CHƯƠNG I MỞ ĐẦU
1.1. Lời nói đầu
Ngày nay, môi trường và ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề được các nước trên thế giới quan tâm đặc biệt. Bảo vệ môi trường trở thành vấn đề toàn cầu, là quốc sách của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, môi trường và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống con người đang diễn biến theo chiều hướng xấu đi. Nguồn gốc của sự biến đổi này là các hoạt động kinh tế, phát triển của xã hội. Các hoạt động này một mặt có tác dụng cải thiện chất lượng cuộc sống con người, mặt khác lại gây cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái các môi trường thành phần.
Ở Việt Nam, công tác bảo vệ môi trường chỉ mới trong giai đoạn đầu, phần lớn các quy trình cũng như thiết bị công nghệ còn lạc hậu, sản xuất gia tăng nhưng yếu tố môi trường chưa được chú trọng. Trước thực trạng môi trường và sức ép của chính quyền, các cộng đồng dân cư thì nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp đã có những biện pháp và phương hướng để giảm lượng chất thải hoặc xử lý chúng trước khi thải vào môi trường.
Ngành chế biến thủy hải sản là một trong những ngành giàu tiềm năng của nước ta, Với bờ biển dài, hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, khí hậu nhiệt đới, ngành nuôi trồng và chế biến thủy hải sản là một lợi thế của Việt Nam, bước đầu đã tiếp cận được trình độ khu vực và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, đi kèm với các giá trị kinh tế đóng góp được, vấn đề ô nhiễm môi trường sinh ra trong quá trình nuôi trồng và đặc biệt là chế biến thủy hải sản ở Việt Nam cũng thực sự đáng báo động. Do đặc điểm công nghệ là sơ chế từ nguyên liệu thô, ngành chế biến thủy hải sản cần một lượng nước khá lớn, trung bình khoảng 50 – 70 m3 nước/tấn sản phẩm, dẫn đến sự hình thành một lượng nước thải gần tương đương. Ngoài ra, các chất thải rắn là phế liệu hay phụ phẩm sinh ra trong quá trình chế biến có bản chất là các chất hữu cơ dễ phân hủy gây mùi khó chịu cũng là một khía cạnh ô nhiễm đặc trưng trong các nhà máy chế biến thủy hải sản. Để nâng cao ý thức phần trách nhiệm trong việc gây ô nhiễm môi trường, ngành thuỷ sản cần có giải pháp cho vấn đề ô nhiễm bởi nước thải, khí thải, chất thải rắn để cùng các ngành sản xuất khác giảm mức độ tác động đến môi trường. Do đó, việc khảo sát để đánh giá đúng về hiện trạng môi trường ngành thủy hải sản là yêu cầu cấp thiết đặt ra.
Bến Tre với lợi thế bờ biển dài 65 km và hệ thống sông ngòi nội địa chằng chịt có tổng chiều dài hơn 3000 km. Vùng đất Bến Tre được hình thành bởi 3 dãy cù lao với 4 cửa sông chính của hệ thống sông MêKông đổ ra Biển Đông. Nguồn lợi thủy sản dồi dào được cung cấp từ các vùng nuôi thủy sản rộng hơn 60.000 ha với 3 loại hình sinh thái: mặn, lợ, ngọt và hơn 20.000 km2 vùng lãnh hải là tiềm năng quan trọng cho nghề khai thác, chế biến thủy sản. Vì vậy thủy hải sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển của nhà máy thì kéo theo nhiều vấn đề bức thiết cần giải quyết. Các nhà máy ra đời trong thời kỳ khi vấn đề môi trường chưa được quan tâm thích đáng, chưa có các hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nên đến sự suy giảm chất lượng môi trường nghiêm trọng trong quá trình hoạt động của các nhà máy. Đặc biệt, sự phát thải lượng nước lớn chứa hàm lượng hữu cơ cao làm suy giảm chất lượng nước, đe dọa sự phát triển của các động vật thủy sinh và đời sống của nhân dân xung quanh khu vực tiếp nhận nguồn nước thải này.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu hiện trạng gây ô nhiễm môi trường của các nhà máy chế biến thủy hải sản điển hình tại Bến Tre để có thể hoàn thiện hơn các giải pháp bảo vệ môi trường thích hợp là điều cần được quan tâm hàng đầu. Đó cũng là lý do để đề tài “ Khảo sát hiện trạng môi trường một số nhà máy chế biến thủy hải sản tỉnh Bến Tre” được ra đời
1.2. Mục tiêu của đề tài
Khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường một số nhà máy chế biến thủy hải sản tại tỉnh Bến Tre, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường nhằm khắc phục hạn chế ô nhiễm.
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về tỉnh Bến Tre
- Khảo sát hiện trạng môi trường tại một số nhà máy chế biến thủy hải sản điển hình trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại các cơ sở trên
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, lựa chọn, bổ cập các tài liệu có liên quan.
- Phương pháp khảo sát thực địa
- Phương pháp quan sát mô tả
- Phương pháp thống kê xử lý số liệu
- Phương pháp trao đổi ý kiến chuyên gia
1.5. Ý nghĩa của đề tài
Đồ án hoàn thành sẽ cung cấp đầy đủ một hệ thống cơ sở dữ liệu tin cậy về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và hiện trạng môi trường ngành chế biến thủy hải sản tỉnh Bến Tre. Đây là những thông tin quan trọng để các ngành kinh tế xây dựng các chiến lược, quy hoạch phát triển của ngành mình đồng thời là tiêu chí quan trọng để quản lý và bảo vệ môi trường.
Tìm ra những hạn chế trong công tác quản lý môi trường, xử lý ô nhiễm của các nhà máy chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre để đề xuất các hướng giải pháp khắc phục kịp thời. Giúp các nhà quản lý làm việc hiệu quả, dễ dàng hơn.
1.6. Cấu trúc của đề tài
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan về tỉnh Bến Tre
Chương 3: Tổng quan về ngành chế biến thủy hải sản và các vấn đề môi trường đi kèm
Chương 4: Hiện trạng môi trường ngành chế biến thủy hải sản Tỉnh Bến Tre
Chương 5: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho ngành chế biến thủy hải sản tại Bến Tre
Chương 6: Kết luận và kiến nghị
104 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2031 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát đáng giá hiện trạng môi trường một số nhà máy chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số hình ảnh về trạm xử lý nước thải chế biến thủy hải sản được liệt kê từ hình 4.16 đến 4.18
Hình 4.16: Hệ thống xử lý nước thải tại Công ty CP XNK thủy sản Bến Tre
Hình 4.17: Nước thải tại bể tuyển nổi Công ty CP XNK thủy sản Bến Tre
Hình 4.18: Bể xử lý sinh học hiếu khí tại Công ty CP XNK thủy sản Bến Tre
a) Hiện trạng nước thải tại Công ty CP XNK thủy sản Bến Tre
BỂ GOM + GẠN MỠ
BỂ ĐIỀU HÒA
BỂ TUYỂN NỔI
ÁP LỰC
BỂ LẮNG
BỂ CHỨA TRUNG GIAN
THIẾT BỊ LỌC ÁP LỰC
BỂ KHỬ TRÙNG
BỂ AEROTANK
BỂ NÉN BÙN
Nước Thải
Khí nén
Sục khí
Clorine
Sông Tiền Bùn thải
Hình 4.19: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải hiện hữu tại công ty
(Nguồn: Công ty CP XNK thủy sản Bến Tre)
Thuyết minh dây chuyền xử lý
Bể gom + gạn mỡ: Nước thải từ các công đoạn sản xuất theo mương dẫn chảy qua song chắn rác. Song chắn rác sẽ giữ lại rác có kích thước lớn lẫn trong dòng nước thải. Rác có khả năng thu hồi được đưa đi chế biến làm thức ăn gia súc, phần còn lại được chuyển đến bải vệ sinh thích hợp. Công dụng của bể là tách, thu hồi lớp mỡ cá nổi bề mặt. Cuối bể gạn mỡ, nước thải được bơm đưa lên bể điều hòa.
Bể điều hòa: Nước thải được đưa qua bể điều hòa, có mục đích tập trung nước thải và điều hòa lưu lượng và nồng độ, tạo thuận lợi cho các công đoạn phía sau, tránh hiện tượng quá tải, làm thoán sơ bộ và giảm mùi hôi. Trong bể điều hòa có bố trí hệ thống xáo trộn bằng máy khuấy chìm. Nước thải từ bể điều hòa được bơm phân phối qua các bể xử lý.
Cụm thiết bị tuyển nổi áp lực: Đặc thù trong nước thải các nhà máy chế biến cá tra, cá basa có lẫn rất nhiều mỡ tồn tại ở dạng lơ lững và huyền phù nên lượng mỡ này không thể tách được bằng lắng quá trình thông thường. Phương pháp được lựa chọn là tuyển nổi bằng áp lực khí nén ( DAF). Nguyên lý của phương pháp này là tạo dung dịch bão hòa không khí. Khi giảm áp suất các bọt khí sẽ tách ra khỏi dung dịch và làm nổi các chất bẩn.
