Đề tài Khái quát chung về thị trường OTC

Khái quát chung về thị trường otc MỤC LỤC CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG OTC 1 I. Khái niệm 1 1. Thị trường chứng khoán(thị trường vốn dài hạn) 1 2. Thị trường phi tập trung(còn gọi là thị trường không chính thức) 1 II. Thị trường OTC trong thời gian đầu ra đời 2 CHƯƠNG II: TÌM HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG OTC 7 I. Tiếp cận thị trường OTC 7 II. Sự khác biệt giữa thị trường OTC và thị trường sàn giao dịch 9 III. Xây dựng thị trường OTC cần các nhà tạo lập thị trường 10 IV. Mua bán trên thị trường OTC 12 V. Phương thức tạo giá ở thị trường OTC 14 VI. Nhược điểm-mặt trái của thị trường OTC 16 CHƯƠNG III: HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG OTC TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY 18 CHƯƠNG IV: THỊ TRƯỜNG OTC NĂM 2006- CHUYÊN NGHIỆP HƠN VÀ THỊ TRƯỜNG HƠN 22 CHƯƠNG V: PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC TRONG TƯƠNG LAI 26 I. Cần quan tâm hơn tới nhà đầu tư 26 II. Cần một thị trường OTC có tổ chức 27

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khái quát chung về thị trường OTC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thể biết được giá trị thực của cổ phiếu. Giá cổ phiếu sau khi bị tác động không hoàn toàn phản ánh đúng ý chí của nhà đầu tư trên thị trường. Chính giá tham chiếu cũng không đủ khách quan để làm cơ sở đánh giá thị trường. Trao đổi với VietNamNet, ông Vũ Bằng - Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước - cho rằng, đã áp dụng phương thức thoả thuận với sàn OTC thì mình phải chấp nhận một số nhược điểm. Nếu muốn chống làm giá phải có những động tác mà nó sẽ hạn chế tính mở của thị trường. So với sàn chứng khoán TP.HCM, OTC vẫn là sản phẩm loại II nên sẽ còn hạn chế. "Việc làm giá sẽ tạo ra giá ảo ban đầu, nhưng chỉ được một thời gian. Dần dần người ta thấy giá đó không phù hợp", ông nói. Mất thời gian Một lý do nữa khiến nhà đầu tư và công ty chứng khoán không hào hứng với OTC bởi họ quá mất thời gian trong việc đàm phán lệnh và nhận lệnh khi giao dịch. Nếu như trên thị trường sơ cấp, giao dịch báo giá gần như khớp lệnh liên tục và người mua bán có thể nhìn các thông số là quyết ngay việc mua bán cổ phiếu thì với cách thức thoả thuận, người muốn mua phải tự tìm ra ai muốn bán. Thoả thuận nghĩa là khi các nhà đầu tư muốn bán chứng khoán, họ phải nhờ công ty chứng khoán viết lệnh lên sàn. Sau đó phải chờ môi giới tìm đối tác. Môi giới phải hỏi ra công ty chứng khoán nào có nhà đầu tư đang muốn mua (hoặc đợi người đến hỏi mua). Môi giới sau đó cũng phải đàm phán với người bán giá người mua muốn. Người mua đồng ý với giá thoả thuận hay không lại qua môi giới báo lại người bán. Cứ thế cho đến lúc nào hai bên cùng thoả mãn với giá mua bán. So với sự biến động của thị trường vốn, thời gian đàm phán để hoàn tất một giao dịch thoả thuận có thể khiến giá cả trên thị trường đã thay đổi. "Không những mất thời gian, giảm tính thanh khoản, giao dịch thoả thuận khiến cho OTC gần như không có người tạo lập thị trường", V.N - một nhân viên môi giới chứng khoán của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nói. Ông Vũ Bằng cho biết, sàn OTC trước khi ra đời đã được xây dựng hai hệ thống giao dịch báo giá và thoả thuận. Nhưng sau đó, do chủ trương đưa giao dịch thoả thuận trước, phần mềm được sửa lại. Nếu muốn đưa thêm giao dịch báo giá vào hệ thống sẽ phải mất khoảng 1 đến 1 tháng rưỡi. Nếu không thử nghiệm kỹ sẽ gặp phải tình trạng rối loạn thông số trên thị trường như trường hợp mới đây xảy ra với VN-Index. Ông cũng cho biết rằng, việc sửa đổi phần mềm và đưa giao dịch báo giá lên sàn OTC sẽ được thực hiện sớm trong thời gian tới.  Sàn chứng khoán thứ cấp mở cửa: Những tâm trạng trái ngược!  Sàn chứng khoán thứ cấp sau khi chính thức khai trương diễn ra giao dịch cổ phiếu của 6 doanh nghiệp tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (TTGDCK Hà Nội). Tổng số lượng cổ phiếu được đem bán là gần 1420 tỷ. Giá đăng ký giao dịch là 10.000 đồng/cổ phiếu. Biên độ dao động giá đối với cổ phiếu tại sàn Hà Nội là (+/-) 10% và không áp dụng biên độ dao động giá đối với giao dịch trái phiếu. Trong thời gian đầu, giao dịch cổ phiếu và trái phiếu tại sàn thứ cấp Hà Nội được thực hiện theo phương thức thoả thuận. Các công ty chứng khoán được thoả thuận mua, bán với các khách hàng, hoặc giữa các khách hàng với nhau. Kết quả giao dịch được chuyển vào TTGDCK Hà Nội để tạo thành kết quả giao dịch chung. Trong tương lai, giao dịch báo giá cũng sẽ được áp dụng. Lệnh giao dịch của nhà đầu tư sẽ được công ty chứng khoán nhập vào hệ thống giao dịch của TTGDCK Hà Nội để khớp với các lệnh đối ứng thoả mãn các điều kiện giao dịch. Ông Dũng cho rằng, hai phương thức giao dịch trên thực sự phù hợp với tính chất giao dịch của thị trường OTC bởi nó đều mang tính thoả thuận cao và sự thuận tiện, linh hoạt cho người đầu tư, nâng cao tính thanh khoản của các chứng khoán được giao dịch qua sàn Hà Nội. Trước mắt, do số lượng doanh nghiệp chưa nhiều, sự tham gia của các nhà đầu tư chưa lớn nên sàn thứ cấp Hà Nội chỉ mở 3 phiên giao dịch trong tuần. Sau phiên giao dịch đầu tiên vào sáng thứ 5 (ngày 14/7/2005), các phiên giao dịch tiếp theo sẽ được tổ chức định kỳ vào các ngày thứ 2, thứ 4 và thứ 6 trong tuần. Trong tương lai, khi nhu cầu tăng và hàng hoá cũng dồi dào hơn, phiên giao dịch sẽ được mở thường xuyên hơn. Ý tưởng thành lập TTGDCK Hà Nội chính thức ra đời trong Quyết định 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 của Chính phủ. Đến nay, đã 7 năm chủ trương một sàn OTC qua bao "sóng gió" mới thành hiện thực. Tuy nhiên, giới kinh doanh vẫn cho rằng, đó là một cố gắng không nhỏ của những người thực hiện. Từ khi chính thức ra mắt hôm 8/3/2005, TTGDCK Hà Nội đã thực hiện 5 đợt đấu giá với hơn 530 tỷ đồng giá trị cổ phần trúng giá. Doanh nghiệp hào hứng Để thúc đẩy một nền kinh tế cổ phần như mong đợi, Chính phủ đã có những chính sách khuyến khích mạnh tay hơn với Thị trường chứng khoán Hà Nội. Các doanh nghiệp cho biết, thay vì e ngại như ban đầu, họ cũng đã cảm thấy hào hứng hơn với sàn chứng khoán bởi đã thấy những cái lợi khi đăng ký giao dịch. Điều kiện, thủ tục đăng ký lên sàn Hà Nội đơn giản hơn nhiều so với TTGDCK TP.HCM. Bất cứ doanh nghiệp nào với số vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên, có 50 cổ đông trở lên (không kể cổ đông trong hay ngoài doanh nghiệp); có tình hình tài chính minh bạch (báo cáo tài chính phải dược kiểm toán), một năm cuối trước khi tham gia giao dịch làm ăn có lãi... đều có