MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Bình Phước, phía Nam và Tây Nam giáp TP.HCM, phía Tây giáp Tây Ninh, phía Đông giáp Đồng Nai. Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thị xã Thủ Dầu Một cách trung tâm TP.HCM 30km
Các đơn vị hành chính của tỉnh Bình Dương có ba thị xã và bốn huyện (với 91 xã, phường, thị trấn)
Bình Dương là tỉnh sở hữu ba thị xã có dân số đông nhất nước, trong đó có hai thị xã có 100% phường, không có xã (Thủ Dầu Một và Dĩ An)
1.TxThủ Dầu Một
2.TxThuận An
3.Tx Dĩ An
4. Huyện Bến Cát
5. Huyện Dầu Tiếng
6. Huyện Tân Uyên
7. Huyện Phú Giáo
Diện tích tự nhiên của tỉnh Bình Dương là 2695,5 km2 và dân số (theo kết quả điều tra dân số 01/ 04/ 2010) là 1.482.550 người, theo số liệu ước tính (không chính thức) ngày 05/08/2010 dân số tỉnh tăng lên 2.185.655 người với mật độ dân số 810 người/ km2. Do kinh tế phát triển nhanh, trong thời gian qua Bình Dương đã thu hút nhiều dân nhập cư từ các địa phương khác. Kết quả điều tra dân số năm 2010 cho thấy: Trong 11 năm từ 1999 – 2010 dân số tỉnh Bình Dương đã tăng gấp đôi, là tỉnh có tốc độ tăng dân số cao nhất nước với tỉ lệ tăng trung bình 7,3% / năm.
Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 15 dân tộc, nhưng đông nhất là người kinh và sau đó là người hoa và Khơ Me.
Mặt khác, bắt đầu những năm 90, với chính sách trải thảm đỏ chào đón các nhà đầu tư, Bình Dương nhanh chóng trở thành địa phương phát triển năng động nhất trong tứ giác kinh tế trọng điểm của cả nước với những thành tựu về đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, trước hết là kết quả nổi trội về thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm, Bình Dương liên tục đứng ở vị trí số 1
Bình Dương có các khu công nghiệp đang hoạt động như Sóng Thần II, Đồng An, Tân Đông Hiệp A, Tân Đông Hiệp B, Tân Đông Hiệp C, Việt Hương, Sóng Thần I, Mỹ Phước I, Mỹ Phước II,
Và thị xã Thủ Dầu Một (tx.Thủ Dầu Một) là trung tâm về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục của tỉnh Bình Dương. Hơn nữa, tx.Thủ Dầu Một là khu vực có số lượng dân cư tập trung đông đúc với nhiều ngành nghề truyền thống nổi tiếng như: gốm sứ, điêu khắc gỗ, sơn mài, là nơi tập trung nhiều siêu thị, chợ lớn, trung tâm văn hóa lớn ở tỉnh Bình Dương. Vì vậy nên lượng rác thải sinh ra của tx.Thủ Dầu Một cũng không nhỏ.
Do đó để tx.Thủ Dầu Một luôn có đước một môi trường sạch sẽ, lành mạnh, có mỹ quan đẹp là yêu cầu rất cần thiết và cần được các cơ quan chức năng có thẩm quyền quan tâm đầy đủ và đặc biệt. Trong đó, vấn đề quản lý CTRSH tại tx.Thủ Dầu Một là rất quan trọng cần được quan tâm
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Đối với tx.Thủ Dầu Một, vấn đề quản lý chất thải rắn tuy không còn mới mẻ nhưng cũng chưa đủ để có được một hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) thật sự hoàn thiện và đạt được hiệu quả tốt
Bởi thế, để có thể đạt được những hiệu quả tốt như mong muốn về hệ thống quản lý CTRSH thì các cơ quan có thẩm quyền cần có sự đầu tư thêm vào các quy trình công nghệ tiên tiến, nâng cao cả kinh nghiệm và kiến thức về chuyên ngành cho các chuyên viên môi trường trong lĩnh vự quản lý CTRSH tại tx.Thủ Dầu Một.
1.3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhằm đánh giá thực trạng một hệ thống quản lý CTRSH tại tx.Thủ Dầu Một. Từ những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý để tìm ra các giải pháp quản lý hợp lý hệ thống quản lý CTRSH tại tx.Thủ Dầu Một, từ đó có thể góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý CTR và giảm thiểu ô nhiễm do thu gom và vận chuyển CTRSH chưa hợp lý.
