Đề tài Khái quát các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX

Điều đó cũng hoàn toàn minh chứng minh rằng: “CNTB không phải là tấm gương phổ biến cho cả hành tinh, cũng không thể là hình thức tổ chức vĩnh hằng của nhân loại”. Ngay trong lòng các nước TBCN người dân đã có thái độ như vậy thì liệu rằng CNTB sẽ còn tồn tại mãi được không? Hay cũng theo tuân quy luật tất yếu là sẽ đi vào quá khứ và nhường chỗ cho một chế độ khác tiến bộ hơn.

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 24953 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khái quát các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g có tài, được giai cấp tư sản ủng hộ, tiến hành cuộc đảo chính, xóa bỏ chế độ Đốc chính. Cách mạng tư sản Pháp chấm dứt. 4.3 Tính chất và ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp: Cách mạng cuối thế kỉ XVIII ở Pháp là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Tiếp theo cách mạng Anh, đây là một cuộc cách mạng tư sản vĩ đại và là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất do giai cấp tư sản lãnh đạo, đã lật đổ nền quân chủ chuyên chế, tuyên bố xác lập chế độ tư bản cùng các quyền tự do dân chủ, xóa bỏ chế độ đẳng cấp và quan hệ ruộng đất phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Động lực chủ yếu của cách mạng là quần chúng nhân dân lao động, họ đã đấu tranh quyết liệt thúc đẩy cách mạng đạt tới đỉnh cao. Ba giai đoạn của cách mạng chính là ba bậc thang thể hiện con đường phát triển của nó từ thấp đến cao, theo chiều hướng đi lên mà nền chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao nhất. Cuộc cách mạng 1789 không chỉ đưa Lui XVI lên đoạn đầu đài, mà nó tuyên bố một cách dõng dạt và dứt khoát sự cáo chung của chế độ phong kiến chuyên chế ở nước Pháp “Mặc dù châu Âu vào thế kỉ XVIII đã có cuộc cách mạng tư sản Anh, Hà Lan….hé mở những chân trời rộng lớn cho sự phát triển cả xã hội loài người bước ra khỏi đem tối của chủ nghĩa phong kiến để vươn tới một hình thái kinh tế xã hội tiên tiến hơn; Nhưng chính cuộc cách mạng Pháp năm 1789 mới thật sự mở toan cánh cửa để nhân loại bước sang thời kì tư bản chủ nghĩa” Kỉ niệm 200 năm cách mạng Pháp 1789, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 2/1989, Tr 1. . Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII không chỉ có ý nghĩa đối với nước Pháp mà còn có ảnh hưởng to lớn đến nhiều nước khác: tư tưởng dân tộc, dân chủ được truyền bá rộng rãi ở châu Âu, chế độ phong kiến nhiều nước bị lung lay, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước. Cách mạng Pháp xứng đáng là một “Đại cách mạng” bởi, như Lênin nhận xét:“ Không phải không có lí do mà cuộc cách mạng đó đã được gọi là cuộc đại cách mạng vĩ đại. Đối với giai cấp mà cuộc cách mạng đó đã phục vụ, tức là giai cấp tư sản, thì cuộc cách mạng đó đã phục vụ được nhiều, khiến cho cả thế kỉ 19, một thế kỉ đã đem lại văn minh và văn hóa cho toàn thể loài người, đã trôi qua dưới dấu hiệu của cách mạng Pháp” Nt. Tr 19. Tuy nhiên, cách mạng tư sản Pháp cũng như các cuộc cách mạng tư sản khác cũng có nhiều hạn chế: tiếp tục duy trì chế độ tư hữu, không giải phóng người lao động khỏi ách áp bức. Song dẫu sao, đó cũng là một sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa lớn lao đối với nước Pháp cũng như của thế giới. II/ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN KIỂU CŨ Các cuộc cách mạng tư sản thông thường là giai cấp tư sản lãnh đạo cách mạng, nhưng do hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước khác nhau, mà lãnh đạo cách mạng ngoài giai cấp tư sản còn có quý tộc mới (như ở Anh), chủ nô (như ở Mĩ), Iuncơ (như ở Đức) và võ sĩ tư sản hóa (như ở Nhật)…Giai cấp lãnh đạo cách mạng nếu là tư sản hoặc tiểu tư sản thì bao giờ cũng đưa cách mạng triệt để hơn là các thành phần khác phân hóa từ giai cấp phong kiến. Các cuộc cách mạng tư sản cũng được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau “ở Pháp thì bằng cách trực tiếp lật đổ giai cấp quý tộc, ở Anh thì bằng cách ngày càng tư sản hóa quý tộc và gộp tầng lớp quý tộc vào thành phần của mình” Các Mác, Phri-đrich Ăng-ghen, Sđd, Tập 5, Tr.232. . Nhưng dù là lực lượng lãnh đạo có khác nhau, các biện pháp có khác nhau như thế nào thì mục đích chung mà các cuộc cách mạng tư sản hướng tới đều nhầm lật đổ chế độ phong kiến lạc hậu, bảo thủ mở đường cho lực lượng sản xuất mới phát triển, thiết lập sự thống trị của chủ nghĩa tư bản. Động lực chủ yếu, có ý nghĩa quyết định đối với các cuộc cách mạng tư sản là quần chúng nhân dân. Quần chúng nhân dân tham gia cách mạng tư sản bao gồm nông dân và bình dân thành thị (trong các cuộc cách mạng tư sản 1848, 1849 ở Pháp còn có công nhân tham gia, ở châu Mĩ còn có nô lệ da đen và người Indian). Cuộc cách mạng nào, và giai đoạn cách mạng nào mà quần chúng nhân dân tham gia càng đông thì càng dễ thành công và cuộc cách mạng càng đi tới triệt để, điển hình là cuộc cách mạng Pháp 1789. Tuy vậy, có thể nhận thấy rằng, mối liên minh giữa giai cấp lãnh đạo cách mạng và quần chúng nhân dân chỉ diễn ra trong một giai đoạn nhất định. Giai cấp tư sản thường sử dụng bạo lực quần chúng để đạt được mục đích của mình: lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản. Sau khi đạt được mục đích, họ không quan tâm tới lợi ích của quần chúng nhân dân nữa. Họ quay lại đàn áp phong trào quần chúng mà họ cho là quá khích. III/ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN SAU CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN Nếu như trong buổi bình minh của mình sự phát triển tư bản có nhiều hạn chế như đang ở trong giai đọan sản xuất bằng thủ công, số lượng sản phẩm do các công trường thủ công sản xuất đạt tỉ lệ chưa lớn lắm, trong khi đó nền sản xuất nhỏ tiểu nông và thợ thủ công cá thể vẫn chiếm ưu thế. Hơn nữa, sự phát triển tư bản ở các nước Tây Âu cũng không đồng điều. Từ thế kỷ 17 trở về sau, giai cấp tư sản càng khẳng định vị trí của mình qua hàng loạt cuộc cách mạng tư sản, mở đầu là cách mạng tư sản Hà Lan (1566-1648), rồi đến cách mạng tư sản Anh (1640-1689), lan rộng ra khỏi lãnh thổ châu Âu giai cấp tư sản thiết lập chính quyền của mình thông qua cuộc chiến tranh dành độc lập của 13 bang thuộc địa ở Bắc Mỹ (1775-1783). Cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789-1799) đã chứng tỏ sự thắng thế của chủ nghĩa tư bản so với chế độ phong kiến lỗi thời và ngày tận cùng của chế độ phong kiến chỉ là một sớm một chiều mà thôi. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, ngay từ lúc mới ra đời chủ nghĩa tư bản đã thể hiện tính ưu việt của mình so với chế độ phong kiến và ảnh hưởng của nó ngày càng mạnh mẽ đến mọi mặt kinh tế, chính trị văn hóa, tư tưởng theo sự gia tăng và thiết lập vị trí ngày càng vững chắc của chế độ tư bản chủ nghĩa. Về kinh tế: Như đã biết kinh tế là một yếu tố cực kì quan trọng. Giai cấp tư sản đã khẳng định sự vượt bậc của mình so với phong kiến, bằng cách khẳng định vị thế của mình về kinh tế.Trong thời mạt kỳ trung đại, chủ nghĩa tư bản đã thâm nhập vào tất cả các ngành kinh tế ở các nước Tây Âu. Dưới chế độ phong kiến ràng buộc, kìm hãm con người, những phát minh chỉ là lý thuyết mà thôi, ví như phát minh máy hơi nước đã có ở Nga trước nước Anh hơn 70 năm nhưng nó chỉ được ghi trên những trang sách mà thôi. Nhưng dưới chế độ tư bản chủ nghĩa (Anh) tạo điều kiện cho những phát minh đi vào thực tế (những chính sách tiến bộ giúp phát triển tài năng, biến ý tưởng thành thực tế), vì vậy, máy hơi nước không những ra đời phục vụ đắc lực cho nhiều ngành sản xuất mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước khác trên thế giới. Như vậy, có thể nói giúp những phát minh từ thực nghiệm đi vào sản xuất, đó chính là công lao của giai cấp tư sản. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa lao động thủ công được thay bằng sản xuất máy móc, tạo ra một khối lượng hàng hóa đồ sộ chưa từng có trước đây, bằng tất cả các thế kỷ trước cộng lại. Hàng hóa được lưu thông, trao đổi tư nơi này đến nơi khác, hình thành mậu dịch hàng hóa, bỏ hàng rào thuế quan. Lưu lượng hàng hóa được sản xuất ra và trao đổi giữa các nước là vô cùng lớn, đường thủy phát triển nhờ phát kiến địa lý, những thành phố công nghiệp mọc lên như nấm, cư dân thành thị tăng nhanh chóng…Chính sự phát triển trên đã chứng tỏ chủ nghĩa tư bản đã vượt xa chế độ phong kiến lỗi thời. 2. Về Chính trị: Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự xuất hiện nhiều hình thái mới của nhà nước như: Quân chủ lập hiến ở Anh, chế độ cộng hòa ở Mỹ, Pháp. Tuy nhiên dù dưới hình thức nào đi nữa thì mục đích cuối cùng của nó cũng đều nhằm phục vụ lợi ích cho giai cấp tư sản đang lên. Và chính phủ nào cũng thực hiện mục đích đó thông qua việc ban hành những chính sách như cho thành lập nhiều công trường thủ công mới với qui mô lớn và trang bị máy móc, kỉ thuật vào sản xuất; ban hành chính sách thuế khóa nhầm hạn chế việc nhập khẩu hàng công nghiệp và xuất khẩu nguyên liệu; mở mang mạng lưới giao thông thủy bộ; đưa quân đi chiếm thuộc địa…Những chính sách này bên cạch việc mang lại lợi ích cho giai cấp tư sản nó còn thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển nhanh chóng. 3. Về văn hóa, tư tưởng: Trong giai đoạn đầu để đấu tranh chống lại hệ tư tưởng phong kiến của giáo hội Kitô giáo, giai cấp tư sản đã không ngừng đấu tranh bác bỏ những giáo lý nhầm phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến. Để làm được điều đó giai cấp tư sản phải thiết lập cho mình một hệ tư tưởng riêng. Vì vậy mà, sự ra đời của chủ nghĩa tư bản càng gây thêm những biến động lớn lao. Nó đã tạo điều kiện cho một trào lưu tư tưởng mới đã ra đời, đối lập với giai cấp phong kiến và của giáo hội Kitô kìm hảm tư tưởng tình cảm của con người, hướng đến những giá trị nhân văn tiến bộ. Dưới sự chỉ đạo của giai cấp tư sản, ở Tây Âu đã diễn ra phong trào văn hóa Phục Hưng và phong trào Cải cách tôn giáo. Kết quả là tư tưởng được giải phóng và nền văn hóa Tây Âu đã có một bước nhảy vọt, do đó càng thúc đẩy chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng. Tóm lại, chủ nghĩa tư bản ngay từ khi mới ra đời nó đã tỏ ra hơn hẳn chế độ phong kiến về mọi mặt. Nó đã gây ra những ảnh hưởng lớn lao và thay đổi toàn bộ bộ mặt xã hội. Vì thế, chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển là một hiện tượng hợp với quy luật không ngừng đi lên của xã hội loài người. CHƯƠNG II: CÁCH MẠNG TƯ SẢN KIÊU MỚI Cũng như cách mạng tư sản kiểu cũ đễ tìm hiểu các cuộc cách mạng tư sản kiểu mới trước hết ta phải hiểu cách thế nào là các cuộc cách mạng tư sản kiểu mới. Cách mạng tư sản kiểu mới là “Cách mạng làm nhiệm vụ cách mạng dân chủ tư sản (đánh đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, giành dân chủ) do giai cấp vô sản lãnh đạo, sau khi thắng lợi sẽ chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng Nga 1905 ở Nga là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới” G.S Phan Ngọc Liên, Từ điển thuật ngũ lịch sử phổ thông, sđd, Tr.57. . I/ CÁCH MẠNG NGA (1905-1907) 1. Tình hình nước Nga trước cách mạng: Đặc trưng cơ bản của nước Nga đầu thế kỷ XX là một nước đế quốc phong kiến quân phiệt “V.I Lênin đã nhấn mạnh rằng nếu chủ nghĩa đế quốc Anh có thể gọi là chủ nghĩa đế quốc thuộc địa, chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa cho vay nặng lãi, thì phải gọi chủ nghĩa đế quốc Nga là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân sự” Tư liệu tham khảo lịch sử thế giới cận đại, Sđd, Tr.138. . Chủ nghĩa đế quốc phong kiên quân phiệt Nga, với những tàn dư còn lại sau cuộc cải cách nông nô (1861), bên cạnh một nền công thương nghiệp phát triển với sự xuất hiện của nhiều công ty lũng đoạn. Cùng với sự ra đời và sự phát triển của nền đại sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp vô sản hiện đại đã xuất hiện và lớn mạnh nhanh chóng. Giai cấp vô sản Nga chịu mọi sự bóc lột, áp bức tàn tệ của chế độ tư bản chủ nghĩa, không những bị chính phủ Nga hoàng, giai cấp tư sản trong nước bóc lột mà còn bị giai cấp tư sản nước ngoài áp bức. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1900-1903 càng làm cho tình cảnh công nhân thêm điêu đứng. Nhà máy bị đóng cửa, công nhân thất nghiệp, tiền lương giảm sút, ngày lao động kéo dài từ 12 đến 14 giờ, điều kiện sinh hoạt tồi tệ. Đó là nguyên nhân khiến các cuộc đấu tranh chống Nga hoàng ngày càng tăng. Về chính trị, nước Nga hầu như tồn nguyên vẹn bộ máy cai trị chính quyền phong kiến cũ. Nga hoàng và giai cấp quý tộc phong kiến khống chế toàn bộ cuộc sống chính trị ở nước Nga. Để đẩy mạnh việc phát triển kinh tế, Nga hoàng đã mở cửa cho tư bản nước ngoài đầu tư ngày càng nhiều, kết quả là Nga chịu lép vế trong quan hệ với nước ngoài, là con nợ lớn nhất của Pháp. Như vậy, nước Nga bị lệ thuộc vào các nước phương Tây, là thành viên không bình đẳng trong hệ thống đế quốc. Do đặc điểm nước Nga là nước đế quốc phong kiến quân phiệt, nên mâu thuẫn giai cấp trong nước Nga đặc biệt gay gắt và phức tạp. Ngoài mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản còn có mâu thuẫn giữa địa chủ, tư sản quý