Đề tài Khả năng gây bệnh của nấm Metarhizium anisopliae (Metsch.) Sorokin đối với bệnh rệp sáp giả (Dysmicoccus sp.) trên cây na (Annona squamosa L.)

Abstract Mealybug is a pest colonizing on custard apple fruits causing unsightly and low value. To control the pest is not easy in term of food safety due to pesticide residue in the fruits and environment. The aim of this study is to evaluate the control efficacy of Metarhizium anisopliae, a entomopathogenic fungi, on the mealybug affected on custard apple fruits. Inoculation experiments were laid out in room and field conditions, at 9x108 spores/ml sprayed directly on mealybugs colonized on fruit surfacce. Result indicated that the fungi was effective on mealybug that means the Metarhizium anisopliae infected on 77% individuals inoculated in the open fields. It is suggested that M. anisopliae could be used in IPM programme for controlling the pest of custard apple fruits ĐỀ TÀI: Khả năng gây bệnh của nấm Metarhizium anisopliae (Metsch.) Sorokin đối với bệnh rệp sáp giả (Dysmicoccus sp.) trên cây na (Annona squamosa L.) Rệp sáp giả (Dysmicoccus sp.) là đối tượng gây hại phổ biến trên một số loại cây ăn quả trong đó có cây na (Nguyễn Thị Chắt, 2001, 2005). Loài sâu hại này có chu kỳ sống ngắn và sức sinh sản cao. Chất thải do rệp sáp giả (Dysmicoccus sp.) tiết ra là môi trường thích hợp cho nấm bồ hóng phát triển và bao phủ lên lá, hoa, quả na làm ảnh hưởng đến quang hợp của cây, gây giảm năng suất chất lượng, giá trị thương mại của quả. Tuy nhiên, rệp sáp giả này thường bị bọ rùa, bọ mắt vàng, ong ký sinh và nấm gây bệnh tấn công (Nguyễn Thị Chắt, 2005). Đã ghi nhận được các loài nấm gây bệnh cho rệp sáp giả (Dysmicoccus sp.) gồm nấm Beauveria bassiana, Metarhizium anisopliae, Aschersonia sp. Trong đó, nấm Metarhizium anisopliae được quan tâm hơn vì có ý nghĩa rất lớn (Benjamin et al., 2002; Molina Ochoa et al., 2000). Loài nấm này có khả năng phát tán rộng, gây bệnh trên nhiều sâu hại khác nhau. Nấm có thể tấn công ở tất cả các giai đoạn phát triển của côn trùng. Bài viết này trình bày một số kết quả sử dụng nấm Metarhizium anisopliae để trừ rệp sáp giả trên cây na ở điều kiện ngoại ô Tp. Hồ Chí Minh.

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2257 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khả năng gây bệnh của nấm Metarhizium anisopliae (Metsch.) Sorokin đối với bệnh rệp sáp giả (Dysmicoccus sp.) trên cây na (Annona squamosa L.), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khả năng gây bệnh của nấm Metarhizium anisopliae (Metsch.) Sorokin đối với bệnh rệp sáp giả (Dysmicoccus sp.) trên cây na (Annona squamosa L.) Efficacy of Metarhizium anisopliae (Metsch.) for controlling of mealybug (Dysmicoccus sp.) attacking on custard apple fruit Võ Thị Thu Oanh, Lê Đình Đôn, Nguyễn Thị Chắt, Bùi Cách Tuyến Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM Abstract Mealybug is a pest colonizing on custard apple fruits causing unsightly and low value. To control the pest is not easy in term of food safety due to pesticide residue in the fruits and environment. The aim of this study is to evaluate the control efficacy of