Tóm tắt.
MODFLOW là mô hình mô phỏng trạng thái chuyển động và cân bằng nước dưới đất
phổ dụng nhất hiện nay trên thế giới, được sử dụng bởi hàng ngàn tổ chức và cơ quan, các hãng tư
nhân, áp dụng trên các khu vực quốc tếở hơn 90 quốc gia khác nhau và đang chứng tỏ là một
trong những mô hình rất hiệu quả.
Nghiên cứu này nỗ lực ứng dụng mô hình MODFLOW trên
miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị, nhằm mục đích tạo công cụ tính toán các thông số nước dưới đất
phục vụ công tác quy hoạch, quản lý và khai thác nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị,
đáp ứng mục tiêu bảo vệ tài nguyên và phát triển bền vững.
9 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2389 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khả năng áp dụng mô hình MODFLOW tính toán và dự báo trữ lượng nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 372‐380
Khả năng áp dụng mô hình MODFLOW tính toán và dự báo
trữ lượng nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị
Trần Ngọc Anh*, Nguyễn Trần Hoàng,
Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Tiền Giang
Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 25 tháng 11 năm 2009
Tóm tắt. MODFLOW là mô hình mô phỏng trạng thái chuyển động và cân bằng nước dưới đất
phổ dụng nhất hiện nay trên thế giới, được sử dụng bởi hàng ngàn tổ chức và cơ quan, các hãng tư
nhân, áp dụng trên các khu vực quốc tế ở hơn 90 quốc gia khác nhau và đang chứng tỏ là một
trong những mô hình rất hiệu quả. Nghiên cứu này nỗ lực ứng dụng mô hình MODFLOW trên
miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị, nhằm mục đích tạo công cụ tính toán các thông số nước dưới đất
phục vụ công tác quy hoạch, quản lý và khai thác nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị,
đáp ứng mục tiêu bảo vệ tài nguyên và phát triển bền vững.
Từ khóa: MODFLOW, nước dưới đất, Quảng Trị.
1. Giới thiệu mô hình MODFLOW
372
_______
1.1. Giới thiệu chung
Bộ phần mềm Visual Modflow bao gồm ba
phần mềm chính và nhiều mô-đun phụ trợ [1].
Phần mềm Modflow dùng để tính toán trữ
lượng, chất lượng và phân bố dòng chảy ngầm.
Phần mềm ModPath có chức năng tính hướng
và tốc độ các đường dòng khi nó vận động
xuyên qua hệ thống các lớp chứa nước. Phần
mềm MT3D phối hợp với Modflow có chức
năng tính toán quá trình khuếch tán và vận
chuyển cùng các phản ứng hoá học khác nhau
của các vật chất hoà tan trong hệ thống dòng
chảy ngầm.
Tác giả liên hệ. ĐT: 84-4-38584943
E-mail: tnanh2000@yahoo.com
Phiên bản gốc do các tác giả Nilson
Guiguer, Thomas Franz, Partrick Delaney và
Serguei Shmakov xây dựng, và các phiên bản sử
dụng do hãng Waterloo Hydrogeologic cung cấp.
1.2. Phương trình cơ bản
Toàn bộ sự biến thiên độ cao mực nước
dưới đất được mô tả bằng một phương trình đạo
hàm riêng như sau:
xx yy zz s
h h hK K K W hS
x x y y z z
t
(1)
trong đó: Kxx, Kyy, Kzz: hệ số dẫn nước theo
phương x, y và z và là các hàm số phụ thuộc
không gian Kxx = Kxx(x,y,z), Kyy = Kyy((x,y,z),
Kzz = Kzz(x,y,z); W=W(z,y,z,t): hàm lượng trữ;
Ss: hệ số nhả nước đàn hồi, Ss =Ss(x,y,z); h: cốt
cao mực nước.
