Đề tài Khả năng áp dụng mô hình Công ty mẹ - Công ty con ở nước ta

Việc áp dụng mô hình công ty mẹ - công ty con vào nước ta là cần thiết, tuy nhiên để áp dụng thành công mô hình này, tận dụng được những ưu điểm của mô hình ta phải có những chiến lược, kế hoạch cụ thể, việc thực hiện kế hoạch phải có sự quản lý chặt chẽ của Đảng, nhà nước tránh việc áp dụng ồ oạt như hiện nay. Mặt khác qua nghiên cứu bản chất của mô hình công ty mẹ - công ty con mặt hạn chế của độc quyền tự nhiên vẫn lớn hơn mặt ưu điểm, do đó phải trên cơ sở nhận thức rõ những hạn chế rất cơ bản của độc quyền tự nhiên để có giải pháp điều tiết đúng đắn đối với mô hình công ty mẹ - công ty con. Điều này đòi hỏi phải tảo ra một môi trường kinh doanh thực sự lành mạnh, đặc biệt bằng pháp luật phải tuyển chọn và sử dụng đội ngũ cán bộ đủ mạnh, đủ năng lực.

doc24 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1579 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khả năng áp dụng mô hình Công ty mẹ - Công ty con ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Chúng ta đang tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế mở hội nhập với khu vực và thế giới hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu. Để có thể hội nhập khu vực và quốc tế các doanh nghiệp nước ta phải phát triển về quy mô, năng lực ngày càng lớn mạnh vượt phạm vi một nghành, một lĩnh vực, quốc gia để từ đó hình thành nên các tập đoàn kinh tế mạnh. Để làm được điều này Nghị quyết hội nghị lần thứ ba ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX đã đề ra chủ trương “thí điểm, rút kinh nghiệm để nhân rộng việc chuyển tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con”. Do đó, vấn đề công ty mẹ - công ty con đang được Đảng, nhà nước và các doanh nghiệp rất quan tâm. Để tìm hiểu về bản chất của mô hình công ty mẹ - công ty con và tìm hiểu về khả năng áp dụng mô hình công ty mẹ - công ty con vào nước ta và đóng góp ý kiến của mình đối với vấn đề Đảng và nhà nước quan tâm em quyết định chọn đề tài này. Bài viết còn nhiều thiếu sót và hạn chế, em mong thầy cô xem xét, sửa chữa và bổ xung thêm. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên : Nguyễn Thị Lan Hương B. Nội dung I. Những vấn đề chung về công ty mẹ - công ty con Để hiểu được bản chẩt của mô hình công ty mẹ_công ty con chúng ta xét khái niệm công ty mẹ_công ty con. Theo chuẩn mực quốc tế, công ty mẹ là công ty có một hoặc nhiều công ty con. Công ty con là công ty có vốn đầu tư của công ty mẹ, bị công ty mẹ chi phối bằng cách nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết hoặc nắm giữ quyền chỉ định đa số thành viên hội đồng quản trị hoặc nắm giữ quyền biểu quyết đa số trong hội đồng quản trị. Mô hình công ty mẹ_công ty con được thể hiện qua sơ đồ sau: Công ty mẹ Công ty con cấp 1 Công ty con cấp1 Công ty con cấp 2 Công ty con cấp 2 : Quan hệ trực tiếp : Quan hệ phối hợp Các công ty con có nhiều cấp trực thuộc trực tiếp, do công ty từng cấp đứng ra thành lập và quản lý. Công ty mẹ trực tiếp quản lý các công ty con cấp 1 nhưng theo hình thức tách biệt pháp lý. Công ty mẹ và công ty con được bình đẳng với nhau với pháp luật nhưng công ty con phụ thuộc công ty mẹ về vốn, chiến lược và phối hợp kinh doanh. Các công ty con cấp 2,cấp 3 … liên hệ trực tiếp với công ty cùng cấp để phối hợp kinh doanh trong các môi trường khác nhau. Các công ty con các cấp đều có tư cách pháp nhân độc lập theo luật pháp tưng nước theo môi trường kinh doanh cụ thể. II. Bản chất của mô hình công ty mẹ - công ty con Sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Nguyên nhân chủ yếu của sự xuất hiện chủ nghĩa tư bản độc quyền là sự tác động của cạnh tranh, sự xuất hiện của những thành tựu mới của khoa học_kỹ thuật và khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Các nguyên nhân trên dẫn đến quá trình tích tụ, tập trung sản xuất, hình thành các công ty, xí nghiệp khổng lồ, nghĩa là sản xuất ngày càng được tập trung . Trong những năm 1900, ở các nước Mỹ, Anh, Đức, Pháp đều có tình trạng là các xí nghiệp lớn chỉ chiếm 1% trong tổng số các xí nghiệp mà chiếm tới 3/4 tổng số sức hơi nước và điện lực, gần nửa tổng số công nhân và sản xuất ra gần nửa tổng số sản phẩm.Tập trung sản xuất đến mức độ cao như vậy trực tiếp dẫn đến sự hình thành các tổ chức độc quyền. Tổ chức độc quyền: là những xí nghiệp tư bản lớn hoặc liên minh giữa các xí nghiệp lớn nắm trong tay phần lớn những cơ sở sản xuất lớn hoặc tiêu thụ một số lớn loại hàng hóa, có khả năng hạn chế cạnh tranh, định giá độc quyền và thu được lợi nhuận độc quyền cao. Các hình thức tổ chức độc quyền phổ biến: Cacten, Xanhdica, Tơ-rớt, Cong-Xooc-Xiom, Cong-gơ-lô mê-rat. Cac-ten là một loại độc quyền về giá cả, về thị trường hoặc về quy mô sản xuất. Những thành viên tham gia Cac-ten vẫn giữ tư cách là một đơn vị độc lập ( cả về quyền sở hữu lần quyền sử dụng các điều kiện sản xuất). Đây là một hình thức liên minh độc quyền tương đối cố định, nhưng không vững chắc, đôi khi tan rã trước