Khoá luận đã bước đầu đưa ra được một số những định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch làng nghề Bắc Ninh phát triển đóng góp vào sự lớn mạnh của du lịch địa phương.
Khoá luận đã xây dựng được một số tuyến du lịch làng nghề và tuyến du lịch kết hợp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
2.2. Nhược điểm
Do tình hình thực tế, hoạt động du lịch Bắc Ninh nói chung và du lịch làng nghề Bắc Ninh nói riêng chưa phát triển nên khoá luận chưa đảm bảo được đầy đủ các số liệu thống kê.
98 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 760 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khai thác làng nghề phục vụ mục đích du lịch tại tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tươi màu
Mua đàn gà lợn tranh nhau đẻ nhiều”.
2.1.2. Làng nghề giấy Phong Khê
Nghề làm giấy thủ công Phong Khê có từ mấy trăm năm nay. Giấy cổ truyền Phong Khê là giấy dó. Giấy dó ở đây dùng để in tranh Đông Hồ, để viết chữ Nho, seo ngòi pháo và làm vàng mã. Các loại giấy để in lịch và làm khăn ăn, giấy gói hàng của Phong Khê mới chỉ xuất hiện trong vài năm nay.
Kỹ thuật làm giấy dó vẫn không thay đổi từ hàng thế kỷ nay. Vỏ cây dó, cây dương được giã dập nát, ngâm ủ với vôi cho thật ngấu. Dùng mành tre để gạn lọc bột dó, bột dương. Bột giấy được đem láng đều như cách tráng bánh đa. Chỉ cần lắc mành chứa bột giấy cho chảy hết nước, bột tự láng mỏng rất đều, người ta bóc lên được tờ giấy vàng khè và trải lên nong để phơi khô. Giấy dó đã khô có đặc tính rất dai và rất cắn màu mực, thích hợp in tranh hoặc viết bằng bút lông.
2.1.3. Làng nghề dệt Lũng Giang
Lũng Giang thuộc xã Vân Tương, huyện Tiên Du, bên con sông Tiêu Tương chảy ven núi Hồng Vân. Lũng Giang là một làng quê hình thành từ lâu đời. Qua quá trình phát triển của lịch sử, các thế hệ người làng Lũng Giang đã cần cù lao động, xây dựng xóm làng, tạo nên truyền thống văn hoá giàu đẹp. Trong thời kỳ phong kiến, Lũng Giang nổi tiếng là vùng quê trù phú với sản phẩm tơ lụa mượt mà, đằm thắm tình người. Hầu hết các nhà trong làng đều có khung cửi dệt. Người sản xuất vừa là người đem bán ở chợ Lim, chợ Giàu, chợ Bắc Ninh... rồi lại mua sợi ở những nơi đó về dệt. Chính nghề quay tơ dệt vải đã tạo nên nét duyên dáng tươi xinh, hấp dẫn của các cô thôn nữ trong làng:
“Trai Cầu Vồng - Yên Thế
Gái Nội Duệ - Cầu Lim”
Làng dệt Lũng Giang không chỉ nổi tiếng về nghề truyền thống của làng, du khách tới đây còn được thưởng thức những món ăn tinh thần, những nét đẹp trong tâm hồn người dân xứ Kinh Bắc, được nghe kể thiên tình sử bi thương của chàng Trương Chi và nàng Mỵ Nương được đắm mình trong những làn điệu quan họ ngọt ngào.
2.1.4. Làng gốm Phù Lãng
Làng Phù Lãng thuộc xã Phù Lãng, phía Đông huyện Quế Võ, cách huyện lỵ khoảng 10km. Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu, có nhiều bến đò ngang suốt ngày trở khách qua lại.
Phù Lãng có nhiều ngọn núi đẹp, tạo nên cảnh sơn thuỷ hữu tình ít có trên đất Bắc Ninh, có sức hấp dẫn lớn với du khách. Làng Phù Lãng từ xa xưa đã được cả nước biết đến, được giới nghiên cứu nhiều nước quan tâm, trước hết đó là do nghề làm gốm. Nguyên liệu để tạo ra gốm Phù Lãng là đất sét có màu hồng nhạt. Đất sét được luyện dẻo mịn rồi tạo hình trên bàn xoay tay. Những người thợ thủ công đã dùng chính đôi bàn tay của mình để chuốt. Sau khi tạo hình xong, sản phẩm được tráng một lớp men, phơi khô rồi được đưa vào lò nung. Sự khác biệt của gốm Phù Lãng chính là lớp men. Men được làm ra từ tro cây rừng, vôi sống, sỏi ống nghiền nát và bùn phù sa trắng. Sản xuất men là cả một bí quyết kỹ thuật mà người thợ Phù Lãng luôn phải giữ bí mật.Vì vậy, gốm của làng khác với gốm Thổ Hà, gốm Bát Tràng là được phủ một lớp men màu da lươn trông vừa thanh nhã, vừa bền đẹp. Sản phẩm của gốm Phù Lãng không cầu kỳ, hoa mỹ như gốm Bát Tràng, mà nó dung dị, chân chất gắn liền với đời sống hàng ngày của con người. Đó là những chum tương, vại cà, cái ấm đất, cái chậu sành, tiểu sành... vậy mà những vật dụng thân thiết ấy lại không thể thiếu được. Thậm chí người ta còn kén cho bằng được chậu sành da lươn Phù Lãng để ngâm gạo đồ xôi trong những dịp lễ hội thiêng liêng.
Nằm bên bờ con sông Cầu thơ mộng, vị trí thuận lợi, giao thông đi lại dễ dàng cùng với nghề làm gốm lâu đời đến như vậy, làng Phù Lãng nên phát huy lợi thế và truyền thống của mình, đưa vào khai thác phục vụ du lịch, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc vừa có cơ hội làm giàu cho quê hương.
2.1.5. Làng đúc đồng Đại Bái
Trong sách “Phong thổ Hà Bắc thời Lê” có chép: “Đại Bái có nghề đạp thau, làm đủ các thứ mâm thau, chậu thau đều rất khéo”.
Đại Bái có chợ Bưởi, xưa chợ này chuyên bán đồ đồng gọi là “đồ thau” vì chúng được làm bằng đồng thau. Nồi đồng Bưởi tốt, có tiếng trong vùng đồng bằng Bắc Bộ một thời. Cho nên Đại Bái còn có tên “Bưởi Nồi”. Những đồ đồng do thợ thủ công Đại Bái làm đã từng chiếm vị trí rất quan trọng, được nhân dân ta ưa chuộng. Sự phồn vinh của làng nghề này đã được truyền tụng trong dân gian:
“ Đại Bái khéo đánh nên nồi
Thổ Hà khéo đúc hòn vôi thêm nồng”
hay
“Muốn ăn cơm trắng cá trôi
Thì về Đại Bái đánh nồi với anh
Muốn ăn cơm trắng cá ngần
Thì về Đại Bái cầm cân bán nồi”.
2.1.6. Làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ
Làng Đồng Kỵ trước đây nổi tiếng với nghề làm pháo, ngày nay nổi tiếng với nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp dùng cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Đây là làng nghề truyền thống với nhiều nghề mà nổi tiếng nhất với nghề làm pháo. Nghề mộc cũng có từ rất lâu đời, nhưng trước đây làm các đồ mộc dân dụng bình thường chưa thực sự nổi tiếng. Từ năm 1985 dân làng Đồng Kỵ bắt đầu chuyển sang làm đồ mộc mỹ nghệ xuất khẩu. Đặc biệt từ sau chỉ thị 406/TTG về cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo của Thủ tướng Chính Phủ, toàn dân làng Đồng Kỵ chuyển hẳn sang làm đồ mộc mỹ nghệ xuất khẩu.
Để tạo ra một sản phẩm mỹ nghệ có giá trị cao, đòi hỏi các nghệ nhân phải có sự khéo léo và óc sáng tạo tuyệt vời. Họ dùng những công cụ đơn giản như đục, cưa, bào... để tạo nên những hình dáng, hoa văn trang trí nổi trên bề mặt một mảng gỗ.
