Đề tài Khảo sát địa danh trong ca dao Việt Nam

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KẾT QUẢ THU THẬP ĐỊA DANH TRONG CA DAO VIỆT NAM I. QUAN NIỆM VỀ CA DAO II. QUAN NIỆM VỀ ĐỊA DANH VÀ ĐỊA DANH HỌC 1. Lược sử nghiên cứu 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Quan niệm về địa danh và địa danh học 2.2. Phân loại địa danh 2.3. Vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học 2.4. Chức năng của địa danh và ích lợi của việc nghiên cứu địa danh 2.4.1. Chức năng của địa danh 2.4.2. ích lợi của việc nghiên cứu địa danh III. CA DAO VỀ ĐỊA DANH IV. KẾT QUẢ THU THẬP VÀ PHÂN LOẠI ĐỊA DANH TRONG CA DAO 1. Kết quả thu thập địa danh trong ca dao 2. Kết quả phân loại địa danh trong ca dao V. TIỂU KẾT CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA ĐỊA DANH VIỆT NAM THÔNG QUA CÁC ĐỊA DANH XUẤT HIỆN TRONG CÁC BÀI CA DAO I. MÔ HÌNH CẤU TRÚC ĐỊA DANH II. THÀNH TỐ CHUNG 1. Khái niệm về thành tố chung 2. Vấn đề thành tố chung của địa danh Việt Nam 2.1. Cơ sở của hiện tượng chuyển hóa 2.2. Phân loại các xu hướng chuyển hoá từ thành tố chung vào địa danh III. ĐỊA DANH 1. Khái niệm địa danh 2. Đặc điểm cấu tạo của địa danh 2.1. Số lượng các yếu tố trong địa danh 2.1.1. Số lượng các yếu tố và loại hình địa danh 2.1.2. Số lượng các yếu tố và sự phản ánh thông tin trong địa danh 2.2. Các kiểu cấu tạo địa danh 2.2.1. Địa danh có cấu tạo đơn 2.2.2. Địa danh có cấu tạo phức 2.3. Các phương thức cấu tạo địa danh 2.3.1. Phương thức tự tạo 2.3.2. Phương thức chuyển hoá IV. Tiểu kết CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM Ý NGHĨA CỦA CÁC ĐỊA DANH I. Ý NGHĨA CỦA ĐỊA DANH VÀ CÁCH PHÂN LOẠI Ý NGHĨA CỦA CÁC YẾU TỐ TRONG ĐỊA DANH II. CÁCH PHÂN LOẠI Ý NGHĨA CỦA CÁC YẾU TỐ TRONG ĐỊA DANH 1. Nhóm ý nghĩa phản ánh đặc điểm , tính chất của đối tượng được định danh 2. Nhóm ý nghĩa phản ánh mối quan hệ của đối tượng được định danh với các đối tượng khác có liên quan 3. Nhóm ý nghĩa phản ánh nguyện vọng, tình cảm của người dân 3. Tiểu kết KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài - Trong hệ thống từ vựng của mỗi ngôn ngữ, địa danh chiếm một tỉ lệ không nhiều nhưng lại có vai trò rất quan trọng: Địa danh là một phạm trù lịch sử. Nó xuất hiện và tồn tại hàng trăm, hàng ngàn năm. Nó phản ánh nhiều khía cạnh địa lý, lịch sử, văn hoá tại mảnh đất mà nó chào đời. Từ lâu nó được xem như là những tấm bia lịch sử - văn hoá bằng ngôn ngữ. Chính vì vậy, muốn hiểu rõ một vùng đất nào, ta không thể không quan tâm đến địa danh. Do địa danh có chức năng cơ bản là định danh và cá thể hoá đối tượng nên nó trở thành một bộ phận không thể tách rời của cuộc sống xã hội. Thử tưởng tượng nếu như một ngày bỗng dưng tất cả tên các tỉnh, thành phố trên đất nước ta biến mất. Thì chắc chắn cuộc sống của chúng ta sẽ bị đe doạ, mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng như các ngành đều gặp khó khăn. Địa danh có giá trị to lớn trong việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt. Chất liệu tạo ra địa danh là ngôn ngữ, nên số lượng và tính chất đa dạng của địa danh cũng có thể xem là tấm gương phản ánh sự phát triển và biến đổi của ngôn ngữ tiếng Việt. Việc nghiên cứu địa danh còn giúp chúng ta biết nghĩa của một số từ cổ nay không còn dùng nữa và giúp ta xác định rõ ràng hơn ý nghĩa của các từ ngữ địa phương. Địa danh được hình thành, tồn tại và biến đổi không chỉ do các tác động của ngôn ngữ mà còn do các tác động bên ngoài ngôn ngữ (đặc điểm văn hoá, sự di dân, tiếp xúc, vay mượn, ). Chính vì vậy mà nhiều biến cố về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, ngôn ngữ, được lưu giữ trong địa danh. Nghiên cứu địa danh sẽ giúp cho chúng ta hiểu thêm được một phần nào đó về một vùng đất với những đặc trưng văn hoá, phong tục tập quán riêng biệt của vùng Với vai trò như vậy, địa danh học đang là một trong những bộ môn ngôn ngữ học được quan tâm chú ý hiện nay. - Ca dao là một trong những bộ phận quan trọng trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Việc nghiên cứu địa danh trong ca dao sẽ giúp chúng ta hiểu thêm được một phần nào đó về cái nội dung phong phú mà ca dao biểu đạt. Nghiên cứu các địa danh trong ca dao sẽ cho ta thấy những phong tục, tập quán và đặc trưng riêng của từng vùng, từng địa danh trước đây được phản ánh trong ca dao, mà những địa danh này có khi đax không còn nữa hoặc đã bị biến đổi thành một địa danh khác do qúa trình phát triển của lịch sử. Nghiên cứu địa danh trong ca dao còn cho chúng ta thấy được một phần nào đó về diện mạo và những đặc điểm cơ bản về cấu tạo, ý nghĩa cùng tiến trình lịch sử của địa danh, mang lại những giá trị lí luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu địa danh ở Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Niên luận này được viết với những mục đích sau: - Nêu ra những lí luận cơ bản về địa danh và địa danh học để giúp chúng ta hiểu thêm về ngành học này. - Nghiên cứu tên các địa danh Việt Nam trong các câu ca dao trên mặt đặc điểm về cấu tạo và ý nghhĩa của địa danh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu trong niên luận này là hệ thống địa danh của Việt Nam ở trong các câu ca dao, Gồm có địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên và địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo (địa danh hành chính, địa danh công trình xây dựng và địa danh vùng). b. Phạm vi nghiên cứu Do thời gian hạn chế nên trong niên luận này chúng tôi chỉ khảo sát địa danh Việt Nam trong phạm vi 273 câu ca dao với 498 địa danh. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Tư liệu và cách xử lý * Nguồn tư liệu Do mục đích của niên luận nên nguồn tư liệu mà chúng tôi thu thấp, sưu tầm là những câu ca dao có liên quan đến địa danh Việt Nam trong các sách có sưu tầm về ca dao Việt Nam. * Cách xử lý tư liệu - Từ nguồn tư liệu thu thập được chúng tôi đã tập hợp, thống kê được 498 địa danh, bao gồm địa danh chỉ đối tượng tự nhiên, địa danh chỉ các đơn vị hành chính, địa danh chỉ các công trình xây dựng và địa danh chỉ vùng lãnh thổ. - Xử lý tư liệu: Sau khi đã tập hợp, thống kê địa danh thành 4 loại trên chúng tôi tiến hành phân loại theo mẫu, thống kê, tổng hợp biểu bảng. Trên cơ sở đó rút ra những nhận xét về đặc điểm địa danh Việt Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Trong niên luận này khi nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng phương pháp quy nạp. Trêm cơ sở những tư liệu được thu thập và xử lý, trên nền tảng những con số được thống kê và phân tích, chúng tôi đưa ra những nhận xét mang tính tổng hợp và khái quát về vấn đề được nghiên cứu. - Nghiên cứu tài liệu mà cụ thể ở đây là nghiên cứu các địa danh Việt Nam xuất hiện trong các câu ca dao, từ đó rút ra những nhận xét mang tính tổng hợp và khái quát về vấn đề được nghiên cứu. - Miêu tả những đặc điểm về mặt cấu tạo của địa danh.