kì hạn của hiệp định. Xanh-di-ca là loại liên minh độc quyền cao hơn, ổn định hơn so với Cac-ten. Trong liên minh này việc mua nguyên vật liệu, bán hàng hóa (lưu thông) do một ban quản trị điều hành thống nhất. Nó không còn độc lập về sự lưu thông, nhưng vẫn độc lập về mặt sản xuất. Tơ-rớt là hình thức độc quyền mang hình thức công ty cổ phần. Các thành viên tham gia Tơ-rơt hoàn toàn mất tính độc lập. Việc sản xuất và lưu thông do một ban quản trị đảm nhiệm điều hành. Những thành viên tham gia Tơ-rớt chỉ là những cổ đông thu được lợi nhuận nhiều hay ít tùy theo số cổ phần của mình theo Tơ-rớt. Công-Xooc-Xi-Om là một trong những hình thức liên minh độc quyền cao hơn. Quy mô lớn hơn các hình thức trước rất nhiều. Một Công-xooc-xi-om có thể có hàng trăm xí nghiệp bao gồm nhiều nghành sản xuất-kinh doanh khác nhau: công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, bảo hiểm xã hội… do một nhóm nhà tư bản có lực lượng tài chính rất lớn khống chế. Hình thức này tuy chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số xí nghiệp nhưng lại chiếm một vị trí chủ chốt trong nền khinh tế. Trong những thập niên gần đây hình thức này phát triển thành hình thức Công-glô-me-rat là hình thức tổ hợp độc quyền khổng lồ, bao quát nhiều nghành, nhiều công nghệ khác nhau va có thể không liên quan đến nhau. Tổ chức độc quyền ra đời với vai trò to lớn, vai trò thống trị trong nước, mà trước hết là thống trị trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Không dừng lại ở đó, dộc quyền còn mở rộng sự thống trị trong lưu thông tư bản. Bản chất mô hình công ty mẹ-công ty con Để hiểu được bản chất của mô hình, trước hết ta hãy xem xét qua vai trò của ngân hàng. Trong giai đoạn trước kia, ngân hàng chỉ đơn thuần đóng vai trò môi giới trong thanh toán và trong tín dụng ngắn hạn. Các ngân hàng dần dần phát triển và tập trung thành một số ít cơ quan, thì chúng không còn là những trung gian nhỏ nữa, mà trở thành những tổ chức độc quyền vô cùng mạnh, sử dụng được hầu hết tổng số tư bản-tiền tệ của toàn thể bọn tư bản và tiểu chủ, cũng như phần lớn những tư liệu sản xuất và những nguồn nguyên liệu của một nước nhất định hay của nhiều nước. Việc biến đổi từ nhiều trung gian nhỏ thành một nhúm nhỏ những kẻ độc quyền là một trong quá trình chủ yếu của việc biến đổi từ chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa đế quôc tư bản. Sự tập trung của các ngân hàng: các ngân hàng nhỏ bị các ngân hàng lớn gạt ra ngoài và hàng loạt ngân hàng nhỏ trở thành chi nhánh của ngân hàng lớn. Những xí nghiệp lớn, nhất là các ngân hàng, không những chỉ nuốt những xí nghiệp nhỏ, những ngân hàng nhỏ, chúng còn làm cho những xí nghiệp nhỏ này "phụ thuộc" vào chúng, phục tùng chúng, sát nhập vào tập đoàn của "chúng" - tức là vào "Công - xooc - xi - ông" của chúng bằng cách "tham dự" vào tư bản của những ngân hàng nhỏ ấy, bằng lối mua hay trao đổi cổ phần, bằng chế độ tín dụng… Sự tích tụ và tập trung sản xuất trong nghành ngân hàng đã làm xuất hiện các tổ chức độc quyền ngân hàng, có quy mô lớn, có quyền lực vạn năng và sử dụng hầu hết tổng số tư bản tiền tệ của xã hội. Khi nắm trong tay một số tư bản tiền tệ lớn của xã hội, các tổ chức độc quyền ngân hàng bắt các xí nghiệp công nghiệp phải đặt quan hệ tín dụng cố định vào một ngân hàng và tập trung tất cả nghiệp vụ tài chínhcủa xí nghiệp vào tổ chức độc quyền ngân hàng này. Bằng cách đó, ngân hàng nắm trong tay các tài khoản của các nhà tư bản công nghiệp, ngân hàng có thể nắm được tình hình hoạt động của các nhà tư bản một cách chính xác, qua đó kiểm soát gây ảnh hưởn đến việc thu nạp hoặc mở rộng tín dụng, rồi sau cùng hoàn toàn quyết định vận mệnh của xí nghiệp công nghiệp công thương nghiệp tư bản, quyết định số thu nhập của các xí nghiệp… đó là vai trò lớn của ngân hàng. Ngoài ra, còn phát triển sự liên hợp cá nhân giữa các ngân hàng với xí nghiệp công thương nghiệp lớn, phát triển sự hợp nhất giữa những ngân hàng này với với những xí nghiệp kia bằng cách mua cổ phần, bằng cách đưa các giám đốc ngân hàng vào trong các hội đồng giám sát (hay quản trị) của các xí nghiệp công thương nghiệp và ngược lại. Sự liên hiệp cá nhân giưa các ngân hàng với các xí nghiệp công thương nghiệp được bổ sung bằng sự liên hiệp cá nhân giữ những ngân hàng và những xí nghiệp công nghiệp với chính phủ. Như vậy, một mặt là có sự dung hợp ngày càng chặt chẽ giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp mặt khác có sự cải biến các ngân hàng thành các công ty vạn năng. Sự xâm nhập hay dung hợp lẫn nhau ngày càng chặt chẽ giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng hình thành một quan hệ xã hội mới, một thứ tư bản mới, đó là tư bản tài chính. Theo V.Lê-Nin " Sự tập trung sản xuất, các tổ chức độc quyền sinh ra từ sự tập trung đó, sự hợp nhất hay sự gắn chặt vào nhau giữa ngân hàng và công nghiệp, đó là lịch sử sự hình thành tư bản tài chính và là nội dung khái niệm tư bản tài chính". Một nhóm nhỏ những chủ ngân hàng và công nghiệp độc quyền