tộc với nông dân và trên một chừng mực có mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với chế độ phong kiến. Tình hình trên đặt ra yêu cầu giải phóng sức sản xuất tư bản chủ nghĩa với tàn dư phong kiến lạc hậu về chính trị và kinh tế. Lênin đã nhận thấy những mâu thuẫn vô cùng gây gắt và những điều kiện thuận lợi báo trước một cuộc cách mạng chắc chắn sẽ xảy ra “ Nguồn tích tụ câm thù, tinh thần cách mạng của những giai cấp bên dưới ở Nga, vô cùng to lớn hơn ở Đức hồi năm 1848. Ở nước ta có sự thây đổi mạnh mẽ hơn. Ở nước ta trước không có và hiện nay cũng không có một cái bậc trung gian nào (hội đồng đại phương thì không đáng kể) giữa nền chuyên chế và tự do chính trị; ở nước ta có một chế độ độc tài thật hãy còn trinh tiết kiểu Á châu. Ở nước ta cuộc chiên tranh bất hạnh lại càng tăng thêm khả năng dụp đổ nhanh chóng, vì cuộc chiến tranh đó làm cho chính phủ khốn đốn hoàn toàn. Đối với nước ta tình hình quốc tế có những thuận lợi hơn, vì giai cấp vô sản châu Âu sẽ làm cho bọn vua chúa ở châu Âu không sao giúp đỡ được chế độ quân chủ Nga. Ở nước ta sự phát triển của những đảng giác ngộ- cách mạng, sự phát triển sách báo và tổ chức của những đảng ấy ở trình độ cao hơn nhiều so với những năm 1789, 1848 và 1871. Ở nước ta, cả một loạt những dân tộc bị chế độ Nga hoàng áp bức như Ba- lan, Phần- lan v.v, đang tấn công một cách đặc biệt mãnh liệt vào nền chuyên chế. Ở nước ta, nông dân ở trong tình trạng đặc biệt bị phá sản; họ bị bần cùng hóa một cách không thể tưởng tượng được và họ hoàn toàn không có gì để mất cả” Lê nin toàn tập, Tập 9, Nxb Tiến Bộ Mac-xcơ-va, Tr.1980 Những năm đầu 90 của thế kỷ XIX. Trước khi cách mạng Nga bùng nổ, yêu cầu của một cuộc cách mạng xã hội đã thể hiện trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản…trong xã hội. Trong bối cảnh đó, Đại hội lần II của đảng công nhân xã hội dân chủ Nga tháng 7-1903 ở Luân Đôn là đại hội thành lập Đảng. Đại hội thành lập Đảng có một ý nghĩa lớn “Dưới sự lãnh đạo của Lênin, lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, một chính đảng cách mạng đã được thành lập có đủ năng lực cầm đầu cuộc đấu tranh của toàn thể các lực lượng dân chủ của các dân tộc Nga chống ách chuyên chế và đưa giai cấp vô sản Nga lên vai trò lãnh đạo cuộc cách mạng dân chủ và vạch rõ triển vọng chuyển biến từ cách mạng dân chủ sang cách mạng xã hội chủ nghĩa” Tư liệu tham khảo lịch sử thế giới cận đại, Sđd, Tr.145. Đại hội đã thông qua cương lĩnh của đảng và khẳng định, nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, đánh đổ chính quyền của bọn tư bản, thành lập chuyên chính vô sản. Đồng thời đề ra nhiệm vụ trước mắt là đánh đổ chế độ Nga hoàng, thành lập nước cộng hòa, thi hành những cải cách dân chủ, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Chính trong đại hội này, khi bầu cử các cơ qun trung ương đã hình thành hai phái: Phái theo Lênin (Bônsêvích) và phái thiểu số cơ hội chủ nghĩa (Mensêvích). 2. Cách mạng bùng nổ và lan rộng: Nguyên nhân gián tiếp: hàng loạt những mâu thuẫn đang tồn tại ở nước Nga. Nguyên nhân trực tiếp: sự thất bại của Nga trong chiến tranh Nga-Nhật làm cho nền kinh tế, chính trị, xã hội rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng “đấy là dấu hiệu sụp đổ của toàn bộ chế độ chính trị” Lê nin toàn tập, Tập 9, Sđd, Tr.191. Từ tháng 11-1904 phong trào phản chiến nổ ra khắp nơi. Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình, thị uy ở Pêtécbua, Mátxcơva và nhiều tỉnh thành khác. Khắp đất nước Nga vang lên khẩu hiệu “Đánh đổ chế độ chuyên chế”, “đả đảo chiến tranh”. Các cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân đã châm ngòi lửa cách mạng năm 1905. Diễn biến: Ngày “Chủ nhật đẫm máu”, 9-1-1905 là ngày bắt đầu của cuộc cách mạng. Hơn 14 vạn người tay không vũ khí mang cờ xí, tượng thánh và chân dung Nga hoàng tiến đến cung điện mùa đông. Nga hoàng Nicôlai II đã hạ lệnh cho quân đội bắn vào quần chúng biểu tình làm 1000 người chết 5000 người bị thương, “đấy là kết quả của ngày chủ nhật đẫm máu hôm mồng 9 tháng Giêng, ở Pê-téc-bua. Quân đội đã chiến thắng những công nhân, phụ nữ và trẻ con tay không có tấc sắt” Lê nin toàn tập, Tập 9, Sđd, 1979. . Pêtécbua nằm trong tình trạng khủng bố. Làn sống phẫn nộ bao trùm thủ đô. Những khẩu hiệu cách mạng vang lên “Chúng ta không cần Nga Hoàng nữa”, “Đả đảo chế độ chuyên chế !”. Những người Bônsêvích đi với công nhân và có nhiều người bị bắn, bị giết. Lòng tinh của nhân dân vào Nga hoàng đã bị tiêu tan và họ nhận thấy rằng: “Nga hoàng đã đánh chúng ta, chúng ta phải đánh trả lại!”. Cách mạng bùng nổ. Khẩu hiệu “Đả đảo chế độ chuyên chế ” được truyền đi khắp nơi, một làn sóng bãi công, phản đối bùng lên trong cả nước. Chỉ trong tháng 1-1905, số người bải công đã lên đến 44 vạn người, nhiều hơn số người bãi công của 10 năm trước đó cộng lại. Đến mùa hè năm 1905, phong tròa lan rộng lôi cuốn cả binh lính và nông dân tham gia. Lễ kỉ niệm ngày 1-5-1905 đã biến thành cuộc biểu dương tình đoàn kết của công nhân toàn Nga. Tinh thần cách mạng tác động đến cả quân đội. Tháng 6-1905, thủy thủ trên Ô-đét-xa khởi nghĩa làm chủ chiến hạm. Nhiều đơn vị hải quân, lục quân khác cũng phản chiến. Nông dân tiếp tục nổi dậy đưa ra những yêu sách chính trị. Trong quá trình bãi công, ở nhiều nơi các Xô viết đại biểu công nhân được thành lập. Đó là tổ chức cách mạng, tiền thân của nhà nước Xô viết sau này. Như vậy cuộc khởi nghĩa Ô-đét-xa có một ý nghĩa to lớn như Lê nin nói: “cuộc khởi nghĩa ở Ô-đét-xa và thiết giáp hạm “Pơ-tem-kin” ngả về phía cách mạng đã đánh dấu thêm một bước tiến to lớn trong sự phát triển của phong trào cách mạng chống chế độ chuyên chế” Lê nin toàn tập, Tập 10, Sđd, 1979. . Từ mùa thu năm 1905, phong trào tiếp tục dâng cao với những cuộc bãi công chính trị quần chúng, làm ngưng trệ mọi hoạt động kinh tế và giao thông trong cả nước. Tháng 12-1905, cuộc tổng bãi công được bắt đẩu ở Mát-xcơ-va, rồi nhanh chóng biến thành tổng khởi nghĩa vũ trang. Công nhân đã dựng hàng ngàn chiến lũy và đã chiến đấu anh dũng trong 2 tuần lễ. Nhưng do lực lượng quá chênh lệch, cuộc khởi nghĩa đã bị đàn áp đẫm máu. Theo gương Mát-xcơ-va, nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang cũng đã nổ ra ở nhiều thành phố khác như: Ni-giơ Nốp-gô-rốt, Rô-xtốp trên sông Đông, Đôn-bát, Cra-xnô-đa…Song do “Những người công nhân khởi nghĩa thiếu kinh nghiệm đấu tranh vũ trang, thiếu vũ khí, thiếu sự phối hợp thống nhất toàn quốc, mối liên hệ với quân đội không chuẩn bị kĩ càng…” Vũ Dương Ninh- Nguyễn Văn Hồng, Sđd, Tr.279. nên những cuộc khởi nghĩa này đã nhanh chóng bị thất bại. Phong trào cách mạng xuống dần và chấm dứt vào cuối năm 1907. Vì thế, Lênin nói “…hồi đó, quần chúng lao động còn quá tối tăm, còn quá phân tán” V.I Lênin toàn tập, Tập 37, Sđd, 1789. . 