MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NAM CAO - TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, PHÂN LOẠI THÀNH NGỮ TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO GIAI ĐOẠN
1930 - 1945
I. Những vấn đề chung về thành ngữ tiếng Việt
1. Thành ngữ trong tiếng Việt
2. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do, với tục ngữ
2.1. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do
2.2. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
3. Phân loại thành ngữ trong tiếng Việt hiện đai
II. Phân tích, phân loại các đơn vị thành ngữ tiếng Việt trong các truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn 30-45
1. Phân loại một cách khái quát
2. Phân tích
2.1. Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng
2.1.1. Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố
2.1.2. Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng 6, 8 yếu tố
2.2. Thành ngữ phi đối xứng
2.2.1. Nhóm thành ngữ so sánh
2.2.2. Thành ngữ miêu tả
CHƯƠNG III: CÁCH SỬ DỤNG THÀNH NGỮ CỦA NAM CAO QUA CÁC TRUYỆN NGẮN CỦA ÔNG
I. Nhận xét chung về cách sử dụng thành ngữ của Nam Cao
II. Về việc sử dụng thành ngữ gốc Hán
III. Sự sáng tạo của Nam Cao trong việc sử dụng thành ngữ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nam Cao được coi là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam thế kỉ XX. Ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng to lớn những tác phẩm như tiểu thuyết( Sống mòn), truyện ngắn( Chí phèo, Một đám cưới ) cả trước và sau cách mạng. Qua những tác phẩm của mình, đặc biệt là truyện ngắn ông đã khắc họa thành công thế giới nhân vật cùng sự miêu tả tâm lí điêu luyện tạo nên một phong cách riêng cho văn xuôi Nam Cao. Và chính vì thế, tác phẩm của ông trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà phê bình Văn học, của các nhà ngôn ngữ học và ngày càng thu hút đông đảo lực lượng nghiên cứu.
“Nam Cao toàn tập” là một bộ sách gồm ba tập: Tập I và II gồm những truyện ngắn Nao Cao viết trước cách mạng tháng 8 và truyện dài “Người hang xóm”. Tập III gồm những truyện viết sau cách mạng cùng tiểu thuyết “Sống mòn”. Đây là một tác phẩm có thể nói đã thống kê được khá đầy đủ các tác phẩm của Nam Cao và nó trở thành một nguồn tư liệu đáng quý cho các nhà nghiên cứu về Nam Cao, về tác phẩm của Nam Cao. Thông qua những truyện ngắn này người đọc cũng phần nào thấy rõ được những quan điểm sống, quan điểm sang tác, quan điểm nghệ thuật cùng với cách sử dụng ngôn ngữ trong việc xây dựng cốt truyện, lời kể, lời đối thoại giữa các nhân vật của Nam Cao. Rõ ràng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà văn có một cảm quan hiện thực và một cảm hứng sáng tác riêng. Hệ thống ngôn ngữ được tác giả sử dụng thường rất dung dị, tự nhiên mang đậm hơi thở của cuộc sống. Hệ thống ấy có thể được tạo bởi thuật ngữ (từ ngữ nghề nghiệp), từ thông tục và cả những thành ngữ và quán ngữ nữa. Trong đó, các thành ngữ được các nhà văn sử dụng rất có hiệu quả. Và Nam Cao cũng không phải là một ngoại lệ, bởi quan điểm sáng tác của ông chủ trương là bám sát đời sống gần gũi với nông dân cùng khổ, với những lời ăn tiếng nói hàng ngày, thoát bỏ mọi quan điểm khuôn sáo ước lệ tượng trưng, cách điệu của ngôn văn học thời trung đại, bảo tồn và phát triển mọi giá trị truyền thống.
Thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ mang tính chất dân tộc sâu sắc. Nó thường xuyên có mặt trong lời ăn tiếng nói của mỗi người dân trong cuộc sống. Bất kì nơi đâu, trong thời gian nào thì thành ngữ cũng có thể xuất hiện khi viết chuyện, khi viết thư, khi giao tiếp với nhau Nó là một sản phẩm quý báu cùng với kho tàng tục ngữ, ca dao. Nói cách khác, thành ngữ được sáng tạo ra trên quá trình sinh hoạt xã hội quần chúng. Vì thế chúng, như đã nói ở trên, thường xuất hiện trong môi trường dân dã. Tất cả những đặc điểm trên làm cho thành ngữ trở thành một đối tượng hấp dẫn đối với giới nghiên cứu không chỉ ở ngành ngôn ngữ học mà còn ở nhiều ngành khac như: dân tộc học, văn hóa Nghiên cứu thành ngữ cũng là một công việc có đóng góp rất lớn trong việc miêu tả một ngôn ngữ, so sánh đối chiếu các ngôn ngữ với nhau. Nam Cao trong các tác phẩm của mình cũng đã vận dụng khá thành công thành ngữ trong việc khắc họa hình ảnh nhân vật, miêu tả cuộc sống hiện thực lúc bấy giờ. Nghiên cứu về Nam Cao cùng những tác phẩm của ông từ trước tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu nhưng mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra được đặc điểm này hay đặc điểm khác trong việc sử dụng từ ngữ của Nam Cao như: cách sử dụng từ “hắn” trong “Chí Phèo”, tìm hiểu tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao thông qua hệ thống các nhân vật như Điền (Trăng sáng), Hộ (Đời thừa), Độ (Đôi mắt) Trong khi đó cách sử dụng thành ngữ của tác giả lại chưa được chú ý đúng mức. Đó chính là lí do chúng tôi chọn đề tài cho báo cáo của mình là: Khảo sát các đơn vị thành ngữ trong một số truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn 1930-1945
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Việt nói chung có thể nói đến giai đoạn hiện nay đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Công trình nghiên cứu đầu tiên trong tiếng Việt là “Về tục ngữ và ca dao” của Phạm Quỳnh được công bố năm 1921. Tuy nhiên, đến những năm 60 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu thành ngữ mới có được cơ sở khoa học nghiêm túc. Cái mốc quan trọng trong việc nghiên cứu thành ngữ học Việt Nam là việc xuất bản từ điển “Thành ngữ tiếng Việt” (1976) của Nguyễn Lực và Lương Văn Đam. Công trình này tuy còn chưa bao quát được hết tất cả các thành ngữ tiếng Việt nhưng nó đã cung cấp cho các nhà ngôn ngữ học và những ai quan tâm đến vấn đề này một tài liệu bổ ích, có giá trị to lớn. Tiếp đó là năm 1989 xuất bản cuốn “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của Nguyễn Lân và “Kể chuyện về thành ngữ tục ngữ” (1988-1990) do Hoàng Văn Hành chủ biên. Các công trình khác sau đó đều đi sâu vào nghiên cứu với mục đich tìm ra sự khác biệt giữa thành ngữ với các đơn vị khác có liên quan, tức là khu biệt giữa thành ngữ và tục ngữ, giữa thành ngữ với ngữ định danh, giữa thành ngữ với cụm từ tự do. Có thể kể đến các công trình đó như “Góp ý kiến về phân biệt tục ngữ và thành ngữ” (1973) của Cù Đình Tú, “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại” (1976) của Nguyễn Văn Tu, “Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại” (1976) của Hồ Lê, “Tục ngữ Việt Nam” (1975) của Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri và gần đây nhất là “Phân biệt thành ngữ và tục ngữ bằng mô hình cấu trúc” (2006) của Triều Nguyên. Tuy nhiên, các công trình nêu trên vẫn chưa thực sự thuyết phục được các nhà nghiên cứu. Vậy nên thành ngữ cho đến hiện nay vẫn đang được tiếp cận theo từng khía cạnh khác nhau để có thể lập nên một tiếng nói chung về thành ngữ cho tất cả những ai quan tâm.
Một trong những khía cạnh nghiên cứu thành ngữ đó chính là nghiên cứu nghệ thuật sử dụng thành ngữ của các nhà văn, nhà thơ - những tác giả lớn. Một loạt những luận văn thạc sĩ, những khóa luận tốt nghiệp cũng như nhiều báo cáo khoa học, nhiều bài viết đăng trên các tạp chí về vấn đề sử dụng thành ngữ của những tên tuổi lớn như chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyên Hồng, Tản Đà, Tô Hoài xuất hiện trong thời gian gần đây.
Trong khi đó Nam Cao cũng là một đề tài khá hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu, nhiều nhà ngôn ngữ học cũng như những người quan tâm đã dành thời gian khá nhiều cho việc khám phá những đặc điểm nghệ thuật trong tác phẩm của Nam Cao, tức là chưa nghiên cứu một cách toàn diện ngôn ngữ trong tác phẩm của ông. Nói như vậy có nghĩa là cách dùng thành ngữ của Nam Cao chưa được chú ý đúng mực, chưa có một chương trình nào nghiên cứu một cách cặn kẽ vấn đề này.
3. Ý nghĩa và dự kiến đóng góp của đề tài
Thông qua việc thống kê, khảo sát những thành ngữ xuất hiện trong hơn 50 truyện ngắn trước cách mạng tháng Tám của Nam Cao chúng tôi hi vọng sẽ góp phần khẳng định sự sáng tạo và những đóng góp to lớn của Nam Cao đối với kho tàng thành ngữ của dân tộc đồng thời, tìm hiểu giá trị phong cách của những đóng góp này. Như vậy ý nghĩa trước hết của đề tài này đó chính là khẳng định them một lần nữa tài năng, sự sáng tạo của Nam Cao trong việc sử dụng ngôn ngữ xây dựng nên những trang văn kiệt tác, cùng với đó là làm rõ thêm giá trị của những thành ngữ mà ông sử dụng. Bài báo cáo khoa học này cũng còn một mong muốn khác đó là bằng việc nghiên cứu, phân tích kĩ những đặc điểm thành ngữ về cấu trúc, ngữ nghĩa, phân loại về loại hình, về phản ánh cách tư duy, về văn hóa ngôn từ trong giao tiếp để chúng tôi có thể cung cấp thêm nhiều thành ngữ hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn cho cuốn từ điển thành ngữ sau này.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn cũng như do khả năng của chúng tôi còn chưa cao nên chúng tôi mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát thành ngữ trong một số truyện ngắn của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám chứ chưa thể khảo sát các đơn vị thành ngữ trong toàn bộ các tác phẩm của ông. Chính vì thế, với đề tài này chúng tôi chỉ hi vọng sẽ đóng góp một phần rất nhỏ trong công việc nghiên cứu thành ngữ ở giai đoạn hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu nghiên cứu
Phương pháp chúng tôi sử dụng để hoàn thành bài báo cáo này chủ yếu là phương pháp thống kê, sau đó so sánh và đối chiếu theo khuôn mẫu của cấu trúc thành ngữ.