2.1.7. Làng gốm Thổ Hà
Làng gốm Thổ Hà làm nghề gốm từ đời Trần Anh Tôn (1293 - 1314), chuyên sản xuất chum, vại, tiểu sành... người ta còn gọi là nghề cang gốm. Cuối thế kỷ XVII, Lê Quý Đôn đã mô tả cảnh sầm uất trên bến, dưới thuyền của Thổ Hà:
“ Đường thông bãi biển tôm cua rẻ
Đất có nghề nung chĩnh vại nhiều”.
Gốm Thổ Hà gồm các mặt hàng gia dụng (chum, vại, chậu, tiểu, phướng lợn, bình vôi, ấm tích...), các loại phục vụ cho đình chùa (nồi hương, cây đèn, đầu đao, con giống sành...) và phục vụ cho xây dựng (gạch lát, gạch trổ hoa, ngói bò, ngói móc, ống nước...). Gần đây làng làm một số mặt hàng mỹ nghệ (đôn, chậu hoa, chậu cảnh, ống tăm, ống điếu...).
Gốm Thổ Hà không tráng men, song trong quá trình nung lò người thợ đã khéo léo sử dụng độ nóng tạo nên một lớp men nâu, da sẫm như lươn, tiếng kêu đanh vang như thép. Nguyên liệu là đất sét đồng chiêm trũng có màu xanh như nõn rong hoặc vàng ngà như múi mít. Loại đất này có chứa nhiều sắt và độ sành hóa cao.
Phương pháp tạo hình chủ yếu là chuốt. Những loại đồ đều được đưa lên bàn xoay và công việc này do phụ nữ đảm nhiệm. Sản phẩm sau khi qua sơ chế để cho se dần rồi người thợ trang bên trong cho thành hình sản phẩm. Bước cuối cùng là ve, nạo sản phẩm và cho vào lò nung. Khi đun người thợ điều khiển cho ngọn lửa liếm vào thành sản phẩm thật đều, nếu chỉ lơi lỏng một chút là cả lò bị giảm giá trị. Bao giờ thấy ánh lửa có màu sáng trong mới được lấp lò lại. Thời gian lấp lò từ 7 - 10 ngày thì ra lò, đây là nhiệm vụ của các ông “sư lò”.
Trước đây, sản phẩm của làng gốm Thổ Hà là các vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân trong vùng và các địa phương lân cận. Ngày nay để bắt kịp với sự biến đổi của thị trường Thổ Hà đang chuyển đổi mặt hàng sản xuất để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng song những công đoạn sản xuất, những bí quyết cổ truyền của làng vẫn luôn được gìn giữ để truyền cho các thế hệ mai sau.
2.2. Các cụm du lịch làng nghề
Cụm du lịch là nơi tập trung nhiều loại tài nguyên với tập hợp các điểm du lịch trên một lãnh thổ trong đó có hạt nhân của nó là một hoặc một vài điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, quốc tế có giá trị thu hút khách cao.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hình thành 4 cụm du lịch sau:
Cụm du lịch thị xã Bắc Ninh và phụ cận
Cụm du lịch Lim - Phật Tích
Cụm du lịch Đên Đô - Đình Bảng
Cụm du lịch Song Hồ - chùa Dâu và phụ cận
2.2.1. Cụm du lịch thị xã Bắc Ninh và phụ cận
Đây là cụm du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với du lịch Bắc Ninh. Trung tâm của cụm là thị xã Bắc Ninh và một số các điểm du lịch thuộc các huyện Quế Võ, Tiên Du và Yên Phong.
ở vị trí trung tâm nên cụm du lịch thị xã Bắc Ninh và phụ cận có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng tương đối tốt. Hệ thống đường giao thông quốc lộ 1A, quốc lộ 18, 38, các đường 286, 282... rất thuận lợi cho việc đi lại của du khách.
Cụm du lịch này cũng có số lượng di tích lịch sử - văn hoá và làng nghề nhiều nhất cả tỉnh. Chỉ riêng thị xã Bắc Ninh đã có 32 di tích trong đó có 20 di tích được xếp hạng. Đây cũng là vùng đất văn hiến, là trung tâm văn hoá với các di tích lịch sử - văn hoá như: Thành Cổ, Văn Miếu, Đền thờ 18 vị tiến sỹ, chùa Đáp Cầu, chùa Cổ Mễ, Đình Diềm, Đền Bà Chúa Kho... Bên cạnh đó các làng nghề thủ công cũng làm cho các sản phẩm du lịch của cụm thêm phong phú. Tiêu biểu là các làng giấy Phong Khê, làng mộc Khúc Xuyên, làng rượu Đại Lâm... Mỗi làng nghề với lịch sử hình thành, truyền thống văn hoá, các sản phẩm độc đáo chính là điểm thăm quan lý tưởng cho các chương trình du lịch cuối tuần, du lịch văn hoá...
Bên cạnh đó, cụm du lịch thị xã Bắc Ninh và phụ cận còn có thể phát triển một loại hình du lịch độc đáo khác là du lịch trên sông. Phát huy lợi thế có con sông Cầu chảy qua cụm du lịch có thể xây dựng các tuyến du lịch trên sông thăm các điểm du lịch như chùa Đáp Cầu, Đền Bà Chúa Kho, Đình Diềm, điếm Trung Quân - đại bản doanh phòng tuyến sông Cầu, bến sông Như Nguyệt và làng ươm tơ Vọng Nguyệt.
Các sản phẩm du lịch tiêu biểu
Du lịch thăm quan các di tích lịch sử – văn hoá
Du lịch văn hoá lễ hội
Du lịch làng nghề
Du lịch nghiên cứu
Du lịch thương mại, hội nghị, hội thảo
Các hướng khác
Du lịch cuối tuần
Du lịch làng nghề
Du lịch hội nghị, hội thảo
Du lịch tham quan di tích lịch sử - văn hoá
Một số dự án phát triển cụm du lịch thị xã Bắc Ninh và phụ cận
Dự án xây dựng một khu vui chơi tổng hợp
Dự án xây dựng một thể thao bao gồm sân vận động, bể bơi, nhà tập luyện đa năng, nhà thi đấu.
Dự án tôn tạo Thành Cổ Bắc Ninh và di tích Văn Miếu
Dự án xây mới và cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật
2.2.2. Cụm du lịch Lim - Phật Tích
Cụm này có trung tâm kép là Lim và Phật Tích.
Tài nguyên du lịch của cụm này không được phong phú như cụm du lịch trung tâm song khá độc đáo và hấp dẫn. Trước tiên phải kể đến chùa Phật Tích, có thể coi Phật Tích là hạt nhân của cụm. Bên cạnh đó phải kể đến cụm di tích Lim bao gồm đồi Lim, đình Lim, chùa Hông Ân, các làng quan họ cổ như Lũng Sơn, Lũng Giang, Duệ Đông... Ngoài các di tích, danh lam kể trên các điểm du lịch của cụm còn phải kể đến một số làng nghề thủ công như làng dệt Lũng Giang, dệt Đình Cả...
Ngoài các di tích lịch sử - văn hoá, làng nghề thủ công, tại khu vực núi Chè có thể phát triển thêm các công trình văn hoá khác như khu biểu diễn văn nghệ dân tộc, khu sinh hoạt văn hoá thể thao, công viên cây xanh, cắm trại...
Với các di tích lịch sử - văn hoá hấp dẫn, những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm (tiêu biểu nhất là hội Lim), các làng nghề với những sản phẩm độc đáo... cụm du lịch Lim - Phật Tích rất có tiềm năng phát triển du lịch với các phát triển du lịch tiêu biểu như:
Du lịch thăm quan các di tích lịch sử -văn hoá
Du lịch văn hoá lễ hội
Du lịch thể thao (câu cá...)
Du lịch cuối tuần, cắm trại
Một số dự án phát triển cụm du lịch Lim Phật Tích.
Dự án nâng cấp hệ thống giao thông, các khu dịch vụ kỹ thuật kèm theo.
Dự án xây đập ngăn nước tạo hồ cảnh quan.