Nước thải cuối bể được bơm đẩy vào bình bão hòa khí - nước, không khí và các hóa chất keo tụ được máy nén khí và bơm định lượng đẩy vào đường ống bơm. Trong bình bão hòa khí – nước, không khí sẽ được hòa tan vào nước. Sau đó trong bể tuyển nổi làm việc ở áp suất khí quyển, không khí được tách ra ở dạng bọt khí và làm nổi các hạt lơ lửng tạo ván bọt nhờ thiết bị gạt mỡ đưa về máng thu, hoàn lưu lại bể gạn mỡ để vớt thủ công thu hồi mỡ. Cụm thiết bị tuyển nổi bao gồm: Bơm áp lực, Máy nén khí, Máy gạn mỡ, Thiết bị bão hòa khí – nước, bể tuyển nổi
Bể Aerotank: Ở bể xử lý sinh học hiếu khí sử dụng bùn hoạt tính lơ lững với các chủng vi sinh vật phân hủy hiếu khí. Không khí được đưa vô tăng cường bằng máy thổi khí có công suất lớn qua các hệ thống các đĩa khuếch tán khí ở đáy bể, lượng oxi hòa tan trong nước thải tại bể Aeroten luôn lớn hơn 2 mg/l, đảm bảo cung ứng đủ lượng oxi cho vi sinh vật sống và tiêu thụ chất hữu cơ trong nước thải. Như vậy tại đây chất hữu cơ có hại cho môi trường sẽ được vi sinh hiếu khí sử dụng làm nguồn thức ăn tạo sinh khối, sản phẩm của quá trình này chủ yếu là khí CO2 và sinh khối vi sinh vật, các sản phẩm chứa nito, photpho và lưu huỳnh sẽ được các vi sinh vật chuyển thành dạng NO3-, PO43-, SO42- và chúng sẽ tiếp tục bị khử bởi các vi sinh vật. Hiệu quả xử lý trong giai đoạn này có thể đạt 70 – 80% theo BOD với thời gian lưu nước là 10- 12 giờ.
Bể lắng: Sau giai đoạn phân hủy sinh học hiếu khí, nước thải được đưa đến bể lắng nhằm giữ lại lượng bùn sinh ra trong các giai đoạn xử lý sinh học. Lượng bùn lắng ở bể lắngđược lấy ra từ đáy bể bằng bơm bùn, một phần bơm hồi lưu về bể Aeroten, phần còn lại đưa về bể nén bùn. Hiệu quả tách cặn lơ lững đạt 70 – 80 % với thời gian lưu nước từ 2 đến 3 giờ. Nước trong theo mương thu chảy sang bể chứa chuẩn bị cho quá trình lọc áp lực.
Bể chứa trung gian: Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học hiếu khí được đưa về bể chứa trung gian để chuẩn bị cho quá trình lọc áp lực đảm bảo độ trong của nước sau xử lý.
Thiết bị lọc áp lực: Sau giai đoạn lắng một lượng nhỏ cặn lơ lửng vẫn còn lại trong nước thải, phần này sẽ được giữ lại nhờ thiết bị lọc áp lực qua cát. Sau lọc, nước chảy xuống bể khử trùng.
Bể khử trùng: Ở bể khử trùng, nước thải ở bể tiếp xúc với Clorine nhằm tiêu diệt phần lớn các vi trùng gây bệnh. Bể khử trùng được thiết kế có nhiều vách ngăn thông đáy và tràn bề mặt xen kẻ nhau, tạo đường đi dài và đủ thời gian tiếp xúc với Clorine. Cuối bể khử trùng, nước thải sau xử lý theo ống dẫn thải ra nguồn tiếp nhận.
Hình 4.20: Nước thải sau xử lý thải trực tiếp ra sông
Với hệ thống xử lý gồm các hạng mục như trên, thành phần của nước thải sau xử lý tại Công ty CPXNK thủy sản Bến Tre được thể hiện trong bảng 4.1 như sau:
STT
Tên chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả
Cmax,QCVN11:2008/BTNMT/Cmax, QCVN 24: 2008
Qúy 1 năm 2010
Qúy 2 năm 2010
Qúy 1 năm 2011
M1
M2
M3
M1
M2
M3
M1
M2
M3
1
pH
-
7,67
8,02
7,79
7,18
7,39
7,55
7,50
7,42
7,36
6 - 9
2
BOD5
mg/l
1200
107
10
450,50
48,50
6,68
480
39
8
30
3
TSS
mg/l
365
86
69
162
18
102
168
56
10
50
4
Ntồng
mg/l
11,78
2,95
<0,2
114,05
1,12
15,65
125
66
20
30
5
NH4+
mg/l
105
5,32
0,82
66,84
1,44
KPH(N/E)
11
0,33
0,66
10
6
P Tổng
mg/l
14,8
7,61
0,29
21,06
6,58
KPH(N/E)
39,4
37,5
0,07
4.8
7
COD
mg/l
1350
129
17
901,85
81,55
105,74
560
104
10
50
8
Coliform
MPN/100ml
1,5x107
4
2,8.101
46000
< 30
230
4,6x10 6
< 3
9,3x102
3000
Bảng 4.1: Kết quả giám sát nước thải của Công ty CPXNK thủy sản Bến Tre trong 3 quý liên tiếp gần đây
(Nguồn: Công ty CP XNK thủy sản Bến Tre)
Ghi chú: Mẫu 1: Nước thải chưa xử lý
Mẫu 2: Nước thải đã qua xử lý Áp dụng Cmax: QCVN 24:2009/BTNMT
Mẫu 3: Nước sông Tiền tại vị trí 200 m cách miệng xả Cmax = C x Kq x Kf .Do Q > 1000 nên Kf = 1.2 và Kq
Qua kết quả phân tích thành phần nước thải về khía cạnh môi trường của Công Ty CP XNK thủy sản Bến Tre so sánh với QCVN 11:2008 /24:2009 BTNMT (cột A) cho thấy chất lượng nước thải sau xử lý đều vượt quá phạm vi cho phép ở các thông số sau: COD, BOD5, SS, NTổng, PTổng .Trong đó
+ Thông số COD trong 3 quý liên tiếp điều vượt 2,58 lần, 1,63 lần và 2,08 lần so với tiêu chuẩn môi trường quy định.
+ BOD5 cũng vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn 3,5 lần, 1,6 lần, 1,3 lần
+ Hàm lượng chất rắn lơ lửng cũng vượt chuẩn quy định cụ thể là quý 1 năm 2010 vượt 1,72 lần và 1,12 lần trong quý 1 năm 2011
+ Hai chất dinh dưỡng đa lượng Ntổng, Ptổng cũng vượt chuẩn quy định gấp nhiều lần ( N vượt chuẩn 2,2 lần; P vượt chuẩn từ 1 ÷ 8 lần).
Hiện trạng nước thải tại Công ty CP thủy sản Bến Tre
Nước thải tại công ty CP thủy sản Bến Tre được xử lý với sơ đồ như sau:
Mương lắng cát
Song chắn rác và hố thu
Bể điều hòa
Bể sinh học Aearotank 1,2,3
Bể lắng 1
Bể lắng 2
Bể khử trùng
Bồn lọc tinh
Sân phơi bùn
Bể Microbubber kết hợp
Nước thải
Nước thải
Hóa chất trung hòa Nước sau tách bùn
Bọt nổi
Bùn hoàn lưu
Clorine
Sông Bến Tre
Hình 4.21: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải của Công ty Cổ phần thủy sản Bến Tre
(Nguồn: Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Bến Tre)
Hình 4.22(a) & 22(b): Bể tách dầu mỡ, bể lắng tại Công ty CP thủy sản Bến Tre
Hình 4.23: Bể lọc tại Công ty CP thủy sản Bến Tre
So với nước thải sinh hoạt thì nước mưa khá sạch nên không cần qua quá trình xử lý mà chỉ cần thu gom bằng một đường ống riêng biệt. Nước mưa được dẫn qua song chán rác trước khi thải vào đường thoát nước mưa chung của khu vực
Nước thải sinh hoạt có lưu lượng khoảng 34m2, được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn, sau đó toàn bộ được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải sản xuất của nhà máy khi tiếp tục được xử lý tiếp
Với hệ thống xử lý gồm các hạng mục như trên, thành phần nước thải sau xử lý tại Công ty cổ phần thủy sản Bến Tre như sau (bảng 4.2)
Bảng 4.2: Kết quả giám sát nước thải sau xử lý của Công ty cổ phần thủy sản Bến Tre trong 3 quý liên tiếp gần đây
STT
Thông số
Đơn vị
Kết quả sau xử lý
Cmax,QCVN11:2008/BTNMT/Cmax, QCVN 24: 2009
Qúy 4 năm 2010
Quý 1 năm 2011
Quý 2 năm 2011
1
pH
8,9
8,62
8,62
6 – 9
2
DO
mg/l
5,5
5,2
5,2
-
3
COD
mg/l
298
275,2
275,2
50
4
BOD5
mg/l
73,2
64,8
64,8
30
5
Chất rắn lơ lửng
mg/l
50
48
48
50
6
NTổng
mg/l
7,01
6,07
6,07
30
7
PTổng
mg/l
5,36
4
5,11
4,8
8
Tổng Coliform
MPN/100ml
6.200
5.500
5.500
3000
( Nguồn: Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Bến Tre)
Áp dụng Cmax: QCVN 24:2009/BTNMT với chỉ tiêu Ptổng
Cmax = C x Kq x Kf .Do Q > 1000 nên Kf = 1.2 và Kq = 1
Ảnh hưởng của nước thải đến chất lượng nước sông cũng được giám sát. Bảng 4.3 trình bày các số liệu đo đạc tình chất nước sông tại các vị trí cách điểm xả của Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Bến Tre 500 m về cả hai phía thượng nguồn và hạ nguồn.
