Đề tài Khảo sát giá các loại bia lon dung tích 330ml trên thị trường Hà Nội

Về phía công ty, Liên doanh Bia Đông Nam Á với công suất 45 triệu lít/năm (giai đoạn I) đã có nhiều chủng loại sản phẩm, trong đó có Halida và Carlsberg, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, giải quyết công ăn việc làm cho gần 500 lao động (125 lao động có bằng đại học và trên đại học), nộp ngân sách hàng trăm tỉ đồng/năm. Công ty rất chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi bằng cách cử đi đào tạo tại nước ngoài, phối hợp với các viện, trường trong nước để đạt mục đích cuối cùng là xây dựng thành công các nhà máy bia hơi chất lượng cao với đầu tư bằng 1/3 so với nhập ngoại, chất lượng vẫn đảm bảo yêu cầu. Phân xưởng sản xuất của nhà máy luôn sạch sẽ, trang thiết bị đồng bộ và hiện đại, bởi Công ty đã duy trì và thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, tiêu chuẩn HACCP, môi trường theo ISO 14000 Tất cả các trang thiết bị và sản phẩm đều được kiểm tra bởi hệ thống kiểm soát chất lượng chcặt chẽ của công ty Carlsberg. Với việc thiết kế, chế tạo thiết bị lọc tách bã malt trong dây chuyền sản xuất bia hơi chất lượng cao với kinh phí chế tạo chỉ bằng 40% so với thiết bị nhập ngoại, nhà máy đã mở ra hướng chế tạo toàn bộ dây chuyền sản xuất bia hiện đại ở trong nước. Vừa qua, nhà máy đã đầu tư gần một triệu USD cho hệ thống trạm xử lý nước thải với công nghệ tiên tiến, hoàn chỉnh cùng một phần mềm chuyên dụng của SEAB đã tự động hóa toàn bộ quá trình xử lý nước thải mang một ý nghĩa lớn bởi nó đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Nhà máy chỉ sử dụng các nguyên liệu và men đặc chủng, được lựa chọn từ Trung tâm nghiên cứu của Carlsberg – Đan Mạch, tạo nên hương vị đặc trưng về huyền thoại của bia Carlsberg vốn rạng danh trên 150 quốc gia trên thế giới, và tạo cho bia Halida luôn duy trì được hình ảnh “niềm tự hào bia nội” trong suốt bao năm qua.

doc25 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát giá các loại bia lon dung tích 330ml trên thị trường Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khảo sát giá các loại bia lon dung tích 330ml trên thị trường Hà Nội (Địa điểm khảo sát: Siêu thị Intimex Hào Nam_Đống Đa_Hà Nội) A. Giá khảo sát của các loại bia lon 330ml: Tên bia Giá một lon (330ml) (VND) Xếp thứ tự giá (thấp dần) Bia Heineken 14.200 1 Bia Đại Việt Đen 10.600 2 Bia Tiger 10.200 3 Bia Carlsberg 9.500 4 Bia 333 7.800 5 Bia Hà Nội 7.700 6 Bia Halida 7.300 7 Bia Đại Việt Vàng 6.800 8 B. Nhận xét về mức chênh lệch giá bán giữa các loại bia: Từ bảng giá trên đây ta có thể rút ra một số nhận xét sau: Với cùng một loại sản phẩm được nghiên cứu là bia lon với dung tích là 330ml, ta đã có cơ sở chung để so sánh giá của các loại bia hiện nay trên thị trường Hà Nội. Trước hết, có thể thấy giá bia được phân biệt thành hai mức: Bốn loại bia đầu với giá từ 9.500 VND đến 14.200 VND, thuộc mức giá cao. Còn lại bốn loại bia sau thuộc mức giá thấp hơn từ 6.800 VND đến 7.800 VND. Sự chênh lệch giữa hai mức giá là khá rõ rệt bởi giữa giá thấp nhất của loại 1 và giá cao nhất của loại 2 chênh nhau đến 1.700 VND. Có thể thấy ngay nhóm thứ nhất phần lớn là bia có nguồn gốc nước ngoài, là những loại bia đã có tên tuổi trên thế giới. Trong đó chỉ có Đại Việt Đen là bia nguồn gốc Việt Nam nhưng lại là loại bia đen có chất lượng quốc tế, chi phí sản xuất cao hơn bia vàng thông thường và nhắm tới những khách hàng cao cấp. Còn nhóm thứ hai, chủ yếu là các bia nguồn gốc trong nước, được sản xuất bởi các công ty gốc là doanh nghiệp Nhà nước và nhắm tới đối tượng là những khách hàng bình dân có thu nhập thấp và trung bình. Trong nhóm thứ nhất gồm bốn loại bia đầu bảng: Giá bia Heineken trội hơn hẳn bởi nó cao hơn bia đứng thứ nhì là Đại Việt Đen đến 3.600 VND. Điều này khẳng định rõ đẳng cấp vượt trội của dòng bia cao cấp và sành điệu này so với các đối thủ của nó trong cùng một phân khúc thị trường là những khách hàng có thu nhập cao và muốn khẳng định đẳng cấp. Bên cạnh đó, mức chênh lệch về giá là không lớn trong ba loại bia còn lại là Đại Việt Đen, Tiger và Carlsberg, cũng là những loại bia nhắm vào khách hàng cao cấp với những sản phẩm đã có tiếng trên thị trường thế giới (như Tiger và Carlsberg) hay còn khá lạ lẫm nhưng đã mang lại dấu ấn sành điệu cho người tiêu dùng nó (Đại Việt Đen, bia đen đóng lon đầu tiên và hiện là duy nhất trên thị trường Việt Nam). Trong nhóm thứ hai gồm bốn loại bia cuối bảng: Mức chênh lệch giá giữa các bia thuộc nhóm này là không lớn bởi giá thấp nhất và cao nhất chỉ cách nhau 1.000 VND. Điều này cho thấy sự đồng đều về giá của bốn loại bia thuần Việt được sản xuất bởi các công ty trong nước phục vụ các khách hàng hạng trung và bình dân này. Khác với bia nhóm một, thường được bắt gặp trong các nhà hàng, khách sạn, quán bar cao cấp thì các loại bia thuộc nhóm hai lại được ưa chuộng trong các quán bia hơi, quán ăn, quán nhậu bình dân, mang đậm phong cách Việt. C. Lý giải về sự khác biệt trong giá bán các loại bia: I. Tóm tắt tình hình sản xuất và kinh doanh của ngành bia nói chung hiện nay ở Việt Nam: Ngành bia Việt Nam có lịch sử và truyền thống trên 100 năm với hai nhà máy bia của Pháp xây dựng phía Bắc và phía Nam từ những năm 1890. Đến nay, ngành bia đã phát triển thành một ngành kinh tế mạnh của đất nước, đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho một lượng lớn người lao động. Trong số các sản phẩm đồ uống có cồn, bia là sản phẩm rất được ưa chuộng. Năm 2005, tổng giá trị sản lượng chiếm 95% giá trị sản lượng đồ uống có cồn và năm 2006 là 97%. Sản lượng bia của toàn ngành giữ được tốc độ tăng trưởng đều đặn trong những năm từ 2002 cho đến năm 2006, tốc độ tăng trung bình của cả giai đoạn là 18%. Theo Quy hoạch tổng thể ngành Rượu – Bia – Nước giải khát, đến năm 2010 sản lượng toàn ngành phấn đấu đạt 3.5 tỷ lít với mức tăng trưởng trung bình năm dự kiến là 21%. Tuy nhiên, so với một số thị trường trên thế giới, quy mô ngành bia Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn, sản lượng tiêu thụ tính trên đầu người của Việt Nam chỉ đạt 15 lít/người/năm, trong khi đó sản lượng tiêu thụ trung bình của các nước Châu Á là 43 lít/người/năm và của Châu Âu là 88 lít/người/năm. Hiện nay, trên