Tư liệu nghiên cứu của chúng tôi là các truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn 30-45 in trong cuốn “Nam Cao toàn tập”, Nxb Hội Nhà văn.
5. Kết cấu của báo cáo
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của báo cáo gồm ba chương:
Chương I: Giới thiệu chung về Nam Cao - tác giả và tác phẩm.
Chương II: Phân tích, phân loại thành ngữ trong một số truyện ngắn của Nam Cao.
Chương III: Các sử dụng thành ngữ của Nam Cao qua các truyện ngắn của ông
Ngoài ra báo cáo còn bao gồm phần phụ lục: Danh sách thành ngữ và các biến thể của chúng trong một số truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn 30-45.
58 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3433 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát các đơn vị thành ngữ trong một số truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn 1930-1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cách khác,thành ngữ là những đơn vị định danh của ngôn ngữ. Thí dụ: “Nước mẳt cá sấu” là nước mắt giả dối…. Tuy nhiên nội dung của thành ngữ ngụ ý điều gì đó đằng sau các từ ngữ tạo nên thành ngữ chứ không hướng tới điều được nhắc đến trong nghĩa đen.
Như vậy, “Thành ngữ là những tổ hợp từ “đặc biệt”, biểu thị những khái niệm một cách bóng bẩy( Hoàng Văn Hành, thành ngữ học tiếng Việt, 2004, Nxb KHKT)
2. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do, với tục ngữ
2.1. Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do
Cả thành ngữ và cụm từ tự do đều là những tổ hợp do từ cấu tạo nên và hoạt động với tư cách là những bộ phận cấu thành câu. Sự khác nhau giữa chúng có thể được cụ thể hoá qua bảng so sánh sau:
Cụm từ tự do
Thành ngữ
Là một kết hợp tạm thời, mỗi lần dùng đều được cấu tạo mới và chỉ tồn tại trong phạm vi một văn cảnh nhất định
Những bộ phận cấu thành cụm từ tự do có thể được thay thế bằng những từ khác cùng loại, chỉ làm tăng giảm nghĩa của từ cụ thể còn nghĩa của cụm từ không bị phá vỡ
Là đơn vị ngôn ngữ có sẵn, có cấu trúc bền vững luôn được tái hiện dưới dạng có sẵn với cùng một thành phần yếu tố cố định.
Thành ngữ không thể bỏ đi hay thay thế bất kì yếu tố nào mà không phá vỡ nghĩa của toàn thể thành ngữ
Nghĩa của cụm từ tự do là nghĩa tổng hợp của các từ riêng lẻ
Thường có ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ, không thể suy trực tiếp từ nghĩa của các yếu tố cấu thành.
Dùng để đinh danh như thành ngữ nhưg không có giá trị hình ảnh, biểu cảm.
Dùng để gọi tên(định danh) hiện tượng sự vật tính chất, trạng thái… nhưng mang giá trị hình ảnh biểu cảm.
Sự kết hợp chỉ phục tùng những chuẩn mực từ vựng, ngữ pháp.
Thành ngữ thường có tổ chức âm điệu, tiết tấu của toàn cấu trúc. Vậy thành ngữ có tính nhạc.
Như vậy, có thể nói không có ranh giới rõ ràng, tuyệt đối để phân biệt cụm từ tự do và thành ngữ. Bởi lẽ nếu những cụm từ tự do trở nên cố định và nghĩa của nó bị phức tạp hoá nó biến thành thành ngữ.
2.2. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
Đây là công việc vô cùng khó khăn đối với các nhà nghiên cứu khi phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ. Và trên thực tế có thể nói sự lẫn lộn giữa hai đơn vị này là rất phổ biến, phổ biến đến mức người ta không còn coi nó như một sai phạm nữa. Sự phân biệt thành ngữ và tục ngữ lần đầu tiên được đặt ra qua “Việt Nam văn học sử yếu” (1943): theo cuốn sách này một câu tục ngữ tự nó phải có một ý nghĩa đầy đủ hay khuyên răn chỉ bảo điều gì. Còn thành ngữ chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn một ý gì hay tả một trạng thái gì cho có màu mè. Tác giả Vũ Ngọc Phan trong “Tục ngữ và dân ca Việt Nam” (1956) lại không tán thành với ý kiến trên. Với Cù Đình Tú ở bài viết “Góp ý kiến về phân biệt tục ngữ với thành ngữ” (1973) đã dùng chức năng làm tiêu chí phân biệt tục ngữ thành ngữ. Thành ngữ là những đơn vị có sẵn, mang chức năng định danh, nói khác đi dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động. Tục ngữ thông báo một nhận định, một kết luận về một phương diện nào đó của thế giới khách quan. Do vậy, mỗi một câu tục ngữ đọc lên là một câu hoàn chỉnh về diễn đạt, trọn vẹn về ý tưởng. Hoàng Văn Hành và một số tác giả ở Viện Ngôn Ngữ học trong “Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ” đã nhận xét thành ngữ tuy có nhiều nét tương đồng với tục ngữ nhưng khác tục ngữ về bản chất. Thành ngữ là những tổ hợp từ đặc biệt, biểu hiện những khái niệm một cách bóng bẩy, còn tục ngữ là những câu-ngôn bản đặc biệt, biểu thị những phán đoán một cách nghệ thuật
Và chúng ta có thể tóm tắt sự khác biệt giữa chúng thông qua bảng sau:
Thành ngữ
Tục ngữ
Thường thể hiện chức năng định dạng giống như từ và trong câu chúng hoạt động như những định vị điểm danh
Là một thông báo đầy đủ, trong câu chúng hoạt động như những đơn vị thông báo
Làm một bộ phận cấu thành câu
Làm một câu độc lập hoàn chỉnh.
Ví dụ:Thay da đổi thịt
Ví dụ:Ăn vá học hay
*)Sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ
+ Thành ngữ và tục ngữ là những đơn vị có sẵn với cấu trúc rất bền chặt, cố định, trong đó không thể dễ dàng thay đổi trật tự các yếu tố
+ Cả thành ngữ và tục ngữ đều có nội dung ngữ nghĩa mang tính khái quát hình ảnh và nghĩa bóng. Tính hình ảnh của tục ngữ cũng xuất hiện nảy sinh bằng con đường phát triển nghĩa mới, kết quả- trìu tượng giống như thành ngữ
+ Tục ngữ ngắn gọn về hình thức, phương pháp về nội dung, có vần điệu uyển chuyển giống như thành ngữ.
Rõ ràng ranh giới giữa thành ngữ và tục ngữ là không rõ ràng, không dễ nhận biết bởi vì bao giờ cũng có những đơn vị quá độ, trung gian. Tuy nhiên có thể nói chúng khác nhau chủ yếu là ở mặt chức năng.
Tóm lại, tổng hợp tất cả những tiêu chí như đã phân tích ở trên cho phép tách thành ngữ ra khỏi những đơn vị khác chúng ta có bảng sau:
Nét khu biệt
Đơn vị
Tiêu chí
Cụm từ tự do
Thành ngữ
Tục ngữ
Đặc điểm cấu trúc
Cố định
-
+
+
Không cố định
+
-
-
Đặc điểm ngữ âm
Hài hoà
-
+
+
Không hài hoà
+
-
-
Đặc điểm ngữ nghĩa
Nghĩa đen
+
-
-
Nghĩa bóng
-
+
+
Chức năng ngữ nghĩa
Định danh
+
+
-
Thông báo
-
-
+
Chức năng ngữ pháp
Bộ phận câu
+
+
-
Câu
-
-
+
3. Phân loại thành ngữ trong tiếng Việt hiện đai
Theo Nguyễn Thiện Giáp trong “Từ vựng học tiếng Việt”, thành ngữ có hai loại lớn đó là thành ngữ hợp kết và thành ngữ hòa kết.
Về mặt cấu trúc của thành ngữ ta có thể hình dung hệ thống thành ngữ tiếng Việt bằng hai sơ đồ tổng quát sau đây:
Thµnh
ng÷
Thµnh ng÷
®èi xøng
Thµnh ng÷
Phi ®èi xøng
Thµnh ng÷
Phi ®èi xøng d¹ng miªu t¶
Thµnh ng÷
Phi ®èi xøng d¹ng so s¸nh
Kết cấu cú pháp của thành ngữ có một số khuôn mẫu nhất định đó là: quan hệ cụm chủ vị, quan hệ chính phụ, quan hệ đẳng lập và quan hệ đề thuyết. Trong báo cáo này chúng tôi sẽ tiến hành phân loại, phân tích các thành ngữ trong truyện ngắn của Nam Cao theo sự phân loại thành ngữ thành hai loại thành ngữ đối xứng và phi đối xứng như đã nói ở trên và đi sâu vào các kết cấu của thành ngữ.
II. Phân tích, phân loại các đơn vị thành ngữ tiếng Việt trong các truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn 30-45
1. Phân loại một cách khái quát
Thành ngữ Tiếng Việt nói chung thường được chia thành 2 loại thành ngữ lớn đó là thành ngữ đối xứng và thành ngữ phi đối xứng hay còn được gọi là thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng và ẩn dụ hoá phi đối xứng. Trong mỗi loại lại chia thành nhiều dạng thành ngữ nhỏ hơn, chủ yếu là được phân chia theo đặ trưng cú pháp, đặc biệt là các mô hình. Trong báo cáo này chúng tôi xin theo cách phân loại đó để tiến hành phân tích các thành ngữ được Nam Cao sử dụng trong các truyện ngắn của ông.