Bảng 4.3: Tính chất nước sông ở cách 500 m so với điểm xả Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Bến Tre
STT
Chỉ tiêu
Đơn vi
Kết quả
QCVN08/ 2008 BTNMT
Hạ lưu
Thượng lưu
Hạ lưu
Thượng lưu
Quý 2 năm 2010
Quý 1 năm 2011
1
pH
-
7,26
7,05
7,46
6,95
5,5 - 9
2
TSS
mg/l
64
85
125
40
50
3
DOB5
mg/l
15
14
31,8
30,4
15
4
COD
mg/l
68
76
76,8
64
30
5
DO
mg/l
7,558
8,58
5,0
5,8
≥ 4
6
Nitơ tổng
mgN/l
5,24
3,74
6,45
0,45
10
7
Photpho tổng
mg P/l
1,33
1,53
0,7
0,69
0,3
8
Coliform
MPN/100ml
2,4 x103
4,6 x103
5.500
5.200
7.5000
( Nguồn: Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Bến Tre)
Qua kết quả phân tích thành phần nước thải của Công Ty CP thủy sản Bến Tre so sánh với QCVN 11:2008 /24:2009 BTNMT (cột A) cho thấy chất lượng nước thải sau xử lý đều vượt quá phạm vi cho phép ở các thông số sau: COD, BOD5, Coliform, PTổng .Trong đó
+ Thông số COD trong 3 quý liên tiếp điều vượt từ 5,504 ÷ 5,96 lần so với tiêu chuẩn môi trường quy định.
+ BOD5 cũng vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn 2,16 ÷ 2,44 lần
+ Coliform vượt chuẩn từ 1,8 ÷ 2,2 so với tiêu chuẩn
Ngoài ra khi đánh giá mức độ ảnh hưởng của nước thải sau xử lý đến chất lượng nước sông (thể hiện ở bảng 4.3) cho thấy các chỉ tiêu COD, BOD, TSS ở khu vực thượng lưu và hạ lưu đều cao hơn quy chuẩn như vậy có thể kết luận hàm lượng chất ô nhiễm vượt quá khả năng tự làm sạch của dòng sông
Hiện trạng nước thải tại Công Ty CP XNK Lâm Thủy Sản Bến Tre
Nước thải tại công ty CPXNK Lâm thủy sản Bến Tre được xử lý qua các công đoạn theo quy trình ở hình 4.24.
Nước thải trước xử lý
Lưới chắn rác
Bể thu gom và cân bằng
Bể phản ứng kỵ khí UASB
Bể làm thoáng (AEROTANK)
Bể tiếp xúc khử trùng
Ngăn chứa bùn
Bể phân hủy bùn
Bể lắng
Khí
Khí
Bùn dư
Clorine
Sông Ba Lai
Hình 4.24: Hệ thống xử lý nước thải áp dụng tại Công Ty CP XNK Lâm Thủy Sản Bến Tre
Hình 4.25: Bể tách dầu mỡ tại Công ty CPXNK Lâm thủy sản Bến Tre
Hình 4.26: Bể sinh học tại Công ty CPXNK Lâm thủy sản Bến Tre
Từ hệ thống xử lý trên ta có kết quả phân tích nước thải sau xử lý tại Công ty cổ phần XNK Lâm Thủy Sản Bến Tre được thể hiện trong bảng 4.4 sau
Bảng 4.4: Tính chất nước thải sau xử lý của Công Ty CP XNK Lâm Thủy Sản Bến Tre 3 quý gần đây
STT
Thông số
Đơn vị
Kết quả
Cmax,QCVN 11: 2008/BTCMT/ Cmax, QCVN 24: 200
Qúy 4 năm 2010
Qúy 1 năm 2011
Quý 2 năm 2011
1
pH
-
8
7,8
8,2
6-9
2
COD
mg/l
86
43,3
275,2
50
3
BOD5
mg/l
10
8,2
12
30
4
Chất rắn lơ lửng
mg/l
80
30,9
48
50
5
NTổng
mg/l
29
26
26,9
30
6
PTổng
mg/l
14,3
15,2
16,1
4,8
7
Tổng Coliform
MPN/100ml
6.800
9.300
5.900
3.000
(Nguồn: Công Ty CP XNK Lâm Thủy Sản Bến Tre)
Áp dụng Cmax: QCVN 24:2009/BTNMT Với chỉ tiêu Ptổng
Cmax = C x Kq x Kf .Do Q > 1000 nên Kf = 1.2 và Kq = 1
Qua kết quả phân tích thành phần nước thải về khía cạnh môi trường của Công Ty CP XNK Lâm thủy sản Bến Tre có 3/7 chỉ tiêu sau xử lý đạt chuẩn cho phép so sánh với QCVN 11:2008 /24:2009 BTNMT (cột A). Trong đó 4 chỉ tiêu không đạt là Nito( vượt 1,4 ÷ 1,6 lần), Photpho(vượt 3 ÷ 3,5 lần), Coliforms( vượt 1,96 ÷ 3,1 lần), COD( vượt 1,72 ÷ 5,504 lần )
Hiện trạng nước thải tại nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Ba Tri- Bến Tre
Nước thải
Bể tự hoại, hố gas
Bể thu gom và lọc rác
Bể điều hòa
Nước thải đã xử lý
Bể bùn
Chôn lấp
Bể UASB
Bể AF
Bể Aerotank
Container xử lý theo nguyên lý hợp khối và modul
Chế phẩm sinh học
Chế phẩm sinh học
Clorine
Sông Hàm Luông
Hình 4.27: Sơ đồ công hệ thống xử lý nước thải sản xuất của nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Ba Tri- Bến tre
(Nguồn: Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Ba Tri)
Hình 4.28: Bể điều hòa trong trạm xử lý nước thải của nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Ba Tri-Bến Tre
Thành phần của nước thải nhà máy chế biến thủy hải sản xuất khẩu Ba Tri-Bến Tre sau xử lý được trình bày trên bảng 4.5 như sau:
Bảng 4.5: Thành phần nước thải sau xử lý của Nhà máy chế biến thủy hải sản Ba Tri 3 quý gần đây
TT
Thông số
Đơn vị
Kết quả
Cmax,QCVN 11: 2008/BTCMT/ Cmax, QCVN 24: 2009
Quý 3 năm 2010
Quý 4 năm 2010
Quý 1 năm 2011
1
pH
-
6,31
6,96
6,60
6-9
2
COD
mgO2/l
128
39
48
50
3
BOD5
mgO2/l
35
10
29
30
4
Chất rắn lơ lửng
mg/l
41
27
38
50
5
Tổng Nitơ
mg/l
2,6
0,97
12
30
6
Tổng Photpho
mg/l
0,3
8,68
3,5
4,8
16
Tổng Colifom
MPN/100ml
930
2.500
2.100
3.000
(Nguồn: Nhà máy chế biến thủy hải sản Ba Tri)
Áp dụng Cmax: QCVN 24:2009/BTNMT với chỉ tiêu P tổng
Cmax = C x Kq x Kf .Do Q > 1000 nên Kf = 1.2 và Kq = 1
Dựa vào kết quả phân tích chất lượng nước thải của công ty so sánh với QCVN 11: 2008/QCVN 24: 2009 BTNMT cột (A) so sánh chất lượng nước thải của công ty sau xử lý đa phần nằm trong phạm vi cho phép tuy nhiên chỉ có chỉ tiêu COD, P vượt tiêu chuẩn. ( COD vượt 2,1 lần, Photpho tổng vượt 1,8 lần)
Nhận xét chung về hiện trạng nước thải tại các công ty khảo sát
Bảng 4.6: Mức độ ô nhiễm vượt quy chuẩn cho phép (lần)
STT
Thông số
Kết quả
Cmax,QCVN 11: 2008/BTCMT/ Cmax, QCVN 24: 2009
Công ty CP XNK thủy sản Bến Tre
Công ty CP thủy sản Bến Tre
Công ty CPXNK Lâm thủy sản Bến Tre
Nhà máy chế biến thủy sản Ba Tri
Qúy 1/2010
Quý 2/2010
Quý 1/2011
Qúy 4/2010
Quý 1 /2011
Quý 2 /2011
Qúy 4 /2010
Qúy 1 /2011
Quý 2/ 2011
Quý 3 / 2010
Quý 4 /2010
Quý 1 /2011
1
pH
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
6 - 9
2
COD
2,58
1,63
2,08
5,96
4,59
4,59
1,72
-
5,504
2,1
-
50
3
BOD5
3,5
1.6
1,3
2,44
2,16
2.16
-
-
-
-
-
30
4
SS
1,72
-
1,12
-
-
-
1,6
-
-
-
-
-
50
5
NTổng
3,67
-
30
6
PTổng
1,58
1,37
7.81
1,11
2,97
3,16
3,35
1,8
4,8
7
Tổng Coliform
2,06
1,83
1,83
2,26
3,1
1,96
3.000
Qua kết quả phân tích thành phần nước thải của các Công ty khảo sát so sánh với QCVN11:2008; 24:2009 BTNMT (cột A) cho thấy chất lượng nước thải sau xử lý đa số đều vượt quá phạm vi cho phép, thể hiện trên bảng 4.6.
