - 90 tạ/ha, năng suất thực thu 62,5 - 70,0 tạ/ha trong điều kiện thâm canh cao, đạt 50 - 60 tạ trong sản xuất hiện nay. 3.3. Khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận của giống lúa HT9 Qua kết quả đánh giá tính chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận của giống HT9 cho thấy giống HT9 có khả năng chống chịu tương đối tốt với một số loại sâu bệnh hại chính như sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá điểm, bệnh đốm nâu, bệnh đạo ôn điểm, khả năng chống đổ khá (bảng 1). Bảng 1. Khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận của HT9 Tên giống Sâu đục thân (điểm) Sâu cuốn lá (điểm) Bệnh đạo ôn (điểm) Bệnh khô vằn (điểm) Bệnh bạc lá (điểm) Đốm nâu (điểm) Chống đổ (điểm) LT2 3 3 1 1 – 3 3 – 5 1 – 3 1 – 3 HT9 1 1-3 1 1 1-3 3 1 HT1 1-3 1 – 3 1 1 – 3 1-3 1 1 – 3 BT7(đ/c) 3 5 1 – 3 3-5 5 - 1 – 3 3.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa HT9 Trong các thí nghiệm tại Viện Cây lương thực và cây thực phẩm từ 2005-2007, giống lỳa HT9 cho năng xuất khá cao (65 tạ/ha), vượt giống đối chứng BT7 (43,33%). Bảng 2. Đặc điểm hình thái và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa tẻ thơm tham gia thí nghiệm vụ Xuân 2006 Giống Chỉ tiêu LT2 HT9 HT7 BT7 (Đ/c) TGST (ngày) 130 – 132 130 – 132 150 – 153 130 -132 Cao cây ( cm) 94,6 87,3 115 83,4 Bông/m2 360 370 350 350 KL 1000 hạt 18,3 25,2 25,1 18,0 Hạt chắc/ bông 92,0 93,0 83,0 85,5 Tỷ lệ lép (%) 11,0 10,3 11,5 9,2 NSLT (tạ/ ha) 60,6 84,0 62,4 53,9 NS thực thu (tạ/ ha) 52,7 65,5 51,7 45,7 NS so với đ/c (%) 115,31 143,33 113,88 100,00 CV: 6,7%, LSD ( 0,05) : 4,25 3.5. Một số kết quả thử nghiệm tại các địa phương - Khảo nghiệm sản xuất giống HT9 tại huyện Tiờn Lóng, Hải Phũng. Thí nghiệm vụ xuân 2007, tại Tiên Lãng, Hải Phòng cho thấy: tất cả các giống lúa tẻ thơm tham gia thí nghiệm đều có năng suất cao hơn giống đối chứng Bắc thơm 7, trong đó giống HT9 cho năng suất 66,8 cao hơn đối chứng 34,13% (bảng 3). - Khảo nghiệm sản xuất thử tại Bắc Giang. Khảo nghiệm sản xuất giống HT9 được thực hiện tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong vụ xuân 2008. HT9 được nông dân đánh giá là giống cho năng suất, chất lượng và thời gian sinh trưởng ngắn. Kết quả khảo nghiệm cho thấy HT9 cho năng suất 62,10 tạ/ha, vượt năng suất N46 và cả KD18 (bảng 4). Bảng 3. Đặc điểm hình thái và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa tẻ thơm tham gia thí nghiệm Xuân 2007 (Phũng NNPTNT Tiờn Lóng, Hải Phũng) Giống Chỉ tiêu LT2 HT9 BM216 BT7 ( Đ/c) Thời gian ST(ngày) 135 - 136 132 - 135 130 - 133 132 -135 Cao cây ( cm) 95,6 91,5 83,7 83,5 Bông/m2 260 271 282 254 Khối lượng 1000 hạt 19 23,5 22,6 18,5 Hạt chắc/ bông 98,6 100,6 102,4 87,6 NS thực thu (tạ/ ha) 51,2 66,8 62,3 49,8 NS so với đ/c (%) 102,81 134.13 125,10 100,00 C: 7,4%; LSD (0,05): 5,21 Bảng 4. Năng suất HT9 tại Trại giống Tân Dĩnh mựa 2007 (Công ty CP giống cây trồng Bắc Giang) TT Tờn giống N. suất (Tạ/ha) Giá (đồng/kg) Tiền (đồng/ha) So với đ/c LĐ1 43,60 7.000 30.520.000 130,16 HT9 62,10 5.000 31.050.000 132,42 N46 55,16 5.000 27.580.000 117,62 KD18 58,62 4.000 23.448.000 100,00 3. 