Dự án xây dựng sân golf 18 lỗ với diện tích 150 ha.
Dự án tôn tạo chùa Phật Tích, cảnh quan, môi trường.
2.2.3. Cụm du lịch Đền Đô - Đình Bảng và phụ cận
Đây là cụm du lịch được coi là quan trọng của Bắc Ninh. Ngoài ý nghĩa là một địa danh lịch sử nổi tiếng gắn với thời kỳ mở đầu của quốc gia phong kiến độc lập của đất nước, đây cũng là cái nôi của cách mạng ở Bắc Ninh với nhà lãnh đạo cách mạng lừng danh Nguyễn Văn Cừ.
Trung tâm của cụm là di tích đền Đô. Tài nguyên du lịch của cụm này khá phong phú, gồm toàn bộ quần thể di tích đền Đô - Đình Bảng, bao gồm đền Đô, các lăng mộ, đền miếu thờ các vị vua triều Lý, đình, chùa... Ngoài ra còn có những di tích có giá trị khác: chùa Đồng Kỵ, đền Đàm Quốc Sư, đình Mai Động, chùa Tiêu...
Ngoài ra, cụm du lịch Đền Đô - Đình Bảng và phụ cận còn có tiềm năng lớn để phát triển loại hình du lịch làng nghề. Trong phạm vi của cụm có rất nhiều làng nghề thủ công đã tồn tại từ bao đời nay với các sản phẩm độc đáo, tinh xảo sẽ là điểm dừng chân lý thú của du khách. Đó là các làng mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, làng rèn Đa Hội, làng mộc Hương Mạc, chạm khắc Phù Khê, dệt Tam Sơn...
Do nằm trên trục đường quốc lộ quan trọng của cả nước (quốc lộ 1A) nên cụm có điều kiện giao thông khá thuận lợi để phát triển các tuyến du lịch. Bên cạnh đó hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng khá đồng bộ tạo tiền đề cho việc đáp ứng các nhu cầu của du khách.
Các sản phẩm du lịch đặc trưng của cụm
Du lịch thăm quan các di tích lịch sử - văn hoá
Du lịch làng nghề
Du lịch chuyên đề nghiên cứu
Một số dự án phát triển cụm du lịch Đền Đô - Đình Bảng và phụ
cận
Dự án quy hoạch tổng thể toàn bộ khu di tích Đền Đô - Đình Bảng. Nội dung quy hoạch bao gồm: xác định vành đai bảo vệ di tích, các công trình bảo vệ, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống đường cảnh quan, đường nội bộ cho khách thăm quan, nhà trưng bày...
Dự án tôn tạo các di tích hiện có.
Dự án khơi dòng sông Tiêu Tương.
2.2.4. Cụm di tích Song Hồ - Chùa Dâu và phụ cận.
Cụm du lịch này chủ yếu mang sắc thái tâm linh với hạt nhân du lịch là chùa Dâu - trung tâm Phật Giáo lớn nhất Việt Nam.
Tài nguyên du lịch văn hoá vùng này khá đặc sắc bao gồm những kiệt tác về kiến trúc nghệ thuật đình chùa thời Lý như chùa Dâu, chùa Bút Tháp và những di tích có giá trị lịch sử như Đền Sỹ Nhiếp, nhà thờ và phần mộ Nguyễn Gia Thiều, thành Luy Lâu... Bên cạnh đó, cụm du lịch còn tập trung rất nhiều làng nghề thủ công như làng tranh dân gian Đông Hồ, làng làm tương Bút Tháp, làng gò đồng Đại Bái, làng đúc đồng Quảng Bố...
Đây là cụm du lịch có mức độ tập trung các di tích lịch sử - văn hoá và các làng nghề thủ công khá cao tạo điều kiện để xây dựng, phát triển các tuyến du lịch đa dạng và có sức cuốn hút du khách.
Hơn nữa nằm trên địa bàn có dòng sông Đuống chảy qua do vậy cụm có thể phát triển thêm nhiều loại hình du lịch mới như du lịch trên sông thăm quan các di tích lịch sử - văn hoá, các làng nghề thủ công ven sông. Đây là một loại hình du lịch khá độc đáo và mới được đưa vào khai thác. Với loại hình du lịch mới này cụm du lịch Song Hồ - chùa Dâu và phụ cận sẽ tăng sức hấp dẫn đối với du khách.
Các sản phẩm du lịch tiêu biểu
Du lịch tham quan các di tích lịch sử - văn hoá, kiến trúc nghệ thuật
Du lịch tín ngưỡng dân gian, tôn giáo
Du lịch tâm linh
Du lịch tham quan làng nghề thủ công
Du lịch nghiên cứu chuyên đề (lễ hội, làng nghề, tôn giáo, di tích)
Một số dự án phát triển cụm du lịch Song Hồ - chùa Dâu và phụ cận
Dự án tôn tạo chùa Dâu
Dự án tôn tạo chùa Bút Tháp
Dự án tôn tạo thành Luy Lâu
Dự án xây dựng và phát triển các tuyến du lịch trên sông Đuống
Dự án cải tạo các hệ thống đường giao thông tới các điểm du lịch
2.3. Các tuyến du lịch chuyên đề
1.Tuyến 1: Thị xã Bắc Ninh - Từ Sơn
Lộ trình: quốc lộ 1A
Thời gian: 1 ngày
Đối tượng thăm quan: làng mộc Khúc Toại (Khúc Xuyên - Yên Phong), làng giấy dó Đống Cao (Phong Khê - Yên Phong), làng dệt Lũng Giang (Vân Tương - Từ Sơn), làng mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ (Đồng Quang - Từ Sơn), làng chạm khắc gỗ Phù Khê (Phù Khê - Từ Sơn).
2. Tuyến 2: Thị xã Bắc Ninh - Chờ (Yên Phong)
Lộ trình: đường 286
Thời gian: 1 ngày
Đối tượng thăm quan: làng rượu Đại Lâm (Tam Đa - Yên Phong), làng ươm tơ Vọng Nguyệt (Tam Giang - Yên Phong)
3. Tuyến 3: Thị xã Bắc Ninh - Thuận Thành - Gia Bình
Lộ trình: quốc lộ 38 và đường 282
Thời gian: 1 ngày
Đối tượng thăm quan: làng tranh dân gian Đông Hồ (Song Hồ - Thuận Thành), làng gò đồng Đại Bái (Đại Bái - Gia Bình), làng sản xuất tre, trúc, nứa
Xuân Lai (Xuân Lai - Gia Bình)
2.4. Các tuyến du lịch kết hợp
2.4.1. Các tuyến du lịch nội tỉnh
1. Tuyến 1: Thị xã Bắc Ninh - Đống Cao - Lim - Lũng Giang - Từ Sơn
Lộ trình: theo quốc lộ 1A
Thời gian: 1 ngày
Đối tượng thăm quan: Thành Cổ, Văn Miếu, làng làm giấy dó Đống Cao, khu di tích Lim, làng dệt Lũng Giang, chùa Tiêu, làng mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, đền Đô, khu di tích Đình Bảng.
2.Tuyến 2: Thị xã Bắc Ninh - Yên Phong
Lộ trình: đường 286
Thời gian: 1 ngày
Đối tượng thăm quan: chùa Cổ Mễ, đền Bà Chúa Kho, đình Diềm, chùa Ngô Xá, đình Mẫn Xá, làng đúc gang Văn Môn (Yên Phụ - Yên Phong), làng ươm tơ Vọng Nguyệt.
3. Tuyến 3: Thị xã Bắc Ninh - Quế Võ
Lộ trình: quốc lộ 18
Thời gian: 1 ngày
Đối tượng thăm quan: Thành Cổ, Văn Miếu, chùa Hàm Long, chùa Nghiêm Xá, chùa Bảo Sinh, làng gốm Phù Lãng.
4. Tuyến 4: Thị xã Bắc Ninh - Thuận Thành - Gia Bình - Lương Tài
Lộ trình: quốc lộ 38 và đường 282
Thời gian: 1 ngày
Đối tượng thăm quan: làng tranh Đông Hồ, chùa Bút Tháp, thành Luy Lâu, chùa Dâu, chùa Linh ứng, làng gò đồng Đại Bái, chùa Diên Phúc, núi
Thiên Thai, đền thờ trạng nguyên Lê Văn Thịnh.