thể tham gia giao dịch tại TTGDCK Hà Nội. Hơn nữa, doanh nghiệp còn được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 2 năm đầu, kể từ khi đăng ký giao dịch... Thậm chí, để tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp đăng ký giao dịch tại TTGDCK Hà Nội, ông Dũng cũng cho biết sẽ kiến nghị Ủy ban chứng khoán, Bộ Tài chính sửa đổi quy định về đăng ký giao dịch theo hướng mở rộng thêm 2 nhóm đối tượng là các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc nhưng chưa có báo cáo kiểm toán (tức là chưa xác định được 1 năm có lãi) được và các doanh nghiệp đang cổ phần hóa,  mới ở giai đoạn hồ sơ đã được sự tư vấn của Công ty chứng khoán mà chưa được kiểm toán. Nhà đầu tư băn khoăn Với các chính sách mở, thậm chí lãnh đạo sàn Hà Nội còn gửi cả thư kêu gọi các DN "để ý" đến mình. Tuy nhiên, ông Nguyễn Miên Tuấn, đại diện của Sacombank - nhà đầu tư cho rằng, dường như tất cả những ưu đãi trên của TTGDCK Hà Nội mới chỉ "nghiêng" về phía doanh nghiệp đăng ký giao dịch, còn lợi ích của nhà đầu tư tham gia đến đâu, lại chưa "cân đong đo đếm" được. Dù rằng, việc xây dựng "5 bước đấu giá" có tạo điều kiện cho bên mua và bên bán "gặp" nhau nhiều hơn, nhưng theo ông Miên, vẫn chưa đủ lực hấp dẫn. "Hàng giao dịch tại TTGDCK Hà Nội chưa phải là hàng Việt Nam chất lượng cao" như tại TTGDCK TP.HCM do việc nới lỏng các quy định về chế độ công bố thông tin của doanh nghiệp. Thế nhưng, đây lại chính là cốt lõi của việc đưa đến quyết định, có bỏ tiền hay không của nhà đầu tư", ông Miên lập luận. Thêm vào đó, đối tượng của TTGDCK Hà Nội lại là các doanh nghiệp nhỏ (vốn điều lệ khoảng 5-10 tỷ đồng), nên cũng chưa phải là mối quan tâm của những nhà đầu tư lớn.  Thứ trưởng Tài chính Lê Thị Băng Tâm tại Hội nghị ngành tài chính vừa diễn ra cũng thông báo, sắp tới Chính phủ sẽ cho tiếp tục phát hành và niêm yết 9.130 tỷ đồng trái phiếu tại hai Trung tâm giao dịch chứng khoán lớn là TP.HCM và Hà Nội. Chính phủ cũng đã chỉ đích danh 253 DN phải thực hiện bán cổ phần qua TTCK, đăng ký giao dịch hoặc niêm yết trên TTCK. Trong kế hoạch của mình, Bộ Tài chính cũng đang khẩn trương phối hợp với các Bộ và địa phương hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, cố gắng phát hành thêm trên 400 tỷ đồng cổ phiếu để huy động vốn qua TTGDCK Hà Nội. Đồng thời, lập Ban chỉ đạo phát triển thị trường chứng khoán, mở rộng quyền mua cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài, giảm bớt các thủ tục hành chính và bổ sung các ưu đãi... nhằm khuyến khích nhà đầu tư và đẩy TTCK phát triển. Giải pháp để tìm nguồn hàng cho TTCK Việt Nam, theo ông Dũng, là bỏ bớt bao cấp không cần thiết đối với một số doanh nghiệp nhà nước, ban hành các quy định để doanh nghiệp niêm yết và không niêm yết đều phải tuân theo các điều kiện quản trị doanh nghiệp tốt. Khi ấy các công ty sẽ thấy được quyền lợi hấp dẫn khi niêm yết và đua nhau tham gia thị trường.  CHƯƠNG II: TÌM HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG OTC I. TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG OTC Thị trường OTC ( Over-the- Counter) cho phép các công ty CK thương lượng và giao dịch trực tiếp với nhau. Thuật ngữ "over the counter" có nghĩa là "qua quầy" theo cách diễn đạt nguyên thuỷ. Ngày nay, nhờ sự phát triển của kỹ thuật truyền thông và vi xử lý thị trường OTC hiện đại đã thoát ly xa khỏi các quầy và hoạt động theo một cơ chế được tổ chức với sự trợ giúp về kỹ thuật điện tử rất tinh vi, có khả năng kết nối trên quy mô rộng lớn giữa các nhà môi giới và kinh doanh CK với nhau. Thị trường chứng khoán (TTCK) phi tập trung hay còn gọi là TTCK tự do (OTC) xuất hiện từ khi chứng khoán được mua bán qua các ngân hàng, công ty chứng khoán và phát triển mạnh thông qua các nhà môi giới. Cách giao dịch của thị trường này bắt đầu từ việc mua bán trực tiếp đến giao dịch qua điện thoại và nay đã tiến tới giao dịch mua bán qua mạng trực tuyến khá sôi động. TS. Lý Hoàng Ánh, Phó Khoa Tiền tệ và Thị trường tài chính Trường Đại học Ngân hàng TPHCM mở đầu câu chuyện về “TTCK Việt Nam, thực trạng và giải pháp” bằng một nhận xét: TTCK OTC ở nước ta mới hình thành một cách tự phát nhưng hoạt động ngày càng “rầm rộ” trong mấy năm gần đây. Và theo TS. Hoàng Ánh, muốn TTCK phát triển được như mong muốn, việc xây dựng một thị trường OTC có tổ chức là rất cần thiết. Tại cuộc hội thảo “Phát triển thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm tài chính tiền tệ”, nhiều chuyên gia đã thống nhất quan điểm nên phát triển Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội thành thị trường OTC có sự quản lý của nhà nước. Theo đó, TTGDCK Hà Nội (được khai trương và đi vào hoạt động hồi đầu năm 2005) sẽ là nơi tổ chức giao dịch các cổ phiếu chưa niêm yết hay chưa đủ điều kiện niêm yết, hoặc đủ điều kiện niêm yết nhưng không có nguyện vọng niêm yết tại TTGDCK TPHCM. Trong giai đoạn đầu, TTGDCK Hà Nội tập trung giao dịch chủ yếu cho các doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên, hoạt động kinh doanh 1 năm có lãi và có 50 cổ đông bên ngoài. Với điều kiện dễ dàng và thuận lợi như vậy, TTGDCK Hà Nội sẽ thu hút thị trường cổ phiếu OTC và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện niêm yết có thể tham gia huy động vốn trên TTCK. Phiên bán đấu giá cổ phần Nhà máy Thiết bị bưu điện ngay ngày khai trương TTGDCK Hà Nội đã được các nhà đầu tư đón nhận nhiệt tình, con số gần 25 tỷ đồng thu được qua đấu giá vượt khá xa so với tổng giá trị cổ phiếu tính theo mức giá khởi điểm 15,8 tỷ đồng là một chứng minh. Ngoài ra, các loại chứng khoán như trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công ty, chứng chỉ quỹ đầu tư… cũng có thể tổ chức giao dịch tại TTGDCK Hà Nội. TS. Lý Hoàng Ánh nêu kinh nghiệm của nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… cho thấy việc phát triển TTCK OTC đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp công nghệ cao và doanh nghiệp tiềm năng tăng trưởng. Đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là thường có khối lượng chứng khoán giao. Do vậy, phương thức khớp lệnh trên TTCK niêm yết tập trung có thể không tạo được tính thanh khoản cao cho thị trường, nhưng với đặc tính giao dịch tay đôi “mặt đối mặt” và có thể thương lượng thỏa thuận, hoạt động giao dịch trên TTCK OTC sẽ mở rộng phương thức đầu tư, đồng thời cũng tạo ra một thị trường giao dịch trái phiếu hiệu quả cho các doanh nghiệp trên. Ở nước ta, theo khảo sát mới đây cho thấy: có tới hơn 88% số doanh nghiệp được hỏi đều tán thành việc tham gia thị trường OTC. Nhận định về lượng hàng được đưa lên sàn giao dịch tại