Lãi suất đang dần phản ánh đúng quan hệ cung - cầu vốn, góp phần khơi thông thị trường tiền tệ, đưa vốn kịp thời, chính xác từ nơi thừa đến nơi thiếu phục vụ đắc lực cho sự phát triển, tạo nên cơ cấu lãi suất hợp lý cho nền kinh tế, chung sức đổi mới hệ thống ngân hàng tiến nhanh, tiến đúng, tiến chắc. Đồng thời góp phần lớn trong sự phát triển thêm vững chắc của các tổ chức tín dụng, các ngân hàng hội nhập với sự phát triển của toàn bộ hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới.
22 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1743 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khái quát chung về lãi suất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Theo định hướng chiến lược của toàn nghành ngân hàng năm năm đầu thế kỷ 21 (2001-2005) vớI mục tiêu số một là: “xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ (CSTT) nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, kích thích đầu tư, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững . ĐổI mớI CSTT theo hướng vận dụng các công cụ chính sách gián tiếp là chính. Thực hiện chính sách tỷ giá, lãi suất (LS), nghiệp vụ thị trường mở theo cung cầu trên thị trường”. Do đó việc ngân hàng nhà nước điều hành công cụ lãi suất cần hoàn thiện một cách toàn thiện và hiện đại theo trình độ quốc tế là rất cần thiết. Thông qua đó mà các cho vay, gửi tiền … trở lên linh hoạt và hiệu quả.
Trong những năm gần đây, lãi suất trong thị trường tài chính việt nam (TTTCVN) đã từng bước phát triển. Trước tiên là chính sách điều hành lãi suất đang dần hoàn thiện và là công cụ quan trọng để Chính phủ điều tiết sự phát triển của thị trường tài chính, thị trường tiền tệ nói chung. Bên cạnh đó, công cụ lãi suất vẫn còn sơ khai về trình độ, quy mô hoạt động cũng như kĩ năng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh nên giữa lãi suất trong nước và lãi suất quốc tế vẫn còn khoảng cách khá xa. Lãi suất đã và đang được nhiều người quan tâm và nghiên cứu. Theo em nghĩ, đây là một thị trường sôi động và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗI nước hiện nay. Do đó, em đã chọn đề tài này để phân tích và hiểu rõ hơn về nó.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và thầy Nguyễn Đăng Huy khoa Tài Chính đã giúp đỡ em để em có thể hoàn thành tốt bài tiểu luận này.
NỘI DUNG
I – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÃI SUẤT.
1 ) Khái niệm về lãi suất (LS).
+ Lãi suất là tỷ số giữa tổng số lợi tức hàng năm và tổng số vốn đã bỏ ra cho vay trong năm.
+ Lãi suất cao hay hạ do quan hệ cung cầu của vốn quyết định. Khi cung lớn hơn cầu thì lãi suất giảm, ngược lại khi cầu lớn hơn cung thì lãi xuất tăng. Giới hạn cao nhất của lãi suất bao giờ cũng phải thấp hơn tỷ suất lợi nhuận (LN) bình quân, nếu nó bằng với lãi suất bình quân thì không có người đi vay . Giới hạn thấp nhất của lãi suất bao giờ cũng phải lớn hơn số 0, nếu bằng thì cũng không có người cho vay. Theo Marsohall thì: “Lãi suất là cái giá phải trả cho việc sử dụng vốn trên một thị trường bất kỳ ; lãi suất vươn tới một mức cân bằng sao cho tổng cầu về vốn trên thị trường đối với lãi suất đó bằng tổng cung về vốn được cung ứng trên thị trường (TT) đốI với lãi suất đó ”.
2 )Chức năng và vai trò của lãi suất.
2.1- Chức năng của lãi suất.
+ Lãi suất có hai chức năng đó là: “Phân phối và kiểm soát ” :
Chức năng phân phối : Lãi suất giúp cho nền kinh tế phân bổ tiền tiết kiệm vào những cách sử dụng khác nhau : Đối với người có tiền tiết kiệm thì lãi suất là tiền thưởng cho việc hạn tiêu dùng trước mắt đợI để dành cho việc tiêu dùng trong tương lai. Còn đối với người đi vay thì lãi suất là cái giá phải trả cho số tiền đi vay để đầu tư hay tiêu dùng vào những mục đích nhất định. Do đó, lãi suất phân phối lại một phần thu nhập hay lợi nhuận của người đi vay.
Chức năng kiểm soát : Trong nền kinh tế hiện đại , chính sách tiền tệ (CSTT) của Chính phủ việc sử dụng lãi suất như một công cụ quan trọng để tác động vào nền kinh tế, kiểm soát lượng cung ứng tiền tệ. Nhu cầu dùng tiền để đầu tư và tiêu dùng tăng lên từ đó lãi xuất lại tăng lên.
2.2 – Vai trò của lãi suất .
+ Lãi suất có vai trò quan trọng trong nền kinh tế :
Xét về mặt lý luận, lãi suất tín dụng là giá cả của quyền được sử dụng vố tín dụng trả cho người sở hữu vốn. do lãi suất cũng là một loại giá nên nó đượ quyết định bởi quan hệ cung - cầu vốn trên thị trường.
Xét về mặt quản lý nhà nước, lãi suất là một công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Sự tăng giảm lãi suất có ảnh hưởng đến khối lượng vốn đầu tư, đến quy mô xuất nhập khẩu…Do đó nó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng GDP. Sự thay đổi lãi suất cũng ảnh hưởng đến việc điều tiết quan hệ sản xuất, tiêu dùng đến cung - cầu hàng hoá.