Tuyến du lịch đường sông
Theo tuyến sông Đuống.
Đối tượng thăm quan: lăng Kinh Dương Vương, chùa Đồng Đông, làng tranh dân gian Đông Hồ, làng ươm tơ Hoài Thượng.
Theo tuyến sông Cầu.
Đối tượng thăm quan: đền Bà Chúa Kho, đình Diềm, làng ươm tơ Vọng Nguyệt, điếm Trung Quân, bến sông Như Nguyệt.
2.4.2. Các tuyến du lịch liên tỉnh
Tuyến đường bộ
Thị xã Bắc Ninh - Bắc Giang - Lạng Sơn: theo quốc lộ 1A
Thị xã Bắc Ninh - Hải Phòng - Hạ Long: theo quốc lộ 18
Thị xã Bắc Ninh-Hải Dương - Côn Sơn - Kiếp Bạc: theo quốc lộ 18
Thị xã Bắc Ninh - Hà Nội: theo quốc lộ 1A
Tuyến kết hợp đường bộ và đường thuỷ
Thị xã Bắc Ninh - Hạ Long - Hải Phòng
Tuyến kết hợp đường bộ và đường hàng không
Bắc Ninh - Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh
Bắc Ninh - Hà Nội - Huế - Nha Trang
Bắc Ninh - Hà Nội - Đà Nẵng - thành phố Hồ Chí Minh
Các nhà nghệ nhân, các xưởng sản xuất nổi tiếng ở các làng nghề đáng để du khách dừng chân
Làng Đông Hồ
Nhà nghệ nhân Chí
Nhà nghệ nhân Sam
Nhà nghệ nhân Tần
Làng Đồng Kỵ
Xưởng sản xuất
Lê Cự (Phù Khê - Từ Sơn)
Bông Mai (Phù Khê - Từ Sơn)
Trường Giang (Đồng Kỵ)
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Hợp tác xã Trường Sơn Đông (Đồng Kỵ)
Công ty Hưng Long
Công ty Thiên Đức
Hộ gia đình Hiếu Trang
Làng Phong Khê
Cơ sở sản xuất của gia đình ông Nguyễn Hữu Năng.
2.5.Nhận xét chung
Trong những năm gần đây, các làng nghề thủ công của Bắc Ninh đã có những chuyển biến tích cực. Sự phát triển của nó đã mang lại những ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển của ngành du lịch tỉnh nhà.
Nắm bắt được cơ hội này nhiều làng nghề thủ công đã tự đổi mới, vận động cho phù hợp với nhu cầu của khách du lịch. Như đã biết ngày nay khách du lịch có xu hướng tìm về nguồn cội, tìm hiểu những giá trị văn hoá lịch sử, nghệ thuật của cha ông. Chính vì vậy du lịch thăm quan các làng nghề thủ công ngày càng thu hút được nhiều du khách. Tới đây họ có thể tận mắt thấy được quy trình sản xuất, xem những nghệ nhân, người thợ thủ công bằng bàn tay khéo léo của mình tạo nên những vật dụng xinh xắn, những tác phẩm nghệ thuật... Hơn thế dưới sự hướng dẫn của những người thợ lành nghề du khách còn có thể tự mình làm ra một số sản phẩm dễ làm hoặc chỉ đơn giản mua một vài món hàng về làm quà, làm đồ lưu niệm.
Tuy nhiên để nắm bắt được những cơ hội này các làng nghề cũng cần phải nghiên cứu thị trường, tìm hiểu những nhu cầu của khách du lịch để đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất ra những mặt hàng phù hợp với thị hiếu của du khách. Đồng thời họ cũng phải đầu tư mua những trang thiết bị mới đưa vào sản xuất, kết hợp công nghệ hiện đại với phương thức sản xuất cổ truyền để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mà vẫn tạo ra những sản phẩm truyền thống.
Như vậy với sự đóng góp của các làng nghề sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch mới lạ, độc đáo, hấp dẫn thu hút sự tham gia của không chỉ du khách trong nước mà cả du khách quốc tế.
Song nhìn chung, thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Bắc Ninh còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Về cơ bản, kết cấu hạ tầng còn yếu kém, thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Các cơ sở lưu trú, các điểm vui chơi giải trí còn vô cùng nghèo nàn. Đội ngũ nhân viên phục vụ, cán bộ quản lý còn hạn chế, trình độ nghiệp vụ thấp vì vậy ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm du lịch.
Bắc Ninh là tỉnh có tài nguyên du lịch nhân văn rất phong phú, đa dạng. Các điểm, cụm du lịch, các làng nghề thủ công có mức độ tập trung dày. Đây chính là tiềm năng to lớn của tỉnh. Tuy nhiên, việc khai thác nguồn lực này chưa có hiệu quả cao, số lượng tuyến du lịch còn hạn chế, chưa xây dựng được những sản phẩm du lịch độc đáo.
Nguyên nhân chủ yếu là do các di tích đã bị xuống cấp nghiêm trọng, nhiều làng nghề, lễ hội bị mai một trong khi nguồn kinh phí lại hạn hẹp, việc huy động vốn đầu tư gặp nhiều khó khăn nên đầu tư tôn tạo và phát triển chưa đúng hướng. Ngoài ra, việc quản lý và khai thác các tài nguyên còn lỏng lẻo ảnh hưởng tới việc thu hút khách, đặc biệt là khách quốc tế.
Dựa trên cơ sở thực tại, có thể đánh giá du lịch Bắc Ninh còn nhiều tồn tại cần giải quyết, khắc phục. Cần có những hướng đi, giải pháp đúng đắn để du lịch Bắc Ninh nói chung và du lịch làng nghề Bắc Ninh nói riêng phát huy hết thế mạnh của mình.
chương IV
Những định hướng và giải pháp cơ bản
1. Định hướng phát triển du lịch làng nghề Bắc Ninh
1.1. Quan điểm phát triển du lịch Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh có tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch, nhất là du lịch văn hoá. Quan điểm xuyên suốt là phải đặt du lịch Bắc Ninh trong mối quan hệ mật thiết với du lịch Hà Nội. Điều đó cũng có nghĩa trong định hướng khai thác các tài nguyên nhân văn phục vụ mục đích du lịch của Bắc Ninh, cần quan tâm đến yếu tố thị trường Hà Nội. Cần phải xác định đúng những sản phẩm đặc trưng nào của Bắc Ninh có thể thu hút được khách đến từ thủ đô.
Phát triển du lịch Bắc Ninh trước hết nhằm mục đích:
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.
Phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử - văn hoá, các lễ hội truyền thống, các làng nghề thủ công, cảnh quan môi trường.
1.2. Những căn cứ để đưa ra định hướng
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2000 - 2010
Quy hoạch phát triển vùng du lịch Bắc Bộ thời kỳ 2000 - 2010 trong đó Bắc Ninh được xác định nằm trong tiểu vùng du lịch trung tâm.
Tiềm năng du lịch của tỉnh.
Hiện trạng tăng trưởng của dòng khách du lịch quốc tế và nội địa đến Bắc Ninh thời kỳ 1995 – 2000.
1.3. Các quan điểm cơ bản
Bảo tồn và phát triển các làng nghề phải trên quan điểm đánh giá đúng vai trò và vị trí mới của làng nghề trong điều kiện công nghiệp hoá - hiện đại hóa.
Bảo tồn và phát triển các làng nghề phải trên quan điểm tuyển dụng lao động nông thôn và thực hiện phương châm “ ly nông bất ly hương”.
Bảo tồn và phát triển các làng nghề phải trên quan điểm kết hợp yếu tố truyền thống với hiện đại, kết hợp phát triển tiến hoá tuần tự và phát triển rút ngắn nhảy vọt với sự kết hợp các loại công nghệ trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hóa nông thôn.