TTGDCK Hà Nội và TPHCM trong thời gian tới, TS. Lý Hoàng Ánh cho rằng hiện nay cả nước có trên 2.500 doanh nghiệp đã cổ phần hóa, nhưng chỉ mới có 30 công ty được niêm yết và giao dịch cổ phiếu tại TTGDCK TPHCM. Trong năm 2005, nhà nước đưa ra kế hoạch cổ phần hóa 1.500 doanh nghiệp nữa. Như vậy, “hàng hóa” cho thị trường OTC quả rất dồi dào. Giờ đây, giới nghiên cứu và phân tích thị trường đã đưa ra nhận định lạc quan là trong thời gian tới, TTCK nước ta sẽ phát triển toàn diện và ổn định ở cả thị trường tập trung và thị trường OTC. Trong đó, thị trường OTC bao gồm mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh chứng khoán giao dịch mua bán sẽ diễn ra thường xuyên. Thị trường OTC phát triển có tổ chức sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận giao dịch qua mạng thuận tiện, được thực hiện các giao dịch với những thông tin kịp thời và chính xác. Phát triển thị trường OTC có tổ chức, các nhà quản lý còn có thể giám sát tốt thị trường và tạo điều kiện cho các nhà môi giới giao dịch chứng khoán hoạt động thuận tiện hơn. II. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THỊ TRƯỜNG OTC VÀ THỊ TRƯỜNG SÀN GIAO DỊCH Sự khác biệt cơ bản giữa thị trường OTC và thị trường sàn giao dịch có thể ghi nhận như sau: OTC Địa điểm kinh doanh phân tán. Điều hành (thường là) do hiệp hội kinh doanh chứng khoán. Gút giá bằng thương lượng. Sàn Địa điểm kinh doanh tập trung. Điều hành bởi sở giao dịch. Gút giá bằng đấu giá hai chiều. Thị trường OTC là nơi ít kén CK giao dịch hơn thị trường sàn giao dịch. Tuy nhiên, CK giao dịch vẫn phải là loại đáp ứng các chuẩn mực và được phép giao dịch đại chúng. Đặc biệt, đây là thị trường đảm nhận vai trò bán ra các CK phát hành mới (new issues), kể cả chứng chỉ của các quỹ hỗ tương đầu tư (qũy mở - mutual - các quỹ hỗ tương đầu tư chỉ bán sơ cấp trong thị trường này, chứ không có mua bán thứ cấp, bởi vì các chứng chỉ đó chỉ có thể được các quỹ này mua lại theo một cơ chế riêng. Như ta biết, CK phát hành môi giới là loại do công ty chào bán ban đầu (giao dịch sơ cấp) để huy động vốn. Dù có thể việc mua đi bán lại (hoạt động thứ cấp) ngay lập tức, thì về nguyên tắc, các CK phát hành như vậy xem như được trao từ tay của chủ thể phát hành, thông qua các công ty CK bảo lãnh, đến tay người đầu tư. Đặc điểm này tồn tại cho đến khi đợt phát hành hoàn tất (thường là 90 ngày). Quá trình chào bán sơ cấp được dựa vào một giá tham khảo ban đầu (gọi là giá IPO - initial public offering price) và thường được thực hiện bán theo một kết quả chào đón (đặt mua) của các nhà đầu tư. Do đó mà cơ chế đấu giá hai chiều (double auction), giữa đại diện hai nhà đầu tư với nhau như trên sàn giao dịch, không thể áp dụng được đối với trường hợp phát hành lần đầu ra công chúng. Tại thị trường sàn giao dịch, giá thị trường được xác lập dựa trên kết quả đấu giá của môi giới mua và môi giới bán, với sự can thiệp điều hoà, nếu cần, của các chuyên gia. Còn ở thị trường OTC, giá thị trường cho bởi kết quả rao mua - chào bán cạnh tranh (bid - offer hay ask) liên tục giữa các nhà tạo giá. Các báo giá (quotations) đó được đưa vào và thể hiện trên hệ thống làm bật ra giá tốt nhất cho thị trường Việc thương lượng để có giá tốt nhất do các công ty CK, các nhà tạo giá (market maker) thực hiện, họ có thể mặc cả với nhau trong một giao dịch. Mỗi thương vụ được đưa ra khảo giá giữa nhiều nhà tạo giá khác nhau để tìm giá tốt nhất (giá thu vào cao hay thấp). Việc thông tin có thể bằng điện thoại, khi một công ty nhận được lệnh mua hay bán của khách hàng, họ sẽ gọi đến các nhà tạo giá đảm nhận loại CK đó để thương lượng giá giao dịch cho khách. Kết quả mua bán cũng được quy định bắt buộc phải thông tin. III. XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG OTC CẦN CÁC NHÀ TẠO LẬP THỊ TRƯỜNG Thị trường phi tập trung (OTC) được hình thành trong năm 2001, đứa con "thứ" của thị trường chứng khoán (TTCK) này có những đòi hỏi xem ra gắt gao và phức tạp.Vậy sẽ phải "đáp ứng" những yêu cầu của thị trường OTC như thế nào để nó có thể hoạt động một cách hiệu quả? Yếu tố ảnh hưởng trước tiên đến thị trường OTC là việc xác định mệnh giá. Theo một nhà tư vấn, việc xác định mệnh giá CP của một công ty thực chất phải căn cứ vào thực tế hoạt động và tương lai của công ty đó, do công ty bảo lãnh phát hành và công ty cổ phần định ra dựa trên việc khảo sát nhu cầu thị trường. Nhưng ở TTCK Việt Nam hiện nay, mệnh giá của các công ty niêm yết lại do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) quy định và điều đó là không hợp lý bởi như vậy sẽ không phản ánh đúng thực tế hoạt động của công ty. Vấn đề thứ hai ảnh hưởng đến thị trường OTC là biên độ giá. Thời gian đầu hình thành TTCK, UBCKNN dự định biên độ giá dao động là +/- 5% nhưng sau lại giảm xuống còn +/- 2% với lý do sợ hiện tượng "đầu cơ", các chuyên gia thì lại cho rằng nhận định này chưa có cơ sở chính xác. Theo ý kiến của một số nhà đầu tư, với biên độ dao động +/-5% đã là thấp thì với biên độ +/- 2% thì còn gì là lợi nhuận (mỗi phiên giao dịch chỉ nhích lên có 300-400 đồng). Mặt khác, biên độ giá làm cho nhiều người muốn mua nhưng không mua được, nhiều người muốn bán cũng không bán được và từ đó làm giảm tính thanh khoản của chứng khoán. Giả sử nếu UBCKNN cho biên độ không được rớt xuống dưới 2%, trên lý thuyết thì đúng nhưng thực tế lại khác. Khi một công ty gặp khó khăn trong kinh doanh, sau 10 ngày không xuất hiện lệnh mua, vậy nếu có lệnh mua vào ngày thứ 11 thì rủi ro vẫn rất lớn. Có thể kết luận rằng, biên độ giá không giải quyết được vấn đề giảm thiểu những rủi ro. Nhiều chuyên gia cho rằng, để TTCK hoạt động ổn định rất cần đến các nhà "tạo thị trường". Thực chất việc tạo lập thị trường nằm trong nhiệm vụ của công ty chứng khoán nhằm điều hòa hai khả năng xảy ra, nếu có người mua mà không ai bán thì công ty chứng khoán sẽ bán chứng khoán ra để tạo cung cho thị trường, và nếu như có người bán mà không ai mua thì công ty sẽ mua vào. Theo ý kiến của một chuyên gia, thị trường OTC hoạt động mạnh là nhờ tới yếu tố "làm giá" bởi vì thị trường OTC là thị trường giữa nhà tạo thị trường và các nhà buôn với nhau. Nếu thiếu hai yếu tố này thì thị trường OTC sẽ không hoạt động được. Các nước trên thế giới đã từng áp dụng và đã thành công, Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Thị trường OTC là thị trường tập trung nhiều "hàng hoá" đa dạng và phức tạp, do đó sự quản lý và kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước là hết sức cần thiết. Tuy nhiên cũng cần tạo dựng cho thị trường OTC một cơ chế tự điều tiết, cụ thể là cần