ĐốI vớI ngân hàng lãi suất là công cụ quan trọng để thực hiện chính scáh tiền tệ quốc gia. Thông qua công cụ lãi suất, NHTW thực hiện chủ trương thắt chặt hay nới lỏng tièn tệ bằng cách kiềm chế, kiểm soát lạm phát hay bằng cách kích cầu để ngăn ngừa giảm phát. Trên cơ sở điều tiết tiền tệ, ngân hàng góp phần ổn định thị trường, kích thích kinh tế phát triển, cải thiện đời sống nhân dân.
Do lãi suất là một công cụ quan trọng và rất nhạy cảm nên trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Ngân hàng nhà nước sử dụng công cụ lãi suất một cách thận trọng theo hướng giảm dần sự can thiệp hành chính, từng bước tiến tới tự do háo lãi suất phù hợp với thông lệ quốc tế trên hội trình hội nhập kinh tế toàn cầu.
Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phảI xem xét một số vai trò sau đaay của lãi suất :
Lãi suất là một phạm trù kinh tế, một mặt phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, một mặt phản ánh quan hệ giữa cung và cầu về tiền tệ. lãi suất còn phản ánh thực trạng kinh tế của một nước.
Lãi là một trong những biến số được theo dược theo dõi chặt chẽ nhất trong nền kinh tế.
Lãi suất tác động đến những quyết định cá nhân như chi tiêu hay để dành, mua nhà, mua chứng khoán hay hay gửI tiết kiệm ngân hàng.
Lãi suất cũng tác động dến những quyết định kinh tế, đầu tư của các doanh nghiệp, gia đình như dùng vốn để đầu tư vào nhà máy mớI (đóng góp cổ phần), mua thêm tư liệu sản xuất, đầu tư chứng khoán hay gửi tiết kiệm ngân hàng để lấy lãi …
Lãi suất là một trong những vấn đề trung tâm của nền kinh tế vì nó tác động đến chi phí đầu tư, do đó nó là yếu tố quan trọng quyết định đến tổng mức đầu tư và tổng mức cầu về tiền tệ .
3 ) Những nhân tố tác động đến lãi suất .
- Lãi suất luôn luôn biến động do những nhân tố sau đây:
Sự thay đổi của tổng cầu (GNP): Khi GNP tăng lên, nền kinh tế đòi hỏi phải tăng khối lượng tiền cung ứng(nếu tốc độ lưu thông tiền tệ không đổi) . Ngược lại, khi GNP giảm thì khối lượng tiền cung ứng thực tế cũng giảm theo, nếu tốc độ lưu thông tiền tệ không đổi mà giảm khối cung ứng tiền tệ xuống quá thấp sẽ đưa đến tình trạng MV<PQ.Lúc đó, cung vốn đầu tư nhỏ hơn cầu vốn đầu tư thì lãi suất tăng.
Sự chi tiêu của Chính phủ : Trong khi lượng cung ứng tiền tệ (M1 hay M2) không thay đổi mà Chính phủ chi tiêu nhiều hơn sẽ làm giảm bớt nhu cầu chi cho đầu tư và tiêu dùng của cá nhân , nhu cầu tiền dùng của nhân dân trở lên khan hiếm, nguồn cung ứng vốn nhỏ hơn nhu cầu vốn, lãi suất sẽ tăng lên.
Nhu cầu tiêu dùng và đầu tư : khi nhu cầu này tăng lên sẽ làm tăng lãi suất, khi nhu cầu này giảm đi sẽ làm giảm lãi suất.
Chính sách tiền tệ của Chính phủ : Chính sách tiền tệ của Chính phủ nhằm kiểm soát lượng cung ứng tiền tệ, kiểm soát lạm phát và tác động đến lãi suất để thực hiện các mục tiêu đã định sẵn. Khi lãi suất tăng làm giảm nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, ngân hàng trung ương sẽ giảm lãi suất tái chiết khấu cho các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại được giảm lãi suất tái chiết khấu, sẽ hạ lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp làm cho toàn bộ hệ thống lãi suất đối với các thành phần kinh tế đều giảm, các khoản cho vay tăng lên. Khi khối lượng tiền cung ứng tăng thừa lãi suất giảm ngân hàng TW sẽ tuỳ theo tình hình và mức độ để lựa chọn sử dụng có mức độ một trong các công cụ của chính sách tiền tệ ( chế độ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại, chính sách lãi suất và mua bán chứng khoán trên thị trường) để điều tiết lượng cung ứng tiền tệ. Khi cần rút bớt khối tiền cung ứng thừa, ngân hàng TW nâng lãi suất chiết khấu để giảm bớt khối lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại, buộc các ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất cho vay đối với các thành phần kinh tế. Khi đó các khoản cho vay sẽ giảm xuống.
4 ) lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa.
+ Lãi suất danh nghĩa là lãi suất bằng tiền trên các tài sản bằng tiền như lãi suất 6% một năm của tài khoản séc, lãi suất 9% của tài sẩn tiết kiệm…
+ Lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế trừ đi mức lạm phát. Lãi suất thực tế phản ánh đúng chi phí thật của việc vay tiền.Lãi suất thực tế là một cách tính toán chính xác cho những người đi vay họăc muốn cho vay.