Từ những kết quả trên cho thấy hiệu suất làm việc của hệ thống xử lý nước thải nhà máy đang áp dụng là chưa đạt hiệu quả. Với đặc trưng nước thải chế biến thủy hải sản có nồng độ ô nhiễm chất hữu cơ cao, chứa nhiều protein, chất béo, thành phần hữu cơ ở dạng keo, phân tán mịn, tạp chất lơ lững tạo độ màu, độ đục cao nên các nguyên nhân khiến hiệu quả xử lý không đạt quy định thường là do:
+ Giai đoạn xử lý cơ học không sử dụng song chắn rác tinh nên không loại bỏ được triệt để các chất rắn dạng thô, do vậy khi bể lắng làm việc không hiêu quả thì hàm lượng SS trong nước sau xử lý vẫn cao.
+ Giai đoạn xử lý hóa lý: Khi nước thải chế biến thủy hải sản là cá tra, cá basa…sẽ có nhiều dầu mỡ do vậy công đoạn tách chất béo khỏi nước thải có vai trò quan trọng. Để tách bớt chất béo, công trình được áp dụng hiệu quả nhất là tuyển nổi dãn áp có bổ sung chất keo tụ nâng cao hiệu quả tuyển nổi. Tuy nhiên trong các hệ thống xử lý nước thải đang áp dụng ở bốn nhà máy khảo sát, chỉ có hệ thống tại công ty CP XNK thủy sản Bến Tre và công ty CP thủy sản Bến Tre là có công trình tuyển nổi, nhưng hiệu xuất tách cặn và dầu mỡ ở bể này không cao do không sử dụng hóa chất kết hợp.
+ Giai đoạn xử lý sinh học: Do thành phần và tính chất của nước thải công nghiệp chế biến thủy sản, có đặc thù riêng so với các loại nước thải khác là chứa nhiều chất bẩn hữu cơ, mà thành phần chủ yếu là protein và chất béo nên COD, BOD5, SS, hàm lượng N... thường rất cao. Vì vậy, nếu các công trình trước xử lý sinh học không làm giảm được đáng kể một lượng chất hữu cơ thì các vi sinh vật trong bể xử lý sinh học dễ dàng bị chết hay ức chế hoạt động do hiện trạng “sốc tải trọng” rất hay xảy ra với loại nước thải mà thành phần đầu vào không ổn định và có nhiều thời điểm tăng cao đột biến. Ngoài ra trong nước thải chế biến thủy sản còn có hàm lượng clo dư từ quá trình rửa nhà xưởng nên làm ức chế và giảm hoạt động của vi sinh vật, như ở Công ty CPXNK Lâm thủy sản Bến Tre trong giai đoạn khảo sát thực tế chỉ số vi sinh vật sống và hoạt động trong bể xử lý hiếu khí đo được chỉ có 100 con dẫn đến quá trình xử lý sinh học không đạt hiệu quả.
+ Hầu hết các công trình xử lý nước thải đang sử dụng tại nhà máy bị xuống cấp, không được bảo trì và đầu tư cải tạo cụ thể thấy được như bể lọc được áp dụng ở Công ty CPXNK Lâm thủy sản Bến Tre, như 4.29
Hình 4.29: Bể lọc đang được áp dụng tại Công ty CPXNK Lâm thủy sản Bến Tre
Ngoài ra các nguyên nhân làm tăng lượng nước thải và nồng độ ô nhiễm là:
Hệ thống sử dụng nước hiện hữu của nhà máy là dùng vòi nước chảy trực tiếp để rửa nguyên liệu khi chế biến nên lượng nước sử dụng lãng phí, thất thoát rất nhiều.
Hệ thống đường ống cấp nước và thiết bị dùng nước thiết kế chưa hợp lý, bị xuống cấp hư hỏng dẫn đến thất thoát rò rỉ, lãng phí nước.
Phương thức vệ sinh nhà xưởng chưa hợp lý nên gây tốn rất nhiều nước.
Ý thức tiết kiệm nước của người lao động chưa cao.
Nguyên liệu chất lượng không cao khi qua các công đoạn chế biến thường có tỷ lệ phế liệu lớn với việc loại bỏ các phần cơ thịt dập nát, không đủ độ tươi, kích thước không đảm bảo, nội tạng vụn nát… Đây là nguyên nhân làm tăng các thành phần hữu cơ dạng keo, hòa tan trong nước thải do nguyên liệu bị thối rữa, vụn một phần từ các công đoạn chế biến.
Khí thải và mùi, độ rung, độ ồn
Nguồn phát sinh: ô nhiễm khí thải chủ yếu phát sinh tại khu vực phòng máy (máy phát điện dự phòng) và quá trình đốt nhiên liệu (đốt dầu) để sinh hơi trong khâu luộc nghêu sinh ra các khí: SOx, NOx, VOC, NH3. Hơi tác nhân làm lạnh có thể rò rĩ (NH3), khí chlorine trong quá trình khử trùng thiết bị, dụng cụ nhà xưởng, hơi xăng dầu từ các bồn chứa nguyện liệu, máy phát điện, nồi hơi,…cũng là những thành phần có thể gây tác động xấu đến môi trường không khí trong các nhà máy chế biến thủy hải sản.
Ngoài ra, các nhà xưởng chế biến luôn luôn có mùi hôi đặc trưng của nguyên liệu chế biến tôm, cá, nghêu, mùi hôi từ nơi chứa phế thải, vỏ nghêu,…
Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ phương tiện giao thông (xe chuyên dụng vận chuyển hàng trong nhà máy) và từ các hoạt động của các máy móc trong nhà máy như hệ thống máy nén, máy phát, trạm bơm, hệ thống xử lý nước thải, nước cấp…
Ô nhiễm nhiệt từ các lò hơi, nồi luộc, băng hấp tôm (nhiệt độ cao hơn ở các khu vực khác). Sau đây là một số hình ảnh được khảo sát từ thực tế của các công ty
Hình 4.30: Nồi hơi tại Công ty CPXNK Lâm thủy sản Bến Tre
là nguồn phát sinh khí ô nhiễm chủ yếu
Các biện pháp giảm thiểu tại nhà máy: Hiện tại, để hạn chế ô nhiễm từ mùi nguyên liệu, các công ty bố trí các quạt thông gió bên trong nhà xưởng nhằm khuyếch tán mùi hôi. Với khí thải lò hơi, chưa có nhà máy nào lắp đặt và vận hành thiết bị xử lý khí thải mà chỉ đơn giản pha loãng và phát tán khí ô nhiễm bằng ống khói.
Hình 4.31: Ống khói phát tán khí thải lò hơi của Công ty CPXNK Lâm thủy sản Bến Tre
Đối với phương tiện vận chuyển thì quy định không được nổ máy khi chưa di chuyển, các xe chở chất thải phải được che phủ nhằm hạn chế phát tán mùi hôi.
Ở khu vực lò hơi, trang bị chụp hút để hút nhiệt ra ngoài.