thị trường bia Việt Nam có khoảng hơn 400 cơ sở sản xuất ở 57 tỉnh thành, địa phương. Trong đó, có 5 cơ sở sản xuất với công suất 100 triệu lít/năm, 11 có năng suất 20 triệu lít/năm, còn lại là các cơ sở sản xuất nhỏ. Theo thống kê của hiệp hội Bia- Rượu- Nước giải khát Việt Nam (VBA) thì còn có một lượng khá nhiều các cơ sở sản xuất nhỏ, công suất dưới 10 triệu lít/năm và dưới 1 triệu lít/năm ở các địa phương còn chưa thống kê đầy đủ được. Các cơ sở sản xuất lớn thường tập trung ở một số thành phố chính như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh thành khác. Thị trường bia Việt Nam chủ yếu được cung cấp bởi các nhà cung cấp trong nước, chiếm 90% lượng tiêu thụ, bia nhập khẩu chỉ chiếm 10%, và được nhập khẩu chủ yếu từ 2 thị trường Mỹ và Đức. Sản lượng bia sản xuất trong nước được tập trung vào một số công ty chính, các công ty này chiếm phần lớn thị phần trong toàn ngành. Trong đó, 3 công ty hàng đầu Sabeco, VBL, Habeco đã chiếm hơn 60% tổng giá trị của thị trường trong năm 2006. Đứng đầu là Sabeco, chiếm 31% thị phần, đến VBL chiếm 20% thị phần, và Habeco chiếm 10% thị phần. Về nhu cầu, có thể nói trong thời gian gần đây, nhu cầu về bia đang tăng mạnh tại thị trường Việt Nam. Bia là một loại đồ uống khá lâu đời và rất được ưa chuộng tại Việt Nam, nhất là trong những bữa cơm xum họp gia đình, những lễ hội, liên hoan, gặp gỡ bạn bè... hay đơn giản trong những bữa ăn nhậu của giới mày râu (tuy nhiên hiện nay nữ giới cũng dần trở nên ưa chuộng bia). Với đặc tính độ cồn thấp, hương vị lúa mạch và hoa bia thơm ngon đặc trưng, nhất là khi uống lạnh, giá thành rẻ hơn mà mỗi lần uống lại được nhiều hơn rượu nên bia hiện nay đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường đồ uống Việt Nam. Nhất là khi thu nhập của người dân có xu hướng tăng lên, uống bia không chỉ để giải khát mà quan trọng hơn đối với một số người, nó còn để thể hiện đẳng cấp và sự sành điệu. Các nhà sản xuất bia trong và ngoài nước cũng không bỏ lỡ cơ hội để đầu tư vào sản phẩm tiềm năng này. Hiện nay ở Việt Nam có hàng chục nhà máy sản xuất bia với tổng công suất lên tới 1,5 tỷ lít /năm, tồn tại dưới nhiều hình thức như công ty nhà nước, TNHH, cổ phần, liên doanh, 100% vốn nước ngoài. Các công ty sản xuất bia có truyền thống từ lâu đời như Habeco hay Sabeco thì liên tục nâng công suất của các nhà máy cũ và cho xây dựng thêm nhiều nhà máy mới tại mọi miền đất nước với công suất nhà máy sau cao hơn nhà máy trước. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng tranh thủ sự đang lên của một thị trường lớn như Việt Nam để đưa vào sản xuất ngay trong nước những dòng bia vốn đã chinh phục dân sành bia trên khắp thế giới như Heineken, Tiger, Carlsberg...Không chỉ dừng lại ở liên doanh (Nhà máy bia Đông Nam Á là liên doanh giữa Việt Hà và Carlsberg, Đan Mạch sản xuất Halida và Carlsberg), các công ty nước ngoài còn thành lập doanh nghiệp 100% vốn của mình để toàn quyền sản xuất, phân phối và xây dựng thương hiệu trên thị trường Việt Nam (Tập đoàn giải khát Thái Bình Dương_APB mới đây đã mua lại toàn bộ cổ phần của phía Việt Nam trong liên doanh để được sở hữu toàn bộ Công ty TNHH nhà máy bia Hà Tây chuyên sản xuất Heineken, Tiger và Anchor). Không thua kém các công ty nước ngoài, Công ty liên doanh nhà máy bia Việt Nam vào đầu năm 2007 cũng đã mua lại hai nhà máy bia Foster Đà Nẵng và Tiền Giang từ APB với tổng giá trị lên tới 98.5 triệu USD. Bên cạnh việc đầu tư nâng công suất là việc chú trọng đến đầu tư dây chuyền sản xuất bia tiên tiến, hiện đại, được nhập khẩu từ các nước sản xuất bia nổi tiếng như Đức, Hà Lan, Tiệp..., các hệ thông kiểm soát chặt chẽ chất lượng hay xử lý nước thải để bia của mình được cấp giấy chứng nhận ISO 9001 – 2000, ISO 14001 về quản lý môi trường hay HACCP, ISO 22000 về an toàn vệ sinh thực phẩm... Ngoài ra, nói đến bia không thể không nói đến những chiến dịch quảng cáo nhằm ghi dấu tên tuổi của mình trong tâm trí khác hàng của các hãng bia lớn nhỏ. Với bia, việc hình thành nên nhãn hiệu chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý. Việc tạo nên các giá trị của nó trong suy nghĩ của khách hàng, nói cách khác là việc xây dựng thương hiệu, là kết quả của một quá trình thực hiện những chương trình marketing, PR rộng khắp, lâu dài và vô cùng tốn kém. Mặc dù vậy, quảng cáo là việc làm không thể thiếu để một nhãn hiệu bia tồn tại và phát triển trên thị trường. Do đó, việc chi phí phát triển thương hiệu chiếm một phần không nhỏ trong giá thành bia cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, ngành bia thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với khó khăn không nhỏ từ sức ép của việc giá nguyên liệu “phi mã” từ thời điểm trước tết đến nay và “hứa hẹn” còn tiếp tục tăng. Điển hình giá một tấn Malt (đại mạch đã mạch nha hóa) tăng gấp đôi và giá một kg houblon (hoa bia) tăng kỷ lục tới 6 lần. Đó là chưa kể giá gạo, giá điện và giá xăng đều tăng lên trên dưới 10% trong thời gian ngắn vừa qua. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, không có tiềm lực tài chính nên không thể “theo đuổi” được mức nhảy giá như hiện nay. Một cái khó cho các doanh nghiệp bia trong nước đó là chưa chủ động được nguồn nguyên liệu do đó thường xuyên phải chạy theo giá thị trường. Việc giá nguyên liệu tăng cao cũng đã lý giải cho sự tăng giá của các loại bia trong khoảng thời gian từ cuối năm 2007 đến nay, trung bình tăng từ năm đến bẩy chục một thùng 24 lon. Tuy nhiên có thể thấy sự tăng giá nguyên liệu là khó khăn chung đối với các nhà sản xuất bia trên toàn thế giới, bởi vậy sự hấp dẫn của thị trường bia Việt Nam vẫn là rất lớn đối với các công ty trong và ngoài nước (Habeco với bia Hà Nội và Sabeco với bia Sài Gòn và 333 mỗi năm đóng góp cho ngân sách hàng ngàn tỷ đồng). Tuy nhiên trong tình hình biến động của thời kỳ hội nhập như hiện nay, thách thức đặt ra đối với các công ty lớn nhỏ trong ngành sản xuất bia là rất lớn, đòi hỏi sự đầu tư sâu và rộng hơn nữa cho việc tìm kiếm đối tác, quy hoạch, phát triển vùng nguyên liệu (thông qua liên kết với các hộ nông dân, các nông trường,). II. Giới thiệu tổng quát về các sản phẩm bia nói trên: 1. Bia Hà Nội _ “Một nét văn hóa Hà Nội”: Sản phẩm Bia Lon Hà Nội