T.N. Anh và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 372‐380 373
Phương trình (1) cùng với các điều kiện
biên, điều kiện ban đầu của lớp chứa nước tạo
thành một mô hình toán học về dòng chảy nước
dưới đất. Để giải phương trình (1), người ta
phải tìm hàm số thoả mãn (1) và thoả
mãn các điều kiện biên. Sự biến động của giá trị
theo thời gian xác định bản chất dòng chảy,
từ đó tính được trữ lượng lớp chứa nước và các
hướng dòng chảy. Việc tìm lời giải giải tích
của phương trình (1) chỉ thực hiện
được khi miền nghiên cứu được mô phỏng
tường minh bằng hàm toán học. Tuy nhiên
trong thực tế, miền thấm có điều kiện rất phức
tạp, do đó người ta buộc phải giải bằng các
phương pháp gần đúng. Có nhiều phương pháp
giải phương trình (1), và trong mô hình
Modflow sử dụng phương pháp sai phân hữu
hạn theo 3 chiều [1].
zyxh ,,
h
h tzyx ,,,
1.3. Các điều kiện biên
Trong mô hình MODFLOW các điều kiện
biên tính toán có thể sơ bộ chia thành các loại
như sau:
- Điều kiện biên giới hạn theo không gian
nằm ngang, là các biên xung quanh của miền
tính toán chủ yếu là các biên mô tả sự gia nhập
của các dòng ngầm từ các vùng lân cận.
- Điều kiện biên “nội” trên bề mặt: biên
sông (đóng vai trò là miền cấp và miền thoát),
điều kiện biên thoát (qua rãnh thoát nước
ngầm...), biên mực nước không đổi (hồ lớn,
biển và đại dương), các giếng hút hoặc ép nước
- Điều kiện biên theo phương thẳng đứng:
biên bốc hơi và bổ cập (chủ yếu từ giáng thủy
trên bề mặt)
2. Giới thiệu vùng nghiên cứu
Quảng Trị là một tỉnh thuộc khu vực Bắc
Trung Bộ, trong phạm vi từ 16 018’ đến 17010’
vĩ độ Bắc; 106032’ đến 107024’ kinh độ Đông.
Về phía Bắc, giáp tỉnh Quảng Bình; phía Nam
giáp tỉnh Thừa Thiên Huế; phía Tây giới hạn
bởi biên giới Việt – Lào và phía Đông là Biển
Đông, chiều dài bờ biển là 75 km. Tỉnh có tổng
diện tích tự nhiên vào khoảng 4746 km2 với 10
đơn vị hành chính, gồm 8 huyện và 2 thị xã,
trong đó miền đồng bằng chiếm khoảng 34%
với diện tích - 1627 km2.
Miền đồng bằng được giới hạn về phía
Đông bởi Biển Đông, phía Tây là vùng gò đồi,
phía Nam là ranh giới với tỉnh Thừa Thiên –
Huế, phía Bắc là ranh giới với tỉnh Quảng Bình
bao gồm 93 phường xã thuộc 5 huyện và 2 thị
xã (hình 1). Miền đồng bằng là nơi tập trung
chủ yếu các hoạt động phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh, nhu cầu sử dụng nước cao trong khi
nguồn nước mặt chưa đáp ứng được do một
phần bị ô nhiễm và một phần bị nhiễm mặn qua
các cửa sông. Do vậy, nước dưới đất là một nguồn
dự trữ và đóng vai trò quan trọng trong các kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh [2].