+ Lãi suất danh nghĩa thường tăng ngang với mức lạm phát để giữ nguyên lãi suất thực tế. Mức chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế càng lớn có nghĩa là lạm phát càng cao.Mức cầu tiền tệ chịu sự chi phối của lãi suất danh nghĩa kể cả khi giá cả tăng lên. Lãi suất liên quan đến các quyết định về đầu tư là lãi suất thực tế.
+ Theo I.Fisher thì lãi suất tăng hay giảm liên quan mật thiết với lạm phát dự kiến. Trên thực tế khi lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa mới tăng và khi lạm phát giảm thì lãi suất danh nghĩa cũng giảm. Còn lãi suất dự kiến tuy cũng tăng giảm theo sự tăng giảm của lạm phát, nhưng không phải trong mọi trường hợp tăng giảm của lạm phát, nhưng không phải trong mọi trường hợp sự tăng giảm đó đều sít sao từng bước một. Bởi vì lạm phát biến động thất thường rất khó dự đoán chính xác .
+ Lãi suất danh nghĩa không phải lúc nào cũng cho biết lãi suất thực tế là dương(+). Trong trường hợp lãi suất danh nghĩa là 10% nhưng lạm phát thực tế là 10% thì lãi suất thực tế là 0. Nếu lạm phát thực tế là 12% thì lãi suất thực tế là –2%. Trường hợp này đã từng có ở Việt Nam trong thập kỷ 80, khi trong nhiều năm liền lãi suất tiền gửi và tiền tiết kiệm luôn luôn thấp hơn mức lạm phát.
5 ) Các loại lãi suất.
5.1- Lãi suất trả trước.
+ Hình thức trả lãi trước là loại lãi suất mà người đi vay phải trả cho người cho vay trước khi sử dụng tiền vay và thường được áp dụng trong nghiệp vụ cho vay chiết khấu thương phiếu(kỳ phiếu thương mại) của các NHTM hay trong nghiệp vụ phát hành trái phiếu chiết khấu của kho bạc nhà nước. Trong hai trường hợp này người đi vay trả cho người cho vay theo giá trị danh nghĩa của thương phiếu khi đến hạn, nhưng chỉ nhận được một nhỏ hơn mệnh giá do người cho vay đã chiết khấu trước khoản tiền lãi của thương phiếu hay trái phiếu (ví dụ: một người đến kho bạc nhà nước mua 1 trái phiếu kho bạc có mệnh giá 3 triệu đồng lãi suất 15/năm thời hạn 1 năm,nhân viên kho bạc tính toán và thu của người đó là 3000.000 – 3000.000*15/100 = 2.550.000đ. Như vậy kho bạc đã trả lãi trước cho người đó 450.000đ, người đó chỉ phải trả cho kho bạc 2.550.000đ cho trái phiếu có mệnh giá 3 triệu đồng và sẽ được kho bạc trả 3 triệu đồng khi hết thời hạn của trái phiếu.
5.2 – Lãi suất trả sau cùng với vốn .
+ Hình thức trả lãi này được áp dụng trong trường hợp các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân vay vốn ngân hàng hoặc gửi tiền tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn vào ngân hàng và được gọi là cho vay đơn. Trong cho vay đơn người đi vay được ngân hàng (hoặc người cho vay) cho vay một số tiền nhất định gọi là vốn gốc kèm theo một số tiền lãi nhất định( ví dụ: Một người được ngân hàng cho vay 50 triệu đồng, thời hạn 1 năm, lãi suất 10%/năm. Sau một năm ngườI này phải trả cho ngân hàng là 50.000.000 + 50.000.000*10/100 = 55.000.000đ). Trường hợp ngân hàng trả vốn và lãi của các khoản tiết kiệm cho khách hàng cũng được tính theo cách này.
5.3 – Lãi suất trả dần cùng với vốn.
+ Hình thức trả lãi này còn được gọi là: “cho vay hoàn trả cố định”. Hình thức này đòi hỏi người đi vay phải trả nợ (cả vốn và lãi) dần theo định kỳ đều đặn (tháng, quý, năm). Như vậy khi đến hạn trả nợ không phải trả toàn bộ vốn gốc như trong hình thức cho vay đơn . Hình thức cho vay thu hồi nợ dần cả vốn và lãi này sử dụng phổ biến trong cho vay trung, dài hạn trong lĩnh vực sản xuất, mua sắm máy móc…(ví dụ một nông dân được vay 20 triệu đồng để cải tạo lại vườn tược, thời hạn 20 năm, lãi suất 10%/năm. Sau khi sử dụng vốn vay gia đình này đã tính toán và trả nợ hàng tháng cả vốn lẫn lãi như sau: Tiền phải trả mỗi năm là 20 triệu*10% = 2 triệu ; Tiền lãi phải trả 20 năm là 2 triệu*20 năm = 40 triệu ; Vốn và lãi phải trả 20 năm là 20+40 = 60 triệu ; Vốn và lãi phải trả cho 1 năm là 60 triệu : 20 = 30 triệu ; Vốn và lãi phải trả cho 1 tháng là 3 triệu : 12tháng = 250.000. Như vậy kể từ ngày vay vốn đến ngày trả hết nợ, cả vốn và lãi trong 20 năm liền (240 tháng), tháng nào gia đình này cũng trả cho ngân hàng 250.000đ và đến tháng cuối cùng chỉ còn phải trả 250.000đ cho ngân hàng là hết nợ.)