sớm vận hành nghiệp vụ tạo lập thị trường. Có thể ví thị trường OTC như một sân khấu rất nhiều diễn viên, mà diễn viên muốn nổi tiếng thì phải có ông bầu - ông bầu chính là các nhà tạo lập thị trường, là người "cầm cân nẩy mực" trên TTCK. IV. MUA BÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG OTC Thị trường sàn giao dịch có thuận lợi cơ bản là thông tin về giá cả và CK đã có một nề nếp phổ biến trên nhiều phương tiện, tạo dễ dàng khi cần truy cập. Điều này lại chẳng dễ dàng chút nào đối với các giao dịch trên thị trường OTC. Đây là vấn đề lớn và chỉ hoá giải được bằng chính khả năng tổ chức và quán xuyến, thậm chí bằng tất cả uy tín của tổ chức chủ quản điều hành (ở Mỹ là NASD). Kế đến phải cần sự trợ giúp hiệu quả của các thành tựu về thông tin với các phương tiện trang bị càng hiện đại càng tốt. Thị trường OTC, do vậy sẽ cho hiệu quả hoạt động tuỳ thuộc vào khả năng tổ chức và đóng góp của hệ thống thông tin. Đối với người đầu tư, việc giao dịch cũng gần giống như ở thị trường sàn giao dịch. Lệnh mua bán của người đầu tư được các đại diện hợp pháp (môi giới) của công ty chứng khoán tiếp nhận. Tất nhiên đó là các lệnh mua bán các loại chứng khoán giao dịch trong thị trường phi tập trung. Lệnh đó được chuyển đến bộ phận kinh doanh của công ty chứng khoán. Nếu là một lệnh mua chẳng hạn, thì bộ phận chuyên trách mua bán sẽ liên hệ với một số nhà tạo giá (các dealers) để thu xếp giao dịch (mua chứng khoán) cho khách hàng với giá chào bán (offer) thấp nhất. Công ty chứng khoán có thể thực hiện lệnh cho khách hàng theo các hình thức sau: Họ có thể thu xếp để hưởng huê hồng, tương tự như giao dịch chứng khoán niêm yết trên sàn, trường hợp này họ mua cho tài khoản của khách. Họ cũng có thể mua vào tài khoản của họ, kê giá lên, rồi bán lại cho khách hàng, theo căn bản tự doanh nếu công ty có chức năng tự doanh. Hoặc công ty có sẵn chứng khoán tồn kho và muốn bán ra, thì trường hợp này được xem là bán "có kê giá", chứ không được nói là thu xếp "ăn huê hồng". Khoản kê giá được quy định rõ ràng và chặt chẽ, đó là chênh lệch giữa giá thực (net price) mà khách đầu tư phải trả so với giá thị trường nội bộ tại thời điểm được các nhà tạo giá nêu ra liên tục trong hệ thống báo giá (gọi là interdealer offering price - ta sẽ tìm hiểu sau). Các công ty chứng khoán không được vừa ăn kê giá vừa hưởng huê hồng. Luật lệ cũng không cho phép các công ty kinh doanh chứng khoán (dealers) kinh doanh (tự doanh) các loại chứng khoán đã niêm yết (listed) trên sàn giao dịch. Ngoại trừ có quy định khác về việc giao dịch với khối lượng lớn giữa các tổ chức (trong thị trường thứ ba - third market / thị trường mua bán chứng khoán đã niêm yết theo cơ chế OTC). Về các thủ tục chi phối việc mua bán, giao nhận hàng và tiền... cũng được áp dụng thống nhất (giống như cho sở giao dịch) theo luật lệ về CK và TTCK. Về hàng hoá,CK mua bán trong thị trường OTC, như đã nói, là loại "hàng hiệu" phải qua đăng ký (đặc biệt đối với loại được giao dịch trên hệ thống Nasdaq) với các chuẩn mực nhất định chứ không phải là bất kỳ loại nào. Mỗi cuối ngày giao dịch, các nhà tạo giá trong thị trường OTC sẽ gửi các giá rao mua chào bán liên công ty (interdealer quotations) của mình lên cơ quan tổng hợp giá thị trường quốc gia để nơi đây phổ biến thành ấn bản. ở Mỹ, các ấn bản như vậy được in trên các giấy màu hồng, nên được gọi là những trang hồng (pink sheets), có các đặc điểm đáng lưu ý như sau: Chào giá này phục vụ riêng cho các chứng khoán OTC. Giá cả được nêu chưa hẳn là giá giao dịch thật sự để thực hiện cho khách hàng. Giá nêu này có giá trị giữa các công ty kinh doanh CK thôi (gọi là giá cả liên công ty - interdealer - có nghĩa chưa phải là giá thực hiện cho người đầu tư lẻ. Giá nêu này nói chung thường là tuỳ thuộc, không chắc chắn. Đối với các CK trên hệ thống giao dịch Nasdaq được ký hiệu riêng (ngay sau tên chứng khoán), vì nó có cơ chế đặc biệt hơn. Ký hiệu "M" đi trước tên chứng khoán có nghĩa là "marginable" (chứng khoán có thể mua bán bằng tài khoản bảo chứng - Do ngân hàng liên bang quy định). Lý do chính để lưu hành các "pink sheets" này là vì, ở Mỹ, phần lớn các chứng khoán OTC không đủ điều kiện giao dịch trên hệ thống Nasdaq. Đồng thời, giá cả của các CK đó cũng không thể tìm thấy trên chuyên trang tài chính của các báo. Do đó các "pink sheets" trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong thị trường OTC để người quan tâm tham khảo. Mặc dù việc nêu giá trên các trang thông tin như vậy mang ý nghĩa tham khảo, các nhà tạo giá cung cấp các số liệu đó mặc nhận rằng giá nêu là chắc chắn cho 100 cổ phần sẵn sàng để mua, để bán. Các "pink sheets" này ghi tất cả các giá CKgiao dịch trên thị trường OTC của ngày giao dịch hôm trước (chậm hơn một ngày). Tương tự, Cơ quan tổng hợp giá toàn quốc (National Quotation Bureau) cũng công bố thông tin về giá trái phiếu công ty trên các trang màu vàng (yellow sheets). Do đặc tính lịch sử, sự tiến hoá của thị trường và phương tiện truyền thông hiện đại, ngày này các chứng khoán OTC không hẳn là loại "không đủ tiêu chuẩn niêm yết" theo như cách đánh giá đã lâu và từng thành nếp suy nghĩ trong quá khứ. Rất nhiều công ty lớn nổi lên từ hơn một thập niên trở lại đây vẫn thích duy trì giao dịch CK của họ trên thị trường này. Đặc biệt hầu hết các công ty phát triển trong nền kinh tế mới (kinh tế tri thức) đều có cổ phiếu giao dịch ở thị trường OTC, cụ thể hơn là trong thị trường qua mạng Nasdaq mà ta thường nghe hay đọc thấy. V. PHƯƠNG THỨC TẠO GIÁ Ở THỊ TRƯỜNG OTC Nhà tạo giá, nói chung, là một công ty có hoạt động kinh doanh chứng khoán cho riêng mình (tự doanh) và được công nhận tư cách tạo giá đối với một số lượng chứng khoán nào đó. ở thị trường sàn giao dịch đó là các chuyên gia trên sàn (specialist) còn trên thị trường OTC, nhà tạo giá là các nhà buôn chứng khoán (dealers) tham gia cung cấp giá rao mua (bid) và chào bán (offer) liên tục cho một chứng khoán đặc thù nào đó. Việc này được gọi là tạo ra một giá thị trường (thuật ngữ: to make a market) cho chứng khoán. Khi đã chào giá như vậy, họ sẽ sẵn sàng thực hiện mua hoặc bán với số lượng được nêu bằng chính tài khoán của công ty họ. Không giống như thị trường sàn giao dịch, nơi mà mỗi chứng khoán chỉ độc có một chuyên gia tạo giá, trong thị trường OTC số lượng nhà tạo giá cho một chứng khoán có thể không hạn chế và tối thiểu phải là hai. Nếu trong một lần chào giá không ghi số lượng cụ thể, người ta hiểu nhầm rằng nhà tạo giá đó sẽ sẵn sàng mua hoặc bán một lô tròn (100 cổ phần) chứng khoán với giá được nêu. Điều này đã trở thành