3. Tính chất và ý nghĩa lịch sử: Cách mạng Nga 1905-1907, là cuộc cách mạng dân chủ tư sản đầu tiên do giai cấp vô sản lãnh đạo trong thời kì đế quốc chủ nghĩa. Động lực chủ yếu của cách mạng là quần chúng nhân dân lao động (quần chúng nhân dân-thợ thủ công, tư sản nhỏ, nhất là nông dân), họ đã đấu tranh quyết liệt thúc đẩy cách mạng đạt tới đỉnh cao. Nhiệm vụ của nó là xóa bỏ chế độ chuyên chế Nga hoàng, thực hiện các nhiệm vụ dân chủ, mở đường cho sản xuất phát triển. Đây là cuộc cách mạng tư sản kiểu mới, khác với các cuộc cách mạng tư sản trước đây. Tuy thất bại, Nhưng cách mạng Nga 1905-1907 có ý nghĩa lịch sử lớn lao. Cách mạng đã phát động được các giai cấp bị bóc lột và các dân tộc bị áp bức trong đế quốc Nga đứng lên đấu tranh, làm lung lây tận gốc chế độ Nga hoàng, đưa đến một cao trào đấu tranh của giai cấp vô sản trong các nước đế quốc và chuẩn bị toàn diện cho cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét “Cách mạng 1905 thất bại làm gương cho cách mạng 1917 thành công” G.S Phan Ngọc Liên. Những vấn đề lịch sử trong tác phẩm hồ Chí Minh. Nxb Đại học quốc gia – 1999, Tr.226. . Về ý nghĩa thế giới, 1905-1907 đã kết thúc thời kì im ắng tạm thời trong phong trào công nhân quốc tế kể từ sau Công xã Pari và mở đầu giai đoạn bão táp cách mạng mới. Nhờ ảnh hưởng cách mạng Nga 1905, các cuộc đấu tranh cách mạng ở các nước Tây Âu và châu Á đã phát triển mạnh hơn “Cách mạng đó (1905) còn làm cho toàn thể châu Á chuyển động. Những cuộc cách mạng ở Thổ, Ba Tư, Trung Quốc đang chứng tỏ rằng cuộc khởi nghĩa vĩ đại năm 1905 đã để lại những dấu vết sâu xa và tỏ rõ rằng không thể nào tiêu diệt được ảnh hưởng của nó đối với phong trào tiến bộ của hàng trăm người” Tư liệu tham khảo lịch sử thế giới cận đại, Sđd, Tr.151. . Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa bước vào một giai đoạn đấu tranh sôi nổi. II/ CÁCH MẠNG DÂN CHỦ TƯ SẢN THÁNG HAI NĂM 1917 1. Tình hình nước Nga trước cách mạng: Sau cuộc cách mạng 1905-1907 ở Nga thất bại, nước Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II. Chế độ quân chủ Nga hoàng cùng với những tàn tích phong kiến lạc hậu tiếp tục kìm hãm sự phát triển của CNTB ở Nga. Việc Nga hoàng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đấ nước, phơi bày sự lạc hậu về kinh tế, chính trị và làm cho những mâu thuẫn xã hội càng gây gắt. Sau 3 năm theo đuổi chiến tranh đến năm 1917 nền kinh tế quốc dân hoàn toàn kiệt quệ, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đình đốn. Nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng ở nhiều nơi. Mọi nỗi khổ đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là công nhân, nông dân và hơn 100 dân tộc khác trong đế quốc Nga. Nền kinh tế của nước Nga lạc hậu, không chịu đựng được tình trạng căng thẳng của chiến tranh. Ngoài mặt trận, quân đội liên tiếp thất bại. Tính đến năm 1917, có tới 1,5 triệu người chết và trên 4 triệu người bị thương. Trong bối cảnh đó, phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng khắp nơi. Chính phủ Nga hoàng ngày càng trở nên bất lực, không còn khả năng thống trị như cũ được nữa. Nước Nga tiến sát tới một cuộc cách mạng, Lênin cho rằng: “Nội dung xã hội của cuộc cách mạng sắp nổ ra ở Nga chỉ có thể là nền chuyên chính dân chủ cách mạng của giai cấp vô sản và nông dân. Cách mạng không thể thắng lợi ở nước Nga, nếu không lật đổ chế độ quân chủ và bọn địa chủ phong kiến. Song giai cấp vô sản không thể lật đổ chúng nếu không được nông dân giúp đỡ” V.I Lênin .Toàn tập. Tập I, sđd, Tr. 237-238 . 2. Cách mạng dân chủ tư sản 2/1917: Tháng 2-1917 (theo lịch Nga), cách mạng dân chủ tư sản đã bùng nổ ở Nga. Mở đầu là cuộc biểu tình ngày 23-2 (tức 8-3 theo dương lịch) của 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-grát (nay là Xanh-pê-téc-bua) nhân ngày kỉ niệm quốc tế phụ nữ. Trong những ngày tiếp theo làn sóng đấu tranh tiếp tục dân cao, binh lính – chỗ dựa cuối cùng của chế độ, ngày càng dao động và đã ngã về phía cách mạng. Ngày 27-2 (12-3), cuộc tổng bãi công lan rộng khắp thành phố. Dưới sự lãnh đạo của đảng Bônsêvích công nhân chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. Hơn 66.000 binh lính được tuyên truyền giác ngộ đã đừng về phía cách mạng. Quân khởi nghĩa chiếm toàn bộ các công sở quan trọng nhất, nhà ga, cầu, bưu điện…Nga hoàng Ni-cô-lai II tuyên bố thoái vị. Chế độ quân chủ chuyên chế bị sụp đổ. Chiều ngày 27-2, tại cung điện Tavritrecxki ở thủ đô, các đại biểu đầu tiên đã ra mắt và thành lập một tổ chức cách mạng thống nhất như một cơ quan chính quyền mới- Xô Viết đại biểu công nhân và binh lính Pêtrôgrát. Phong trào cách mạng lan rộng khắp trong nước tư thủ đô đến các địa phương, quần chúng nổi dậy bầu ra các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Như thế trong phạm vi cả nước, cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng hai đã thắng lợi. Tháng 3-1917, toàn nước Nga có 555 xô viết. Cùng thời gian đó giai cấp tư sản thành lập chính phủ lâm thời. Cách mạng dân chủ tư sản tháng 2 thắng lợi. Tuy nhiên một tình hình chính trị chưa từng có đã diễn ra ở nước Nga, đó là tình trạnh hai chính quyền song song tồn tại: chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của hai giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại. Trước tình hình đó, Lênin và đảng Bônsêvích Nga đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng lật đổ chính phủ tư sản lâm thời. Thúc đẩy cách mạng phát triển cao hơn, đi đến mục đích cuối cùng của cách mạng dân chủ tư sản. 3. Tính chất và ý nghĩa: Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917, là cuộc cách mạng dân chủ tư sản thứ hai ở Nga, do giai cấp vô sản lãnh đạo trong thời kì chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918). Động lực chủ yếu của cách mạng là quần chúng nhân dân lao động (quần chúng nhân dân-thợ thủ công, nhất là nông dân), họ đã đấu tranh quyết liệt thúc đẩy cách mạng đạt tới đỉnh cao. Nhiệm vụ của nó là xóa bỏ chế độ chuyên chế Nga hoàng, thực hiện các nhiệm vụ dân chủ, mở đường cho sản xuất phát triển. Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 thắng lợi đã lật đổ chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm. Đây là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với nước Nga- chế độ chuyên chế Nga hoàng thống trị nhân dân tư bao đời nay đã bị sụp đổ chỉ trong vòng 8 ngày. Tuy có tình trang hai chính quyền song song tồn tại nhưng lần đầu tiên chính quyền của giai cấp vô sản được thiết lập. Là bước thắng lợi đầu tiên tạo nền tảng cho hàng loạt thắng lợi về sau - đó là thắng lợi vang dội của cách mạng tháng 10 - cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Trong điều kiện lịch sử mới, khác với cuộc cách mạng 1905-1907, Lênin đã chỉ ra: cuộc cách mạng dân chủ tư sản sắp tới ở Nga có nhiều khả năng thuận lợi và “hết sức gần” để chuyển sang cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Như vậy, cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 đã chuẩn bị toàn diện cho thắng lợi của cách mạng tháng Mười- một cuộc cách mạng mà “Chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế” Hồ Chí Minh. Tuyển tập. Tập 2. Nxb Sự thật, Hà Nội-1980, Tr.461. C. PHẦN KẾT LUẬN: 1/ Sự khác nhau giữa hai loại hình cách mạng tư sản kiểu cũ và kiểu mới. Như vậy, trong thời kì cận đại có 2 loại hình cách mạng tư sản, cách mạng tư sản kiểu cũ và kiểu mới. Tuy 2 loại hình này có những điểm giống nhau về mục đích như: cả 2 loại hình cách mạng tư sản kiểu cũ và mới đều nhằm hướng tới việc xóa bỏ chế độ đang kìm hãm, ngăn trở sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (ở Hà Lan là phong kiến Tây Ban Nha, ở Anh và Pháp là chế độ phong kiến trong nước, ở Mỹ là đế quốc Anh,…) nhằm thực hiện các nhiệm vụ dân chủ, mở đường cho sản xuất phát triển. Nhưng chúng có những điểm khác nhau cơ bản: Trước hết, ta thấy rằng nếu như cách mạng kiểu cũ mục đích của nó là thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản hay sự thống trị của chủ nghĩa tư bản, thì cách mạng tư sản kiểu mới - cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo chỉ xem “đánh bại hoàn toàn chế độ chuyên chế và dành tự do hoàn toàn và thật sự, - đó là nhiệm vụ trước mắt của Đảng dân chủ xã hội Nga” Lê nin toàn tập, Tập 12, Sđd, Tr.40. . Với việc xát định đó chỉ là một nhiệm vụ trước mắt, Lênin khẳng định nhiệm vụ, mục đích cuối cùng của cách mạng tư sản kiểu mới là “đấu tranh cho cách mạng xã hội để lật đổ trật tự tư sản" Lê nin toàn tập, Tập 9, Sđd, Tr.163. và thiết lập chính quyền của giai cấp vô sản “nhiệm vụ của những người dân chủ xã hội chúng ta là đẩy cuộc cách mạng tư sản tiến lên hết sức xa nữa, mà không hề quên nhiệm vụ chủ yếu của chúng ta: thực hiện tổ chức độc lập của giai cấp vô sản” Nt, Tập 9, Tr.478. . Thứ nữa, về lực lượng lãnh đạo: Trong cách mạng tư sản kiểu cũ lực lượng lãnh đạo là giai cấp tư sản hoặc quý tộc mới liên minh với giai cấp tư sản. Còn trong cách mạng tư sản kiểu mới là do giai cấp vô sản lãnh đạo Tóm lại, hai cuộc cách mạng này khác nhau về bản chất. Trong đó, cách mạng kiểu mới ở Nga 1905-1907 và cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai 1917 như một mắt xích nối giữa cách mạng tư sản với cách mạng xã hội chủ nghĩa trong sợi dây xuyên suốt, không ngừng đi lên của xã hội loài người. 2/ Tầm quan trọng của cách mạng tư sản đối với lịch sử nhân loại: Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại đã thay đổi toàn thể bộ mặt thế giới. Trước hết nó xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển khiến cho “Giai cấp tư sản trong quá trình thống trị chưa đầy một thế kỷ đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gợp lại” (“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” của Mác- Ăngghen). Hai là nó đã tạo ra nền dân chủ và các thể chế nhà nước dân chủ, đó là một bước ngoặt vĩ đại trong sự phát triển của lịch sử xã hội loài người. Nói tới ảnh hưởng của các cuộc cách mạng tư sản còn phải nói đến ảnh hưởng dây chuyền của chúng, cái nọ tiếp cái kia cuối cùng thay đổi toàn bộ thế giới. Cách mạng tư sản Hà Lan: Được xem là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, và là mốc mở đầu thời đại mới - thời cận đại - với sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến. Nó báo hiệu thời đại của các cuộc CMTS và bước đầu suy vong của chế độ PK. Cách mạng tư sản Hà Lan là ngọn đuốc đầu tiên, ánh sáng đầu tiên giữa màn đem trung cổ. Là tiếng kèn xung trận cổ vũ thúc đẩy các dân tộc đấu tranh cho tiến bộ, văn minh tiến đến xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến lạc hậu, phản động, ngăn trở bước tiến của xã hội loài người. Cách mạng tư sản Hà Lan thắng lợi đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Việc sản xuất trong các nghành dệt vải, nhuộm, in, thủy tinh và chế tạo kính quang học… được đẩy mạnh. Thưong nghiệp phát triển, nhiều tàu thuyền của các tỉnh Liên hiệp hoạt động nhộn nhịp trong và ngoài nước. Vào đầu thế kỷ XVII Am-xtéc-đam có đến 10 vạn dân, tiếp nhận hàng nghìn tàu thuyền thường xuyên ra vào cảng, buôn bán với các nước Anh, Pháp, Nga, Ấn Độ… Các công ty thương mại của Hà Lan như: “công ty Phương Đông”, “công ty Đông Ấn”… không chỉ mở rộng việc buôn bán với nhiều nước trên thế giới mà còn tiến hành việc xâm chiếm thuộc địa. In-đô-nê-xi-a trở thành thuộc địa lớn nhất của Hà Lan. b.Ảnh hưởng của cuộc cách mạng tư sản Anh 1960 Cuộc cách mạng tư sản Anh có ảnh hưởng rất lớn đến thế giới. Một là : Nó khai sinh ra chế độ dân chủ - Tam quyền phân lập, đây là một gợi ý thực tế cho Môngtexkiơ nhà tư tưởng Pháp thế kỷ XVIII sáng lập ra học thuyết Tam quyền phân lập nổi tiếng. Có thể nói thể chế nhà nước theo chế độ Tam quyền phân lập ở Anh là một sáng tạo vĩ đại trong sự phát triển của lịch sử xã hội loài người Hai là: Cuộc cách mạng tư sản Anh là một trong những tiền đề của cuộc cách mạng công nghiệp Anh. Mà cuộc cách mạng công nghiệp Anh đã ảnh hưởng ra toàn thế giới, thúc đẩy phương thức sản xuất TBCN ra đời ở các nước trên thế giới. Sự ra đời và phát triển của phương thức sản xuất TBCN lại là tiền đề cho các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ tiếp theo “hơi nước và máy công cụ đã biến công trường thủ công thành đại công nghiệp hiện đại và do đó cách mạng hóa toàn bộ nền mống của xã hội tư sản” Các Mác, Phri-đrich Ăng-ghen, Tập V, Sđd, Tr.367. . c.Ảnh hưởng cuộc chiến tranh dành độc lập Bắc Mỹ Bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hoa Kỳ năm 1776 là bản Tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên trên thế giới, nó là mẫu hình cho bản “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” nước Pháp trong cách mạng 1789. Cuộc chiến tranh giành độc lập Bắc Mỹ và tinh thần dân chủ của nó đã ảnh hưởng trực tiếp tới các nước Mĩ La tinh, khiến cho đầu thế kỷ XIX ở Mỹ La Tinh đã bùng nổ cuộc chiến tranh độc lập, lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, thành lập các quốc gia cộng hòa độc lập. Chủ nghĩa tư bản Bắc Mĩ không ngừng phát triển có nền kinh tế chính trị từng thao túng toàn bộ nền kinh tế chính trị toàn cầu, có ảnh hưởng quyết định đến các vấn đề thế giới. d. Ảnh hưởng cuộc đại cách mạng Pháp 1789 Nói tới ảnh hưởng của cuộc đại cách mạng Pháp, trước hết phải nói tới ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng khai sáng Pháp với các nhà tư tưởng tiêu biểu như Vônte, Môngtexkiơ, Rutxô. Tư tưởng dân chủ của các ông là bó đuốc soi đường không chỉ cho nhân dân Pháp mà cho cả nhân dân toàn thế giới “Các nhà khoa học đó không những đã để lại cho loài người những tư tưởng, những triết lý, những cơ chế pháp luật, những phương hướng kinh tế nhầm xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp hơn, mà còn đưa lại những áng thơ văn kiệt xuất, mang tính nhân đạo sâu sắc” Kỉ niệm 200 năm cách mạng Pháp 1789, Sđd, Tr 23. . Cách mạng Pháp mang tính nhân văn sâu sắc, đặc biệt là sự chú trọng đến quyền con người. Nó được biểu hiện rõ rệt nhất qua bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, đã thấm vào cuộc sống con người để trở thành một động lực cách mạng mạnh mẽ, đủ sức lật nhào mọi thể chế, tập tục cổ hủ, lạc hậu từ ngàn xưa. Chính bản “Tuyên ngôn độc lập” của nước Mỹ đã được viết dưới ánh sáng của các nhà tư tưởng khai sáng Pháp. Sau khi cách mạng Pháp thành công, Napôlêông đi chinh phục châu Âu và thống trị châu Âu bằng bộ “dân luật”. Về khách quan Napôlêông đã mang tư tưởng dân chủ tư sản truyền bá sang các nước châu Âu, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng ở các nước châu Âu phát triển trong thế kỷ XIX. Cuộc cách mạng này cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới, Hồ Chí Minh nói rằng: “Cách mạng Pháp đã làm gương cho chúng ta về những việc gì?” Cách mạng Pháp dạy cho chúng ta: Quần chúng công nông là gốc cách mạng, tư bản là hoạt đầu, khi nó không lợi dụng được dân chúng nữa, thì nó phản cách mạng. Cách mạng thì phải thì phải tổ chức rất vững bền mới thành công. Đàn bà trẻ con cũng giúp làm việc cách mạng được nhiều. Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống nổi. Cách mạng Pháp hi sinh rất nhiêu người mà không sợ; ta muốn làm cách mạng thì cũng không nên sợ phải hi sinh.” Nguyễn Ái Quốc, Đường cách mạng (1927), Hồ Chí Minh Tuyển tập, Tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội-1980, Tr.243-244. Chính vì vậy mà khi nói về ảnh hưởng của đại cách mạng Pháp Lênin viết: “…Thế kỷ XIX là thế kỷ đem lại văn minh và văn hóa cho toàn thể nhân loại đã trôi qua dưới dấu hiệu của cách mạng Pháp” Tư liệu tham khảo lịch sử thế giới cận đại, Sđd, Tr.55. . Như vậy, ta thấy cách mạng tư sản đã có những cống hiến lớn đối với lịch sử nhân loài. Cách mạng tư sản là một hiện tượng hợp quy luật, là cách giải quyết tự nhiên những mâu thuẫn đang gay gắt cao độ giữa giai cấp tư sản đang lên với giai cấp quý tộc phong kiến đang suy tàn. Một khi, lực lượng sản xuất phát triển, mâu thuẫn với quan hệ sản xuất lạc hậu đang kìm hãm sự phát triển đó, tất yếu nảy sinh cách mạng để thúc đẩy xã hội phát triển cao hơn nữa. Như thế, cách mạng tư sản không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên, đây là một yêu cầu khách quan của lịch sử-xã hội, nó mang tính tất yếu, hợp quy luật. 3/ Những hạn chế của các cuộc cách mạng tư sản và yêu cầu đặc ra: Bên cạnh mặt tiến bộ vượt bậc so với giai cấp phong kiến về nhiều lĩnh vực, cũng như công lao đóng góp của các cuộc cách mạng tư sản vào sự tiến bộ chung của nhân loài là rất lớn thì các cuộc cách mạng này không thể tránh khỏi những hạn chế, đó là: Trong các cuộc cách mạng tư sản điều kiện tiên quyết để diễn ra và đi đến thành công là khối liên minh giữa giai cấp tư sản và quần chúng nhân dân. Nhưng có một điều dễ thấy là giai cấp tư sản thường sử dụng bạo lực quần chúng để đạt được mục đích của mình: lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản. Sau khi đạt được mục đích, họ không đáp ứng yêu cầu của nhân dân trong những ngày đầu cách mạng, không quan tâm tới lợi ích của quần chúng nhân dân nữa. Quần chúng nhân dân những người đã hi sinh rất nhiều cho sự ra đời của chính quyền tư sản nhưng cuộc sống của họ vẫn không thây đổi, vẫn khổ cực và bị áp bức, nói cách khác chỉ “thay sự áp bức này bằng một sự áp bức khác tinh vi hơn” mà thôi. Vì thế, họ phải tiếp tục đấu tranh. Thay vì giải quyết quyền lợi cho quần chúng, giai cấp tư sản quay lại đàn áp phong trào quần chúng vô cùng dã man. Tình hình này thường diễn ra trong hầu hết các cuộc cách mạng tư sản. Trong các cuộc cách mạng tư sản Anh 1960, sau khi giai cấp tư sản và quý tộc mới đã đạt được mục đích, họ quay lại đàn áp phái San bằng và phái Đào đất. Khiến cho giai đoạn hai của cách mạng không còn có sự tham gia của quần chúng nhân dân nữa. Trong cuộc đại cách mạng Pháp 1789, trải qua bốn giai đoạn cách mạng chúng ta đều thấy, hễ khi nào bộ phận tư sản lên cầm quyền đạt được mục đích là họ quay lại đối phó với phong trào quần chúng. Chính những hạn chế này của các cuộc cách mạng tư sản mà đặt ra yêu cầu cho lịch sử cần phải có những phong trào tiên tiến hơn, triệt để hơn. Đó cũng chính là nguyên nhân ra đời cuộc cách mạng tư sản kiểu mới ở Nga 1905-1907. Cuộc cách mạng này đến lượt nó lại là cuộc tổng diễn tập tạo nên điểm xuất phát cho cách mạng năm 1917, nó là “một dấu hiệu báo trước một cuộc đấu tranh của toàn thế giới chống lại sự tàn bạo của tư bản”Lê nin toàn tập, Tập 12, Sđd, Tr.41 . 4/ Chủ nghĩa tư bản có phải là hình thức vĩnh hằng của cả nhân loại hay không? Lênin nói xã hội loài người phát triển tuân theo một quy luật các hình thái kinh tế, xã hội từ thấp đến cao từ chiếm hữu nô lệ - phong kiến - tư bản chủ nghĩa - xã hội chủ nghĩa. Sự thay đổi từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản là một hiện tượng phù hợp với quy luật, mà xã hội loài người lại không ngừng phát triển, vì thế con người không ngừng mong muốn vươn đến những giá trị tốt đẹp nhất, dân chủ - tự do - hạnh phúc, v.v…Trong bối cảnh thế giới hiện nay khi mà, theo thuật ngữ của các nhà tư bản “chủ nghĩa xã hội đã lùi vào quá khứ” sau sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, thì ở đâu đó trên khắp thế giới những tư tưởng của Mác vẫn được trân trọng, và những tác phẩm của Ông được nhiều độc giả trên thế giới đón nhận. Tôi xin trích một bài báo mới đây để nói về những về những tư tưởng trong các tác phẩm của Mác được khắp nơi trên thế giới đón nhận: “Nhật báo I-ta-li-a