của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) có dung tích 330ml được đưa ra thị trường lần đầu tiên vào năm 1992. Đây là loại bia thích hợp cho những chuyến du lịch bởi tính thuận tiện của nó với độ cồn nhẹ 4,2%.Qua nhiều thăng trầm, đến nay Bia lon Hà Nội đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường với sản lượng hàng năm tăng bình quân 25%. Hàng năm, vào dịp Tết nguyên đán, bia lon Hà Nội đều có chương trình Giật nắp lon trúng thưởng với nhiều giải thưởng hấp dẫn khai lộc xuân mới. Đây cũng là một cách để Habeco gửi lời cảm ơn tới những người tiêu dùng đã yêu mến Bia Hà Nội. Liên tục trong nhiều năm, bia lon Hà Nội được một nhóm người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng, tuy số lượng này là không lớn nhưng cũng là một nền tảng khởi đầu cho việc xuất khẩu Bia Hà Nội sau này. Về phía công ty, tiền thân của Tổng Công ty là Nhà máy Bia Hommel, Nhà máy Bia Hà Nội, có truyền thống trên 100 năm xây dựng và phát triển. Những năm qua, trong khi tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần bình quân ngành bia, rượu, nước giải khát là 18% thì Habeco luôn tăng trưởng trên mức 30%, hơn cả Sabeco mặc dù xét về thị phần, Habeco không phải là công ty chiếm thị phần lớn nhất. Hiện nay ở Việt Nam chỉ có 5 nhà máy bia công suất trên 100 triệu lít/năm thì Habeco là một trong số đó, chưa kể tới nhà máy bia Vĩnh Phúc đang được xây dựng. Các công ty con của Habeco cũng nằm trong số ít 11 công ty có công suất 20 triệu lít /năm. Tình hình tài chính của Habeco cũng được đánh giá là khá mạnh. Trong hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, HABECO đã ngày càng khẳng định uy tín của mình trên thị trường bằng việc duy trì và thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 – 2000; ISO 14001 về quản lý môi trường và ISO 22000 về quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP. Mới đây, theo thỏa thuận ký kết thì Tập đoàn Carlsberg sẽ trở thành đối tác chiến lược của Habeco, tham gia vào quá trình cổ phần hoá và trở thành một cổ đông quan trọng của Habeco. Carlsberg cũng hợp tác với liên doanh của Habeco ở miền Nam là HVB. Trong hiện tại, Habeco đã đầu tư, mở rộng địa bàn hoạt động với nhiều dự án lớn như Nhà máy bia Vĩnh Phúc có công suất 200 triệu lít/năm và nhiều nhà máy khác có công suất từ 50-100 triệu lít/năm trải dài từ miền Bắc vào miền Trung. Trong tương lai, công ty sẽ còn tiến hành nhiều dự án để nhằm đưa sản phẩm của mình tới nhiều thị trường trong nước và quốc tế hơn chứ không thể chỉ dừng lại ở thị trường phía Bắc và chưa hề có sản phẩm xuất khẩu như hiện nay. 2. Bia Halida _ “Niềm tự hào bia nội”: Halida là một trong những thương hiệu lớn nhất tại Việt Nam với thị phần rộng lớn tại các tỉnh phía Bắc và là thương hiệu hàng đầu trên thị trường các tỉnh thành. Thương hiệu Halida lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1991 bởi Công ty bia Việt Hà và hiện được sản xuất bởi Nhà máy Bia Đông Nam Á - liên doanh giữa Công ty bia Carlsberg và Công ty bia Việt Hà. Halida liên tục đứng trong danh sách TOPTEN hàng tiêu dùng, hàng Việt Nam chất lượng cao và còn được Tổ chức chất lượng toàn cầu tặng cúp IQM, Tổ chức lựa chọn thế giới (Monde Selection) tặng Huy chương Bạc. Halida còn vượt ra ngoài biên giới Việt Nam để xuất sang các nước và vùng lãnh thổ như Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Nhật, Đài Loan, Malaysia, Lào Thương hiệu Halida thực sự là thương hiệu được đông đảo người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng và sản phẩm bia Halida được công nhận có chất lượng cao. Thương hiệu Halida đóng vai trò quan trọng trong đời sống của hàng triệu người dân Việt Nam, từ những bữa ăn hàng ngày cho đến những bữa đại tiệc truyền thống như dịp lễ Tết. Có thể nói đây là nhãn hiệu bia Việt có công tác marketing và PR tốt và bài bản nhất. Trong những dịp Tết, Halida có những chương trình khuyến mại nhằm khuyến khích người tiêu dùng và gia tăng giá trị cho sản phẩm bia Halida, các mẩu phim quảng cáo với những giai điệu vui tươi ngày tết luôn gây ấn tượng và lưu lại trong tâm trí khách hàng, thêm vào đó, Halida còn tham gia tài trợ cho các chương trình thể thao như SEA Games 22...Khi Liên doanh Nhà máy bia Đông Nam Á ra đời, phía nước ngoài đã chấp nhận thương hiệu bia HALIDA là tài sản vô hình của Công ty bia Việt Hà tính vào vốn góp ( 40% vốn), đồng thời sử dụng bản quyền thương hiệu HALIDA với trị giá hàng triệu USD. Về phía công ty, Liên doanh Bia Đông Nam Á với công suất 45 triệu lít/năm (giai đoạn I) đã có nhiều chủng loại sản phẩm, trong đó có Halida và Carlsberg, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, giải quyết công ăn việc làm cho gần 500 lao động (125 lao động có bằng đại học và trên đại học), nộp ngân sách hàng trăm tỉ đồng/năm. Công ty rất chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi bằng cách cử đi đào tạo tại nước ngoài, phối hợp với các viện, trường trong nước để đạt mục đích cuối cùng là xây dựng thành công các nhà máy bia hơi chất lượng cao với đầu tư bằng 1/3 so với nhập ngoại, chất lượng vẫn đảm bảo yêu cầu. Phân xưởng sản xuất của nhà máy luôn sạch sẽ, trang thiết bị đồng bộ và hiện đại, bởi Công ty đã duy trì và thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, tiêu chuẩn HACCP, môi trường theo ISO 14000Tất cả các trang thiết bị và sản phẩm đều được kiểm tra bởi hệ thống kiểm soát chất lượng chcặt chẽ của công ty Carlsberg. Với việc thiết kế, chế tạo thiết bị lọc tách bã malt trong dây chuyền sản xuất bia hơi chất lượng cao với kinh phí chế tạo chỉ bằng 40% so với thiết bị nhập ngoại, nhà máy đã mở ra hướng chế tạo toàn bộ dây chuyền sản xuất bia hiện đại ở trong nước. Vừa qua, nhà máy đã đầu tư gần một triệu USD cho hệ thống trạm xử lý nước thải với công nghệ tiên tiến, hoàn chỉnh cùng một phần mềm chuyên dụng của SEAB đã tự động hóa toàn bộ quá trình xử lý nước thải mang một ý nghĩa lớn bởi nó đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Nhà máy chỉ sử dụng các nguyên liệu và men đặc chủng, được lựa chọn từ Trung tâm nghiên cứu của Carlsberg – Đan Mạch, tạo nên hương vị đặc trưng về huyền thoại của bia Carlsberg vốn rạng danh trên 150 quốc gia trên thế giới, và tạo cho bia Halida luôn duy trì được hình ảnh “niềm tự hào bia nội” trong