2. Phân tích
2.1. Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng
Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng là loại thành ngữ phổ biến nhất trong tiếng Việt. Theo thống kê của chúng tôi, trong các truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn 30-45 loại thành ngữ này là 115/291 thành ngữ, chiếm 39,52%. Đặc điểm nổi bật của loại thành ngữ này về mặt cấu trúc đó là có tính chất đối xứng giữa các bộ phận và các yếu tố tạo nên thành ngữ. Chẳng hạn, trong thành ngữ “đổ đình đổ chùa” thì “đổ đình” đối xứng với “đổ chùa”…. Phần lớn các thành ngữ đối xứng đều gồm 4 yếu tố, lập thành 2 vế cân xứng với nhau. Quan hệ đối xứng giữa hai vế của thành ngữ được thiết lập nhờ vào những thuộc tính nhất định về ngữ pháp, ngữ nghĩa giữa các yếu tố được đưa vào trong hai vế đó.
Khảo sát 115 đơn vị thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng mà chúng tôi thu được, chúng tôi nhận thấy loại thành ngữ bốn yếu tố có tới 105/115, chiếm 91,3%, số còn lại là các thành ngữ đối xứng có 6, 8 yếu tố. Như vậy có thể nói thành ngữ bốn yếu tố đối ngẫu cặp đôi là loại thành ngữ phổ biến, có số lượng nhiều và độc đáo, chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống thành ngữ được Nam Cao sử dụng trong tác phẩm của mình. Chính vì điều này nên chúng tôi phân tích loại thành ngữ bốn yếu tố này riêng và loại thành ngữ 6, 8 yếu tố riêng.
2.1.1. Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố
Đây là loại thành ngữ có đặc điểm quan trọng và nổi bật nhất là tính cặp đôi và đối ngẫu (tương ứng) trong cấu trúc từ vựng- ngữ pháp, ngữ nghĩa và đặc biệt là về mặt ngữ âm. Thông thường, trên cơ sở khảo sát những quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố trong thành ngữ kết cấu hai vế đối xứng, các nhà nghiên cứu phân thành ngữ này thành bốn loại:
- Thành ngữ hai vế cân xứng, mỗi vế là một thành tố.
- Thành ngữ hai vế cân xứng, mỗi vế là một kết cấu chủ vị.
- Thành ngữ hai vế cân xứng, mỗi vế là một kết cấu đề thuyết.
- Thành ngữ hai vế cân xứng, mỗi vế là một kết cấu chính phụ.
Áp dụng bốn mô hình này vào việc phân tích các thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố được sử dụng trong các truyện ngắn của Nam Cao chúng tôi nhận thấy rằng:
+ Thành ngữ hai vế câu xứng, mỗi vế là một thành tố
Loại thành ngữ này chỉ có 15/105, chiếm 14,28%. Đặc điểm của thành ngữ này cũng là tính đối xứng hai vế và tương ứng trong cấu trúc từ vựng- ngữ pháp. Có thể đưa ra một số ví dụ cụ để khảo sát như:
Bất công vô lý
Mồ hôi nước mắt
Đầu xuôi đuôi ngược
Bữa bưng bữa vực (Bữa lưng bữa vực)
Hán phù hộ độ trì
Con sâu cái kiến
Cờ bạc/ rượu chè
Chết đói chết khát
Trong các ví dụ trên hai vế của thành ngữ tương ứng về cấu trúc từ vựng. Chẳng hạn như ở thành ngữ “mồ hôi nước mắt” thì “mồ hôi” và “nước mắt” là hai danh từ, ở thành ngữ “cờ bạc rượu chè” thì “cờ bạc” và “rượu chè” cũng đều là hai danh từ chung,… còn ở thành ngữ “phù hộ độ trì” cũng như “chết đói chết khát” thì hai vế tương ứng của mỗi thành ngữ đều là nội động từ.
+ Thành ngữ hai vế cân xứng, mỗi vế là một kết cấu chính phụ.
Trong số 105 thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố có tới 88 thành ngữ thuộc loại này, tức là chiếm 83,81%. Như vậy có thể nói loại thành ngữ này chiếm đại đa số và có vai trò rất lớn trong nghệ thuật sử dụng của nhà văn. Phân tích loại thành ngữ này chúng tôi xin đi sâu vào các mô hình thường gặp cụ thể như sau:
*) Mô hình 1: động từ- danh từ + danh từ- tính từ.
Loại thành ngữ thuộc mô hình này chiếm 39,77% tổng số thành ngữ đối xứng bốn yếu tố có mỗi vế là một kết cấu chính- phụ.
Có thể kể ra một số ví dụ như:
Cãi chày cãi cối.
1 2 3 4
Thắt lưng buộc bụng.
1 2 3 4
Giận cá chém thớt.
1 2 3 4
Trong thành ngữ thứ nhất, những yếu tố 1 và 3 -cãi - là động từ, 2 và 4 - chày- và cối là danh từ.
Trong thành ngữ thứ hai, những yếu tố thứ 1 và 3 - thắt và buộc- là động từ, 2 và 4- lưng và bụng- là danh từ.
Trong thành ngữ thứ 3, những yếu tố 1 và 3- giận và chém- là động từ, 2 và 4- cá và thớt- là danh từ.
Tuyệt đại đa số các yếu tố trong mô hình này là thực từ, chúng có khả năng hoạt động độc lập. Tất nhiên là trừ những từ gốc Hán không có khả năng dùng độc lập trong tiếng Việt hiện đại. Điều đáng chú ý ở đây chính là các cặp yếu tố 1 và 3, 2 và 4 đều là những từ cấu tạo nên từ ghép đẳng lập. Chẳng hạn như trường hợp của thành ngữ “van ông lạy bà”. Thành ngữ này được cấu tạo trên cơ sở hai từ ghép đẳng lập “van lạy” và “ông bà”.
Bên cạnh đó, một đặc điểm khác nữa trong số các thành ngữ thuộc loại này chúng tôi thu được đó là yếu tố 1 và 3 giống nhau, còn các yếu tố 2 và 4 là danh từ thuộc cùng một trường nghĩa. Loại thành ngữ này chúng tôi gặp khá nhiều trong quá trình khảo sát. Ví dụ như:
Cãi chày cãi cối.
Đổ đình đổ chùa.
Cắn rơm cắn cỏ
Bóp mồm bóp miệng
Đè đầu đè cổ
Trong số những thành ngữ thuộc mô hình này có một số thành ngữ mà nghĩa của chúng rất khó hiểu, bởi vì nghĩa và nguồn gốc của một thành tố nào đó không rõ ràng. Ví dụ như thành ngữ:
Đâm ba chày củ
(Mua danh, trích “Nam Cao toàn tập”, trang 341)
Ở thành ngữ này chỉ có yếu tố 1 “đâm” là dộng từ có nghĩa và có thể dùng độc lập, ba yếu tố còn lại có nghĩa không hoàn toàn rõ ràng. Do đó có thể giải nghĩa của chúng theo nhiều cách khác nhau.
*) Mô hình 2: danh từ- tính từ + danh từ- tính từ.
Trong tiếng Việt hiện đại cụm “danh từ- tính từ” là cụm từ tự do rất phổ biến. Ví dụ: người đẹp, sách hay… Tuy nhiên trong số các thành ngữ đối xứng bốn yếu tố mỗi vế là một kết cấu chính phụ, thành ngữ loại này lại có rất ít. Có thể là do phạm vi nghiên cứu của chúng tôi hẹp nên kết quả thu được là chưa khả quan nhưng số lượng này lại cho thấy rằng Nam Cao trong tác phẩm của mình rất ít sử dụng loại thành ngữ này. Và đó cũng là một điểm quan trọng trong cách sử dụng thành ngữ của Nam Cao- một phần mục đích thực hiện đề tài này của chúng tôi. Cụ thể số thành ngữ này ở số liệu mà chúng tôi thu được chỉ có 7 thành ngữ, tức là chỉ chiếm 7,95%. Một số ví dụ là:
Đầu bù tóc rối.
Nay ốm mai đau.
Chân yếu tay mềm.
Lời hay ý đẹp.
Cũng như ở mô hình thứ nhất, trong số thành ngữ thuộc mô hình này có những thành ngữ mang yếu tố lặp. Yếu tố lặp lại thường là ở yếu tố thứ nhất. Ví dụ: Ống thấp ống cao.
Từ ghép có vai trò quan trọng trong việc tạo nên loại thành ngữ thuộc dạng này. Chẳng hạn như:
Thành ngữ “đầu bù tóc rối” được tạo nên bởi từ ghép“ đầu tóc” kết hợp với từ đơn “bù” và “rối”.
Thành ngữ “nay ốm mai đau” được tạo nên bởi sự xen ghép giữa hai từ ghép “nay mai” và “ốm đau”.
Thành ngữ “chân yếu tay mềm” được tạo nên bởi sự xen ghép giữa hai từ ghép “chân tay” và từ “yếu mềm”.
*) Mô hình 3: danh từ- động từ + danh từ- động từ.
Loại thành ngữ có cấu trúc “danh từ- động từ + danh từ- động từ” chỉ chiếm 5,68% (5 trong số 88) thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố được sử dụng trong truyện ngắn Nam Cao. Ví dụ:
Tiền mất tật mang
Đầu trộm đuôi cướp
Cơm bưng nước rót
Thập tử nhất sinh
Người ghét của ưa
Cấu trúc “danh từ- động từ” là một trong những cấu trúc thường gặp nhất trong tiếng Việt. Quan hệ giữa các yếu tố trong trường hợp này thường rất rõ ràng. “đầu đuôi” và “trộm cướp” được tách ra và ghép vào nhau tạo thành một thành ngữ giàu tính biểu cảm thường mang nghĩa chê bai khinh thường.
*) Mô hình 4: động từ-tính từ + động từ-tính từ.
Trong số thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố chúng tôi thu được thì có 9/88 thành ngữ thuộc loại này (chiếm 10,22%).
