Đề tài Khảo sát hiện trạng môi trường làng nghề sản xuất thạch dừa thô tại phường 7, Thị xã Bến Tre, Tỉnh Bến Tre

LỜI MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm vừa qua, ở nhiều vùng nông thôn nước ta các làng nghề đã phát triển khá mạnh và đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Song bên cạnh đó, tại đây cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề môi trường đòi hỏi sự quan tâm kịp thời của các ngành, các cấp, đặc biệt là chính quyền các địa phương nơi có làng nghề toạ lạc. Việc phát triển làng nghề là một phần của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn trong những năm đầu của thế kỷ 21. Phát triển mạnh những ngành nghề truyền thống, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, sử dụng được nhiều lao động địa phương là lợi thế của kinh tế làng nghề. Đời sống nông dân ở nhiều vùng nông thôn trong cả nước đã khá lên từ sản xuất nông nghiệp đồng thời với việc khôi phục và phát triển các làng nghề. Nhiều làng nghề đã nêu được bài học về làm giàu ở nông thôn. Tuy nhiên chính những nơi này đã và đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường mỗi ngày thêm trầm trọng Nguyên nhân gây ô nhiễm chính là từ các tính chất đặc thù của làng nghề như: quy mô nhỏ, công nghệ thủ công lạc hậu, phát triển không đồng bộ, chủ yếu chịu sự chi phối của các thị trường kém ổn định. Và một thực tế nữa là do hiểu biết của chính những người dân ở các làng nghề về tác động của hoạt động sản xuất đến sức khoẻ bản thân và những người xung quanh còn hạn chế. Vì thế phát triển kinh tế - xã hội song song với việc nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống con người luôn là mục tiêu hàng đầu của mọi nền kinh tế. Làng nghề truyền thống đang dần khẳng định vị thế trong cơ cấu kinh tế, nên cần phải đặc biệt quan tâm hơn đến vấn đề môi trường trong đó làng nghề sản xuất thạch dừa là một ví dụ điển hình. Với ưu điểm tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào tại địa phương mà nghề sản xuất và chế biến thạch dừa được tập trung nhiều tại tỉnh Bến Tre. Trong đó, hoạt động sản xuất thạch dừa phân bố ở các phường 7, 8 - thị xã Bến Tre; xã An Thạnh - huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre và tập trung nhiều nhất ở phường 7, thị xã Bến Tre. Do đó đề tài “Khảo sát hiện trạng môi trường làng nghề sản xuất thạch dừa thô tại phường 7, TX.Bến Tre, T.Bến Tre” được hình thành để giúp những người quan tâm đến vấn đề môi trường của làng nghề có cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng môi trường của ngành sản xuất thạch dừa từ đó đề xuất các biện pháp quản lý môi trường tại đây hoàn thiện hơn. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Khảo sát hiện trạng và đánh giá được mức độ ô nhiễm môi trường (nước thải, khí thải và rác thải) tại làng nghề sản xuất thạch dừa thô tại phường 7, TX.Bến Tre, Tỉnh Bến Tre, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường của làng nghề hướng tới sự phát triển bền vững. 3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI - Tổng quan về làng nghề ở Việt Nam và các vấn đề môi trường - Giới thiệu về làng sản xuất thạch dừa tại phường 7, TX.Bến Tre, Tỉnh Bến Tre - Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất thạch dừa tại các cơ sở thuộc phường 7, TX.Bến Tre, Tỉnh Bến Tre - Đề xuất các biện pháp giảm thiểu và hạn chế ô nhiễm môi trường tại khu vực khảo sát 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin: Các thông tin thu được về hiện trạng môi trường tại các làng nghề thủ công tại tỉnh Bến Tre được thu thập từ nguồn: - Báo cáo hiện trạng môi trường làng nghề năm 2008. - Tài liệu hướng dẫn sản xuất thạch dừa và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. - Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, luận văn về hiện trạng môi trường một số làng nghề tại Việt Nam. 4.2. Phương pháp khảo sát thực tế: Liên hệ với cán bộ môi trường tỉnh Bến Tre để lấy thông tin về các cơ sở sản xuất trên địa bàn nghiên cứu. 4.3. Tham khảo ý kiến chuyên gia - Tham vấn ý kiến của giáo viên hướng dẫn về nội dung của đề tài. - Tham khảo ý kiến của cán bộ môi trường tỉnh Bến Tre trong quá trình tiếp xúc thực tế, lấy thông tin, số liệu cho đề tài. - Các tài liệu, báo cáo chuyên đề của các chuyên gia trong ngành. 5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Đề tài chỉ giới hạn trong phường 7, TX.Bến Tre, Tỉnh Bến Tre. 6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Đề tài góp phần đem lại cái nhìn tổng quát hơn về tình hình sản xuất kinh doanh và những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường của làng nghề sản xuất thạch dừa là một loại hình làng nghề đặc trưng của miền Tây Nam Bộ từ đó đề ra các biện pháp quản lý môi trường phù hợp với loại hình kinh tế này. 7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Chương 1: Tổng quan về làng nghề ở Việt Nam và các vấn đền môi trường Chương 2: Giới thiệu về làng sản xuất thạch dừa tại phường 7, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Chương 3: Hiện trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất thạch dừa tại các cơ sở thuộc phường 7, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre Chương 4: Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng môi trường cho làng nghề sản xuất thạch dừa thô tại phường 7, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre Chương 5: Kết luận và kiến nghị MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2 3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 4.1. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin 2 4.2. Phương pháp khảo sát thực tế. 2 4.3. Tham khảo ý kiến chuyên gia 2 5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 3 6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI. 3 7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI 3 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG 1.1. KHÁI NIỆM VÀ TIÊU CHÍ LÀNG NGHỀ 4 1.1.1. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống 4 1.1.2. Tiêu chí công nhận làng nghề. 4 1.1.3. Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống 4 1.2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LÀNG NGHỀ VIỆT NAM 6 1.3. MỘT SỐ LÀNG NGHỀ CHÍNH Ở VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 7 1.3.1 Càc làng nghề chính ở Việt Nam 7 1.3.2. Vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 8 1.3.3. Xu thế phát triển của làng nghề 9 1.4. NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM. 10 1.4.1. Tổng quan ô nhiễm môi trường làng nghề 10 1.4.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại một số các làng nghề điển hình ở Việt Nam 12 1.4.2.1. Ô nhiễm không khí tại các làng nghề 12 1.4.2.2. Ô nhiễm nước tại các làng nghề đặc trưng 13 1.4.2.3. Ô nhiễm chất thải rắn tại các làng nghề. 13 1.4.3. Tác động của hoạt động sản xuất đến sức khoẻ cộng đồng 14 Chương 2: GIỚI THIỆU VỀ LÀNG SẢN XUẤT THẠCH DỪA TẠI PHƯỜNG 7, THỊ XÃ BẾN TRE. TỈNH BẾN TRE 2.1. GIỚI THIỆU VỀ PHƯỜNG 7, THỊ XÃ BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE. 15 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên. 15 2.1.1.1. Vị trí địa lý 15 2.1.1.2. Địa hình 15 2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu 16 2.1.1.4. Điều kiện thuỷ văn – sông ngòi 17 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 18 21.2.1. Đặc điểm dân số và lao động 18 2.1.2.2. Hoạt động sản xuất – thương mại - dịch vụ 18 2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT THẠCH DỪA TẠI PHƯỜNG 7, THỊ XÃ BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE HIỆN NAY. 19 2.2.1. Quy mô sản xuất. 19 2.2.2. Sự phân bổ sản xuất 22 2.2.3. Công nghệ sản xuất thạch dừa. 24 2.2.3.1. Quy trình sản xuất thạch thô 24 2.2.3.2. Quy trình cắt thạch thô thành phẩm 24 Chương 3: HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT THẠCH DỪA TẠI CÁC CƠ SỞ THUỘC PHƯỜNG 7, TX.BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE 3.1. QUY MÔ SẢN XUẤT 26 3.2. CÁC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM TỪ NƯỚC THẢI TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT THẠCH DỪA THUỘC KHU VỰC KHẢO SÁT 30 3.2.1. Nguồn phát sinh 32 3.2.2. Tác động đến môi trường 32 3.2.2.1. Các chất hữu cơ 32 3.2.2.2. Chất lơ lửng 32 3.2.2.3. Nitơ-Photpho . 