suốt bao năm qua. Đặc biệt, khách uống bia Việt Hà dù ở quán nhỏ nhất cũng không lo bia bị pha trộn bởi Công ty rất chú trọng công tác thị trường, đặc biệt là dịch vụ hậu mãi sau bán hàng đã đem lại lợi ích cho khách hàng. Nhà hàng nào trước khi mở bia hơi Việt Hà, đều có đội ngũ nhân viên của Công ty đến tư vấn về cách bảo quản và vận chuyển bia, cách bài trí không gian sao cho phù hợp. Công ty sẽ tài trợ toàn bộ bàn ghế, ô dù, quạt điện... Tất cả các quán bia hơi Việt Hà đều được giao nhận bia tận Công ty, chứ không qua đại lý nào. Về công tác marketing, xây dựng thương hiệu sản phẩm, Việt Hà đã thành lập hẳn một bộ phận chuyên trách có đủ năng lực trong lĩnh vực này, nhằm tạo ra những sản phẩm chiếm được niềm tin của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đồng thời, không ngừng gia tăng thị phần hàng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Hiện nay, Việt Hà đang tiến hành đầu tư mở rộng giai đoạn II Liên doanh Nhà máy Bia Đông Nam Á để nâng công suất từ 45 triệu lít lên 150 triệu lít/năm. 3. Bia Carlsberg: Hãng bia Carlsberg được thành lập vào 1847 tại Thành phố Cophenhagen, Đan Mạch. Sau 160 năm tồn tại và phát triển với nhiều đổi thay của nền kinh tế thế giới, sự đe dọa từ những tên tuổi mới trong làng sản xuất bia và việc thay đổi quan điểm của người tiêu dùng, hương vị lúa mạch của hãng bia đến từ xứ sở cổ tích vẫn giữ được vị trí là hãng bia lớn thứ 5 thế giới với mức lãi ròng tăng 22% lên 2,29 tỷ kronor (454 triệu USD) trong năm 2007 và hứa hẹn hoạt động kinh doanh khá lạc quan trong năm 2008. Với niềm tự hào là một thương hiệu nổi tiếng không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn là một thương hiệu được biết đến ở khu vực và trên phạm vi toàn cầu, Carlsberg hiện được sản xuất ở 40 nước và được tiêu thụ tại 150 nước trên thế giới. Carlsberg đáp ứng được nhiều sở thích thưởng thức bia cũng như nhiều cá tính và phong cách sống khác nhau, từ đó đảm bảo được sự phát triển lớn mạnh trên mọi phân khúc thị trường bia. Những thành công đó là nhờ chiến lược phát triển thương hiệu rõ ràng, có định hướng, trong đó Carlsberg đóng vai trò là nhán hiệu bia hàng đầu quốc tế, còn những nhãn hiệu có quy mô khu vực như Tuborg và các nhãn hiệu quốc gia như Tetley’s, Baltika và Ringnes đóng vai trò hỗ trợ. Đầu tư cho truyền thông là vấn đề quan tâm số một của các hãng bia và Carlsberg không phải là ngoại lệ. Bên cạnh việc thực hiện các công tác truyền thông như tài trợ cho các hoạt động thể thao, các lễ hội, festival, các chiến dịch quảng cáo trên truyền hình và các chiến dịch quảng cáo ngoài trời v.v, công ty còn quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ nhân viên truyền thông, các nhân viên marketing đang phát triển theo hai hướng: những nhân viên có kiến thức tinh thông về quảng cáo và những nhân viên kinh doanh. Vấn đề là phải cân bằng họ. Một nhân viên xuất sắc về quảng cáo, phải đồng thời là một chuyên gia truyền thông tốt. Tại thị trường Việt Nam, Carlsberg là một trong hai sản phẩm độc quyền (Carlsberg và Halida) của Cty bia Đông Nam Á, được thành lập và hoạt động tại VN từ năm 1993. Đến năm 2003 Cty liên doanh IBD ra đời với nhiệm vụ độc quyền tiêu thụ sản phẩm Carlsberg cho Đông Nam Á. Ngày 23/6/2007, Công ty Bia Huế với mục đích để cơ cấu sản phẩm đa dạng hơn, phù hợp với đối tượng khách hàng cao cấp đã tiếp nhận tiêu thụ sản phẩm bia Carlsberg theo hệ thống đại lý bán hàng của công ty. Tại Việt Nam, trong con mắt người tiêu dùng thì Carlsberg được xây dựng như một thương hiệu bia tương đối cao cấp, phục vụ các khách hàng có thu nhập cao với hương vị bia thơm ngon đặc trưng 160 năm tuổi đến từ đất nước Đan Mạch. Vào đầu năm 2007, Carlsberg ra mắt mẫu chai Carlsberg mới với logo dập nổi là sự khởi đầu cho một “thế hệ mới” của bia Carlsberg, cao cấp và sành điệu nhằm tạo ra sức thu hút mạnh mẽ, nhất là đối với khách hàng trẻ trung và luôn mong muốn được thể hiện cá tính của mình và sâu sa hơn đó là sự khẳng định một đẳng cấp mới của Carlsberg trong tâm trí người tiêu dùng và trên thị trường bia Việt Nam. Sự kiện này được triển khai tại nhiều nước và là bước chuẩn bị cho sự đổi mới của bia Carlsberg vốn đã trở nên quen thuộc trên toàn cầu. Diện mạo mới không chỉ là sự thay đổi về hình thức mà là sự đánh dấu bước phát triển mang tính đột phá của một nhãn hiệu bia đã được ưa chuộng khắp nơi trên thế giới. 4. Bia 333 _ “Thế giới ngày càng thêm ưa chuộng”: Tại thời điểm tết nguyên đán vừa qua, bia 333 thùng là mặt hàng có mức giá tăng mạnh nhất trong số các loại bia và lượng bia 333 có thể nói là đã “cháy” trên thị trường. Đây là một trong ba loại bia được sản xuất bởi Tổng Công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn, công ty luôn vững mạnh với vị trí số 1 trong ngành bia Việt Nam với thị phần là 31%. Hiện Sabeco đang sở hữu các thương hiệu Bia Sài Gòn, Bia 333, “Sài Gòn - 333; biểu tượng con Rồng vàng” đang được ưa chuộng bởi hàng triệu người tại 24 quốc gia trên toàn thế giới. Tiền thân của Tổng Công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (vốn điều lệ hơn 6.400 tỉ đồng, tổng lợi nhuận luôn đạt ở mức cao (năm 2007 là 1.123 tỉ đồng)) trước đây là một Nhà máy của tư bản Pháp được xây dựng từ những năm 1875. Với truyền thống lâu đời trên 100 năm trong ngành sản xuất bia, chất lượng sản phẩm của Công ty Bia Sài Gòn không ngừng được nâng cao nhờ sự kết hợp đồng bộ giữa công nghệ truyền thống, thiết bị hiện đại, nguyên liệu ngoại nhập từ những nước có nguồn nguyên liệu nổi tiếng trên thế giới với việc đổi mới phương thức quản lý. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần ổn định chất lượng sản phẩm là hệ thống phương tiện kỹ thuật kiểm tra tiên tiến được đánh giá đạt đẳng cấp quốc gia và hệ thống đảm bảo chất lượng cho sản phẩm bia chai và bia lon phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Với những dự án đã được triển khai trong năm 2007 và sẽ triển khai trong năm 2008 tại Phú Thọ, Hà Nam, Vĩnh Long,... sản lượng bia của Sabeco sẽ vượt qua con số 1 tỉ lít bia/năm vào năm 2010. Khi đó, bia Sài Gòn sẽ chiếm khoảng 40% thị phần trong nước và trở thành hãng bia hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á, nằm trong top 5 của châu Á, vượt qua vị trí thứ 54/72 tập đoàn sản xuất bia lớn nhất trong tổng số 1.200 nhà sản xuất bia trên thế giới. Hiện trị giá xuất khẩu các dòng sản phẩm của Sabeco đạt khoảng 4 triệu USD/năm. 5. Bia Heineken _ “Chỉ có thể là Heineken”: Đựơc chế biến lần đầu tiên vào năm 1870 tại Amsterdam, thương hiệu Heineken được chính thức chào đời vào năm 1873. Trong giai đoạn giữa hai cuộc Thế chiến, Heineken được xuất khẩu sang Pháp, Bỉ, Anh, Tây Phi và Indonesia. Năm 1933, Heineken trở thành loại bia ngoại đầu tiên được nhập khẩu vào Mỹ sau khi lệnh cấm sản xuất bia rượu được bãi bỏ. Bia Heineken được chế biến tại Hà Lan bằng công thức truyền thống từ 1873. Bia được chế biến với nồng độ ABV 5%, sử dụng nước tinh khiết, lúa mạch đựơc chọn lọc kỹ lưỡng và ướp hoa bia. Chất lượng chính là yếu tố quan trọng hàng đầu và Heineken luôn đảm bảo rằng sản phẩm của mình được chế biến ở điều kiện chuẩn nhất. Khí CO2 được ứng dụng trong pha chế bia luôn là tinh khiết để đảm bảo cho bia luôn mang một hương vị thuần khiết nhất. Chính nhờ vào loại men đặc biệt Heineken “A-yeast” đã mang đến cho bia Heineken một hương vị đặc trưng độc đáo. Men này được cất kỹ tại Thụy Sỹ và cung cấp cho 110 cơ sở sản xuất bia Heineken hàng tháng. Về mặt bao bì, Heineken cũng bỏ xa các đối thủ của mình với nhiều loại bao bì và kiểu chai tiện lợi với nhiều dung tích khác nhau trong dạng lon và chai. Là loại bia ra đời có hương vị đậm đà, khó quên và luôn bỏ xa các đối thủ cạnh tranh trong các cuộc thử nghiệm mù về hương vị giữa các lọai bia và trong số những người tham gia thử Heineken trong năm 2003, 90% cho biết họ sẽ chọn lại Heineken. Trong nhiều năm qua, Heineken được xem là thương hiệu bia thành công nhất và là một biểu tượng trong ngành. Trong một thị trường mà các loại bia địa phương luôn được hưởng nhiều sự ưu ái, Heineken không chỉ chiếm trọn cảm tình của Châu Âu mà còn được ưa chuộng trên toàn thế giới, trở thành thương hiệu bia hàng đầu, và được xem là loại bia nhập khẩu số 1 tại Mỹ. Bia Heineken có mặt khắp mọi nơi và hãng Heineken N.V sở hữu đến 110 nhà máy sản xuất bia tại hơn 60 quốc gia, khối lượng bia sản xuất lên đến 109 triệu hectolit hàng năm. Theo bảng xếp hạng và đánh giá của Interbrand/Business Week hàng năm về 100 thương hiệu mạnh nhất thế giới, thương hiệu Heineken trị giá 2.4 tỉ USD và gia tăng 6% giá trị từ năm 2002-2003. Tại Anh, Heineken là một trong những thương hiệu lâu đời và nổi tiếng nhất. Heineken có một vị trí đặc biệt trong tâm trí người tiêu dùng nhờ vào những chiến dịch quảng cáo có thể được liệt vào hàng kinh điển trong thập niên 80 và 90. Chiến dịch PR hỗ trợ luôn có sự góp mặt của các ngôi sao nổi tiếng. Tại các quán rượu và bar, Heineken có doanh thu cao thứ nhì trong số các bia lager chỉ sau 9 tháng xuất hiện trên thị trường. Các loại bia Heineken đóng chai và lon cũng rất thành công và Heineken được ADSA xếp vào “Beer Category Launch of the year” và chiếm 3 giải thưởng về PR, bao bì và quảng bá qua radio của giải thưởng hàng năm của tạp chí Grocer cho quảng cáo và tiếp thị Kể từ khi thành lập vào năm 1873 cho đến nay, thương hiệu Heineken luôn được xem là đồng nghĩa với chất lượng, không chỉ trong hương vị bia mà còn ở các mối quan hệ kinh doanh, trong công việc cũng như trong tư tưởng tiến bộ. Một trong những giá trị quan trọng khác được thể hiện qua sự khát khao học hỏi những kinh nghiệm mới, tự tin cởi mở, năng lực và sự sành điệu. Đây cũng là những yếu quan trọng nhất góp phần định vị và phân biệt thương hiệu Heineken trên thị trường. Bên cạnh đó, thương hiệu Heineken cũng cổ vũ cho tinh thần nhiệt tình hăng hái. Ngoài ra Heineken luôn có mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng và với những gì đang diễn ra ở thế giới bên ngoài. Kết hợp với những giá trị trên còn là quan điểm của Heineken, được miêu tả là thân thiện, hay tìm tòi học hỏi, thông minh và hài hước. Những nét đặc sắc này đã góp phần mang lại thành công cho Heineken cả về mặt xã hội lẫn kinh doanh Tính đến năm 1992, bia Heineken nổi tiếng thế giới được nhập trực tiếp từ Hà Lan vào Việt Nam. Chính sách đổi mới đã mở ra nhiều cơ hội đầu tư và giúp cho các nhãn hiệu hàng đầu thế giới đến với người tiêu dùng rộng rãi hơn. Trong xu thế đó, năm 1994, lần đầu tiên bia Heineken được công ty Vietnam Brewery Limited (VBL), Tp. Hồ Chí Minh, sản xuất ngay tại Việt Nam. VBL là liên doanh giữa Công ty Thương mại Saigon (SATRA), Công ty Asia Pacific Breweries Ltd có trụ sở tại Singapore (APB) và Heineken N.V tại Hà Lan. Ngay từ ban đầu, VBL đã nổi tiếng là nhà sản xuất bia với chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, chuyên cung cấp những nhãn hiệu bia hảo hạng trên thế giới cùng các dịch vụ hoàn hảo cho hệ thống phân phối, bán hàng và người tiêu dùng. Tháng 3 năm 2001, VBL rất tự hào trở thành nhà sản xuất bia đầu tiên trên thế giới đạt được chứng chỉ ISO 9001: 2000 và cũng là nhà sản xuất bia đầu tiên tại Việt Nam được chính thức công nhận bởi Hệ thống Quản lý Chất lượng HACCP. Liên tiếp trong 4 năm 2001-2004, VBL luôn nhận được giải Rồng Vàng dành cho nhà sản xuất bia có vốn đầu tư nước ngoài tốt nhất tại Việt Nam. Sau tháng 12/1991 tiến hành khởi công xây dựng tại TP.HCM nhà máy bia đầu tiên hiện đại nhất Việt Nam, APB, tập đoàn VBL tiếp tục xây dựng nhà máy bia thứ hai đặt tại Hà Tây với tổng vốn đầu tư thực hiện đạt trên 65 triệu USD. Công ty TNHH Nhà máy Bia Hà Tây cung cấp cho khách hàng khu vực phía Bắc Việt Nam những sản phẩm nổi tiếng trên thế giới là bia Heineken, Tiger và Anchor có cùng tiêu chuẩn chất lượng với tại bất kỳ nước nào trên thế giới và hiện chiếm 80% thị trường bia cao cấp tại Việt Nam. Ban đầu, Nhà máy Bia Hà Tây là liên doanh giữa 3 công ty: Tập đoàn các Nhà máy Bia châu Á - Thái Bình Dương, Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam và Công ty Lương thực Hà Tây. Tháng 2 và tháng 4 năm 2003, Tập đoàn các Nhà máy Bia châu Á - Thái Bình Dương liên tục mua lại phần đóng góp của hai công ty phía Việt Nam, hiện nay Nhà máy Bia Hà Tây đã trở thành công ty 100% vốn nước ngoài. Bia Hà Tây với dây chuyền sản xuất bia tự động và hiện đại vào bậc nhất tại Đông Nam Á. Với hơn 30 thiết bị nấu bia bằng thép không gỉ chất lượng cao bao gồm nồi nấu bia, bếp nấu bia và thùng rửa, tất