5.4 – Trả lãi bằng phiếu lợi tức (Coupon)
+ Hình thức trả lãi bằng phiếu lợi tức do những người đi vay( doanh nghiệp, kho bạc, ngân hàng…) thực hiện khi họ bán ra loại trái phiếu kèm phiếu lợi tức (coupon). Người mua trái phiếu kèm phiếu lợi tức được trả lợi tức làm nhiều lần đều đặn( 6 tháng hay một năm một lần) và được thu hồi vốn gốc khi hết hạn lưu hành trái phiếu. Trong trái phiếu kèm phiếu lợi tức có ghi rõ ngày hết hạn trái phiếu, mệnh giá (giá tri danh nghĩa), tên người phát hành, lãi suất. Người mua trái phiếu kèm phiếu lợi tức cần chú ý :
* Tên tổ chức phát hành trái phiếu.
* Ngày hết hạn của trái phiếu.
* Tiền lãi in trên mỗi ô của phiếu lợi tức (coupon) có thể là một số tiền cố định( như 1 triệu đồng) hoặc là số phần trăm của mệnh giá cổ phiếu.
- Ví dụ : Một người mua trái phiếu kèm theo phiếu lợi tức có mệnh giá 20 triệu đồng, thời hạn 10 năm, lãi suất 20%/ năm, 6 tháng trả lãi một lần. Người mua sẽ được kho bạc nhà nước trả tiền như sau: Tiền lãi trái phiếu trong một năm là 10 triệu*20% = 2 triệu.Tiền lãi trái phiếu trong 10 năm là 2 triệu*10 = 20 triệu. Trong suốt 10 năm, mỗI năm hai lần mỗi lần cắt một ô của phiếu lợi tức (coupon) đã in sẵn 1 triệu đồng đem đến kho bạc để đổi 1 triệu đồng tiền mặt, liên tiếp 20 lần trong 10 năm. Khi cắt đến ô hai mươi cũng là hết hạn của trái phiếu. người sở hữu trái phiếu sẽ trả lại trái phiếu cho kho bạc để thu hồi 10 triệu vốn gốc của mình.
II – LÃI SUẤT TRONG THI TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIÊT NAM HIỆN NAY.
+ Cùng với quá trình cải cách, chuyển đổi hệ thống ngân hàng sang cơ chế thị trường hơn mười năm qua Việt nam đã nhiều lần điều chỉnh cơ chế điều hành lãi suất. việc cải cách lãi suất ở Việt Nam được thực hiện theo cách đân dần loại bỏ các quy định mang tính hành chính đối với lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng để từng bước tiến tới một cơ chế lãi suất có tính thị trường hơn. Thực trạng lãi suất trong thị trường tài chính Việt Nam hiện nay : Thực tế kinh tế ở nước ta trong những tháng đầu năm 2003 có tốc độ tăng trưởng khá. Đi kèm theo đó thì nhu cầu vốn cho sản xuất (SX) và tiêu dùng (TD) của các thành phần kinh tế cũng tăng nhanh. Do nhu cầu vốn vay tăng nhanh nên việc tìm kiếm huy động các nguồn vốn và cho vay trong thời gian qua diễn ra trong sự cạnh tranh quyết liệt. Chỉ tính riêng nội tệ trong khối các ngân hàng thương mại nước ta cho đến tháng 10/2003 so với những tháng đầu năm 2003 tổng dư nợ cho vay trong nền kinh tế tăng 15% , tổng số dư tiền gửi của khách hàng tăng xấp xỉ 9%. Như vậy, tốc độ cho vay tăng cao hơn nhiều tốc độ huy động vốn vô hình chung đã tạo áp lực cho việc tăng lãi suất huy động vốn, kéo theo đó là lãi suất cho vay cũng phải thay đổi . So với mặt bằng lãi suất chung của khu vực và thế giới thì lãi suất nội tệ của Việt Nam đã được đâỷ nên quá cao và đã góp phần đáng kể làm tăng chi phí kinh doanh của bên sử dụng vốn.
+ Hiện nay, ở Việt Nam ngân hàng nhà nước đã xác định và công bố lãi suất cơ bản theo quy định của luật ngân hàng nhà nước ; Mặt khác do công cụ lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn chưa đủ mạnh nên ngân hàng nhà nước điều tiết lãi suất cho vay đối với nền kinh tế thông qua lãi suất cơ bản để thực hiện chính sách tiền tệ của mình. Tuy nhiên, giữa mục tiêu đặt ra và thực tế vẫn diễn ra vẫn còn khoảng cách xa. Mối liên hệ giữa lãi suất thực tế và các loại lãi suất của ngân hàng nhà nước áp dụng nhiều lúc tách rời nhau, biến động chưa phù hợp với cơ chế thị trường . Vai trò điều tiết lãi suất thực tế qua lãi suất nghiệp vụ thị trường mở còn rất hạn chế. Việc đấu thầu tín phiếu kho bạc tại các phiên giao dịch chưa hoàn toàn là đấu thầu lãi suất nên chưa phản ánh đúng lãi suất thực tế. Lãi suất trên thị trường tiền tệ hiện nay giữa các tổ chức tín dụng chưa phản ánh đúng quan hệ giữa cung cầu về vốn . Quan hệ vay trả trên thị trường này thường chỉ diễn ra giữa một bên là các ngân hàng thương mại nhà nước có vốn dư thừa để cho vay với một bên là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và một số ngân hàng thương mại cổ phần. Đối tượng để được tái cấp vốn hoặc chiết khấu tại ngân hàng nhà nước của các ngân hàng thương mại là thực sự khó khăn, bởi một số giấy tờ có giá gửi ngắn hạn được nắm giá rất ít tại các ngân hàng thương mại. Mặt khác, do những ràng buộc nhất định nên ngân hàng nhà nước việt Nam hiện nay đang rất khó thực hiện một cách có hiệu quả vai trò kiểm soát lãi suất cũng như là người cho vay cuối cùng với tình hình thực tế diễn ra, mặc dù ngân hàng nhà nước đã tạo tín hiệu định hướng giảm lãi suất thị trường và đã cung ứng ra một lượng tiền tương đối lớn nhưng đồng nội tệ vẫn được các tổ chức tín dụng huy động và cho vay với lãi suất không giảm đáng kể.