32 3.2.2.4. Vi trùng gây bệnh 33 3.2.3. Ước tính lượng nước thải phát sinh 33 3.2.4. Mức độ ô nhiễm trong nước thải sản xuất thạch dừa. 39 3.2.5. Một số công trình xử lý nước thải đang được áp dụng 45 3.3. CÁC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM TỪ KHÍ THẢI TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT THẠCH DỪA THUỘC KHU VỰC KHẢO SÁT. 47 3.3.1. Nguồn phát sinh 47 3.3.2. Tác động đến môi trường 49 3.3.2.1. Bụi. 49 3.3.2.2. Sunfua dioxit (SO2), Nitơ oxit (NOX) . 49 3.2.2.3. Monoxit Cacbon (CO) 49 3.2.2.4. Ảnh hưởng do sự tỏa nhiệt . 49 3.2.2.5. Tiếng ồn 49 3.3.3. Lưu lượng khí thải phát sinh 50 3.3.4. Nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải 52 3.3.5. Một số biện pháp xử lý khí thải đang được áp dụng . 54 3.4. CÁC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM TỪ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT THẠCH DỪA THUỘC KHU VỰC KHẢO SÁT. 55 3.4.1. Nguồn gốc phát sinh. 55 3.4.2. Tác động đến môi trường 57 3.4.3. Khối lượng phát sinh 57 3.4.4. Biện pháp thu gom và xử lý chất thải rắn được áp dụng 61 3.4.4.1. Chất thải rắn sản xuất. 61 3.4.4.2. Đối với rác thải sinh hoạt. 62 3.5. VẤN ĐỀ DI DỜI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT THẠCH DỪA TẠI PHƯỜNG 7 Chương 4: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG CHO LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT THẠCH DỪA THÔ TẠI PHƯỜNG 7, TX.BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE 4.1. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT 67 4.1.1 Công nghệ xử lý nước thải 67 4.1.1.1. Đề xuất công nghệ xử lý cho hộ sản xuất riêng lẻ 68 4.1.1.2. Công nghệ xử lý cho nhóm khu vực sản xuất. 69 4.1.2. Công nghệ xử lý khí thải 71 4.1.2. Công nghệ xử lý chất thải rắn. 72 4.1.2.1. Chất thải rắn sản xuất 72 4.1.2.2. Chất thải rắn sinh hoạt 79 4.2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BẰNG CÔNG CỤ KINH TẾ. 82 4.2.1. Phí môi trường 82 4.2.2. Các hình thức hỗ trợ tài chính 83 4.3. ÁP DỤNG BIỆN PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN. 84 4.4. BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN, NÂNG CAO Ý THƯC CỘNG ĐỒNG VỀ MÔI TRƯỜNG 86 4.4.1. Nâng cao nhận thức của người dân. 86 4.4.2. Lên kế hoạch và lồng ghép thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường cho cộng đồng làng nghề, với các nội dung chính gồm Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 89 5.2. KIẾN NGHỊ. 89 PHỤ LỤC

doc94 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2827 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát hiện trạng môi trường làng nghề sản xuất thạch dừa thô tại phường 7, Thị xã Bến Tre, Tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho việc nấu nguyên liệu là 3,5 m3củi đòn/mẻ (kết quả khảo sát thực tế tại cơ sở). Khi đốt củi, thành phần các chất trong khí thải thay đổi tùy theo loại củi, tuy vậy lượng khí thải sinh ra là tương đối ổn định. Để tính toán ta có thể dùng trị số VT20 = 4,23 m3/kg , nghĩa là khi đốt 1 kg củi sẽ sinh ra 4,23 m3 khí thải ở nhiệt độ 200C (theo Giáo trình tính toán kỹ thuật nhiệt lò công nghiệp - tập 1 tác giả Hoàng Kim Cơ, Nguyễn Công Cần, Đỗ Ngân Thanh). Khối lượng riêng của củi khoảng 700kg/m3 Vậy lượng khí thải sinh ra khi nấu 1 mẻ là: 3,5 m3/mẻ x 700 kg/m3 x 4,23 m3/kg = 10.363,5 m3/mẻ Và lượng khí thải sinh ra trên 1 tấn sản phẩm thạch: 10.363,5 m3/mẻ : 6 tấn/mẻ = 1727,25 m3/tấn Với cơ sở sản xuất thạch thô – cắt nhỏ – ép khô Lữ Ngọc Quyền sản xuất 9 mẻ thạch/tháng, lượng củi sử dụng khoảng 2,5 m3 củi đòn/mẻ (kết quả khảo sát thực tế tại cơ sở). Ta có thể tính lưu lượng khí thải tương tự như trên Khối lượng riêng của củi khoảng 700kg/m3 Vậy lượng khí thải sinh ra khi nấu 1 mẻ là: 2,5 m3/mẻ x 700 kg/m3 x 4,23 m3/kg = 7402,5 m3/mẻ = 7402,5 Và lượng khí thải sinh ra trên 1 tấn sản phẩm thạch: 7402,5 m3/mẻ : 3,5 tấn/mẻ = 2115 m3/tấn Do lượng khí thải phát sinh phụ thuộc vào các yếu tố như độ ẩm của nhiên liệu đốt, loại củi sử dụng, nên có thể lấy con số trung bình của 2 cơ sở trên để ước tính lượng khí phát sinh trong quá trình đốt nhiên liệu là: 1921,12 m3/tấn sản phẩm. Bằng cách tính toán như trên, có thể tính tổng thể tích khí thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất thạch dừa trong phường 7 như bảng 3.6 dưới đây: Bảng 3.6: Lượng khí thải ước tính phát sinh tại các cơ sở sản xuất thạch dừa thuộc phường 7, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre STT Tên cơ sở Phân loại sản xuất Công suất trung bình (tấn/tháng) Lưu lượng khí thải (m3/tháng) 1 Lữ Ngọc Quyền Thạch thô – cắt ép khô 30 57634 2 Lương Tấn Nghiệp Thạch thô 55 105662 3 Nguyễn Ngọc Thảo Thạch thô 40 76845 4 Phạm Hồng Nhung Thạch thô 20 38422 5 Lê Thị Cẩm Hà Thạch thô 25 48028 6 Hồ Thị Đua Mua – cắt thạch thô 60 0 7 Đào Thị Thanh Nguyệt Thạch thô 35 67239 8 Như Bình – Võ Quốc Hoài Thạch thô – cắt ép khô 90 172901 9 Huy Phong – Dương Thị Nga Mua – cắt thạch thô 1000 0 10 Nguyễn thị Tước Mua – cắt thạch thô 60 0 11 Lê Văn Danh Mua – cắt thạch thô 30 0 12 Tấn Phúc – Trần Thị Phi Thạch thô 50 96056 13 Anh Khoa – Lâm xuân Thạch thô 10 19211 14 Nguyễn thị Hoa – Nguyễn Hoàng Sâm Thạch thô 30 57634 15 Nguyễn Thị Kim Liên Thạch thô 23 44186 16 Nguyễn Ngọc Ẩn Thạch thô – cắt nhỏ 25 48028 17 Nguyễn Thị Yến Thạch thô 23 44186 18 Phạm Lê Vinh Thạch thô 75 144084 19 Lê Quang Đặng Mua – cắt thạch thô 30 57634 20 Trương Văn Bình Thạch thô 5 9606 21 DNTN Trường Long – Trần Thanh Liêm Mua – cắt thạch thô 50 0 22 Trần Kim Hoàng Thạch thô 15 28817 3.3.4. Nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải a. Số liệu đo đạc tại cơ sở sản xuất Lương Tấn Nghiệp, địa chỉ 240 C, Kp3, phường 7 - Số lượng mẫu: 2 mẫu. - Vị trí lấy mẫu: 01 điểm bên trong cơ sở và 01 điểm cách cơ sở khoảng 100m theo hướng gió. Bảng 3.7. Kết quả phân tích chất lượng khí thải khu vực quầy bán hàng của cơ sở Lương Tấn Nghiệp (đo đạc vào tháng 3/2011) STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 05:2009/BTNMT TCVS – QĐ 3733/2002/BYT và QCVN 26:2010/BTNMT 1 Độ ồn dBA 66,3 – 79,8 - £ 70 2 Nhiệt độ 0C 31,6 - £ 32 3 Bụi mg/m3 0,18 0,3 6 4 CO mg/m3 3,4 30 40 5 SO2 mg/m3 0,02 0,35 5 6 NO2 mg/m3 0,043 0,2 5 (Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre) Ghi chú: - QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; - QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; - QĐ 3733/2002/QĐ-BYT - Quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. Kết quả giám sát cho thấy đa số các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT. Riêng chỉ tiêu nhiệt độ nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo quyết định 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Bảng 3.8. Kết quả phân tích chất lượng khí thải khu vực sản xuất của cơ sở Lương Tấn Nghiệp (đo đạc vào tháng 3/2011) STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 05:2009/BTNMT TCVS – QĐ 3733/2002/BYT và QCVN 26:2010/BTNMT 1 Độ ồn dBA 51.4 – 61.8 - £ 70 2 Nhiệt độ 0C 30.5 - £ 32 3 Bụi mg/m3 0.29 0.3 6 4 CO mg/m3 3.0 30 40 5 SO2 mg/m3 0.031 0.35 5 6 NO2 mg/m3 0.042 0.2 5 (Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre) Ghi chú: - QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; - QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; - QĐ 3733/2002/QĐ-BYT - Quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. Kết quả phân tích cho thấy đa số các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT. Riêng chỉ tiêu nhiệt độ nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo quyết định 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế. b. Số liệu đo đạc tại cơ sở sản xuất Lữ Ngọc Quyền, địa chỉ 24D, Khu phố 4, phường 7 Bảng 3.9. Kết quả phân tích chất lượng khí thải khu vực sản xuất của cơ sở Lữ Ngọc Quyền (đo đạc vào tháng 3/2011) STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 05:2009/BTNMT TCVS – QĐ 3733/2002/BYT và QCVN 26:2010/BTNMT 1 Độ ồn dBA 52,8 – 63,7 - £ 70 2 Nhiệt độ 0C 29,8 - £ 32 3 Bụi mg/m3 0,27 0,3 6 4 CO mg/m3 3,3 30 40 5 SO2 mg/m3 0,036 0,35 5 6 NO2 mg/m3 0,047 0,2 5 (Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre) Kết quả phân tích cho thấy đa số các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT. Riêng chỉ tiêu nhiệt độ nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo quyết định 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Các cơ sở khác thì không giám sát chất lượng không khí do quy mô nhỏ tuy nhiên vì cùng công nghệ sản xuất và nguyên liệu sản xuất nên tính chất khí thải tương tự hai cơ sở trên. 3.3.5. Một số biện pháp xử lý khí thải đang được áp dụng: Hầu hết các chỉ tiêu khí thải đều không vượt quá tiêu chuẩn, nên có rất ít cơ sở trang bị hệ thống xử lý khí thải. Đối với cơ sở nhỏ biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí chủ yếu bao gồm: Bố trí sân, kho bãi hợp lí, vị trí đặt máy nơi phát ra tiếng ồn cách xa hộ dân làm giảm nguồn ồn do máy gây ra, đồng thời giảm phát tán bụi. Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp tham gia sản xuất theo quy định như găng tay, khẩu trang,… Tùy theo tính chất của công việc, công nhân được cung cấp các trang bị phòng hộ cá nhân theo đúng quy phạm về kỹ thuật an toàn lao động. Đối với cơ sở lớn, ngoài các biện pháp trên thì khí thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất (nấu nguyên liệu) được xử lý bằng cách phát thải qua ống khói ra môi trường như hình 3.8. Hình 3.8: Ống khói phát tán khí thải từ lò nấu thạch dừa 3.4. CÁC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM TỪ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT THẠCH DỪA THUỘC KHU VỰC KHẢO SÁT 3.4.1. Nguồn gốc phát sinh Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân. Chất thải rắn sản xuất: Quá trình sản xuất thạch phát sinh rác thải chủ yếu tại các công đoạn: lọc nước dừa (các cặn bã dừa, các mãnh cơm dừa còn sót lại) được các cơ sở cho hoặc bán cho các hộ gia đình chăn nuôi gia súc gia cầm); ra khay thạch (giấy báo đậy khay thạch, phế phẩm thạch – trong đó thạch phế phẩm là dạng chất thải không thường xuyên, đôi khi có khối lượng lớn trong trường hợp toàn mẻ thạch bị hỏng) được gom lại và được thu gom xử lý như rác thải đô thị. Hình 3.9: Thạch phế phẩm phải thải bỏ rất nhiều khi không đạt chất lượng Hình 3.10: Chất thải rắn sản xuất là giấy báo đậy khay thạch 3.4.2. Tác động đến môi trường Thông thường, ảnh hưởng của chất thải rắn thải ra từ các công đoạn sản xuất là rất ít. Tuy nhiên, khi các chất thải này phân hủy sẽ tạo ra các khí gây mùi đặc trưng: H2S, NH3, mercaptan,…ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh cơ sở. 3.4.3. Khối lượng phát sinh a. Đối với các cơ sở sản xuất thạch dừa thô Theo khảo sát từ cơ sở sản xuất thạch thô Lữ Ngọc Quyền (công suất 30 tấn/tháng) Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các cơ sở có thể ước tính như sau: Số lượng công nhân tham gia sản xuất: 7 người Lượng rác thải phát sinh (0,5 – 0,8 kg/người.ngày): 7 x 0,5 = 3,5 kg/ngày Chu kỳ 1 mẻ thạch (7 ngày) Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là: 3,5 x 7 = 24,5 kg/mẻ Lượng chất thải rắn sản xuất phát sinh tại các cơ sở có thể ước tính như sau: Tỷ lệ phế phẩm trong sản xuất thạch dừa trung bình là 5% (có thế biến động rất lớn, đôi khi toàn mẻ thạch đều là phế phẩm). Giấy báo đậy khay thạch, bao bì hỏng: khoảng 50 kg/mẻ Lượng cặn bã, cơm dừa còn sót lại sau quá trình lọc: 5 kg/mẻ thạch. Tổng lượng chất thải phát sinh 24,5 + (5% x 3,5 tấn/mẻ) + 50 + 5 = 254,5 kg/mẻ thạch = 2290,5 kg/tháng Do các cơ sở sản xuất thạch dừa có cùng nguyên liệu đầu vào và quy trình sản xuất, nên có thể áp dụng tính lượng chất thải phát sinh cho các cơ sở còn lại và kết quả tính được trình bày trong bảng 3.9 b. Đối với các cơ sở gia công cắt thạch dừa: chỉ có lượng chất thải phát sinh từ hoạt động của công nhân, lượng phế phẩm thạch sau cắt (tỷ lệ rất nhỏ) và bao bì đóng gói thành phẩm Ta có thể ước tính sơ bộ như sau: (công suất 30 tấn/tháng) Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được ước tính: Số lượng công nhân tham gia gia công: 7 người Lượng rác thải phát sinh (0,5 – 0,8 kg/người.ngày): 7 x 0,5 = 3,5 kg/ngày = 105 kg/tháng Lượng chất thải rắn sản xuất phát sinh được ước tính Tỷ lệ phế phẩm sau khi cắt là 0,1% Khối lượng phát sinh: 0,1% x 30 tấn/tháng = 30 kg/tháng Khối lượng bao bì hư hỏng: 1 kg/ngày (30kg/tháng) Vì thế, tổng luợng chất thải phát sinh là: 105 + 30 = 135 kg/tháng Sau khi tính toán, các kết quả thu được về khối lượng chất thải rắn phát sinh tại các cơ sở sản xuất thạch dừa thô cũng như cắt thạch gia công như trên bảng 3.10: Bảng 3.10: Khối lượng chất thải rắn phát sinh tại các cơ sở sản xuất thạch dừa thô cũng như cắt thạch gia công thuộc phường 7, TX.Bến Tre, T.Bến Tre STT Tên cơ sở Địa chỉ Phân loại sản xuất Công suất trung bình (tấn/tháng) Công suất Tấn/mẻ Số mẻ/tháng Lượng chất thải phát sinh (kg/tháng) 1 Lữ Ngọc Quyền 24 D, Kp4, phường 7 Thạch thô – cắt ép khô 30 3.5 9 2181 2 Lương Tấn Nghiệp 240 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 55 6 9 2333 3 Nguyễn Ngọc Thảo 143 D, Kp4, phường 7 Thạch thô 40 4.5 9 2262 4 Phạm Hồng Nhung 36 D1, Kp4, phường 7 Thạch thô 20 5 4 1018 5 Lê Thị Cẩm Hà 157 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 25 3 8 2121 6 Hồ Thị Đua 90 C, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 60 - 270 7 Đào Thị Thanh Nguyệt 132 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 35 4 9 2227 8 Như Bình – Võ Quốc Hoài 173 C3, Nguyễn Văn Tư, phường 7 Thạch thô – cắt ép khô 90 10 9 2291 9 Huy Phong – Dương Thị Nga 56 C, Kp3, Đường Hùng Vương, phường 7 Mua – cắt thạch thô 1000 - 5833 10 Nguyễn thị Tước 154 C, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 60 - 350 11 Lê Văn Danh 128 C, Kp3, Phường 7 Mua – cắt thạch thô 30 - 175 12 Tấn Phúc – Trần Thị Phi 115 A, Kp1, phường 7 Thạch thô 50 5 10 2545 13 Anh Khoa – Lâm xuân 104 A, khóm 1, phường 7 Thạch thô 10 5 2 509 14 Nguyễn thị Hoa – Nguyễn Hoàng Sâm 237 A, Kp1, phường 7 Thạch thô 30 3.5 135 15 Nguyễn Thị Kim Liên 72A, Kp1, phường 7 Thạch thô 23 2.5 9 2341 16 Nguyễn Ngọc Ẩn 269 A, Kp1, phường 7 Thạch thô – cắt nhỏ 25 3 8 2121 17 Nguyễn Thị Yến 210 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 23 2.5 9 2341 18 Phạm Lê Vinh 334 D, Kp4, phường 7 Thạch thô 75 6 13 3181 19 Lê Quang Đặng 136 C, Hùng Vương nối dài, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 30 - 135 20 Trương Văn Bình 154 C3, Kp3, phường 7 Thạch thô 5 1.5 3 848 21 DNTN Trường Long – Trần Thanh Liêm 112 B, Nguyễn Văn