cả đều được nhập khẩu tại Đức, dây chuyền sản xuất này sẽ có công suất trên 30 triệu lít bia một năm. Nhà máy còn cam kết bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn nước địa phương thông qua việc đầu tư xây dựng một nhà máy xử lý nước thải hiện đại với tổng số vốn đầu tư trên 1 triệu USD và bình quân 200.000 USD/năm cho việc duy trì hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm. Công ty TNHH Nhà máy bia Hà Tây đã được tổ chức UKAS của Anh quốc cấp giấy chứng nhận quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và HACCP-hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực vệ sinh, an toàn thực phẩm. Tại Việt Nam, quảng cáo đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền bá nhãn hiệu Heineken. Ngay từ ban đầu, Heineken đã xuất hiện trên truyền hình với những phim quảng cáo và các chương trình khuyến mãi hết sức dí dỏm, hấp dẫn, độc đáo, sử dụng ngôn từ dễ hiểu và phù hợp với người Việt Nam. Heineken cũng chia sẻ sự thành công của mình với khách hàng bằng cách tài trợ cho nhiều hoạt động lớn tại Việt Nam. Giải quần vợt nhà nghề quốc tế Heineken Challenger đã trở thành giải quần vợt nhà nghề hàng năm uy tín nhất tại Việt Nam. Ngoài thể thao, Heineken còn gắn liền với những sự kiện âm nhạc hiện đại trên thế giới. Điển hình là các đêm nhạc Thirst được tổ chức tại Việt Nam theo mô hình toàn cầu với sự có mặt của những tài năng nhạc dance hàng đầu thế giới. Những tên tuổi lớn này còn giúp đào tạo kỹ năng cho các ngôi sao DJ Việt Nam qua những cuộc thi tuyển chọn DJ số 1 Việt Nam do Heineken tổ chức hàng năm. Heineken tại Việt Nam, thông qua niềm đam mê chất lượng đỉnh cao, việc đầu tư bài bản cho hệ thống phân phối và các chương trình truyền thông hấp dẫn, đã khẳng định vị thế của nhãn hiệu bia cao cấp số một thế giới. 6. Bia Tiger _ « Mang hương vị bia từ phương Đông đến phương Tây »: Là một thức uống phổ biến trong nhiều nhà hàng Châu Á, Tiger là sự kết hợp yêu thích với đặc sản địa phương ở Anh, làm nổi bật được hương vị đậm đà trong món ăn Châu Á mà mọi người đều yêu thích. Bia Tiger có xuất xứ từ Singapore từ năm 1932. Từ đó đến nay, Tiger không ngừng phát triển để trở thành một trong số những loại bia cao cấp, được yêu thích, được nhập khẩu trên toàn thế giới và Tiger được biết đến trên toàn cầu nhờ vào hương vị và công thức đáng tin cậy của Châu Á. Hương vị đặc trưng của Tiger là do các nguyên liệu chất lượng và quy trình lên men tỉ mỉ, cẩn thận mà phải trải qua 250 cuộc kiểm tra về chất lượng. Suốt những năm qua, Tiger đã nhận hàng loạt phần thưởng gồm có 30 huy chương vàng quốc tế, gần đây nhất vượt qua các sản phẩm bia của 42 quốc gia khác, bia Tiger đã được trao huy chương vàng Chất lượng quốc tế trong cuộc thi Vô địch bia toàn thế giới năm 2004 tổ chức tại Mỹ. Ngày nay Tiger là bia hàng đầu Châu Á trong thị trường chính và doanh thu của công ty vượt qua cả nhứng đối thủ cạnh tranh gần nhất. Tiger được tìm thấy ở hơn 8000 quán bar, câu lạc bộ sang trọng và những điểm bán lẻ ở khắp các thành phố lớn cũng như là những nơi sang trọng. Gần đây, Tiger tung ra thị trường với kiểu dáng chai mới và logo mới, điều này thể hiện sự cách mạng trong thương hiệu. Việc thay đổi này cũng phản ảnh được sự gia tăng kết hợp hai nền văn hoá Á, Âu và hướng vào cũng cố những nguyên tắc chính của Tiger như một nhà sản xuất bia đáng tin cậy của Châu Á với những giá trị thực của phương đông. Trong công tác PR của mình, Tiger hợp tác có chọn lọc với một số đối tác trong các lĩnh vực nghệ thuật, thời trang, âm nhạc, phim ảnh và thiết kế. Tiger luôn nằm trên tay các vị khách mời trong các sự kiện đặc biệt ở Luân Đôn. Trong những năm gần đây, việc thương hiệu Tiger ủng hộ cho nền văn hoá đích thực của Châu Á đã trở thành một phần của nó. Tiger trở thành đồng nghĩa với môi trường phát triển của nền điện ảnh Châu Á trong nước Anh. Trước tháng 6 năm 2003, toàn bộ bia Tiger tại Việt Nam được cung ứng bởi Nhà máy bia Việt Nam, có trụ sở tại TP HCM (APB có tham vọng đưa bia Tiger trở thành loại bia được ưa chuộng nhất châu Á). Còn từ thời điểm đó cho đến nay, Công ty TNHH Nhà máy bia Hà Tây đã đảm nhận việc cung cấp Tiger ở miền Bắc, đây cũng là một trong những nhãn hiệu bia cao cấp mà công ty được phép của VBL sản xuất riêng cho khu vực phía Bắc. Từ cuối tháng 06/2003, nhà máy bắt đầu cung ứng bia tươi Tiger ra thị trường. Sau đó là vào tháng 10, bia chai và bia lon mang nhãn hiệu hình con hổ này cũng đã lần đầu tiên được sản xuất tại miền Bắc. Tiger ở Việt Nam được biết đến cũng như những loại bia nổi tiếng thế giới khác là nhờ các chương trình marketing và PR rầm rộ. Nếu như khi mới vào Việt Nam, bia Tiger mới chỉ tổ chức những chương trình khuyến mãi quy mô nhỏ với phần thưởng là xe Piaggio, điện thoại Nokia hay đồng hồ đeo tay, móc chìa khóa... và còn gặp phải những vấp váp như những lời lẽ không lịch sự trong chương trình "Hãy gia nhập Câu lạc bộ Tiger X9" thì cho tới nay, là một nhãn hiệu bia cao cấp đã quen thuộc với người Việt Nam, Tiger đã có được những chương trình khuyến mãi quy mô như ‘Vui cùng thử thách, sảng khoái với Tiger’ với giải thưởng là 6 chiếc Land Cruiser mỗi chiếc trị giá hơn 1 tỉ đồng và hàng triệu những giải thưởng hấp dẫn khác, được coi là lời cảm ơn chân thành nhất của Tiger Beer đến những khách hàng trung thành. Ngoài 6 xe Toyota Land Cruiser, Tiger Beer còn có những giải thưởng giá trị dành cho những người năng động thích khám phá và thử thách như máy quay phim kỹ thuật số Sony, máy chụp hình kỹ thuật số Sony hay như chương trình "Bật nắp Tiger, trúng 999 giải vàng và hàng trăm ngàn giải bia". Như vậy qua các chiến dịch marketing có thể thấy Tiger đã dần định hình rõ nét được nhóm khách hàng mục tiêu cao cấp của mình, am hiểu hơn về văn hóa Việt Nam cũng như tạo được đội ngũ khách hàng trung thành của riêng mình. Vào ngày 8/6/2006, Công ty TNHH nhà máy bia Hà Tây đã tổ chức lễ ra mắt và công bố nhãn hiệu, logo và mẫu mã chai bia Tiger mới. Mục tiêu của đợt thay đổi nhãn mác lần này của Tiger là nhằm tạo ra một diện mạo mới, tạo ra sự lôi cuốn, chú ý hơn của khách hàng đối với bia Tiger. Được xem là độc đáo và hiện đại hơn nhãn mác cũ, nhãn mác mới của Tiger có logo với biểu tượng con Hổ được làm mới với tư thế vươn mình