doc51 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2448 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát địa danh trong ca dao Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối với những ai sinh ra trên mảnh đất . Những cái tên như :Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội, Gia Định, Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh là một minh chứng. Địa danh là tên gọi của một địa hình tự nhiên, một công trình xây dựng, một đơn vị hành chính hay một vùng lãnh thổ. Như mọi danh từ, danh ngữ chung, địa danh có chức năng định danh sự vật. Nhưng địa danh còn có một chức năng là danh từ, danh ngữ chung không có đó là cá thể hoá đối tượng. Chính nhờ các chức năng này, địa danh trở thành một bộ phận không thể tách rời của cuộc sống xã hội. Mỗi địa danh ra đời trong một hoàn cảnh xã hội và lịch sử nhất định, cụ thể. Do đó, nó phản ánh nhiều mặt khung cảnh chung quanh nó. Các địa danh như khu Đầm Sen (thành phố Hồ Chí Minh), khu Đồng Ông Cộ (khu vực bên này cầu Bình Lợi-thành phố Hồ Chí Minh),nay bao gồm các phường 11, 12, 13, quận Bình Thạnh. Xưa vùng này là đồng hoang, sình lầy, rất khó đi lại.Một phú ông tổ chức “cộ” thuê người và hàng hoá trên những tấm bằng tre đan do hai người khoẻ mạnh khiêng. Từ đó có địa danh Đồng Ông Cộ,... cho ta biết địa hình nơi nó chào đời. Các địa danh khu Ông Tạ, xóm Bà Năm Chanh, bến đò Cây Bàng, rạch Cá Trê (thành phố Hồ Chí Minh)... thông báo cho chúng ta những con người, cây cỏ, cầm thú đã sinh sống hoạt động trên các vùng đất ấy. Các công trình xây dựng của đất nước đã được các địa danh ghi lại : ngã ba Thành (thành Diên Khánh), tỉnh Khánh Hoà, huyện sông Cầu (Phú Yên), vùng Chợ Lớn,.... Các địa danh còn phản ánh tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của người dân địa phương : các địa danh Hán Việt mang các yếu tố An, Bình, Phú, Long, Mỹ...nói lên được ước mơ sống thanh bình, giàu có, tốt đẹp...của người Việt. Các địa danh phố Quang Trung, thành phố Hồ Chí Minh, đường Điện Biên Phủ, sân vận động Thống Nhất... biểu thị niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Đó là đứng trên quan điểm đồng đại. Nếu đứng trên quan điểm lịch đại, địa danh có chức năng bảo tồn.Rất nhiều biến cố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngôn ngữ...được lưu giữ trong địa danh. Hầu hết tên làng xã ở Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung, dưới triều Nguyễn đều được Hán Việt hoá vì triều đại này rất sùng mộ Hán học. Hay sau khi thua trận ở Điện Biên Phủ, thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam, phần lớn tên đường phố ở Sài gòn không còn mang tên người Pháp mà mang tên người Việt Nam (từ năm 1955). Chính vì thế, việc nghiên cứu địa danh mang lại nhiều ích lợi cho các ngành khác như sử học, địa lý học, khảo cổ học, ngôn ngữ học, kinh tế học... 2.4.2. ích lợi của việc nghiên cứu địa danh Việc nghiên cứu địa danh giúp chúng ta xác định thế nào là một địa danh, có bao nhiêu loại địa danh ở Việt Nam, người Việt có mấy phương thức đặt địa danh, cấu tạo của địa danh Việt Nam như thế nào, các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh là gì, những nguyên nhân nào khiến một địa danh ra đời và mất đi, giải quyết những trường hợp nhập nhằng về cách viết hoa địa danh, soi sáng nguồn gốc và ý nghĩa của nhiều địa danh... Từ đó, chúng ta có thể khẳng định những đặc điểm có tính truyền thống của địa danh Việt Nam, vạch ra những tiêu chuẩn để đặt tên địa danh mới,... Về mặt ngôn ngữ học, việc nghiên cứu địa danh cung cấp những tư liệu quý để nghiên cứu lịch sử tiếng Việt nói chhng, từ vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ (trước hết là tiếp xúc Việt Hán, một ngôn ngữ có ảnh hưởng sâu sắc, lâu dài và quan trọng đối với tiếng Việt), đến những vấn đề ngữ âm lịch sử, xu hướng biến đổi từ vựng, ngữ pháp... Việc nghiên cứu địa danh đã giúp ta biết một số từ cổ nay không còn nữa, đồng thời nó cũng giúp ta xác định rõ ràng hơn ý nghĩa của các từ ngữ địa phương. Ngoài ra, cũng qua nghiên cứu địa danh ta có thể khẳng định ý nghĩa của một số từ thường xuất hiện trong địa danh... Mặt khác, địa danh là một phạm trù lịch sử mang những dấu vết của thời điểm mà nó chào đời. Vì thế, nó được xem là một đài kỉ niệm hay tấm bia bằng ngôn ngữ độc đáo về thời đại của mình. Nó phản ánh những sự kiện lịch sử diễn ra trong đời sống của cộng đồng : di dân, chiến tranh, trao đổi văn hoá, kinh tế, ngôn ngữ,...Khi đó, đia danh như một bộ môn của lịch sử học, nhất là địa lý lịch sử, và khi đó , các nhà nghiên cứu lịch sử đã làm giàu thêm cho địa danh những phương pháp nghiên cứu. ở mức độ nhất định, địa danh phản ánh phong cảnh thiên nhiên, sự giàu có đa dạng của thiên nhiên cùng với những đặc điểm địa lý lãnh thổ khác, Vì địa danh thường đặt theo bản chất của đối tượng địa lý. Chính danh từ chung thể hiện tính chất địa lý của đối tượng đã góp phần quan trọng trong việc xác định ý nghĩa của địa danh.Nhờ biết rõ nguồn gốc và ý nghĩa của các địa danh, ta càng yêu mến quê hương, đất nước mình. Vì vậy, ta có thể sử dụng những thành quả của việc nghiên cứu địa danh vào những bài giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ-nhất là học sinh trong các trường phổ thông. Việc hiểu đúng ý nghĩa của các thành tố trong địa danh cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà địa lý trong việc nắm bắt các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, sự phân bố dân cư theo lãnh thổ và ngay cả việc xây dựng bản đồ. Như vậy, địa danh phát triển trên nền tảng của 3 khoa học cơ bản : ngôn ngữ học, lịch sử, địa lý, ngoài ra địa danh học còn có mối liên hệ chặt chẽ với khảo cổ học, nhân chủng học, văn hoá học,... Chính tính chất liên ngành của địa danh học đã góp phần khẳng định giá trị và vị thế của một ngành khoa học mới phát triển. III. CA DAO VỀ ĐỊA DANH Ca dao là những bài văn vần do nhân dân sáng tác tập thể, được lưu truyền bằng miệng và được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Chính vì ca dao do nhân dân sáng tác nên nôI dung của nó rất phong phú. Ca dao biểu hiện tình yêu của nhân dân lao động về nhiều mặt : tình yêu giữa đôi bên nam nữ, yêu gia đình, yêu xóm làng, yêu đồng ruộng, yêu đất nước, yêu lao động, yêu giai cấp, yêu thiên nhiên, yêu hoà bình. Ca dao còn biểu hiện tư tưởng đấu tranh của nhân dân trong cuộc sống xã hội, trong những khi tiếp xúc với thiên nhiên và ca dao còn biểu hiện sự trưởng thành của tư tưởng ấy qua các thời kỳ lịch sử. Như vậy, ngoài sự biểu hiện đời sống tình cảm, đời sống vật chất của con người, ca dao còn phản ánh ý thức lao động, sản xuất của nhân dân và tình hình xã hội thời xưa về các mặt kinh tế và chính trị. Địa danh Việt Nam xuất hiện trong ca dao chủ yếu là ở trong các lĩnh vực về tình yêu đất nước và con người. Có những câu ca dao về tình yêu nam nữ nhưng nhân dân ta đã lồng thêm vào đó những địa danh để nói lên tình yêu của mình với người mình yêu: Bốn mùa xuân hạ thu đông Thiếp ngồi dệt vải những trông bóng chàng Dừa xanh trên bến Tam Quan Dừa bao nhiêu trái trông chàng bấy nhiêu Hay có những câu ca dao nói về những cảnh đẹp của quê hương đất nước. Ví dụ như đèo Hải Vân xưa nay vẫn được coi là một cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đất nước ta. Do ở gần biển nên đèo Hải Vân càng thêm bát ngát. Hải Vân bát ngát ngàn trùng, Hòn Hồng ở đấy là trong vịnh Hàn Xưa nay qua đấy còn truyền Lối đi lô gián thẳng miền ra khơi Quảng Nam có Cửa Đại cũng bát ngát và đẹp. Nhân dân có kinh nghiệm : hễ buổi chiều thấy mây đen phủ trên bán đảo Sơn Trà và sóng nổi lên dồn vào Cửa Đại thì trời sắp mưa. Để nói về hiện