Bảo tồn và phát triển các làng nghề phải trên quan điểm huy động tối đa mọi nguồn vốn trong dân vào phát triển kinh tế và đa dạng hoá các hình thức tổ chức sản xuất - kinh doanh trong các làng nghề.
Khôi phục, bảo tồn và phát triển các làng nghề phải dựa trên quan điểm kết hợp phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển toàn diện nông thôn.
1.4. Những định hướng cơ bản để bảo tồn và phát triển các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới
Khôi phục và duy trì ở mức độ nhất định các làng nghề sản xuất những sản phẩm truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc mà hiện nhu cầu thị trường có xu hướng giảm sút, chuyển đổi những nghề mà sản phẩm hiện nay không có nhu cầu.
Đẩy mạnh phát triển những làng nghề mà sản phẩm của nó có nhu cầu lớn trên thị trường, tập trung phát triển mạnh những sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn, những mặt hàng có giá trị kinh tế cao.
Phát triển thêm nhiều làng nghề mới, ngành nghề mới từ những làng thuần nông và trong những làng có các ngành nghề phi nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Phát triển các làng nghề theo hướng đa dạng hoá hình thức sở hữu, tổ chức kết hợp chặt chẽ các quá trình tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong các làng nghề.
Chú ý bảo tồn một số công nghệ cổ truyền tinh xảo, độc đáo, tập trung đổi mới, phát triển công nghệ tiên tiến hiện đại với sản xuất trong các làng nghề.
1.5. Quy hoạch tổng thể các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh cho phù hợp với sự phát triển của du lịch
Tỉnh Bắc Ninh đang xúc tiến xây dựng “ Khu làng nghề tiểu thủ công nghiệp”, một dự án lớn và không kém phần hấp dẫn các doanh nghiệp, các hộ nghề làm hàng thủ công truyền thống. Đây được coi là “hướng mở” cho phát triển kinh tế công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Nó không đơn thuần là tập trung các doanh nghiệp, hộ nghề lại một khu để giải quyết vấn đề mặt bằng, ô nhiễm môi trường... mà đây thực sự là công nghiệp hóa các làng nghề. Quy hoạch là bước đi đầu tiên để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc tập trung các làng nghề với những ưu tiên đặc biệt cho các doanh nghiệp, mục tiêu của Bắc Ninh là sẽ chuyển dần thành tỉnh công nghiệp từ nay đến năm 2015. Hiện nay tỉnh đã lập quy hoạch, san lấp mặt bằng 4 khu công nghiệp quy mô lớn và sẽ tiếp tục quy hoạch các làng nghề còn lại vào các khu công nghiệp tiếp theo trong thời gian tới.
Quy hoạch các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh có nhiều ưu điểm nổi bật mà trước tiên là tạo ra sự chuyển dịch quan trọng trong phát triển kinh tế. Hầu hết lao động tại các doanh nghiệp ở làng nghề đều trong độ tuổi thanh niên, phần nhiều là nữ. Theo tính toán, mục tiêu quy hoạch mở mang làng nghề ở Bắc Ninh từ nay đến 2005 sẽ tạo ra 8.000 chỗ làm mới mỗi năm, đội ngũ này có trình độ chuyên môn hóa cao về tay nghề. Bên cạnh đó thời gian sử dụng lao động ở khu vực nông thôn sẽ tăng lên 80% vào năm 2005. Việc quy hoạch tập trung sẽ bỏ được cung cách quản lý yếu kém, manh mún, đồng thời tránh được ô nhiễm môi trường trên phạm vi rộng.
Đối với ngành du lịch, việc quy hoạch các làng nghề cũng có những tác động tích cực. Trước hết khi các làng nghề được quy hoạch cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng sẽ được cải tạo, xây mới tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. Việc tiếp cận với các làng nghề, các di tích lịch sử - văn hoá sẽ dễ dàng hơn. Hơn nữa việc tập trung các hộ làm nghề, các doanh nghiệp sản xuất với số lượng lớn sẽ dễ dàng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, kịp thời nắm bắt được những thay đổi của thị trường, của người tiêu dùng và đặc biệt là du khách. Trên cơ sở đó để đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường. Đồng thời việc xuất khẩu tại chỗ, thu về nguồn ngoại tệ cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế của tỉnh nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung.
2. Các giải pháp cơ bản
2.1. Cải tạo và xây dựng mới cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng
Kết cấu hạ tầng tốt sẽ là điều kiện và nhân tố quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển. Kết cấu hạ tầng ở nông thôn nói chung và trong các làng nghề nói riêng cũng đã được quan tâm đầu tư nhưng nhìn chung vẫn còn trong tình trạng thấp kém, thiếu hụt ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch ở làng nghề, đòi hỏi nhà nước phải có những đầu tư thích đáng hơn.
Đối với mạng lưới và công trình phân phối điện, cần tiếp tục mở rộng, hoàn thiện các công trình quốc gia đến các vùng nông thôn, đến tận các làng nghề, đồng thời hỗ trợ trực tiếp cho việc qui hoạch, cải tạo đồng bộ và tiêu chuẩn hoá mạng lưới điện hạ thế đến từng hộ dân và cơ sở sản xuất kinh doanh. Trên bình diện vĩ mô, nhà nước cần có chính sách và biện pháp can thiệp với giá điện sản xuất ở nông thôn, nhằm tạo sự bình đẳng về chi phí năng lượng đầu vào so với ở thành thị, đồng thời tạo điều kiện khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề phát triển.
Đẩy mạnh khảo sát thiết kế và qui hoạch phát triển đồng bộ hệ thống công trình giao thông bao gồm cả đường xá đi lại trong từng làng nghề và hệ thống cầu cống, đường xã, bến bãi bên ngoài làng nghề. Kết hợp giữa duy tu bảo dưỡng với cải tạo nâng cấp và xây dựng mới những công trình trọng điểm, đầu mối. Tiến hành phân cấp quản lý khai thác các hệ thống công trình giao thông nông thôn gắn liền với vấn đề tổ chức thu lệ phí và bảo vệ, duy tu, cải tạo nâng cấp công trình.
Tăng cường đầu tư cho việc nâng cấp công trình, đổi mới thiết bị kỹ thuật của các trung tâm bưu điện, liên lạc ở các huyện, thị trấn, trạm khu vực đồng thời hỗ trợ đầu tư mở rộng mạng lưới đến các cơ sở xã, thôn, cụm dân cư. Ưu tiên lắp đặt thuê bao điện thoại, cung cấp thiết bị thông tin cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh trong các làng nghề dưới hình thức đầu tư trả góp với lãi suất thấp, tăng thời gian bảo hành và sửa chữa miễn phí, giảm chi phí quản lý và các phụ phí khác.
Tuy nhiên trong nỗ lực đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng ở các làng nghề, nhà nước và chính quyền địa phương phải xem xét mức độ hài hoà, phù hợp của hệ thống với môi trường cảnh quan tự nhiên ở làng quê Việt Nam. Chúng ta không thể bê tông hoá, hiện đại hoá một cách hoàn toàn hệ thống đường xá ở đây vì như vậy nó sẽ phá vỡ đi vẻ đẹp tự nhiên, dân dã của làng quê Việt Nam - một trong những yếu tố thu hút khách du lịch đến đây. Với những con đường nhỏ hẹp chúng ta có thể sử dụng gạch đỏ để lát, nó sẽ làm tôn thêm vẻ đẹp của làng quê Việt Nam.
2.2. Tập trung đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động
Nhà nước và chính quyền địa phương phải tích cực hỗ trợ đào tạo kiến thức quản lý, bồi dưỡng nâng cao năng lực kinh doanh cho các chủ doanh nghiệp, chủ hộ sản xuất - kinh doanh và đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động ở các doanh nghiệp.