6. Đánh giá hiệu quả của giống HT9 tại các mụ hỡnh trỡnh diễn - Mụ hỡnh HT9 tại Cẩm Xuyờn, Hà Tĩnh (Vụ xuân 2007 trờn diện tớch 4 ha) Vụ xuân 2007, Bộ mụn Chọn tạo giống lỳa Thõm canh và Đặc sản đó kết hợp với Trung tâm KHKTNN Cẩm Xuyên khảo nghiệm sản xuất HT9 trờn 4 ha tại huyện Cẩm Xuyờn, Hà Tĩnh. HT9 cú thời gian sinh trưởng 132 ngày, năng suất đạt 60,2 tạ/ha, cao nhất trong cỏc giống gieo trồng tại huyện. Hiệu quả kinh tế của HT9 được so sỏnh với cỏc giống lỳa quốc gia, thu nhập vượt giống KD 18 27,09% và BT7 14,59% (bảng 5). Bảng 5. Hiệu quả kinh tế giống HT9 so với các giống lúa quốc gia (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh vụ xuân 2007) TT Tên giống Năng suất Tạ/ha Đơn giá đồng/kg Thành tiền (đồng) So với đối chứng % KD 18 BT7 1 KD18 53,6 3800,00 20.368.000 100.00 90,16 2 HT9 60,2 4300,00 25.886.000 127,09 114,59 3 BT7 50,2 4500,00 22.590.000 110,91 100,00 3.7. Chất lượng của giống HT9 Kết quả đánh giá chất lượng của các giống lúa tham gia thí nghiệm cho thấy HT9 có hàm lượng amilose tương đương với BT7, LT2, T10 với giá trị 15,5%. HT9 có tỷ lệ gạo lật cao (81,9%). Nhiệt độ hoá hồ là các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng nấu nướng của hạt gạo cho thấy giống HT9 có nhiệt độ hoá trung bình, 3 giống LT2,T10, BT7 có nhiệt độ hoá hồ thấp hơn HT9. IV. Kết luận 1. Giống lúa HT9 có thời gian sinh trưởng trà ngắn (110 ngày vụ Mùa, 135 ngày vụ Xuân Muộn), có nguồn gốc rõ ràng, có tính khác biệt với các giống đang gieo trồng, có độ ổn định cao qua các vụ và các vùng trồng lúa khác nhau. 2. Giống lúa HT9 có năng suất cao hơn hẳn đối chứng BT7, nhiều vùng vượt năng suất các giống tiến bộ nhập nội HT1, Khang Dân cùng trà. 3. Giống lúa HT9 chống chịu với sâu bệnh (đạo ôn điểm 1-3, Bạc lá điểm 1 - 3, khô vằn điểm 3, chịu rét điểm 1 - 3...), chống đổ tốt hơn giống lúa Khang dân và BT7. 4. Giống lúa HT9 có chất lượng gạo ngon, cơm mềm, đậm ngọt, năng suất hơn hẳn giống BT7 từ 10 – 20%, giỏ gạo cao hơn HT1 từ 200 – 500 đồng/kg, có hiệu quả kinh tế tăng từ 10 – 15% so với cỏc giống BT7, Khang dõn và HT1. 5. Qua cỏc vụ khảo nghiệm tại Trung tõm Khảo kiểm nghiệm giống cõy trồng Trung ương và khảo nghiệm sản xuất tại một số vựng trồng lỳa của miền Bắc, miền Trung cho thấy giống lúa HT9 có khả năng thích nghi rộng, đã được nông dân tiếp nhận mở rộng nhiều nơi, đặc biệt ở Hà Tĩnh, Bắc Giang, Vĩnh Phỳc, Bắc Ninh… trong vụ Xuõn 2008 với diện tớch trờn 300ha. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bựi Bỏ Bổng, 1995. Chọn tạo giống lúa có phẩm chất gạo tốt đáp ứng yêu cầu xuất khẩu ở ĐBSCL. Hội thảo quốc gia cây lương thực và cây thực phẩm. 2. Lờ Doón Diờn, 1990. Vấn đề chất lượng lúa gạo, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (9/1990), tr. 96 – 98. 3.Trần Văn Đạt, 2005. Sản xuất Lúa gạo thế giới: Hiện trạng và khuynh hướng phát triển trong thế kỷ 21. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh – 2005. (Chương 1, 2, 3, 10, 12, 13, 19.) 4. Vũ Tuyờn Hoàng, 1999. Một số ý kiến xõy dựng cỏc diện tớch lỳa gạo xuất khẩu tại ĐBBSH. Hội thảo về quy hoạch vùng lúa hàng hoá chất lượng cao ở ĐBBSH, Hải Hậu, Nam Định. 5. Lê Vĩnh Thảo, Bùi Chí Bửu, Lưu Ngọc Trỡnh, Nguyễn Văn Vương, 2004. Các giống lúa đặc sản, giống lúa chất lượng cao và kỹ thuật canh tác, NXBNN 6. Nguyễn Hữu Nghĩa, Lờ Vĩnh Thảo, 2007. Lỳa đặc sản Việt Nam, Nhà XBNN.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKết quả chọn tạo giống lúa Thơm ht9 chống chịu sâu bệnh.doc
Tài liệu liên quan