Hơn nữa, hệ thống quản lý CTRSH tại tx.Thủ Dầu Một là mắt xích quan trọng trong hệ thống quản lý CTR tại tỉnh Bình Dương nên việc tìm ra các giải pháp quản lý tốt CTRSH tại tx.Thủ Dầu Một sẽ đóng góp một phần không nhỏ cho công tác quản lý CTR tại tỉnh Bình Dương được tốt hơn.
1.4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Tiến hành theo các bước sau:
1.4.1. Khảo sát, điều tra và thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng và hệ thống quản lý CTRSH tại tx.Thủ Dầu Một
1.4.2. Đánh giá hệ thống
1.4.2.1 Đánh giá hệ thống kỹ thuật
1.4.2.2 Đánh giá hệ thống quản lý nhà nước.
1.4.3. Xây dựng hệ thống thu gom vận chuyển và trung chuyển CTRSH tại tx.Thủ Dầu Một.
Ø Dự báo sự phát triển của hệ thống và các vấn đề liên quan.
- Dự báo sự gia tăng về khối lượng CTRSH tại tx.Thủ Dầu Một.
- Dự báo cơ cấu và quy mô phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương cho đến năm 2020
Ø Nghiên cứu và đề xuất cơ cấu tổ chức thu gom, vận chuyển và trung chuyển CTRSH tại thị xã, phường, khu phố.
§ Thu gom:
-Xây dựng mô hình thu gom CTRSH tại thị xã, phường, khu phố
-Tiêu chuẩn hóa các thiết bị thu gom
-Hiện đại hóa các thiết bị thu gom
-Phân vùng thu gom
§ Vận chuyển và trung chuyển:
-Thực hiện công tác vận chuyển
-Các thiết bị vận chuyển
-Hiện đại hóa các thiết bị vận chuyển và trung chuyển
-Phân vùng vận chuyển và xác định các trạm trung chuyển
§ Hệ thống quản lý nhà nước:
-Hệ thống quản lý hành chính
-Hệ thống quản lý kỹ thuật
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp khảo sát thực địa
1.6 PHẠM VI ĐỀ TÀI
Đề tài được trình bày trong phạm vi khảo sát hiện trạng quản lý và đưa ra một số giải pháp cho hệ thống quản lý CTRSH tại tx.Thủ Dầu Một
62 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3352 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bắt buộc trong hồ sơ mời thầu quy định nên phải có địa điểm tiếp nhận vào ban đêm. Nhưng đây là bãi rác lộ thiên không được quy hoạch và thiết kế vệ sinh ngay từ đầu. Rác được đổ bừa bãi và hôi thối gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng nước ngầm của khu vực dân cư lân cận. Nhiều giếng nước ở đây đã bị ô nhiễm nặng và không thể sử dụng được nữa. Nên từ tháng 12/2004 bãi rác Truông Bồng Bông đã bị đóng cữa, Công ty công trình đô thị thị xã đã kí hợp đồng với Xí nghiệp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương ( trực thuộc công ty cấp thoát nước Bình Dương) vận chuyển và xử lý rác 4 tháng / lần với tổng lượng rác khoảng 9.000 – 10.000 tấn/ 4 tháng, tức là khoảng 75 – 85 tấn / ngày. Lượng rác này được vận chuyển lên hố chôn lấp tạm tại khu liên hợp xử lý CTR Nam Bình Dương để xử lý.
Trên thực tế các vấn đề vệ sinh môi trường tại các trạm trung chuyển chưa tốt. Hơn nữa, tại thị xã còn phát sinh một số điểm hẹn không đạt chất lượng vệ sinh môi trường, gây mùi hôi và thiếu mỹ quan. Do đó, UBND Thị xã cũng có nguyện vọng là sẽ thực hiện đầu tư xây dựng trạm trung chuyển mới đảm bảo vệ sinh môi trường.
Hình 3.5 Trạm trung chuyển của phường Hiệp Thành
3.3. HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CTRSH TẠI THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT
Hiện nay CTRSH thu gom tại TX.Thủ Dầu Một được đưa đến Khu liên hợp xử lý CTR Nam Bình Dương để xử lý.