3. Áp dụng mô hình MODFLOW tính toán
và dự báo biến động trữ lượng nước dưới đất
miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị
3.1. Lưới sai phân
Từ các tài liệu điều tra thăm dò địa chất, địa
chất thủy văn tỉnh Quảng Trị từ trước đến nay
[3-5] nghiên cứu này tiến hành phân tích và mô
hình hóa điều kiện địa chất thủy văn cho vùng
nghiên cứu, bao gồm:
Khu vực miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị
với giới hạn như trên được rời rạc hóa thành các
ô lưới tính toán để tích phân hệ phương trình cơ
bản áp dụng trong mô hình MODFLOW nhằm
mô tả các quá trình động thái nước dưới đất. Từ
điều kiện số liệu về địa hình và các tầng chứa
nước, khu vực nghiên cứu được chia thành
mạng lưới các ô (cell) với kích thước mỗi ô là
T.N. Anh và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 372‐380
374
1km x 1km, cụ thể gồm 56 cột và 68 hàng với
3808 ô như trên hình 2 (với các ô không hoạt
động phía Tây ứng với khu vực miền núi và gò
đồi, và ô mực nước không thay đổi phía Đông
ứng với Biển Đông).
Theo mặt cắt thẳng đứng, trong mô hình mô
tả 5 tầng chứa và cách nước. Lớp 1 là tầng chứa
nước Holocen bao gồm toàn bộ trầm tích phân
bố không liên tục. Lớp 2 là lớp cách nước trầm
tích Holocen phân bố không liên tục. Lớp 3 là
tầng chứa nước trầm tích Pleistocen phân bố
liên tục trên toàn vùng nghiên cứu. Lớp 4 là
tầng chứa nước trầm tích Neogen phân bố
không liên tục. Lớp 5 lót dưới tầng chứa nước
Neogen là trầm tích O – S3 1 hệ tầng Long Đại.
Hình 3 mô tả một mặt cắt điển hình của hệ
thống gồm 5 lớp trên, có độ sâu cực đại hơn
200m đến tầng đá gốc.
Hình 1. Sơ đồ ranh giới vùng nghiên cứu. Hình 2. Lưới sai phân khu vực nghiên cứu.
Hình 3. Mô tả lát cắt thẳng đứng Tây - Đông điển hình trong khu vực nghiên cứu.
T.N. Anh và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 372‐380 375
3.2. Hệ số thấm và hệ số nhả nước
Hệ số thấm và hệ số nhả nước được lấy từ
số liệu của Báo cáo tìm kiếm nước dưới đất
vùng Hồ Xá, Đông Hà, Tây Đông Hà, Gio Linh
(Liên đoàn địa chất thủy văn và địa chất công
trình Bắc Trung Bộ)[5]. Lớp 1 có chiều dày từ
2,5 đến 20m, trung bình là 12 m. Hệ số thấm
biến đổi từ 0,47 đến 16,31 m/ng. Chiều dày lớp
2 thay đổi từ 10 – 20 m, trung bình 15 m, hệ số
thấm rất nhỏ từ 0,0001 – 0,001 m/ng. Lớp 3 là
tầng chứa nước Pleistocen chiều dày từ 10 – 25
m, hệ số thấm thay đổi từ 2,04 – 30,95 m/ng,
trung bình 9,2 m/ng. Chiều dày lớp 4 biến đổi
từ 10 đến 60m, hệ số thấm từ 8,06 – 37,69
m/ng, trung bình 15,53 m/ng. Lớp 5 có hệ số
thấm rất kém nên trong mô hình được xem là
lớp cách nước.
3.3.Điều kiện biên và dữ liệu khí tượng thủy văn
Các điều kiện biên về địa hình bề mặt lấy
trên cơ sở bản đồ số hóa độ cao (DEM) theo
cao độ quốc gia. Các điều kiện biên địa hình
đáy sông lấy theo tài liệu đo đạc các mặt cắt
ngang kế thừa từ nghiên cứu của Nguyễn Tiền
Giang và nnk (2006) [6]. Điều kiện biên phía
Bắc, phía Nam và phía Tây của khu vực nghiên
cứu giả thiết là không có trao đổi dòng ngầm.
Biên phía Đông được mô hình hóa là biên H =
const, lấy theo mực nước biển trung bình nhiều
năm.