Ví dụ:
Ăn đói mặc rách
Ăn ngon mặc đẹp
Ăn hoang phá hại
Ở hiền gặp lành
Loại thành ngữ này có thể có yếu tố lặp. Đó là những yếu tố ở vị trí 1, 3. Chẳng hạn yếu tố “chết” trong thành ngữ “chết dấm chết dúi” và “làm” trong “làm vụng làm trộm”. Bên cạnh đó chúng tôi còn thấy rằng loại thành ngữ này còn có thể được tạo nên bởi phương thức từ đơn xen vào giữa từ láy. Ví dụ là thành ngữ “chết dấm chết dúi”. Từ đơn “chết” lặp lại xen giữa từ láy “dấm dúi” làm cho thành ngữ càng mang sắc thái biểu hiện về sự chì chiết mạnh hơn bình thường.
*) Mô hình 5: danh từ-danh từ + danh từ-danh từ.
Thành ngữ loại này chiếm 10,22% tổng số thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố trong tư liệu của chúng tôi (trong số 88 thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố chúng tôi thống kê có 9 đơn vị thành ngữ loại này).
Ví dụ:
Năm bè bẩy bối
Đầu bò đầu bướu
Một nắng hai sương
Con dòng cháu giống
Tiền rừng bạc bể
Tất cả bốn yếu tố trong số thành ngữ ví dụ nêu trên đều là danh từ đơn âm tiết. Các yếu tố 1, 3 và 2, 4 có quan hệ với nhau về mặt từ vựng- ngữ pháp và cả về mặt ngữ nghĩa, chúng cùng thuộc một trường nghĩa: “năm, bẩy”, “một, hai” , “nắng, sương”…. Các yếu tố thuộc thành ngữ loại này đều thuộc về một loại từ loại. Danh từ có vai trò rất quan trọng trong cấu trúc thành ngữ bốn yếu tố đối xứng.
Nghĩa của các yếu tố danh từ trong thành ngữ loại này rất đa dạng: liên quan đến thiên nhiên, con người và hoạt động của con người, động vật, sự vật… tức là nó liên quan đến nhiều hiện tượng khách quan của thế giới bên ngoài. Số lượng những thành ngữ có yếu tố 1, 3 là số từ chiếm khá lớn. Ví dụ như:
Năm bè bảy bối
Một nắng hai sương
Có trường hợp yếu tố 2, 4 là số từ như: “mồm năm miệng mười”
Loại thành ngữ này có thể có yếu tố lặp. Danh từ ở vị trí 1 và 3 có sự lặp lại. Ví dụ: “đầu bò đầu bướu” . Trong số liệu của chúng tôi không có trường hợp yếu tố ở vị trí 2 lặp lại ở vị trí 4.
*) Mô hình 6: tính từ-danh từ + tính từ-danh từ.
Loại thành ngữ này có số lượng không lớn, chỉ thu được 4 đơn vị, chiếm 4,54% tổng số thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố
Tím ruột tím gan
Mát lòng mát dạ
Mát lòng mát ruột
Trơn lông đỏ da
Trong các loại thành ngữ này chúng tôi nhận thấy có hai đặc điểm nổi bật nhất đó là cấu trúc lặp yếu tố 1, 3 và cách đảo ngược trật tự từ. Cũng như nhiều mô hình đã nói ở trên thành ngữ có thể có yếu tố lặp.
Chẳng hạn:
Mát lòng mát dạ
Tím ruột gan
Yếu tố lặp ở đây vẫn là ở vị trí 1 và 3.
Đặc điểm thứ hai có thể nói đến đó là thông thường những từ như “ruột tím”, “gan tím” là chỉ màu sắc bộ phận của cơ quan người khi bị thương chẳng hạn, đó là những cụm từ tự do. Nhưng khi đảo ngược trật tự từ thành một thành ngữ là “tím ruột tím gan” nó lại chỉ trạng thái tức giận đến cực cùng của con người. Rõ ràng sự đảo ngược này có tác dụng rất lớn trong việc tạo giá trị biểu cảm cho thành ngữ. Cùng với đó, việc dùng cấu trúc tính từ-danh từ với trật tự từ đảo ngược cùng phép lặp cũng thường gặp trong loại thành ngữ này.
*) Mô hình 7: tính từ-động từ + tính từ-động từ
Số lượng từ ngữ thuộc loại này chúng tôi chỉ thống kê được 3/88 tổng số thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố, chiếm 3,41%
Khôn sống dại chết
Mềm nắn rắn buông
No dồn đói góp
Loại thành ngữ này không chỉ ít ở trong số lượng thành ngữ được Nam Cao sử dụng mà ngay cả trong tất cả các thành ngữ tiếng Việt cũng rất hiếm những đơn vị này. Nguyên nhân là do quan hệ giữa động từ và tính từ. Trật tự động từ-tính từ phổ biến hơn và gặp nhiều hơn còn trật tự tính từ-động từ thường bị quy định bởi cấu trúc toàn câu
*) Mô hình 8: danh từ-đại từ + danh từ-đại từ.
Tiền nào của ấy
Chứng nào tật ấy
Nay đây mai đó
Đặt đâu ngồi đấy
Đặc điểm loại thành ngữ này là sử dụng đại ngữ nghi vấn từng cặp:
Nào-ấy
Đây-đó
Đâu- đấy
Yếu tố 2, 4 của thành ngữ này rất hạn chế không được lựa chọn rộng rãi như các mô hình trước. Vậy nên số lượng thành ngữ loại này rất ít chỉ có 4/88, chiếm 4,54% tổng số.
Trên đây là tám mô hình cơ bản của thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố, mỗi vế là một kết cấu chính phụ. Có thể nhận thấy vai trò rất to lớn của danh từ trong cấu trúc của loại thành ngữ này. 6/8 mô hình có sự tham gia của danh từ.
Ví dụ:
1. động từ-danh từ/động từ-danh từ.
2.danh từ-động từ/danh từ-động từ.
3. danh từ-danh từ/danh từ-danh từ
4. danh từ-tính từ/danh từ-tính từ
5. tính từ-danh từ/tính từ-danh từ
6.danh từ-đại từ/danh từ-đại từ
Trong quá trình phân tích trên chúng ta có thể dễ dàng nhận ra vấn đề từ ghép có tác dụng rất lớn trong việc cấu tạo nên thành ngữ. Chẳng hạn như:
“ăn ngon mặc đẹp”: một từ ghép “ăn mặc” kết hợp với hai từ đơn “ngon” và “đẹp”.
“chết dấm chết dúi”: một từ đơn kết hợp với một từ láy “dấm dúi”.
“nay ốm mai đau”: xen kẽ hai từ ghép “nay mai” và “ốm đau”.
“mát lòng mát dạ”: một từ đơn lặp lại kết hợp với hai từ đơn khác.
“tím ruột tím gan”: một từ đơn lặp lại kết hợp với hai từ đơn khác.
Như vậy, trên đây là 8 mô hình cơ bản nhất của thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng bốn yếu tố. Các thành ngữ còn lại là những thành ngữ có cấu trúc riêng biệt, lẻ loi không trở thành một hệ thống nên chúng tôi chỉ xin giới thiệu chứ không phân tích. Thậm chí, có những thành ngữ có lẽ do sự hạn chế về sự hiểu biết nên chúng tôi không thể hiểu được ý nghĩa. Nổi bật là “quản hồi vô pheng” (Nửa đêm, trích “Nam Cao toàn tập”,trang 494). Các thành ngữ khác thì quá quen thuộc như “nửa đùa nửa thật”… òn lại những thành ngữ cũng có bốn yếu tố như “Già néo đứt dây”, “chin bỏ làm mười”,… thì có lẽ chúng tôi xin xếp vào loại thành ngữ miêu tả bởi chúng không có sự đối xứng về mặt ngữ pháp cũng như ý nghĩa và từ loại
+ Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng, mỗi vế là một kết cấu chủ vị.
Loại thành ngữ này rất ít gặp, đặc biệt trong một loạt những thành ngữ mà chúng tôi thu được trong truyện ngắn Nam Cao. Chúng tôi chỉ gặp duy nhất một trường hợp này, đó là thành ngữ
“Trời tru đất diệt”
C V C V
trong truyện ngắn Chí Phèo in trong tập “Nam Cao toàn tập” trang 92.
+ Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng , mỗi vế là một kết cấu Đ-T
Cũng giống như loại thành ngữ trên, chúng tôi chỉ thu một trường hợp thành ngữ thuộc loại này đó là:
Tre già măng mọc
Đ T Đ T
(Chí Phèo, Nam Cao toàn tập, trang 85)
2.1.2. Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng 6, 8 yếu tố
Loại thành ngữ này chỉ có 10 đơn vị, chiếm8,7 %. Loại 6 yếu tố chiếm 6/10 tức 60% tổng số loại thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng 6, 8 yếu tố. Ví dụ như:
“được bữa hôm, lo bữa mai”
“con ông ấm, cháu ông cử”
Hai vế của thành ngữ chủ yếu là cụm động ngữ hay danh ngữ, ít tính ngữ.
“ăn không nên đọi nói chẳng nên lời”
Như vậy, trong số các thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng mà chúng tôi thống kê được trong một số truyện ngắn của Nam Cao loại thành ngữ bốn yếu tố chiếm vị trí áp đảo so với các loại 6, 8 yếu tố. Bên cạnh đó, loại thành ngữ đối xứng với hai vế là kết cấu chính phụ cũng có một số lượng lớn và quan trọng tạo nên bộ mặt thành ngữ mà Nam Cao sử dụng trong văn của mình. Ranh giới giữa các thành ngữ dạng này với tục ngữ chỉ mang tính tương đối, rất dễ gây nhầm lẫn cho người đọc, người nghe hay cho tất cả người dân Việt Nam cũng như người nước ngoài.
2.2. Thành ngữ phi đối xứng
2.2.1. Nhóm thành ngữ so sánh
Theo kết quả thống kê của chúng tôi, số lượng thành ngữ so sánh được sử dụng trong truyện ngắn của Nam Cao xuất hiện khá lớn. Sở dĩ như vậy là bởi loại thành ngữ so sánh có sắc thái hình ảnh và tu từ rõ rệt, có tần số sử dụng cao và đặc biệt là trong khẩu ngữ. Truyện ngắn Nam Cao với một loạt những đoạn văn miêu tả, hội thoại giữa các nhân vật, ngôn ngữ gần với người dân, chính vì thế, điều đã nói trên là dễ hiểu.