kếch xù khống chế toàn bộ sinh hoạt kinh tế và chính trị trong nước đó chính là bọn đầu sỏ tài chính. Bọn đầu sỏ tài chính khống chế các ngành kinh tế chủ yếu thông qua "chế độ tham dự" - chế độ cổ phiếu khổng chế. Bằng chế độ này người giám đốc kiểm soát công ty gốc (công ty mẹ), công ty gốc lại chỉ phối các công ty phụ thuộc vào công ty gốc (công ty con), các công ty con này lại chi phối các công ty cháu… Như vậy không cần có số vốn rất lớn mà người ta vẫn có thể nắm chắc được nhiều lĩnh vực rộng lớn. Thật thế, nếu có 50% sổ vốn là luôn đủ để kiểm soát một công ty cổ phần thì người giám đốc chỉ cần một triệu là có thể kiểm soát được 8 triệu vốn của các công ty cháu. Và cứ đẩy lối "tổ chức móc xích" như thế mãi thì với 1 triệu người ta có thể kiểm soát được 16 triệu, 32 triệu… Kỹ thuật, chỉ cần có 40% số cổ phần cũng đủ để quản lý các công việc của công ty, vì một số nào đó những cổ đông nhỏ ở rải rác, thực tế không có một khả năng nào để tham dự các cuộc họp cổ đông … Thực chất là việc "dân chủ hóa tư bản" - đó là việc một bộ phận ngày càng tăng người lao động có cổ phần trong các công ty cổ phần, trở thành chủ sở hữu với các nhà tư bản lớn, nhỏ khác nhau . . .chỉ là một thủ đoạn để tăng thế lực cho bọn đầu sỏ tài chính. Nhưng chế độ tham dự không phải chỉ dùng để làm cho thế lực của bọn độc quyền tăng lên vô cùng mà thôi đâu, ngoài ra nó còn cho phép dùng mưu đồ gian bỉ ổi không bị tội lỗi nào cả cho phép ăn cắp của công chúng, bởi vì, chính thức, đối với pháp luật, thì bọn giám đốc "công ty mẹ" không chịu trách nhiệm về công ty chi nhánh chúng có thể làm bất cứ điều gì, bất cứ cái gì cũng được. Đây là một ví dụ điển hình rút ra trong tập Tạp chí Ngân hàng ở Đức ra tháng 11-1914: "Công ty vô danh chế thép lòi so" ở Cat-xen, trước đây vài năm đang còn là một trong các xí nghiệp ở Đức có nhiều thu nhập hơn cả, nhưng vì quản lý kém nên các phần lời cổ phần của nó từ 15% nay tụt xuống không còn gì cả. Không cho những người có cổ phần biết, ban giám đốc đã cho một trong những công ty chi nhánh của nó, công ty Hat-xi-a mà số tư bản danh nghĩa chỉ có vài chụ mac thôi, vay một số vốn là 6 triệu Mac. Sổ sách kế toán của công ty mẹ không hề nói gì đến khoản vay đó của công ty mẹ. Đứng về mặt pháp lý mà nói, thì lờ đi như thế vẫn hoàn toàn hợp pháp và nó cứ lờ đi như thế trong 2 năm. Viên chủ tịch hội đồng giám sát, là người có trách nhiệm và đã kí chứng nhận cho các quyết toán gian lận đó, trước đây và hiện nay, vẫn làm chủ tịch phòng thương mại Cat-xen. Chỉ mãi rất lâu về sau, những người có cổ phần mới biết việc cho công ty Hat-xi-a vay tiền và các cổ phần của công ty "thép lòi xo" đã mất gần 100% giá trị và bị những người biết chuyện đem bán tống tháo đi. Ngoài chế độ tham dự, bọn đầu sỏ tài chính còn dùng những thủ đoạn khác để chi phối tiền của người khác, như lập ra các công ty bảo hiểm, các tơ-rớt đầu tư, các công ty mới, phát hành chứng khoán, kinh doanh công trái … Nếu như trong thời kì công nghiệp phồn thịnh, tư bản tài chính thu được những món lời vô cùng lớn, thì trong thời kì tiêu điều, những xí nghiệp nhỏ và những xí nghiệp bấp bênh tiêu vong đi, thì các ngân hàng lớn hoặc "tham dự" vào việc mua các xí nghiệp đó với giá rẻ mạt, hoặc tham dự vào những việc chỉnh lí và cải tổ có lời. Trong việc chỉnh lí những xí nghiệp thua lỗ, thì tư bản-cổ phần bị giảm xuống, nghĩa là tiền lời đều đem phân phối theo những số vốn ít hơn trước… Tất cả những việc chỉnh lí và cải tổ ấy đối với các ngân hàng, đều có hai ý nghĩa: Trước hết đó là việc làm có lợi và sau nữa là một cơ hội để giám sát các công ty bị quẫn bách ấy. Không dừng lại ở trong nước, tư bản tài chính thực hiện sự bành trướng thế lực, mở rộng thống trị ra các nước bằng cách xuất khẩu tư bản, xâm chiếm thị trường thuộc địa. Kết qủa là sự hình thành tư bản độc quyền quốc tế. Tư bản độc quyền quốc tế là liên minh các tổ chức độc quyền lớn nhất của các nước tư bản cùng nhau phân chia thị trường và nguồn nguyên liệu, định chính sách giá cả, quy mô sản xuất nhằm thu được lợi nhuận độc quyền cao. Xuất khẩu tư bản là phương tiện chủ yếu để tư bản tài chính mở rộng thống trị trên phạm vi quốc tế. Xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu là trực tiếp tham gia kinh doanh (đầu tư) và cho vay. Đó là việc đem tư bản ra nước ngoài nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao ở nước ngoài. Hình thức hoạt động chủ yếu của độc quyền quốc tế hiện nay là các Công-xác-xi-om và công ty xuyên quốc gia hay đa quốc gia. Các công ty xuyên quốc gia là những công ty của một quốc gia thực hiện kinh doanh quốc tế. Để kinh doanh quốc tế các công ty này có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Cũng có thể lập các "trạm trung gian" làm nhiệm vụ xuất khẩu, hoặc thực hiện các hợp đồng với công ty nước ngoài. Hợp động đó có thể thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ, cũng có thể là hợp đồng sản xuất, hoặc cao hơn nữa là thiết lập công ty chi nhánh của mình (công ty con). Chi nhánh là