Tư, Kp2, phường 7 Mua – cắt thạch thô 50 - 225 22 Trần Kim Hoàng 118 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 15 2.2 7 1735 Tổng cộng 37179 3.4.4. Biện pháp thu gom và xử lý chất thải rắn được áp dụng 3.4.4.1. Chất thải rắn sản xuất: a. Đối với chất thải rắn thực phẩm: gồm cặn, bã cơm dừa được thu gom chung với chất thải rắn sinh hoạt trong các thùng chứa có nắp đậy để tránh ruồi, muỗi và phát sinh mùi. Thạch phế phẩm sau khi ép loại bỏ nước qua lớp bao nylon. Đây là loại phế phẩm chứa nhiều đường, chất hữu cơ nhanh phân hủy rất dễ phát sinh mùi hôi thối nên các chủ cơ sở đều có ký hợp đồng với Công ty công trình đô thị thu gom hàng ngày. Hình 3.11: Bao chứa thạch phế phẩm b. Đối với rác thải sản xuất phi thực phẩm như giấy báo, bao bì được các chủ cơ sở thu gom và tập trung tại kho chứa nguyên liệu và được bán lại cho các cơ sở thu mua phế liệu mỗi tháng một lần với giá dao động từ 3.300 – 3.700 đồng/ký. Hình 3.12: Giấy báo sau khi dậy khay thạch 3.4.4.2. Đối với rác thải sinh hoạt: phế liệu giấy, túi nhựa được phân loại, tập kết tại kho chứa nguyên liệu và giao cho đơn vị thu mua phế liệu. Chất thải sinh hoạt của công nhân được chứa trong các thùng có nắp đậy kín, bên trong thùng có bọc nilon để tránh nhiễm bẩn thùng và tạo điều kiện dễ dàng cho việc thu gom. Tất cả các cơ sở đều có ký hợp đồng với Công ty công trình đô thị thu gom hàng ngày và vận chuyển về bãi rác để xử lý. Hình 3.13: Chất thải rắn sinh hoạt và cặn bã dừa được thu gom chung trong các thùng có nắp đậy 3.5. VẤN ĐỀ DI DỜI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT THẠCH DỪA TẠI PHƯỜNG 7 Hiện nay Bến Tre đã được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh, vì thế mà vấn đề môi trường và cảnh quan đô thị rất được quan tâm. Từ năm 2006 Ủy Ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã tiến hành đề án di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi nội ô thị xã trong đó có các cơ sở sản xuất thạch dừa. Các cơ sở sau khi được di dời ra khỏi nội ô thị xã dự định sẽ được tập trung vào một cụm công nghiệp sản xuất thạch dừa để thuận lợi cho công tác quản lý, thu gom và xử lý nước thải và chất thải rắn. Nhưng đến nay việc di dời vẫn đang gặp nhiều khó khăn, do chưa tìm được một quỷ đất hợp lý cho các cơ sở sản xuất này. Do đó các cơ sở sản xuất thạch dừa vẫn đang hoạt động trong vùng nội thành (thành phố Bến Tre). Theo luật môi trường Việt Nam 2005, và QCVN 24: 2009/BTNMT, các cơ sở sản xuất hoạt động phát sinh nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường bị buộc phải xử lý cho nước đầu ra đạt chuẩn yêu cầu trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Đây cũng là 1 trong các yếu tố khiến cho công tác quản lý của cơ quan quản lý môi trường địa phương cũng như hoạt động sản xuất của cơ sở gặp nhiều khó khăn. Phường 7 là nơi tập trung các cơ sở sản xuất thạch dừa với qui mô vừa và nhỏ. Giai đoạn này đối với các cơ sở sản xuất có thể xem là giai đoạn chuyển tiếp giữa việc di dời và việc ở lại để tiếp tục sản xuất. Các cơ sở đã đăng ký di dời nhưng chưa di dời được vẫn hoạt động sản xuất, chất thải vẫn thải ra cống chung của thành phố. Các cơ sở đăng ký sản xuất và xử lý nước thải tại chỗ, tức là không thuộc diện di dời thì buộc phải có hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) đạt tiêu chuẩn. Việc xây dựng một HTXLNT hoàn chỉnh làm cho các cơ sở gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn cũng như quỹ đất giành cho xây dựng HTXLNT. Công tác quản lý môi trường tại phường 7 được áp dụng theo hướng vừa bắt buộc vừa khuyến khích các chủ cơ sở đầu tư xây dựng HTXLNT. UBND tỉnh khuyến khích bằng chính sách hổ trợ khoảng 10% vốn cho các cơ sở chủ động xây dựng HTXLNT, chính sách này áp dụng cho mỗi năm; đối với các cơ sở còn lại UBND tỉnh hỗ trợ bằng cách cho vay vốn không tính lãi một năm…Song song đó, các cơ sở không xử lý nước thải trước khi thải vào nguồn tiếp nhận sẽ bị phạt hành chính từ 8 triệu đồng lần đầu tiên và tăng dần lên ở các lần tái phạm kế tiếp. Các cán bộ quản lý môi trường tại phường 7 thường xuyên kiểm tra hoạt động xử lý nước thải của các cơ sở, đôn đốc các cơ sở xây dựng HTXLNT và định kỳ lấy mẫu kiểm tra chất lượng nước đầu ra 6 tháng/lần đối với các cơ sở đã có HTXLNT. Tuy nhiên việc chấp hành luật môi trường của các cơ sở vẫn là một thách thức gây khó khăn cho công tác quản lý nơi đây. Sau một thời gian áp dụng linh hoạt các biện pháp khuyến khích và chế tài, kết quả thu được thể hiện trong bảng 3.11: Bảng 3.11: Danh sách các cơ sở sản xuất thạch dừa phải di dời thuộc phường 7, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre TT Tên cơ sở Địa chỉ Xử lý tại chỗ hoặc di dời Xử lý tại chỗ Di dời Ngưng hoạt động I Sản xuất Thạch dừa 1 Nguyễn Thị Lâm Đồng 151 C, Kp 3, phường 7 Đã di dời 2 Lê Văn Danh 128 A, Kp 3, phường 7 X 3 Đào Thị Thanh Nguyệt 132 C, Kp 3, phường 7 X 4 Lê Thị Cẩm Hà 157 C, Kp 3, phường 7 X 5 Lữ Thị Bạch Nga 24 D, Kp 4, phường 7 X 6 Trương Văn Bình 154 C3, Kp 3, phường 7 X 7 Lương Tấn Nghiệp 240 C, Kp 3, phường 7 X 8 Ngưyễn Thị Yến 210 C, Kp 3, phường 7 X 9 Trần Kim Hòang 118 C, Kp3, phường 7 X 10 Huy Phong - Dương Thị Nga 56C, Kp 3, phường 7 X 11 Nguyễn Thị Tước 154C, Kp 3, phường 7 X 12 Lê Quang Đặng 136 Hùng Vương nối dài, Kp3, phường 7 X 13 Nguyễn Hòang Sâm 237A, Kp 1, phường 7 X 14 Tấn Phúc- Trần Thị Phi 115A, Kp 1, phường 7 X 15 Đỗ Ánh Bảy 26B1, Kp 2, phường 7 X 16 Như Bình- Võ Quốc Hoài 173C3, Nguyễn Văn Tư, phường 7 X 17 Phạm Văn Chung 37D1, Kp 4, phường 7 X 18 Nguyễn Thị Thu Hạnh 37D, Kp 4, phường 7 X 19 Phạm Hồng Nhung 36D1, Kp 4, phường 7 X 20 Trần Văn Bông 157, Kp 4, phường 7 X 21 Nguyễn Thị Tư 165D, Kp 4, phường 7 X 22 Trịnh Văn Chí 159A, Kp 1, phường 7 Đã di dời 23 Hùynh Thị Mỹ Hương 203C, Hùng Vương, phường 7 X 24 Nguyễn Ngọc Thảo 143D, Kp 4, phường 7 X 25 Phan Thành Trắc 166D, Kp 4, phường 7 X 26 Phạm Thị Tuyết 86D, Kp 4, phường 7 X 27 Phạm Lê Vinh 334D, Kp 4, phường 7 X 28 Nguyễn Thị Kim Liên 72, Kp 1, phường 7 X 29 Anh Khoa- Lâm Xuân 104A, khóm 1, phường 7 X 30 Nguyễn Ngọc Ấn 269A, Kp 1, phường 7 X 31 Phạm Thị Lành 260C, Kp 3, hẻm chùa Phóng Quang, phường 7 X Chương 4: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG CHO LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT THẠCH DỪA THÔ TẠI PHƯỜNG 7, TX.BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE 4.1. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT 4.1.1 Công nghệ xử lý nước thải Nước thải Bể điều hòa Bể Aerotank SCR Lắng II Bể lọc hấp phụ Nguồn tiếp nhận Sân phơi bùn Bùn tuần hoàn Bùn dư Váng dầu Bả dầu Đổ bỏ Thức ăn gia súc Nước tách từ bùn Bể tuyển nổi Bể khử trùng Bùn dư Đổ bỏ Bản chất của nước thải từ quá trình sản xuất các thực phẩm từ dừa gần như giống nhau về thành phần. Nước thải nước thải này có hàm lượng COD và BOD rất cao, ô nhiễm chủ yếu là chất hữu cơ và hầu như không có ô nhiễm kim loại nặng và hóa chất độc hại, rất hiệu quả khi áp dụng công nghệ xử lý bằng phương pháp sinh học; sinh học kết hợp cơ học, hóa – lý… Sau đây là một số nghiên cứu và qui trình công nghệ xử lý nước thải từ công nghiệp chế biến dừa và công nghệ xử lý nước thải có tải trọng cao: 4.1.1.1. Đề xuất công nghệ xử lý cho hộ sản xuất riêng lẻ Dựa trên đặc tính của nước thải chứa nhiều hàm lượng chất lơ lửng, BOD, COD, vi sinh vật gây bệnh, nhưng ở quy mô sản xuất nhỏ và chi phí đầu tư không cao, nên quy trình xử lý có thể áp dụng là: Nước thải Song chắn rác Bể thu gom Bể UASB Bể SBR Bể lọc áp lực Bể khử trùng Thải ra ngoài Bể thu bùn Máy thổi khí Bể chứa trung gian Dung dịch clo