Với các biện pháp giảm thiểu đơn giản như trên, kết quả giám sát chất lượng định kỳ của các công ty khảo sát được thể hiện trong các bảng từ 4.7 đến 4.10 như sau:
Bảng 4.7: Kết quả giám sát mẫu khí thải tại nguồn Công ty CPXNK thủy sản Bến Tre
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả
Cmax;TCVN 5966:2009 (cột A)
Qúy I năm 2010
Qúy II năm 2010
Qúy I năm 2011
1
Nhiệt độ
OC
154
358
274
-
2
Lưu lượng
Nm3/h
Không đo
3500
Không đo
-
3
SO2
mg/Nm3
2100
2700
1400
1.200
4
NOx
mg/Nm3
680
430
480
800
5
CO
mg/Nm3
890
950
976
800
6
CO2
% V
14
14,4
15,3
-
7
Bụi
mg/Nm3
342
60
290
320
8
H2SO4
mg/Nm3
9,3
10
12
80
Vị trí 1: khu vực cấp đông -Vị trí 2: khu vực chế biến nghiêu
Vị trí 3: khu vực fillel - Vị trí 4: khu vực rửa
Bảng 4.8: Kết quả giám sát mẫu khí thải tại nguồn Công ty CP thủy sản Bến Tre
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả
QCVN 05-06: 2009/ 26: 2010/ BTNMT và TCVS- QĐ 3733/2002/ BYT
Qúy 4 năm 2010
Qúy 1 năm 2011
Qúy 2 măm 2011
VT1
VT2
VT 3
VT4
VT 1
VT2
VT3
VT4
VT 1
VT 2
VT3
VT 4
1
Độ ồn
dBA
72-74
82-83
69-71
82-84
60-62
64-65
63-64
68-69
81-82
75-76
66-69
73-75
-
< 85
2
Nhiệt độ
OC
25.2
28.6
29.6
28.0
26,5
29
28,5
28,5
-
-
31,0
31,5
-
< 32
3
Độ ẩm
%
67-68
79-80
76-77
77-78
67,8
67
70,8
0,28
-
-
67-69
60-70
-
< 80
4
SO2
mg/m3
0.16
0.42
0.48
0.35
0,16
0,23
0,24
0,11
0,16
0,22
0,27
0,28
0,35
5
5
NO2
mg/m3
0.09
0.18
0.15
0.11
0,09
0,1
0,08
2,0
0,115
0,122
0,130
0,180
0,2
5
6
CO
mg/m3
1.8
3.2
3.4
2.1
1,8
2,2
2,4
2,0
2,15
3,05
1,92
2,70
30
40
7
NH3
mg/m3
0.18
0.45
0.58
0.34
0,022
0,035
0,044
0,044
0,260
0,260
0,240
0,420
0,2
17
8
H2S
mg/m3
0.020
0.028
0.037
0.023
0,015
0,024
0,024
0,024
0,025
0,046
0,022
0,030
0,042
10
Vị trí 1: khu vực cấp đông -Vị trí 2: khu vực chế biến nghiêu -Vị trí 3: khu vực fillel - Vị trí 4: khu vực rửa
Bảng 4.9: Kết quả phân tích mẫu khí thải khu vực sản xuất Công ty CP XNK Lâm Thủy Sản Bến Tre
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả
TCVS 3733/2002/QĐ-BYT
Qúy 4 năm 2010
Qúy 1 năm 2011
Qúy 2 năm 2011
X1
X2
X1
X2
X1
X2
1
NO2
mg/m3
2,8
2,9
3,0
2,8
2,5
3
-
2
CO
mg/m3
19,5
22,4
19,8
21,6
19
20
40
3
SO2
mg/m3
2,03
1,76
3
2
2,4
2,2
10
4
Bụi
mg/m3
0,22
0,3
0,27
0,4
0,28
0,3
8
5
Nhiệt độ
oC
28,9
31
29
32
28
29
18-34
6
Độ ẩm
%
68,5
65
67
65
70
68
80
7
Ánh sáng
-
452
577
473
568
568
712
100-10.000
Ghi chú: X1 là khu vực bên trong xưởng 1 - X2 là khu vực bên trong xưởng 2
Về chất lượng không khí môi trường lao động: tất cả các chỉ tiêu đo kiểm điều đạt tiêu chuẩn môi trường lao động theo Tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ – BYT của Bộ Y Tế.
Bảng 4.10: Kết quả phân tích mẫu khí thải khu vực sản xuất của Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Ba tri- Bến Tre
STT
Thông số
Đơn vị tính
Kết quả
QĐ3733/2002/ QĐ-BYT
Quý 3 năm 2010
Quý 4 năm 2010
Quý 1 năm 2011
Điểm 1
Điểm 2
Điểm 3
Điểm 4
Điểm 5
Điểm 1
Điểm 2
Điểm 3
Điểm 4
Điểm 5
Điểm 1
Điểm 2
Điểm 3
Điểm 4
Điểm 5
1
Bụi tổng
mg/m3
0,16
0,24
0,35
0,11
0,07
0,06
0,16
0,07
0,11
0,10
0,13
0,21
0,12
0,14
0,11
20
2
SO2
mg/m3
0,092
0,082
0,109
0,052
0,050
0,105
0,080
0,133
0,120
0,065
0,072
0,061
0,069
0,065
0,022
10
3
NO2
mg/m3
0,017
0,060
0,036
0,030
0,024
0,098
0,064
0,099
0,083
0,041
0.051
0,037
0,049
0,047
0,007
10
4
Co
mg/m3
1,8
5,5
0,6
0,8
0,3
KPH
3,1
KPH
0,5
0,3
1,2
2,5
1,2
1,1
0,5
40
5
NH3
mg/m3
1,446
0.092
1,224
0,692
0,010
0,785
0,058
0,772
0,537
0,030
0,991
0,045
0,932
0,798
0,02
25
- Điểm 1: Khu sơ chế mực. Điểm 5: Kho thành phẩm
Điểm 2 : Phòng điều hành sản xuất.
Điểm 3: Khu sơ chế tôm.
Điểm 4: Kho nguyên liệu.
Qua kết quả phân tích và so sánh với Quyết định 3733-2002-BYT (Giới hạn cho phép trong không khí vùng làm việc tối đa (mg/m3)) thì hầu hết các thông số phân tích tại các điểm thu mẫu đều đạt theo quy định.
Nhưng đối với kết quả giám sát mẫu khí tại nguồn của Công ty CPXNK thủy sản Bến Tre thì nồng độ SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép là 2,25 lần.
Nguyên nhân là từ các chất ô nhiễm trong quá trình đốt dầu hoạt động nồi hơi, theo công thức của tổ chứa Y tế thế giới (WHO) thì cứ đốt 1 kg dầu F.O hay DO sẽ phát sinh lượng khí thải lượng khí thải là :
Vc20 ≈ 11,5 m3/kg ≈ 13,8 kg khí thải/ 1kg dầu
Nhu cầu sử dụng nhiên liệu trong quá trình sản xuất của các công ty khảo sát trung bình là: 15.733 lít/tháng tương đương 12.743,73kg/tháng (1 lít dầu nặng 0.81kg)
Vậy lượng khí thải phát sinh ước tính là 12.743,73 x 11,5 = 14.655.289 m3 khí/tháng.
Khi đốt dầu F.O hay DO trong điều kiện cháy tốt thì trung bình thải ra 5217 – 7000 mg SO2/m3 khí thải (theo Giáo trình tính toán kỹ thuật nhiệt lò hơi công nghiệp, tập 1, NXB: KH- KT, Hà Nội, 1985).
Như vậy nồng độ SO2 trung bình thải ra môi trường ước tính là: 14.655.289 x 5217 = 764.566.453,2 mg/tháng
Với khối lượng khí SO2 thải ra tương đối lớn nhưng hiện tại các công ty thuộc khu vực khảo sát chỉ áp dụng biện pháp giảm thiểu tại nguồn bằng phương pháp khuyếch tán, pha loãng chứ không có biện pháp xử lý và thu hồi khí thải. Nếu các công ty không có biện pháp để khắc phục mà vẫn tiếp tục thải ra môi trường thì tác hại không nhỏ đối với con người và môi trường xung quanh.
CHƯƠNG V
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI BẾN TRE
5.1. Các công cụ về kỹ thuật
5.1.1. Cải tạo hệ thống xử lý nước thải hiện hữu để xử lý nước thải đạt mức yêu cầu
Trước những tác động của các nhà máy đến môi trường được trình bày ở chương 4 thì có thể thấy trong ngành chế biến thủy hải sản, tác động từ nước thải là vấn đề được quan tâm hơn cả. Để hạn chế ảnh hưởng của nước thải sản xuất đến môi trường cũng như đến sức khỏe con người, cần thực hiện trước tiên là cải tạo hệ thống xử lý hiện hữu để nước thải ra môi trường đạt QCVN 11:2008 là điều kiện bắt buộc trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Việc xử lý nước thải đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn cũng như chi phí vận hành thường xuyên. Như đánh giá ở chương 4, qua khảo sát, các nhà máy đã xây dựng và đang vận hành hệ thống xử lý nước thải thì nhìn chung hệ thống chưa đạt hiệu quả, phần lớn do bể sinh học làm việc không ổn định và thiếu cụm xử lý hóa lý trước xử lý sinh học nhằm loại bỏ một phần các hợp chất chứa phospho, dầu mỡ, các chất hữu cơ khác (COD, BOD5). Từ thực tế đó, có thể đề xuất sơ đồ công nghệ xử lý nước thải hoàn chỉnh hơn cho các nhà máy chế biến thủy hải sản như sau:
Nước thải
SCR 16 mm
Bể gom
SCR 5 mm
Bể điều hòa
SCR 1 mm
Sục khí Nước tách bùn
Bể tuyển nổi
Nước hòa Cặn
khí cao áp váng nổi
Bể Aerotank
Bể nén bùn
Sục khí
Bùn tuần
hoànBể lắng
Bùn dư
Máng trộn
Clo Bùn đặc
Máy lọc ép băng tải
Nguồn tiếp nhận
Bùn khô
dạng bánh
Hình 5.1: Sơ đồ quy trình công nghệ x ử lý nước thải chế biến thủy sản đề xuất
Vai trò của các công trình đơn vị:
Song chắn rác và lưới chắn rác: Song chắn rác với kích thước lớn, khe hở giữa hai song liền nhau là 16 mm có tác dụng giữ lại các chất rắn thô kích thước lớn hơn 16 mm như vỏ tôm, vây cá, đuôi cá… có trong nước thải nhằm tránh nghẹt đường ống, mương dẫn hay hư hỏng bơm. Rác được tập trung lại, đưa đến bãi rác hoặc làm thức ăn gia súc. Lưới chắn rác 5mm và 1mm tiếp tục giữ lại các chất có kích thước lớn hơn 1 mm không bị giữ lại bởi song chắn rác như đầu, râu mực, những mảnh thịt vụn, vảy cá… Những chất này có hàm lượng hữu cơ khá cao, chứa một lượng đạm không nhỏ do đó có thể thu gom lại để làm thức ăn gia súc.