bộ phận cấu thành cơ bản của các công ty xuyên quốc gia và là bộ phận có vai trò quan trọng đối với công ty và cả nước chủ nhà. Để thực hiện việc cắm nhánh các công ty xuyên quốc gia đã sử dụng một số hình thức như: Xí nghiệp chi nhánh 100% vốn công ty (công ty 100% vốn nước ngoài). Để có được xí nghiệp 100% vốn của mình, các công ty xuyên quốc gia thường sử dụng một số phương thức như mua lại xí nghiệp của nước chủ nhà hoặc xây dựng mới theo các điều khoản của luật đầu tư. Hình thức liên doanh: có nhiều con đường để hình thành các xí nghiệp liên doanh: tham gia cổ phần vào các công ty đang hoạt động hoặc cùng góp vốn xây dựng mới ở nước chủ nhà. Ngày nay mô hình đang phát triển mạnh và hết sức đa dạng phong phú. Ngày nay với qúa trình quốc tế hóa lực lượng sản xuất được đẩy mạnh mẽ, biểu hiện ở qúa trình tích tụ và tập trung sản xuất đã làm cho hiện tượng xuyên quốc gia hóa trở nên phổ biến. Do vậy, một quốc gia dù ở trình độ thấp, song do "hiệu ứng" của qúa trình tích tụ và tập trung này nên vẫn có khả năng hiện thực để các công ty quốc gia của quốc gia đó vượt biên giới hoạt động quốc tế trở thành công ty xuyên quốc gia dưới những hình thức mới, đa dạng, phong phú thông qua các hình thức liên doanh liên kết. Như vậy, thực chất công ty mẹ là một nhà tài phiệt, quan hệ mẹ - con giữa công ty mẹ và công ty con là sự chi phối của nhà tài phiệt vào hoạt động kinh doanh của công ty con nhờ có vốn của nhà tài phiệt tại các công ty con đó. Nhà tài phiệt khác các công ty cổ đông thông thường ở chỗ, do có nhiều vốn nên cùng luc có thể là cổ đông của nhiều công ty. Vì là cổ đông của nhiều công ty, hơn thế nữa là cổ đông chi phối hoặc đặc biệt, nên nhà tài phiệt có thể có tác động đặc biệt đối với các hoạt động của công ty con. Thứ đến là khả năng hoạt động toàn diện của công ty mẹ vào các công ty mẹ vào các công ty con do cùng lúc có vốn tại nhiều công ty con nên có tầm nhìn bao quát toàn nghành, toàn thị trường, biết chỗ yếu chỗ mạnh của nhiều công ty để có nhiều công ty để có hành vi tác động chính xác tại mỗi công ty con cụ thể. III. Khả năng vận dụng mô hình công ty mẹ - công ty con trong nền kinh tế nước ta. 1. Sự cần thiết chuyển các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty mẹ - công ty con. Ngày 7-3-1994, thủ tướng chính phủ đã có các quyết định 90/TTG và 91/TTG về sắp xếp các liên hiệp xí nghiệp thành lập các tổng công ty 90 và tổng công ty 91 được thí điểm mô hình tập đoàn: Các tổng công ty ra đời nhằm thích ứng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; tiếp thu và tăng cường đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh; đáp ứng các đòi hỏi của quy luật tích tụ và tập trung sản xuất … Cho đến nay cả nước ta đã có 17 tổng công ty 91 và 77 tổng công ty 90. Các tổng công ty nhà nước chiếm 28.4% tổng số doanh nghiệp, nắm giữ khoảng 65% về tổng số vốn và 61% lao động trong khu vực doanh nghiệp nhà nước. Trong những năm qua, các tổng công ty đã bước đầu thể hiện vai trò trên một số mặt: tạo điều kiện đẩy nhanh qúa trình tích tụ, tập trung vốn, mở rộng sản xuất, đầu tư chiều sâu, mở rộng thị phần, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng.Các tổng công ty đã góp phần làm điều hòa và bình ổn giá cả trong nước, đặc biệt các mặt hàng nhạy cảm như xi măng, giấy, lương thực… đảm bảo cân đối lớn của nến kinh tế, nâng cao được khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu. Các tổng công ty đã chiếm khoảng 50% trong tổng giá trị sản phẩm của các doanh nghiệp nhà nước, các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách đạt khá. Hầu hết các tổng công ty đều đảm nhận các vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, đáp ứng các sản phẩm chủ yếu. Ổn định giá cả, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội. Bên cạnh những mặt đạt được, các doanh nghiệp này cũng đã bộc lộ một số khuyết điểm. Qua qúa trình hoạt động hầu hết các công ty đã bộc lộ một số mặt yếu kém về cả tổ chức và cơ chế tài chính: - Hầu hết việc thành lập các tổng công ty đều trên cơ sở tập hợp các doanh nghiệp nhà nước theo nghị định 388/HDBT (1991), với các quyết định hành chính theo kiểu gom đầu mối, liên kết ngang. Vì vậy, nhiều tổng công ty lúng túng trong điều hành và gặp không ít khó khăn, chưa trở thành một thể thống nhất, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp. Nội bộ các tổng công ty chưa thể hiện rõ các mối quan hệ tài chính, vốn, khoa học công nghệ, thị trường… nên chưa gắn được các đơn vị thành viên. Một trong những nguyên nhân khiến cho mô hình tổng công ty 90 và 91 không thể quản lý tốt các doanh nghiệp thành viên là địa vị pháp lý không rõ ràng. Quan hệ giữa ba đỉnh quyền lực trong các tổng công ty hiện nay (Hội đồng quản trị - tổng giám đốc - giám đốc các doanh nghiệp nhà nước thành viên) là kiểu quan hệ vừa gò bó, vừa lỏng lẻo, do không xác định được dứt khoát thẩm quyền và trách nhiệm. Nhiều nhà hoạt động thực tiễn cho rằng, tổng công ty là số cộng đơn giản giữa các doanh nghiệp nhà nước thành