Có thể nói đầu tư vào con người là loại đầu tư có hiệu quả nhất đối với mọi quốc gia trên thế giới. Phát triển và đào tạo nguồn lực con người là một chính sách quan trọng có tính chiến lược. Tình trạng yếu kém về kiến thức và năng lực quản lý, kinh doanh của các cơ sở sản xuất, trình độ tay nghề thấp của người lao động và thiếu lao động lành nghề trong các làng nghề đòi hỏi phải tăng cường đầu tư cho đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ tri thức quản lý, năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp và kỹ năng tay nghề của người lao động. Đây là vấn đề hết sức quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự thúc đẩy phát triển các làng nghề, ngành nghề nông thôn, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Với chính sách đào tạo cho các chủ hộ, chủ doanh nghiệp trong các làng nghề, nhà nước mà trước hết là các trung tâm dạy nghề, chính quyền địa phương cần kết hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các chủ hộ, chủ doanh nghiệp trong các làng nghề ở nông thôn về mặt học vấn văn hoá, khoa học kỹ thuật và kiến thức quản trị doanh nghiệp thông qua các hình thức đào tạo:
Đào tạo tại các trung tâm, mở các lớp tập huấn ngắn hạn cho các chủ doanh nghiệp. Đây là các lớp bồi dưỡng kiến thức ngành nghề, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kế toán tài chính, thị trường, tiếp thị...
Đào tạo bồi dưỡng kiến thức thông qua hình thức mở các câu lạc bộ giám đốc. Tới đây họ không chỉ tiếp thu được những kiến thức thông qua các chuyên đề nhỏ mà còn học hỏi, trao đổi được kinh nghiệm và tìm kiếm bạn hàng.
Đào tạo thông qua các trung tâm thông tin và tư vấn cho các chủ doanh nghiệp.
Do tính chất đặc thù của các làng nghề truyền thống là có tính chất kế thừa, do đó có lẽ tốt nhất là việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động phải được bắt đầu ngay từ gốc trong các làng nghề. Thực tế cho thấy những người sinh trưởng và lớn lên ở đất có nghề, nghề ngiệp đã ăn sâu vào trong máu thịt họ từ nhiều đời. Vì thế không có gì lạ khi thấy các em nhỏ chỉ 7 - 8 tuổi trong các làng nghề đã biết làm nghề của cha mẹ một cách khéo léo. Vì vậy các cơ sở sản xuất, đặc biệt là các hiệp hội ngành nghề cần chủ động đào tạo tay nghề cho người lao động nhằm đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của sản xuất. Có thể sử dụng các hình thức đào tạo sau:
Thông qua các trung tâm dạy nghề.
Các nghệ nhân giỏi dạy nghề theo lối cổ truyền vừa học vừa làm trong một thời gian nhất định. Phương pháp này có ưu điểm là đào tạo được thợ có tay nghề cao, có thể làm ra các sản phẩm tinh xảo, độc đáo, sáng tạo.
Các hiệp hội nghề nghiệp có thể tổ chức các lớp đào tạo về kỹ thuật tay nghề và các kiến thức quản lý nhằm tạo ra nhiều người có trình độ sản xuất và kinh doanh giỏi, có khả năng tiếp nhận những nghề mới, cải tiến nghề cũ, làm hạt nhân cho các cơ sở sản xuất, các làng nghề thủ công.
Bên cạnh đó cần đào tạo kiến thức, kỹ năng giao tiếp cho những người bán hàng tại các điểm bán hàng và giới thiệu sản phẩm. Bởi lẽ thông qua họ một phần giá trị của sản phẩm, cốt cách, tinh hoa của những nghệ nhân, tâm hồn người Việt Nam được chuyển tải đến cho du khách. Điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu tìm hiểu, mua sản phẩm của du khách.
2.3. Mở rộng thị trường tiêu thụ
Làng nghề đang trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đặc biệt là khi ngành “công nghiệp không khói” trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển đi lên của một đất nước, vì vậy hơn bao giờ hết việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam được quan tâm chú trọng và đầu tư như trong thời kỳ này. Đối với các làng nghề, thị trường đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm là vấn đề sống còn, nó quyết đinh sự tồn tại, phát triển hay suy vong của các làng nghề. Thực trạng phát triển các làng nghề cho thấy, những cơ sở nào tồn tại và phát triển mạnh đều giải quyết được vấn đề đầu ra cho sản phẩm. Sự biến động thăng trầm của các làng nghề phần lớn do nhu cầu thị trường quyết định.
Thị trường ngoài nước
Trong những năm gần đây, sản phẩm của các làng nghề đã mở rộng được thị trường xuất khẩu sang Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapo, một số nước Tây Âu và Bắc Phi, song nhìn chung vẫn chưa có được thị trường ổn định, lâu dài. Việc xuất khẩu của các làng nghề phần lớn đều do các cơ sở sản xuất tự lo liệu. Trong khi đó hầu hết các cơ sở sản xuất - kinh doanh tại các làng nghề đều có quy mô vừa và nhỏ do đó trình độ và khả năng tiếp cận thị trường của các cơ sở này còn rất yếu kém. Hầu hết các cơ sở sản xuất - kinh doanh không có bộ phận chuyên trách về thu thập và xử lý thông tin, kể cả thông tin liên quan đến thị trường và sản phẩm mà họ đang tiến hành sản xuất - kinh doanh. Nguồn vốn tài chính có hạn nên họ cũng không đủ kinh phí để mua sắm các thiết bị và chi phí phục vụ cho các hoạt động tiếp cận thu thập xử lý thông tin và làm tốt công tác quảng cáo tiếp thị. Trình độ tri thức và năng lực xử lý thông tin của chủ các cơ sở này cũng còn hạn chế.
Bởi vậy nhà nước cần tiến hành hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất - kinh doanh ở các làng nghề trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường, thông qua việc giao trách nhiệm cho các cơ quan ngoại thương, ngoại giao trợ giúp việc nghiên cứu nhu cầu của thị trường, nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng... Trợ giúp giới thiệu sản phẩm làng nghề, ngành nghề truyền thống trên mạng truyền thông viễn thông, mạng Internet hoặc tham gia các hội chợ triển lãm, hội chợ du lịch trong nước và quốc tế. Đơn giản hoá và trợ giúp các cơ sở này làm tốt các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá.
Đồng thời có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi tổ chức và cá nhân quan tâm, chú trọng đến công tác tiếp thị. Các cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan quản lý ngoại thương, các hiệp hội nghề nghiệp nên có sự phối hợp chặt chẽ trong việc sắp xếp và thống nhất các đầu mối xuất khẩu hạn chế tình trạng cạnh tranh hỗn loạn làm tổn hại đến lợi ích chung, các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu trên cơ sở tích cực thâm nhập mở rộng thị trường xuất khẩu, cần có mạng lưới liên hệ tới các cơ sở ở làng nghề, hỗ trợ việc thu gom hoặc đặt các hợp đồng làm hàng xuất khẩu để giảm những khâu trung gian không cần thiết, làm tổn hại và gây thua thiệt cho người sản xuất.
Thị trường trong nước
Để mở rộng thị trường trong nước, nhà nước và chính quyền địa phương các cấp cần có các chính sách và biện pháp tác động tạo điều kiện cho người dân ngày càng nâng cao mức thu nhập làm tăng sức mua của người dân. áp dụng những biện pháp hữu hiệu, tích cực nhằm ngăn chặn hàng nhập lậu, khuyến khích tiêu dùng hàng nội địa. Phát triển mạnh các trung tâm thương mại, hình thành các tụ điểm thương mại thị trấn, chợ nông thôn. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các cơ sở sản xuất - kinh doanh trong các làng nghề mở các đại lý, cửa hàng, quầy hàng giới thiệu sản phẩm tại các đô thị, tụ điểm thương mại, chợ ở các địa phương khác nhau. Tạo được mối liên kết giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề và các doanh nghiệp lớn của nhà nước.
Bên cạnh đó, nên khuyến khích hình thành các hiệp hội ngành nghề ngay trong từng làng, từng xã đến huyện, tỉnh và trung ương. Thông qua các tổ chức này, các cơ sở sản xuất, cá nhân người thợ được trao đổi và cung cấp thông tin về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, thị trường, giá cả, thị hiếu, mẫu mã, chất lượng sản phẩm tạo ra sự hợp tác và cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của làng nghề.