Theo tác giả Triều Nguyên, trong bài “Phân biệt thành ngữ và tục ngữ bằng mô hình cấu trúc”, tạp chí Ngôn Ngữ số 5/2006 đã đưa ra 7 mô hình so sánh. Riêng đối với các thành ngữ được Nam Cao sử dụng trong truyện ngắn của mình, chúng được cụ thể hoá theo các mô hình như sau:
*) X như Y: (X là vị trí, Y là vị từ)
Loại thành ngữ này có 11 trên tổng số 95 thành ngữ, chiếm 11,58%.
Ví dụ: Nói như móc họng, mắng như băm như bổ, ngủ say như chết, vã ra như tắm, mềm như tơ, béo như phù, trút ra như mưa như gió,…
*) X như XA ( X là vị từ, ngữ vị từ; XA là cụm động từ)
Ví dụ : ngơ ngẩn như người mất vía, mắng như tát nước, khát như cháy họng, tức như chọc họng, đi như đi chợ….
*) X như A: X là vị từ, A là danh từ, ngữ danh từ (60 thành ngữ, chiếm 63,14%)
Ví dụ:
hiền như đất, nghich như giống tinh, quấy như mương rứt, bạc như giống giận, sáng như mắt vọ, trũng như hai cái hố, mềm như con bún, ngọ nguậy như một con trâu, hì hục như một con trâu, câm như hến, đẹp như tiên, xấu xí như ma, giết người như ngoé, hẻo lánh như bãi tha ma, đỏ như gấc chín, ngọt như đường, đen như thằng quỷ, im như tóc, trẻ như măng, nhăn như mặt khỉ, dốt như bò, khinh như rác, hiền như đất nặn, nát như tương, nhăn nhó như mặt khỉ, ngu như bò, trốn (lẩn) như trạch, rẻ như bèo, xác như tổ đỉa, khẳng khiu như chân gà, tối như hũ nút, ngang như cua, cục như chó, béo như con cun cút, gấy như một cái que, ngu như một đàn bò, tối như hang, hiền lành như đất, nhạt như nước ốc, bóng loáng như đồng điêu, loắt choắt như một con chuột, đặc như rươi, nhăn như mặt hổ phù, bành bạnh như cái vại, to như lưng trâu, đi lại như mắc cửi, khóc như ri, gắt như mắm thối, rối lên như canh hẹ, cau có như khỉ, gầy như một cái tăm, khổ như một con chó, hiền như ông bụt đất, đen như hạt nhãn, nhỏ như răng chuột, trố như ốc nhồi, ngủ như lợn (heo), béo như phù, lạnh như nước đá, buốt như kim nhọn
Đây là loại thành ngữ có số lượng nhiều nhất
*) X như CVB: vị từ, động từ có thể khuyết B(10/95, chiếm 10,52%)
Ví dụ:
đen như cột nhà cháy, nóng như lửa đốt, chắc như đinh đóng cột, hiền như đất nặn, khóc như cha chết, nhiều như lá trên rừng, tíu tít như con mẹ dại, xanh bủng như người ngã nước, tức như chọc họng, day như con chó day giẻ, há mồm như con chim non…
*) A như Y/B
A là danh từ, Y là vị từ, b là danh từ (2/95,chiếm 2,1%)
Ví dụ:
tiếng như ngỗng đực, mắt sắc như dao
*) Mô hình có “như” ở đầu. (10/95, chiếm 10,52%)
- Như X ( X là ngữ vị từ)
Ví dụ:
như đổ mẻ vào mặt, như bị ma bóp cổ.
Như A (A là ngữ danh từ)
Ví dụ:
Như nơi ma ở
Như súng thần công
Như rơm như rác (như cái rơm cái rác)
Như cơn nóng giận của thiên lôi
Như mũi hổ phù
Như CVB
Ví dụ:
Như đỉa phải vôi
Như mèo thấy mỡ
Như nhện ôm khư khư bọc trứng
Nhận xét:
Như vậy thông qua việc thống kê trên đây chúng ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng rằng loại thành ngữ so sánh có mô hình X như A (X là vị từ, A là danh từ, ngữ danh từ) xuất hiện rất phổ biến trong các truyện ngắn trước cánh mạng của Nam Cao. Cùng với đó loại thành ngữ so sánh cũng có một tần số sử dụng khá lớn trong vốn thành ngữ mà chúng ta thông kê được. Sở dĩ như vậy chúng ta có thể lí do. So sánh là một phương thức tự nhiên, dùng để truyền đạt tư tưởng một cách hình ảnh trên cơ sở chiếu vật này với vật khác, thường là đơn giản nhưng rất biểu cảm và quen thuộc đối với người Việt. Chính vì thế, ngôn ngữ mà Nam Cao dùng trong việc khắc hoạ hình ảnh nhân vật, miêu tả tâm lí cùng với những lời đối thoại rất gần gũi với nhân dân. Việc sử dụng thành ngữ như thế này Nam Cao đã đạt một thành công lớn trong việc đưa tác phẩm của mình, thế giới nhân vật của mình gần gũi với độc giả nhiều hơn.
2.2.2. Thành ngữ miêu tả
Ngoài số lượng khá lớn loại thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng cũng như thành ngữ so sánh, trong tổng số thành ngữ tiếng Việt được Nam Cao sử dụng trong các truyện ngắn của ông còn có loại thành ngữ miêu tả hay còn gọi là thành ngữ có cấu trúc vị ngữ. Có cả thảy 81 đơn vị cùng với biến thể của chúng( trong số 291 ), chiếm 27,83%. Đặc biệt những thành ngữ có bốn yếu tố thuộc loại này có phần giống với những thành ngữ bốn yếu tố đối xứng cặp đôi. Điều dẫn đến sự khó phân biệt bởi chúng đều giống nhau về mặt cấu trúc, tức là chia hai vế song tố. Nhưng giữa chúng có sự khác biệt. Thành ngữ đối xứng bốn yếu tố chia hai vế riêng biệt đối xứng với nhau cả về mặt từ vựng, ngữ pháp và ý nghĩa. Vị trí 1, 3 và 2, 4 thông thường là 2 cặp đối xứng. Trong khi đó, thành ngữ miêu tả bốn yếu tố cũng thường có hai vế song tố nhưng lại không có sự đối xứng như ở loại thành ngữ đã nói trên.
Phân tích loại thành ngữ này chúng tôi xin đi sâu vào ba mô hình chính đó là:
1. Mô hình là ngữ vị từ.
2. Mô hình là ngữ danh từ
3. Mô hình là kết cấu CVB.
*) Mô hình là ngữ vị từ. (37 thành ngữ, chiếm 45,68%)
Ví dụ:
Giết người không gươm
Lo xanh mắt
Đứt đuôi con nòng nọc
Nói toạc móng heo
Nhìn vào một số các ví dụ nêu trên chúng ta cũng một phần nào hình dung được mô hình thành ngữ miêu tả là ngữ vị từ. Theo thống kê và phân tích của chúng tôi loại mô hình này có thể chia thành các tiểu mô hình như sau:
- Mô hình X-Y ( X, Y là vị từ)
Ví dụ : nuôi báo cô, nuốt không trôi…
- Mô hình X-OA ( X là ngữ vị từ, Oa là danh từ có yếu tố phủ định trước)
Ví dụ:
Vắt mũi chưa sạch
Giết người không gươm
Bán trời không giấy (văn tự)
Giết người không run tay
- Mô hình X-YB (X: vị từ, YB: ngữ vị từ có danh từ, ngữ danh từ làm trung tâm)
Ví dụ: Không bõ dính răng
Lo sốt gáy
Gầy giơ xương
Nuôi làm bà cô tổ
Nói toạc móng heo
Đau quắn đít
Trông mặt bắt hình dong
Già còn chơi trống bỏi
- Mô hình X-A/B
Ví dụ:
Trơ mắt ếch
Thét ra lửa
Nắm đằng chuôi
Đứt đuôi con nòng nọc
Nghèo rớt mồng tơi
Vái cả nón
Buộc chỉ cổ tay
Khôn róc đời….
- Mô hình X-CVB
Ví dụ: dạy đĩ vén váy
Như vậy thành ngữ thuộc loại mô hình là ngữ vị từ chiếm số lượng lớn trong tất cả các thành ngữ miêu tả. Sự kết hợp của vị từ đối với các đơn vị khác là khá phong phú, đặc biệt là động từ, bổ ngữ trực tiếp tạo thành một khối chặt chẽ.
*) Mô hình là ngữ danh từ (7 đơn vị thành ngữ thuộc loại này, chiếm 8,64 %)
- Mô hình A-B ( A: là danh từ, B: là bổ ngữ cho danh từ).
Ví dụ:
Đầu hai thứ tóc
Đầu tổ quạ
Lông mày sâu róm
Răng bàn cuốc
*) Mô hình là một kết cấu CVB. Loại thành ngữ này có số lượng khá nhiều trong tổng số các thành ngữ miêu tả. Cụ thể là 31 đơn vị/ 81, chiếm 38,27%
Ví dụ:
Chân nam đá chân chiêu
Thân gần miệng lỗ
Chuột gặm chân mèo
Trời sinh voi sinh cỏ
Thánh nhân đãi kẻ khù khờ
Trong cái rủi có cái may
Da búng ra sữa được…
Từ những mô hình được nêu ra cùng ví dụ, chúng tôi hi vọng sẽ một phần nào đó đóng góp vào công việc nghiên cứu cách sử dụng từ ngữ, cụ thể là thành ngữ của nhà văn Nam Cao, thông qua đó giúp mọi người có thể hiểu một cách đầy đủ hơn, tòan diện hơn về nghệ thuật viết truyện của nhà văn. Mặt khác, với sự phân tích, phân loại này, chúng tôi có thể bổ xung them một nguồn tư liệu mới cho những nghiên cứu thành ngữ về sau.
Trong quá trình thống kê và phân tích, có một số ít các thành ngữ gây khó khăn cho chúng tôi (6 thành ngữ). Thậm chí có những cụm chúng tôi không đủ khả năng để xem nó là thành ngữ hay tục ngữ, đặc biệt là đối với những thành ngữ có cấu trúc dạng Đ-T hay C-V (CVB). Chính vì vậy vấn đề nghiên cứu về thành ngữ tục ngữ vẫn đang rất cần những công trình nghiên cứu công phu và có hiệu quả cao hơn nữa.