viên, tổng công ty không có thực quyền và có lúc, có nơi không có trách nhiệm. Quyền giao không đúng mức, trách nhiệm chung chung, lợi ích không có làm vai trò của tổng công ty mờ nhạt. Hơn nữa quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sẽ làm cho ngày càng nhiều doanh nghiệp không còn là thành viên của tổng công ty nữa, phạm vi quản lý của tổng công y 90 và 91 đã hẹp lại càng hẹp hơn, số doanh nghiệp không được quản lý bằng một cơ chế đặc biệt vốn đã ít lại càng ít hơn. - Cơ chế chính sách hiện nay còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, chưa có quy đinh rõ ràng về quản lý nhà nước đối với tổng công ty. Cơ chế tài chính chưa tạo điều kiện để sử dụng tối đa các nguồn vốn, nên các tổng công ty rất thiếu vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, chậm đổi mới công nghệ, sản phẩm kém khả năng cạnh tranh, hạn chế khả năng liên kết, liên doanh để mở rộng khả năng sản xuất. Thực trạng hoạt động của mô hình tổng công ty những năm qua cho thấy: cùng với quá trình đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, cần thiết phải đổi mới và chấn chỉnh lại tổ chức, cơ chế hoạt động của các tổng công ty với mục tiêu đưa các doanh nghiệp này trở thành đàu tàu cho sự phát triển, là nòng cốt và động lực cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, tiên phong đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động để cạnh tranh tốt với các tập đoàn lớn của nước ngoài không chỉ tại Việt Nam, mà còn trên thị trường quốc tế. Một trong những giải pháp được để cập đến là giải quyết mối quan hệ giữa tổng công ty với các doanh nghiệp thành viên thông qua mô hình công ty mẹ - công ty con. Lợi ích của việc chuyển tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty mẹ - công ty con. - Các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa vẫn có thể nằm trong vòng kiểm soát, điều tiết trực tiếp của nhà nước qua bàn tay công ty mẹ, điều mà tổng công ty 90 – 91 không làm được khi các doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi sở hữu không của nhà nước 100% như cũ. Công ty mẹ với doanh nghĩa cổ đông sẽ can thiệp vào công ty con. Nhưng tổng công ty bằng quan hệ hành chính không thể can thiệp vào các công ty con được khi các công ty con không còn là doanh nghiệp nhà nước nữa. - Với chức trách, thẩm quyền quản lý vốn nhà nước theo kiểu công ty thực sự, các công ty mẹ sẽ chủ động tích cực xử lý các doanh nghiệp nhà nước được giao quản lý, từ đó, qúa trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sẽ tích cực hơn nhanh chóng hơn. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiện nay chậm là do nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nguyên nhân liên quan đến mô hình quản lý nói trên: sự không mong muốn của chính các nhà quản lý trực tiếp doanh nghiệp nhà nước và sự thờ ơ của các tổng công ty 90-91. Một bên bị mất quyền lợi do quá trình cổ phần hóa, một bên thì chẳng nhận được gì, thậm chí cũng bị mất quyền lợi ở mức độ nhất định. Nhưng khi chuyển thành công ty mẹ, nhà nươc sẽ giao vốn của tất cả các doanh nghiệp nhà nước thành viên, trao quyền và trách nhiệm bảo toàn, sinh lợi số vốn này cho công ty mẹ. Các doanh nghiệp nhà nước sẽ trở thành đối tượng định đoạt của công ty mẹ. Các công ty mẹ sẽ tìm mọi biện pháp để thực hiện nghĩa vụ bảo toàn và sinh lơi vốn trước nhà nước. Cơ chế quản lý nhà nước đối với công ty mẹ cũng là cơ chế tự hoạch toán. Với quyền hành mới, vì trách nhiệm và lợi ích của chính mình, các công ty mẹ sẽ không thờ ơ với tình trạng yếu kém của nhiều doanh nghiệp nhà nước thành viên. Họ sẽ cổ phần các doanh nghiệp này, biến chúng thành công ty con. Với những doanh nghiệp nhà nươc không thể hoặc chưa thể cổ phần hóa, công ty mẹ sẽ biến chúng thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Công ty mẹ là chủ sở hữu trực tiếp các doanh nghiệp nhà nước này, buộc chúng phải hoạt động theo định hướng của mình. - Với mô hình công ty mẹ - công ty con, mà cụ thể là cơ chế cổ đông, các công ty mẹ chắc chắn sẽ quản lý các công ty con một cách thường xuyên, sâu sắc hơn công ty 90-91. Thông qua người đại diện của mình tại các công ty con, công ty mẹ có thể nắm bắt chính xác, kịp thời tình hình sản xuất – kinh doanh tại đây. Bằng sự chỉ đạo của tập thể đứng đằng sau người đại diện công ty mẹ tại công ty con, các công ty mẹ có nhiều khả năng ảnh hưởng tích cực đến họat động của công ty con. Đó là điều không thể có trong các công ty hiện nay. Cách thức chuyển đổi các tổng công ty 90-91 sang mô hình công ty mẹ - công ty con. Việc chuyển tổng công ty sang mô hình công ty mẹ - công ty con là một mô hình hết sức mới mẻ ở Việt Nam, phải có con đường khả thi cho việc chuyển tổng công ty 90-91 sang mô hình công ty mẹ - công ty con, cụ thể: Nhà nước ban hành luật mới cho loại hình doanh nghiệp này. Công ty mẹ là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt. Nó không thuần túy là một doanh nghiệp nhà nước để được điều chỉnh theo luật nhà nước doanh nghiệp nhà nước hiện hành, bởi