2.4. Chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường
Tình trạng không có hệ thống cấp, thoát nước chung, các loại khí, nước, phế thải, rác thải của sản xuất và sinh hoạt không được thu gom, xử lý trước khi thải ra môi trường xung quanh ở nông thôn, nhất là ở trong các làng nghề đã tác động xấu đến môi trường tới mức báo động cần có biện pháp khắc phục kịp thời. Vì vậy nhà nước và chính quyền địa phương các cấp cần xúc tiến quy hoạch và xây dựng hệ thống cấp, thoát nước, xử lý chất thải, làm vệ sinh và bảo vệ môi trường ở khu vực nông thôn nói chung và trong các làng nghề nói riêng với tinh thần khẩn trương tích cực.
Một mặt cần tăng cường nhận thức của người dân, các chủ cơ sở sản xuất - kinh doanh về sự cần thiết của những hệ thống, công trình này và vận động họ đóng góp đầu tư xây dựng. Quy định chặt chẽ trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi người dân trong việc bảo vệ môi trường.
Mặt khác cần có chính sách và biện pháp cụ thể về tổ chức, quản lý môi trường ở các làng nghề. ở mỗi huyện, xã cần có những bộ phận chuyên môn về việc kiểm tra, giám sát việc thực thi công tác bảo vệ môi trường trong các làng nghề. Đồng thời cần quy định việc thu phí bảo vệ môi trường và xử phạt hành chính đối với các cơ sở sản xuất - kinh doanh cũng như các cá nhân đổ chất thải bừa bãi làm ô nhiễm môi trường, phí bảo vệ môi trường phải được tính đầy đủ cho chi phí xử lý ô nhiễm môi trường và đền bù cho người bị ảnh hưởng của sự ô nhiễm đó. Nhà nước và chính quyền địa phương có thể hỗ trợ đầu tư các công trình chung quan trọng cho các làng nghề và cả một vùng nhất định. Nên kết hợp việc xây dựng các công trình cấp thoát nước, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường với các công trình giao thông, thuỷ lợi nhằm bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ.
Có thể nói môi trường là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của khách du lịch khi quyết định chọn điểm đến. Vì vậy để thu hút du khách tới các làng nghề nói riêng và tới Bắc Ninh nói chung thì mọi người dân và chính quyền các cấp cần nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong các làng nghề.
3. Giải pháp nâng cao vai trò của làng nghề với hoạt động du lịch tỉnh Bắc Ninh
Như đã phân tích ở trên hoạt động du lịch ở Bắc Ninh còn nhiều hạn chế. Bắc Ninh là tỉnh có tiềm năng du lịch phong phú trong đó các làng nghề là một trong những điều kiện thuận lợi để tạo nên các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn thu hút sự chú ý quan tâm của nhiều du khách trong và ngoài nước. Song các làng nghề còn chưa thể hiện được vai trò của mình đối với sự phát triển của du lịch tỉnh nhà. Với những nỗ lực của Sở Du lịch -Thương mại Bắc Ninh, các cấp chính quyền cùng các tổ chức, cá nhân có liên quan du lịch tỉnh Bắc Ninh sẽ từng bước phát triển và khởi sắc. Lượng khách tới đây sẽ tăng lên và ổn định hơn. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch các ngành nghề có liên quan cũng sẽ có những tác động tích cực. Khi đó các làng nghề sẽ là điểm đến thường xuyên của khách du lịch. Tuy nhiên để khách du lịch có được những thông tin về làng nghề, về các sản phẩm thủ công truyền thống, để họ có được những hiểu biết về làng nghề và lựa chọn là điểm đến của mình thì các làng nghề cần phải có những biện pháp nhằm nâng cao vai trò của mình đối với hoạt động du lịch tỉnh như:
Tham gia các hội chợ triển lãm, hội chợ du lịch trong nước và quốc tế.
Giới thiệu thông tin, sự đặc sắc của các sản phẩm làng nghề trên các tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng, các sách báo, ấn phẩm mà khách du lịch thường quan tâm theo dõi như Tạp chí Du lịch, Tạp chí Heritage...
Đẩy mạnh việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm ở các thành phố, đô thị lớn là nơi tập trung nhiều du khách. Các cửa hàng trưng bày này có thể kết hợp giới thiệu về sản phẩm, về làng nghề, lịch sử của nó đồng thời có thể giới thiệu các “tour” du lịch tới các làng nghề này.
Đa dạng hoá sản phẩm, tập trung sản xuất các mặt hàng có giá trị nghệ thuật, phù hợp vơí thị hiếu của du khách. Hầu hết du khách khi đi du lịch ít khi mua các sản phẩm có kích thước và trọng lượng lớn. Họ thường có xu hướng mua các sản phẩm vừa và nhỏ, độc đáo, lạ mắt, có giá trị nghệ thuật để làm đồ lưu niệm hoặc làm quà. Các làng nghề cần tìm hiểu nắm bắt được nhu cầu này của khách du lịch để tạo ra các sản phẩm phù hợp.
Đối với một số làng nghề, khi khách du lịch tới thăm quan các cơ sở sản xuất có thể hướng dẫn họ làm một số sản phẩm đơn giản. Du khách thường thích tìm hiểu quy trình sản xuất, cách làm và đặc biệt thích tự tay mình làm được một sản phẩm nào đó dù rất đơn giản dưới sự hướng dẫn chỉ bảo của các nghệ nhân hay những người thợ ở đây. Khi đó những trải nghiệm mà du khách có được sẽ càng có giá trị và ấn tượng mạnh mẽ về chuyến đi. Nó cũng sẽ tạo nên sự khác biệt, điểm nhấn độc đáo của chuyến du lịch.
Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các công ty du lịch của tỉnh và các địa phương khác để thường xuyên cập nhật thông tin và có nguồn khách ổn định.
Tổ chức tốt các chuyến “ tour” du lịch làng nghề để thông qua du khách có thể quảng bá sản phẩm bằng hình thức truyền miệng từ người này sang người khác.
Tiến hành in các tờ rơi, tờ quảng cáo, các cuốn sách nhỏ giới thiệu về truyền thống lịch sử, các nghệ nhân, các sản phẩm tiêu biểu của làng nghề để tặng, bán cho du khách khi họ đến thăm các làng nghề.
Kết hợp với các công ty du lịch để xây dựng các “ tour” du lịch chuyên đề về làng nghề và các “ tour” du lịch kết hợp, tạo nên các sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo để thu hút du khách.
kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
Bắc Ninh là vùng đất có lịch sử phát triển lâu đời của nước ta. Đây là mảnh đất phát tích của Triều Lý - triều đại phong kiến độc lập đầu tiên của nước ta.
Bắc Ninh cũng là cái nôi của nền văn hoá Việt Nam. Tuy là tỉnh có diện tích nhỏ nhất trong cả nước song Bắc Ninh lại có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi. Thêm vào đó là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng, phong phú là tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch văn hoá của tỉnh.
Bắc Ninh còn là mảnh đất có nhiều làng nghề thủ công với truyền thống lâu đời. Những nghệ nhân với đôi bàn tay khéo léo của mình đã tạo nên bao sản phẩm tinh xảo có giá trị nghệ thuật làm nhiều người phải trầm trồ thán phục. Đây cũng là một phần quan trọng của tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bắc Ninh, là một yếu tố tạo nên những sản phẩm du lịch mới lạ, độc đáo.
Du lịch văn hoá Bắc Ninh hiện đang trước ngưỡng cửa của phát triển, tuy nhiên còn chậm và hiệu quả chưa cao. Điều này thể hiện qua tất cả các chỉ tiêu như lượng khách, doanh thu, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng... Sự đóng góp của du lịch Bắc Ninh còn nhỏ bé không những đối với du lịch cả nước mà còn đối với nền kinh tế của tỉnh.
Bắc Ninh là tỉnh có hệ thống cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn. Vì vậy để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng cần phải có sự cải thiện đáng kể điều kiện hạ tầng đặc biệt là giao thông vân tải và cấp thoát nước.