tượng thiên nhiên ấy nhân dân có câu: Chiều chiều mây phủ Sơn Trà Sóng xô cửa Đại trời đà chuyển mưa Hà Nội, kinh đô xưa của nước ta, nay là thủ đô của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, được nhân dân ta coi là một đô thành không những đẹp mà còn là một nơi tích tụ những cái thiêng liêng nhất của tổ quốc. Thăng Long, Hà Nội, đô thành Nước non ai vẽ nên tranh hoạ đồ Cố đô rồi lại tân đô Nghìn năm văn vật bây giờ vẫn đây Những câu ca dao về địa danh không chỉ nói đến địa danh của một vùng mà nó còn nói đến phong tục, tập quán, nét văn hoá, đặc điểm của từng vùng đất ấy. ở trên khắp các miền đất nước, gần như vùng nào cũng đều có những món ăn nổi tiếng được ca dao ghi lại như là những đặc điểm địa phương, tô điểm cho bức tranh thị hiếu và tập quán ăn uống của nhân dân ta những màu sắc vô cùng đa dạng. Yến sào Vĩnh Sơn Nam sâm Bố Trạch Cua gạch Quảng Khê Sò nghêu Quán Hà Rượu dân Thuần Lý Hay: Diên Hoà có bưởi Thanh Trà Thủ Đức nem nướng, điện bàn Tây Ninh Ở Hà Nội có nhiều đặc sản và mỗi địa phương trong Hà Nội lại có những đặc sản riêng tạo nên đặc trưng của mình Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người Như vậy thời xưa, về cả ăn lẫn mặc, Hà Nội có nhiều cái làm cho người ta dễ mến. ở Thanh Trì, sát với nội thành Hà Nội có những đặc sản mà dân Hà Nội rất ưa chuộng Vải Quang, húng Láng, ngô Đầm Cá rô đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây Phú Thọ, nơi đất tổ Hùng Vương có những đặc sản rất quý Bưởi Chi Đán, quít Đan Hà Cà phê Phú Hội, đồi trà Thái Ninh Ở miền Nam, có những quả rất ngon mà miền Bắc không có như măng cụt, sầu riêng. ở miền Nam Trung Bộ , cá, dừa và mít cũng nhiều, Quảng Nam có sông Thu Bồn mở ra nhiều nhánh, có rất nhiều cá. Ca dao đã có câu là: Trà Linh nước chảy đăm đăm Cá đua dưới vực, rồng nằm Đinh Ông Thanh Hoá, Nghệ An là những nơi có rất nhiều trầu cau và rất ngon. ở Quảng Nam trầu cau cũng nổi tiếng là ngon. Và để nói về trầu cau đất Quảng nhân dân ta đã có câu ca dao Bồng em mà bỏ vô nôi Cho mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu Mua vôi chợ Quán chợ Cầu Mua cau Bát Nhị mua trầu Hội An Không chỉ ca ngợi về đặc sản của các địa phương mà ca dao còn ca ngợi về những con người ở mỗi địa phương. Miền Nam là miền nhiều dừa nhất ở nước ta. ở Bình Định, có thị trấn Tam Quan thuộc huyện Hoài Nhơn, ngày xưa nhiều dừa và con gái ở đó cũng có tiếng là đẹp và có lòng thuỷ chung với người mình yêu Dừa xanh trên bến Tam Quan Dừa bao nhiêu trái em trông chàng bấy nhiêu Hay xứ Bắc là đất Kinh Bắc xưa. Đất Kinh Bắc xưa con gái nổi tiếng là đảm đang và đẹp , còn trai Đồng Nai thì nổi tiếng là gan dạ, anh hùng. Nồi đồng lại úp vung đồng Con gái xứ Bắc lấy chồng Đồng Nai Yên Thế là quê hương Hoàng Hoa Thám, nơi có nhiều người lỗi lạc trong nam giới , xứng đôi với những cô gái quê hương quan họ. Ngoài ra, ở Hưng Yên ( thuộc Hải Hưng) làng Bông tức thôn Lai Hạ Trung cũng có nhiều con gái đẹp, và làng Bái tức thôn Bối Khê cũng có nhiều trai gái đẹp, giỏi nên ca dao có câu Gái chê chồng đến Bông trở lại Trai chê vợ đến Bái trở về Thăng Long xưa nhân dân ta gọi là Kinh kỳ “ thứ nhất Kinh kỳ thứ nhì Phố Hiến”. Phố Hiến là thị xã Hưng Yên bây giờ. Ngày xưa Phố Hiến là nơi đô hội, người ngoại quốc đến nước ta đều đi lại buôn bán ở đó. Người đất Kinh kỳ ngày xưa có tiếng là thanh lịch nên ca dao có câu : Chẳng thanh cũng thể hoa mai Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh Ngày trước, Hà Nội còn có tên là Đông Đô và Tràng An, nên cũng có câu Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không lịch sự cũng người Tràng An Mỗi câu ca dao không chỉ giới hạn ở tên địa danh mà mỗi câu đều toát lên nét văn hoá nổi bật của tùng vùng, đặc biệt nó còn phản ánh sâu sắc nhiều mặt có giá trị về lịch sử và tư tưởng. Thông qua viẹc phản ánh lối sống của thời đại, ca dao đã ghi nhận củng cố giữ gìn truyền bá truyền thống đạo đức tốt đẹp hình thành trong quá trình đấu tranh thiên nhiên, sinh hoạt cộng đồng,đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc của nhân dân ta. Có những câu ca dao vang lên lòng tự hào của nhân dân ta đối với đất nước giàu đẹp và con người tài hoa. Đất nước được giàu đẹp là do nhân dân cả nước xây dựng từ thế hệ này qua thế hệ khác, do trai tài gái đảm gắng sức điểm tô và gìn giữ. Những người đã có công dựng nước và giữ nước, sự nghiệp làm rạng rỡ non sông đều được nhân dân ta ghi nhớ mãi bằng đền miếu, bằng thơ ca. Các vua Hùng là tổ tiên của dân tộc Việt Nam đã có công dựng nước, nên nhân dân ta đã lập đền thờ ở Phú Thọ. Ca dao đã có câu kêu gọi nhân dân cả nước hướng về đất tổ Ai về Phú Thọ cùng ta Vui ngày giỗ tổ tháng ba mồng mười Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ về giỗ Tổ mồng mười tháng ba Thành Cổ Loa ở huyện Đông Anh (ngoại thành Hà Nội) là một công trình tiêu biểu ý thức bảo vệ đất nước, chống ngoại xâm đầu tiên của nhân dân ta- Trải qua hàng nghìn năm thành đất vẫn còn Ai về đến huyện Đông Anh Ghé xem phong cảnh Loa thành thục vương Cổ Loa hình ốc khác thường Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây Ai đã từng qua sông Bạch Đằng, đều thấy có 2 dòng nước : 1 dòng trong xanh và một dòng đỏ vì phù sa. Theo nhân dân thời xưa thì dòng đỏ là máu quân giặc, đến nay vẫn còn làm vẩn dòng sông Sâu nhất là sông Bạch Đằng Ba lần giặc đến ba lần giặc tan Cao nhất là núi Lam Sơn Có ông Lê Lợi trong ngàn tiến ra Về công lao của Lê Lợi ca dao còn có câu Ai lên Biện Thượng Lam Sơn Nhớ Lê Thái Tổ chặn đường quân Minh Ở miền Nam, Nguyễn Huệ phá quân Xiêm trong trận Rạch Gầm vào cuối thế kỉ XVIII. Nhân dân miền Bắc truyền tụng câu ca dao Bần Gie đốm đậu sáng ngời Rạch Gầm soi dấu muôn đời oai danh Có thể dẫn nhiều ví dụ khác nữa tương tự như những ví dụ trên đây trong bộ phận những câu ca dao mà chúng ta thường nói về đặc điểm địa danh. Như vậy những câu ca dao nói về địa danh Việt Nam bắt nguồn từ cách quan sát trực tiếp những hiện tượng cụ thể, tai nghe mắt thấy. Chính cách quan sát này đã là nguồn gốc chủ yếu của cái mà chúng ta vẫn quen gọi là tính hình tượng hay cách nói cụ thể, gợi cảm của ca dao. Chúng ta có thể hiểu ca dao về địa danh là những câu ca dao chỉ địa danh của từng vùng đất cụ thể trong đó bao hàm các yếu tố về phong tục, tập quán hay là sự miêu tả của nhân dân ta xưa về vẻ đẹp của mỗi địa phương và con người trong các địa phương ấy. IV. KẾT QUẢ THU THẬP VÀ PHÂN LOẠI ĐỊA DANH TRONG CA DAO 1. Kết quả thu thập địa danh trong ca dao Qua khảo sát 273 bài ca dao chúng tôi đã thu thập được 498 địa danh Bảng kết quả thu thập địa danh trong ca dao STT Loại hình địa danh Số lượng Tỉ lệ % 1 Địa danh chỉ các đối tượng tụ nhiên 113 22,6 2 Địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo 385 77,4 2. Kết quả phân loại địa danh trong ca dao Theo đối tượng căn cứ vào tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên. Chúng tôi chia địa danh thành 2 nhóm lớn: Địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên: Tổng số địa danh địa hình tự nhiên là 113 trường hợp, chiếm 22,6%. Trong đó, sơn danh gồm 60 địa danh (chiếm 12% trên tổng số địa danh chỉ địa hình tự nhiên), thuỷ danh gồm 53 địa danh (chiếm 10,6% trên tổng số địa danh chỉ địa hình tự nhiên). Ví dụ: Về sơn danh: núi Lam Sơn, núi Cõi, Gò Ngũ Nhạc, non Côi, Hòn Chống,… Về thuỷ danh: sông Bạch Đằng, hồ Hoàn Kiếm, hồ Ba Bể, sông Lô, sông Tuần, đầm Thị Nại,…… Địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo : tổng số địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo là 385 trường hợp, chiếm 77,4%. Trong đó, chúng tôi chia ra : địa danh chỉ các công trình xây dựng gồm 89 địa danh (chiếm 17,8% trên tổng số địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo); địa danh chỉ các đơn vị hành chính gồm 292 địa danh (chiếm 58,8% trên tổng số địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo); địa danh chỉ các vùng lãnh thổ gồm 4 địa danh (chiếm 0,8% trên tổng số địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo). Ví dụ: Địa danh chỉ các đơn vị hành chính : tỉnh Phú Thọ, Đông Anh, Sa Nam, làng Trần Phương, phố Lai, phố Nhổn,…….. Địa danh chỉ các công trình xây dựng : thành Cổ Loa, chợ Già, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, giếng Vàng, bến Văn Lâu,… Địa danh chỉ các vùng lãnh thổ : vùng Bưởi, vùng Đông Yên,… Kết quả thống kê và phân loại địa danh trong ca dao được thể hiện ở bảng sau: Tiêu chí Loại hình địa danh Số lượng Tỉ lệ % TN ĐD chỉ các đối tượng TN Sơn danh 60 113 12 22,6 Thuỷ danh 53 10,6 Không TN ĐD chỉ các đối tượng nhân tạo Công trình xây dựng 89 389 17,8 77,4 Đơn vị hành chính 292 58,8 Vùng lãnh thổ 4 0,8 Quy ước : TN :tự nhiên ĐD :địa danh Ngoài phân loại theo tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên địa danh còn được phân loại theo nguồn gốc của các yếu tố. Địa danh Việt Nam trong ca dao được phân loại theo nguồn gốc: Địa danh có nguồn gốc Hán Việt ; Cầu Bạch Hổ : Đền Hùng Vương : Hương Canh : Phú Thọ : Sơn Tây: Địa danh có nguồn gốc thuần Việt : phố Mía, phố Cát, làng Chanh, làng Nhót, chợ Già, chùa Ông, sông Trước, sông Sau,… Địa danh có nguồn gốc hỗn hợp : Đồng tháp mười, cầu Đông Ba,… Qua đây ta thấy địa danh Việt Nam được cấu tạo từ các yếu tố có nguồn gốc khác nhau. Đó có thể là các yếu tố Hán Việt, yếu tố thuần Việt, hoặc có thể là sự kết hợp giữa các yếu tố Hán Việt với các yếu tố thuần Việt hay các yếu tố của ngôn ngữ dân tộc. V. TIỂU KẾT Địa danh là một mảnh đất mới đầy hấp dẫn đối với những ai ưa tìm tòi, khám phá. Tuy nhiên, muốn nghiên cứu địa danh một cách khoa học thì phải dựa trên cơ sở lý thuyết chắc chắn. Điều đó đòi hỏi người nghiên cứu phải nắm vững phương pháp và các tiêu chí phân loại địa danh cho phù hợp với đối tượng và mục đích nghiên cứu, đồng thời phải có một cách tiếp cận đa chiều, một cách phân tích lý giải tổng hợp trên cơ sở của nhiều ngành học có liên quan. Địa danh Việt Nam trong ca dao là một mảng tương đối trong nội dung của ca dao. Việc nghiên cứu nó sẽ giúp cho chúng ta hiểu thêm về đất nước, con người Việt Nam. Giúp hiểu biết về các địa danh trên đất nước Việt Nam về nguồn gốc và ý nghĩa. Tính chất đa dạng và phức tạpcủa địa danh trong ca dao đòi hỏi phải có những phương pháp phân loại và nghiên cứu , trình bày cho phù hợp. Khi tiến hành khảo sát địa danh ở một vùng lãnh thổ, các nàh nghiên cứu thường phân loại địa danh theo các tiêu chí khác nhau. Theo tính chất của đối tượng nghiên cứu , theo nguồn gốc ngữ nguyên hay theo chức năng giao tiếp của địa danh,… Về thực chất, đó là những quan sát địa danh từ các góc độ khác nhau. Trong niên luận này, chúng tôi chọn cho mình cách phân loại theo tiêu chí: đặc tính tự nhiên- không tự nhiên của các đối tượng địa lý và kết hợp với tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ. CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA ĐỊA DANH VIỆT NAM THÔNG QUA CÁC ĐỊA DANH XUẤT HIỆN TRONG CÁC BÀI CA DAO I. MÔ HÌNH CẤU TRÚC ĐỊA DANH Khi xem xét vấn đề cấu tạo địa danh, các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng: cần phân biệt một phức thể địa danh gồm hai bộ phận. Bộ phận đứng trước là danh từ hoặc danh ngữ dùng để chỉ loại hình của đối tượng địa lý. Tuỳ theo từng tác giả mà có những tên gọi khác nhau cho bộ phận này : tên chung, danh từ chung, thành tố chung,… ở đây, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “thành tố chung”. Còn bộ phận thứ hai gọi là địa danh, có tính chất khu biệt đối tượng địa lý này với đối tượng địa lý khác. Ví dụ : như trong phức thể địa danh “chùa Ngọc Sơn”, “núi Lam Sơn”, “hồ Hoàn Gươm” thì thành tố chung là chùa, núi, hồ, còn các địa danh - tên gọi khu biệt đối tượng là “Ngọc Sơn”, “Lam Sơn”, “Hoàn Gươm”. Dựa trên các kết quả thu thập được từ quá trình thống kê, miêu tả tư liệu trong 498 địa danh trong các bài ca dao, chúng tôi đã khái quát hoâ thành mô hình cấu trúc địa danh sau: Mô hình này được xây dựng trên cơ sở quan niệm về độ dài lớn nhất của một phức thể địa danh tồn tại trong ca dao với 3 yếu tố trong tên gọi khu biệt đối tượng. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp địa danh đều mang đầy đủ những yếu tố như vậy, nhưng đây là mô hình mang tính tổng quát nhất về cấu trúc địa danh trong ca dao Việt Nam mà chúng tôi thu thập được. Mô hình tổng quát Mô hình Phức thể địa danh Thành tố chung Địa danh-Tên riêng khu biệt (Tối đa là 3 yếu tố ) Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Ví dụ minh hoạ Sông Núi Vùng Lô Giải Đồng Oan Tháp Mười Nhìn vào mô hình trên ta có thể thấy một phức thể địa danh bao gồm hai bộ phận với những chức năng riêng biệt. Nhưng điều đó không có nghĩa là hai thành phần này không có mối quan hệ với nhau. Quan hệ giữa thành tố chung và địa danh trong một phức thể địa danh là quan hệ giữa cái được hạn định và cái hạn định. Thành tố chung là cái được hạn định, nó biểu thị một loạt đối tượng có cùng thuộc tính, còn địa danh là cái hạn định có chức năng hạn định cho thành tố chung với sự biểu thị những đối tượng cụ thể, được xác định trong lớp đối tượng mà thành tố chung chỉ ra. Chẳng hạn, trong phức thể địa danh “sông Tô Lịch” thì “sông” là cái hạn định, còn “Tô Lịch” là cái hạn định, giúp ta nhận diện một con sông cụ thể trong tổng số rất nhiều con sông ở Việt Nam . Qua việc phân tích mối quan hệ giữa các thành tố trong phức thể địa danh, có thể thấy rằng thực chất địa danh chỉ là bộ phận thứ hai đi sau thành tố chung. Bản thân địa danh thường là một danh từ hoặc danh ngữ và bao giờ cũng kết hợp với từ chỉ loại hình phía trước. Để tiện cho việc trình bày, chúng tôi tách thành tố chung và địa danh làm hai phần riêng biệt. II. THÀNH TỐ CHUNG 1. Khái niệm về thành tố chung Thành tố chung là một trong hai bộ phận cấu thành nên phức thể địa danh. Về khái niệm thành tố chung, các nhà nghiên cứu tuy có cách gọi tên không giống nhau, nhưng có cách hiểu khá thống nhất về nội hàm của nó. Có thể thấy định nghĩa sau của A.V.Superan skaja đã khái quát được bản chất của bộ phận này “là những tên gọi chung liên kết các đối tượng địa lý với mọi vật khác của thế giới hiện thực. Chúng được diễn đạt bằng các danh từ chung vốn được dùng để gọi tên và để xếp loại các đối tượng cùng kiểu , có cùng đặc điểm nhất định”. Như vậy, thành tố chung có thể hiểu là những danh từ (danh ngữ) chung có chức năng chỉ loại hình của một lớp đối tượng địa lý có cùng thuộc tính bản chất. Thành tố chung thường đứng trước địa danh để phản ánh loại hình của đối tượng được định danh. 2. Vấn đề thành tố chung của địa danh Việt Nam Khi nghiên cứu một yếu tố ngôn ngữ, chúng ta không thể không nói đến chức năng của yếu tố đó với tư cách là một bộ phận cấu thành nên hệ thống. Do đó, ở niên luận này chúng tôi tập trung vào phân tích và lý giải chức năng của thành tố chung trong một phức thể địa danh, xem xét thành tố chung có tác động như thế nào đến cấu tạo và chức năng của một phức thể địa danh. Đó chính là cái làm nên giá trị cũng như cơ sở tồn tại của nó. Trong một phức thể địa danh , thông thường thành tố chung có chức năng cơ bản là phân biệt loại hình cho địa danh. Nhưng trong nhiều trường hợp, thành tố chung còn vượt ra khỏi ranh giới tồn tại của mình để xâm nhập và chuyển hoá vào các yếu tố trong địa danh. Do đó, chúng tôi xem xét hiện tượng chuyển hoá từ thành tố chung thành địa danh hoặc một phần của địa danh (gọi tắt là hiện tượng chuyển hoá). 