CHƯƠNG III
CÁCH SỬ DỤNG THÀNH NGỮ CỦA NAM CAO
QUA CÁC TRUYỆN NGẮN CỦA ÔNG
I. Nhận xét chung về cách sử dụng thành ngữ của Nam Cao
Thành ngữ là một trong các phương tiện diễn đạt nội dung thông tin, tư tưởng. Như đã phân tích ở trên, thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ, có tính cố định về cấu trúc và mang tính biểu cảm cao. Sử dụng thành ngữ trong giao tiếp sẽ đạt được hiệu quả khá cao, bởi nói ít mà nghĩa của nó lại nhiều.
Hiện nay, một trong những xu hướng vận động và phát triển của ngôn ngữ văn chương đặc biêt là truyện ngắn thời kì hiện đại ở nước ta đó là bám sát đời sống, vương tới chiếm lĩnh và làm chủ lời ăn tiếng nói hang ngày của nhân dân, thoát bỏ mọi khuôn sáo ước lệ, tượng trưng, cách điệu của ngôn ngữ văn học thời Trung đại, bảo tồn và phát triển mọi giá trị truyền thống theo hướng tinh gọn, chắt lọc và giản dị. Việc sử dụng ngôn ngữ của Nam Cao nằm trong xu hướng này. Còn đối với việc sử dụng thành ngữ lời nói cửa miệng của dân gian thì Nam Cao đã rất nhuần nhuyễn trong sáng tác của mình, đặc biệt là trong các truyện ngắn của ông giai đoạn 30-45. Sự xuất hiện những thành ngữ với những biểu trưng của chúng làm cho câu văn uyển chuyển hơn, bóng bẩy hơn và sống động hơn. Như vậy, có thể nói Nam Cao là một trong những tác giả sử dụng thành ngữ khá nhiều và đạt được giá trị cao.
II. Về việc sử dụng thành ngữ gốc Hán
Trong số 330 thành ngữ chúng tôi thống kê được trong các truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn 30-45 thì chỉ có 9 thành ngữ gốc Hán. Như vậy có thể nói, trong tác phẩm của mình, Nam Cao hầu như rất ít khi sử dụng thành ngữ gốc Hán. 100% các thành ngữ gốc Hán đều được ông sử dụng dưới dạng nguyên bản, tức là sử dụng nguyên dạng các thành ngữ gốc Hán chứ không sử dụng những thành ngữ dịch tương ứng từng chữ. Ví dụ:
Thất cơ lỡ vận
Tận tâm tận lực
Tha phương cầu thực
Thập tử nhất sinh….
Lí do có thể giải thích cho việc Nam Cao ít sử dụng thành ngữ gốc Hán trong các tác phẩm của mình đó là thành ngữ loại này có nội hàm lớn và mang tính chân lí cao nên sẽ rất khó cho quần chúng bạn đọc có thể thu nhận một cách dễ dàng. Những thành ngữ gốc Hán được dùng thường là những thành ngữ khá quen thuộc với người Việt. Hơn nữa, dựa vào trình độ học vấn, giới tính, lứa tuổi của đối tượng giao tiếp thì các nhà văn sẽ chọn cách thức sử dụng từ ngữ sao cho phù hợp nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn 30-45 chủ yếu viết về đời sống nơi thôn quê, cuôc trao đổi nói chuyện hầu như chỉ là giữa những người dân chân chất, giản dị và bình thường. Câu chuyện của nhân vật đa phần xoay quanh những vấn đề như cái nghèo cái đói, thuế má, một hiện tượng nổi bật trong làng, xóm… chính vì thế nên thành ngữ Hán ít xuất hiện trong những trang văn của Nam Cao cũng là điều dễ hiểu. Những thành ngữ Hán có xuất hiện thì cũng chỉ xuất hiện trong lời ăn tiếng nói của những nhân vật có it nhiều chữ nghĩa như cụ bá, cụ đồ hay những thầy bói, thày cúng mà thôi.
III. Sự sáng tạo của Nam Cao trong việc sử dụng thành ngữ
- Nam Cao đã sử dụng linh hoạt những thành ngữ có cấu trúc bình thường (tức là những thành ngữ nguyên dạng). Chẳng hạn nói về những suy nghĩ của Bá Kiến khi mời Chí Phèo vào nhà lúc Chí Phèo vạch mặt ăn vạ lần thứ nhất, Nam Cao viết “Bá Kiến quả có ý muốn dàn xếp cùng hắn thật. Không phải cụ đớn, chính thật cụ khôn róc đời, thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân. Chí Phèo không là anh hùng, nhưng nó là cái thằng liều lĩnh. Liều lĩnh thì còn ai thèm chấp ! Thế nào là mềm nắn rắn buông? Cái nghề làm việc quan, nếu nhất nhất cái gì cũng đè đầu ấn cổ thì lại bán nhà đi cho sớm”. Rõ ràng những thành ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên có tác dụng rất lớn trong việc khắc hoạ hình ảnh Bá Kiến với những suy nghĩ thâm thuý, sâu xa trong cách cư xử với Chí Phèo để mình không bị thiệt. Hay như Năm Thọ- một tên trùm lưu manh cũng được Nam Cao miêu tả với những thành ngữ giàu sức biểu cảm “Năm Thọ vốn là một thằng đầu bò đầu bướu . Hồi ấy, bá Kiến mới ra làm lý trưởng, nó hình như kình nhau với lão ra mặt; lý Kiến muốn trị nhưng chưa có dịp. Ðược ít lâu, hắn can dự vào một vụ cướp bị bắt giam; lý Kiến ngấm ngầm vận động cho vào tù . Vẫn tưởng một người vai vế như Năm Thọ mà thất cơ lỡ vận đến nỗi tội tù làm gì còn dám vác cái mặt mo về làng?”. Còn khi miêu tả người vợ của Năm Thọ, Nam Cao lại viết “Bởi vì chị vợ ở nhà còn trẻ, mới hai con, cái mắt sắc như dao lại hồng hồng đôi má, bỗng nhiên lại sinh ra vắng chồng, của ngon trờ trờ ngay trước mắt, ai mà chịu được?”. Ở đây Nam Cao sử dụng thành ngữ “mắt sắc như dao” mang tính hình ảnh và giàu chất biểu cảm. Tương tự như vậy khi tả Dần trong “Một đám cưới” thành ngữ cũng được ông huy động để đạt được mục đích miêu tả của mình “Con người ta, có cơm vào là có da, có thịt ngay. Chẳng lâu đâu. Người mẹ nghĩ và mừng. Thị chắc chỉ vài, ba tháng sau, nếu Dần được một ngày rỗi rãi về chơi với các em, cả nhà sẽ ngạc nhiên thấy nó béo như con cun cút. Mà trắng, mà đẹp, mà lành lặn, ra phết cô con gái lắm!...Dần có về thật, nhưng nó vẫn gầy như một cái que. Nó khóc hu hu. Nó đòi ở nhà với các em, muốn cho ăn thế nào thì cho, muốn bắt làm gì thì bắt, chỉ đừng bắt nó ở cho nhà bà chánh nữa. Cơm nhà giàu khó nuốt. ăn của họ mà không làm lợi cho họ được thì họ làm cho đến phải mửa ra mà giả họ. Dần chân yếu tay mềm lắm. Nó thà nhịn đói mà ở cửa, ở nhà còn hơn. Mẹ Dần nhất định không nghe. Thương con thì để bụng.”
- Bên cạnh những thành ngữ được sử dụng nguyên dạng có không ít thành ngữ được Nam Cao biến đổi ít nhiều về hình thức cấu trúc. Trong số đó, tách các thành ngữ có sẵn là thủ pháp được ông thường sử dụng nhất. Ví dụ: “Bèo cũng không rẻ thế!” (Trẻ con ko biết đói);“Tại sao ở hiền không phải bao giờ cũng gặp lành?” (Ở hiền).
- Có không ít lần ông thêm bớt một vài yếu tố của thành ngữ có sẵn một cách khá tài tình không những không làm mờ mất tác dụng biểu đạt to lớn của thành ngữ gốc mà còn khiến chúng hoà quyện một cách tự nhiên trong lời văn, mạch văn. Chính điều này vừa làm tăng thêm cái chất mộc mạc, hồn hậu cho nhân vật, cảnh vật được miêu tả lại vừa giữ được cái sâu sắc ý nhị vốn có của lối diễn đạt có thành ngữ. Ví dụ: “Cưỡi lên đầu lên cổ” (Mua danh); “Nuốt của nó không trôi” (Thôi, đi về); “Chàng muốn có đủ can đảm để giết người. Phải dám giết mà không run tay khi cần phải giết. Còn làm được trò gì nữa nếu chỉ giết mọt con chó mà tim cũng đập?” ( Cái chết của con Mực).