tập quán bắt buộc, cho nên ngoại trừ có chỉ định khác, các rao mua chào bán của nhà tạo giá được xem là chắc cứng (firm). Một công ty hay cá nhân muốn làm một nhà tạo giá đối với một chứng khoán nào đó, họ cần phải đáp ứng một số yêu cầu tối thiểu về tiêu chuẩn. Trong đó, thường có hai điều kiện tiên quyết là: - Phải đăng ký và đã được công nhận là thành viên của tổ chức chủ quản thị trường OTC - Phải đáp ứng giá trị vốn thuần tối thiểu đối với từng loại chứng khoán được làm giá, đồng thời duy trì mức đó suốt quá trình hoạt động. Sau khi được chấp nhận tư cách làm một nhà tạo giá, họ còn phải đảm bảo một số chuẩn mực khi đưa ra giá cả cho các chứng khoán mà họ đảm nhận. Yêu cầu cụ thể thường là: Phải cung cấp liên tục giá nêu từ hải phía mua và bán (two-sided quotations) đối với chứng khoán được uỷ nhiệm tạo giá để duy trì thị trường. Phải sẵn sàng thực hiện giao dịch ít nhất một đơn vị giao dịch (thường là một lô tròn 100 cổ phần) với giá được nêu của mình. Phải đảm bảo rằng các giá nêu là hợp lý so với giá thị trường của chứng khoán trong cuộc. Tôn trọng triệt để các giới hạn chênh lệch tối đa cho phép. Báo cáo hàng tháng các dữ liệu giao dịch và các thông tin khác theo quy định về giao dịch chứng khoán và yêu cầu chủ quản. Thông kê và báo cáo lượng giao dịch (theo ngày) đối với chứng khoán được tạo giá. Mẫn cán thực hiện các nhiệm vụ liên tục trong thời gian làm việc hàng ngày. Cơ chế tạo giá đối với một chứng khoán theo cách cùng lúc có sự tham gia của nhiều công ty, cộng với sự tuân thủ nghiêm chỉnh các yêu cầu trên đây, sẽ cung cấp cho thị trường một giá tốt nhất, đảm bảo sự điều hoà liên tục và cần thiết cho thị trường. VI. NHƯỢC ĐIỂM- MẶT TRÁI CỦA THỊ TRƯỜNG OTC Phần chìm của tảng băng chứng khoán là những mặt trái của“chợ đen” cổ phiếu (thị trường giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết (OTC - over the counter) ). “Chợ đen” này được hình thành và tồn tại từ những năm 1997, trước khi thị trường chứng khoán chính thức được thành lập, ở Tp. Hồ Chí Minh và hoạt động khá nhộn nhịp và hình thức giao dịch cũng khá đơn giản theo kiểu “thuận mua, vừa bán”. Mặc dù, hiện nay đã có 13 công ty chứng khoán (CtyCK) chính thức hoạt động kinh doanh môi giới chứng khoán, thì “thị trường OTC”, với tổng số vốn lớn gấp hàng chục lần thị trường cổ phiếu niêm yết, vẫn còn ngoài tầm với của các cơ quan quản lý. Để minh chứng cho vấn đề này, tác giả đã đưa ra một nhân vật có thực, đó là Thu A., cựu sinh viên Trường Đại học Thương mại, nhân viên môi giới của một CtyCK. Với công việc chính của Thu A. mới đầu nghe thật đơn giản là chỉ việc thu thập các thông tin về những doanh nghiệp chuẩn bị đấu giá cổ phần và thực hiện việc mua bán cổ phiếu theo yêu cầu của khách hàng. Nhưng, điều mà tác giả muốn nói đến là dựa vào các thông tin có trong hồ sơ của các công ty chuẩn bị bán cổ phần rất khó có thể đánh giá đúng “giá trị thực” của cổ phiếu. Trong khi đó, các thông tin “ngoài lề” lại thường rất mơ hồ, thiếu độ tin cậy và đôi khi còn mâu thuẫn. Việc thẩm tra, đánh giá lại hồ sơ của các công ty là “nhiệm vụ bất khả thi”, vì cần phải có thời gian, tiền bạc và quyền hạn. Đó là chưa kể đến trình độ chuyên môn. Vì vậy, Thu A. chỉ có thể làm việc theo kiểu “chỉ đâu, đánh đấy”. Và khi tư vấn cho khách hàng cô đã gặp cảnh “kẻ khóc, người cười”. Bởi, các công ty cổ phần (CtyCP) khi muốn bán thật nhiều cổ phiếu hoặc muốn hạn chế các nhà đầu tư tự do và giảm giá cổ phiếu khi đấu thầu đã làm “động tác giả” trong công bố thông tin, và kết quả là một số người phải bất đắc dĩ biến mình thành nhà đầu tư dài hạn và ngược lại. Theo tác giả, hiện nay các CtyCP khá dè dặt với việc niêm yết vì nhiều lý do, trong đó phải kể đến nguyên nhân chính là việc huy động vốn từ TTCK rất khó khăn. Có công ty còn lo sợ rằng sẽ bị đối thủ cạnh tranh “thôn tính” nếu niêm yết. Trong khi đó, “thị trường OTC” lại khá sôi động với hàng nghìn loại hàng hóa được giao dịch... Và để nhắn nhủ tới các cơ quan quản lý TTCK, tác giả đã đưa ra câu ví của một nhà đầu tư: “Thị trường OTC” hiện như dòng nước, sau cơn mưa lớn, gặp phải hệ thống thoát nước cũ nát, thiếu qui hoạch nên đã chảy tràn lên mặt đường gây ngập úng, ách tắc giao thông. Còn TTCK niêm yết lại như hệ thống cấp nước, phải đào hố, dùng máy bơm thì mới hy vọng có nước dùng.              CHƯƠNG III: HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG OTC TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY Bên cạnh sự trầm lắng và chất lượng ở các sàn giao dịch chính thức, những hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường tự do (OTC) lại đang trở lên sôi động. Cổ phiếu ngân hàng “đắt giá” “Thời gian gần đây các loại cổ phiếu của những Cty sắp niêm yết được săn lùng khá ráo riết” - Anh Nguyễn Quang Bảo - Trưởng phòng Môi giới Cty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BSC) cho phóng viên Tiền phong biết như vậy. Theo anh Bảo, cổ phiếu của một số ngân hàng cổ phần, mà nhất là của Ngân hàng Thương mại Sài Gòn Thương Tín  (Sacombank) đang được rao bán khá sôi động ở “chợ đen” chứng khoán, lý do là “gần đây ngân hàng này làm ăn rất tốt, nhiều nhà đầu tư có uy tín của nước ngoài như AZN đã mua 10% cổ phần của Sacombank với giá 425 tỷ đồng, tức 34.000 đồng/cổ phiếu (mệnh giá 10 ngàn đồng/cổ phiếu), và nhất là ngân hàng này đã được Ngân hàng Nhà nước và UBDGCKNN chấp thuận đơn xin niêm yết. Đáng nói hơn là giá mua của AZN cao hơn rất nhiều so với giá ngoài thị trường tự do. Hiện nay giá mua ở thị trường tự do chỉ khoảng trên dưới 20.000 đồng/cổ phiếu. Các nhà đầu tư đang hy vọng cổ phiếu Sacombank sẽ lên đến 40.000 đồng/cổ phiếu khi niêm yết”, một thành viên của diễn đàn chứng khoán Vietstock nói. Tham gia “chợ đen” Trong vai một nhà đầu tư đang săn lùng cổ phần của Sacombank, tôi gọi đến số điện thoại 091368…gặp K., một trong số rất nhiều “cò” chứng khoán (có thể dễ dàng gặp họ ở các sàn giao dịch, hoặc ở các diễn đàn chứng khoán trên mạng Internet) và đưa ra yêu cầu của mình. K. thận trọng hỏi lại tôi về địa chỉ cơ quan và… số chứng minh thư. Hôm sau, K. gọi lại thông báo “Hiện có 4000 cổ phần với tỷ giá tối thiểu 2.5, phương thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản”. K. giải thích, “ở chợ đen, mua bán trực tiếp như vậy là bình thường, thoả thuận xong người mua và người bán đến một chi nhánh của Sacombank và điền vào mẫu phiếu (form) chuyển nhượng, sau đó nộp phí chuyển nhượng (khoảng 0.03%) là 2 tuần sau người mua có thể có giấy chứng nhận sở hữu cổ phần. Mặc dù là thuật ngữ không có trong sách giáo khoa về chứng khoán, nhưng tỷ giá là ngôn