Để công tác quản lý môi trường thành phố Qui Nhơn đạt được hiệu quả đòi hỏi phải có những nổ lực hết sức cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, các Đồng thời việc quản lý cần phải đặt ưu tiên cao nhất cho cách phòng ngừa các rủi ro và tác động tiêu cực đến môi trường. Tuy nhiên cách quản lý này có thể phải đòi hỏi một sự đầu tư ban đầu khá lớn, song hiệu quả mà nó mang lại lâu dài là rất lớn. Do đó việc cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn một giải pháp phù hợp với tình hình thực tế là rất cần thiết.
Các nhà quản lý cần phải đặt ra cho mình một mục tiêu phải đạt được đối với công tác quản lý môi trường tại khu đô thị mình, đồng thời phải hỗ trợ cho nhà đầu tư thể hiện mối quan tâm của mình đến vấn đề bảo vệ môi trường
Mô hình khu đô thị sinh thái là một giải pháp lý tưởng cho vấn đề quả lý môi trường tại các khu đô thị. Tuy nhiên để tổ chức thực hiện tốt mô hình quản lý này trước mắt cần phải quản lý tốt vấn đề chất thải tại nguồn phát sinh.
83 trang |
Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 962 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường thành phố Qui Nhơn tỉnh Bình Định nhằm xây dựng các giải pháp quản lý môi trường theo hướng khu đô thị sinh thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu tấn/năm; quy mô diện tích đất 25 ha.
- Cảng Thị Nại hiện hữu là cảng tổng hợp địa phương được cải tạo, nâng cấp đạt khoảng 0,5 - 0,6 triêụ tấn/năm, quy mô diện tích đất 4 ha.
- Cảng Nhơn Hội (phía Đông đầm Thị Nại) là cảng tổng hợp và container, được xây dựng mới, có công suất đạt khoảng 11 triệu tấn/năm, quy mô diện tích đất khoảng 90 ha.
* Các công trình đầu mối, khu vực xử lý rác và nghĩa địa:
Có quy mô diện tích là 216 ha.
6.1.5.2. Quy hoạch kiến trúc và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên:
- Khu đô thị trung tâm (đô thị cũ) cần mang đậm nét của phong cách kiến trúc thành phố ven biển với những trục không gian chủ đạo hướng ra biển.
- Khu phía Bắc (Nhơn Bình - Nhơn Phú) cần thể hiện rõ là khu vực mang đặc trưng sinh thái cửa sông, biển. Không gian đặc trưng là không gian của các loại nhà vườn, biệt thự kết hợp với các khu cây xanh và du lịch sinh thái.
- Khu phía Tây (Khu Phú Tài thuộc phường Trần Quang Diệu, phường Bùi Thị Xuân) là khu vực tập trung các xí nghiệp công nghiệp, không gian kiến trúc phù hợp là sự kết hợp các khu ở chung cư cao tầng hiện đại với các khu cây xanh và các xí nghiệp công nghiệp sạch ít gây ô nhiễm.
- Khu Nhơn Hội - bán đảo Phương Mai là khu vực xây dựng mới có cơ cấu và hình thái phát triển không gian thành phố vườn, với những trục không gian chủ đạo hướng ra đầm Thị Nại.
6.1.6. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
6.1.6.1. Về giao thông:
a) Giao thông đối ngoại:
* Đường sắt:
Khai thác tuyến đường sắt trong nội thành và ga Quy Nhơn đến năm 2005; sau năm 2005 di dời ra ngoài thành phố và tổ chức tuyến nhánh vào cảng Quy Nhơn; tại Nhơn Bình xây dựng ga tiền cảng kết hợp tách ray.
* Đường bộ:
- Tuyến quốc lộ 1A và 1D đi qua thành phố vừa là đường giao thông đối ngoại vừa là đường chính đô thị; lộ giới 30 - 40 m, chiều dài 25 km
- Xây dựng quốc lộ 19 kéo dài về phía Đông qua thị trấn Tuy Phước chia làm hai nhánh: quốc lộ 19A đến cảng Quy Nhơn, quốc lộ 19B đến cảng Nhơn Hội; lộ giới 60 m, chiều dài 9,5 km. Tuyến cầu đường Quy Nhơn - Nhơn Hội (qua đầm Thị Nại) có chiều dài khoảng 7 km, trong đó tuyến cầu chính dài khoảng 2,5 km và 5 cầu nhỏ đi qua các đảo nhỏ phía Bắc sông Hà Thanh dài khoảng 700 m, khổ cầu 15 m.
- Xây dựng hoàn chỉnh bến xe khách trung tâm ở phía Nam thành phố, diện tích 4,3 ha theo dự án được duyệt; cải tạo, mở rộng bến xe Nhơn Bình ở phía Bắc thành bến xe nội tỉnh, diện tích 1,5 ha; xây dựng hai bến xe tại Diêu Trì và khu đô thị Phương Mai với tổng diện tích 3 - 4 ha.
* Đường thủy:
- Cảng Quy Nhơn công suất đến năm 2020 là 4,0 triệu tấn/năm, có quy mô chiếm đất 25 ha.
- Cảng Nhơn Hội công suất đến năm 2020 là 11,5 - 12,0 triệu tấn/năm, có quy mô chiếm đất 90 ha.
- Cảng Thị Nại công suất đến năm 2020 là 0,8 triệu tấn/năm, có quy mô chiếm đất 4 ha.
b) Giao thông đô thị:
- Đường trục chính và đường khu vực có tổng chiều dài 279,8 km, mật độ đường 4,7 km/km2. Diện tích đất giao thông đô thị 540 ha, bình quân 12 m2/người.
- Các tuyến giao thông chính nối khu đô thị cũ và khu vực mới phát triển tại bán đảo Phương Mai gồm : tuyến Suối Trầu qua Vũng Chua, có lộ giới 20 m tổ chức đường hầm qua núi dài 1.200 m; đường Điện Biên Phủ và đường Nhơn Bình phía Tây núi Bà Hoả, có lộ giới 60 m; tuyến Quy Nhơn - Nhơn Hội nối với đường Nguyễn Tất Thành có lộ giới 40 m.
- Mạng lưới đường nội thị : cải tạo, nâng cấp các tuyến đường tại khu đô thị cũ; ở khu vực đô thị mới phát triển xây dựng hệ thống các tuyến đường gồm đường chính cấp 1 có lộ giới từ 40 - 60 m, đường chính cấp 2 có lộ giới từ 30 - 35 m, đường liên khu vực có lộ giới từ 24 - 28 m, đường khu vực có lộ giới từ 15 - 20 m;
6.1.6.2. San nền, thoát nước:
a) San nền:
* Đối với khu thành phố cũ có cao độ nền xây dựng từ 3,0 m trở lên, trong đó :
- Khu vực công viên có cao độ xây dựng từ 2,5 m trở lên;
- Khu vực phường Bùi Thị Xuân , phường Trần Quang Diệu có cao độ nền xây dựng từ 4,5 m trở lên;
- Đối với các công trình xây dựng ven sườn núi Vũng Chua, núi Hòn Chà, chỉ san nền cục bộ cho từng công trình, không san gạt lớn tránh xói lở.
* Đối với khu vực bán đảo Phương Mai:
- Có cao độ nền xây dựng từ 3,5 m trở lên;
- Ven sườn núi Phương Mai, công viên, khi xây dựng nền các công trình chỉ san cục bộ không san gạt lớn;
- Những khu vực ven sông, suối chỉ được phép trồng cây xanh, không xây dựng các công trình gần bờ sông (theo chỉ giới bảo vệ bờ sông từ 30 m đến 50 m).
b) Thoát nước mưa:
- Khu vực thành phố cũ dùng hệ thống thoát nước chung, cuối miệng xả có cống bao.