- Ngoài ra một đặc điểm nữa về cách sử dụng thành ngữ khẳng định sự sáng tạo của Nam Cao đó chính là cách thay thế một vài yếu tố trong thành ngữ có sẵn. Ví dụ : “Lạy (vái) cả nón”, “Ðiền phải đi. Ði để giữ cho lòng mình tươi lâu. Ðiền sẽ làm bất cứ cái gì đó để có ăn. Rồi Ðiền bình tĩnh viết. Có như vậy Ðiền viết mới ra hồn được. Lời phải đẹp. ý phải thanh cao. Ngọn bút của Ðiền mới khơi nguồn cho những tình cảm đầy thơ mộng. Nghệ thuật chính là cái ánh trăng xanh huyền ảo nó làm đẹp đến cả những cảnh thật ra chỉ tầm thường, xấu xa...” (Trăng sáng); “Trốn như trạch” (Mua danh)…
Chưa dừng lại ở đó, trong một vài trường hợp ông chỉ sử dụng một vế của thành ngữ. Chẳng hạn như trong truyện ngắn “Nhỏ nhen” thay vì sử dụng thành ngữ đầy đủ “đứt đuôi con nòng nọc” thì tác giả chỉ sử dụng “đứt đuôi…rồi còn gì.”, thay vì thành ngữ đầy đủ “cắn răng chịu đựng” thì tác giả chỉ sử dụng “cắn răng…”
Sự sáng tạo của Nam Cao còn thể hiện ở chỗ ông có không ít những lời văn ít nhiều mang dáng dấp của một thành ngữ “nhổ được cái đinh trước mắt” (Chí Phèo), “động đến chân lông” (Ở hiền)…
- Cuối cùng, Nam Cao đã khai thác mọi biến thể có thể có của thành ngữ cũng như tận dụng tôi đa các thành ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa để xây dựng hình tượng nhân vật, miêu tả cảnh vật, gửi gắm ý đồ của mình trong từng trang viết, từng cảnh đời. Chẳng hạn, tả làn da người ông đã khai thác mọi phương diện, sắc thái cho mọi đối tượng mà ông đề cập. Ví dụ: “da bấm ra nước được”, “da như da con tằm bủng”…
Như vậy, có thể nói rằng các thành ngữ mà Nam Cao đã sử dụng trong các truyện ngắn của minh rất đa dạng và phong phú bởi nó được tác giả lựa chọn và sáng tạo sao cho thể hiện một cách tốt nhất ý đồ của tác giả. Ông ít dùng những thành ngữ Hán Việt bởi nó quá cao xa và mang tính triết lí đối với người dân. Các thành ngữ còn lại trong quá trình sử dụng, ông luôn có sự biến đổi trên cơ sở sáng tạo hơn để phù hợp với từng trang viết, tạo được ấn tượng sâu sắc với độc giả. Có thể chính việc sử dụng thành ngữ này của Nam Cao đã đóng góp nên một phần rất lớn trong sự nghiệp văn chương của ông, nhờ nó mà thế giới nhân vật trong các truyện ngắn gần gũi hơn, quen thuộc hơn với bạn đọc.
KẾT LUẬN
1. Báo cáo này nghiên cứu cách dùng thành ngữ trong một số truyện ngắn của Nam Cao giai đoạn 30-45 nhằm đóng góp vào việc nghiên cứu đặc trưng phong cách ngôn ngữ Nam Cao. Các thành ngữ trong truyện ngắn Nam Cao được xem xét theo ba khía cạnh sau:
- Số lượng thành ngữ trong 52 truyện ngắn viết trước cách mạng in trong tập “Nam Cao toàn tập”
- Tiến hành phân loại, phân tích các thành ngữ thu được để làm rõ hơn những đặc điểm cấu trúc của thành tiếng Việt nói chung
- Sự sáng tạo của Nam Cao trong việc sử dụng thành ngữ
2. Báo cáo đã thống kê tương đối đầy đủ số lượng thành ngữ trong các truyện ngắn của Nam Cao. Chúng tôi đã thống kê được 291 thành ngữ, việc thống kê này dựa trên cơ sở ngôn ngữ học và môtip thành ngữ Việt Nam. Trên cơ sở lí thuyết như đã trình bày trong phần nội dung, chúng tôi tiến hành phân loại thành ngữ Nam Cao sử dụng theo cấu trúc cú pháp trong mối quan hệ với từ loại. Chúng tôi có thể tóm tắt sự phân loại của mình thông qua bảng tổng hợp sau đây:
Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng
Thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối xứng
4 yếu tố
6, 8 yếu tố
Thành ngữ dạng
so sánh
Thành ngữ
miêu tả
Mỗi
vế
là một
thành
tố
Mỗi
vế
là một
kết cấu
C_P
Mỗi
vế
là một
kết cấu
C-V
Mỗi
vế
là một
kết cấu
Đ-T
Chủ yếu là
các động
ngữ hay
danh ngữ
Nhiều mô hình
3 mô hình
chính
14,28%
83,81%
0,87 %
0,87%
8,69%
32,65%
27,83%
3. Việc sử dụng thành ngữ trong một số truyện ngắn trước cách mạng của Nam Cao là một trong những nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật Nam Cao. Mặc dù số lượng thành ngữ mà chúng tôi thống kê được ở tác phẩm là không nhiều nhưng có thể nói rằng định lượng này đã cho chúng ta thấy được những đặc điểm của phong cách nhà văn Nam Cao. Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn, các thành ngữ vốn là những đơn vị có giá trị biểu cảm và mang tính cố định càng trở nên dễ hiểu và đạt hiệu quả cao nhất trong việc thể hiện tư tưởng tình cảm của mình đối với người nghe, người đọc.
Trong quá trình sử dụng thành ngữ của mình, Nam Cao không chỉ sử dụng những thành ngữ nguyên dạng mà còn rất sáng tạo trong việc sử dụng những biến thể của chúng và thông qua những thao tác như tách ghép, thêm hay bớt từ…tạo nên những thành ngữ rất đa dạng và có giá trị biểu đạt cao.
4. Kết quả nghiên cứu của bài báo cáo một mặt khẳng định những đóng góp to lớn của Nam Cao trong việc sử dụng vốn ngôn ngữ dân tộc và sáng tạo nên những thành ngữ mới bằng việ đan xen, thêm bớt từ…làm giàu lời ăn tiếng nói của nhân dân, mặt khác cũng cho chúng ta nhiều bài học về ý thức sử dụng ngôn ngữ , giữ gìn và bảo vệ ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ gắn liền với việc lựa chọn cách tiếp cận gần gũi với bạn đọc nhất. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu của bản báo cáo này cũng có thể góp phần hữu ích vào việc gợi mở cách hiểu đúng và có thể dung đúng thành ngữ tiếng Việt, phục vụ cho việc học tập thành ngữ nói riêng và tiếng Việt nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đỗ Hữu Châu, 1981, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb GD.
Nguyễn Thiện Giáp, 2005, Từ vựng học tiếng Việt, Nxb GD.
Hoàng Văn Hành, 2004, Thành ngữ học tiếng Việt, Nxb KHXH.
Nguyễn Nhã Bản, 2003, Cuộc sống của thành ngữ, tục ngữ trong kho tàng ca dao người Việt, Nxb Nghệ An.
Nguyễn Văn Hằng, 1999, Thành ngữ bốn yếu tố trong tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH.
Nam Cao- con người và tác phẩm( sưu tập tư liệu nghiên cứu, phê bình), 2003, Nxb Hội Nhà Văn.
Nam Cao- nhà văn hiện thực xuất sắc, 2003, Nxb VHTT.
Triều Nguyên,Phân biệt thành ngữ và tục ngữ bằng mô hình cấu trúc,tạp chí ngôn ngữ số 5/2006
Mai Thị Nhung, Nghệ thuật sử dụng thành ngữ trong sáng tác của Tô Hoài, Tạp chí Ngôn ngữ số 12/ 2007
Hiện tượng biến thể và đồng nghĩa của thành ngữ tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số 3/ 2007
Kiều Thanh Hương, Khảo sát thành ngữ trong tác phẩm Hồ Chí Minh, 2006, Luận văn
PHỤ LỤC
Danh sách thành ngữ và các biến thể của chúng trong các truyện ngắn Nam Cao giai đoạn 30 - 45
STT
Tên truyện
STT
Các thành ngữ
1
Tình già
1
Nuôi báo cô
2
Một nách hai con
3
Đầu đuôi xuôi ngược
4
Nghịch như giống tinh
5
Quấy như mương rứt
6
Bữa bưng bữa vực
7
Phù hộ độ trì
8
Bạc như giống rận
9
Vợ lẽ con thêm
10
Người ghét của ưa
11
Già còn chơi trống bỏi
2
Hai người ăn tết lạ
12
Cãi chày (cãi cối)
13
Buốt như kim nhọn
14
Muốn ăn không muốn làm
15
Mất ăn mất ngủ
16
Sái hàm răng
17
Gối đầu tay nhau
3
Nửa đêm
18
Như cơn nóng giận của thiên lôi
19
Đen như cột nhà cháy
20
Sáng như mắt vọ
21
Như mũi hổ phù
22
Trũng như hai cái hố
23
Như bị ma bóp cổ
24
Cờ bạc rượu chè
25
Mẹ góa con côi
26
Mềm như con bún
27
Làm xuôi làm ngược
28
Đổ đình đổ chùa
29
Đổ nhà đổ cửa
30
Tháo cũi xổ lồng
31
Hiền như đất
32
Ngọ nguậy như một con sâu
33
Trời sinh voi sinh cỏ
34
Hì hục như một con trâu
35
Tiền nào của ấy
36
Câm như hến
37
Đẹp như tiên
38
Xấu xí như ma
39
Thắt lưng buộc bụng
40
Quân hồi vô phèng
41
Cái rác cái rơm
42
Giết người như ngóe
43
Đời cha ăn mặn đời con khát nước
44
Thân gần miệng lỗ
45