Nước thải từ quá trình từ quá trình sản xuất thạch dừa chảy qua song chắn rác nhằm loại bỏ các chất rắn có kích thước như vỏ dừa, bã dừa, bao bì các loại vào bể thu gom. Mục đích làm đồng đều nồng độ và lưu lượng nước thải tránh sự cố phát sinh ảnh hưởng đến các công trình sau. Sau khi qua bể thu gom, nước thải tiếp tục được đưa về bể phân hủy kỵ khí UASB nhằm loại bỏ phần lớn hàm lượng BOD, COD trong nước nhờ quá trình phân hủy của vi sinh vật yếm khí. Sau khi qua bể UASB nước thải được đưa về bể SBR. Đây là bể phân hủy sinh học được thực hiện bởi vi sinh vật hiếu khí và hoạt động theo mẻ nên thích hợp cho việc xử lý nước thải thạch dừa với lượng nước thải phát sinh không đồng đều. Từ bể SBR nước thải được đưa lắng tĩnh để lắng giữ bùn hoạt tính sinh ra từ quá trình xử lý sinh học. Phần bùn dư được đưa về bể thu bùn. Sau khi lắng, nước thải bơm qua thiết bị lọc áp lực nhằm loại bỏ các chất cặn lơ lửng, bùn hoạt tính dư, và các chất gây màu, mùi trong nước. Sau đó, nước thải được đưa vào bể khử trùng nhằm tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh trong nước. Nước thải sau xử lý, đạt tiêu chuẩn cột B của QCVN 24:2009/BTNMT. Phần cặn nổi thu được từ bể SBR được đưa về bể thu bùn. Phần nước từ quá trình lắng bùn được tuần hoàn trở lại bể điều hòa để tiếp tục xử lý. Phần bùn được đưa vào bể phân hủy nhằm làm giảm khối lượng và thể tích bùn thải. Sau khi được phân hủy, bùn được đem tiêu hủy hoặc sử dụng vào mục đích khác. 4.1.1.2. Công nghệ xử lý cho nhóm khu vực sản xuất Do một số cơ sở sản xuất thuộc địa bàn phường 7 nằm gần nhau và phân bố thành từng cụm nên ta có thể thu gom nước thải từ các cơ sở trong cụm để xử lý tập trung. Điều này sẽ làm giảm phần diện tích xây dựng hệ thống xử lý nước thải, dễ dàng hơn trong việc kiểm soát chất lượng nước đầu ra, tiết kiệm chi phí xử lý hằng ngày, nâng cấp hệ thống xử lý để đáp ứng tiêu chuẩn cao hơn. Nước thải sẽ được thu gom bằng hệ thống ống dẫn nước thải, tập trung tại địa điểm xử lý. Mỗi khu vực xử lý tập trung được xây dựng theo khu vực phân bố sản xuất. Quy trình xử lý nước thải thạch dừa cho nhóm khu vực sản xuất có thể áp dụng như sau: Khí Bùn dư Nước tách ra từ bùn Bùn tuần hoàn Nước thải Song chắn rác Bể điều hòa Bể tuyển nổi Bể USAB Bể Aeroten Bể lắng Bể khử trùng Thải ra ngoài Cấp khí Dung dịch PAC Chất thải rắn Thu gom và loại bỏ Bể thu bùn Bể phân hủy bùn Bùn qua xử lý Dung dịch Clorin Bể chứa trung gian Thiết bị lọc áp lực Nước thải từ quá trình từ quá trình sản xuất thạch dừa chảy qua song chắn rác nhằm loại bỏ các chất rắn có kích thước như vỏ dừa, bã dừa, bao bì các loại vào bể điều hoà. Mục đích làm đồng đều nồng độ và lưu lượng nước thải tránh sự cố phát sinh ảnh hưởng đến các công trình sau. Sau khi qua bể điều hòa, nước thải được bơm vào bể tuyển nổi khí hòa tan. Tại đây, nước thải sẽ được trộn với hóa chất keo tụ PAC để loại bỏ các tạp chất có kích thước nhỏ, các chất béo, dầu mỡ có tỷ trọng nhẹ hơn nước. Nước thải tiếp tục được đưa về bể phân hủy kỵ khí UASB nhằm loại bỏ phần lớn hàm lượng BOD, COD trong nước nhờ quá trình phân hủy của vi sinh vật yếm khí. Sau khi qua bể UASB nước thải được đưa về bể Aeroten. Đây là bể phân hủy sinh học được thực hiện bởi vi sinh vật hiếu khí. Tại đây nước thải được xử lý sinh học để loại bỏ các chất nhằm làm giảm hàm lượng BOD và COD trong nước. Không khí được cấp vào bên trong bể nhằm cung cấp Oxi cho quá trình xử lý sinh học và duy trì trạng thái lơ lửng của bùn hoạt tính. Từ bể Aeroten nước thải được đưa về bể lắng để lắng giữ bùn hoạt tính sinh ra từ quá trình xử lý sinh học. Một phần bùn được tuần hoàn trở lại bể Aeroten, phần bùn dư được đưa về bể thu bùn. Sau khi qua bể lắng, nước thải chảy vào đưa về bể chứa và được bơm qua thiết bị lọc áp lực nhằm loại bỏ các chất cặn lơ lửng, bùn hoạt tính dư, và các chất gây màu, mùi. Sau đó, nước thải được đưa vào bể khử trùng nhằm tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh trong nước. Nước thải sau xử lý, đạt tiêu chuẩn cột B của QCVN 24:2009/BTNMT. Phần cặn nổi thu được từ quá trình tuyển nổi, bùn dư từ bể UASB và bể Aeroten được đưa về bể thu bùn. Phần nước từ quá trình lắng bùn được tuần hoàn trở lại bể điều hòa để tiếp tục xử lý. Phần bùn được đưa vào bể phân hủy nhằm làm giảm khối lượng và thể tích bùn thải. Sau khi được phân hủy, bùn được đem tiêu hủy hoặc sử dụng vào mục đích khác. 4.1.2. Công nghệ xử lý khí thải Do hoạt động sản xuất tại các cở sở còn lạc hậu, cầm chừng và phụ thuộc nhiều vào nhu cầu thị trường, nên rất ít cơ sở quan tâm đến biện pháp xử lý khí thải. Để khuyến khích đầu tư hệ thống xử lý thì công nghệ cần đơn giản, dễ vận hành và chi phí đầu tư thấp. Có thể áp dụng quy trình xử lý như sau: Khí thải Chụp hút Ống dẫn khí Ống khói phát tán Tháp hấp thụ Ống dẫn khí đưa khí thải từ các lò nấu vào tháp hấp thụ, tháp này có nhiệm vụ loại bỏ các chất ô nhiễm trong khí thải và một phần bụi. Khí thải đi từ đáy tháp hấp thụ và bị phân tán ra xung quanh tháp bằng một chụp thép hình nón. Khi đó dung dịch hấp thụ được đưa vào tháp theo hướng từ trên xuống bằng bơm. Dung dịch hấp thụ được sử dụng là dung dịch NaOH. Dòng dung dịch được bơm vào ở dạng các tia nhỏ nhằm tạo điều kiện tiếp xúc tốt nhất giữa khí thải với dung dịch. Khí thải từ đáy tháp đi lên gặp dòng dung dịch từ trên đi xuống, lúc này quá trình phản ứng giữa các loại khí độc này bị loại ra. Khí thải sau khi qua hấp thụ được phát tán ra môi trường bằng các ống dẫn khí ra ngoài. Dung dịch hấp thụ sau khi qua tháp được thu lại tại bể chứa và được bơm lên tháp cho quá trình phản ứng tiếp theo. Trước khi vào tháp, dòng dung dịch này lại được bổ sung thêm NaOH để tạo nồng độ ổn định. 4.1.2. Công nghệ xử lý chất thải rắn Chất thải rắn nên được tách riêng thành 2 phần: chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn sản xuất. Đối với mỗi loại chất thải nên áp dụng các phương pháp thu gom và xử lý riêng nhằm tận dụng nguồn rác thải sản xuất để làm nguyên liệu đầu vào cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc, nguồn rác thải sinh hoạt sẽ được thu gom và xử lý thông thường. 4.1.2.1. Chất thải rắn sản xuất: Được phân loại thành 2 loại: Chất thải rắn thực phẩm: Thành phần gồm bã, cơm dừa còn sót lại sau quá trình lọc và phế phẩm thạch.được tận dụng làm nguồn nguyên liệu đầu vào cho các cơ sở chế biến thức ăn gia súc. Chất thải rắn phi thực phẩm thành phần gồm bao bì hỏng, giấy đựng khay thạch, khay hỏng được tái chế và tái sử dụng a. Chất thải rắn thực phẩm Dựa theo cách tính đã được trình bày ở phần 3.4.3, ta có khối lượng chất thải rắn thực phẩm phát sinh ở các cơ sở được thể hiện trong bảng 4.1 như sau: Bảng 4.1: Lượng chất thải rắn có nguồn gốc thực phẩm phát sinh tại các cơ sở sản xuất thạch dừa thuộc phường 7, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre STT Tên cơ sở Địa chỉ Phân loại sản xuất Công suất trung bình (tấn/tháng) Số mẻ/tháng Lượng chất thải thực phẩm Thạch phế phẩm (kg/tháng) Cặn bã, cơm dừa (kg/tháng) 1 Lữ Ngọc Quyền 24 D, Kp4, phường 7 Thạch thô – cắt ép khô 30 9 1500 45 2 Lương Tấn Nghiệp 240 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 55 9 2750 45 3 Nguyễn Ngọc Thảo 143 D, Kp4, phường 7 Thạch thô 40 9 2000 45 4 Phạm Hồng Nhung 36 D1, Kp4, phường 7 Thạch thô 20 4 1000 20 5 Lê Thị Cẩm Hà 157 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 25 8 1250 40 6 Hồ Thị Đua 90 C, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 60 60 0 7 Đào Thị Thanh Nguyệt 132 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 35 9 1750 45 8 Như Bình – Võ Quốc Hoài 