Metarhizium anisopliae, a entomopathogenic fungi, on the mealybug affected on custard apple fruits. Inoculation experiments were laid out in room and field conditions, at 9x108 spores/ml sprayed directly on mealybugs colonized on fruit surfacce. Result indicated that the fungi was effective on mealybug that means the Metarhizium anisopliae infected on 77% individuals inoculated in the open fields. It is suggested that M. anisopliae could be used in IPM programme for controlling the pest of custard apple fruits. I. ĐặT VấN Đề Rệp sáp giả (Dysmicoccus sp.) là đối tượng gây hại phổ biến trên một số loại cây ăn quả trong đó có cây na (Nguyễn Thị Chắt, 2001, 2005). Loài sâu hại này có chu kỳ sống ngắn và sức sinh sản cao. Chất thải do rệp sáp giả (Dysmicoccus sp.) tiết ra là môi trường thích hợp cho nấm bồ hóng phát triển và bao phủ lên lá, hoa, quả na làm ảnh hưởng đến quang hợp của cây, gây giảm năng suất chất lượng, giá trị thương mại của quả. Tuy nhiên, rệp sáp giả này thường bị bọ rùa, bọ mắt vàng, ong ký sinh và nấm gây bệnh tấn công (Nguyễn Thị Chắt, 2005). Đã ghi nhận được các loài nấm gây bệnh cho rệp sáp giả (Dysmicoccus sp.) gồm nấm Beauveria bassiana, Metarhizium anisopliae, Aschersonia sp. Trong đó, nấm Metarhizium anisopliae được quan tâm hơn vì có ý nghĩa rất lớn (Benjamin et al., 2002; Molina Ochoa et al., 2000). Loài nấm này có khả năng phát tán rộng, gây bệnh trên nhiều sâu hại khác nhau. Nấm có thể tấn công ở tất cả các giai đoạn phát triển của côn trùng. Bài viết này trình bày một số kết quả sử dụng nấm Metarhizium anisopliae để trừ rệp sáp giả trên cây na ở điều kiện ngoại ô Tp. Hồ Chí Minh. II. VậT LIệU, PHƯƠNG PHáP Vật liệu nghiên cứu Nguồn nấm Metarhizium anisopliae được phân lập từ rệp sáp bông cúc Icerya aegyptiaca Dgl. hại sầu riêng thu thập tại Quận 9, Tp.Hồ Chí Minh; môi trường nhân nuôi nấm PDA (khoai tây, Dextrose, agar); môi trường lỏng nhân sinh khối nấm gồm bã bia khô, mật rỉ đường và nước cất; chất bám dính Tween 80 0,5%. Phương pháp nghiên cứu Dịch bào tử nấm Metarhizium anisopliae được nuôi cấy trên môi trường PDA, sau 4 ngày cấy chuyền vào môi trường nhân sinh khối. Thí nghiệm trong phòng được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lần lặp lại, 4 công thức xử lý nấm và 1 công thức đối chứng không xử lý nấm. Các công thức thí nghiệm được xử lý với 4 nồng độ dịch bào tử nấm là 1.108, 5.108, 7.108 và 9.108 bào tử/ml (tương ứng với 100, 500, 700 và 900 triệu bào tử/ml). Những quả na bị rệp sáp giả hại được thu thập từ vườn, tiến hành đếm mật độ, giữ lại 30 con/quả để thí nghiệm. Dịch bào tử (thêm 0,5% Tween 80 để tăng khả năng bám dính) được phun trực tiếp lên rệp sáp giả với lượng 10ml/quả. Sau khi phun dịch bào tử nấm, từng quả na được để vào hộp nhựa có lót giấy thấm và theo dõi cho đến khi rệp sáp giả chết. Thu và đặt xác rệp sáp giả chết trên một miếng lame đã khử trùng trong đĩa petri có lót giấy ẩm cho đến khi nấm mọc. Tỷ lệ chết của rệp sáp giả, tỷ lệ nấm mọc sau khi rệp sáp giả chết được ghi nhận vào các ngày 1, 3, 5, 7, 14, 21 sau xử lý nấm. Hiệu lực được hiệu đính theo công thức Schneider-Oreilli và xử lý thống kê theo phần mềm MSTATC. Thí nghiệm