- Khu vực xây dựng mới chọn hệ thống thoát nước mưa riêng.
c) Cấp nước:
* Nguồn nước:
Sử dụng nước ngầm tại bãi giếng sông Hà Thanh (công suất 20.000 m3 /n.đ), bãi giếng Tân An - sông Côn (công suất 25.000 m3/n.đ), bãi giếng Thế Thạnh (công suất 8.500 m3/n.đ) và nguồn nước mặt hồ Định Bình - sông Côn (công suất 100.000 m3/n.đ) dự kiến vị trí lấy nước tại thị trấn Đập Đá - thị trấn An Nhơn.
* Tổng nhu cầu sử dụng nước:
- Đến năm 2010 : 63.500 m3/n.đ;
- Đến năm 2020 : 160.000 m3/n.đ.
* Tiêu chuẩn cấp nước:
- Cấp cho đô thị : Đợt đầu (2010) đạt tiêu chuẩn 110 l/người.nđ;
Dài hạn (2020) đạt tiêu chuẩn 150 l/người.nđ;
- Cấp nước công nghiệp : 40 m3 /ha.nđ;
- Cấp nước cho du lịch : 300 l/người.nđ.
d) Cấp điện:
* Nguồn điện:
- Sử dụng từ lưới điện quốc gia 220KV và 110 KV thông qua các trạm biến áp của tỉnh.
- Xây dựng nhà máy phong điện tại Nhơn Hội công suất dự kiến từ 15 - 30MW, là nguồn điện tại chỗ cung cấp cho thành phố và hoà vào lưới điện quốc gia.
* Tổng nhu cầu sử dụng điện:
- Đến năm 2010 : 190.186 KW.
- Đến năm 2020 : 326.315 KW.
* Tiêu chuẩn cấp điện sinh hoạt:
- Đến năm 2010 : khu vực nội thị 700 KWh/người.năm;
- Đến năm 2020 : khu vực nội thị 1.500 KWh/người.năm.
e) Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
- Sử dụng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung với hệ thống thoát nước mưa đối với khu vực thành phố cũ (phía Bắc, Đông và Đông Nam núi Bà Hoả). Các khu vực còn lại sử dụng hệ thống thoát nước thải riêng;
- Khu vực bán đảo Phương Mai : xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng;
- Nước thải bệnh viện sẽ được xử lý riêng cho từng bệnh viện đạt yêu cầu vệ sinh trước khi xả vào hệ thống chung;
- Nước thải công nghiệp được xử lý riêng tại các trạm xử lý nước thải của từng khu công nghiệp trước khi xả vào hệ thống chung;
- Xây dựng 2 khu xử lý chất thải rắn tại Long Mỹ có quy mô 11,5 ha và khu vực phía Tây núi Bà có quy mô khoảng 4 ha;
- Nghĩa trang nhân dân : Một khu tại phường Bùi Thị Xuân (chân núi Hòn Chà) quy mô 21 ha và xây dựng khu mới ở phía Tây núi Bà, quy mô 3 ha.
6.1.7. Quy hoạch giai đoạn đợt đầu 2010:
6.1.7.1 Đầu tư khai thác, cải tạo khu đô thị cũ:
- Đối với các khu ở: quy hoạch cải tạo nhà ở với tầng cao trung bình 1,5 - 2 tầng, mật độ xây dựng 35 - 39%.
- Đối với các công trình công cộng phục vụ đô thị: cải tạo và nâng cấp phù hợp với nhu cầu phát triển.
- Đối với các khu cây xanh, công viên đô thị: tiếp tục được hoàn thiện, chỉnh trang.
- Đối với các khu công nghiệp hiện có: hoàn thiện khu công nghiệp Phú Tài (giai đoạn 1 và 2) quy mô 330 ha và khu tiểu, thủ công nghiệp phường Quang Trung quy mô 20 ha.
- Đối với khu cảng Quy Nhơn: cải tạo và nâng cấp bằng việc xây dựng mới 1 bến tàu 30.000 DWT dài 170 m, quy mô diện tích 25 ha.
6.1.7.2. Đầu tư xây dựng các khu mở rộng:
- Quy hoạch, đầu tư xây dựng các khu ở mới, quy mô khoảng 270 ha cho 3 vạn dân. Tập trung tại Phú Tài, Nhơn Bình, Nhơn Phú và Nhơn Hội.
- Xây dựng trung tâm dịch vụ thương mại quy mô 30 ha tại khu sân bay cũ và xây mới một số công trình công cộng như Trung tâm văn hoá tỉnh, Nhà văn hoá công nhân, Bảo tàng tỉnh, khách sạn vv...
- Xây dựng hệ thống các công viên, vườn hoa thành phố bao gồm:
+ Công viên Phú Hoà quy mô 149 ha, là công viên văn hoá, thể dục thể thao, vui chơi giải trí.
+ Công viên núi Bà Hoả quy mô 260 ha gắn với công viên Phú Hoà phục vụ cho khu đô thị Phú Tài.
- Quy hoạch, xây dựng đồng bộ khu công nghiệp Nhơn Hội quy mô 250 ha, là khu công nghiệp tổng hợp phục vụ cho phát triển kinh tế của tỉnh bao gồm các ngành nghề cơ khí chế tạo, chế biến, đóng và sửa chữa tàu biển v.v...
- Xây dựng khu công nghiệp phong điện ở bán đảo Phương Mai quy mô 50 - 60 ha.
- Xây dựng cảng Nhơn Hội, phía Tây đầm Thị Nại quy mô 30 ha cho bến tàu 30.000 DWT, công suất khoảng 2,5 triệu tấn/năm.
61.7.3. Các dự án hạ tầng cơ sở:
- Xây dựng quốc lộ 19A vào cảng Quy Nhơn, quốc lộ 19B vào cảng Nhơn Hội.
- Cải tạo mở rộng cảng Quy Nhơn đạt công suất 2,2 triệu tấn/năm; xây dựng cảng Nhơn Hội giai đoạn 1 đạt công suất 1,3 - 2,2 triệu tấn/ năm.
- Xây dựng bến xe khách trung tâm, bến Nhơn Bình, bến Diêu Trì.
- Cải tạo, nâng cấp các đường phố khu vực đô thị cũ.
- Xây dựng mới các tuyến: đường ven biển Xuân Diệu, tuyến cầu đường Quy Nhơn - Nhơn Hội, tuyến Nguyễn Tất Thành nối dài, đường Điện Biên Phủ, ... và một số bãi đỗ xe ở trung tâm thành phố.
- Xây dựng nhà máy nước Quy Nhơn 2 (tại Diêu Trì) công suất 25.000 m3/n.đ; nhà máy nước Phú Tài công suất 1.000 m3/n.đ; 2 trạm bơm tăng áp Nhơn Hội tổng công suất 20.000 m3/n.đ.
- Xây dựng đường dây 220 KV mạch đơn từ Quy Nhơn đi Tuy Hoà, Nha Trang; nâng công suất trạm Phú Tài 220/110 KV lên 2x125 MVA; các trạm 110 KV và đường dây 110 KV, lưới điện 22 KV.
6.1.7.4. Các dự án ưu tiên đầu tư xây dựng:
- Cơ sở hạ tầng khu kinh tế Nhơn Hội;
- Khu công nghiệp Nhơn Hội;
- Cảng Nhơn Hội;
- Khu đô thị Mới Nhơn Hội.