+ Hiện nay có không ít các tổ chức tín dụng vẫn cho vay được và vẫn tiếp tục huy động vốn với lãi suất cao, mặc dù đã có sự cảnh báo từ nhiều phía về khả năng rủi ro lãi suất, nhiều người có trách nhiệm rất quan tâm đến vấn đề này. Nhu cầu tín dụng đang tác động lớn đến lượng cung tín dụng và mặt bằng lãi suất. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến các vấn đề này. Một trong những nhân tố đó là vốn trong dân cư còn lớn nhưng cơ hội đầu tư trực tiếp chưa thuận lợi và chưa nhiều. Thị trường chứng khoán với nhiều kỳ vọng nhưng chưa thực sự hấp dẫn. Bên cạnh đó chưa kể đến một hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức tín dụng hiện nay là việc để chiếm lĩnh thị trường một số tổ chức tín dụng đã nới lỏng các điều kiện vay vốn, cho vay vốn bằng hoặc thậm chí thấp hơn cả lãi suất huy động được. Những hành động này không chỉ tác động xấu đến hiệu quả kinh doanh của bản thân tổ chức tín dụng đó mà còn chứa đựng nhiều rủi ro lớn cho hệ thống ngân hàng nước ta trong thời gian tới. Cụ thể là lãi suất huy động VNĐ trung bình tăng khoảng 0,02 – 0,06% /tháng, lãi suất cho vay bằng VNĐ cũng lên mức 9 – 12% /năm; so với cuối năm trước nhịp tăng tổng dư nợ cho vay của toàn nghành ngân hàng là 15,03% trong sáu tháng đầu năm 2003, trong khi tổng nguồn vốn chỉ tăng 9,43% ; lãi suất thực hiện ở mức 5 – 6% /năm ,một mức quá cao so với các nước trong khu vực ( Trung Quốc chỉ là 0,56% ; Hàn Quốc là 0,58% ).
+ Trong điều kiện lãi suất thực cao, cộng với tình trạng một số chủ dự án đã thực hiện vay vốn bằng mọi giá dẫn đến nguy cơ nhà đấu tư khó có khả năng hoàn trả nợ vay, như trường hợp các dự án sản xuất xi măng, đường, phân bón, thuỷ điện… ngoài ra sự tăng trưởng tín dụng lại tập trung khá nhiều vào dự án của các công ty lớn,các tổng công ty 90, 91 thậm chí có dự án có số cho vay tới hàng nghìn tỷ đồng(các ngân hàng thương mại đã ký hợp đồng thoả thuận cho các dự án lớn vay tới 9000 tỷ đồng …nên rủi ro đối với những dự án loại này có thể ảnh hưởng rất xấu đến toàn bộ hệ thống ngân hàng. Vai trò bình quân hoá lãi suất của hệ thống ngân hàng trong nước không cao và tự do hoá tài chính luôn gắn liền với tăng lãi suất nên lãi suất thường bị bóp méo, kìm nén, thấp hơn lãi suất cân bằng của thị trường. Tác động tăng lãi suất đối với nền kinh tế đã làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp gây áp lực lên đầu tư, lợi nhuận của các ngân hàng thương mại trong nước giảm và rủi ro thanh khoản. Một động thái đơn lẻ trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia không giải quyết được mục tiêu tăng trưởng bền vững trong tín dụng trung hạn mà chỉ có tín dụng ngắn hạn.
+ Khi cơ chế lãi suất thoả thuận ra đời, lãi suất cơ bản hiện nay không còn có vai trò điều tiết như thời kỳ trước đây mà chỉ có ý nghĩa tham khảo. Vì vậy cần phải xem xét lại cách đặt vấn đề, không nên theo lãi suất cơ bản mà phải lấy căn cứ thị trường. Như ta biết tổng vốn của bốn ngân hàng thương mại quốc doanh khoảng 12.000 tỷ đồng, chiếm 80% vốn tự có của toàn hệ thống ngân hàng thương mại nhưng trong đó có khoảng 4000 tỷ đồng bị chôn vào các vụ án Epco, Minh Phụng và nợ khó đòi của các doanh nghiệp. Vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần và các ngân hàng thương mại liên doanh ước khỏang 4.000 tỷ đồng. Trong khi vốn tự có của ngân hàng thương mại nhỏ như vậy thì nhu cầu đầu tư phát triển lại rất lớn. Đơn cử đến năm 2010, nhu cầu cho nghành điện cho cả nước gần khoảng 20 tỷ USD, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng của chỉ riêng TPHCM đã trên 10 tỷ đồng. Đây cũng là một lý do để các ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động để có vốn đáp ứng cho nhu cầu phát triển.