ngòai đồng bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 cây mãng cầu 6 năm tuổi. Các công thức thí nghiệm với 4 nồng độ dịch bào tử nấm là 1.108, 5.108, 7.108 và 9.108 bào tử/ml (tương ứng với 100, 500, 700 và 900 triệu bào tử/ml). Công thức đối chứng không xử lý nấm. Mỗi cây theo dõi 4 cành theo 4 hướng, cố định từ 3-5 quả/cành, loại bỏ bớt những con rệp sáp nhỏ và bao quả lại. Đếm số rệp sống trước 1 ngày và sau khi phun nấm 3, 5, 7, 14 và 21 ngày. Hiệu lực của nấm được hiệu đính theo công thức Henderson-Tilton. III. KếT QUả NGHIÊN CứU 3.1 Hiệu lực của nấm Metarhizium anisopliae trên rệp sáp giả Dysmicoccus spp. trong phòng thí nghiệm Kết quả thí nghiệm cho thấy ở nồng độ 7.108 và 9.108 bào tử/ml có tỷ lệ rệp sáp giả chết đạt 62,2-82,2% vào thời điểm 5 ngày sau xử lý. Trong khi đó, ở nồng độ 1.108 và 5.108 bào tử/ml rệp sáp giả chết với tỷ lệ thấp và chỉ đạt 27,8-43,3%. Tỷ lệ chết này có sự khác biệt rất có nghĩa so với công thức đối chứng không xử lý nấm. ở 7 ngày sau xử lý, tất cả các công thức xử lý nấm đều có tỷ lệ rệp sáp giả chết đạt trên 60%. Tỷ lệ rệp sáp giả chết ở 21 ngày sau xử lý đạt 100% ở cả 4 nồng độ dịch bào tử thí nghiệm. Công thức đối chứng có tỷ lệ rệp sáp chết khác biệt rất có nghĩa so với các công thức có xử lý nấm (bảng 1). Rệp sáp giả chết ở công thức đối chứng là chết tự nhiên trong quá trình nhân nuôi và hòan tòan không có nấm mọc trên xác rệp sáp giả chết. Theo dõi thí nghiệm cho thấy xác rệp sáp giả chết thu từ các công thức đối chứng (ở 14 và 21 ngày sau xử lý) không có nấm mọc và bao phủ bên ngòai; các xác rệp sáp giả này teo lại rồi khô và bong ra khỏi quả na. Trong khi đó, xác rệp sáp giả chết thu từ các công thức xử lý nấm đều có nấm mọc trở lại sau khi được ủ ấm trong các đĩa petri có lót giấy khử trùng. Vào thời điểm 21 ngày sau chết, xác rệp sáp giả chết mọc nấm với tỷ lệ rất cao, đạt 66,7-88,9% ở cả 4 nồng độ dịch bào tử thí nghiệm (bảng 2). Chết do nhiễm nấm Metarhizium anisopliae, rệp sáp giả có cơ thể hóa cứng, bên ngòai bao phủ lớp sợi nấm màu trắng (5 ngày sau chết) và chuyển sang màu xanh lục (sau khi ủ ẩm 14 ngày). Nấm được kiểm tra dưới kính hiển vi quang học ở độ phóng đại 400 lần và được nuôi cấy trở lại trên môi trường PDA đã xác nhận là nấm Metarhizium anisopliae. Bảng 1. Hiệu lực của nấm M. anisopliae đối với nhau rệp sáp giả Dysmicoccus spp. Nồng độ dịch bào tử (bào tử/ml) Tỷ lệ rệp sáp giả chết sau xử lý nấm (%) 1NSXL 3NSXL 5NSXL 7NSXL 14NSXL 21NSXL Nồng độ 1.108 0,0 18,9b 27,8c 64,4b 84,4b 100 Nồng độ 5.108 0,0 20,0b 43,3bc 76,7b 86,7b 100 Nồng độ 7.108 0,0 31,1ab 62,2ab 85,6a 92,2b 100 Nồng độ 9.108 0,0 41,1a 82,2a 92,2a 98,9a 100 Đối chứng 0,0 0,0c 0,0d 0,0c 34,4c 50,0 CV(%) - 18,49 14,18 6,54 6,94 - LSD0,01 - 12,07 14,04 8,629 11,94 - Ghi chú: * số trung bình của 4 lần lặp lại; NSXL: ngày sau xử lý; Số liệu đã chuyển đổi sang arcsin(x)1/2 trước khi tiến hành phân tích; Các số theo sau cùng một chữ thì không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức 0,01. Bảng 2. Tỷ lệ mọc nấm trên xác rệp sáp giả Dysmicoccus sp. chết do xử lý nấm M. anisopliae Nồng độ dịch bào tử (bào tử/ml) Tỷ lệ xác rệp sáp giả mọc nấm sau khi