MỞ ĐẦU:
Rệp muội là loài sâu hại quan trọng trên các loại cây trồng ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Cho nên, rệp muội được nghiên cứu từ lâu cả về thành phần loài cũng như sinh học sinh thái, biện pháp phòng trừ chúng. Mặc dù vậy, hàng năm nhiều nhà khoa học: Blackman, R. L. and Eastop, Raychaudhuri, D. N., Gosh AK., Li.D.X.Tiang,J.; ZangZ.Y. . ) ở các nước: Anh, ấn Độ, Trung Quốc vẫn tiếp tục điều tra, nghiên cứu về thành phần loài rệp muội và đã phát hiện thêm nhiều loài mới [5][7].
Ở nước ta, rệp muội cũng đã được nghiên cứu từ nhiều năm trước đây, nhưng gần đây cũng đã được bổ sung thêm được một số loài mới. Tuy nhiên, so với thành phần rệp muội thu được ở các nước cùng khu vực thì còn rất hạn chế. Chính vì vậy, chúng tôi tiếp tục thu thập bổ sung thành phần loài và nghiên cứu sinh học sinh thái của một vài loài chưa được tác giả nào trong nước nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu bổ sung về rệp muội (Aphididae- Homoptera) ở miền Bắc Việt Nam
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2306 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kết quả nghiên cứu bổ sung về rệp muội (Aphididae- Homoptera) ở miền Bắc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kết quả nghiên cứu bổ sung về rệp muội
(Aphididae- Homoptera) ở miền Bắc Việt Nam
The additional results of studies on aphids
(Aphididae- Homoptera) In the North vietnam
Quách Thị Ngọ, Đào Đăng Tựu, Doãn Thị Xuyến
Viện Bảo vệ thực vật
Abstract
The survey of aphids was carried out on many plants and weeds in some North provinces of Vietnam during 2003-2006.
The population dynamics of aphids on lychee were studied at Hanoi suburb in 2005. The data of their population density on the bud, young leaves and flowers was recorded at five day intervals. The population density of the aphids was calculated from five to ten branches in each replication.
There are 56 aphid species had been collected but only 36 species were identified. Among them, there are 2 species namely Tetraneura radicicola Strand and Greenidea ficicola Takahashi are the first time known in Vietnam. Detailed description of these species is given in this paper.
The biology of two aphids (Rhopalosiphum maidis and Sitobion miscanthi) was described.
There are four aphids species recorded on longan and lychee. They are Aphis spiracola, Toxoptera aurantii (B. de F.) Cervaphis schouteniae HilleRis Lambers and Greenidea ficicola Takahashi.
Annually, there is a peak of Greenidea ficicola Takahashi population density. It often occurs after longan and lychee are flowering about a half of month.
i. đặT VấN Đề
Rệp muội là loài sâu hại quan trọng trên các loại cây trồng ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Cho nên, rệp muội được nghiên cứu từ lâu cả về thành phần loài cũng như sinh học sinh thái, biện pháp phòng trừ chúng. Mặc dù vậy, hàng năm nhiều nhà khoa học: Blackman, R. L. and Eastop, Raychaudhuri, D. N., Gosh AK., Li.D.X.Tiang,J.; ZangZ.Y. ... ) ở các nước: Anh, ấn Độ, Trung Quốc.... vẫn tiếp tục điều tra, nghiên cứu về thành phần loài rệp muội và đã phát hiện thêm nhiều loài mới [5][7].
ở nước ta, rệp muội cũng đã được nghiên cứu từ nhiều năm trước đây, nhưng gần đây cũng đã được bổ sung thêm được một số loài mới. Tuy nhiên, so với thành phần rệp muội thu được ở các nước cùng khu vực thì còn rất hạn chế. Chính vì vậy, chúng tôi tiếp tục thu thập bổ sung thành phần loài và nghiên cứu sinh học sinh thái của một vài loài chưa được tác giả nào trong nước nghiên cứu.
ii. Vật liệu
và phương pháp nghiên cứu
Những loài rệp muội gây hại thực vật (cây trồng và cây dại) ở các tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc.