LaXtam-pa ra mới đây viết về việc những tác phẩm của C.Mác đang trở thành những cuốn sách được đọc trên khắp châu Âu. Báo LaXtam-pa viết “cuộc khủng hoảng tài chính đang làm mục ruỗng CNTB”. C.Mác đã dự đoán trước điều này trong tác phẩm bộ tư bản bất hủ của Ông (Ông viết: “khi các nhà tư bản trao đổi tiền để lấy tiền, CNTB sẽ thoái trào”), và do đó những tác phẩm của Ông đã trở thành thời sự. Tại Đức, tại Anh và đặc biệt là ở Italia, những tác phẩm của Ông được tìm mua ở cacq hiệu sách, điều mà thời bức tường Béc-lin sụp đổ và CNXH thoái trào, ở Đông Âu người ta cho là không tưởng. Nhà xuất bản Burmess ở Phrăng- Phuốc và Kart Dietz ở Béc-lin mới đây cho biết, lượng bán ra của bộ tư bản đã tăng gấp ba, từ 500 cuốn 3 năm trước, lên 1500 cuốn vào thời điểm này. Tại Anh, các báo thậm chí đã đăng lại nhiều trang sách mà Mác đã phân tích về CNTB. Tại Italia, chi nhánh của nhà xuất bản Newton- Compton bán được 5 nghìn bộ tư bản và bây giờ đang in để đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhưng không chỉ bộ tư bản mà Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản cũng đang trong danh sách cuốn về chính trị học bán chạy nhất Italia, một nghìn cuốn đã bán hết trong một tháng qua. Nhà chính trị học nổi tiếng Luxianô- Canphôra, người được cho là những nhà phân tích C.Mác xuất sắc nhất trên thế giới trả lời câu hỏi của LaXtam-pa: Những phân tích của C.Mác được thực hiện cách đây một thế kỉ rưỡi, làm sao mà nó đúng với hoàn cảnh hiện tại không?. Đã khẳng định: - Điều hoàn toàn có thể áp dụng được là phương pháp luận khoa học trong phân tích mà Ông thực hiện một cách vô cùng khách quan. Chúng ta biết rằng, Ông không phải là một nhà khoa học, mà là một người ngoài cuộc trong địa hạt này, khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành triết học cổ với một luận văn tốt nghiệp bàn về dân chủ. Nhưng chín Ông là người duy nhất trên thế giới có thể hiểu và phân tích rõ ràng và dẽ hiểu đến thế về CNTB, về xã hội và nền kinh tế của nó. Đấy là một điều không dẽ dàng nhưng Ông đã làm được. Những tư tưởng của Mác có thể áp dụng ở nhiều hình thức và hoàn cảnh khác nhau trong thực tế, chứ không phải chỉ việc đọc và nghiên cứu. Điều phi thường mà Mác đã làm, là tìm cách thức vận hành, cũng như chuyển biến không ngừng mà xã hội Tư Bản được xây dựng trên đó. Tôi xin đưa ra hai thí dụ: văn hóa trung cổ có nền tảng là chế độ phong kiến, trong khi xã hội cổ đại xây dựng trên hệ thống nông nô. CNTB hình thành trên xã hội và nền kinh tế đặc thù của nó. Mác đã phân biệt chỉ ra được những sự khác nhau giữa các hình thức ấy. - Hãy đưa ra một ví dụ cụ thể cho thời đại này thưa (Ông) giáo sư? - Mác đã giải thích hết sức đúng đắn và cụ thể những vấn đề liên quan một đội quân dự bị, vốn là những người thất nghiệp ở Manchextơ. Ngày nay đội quân ấy không còn tồn tại nữa, nhưng đã tản ra những bậc thang xã hội của giai cấp vô sản. Họ là những người nhập cư sẵng sàng giành lấy việc làm của những người lao động trong thế giới tư bản với mức lương thấp mà thậm chí không cần đòi hỏi các bảo đảm về mặt xã hội cũng như các quyền cơ bản của con người. Tầng lớp ấy sẵng sàng thực hiện những cuộc cách mạng trong xã hội. Những người thất nghiệp mà Mác đã đề cặp lên đến con số một tỉ người trên thế giới. - Nhưng liệu có mối quan hệ nào giữa cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại với những phát hiện của Mác trong bộ tư bản không? - Mối liên hệ ở chổ, trước hết, Mác là người đầu tiên dự đoán về sự hình thành cũng như khủng hoảng của CNTB tài chính. Ông nói về điều đó trong tập III của bộ Tư bản, cuốn sách vẫn còn dang dở. Mác cũng đã tiềm ra được câu trả lời cho những cuộc khủng hoảng của hiện nay, cũng như thời đại khủng hoảng những năm 30 của thế kỉ trước. C.Mác đã viết rằng, cách tốt nhất để can thiệp và giảm sức nóng của những cuộc khủng hoảng về kinh tế và tài chính là nhà nước phải ra tay cứu nền kinh tế, trong những hoạt động gần như quốc hữu hóa nền kinh tế vốn do tư nhân thống trị. Chính tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã thực hiện biện pháp mà sau đó kẻ thù của Ông cho là thuần túy chủ nghĩa Cộng sản trong việc can thiệp về kinh tế. Những chính phủ ở Mĩ, ở Pháp và Italia bây giờ đều làm tương tự v.v… - Điều đó cũng có nghĩa là tư tưởng của Mác có thể áp dụng được cho tất cả các chế độ và hình thức xã hội? - Đúng vậy, bởi vì Ông có lý khi viết ra điều ấy và tất cả những nhà quản lý kinh tế và tài chính của mọi quốc gia đều có thể ứng dụng một phần trong đó. Ngay cả cánh hữu dưới hình thức nào, cũng phải đọc Mác để trở nên cho dân túy, để gần gũi với giai cấp hơn và sau đó lợi dụng họ. Cánh tả lại cần phải đọc và hiểu Mác, dù có thể họ không nhất trí một phần nào đó đối với những gì mà Mác viết ra”. (Nguồn Thông Tấn Xã Việt Nam, Báo Nhân Dân 19427) Như ta đã biết chế độ phong kiến phải mất khoảng nửa thế kỉ để xác lập sự thống trị của nó trên toàn cầu, CNTB cũng phải mất khoảng 400 năm mới được thiết lập trên hầu hết thế giới ngày nay. Điều này cho thấy “làm cách mạng đã khó, giữ được thành quả cách mạng còn khó bội phần” con đường ấy không tránh khỏi có lúc tiến, lúc lùi, khúc khuỷu, quanh co. Vì thế, con đường xây dựng CNXH cũng không thoát khỏi quy luật đó, mặt khác so với thời gian của chế độ phong kiến và CNTB thì CNXH còn quá ít ỏi, chỉ vỏn vẹn 90 năm. Trong cuốn “Những bóng ma của Mác” nhà triết học Pháp Jecques Derida viết: “Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ không phải do chủ nghĩa tư bản tốt hơn, hợp lí hơn, ưu việt hơn. Chủ nghĩa tư bản không phải là tấm gương phổ biến cho cả hành tinh, cũng không phải là hình thức vĩnh hằng của nhân loại”. Đúng vậy, bằng chứng cho thấy không phải hệ thống chủ nghĩa là “tấm gương phổ biến cho cả hành tinh” khi hiện giờ trên thế giới có một số nước vẫn kiên trì đi theo con đường xây dựng và phát triển theo XHCN như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Bắc Triều Tiên và Venezuela: “Phát biểu trên truyền hình sau lễ tuyên thệ, Tổng thống Chavez khẳng định quyết tâm cải cách hiến pháp nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng một nước Venezuela theo đường lối xã hội chủ nghĩa, với tên gọi mới là Cộng hòa XHCN Venezuela, thay thế tên gọi chính thức hiện nay là Cộng hòa Bolivar Venezuela. “Đây là thời điểm sống còn đối với Venezuela. Đất nước sẽ tiến lên thành nước CH XHCN, không ai và không điều gì có thể ngăn cản việc đó”theo: Và hiện nay, ngay cả nước Mỹ khi đang trong tình trạng bị khủng hoảng và nạn thất nghiệp xảy ra nặng nề thì người dân