2.1. Cơ sở của hiện tượng chuyển hóa Trong phức thể địa danh, thành tố chung có tính chất khái quát hoá, còn địa danh có tính chất cụ thể hoá. Thông thường, khi mới hình thành các đối tượng được gọi tên bằng các danh từ chung chỉ loại hình. Sau đó, khi những đối tượng này dần dần được xác định cụ thể và có khả năng cá thể hoá thì những tên gọi được cấu tạo từ các danh từ chung đó chính là các thành tố chung được chuyển hoá vào tên gọi. Như vậy, cơ chế xâm nhập và chuyển hoá của các thành tố chung vào địa danh là do sự chi phối về nghĩa diễn ra trong quá trình định danh. Kết quả của cơ chế xâm nhập và chuyển hoá này là sự thay đổi về mặt cấu tạo của địa danh nói riêng và của cả phức thể địa danh nói chung. 2.2. Phân loại các xu hướng chuyển hoá từ thành tố chung vào địa danh Theo kết quả phân tích và xử lý tư liệu, hiện tượng chuyển hoá từ thành tố chung thành địa danh có 147 trường hợp (chiếm tỉ lệ 11,5%), chủ yếu diễn ra trong phạm vi địa danh đơn vị hành chính ( có 99 trên tổng số147 trường hợp, chiếm tỉ lệ 67,3%.) và đa phần là Hán Việt. Ví dụ như trong phức thể dịa danh sau: đường Nam Giang, bể Đông Khê, thì “giang” với nghĩa là sông, “khê” với nghĩa là khe nước, vốn là danh từ chung chỉ loại hình nhưng đã trở thành một bộ phận của địa danh Trong tổng số 147 trường hợp có hiện tượng chuyển hóa ta có thể phân loại ra hai xu hướng chính theo bảng sau Vị trí ban đầu Khi bị riêng hóa Trở thành địa danh Trở thành một bộ phận của địa danh Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 17 11,5 92 62,5 38 26 0 0 Xu hướng chính thứ nhất: là thành tố chung chuyển hoá thành dịa danh, có nghĩa là lúc này thành tố chung độc lập tạo thành địa danh. Xu hướng này có 17 trường hợp, chiếm 11,5% Ví dụ : chợ Chùa , chợ Cầu,… Xu hướng chính thứ hai: thành tố chung chuyển hoá thành một bộ phận của địa danh. Trong xu hướng này thì nó lại được chia thành hai tiểu xu hướng sau: Thành tố chung chuyển hoá thành yếu tố thứ nhất của địa danh có 2 yếu tố trở lên chiếm số lượng và tỉ lệ cao nhất :92 trường hợp trên tổng số 147 trường hợp, chiếm 62,5%. Ví dụ : phố Hàng Đào, làng Đình Hương, chợ Đồng Xuân, đền Quán Thánh, núi Sơn Tây,….Chẳng hạn, trong phức thể “núi Sơn Tây”, “sơn” vốn là thành tố chung chỉ loại hình địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên và đã được chuyển hoá thành yếu tố thứ nhất trong địa danh “Sơn Tây”. Thành tố chung chuyển thành yếu tố thứ hai của địa danh : có 38 trường hợp trên tổng số 147 trường hợp , chiếm tỉ lệ 26% . Ví dụ : đường Nam Giang, núi Tam Đảo, núi Sóc Sơn, đường Ngọc Hà,… Chẳng hạn, trong phức thể “đường Nam Giang” thì “giang” vốn là thành tố chung chỉ loại hình địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên đã được chuyển hoá thành yếu tố thứ hai trong địa danh “Nam Giang”. Từ việc miêu tả,phân tích hiện tượng chuyển hoá của thành tố chung vào địa danh trên tư liệu địa danh trong ca dao, ta có thể rút ra một nhận xét khái quát : Về mặt cấu tạo : các thành tố chung này thường có cấu tạo đơn tiết nên nó dễ dàng hoạt động và xâm nhập vào địa danh. Về khả năng hoạt động độc lập các thành tố chung khi chuyển hoá thành địa danh ít được dùng độc lập do đã mờ nghĩa hoặc do nó là hình vị gốc Hán Việt. III. ĐỊA DANH 1. Khái niệm địa danh Địa danh là một bộ phận trong cả phức thể địa danh,luôn đứng thứ hai sau thành tố chung, có chức năng cá thể hoá và khu biệt hoá đối tượng. Nó là những danh từ hoặc những cụm danh từ dùng để định danh cho từng đối tượng địa lý cụ thể, được tách ra từ các lớp loại hình. Xét về vị trí, địa danh bao giờ cũng nằm ở một vị trí khá ổn định. Nó luôn đứng sau thành tố chung chỉ loại hình để hạn định ý nghĩa cho thành tố này.Đặc điểm về vị trí này do tính chất của loại hình ngôn ngữ tiếng Việt chi phối. Tiéng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập nên phương thức trật tự từ bao giờ cũng mang lại những giá trị thông tin ngữ nghĩa nhất định. Điều này thể hiện trong địa danh khá rõ nét trong sự kết thành tố chung đứng trước và địa danh đứng sau. Xét về mặt cấu tạo: địa danh mang đầy đủ những đặc điểm về cấu trúc của một đơn vị ngôn ngữ. 2. Đặc điểm cấu tạo của địa danh 2.1. Số lượng các yếu tố trong địa danh Căn cứ vào số lượng các yếu tố trong ca dao, có thể thống kê và phân loại địa danh như sau: STT Số lượng yếu tố Số lượng địa danh Tổng cộng Tỉ lệ % Địa danh tự nhiên Địa danh nhân tạo Số lượng % Số lượng % 1 1 yếu tố 59 11,8 87 17,5 146 29,3 2 2 yếu tố 54 10,8 297 59,7 351 70,5 3 3 yếu tố 0 0 1 0,2 1 0,2 Tổng cộng 113 22,6 385 77,4 498 100 Nhìn vào bảng thống kê, phân loại ta có thể thấy rằng địa danh Việt Nam xuất hiện trong những bài ca dao được cấu tạo đa phần bằng 1 hoặc 2 yếu tố. Trong đó địa danh có 2 yếu tố chiếm số lượng lớn nhất : 351 trường hợp, chiếm tỉ lệ 70,5%. Kế tiếp là địa danh chỉ có 1 yếu tố với 146 trường hợp, chiếm 29,3%. Địa danh có 3 yếu tố chỉ có 1 trường hợp, chiếm 0,2% 2.1.1. Số lượng các yếu tố và loại hình địa danh Địa danh ở các loại hình khác nhau thường có số lượng yếu tố khác nhau. Địa danh chỉ địa hình tự nhiên chỉ có 1 hoặc 2 yếu tố cấu thành nên không có trường hợp nào có 3 yếu tố : có 59 địa danh 1 yếu tố (chiếm 11,8), 54 địa danh 2 yếu tố (chiếm 10,8). Địa danh 1 và 2 yếu tố tương đối đồng đều nhau . Địa danh nhân tạo : có cả địa danh có 1, 2 và 3 yếu tố : có 87 địa danh 1 yếu tố (chiếm17,5%), 297 địa danh 2 yếu tố (chiếm 59,7%), và có 1 địa danh một yếu tố (chiếm0,2%). Địa danh 2 yếu tố chiếm tỉ lệ nhiều nhất 297/351 trường hợp. 2.1.2. Số lượng các yếu tố và sự phản ánh thông tin trong địa danh Mỗ loại cấu trúc địa danh theo số lượng các yếu tố đều hàm ẩn những thông tin cần khai thác đào sâu. Loại địa danh có cấu tạo đơn yếu tố : chiếm tỉ lệ không nhiều (146 trường hợp =29,3%). Khác với từ đơn thông thường địa danh loại này thường có danh từ chung đi kèm nên vẫn tạo ra sự cân đối trong giao tiếp.Ví dụ : xóm Chùa, sông Đà, làng Chanh,…. Do đó, ở loại địa danh này sự có mặt của thành tố chung là bắt buộc. Khác với địa danh đa yếu tố thì chỉ cần nói “Hải Vân” là ta có thể tri nhận đó là đèo. Loại địa danh được cấu tạo bằng hai yếu tố: chiếm tỉ lệ rất cao (351 trường hợp =70,5%). Nó thể hiện rõ nét xu hướng song tiết hoá trong tiếng Việt. Với tư cách là một ngôn ngữ đơn lập , đơn vị từ vựng cơ bản của tiếng Việt là đơn từ. Trong quá trình phát triển, tiếng Việt đã có phương thức sáng tạo từ mới bằng cách song tiết hoá các từ trên cơ sở ghép các yếu tố theo 2 kiểu quan hệ chủ yếu là chính phụ và đẳng lập. Ví dụ : địa danh “Phú Thọ” được ghép theo quan hệ đẳng lập , trong đó 2 yếu tố “phú’ và “thọ” có quan hệ bình đẳng với nhau, hay trong địa danh “Tam Đảo” được cấu tạo theo quan hệ chính phụ với yếu tố phụ “Tam” đứng trước và yếu tố chính “Đảo” đứng sau. Loại địa danh có 3 yếu tố : chiếm tỉ lệ thấp nhất (1 trường hợp = 0,2%). 