6.2. Xây dựng các giải pháp quản lý môi trường thành phố Qui Nhơn theo hướng khu đô thị sinh thái:
6.2.1. Các giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường thành phố:
6.2.1.1.Đối với cơ quan quản lý cấp Trung Ương:
Đồng bộ hóa khung pháp lý về bảo vệ môi trường khu đô thị ; tăng cường pháp chế để luật pháp đi vào cuộc sống:
Trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trường, cần sớm ban hành đồng bộ khung pháp lý về Bảo vệ môi trường khu đô thị. Thể chế hóa các chủ trương, chính sách, chế định rõ các đầu mối trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh về phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường. Ban hành các chính sách và quy chuẩn kỹ thuật nhằm khuyến khích xây dựng mô hình khu đô thị sinh thái thân thiện với môi trường.
b) Hình thành một hệ thống tổ chức quản lý môi trường khu đô thị thống nhất, đồng bộ, phù hợp với hoạt động của khu đô thị , tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung Ương đến địa phương:
Nếu có hệ thống tổ chức quản lý môi trường phù hợp cho Khu đô thị sẽ giảm thiểu các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững cho khu đô thị. Bố trí cán bộ chuyên trách chăm lo bảo vệ môi trường trong khu đô thị, trong từng khu vực phường, xã thuộc khu đô thị .Có một hệ thống quản lý theo ngành thống nhất để có thể quản lý chặt chẽ hơn công tác bảo vệ môi trường ở từng cơ sở, trong và ngoài khu đô thị.
c ) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ môi trường, đào tạo cán bộ, chuyên gia về lĩnh vực bảo vệ môi trường khu đô thị:
Phát triển khu đô thị theo định hướng khu đô thị sinh thái ở nước ta nói chung còn khá mới mẻ. Do đó chúng ta còn thiếu kinh nghiệm bảo vệ môi trường khu đô thị sinh thái, lại vừa thiếu nghiêm trọng lực lượng cán bộ quản lý và nghiên cứu môi trường khu đô thị sinh thái. Nhu cầu thực tế đòi hỏi phải khẩn trương tổ chức hệ thống đào tạo cán bộ, chuyên gia về môi trường khu đô thị theo định hướng khu đô thị sinh thái. Sớm hình thành các cơ sở nghiên cứu khoa học, phát triển ngành công nghệ và quản lý môi trường tiên tiến và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.
Có chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ và khuyến khích các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế tham gia công tác môi trường:
Ngoài việc tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm, nghĩa vụ và đóng góp của cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân và cộng đồng trong và ngoài khu đô thị đối với công tác bảo vệ môi trường khu đô thị , về phía Nhà nước sẽ tác động, khuyến khích và nâng cao trách nhiệm của người dân, vào hoạt động môi trường của khu đô thị, mang lại hiệu quả cao hơn trong sự nghiệp phát triển kinh tế và môi trường cho khu đô thị.
Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế về lĩnh vực môi trường khu đô thị:
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu và nhanh chóng giải quyết các vấn đề môi trường. Hợp tác quốc tế không những giúp chúng ta xử lý ô nhiễm môi trường trước mắt, mà việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ sạch, sản xuất sạch hơn và sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ xử lý cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
6.1.2.2. Đối với cơ quan quản lý thành phố:
Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường thành phố:
Hiện tại, Phòng tài nguyên và Môi trường Thành phố là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý môi trường thành phố.Nhưng trong địa bàn thành phố có các KCN chịu sự quản lý của Ban quản lý các KCN. Vẫn còn tình trạng không thống nhất trong việc quản lý môi trường giữa Ban quản lý các KCN và Phòng Tài nguyên Môi trường Thành phố. Dẫn đến tình trạng không nhất quán trong việc giải quyết các vấn đề môi trường trong các KCN trên địa bàn thành phố. Vì vậy giải pháp đưa ra là giao công tác bảo vệ môi trường cho BQL các KCN quản lý trực tiếp đồng thời thống nhất quyền hạn quản lý cho một cơ quan chuyên trách cụ thể như trường hợp của Tp.Hồ Chí Minh là BQL Các KCN và KCX hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc quản lý môi trường của các KCN và KCX. Như vậy BQL Các KCN sẽ trở thành BQL các KCN và CCN và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về quản lý quy hoạch, cấp phép cũng như quản lý môi trường của các dự án đầu tư vào K/CCN trên địa bàn tỉnh. Và lúc này, Phòng Tài nguyên môi trường thành phố chỉ chịu trách nhiệm quản lý môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nằm ngoài các KCN. Sẽ có điều kiện tăng cường công tác quản lý môi trường chặt chẽ hơn.
Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý môi trường đối với thành phố:
Thiết lập những quy định rõ ràng, cụ thể liên quan đến biện pháp BVMT cho từng giai đoạn phát triển của chính sách qui hoạch thành phố và những quy định về chế độ thanh tra, kiểm tra, báo cáo môi trường. Nội dung không thể thiếu trong quy chế là các quy định về khen thưởng và xử phạt các trường hợp vi phạm quy chế. Trong đó nêu rõ khung phạt cho từng hành vi vi phạm quy chế cũng như là mức khen thưởng. Ngoài ra, cần thiết phải ban hành những quy định cụ thể, chi tiết liên quan đến công nghệ, các biện pháp quản lý môi trường đối với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trong địa bàn thành phố.
Một cách tổng quát, nội dung của quy chế phải đề cập rõ ràng, cụ thể đến những yếu tố sau:
Quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng
Các vấn đề về đăng ký kinh doanh và giấy phép hoạt động của dự án xây dựng cơ sở vật chất thành phố
Lập Báo cáo đáng giá tác động môi trường và Bản dăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thành phố.
Kiểm soát chất thải và kiểm soát ô nhiễm gắn liền với việc bảo vệ các thành phần môi trường;
Trách nhiệm kinh tế và nguồn tài chính bảo vệ môi trường;
Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;
Chế độ thanh tra, kiểm tra và báo cáo môi trường;
Khen thưởng, kỷ luật.
Giải pháp tăng cường năng lực quản lý cho cán bộ quản lý môi trường địa phương
Nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ địa phương
Phòng Tài Nguyên & Môi trường phố hợp với Sở Tài Nguyên & Môi trường tổ chức tập huấn triển khai Luật Bảo vệ môi trường tại thành phố cho cán bộ các phòng ban và UBND các phường, xã trên địa bàn thành phố Qui Nhơn.
Phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo về các kiến thức môi trường, các văn bản pháp luật,cho đội ngũ cán bộ quản lý môi trường của các phường, xã trên địa bàn thành phố Qui Nhơn . Đặc biệt cần phân công rõ cán bộ chuyên trách về quản lý môi trường tại từng khu vực cụ thể để có kế hoạch huấn luyện và đạo tạo một cách thích hợp theo từng lĩnh vực chuyên trách của cán bộ quản lý;
Có chính sách ưu đãi đối với các cán bộ có trình độ sau đại học nhằm thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao phục vụ công tác quản lý có hiệu quả;
Tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế và các nước trong khu vực để cử cán bộ đi tham quan học tập;
Mời các chuyên gia nước ngoài hoặc trong nước tổ chức các khóa đào tạo chuyên đề liên quan đến kinh nghiệm quản lý môi trường đô thị trên thế giới cũng như ở các địa phương khác trong nước.
Tăng cường triển khai các văn bản pháp lý về quản lý môi trường
Triển khai các nội dung của Luật BVMT, đặc biệt là Luật BVMT sửa đổi, cùng với các hướng dẫn, quy định về kiểm soát ô nhiễm và cấp giấy phép môi trường.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN nhằm sớm phát hiện được hành vi vi phạm về công tác Bảo vệ môi trường để có thể sớm khắc phục và hoàn thiện.
Tổ chức chương trình giám sát, đánh giá và dự báo thường xuyên diễn biến hiện trạng môi trường ở các CSSX, kinh doanh trên địa bàn thành phố, xác định kịp thời các vấn đề môi trường cấp bách của các CSSX, kinh doanh gây ô nhiễm nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho công tác BVMT.
Nâng cao năng lực quan trắc, phân tích môi trường
Hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường thành phố đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và số liệu tin cậy cho việc đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường của thành phố.
Trang bị đầy đủ các trang thiết bị phân tích đo nhanh tại hiện trường, trang thiết bị lấy mẫu,cho Phòng môi trường và tài nguyên. Đào tạo, tập huấn kỹ năng quan trắc lấy mẫu hiện trường cho cán bộ chuyên trách nhằm đáp ứng yêu cầu giải quyết những sự cố đột xuất xảy ra.
Xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường và quản lý bằng GIS. Áp dụng các mô hình hóa môi trường về chất lượng nước, không khí, đất nhằm tăng cường nguồn thông tin thứ cấp, giảm những nổ lực không cần thiết trong công tác quan trắc.
Ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là thông tin địa lý, nhằm thu thập, hệ thống, phân tích, đánh giá các thông tin về môi trường phục vụ công tác BVMT, quản lý tài nguyên,
6.2.2. Các giải pháp cụ thể cải thiện môi trường thành phố:
6.2.2.1. Giải pháp xử lý nước thải tập trung cho thành phố:
Việc xử lý nước thải ô nhiễm thành phố là một yêu cầu thiết yếu nhằm tránh nguy cơ ô nhiễm môi trường do hoạt động của thành phố gây ra, đồng thời sẽ đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững của thành phố trong tương lai. Vì vậy cần đề xuất công nghệ xử lý nước thải thành phố phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phố.
Công nghệ xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung của thành phố sẽ được thiết kế dựa trên cơ sở:
Sự phát triển của thành phố
Qui mô (công suất) và đặc điểm các đối tượng thoát nước ( lưu vực phân tán đô thị, khu dân cư, bệnh viện)
Đặc điểm nguồn tiếp nhận nước thải của thành phố và khả năng tự làm sạch của nó
Điều kiện tự nhiên khu vực: đặc điểm khí hậu, thời tiết. địa hình, địa chất, thủy văn,
Điều kiện cung cấp nguyên vật liệu để xử lý nước thải của thành phố.
Nguồn tài chính và các điều kiện kinh tế khác
Sự chấp nhận và tham vấn của cộng đồng
Thông thường công nghệ xử lý nước thải tập trung bao gồm 3 giai đoạn: xử lý bậc 1, xử lý bậc 2 và xử lý bùn.
Giai đoạn xử lý bậc 1 gồm các công trình như:
Song chắn rác;
Trạm bơm;
Lưới chắn rác;
Bể điều hòa, bể trung hòa, bể keo tụ - tạo bông
Giai đoạn xử lý bậc 2: chủ yếu tập trung vào quá trình xử lý sinh học nhằm loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải. Quá trình xử lý sinh học thường được áp dụng là quá trình bùn hoạt tính. Ưu điểm của quá trình bùn hoạt tính là hiệu quả loại bỏ BOD cao và dễ dàng thích ứng khi xử lý với tải trọng tăng đột biến.
Giai đoạn xử lý bùn: lượng bùn hoạt tính dư trong quá trình xử lý sinh học thường được đưa sang bể nén bùn trọng lực. Quá trình này nhằm mục đích làm gia tăng hàm lượng chất rắn trong bùn để phù hợp với việc khử nước bằng cách sử dụng thiết bị ép bùn. Việc khử nước sẽ làm giảm thể tích và độ ẩm trong bùn. Bùn sau khi được khử nước sẽ được thải bỏ bằng cách chôn lấp hoặc sử dụng vào mục đích bón phân.
6.2.2.2. Giải pháp thoát nước cho thành phố:
+ Trong quá trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống cống thoát nước và cống thải thoát nước thành phố cần phải:
Đảm bảo tiêu chuẩn vận hành và an toàn cần được tuân thủ.
Duy tu hệ thống thoát nước phải được tiến hành thường xuyên để tránh tình trạng tắt nghẽn đường ống thoát nước gây ra tình trạng ngập lụt cho một số nơi có địa hình thấp trên địa bàn thành phố. Việc vận chuyển vật liệu nạo vét phải được tiến hành bằng những phương tiện thích hợp và phải được che phủ cẩn thận đến bãi chôn lấp hay những nơi khác để loại bỏ
Những vật liệu nao vét được phải chở đến bãi chôn lấp hay những nơi thích hợp khác với sự đồng ý trước của Sở TNMT và Công ty MTĐT. Những vật liệu hữu cơ được tái sử dụng cho mục đích nông nghiệp và cảnh quan tại địa phương.
Việc bốc dỡ và vận chuyển bùn lắng và chất thải rắn đến những địa điểm qui định bằng những phương tiện thích hợp và phải được điều phối với những cấp chình quyền liên quan.
Cây cối phải được trồng trên những bờ đất đắp của mương thoát nước hở để tăng cường cho kết cấu này, giảm ô nhiễm không khí và làm đẹp cảnh quan địa phương.
+ Cải tạo và nâng cấp hệ thống cống chung chính trong khu vực trung tâm thành phố để làm cơ sở cho việc phát triển mạng lưới thoát nước cho toàn thành phồ.
+ Tiến hành xây dựng hệ thống cống tách riêng nước thải và nước mưa thay cho hệ thống hệ thống thoát nước hiện có của thành phố là hệ thống cống thoát nước chung cho cả nước thải và nước mưa.
+ Tiến hành xây dựng hệ thống đấu nối các hộ gia đình vào hệ thống cống thoát nước chung thành phố. Áp dụng một số biện pháp giảm thiểu để xử lý “ cuối đường ống” nhằm giảm nhệ phần nào tác động tiêu cực và nguy cơ sức khỏe như sau:
Xử lý bằng Clo hóa đối với nước thải chưa xử lý để giảm mần bệnh và nguy cơ sức khỏe.
Đặt cửa chắn rác tại các cửa ra nhằm loại bỏ rác rưởi.
Gia tăng quan trắc chất lượng khu vực xả, vận động nâng cao nhận thức cộng đồng và cảnh báo cho nhân dân địa phương trong khu vực phân tán nước xả thải.
+ Đầu tư hệ thống đường ống kích thước lớn để đáp ứng được yêu cầu thoát nước thành phố, hạn chế tình trạng ngập lụt do đường ống không đủ lớn cho lượng nước thoát. Gây tình trạng ứ đọng gây ngập lụt ở các khu vực thấp trên địa bàn thành phố
6.2.2.3. Giải pháp xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn cho thành phố:
Trước hiện trạng quản lý chất thải rắn thành phố (kể cả nguy hại và không nguy hại) còn khá lỏng lẽo, thậm chí hệ thống kỹ thuật quản lý hầu như chưa có, việc xây dựng một mô hình quản lý chất thải phù hợp với tình hình phát triển của thành phố là hết sức cần thiết. Sau đây là các mô hình quản lý chất thải được đề xuất nhằm quản lý một cách có hiệu quả đối với chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động của các phường, xã trên địa bàn của thành phố.
Chất thải rắn:
Chất thải sau khi được phân loại sơ bộ và thu hồi lại một số thành phần có thể tái sử dụng được lưu trữ tại điểm tập kết rác tại khu vực tập trung của từng phường, được phân chia riêng biệt đối với chất thải sinh hoạt nguy hại và chất thải sinh hoạt không nguy hại nhằm đảm bảo không xảy ra trường hợp thu gom và tồn trữ lẫn lộn giữa chất thải sinh hoạt nguy hại và chất thải sinh hoạt không nguy hại.
Hàng ngày tổ chức thu gom chất thải sẽ đến khu vực tập kết rác của từng phường thu gom và vận chuyển về trạm trung chuyển rác của thành phố. Tại đây, chất thải có thể được phân loại một lần nữa và thu hồi những thành phần có thể tái sinh, tái chế và ủ làm phân compost. Những thành phần còn lại có thể được xử lý bằng cách đem đốt hoặc chôn lấp hợp vệ sinh.
Chất thải nguy hại:
Vì những rủi ro đối với sức khỏe con người và môi trường, các chất thải có độc tính cao, ăn mòn, dễ cháy, dễ nổ, dễ lây nhiễm (gọi chung là chất thải nguy hại) cần phải được thu gom và quản lý chặt chẽ. Ba khía cạnh chủ yếu của quản lý chất thải nguy hại bao gồm: phát sinh, xử lý và thải bỏ. Hiệu quả của hệ thống quản lý chất thải nguy hại là các biện pháp làm thế nào để giảm thiểu về lượng và thành phần độc hại của chất thải. các khả năng lựa chọn được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về hiệu quả của việc quản lý chất thải như sau:
Các giải pháp ngăn ngừa việc phát sinh chất thải;
Thu hồi, tái sinh và tái sử dụng các thành phần thải;
Phân hủy và xử lý, tạo ra các dạng thải không độc;
Thải bỏ an toàn (cô lập, bãi chôn lấp).