+ Lãi suất ngân hàng cao cộng với cước phí vận chuyển, các chi phí trung gian chưa giảm, thậm chí một số còn cao hơn năm ngoái trong khi giá tín dụng trong nước mấy tháng nay vẫn tiếp tục giảm nhẹ làm cho sức cạnh tranh của các doanh nghiệp đã khó càng thêm khó hơn nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng lại bị thu hẹp. Mấy năm nay dư nợ ngân hàng của khu vực này chỉ chiếm tỷ lệ là 20% trên tổng dư nợ của nền kinh tế, trong 6 tháng đầu năm 2003 tỷ lệ này còn thấp hơn, lý do là các ngân hàng phải dành vốn cho vay các công trình lớn . Tóm lại, việc đẩy lãi suất để huy động vốn đổ vào các dự án lớn trên mức 10% là quá sức không chỉ đối với các nhà đầu tư nhỏ mà còn đối với cả nền kinh tế, vì nếu so sánh với tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp tại việt nam hiện nay, cho dù ở mức lạc quan 15%, thì lãi suất trên là quá mức chịu đựng của doanh nghiệp. Trong bối cảnh như vậy, khả năng cạnh tranh và khả năng tái đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
thời từ cuối năm 2002 đến giữa tháng 2/2003 hầu hết các NHTM đều thiếu vốn ngắn hạn. Điều này được thể hiện qua nhu cầu tái cấp vốn tại NHNN gia tăng thông qua nghiệp vụ điều hành chính sách tiền tệ quốc gia ngân hàng nhà nước đã cung ứng hàng ngàn tỷ đồng cho thị trường song từ giữa tháng 2 đến đầu tháng 4, phần lớn các NHTM lại thừa vốn ngắn hạn thế là lại đầu tư vào trái phiếu kho bạc và tín phiếu ngân hàng nhà nước với lãi suất từ 4,5% - 6,25%. Trong khi đó lãi suất huy động vốn bình quân cho kỳ hạn trên một năm là khoảng 8%/năm. Như vậy xét trên bình diện cấu trúc kỳ hạn của nguồn vốn thì hiện nay các NHTM trong nước đang thiếu vốn trung và dài hạn trong khi lại thừa vốn ngắn hạn. Trong bốI cảnh thiếu vốn trung và dài hạn việc tăng lãi suất huy động vốn ngắn hạn để thu hút luồng vốn này cũng đang được các NHTM thực hiện ráo riết. Để rồi sau đó họ dùng nguồn vốn này để cho vay trung và dài hạn nhưng do khả năng quản lý hạn của các NHTM trong nước còn hạn chế nên việc làm trên có thể gây ra rủi ro lớn nếu các NHTM không có các biện pháp tăng cường năng lực quản lý một cách nghiêm túc. Xét về mặt cung cầu vốn đầu tư trung và dài hạn khi nhu cầu vốn trung và dài hạn cao lãi suất huy động vốn tăng lên là hoàn toàn phù hợp với quy luật thị trường, sự vận động của luồng vốn. Tuy nhiên, nếu xét trên tổng thể của nền kinh tế sự gia tăng này dường như đang trái ngược với diễn biến của một số biến số của nền kinh tế vĩ mô khác như: tỷ giá, lãi suất ngoại tệ, lạm phát.
+ Sự tăng cao của lãi suất bắt đầu từ nhu cầu đầu tư trung ,dài hạn tăng và đầu tư nhà nước tăng : Trong quý I năm 2003, theo báo cáo của tổng cục thống kê, tăng trưởng GDP đạt 6,88%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15.1% so với các năm trước đây. Trong năm 2003 chính phủ đang tiếp tục đầu tư mở rộng cho nền kinh tế vì vậy nhu cầu vay vốn trung , dài hạn gia tăng. Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh việc huy động vốn trung và dài hạn thông qua kho bạc nhà nước bằng việc phát hành tín phiếu kho bạc và trái phiếu chính phủ. Để huy động được, chính phủ thường phát hành các giấy nhạn nợ này với lãi suất cao như 8%/năm và động thái này đã tác động đến thị trường tài chính( huy động được khoảng 2500 tỷ đồng). Bên cạnh đó, đầu tư tư nhân tăng lên cũng là dịp để cho việc lãi suất trên thị trường tăng cao bởi vì khi tư nhân đầu tư họ cần huy động một nguồn vốn đáng kể từ đó họ tăng lãi suất vay cao lên để huy động vốn.
+ Với thực trạng hiện nay ở nước ta, có thể thấy rằng lộ trình tự do hoá lãi suất ở nước ta đã được thực hiện quá nhanh, chưa phù hợp vớI trình độ phát triển của thị trường tài chính và nền kinh tế Việt nam. Do đó, NHNN có lúc đã không kiểm soát được mặt bằng lãi suất ngân hàng, lãi suất quá cao hiện nay tuy có lợi cho người gửi tiền nhưng ảnh huởng xấu đến toàn bộ cơ cấu lãi suất trong nền kinh tế, hạn chế đầu tư phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng và gây trở ngại cho sự phát triển của thị trường tài chính nói chung.
III - NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM ỔN ĐỊNH LÃI SUẤT TRONG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM HIỆN NAY.
+ Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực xảy ra với lãi suất trong TTTC việt nam hiện nay, chúng ta cần quan tâm đến một số biện pháp sau đây :
Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu NHTM nhằm mục đích nâng cao năng lực tài chính, quản lý điều hành của các ngân hàng. Ngoài ra tái cơ cấu NHTM cũng giúp các NHTM có được uy tín danh tiếng trên thị trường vốn quốc tế để từ đó có thể phát hành các công cụ nợ trên thị trường quốc tế, giảm bớt áp lực cho thị trường vốn trong nước.Ngoài ra cải cách NHTM cũng có nghĩa nâng cao năng lực quản lý điều hành, đặc biệt là quản lý kỳ hạn để có thể chuyển vốn ngắn hạn thành vốn dài hạn một cách có hiệu quả. Đồng thời phải coi trọng phát triển vốn trung, dài hạn là mục tiêu hàng đầu, cố gắng tránh tối đa hiện tượng ham lợi trước mắt như hiện nay.
Phát triển các thi trường tiền tệ để phát huy vai trò bình quân hoá lãi suất trong hệ thống ngân hàng: Sự phát triển của thị trường tiền tệ liên ngân hàng và các thị trường vốn ngắn hạn khác như thị trường mở sẽ góp phần rất lớn đến giảm bớt chênh lệch lãi suất giữa các NHTM trong nước, chênh lệch giữa lãi suất nội tệ và ngoại tệ trong nước và lãi suất trên thị trường quốc tế. Ngoài ra sự phát triển của thị trường tiền tệ cũng giúp cho việc phân bổ, các nguồn lực trong nước có hiệu quả và giảm bớt những chi phí không đáng có do việc chạy đua lãi suất.
Cải thiện môi trường đầu tư thu hút vốn nước ngoài: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư thu hút vốn đầu tư nước ngoài, giảm bớt áp lực lên vốn trung và dài hạn trong nước. Vốn đầu tư nước ngoài luôn gắn liền với chuyển giao công nghệ nếu xét trên khía cạnh đầu tư thì chủ yếu nhu cầu vốn là để trang bị máy móc, công nghệ sản xuất. Với luồng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng lên nhu cầu vốn đầu tư của hệ thống NHTM trong nước sẽ phần nào được giảm bớt khi cùng với vốn đầu tư vào là nhập khẩu máy móc, công nghệ cũng vào theo. Như vậy cải thiện môi trường đầu tư, thực hiện đúng các cam kết đối với cộng đồng đầu tư quốc tế là một trong những vấn đề cấp bách để khơi thông luồng vốn phục vụ cho tăng trưởng bền vững ở Việt Nam.
Sử dụng công cụ tái cấp vốn một cách linh hoạt và thận trọng: Khi huy động được nguồn vốn, NHTW cần phải xem xét một cách thận trọng việc phân bổ nguồn vốn, không thể tuỳ tiện tái cấp vốn cho các dự án đầu tư lớn, mà chỉ cung cấp thanh khoản để giảm bớt áp lực lên hệ thống NHTM. Tuy nhiên NHNN cũng không thể khoanh tay đứng nhìn mà cần có biện pháp hỗ trợ để làm giảm bớt áp lực tăng lãi suất, giảm bớt áp lực lên đầu tư như: Chọn lựa một số hồ sơ tín dụng khả thi thuộc chương trình trọng điểm của nhà nước để tái cấp vốn, tuy nhiên biện pháp này cũng có nhược điểm là sẽ tạo ra một sân chơi không bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn vốn giữa các NHTM trong nước. Ngoài ra nó còn gây hiệu ứng ngược trong trung hạn làm tăng lạm phát và dẫn đến lãi suất tăng lên.
Kết hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá: Một trong những giải pháp tốt giảm bớt nhu cầu đầu tư là hạn chế bớt chi tiêu của chính phủ đối với đầu tư không hiệu quả, tăng cường cơ chế giám sát và quản lý đối với các dự án có vốn đầu tư từ ngân sách.
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát đối với các NHTM: Trong điều kiện hiện nay NHNN cần có biện pháp kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay của các NHTM trong nước, đảm bảo chất lượng tín dụng. Nếu không có các biện pháp thích hợp mà chỉ chạy theo lợi nhuận, các NHTM có thể lơi lỏng việc thẩm định dự án gây hậu quả xấu đến toàn bộ hệ thống. Ngoài ra cần có biện pháp loại bỏ hiện tượng “cò” tín dụng, giảm bớt chi phí cho các doanh nghịêp cũng như nâng cao khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp đối với hệ thống ngân hàng.
Giảm bớt và tiến tới xoá bỏ các loại lãi suất ưu đãi, điều chỉnh lại lãi suất tín dụng ưu đãi …vì sự tồn tại quá nhiều loại lãi suất ưu đãi đã bóp méo thị trường tiền tệ, tạo môi trường cạnh tranh thiếu bình đẳng giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Hơn nữa, sự tồn tại tới hai dạng mô hình NH chính sách tạo ra một bộ máy quản lý cồng kềnh kém hiệu quả kinh tế gây lãng phí lớn cho xã hội.
Phải phát triển các công cụ kiểm soát gián tiếp. Công cụ kiểm soát gián tiếp hiện nay được áp dụng là LS tái cấp vốn, LS chiết khấu, Ls thị trường mở trong đó LS tái cấp vốn đóng vai trò LS trần. LS chiết khấu là LS sàn, LS thị trường mở đóng vai trò là công cụ điều hành thường xuyên của NHNN trên thị trường.
Phải có một lộ trình rõ ràng trong tự do hoá lãi suất, theo đó việc tha nổi lãi suất bắt đầu từ các khoản tiền huy động ngắn hạn chuyển dần sang các công cụ huy động và cho vay dài hạn và sau hết là tự do hoá hoàn toàn LS của tất cả các công cụ tài chính kể cả các trái phiếu quốc tế.