Giá trị mưa và bốc hơi trên bề mặt được lấy
theo số liệu trạm Đông Hà. Mực nước trên các
sông được lấy theo số liệu quan trắc của các
trạm thủy văn Gia Vòng, Đông Hà, Thạch Hãn,
Cửa Việt.
Calculated vs. Observed Head : Time = 1.16 daysl l t . : i .
Num. of Data Points : 23
Standard Error of the Estimate : 0.389 (m)Max. Residual: 4.634 (m) at QT12/POINT #1
Root Mean Squared : 1.847 (m)Min. Residual: 0.063 (m) at G307/POINT #1
Normalized RMS : 2.752 ( % )Residual Mean : 0.3 (m)
Correlation Coefficient : 0.991Abs. Residual Mean : 1.49 (m)
Observed Head (m)
-3.3 16.7 36.7 56.7
C
al
cu
la
te
d
H
ea
d
(m
)
-3
.3
16
.7
36
.7
56
.7
Layer #1
Layer #3
Layer #4
95% confidence interval
95% interval
Hình 4. So sánh cốt cao mực nước thực đo và tính toán tại các giếng.
T.N. Anh và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 372‐380 376
3.4. Hiệu chỉnh bộ thông số mô hình
Trước khi tính toán trữ lượng khai thác
nước dưới đất, tiến hành hiệu chỉnh mô hình
bằng cách giải bài toán ngược ổn định để sơ bộ
chính xác hóa các thông số địa chất thủy văn
được thí nghiệm ngoài thực địa và kiểm tra điều
kiện biên của mô hình. Bài toán kết thúc khi sai
số giữa mực nước tính toán với mực nước thực
đo đạt yêu cầu. Trong khuôn khổ nghiên cứu
này, số liệu thực đo của 20 lỗ khoan được sử
dụng để làm tài liệu hiệu chỉnh. Hình 4 biểu
diễn quan hệ giữa mực nước thực đo và tính
toán, với sai số RMS là 2.57%, đạt loại tốt.
6
8
10
12
14
16
1/1
/19
77
1/1
/19
79
1/1
/19
81
1/1
/19
83
1/1
/19
85
1/1
/19
87
1/1
/19
89
1/1
/19
91
1/1
/19
93
1/1
/19
95
1/1
/19
97
1/1
/19
99
Thời gian (ngày)
C
ốt
ca
o
m
ực
nư
ớc
(m
)
Cốt cao mực nước thực đo Cốt cao mực nước tính toán
Hình 5. So sánh chuỗi thời gian cốt cao mực nước thực đo và tính toán.
Nhằm mục đích tính toán mô đun dòng
ngầm trung bình năm, trung bình mùa kiệt và
trung bình tháng kiệt nhất và làm cơ sở cho việc
dự báo sự biến động trữ lượng nước dưới đất
cùng các thông số nêu trên, nghiên cứu này đã
tiến hành giải bài toán ngược không ổn định với
chuỗi số liệu 24 năm từ tháng 1/1977 đến tháng
12/2000. Số liệu quan trắc động thái nước dưới
đất chỉ duy nhất có ở lỗ khoan G307 vùng Hồ
Xá từ ngày 1/9/1983 tới ngày 31/8/1984 đã
được sử dụng và đã cho thấy sự phù hợp giữa
thực đo và tính toán (hình 5). Điều này khẳng
định thêm sự hợp lý của bộ thông số mô hình đã
được hiệu chỉnh ở trên.
Qua việc hiệu chỉnh bộ thông số mô hình
kết hợp với việc giải bài toán ngược không ổn
định có so sánh với số liệu quan trắc cho thấy,
số liệu tính toán từ mô hình cả trong trường hợp
chạy ổn định và không ổn định đều phù hợp với
số liệu thực đo, cho phép áp dụng mô hình vào
tính toán và dự báo biến động trữ lượng nước
dưới đất cho vùng nghiên cứu.