chết (%) 1NSC 3NSC 5NSC 7NSC 14NSC 21NSC Nồng độ 1.108 0,0 0,0 28,0 38,3 58,4 66,7 Nồng độ 5.108 0,0 5,6 30,8 42,2 54,6 71,1 Nồng độ 7.108 0,0 7,1 37,5 44,0 79,2 86,7 Nồng độ 9.108 0,0 16,2 51,4 67,1 73,3 88,9 Đối chứng 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Ghi chú: Số liệu trung bình của 4 lần lặp lại. NSC: ngày sau chết. Như vậy, nấm Metarhizium anisopliae có khả năng gây chết cho rệp sáp giả Dysmicoccus sp. với tỷ lệ rệp chết rất cao 100% và xác rệp sáp giả chết đã mọc nấm từ 86,7-88,9% vào thời điểm 21 ngày sau khi rệp chết. Thí nghiệm trong phong cho thấy hiệu lực của nấm Metarhizium anisopliae đối với rệp sáp giả Dysmicoccus sp. đạt khá cao và có tác dụng trong một thời gian dài (đến 21 ngày sau xử lý nấm). Sau xử lý 3 ngày, các nồng độ 1.108, 5.108, 7.108 bào tử/ml có hiệu lực đạt thấp là 18,9-31,1% và chưa thể hiện sự sai khác giữa 3 nồng độ này. Hiệu lực có sự khác biệt rất có nghĩa giữa nồng độ 9.108 bào tử/ml với nồng độ 1.108 và 5.108 bào tử/ml. ở 7 ngày sau xử lý, hiệu lực của nấm khá cao, đạt 64,4-92,2%% ở cả 4 nồng độ bào tử. Đến 21 ngày sau xử lý nấm, hiệu lực đối với rệp sáp giả Dysmicoccus sp. là 100% và không có sự khác biệt về mặt thống kê ở cả 4 nồng độ dịch bào tử thí nghiệm (bảng 3). Hiệu lực gây chết cho rệp sáp giả Dysmicoccus sp. tăng theo nồng độ dịch bào tử nấm và tăng theo thời gian sau xử lý. Nồng độ dịch bào tử càng cao thì tỷ lệ rệp sáp giả chết càng cao điều này có thể có liên quan đến cơ hội tiếp xúc của bào tử nấm Metarhizium anisopliae đối với rệp sáp giả do khả năng bào tử được bám dính nhiều hơn. Bảng 3. Hiệu lực (%) diệt rệp sáp giả Dysmicoccus spp. của nấm Metarhizium anisopliae ở các nồng độ huyền phù bào tử khác nhau Nồng độ dịch bào tử (bào tử/ml) Hiệu lực đối với rệp sáp giả ở các thời điểm sau xử lý (%) 1NSXL 3NSXL 5NSXL 7NSXL 14NSXL 21NSXL Nồng độ 1.108 0,0 18,9b 27,8c 64,4c 76,2b 78,6 c Nồng độ 5.108 0,0 20,0b 43,3bc 76,7bc 79,7b 81,2 c Nồng độ 7.108 0,0 31,1ab 62,2ab 85,6ab 88,3ab 89,4 b Nồng độ 9.108 0,0 41,1a 82,2a 92,2a 98,3a 98,5 a CV(%) - 16,60 12,72 5,86 9,28 2,71 LSD0,01 - 9,818 16,62 10,21 17,83 6,448 Ghi chú: - Số liệu trong một cột có cùng chữ cái theo sau không khác biệt ở mức 0,01. - Số liệu đã chuyển đổi sang arcsin(x)1/2 trước khi tiến hành phân tích. - NSXL: ngày sau xử lý. 3.2. Hiệu lực của nấm Metarhizium anisopliae đối với rệp sáp giả Dysmicoccus spp. trên cây na ở vườn Hiệu lực của nấm Metarhizium anisopliae đối với rệp sáp giả trên cây na ở vườn ghi nhận được từ 7 ngày sau xử lý và kéo dài đến 21 ngày sau xử lý. ở 7 ngày sau xử lý, công thức với nồng độ 7.108 và 9.108 bào tử/ml cho hiệu lực khá là 58,4-63,8% và có sự khác biệt rất có nghĩa so với công thức ở nồng độ 1.108 và 5.108 bào tử/ml. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về mặt thống kê ở 2 nồng độ này. ở 14 và 21 ngày sau xử lý, công thức với nồng độ 9.108 bào tử/ml có hiệu lực đối với rệp sáp giả khá cao (75,4-77,5%) và có sự khác biệt rất có nghĩa so với 3 nồng độ còn lại (bảng 4). Như vậy, hiệu lực của nấm tăng dần theo nồng độ dịch bào tử và theo thời gian sau xử lý. Trong thời gian từ ngày 14 đến ngày 21 sau xử lý hiệu lực tăng không đáng kể. Do đó việc đánh giá kết quả thí nghiệm ngòai đồng có thể kết thúc trong khỏang thời gian từ 14 đến 21 ngày hoặc có thể phun tiếp lần 2 trong thời gian này. Bảng 4. Hiệu lực của nấm Metarhizium anisopliae đối với rệp sáp giả trên mãng cầu ta ở các thời điểm khác nhau (Quận 9, Tp.HCM, 2006) Nồng độ dịch bào tử (bào tử/ml) Hiệu lực đối với rệp sáp giả ở các thời điểm sau xử lý (%) 3NSXL 5NSXL 7NSXL 14NSXL 21NSXL Nồng độ 1.108 8,2 b 25,2 c 34,4 c 53,1 c 55,6 c Nồng độ 5.108 11,3 b 27,6 c 48,8 b 64,7 b 66,9 b Nồng độ 7.108 16,7 a 32,8 b 58,4 a 66,5 b 69,2 b Nồng độ 9.108 18,9 a 37,6 a 63,8 a 75,4 a 77,5 a CV% 12,65 4,65 4,24 3,83 2,19 LSD0,01 3,059 4,355 6,601 7,506 4,450 Ghi chú: - Các số trong cùng một cột có cùng một chữ cái theo sau không khác biệt có ý nghĩa ở mức 0,01 theo trắc nghiệm LSD. - NSXL: ngày sau xử lý. Các công thức thí nghiệm cùng nồng độ dịch bào tử, thì hiệu lực ở ngòai đồng thấp hơn so với hiệu lực ở trong phòng. Điều này là tất nhiên, do ở ngòai đồng có nhiều yếu tố tác động đến bào tử nấm thí nghiệm, cây na và rệp sáp giả Dysmicoccus sp. Do vậy, để sử dụng nấm có hiệu quả cao ở ngòai đồng ruộng cần phải tăng nồng độ dịch bào tử nhằm tăng cơ hội bám dính của bào tử nấm lên cơ thể rệp sáp giả Dysmicoccus sp. IV. KếT LUậN Trong điều kiện phòng thí nghiệm, nấm Metarhizium anisopliae có hiệu lực cao đối với rệp sáp giả Dysmicoccus sp. ở nồng độ 9.108 bào tử/ml, sau 5 ngày xử lý, rệp sáp giả chết với tỷ lệ là 82,2% và từ 7 ngày đến 21 ngày sau xử lý, cả 4 nồng độ dịch bào tử thí nghiệm cho tỷ lệ rệp sáp giả chết là 100%. Trong điều kiện được ủ ẩm, vào thời điểm 5 và 21 ngày sau chết, xác rệp sáp giả chết đã mọc nấm tương ứng với tỷ lệ 28,0-51,4% và 66,7-88,9%. Hiệu lực diệt rệp sáp giả tăng dần theo nồng độ dịch bào tử nấm và theo thời gian sau xử lý. Hiệu quả trừ rệp sáp giả trên na của nấm Metarhizium anisopliae ở điều kiện đồng ruộng thấp hơn so với ở phòng thí nghiệm, nhưng cũng đạt 55,6-77,5%. TàI LIệU THAM KHảO 1. Benjamin M.A., Zhioua E, Ostfeld R.S. (2002), Laboratory and field evaluation of the entomophathogenic fungus Metarhizium anisopliae (Deuteromycetes) for controlling questing adult Ixodes scapularis (Acari: Ixodiae). Med. Entomol. 39(5): 723 – 728. 2. Nguyễn Thị Chắt (2001), Nghiên cứu sự phát sinh, phát triển của rệp sáp giả Pseudococcidae trên cà phê, cây ăn trái chính ở miền Nam và bước đầu xây dựng biện pháp phòng trị. Đề tài nghiên cứu Cấp Bộ. Trường ĐH Nông Lâm, Tp. Hồ Chí Minh, 113 trang. 3. Nguyễn Thị Chắt (2005), Nghiên cứu rệp sáp Coccinea, phổ ký chủ của chúng và biện pháp phòng trị trên cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngầy tại địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh Miền Đông Bộ. Đề tài nghiên cứu Cấp Bộ. Trường ĐH Nông Lâm, Tp. Hồ Chí Minh, 98 trang. 4. Molina Ochoa J., Rebolledo Domiguez O., Pescador A.R. et al., (2000), Virulence of Metarhizium anisopliae (Deuteromycotina: Hyphomycetes) on Anastrepha ludens.(Diptera: Tephritidae) laboratory and field trials. Entomol., 93(4):1080-1084.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhả năng gây bệnh của nấm Metarhizium anisopliae.doc
Tài liệu liên quan