Điều tra thu thập thành phần rệp muội bằng cách điều tra định kỳ 10 - 15 ngày một lần tuỳ theo từng đối tượng cây trồng hoặc cây dại ở các vùng đại diện theo phương pháp của Van Emden (1972). Mẫu được đưa về phòng Chẩn đoán Giám định dịch hại Viện Bảo vệ thực vật, làm mẫu lam theo kỹ thuật của Van Emden và Eastop (1972). Tài liệu giám định dựa và các khoá định loại của Raychaudhuri (1880), Miyazakki (1971) và Black man & Eastop (1984).
Nghiên cứu sinh học 2 loài rệp muội bằng cách nuôi cá thể trên ký chủ của chúng theo phương pháp của Van Emden (1972)[7].
Theo dõi diễn biến số lượng rệp muội trên cây nhãn, vải bằng cách điều tra định kỳ 5 ngày/lần trên các vườn cố định đại diện cho vùng trồng nhãn, vải đang ở thời kỳ kinh doanh (khai thác), theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Mỗi điểm điều tra 1 cây, mỗi cây điều tra 4 hướng, mỗi hướng điều tra 1-3 cành lộc (búp có lá chưa mở), cành mang lá non, cành mang chùm hoa. Rệp được phân theo cấp hại 5 cấp của Bank và Stricklan 1954. Đếm số lượng rệp ở mỗi cấp 12 lá, nhánh hoa để tính ra số lượng rệp bình quân trên cành.
iii. Kết quả và thảo luận
3.1. Thành phần loài mới thu thập bổ sung
3.1.1. Thành phần
Kết quả điều tra từ năm 2003 đến năm 2006 trên nhiều loài cây trồng và cỏ dại chúng tôi đã thu được 56 loài rệp muội, đã xác định tên 36 loài thuộc 5 họ phụ: Anoeciinae, Aphidinae, Greeideinae, Hormaphidinae, Pemphiginae. Hầu hết các loài thuộc họ phụ Aphidinae (30 loài, xác định được tên 16 loài). So với các kết quả trước đây đã công bố thì chúng tôi đã thu được thêm 10 loài, xác định tên khoa học cho 4 loài trong đó có 2 loài lần đầu tiên phát hiện có ở Việt Nam.
3.1.2. Các loài lần đầu tiên phát hiện có ở Việt Nam
Giống: Tetraneura Hartig, 1941
Loài chuẩn: Aphis ulmi Linnaeus, 1758
Giống này đã phát hiện ở nước ta nhưng chỉ thấy một loài Tetraneura nigriabdominalis (Sasaki) hại trên lúa cạn. Đến nay chúng tôi phát hiện thêm một loài chưa thấy công bố ở Việt Nam đó là loài Tetraneura radicicola Strand.
Đặc điểm chính của loài Tetraneura radicicola (Tetraneura radicicola Strand,1929; Tetraneura yezoensis Matsumura, 1971)
Thân mình tròn, mầu vàng nhạt, trên có phủ lớp sáp xám. Kích thước cỡ trung bình, dạng hình không cánh dài 1,9-2,3mm; rộng 0,9-1,1mm. Râu dài 0,5mm, đoạn kéo dài của đốt râu cuối rất ngắn. ống mật rất ngắn, hình nón cụt có vòng mầu nâu. Đốt bụng 8 có 7-10 lông. Đốt vòi cuối dài hơn 3 lần đốt râu cuối. Lông ở mặt lưng ngắn, nhọn. Phiến đuôi luôn ngắn, dạng nón cụt. Dạng hình có cánh dài 1,9-2,0mm; rộng 0,8-0,9mm. Đốt vòi cuối dài 1,3-1,6 lần chiều dài đốt bàn chân thứ 2.
Ký chủ: Trên cỏ dại
Phân bố: Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc.
ấn Độ Philippin, Srilanka, Đài Loan, Nepal, úc, Mỹ... [5][7]
Giống Greenidea Schouteden
Loài chuẩn: Siphonophora artocarpi Westwood, 1890
Giống này là phát hiện mới ở khu hệ Việt Nam và cũng chỉ mới phát hiện được có một loài là: Greenidea ficicola Takahashi.