Nhằm minh họa cho khả năng áp dụng mô
hình MODFLOW đối với miền đồng bằng tỉnh
Quảng Trị, nghiên cứu này sơ bộ tính toán một
số các thông số nước dưới đất thường sử dụng
trong công tác quy hoạch quản lý và khai thác
nước dưới đất là trữ lượng tĩnh và trữ lượng
động thiên nhiên.
3.5. Tính toán trữ lượng tĩnh
Trữ lượng tĩnh nước dưới đất miền đồng
bằng tỉnh Quảng Trị được tính toán từ kết quả
tính toán cốt cao mực nước theo mô hình (hình
6) kết hợp với cao độ của đáy các tầng chứa
nước.
T.N. Anh và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 372‐380 377
Hình 6. Cốt cao mực nước tính toán. Hình 7. Phân vùng tính toán.
- Trữ lượng tĩnh trọng lực:
Vtl = μ.m.F ( đối với tầng chứa nước áp lực)
Vtl = μ.h’.F ( đối với tầng chứa nước không
áp)
trong đó: m - chiều dày tầng chứa nước áp lực;
h’ - chiều dày tầng chứa nước không áp ; F -
diện tích phân bố của tầng chứa nước ; μ - Hệ
số nhả nước trọng lực
- Trữ lượng tĩnh đàn hồi:
Vđh = μ*.H.F
trong đó: H - áp lực nén, chính là cột nước trên
mái tầng chứa nước; μ* - hệ số nhả nước đàn
hồi.
Nghiên cứu này đã tính toán trữ lượng tĩnh
là tổng của cả ba tầng chứa nước trầm tích lỗ
hổng là Holocen, Pleistocen và Neogen. Nhằm
tạo thuận lợi cho quá trình quy hoạch, trữ lượng
tĩnh được tính toán cho từng phân vùng (hình 7)
lấy từ nghiên cứu của Nguyễn Thanh Sơn và
nkk (2008) [7] và theo các tầng chứa nước được
trình bày trong bảng 1. So với các tính toán
trước đây, vốn chỉ ước tính trữ lượng tĩnh trong
tầng chứa nước Holocen, các tính toán này cho
kết quả cao hơn, và thể hiện tốt hơn tiềm năng
nước dưới đất trong vùng nghiên cứu.
3.6. Tính toán trữ lượng động thiên nhiên
Trữ lượng động tự nhiên cũng được tính
cho các phân vùng nêu trên từ mô hình theo
phương pháp cân bằng nước bằng cách sử dụng
mô - đun Zone Budget. Trữ lượng động tự
nhiên được là hiệu số của dòng ra và dòng vào
theo phương ngang theo từng thời đoạn tính
toán:
Qdtn = Qra – Qvào
Và giá trị trữ lượng động tự nhiên đặc trưng
cho vùng nghiên cứu được lấy trung bình theo
chuỗi số liệu nhiều năm đã tính toán. Kết quả
được trình bày trong bảng 2 và cho thấy sự
tương quan với một số các nghiên cứu trước
đây của Nguyễn Văn Lâm (2000)[4], và Đặng
Đình Phúc (2008)[8].
T.N. Anh và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 372‐380 378
4. Kết luận
Việc áp dụng và hiệu chỉnh mô hình
MODFLOW cho miền đồng bằng tỉnh Quảng
Trị cho thấy sự phù hợp khá tốt giữa kết quả
tính toán và thực đo cả trong hai trường hợp
chạy ổn định và không ổn định. Kết quả tính
toán sơ bộ trữ lượng tĩnh và trữ lượng động
thiên nhiên cho vùng nghiên cứu khá phù hợp
với các nghiên cứu trước đây. Mô hình
MODFLOW với các số liệu hiện có về địa chất
thủy văn và các số liệu hiệu chỉnh cho phép tính
toán cho không chỉ một tầng chứa nước
Holocen mà cả tầng Pleistocen và Neogen vốn
đóng vai trò khá quan trọng trong việc khai thác
sử dụng nước dưới đất đồng thời cũng là đối
tượng ưu tiên cần được bảo vệ do tính khó phục
hồi của chúng.