Bể gom: Bể gom đặt chìm dưới mặt đất, có tác dụng tập trung, thu gom nước thải từ các nguồn trong nhà máy để tiếp chuyển lên bể điều hòa nhờ bơm.
Bể điều hòa: Do tính chất nước thải thay đổi theo từng giờ sản xuất, từng mùa, phục thuộc vào loại nước thải theo từng công đoạn, từng loại sản phẩm nên bể điều hòa có nhiệm vụ là điều hòa, ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải, duy trì dòng vào gần như không đổi cho các công trình đơn vị phía sau. Nhờ đó mà giảm kích thước thiết bị và khắc phục được những vấn đề vận hành do sự dao động lưu lượng hay quá tải, nâng cao hiệu suất của các quá trình sau.
Bể tuyển nổi: Có chức năng loại bỏ các chất lơ lững nặng lắng xuống đáy bể đồng thời loại bỏ phần lớn các hạt dầu mỡ nhỏ tan trong nước và các chất lơ lững nhẹ khác nhờ dòng khí cao áp kéo lên bề mặt.
Bế Aerotank: Nước thải sau khi qua bể tuyển nổi đã giảm một phần hàm lượng các chất hữu cơ nên được dẫn đến bể Aerotank. Trong bể Aerotank các vi sinh vật hiếu khí tiêu thụ các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải để tăng trưởng. Hỗn hợp nước và bùn hoạt tính được dẫn sang bể lắng đợt 2.
Bế lắng đợt 2: Nhiệm vụ của bể lắng đợt 2 là lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải, phần nước trong đưa qua máng trộn. Lượng bùn lắng một phần tuần hoàn trở lại bể Aerotank, phần còn lại đưa vào bể nén bùn.
Máng trộn: Với nhiệm vụ xáo trộn, khuếch tán đều hóa chất khử trùng vào nước thải, máng trộn được xây dựng theo kiểu vách ngăn, khuấy trộn bằng thủy lực. Đây là công trình dùng để nước thải và clorua vôi có đủ thời gian tiếp xúc 30 phút nhằm tiêu diệt các loại vi trùng gây bệnh trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Bể nén bùn: Độ ẩm của các loại bùn sinh ra rất cao (» 95% ). Do đó bể nén bùn có chức năng làm tăng nồng độ bùn, loại bỏ một phần nước ra khỏi hỗn hợp nhờ hệ thanh dọc khuấy nhẹ khối bùn, nước trào lên trên làm cho cặn đặc hơn. Từ đó mà khối lượng bùn phải vận chuyển hay công suất yêu cầu của máy lọc ép băng tải sau đó được giảm đi.
Máy lọc ép băng tải: Máy lọc ép băng tải làm việc theo nguyên tắc lọc trọng lực một lần nữa làm giảm độ ẩm của bùn, để nồng độ bùn đạt 15 – 25%. Bùn ra khỏi máy lọc ép băng tải có dạng bánh, dễ dàng vận chuyển đi nơi khác, phù hợp cho san lấp, bón phân, không gây ô nhiễm môi trường.
Bể tuyển nổi trong quy trình là một điểm đáng lưu ý. Nước thải thủy sản vốn dĩ chứa nhiều cặn vụn dễ lắng và các chất béo (mỡ cá, dầu chiên rán…) là 2 trở ngại chính trong quá trình vận hành UASB, bể tuyển nổi khí hòa tan kết hợp với lắng giải quyết được đồng thời 2 trở ngại này trong khi bể lắng thông thường không giải quyết được trọn vẹn. Bể tuyển nổi có những ưu điểm nổi bật như vốn đầu tư và chi phí vận hành không lớn, thiết bị đơn giản, có độ lựa chọn các tạp chất, tốc độ quá trình tuyển nổi cao hơn quá trình lắng và có khả năng cho bùn cặn có độ ẩm thấp hơn.
5.1.2 Đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn mà các nhà máy chế biến thủy hải sản nên quan tâm thực hiện
Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là thay vì bị thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm. Để đạt được điều này cần phải phân tích một cách chi tiết và hệ thống trình tự vận hành cũng như thiết bị sản xuất hay yêu cầu một Đánh giá về sản xuất sạch hơn.
Sản xuất sạch hơn có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, lớn hay bé, tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, nước nhiều hay ít. Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có tiềm năng giảm lượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ từ 10-15%. Kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng sản xuất sạch hơn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn cả lợi ích về mặt môi trường. Các lợi ích này có thể tóm tắt như sau:
Cải thiện hiệu suất sản xuất.
Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn.
Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị.
Giảm ô nhiễm.
Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải;
Tạo nên hình ảnh về Doanh Nghiệp tốt hơn, do đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Cải thiện sức khoẻ nghề nghiệp và và an toàn cho các nhân làm việc trong Doanh Nghiệp.
Từ những thực tế khảo sát được và thấy được lợi ích của việc sản xuất sạch hơn, giải pháp hiệu quả đề xuất cho các nhà máy chế biến thủy hải sản tạị tỉnh Bến Tre là áp dụng chương trình Sản xuất sạch hơn (SXSH) trong sản xuất cho Công ty thuộc khu vực khảo sát. Hiện tại, các công ty này chỉ mới đạt được ISO 9001:2008 và chỉ đáp ứng được các yêu cầu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn hiện hành của ngành thủy sản Việt Nam (tương đương với các Quy định số: 852/2004/EC, 853/2004/EC của Hội đồng Châu Âu và quy định về GMP, SSOP, HACCP, của Cục Quản lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ tại 21CFR 110, 123) trong quá trình sản xuất và sản phẩm. Thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn sẽ giúp cho công tác quản lý theo ISO 14001 dễ dàng hơn. Ngoài ra, áp dụng các giải pháp SXSH còn giúp nhà xưởng được bố trí hợp lý hơn, đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ, môi trường làm việc cũng được cải thiện rõ rệt, sức khỏe người lao động được đảm bảo tốt hơn. Một số giải pháp thuộc chương trình SXSH mà các nhà máy có thể dễ dàng thực hiện gồm:
+ Thay thế mặt bàn phẳng thành mặt bàn nghiêng
Mặt bàn phẳng trong quá trình sản xuất của các nhà máy trong khu vực khảo sát gây tốn nhiều nước để rữa hơn mặt bàn nghiêng, do vậy cần xem xét thiết kế và thay thế mặt bàn phẳng bằng mặt bàn hơi nghiêng (10o) để trong quá trình chế biến, các chất nhớt, máu, mỡ… thu gom dễ hơn và nhanh hơn, khi xịt nước để rửa mặt bàn thì với mặt bàn có độ dốc, nước sẽ trôi nhanh và sạch hơn nên tiết kiệm được nước, giảm bớt lượng nước thải phát sinh.
+ Cải tạo hệ thống thoát nước trong phân xưởng nhằm thu hồi mỡ cá.
Đa số các công ty trong phân xưởng có hệ thống cống ngầm để thoát nước thải, sau đó chảy vào hố ga trong phân xưởng và tập trung ở hố gom bên ngoài phân xưởng chế biến. Do nước thải từ quá trình chế biến có rất nhiều mỡ, đóng bám trên hệ thống cống ngầm gây tắc nghẽn. Do vậy nên thay thế cống ngầm bằng cống nổi trong phân xưởng nhằm thu gom triệt để các cặn mỡ trên mặt cống và phân công công nhân thu hồi mỡ tại hố thu nước thải bên ngoài xưởng. Việc thực hiện giải pháp cho phép thu hồi được nhiều cặn mỡ hơn, giảm chi phí thông cống hàng tháng, giảm chi phí hóa chất khử mùi hôi do các chất béo phân hủy sinh học, giảm mùi hôi cho môi trường xung quanh, cải thiện vệ sinh cho phân xưởng chế biến; giảm tải lượng các chất mỡ, ô nhiễm trong nước thải.
+ Sử dụng vòi phun áp lực cao bằng nước và khí nén kết hợp thay vì rửa sàn nhà bằng xô chậu trong vệ sinh nhà xưởng.
Trong quá trình vệ sinh nhà xưởng, lượng nước sử dụng thường rất lớn, gây lãng phí nước và đồng thời tạo gánh nặng cho hệ thống xử lý nước thải. Vì vậy nên sử dụng vòi phun áp lực cao bằng nước và khí kết hợp thay vì dùng xô, chậu chùi rửa sàn nhà nhằm tiết kiệm tối đa lượng nước rửa, mà vẫn đảm bảo vệ sinh cho khu vực chế biến.
+ Bố trí khay đựng phụ phẩm, lưới chắn để thu hồi phụ phẩm:
Phụ phẩm trong quá trình chế biến bao gồm vỏ, đầu, tôm; vây vảy, nội tạng cá; da, mai mực…Trong quá trình chế biến, nếu không thu hồi triệt để, các phụ phẩm có thể rớt xuống sàn nhà, trôi vào hệ thống cống thoát nước, làm thất thoát phụ phẩm thu hồi được. Mặt khác phế phẩm thất thoát nhiều có thể làm tắc nghẽn cống, tăng hàm lượng các chất hữu lơ lững và chất hữu cơ trong nước thải, từ đó gián tiếp làm tăng chi phí xử lý nước thải hoặc không thể xử lý nước thải đạt mức thiết kế. Vì thế đưa ra một số biện pháp có thể cải thiện lượng phụ phẩm thu hồi mà các Doanh Nghiệp dễ dàng làm được: phân công người thu gom vụn nguyên liệu (định kì 1h thu gom 1 lần); đặt lưới chắn ở đầu mỗi miệng cống thoát nước; thường xuyên thu hồi lượng chất thải rắn tại đó. Như vậy sẽ làm giảm đáng kể hàm lượng các chất hữu cơ phân hủy trong nước thải, từ đó có thể giảm tải cho hệ thống xử lý nước thải.