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn vô cùng nghèo nàn. Chất lượng trang thiết bị cũng như lao động phục vụ du lịch còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.
Các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh có truyền thống lâu đời với những sản phẩm độc đáo sẽ là điểm dừng chân lý thú của nhiều du khách. Song các làng nghề và du lịch Bắc Ninh chưa phát huy hết được thế mạnh này. Các tuyến du lịch làng nghề chưa thực sự hấp dẫn được du khách. Chính từ thực tế này đã đặt ra cho các làng nghề và du lịch Bắc Ninh những cơ hội và thách thức lớn.
2. Ưu nhược điểm của khoá luận
2.1. Ưu điểm
Khoá luận đã bước đầu đưa ra được một số những định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch làng nghề Bắc Ninh phát triển đóng góp vào sự lớn mạnh của du lịch địa phương.
Khoá luận đã xây dựng được một số tuyến du lịch làng nghề và tuyến du lịch kết hợp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
2.2. Nhược điểm
Do tình hình thực tế, hoạt động du lịch Bắc Ninh nói chung và du lịch làng nghề Bắc Ninh nói riêng chưa phát triển nên khoá luận chưa đảm bảo được đầy đủ các số liệu thống kê.
3. Những kiến nghị
Kiến nghị chính phủ cấp vốn ngân sách đầu tư vào kết cấu hạ tầng cho Bắc Ninh, cải tạo và nâng cấp kết cấu hạ tầng ở các khu du lịch, khu di tích, trong các làng nghề và các tuyến du lịch trọng điểm.
Kiến nghị Bộ văn hoá thông tin dành vốn để đầu tư giữ gìn nâng cấp những di tích lịch sử - văn hoá đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh, các làng nghề thủ công truyền thống, làng quan họ cổ...
Kiến nghị UBND tỉnh và Tổng cục du lịch tạo nguồn vốn dành cho công tác tuyên truyền, quảng cáo, phát triển du lịch Bắc Ninh nói chung và du lịch làng nghề Bắc Ninh nói riêng.
Kiến nghị UBND tỉnh và chính quyền các cấp quan tâm đến vấn đề môi trường tại các làng nghề và tạo mọi điều kiện thuận lợi để làng nghề Bắc Ninh phát triển tương xứng với tiềm năng của nó.
Kiến nghị UBND tỉnh cho phép các thành phần kinh tế khác thành lập các doanh nghiệp hoạt động du lịch để tăng tính hấp dẫn và tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
Do điều kiện thời gian cũng như do trình độ và kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế nên khoá luận sẽ không khỏi có những khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đọc quan tâm tới vấn đề này.
Xin chân thành cảm ơn!
tài liệu tham khảo
[1]. Báo cáo kết quả thực hiện công tác du lịch Bắc Ninh các năm 1998, 1999, 2000, Sở Du lịch - Thương mại Bắc Ninh.
[2]. Báo cáo hiện trạng sản xuất và môi trường một số làng nghề tỉnh Bắc Ninh, Cục môi trường 12/ 2000.
[3]. Bản đồ tài nguyên du lịch Bắc Ninh, Bản đồ tổ chức không gian điểm - tuyến du lịch Bắc Ninh, Bản đồ hành chính Bắc Ninh, Viện nghiên cứu phát triển du lịch.
[4]. Ma Thế Cường, Tục trình nghề ở đất Kinh Bắc, Tạp chí Du lịch Việt Nam 1/ 1999, tr 16.
[5]. Dự án quy hoạch tổng thể phát triển Khoa học - Xã hội Bắc Ninh 1998 - 2000, Sở kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh 1997, tr 4 - 60.
[6]. Vũ Thuỳ Dương, Khoá luận tôt nghiệp: “ Tiềm năng du lịch và việc hình thành các tuyến điểm du lịch ở Bắc Ninh”, ĐHMHN, 1999.
[7]. Định hướng quy hoạch phát triển du lịch văn hoá tỉnh Bắc Ninh, Sở Du lịch - Thương mại Bắc Ninh 1/1998, 24tr.
[8]. Hội xứ Bắc, Sở văn hoá thông tin Hà Bắc 1998, 107 tr.
[9]. Mai Thế Hởn, Phát triển làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh, Tạp chí hoạt động khoa học số 1/1999.
[10]. Nguyễn Thị Hường, Phát triển các làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh để phục vụ xuất khẩu, Tạp chí kinh tế và dự báo số 5/1999.
[11]. Nguyễn Văn Huyên, Địa lý hành chính Kinh Bắc, NXB Văn hoá - 1996.
[12]. Nguyễn Đăng Khang, Du lịch Bắc Ninh - tiềm năng đang bị bỏ ngỏ, Báo công an nhân dân 6/ 2001.
[13]. Kỷ yếu hội thảo quốc tế: “Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam”, Bộ Công nghiệp và tổ chức phát triển công nghiệp của LHQ, 8/ 1996.
[14]. Làng nghề nông thôn và vấn đề môi trường, Tạp chí hoạt động khoa học số 1/ 2002.
[15]. Trần Đình Luyện, Văn hiến Kinh Bắc, Sở văn hoá - thông tin Bắc Ninh 1997, 271 tr.
[16]. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn: Ngành nghề nông thôn Việt Nam 1997, NXB Bộ Nông nghiệp, 1998.
[17]. Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề, Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội văn nghệ dân gian Hà Nội, CLB nghề truyền thống, NXB Văn hoá dân tộc, 1996, tr 31 - 44.
[18]. Trần Tiến Nghị, Du lịch làng nghề, loại hình cần được quan tâm khai thác, Tạp chí Du lịch Việt Nam 8/ 1998, tr 16.
[19]. Nguyễn Thế Nhã, Giải pháp phục hồi và phát triển các làng nghề trong nông thôn đồng bằng sông Hồng, Tạp chí kinh tế nông nghiệp số 9/ 2000.
[20]. Niêm giám thống kê Bắc Ninh 2000, Cục thống kê Bắc Ninh 2001.
[21]. Non nước Việt Nam, Tổng cục du lịch, Trung tâm công nghệ thông tin du lịch, Hà Nội 1999, tr 334 - 342.
[22]. Dương Bá Phượng, Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình CNH, NXB khoa học - xã hội 2001.
[23]. Dương Bá Phượng, Làng nghề - thành tố quan trọng của công nghiệp nông thôn - cần được bảo tồn và phát triển. Tổ chức nghiên cứu kinh tế, số 7/ 2000.
[24]. Phương hướng và giải pháp phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Sở Công nghiệp Bắc Ninh, 1998.
[25]. Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Bắc Ninh, Sở Thương mại Du lịch 1997, tr 5 - 60.
[26]. PTS. Nguyễn Minh Tuệ, Giáo trình tài nguyên du lịch, Khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội, 72 tr.
[27]. PTS. Nguyễn Minh Tuệ, PGS - PTS Vũ Tuấn Cảnh, PGS - PTS Lê Thông, PTS Phạm Xuân Hậu, PTS Nguyễn Kim Hồng, Địa lý Du lịch, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh, 1997, 264 tr.
[28]. TS Lê Thông (chủ biên), Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam phần 1, Nhà xuất bản Giáo Dục 2002, tr 29 - 56.
[29]. Tư liệu vùng đồng bằng sông Hồng 1997 - 1998, Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật 1998, tr 227 - 235.
[30]. Hà Văn Tấn (chủ biên),Văn hoá Đông Sơn ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, 1994.
[31]. Ty văn hoá Hà Bắc: “Phong Thổ Hà Bắc” xuất bản 1982.
[32]. PGS - TS Nguyễn Viết Sự (chủ biên), Tuổi trẻ với nghề truyền thống Việt Nam, NXB Thanh Niên, 2001.
[33]. Nguyễn Sỹ, Làng nghề ở Bắc Ninh, Tạp chí Cộng Sản số 14/ 2000.
[34]. Bùi Văn Vượng, Di sản thủ công mỹ nghệ Việt Nam, NXB Thanh Niên 2000.
[35]. Bùi Văn Vượng, Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, NXB Văn hoá thông tin.
Table of Contents
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT1425.doc