Một cách tổng quát hệ thống quản lý chất thải nguy hại có thể được minh họa qua hình sau:
Hình 5 : Hệ thống quản lý chất thải nguy hại
c) Giải pháp xây dựng trạm trung chuyển:
Lựa chọn địa điểm:
Vị trí đề xuất trạm trung chuyển phải được nguyên cứu, xem xét kỹ lưỡng để giảm thiểu tác động đến khu vực và dân cư xung quanh. Địa điểm xây dựng trạm trung chuyển được đề xuất phải cách xa nhựng nơi có mật độ dân cư cao. Địa điểm xây dựng trạm trung chuyển phải ở vị trí dễ tiếp cận cho xe chở rác.
Tiêu chí lựa chọn địa điểm và thiết kế trạm trung chuyển sẽ được áp dụng :
Phải nằm gần cuối nguồn thải để giảm chi phí vận chuyển đến trạm
Phải nằm tại nơi thuận tiện và gần tuyến đường đến bãi chôn lấp
Phải có đủ diện tích để thùng trung chuyển và xe cộ quay đầu mà không ách tắc giao thông
Phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường của Việt Nam được tuân thủ về bốc dễ và quản lý cũng như an toàn nghề nghiệp và sức khỏe cộng đồng.
Lựa chọn công nghệ và thiết bị:
Để giảm thiểu tác động đến khu vực xung quanh, nên dùng thùng chứa di động cho trạm trung chuyển để cải thiện việc lưu trữ rác, bốc dỡ và vận chuyển đến bãi chôn lấp. Tùy thuộc vào lượng rác thực tế dự kiến phục vụ mỗi trạm, nên sử dụng 3 – 5 thùng công ten nơ di động với thể tích khoảng 20m3. Sau khi đã được đổ đầy tại trạm trung chuyển , thùng công te nơ di động có mốc nâng tải trực tiếp lên xe và được vận chuyển đến bãi chôn lấp bằng xe tải đặt biệt với bộ nâng thủy lực trong khi thùng chứa khác sử dụng để tiếp nhận cho chu kỳ thu gom kế tiếp. Nếu thể tích rác là 60m3 mỗi trạm, bốc dỡ rác sẽ tốn 2 – 3 chuyến/ một trạm.
Giải pháp cải thiện môi trường không khí cho thành phố:
Trước tình hình phát triển đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ của thành phố càng làm cho môi trường không khí thành phố ngày càng ô nhiễm hơn. Vì vậy việc đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường không khí thành phố là một vấn đề bức thiết hiện nay.
Các giải pháp cải thiện môi trường thành phố Qui Nhơn có thể đề xuất như sau:
a) Các giải pháp xử lý ô nhiễm khí thải:
Điều tiết lưu lượng giao thông ở các truyến đường chính trên địa bàn thành phố trong các giờ cao điểm nhằm hạn chế tình trạng kẹt xe trong các giờ cao điểm. Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường thành phố do tốc độ đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ và sự phát triển của khoa học – công nghệ làm gia tăng lượng phương tiện giao thông đáng kể.
Tiến hành xây dựng thêm các công viên cây xanh trên địa bàn thành phố. Nhất là khu vực các phường trung tâm thành phố. Coi chúng như là lá phổi xanh cho môi trường không khí cho thành phố.
Kiểm soát chặt chẽ việc xả thải khí thải sản xuất trong các nhà máy thuộc các KCN trên địa bàn thành phố.
Yêu cầu BQL các KCN trên địa bàn thành phố quản lý chặt chẽ việc xả thải khí thải trong KCN mình.
Yêu cầu các CSSX tuân thủ nghiêm ngặt các qui định Luật BVMT Việt Nam trong việc xả thải khí thải ra môi trường không khí xung quanh.
Tăng cường xử phạt nghiêm khắc đối với các CSSX, kinh doanh xả thải bừa bãi ra môi trường không khí, không tuân thủ theo đúng các qui định hiện hành.
Khuyến khích nhân dân sử dụng các phương tiện công cộng như: xe buýt để giảm bớt lượng mô tô, ô tô lưu thông trên địa bàn thành phố.
Khuyến khích các phương tiện giao thông sử dụng các nhiên liệu ít gây ô nhiễm môi trường thay cho xăng dầu như: có thể sử dụng xe đạp điện thay cho xe gắn máy
Khuyến khích các CSSX sử dụng các nhiên liệu ít gây ô nhiễm môi trường.
Giải pháp giảm thiểu tiếng ồn đô thị:
Qui định các phương tiện giao thông khi vào thành phố phải hạn chế tốc độ. Tuân thủ theo qui định tốc độ tối đa đối với các phương tiện giao thông khi lưu thông trong thành phố.
Qui định mức âm thanh cho phép đối với các trung tâm thương mại, nhà hàng , khách sạn, các tụ đểm giải trí
Qui định các phương tiện khi lưu thông trong thành phố hạn chế bóp còi xe trong các giờ cao điểm.
Kiểm soát chặt chẽ mức ồn tối đa đối với các CSSX, kinh doanh trong thành phố. Khuyến khích các CSSX, kinh doanh áp dụng các công nghệ sản xuất ít gây ra mức ồn lớn.
Khuyến khích các CSSX áp dụng các biện pháp giảm thiểu am thanh trong nhà máy mình.
Tiến hành xử phạt nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm gây ra mức ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với tiếng ồn khu đô thị.
6.2.2.5.Các giải pháp cải thiện môi trường đối với các CSSX trong địa bàn thành phố:
Nâng cao năng lực quản lý môi trường của các cán bộ quản lý môi trường của các CSSX.
Các CSSX cần phải thành lập cho mình một bộ phận quản lý môi trường riêng biệt để thực hiện công tác quản lý môi trường cho từng CSSX. Đồng thời cán bộ quản lý cần phải được đào tạo về chuyên môn vững vàng nhằm thực hiện một cách có hiệu quả công tác quản lý môi trường tại CSSX mình, tránh tình trạng quản lý thiếu chuyên môn và không đạt được hiệu quả như hiện nay.
Giải pháp xử lý nước thải sản xuất của từng CSSX:
Để hệ thống xử lý nước thải tập trung của thành phố vận hành có hiệu quả, tính chất nước thải đầu vào phải luôn được đảm bảo ổn định nhất là pH, BOD, COD và SS. Tuy nhiên do tính chất phức tạp, đa dạng và đặc thù của nước thải từ các CSSX với những ngành công nghiệp khác nhau, dẫn đến sự không đồng nhất về mức độ ô nhiễm nên hệ thống xử lý nước thải tập trung thành phố không thể đạt được hiệu quả thậm chí có thể làm hư toàn bộ hệ thống. Do đó, đối với nước thải một số ngành công nghiệp có tính chất ô nhiễm đặc trưng cao, việc xử lý nước thải cục bộ đến một tiêu chuẩn nhất định là điều kiện tiên quyết để từ đó có thể xây dựng một hệ thống xử lý nước thải tập trung có hiệu quả cho thành phố.
Về nguyên tắc, công nghệ xử lý nước thải cục bộ tại mỗi CSSX cần phải được xem xét, lựa chọn sao cho phù hợp với đặc tính nước thải của từng ngành nghề và phù hợp với yêu cầu xử lý.
c) Giải pháp xử lý khí thải:
Về giải pháp xử lý ô nhiễm khí thải sẽ bao gồm các giải pháp cơ bản sau:
Sử dụng công nghệ tiên tiến, ít ô nhiễm như công nghệ sản xuất không có hoặc có rất ít chất thải;
Thay thế nguyên liệu, nhiên liệu độc hại bằng nguyên liệu, nhiên liệu sạch hơn;
Sử dụng phương pháp sản xuất không sinh bụi hoặc thay thế phương pháp gia công nhiều bụi bằng phương pháp gia công ướt ít bụi,
Nghiêm túc thực hiện chế độ vận hành, định lượng chính xác nguyên vật liệu, chấp hành đúng quy trình công nghệ cũng là một trong những giải pháp giảm lượng khí thải phát sinh và nồng độ các chất ô nhiễm.