thẳng đứng, mạnh mẽ và dứt khoát. Mẫu mã bia Tiger mới được thiết kế thống nhất và sử dụng trên toàn cầu. Việt Nam là nước thực hiện sớm chương trình thay đổi nhãn mác sau Singapore, Trung Quốc, Malaysia và một số nước khác. Bia Tiger sẽ thực hiện hàng loạt các sự kiện marketing và khuyến mãi như quảng cáo ngoài trời, trên báo chí, truyền hình và tại các điểm bán hàng. Dự kiến chương trình thay đổi nhãn mác sẽ được Tiger hoàn tất trong vòng 1 năm. 7. Bia Đại Việt : Bia Đại Việt Đen và Vàng là hai sản phẩm của Hãng Bia Đại Việt (DABECO) (công suất 200 triệu lít/năm) trực thuộc Công ty Sản xuất - Kinh doanh XNK Hương Sen, Thái Bình (100% vốn trong nước). Bia Đại Việt được nấu theo phương thức truyền thống của dòng bia cao cấp thời thượng, theo luật bia tinh dòng của Hoàng tộc Wilhelm IV xứ Bayer thuộc miền Tây nước Phổ (CHLB Đức) có truyền thống từ năm 1516 với các nguyên liệu là đại mạch vàng tinh khiết, đại mạch thượng hạng được nhập khẩu từ CHLB Đức. Bí quyết công nghệ này đã được mua độc quyền tại Việt Nam để có thể sở hữu hương vị hoàn toàn khác biệt của bia Đại Việt. Bia Đại Việt được sản xuất trên dây chuyền hiện đại của CHLB Đức, điều khiển bằng hệ thống máy móc trung tâm nối mạng trực tuyến với đội ngũ các chuyên gia tại CHLB Đức để có thể thường xuyên cộng tác, kiểm tra hệ thống thiết bị chất lượng sản phẩm theo quy trình ISO: 9001-2000, cùng hệ thống xử lý nước của Công ty xử lý nước hàng đầu thế giới WTCE Comaster (Mỹ). Sự xuất hiện sản phẩm bia Đại Việt Đen trên thị trường Việt nam, người tiêu dùng lại có cơ hội thưởng thức loại bia đen đóng chai chất lượng không thua kém với các sản phẩm bia đen cùng loại được ưa chuộng tại thị trường Châu Âu và Mỹ. Với phương châm chất lượng tốt, giá cả phù hợp, song hành cùng các chiến dịch quảng bá đa phương thức, liên hệ cải tiến trong công nghệ và mẫu mã, các sản phẩm Bia Đại Việt đã nhanh chóng gặt hái được những thành công và trở thành một tên tuổi uy tín trên thị trường nước giải khát trong và ngoài nước. Thương hiệu bia “Đại Việt” đã nhanh chóng khẳng định vị thế trên thị trường đồ uống Việt Nam với mức tăng trưởng vượt bậc qua các năm nhờ chất lượng và hương vị đặc biệt của các sản phẩm. Chiến lược phát triển thương hiệu bia Đại Việt đó là ưu tiên các phương thức tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối tới tận các cửa hàng bán lẻ, các nhà hàng khách sạn với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, thường xuyên được đào tạo nghệp vụ bán hàng và Maketing. Song Song với việc phát triển thị trường tiêu thụ trong nước, ngay từ những năm đầu tiên tung sản phẩm bia Đại Việt ra thị trường, Senprodimex đã hướng tới xuất khẩu. Đầu năm 2006, bia Đại Việt vàng và bia Đại Việt đen đã được xuất khẩu sang thị trường Mỹ _ một thị trường khó tính và kiểm định chất lượng nghiêm ngặt nhất, đồng thời là thị trường có nhu cầu tiêu dùng lớn nhất trên thế giới đã mở ra một hướng đi mới cho sản phẩm bia thương hiệu Việt này. Đáng chú ý, ngày 10/01/2007 vừa qua Senprodimex Việt nam đã giới thiệu ra thị trường dòng sản phẩm bia cao cấp của Đại Việt mang nhãn hiệu Đại Việt Super. Đại Việt Super có hai loại sản phẩm bia đen và bia vàng đóng chai 330ml.Về mặt thiết kế với nhãn mác hiện đại và tính năng nắp giật (không cần mở chai) đầu tiên và duy nhất tại thị trường Việt Nam, sản phẩm mới này giúp người tiêu dùng tiện lợi hơn trong việc mở Bia và nhân viên phục vụ tại các nhà hàng, các quán Bar giám đáng kể thời gian và công sức phục vụ mở Bia cho khách hàng cũng như tạo ra một không khí vui vẻ và mạnh mẽ trong phong cách thưởng thức. Để cạnh tranh đựợc với những hãng bia tên tuổi khác trong nước và quốc tế, nhãn hiệu Bia Đại Biệt cần được quản lý một cách hiệu quả. Với mục tiêu khẳng định thương hiệu ngày càng vững mạnh trên thị trường, Công ty Hương Sen đã thấy rõ nhu cầu cấp thiết trong việc triển khai một hệ thống quản lý có sự hỗ trợ của CNTT. Ngày 27/04/2006, Công ty Cổ phần Tư vấn Quản trị Doanh nghiệp Tinh Vân (TVE) đã chính thức ký kết dự án triển khai hệ thống thông tin tổng thể cho Bia Đại Việt. TVE hiện là một trong những công ty tiên phong tại Việt nam trong lĩnh vực Tư vấn triển khai phần mềm quản trị doanh nghiệp, TVE sẽ luôn bám sát các xu hướng mới nhất trong việc hoàn thiện các quy trình kinh doanh để đem đến cho Công ty Hương Sen ứng dụng quản trị doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới. Có thể thấy trong mục tiêu của mình, Đại Việt hướng tới cả hai loại đối tượng là các khách hàng có thu nhập trung bình, thấp với sản phẩm Đại Việt Vàng và những khách hàng có thu nhập cao, muốn khẳng định cá tính và đẳng cấp với bia Đại Việt Đen. Dù bia vàng vẫn là sản phẩm truyền thống, nhưng bia đen đang mang lại chút sành điệu cho người tiêu dùng, thậm chí có thể trở thành ưu thế cho những thương hiệu mới tham gia thị trường như Đại Việt. III. Những nguyên nhân dẫn đến chênh lệch giá các sản phẩm bia trên thị trường Việt Nam hiện nay: Qua những tóm lược trên đây về tiểu sử các loại bia, về những nhà máy sản xuất chúng ở Việt Nam và những chiến lược phát triển thương hiệu của các hãng bia, ta đã phần nào thấy được lý do dẫn đến chênh lệch giá giữa các loại bia trong cùng một nhóm và đặc biệt là giữa hai nhóm bia. Bởi suy cho cùng, giá bia chịu tác động không nhỏ từ phía những chi phí khổng lồ bỏ ra để quảng bá thương hiệu vì đây gần như là cầu nối duy nhất để các nhà sản xuất bia có thể tiếp cận được với khách hàng mục tiêu của mình. Hơn thế nữa, giá sản phẩm đôi khi đối với khách hàng còn có nhiều ý nghĩa về mặt hình ảnh xã hội hơn là chất lượng của nó. Việc định giá bán sản phẩm bia của các doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc vào những nhân tố của thị trường như chi phí, nhu cầu, cạnh tranh... và mục tiêu của doanh nghiệp (định giá thấp để chiếm lĩnh thị trường hay định giá cao để lấy lợi nhuận bù đắp thị phần hạn chế). Sau đây ta sẽ xét các nhân tố thị trường và mục tiêu của doanh nghiệp để phần nào thấy được nguyên nhân gây nên sự khác biệt giữa hai nhóm giá đó. Một số yếu tố tác động đến giá bán của bia Habeco NM bia Đông Nam Á Sabeco NM bia Hà Tây NM bia Đại Việt Bia Hà Nội (6) Halida (7) Carlsberg (4) Bia 333 (5) Heineken (1) Tiger (3) Đại Việt Vàng (8) Đại