173 C3, Nguyễn Văn Tư, phường 7 Thạch thô – cắt ép khô 90 9 4500 45 9 Huy Phong – Dương Thị Nga 56 C, Kp3, Đường Hùng Vương, phường 7 Mua – cắt thạch thô 1000 1000 0 10 Nguyễn thị Tước 154 C, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 60 60 0 11 Lê Văn Danh 128 C, Kp3, Phường 7 Mua – cắt thạch thô 30 30 0 12 Tấn Phúc – Trần Thị Phi 115 A, Kp1, phường 7 Thạch thô 50 10 2500 50 13 Anh Khoa – Lâm xuân 104 A, khóm 1, phường 7 Thạch thô 10 2 500 10 14 Nguyễn thị Hoa – Nguyễn Hoàng Sâm 237 A, Kp1, phường 7 Thạch thô 30 30 0 15 Nguyễn Thị Kim Liên 72A, Kp1, phường 7 Thạch thô 23 9 1150 45 16 Nguyễn Ngọc Ẩn 269 A, Kp1, phường 7 Thạch thô – cắt nhỏ 25 8 1250 40 17 Nguyễn Thị Yến 210 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 23 9 1150 45 18 Phạm Lê Vinh 334 D, Kp4, phường 7 Thạch thô 75 13 3750 65 19 Lê Quang Đặng 136 C, Hùng Vương nối dài, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 30 30 0 20 Trương Văn Bình 154 C3, Kp3, phường 7 Thạch thô 5 3 250 15 21 DNTN Trường Long – Trần Thanh Liêm 112 B, Nguyễn Văn Tư, Kp2, phường 7 Mua – cắt thạch thô 50 50 0 22 Trần Kim Hoàng 118 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 15 7 750 35 Tổng cộng (kg/tháng) 27310 590 Tổng cộng (kg/ngày) 910.33 19.67 STT LOẠI RÁC TỶ LỆ THÀNH PHẦN RÁC KHỐI LƯỢNG m (kg) ĐỘ ẨM % KLƯỢNG RIÊNG D THỂ TÍCH V (kg/m3) KLƯỢNG KHÔ (kg) 1 Thực phẩm 79.17 261448.47 70 290 901.55 78434.54 2 Giấy 5.18 17106.27 6 89 192.21 16079.89 3 Cartoon 0.18 594.43 5 50 11.89 564.70 4 Nilon và nhựa 8.89 29358.05 2 65 451.66 28770.89 5 Vải 0.98 3236.32 10 65 49.79 2912.69 6 Gỗ 0.66 2179.56 20 237 9.20 1743.65 7 Cao su 0.13 429.31 2 130 3.30 420.72 8 Thuỷ tinh 1.94 6406.59 2 196 32.69 6278.46 9 Lon, đồ hộp 1.05 3467.49 3 89 38.96 3363.46 10 Các KL màu 0.36 1188.85 3 320 3.72 1153.19 11 Thành phần khác 1.46 4821.46 8 130 37.09 4435.74 Tổng cộng 100.00 330236.80 144157.94 Chọn phương pháp thu gom rác thực phẩm bằng hệ thống xe thùng cố định 660L Vì lượng rác thực phẩm để lâu rất dễ phát sinh mùi nên lựa chọn mỗi ngày thu gom chất thải mỗi ngày 1 lần Tổng khối lượng chất thải chứa trong thùng 660L = 0.66 m3 Sức chứa của thùng x khối lượng riêng của rác thực phẩm 0.66 m3 x 290 kg/m3 = 191.4 kg Tổng số chuyến thu gom trong ngày N = (tổng lượng rác 1 ngày)/(lượng rác 1 chuyến) = 930/191.4 = 4.8 chuyến Vì khoảng cách giữa các hộ sản xuất khá xa, việc di chuyển giữa các điểm mất nhiều thời gian nên chọn số thùng 660L cần đầu tư bằng với số chuyến trong ngày (5 thùng). Phương án thu gom rác thực phẩm đề xuất Rác thực phẩm được thu gom mỗi ngày 1 lần Thu gom bằng thùng 660L mỗi thùng thu gom 1 chuyến/ngày, cần 5 thùng để thu gom hết toàn bộ chất thải thực phẩm phát sinh tại các cơ sở sản xuất thuộc phường 7. Các hộ sẽ được thu gom theo khu vực phân bố sản xuất, mỗi cụm 1 xe thùng thu gom: Cụm 1: Gồm các cơ sở: Nguyễn ngọc Ấn, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Kim Liên, Bến Trung, Anh Khoa – Lâm Xuân, Tấn Phúc – Trần Thị Phi Cụm 2: Gồm các cơ sở: DNTN Trường Long, Lương Tấn Nghiệp, Nguyễn Thị Yến, Trần Kim Hoàng. Cụm 3: Gồm các cơ sở: Nguyễn Thị Tước, Hồ Thị Đua, Lê Thị Cẩm Hà, Đào Thị Ánh Nguyệt, Trương văm Bình, Lê Văn Danh, Huy Phong, Như Bình Cụm 4: Gồm 2 cơ sở: Nguyễn Ngọc Thảo, Phạm Hồng Nhung. Còn lại 4 cơ sở không thuộc hai cụm trên: Lâm Thế Phong – khu phố 1, Phạm Lê Vinh – khu phố 4, Lữ Ngọc Quyền – khu phố 4, Lê Quang Đặng – khu phố 3. Các thu xe gom rác 660L sau khi thu gom sẽ di chuyển đến địa điểm và chờ xe thu gom rác loại 4 tấn đến thu gom. Lượng rác thải thực phẩm này sẽ được chở đến các cơ sở chế biến thức ăn gia súc. b. Chất thải rắn sản xuất phi thực phẩm Dựa theo cách tính đã được trình bày ở phần 3.4.3, ta có khối lượng chất thải rắn phi thực phẩm phát sinh ở các cơ sở được thể hiện trong bảng 4.2 như sau: Bảng 4.2: Lượng chất thải bao bì, giấy báo phát sinh tại các cơ sở sản xuất thạch dừa thuôc phường 7, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre STT Tên cơ sở Địa chỉ Phân loại sản xuất Công suất trung bình (tấn/tháng) Số mẻ/tháng Chất thải bao bì, giấy báo (kg/ngày) 1 Lữ Ngọc Quyền 24 D, Kp4, phường 7 Thạch thô – cắt ép khô 30 9 15 2 Lương Tấn Nghiệp 240 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 55 9 15 3 Nguyễn Ngọc Thảo 143 D, Kp4, phường 7 Thạch thô 40 9 15 4 Phạm Hồng Nhung 36 D1, Kp4, phường 7 Thạch thô 20 4 7 5 Lê Thị Cẩm Hà 157 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 25 8 13 6 Hồ Thị Đua 90 C, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 60 2 7 Đào Thị Thanh Nguyệt 132 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 35 9 15 8 Như Bình – Võ Quốc Hoài 173 C3, Nguyễn Văn Tư, phường 7 Thạch thô – cắt ép khô 90 9 15 9 Huy Phong – Dương Thị Nga 56 C, Kp3, Đường Hùng Vương, phường 7 Mua – cắt thạch thô 1000 33 10 Nguyễn thị Tước 154 C, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 60 2 11 Lê Văn Danh 128 C, Kp3, Phường 7 Mua – cắt thạch thô 30 1 12 Tấn Phúc – Trần Thị Phi 115 A, Kp1, phường 7 Thạch thô 50 10 17 13 Anh Khoa – Lâm xuân 104 A, khóm 1, phường 7 Thạch thô 10 2 3 14 Nguyễn thị Hoa – Nguyễn Hoàng Sâm 237 A, Kp1, phường 7 Thạch thô 30 1 15 Nguyễn Thị Kim Liên 72A, Kp1, phường 7 Thạch thô 23 9 15 16 Nguyễn Ngọc Ẩn 269 A, Kp1, phường 7 Thạch thô – cắt nhỏ 25 8 13 17 Nguyễn Thị Yến 210 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 23 9 15 18 Phạm Lê Vinh 334 D, Kp4, phường 7 Thạch thô 75 13 22 19 Lê Quang Đặng 136 C, Hùng Vương nối dài, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 30 1 20 Trương Văn Bình 154 C3, Kp3, phường 7 Thạch thô 5 3 5 21 DNTN Trường Long – Trần Thanh Liêm 112 B, Nguyễn Văn Tư, Kp2, phường 7 Mua – cắt thạch thô 50 2 22 Trần Kim Hoàng 118 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 15 7 12 Tổng cộng (kg/ngày) 239 Lượng rác thải này được các cơ sở thu gom và lưu trữ, bán lại cho các đơn vị thu mua. Theo khảo sát tại cơ sở Huy Phong, bao bì, giấy báo được bán với giá 3.300 – 3.700 đồng/kg. 4.1.2.2. Chất thải rắn sinh hoạt Dựa theo cách tính đã được trình bày ở phần 3.4.3, ta có khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở các cơ sở được thể hiện trong bảng 4.3 như sau: Bảng 4.3: Lượng chất thải sinh hoạt phát sinh tại các cơ sở sản xuất thạch dừa thuộc phường 7, TX,Bến Tre, T.Bến Tre STT Tên cơ sở Địa chỉ Phân loại sản xuất Công suất trung bình (tấn/tháng) Số mẻ/tháng Chất thải sinh hoạt (kg/ngày) 1 Lữ Ngọc Quyền 24 D, Kp4, phường 7 Thạch thô – cắt ép khô 30 9 3.5 2 Lương Tấn Nghiệp 240 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 55 9 6.4 3 Nguyễn Ngọc Thảo 143 D, Kp4, phường 7 Thạch thô 40 9 4.7 4 Phạm Hồng Nhung 36 D1, Kp4, phường 7 Thạch thô 20 4 2.3 5 Lê Thị Cẩm Hà 157 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 25 8 2.9 6 Hồ Thị Đua 90 C, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 60 7.0 7 Đào Thị Thanh Nguyệt 132 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 35 9 4.1 8 Như Bình – Võ Quốc Hoài 173 C3, Nguyễn Văn Tư, phường 7 Thạch thô – cắt ép khô 90 9 10.5 9 Huy Phong – Dương Thị Nga 56 C, Kp3, Đường Hùng Vương, phường 7 Mua – cắt thạch thô 1000 116.7 10 Nguyễn thị Tước 154 C, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 60 7.0 11 Lê Văn Danh 128 C, Kp3, Phường 7 Mua – cắt thạch thô 30 3.5 12 Tấn Phúc – Trần Thị Phi 115 A, Kp1, phường 7 Thạch thô 50 10 5.8 13 Anh Khoa – Lâm xuân 104 A, khóm 1, phường 7 Thạch thô 10 2 1.2 14 Nguyễn thị Hoa – Nguyễn Hoàng Sâm 237 A, Kp1, phường 7 Thạch thô 30 3.5 15 Nguyễn Thị Kim Liên 72A, Kp1, phường 7 Thạch thô 23 9 2.7 16 Nguyễn Ngọc