Sử dụng cây xanh để hạn chế ô nhiễm không khí trong nhà máy, với tỷ lệ diện tích cây xanh trên diện tích nhà máy phải đạt từ 20% trở lên;
Sử dụng các thiết bị xử lý ô nhiễm không khí phù hợp với từng chỉ tiêu ô nhiễm.
Về giải pháp xử lý ô nhiễm độ ồn, rung: gồm các giải pháp cơ bản sau:
Phân lập các khu vực gây ồn cao bằng cách cách ly nguồn ồn, cách âm, sử dụng máy móc và thiết bị không quá tải, luôn bảo dưỡng và thay thế định kỳ;
Đúc móng máy đủ khối lượng, tăng chiều sâu móng, đào rãnh đổ cát khô để tránh rung theo mặt nền;
Lắp đặt đệm cao su và lò xo chống rung đối với các thiết bị có công suất lớn
d) Giải pháp áp dụng Công nghệ sản xuất sạch hơn cho các CSSX trong địa bàn thành phố:
Thế nào là sản xuất sạch hơn :
Theo định nghĩa của Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP): “SXSH là việc áp dụng một cách liên tục chiến lược ngăn ngừa tổng hợp về mặt môi trường đối với quá trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu các rủi ro đối với con người và môi trường”
Lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn:
Trước hết cần phải nhận thức rõ ràng rằng: sự phát sinh chất thải công nghiệp là hệ quả trực tiếp của việc sử dụng không hiệu quả các nguồn tài nguyên và năng lượng, đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra các thảm họa về ô nhiễm, suy thoái môi trường. Thực hiện sản xuất sạch hơn có thể không giải quyết được tất cả các vấn đề môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp một cách dễ dàng. Nhưng về khía cạnh nào đó, việc áp dụng sản xuất sạch hơn tại các CSSX là một giải pháp tốt nhất giảm thiểu các nguy cơ ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất gây ra đồng thời mang lại những lợi ích về mặt kinh tế cho nhà sản xuất..
Các lợi ích cơ bản của SXSH:
SXSH cho phép chúng ta cả thiện được:
Hiệu suất quá trình
Chất lượng sản phẩm
SXSH cho phép chúng ta làm giảm chi phí cho:
Sản xuất (tiết kiệm nguyên, nhiên liệu)
Quản lý chất thải
Xử lý chất thải cuối đường ống
SXSH cho phép chúng ta giảm thiểu được rủi ro cho:
Công nhân
Cộng đồng xung quanh
Người tiêu dùng sản phẩm
Các thế hệ tương lai
Những yêu cầu cơ bản của sản xuất sạch hơn:
Để thực hiện được một cách hiệu quả SXSH trong các CSSX, trước hết cần phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản như sau:
Thay đổi thái độ, quan điểm và cách nhìn;
Tính tự nguyện, tự giác;
Có sự cam kết của lãnh đạo cấp cao nhất;
Có sự tham gia của công nhân vận hành;
Làm việc theo nhóm;
Tính cởi mở, thẳng thắn trong việc thảo luận;
Phương pháp luận khoa học;
Áp dụng kiến thức công nghệ sáng tạo;
Cải thiện từng bước công nghệ hiện có;
Thay đổi hướng tới các công nghệ mới, tốt và sạch hơn;
Thực hiện liên tục.
Phương pháp luận kiểm toán sản xuất sạch hơn:
Một chương trình SXSH đòi hỏi phải thực hiện một cách liên tục theo một chu trình khép kín tất cả các bước sau:
Bước 1: Khởi động
Tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của cấp lãnh đạo cao nhất về chiến lược SXSH tại nhà máy;
Thành lập đội SXSH
Liệt kê các bước công nghệ:
Chỉ rõ tất cả các quá trình sản xuất, xử lý nguyên vật liệu và lưu kho, các công đoạn phụ trợ,
Đặc biệt chú ý đến các quá trình gián đoạn (làm sạch,)
Xác định các đầu vào và đầu ra quan trọng nhất bao gồm nguyên vật liệu, năng lượng, nước, chất thải và phát thải.
Xác định các công đoạn có nhiều lãng phí nguyên vật liệu và phát sinh nhiều chất thải nhất.
Kết quả mong đợi của bước này là lựa chọn được trọng tâm kiểm toán SXSH.
Bước 2: Phân tích quy trình công nghệ
Quan sát kỹ từng công đoạn sản xuất;
Vẽ sơ đồ quy trình công nghệ;
Lập cân bằng vật chất và năng lượng;
Tính toán chi phí theo các dòng thải;
Phân tích các nguyên nhân phát sinh chất thải.
Bước 3: Đề xuất các cơ hội SXSH
Phát triển các cơ hội SXSH
Lực chọn các cơ hội có triển vọng nhất
Kết quả của bước này là đưa ra được danh sách các cơ hội SXSH
Bước 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH
Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật;
Đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế
Đánh giá các khía cạnh về môi trường
Lựa chọn các giải pháp để thực hiện
Kết quả của bước này là đưa ra được danh mục các giải pháp SXSH
Bước 5: Thực hiện các giải pháp SXSH
Chuẩn bị thực hiện
Triển khai thực hiện các giải pháp SXSH
Giám sát và đánh giá kết quả
Kết quả của bước này là đã thực hiện thành công các giải pháp SXSH
Bước 6: Duy trì SXSH
Cố gắng duy trì các hoạt động SXSH
Quay trở lại bước 1 để lựa chọn tiếp tục Trọng tâm của SXSH để thực hiện tiếp theo.
Kết quả cuối cùng: Các hoạt động SXSH không ngừng tiếp diễn.
6.2.2.6. Giải pháp xây dựng mô hình KCN thân thiện môi trường cho các KCN đang hoạt động trên địa bàn thành phố:
Các bước cơ bản để phát triển mô hình kỹ thuật KCNTTMT ở nước ta bao gồm: thực hiện tái sinh và tái sử dụng chất thải hay “chương trình trao đổi chất thải”, áp dụng các giải pháp xử lý cuối đường ống, và dần dần tiến tới thực hiện ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn khi nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường của các nhà sản xuất được nâng cao cũng như công nghệ sản xuất được cải tiến. Hay nói cách khác, để tiến tới phát triển KCNTTMT tại Việt Nam nói chung và tại thành phố Qui Nhơn nói riêng, điều kiện cần là:
Tăng cường thực hiện tái sử dụng, thu hồi, và tái chế tại từng nhà máy cũng như giữa các nhà máy với nhau (TTTĐCT sẽ hỗ trợ thực hiện cách có hiệu quả công tác này);
Thực hiện giảm thiểu chất thải tại nguồn bằng cách áp dụng các giải pháp SXSH;
Xử lý chất thải theo mục đích tái sử dụng và để xả thải vào môi trường một cách hợp vệ sinh;
Có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc bổ sung các chính sách khuyến khích cơ sở sản xuất tham gia vào xây dựng KCNTTMT.