Phương pháp xử lý CTRSH tại Khu liên hợp xử lý CTR Nam Bình Dương là chôn lấp tại BCL tạm thời
Kiểu hố chôn lấp là “BCL kết hợp”(nửa chìm dưới lòng đất, nửa nổi trên mặt đất) - Độ cao từ mặt đất lên đỉnh của BCL (sau khi đã được lấp lại) là 10m
- Mỗi lớp rác đã đầm chặt dày khoảng 2m
- Lớp đất phủ giữa 2 lớp rác kề nhau được đầm chặt dày khoảng 500mm.
- Cấu trúc của BCL:
Lớp phủ giữa các lớp rác là lớp đất dày 500mm đầm chặt
Kích thước của BCL khoảng 155 x 130 m
Độ sâu của BCL: 9m
Mái có tỷ lệ 1: 1 ( =9m )
Xung quanh BCL có mương thu nước rỉ rác, với kích thước:
- Rộng 1m
- Sâu 0.5m
Kết cấu đáy:
Lớp rác
Đất đầm chặt, k= 0.9 và dày 500mm
(bảo vệ cho hệ thống thu, thoát nước rò rỉ và vật liệu chống thấm bên dưới)
Vải địa chất kỹ thuật TS80
(ngăn không cho đất lọt xuống lớp cát)
Cát đầm chặt với k = 0.95 và dày 400 mm
( lọc các chất rắn và thu gom nước rò rỉ)
Lớp lót HDPE dày 1.5 mm
(để chống sự thấm của nước rỉ rác xuống lòng đất và mạch nước ngầm)
Dưới cùng là lớp đất tự nhiên được đầm chặt
( chịu lực, chống lún, tạo mặt nhám để lót lớp vải )
Hình 3.6: Sơ đồ kết cấu đáy bãi chôn lấp CTRSH tại Khu liên hợp xử lý chất thải khu vực Nam Bình Dương
Phương án che phủ bề mặt bãi chôn lấp
Lớp đất bề mặt hoàn thiện dày 300mm
Lớp vải kỹ thuật dày 2mm độ dốc bề mặt hố chôn hoàn thiện: 1 – 10 %
Mật độ ống thu khí (Ống PVC D90 đục lổ): 2 ống/100 m2
Ưu điểm của phương pháp:
- Công nghệ đơn giản, rẻ tiền và phù hợp với nhiều loại rác thải.
- Chi phí vận hành bãi rác thấp.
Nhược điểm của phương pháp:
- Chiếm nhiều diện tích đất, thời gian xử lý lâu.
- Không được sự đồng tình của người dân khu vực xung quanh.
- Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) cao.
-Tìm kiếm xây dựng bãi rác mới là việc làm khó khăn
Hình 3.7: bãi chôn lấp của khu liên hợp xử ly chất thải rắn khu vực Nam Bình Dương.
CTRSH của TX.Thủ Dầu Một chỉ được phân loại một phần nhỏ các loại rác có thành phần vô cơ (chai nhựa, hộp nhựa, bao nylon,…) tại bãi chôn lấp và số chất thải rắn phân loại được sẽ chuyển đến nhà máy sản xuất hạt nhựa trở thành sản phẩm bán cho các nhà máy, xí nghiệp cần thu mua
Bãi chôn lấp
Xịt khử trùng, khử mùi
Trạm cân
Xe vận chuyển rác
Trạm cân
Trạm rửa xe
Hình 3.8: Sơ đồ di chuyển của xe vận chuyển rác trong khu liên hợp xử lý CTR khu vực nam Bình Dương
Xe vận chuyển rác từ các điểm tập kết và trạm trung chuyển đến khu liên hợp xử lý chất thải rắn khu vực Nam Bình Dương đầu tiên là phải đi qua trạm cân để xác định khối lượng xe lúc đang chứa rác, sau đó xe sẽ đi qua khu vực phun hóa chất khử mùi và khử trùng rồi xe sẽ đi vào bãi chôn lấp, ở đây lượng rác có trên xe sẽ được đổ lại tại BCL, sau khi đã đổ rác xe sẽ đến trạm rửa xe để làm vệ sinh xe trước khi rời khỏi khu liên hợp xử lý CTR khu vực Nam Bình Dương, cuối cùng xe di chuyển đến trạm cân để cân lại xe khi xe không chứa rác để xác định lượng rác mà xe đã vận chuyển đến. Và xe vận chuyển rác sẽ tiếp tục đi đến các điểm tập kết và trạm trung chuyển để vận chuyển rác.