Đặc điểm chính của loài Greenidea ficicola Takahashi
Dạng không có cánh: dài 1,8-1,9 mm, rộng 0,9-1,0 mm, mầu nâu vàng, nâu đậm, hình trái lê. Có 6 đốt râu, râu luôn dài hơn chiều dài cơ thể. Đoạn kéo dài của đốt râu 6 luôn dài hơn đoạn gốc của nó. Râu không có lỗ thính giác thứ cấp. ống mật rất dài (0,6mm) và hơi cong, trên có rất nhiều lông. Phiến đuôi tròn. Dạng có cánh: dài 2,3-2,5 mm, rộng 0,9-1,0 mầu nâu đậm. Trên đốt râu 3 có 9-13 lỗ thính giác thứ cấp. ống mật rất dài bằng khoảng 1/3 độ dài cơ thể. (0,8-1,3mm) và hơi cong, trên có rất nhiều lông, dài hơn chiều dài của đốt chầy chân sau.
Ký chủ: Vải, nhãn
Đặc điểm gây hại: bắt gặp thường xuyên trên vải, nhãn vào thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa cho tới lúc hình thành quả non. Rệp sống trên lá non, chồi non, thậm chí cả ở nụ, hoa và quả vải non.
Phân bố: ở các vùng trồng vải như: Bắc Giang, Hải Dương, Thái Nguyên, Hà Nội.
ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Philippin, Indonesia, Mã Lai, úc [5] [7].
3.2. Đặc điểm sinh học của 2 loài rệp trên cây họ hòa thảo (Gramineae)
Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi đề cập tới 2 loài rệp ngô (Rhopalosiphun maidis) và rệp trên lúa và cỏ lồng vực (Sitobion miscanthi).
Rệp ngô (Rhopalosiphun maidis)
Rệp non:
Rệp ngô có 4 tuổi, thời gian phát dục các tuổi là tương tự nhau. Mỗi tuổi của rệp non sinh ra từ rệp mẹ loại hình không cánh nuôi bằng lúa chỉ trong 1,53-1,66 ngày; còn ở rệp con sinh ra từ rệp mẹ loại hình có cánh là 1,58-1,85 ngày.
Bảng 1. Thời gian phát dục các tuổi và vòng đời của rệp ngô R. maidis (Fitch)
(Viện Bảo vệ thực vật 2002)
Tuổi
Thời gian phát dục (ngày)
Ghi chú
Con của rệp mẹ
không cánh
Con của rệp mẹ có cánh
1
2
3
4
1,66 ± 0,47
1,53 ± 0,49
1,53 ± 0,49
1,58 ± 0,59
1,85 ± 0,34
1,58 ± 0,49
1,61 ± 0,48
1,66 ± 0,53
ẩm độ: 80,8%
Nhiệt độ: 22,50C
Vòng đời
CV (%)
6,73 ± 0,68a
10,1
7,10 ± 0,68a
9,6
LSD (0,05): không có ý nghĩa
Bảng 2. ảnh hưởng của ký chủ đến sinh sản của rệp ngô R. maidis
(Viện Bảo vệ thực vật 2002)
Ký chủ
Loại hình không cánh
Loại hình có cánh
Số con/mẹ
Thời gian đẻ (ngày)
Số con/mẹ
Thời gian đẻ (ngày)
Lúa
29,85 ± 14,1 a
14,9 ± 3,1c
16,9 ± 3,7 d
10,4 ± 2,2 f
Ngô
42,2 ± 11,6 b
15,6 ± 2,9 c
24,9 ± 7,1 e
12,5 ± 2,6 f
LSD (0,05)
8,25
ns
3,53
1,51
Ghi chú : Nhiệt độ: 22,50C; ẩm độ : 80,8% ; ns: ở độ tin 95%, sự sai khác không có ý nghĩa
Vòng đời:
Vòng đời của rệp ngô được sinh ra từ rệp cái có cánh hay không có cánh là tương tự như nhau, từ 6,7-7,1 ngày ( bảng 1). Các đợt nuôi trong năm 2003 cũng cho kết quả tượng tự (bảng 3).