Việc nghiên cứu ứng dụng mô hình
MODFLOW cho miền đồng bằng tỉnh Quảng
Trị cho thấy rằng, mặc dầu với số liệu hạn chế,
đặc biệt là các tài liệu lỗ khoan thăm dò nước
dưới đất, nhưng kết quả tính toán của mô hình
đã thể hiện độ tin cậy, khẳng định được tính
ứng dụng cao của mô hình trong khu vực
nghiên cứu cũng như ở các khu vực tương tự.
Việc ứng dụng mô hình với nhiều mô đun trích
xuất số liệu khác nhau là điều kiện thuận lợi để
xây dựng các bản đồ mô đun dòng ngầm ứng
với các thời kỳ khác nhau.
Mặt khác, kết quả này cũng mở ra triển
vọng dự báo sự biến động trữ lượng nước dưới
đất do các thay đổi về điều kiện mưa, thấm, bốc
hơi dưới tác động của biến đổi khí hậu cũng
như các phương án khai thác sử dụng nước dưới
đất tại khu vực nghiên cứu và các khu vực
tương tự. Cụ thể hơn sự thành công của việc mô
phỏng cốt cao mực nước và động thái nước
dưới đất là tiền đề tốt cho việc ứng dụng các mô
đun còn lại của MODFLOW để tính toán và dự
báo sự nhiễm mặn, nhiễm bẩn của các tầng
nước dưới đất theo các kịch bản sử dụng nước
phục vụ công tác lập quy hoạch, quản lý và khai
thác nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng
Trị đáp ứng mục tiêu bảo vệ tài nguyên và phát
triển bền vững.
Bảng 1. Kết quả tính trữ lượng tĩnh nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị theo các phân vùng
Cốt cao mực nước(m) Cao độ đáy(m) Trữ lượng tĩnh các tầng (m3) Tên phân
vùng Holocen Pleistocen Neogen Holocen Pleistocen Neogen Holocen Pleistocen Neogen
Trữ lượng
tĩnh tự
nhiên (m3)
(2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12)
I.2 12.4 15.0 17.9 0.0 -40.0 -50.0 120900000 419250000 210405000 750555000
I.3 40.0 - 36.5 20.0 0.0 -110.0 273000000 - 1601145000 1874145000
I.4 4.5 8.5 6.8 -20.0 -20.0 -50.0 275625000 154125000 397800000 827550000
II.1 60.0 - 18.2 30.0 0.0 0.0 535500000 - 64974000 600474000
II.2 6.8 11.8 12.7 0.0 -10.0 -50.0 38760000 70452000 253878000 363090000
II.3 6.7 9.0 7.4 -10.0 -26.6 -100.0 162825000 199198868 781710905 1143734774
II.4 7.5 7.5 7.0 -20.5 -64.5 -150.0 205529936 328465680 733397456 1267393072
III.1 7.6 6.9 7.4 0.0 -10.0 -15.0 45600000 68280000 50880000 164760000
III.2 8.7 13.0 7.8 0.0 -10.0 -25.0 87435000 126630000 186528000 400593000
IV.2 9.0 14.8 9.0 0.0 -10.0 -75.0 63450000 91368000 485040000 639858000
T.N. Anh và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 372‐380 379
Cốt cao mực nước(m) Cao độ đáy(m) Trữ lượng tĩnh các tầng (m3) Tên phân
vùng Holocen Pleistocen Neogen Holocen Pleistocen Neogen Holocen Pleistocen Neogen
Trữ lượng
tĩnh tự
nhiên (m3)
(2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12)
IV.3 4.6 2.5 5.0 -18.3 -60.0 -100.0 364274079 665150000 842700000 1872124079
IV.4 5.5 3.0 3.2 -36.4 -90.4 -150.0 452211842 594000000 845856000 1892067842
V.2 4.3 7.4 6.7 0.0 -35.2 -45.0 53535000 350290411 226592838 630418249
V.3 4.1 5.0 4.9 -11.0 -60.2 -100.0 183562443 476280000 641763000 1301605443
V.4 6.8 6.3 5.0 -28.7 -80.3 -120.0 287948536 401436000 459756000 1149140536
Bảng 2. Kết quả tính trữ lượng động nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị theo các phân vùng