Dựa trên những nguyên tắc cơ bản về KCNTTMT và kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã xây dựng thành công KCNTTMT, những tiêu chí sau đây phải được đảm bảo:
Phải có sự tự nguyện tham gia của các nhà máy và các thành phần trong K/CCN;
Phải có sự điều phối và quản lý phù hợp với pháp lệnh hiện hành;
Các cơ sở tham gia KCNTTMT phải phù hợp trên phương diện “trao đổi chất thải” cả về thành phần và khối lượng (có sự tương thích về loại hình công nghiệp và quy mô);
Tái sinh, tái chế, tái sử dụng sản phẩm phụ của các cơ sở trong KCNTTMT theo hướng bảo toàn tài nguyên thiên nhiên;
Kết hợp giữa phát triển công nghiệp với các khu vực lân cận (vùng nông nghiệp, khu dân cư,) trong chu trình trao đổi vật chất (nguyên liệu, sản phẩm, phế phẩm, chất thải);
Bản thân từng cơ sở trong KCNTTMT phải phấn đấu thực hiện giảm thiểu chất thải tại nguồn;
Tăng đến mức tối đa khả năng sử dụng chung cơ sở hạ tầng trong KCNTTMT.
Giải pháp tăng cường công tác giám sát chất lượng môi trường thành phố:
Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý môi trường thành phố, ngoài các giải pháp xử lý và quản lý chất thải chặt chẽ, yêu cầu thiết kế và đưa vào hoạt động chương trình giám sát chất lượng môi trường thành phố phù hợp là rất cần thiết. Mục tiêu quan trọng hàng đầu của việc thực hiện chương trình giám sát chất lượng môi trường thành phố là đánh giá được hiệu quả của công tác quản lý môi trường đang thực hiện tại các phường, xã trên địa bàn thành phố, từ đó đề ra được những chiến lược quản lý phù hợp.
Mục đích giám sát
Mục đích giám sát chất lượng môi trường thành phố là theo dõi tình hình, diễn biến chất lượng môi trường tại các khu vực trên địa bàn thành phố nhằm phục vụ công tác quản lý môi trường, kịp thời hạn chế các tác động xấu gây ra. Tình trạng môi trường thành phố sẽ được lưu trữ và cập nhật liên tục thông qua một chương trình giám sát thường xuyên và đột xuất. Điều này nhằm tăng ngân hàng dữ liệu giám sát và góp phần đáng kể cho việc nhận xét và đánh giá kết quả quản lý. Từ đó có thể đưa ra những biện pháp và chính sách của việc quản lý chất lượng môi trường.
Chương trình giám sát chất lượng môi trường thành phố nhằm:
Xác lập các điều kiện cơ sở, mô tả hiện trạng môi trường;
Xác định xu hướng thay đổi chất lượng môi trường và đánh giá tác động của các nguồn ô nhiễm đến chất lượng môi trường;
Đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý đã thực hiện;
Kiểm soát việc đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường trong quá trình hoạt động của thành phố
Xác định các tác động ô nhiễm có nồng độ nhưng tích tụ trong thời gian dài cũng như các tác động ô nhiễm có nồng độ cao nhưng tích lũy trong thời gian ngắn;
Đánh giá tác động đến môi trường của nguồn tiếp nhận chất thải từ các hoạt động của thành phố.
Cung cấp thông tin phản hồi để đánh giá hiệu quả quản lý môi trường và các hậu quả dài hạn do sự can thiệp của quản lý trong việc việc kiểm soát ô nhiễm của thành phố.
Thu thập dữ liệu dùng cho mô hình hóa và dự báo, chỉ ra các áp lực đối với môi trường thành phố.
Các chỉ tiêu giám sát
Chương trình giám sát sẽ được thực hiện đối với cả 3 khía cạnh môi trường: không khí, nước thải, chất thải rắn. Mỗi khía cạnh sẽ được giám sát với các chỉ tiêu đặc trưng.
Giám sát chất lượng không khí: Cần thực hiện tại các vị trí trong địa bàn thành phố theo hướng gió chủ đạo với các thông số: NOx, SOx, COx, bụi, độ ồn, độ rung.
Giám sát chất lượng nước thải: bao gồm giám sát tại nguồn và cuối hệ hệ thống xử lý nước thải thành phố. Do đó, cần thiết phải giám sát chất lượng nước thải tại nguồn nhằm kiểm soát việc vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các thông số chính được chọn để giám sát tại cuối hệ thống xử lý tập trung gồm: pH, nhiệt độ, DO, BOD, COD, SS, tổng N, tổng P, dầu mỡ, coliform và các chỉ tiêu thủy sinh chỉ thị ô nhiễm như phiêu sinh động, thực vật, động vật đáy tại lưu vực nguồn tiếp nhận.
Giám sát chất thải độc hại: Việc giám sát chất thải độc hại có thể thực hiện thông qua đối chiếu số lượng, khối lượng nguyên, nhiên liệu đầu vào và số lượng, khối lượng chất thải đầu ra để làm cơ sở cho việc giám sát đường đi của chất thải đặc biệt như bùn, rác chứa chất độc hại cần được kiểm tra theo định kỳ.
Tần suất giám sát
Đối với chất lượng khí thải: tần suất giám sát được đề nghị là 5 lần/năm tại các nguồn thải được quan trắc.
Đối với chất lượng nước: việc giám sát chất lượng nước tại nguồn thải là rất quan trọng đối với việc vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung của thành phố. Do đó môi trường tại một số nguồn thải đặc biệt cần phải dược giám sát liên tục với tần suất dày hơn hoặc nếu có thể thì yêu cầu giám sát tự động như pH. Cần có hệ thống báo động và tự động ngăn nguồn thải nếu một số chỉ tiêu vượt quá giới hạn chp phép. Tần suất giám sát cho hệ thống xử lý nước thải tập trung là 1 lần/tháng với mẫu thử là mẫu trộn trong 24 giờ. Riêng đối với các chỉ tiêu thủy sinh là 6 tháng/lần.
Đối với chất thải độc hại: đòi hỏi chương trình kiểm tra định kỳ việc thu gom cũng như biện pháp xử lý để tránh nguy cơ rủi ro cho môi trường
Đánh giá kết quả giám sát
Sau khi các dữ liệu giám sát được thu thập, cần phải thực hiện phân tích đánh giá và đưa ra nhận xét, dự báo do Phòng Tài nguyên và báo cáo lên Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh tần suất là 6 tháng/lần.
Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về BVMT cho nhân dân thành phố:
Tăng cường công tác tuyên truyền về luật BVMT, các qui định pháp luật có liên quan đến BVMT, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc BVMT bằng cách phương tiện truyền thông như: đài truyền thanh của từng phường, từng khu vực trong các phường, đài truyền hình tỉnh, các băng rôn, biểu ngữ trên các tuyến đường giao thông.
Phát động phong trào quần chúng tham gia vào công tác BVMT đến từng phường, xã trên địa bàn thành phố, đến từng nhà dân như: lồng ghép tuyên truyền công tác BVMT trong các buổi sinh hoạt, các buổi họp mặt ở các khu phố, tổ dân cư. Hướng dẫn người dân bằng những hành động đơn giản của mình góp phần làm cho môi trường khu vực họ đang sinh sống được cải thiện tốt hơn.
Động viên người dân thực hiện nếp sống văn hóa hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh công cộng. Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào quần chúng về BVMT như: Phong trào Xanh – Sạch – Đẹp, Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường, chiến dịch làm xạch thế giới, tổ chứa các hoạt động hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 5/6 hằng năm
Tăng cường công tác tuyên truyền về BVMT trong các trường học trên địa bàn tất cả các phường, xã của thành phố.
6.3. Định hướng qui hoạch thành phố Qui Nhơn theo mô hình Đô thị sinh thái:
Dựa trên dự án qui hoạch thành phố Qui Nhơn đến năm 2020 ta có thể đưa ra định hướng xây dựng thành phố Qui Nhơn theo mô hình khu đô thị sinh thái như sau:
+ Qui mô dân số thành phố:
Qui mô dân số đến năm 2020 có khoảng 500.000 người bao gồm cả dân nội thị và ngoại thị.
+ Cơ cấu sử dụng đất thành phố:
Nên hạn chế xây dựng mới hệ thống các công trình mới mà chủ yếu là nên tái tạo, chỉnh sửa các khu vực xây dựng cũ đển hạn chế tác động đến môi trường thành phố do các hoạt động xây dựng thành phố gây ra.