Bảng 3. Thời gian phát dục các tuổi và vòng đời của rệp R. maidis và S. miscanthi
(Viện Bảo vệ thực vật 2003)
Chỉ tiêu
Thời gian phát dục (ngày)
Đợt 1
Đợt 2
Sitobion miscanthi
Rhopalosiphum maidis
Sitobion miscanthi
Rhopalosiphum maidis
Tuổi 1
1,75 ± 0,62
1,57 ± 0,49
1,41 ± 0,49
1,64 ± 0,47
Tuổi 2
1,82 ± 0,37
1,57 ± 0,49
1,58 ± 0,49
1,71 ± 0,45
Tuổi 3
1,48 ± 0,49
1,85 ± 0,34
1,41 ± 0,49
1,42 ± 0,49
Tuổi 4
1,48 ± 0,44
1,48 ± 0,49
1,52 ± 0,49
1,50 ± 0,5
Thời gian trước đẻ
0,72 ± 0,36
0,85 ± 0,39
0,70 ± 0,45
0,64 ± 0,29
Vòng đời
7,25 ± 0,59a
7,28 ± 0,45a
6,88 ± 0,67a
6,92 ± 0,59a
Ghi chú: Nhiệt độ: 22,10C; ẩm độ: 81,2%
Khả năng sinh sản: Thức ăn chủ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của rệp ngô, khi nuôi bằng lúa non cho thấy một rệp cái có cánh đẻ trung bình được 16,9 rệp non trong thời gian 10,4 ngày, còn rệp cái không cánh có khả năng đẻ lớn và thời gian đẻ dài hơn (29,85 con trong 14,9 ngày, bảng 2). Năm 2003 nuôi chúng cho kết quả tương tự (bảng 4). Khi nuôi bằng ngô non, khả năng đẻ con cao hơn hẳn khi nuôi chúng bằng lúa non trong cùng điều kiện nuôi. Một rệp cái không có cánh có thể đẻ tới 42,2 rệp con trong 15,6 ngày, còn rệp cái có cánh có sức đẻ và thời gian đẻ ngắn hơn so với rệp cái không cánh (bảng 2).
Rệp S. miscanthi
Rệp S. miscanthi sống trên lúa cạn và lúa nước nhưng chúng lại có mật độ quần thể rất cao trên cỏ lồng vực tại ruộng lúa.
Rệp non: Rệp S. miscanthi có 4 tuổi, thời gian phát dục các tuổi là gần như nhau và tương tự như rệp ngô nuôi bằng lúa nước (bảng 3). Rệp non nuôi bằng cỏ lồng vực mỗi tuổi chỉ kéo dài từ 1,41-1,75 ngày, thời gian trước đẻ con của rệp là 0,64-0,85 ngày.
Vòng đời: Vòng đời của rệp ngô và rệp S. miscanthi tương đương nhau trong cả 2 đợt nuôi, chỉ khoảng 6,88- 7,28 ngày( bảng 3), tương đương kết quả thí nghiệm đã nuôi trong năm 2002 (bảng 2).
Bảng 4. Khả năng sinh sản của 2 loài rệp R. maidis và S. miscanthi
(Viện Bảo vệ thực vật 2003)
Loài
Sức đẻ của rệp cái (con/rệp mẹ)
Thời gian (ngày)
Không cánh
Có cánh
Không cánh
Có cánh
S. miscathi
40,1 ± 19,3a
23,3 ± 7,6b
17,0 ± 5,2d
11,1 ± 4,1e
R. maidis
26,5 ± 13,4b
16,8 ± 2,7c
13,2 ± 3,7e
10,6 ± 2,6e,f
Ghi chú: Nhiệt độ 22,10C; ẩm độ 81,2 %
Khả năng sinh sản
Rệp S. miscanthi khi nuôi bằng cỏ lồng vực, một rệp mẹ có cánh đẻ được 23,3 rệp non trong thời gian 11,1 ngày,trong khi đó một rệp cái không cánh khả năng đẻ lớn hơn một cách có ý nghĩa (40,1 con trong 17,0 ngày).
Trong cùng điều kiện nuôi, rệp S. miscanthi khả năng đẻ con lớn hơn, thời gian đẻ dài hơn nhiều so với rệp ngô (R. maidis) (bảng 4). Rệp S. Miscanthi, nuôi bằng cỏ lồng vực thì số con chúng đẻ ra cao gấp trên 4 lần, còn thời gian đẻ của chúng cũng dài gấp hơn 3 lần so với nuôi trên lúa (bảng 5).