giảm niềm tin vào TBCN và một số người muốn đi theo XHCN (đọc thêm ở phần phụ lục) Kết quả được Rasmussen Reports công bố hôm 9.4 cho thấy, chỉ có 53% người Mỹ trưởng thành tin rằng CNTB tốt hơn CNXH, 20% tin CNXH tốt hơn và 27% phân vân không chắc cái nào tốt hơn. Điều này đã khiến nhiều người Mỹ đặt câu hỏi: Vì sao chỉ trong 4 tháng, tỷ lệ người Mỹ ủng hộ CNTB lại giảm sút nhanh đến như vậy?” Không những thế, ngay cả nước Anh và một số nước TB khác cũng gặp tình trạng tương tự như vậy: “Đầu năm 2009, trong khi thế giới đang tập trung vào các biện pháp kích cầu để cứu lấy nền kinh tế tư bản, thì cũng có ý kiến hy vọng trật tự của nền kinh tế tư bản thật sự sẽ hồi phục. Nhưng trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Luân Đôn (Anh) đầu tháng 4, trên những hàng biểu ngữ của dòng người biểu tình khắp mọi nẻo đường thế giới người ta nhìn thấy dòng chữ: “Capitalism does not work” (tạm dịch: Chủ nghĩa tư bản không hiệu quả) hay “Toward the society for people not for profit” (Hãy hướng đến một xã hội vì con người chứ không phải vì lợi nhuận). Dòng biểu ngữ lại tiếp tục hâm nóng một vấn đề lớn của thế kỷ 21, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay: cần phải có một trật tự xã hội mới thay thế chủ nghĩa tư bản.” Điều đó cũng hoàn toàn minh chứng minh rằng: “CNTB không phải là tấm gương phổ biến cho cả hành tinh, cũng không thể là hình thức tổ chức vĩnh hằng của nhân loại”. Ngay trong lòng các nước TBCN người dân đã có thái độ như vậy thì liệu rằng CNTB sẽ còn tồn tại mãi được không? Hay cũng theo tuân quy luật tất yếu là sẽ đi vào quá khứ và nhường chỗ cho một chế độ khác tiến bộ hơn. Tài liệu tham khảo: 1/ Các Mác, Phri-đrich Ăng-ghen. Tuyển tập. Tập 5. Nxb Sự thật Hà Nội, 1981. 2/ Cao Văn Liên, Lịch sử 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nxb Lao Động, 2007. 3/ Chu Hữu Chí-Khương Thiếu Ba, Thế giới 500 năm. Nxb Văn hóa thông tin, 2000. 4/ Đỗ Thanh Bình (chủ biên), Một số vấn đề lịch sử thế giới, Nxb Giáo Dục-1996. 5/ Đặng Thanh Tịnh, Lịch sử nước Pháp, Nxb Văn Hóa Thông Tin – 2006. 6/ Hồ Chí Minh. Tuyển tập. Tập 2. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980 7/ Kỉ niệm 200 năm cách mạng Pháp 1789. Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 2/1989. 8/ Lê nin toàn tập. Tập 1,9,10,12,37. Nxb Tiến Bộ Mac-xcơ-va, 1980 9/ Lịch sử 11 nâng cao, Nxb Giáo dục-2006. 10/ Lê Minh Đức, Nguyễn Nghị. Lịch sữ nước Mĩ. Nxb Văn hóa thông tin, 1994. 11/ Nguyễn Ái Quốc, Đường cách mạng (1927), Hồ Chí Minh Tuyển tập, Tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội-1980. 12/ Nguyễn Xuân Sơn, Lịch Sử Thế Giới Đại Cương, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1997. 13/ Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Hà Lan. Đất nước- Con người- Lịch sử, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 1999. 14/ G.S Phan Ngọc Liên. Những vấn đề lịch sử trong tác phẩm hồ Chí Minh. Nxb Đại học quốc gia, 1999. 15/ G.S Phan Ngọc Liên, Từ điển thuật ngữ lịch sử Phổ Thông. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội. 16/ Tư liệu tham khảo Lịch sử thế giới cận đại, Nxb Giáo dục-1985. 17/ Tập thể tác giả, Văn Minh Tây Phương. Tập 3. Nxb Tủ sách Kim Văn- Ủy ban dịch thuật khối Văn hóa Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Tự Nhiên, 1974 (bản dịch của Nguyễn Văn Lương). 19/ Vũ Dương Ninh-Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại, Nxb Giáo Dục,1999. 20/ Văn minh nhân loại những bước ngoặc lịch sử. Nxb Văn hóa thông tin, 2002. 20/Wikipedia: Các nguyên tắc căn bản mà Cộng hòa Pháp phải tôn trọng được ghi trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789 PHỤ LỤC Phụ luc 1: Vua Charles I của Anh Tranh Tuyên ngôn Độc lập của John Trumbull. Đột chiếm ngục Bastille, 14-7-1789 G.G.Ru-xô (1712-1778) Vôn-te (1694-1778) S. Mông-te-ki-ơ (1689-1755) Tranh sơn dầu vẽ chân dung Tổng thống Mỹ đầu tiên George Washington.  Oliver Cromwell Phụ lục 2 Như Thanh Niên đã đưa tin, sau khi một số nghị sĩ Cộng hòa công khai chỉ trích Tổng thống Barack Obama đang thực hiện những chính sách mang tính chất xã hội chủ nghĩa, các cuộc tranh luận về vấn đề này ngay lập tức diễn ra trên khắp nước Mỹ với sự tham gia của cả hai phe tả hữu, báo giới, người dân và thậm chí cả ông Obama. Đây chính là lý do khiến Rasmussen Reports - một công ty truyền thông chuyên thực hiện các cuộc thăm dò dư luận có uy tín ở Mỹ - quyết định tiến hành cuộc thăm dò ý kiến có quy mô toàn quốc với câu hỏi: “Giữa chủ nghĩa tư bản (CNTB) và chủ nghĩa xã hội (CNXH), hệ thống nào tốt hơn?”. Đáng chú ý, tỷ lệ ủng hộ CNTB và CNXH không chênh lệch nhiều trong nhóm thanh niên và những người theo đảng Dân chủ: 37% người Mỹ dưới 30 tuổi chọn CNTB, 33% chọn CNXH, 30% phân vân không quyết định. Đối với những người theo phe Dân chủ, con số tương ứng là 39%, 30% và 31%. Kết quả cũng cho thấy, những người trên 30 tuổi, người theo phe Cộng hòa và các nhà đầu tư tỏ ra yêu thích CNTB hơn; 49% người Mỹ từ 30 - 40 tuổi ủng hộ CNTB, 26% ủng hộ CNXH và 13% người trên 40 tuổi tin CNXH tốt hơn. Đây là kết quả gây ngạc nhiên cho chính những người thực hiện bởi trong cuộc khảo sát cũng do Rasmussen Reports tổ chức vào cuối tháng 12.2008, có đến 70% người Mỹ trưởng thành ủng hộ nền kinh tế thị trường tự do (một cách hiểu khác về CNTB), chỉ 15% tin rằng nền kinh tế do nhà nước quản lý tốt hơn và 15% không quyết định. Điều này đã khiến nhiều người Mỹ đặt câu hỏi: Vì sao chỉ trong 4 tháng, tỷ lệ người Mỹ ủng hộ CNTB lại giảm sút nhanh đến như vậy?” MỤC LỤC: A. PHẦN MỞ ĐẦU Mở đầu 2 Lý do chọn đề tài 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 Phương pháp 3 Giới hạn đề tài 3 Bố cục đề tài 3 B. PHẦN NỘI DUNG Chương I: Cách mạng tư sản kiểu cũ I. Các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu 6 1. Cách mạng tư sản Hà Lan 6 2. Cách mạng tư sản Anh 9 3. Cuộc đấu tranh dành độc lập ở Bắc Mĩ 17 4. Cách mạng tư sản Pháp 23 II. Đặc điểm chung của các cuộc cách mạng tư sản kiểu cũ 37 III. Sự phát triển của CNTB sau các cuộc cách mạng tư sản 38 Chương II: Cách mạng tư sản kiểu mới I. Cách mạng Nga 1905-1907 41 Tình hình nước Nga trước cách mạng 41 Cách mạng bùng nổ và lan rộng 43 3. Tính chất và ý nghĩa lịch sử 46 II. Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 47 Tình hình nước Nga trước cách mạng 47 Cách mạng dân chủ tư sản 2/1917 48 3. Tính chất và ý nghĩa lịch sử 49 C. PHẦN KẾT LUẬN 50 Danh mục tài liệu tham khảo 61 Phụ lục 63 Mục lục 66

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI.doc
Tài liệu liên quan