Phân vùng chức năng cụ thể cho từng mục đích sủ dụng đất.
+ Việc qui hoạch kiến trúc và bảo vệ cảnh quan thành phố:.
Khu đô thị sinh thái được xây dựng dựa trên nguyên tắc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa và bảo tồn sự đa dạng sinh học vì vậy trong quá trình qui hoạch thành phố phải đảm bảo vấn đề bảo tồn các công trình kiến trúc lâu đời, các giá trị văn hóa, di sản thiên nhiên.
Đặt biệt là đảm bảo duy trì sự đa dạng các hệ động thực vật thiên nhiên trong quá trình qui hoạch xây dựng thành phố.
+ Việc thoát nước và cấp nước cho thành phố:
Tiến hành xây dựng hệ thống cống thoát nước thải riêng biệt dùng cho từng loại nước thải và nước mưa thay cho hệ thống cống thoát nước cũ dùng chung cho cả nước thải và nước mưa của thành phố.
+ Thoát nước thải sinh hoạt của thành phố:
Tiếp sử dụng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và nước mưa cho các khu vực thành phố cũ ( phía Bắc và phía Đông nam núi Bà Hỏa. Các khu vực khác sẽ sử dụng hệ thống thoát nước thải riêng.
Nước thải tại các bệnh viện phải đảm bảo xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả thải ra môi trường tự nhiên.
Nước thải công nghiệp từ các nhà máy phải qua hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN, CCN mình xử lý đạt hiệu quả trước khi xả ra hệ thống thoát nước chung thành phố.
+ Hệ thống quản lý chất thải rắn thành phố:
Hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải rắn thành phố:
Xây dựng hệ thống thu gom CTR thành phố hoàn chỉnh hơn
Xây dựng thêm bãi chôn lấp CTRCN cho thành phố.
Kiểm soát chặt chẽ việc quản lý CTRNH theo đúng tiêu chuẩn qui định
+ Xây dựng hệ thống quản lý môi trường không khí:
Hạn chế sử dụng các nguyên liệu gây ô nhiễm môi trường, thay thế bằng các nguồn nguyên liệu khác không gây ô nhiễm môi trường như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió
Kiểm soát chặt chẽ tình hình môi trường không khí tại các KCN, CCN.
Xây dựng các KCN, CCN theo mô hình KCN sinh thái, KCN xanh
+ Việc xây dựng các công viên, vành đai cây xanh cho thành phố:
Tiến hành nâng cấp, sửa chữa các công viên , vườn hoa cũ của thành phố. Truyên truyền nâng cao ý thức của người dân về ý thức văn minh, nếp sống đô thị.
Tiến hành xây dựng thêm hệ thống các công viên mới để góp phần nâng cao không gian xanh cho thành phố.
Tiến hành trồng thêm hệ thống cây xanh dọc các tuyến đường trong địa bàn thành phố.
Tại các KCN trên đại bàn thành phố tăng cường xây dựng các công viên trong nội khu các KCN.
+ Đầu tư khai thác, cải tạo khu đô thị cũ:
Đối với các KDC khi định hướng qui hoạch xây dựng phải đảm bảo chặt chẽ đầy đủ hệ thống cấp nước, thoát nước cho KDC.
Qui hoạch các KCN phải tiến hành khảo sát chặt chẽ hiện trạng môi trường tại khu vực xây dựng nhằm đảo bảo ít nhất sự tác động đến các KDC khu vực lân cận.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị:
Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường trong khu đô thị cũ.
Tăng cường hệ thống giao thông đường bộ: sử dụng các phương tiện ít gây ô nhiễm đến môi trường thay cho các nhiên liệu cũ như: tăng cường mở rộng hệ thống giao thông công cộng, sử dụng xe đạp thay cho xe máy.
Mở rộng cảng biển đảm bảo sự lưu thông cho các tàu thuyền tốt hơn
Tăng cường hệ thống giao thông đường thủy nhưng cần lưu ý các phương tiện giao thông không gây ô nhiễm cho bờ biển Qui Nhơn.
Củng cố mạng lưới điện thành phố.Đầu tư nâng nâng cấp các tuyến dây chính đảm bảo cung cấp đủ cho thành phố. Xây dựng thêm nhà máy phát điện để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho thành phố.
Bố trí qui hoạch các chợ, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí hợp lý, nên phân khu rõ ràng và tùy thuộc vào tình hình phát triển của từng phường , xã.
Cải tạo các hồ tự nhiên trong địa bàn thành phố.
+ Phát triển kinh tế theo định hướng ít gây ảnh hưởng đến môi trường :
Đầu tư xây dựng phát triển các ngành kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao mà ít gây ảnh hưởng đến môi trường như:
Phát triển ngành du lịch thành phố
Đầu tư, xây dựng các khu du lịch sinh thái
Phát triển ngành du lịch biển ở thành phố
Phát triển các ngành dịch vụ như: nhà hàng, khách sạn
Thay đổi cách sống đô thị và cách sản xuất để làm sao cho các dòng vật chất, nguyên liệu, năng lượng diễn ra trong chu trình khép
Phải cân đối giữa đầu vào (tài nguyên, năng lượng, thực phẩm) và đầu ra (chất thải, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ) đảm bảo hoạt động kinh tế theo hướng khép kín, quay vòng.
+ Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống giám sát môi trường thành phố:
Xây dựng hệ thống giám sát, thông tin môi trường thường xuyên hơn để kịp thời xử lý những vấn đề môi trường phát sinh.
Chương VII:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7.1. KẾT LUẬN:
Tốc độ đô thị hóa của thành phố Qui Nhơn trong thời gian qua đã tạo ra những bước đột phá trong sự phát triển của thành phố Qui Nhơn nói riêng và trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Định nói chung, góp phần tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhưng bên cạnh đó nó cũng gây ra những ảnh hưởng to lớn đến môi trường tự nhiên.
Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá hiện trạng môi trường thành phố Qui Nhơn, đề tài đã đưa ra một số giải pháp xây dựng các giải pháp quản lý môi trường theo hướng khu đô thị sinh thái nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác QLMT thành phố về phương diện kinh tế cũng như quản lý môi trường..
Đề tài đã nêu rõ các giải pháp cụ thể để quản lý môi trường thành phố Qui Nhơn theo hướng khu đô thị sinh thái là một giải pháp quản lý môi trường hiệu quả hiện nay.
KIẾN NGHỊ
Để công tác quản lý môi trường thành phố Qui Nhơn đạt được hiệu quả đòi hỏi phải có những nổ lực hết sức cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, các Đồng thời việc quản lý cần phải đặt ưu tiên cao nhất cho cách phòng ngừa các rủi ro và tác động tiêu cực đến môi trường. Tuy nhiên cách quản lý này có thể phải đòi hỏi một sự đầu tư ban đầu khá lớn, song hiệu quả mà nó mang lại lâu dài là rất lớn. Do đó việc cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn một giải pháp phù hợp với tình hình thực tế là rất cần thiết.
Các nhà quản lý cần phải đặt ra cho mình một mục tiêu phải đạt được đối với công tác quản lý môi trường tại khu đô thị mình, đồng thời phải hỗ trợ cho nhà đầu tư thể hiện mối quan tâm của mình đến vấn đề bảo vệ môi trường
Mô hình khu đô thị sinh thái là một giải pháp lý tưởng cho vấn đề quả lý môi trường tại các khu đô thị. Tuy nhiên để tổ chức thực hiện tốt mô hình quản lý này trước mắt cần phải quản lý tốt vấn đề chất thải tại nguồn phát sinh.
Thực tế, để xây dựng và phát triển bền vững thành phố Qui Nhơn, ban quản đối với các nhà quản lý môi trường còn rất nhiều việc phải làm. Chúng ta cần phải phối hợp nhiều giải pháp để có thể phát huy được tối đa hiệu quả của công tác quản lý và giải quyết được tình trạng phát triển không bền vững như hiện nay.