2.2. Các kiểu cấu tạo địa danh Địa danh Việt Nam trong các bài ca dao xưa cũng như các địa danh ngày nay có hai kiểu cấu tạo là cấu tạo đơn và cấu tạo phức. 2.2.1. Địa danh có cấu tạo đơn Các địa danh gồm một từ đơn tiết hoặc một từ đơn đa tiết thuộc loại cấu tạo đơn . Cách cấu tạo này có trong địa danh thuần Việt lẫn địa danh không thuần Việt - Địa danh thuần Việt Về từ loại, các địa danh này có thể vốn là danh từ, động từ, tính từ ... Nhưng trên quan điểm đồng đại, các từ loại sau đã chuyển thành danh từ. Ví dụ : Danh từ : xóm Chùa, làng Trúc,chợ Cầu, phố Mía,… Động từ : kẻ Om, sông Đào,… Tính từ : chợ Già,dốc Dài ,… - Địa danh không thuần Việt Phần lớn là các địa danh gốc Hán : kẻ Mỹ, chợ Thọ, chợ Hạ, cửa Đại, sông Nhị,… 2.2.2. Địa danh có cấu tạo phức Các địa danh gồm 2 thành tố có nghĩa (từ, ngữ ) trở lên thuộc loại cấu trúc phức. Loại này gồm có ba loại nhỏ : loại thứ nhất gồm các thành tố có quan hệ đẳng lập, loại thứ hai gồm các thành tố có quan hệ chính phụ, loại thứ ba gồm các thành tố có quan hệ chủ vị - Quan hệ đẳng lập Loại này gồm các thành tố thuộc cùng từ loại và có cùng chức năng. +/ Địa danh thuần Việt Loại địa danh thuần Việt có cấu tạo đẳng lập không nhiều :Bần Gie,  Bố Trạch,… +/ Địa danh Hán Việt Loại địa danh Hán Việt có cách cấu tạo này rất nhiều và thành tố thường là tính từ hoặc danh từ : An Phú, Phú Thọ, Phú Mỹ, bến Hà Thuỷ,... - Quan hệ chính phụ  +/ Địa danh thuần Việt Trong địa danh thuần Việt thì thành phần chính đứng trước thành phần phụ : Đình Gừng, Đồng Chim , Ba Voi, ngã ba Chanh,..... +/ Địa danh không thuần Việt Địa danh Hán Việt : một số có thành tố chính đứng trước, một số có thành tố chính đứng sau: đường Nam Giang, núi Lam Sơn, núi Sơn Tây, Tiền Châu, Đông Khê, Sơn Đông, Hồ Tây,… +/ Địa danh hỗn hợp Ví dụ : Hàm Rồng, Nha Trang,… 2.3. Các phương thức cấu tạo địa danh Từ xưa đến nay,để có được địa danh nhân dân ta đã sử dụng hai phương thức đạt tên địa danh đó là phương thức tự tạo và phương thức chuyển hoá. 2.3.1. Phương thức tự tạo Đây là phương thức chủ đạo để tạo ra phần lớn địa danh. Tự tạo là lấy những âm thanh sẵn có trong tiếng Việt ghép lại để gọi tên các đối tượng trong hiện thực. Phương pháp này có thể chia thành các nhóm nhỏ sau : - Loại dựa vào đặc điểm chính của bản thân đối tượng để đặt tên ( gọi theo hình dáng, kích thước, tính chất,…) loại này phổ biến khi đặt tên các địa danh thiên nhiên và công trình xây dựng ít áp dụng đối với địa danh hành chính.Ví dụ : giếng Vuông, Tháp Bút, chợ Già, cầu Dừa, sông Hồng,… - Loại dựa vào sự vật yếu tố có quan hệ chặt chẽ với đối tượng để gọi tên (vị trí, sản phẩm, nhân danh , cây cỏ, cầm thú,…). Loại này cũng ít dùng trong địa danh hành chính, dùng nhiều trong địa danh chỉ thiên nhiên. Ví dụ : sông Trước, sông Sau, biển Đông, Hàng Mắm, làng Mơ, phố Cát, xóm Chùa,… - Loại ghép các yếu tố Hán Việt để đặt tên. Cách này thường dùng để đặt tên các đơn vị hành chính, nhất là tên xã, thôn. Hầu hết các yếu tố này đều mang ý nghĩa tốt đẹp. Ví dụ : An Phú, Yên Mỹ, Bình Thuận,… 2.3.2. Phương thức chuyển hoá Là phương thức biến một địa danh này thành một hoặc nhiều địa danh khác. Trong quá trình chuyển hoá, địa danh mới có thể giữ nguyên dạng của địa danh cũ hoặc thêm một yếu tố mới. Sau khi chuyển hóa có thể mất đi hoặc cùng tồn tại với địa danh mới. Sự chuyển hóa có thể xảy ra trong nội bộ một loại địa danh hay từ một loại địa danh này sang nhiều loại địa danh khác. Ví dụ : sông Song Thanh - bến Song Thanh- làng Song Thanh Ngọc Hà - đường Ngọc Hà - giếng Ngọc Hà Sài Gòn - đường Sài Gòn Ngoài ra con có sự chuyển hoá các thành tố chung thành địa danh mới, cụ thể là chuyển hoá thành tố chung chỉ loại của đối tượng địa lý này vào vị trí các yếu tố của một đối tượng địa lý khác. Đây cũng là một trong những phương thức được áp dụng tương đối rộng rãi trong cấu tạo địa danh, IV. Tiểu kết Trên cơ sở phân tích, thống kê, miêu tả địa danh về mặt cấu tạo, chúng tôi đưa ra một số nhận xét sau: Địa danhViệt Nam trong các bài ca dao xưa cũng có mô hình cấu tạo điển hình của địa danh Việt Nam ngày nay. Mỗi địa danh bao giờ cũng nằm trong lòng một phức thể lớn hơn. Phức thể địa danh bao gồm hai phần là thành tố chung và địa danh có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau giữa một bên là cái được hạn định và một bên là cái hạn định. ở cả hai loại hình địa danh :địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên và địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo, các thành tố chung đều có sự chuyển hoá vào các yếu tố trong địa danh. Chính sự chuyển hoá này làm tăng thêm tính phong phú, đa dạng cho địa danh. Về các kiểu cấu tạo, địa danh Việt Nam vừa có các địa danh được cấu tạo bằng những từ đơn lại vừa có địa danh được cấu tạo nên bởi những từ đa tiết. Trong địa danh có cấu tạo phức, các yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo hai kiểu chủ đạo : chính phụ, đẳng lập. Số lượng địa danh có cấu tạo song tiết chiếm tỉ lệ lớn. Nó là biểu hiện sinh động cho xu hướng song tiết hoá trong địa danh Việt Nam. Về phương thức cấu tạo địa danh , ta thấy các địa danh thu thập được trong ca dao cũng có phương thức định danh giống với các phương thức định danh ngày nay, gôm fhai phương thức định danh chính là phương thức tự tạo và phương thức chuyển hoá. Tóm lại, xét về mặt cấu tạo đa số địa danh có cấu tạo đơn tiết và song tiết. CHƯƠNG III ĐẶC ĐIỂM Ý NGHĨA CỦA CÁC ĐỊA DANH I. Ý NGHĨA CỦA ĐỊA DANH VÀ CÁCH PHÂN LOẠI Ý NGHĨA CỦA CÁC YẾU TỐ TRONG ĐỊA DANH Khi nghiên cứu một địa danh, bên cạnh các đặc điểm cấu tạo, ta không thể không nghiên cứu ý nghĩa của địa danh ấy. Nếu như đặc điểm cấu tạo cho ta thấy vỏ hình thức bên ngoài của địa danh thì chính nội dung, ý nghĩa mới là cái làm nên linh hồn và sức sống nội tại của những tên gọi đó. Mỗi địa danh ra đời đều gắn với những lí do nhất định. Lý do đặt tên trong dịa danh có thể là sự phản ánh đặc điểm, bản chất của đối tượng hay thể hiện mối liên hệ giữa đối tượng với các sắc thái tình cảm, tâm lý, nguyện vọng của người định danh dành cho đối tượng. Địa danh có chất liệu là ngôn ngữ nên nó cũng hoạt động và chịu sự tác động của các quy luật ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Nó là kết quả của sự kết hợp giữa các yếu tố bộ phận theo những quy trật tự và quy tắc nhất định. Do đó, nghĩa của địa danh cũng chính là nghĩa của các yếu tố cấu tạo nên nó. Điểm cần lưu ý khi tìm kiếm đặc điểm ý nghĩa của các yếu tố trong địa danh là phải bám sát vào nghĩa của từng yếu tố và phải đặt chúng vào hoàn cảnh mà chúng xuất hiện. II. CÁCH PHÂN LOẠI Ý NGHĨA CỦA CÁC YẾU TỐ TRONG ĐỊA DANH ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo nên địa danh rất rộng lớn nên một trong những thao tác có tính phương pháp là phải