ngữ ngoài chợ giới chứng khoán thường nói với nhau. Tôi nói tỷ giá 2.5 có nghĩa là bán 25.000đ/cổ phần”. Tiếp tục gọi điện cho K. để nói rằng mình chỉ muốn mua một “lô”, K. cho biết: “Hiện nay Sacombank chưa niêm yết nên chỉ cho khối lượng giao dịch từ 1000 cổ phần trở lên. Đến khi Sacombank niêm yết thì bạn có thể mua mấy lô tuỳ ý”. Tôi trả giá 18.500đ/cổ phần, nhưng K. không đồng ý bán với lý do “Giá ngân hàng bán cho nhân viên đã là 15.000đ/cổ phần”. Sau khi giao dịch với K. không thành công, tôi tìm đến Cty Chứng khoán Mêkông, được  anh Trương Phục Hưng - Phòng Môi giới của Cty này, cho biết, “để có nguồn hàng cung cấp cho  chợ đen chứng khoán, xuất hiện của những đối tượng tạm gọi là… “cò” chứng khoán đi khắp nơi tìm mua cổ phiếu của các Cty cổ phần”. Qua tìm hiểu, cho thấy việc chuyển nhượng cổ phần sẽ được tiến hành theo cách các cổ đông cũ làm giấy chuyển nhượng cho “cò” nhưng phần “người mua” để trống. Sau khi ký được hợp đồng với người bán, nhiệm vụ của các “cò cổ phiếu” là làm việc với Cty phát hành để Cty ký xác nhận vào hợp đồng chuyển nhượng cổ phiếu, chấp nhận người mua là cổ đông mới của Cty (mặc dù chưa biết đích danh). Cổ phần tự do được chào bán theo giá tự đặt, nếu có người mua tương ứng, họ chỉ cần sang chuyển số cổ phiếu đó cho người mua kèm hợp đồng chuyển nhượng ghi tên nhà đầu tư vào chỗ để trống. Như vậy về mặt pháp lý, nhà đầu tư có thể yên tâm khi sở hữu lượng cổ phiếu mua “ngoài luồng”. Sau Chính phủ, chính quyền địa phương và DN trong nước, đến lượt các DN có vốn đầu tư nước ngoài được phát hành trái phiếu để huy động vốn. Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Thị Băng Tâm, pháp luật đã quy định các DN như: công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH đều được phát hành trái phiếu để huy động vốn. Đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, tuy Luật Đầu tư nước ngoài không quy định cụ thể việc được phát hành trái phiếu, nhưng theo nguyên tắc "DN được thực hiện các hoạt động mà luật không cấm" nên các doanh nghiệp này cũng là đối tượng được phát hành trái phiếu huy động vốn. Tuy nhiên, theo bà Tâm, thị trường trái phiếu DN nước ta chưa phát triển. Loại trừ một số tổ chức tín dụng mà chủ yếu là các ngân hàng thương mại phát hành trái phiếu để huy động vốn trung và dài hạn, các DN khác hầu như chưa thực hiện phát hành trái phiếu huy động vốn mà vẫn chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng để kinh doanh. Theo Bộ Tài chính, đến nay, các DN đã phát hành trên 2.000 tỷ đồng trái phiếu ra thị trường. Hầu hết, các DN phát hành trái phiếu đều là DN nhà nước lớn như Tổng Công ty Dầu khí 300 tỷ đồng, Tổng Công ty Xây dựng sông Đà 200 tỷ đồng, Tổng Công ty Điện lực 200 tỷ đồng và Tổng Công ty Công nghiệp tàu tàu thuỷ 1.000 tỷ đồng. Cũng theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, đến nay, cả nước đã phát hành gần 70.000 tỷ đồng trái phiếu ra thị trường. Trong đó, tổng số vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ đạt gần 60.000 ngàn tỷ đồng, các tỉnh thành phố phát hành gần 7.000 tỷ đồng và các DN phát hành trên 2.000 tỷ đồng. Trái phiếu Chính phủ chủ yếu được phát hành qua hệ thống kho bạc nhà nước với tổng số vốn huy động là trên 50.000 tỷ đồng, phát hành qua Quỹ hỗ trợ phát triển trên 8.000 tỷ đồng. Nguồn vốn có được thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ được đầu tư cho một số công trình giao thông và thuỷ lợi quan trọng nhằm tăng cường năng lực cho hạ tầng của đất nước. Mới đây, Bộ Tài chính đã lần đầu tiên phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế với tổng số vố huy động là 750 triệu USD. Đã có 3 địa phương là TP.HCM, Hà Nội và Đồng Nai phát hành trái phiếu chính quyền địa phương với tổng số vốn huy động lên đến gàn 7.000 tỷ đồng. Trong đó, TP.HCM là 5.300 tỷ, Hà Nội 1.000 tỷ và Đồng Nai 243 tỷ. Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, một số địa phương khác đang xây dựng đề án phát hành trái phiếu trong thời gian tới. Trong tháng 2 thị trường chứng kiến việc tăng giá quá nóng vào các cổ phiếu ngân hàng. Nếu như cổ phiếu Ngân hàng đầu tháng là mối quan tâm của các nhà đầu tư thì đến thời điểm cuối tháng cũng có phần chững giá, thậm chí xuống giá liên tục. Tuy nhiên các nhà đầu tư không mong muốn lượng tiền của mình đóng băng nên đã quay sang đầu tư vào các CP của ngành dược và một số ngành dịch vụ vận tải vốn đã được các nhà đầu tư nước ngoài nhòm ngó như Vipco, Vitaco, Vosa và một số công ty có dự định lên niêm yết. Mức tăng giá của loại cổ phiếu nhóm ngành này đang làm cho thị trường OTC có phần “nóng” lên. Sau một tháng thị trường niêm yết liên tục tăng với mức tăng khá lớn, đặc biệt sự kiện chỉ số giá 527 điểm cách đây 05 năm vẫn là một bài học đáng nhớ cho các nhà đầu tư khi có lòng tin "thị trường không bao giờ xuống" và là bức tranh khiến nhà đầu tư mới cần phải ngắm nhìn. CHƯƠNG IV: THỊ TRƯỜNG OTC NĂM 2006- CHUYÊN NGHIỆP HƠN VÀ THỊ TRƯỜNG HƠN Để thực hiện kế hoạch huy động vốn đầu tiên từ thị trường OTC (phi tập trung) nói trên,nhiều cuộc khảo sát đưa ra để học hỏi kinh nghiệm các DN đã thành công trên thị trường này. Với thị trường cổ phiếu chưa niêm yết, “cơn sốt” cổ phiếu ngân hàng vẫn cao tại thời điểm cuối năm ngoái. Ngay từ những ngày đầu năm 2005, Công ty Chứng khoán Vietcombank được giới chứng khoán khen lấy khen để khi bảo lãnh phát hành thành công 200 tỷ đồng cổ phiếu ngân hàng Eximbank với mức giá trung bình 1,13 triệu đồng. Vào thời điểm đó Eximbank vẫn còn là một ngân hàng “chúa chổm” với khoản nợ xấu lên đến hơn 500 tỷ đồng, 5 năm không trả một đồng cổ tức và đang xoay xở để tăng vốn từ 300 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng. Một năm bận rộn của ngân hàng Thành tích nối tiếp thành tích, Eximbank tiếp tục mở đợt phát hành vào tháng 10 vừa qua, tăng vốn lên 700 tỷ đồng, với giá bán cho các cổ đông chiến lược lên đến 1,8 tỷ đồng/cổ phiếu. Vào lúc này Eximbank chỉ còn chưa đến 100 tỷ đồng nợ xấu và có khả năng trả cổ tức trong năm 2005. Còn hiện nay, có cổ phiếu Eximbank cứng giá 3,1 triệu đồng/cổ phiếu mà người mua nhiều hơn người bán. Những người mua cổ phiếu Eximbank còn “già” tính rằng, cổ phiếu Eximbank sẽ tăng vì quan năm 2006 Eximbank đã là một ngân hàng có khả năng tạo ra lợi nhuận 200-250 tỷ đồng/năm sau khi thoát khỏi nợ xấu, sẽ là một ngân hàng sáng giá đối với các tổ chức nước ngoài (có 5 tổ chức đã tiếp xúc về vấn đề mua cổ phần). Sacombank và ACB có một khởi điểm và danh tiếng hơn nhiều so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác. Cách đây 2 năm, Sacombank lần đầu tiên vượt qua ACB, ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất là 505 tỷ đồng. Vào cuối năm 2005 Sacombank đã đạt mức vốn 1.250 tỷ đồng và có kế hoạch tăng lên 2.000 tỷ đồng trong quý I/2006. Quy mô vốn điều lệ của ACB sau 2 năm cũng tăng xấp xỉ 2,5 lần trong khi thị giá cổ phiếu  tăng gấp hai lần. Và ở tốp sau của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, danh sách các tên tuổi dự kiến vượt qua ngưỡng 500 tỷ đồng vốn điều lệ trong 6 tháng tới đã lên đến gần chục ngân hàng như Quân Đội, Phương Nam, Đông Á, Techcombank… “Gà đẻ trứng vàng” giữa mùa dịch cúm Năm 2005 là năm khó khăn đối với nhiều DN, nhiều ngành nghề… do ảnh hưởng theo kiểu “hội đồng” của lạm phát, giá xăng dầu, dịch cúm gia cầm. Thế nhưng, năm 2005 có thể xem là năm thành công nhất đối với các tay môi giới cổ phiếu OTC trong 5 năm trở lại đây, xét về thu nhập cũng như cơ hội khẳng định nghề nghiệp mới mẻ và đầy thử thách này. Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khiến cho thị trường cổ phiếu OTC tạo được sức hút lớn trong năm 2005. Trong đó lợi nhuận thu về rất lớn từ việc thị trường đánh giá lại giá trị của các cổ phiếu chưa niêm yết có thể xem là động lực lớn nhất. Việc ANZ mua lại 10% cổ phiếu của Sacombank và việc ACB bán cổ phiếu cho Standard Chartered là hai sự kiện lớn và  được  quan tâm đặc biệt trong những hoạt động của ngành ngân hàng năm 2005. Có thể nói rằng, đằng sau việc thị giá cổ phiếu Sacombank (tăng hơn 120% trong năm 2005) có ảnh hưởng trực tiếp từ việc ANZ trả cao hơn nhà đầu tư trong nước 1,8 lần để mua cổ phiếu Sacombank. Tương tự cổ phiếu ACB hiện đang ở mức giá 5,4 triệu đồng/cổ phiếu vẫn  được  nhiều nhà đầu tư xem là rẻ, vì nếu so sánh với mức giá gấp gần 4 lần mệnh giá của Techcombank thì cổ phiếu ACB có phần nặng ký hơn. Cơn sốt cổ phiếu ngân hàng đến hôm nay vẫn đang ở cao độ và vì thế tất cả các cổ phiếu ngân hàng đều có người quan tâm, lý do đơn giản vì đó là cổ phiếu ngân hàng. Bên cạnh lãnh vực ngân hàng, thị trường cổ phiếu OTC  năm 2005 ghi nhận những thành công vượt bậc của các cổ phiếu công ty dược như Dược Hậu Giang, Domesco, Dược 2 tháng 9, Dược 3 tháng 2…. Và các công ty ngành hàng tiêu dùng như Vinamilk, Dầu Tường An, Casumina…Trong khi phần lớn các cổ phiếu chưa niêm yết vẫn đóng băng, thành công của hai nhóm hàng hoá nói trên lại thể hiện rất rõ nét ở 2 tiêu chí là tăng trưởng về giá trị và đảm bảo về tính thanh khoản. Trong các ngành ưu tiên về lĩnh vực đầu tư, ngành dược và ngành hàng tiêu dùng  được xem là có ưu thế đặc biệt trong năm 2005 đối với các nhà đầu tư có tổ chức. Bên cạnh các đợt tăng giá cổ phiếu Vinamilk, Dầu Tường An, Domesco…những nhà đầu tư  tinh ý luôn có thể nhận thấy sức cầu không mệt mỏi từ các tổ chức như Sacombank, Vietcombank, VinaCapital… đối với các loại hàng hoá này. Thanh khoản hơn, thị trường hơn Ghi nhận từ nhân viên môi giới của các công ty chứng khoán cho thấy tính đến giữa năm 2004, lượng nhà đầu tư trên TTCK chính thức có sở hữu cổ phiếu OTC ước khoảng dưới 30% các nhà đầu tư thường xuyên đến sàn, tỷ lệ này hiện nay là trên 50%. Vốn mang tiếng là loại hàng hoá khó mua khó bán, cổ phiếu OTC hiện nay hầu như có thể mua bán hàng ngày nếu đưa ra giá cạnh tranh, có thể cầm cố tại ngân hàng và có thể nhận  được  hỗ trợ đến khoảng 70% vốn từ một số công ty tài chính và công ty chứng khoán để mua và nắm giữ. Trong năm 2005, hầu hết các công ty chứng khoán đã kết hợp với ngân hàng để cung cấp dịch vụ cầm cố chứng khoán, còn gọi là Repo cổ phiếu. Theo đó, mỗi công ty chứng khoán chọn ra danh sách 15-30 cổ phiếu, đưa ra giá mua vào và bán lại (đã tính lãi suất và phí dịch vụ) cho từng thời hạn. Theo đó, nhà đầu tư thay vì bán cổ phiếu thì có thể chạy đến công ty chứng khoán để vay tiền với cam kết sẽ mua lại tại thời điểm và giá xác định sẵn trong tương lai. Điều đáng mừng nhất cho thị trường cổ phiếu OTC là việc ngày càng có nhiều tổ chức đầu tư tham gia với mức độ sâu vào thị trường vốn  được  hình thành tự phát này. Sau một thời gian không làm hài lòng nhà đầu tư, Quỹ đầu tư VF1 hiện đã chuyển hướng đầu tư rất lớn vào cổ phiếu OTC. Trong các giao dịch trên thị trường, việc tham gia của các tổ chức tài chính như: VinaCapital, Indochine…chẳng còn là chuyện lạ trong khi các công ty quản lý quỹ mới mọc lên như nấm và có định hướng vào thị trường OTC, từ các công ty quản lý quỹ trực thuộc các tổ chức lớn như: Prudential, Vietcombank, Bảo Việt…đến các DN nhỏ hơn như Thành Việt. Trên con đường tiến đến một thị trường OTC phát triển và chuyên nghiệp, các tổ chức đầu tư đang dần dần có sự chi phối thị trường như là các “market maker” như mô hình của thị trường OTC phát triển. Mới đây, Công ty chứng khoán ACB cũng đã có ý định thành lập một trung tâm giao dịch cổ phiếu OTC trong năm 2006. Chuyên nghiệp hơn và có tính thị trường hơn là điều có thể hy vọng vào thị trường cổ phiếu OTC năm 2006. CHƯƠNG V: PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC TRONG TƯƠNG LAI I. CẦN QUAN TÂM HƠN TỚI NHÀ ĐẦU TƯ Một nhân viên môi giới chứng khoán đã 3 năm tại Hà Nội cho biết, một ngày anh "tiếp" vài chục người đến tìm hiểu, đăng ký chơi chứng khoán và thực hiện giao dịch với thị trường. Con số này gần như không hề tăng so với cách đây hơn 1 năm dù có người rút lui và có người gia nhập TTCK. Thế mới hay những người còn bám trụ với thị trường là đáng quý. Nếu những người nước ngoài không thể ngồi yên khi nhìn đồng vốn của họ nằm một chỗ thì chúng ta lại chưa có thói quen đầu tư. Chứng khoán quá xa lạ với thói quen ăn chắc mặc bền của dân chúng. Thêm vào là định kiến nghĩ xấu về những người buôn bán đầu tư (con buôn). "Có những giai đoạn thị trường xuống thấp khiến không ít nhà đầu tư sau một đêm tỉnh dậy mất thêm vài trăm triệu. Nhưng họ vẫn bám trụ thị trường. Họ phải rất tin vào Thị trường mới đến đây. Họ là những người đi đầu, nhưng lại chưa được chăm sóc", chị H.A - nhân viên môi giới chứng khoán của BVSC nói. Những điều chưa phù hợp trong cách đối xử với nhà đầu tư, đó là chuyện giới đầu tư gần như không có tiếng nói trên thị trường. Chuyện tuân thủ cơ chế công bố thông tin của các công ty niêm yết ở mình còn nhẹ quá. Thậm chí vẫn có những công ty công bố chậm thông tin mà "vô sự". "Thực sự TTCK của chúng ta quá thiếu thông tin cho giới đầu tư. "Chính vì khách hàng ít khiến hầu hết các công ty chứng khoán Việt Nam, nguồn thu không phải từ phí môi giới chứng khoán. Ngược lại, nó dẫn đến mức phí giao dịch các nhà đầu tư phải trả cho các công ty chứng khoán lên đến 0,4% trên doanh thu. Mua 100 triệu tiền cổ phiếu mà phải mất 400.000 đồng là quá lớn so với