Ẩn 269 A, Kp1, phường 7 Thạch thô – cắt nhỏ 25 8 2.9 17 Nguyễn Thị Yến 210 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 23 9 2.7 18 Phạm Lê Vinh 334 D, Kp4, phường 7 Thạch thô 75 13 8.8 19 Lê Quang Đặng 136 C, Hùng Vương nối dài, Kp3, phường 7 Mua – cắt thạch thô 30 3.5 20 Trương Văn Bình 154 C3, Kp3, phường 7 Thạch thô 5 3 0.6 21 DNTN Trường Long – Trần Thanh Liêm 112 B, Nguyễn Văn Tư, Kp2, phường 7 Mua – cắt thạch thô 50 5.8 22 Trần Kim Hoàng 118 C, Kp3, phường 7 Thạch thô 15 7 1.8 Tổng cộng (kg/ngày) 207.8 Chọn phương pháp thu gom rác sinh hoạt bằng hệ thống xe thùng cố định 660L Vì lượng rác sinh hoạt để lâu rất dễ phát sinh mùi nên lựa chọn mỗi ngày thu gom chất thải mỗi ngày 1 lần Tổng khối lượng chất thải chứa trong thùng 660L = 0.66 m3 Sức chứa của thùng x khối lượng riêng của rác sinh hoạt (khối lượng riêng của rác sinh hoạt từ 50 – 60 kg/m3). Chọn 55 kg/m3 0.66 m3 x 55 kg/m3 = 36.3 kg Tổng số chuyến thu gom trong ngày N = (tổng lượng rác 1 ngày)/(lượng rác 1 chuyến) = 207.8/36.3 = 7.4 chuyến Phương án thu gom rác sinh hoạt Rác sinh hoạt được Công ty Công trình đô thị thu gom chung với rác sinh hoạt cùng với các hộ dân không sản xuất trên địa bàn. Rác sinh hoạt được thu gom mỗi ngày. 4.2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BẰNG CÔNG CỤ KINH TẾ 4.2.1. Phí môi trường Thực trạng thu phí môi trường của làng nghề sản xuất thạch dừa tại phường 7 hiện nay có nhiều bất cập: - Đối với nước thải: Do lưu lượng nước thải phát sinh thấp (dưới 10m3/ngày) nên hầu hết các cơ sở không phải đóng phí bảo vệ môi trường. - Đối với chất thải rắn: được thu gom bởi công ty công trình đô thị nên chỉ đóng phí hằng tháng như rác sinh hoạt bình thường. Với mức thu phí môi trường như hiện nay chưa đáp ứng đủ yêu cầu chi phí cho công tác môi trường của phường. Vì thế, kiến nghị thu phí môi trường đối với các cơ sở hoạt động sản xuất. Mức phí môi trường có thể căn cứ trên sản lượng sản xuất của các cơ sở và được thu theo từng tháng. Số quỹ này so với tổng thu nhập từ việc sản xuất thạch dừa có thể chiếm khoảng 0,05%. Để sử dụng quỹ hiệu quả cần định hướng sử dụng như sau: - Chi cho tổ vệ sinh môi trường: Khoảng 2.000.000 đồng/tháng/2 người: Nhiệm vụ thu gom rác thải, khơi thông cống rãnh thường xuyên. - Bộ phận quản lý môi trường: Khoảng 2.000.000 đồng/tháng/2người: Chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường của làng nghề, quản lý hoạt động của tổ vệ sinh môi trường, lên các kế hoạch, chương trình cải thiện môi trường gắn với sự tham gia của cộng đồng. - Tu sửa kênh mương, bãi rác, hồ chứa nước thải: 3.000.000 đồng/tháng/2 người. Chủ trương, kế hoạch do lãnh đạo phường và bộ phận quản lý môi trường chịu trách nhiệm, các ban ngành khác cùng nhân dân sẽ phối hợp hoạt động. - Chi phí cho công tác giáo dục môi trường cho cộng đồng: 1.000.000 đồng/tháng/2 người - Thưởng cho các hộ có những biện pháp hiệu quả trong việc giảm lượng thải, tận thu phụ phẩm, phát huy hiệu quả sản xuất: Theo bình xét của bộ phận quản lý và của cộng đồng làng nghề: 5.000.000đồng/01 cơ sở /năm (mỗi năm khoảng 2 – 3 hộ) - Còn lại để chi cho các khoản phát sinh, hoặc có thể cho một số hộ sản xuất vay theo chế độ ưu đãi của làng nghề với mục đích hợp lý (như đầu tư công nghệ xử lý chất thải, công nghệ cải tiến sản xuất,…). Bên cạnh đó, để thực hiện tốt các chính sách về mặt môi trường, phường 7 cần có thêm từ 1 đến 2 cán bộ chuyên trách về mặt môi trường và nên tổ chức thanh tra đột xuất và thường xuyên hơn nữa các cơ sở sản xuất về công tác môi trường. Đồng thời áp dụng các lệ phí hành chính và xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở vi phạm. Vi phạm lần đầu: nhắc nhỏ, lập biên bản, vi phạm lần 2: phạt từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng, mức phạt sẽ tăng từ 2 – 5 triệu đồng nếu còn lập lại và từ 5 – 10 triệu đồng nếu tiếp tục tái diễn. Số tiền phạt này được nhập vào quỹ môi trường để duy trì hoạt động hằng năm. 4.2.2. Các hình thức hỗ trợ tài chính - Cho các chủ cơ sở vay vốn với lãi suất ưu đãi đầu tư công nghệ nhằm nâng cao năng suất và giảm thiểu chất thải cũng như sử dụng vốn để đầu tư các thiết bị xử lý chất thải sơ bộ. - Có những chính sách hỗ trợ người sản xuất trong việc quảng bá, tạo thương hiệu sản phẩm trên thị trường liên quan đến công tác bảo vệ môi trường. Đối với tỉnh Bến Tre nói chung và phường 7 nói riêng do kinh phí đầu tư các công trình xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn trong sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là rất tốn kém, chi phí vận hành thiết bị cũng sẽ làm tăng thêm giá thành sản phẩm. Do đó, Nhà nước và tỉnh cần có chính sách khuyến khích như: miễn giảm thuế, được vay vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi cho các công trình xử lý ô nhiễm có yêu cầu đầu tư vốn lớn, đặc biệt có chính sách cụ thể đối với các đối tượng phải di dời đến khu công nghiệp tập trung. 4.3. ÁP DỤNG BIỆN PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN Sản xuất sạch hơn là một cách thức mới và sáng tạo trong tư duy về sản phẩm và quy trình công nghệ làm ra các sản phẩm đó nhằm: tạo ra các sản phẩm không gây hại tới môi trường, giảm thiểu mức phát thải: khí thải, nước thải, chất thải rắn; hợp lý về mặt sinh thái. Sản xuất sạch hơn sẽ mang lại hiệu quả to lớn về mặt sinh thái, môi trường, xã hội Hiệu quả kinh tế: sử dụng hiệu quả hơn nguyên, nhiên liệu và nước, tuần hoàn, tận thu các chất thải để sản xuất ra các sản phẩm phụ làm cho chi phí sản xuất giảm (tiết kiệm vật tư; nguyên, nhiên liệu, điện, nước) và làm giảm chi phí xử lý dòng thải. Hiệu quả môi trường: khi mức phát thải thấp, môi trường sẽ được cải thiện, ít ô nhiễm hơn, xử lý dòng thải sẽ rẻ hơn. Hạn chế ảnh hưởng xấu của môi trường đến sức khoẻ cộng đồng, để phát triển sản xuất của làng nghề bền vững. Hiệu quả xã hội: Sản xuất đạt hiệu quả cao, giữ môi trường trong lành sẽ làm giảm áp lực mâu thuẫn giữa các hộ sản xuất và các hộ không sản xuất, tạo không khí đoàn kết trong dân, tạo ấn tượng tốt cho làng nghề. Đối với làng nghề sản xuất thạch dừa tại phường 7, sản phẩm không chỉ cần có chất lượng tốt mà còn phải đảm bảo về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm. Sản xuất sạch hơn đối với làng nghề này gồm một số biện pháp chủ yếu như sau: STT Các giải pháp Nhóm giải pháp Lợi ích 1 Sử dụng nguồn nhiên liệu đốt tại địa phương, nhiên liệu có nhiệt trị cao như củi dừa, gỗ, gáo dừa Thay đổi nhiên liệu đầu vào Giảm lượng tro than, tiết kiệm chi phí, tăng hiệu suất đốt 2 Cải tiến lò đun bằng cách xây lò đun kín Quản lý nội vi Tiết kiệm nhiên liệu, giảm ô nhiễm nhiệt 3 Tuần hoàn nước rửa thạch Tuần hoàn nước Tiết kiệm nguyên liệu, giảm lượng nước thải phát sinh 4 Thông thoáng nhà xưởng sản xuất bằng các quạt thông gió, nâng trần cao hơn Quản lý nội vi Giảm mùi hôi, khói bụi trong cơ sở 5 Tận dụng nguyên liệu thừa như bã dừa sau khi lọc, phế phẩm thạch bán cho các cơ sở làm thức ăn chăn nuôi Phân loại tại nguồn nguyên liệu thừa Giảm lượng chất thải rắn phát sinh, tăng thu nhập 6 Đào tạo, nâng cao trình độ sản xuất cho người lao động (tập huấn, phổ kiến các kiến thức sản xuất sạch hơn) Quản lý nhân lực Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ phế phẩm Sản xuất sạch hơn (SXSH) và thực tiễn tại DNTN Lâm Đồng là một minh chứng điển hình. Được sự hỗ trợ kinh phí từ Hợp phần SXSH trong công nghiệp và sự phối hợp hỗ trợ của Sở Công Thương Bến Tre, DNTN Lâm Đồng đã triển khai thực hiện thành công dự án trình diễn về SXSH. Sau khi tiến hành khảo sát, đánh giá, doanh nghiệp cùng với các chuyên