Bảng 5. ảnh hưởng của ký chủ đến khả năng sinh sản của rệp S. miscanthi
(Viện Bảo vệ thực vật 2003)
Ký chủ
Sức đẻ của rệp cái
Loại hình không cánh
Loại hình có cánh
Số con/rệp mẹ
Thời gian đẻ (ngày)
Số con/rệp mẹ
Thời gian đẻ (ngày)
Lúa
9,6 ± 4,0
7,2 ± 3,2
5,6 ± 1,7
3,4 ± 1,5
Cỏ
40,1 ± 9,3
23,2 ± 7,6
17,0 ± 5,2
11,1 ± 4,1
Quan sát trên ruộng khi mật độ quần thể rệp S. miscanthi cao đã làm cỏ lồng vực trên ruộng lúa cạn bị hại khá nặng. Có thể xem đây là một tác nhân có lợi, song cũng cần phải nghiên cứu kỹ thêm.
3.3. Rệp muội trên nhãn, vải
3.3.1. Thành phần rệp muội trên nhãn, vải
Trong nhiều năm thu thập rệp muội trên nhãn, vải ở các vùng trồng nhãn, vải tập trung và vườn lẻ, chúng tôi đã thu được 4 loài: Aphis spiracola Patch; Toxoptera aurantii (Boyer de Fons.); Cervaphis schouteniae Hill. Lamb.; Greenidea ficicola Taka. Các loài này đều bám hút trên Búp (lộc), lá non, nụ, hoa, quả non.
Trong 4 loài trên chỉ có loài Toxoptera aurantii (B. de F.) đã được ghi nhận trên vải ở nước ta [6], còn 3 loài khác lần đầu tiên được ghi nhận có trên nhãn, vải ở Việt Nam.
Loài Greenidea ficicola Takahashi bắt gặp thường xuyên trên vải, nhãn vào thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa cho tới lúc hình thành quả non. Rệp sống trên lá non, chồi non, thậm chí cả ở nụ, hoa và quả vải non. Rệp non và trưởng thành di chuyển rất nhanh nếu có rung cành hoặc động vào cơ thể chúng. Dạng có cánh bay rất nhanh. Loài này phân bố ở các vùng trồng vải như: Bắc Giang, Hải Dương, Thái Nguyên, Hà Nội….
3.3.2. Diễn biến số lượng của rệp muội trên nhãn
Kết quả điều tra trong năm 2005 cho thấy: rệp muội trên nhãn chủ yếu là loài Greenidea ficicola. Chúng xuất hiện trên nhãn từ 10 tháng 3 trong chùm hoa nhãn ra sớm và trên những cành mang lá non. Tỷ lệ chùm hoa nhãn bị nhiễm rệp biến động từ 5,8 – 94,1%. Tỷ lệ này cao nhất vào cuối tháng 3 kéo dài đến đầu tháng 4 sau đó giảm xuống. Mật độ rệp G. ficicola bình quân trên nhãn ở vùng ngoại thành Hà Nội ở mức trung bình, thường biến động từ 1,3-16,6 con/cành lá non và từ 1,4 - 58,5 con/chùm hoa. Đến 10 tháng 4 mật độ rệp muội bắt đầu giảm dần và giảm nhanh vào cuối tháng 4. Đến đầu tháng 5 mật độ rệp muội chỉ còn 1,4 con/chùm quả non và 3,6 con/cành lá còn non trên cây nhãn (hình 1).
Hình 1. Diễn biến số lượng rệp muội hại nhãn ở vùng ngoại thành Hà Nội 2005
3.3.3. Diễn biến số lượng của rệp muội trên vải
Cũng như trên nhãn, rệp muội trên vải chủ yếu là loài Greenidea ficicola. Chúng xuất hiện trên vải sớm hơn so với trên nhãn, khoảng từ cuối tháng 2, trên các búp non, dưới những lá non và trong chùm hoa vải, ra sớm. Tỷ lệ chùm hoa vải bị nhiễm rệp biến động từ 15,1 -54,5%, mật độ rệp ban đầu rất thấp chỉ 0,8 con/búp; 2,6 con/cành lá non và 0,5 con/chùm hoa. Mật độ rệp muội tăng dần và đạt đỉnh cao vào giữa đến cuối tháng 3 (27,1 con/chùm hoa 42,1 con/cành lá non và 133 con/búp non). Đến đầu tháng 4 mật độ rệp muội giảm rất nhanh, trên mỗi chùm hoa và quả non chỉ còn 6 đến 7 con. Đến đầu tháng 5 trên vải không còn cá thể rệp G. ficicola nào (hình 2). Mật độ rệp muội giảm chủ yếu là do thời tiết và thức ăn không thuận lợi, mặt khác còn do 2 loài bọ rùa 6 chấm và ấu trùng ruồi ăn rệp tiêu diệt.