mức phí 0,1% ở các nước khác", anh Xuân Sơn, một nhà đầu tư tại Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, nhận xét. Tất cả các nhà đầu tư đều cho rằng, điều họ ngại nhất là thời gian thanh toán của TTCK Việt Nam lên tới T+3 (3 ngày sau khi lệnh mua bán chứng khoán có hiệu lực, chứng khoán mới về tài khoản, không tính ngày nghỉ). "Nếu vì không quản lý được mà cấm thì TTCK biết bao giờ mới thoát khỏi kiếp loài rùa", anh Sơn bức xúc. Để cải thiện danh sách những nhà đầu tư quần chúng, còn nhiều việc phải làm để thúc đẩy "con rùa chứng khoán". Chỉ số VN-Index cần được phổ biến hơn và thân thiện hơn với công chúng. Ngọc Vân, một nhân viên môi giới chứng khoán, cho rằng việc đơn giản nhất có thể làm trước mắt là đưa chỉ số VN-Index vào các bản tin thời sự trên truyền hình. Vẫn còn khoảng cách giữa nhà hành chính và nhà đầu tư. Điều đó khiến các nhà đầu tư cho rằng OTC vẫn bị khống chế bởi những nhược điểm cố hữu: hàng hoá thiếu và yếu, cơ chế hấp dẫn nhưng người tham gia chưa thấy "mùi" kinh doanh. Chính vì thế, không ít người kỳ vọng rằng Luật Chứng khoán (đang soạn thảo) khi ra đời sẽ có những điều khoản tích cực, tăng tính thanh khoản cho cả thị trường sơ và thứ cấp II. CẦN MỘT THỊ TRƯỜNG OTC CÓ TỔ CHỨC TS. Lý Hoàng Ánh, Phó Khoa Tiền tệ và Thị trường tài chính Trường Đại học Ngân hàng TPHCM mở đầu câu chuyện về “TTCK Việt Nam, thực trạng và giải pháp” bằng một nhận xét: TTCK OTC ở nước ta mới hình thành một cách tự phát nhưng hoạt động ngày càng “rầm rộ” trong mấy năm gần đây. Và theo TS. Hoàng Ánh, muốn TTCK phát triển được như mong muốn, việc xây dựng một thị trường OTC có tổ chức là rất cần thiết. Tại cuộc hội thảo “Phát triển thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm tài chính tiền tệ”, nhiều chuyên gia đã thống nhất quan điểm nên phát triển Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội thành thị trường OTC có sự quản lý của nhà nước. Theo đó, TTGDCK Hà Nội (được khai trương và đi vào hoạt động hồi đầu năm 2005) sẽ là nơi tổ chức giao dịch các cổ phiếu chưa niêm yết hay chưa đủ điều kiện niêm yết, hoặc đủ điều kiện niêm yết nhưng không có nguyện vọng niêm yết tại TTGDCK TPHCM. Trong giai đoạn đầu, TTGDCK Hà Nội tập trung giao dịch chủ yếu cho các doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên, hoạt động kinh doanh 1 năm có lãi và có 50 cổ đông bên ngoài. Với điều kiện dễ dàng và thuận lợi như vậy, TTGDCK Hà Nội sẽ thu hút thị trường cổ phiếu OTC và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện niêm yết có thể tham gia huy động vốn trên TTCK. Phiên bán đấu giá cổ phần Nhà máy Thiết bị bưu điện ngay ngày khai trương TTGDCK Hà Nội đã được các nhà đầu tư đón nhận nhiệt tình, con số gần 25 tỷ đồng thu được qua đấu giá vượt khá xa so với tổng giá trị cổ phiếu tính theo mức giá khởi điểm 15,8 tỷ đồng là một chứng minh. Ngoài ra, các loại chứng khoán như trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công ty, chứng chỉ quỹ đầu tư… cũng có thể tổ chức giao dịch tại TTGDCK Hà Nội. TS. Lý Hoàng Ánh nêu kinh nghiệm của nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… cho thấy việc phát triển TTCK OTC đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp công nghệ cao và doanh nghiệp tiềm năng tăng trưởng. Đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là thường có khối lượng chứng khoán giao dịch không lớn. Do vậy, phương thức khớp lệnh trên TTCK niêm yết tập trung có thể không tạo được tính thanh khoản cao cho thị trường, nhưng với đặc tính giao dịch tay đôi “mặt đối mặt” và có thể thương lượng thỏa thuận, hoạt động giao dịch trên TTCK OTC sẽ mở rộng phương thức đầu tư, đồng thời cũng tạo ra một thị trường giao dịch trái phiếu hiệu quả cho các doanh nghiệp trên. Ở nước ta, theo khảo sát mới đây cho thấy: có tới hơn 88% số doanh nghiệp được hỏi đều tán thành việc tham gia thị trường OTC. Nhận định về lượng hàng được đưa lên sàn giao dịch tại TTGDCK Hà Nội và TPHCM trong thời gian tới, TS. Lý Hoàng Ánh cho rằng hiện nay cả nước có trên 2.500 doanh nghiệp đã cổ phần hóa, nhưng chỉ mới có 30 công ty được niêm yết và giao dịch cổ phiếu tại TTGDCK TPHCM. Trong năm 2005, nhà nước đưa ra kế hoạch cổ phần hóa 1.500 doanh nghiệp nữa. Như vậy, “hàng hóa” cho thị trường OTC quả rất dồi dào. Giờ đây, giới nghiên cứu và phân tích thị trường đã đưa ra nhận định lạc quan là trong thời gian tới, TTCK nước ta sẽ phát triển toàn diện và ổn định ở cả thị trường tập trung và thị trường OTC. Trong đó, thị trường OTC bao gồm mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh chứng khoán giao dịch mua bán sẽ diễn ra thường xuyên. Thị trường OTC phát triển có tổ chức sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận giao dịch qua mạng thuận tiện, được thực hiện các giao dịch với những thông tin kịp thời và chính xác. Phát triển thị trường OTC có tổ chức, các nhà quản lý còn có thể giám sát tốt thị trường và tạo điều kiện cho các nhà môi giới giao dịch chứng khoán hoạt động thuận tiện hơn. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, trước khi có rnột thị trường chứng khoán phát triển như hiện nay, Trung Quốc đã phát triển thị trường OTC khá tốt. Việc phát triển thị trường OTC một mặt nâng cao kinh nghiệm cua các thành viên tham gia thị trường, mức độ quan tâm và nhận thức cua công chúng. Mặt khác, thị trường OTC cũng là cơ hội tốt để tăng cung chứng khoán cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho các Công ty chưa đủ diều kiện niêm yết có cơ hội tiếp cận với thị trường chứng khoán. MỤC LỤC CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG OTC 1 I. Khái niệm 1 1. Thị trường chứng khoán(thị trường vốn dài hạn) 1 2. Thị trường phi tập trung(còn gọi là thị trường không chính thức) 1 II. Thị trường OTC trong thời gian đầu ra đời 2 CHƯƠNG II: TÌM HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG OTC 7 I. Tiếp cận thị trường OTC 7 II. Sự khác biệt giữa thị trường OTC và thị trường sàn giao dịch 9 III. Xây dựng thị trường OTC cần các nhà tạo lập thị trường 10 IV. Mua bán trên thị trường OTC 12 V. Phương thức tạo giá ở thị trường OTC 14 VI. Nhược điểm-mặt trái của thị trường OTC 16 CHƯƠNG III: HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG OTC TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY 18 CHƯƠNG IV: THỊ TRƯỜNG OTC NĂM 2006- CHUYÊN NGHIỆP HƠN VÀ THỊ TRƯỜNG HƠN 22 CHƯƠNG V: PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC TRONG TƯƠNG LAI 26 I. Cần quan tâm hơn tới nhà đầu tư 26 II. Cần một thị trường OTC có tổ chức 27

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCkhoan (5).doc