10 - Thiết kế cơ chế kiểm soát lãi suất ngắn hạn cùng với việc lựa chọn mức lãi suất ngắn hạn phù hợp làm mục tiêu tác động được coi là khâu quan trọng nhất quyết định mức độ hiệu quả của cơ chế tác động bằng lãi suất. Bên cạnh đó cần khơi thông hệ thống kênh dẫn truyền tác động của CSTT. Trang bị cơ sở giao dịch khang trang và hiện đại, đa dạng hoá dịch vụ nhất là mở tài khoản cá nhân làm dịch vụ chi trả lương qua ngân hàng, dịch vụ thẻ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, tăng thêm giờ giao dịch buổi trưa, cuối ngày, làm thêm ngày lễ và thứ bẩy, tăng cường tuyên truyền và quảng cáo theo thông lệ quốc tế…
11 – Ngân hàng NN cần thực hiện ngay các giải pháp hoàn thiện cơ chế điều hành cơ chế điều hành lãi suất thoả thuận. Cần phải phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của thi trường tiền tệ đồng thời NHTW phải làm tốt là người mua bán cuối cùng với mục đích can thiệp trên thị trường này, tăng cường phạm vi hiệu quả điều tiết thị trường tiền tệ của NHNN…Để đối phó với hiện tượng lãi suất tăng cao, cuối tháng 7/2003 NHNN đã liên tiếp ra ba quyết định : Điều chỉnh giảm lãi suất tái cấp vốn xuống mức 5% / năm (giảm 1% /năm) ; Hạ lãi suất tái chiết khấu của NHNN đối với các tổ chức tín dụng xuống còn 3% /năm (giảm 1, 4% /năm) ; Hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối tiền gửi dưới 12 tháng còn 2% ( giảm 1% /năm) . Vào đầu tháng 8/2003 sau khi Vietcombank chính thức hạ lãi suất các loại kỳ hạn gửi tiết kiệm thông thường còn khoảng 0.2 – 0.4% /năm cho từng loại kỳ hạn. Lãi suất huy động trên thị trường tín dụng đã bắt đầu giảm. Các NHTM khác đều giảm lãi suất ở mức độ tương tự. Thị trường tín dụng trong nước xem ra đã bớt nóng.
Tóm lại, lãi suất là một nhân tố quan trọng trong sự đầu tư nhằm mở rộng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng đất nước ta ngày một phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
KẾT LUẬN
Theo đánh giá của ông Jamil Kasum, phó chủ tịch WorldBank (WB) từ cuộc gặp gỡ giới báo chí ngày 14/7/2003 thì Việt Nam có thể đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ông cũng cho biết thêm : “WB mong muốn mở rộng chương trình cho vay của mình ở Việt Nam trong 12 tháng tới với bẩy dự án mới có tổng số tiền là 700 triệu USD”…Qua đó chúng ta thấy rằng công cụ lãi suất trong thị trường tài chính Việt Nam hiện nay đang phát triển hơn rất nhiều, tạo điều kiện thuận lợi và góp phần quan trọng cho sự phát triển của các tổ chức tín dụng nói riêng và nền kinh tế nói chung cả trong nước lẫn trên quốc tế. Lãi suất đang dần phản ánh đúng quan hệ cung - cầu vốn, góp phần khơi thông thị trường tiền tệ, đưa vốn kịp thời, chính xác từ nơi thừa đến nơi thiếu phục vụ đắc lực cho sự phát triển, tạo nên cơ cấu lãi suất hợp lý cho nền kinh tế, chung sức đổi mới hệ thống ngân hàng tiến nhanh, tiến đúng, tiến chắc. Đồng thời góp phần lớn trong sự phát triển thêm vững chắc của các tổ chức tín dụng, các ngân hàng hội nhập với sự phát triển của toàn bộ hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG.
Phần I : Khái quát chung về lãi suất.
Khái niệm về lãi suất.
2 - Chức năng và vai trò của lãi suất.
2.1- Chức năng của lãi suất.
2.2- Vai trò của lãi suất.
3 - Những nhân tố tác động đến lãi suất.
4 – Lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa.
5 –Các loại lãi suất.
5.1- Lãi suất trả trước.
5.2- Lãi suất trả sau, cùng vớI vốn.
5.3- Lãi suất trả dần cùng với vốn.
5.4- Trả lãi bằng phiếu lợi tức (Coupon).
Phần II : Lãi suất trong thị trường tài chính Việt Nam.
..………..
Phần III : Những biện pháp nhằm ổn định lãi suất trong thị trường tài chính Việt Nam.
………….
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Đề cương bài giảng môn tài chính tập II ; trường Đại Học Quản Lý & Kinh Doanh Hà Nội ( xuất bản tháng 11/1998) .
Sách tài chính, Hà NộI 2002
Tạp chí ngân hàng ; số 12/2003
Báo thông tin tài chính ; số 10 – tháng 5/2003
Thị trường tài chính tiền tệ : số 3/2003 ; số 7/2002 ; số 12/2002 ; số 8/2003 ; số ra ngày 1/8/2003 ; ngày 15./6/2003 ; ngày 15/8/2003.
Tài chính tháng 10/2003 ; 7/2003 ; 9/2002 ; 3/2003.
Nghiên cứu kinh tế số 301 – tháng 6/2003.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0897.doc