có hai tình tiết đặc thù: - Một là, công ty mẹ hoạt động tài chính là chủ yếu. Về mặt này, chúng có “họ gần” với các công ty tài chính, các ngân hàng đầu tư. - Hai là, công ty mẹ phải thực hiện nhiệm vụ chính trị khi can thiệp vào các công ty con chứ không thuần túy theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Có nghĩa là, một công ty tài chính hay môt ngân hàng đầu tư, khi bỏ tiền ra mua cổ phần tại một công ty nào đó, họ quan tâm chủ yếu đến cổ tức. Mọi sáng kiến chỉ nhằm vào việc làm sao cho lợi nhuận công ty tăng lên, lợi nhuận của mình tăng lên. Nhưng công ty mẹ khi đòng vai trò một cổ đông trong các công ty con còn có chức năng, nhiệm vụ làm cho hoạt động của công ty con diễn ra theo hướng của nhà nước. Đó chính là vai trò chỉ đạo của công ty mẹ với tư cách một công ty nhà nước. Vì lẽ trên, công ty mẹ - công ty con cần được điều chỉnh bằng một luật riêng. Nội dung của luật bao gồm toàn bộ các chế định về hình thức tổ chức và phương thức hoạt động, quản lý của loại hình công ty mẹ đối với công ty con. Vai trò chức năng của công ty mẹ. - Công ty mẹ điều tiết công ty con về các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật, kế hoạch và chế độ nhà nước, không chỉ dừng lại ở chức năng người chủ sở hữu thuần túy. - Chuyển phương thức quản lý hành chính của tổng công ty 90-91 sang phương thức điều tiết qua địa vị pháp lý của một cổ đông. Sự điều tiết của công ty mẹ đối với công ty mẹ có hiệu lực cao hay thấp phục thuộc vào số vốn của công ty mẹ tại công ty con đó và sự xuất sắc của người đại diện. Đương nhiên, công ty mẹ phải tìm cách giành tại các công ty con bằng cong đường tăng cổ phần và qua sự tập trung cố vấn để người đại diện của mình tại các công ty con hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đại diện. - Về địa vị pháp lý trước nhà nước: công ty mẹ là một đơn vị hoạch toán kinh tế, dùng vốn nhà nước để đầu tư lấy lợi nhuận cổ phần để trang trải chi phí quản lý và nộp ngân sách theo định mức. - Với số vốn do nhà nước giao quản lý, bộ máy quản lý công ty mẹ chọn nơi đầu tư để trở thành cổ đông, cử đại diện cho công ty mẹ tại công ty con. Đó là nội dung quản lý của công ty mẹ. Phương thức chuyển đổi. Sau khi có luật, các tổng công ty 90-91 hiện hành sẽ được tổ chức và chuyển sang mô hình công ty mẹ - công ty con theo từng phương án cụ thể, giống như phương án cổ phần hóa từng doanh nghiệp nhà nước. Trong số 17 tổng công ty 91 và 77 tổng công ty 90, có nhiều công ty không chuyển được hoặc không chuyển ngay được chúng tạm thời tồn tại dưới hình thức cũ, khi nào có điều kiện thì chuyển. Các doanh nghiệp nhà nước (thành viên của các tổng công ty) sẽ được chuyển thành các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần bằng con đường cổ phần hóa. Những doanh nghiệp nhà nước không cổ phần hóa được sẽ chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Các tổng công ty 90-91 sẽ chuyển thành cổ đông của các công ty cổ phần trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thành viên của các công ty trách nhiệm hữu hạn và chủ thể của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Về mặt tài chính sẽ diễn ra các quá trình sau: - Chuyển giao vốn của tất cả các doanh nghiệp nhà nước vào tài khoản vốn của công ty mẹ. Vốn này cùng với vốn nhà nước trông các công ty cổ phần làm thành vốn điều lệ của công ty mẹ. Công ty mẹ chính thức nhận và chịu trách nhiệm trước nhà nước về số vốn này về hai mặt này: bảo toàn giá trị và sinh lợi. - Các công ty mẹ làm thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, đối với các doanh nghiệp nhà nước chưa có kế hoạch cổ phần hóa, cần tiếp tục duy trì hình thức doanh nghiệp nhà nước trong một thời gian nào đó và lập phương án chrủ quản công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên này theo luật doanh nghiệp hiện hành. - Các công ty mẹ tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, biến chúng thành các công ty con và thiết lập quan hệ quản lý theo luật công ty nhà nước. - Riêng các doanh nghiệp nhà nước thuộc tổng công ty 90-91 chưa chuyển sang mô hình tổng công ty mẹ - công ty con vẫn hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước. Đó là giai đoạn quá độ cần có, nhưng không nên kéo dài. Việc áp dụng mô hình công ty mẹ - công ty con vào nước ta là hết sức cần thiết, để áp dụng thành công mô hình là việc hết sức khó khăn, do đó cần phải có những bước đi cụ thể cần thiết. Thực trạng việc áp dụng mô hình công ty mẹ - công ty con ở nước ta. Nghị quyết hội nghị lần thứ ba ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX đã đề ra chủ trương thí điểm, rút kinh nghiệm để nhân rộng việc chuyển tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty con. Hiện nay nước ta có 21 doanh nghiệp được phép tổ chức thí điểm mô hình công ty mẹ - công ty con. Trong số này có 11 tổng công ty (5 tổng công ty 91 và 6 tổng công ty 90) và 10 tổng công ty ( 2 thành viện tổng công ty, 7 công ty độc lập trực thuộc bộ, hoặc địa phương và 1 liên hiệp thuốc là Khánh