phân loại chúng thành các nhóm để có được một cách nhìn vừa cụ thể vừa khái quát khi nghiên cứu. Xuất phát từ mục đích phân tích, nghiên cứu các cách đặt tên qua ý nghĩa địa danh, chúng tôi chủ yếu căn cứ vào sự tương đồng trong ý nghĩa của các từ để phân loại địa danh thành ba nhóm ý nghĩa. Nhóm thứ nhất chỉ đặc điểm, tính chất, màu sắc của đối tượng được định danh (gồm : phản ánh tính chất của địa hình, phản ánh màu sắc của đối tượng, phản ánh hình dạng của đối tượng, phản ánh cách thức kiến tạo đối tượng). Nhóm thứ hai phản ánh mối quan hệ của đối tượng với các sự vật, hiện tượng khác có liên quan (gồm : phản ánh động thực vật đang tồn tại trên đối tượng, phản ánh phương hướng, vị trí của đối tượng so với đối tượng khác, phản ánh nghề nghiệp truyền thống, phản ánh giá trị tinh thần truyền thống của đối tượng, phản ánh sự kiện, biến cố trong đời sống của đối tượng, phản ánh các công trình nhân tạo được xây dựng trên đối tượng). Nhóm thứ ba phản ánh nguyện vọng, tình cảm của con người (gồm: phản ánh nguyện vọng của con người về cuộc sống, phản ánh nguyện vọng của con người về nhân cách, phẩm chất, phản ánh tình cảm của con người hướng tới những người có công lao với quê hương, phản ánh tình cảm của con người với đất nước quê hương). 1. Nhóm ý nghĩa phản ánh đặc điểm , tính chất của đối tượng được định danh Nhóm này có mặt trong cả loại hình địa danh chỉ địa hình tự nhiên và địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo, nó bao gồm các tiểu nhóm sau : +/ Tiểu nhóm phản ánh tính chất địa hình của đối tượng. Ví dụ : đường Nam Giang được hiểu là đường phía nam sông (do “giang’ có nghĩa là sông), … Có thể thấy các địa danh được đặt tên theo cách này thường dễ dàng xảy ra hiện tượng chuyển hoá từ thành tố chung chỉ loại hình vào các yếu tố của địa danh. +/ Tiểu nhóm phản ánh màu sắc của đối tượng Các yếu tố chỉ màu sắc trong địa danh loại này chủ yếu có nguồn gốc Hán Việt, như : “lam”, “hồng”, “thanh”, … đều là những màu sắc có tính chất tượng trưng cho sức sống, vẻ đẹp và nguyện vọng mà con người gửi gắm. Chẳng hạn : “Lam Sơn”, hòn Hồng,”Thanh Trì”,… +/ Tiểu nhóm phản ánh hình dạng của đối tượng và tiểu nhóm phản ánh cách thức kiến tạo nên đối tượng Ví dụ: sông Đào được đặt theo nghĩa của cách thức người ta tạo ra con sông. Giếng Vuông được đặt theo hình dạng của đối tượng. 2. Nhóm ý nghĩa phản ánh mối quan hệ của đối tượng được định danh với các đối tượng khác có liên quan +/ Tiểu nhóm phản ánh phương hướng, vị trí của đối tượng so với các sự vật, hiện tượng khác Bộ phận ý nghĩa chỉ phương hướng của đối tượng địa lý được thể hiện hầu hết bằng các yếu tố Hán Việt : “đông”, “tây”, “nam’. Ví dụ : Đông Thành, Sơn Tây, biển Đông,… Bộ phận ý nghĩa chỉ vị trí được ghi bằng các yếu tố ngôn ngữ có nguồn gốc khác nhau: có thể là các yếu tố gốc Hán như : chợ Hạ, Biện Thượng, Thượng Kinh,... ; hoặc có thể là các yếu tố thuần Việt như : sông Trước, sông Sau, chợ Cuối,... +/ Tiểu nhóm phản ánh động thực vật đang tồn tại trên đối tượng Ví dụ như : làng Chanh, làng Nhót, làng Mơ, làng Trúc, Đình Gừng,… Có thể thấy các loài động thực vật xuất hiện trong địa danh chủ yếu là các loài có liên quan đến sản xuất nông nghiệp, và là những đối tượng thân thiết với đời sống của người dân. Việc lấy tên cây cỏ, con vật để đặt địa danh là cách làm phổ biến mang tính truyền thống, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nơi trên thế giới. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì bất cứ yếu tố tự nhiên nào gần gũi với địa hình, địa vật và gắn chặt với đời sống con người cũng được nhận biết sớm và trực quan. +/ Tiểu nhóm phản ánh thời gian liên quan đến đối tượng Ví dụ : Tân Châu, Tân Sài, ... +/ Tiểu nhóm phản ánh nghề nghiệp truyền thống Ví dụ : làng Vòng +/ Tiểu nhóm thể hiện những sự kiện, biến cố lịch sử trong đời sống của đối tượng Ví dụ : hồ Hoàn Gươm,… +/ Tiểu nhóm phản ánh công trình nhân tạo được xây dựng trên đối tượng Ví dụ : xóm Chùa, giếng Ngọc Hà, đường Trịnh Thôn,... Địa danh mang ý nghĩa này xét về mặt cấu tạo thì có hiện tượng chuyển hoá từ thành tố chung sang các yếu tố địa danh. 3. Nhóm ý nghĩa phản ánh nguyện vọng, tình cảm của người dân Một địa danh được hình thành không chỉ mang dấu ấn của đối tượng mà nó định danh mà còn ghi lại đậm nét những tâm lý, trạng thái, ước nguyện của người đặt ra nó. +/ Tiểu nhóm phản ánh nguyện vọng của con người Địa danh thể hiện nguyện vọng của con người về cuộc sống, quê hương . Các địa danh này thường được cấu tạo từ các yếu tố gốc Hán có sức sản sinh cao : “An” , “Phú” , “Mỹ” , “Phúc” , “Ninh” ,...như trong các địa danh : Yên Mỹ , An Thư , Hội An ,Phú Thọ , Vạn Phúc , Ninh Hoà , Mỹ Lồng ,… +/ Tiểu nhóm phản ánh tình cảm của con người Đó là lòng yêu yêu nước thiết tha sâu lắng, là lòng biết ơn sâu nặng đối với những vị anh hùng dân tộc, những người con đã chiến đấu và hi sinh cho mảnh đất quê hương : Ông Long, làng Trần Phương, lăng Vua Hùng,… 3. Tiểu kết Trên cơ sở sự phân tích, lý giải các đặc điểm ý nghĩa, chúng tôi rút ra một vài nhận xét sau : Các phương thức đặt tên cho đối tượng địa lý trong địa danh Việt Nam rất phong phú đa dạng. Khi định danh cho một sự vật, đối tượng trong thế giới hiện thực,người ta thường lấy cơ sở là những tri giác, nhận thức, miêu tả đối tượng trong thực tế về đặc điểm, tính chất, hình dạng của nó thông qua sự đối chiếu, so sánh với một đối tượng khác có liên quan, đồng thời thổi vào đó những gửi gắm về cách nhìn, quan niệm của mình. Nghiên cứu đặc điểm ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo nên địa danh Việt Nam sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về bản chất và chức năng của từ. Mặc dù địa danh có những đặc điểm khác với từ chung,nhưng cả hai đều có chức năng gọi tên. Xuất phát từ bản chất kí hiệu của ngôn ngữ nên bất cứ một từ ngữ nào cũng là một đánh dấu đối với một đối tượng,một thuộc tính , một hoạt động, hay một quan hệ,… . Đặc trưng này đã khẳng định vị trí và vai trò của địa danh trong hệ thống từ vựng của ngôn ngữ nói chung. KẾT LUẬN Kết quả khảo sát những đặc điểm chính về cấu tạo, ý nghĩa đã cho phép chúng tôi rút ra những kết luận sau: 1. Địa danh trong ca dao là cứ liệu có giá trị khi nghiên cứu cấu tạo từ trong tiếng Việt. Khi nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo của địa danh trong ca dao thì thấy nét nổi bật đó là phương thức tự tạo, phương thức này chiếm vai trò chủ yếu trong việc tạo nên những địa danh có kiểu cấu tạo phức. Bên cạnh đó, trong cấu tạo địa danh, số lượng địa danh có cấu tạo đơn và song tiết chiếm số lượng lớn. Địa danh trong ca dao khẳng định quá trình chuyển hoá từ chung thành từ riêng trong địa danh. Sự chuyển hoá này phụ thuộc vào tính đơn tiết của từ, khẳng định xu hướng song tiết hoá của từ tiếng Việt, từ đó làm rõ đặc điểm đơn lập của tiếng Việt. Đồng thời các mô hình cấu tạo địa danh đã phản ánh và làm phong phú thêm tư liệu để nghiên cứu cấu tạo từ tiếng Việt. 2. Ý nghĩa của địa danh trong ca dao đã làm sáng tỏ thêm bản chất của sự gọi tên. Cũng như địa danh nói chung, địa danh xuất hiện trong các câu ca dao của nhân dân ta đều mang tính có lý do và gắn liền với những hoàn cảnh nhất định. Nghĩa của địa danh chỉ được hiểu đúng khi xác