Các giải pháp hạn chế ô nhiễm và tiếng ồn.
Nhằm hạn chế tối đa các tác động về khí thải, tiếng ồn trong hoạt động sản xuất của nhà máy, một số giải pháp cụ thể sau nên được thực hiện:
+ Thường xuyên bảo dưỡng các phương tiện máy móc.
+ Xử lý mùi tanh bằng cách chọn lựa nguyên liệu đủ tươi, lạnh và sạch, trang thiết bị dụng cụ sạch sẽ, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp khu vực sản xuất.
+ Luôn đảm bảo vệ sinh thông thoáng nhà xưởng, khơi thông cống rãnh không để ứ đọng nước.
Việc sử dụng hóa chất khử trùng tẩy rửa cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí khu vực sản xuất và xung quanh. Vì vậy cần chú ý: thiết kế phòng vệ sinh thiết bị, dụng cụ riêng, biệt lập, hoặc dùng bơm hút, quạt hút khí thải ra ngoài, tránh khuếch tán ra nơi có nhiều công nhân làm việc. Sử dụng hóa chất đúng liều lượng, đúng quy cách và phải được quản lý chặt chẽ.
Giảm thiểu tiếng ồn
Tiếng ồn chủ yếu phát ra từ các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị hoạt động, để giảm tiếng ồn cần chú ý: đầu tư đổi mới các phương tiện vận chuyển, sử dụng đá vảy thay vì đá cây để làm lạnh; sử dụng nguyên liệu đúng với chủng loại phương tiện vận chuyển.
Giảm thiểu tác động tới môi trường làm việc, sức khỏe công nhân:
Cải thiện điều kiện làm việc và môi trường lao động của công nhân trong nhà máy là một vấn đề lớn, do đặc thù của ngành nghề sản xuất nên những người lao động trong khu vực CBTS thường xuyên phải chịu tác động của các yếu tố vi khí hậu, vật lý, hóa học… các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng sức khỏe và sự phát sinh bệnh tật của người lao động. Những bệnh xuất hiện phổ biến của công nhân như: viêm da đầu chi, loét kẽ, ngón, bàn tay chân, cước đầu chi, viêm quanh móng, nấm móng.
Với những đặc trưng nghề nghiệp trong sản xuất, chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng, tác động tiêu cực do môi trường làm việc gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân:
Tổ chức lao động hợp lý, bố trí ca tránh kéo dài thời gian lao động nhiều giờ để người lao động có thời gian phục hồi sức khỏe.
Tăng cường thông thoáng cho các khu làm việc như: giảm nồng độ hơi khí độc, giảm độ ẩm không khí bằng các biện pháp kỹ thuật như tăng số lượng quạt thông gió.
Tăng cường độ chiếu sáng cho các bàn chế biến, đặc biệt khu định hình, khu vận hành máy lạnh, kho bảo quản thành phẩm, hành lang nhằm khắc phục thiếu ánh sáng ảnh hưởng đến mắt.
Những lao động trực tiếp bị mắt các bệnh ngoài da, bệnh nghề nghiệp đặc trưng cần được nghỉ ngơi chữa khỏi mới tiếp tục làm việc; thường xuyên tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ; đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho các lao động trong các thời điểm tăng ca, tăng giờ.
Đặc biệt tăng cường các trang thiết bị bảo hộ lao động đặc dụng cho công nhân làm việc trực tiếp ở những nơi tiếp xúc nhiều với các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, sức khỏe.
+ Quy định các thao tác, các bước tiến hành trước khi vào phân xưởng; quy định thao tác trong sản xuất; quy định các quy phạm trong sản xuất các loại mặt hàng. Cán bộ, công nhân viên đều phải tuân thủ nghiêm túc các quy định này.
Có chính sách thưởng, tăng lương cho cán bộ công nhân viên đưa ra những ý kiến đóng góp hay nhằm giảm thiểu ô nhiễm trong sản xuất.
+ Quy định trách nhiệm của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công ty phải giữ gìn sạch sẽ cho nơi làm việc, phòng thay đồ, nơi nghỉ ngơi, cảnh quan xung quanh... Phải biết nhắc nhở nhau giữ vệ sinh theo quy định, không xả rác bừa bãi.
5.1.3 Hoàn thiện chương trình Giám sát môi trường cho các nhà máy
Mục tiêu của chương trình giám sát môi trường
Mục tiêu của chương trình giám sát môi trường của nhà máy là thu thập một cách liên tục các thông tin về sự biến đổi chất lượng môi trường, để kịp thời phát hiện những tác động xấu đến môi trường của dự án và đề xuất các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm chất lượng nước và khí thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả vào nguồn nước và vào môi trường không khí theo quy định của QCVN hiện hành.
Nội dung của chương trình giám sát môi trường
Nội dung của chương trình giám sát môi trường bao gồm:
Giám sát chất thải: giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng của các dòng thải phát sinh từ nhà máy bao gồm: khí thải, tiếng ồn, nước thải ( giám sát như hiện tại) và chất thải rắn: giám sát có tách riêng chất thải rắn nguy hại (lưu trữ và xử lý đúng quy định), chất thải rắn sinh hoạt.
Giám sát chất lượng môi trường xung quanh bao gồm môi trường không khí, nên thường xuyên giám sát khí tại nguồn (hiện tại tất các công ty khảo sát không thực hiện chương trình giám sát), môi trường nước và môi trường đất.
Công ty nên phối hợp với các cơ quan chuyên ngành môi trường như Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bến Tre, công ty Môi trường đô thị, phòng Tài nguyên Môi trường các huyện Ba Tri, Châu Thành, thực hiện tốt chương trình quan trắc, giám sát tối thiểu ba tháng/lần. Số liệu các thông số giám sát phải được lưu lại để tiện theo dõi và đánh giá các diễn biến chất lượng môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng kiểm tra định kỳ cũng như đột xuất.
Ngoài các công tác giám sát trên còn phải thực hiện các công tác kiểm tra sức khỏe và kiểm tra y tế định kỳ cho cán bộ, công nhân viên trong công ty cũng như người dân khu vực xung quanh để phát hiện kịp thời các dịch bệnh có thể xảy ra.
5.2 Các công cụ quản lý
5.2.1 Biện pháp chính sách pháp luật
Để thực hiện tốt các chính sách về mặt môi trường, tỉnh Bến Tre cần có thêm cán bộ chuyên trách về mặt môi trường và nên tổ chức thanh tra đột xuất và thường xuyên hơn nữa các công ty sản xuất trên địa bàn tỉnh Bến Tre nói chung và ngành chế biến thủy sản trên địa bàn nói riêng về công tác môi trường.
Triệt để thực hiện nội dung quy định Luật bảo vệ môi trường
Thường xuyên bổ sung các văn bản dưới Luật trong đó phải quy định các biện pháp chế tài, tiền đối với các hành động vi phạm Luật Bảo vệ môi trường. Mức phạt thực sự mang tính răn đe và khiến các cơ sở vi phạm Luật Bảo vệ môi trường khó khăn để duy trì hoạt động nếu như không thực thu nghiêm túc Luật.
Trong luật Doanh nghiệp, nên bổ sung chi tiết về trường hợp chấm dứt hoạt động của Doanh nghiệp nếu vi phạm nghiêm trọng về môi trường.
Mặc dầu được soạn thảo và ban hành khá nhiều nhưng khi áp dụng Luật Bảo vệ môi trường còn bộc lộ hàng loạt nhược điểm như: như các văn bản pháp luật không nhất quán, không được sắp xếp theo quan điểm hệ thống được định trước và phải tuân thủ: nhiều quy định chưa chặt, có điểm lạc hậu và nhìn chung, khó có thể thực hiện được trên thực tế. Do đó khi ban hành Luật Bảo vệ môi trường cần đi đôi với thực tế.
Công tác bảo vệ môi trường rất quan trọng, không thể thiếu trong các hoạt động sản xuất. Do vậy cần có các quy định thật cụ thể và bắt buộc, cần thiết trong mỏi công ty phải có một bộ phận chuyên trách về môi trường. Để công tác bảo vệ môi trường đạt được hiệu quả cao cần thiết phải ban hành các chính sách, các quy định có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ việc bảo vệ môi trường của mọi người trong công ty.
5.2.2 Biện pháp quản lý bằng công cụ kinh tế
Khuyến khích công nhân thực hiện “sản xuất giỏi, sản xuất vệ sinh, sản xuất tiết kiệm” bằng chế độ lương thưởng, hợp lý nhằm tăng năng suất lao động, tiết kiệm nước rửa, tiết kiệm nguyên liệu chế biến, không để phế phẩm, sản phẩm rơi vãi xuống sàn nhà.