gia tư vấn đã xác định 05 mục tiêu trọng tâm, bao gồm: Giảm tiêu thụ nhiên liệu củi; Giảm tiêu thụ nước; Giảm tải lượng nước thải; Đầu tư xây dựng nhà xưởng mới nhằm cải thiện sản xuất và nâng công suất; Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Để thực hiện được 05 mục tiêu này, đã có 13 giải pháp khả thi được lựa chọn. Tổng kinh phí thực hiện hơn 3 tỷ đồng, trong đó DNTN Lâm Đồng được Hợp phần SXSH trong công nghiệp hỗ trợ 1,2 tỷ đồng. Qua đó, đã giúp doanh nghiệp tăng công suất sản xuất, tiết kiệmtiêu thụ nguyên vật liệu, năng lượng, tiết kiệm chi phi nước sử dụng và xử lý nước thải. Cụ thể là: tiết kiệm năng lượng từ 25% đến 30%; Giảm tiêu thụ nước khoảng 10%; Giảm 50% thời gian trong toàn bộ qui trình sản xuất, tăng công suất lên 2,5 lần, tổng tiết kiệm hàng năm lên đến hơn 750 triệu đồng.  4.4. BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN, NÂNG CAO Ý THƯC CỘNG ĐỒNG VỀ MÔI TRƯỜNG Cộng đồng làng nghề là những người trực tiếp tham gia sản xuất, cũng là tác nhân cơ bản nhất gây ô nhiễm môi trường, đồng thời lại là những người phải gánh chịu trực tiếp hậu quả của việc ô nhiễm. Do đó, cộng đồng có vai trò quan trọng và quyết định đối với vấn đề nâng cao năng lực sản xuất và bảo vệ môi trường. Giải pháp đề xuất bao gồm: 4.4.1. Nâng cao nhận thức của người dân: Thực tế khảo sát cho thấy, người dân nhận biết được vấn đề môi trường ô nhiễm, song lại chưa ý thức được đầy đủ những hậu quả của nó nên chưa có những hành động giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Vì thế, các ban ngành đoàn thể trong phường 7 như Đoàn Thanh Niên, UBND phường – Phòng Tài Nguyên & Môi trường cần kết hợp cùng với Sở Văn hoá Thông tin, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo Dục... của tỉnh Bến Tre để phổ cập các kiến thức bảo vệ môi trường cho người dân cũng như các chủ cơ sở sản xuất bằng các hình thức: Tổ chức các chương trình văn nghệ kết hợp với việc tuyên tuyền, tập huấn, hội thảo nhằm phổ biến các kiến thức về môi trường; các tác hại của nước thải, khí thải, chất thải rắn đến môi trường. Tuyên truyền qua chương trình phát thanh của xã, qua các cuộc thi tìm hiểu về sản xuất và môi trường; có thể lồng ghép với các dịp lễ hội (trung thu, tết nguyên đán…); để tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức môi trường. Thông tin đến các chủ cơ sở các phương hướng giảm thiểu ô nhiễm cần áp dụng. 4.4.2. Lên kế hoạch và lồng ghép thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường cho cộng đồng làng nghề, với các nội dung chính gồm: Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nơi sản xuất cũng như đường làng, ngõ xóm. Thu gom rác đúng nơi quy định của địa phương, không vứt rác bừa bãi ra các nơi công cộng. Vận động người dân tham gia các chương trình sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (nạo vét, khơi thông kênh mương, cống rãnh; dọn vệ sinh đường phố định kỳ;…) Trong quá trình sản xuất, có kế hoạch tận thu các sản phẩm phụ để tái sản xuất, vừa tăng thu nhập, vừa giảm nguồn thải. Người sản xuất cần nâng cao ý thức tôn trọng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chú ý tới việc “sản xuất sạch hơn”, vừa nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm, vừa bảo vệ môi trường. Như vậy là tự bảo vệ cho sức khỏe của mình, cộng đồng làng nghề cũng như người tiêu dùng sản phẩm… Muốn có được sự tham gia hiệu quả của cộng đồng thì một trong những điều quan trọng là cần thấu hiểu được những tâm tư, nguyện vọng, những tồn tại trong nhận thức của cộng đồng cũng như những bức xúc của họ để có được kế hoạch hoạt động phù hợp. Muốn vậy, hàng năm cần phải có bộ phận chuyên trách tiến hành khảo sát, điều tra lấy ý kiến trong nhân dân về những điều đã làm được và chưa làm được về việc cải thiện, bảo vệ môi trường gắn với sản xuất. Qua thực tế, mỗi năm cần tiến hành tổng kết lại toàn bộ các chương trình hoạt động và có chính sách khen thưởng, kỷ luật đối với những đơn vị, cá nhân có thành tích hoặc vi phạm quy chế, đồng thời có những bài học kinh nghiệm nghiêm túc cho năm sau. Những người chịu trách nhiệm nếu hoàn thành tốt hoặc không hoàn thành nhiệm vụ tùy theo mức độ cũng nên có hình thức xử lý phù hợp để nâng cao tinh thần trách nhiệm. Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN Sau thời gian khảo sát hiện trạng môi trường tại phường 7, TX.Bến Tre, T.Bến Tre, có thể rút ra một số kết luận như sau: Nhìn chung, chất lượng nước thải tại các cơ sở sản xuất thạch dừa thuộc khu vực khảo sát bị ô nhiễm nặng, đặc biệt chứa hàm lượng lớn các chất hữu cơ, BOD, COD và các vi sinh vật gây bệnh. Khí thải tại các cơ sở sản xuất này chưa ảnh hưởng nhiều đến môi trường, trừ chất lượng NOx khá cao trong không khí. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất hầu như chưa quan tâm đến việc phân loại chất thải rắn tại nguồn, điều này gây khó khăn trong việc xử lý cũng như tái chế. Chất thải sản xuất như thạch phế phẩm, bã dừa chứa nhiều chất béo, đường nên tập trung rất nhiều ruồi nhặng gây mất vệ sinh môi trường và nếu không được thu gom hằng ngày rất dễ phát sinh mùi hôi. Vấn đề môi trường trong sản xuất và sinh hoạt chưa được xem trọng. 5.2. KIẾN NGHỊ Đối với chính quyền trong việc bảo vệ môi trường: Để phát triển bền vững và thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường, đề nghị tỉnh Bến Tre cần có chính sách quan tâm tới vấn đề quản lý và xử lý chất thải rắn. Xây dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh tại các huyện thị nhằm đảm bảo chất thải rắn sinh ra được xử lý hoàn toàn. Đối với chất thải rắn nguy hại cần phải có những những phương pháp xử lý cụ thể cho từng loại. Chính quyền địa phương cần có biện pháp di dời các cơ sở tiểu thủ công nghiệp cũng như các làng nghề thủ công ra xa các khu vực kênh rạch trên địa bàn tỉnh; những cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm nằm xen trong khu dân cư cần phải di dời vào các khu công nghiệp (KCN). Xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống giám sát chất lượng môi trường, xây dựng mạng lưới thu thập số liệu và quản lý thông tin môi trường. Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư chiều sâu, đầu tư hiệu quả (đầu tư mới toàn phần hoặc chỉ từng phần) với mục tiêu tạo ra sản phẩm đảm bảo đáp ứng được thị trường, bảo vệ môi trường, nhất là các sản phẩm hàng xuất khẩu. Đối với các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề thủ công: Đối với các khu công nghiệp cần phải có sự quan tâm hơn nữa của các cơ quan chức năng về vấn đề ô nhiễm môi trường. Cần phải đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng như xây dựng trạm xử lý nước thải, khí thải. Tại những cơ sở sản xuất nên tự có ý thức trong việc phân loại chất thải tại nguồn, điều này giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm được một khoản ngân sách Nhà nước trong xử lý chất thải rắn. Nếu có điều kiện về kinh tế mỗi cơ sở nên trang bị thiết bị xử lý chất thải nguy hại phù hợp với từng loại chất thải. Các cơ sở sản xuất nên áp dụng quy trình ”sản xuất sạch hơn” (SXSH) vào sản xuất. Vì SXSH sẽ tiết kiệm được chi phí so với biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Bằng cách giảm đến mức tối thiểu chất thải tạo ra từ quy trình sản xuất sẽ giảm được chi phí xử lý và thải bỏ chất thải. Việc tăng hiệu quả của quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng tốt hơn sẽ tiết kiệm được nhiều hơn về mặt kinh tế và tăng khả năng cạnh tranh. Mặt khác SXSH còn góp phần bảo vệ môi trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDO AN 05.09.doc
  • docMUC LUC 01.doc