Hòa). Tổng công ty hàng không Việt Nam là đơn vị đầu tiên xây dựng, dựng đề án thành lập doanh nghiệp theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Công ty xây lắp, xuất khẩu vật liệu và kỹ thuật xây dựng thuộc bộ xây dựng là đơn vị đầu tiên được chấp nhận cho phép làm thí điểm. Công ty CONTREXIM được phép thực hiện thí điểm mô hình công ty mẹ - công ty con và đã đạt được nhiều điểm tiến bộ so với các mô hình doanh nghiệp nhà nước khác. Mô hình tổ chức “công ty mẹ - công ty con” của CONTREXIM là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh được thực hiện bởi sự liên kết của nhiều pháp nhân doanh nghiệp độc lập hoạt động trên nhiều lĩnh vực và địa bàn khác nhau để tạo thế mạnh chung. Công ty mẹ được hình thành trên cơ sở giữ nguyên pháp nhân của CONTREXIM. Các công ty con có 3 loại gồm: 4 công ty là doanh nghiệp nhà nước 100% vốn nhà nước trong đó có 2 công ty được hình thành trên cơ sở các đơn vị trực thuộc CONTREXIM, một công ty được thành lập mới trên cơ sở dự án đầu tư được phê duyệt, một công ty được tiếp nhận từ UBND thành phố Hải Phòng, 2 công ty con là công ty TNHH hình thành trên cơ sở góp vốn của CONTREXIM với hai công ty TNHH sẵn có ở Hà Nôi và TP Hồ Chí Minh. Một công ty con là công ty cổ phần hình thành trên cơ sở cổ phần hóa một đơn vị trực thuộc. Như vậy trong cơ cấu của CONTREXIM có nhiều loại hình công ty là các pháp nhân độc lập và chịu sự điều chỉnh của các luật tương ứng. Giữa chúng còn có những mối quan hệ ràng buộc nhất định, được quy định trong điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty mẹ, các công ty con. Mức độ quan hệ tài chính giữa công ty mẹ với các công ty con tùy thuộc vào quan hệ sở hữu về vốn: quan hệ chặt chẽ là các công ty con 100% vốn nhà nước, mềm mại là các công ty cổ phần mà công ty mẹ có cổ phiếu chi phối, lỏng lẻo là các công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trong đó công ty mẹ chỉ đóng góp một tỉ lệ vốn nhất định. Công ty mẹ chi phối các công ty con thông qua ảnh hưởng của thị trường,về chiến lược kinh doanh.Giữa các loại hình doanh nghiệp nhà nước có sự đan xen,hỗ trợ nhau cùng nhau phát triển.Khả năng chi phốicủa doanh nghiêp nhà nước đối với các thành phần kinh tế khác được duy trì trên cơ sở định hướng chiến lược, thị trường, công nghệ…Dựa trên quan hệ tài chính với các mức độ khác nhau, việc huy động vốn của các thành phần kinh tế được thuận lợi, qúa trình tích tụ, tập trung vốn được đẩy mạnh. Việc mở rộng áp dụng mô hình này là hướng đi quan trọng để tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tiến tới hoạt động theo một bộ luật doanh nghiệp thống nhất ở nước ta. - Tạo ra cơ sở để giải quyết tốt mối quan hệ trong nôi bộ doanh nghiệp nhà nước theo hướng nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của những thành viên. Các quan hệ bước đầu đi vào thực chất hơn chứ không chỉ mang tính chất hành chính, mệnh lệng, thu nạp. Điều này khắc phục hạn chế của mô hình tổng công ty đang áp dụng hiện nay. - Việc áp dụng mô hình này cho phép chúng ta đất mạnh tiến trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp nhà nước không làm yếu đị doanh nghiệp đó như một số tổng công ty gặp phải, ngược lại cho phép huy động thêm nguồn lực xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh mà vai trò chủ đạo khinh tế nhà nước vẫn được đảm bảo. - Đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đôi với doanh nghiệp nhà nước. Nhờ cơ chế đóng góp vốn linh hoạt thông qua hình thành mối quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con đã tạo điều kiện cho nhà nước phát triển về quy mô, năng lực ngày càng lớn mạnh vượt qua phạm vi một nghành, một lĩnh vực, quốc gia để từ đó hình thành nên những tập đoàn kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Mặc dù trê cơ sở nghiênc cứu, vận dụng những lý luận và kinh nghiệm ở một số nước đã thực hiện nhưng mô hình công ty mẹ - công ty con đối với nước ta là hoàn toàn mới mẻ. Chính vì vậy việc áp dụng mô hình này đòi hỏi phải thận trọng, vừa làm vừa tổng kết rút kinh nghiệm chấn chỉnh lưu ý là không phải doanh nghiệp nhà nước nào cũng có thể áp dụng được mô hình này. Tuy nhiên, thực tế nước ta hiện nay doanh nghiệp nhà nước chưa đủ điều kiện áp dụng mô hình công ty mẹ - công ty con vẫn cứ tiến hành áp dụng. Cụ thể: Nhiều công ty (tổng công ty) được thí điểm chưa đủ vốn để thực hiện một chức năng làm mẹ. Theo kết quả kiểm kê tại thời điểm 0h ngày 01/01/2000 do Bộ tài chính tiến hành cthì vốn kinh doanh của các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp chuyển mang mô hình công ty mẹ - công ty con Tên doanh nghiệp Vốn kinh doanh (tỷ đồng) Công ty XNK&KTXD (Contrexim) Công ty đầu tư và phát triển xây dựng Công ty điện III Công ty vận tải và thuê tàu Công ty vàng bạc đá qúy TP.SJC Công ty văn hóa tổng hợp bến thành Nha máy thuốc là Khánh hòa TCT xây dựng Bạch Đằng TCT đường sông Miền nam TCT thủy sản Việt Nam TCT địa ốc Sài Gòn TCT du lịch Sài Gòn TCT xây dựng Sài Gòn TCT vật liệu xây dựng Sài Gòn