TT Tên phân vùng Trữ lượng động (m3/ngày)
(1) (2) (4)
1 I.2 10170,80
2 I.3 16947,16
3 I.4 15301,76
4 II.1 13174,75
5 II.2 5648,79
6 II.3 15708,97
7 II.4 7506,30
8 III.1 4408,32
9 III.2 7601,31
10 IV.2 7974,13
11 IV.3 24364,82
12 IV.4 15312,13
13 V.2 9565,23
14 V.3 11519,06
15 V.4 13005,36
Tài liệu tham khảo
[1] User Manual Visual Modflow V.4.2.0.125,
Waterloo Hydrogeologic, 2005.
[2] Nguyễn Thanh Sơn và nnk, Quy hoạch tổng thể
tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị đến năm 2010,
có định hướng 2020, Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Quảng Trị, 2006.
[3] Đoàn Văn Cánh, Lê Tiến Dũng, Tài nguyên
nước dưới đất tỉnh Quảng Trị, Sở Khoa học và
Công nghệ tỉnh Quảng Trị, 2002.
[4] Nguyễn Văn Lâm, Báo cáo quy hoạch tổng thể
cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
tỉnh Quảng Trị giai đoạn đến năm 2010, Trung
tâm Nước sinh hoạt và VSMTNT tỉnh Quảng
Trị, 2000.
[5] Các Báo cáo tìm kiếm nước dưới đất Hồ Xá,
Đông Hà, Tây Đông Hà, Gio Linh, Liên đoàn
địa chất thủy văn và địa chất công trình Bắc
Trung Bộ.
[6] Nguyễn Tiền Giang và nnk, Đánh giá hiện trạng
ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thuỷ sản, vấn
đề xâm nhập mặn tỉnh Quảng Trị và đề xuất các
giải pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội và
bảo vệ môi trường, Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị,
2007.
[7] Nguyễn Thanh Sơn và nnk, Quy hoạch quản lý,
khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước
dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị, Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị, 2008.
[8] Đặng Đình Phúc, Tổng quan nước dưới đất, Cục
Quản lý Tài nguyên nước, Dự án tổng quan
ngành nước, ADB -TA-4903-VIE, Hà Nội,
2008.
T.N. Anh và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 372‐380 380
On the applicability of MODFLOW model on estimation and
prediction of groundwater storage in plain area,
Quang Tri province
Tran Ngoc Anh, Nguyen Tran Hoang, Nguyen Thanh Son, Nguyen Tien Giang
Faculty of Hydro-Meteorology & Oceanography, College of Science, VNU
334 Nguyen Trai, Hanoi, Vietnam
MODLOW is the most popular model for groundwater calculation in the world at this moment. It
has been applied by thousands of corporations, firms and organizations on many international regions
in more than 90 countries. MODLOW contains the modules of finite different and finite element
methods with 2D and 3D, hence it is very useful for assessment of groundwater flows, potential
storage for exploitation as well as projection of the variation of the above-mentioned parameters. This
study places efforts on calibrating and verifying the MODFLOW in order to provide a valuable mean
capable for calculating groundwater parameters serving the projects of planning, management and
exploitation of groundwater in Quang Tri province for sustainable development purposes.
Keywords: MODFLOW, groundwater, Quang Tri province.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1) Ngoc Anh Hoang, Son 372-380.pdf