Trong BCL có các mương thu nước rỉ rác và hệ thống xử lý nước rỉ rác, tại hệ thống xử lý nước rỉ rác của Khu liên hợp xử lý CTR khu vực Nam Bình Dương xử lý cả một phần nước thải công nghiệp không nguy hại, với công suất xử lý 480 – 550 m3/ngày
Hồ chứa nước rỉ rác
Rác thải
Hồ tiếp nhận
Bể khử trùng
Máy tách rác
Lọc cát
Keo tụ, tạo bông
Bể trộn vôi
Bể lắng vôi
Oxy hóa, nâng PH
Bơm định lượng vôi
Hệ thống lọc sinh học
Tháp đổi amonni
Keo tụ , tạo bông
Hình 3.9 sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước rỉ rác của bãi chôn lấp tại khu liên hợp xử lý CTR khu vực Nam Bình Dương
Nước rỉ rác và các loại nước từ các khu vực khác trong Khu liên hợp xử lý CTR khu vực nam Bình Dương sẽ theo các đường ống, mương thu gom nước rỉ rác và các đường ống trong hệ thống thu gom nước rỉ rác đi đến các hồ thu gom nước rỉ rác, số nước rỉ rác này sẽ được đưa qua máy tách rác để tách lượng rác và đất cát còn lại trong nước rỉ rác; sau đó số nước này được đưa đến bể trộn vôi rồi đến bể lắng vôi để nâng độ pH trong nước thải; sau đó nước thải được đưa đến tháp đổi amoni để điều chỉnh độ pH trong nước thải sao cho phù hợp; rồi nước thải đi qua hệ thống sinh học; qua bể keo tụ- tạo bông để lắng cặn sau quá trình phản ứng sinh học; đến bể oxy hóa và tại bể này có thêm 1 ngăn để nâng pH trong nước thải; rồi tiếp tục dến bể keo tụ tạo bông để thu cặn, trong mỗi bể keo tụ - tạo bông có 3 ngăn với 2 ngăn đầu là để châm hóa chất và khuấy, còn ngăn thứ 3 là để lắng cặn; và nước sẽ được đưa qua bể khử trùng; cuối cùng là nước sẽ đưa ra hồ tiếp nhận tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn khu vực Nam Bình Dương, nếu trong nước đã xử lý còn cặn thì sẽ được cho ra bể lọc cát để giữ lại cặn.
Hiện tại, trong Khu liên hơp xử lý chất thải rắn khu vực Nam Bình Dương đang xây dựng một nhà máy sản xuất phân compost lấy nguyên liệu từ các hố chôn lấp CTRSH tại BCL.Nhà máy sẽ có công suất 420 tấn/ngày với nguồn vốn của Tây Ban Nha.
3.4. PHÂN LOẠI, TÁI CHẾ VÀ TÁI SỬ DỤNG
Rác thải được phân loại theo các cách sau:
- Theo thành phần hóa học và đặc tính vật lý: người ta phân biệt theo các thành phần vô cơ, hữu cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo…
- Theo mức độ nguy hại
+ Rác thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng,các chất dễ cháy, nổ hoặc các rác thải phóng xạ, các rác thải nhiễm khuẩn, lây lan… có thể gây nguy hại tới con người, động vật và tới môi trường.
+ Rác thải không nguy hại: là những loại rác thải không có chứa các chất và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần
Tái chế và tái sử dụng
Hình: 3.10.Tái chế nhựa nylon Hình: 3.11.Sản xuất hạt nhựa
Hình3.12. Hạt nhựa thành phẩm
3.5 NHỮNG TÁC HẠI CỦA CTRSH ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN
3.5.1 Tác hại của CTRSH đến môi trường
Nếu công tác quản lý CTRSH và thực hiện không tốt công tác bảo vệ môi trường thì sẽ dẫn đến các hậu quả sau :
Ô nhiễm môi trường đất :
CTRSH cũng như các loại chất thải khác nếu không được quản lý và xử lý hợp lý sẽ gây tác động lớn đến môi trường đất.Sẽ là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển một cách nhanh chóng. Các vi sinh vật này sẽ lưu trú trong môi trường đất là các mầm bệnh tiềm ẩn có khả năng gây hại cho các loại cây trồng. Mặt khác trong CTRSH còn có chứa một lượng nhỏ chất thải nguy hại như các loại chai, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, pin, bình ác quy, bóng đèn huỳnh quang, … có thể gây độc cho môi trường đất (đất trở nên trơ cứng ).