Việt Đen (2) 1. Nguồn gốc Việt Nam Việt Nam Đan Mạch Việt Nam Hà Lan Singapore Việt Nam Việt Nam 2. Khách hàng mục tiêu Hạng trung và bình dân Hạng trung và bình dân Cao cấp Hạng trung và bình dân Cao cấp Cao cấp Hạng trung và bình dân Cao cấp 3. Mức độ đầu tư cho việc khuếch trương sản phẩm Bình thường Nhỉnh hơn các bia nội khác Cao Bình thường Rất cao Cao Bình thường Bình thường Thứ nhât, về chi phí sản xuất : Tất cả các loại bia kể trên đều được sản xuất tại Việt Nam nên không có chênh lệch về chi phí liên quan đến việc nhập khẩu sản phẩm. Các loại bia đều được sản xuất bởi những nhà máy bia lớn của Việt Nam với dây chuyền thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ các nước có truyền thống sản xuất bia lâu đời, nguyên liệu đầu vào vì chưa tự túc được nên tất cả đều phải nhập khẩu. Như vậy về chi phí sản xuất sẽ không có chênh lệch nhiều giữa các loại bia. Ngoại trừ việc các bia ngoại sẽ phải chi phí nhiều hơn cho men bia được vận chuyển từ nước ngoài cũng như đầu tư nhiều hơn để phục vụ cho nhu cầu kiểm tra và kiểm soát chặt chẽ của chính hãng từ nước ngoài. Thêm vào đó, các nhà máy sản xuất bia nhóm một là Nhà máy bia Đông Nam Á và Nhà máy bia Hà Tây đều đã đầu tư lớn (một triệu USD) cho hệ thống xử lý nước thải, nhằm đảm bảo sản phẩm của mình có được những giấy chứng nhận dạt tiêu chuẩn quốc tế. Việc đầu tư này một phần là nguyên nhân gây nên việc tăng chi phí sản xuất cho các loại bia ngoại nhưng là yêu cầu cần thiết để duy trì chất lượng và đảm bảo uy tín của các thương hiệu bia nổi tiếng thế giới này. Thứ hai, về chi phí cho việc khuếch trương sản phẩm : Có thể thấy các thương hiệu bia nước ngoài đều đầu tư cho công tác marketing và PR rất lớn, có thể nói là hơn nhiều các bia nội. Nhất là Heineken, các quảng cáo trên truyền hình được thay đổi khá thường xuyên, ở bất kỳ một quan bar, nhà hàng, khách sạn hạng trung và sang nào ta cũng có thể thấy các poster quảng cáo của bia này. Do vậy không khó giải thích khi giá bia Heineken lại cao nhất trong các loại bia nhóm một. Trong các bia nội thì bia thực hiện khuếch truơng tốt nhất có lẽ là Halida, thương hiệu bia nội có tiếng đầu tiên của Việt Nam. Chi phí khuếch trương là một trong những lý do chủ yếu dẫn đến sự chênh lệch chi phí giữa hai nhóm bia. Nhất là khi đối với mặt hàng này, Marketing và PR đóng vai trò quyết định trong việc đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Và dù sự đầu tư làm tăng chi phí nhưng chính nó lại duy trì cơ sở để các loại bia này đưa ra mức giá cao bởi xét cho cùng người tiêu dùng sẽ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để tiêu dùng một sản phẩm mà họ có hiểu biết rõ ràng về nó, nhất là khi đó là những sản phẩm đi liền với sự thể hiện đẳng cấp thay vì việc chi ít tiền hơn cho một sản phẩm mà họ còn hoài nghi về chất lượng và nguồn gốc do thiếu thông tin. Thứ ba, về chi phí vận chuyển : Có lẽ đây là nguyên nhân chính khiến bia 333 có giá bán cao nhất trong các bia nhóm hai tại thị trường Hà Nội vì trong bốn loại bia nhóm này chỉ có 333 là phải vận chuyển từ miền Nam ra, còn ba loại bia Hà Nội, Halida và Đại Việt Vàng đều được sản xuất tại các tỉnh phía Bắc. Thứ tư, về nhu cầu thị trường : Việt Nam là một thị trường bia lớn. Với văn hóa uống bia đã có từ trên 100 năm nay cùng với thu nhập người dân ngày càng tăng thì nhu cầu về bia trong những năm gần đây đã tăng lên nhanh chóng. Trong đó nhóm khách hàng hạng trung và bình dân là đông hơn cả. Đây là nguyên nhân khiến nhóm bia thứ hai phát huy được lợi thế giá thấp của mình, bù lại sản lượng tiêu thụ của các hãng bia này cao hơn nhiều các bia nhóm một. Bia nhóm một là các bia hướng tới khách hàng thu nhập cao, họ ngoài việc muốn tiêu dùng hàng hóa chất lượng cao, còn muốn đạt được mục tiêu khẳng định vị trí xã hội của mình thông qua việc tiêu dùng những sản phẩm bia ngoại, bia đen sành điệu. Điều này là một thuận lợi cho các nhà sản xuất bia cao cấp bởi họ dường như được khách hàng mục tiêu của mình ‘khuyến khích’ định giá cao. ‘Phản ứng đua đòi’ này là khá phổ biến trong các tầng lớp khá giả tại các nước đang phát triển như Việt Nam và các nhà sản xuất cũng đã không bỏ lỡ cơ hội để nắm bắt tâm lý đặc trưng này. Thứ năm, về cạnh tranh : Mặc dù tất cả các loại bia trên đều được sản xuất tại Việt Nam nhưng người tiêu dùng vẫn có thái độ khác nhau khi nhìn nhận về bia có nguồn gốc nội và ngoại. Và để tìm kiếm sự bảo đảm về chất lượng và hình ảnh xã hội, người tiêu dùng Việt Nam nếu có điều kiện thường ưu tiên cho những thương hiệu bia nổi tiếng thế giới hơn. Thứ sáu, về mục tiêu của nhà sản xuất : Các nhà sản xuất bia nhóm một nhắm tới thị trường mục tiêu là các khách hàng có thu nhập cao, là bộ phận khách hàng thiểu số. Tuy nhiên, dù chiếm thị phần nhỏ hơn các nhà máy sản xuất bia nội nhưng họ sẽ được bù đắp lợi nhuận từ việc bán sản phẩm của mình với giá cao. Nhờ vậy, lợi nhuận mà các nhà sản xuất bia ngoại thu được vẫn có thể là rất lớn. Đó chính là lợi ích từ việc nắm bắt nhu cầu và tâm lý của đoạn thị trường cao cấp gồm những khách hàng ngoài việc có khả năng chi trả cao còn có nhu cầu khẳng định vị trí xã hội của mình. Các nhà sản xuất bia nhóm hai, một phần vì năng lực công nghệ và tài chính có hạn, một phần vì muốn nhắm đến đoạn thị trường đông đảo hơn là những người có thu nhập thấp và trung bình hay đơn giản là những người chuộng hàng nội, chuộng bia nội với hương vị truyền thống hơn trăm năm (Bia Hà Nội và 333), do đó họ cung cấp cho thị trường những nhãn hiệu bia nội với chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn và giá cả thì hợp lý với đại đa số người tiêu dùng. Theo đuổi mục tiêu này, các nhà sản xuất những bia nhóm hai thường tổ chức hệ thống phân phối đến tận những cửa hàng bán lẻ và tài trợ cho các quán bia hơi nhỏ nhưng có mặt ở hầu khắp các tuyến phố, con đường và đặc biệt thu hút rất nhiều khách hàng vào những giờ nghỉ trưa hay chiều tối. Như vậy bù lại việc thu được lợi nhuận thấp hơn trên một đơn vị sản phẩm so với bia ngoại nhưng lại chiếm giữ một thị phần rất lớn (Sabeco _ 31% thị phần), các hãng bia này vẫn duy trì được mức lợi nhuận cao và hàng năm nộp ngân sách hàng ngàn tỷ đồng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6124.doc
Tài liệu liên quan