TCT hàng hải Việt Nam TCT công nghiệp tàu thủy TCT lương thực miền nam TCT hàng không Việt Nam TCT dệt may Việt Nam 15.376 11.322 52.471 83.502 80.679 23.988 64.523 49.20 79.60 334.98 366.12 790.33 246.00 127.28 4352.10 788.520 969.081 3587.740 4895.207 Qua bảng trên ta thấy: chỉ có một tổng công ty (Du lịch Sài Gòn) trong số 7 tổng công ty 90 là có vốn vượt yêu cầu tối thiểu được quy định (500 tỷ đồng). Thêm vào đó, đây là vốn kinh doanh (bao gồm vốn ngân sách, vốn đi vay và vốn bổ sung) chứ không phải là vốn điều lệ. Hơn nữa, vốn của các công ty chính là vốn đã nằm sẵn trong các công ty thành viên từ trước khi có tổng công ty, chứ không phải vốn do tổng công ty đầu tư cho các doanh nghiệp thành viên. Như vậy liệu tổng công ty hoặc công ty lấy vốn từ đâu đầu tư vào các công ty con? Các công ty 91 tuy có vốn kinh doanh lớn hơn nhưng cũng nằm trong tình trạng tương tự. Các doanh nghiệp vẫn được phép làm thí điểm do: - Tư tưởng chuyển đổi ồ oạt các doanh nghiệp nhà nước độc lập, các tổng công ty không đủ điều kiện tiếp tục tồn tại theo quyết định 58/2002/QD-TTG sang mô hình này để hy vọng vẫn được tồn tại là doanh nghiệp nhà nước (theo mô hình mới). Việc chuyển đổi ồ oạt trong những năm qua đã cho chúng ta những bài học khá đắt mà hậu qủa của nó hiện tại vẫn chưa được khắc phục (đồng loạt chuyển đổi các liên hiệp xí nghiệp sang mô hình tổng công ty là thí dụ). - Gần đây chúng ta có chủ trương hạn chế việc thành lập mới những doanh nghiệp nhà nước khi chưa hội đủ các điều kiện và ngừng thành lập tổng công ty thì một số đã tìm cách "lách" bằng cách "rất tích cực" hưởng ứng chủ trương chuyển đổi tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Người tích cực nhất là các công ty không thuôc diện nhà nước nắm 100% vốn sở hữu. Thực chất vấn đề ở đây là một số doanh nghiệp nhà nước muồn chuyển các đơn vị phụ thuộc hoặc chi nhánh thành các doanh nghiệp nhà nước độc lập - công ty "con" để mình được lên "làm mẹ" nhằm đạt được quyền quyết định, áp dụng cơ chế tiền lương ... tương ứng với các tổng công ty 90. Công ty "mẹ" cũng có lợi, công ty "con" cũng có lợi chỉ có nhà nước là thiệt hại. - Một số công ty được thì điểm theo mô hình đã giải quyết vốn bằng cách đề nghị được cấp vốn bổ sung từ ngân sách cho công ty mẹ để đầu tư vào công ty con. Tình trạng xin được cấp vốn (trong đó có vốn bổ sung) sau khi doanh nghiệp được thành lập diền ra thường xuyên trong những năm qua. - Nghị quyết hội nghị lần ba ban chấp hành trung ương khóa IX ghi rõ "thí điểm, rút kinh nghiệm để nhân rộng việc thực hiện chuyển công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con" chúng ta đã làm sai nghị quyết của Đảng. Mới bắt đầu thí điểm, chưa rút được kinh nghiệm đã vội vàng nhân rộng, chỉ thí điểm với tổng công ty nhà nước nhưng có tới 10/21 doanh nghiệp không phải là các tổng công ty nhà nước. - Một trong các cái thiếu nhất của ta khi chuyển nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị trường là khung pháp lý. Nhiều văn bản pháp quy mới đưa ra áp dụng đã thấy không sát với thực tế. Ta phải trả giá đắt cho việc vội vàng đó. IV. Kết luận Việc áp dụng mô hình công ty mẹ - công ty con vào nước ta là cần thiết, tuy nhiên để áp dụng thành công mô hình này, tận dụng được những ưu điểm của mô hình ta phải có những chiến lược, kế hoạch cụ thể, việc thực hiện kế hoạch phải có sự quản lý chặt chẽ của Đảng, nhà nước tránh việc áp dụng ồ oạt như hiện nay. Mặt khác qua nghiên cứu bản chất của mô hình công ty mẹ - công ty con mặt hạn chế của độc quyền tự nhiên vẫn lớn hơn mặt ưu điểm, do đó phải trên cơ sở nhận thức rõ những hạn chế rất cơ bản của độc quyền tự nhiên để có giải pháp điều tiết đúng đắn đối với mô hình công ty mẹ - công ty con. Điều này đòi hỏi phải tảo ra một môi trường kinh doanh thực sự lành mạnh, đặc biệt bằng pháp luật phải tuyển chọn và sử dụng đội ngũ cán bộ đủ mạnh, đủ năng lực. Tài liệu tham khảo Lê Nin toàn tập - tập 22 Sách : Kinh tế chính trị Mac-Lenin . NXB Giáo dục. Tạp chí: Kinh tế và dự báo số 4/200 Bài : Vài suy nghĩ về đổi mới doanh nghiệp nhà nước qua mô hình công ty mẹ - công ty con. Kinh tế và dự báo số 12/2002 Bài : Một số vấn đề tổ chức quản lý các tổng công ty theo mô hình hoạt động công ty mẹ - công ty con. – Phan Chu Minh Kinh tế Việt Nam số 151. Bài : Song sinh mẹ và con - Phạm Quang. Mục lục Lời mở đầu Nội dung Những vấn đề chung về mô hình công ty mẹ - công ty con. Bản chất của mô hình công ty mẹ - công ty con Sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền Bản chất của mô hình công ty mẹ - công ty con Khả năng áp dụng mô hình công ty mẹ - công ty con ở nước ta. 1. Sự cần thiết chuyển đổi các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nhà nước sang mô hình công ty mẹ - công ty con. 2. Cách thức chuyển đổi các tổng công ty 90-91 sang mô hình công ty mẹ - công ty con. 3. Thực trạng việc áp dụng mô hình công ty mẹ - công ty con ở nước ta. IV. Kết luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34604.doc
Tài liệu liên quan