Điều tra bổ sung trên những vườn vải thâm canh cao tại Xuân Đỉnh – Từ Liêm cho thấy trong những chùm hoa, lá non và búp vẫn có rệp G. ficicola nhưng mật độ thấp 0,2-5,4 con/chùm hoa vào thời kỳ vải ra hoa rộ (tương đương vào đỉnh cao về mật độ tại các vườn vải khác). Điều này chứng tỏ ngay trên những vườn được phun thuốc không ít nhưng rệp G. ficicola vẫn xuất hiện gây hại cục bộ.
Hình 2. Diễn biến số lượng rệp muội hại vải ở vùng ngoại thành Hà Nội năm 2005
iv. Kết luận Và Đề NGHị
Đã điều tra bổ sung được 10 loài rệp muội, xác định được tên của 4 loài trong đó có 2 loài lần đầu tiên phát hiện thấy ở Việt Nam, đó là T. radicicola Strand trên cỏ dại và loài G. ficicola Takahashi phá trên cây nhãn, vải. Loài G. ficicola phân bố ở hầu khắp các cùng trồng nhãn vải ở miền Bắc.
Vòng đời của rệp ngô R. maidis và rệp S. miscanthi từ 6,73-7,28 ngày ở điều kiện nhiệt độ 22,50C, ẩm độ 81%. Một rệp cái không cánh có thể đẻ được 26,5 - 42,2 rệp con trong thời gian 14,9 - 23,3 ngày, còn rệp cái có cánh có số lượng tương ứng 13,2 – 24,9 rệp con trong 10,4 – 17,0 ngày (tuỳ theo ký chủ nuôi). Ký chủ có ảnh hưởng lớn tới sức sinh sản của cả 2 loài rệp.
Trên nhãn, vải có 4 loài rệp muội: Aphis spiracola Patch, Toxoptera aurantii (B. de F.) Cervaphis schouteniae HilleRis Lambers và Greenidea ficicola Takahashi xuất hiện và gây hại vào thời kỳ nhãn, vải chuẩn bị ra nụ tới lúc quả non. Rệp muội Greenidea ficicola Takahashi phát sinh trên nhãn từ đầu tháng 3 đến đầu tháng 5, rệp đạt đỉnh cao về mật độ vào cuối tháng 3 đầu tháng 4. Rệp muội Greenidea ficicola Takahashi phát sinh trên vải từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 5, rệp đạt đỉnh cao về mật độ vào giữa đến cuối tháng 3.
Tài liệu tham khảo
Quách Thị Ngọ, 2002. Thành phần rệp muội đã thu thập được trên một số cây trồng chính ở đồng bằng sông Hồng và phụ cận. Báo cáo khoa học hội nghị Côn trùng toàn quốc lần thứ 4, 327 - 333 . Nxb Nông nghiệp.
Nguyễn Thị Kim Oanh, 1996. Nghiên cứu về thành phần, đặc tính sinh học sinh thái của một số loài rệp muội (Aphididae - Homoptera) hại cây trồng vùng Hà Nội. Tóm tắt Luận án PTS.
Viện Bảo vệ thực vật,1976. Kết quả điều tra côn trùng ở miền Bắc Việt Nam 1967-1968. tr.67-68; 372-374. Nxb Nông nghiệp.
Viện Bảo vệ thực vật, 1999. Kết quả điều tra côn trùng và bệnh hại cây ăn quả ở Việt Nam. tr 25; 74-75. Nxb Nông nghiệp.
Blackman, R. L. and Eastop V. F., 1984. Aphids on the Worlds Crops: An Identification Guide. A Wiley- Interscience Publication. 466pp.
Raychaudhuri, D. N., 1980. Aphids of North-East India and Bhutan. The Zoological Society : Calcutta. 521 pp.
Van Emden, H. F., 1972. Aphid Technology with special reference to the study of aphids in the field. Academic Press London and New York. 334pp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kết quả nghiên cứu bổ sung về rệp muội.doc