Công ty nên có biện pháp xử lý phù hợp đối với công tác bảo vệ môi trường như: đánh dấu vào sổ chấm công để trừ lương tùy theo số lần nhắc nhở và mức độ vi phạm của công nhân cả trong và ngoài phân xưởng sản xuất về các lỗi; xả rác, khạc nhổ bừa bãi, thiếu ý thức vệ sinh chung
Có thể áp dụng các lệ phí hành chính và xử phạt vi phạm hành chính đối với các công ty vi phạm Luật Bảo vệ môi trường. Hiện tại mức phạt đối với các Doanh nghiệp chỉ quy đinh mức cao nhất không quá 100 triệu đồng và thông thường chỉ ở mức 20-50 triệu đồng, do đó Doanh nghiệp sẵn sàng chị phạt mà không muốn đầu tư thiết bị xử lý môi trường trị giá hàng tỷ đồng.
Có thể giảm thuế trong một thời gian cho các Doanh nghiệp thực hiện tốt công tác Bảo vệ môi trường.
Địa phương nên có hình thức cho các Doanh nghiệp vay vốn ưu đải để đầu tư xây dựng các hạng mục Bảo vệ môi trường.
Ngoài ra Uỷ ban Nhân Dân - Sở tài nguyên môi trường tỉnh Bến Tre kết hợp tiếng hàng thu phí môi trường của các công ty dựa trên mức độ ô nhiễm thành phần ô nhiễm và công xuất sản xuất của nhà máy đó. Việc thu phí phải được công khai và công bố một cách rõ ràng. Số tiền thu được từ phí môi trường này chỉ dùng cho việc giám sát quản lý hành chính đối với môi trường, không được dùng cho mục đích xây dựng hay đầu tư cho các hạng mục khác. Có thể lập nên các quỷ môi trường để hỗ trợ cho các công ty trong việc xây dựng hệ thống cải tạo môi trường hay thực hiện sản xuất sạch hơn.
5.2.3 Biện pháp đào tạo, nâng cao nhận thức
Các ban ngành đoàn thể trên địa bàn tỉnh Bến Tre, như Đoàn Thanh Niên, Sở Tài Nguyên Tỉnh - Phòng Tài Nguyên & Môi trường các huyện cần kết hợp Sở Văn hoá Thông tin, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo Dục... để phổ cập các kiến thức bảo vệ môi trường cho các cán bộ nhân viên trong nhà máy.
Tổ chức các chương trình văn nghệ kết hợp với việc tuyên tuyền, tập huấn, hội thảo nhằm phổ biến các kiến thức về môi trường và phản ánh kịp thời các phản hồi của cộng đồng.
Tích cực tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức nhằm nâng cao năng lực hoạt động của đội SXSH. Đồng thời có những đầu tư thỏa đáng cho việc phát triển nguồn lực phù hợp với sự hoàn thiện liên tục của các giải pháp SXSH.
Tổ chức các lớp tập huấn cho người lao động để nâng cao trình độ hiểu biết, ý thức trách nhiệm trong duy trì thực hiện tốt chương trình SXSH cũng như các vấn đề về Bảo vệ môi trường.
Từ đó dần thực hiện việc hoàn thiện kỹ thuật thông qua việc nhập các công nghệ chế biến hải sản tiên tiến của nước ngoài nhằm hạn chế ô nhiễm các nguyên liệu và hóa chất độc hại.
+ Khuyến khích các công ty đặc biệt là công ty chế biến thủy hải sản phấn đấu để đạt được danh hiệu Nhãn sinh thái (hay gọi là nhãn xanh, nhãn môi trường) là các nhãn của sản phẩm, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về sự thân thiện với môi trường . “Nhãn sinh thái” sinh thái là một sự khẳng định uy tín của sản phẩm và của nhà sản xuất. Vì thế các sản phẩm có nhãn sinh thái thường có sức cạnh tranh cao và giá bán ra thị trường cũng cao hơn các sản phẩm cùng loại. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có 5% sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ là có đủ tiêu chuẩn dán nhãn sinh thái và chưa có tổ chức đánh giá và cấp nhãn sinh thái chính thức. Việc áp dụng nhãn sinh thái hiện đang trong giai đoạn khuyến khích chứ chưa có quy định bắt buộc, cũng như chưa có tiền lệ dán nhãn sinh thái sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, trong chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có nội dung phấn đấu đến năm 2020, 100% sản phẩm hàng hóa xuất khẩu (có nhu cầu) và 50% hàng hóa tiêu dùng nội địa (thuộc đối tượng cấp nhãn) của Việt Nam sẽ được ghi nhãn sinh thái theo tiêu chuẩn ISO 14024. Đây là cơ sở và định hướng quan trọng để các doanh nghiệp phấn đấu vì một nền sản xuất sạch và cho ra đời các sản phẩm hàng hóa an toàn.
Nhãn sinh thái này được áp dụng thí điểm từ 2009 và dự kiến 2011 sẽ mở rộng trên toàn quốc và do Tổng Cục Môi trường cấp. Chính gì những điếu này các công ty trong ngành thủy hải sản nên có những hướng đi và cùng ngồi lại với nhau để bàn bạc và đưa ra các giải pháp để các sản phẩm luôn đứng vững trên thị trường trong nước và thế giới.
CHƯƠNG VI
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận
Sau thời gian khảo sát hiện trạng môi trường tại một số nhà máy chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre, có thể rút ra một số kết luận như sau:
- Nhìn chung, tại bốn nhà máy thuộc khu vực khảo sát trong quá trình hoạt động nhà máy đã gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước chứa hàm lượng lớn các chất hữu cơ, các hợp chất của N, P và các vi sinh vật gây bệnh. Sự ô nhiễm này do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là sử dụng công nghệ lạc hậu và chưa trang bị hệ thống xử lý đúng kỹ thuật.
- Các công ty sản xuất thủy hải sản hầu như chưa quan tâm đến việc xử lý khí thải tại nguồn.
- Vần đề môi trường chưa được quan tâm đúng mức, cán bộ chuyên trách môi trường tại các nhà máy không có chuyên môn, vận hành hệ thống theo kiểu đối phó
- Vì vậy công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại các công ty chế biến thủy hải sản cần phải thắt chặc hơn và hoàn thiện hơn.
6.2 Kiến Nghị
Các giải pháp bảo vệ môi trường cho nhà máy cần tập trung trước hết vào những biện pháp SXSH. Theo nghiên cứu, chỉ cần áp dụng các giải pháp SXSH ở mức độ đơn giản thì sẽ giảm được ít nhất 30% tải lượng các chất ô nhiễm và tiết kiệm được 20% nguyên liệu và năng lượng. Các công ty cần phấn đấu hơn nữa để thực hiện ISO 1400 và duy trì tiêu chuẩn an toàn vệ sinh trong chế biến thủy sản.
Tuy nhiên, ngay cả khi áp dụng triệt để các biện pháp SXSH thì nhà máy vẫn phải áp dụng các giải pháp xử lý cuối, đặc biệt là các giải pháp về xử lý nước thải.
Đào tạo cán bộ môi trường, mỗi nhà máy ít nhất phải có 1 cán bộ môi trường, không theo kiểu kim nhiệm. Để thực hiện tốt các chính sách về mặt môi trường, tỉnh Bến Tre cần tang cường cán bộ chuyên trách về mặt môi trường và nên tổ chức thanh tra đột xuất và thường xuyên hơn nữa các công ty sản xuất về công tác môi trường.
Chính quyền địa phương cần có biện pháp di dời các các công ty nằm trong khu vực cư dân, những côn ty công nghiệp gây ô nhiễm nằm xen trong khu dân cư cần phải di dời vào các khu công nghiệp (KCN).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo giám sát môi trường của Công ty CP XNK Lâm Thủy Sản Bến Tre
Báo cáo giám sát môi trường của Công ty CP thủy sản Bến Tre
Báo cáo giám sát môi trường taocủa Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Ba Tri
Báo cáo giám sát môi trường của Công ty CP XNK thủy sản Bến Tre.
Bộ thủy sản, (2000). Báo cáo Cơ sở khoa học của việc xây dựng quy chế bảo vệ môi trường trong công nghệp Chế biến thủy sản, Hà Nội.
Bộ thủy sản, (2003), báo cáo hiện trạng môi trường ngành thủy sản 2002.
Báo cáo tổng hợp dự án” Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2006 đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”
Dự án cải thiện chất lượng và xuất khẩu thủy sản, (2001). Đánh giá sản xuất sạch hơn trong chế biến cá. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Thị Lệ Diệu, (1997). Nguyên liệu thủy sản, Nhà xuất bản nông nghiệp.
Số liệu quan trắc của tỉnh Bến Tre.
Rapid Environ Mental Assessment, WHO, 1999
Sở thủy sản Bến Tre
Hoàng Huệ, Trần Đức Hạ, (2002), Xử lý nước thải. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.
Giáo trình tính toán kỹ thuật nhiệt lò hơi công nghiệp, tập 1, NXB: KH- KT, Hà Nội, 1985
Hiện trạng môi trường công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bến Tre- Trung Tâm kỹ thuật Môi trường- CEE