Đất có khả năng tự là sạch giảm thiểu được sự ô nhiễm với một lượng rác thải vừa phải, nhưng với lượng rác quá lớn thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và gây ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường không khí
Trong thực tế thì có một số thành phần trong CTRSH có khả năng bay hơi và có khi là mang theo cả mùi ( các loại rau, quả hư, đồ ăn thừa đã hỏng và lên men…) làm ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó cũng có những thành phần khi mà ở trong điều kiện độ ẩm, nhiệt độ thích hợp, với sự có mặt của các VSV sẽ bị biến đổi, chuyển hóa tạo thành các chất gây mùi hôi, thối. Hơn nữa, cũng có một số thành phần do có độ ẩm quá thấp, duới ảnh hưởng của nắng gió sẽ sinh ra bụi ( giấy, xà bần,..) Thế nên chúng làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm
Ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm
Hiện nay, ta vẫn thường thấy một số nơi CTRSH được ném bừa bãi trên các dòng kênh, con sông do ý thức về bảo vệ môi trường của một số người dân còn kém. Thế nên, không những làm mất đi nét đẹp của dòng kênh, con sông đó, mà còn gây ô nhiễm cho dòng kênh và khu vực gần đó.Một phần thành phần chất hóa học trong rác thải khi có trong môi trường nước sẽ bị phân hủy nhanh chóng.Phần nổi lên trên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hóa chất hóa học để tạo ra các sản phẫm trung gian, sau đó là những sản phẫm cuối cùng là khoáng và nước.Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo ra các hợp chất trung gian sau đó là các sản phẫm cuối cùng là CH4, H2S, CO2, H2O. Tất cả các chất trung gian đều gây ra mùi hôi thối, bên cạnh đó còn có vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước và có thể gây bệnh cho các sinh vật sống trong môi trường nước.
Còn ở những bãi rác lớn lộ thiên khi có mưa xuống thì nước mưa sẽ ngấm vào trong rác tạo ra nước rò rỉ từ bãi rác.Nước rò rỉ chứa một lượng chất hòa tan, chất rằn lơ lửng, chất hữu cơ và cả mầm bệnh.Nước này nếu không có hệ thống thu gom và xử lý thì sẽ đi sâu vào trogn đất tìm tới các mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Nước ngẩm khi bị ô nhiễm thì rất khó để xử lý và chi phí xử lý rất tốn kém
Tác hại của CTRSH đến sức khỏe và đời sống của người dân
- Tác hại của rác thải lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của chúng lên các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn.
-Các bãi chôn lấp rác là nơi phát sinh các bệnh truyền nhiễm: tả, lỵ, thương hàn… Các loại côn trùng trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi, gián) và các loại gặm nhấm cũng ưa sống những khu vực có chứa rác thải.
-Các bãi chôn lấp rác cũng mang nhiều mối nguy cơ cao đối với cộng đồng dân cư làm nghề bới rác. Các vật sắc nhọn, thủy tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ v.v. có thể là mối đe dọa nguy hiểm với sức khỏe con người khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay chân.Các loại hóa chất độc hại, và nhiều chất thải nguy hại khác cũng là mối đe dọa đối với những người làm nghề này. Các động vật sống ở các bãi rác cũng có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của những người tham gia bới rác
-Các bãi rác cũng làm thay đổi thẫm mỹ theo hướng tiêu cực, làm ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực quanh bãi rác, tạo ra những mùi khó chịu cho khu vực xung quanh.
- Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25 % dân số. Ngoài ra,tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25 %.
Hình 3.13.Ăn uống và sinh hoạt ngay trong bãi rác
Rác thải sinh hoạt làm giảm mỹ quan đô thị
- Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên, người dân đổ rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh… đều là những hình ảnh gây mất vệ sinh mi trường và làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan đường phố, thôn xóm.