Hẻo lánh tựa như bãi tha ma
46
Vắng như chùa bà Đanh
47
Như một nơi ma ở
4
Đón khách
48
Có đầu có đuôi
49
Tiếng như ngỗng đực
50
Trơ thổ địa
51
Răng bàn cuốc
52
Đỏ như gấc chín
5
Điếu văn
53
Như đỉa phải vôi
54
Nói như móc họng
55
Vắt mũi đút miệng
56
Được bữa hôm lo bữa mai
57
Thánh nhân đãi khù khờ
58
Chứng nào tật ấy
59
Cơm bưng nước rót
60
Ngọt như đường
61
Mát lòng mát ruột
62
Đóng cũi sắt
6
Lang Rận
63
Thầy già con hát trẻ
64
Cậy dỉ mũi chưa sạch
65
Chép miệng ngoặc đầu
66
Trông mặt mà bắt hình dong
67
Có bệnh thì vái tứ phương
68
Chết đói chết khát
69
Con ông ấm cháu ông cử
70
Cắn răng mà chịu
71
Như da con tằm bủng
72
Đầu gio mặt muội
73
No lắm dửng nhiều
74
Như mèo thấy mỡ
75
Đen như thằng quỷ
76
Mắng như băm như bổ
77
Im như thóc
78
Cái hỏa nó bốc lên đầu
79
Nửa quả hồng còn hơn
80
Con ông nọ cháu bà kia
81
Tím ruột tím gan
7
Nhìn người ta sung sướng
82
Khổ từ trong trứng khổ ra
83
Trẻ như măng
84
Chết khô chết nỏ
85
Một tấc lên đến trời
86
Không dám động đến chân lông
87
Nay ốm mai đau
88
Được người được nết
89
Nóng như lửa đốt
90
Xỏ chân lỗ mũi
8
Một truyện Xú vơ nia
91
Quần ống thấp ống cao
92
Nhăn nhó như mặt khỉ
93
Mồm năm miệng mười
94
Con cú đậu cành mai
95
Tụm năm tụm ba
9
Rình trộm
96
Khôn sống dại chết
97
Dốt như bò
98
Cơm nhà ma vợ
99
Chuột gậm chân mèo
100
Ngủ như chết
10
Rửa hờn
101
Chạy ngược chạy xuôi
102
Da trông bấm ra nước được
103
Chẳng có cái khố mà đeo
104
Khinh như rác
105
Giận cá chém thớt
106
Cắn rơm cắn cỏ
11
Ở hiền
107
Ở hiền…gặp lành
108
Động đến chân lông nó
109
Cứng cổ
110
Hoa hòe hoa sói
111
Hiền như đất nặn
112
Chắc như đinh đóng cột
113
Khóc như mưa
12
Tư cách mõ
114
Im như thóc
115
Hiền như đất
116
Cày thuê cuốc mướn
13
Mua danh
117
Nát như tương
118
Nhăn nhó như mặt khỉ
119
Cái may cũng như cái rủi
120
Cưỡi lên đầu lên cổ
121
Ngu như bò
122
van ông lạy bà
123
Lẩn như trạch
14
Thôi, đi về
124
Chân nam đá chân xiêu
125
Nuốt của nó không trôi
126
Chửi lắm mỏi miệng
127
Không có lửa thì lấy đâu ra khói
128
Mặt không còn hột máu
129
Trơ mắt ếch
15
Trẻ con không biết đói
130
Miếng ăn không nên vội
131
Không bõ dính răng
132
Bóp mồm bóp miệng
133
Bèo cũng không rẻ thế
16
Làm tổ
134
Đen như mực
135
Khóc như cha chết
136
Rẻ như bèo
137
Nắm đằng chuôi
138
Tay làm hàm nhai
139
Vô công rồi nghề
140
Xác như tổ đỉa
141
Dọc đường dọc lối
142
Cuốc giật vào lông
17
Từ ngày mẹ chết
143
Bền đến thiên niên vạn đại
144
Ngơ ngẩn như mất vía
145
Gầy giơ xương
146
Cha chết thì ăn cơm…
18
Một bữa no
147
Thắt lưng buộc bụng
148
Thập tử nhất sinh
149
Bữa lưng bữa vực
150
Trái gió trở trời
151
Cậy dỉ mũi còn chưa sạch
152
Trơn lông đỏ da
153
Nuôi làm bà cô tổ
154
Nửa đùa nửa thật
155
No dồn đói góp
19
Quái dị
156
Khẳng khiu như chân gà
157
Đầu trộm đuôi cướp
158
Tối như hũ nút
20
Trẻ con không được ăn thịt chó
159
Như ống bễ lò rèn
160
Buộc chỉ cổ tay
161
Miếng ăn là miếng nhục
162
Trông gà hóa cuốc
163
Nghèo rớt mồng tơi
164
Thương con để bụng
165
Ăn hoang phá hại
166
Cắn răng (chịu đựng)
167
Ngang như cua
168
Cục như chó
169
Thượng cẳng chân hạ cẳng tay
170
Con sâu cái kiến
21
Đòn chồng
171
Mắt năm mắt mười
22
Một đám cưới
172
Có da có thịt
173
Của nhà giàu khó nuốt
174
Béo như con cun cút
175
Gầy như một cái que
176
Chân yếu tay mềm
177
Thương con để bụng
178
Đào ông bới cha
179
Vắt dỉ mũi chưa sạch
180
Như đi chợ
181
Tiền rừng bạc bể
182
Làm vụng làm trộm
183
Giàu bán chó khó bán con
184
Miếng bùi chui qua cổ
185
Chín bỏ làm mười
186
Mát lòng mát ruột
23
Con mèo
187
Đầu lâu hoa cái
188
Ngủ như chết
189
Nhảy loi choi
190
Đầu tổ quạ
24
Lão Hạc
191
Đói reo đói rắt
192
Thắt lưng buộc bụng
25
Đôi móng giò
193
Đè đầu đè cổ
194
Nhiều như lá trên rừng
195
Há miệng mắc quai
196
Nhân lão tâm bất lão
197
Như súng thần công
198
Như chọc vào lỗ tai
199
Chết mất xác
26
Dì Hảo
200
Một nắng hai sương
201
Con dòng cháu giống
27
Giờ lột xác
202
Như mưa như gió
28
Chú Khì
203
Ngu như một đàn bò
204
Tối như hang
29
Nghèo
205
Tíu tít như con mẹ dại
206
Như con chim non
207
Xanh bủng như người ngã nước
208
Xương bọc da
30
Cái chết của con Mực
209
…giết …không run tay
210
Đỏ như gấc chín
31
Chí Phèo
211
Quyền thu quyền bổ
212
Thét ra lửa
213
Khôn róc đời
214
Mềm nắn rắn buông
215
Đè đầu ấn cổ
216
Xa phủ xa tỉnh
217
Quần ngư tranh thực
218
Năm bè bảy bối
219
Cưỡi lên đầu lên cổ
220
Bám thằng có tóc ai bám thằng trọcđầu
221
Đầu bò đầu bướu
222
Thất cơ lỡ vận
223
Nhổ được cái đinh trước mắt
224
Tre già măng mọc
225
Hiền quá hóa ngu
226
Nghèo rớt mồng tơi
227
Mắt sắc như dao
228
Đầu hai thứ tóc
229
Hiền lành như đất
230
Uống máu người không tanh
231
Già néo đứt dây
232
Vợ đẹp con đàn
233
Tứ cố vô thân
234
Biết mềm biết cứng
235
Một thước cắm dùi không có
236
Tức như chọc họng
237
Trời chu đất diệt
238
Nhạt như nước ốc
239
Hiền như đất
240
Đau quắn đít
32
Đui mù
241
Giống như đúc
33
Hai cái xác
242
Giơ tay quắc mắt
34
Nguyện vọng
243
Chỉ còn xương với da
35
Hai khối óc
244
Bóng loáng như đồng điếu
245
Manh áo… che thân
246
Bất công vô lý
247
Rách bươm xơ mướp
248
Ăn đời ở đời
249
Giàu từ trong trứng giàu ra
36
Cũng ở chỗ này
250
Nhìn chòng chọc
37
Một bà hào hiệp
251
Nẩy lên nẩy xuống
252
Loắt choắt như một con chuột
253
Nay đây mai đó
254
Con sen đứa ở
255
Chết mê chết mệt
256
Vò đầu rứt tóc
257
Có tài mà chưa có tiếng
38
Cảnh cuối cùng
258
Xướng ca vô loài
259
Học ăn học nói
39
Những cánh hoa tàn
260
Đặc như rươi
40
Cái mặt không chơi được
261
Lạnh như nước đá
262
Đặt đâu ngồi đấy
263
Đảo đồng đảo địa
41
Những chuyện không muốn viết
264
Nhăn như mặt hổ phù
265
Chết dấm chết dúi
266
Giết người không gươm
267
Tan xương nát thịt
268
Đầu đuôi xuôi ngược
42
Trăng sáng
269
Năm chừng mười họa
270
Bành bạnh như cái vại
271
To như lưng trâu
272
Gồng thuê gánh mướn
273
Ăn ngon mặc đẹp
274
Như đỉa phải vôi
275
Lời phải đẹp ý phải thanh cao
43
Mua nhà
276
Tận tâm tận lực
277
Mồ hôi nước mắt
278
Chạy ngược chạy xuôi
44
Truyện tình
279
Viết chày viết cối
45
Nhỏ nhen
280
Trẻ tuổi thích làm ngang
281
Như mắc cửi
282
Đứt đuôi con nòng nọc
283
Thắt lưng buộc bụng
284
Ăn đói mặc rách
46
Đời thừa
285
Khóc như mưa
286
Nay ốm mai đau
287
Ngủ say như chết
288
Như nhện ôm khư khư bọc trứng
289
Ghen bóng ghen gió
290
Lo xanh mắt
291
Vá trời lấp biển
292
Đau như dần
47
Sao lại thế này
293
Như rơm như rác
294
Biết người biết của
295
Đầu bù tóc rối
296
Ăn không nên đọi nói chẳng nên lời
48
Quên điều độ
297
Ăn khỏe ngủ khỏe
298
No dồn đói góp
49
Cười
299
Như con chó day giẻ
300
Ngủ say như chết
301
Cải lão hoàn đồng
302
Gắt như mắm thối
303
Rối lên như canh hẹ
304
Như đổ nước vào mặt
305
Lạy (vái) cả nón
306
Cau có như khỉ
307
Tiếng bấc đưa đi tiềng chì đưa lại
50
Nước mắt
308
Nay thuốc mai thuốc
309
Làm chẳng đủ ăn
310
Tiền mất tật mang
311
Nhịn mặc nhịn ăn
312
Lo sốt gáy
313
Gầy như một cái tăm
314
Nói toạc móng heo
315
Trơ mắt ếch
316
Khát như cháy họng
317
Vã ra như tắm
318
Nay ốm mai đau
319
Nay đau bụng mai đau bụng
320
Khổ như một con chó
321
…như tát nước
322
Khóc như ri
51
Bài học quét nhà
323
Hiền như ông bụt đất
324
Đen như hạt nhãn
325
Nhỏ như răng chuột
326
Năm thì mười họa
327
Trố như ốc nhồi
328
Mềm như tơ
329
Nóng như lửa đốt
330
Ngủ ủ ỉ như lợn
52
Xem bói
331
Bụng đói hoàn đói
332
Lông mày như sâu róm
333
Mở mày mở mặt
334
Béo như phù
335
Tha phương cầu thực
336
Ngang như cua
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nn01.doc