định nó với tư cách là tên gọi, là sự liên quan đến đối tượng được đặt tên như thế nào. Địa danh có thể mang ý nghĩa phản ánh những đặc điểm, tính chất của chính bản thân đối tượng hoặc phản ánh mối liên hệ giữa đối tượng với sự vật, hiện tượng khác có liên quan hay thể hiện nguyện vọng tình cảm của con người về đất nước, quê hương,…Mặc dù có các cách thức tạo nghĩa giống nhau nhưng khi gắn với các lý do đặt tên tuỳ theo từng ngữ cảnh thì mỗi loại địa danh lại có những sắc thái ý nghĩa khác nhau. Các địa danh chỉ địa hình tự nhiên thường phản ánh óc quan sát của con người về một vùng lãnh thổ địa lý theo lối định danh trực quan cụ thể cách biểu hiện dân dã, đơn giản. Còn các địa danh nhân tạo thường được đặt theo lối suy lý, biểu trưng với ý nghĩa thể hiện nhân sinh quan cảu con người và hướng tới những sự kiện văn hoá lịch sử của cộng đồng. 3. Kết quả nghiên cứu các địa danh trong ca dao cũng đóng góp thêm những cứ liệu thực tiễn cho việc nghiên cứu địa danh nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Ngọc Phan – Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam 2. Nhất Phương – Ca dao tục ngữ Việt Nam/sưu tầm, tuyển chọn 3. Phương Thu – Ca dao tục ngữ Việt Nam/sưu tầm, biên soạn 4. Nguyễn Văn Âu – Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam 5. Địa danh học Việt Nam 6. Đinh Xuân Vịnh - Sổ tay địa danh Việt Nam (1995) 7. Ca dao trữ tình chọn lọc 8. Quốc sử quán triều Nguyễn - Đại Nam nhất thống chí 9. Nguyễn Thế trung, Lê Quý Trọng, Dương Thu Hiền, Cầm Trọng -Một số kinh nghiệm khảo sát địa danh ở thực địa/Tạp chí Địa chính 2007, số 2. 10. Nguyễn Văn Hiệu – Vấn đề quốc ngữ hoá hệ thống phụ âm đầu trong các địa danh ở Việt Nam có nguồn gốc từ tiếng Hán quan thoại vùng Tây Nam Trung Quốc/Tạp chí Hán Nôm, 2007, số 2. 11.Trần Trí Dõi - Tiếp tục tìm hiểu về xuất xứ và ý nghĩa địa danh Cổ Loa/Tạp chí ngôn ngữ 2005,số 11. 12. Hồ Xuân Kiểu - Một số ghi nhận về địa danh quê hương/Tạp chí ngôn ngữ và đời sống 2007, số 1+2. 13. Bùi Duy Dương - Địa danh thành phố Huế phía Nam sông hương/ Báo cáo khoa học khoa ngôn ngữ học – trường Đại học khoa học xã hội & nhân văn. 14.Phan Thị Huyền Trang – Bước đầu khảo sát địa danh Nam Định/ Báo cáo khoa học khoa ngôn ngữ học – trường Đại học khoa học xã hội & nhân văn. PHỤ LỤC Địa danh chỉ đơn vị hành chính Phú Thọ Tam Toà Hội An Đông Anh Tuy Phước Đại Trà Sa Nam Hưng Thạnh Đồng Vụ Trần Phương Bình Định Văn Cú Biện Thượng Tam Quan Đồ Sơn Đống Đa Nha Trang Vạn Ninh Minh Giám Phú Xuân Đồng Đăng Quảng Bá Đồng Nai Kỳ Lừa Nhổn Tân Sài Nam Định Lai Cao Lãnh Đống Ngỡ Canh T ân Châu Đồng Đinh Vòng Châu Thành Long Phụng Bạch Hạc Cần Thơ Thượng Kinh Thanh Trì Hương Cần Ghề Cổ Đô Huế Mía Tràng An Thanh Thuỷ Đông Viên Hà Nội Lệ Sơn Ông Long Bắc Cạn Quảng Nam Bến Nghé Cửa Lò Đồng Dương Cửa Phủ Chi Đán Tô Châu Cửa Dinh Đan Hà Vồng Dứa Châu Đốc Phú Hộ Đồng Tỉnh Đông Phong Thái Ninh Huê Cầu Thanh Hoa Bối Khê Cốc Lừu Trọng Tiên Lữ Lào Cai Cát Cự Đà Hà Thuỷ Mau Bến Thuỷ Nam Sang Hàng Đô Lương Phú Yên Hà Thanh Đông Thành Khánh Hoà Bồng Miêu Hà Tĩnh Bạc Liêu Phủ Từ Hương Sơn Nhân Lý Hải Phòng Đức Thọ Trạm Chay An Phú Mục Bài Ngọc Đình Dàu Cẩm Hồng Ngự Hạc Thừa Thiên Song Thanh Ba Đình Diệu Đế Bát Nhị Ba Voi Phú Mỹ Bưởi Duyên Hà Vạn Đơ Thần Khê Chụt Mão Điền Vạn Hoạch Sơn Đông Phù Lăng Quang Phan Rí Thổ Hà Văn Cống Vạn Vân Tiền Châu Tổng Mễ Đông Vân Sàng Đồng Tháp Mỹ Báng Phố Cát Đồng Công Triều Sơn Nam Vang Chuông Mậu Tài Cao Bằng Quyền Phùng Cầu Châu Bù Nâu Vạn Phúc Quảng Ngãi Đanh Xá Mỗ Đồng Chim Quyển Sơn Kiêm Bồng Nam Phổ Kinh Kỳ Trà Nhiêu Trà Ô Đang Lại Bông Tam Tượng Ngân Cầu Bình Thuận Bồ Địch Trung Lãng Ẻn Vạn GIả Hưng La Đình Hương Thăng Long Vĩnh Đặng Đồng Lãng Chi Lăng Hoàng Cang Mường Lễ Cây Khế Cha La Phả Lại Cống Sùng Cổ Điển Kim Bôi Cửa Nam Mọc Hạ Bì Rạch Giá Láng Nghệ Tĩnh Tu Vũ Đình Gừng Gia Định La Thượng Định Công Đông Hồ Đồng Chì Mơ Chùa Yên Mỹ Vọng Giao Tự Chanh Giả Kim Lũ Nhót Lê Trúc Om ô Hàng Đậu Vĩnh Sơn Chu Hóa Văn Điển Bố Trạch Đôn Thư Phù Thường Quảng Khê An Thư Đa Ngưu Quán Hà Nguyệt Viên Bảo Thuần Lý Quán Gánh Ngọc Hồi Thanh Hà Kiếp Bạc Lựu Phái Bát Phường Trấn Vũ Bần Gie Do Thọ Xương Hàng Lờ Ngọc Hà Hàng Cót Hà Trung Hàng Mây Cửa Tùng Hàng Đào Hoà Vang Phố Mới Trà Kiệu Phúc Kiến Tam Kỳ Hàng Than Xuân Phổ Hàng Mã Thù Xà Hàng Mắm Thi Phổ Hàng Ngang Ninh Hoà Hàng Đồng Bình Ba Hàng Muối Diên Khánh Hàng Nón Diên Hoà Cầu Đông Thanh Trà Hàng Hòm Thủ Đức Hàng Đậu Điện Bàn Hàng Bông Tây Ninh Hàng Bè Mỹ Lồng Hàng Thùng Sơn Đốc Hàng Bát Đại Hồng Hàng Tre Phụng Thiên Hàng Vôi Ngâu Hàng Giấy Hải Dương Hàng The La Đăm Hàng Gà Giá Hàng Da Vũ Nhai Đại Từ Hương Canh Vân Khánh Hàng Bồ Hàng Bạc Hàng Gai Hàng buồm Hàng Thiếc Hàng Hài Hàng Khay Mã Vĩ Hàng Điếu Hàng Giày Địa danh chỉ địa hình thiên nhiên Sông Tam Cờ Núi Lam Sơn Núi Thiên Thai Sông Bạch Đằng Núi Cõi Núi Sóc Sơn Sông Hồng Gò Ngũ Nhạc Núi Vũ Ninh Sông Tô Núi Đọi Đông Triều Sông Lô Non Côi Hồ Hoàn Kiếm Sông Lệch Núi Hàm Rồng Hồ Ba Bể Sông Lục Đầu Núi Truổi Cửa Nhượng Sông Vị Núi Vọng Phu Đầm Thị Nại Sông Tuần Cù lao Xanh Hồ Tĩnh Tâm Sông Gianh Hải Vân Cửa Đại Sông Trước Hòn Hồng Vịnh Hàn Sông Sau Núi Bồng Miêu Hang Sơn Trà Sông Mỹ Tho Gò Công Cửa Vạn Sông Chợ Củi Đèo Eo Gió Cửa Hùng Sông Hàn Lao Ré Mũi Xa Kỳ Nam Hải Hòn Chồng Hang Dơi Sông Tiền Châu Hòn Yừn Vũng Thuỷ Điên Sông La Núi Nùng Cửa Vường Sông Bờ Núi Tam Từng Dốc Ông Sông Mã Núi Sơn Tây Dốc Dài Sông Thao Núi Phi Diên Ngòi Dầu Sông Gâm Núi Hồi Hạc Ngòi Mỡ Sông Song Thanh Núi Đội Hồ Tây Bể Đông Khê Núi Ngự Bình Hang Thánh Hóa Sông Bồ Đề Núi Tản Viên Ngã ba Chanh Sông Nhị Đèo Cù Mông Rạch Gầm Sông Nhị Thuỷ Đèo Cả Hang Cắc Cớ Sông Cái Hòn Lèn Đầm Séc Sông Lãnh Núi GiảI Oan Cửa Thần Phù Sông Gối Núi Thành Lạng Dốc Mỹ Cang Sông An Cựu Núi Ba Vì Hang Mai Sông Thương Núi Vồng Hồ Nguyệt Nga Sông Ngâu Núi Thầy Truông Giằng Sông Cả Núi Gồ Sông Tô Lịch Sông Đào Non Cổ Tích Biển Đông Sông Ngô Đèo Cây Cốc Sông Nến Núi Đầu Mâu Sông Đáy Hòn Nội Sông Đà Cù lao Ông Trưởng Địa danh chỉ công trình xây dựng Thành Cổ Loa Cầu Sỷ Chợ Hôm Chợ Già Cầu Dừa Giếng Ngọc Hà Quán Nam Chùa Tam Thanh đường Ngọc Hà Thánh miếu Chợ Đông Ba Chợ Huyện Mộc am Chợ Dinh Chợ Sãi Bến Văn Lâu Đền Sòng Chợ Hà Đông Đền Quán Thánh Chùa Tây Bến Bình Than Cầu Thê Húc Cầu Ô đường Nam Giang Chùa Ngọc Sơn Tháp Bà đường Thổ Hoàng Đài Nghiên Sinh Trung đường Trịnh Thôn Tháp Bút đường Sài Gòn Thành Phao Bến Bồ Đề đường Chợ Lớn Chợ Thủ Thiêm Chùa Thầy Chùa Viềng Bến Song Thanh Chùa Hương Bến Phú Nhi Bến Hà Thuỷ Chợ Hạ Bến Đại Đồng Chợ Quán Giếng Vàng Quán Đình Thanh Chợ Cầu Chợ Chùa Chợ Sài Gòn Cầu Mông Chùa Ông Giếng Vuông Cầu Châu Cầu Trường Tiền Chợ Lối Chợ Đồng Nương Cầu Thanh Long Chợ Bình Bồi Chợ Đồng Xuân Cầu Bạch Hổ Giếng Yên Thái Quán Đông Thổ Chùa Diệu Đế Chợ Thọ Đình Cổ Lương Cầu Đông Ba Giếng Đại Từ Giếng Hồi Cầu Gia Hội Chợ Quả Linh Chợ Bằng Gồi Tháp Chàm Chợ Tình Chợ Vạn Cầu ngọi Thanh Toàn Chợ Côi Chợ Cuối Chợ Viềng Chùa Non Nước Chợ Giầu Cống Trà Linh Chợ Hàm Chợ Thanh Lâm đền Hùng Vương Chợ Mỹ Lồng đền Thượng Chùa Thiên Mụ Lăng Vua Hùng Địa danh vùng lãnh thổ Vùng Bưởi Vùng Đông Yên Miền Nam Vùng Đồng Tháp Mười MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnn06t.doc
Tài liệu liên quan