Hình 3.14.Tập kết nhiều thùng rác trên vỉa hè tại đường Lê Hồng Phong, thuộc địa bàn khu 3, phường Phú Thọ, TX.Thủ Dầu Một làm mất mỹ quan đô thị
CHƯƠNG 4
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT TỈNH BÌNH DƯƠNG
4.1.ĐỐI VỚI HỆ THỐNG QUẢN LÝ HÀNH CHÁNH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT
4.1.1. Cơ cấu tổ chức
Theo điều tra cho thấy, những người có trách nhiệm trong việc quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt ở Thị xã cũng như ở các huyện chưa có sự quan tâm sát sao đến công việc của mình dẫn đến tình trạng quản lý về vấn đề thu gom, xử lý rác thải chưa chặt chẽ.
4.1.2. Cơ cấu nhân sự
Hiện tại lực lượng cán bộ quản lý về môi trường còn khá ít và trình độ không đồng đều chưa tốt cho hệ thống quản lý CTRSH tại Thị xã. Do đó việc tuyên truyền cho người dân hiểu trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ môi trường là rất kém.
4.2 ĐỐI VỚI HỆ THỐNG THU GOM
4.2.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động:
Đối với công ty, xí nghiệp, hợp tác xã:
Bởi vì, đây là những đơn vị có cơ cấu tổ chức bộ máy hoàn chỉnh, là những tổ chức kinh tế hoạt động theo luật Doanh nghiệp và luật Hợp tác xã. Những tổ chức này có khả năng hoạch toán tài chính, tự thuê mướn lao động thu gom rác nên rất thuận lợi để áp dụng các chính sách của Nhà nước cho các tổ chức này. Đây là lực lượng nòng cốt có trách nhiệm duy trì các hoạt động thu gom rác khu vực công cộng, quét đường phố. Vì thế, đây là tổ chức cần được định hướng và phát triển trong thời gian tới
Đối với các tổ, đội thu gom rác dân lập:
Việc tổ chức lực lượng thu gom rác dân lập thành các đội, tổ và mô hình này hoạt động ngày càng đa dạng đã góp phần không nhỏ vào quá trình quản lý công tác thu gom của Thị xã.
Mặc dù vậy, mô hình này cũng có nhiều hạn chế như:
+ Đây chỉ là các tổ chức nghề xã hội, không phải các tổ chức kinh tế nên không tạo ra tính cạnh tranh trong hoạt động. Vì vậy không kích thích người lao động tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao.
+ Bộ máy tổ chức cuả các đội, tổ thu gom thường rất đơn giản, hầu như không gây ảnh hưởng nhiều tới quá trình thực hiện của những người thu gom rác.
Qua các mô hình tổ, đội thu gom cho thấy: để có thể hoạt động tốt và duy trùy hoạt động thường xuyên của các đơn vị thì phải có sự tham gia tích cực của các cấp chính quyền ở Thị xã trong quản lý cũng như sự tham gia của các công ty, xí nghiệp, công trình công cộng trong công tác hỗ trợ về chuên môn, nghiệp vụ. Thực tế cho thấy nếu như UBND Thị xã và các ban ngành phối hợp với nhau thì sẽ quản lý tốt lực lượng thu gom rác dân lập, góp phần đảm bảo môi trường tốt tại Thị xã
4.2.2. Chất lượng vệ sinh trong quá trình thu gom
Đối với công ty, xí nghiệp, hợp tác xã:
Ở các Công ty, Xí nghiệp sẽ được đầu tư với các loại trang thiết bị khá đồng bộ và đạt tiêu chuẩn nên chất lượng thu gom đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị theo yêu cầu chung của Thị xã và của Tỉnh. Đối với Hợp tác xã tuy chưa quy mô bằng các Công ty, Xí nghiệp nhưng bước đầu cũng đã có đầu tư trang thiết bị mới phù hợp với quy chuẩn đảm bảo vệ sinh môi trường. Các tuyến đường do đơn vị này đảm trách thường được thu gom đúng giờ quy định, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn giao thông trong khi thu gom.
Đối với các tổ, đội thu gom rác dân lập:
Đối với lực lượng thu gom CTRSH dân lập thì do trang thiết bị còn thô sơ nên trong quá trình thu gom và vận chuyển không thể tránh khỏi rác rơi vãi rác dọc đường hay chảy nước rỉ rác. Ngoài ra, một tình trạng vẫn còn phổ biến trong thu gom của lực lượng dân lập là chưa lấy rác đúng theo thời gian quy định. Vì vậy, yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là việc chuyển đổi phương tiện xe 3,4 bánh tự chế thu gom rác theo yêu cầu tại nghị quyết 32/2007/NQ – CP ngày 29/06/2007 của Chính Phủ về một số giải pháp nhằm kiềm chế ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông. Trong đó nêu rõ cần thay thế các loại xe 3- 4 bánh tự chế. Đối với lực lượng thu gom rác ở các công ty xí nghiệp thì các đơn vị này có thể tự chuyển đổi. Nhưng đối với hợp tác xã, đặc biệt là những người trong tổ thu gom rác dân lập thì rất khó có chi phí thay đổi trang thiết bị. Do đó, cần phải có chính sách hỗ trợ chuyển đổi thay thế phương tiện cho những đối tượng này.
Hình 4.1 Xe thu gom rác ba bánh dân lập của phường Phú Lợi
4.2.3 Đánh giá phù hợp với định hướng xã hội hóa công tác thu gom,vận chuyển của Thị xã.
- Vấn đề thực hiện xã hội hóa công tác thu gom vận chuyển CTRSH của Thị xã là công tác đang rất cần được thực hiện mạnh mẽ. Để thực hiện quá trình xã hội hóa các đơn vị tham gia đấu thầu phải có các tiêu chuẩn hợp lý, có đội ngũ công nhân lành nghề và được tổ chức khoa học, hợp lý. Với những yêu cầu cơ bản đó thì hiện nay, hầu như chỉ có các đơn vị thu gom CTRSH công lập mới đáp ứng được. Các đơn vị thu gom CTRSH dân lập chưa có đủ khả năng tài chính, chưa có cơ cấu tổ chức tốt. Vì thế, nên các quá trình đấu thầu sẽ không thể thực hiện đối với họ
- Ngoài ra, còn có một vấn đề quan trọng trong công tác xã hội hóa thu gom CTRSH là tiết kiệm chi phí trong thu gom. Việc thu gom không đều và không tập trung như hiện nay sẽ làm gia tăng chi phí chung của hệ thống gây lãng phí công lao động và hao mòn trang thiết bị. Do đó công việc trong thời gian tới là phải cơ cấu lại các khu vực thu gom hợp lý về tuyến, cự ly và thời gian thu gom để vừa bảo đảm hiệu quả tiết kiệm, vừa đảm bảo chất lượng vệ sinh và mỹ quan đô thị tại tx.Thủ Dầu Một.
4.2.4 Tính đồng nhất trong thu gom
Ta có thể thấy, lực lượng thu gom tại Thị xã rất đa dạng và phức tạp. Việc thu gom rác hộ dân có nhiều đối tượng tham gia từ công lập đến dân lập, mặt khác việc thu gom CTRSH tại các khu công nghiệp trên địa bàn cũng còn rất phức tạp và khó kiểm soát được đầu ra. Vì nhiều đơn vị thu gom CTRSH nhưng không đổ tại khu liên hợp xử lý mà đổ ra ngoài môi trường do đây chỉ là công việc đi kèm việc lấy phế liệu trong khu công nghiệp nên có thể gây ra vấn đề không thống nhất trong thu gom mà rất dễ tạo ra tình trạng thu gom không tập trung vừa không kinh tế vừa dễ gây ô nhiễm môi trường cục bộ tại Thị xã. Thế nên việc sắp xếp lại từng khu vực thu gom hợp lý là điều cần phải thực hiện trong thời gian tới.
Ngoài những điểm cần lưu ý trên, đôi lúc ta cũng bắt gặp cảnh tượng người dân đi đường vứt rác bừa bãi hay rác từ hộ gia đình để tại điểm cho xe thu gom rác đến lấy nhưng bị chó cắn rách làm rơi vãi. Do đó, công nhân đi thu gom rác không kịp lượm hết chỗ rác bị rơi vãi và kết quả là làm mất vệ sinh đường phố
Hình 4.2.Thùng rác bị nứt, làm chảy nước rỉ rác và rác rơi vãi ra xung quanh làm mất mỹ quan đô thị
Trên địa bàn Thị xã có không ít người sống bằng nghề đi nhặt ve chai từ các túi rác của hộ gia đình, trong các thùng rác và đây là một hình thức phân loại rác tự phát. Và khi bới rác lên để tìm các loại rác có thể bán được vô tình họ cũng đã làm cho rác rơi ra vung vãi, mất vệ sinh.
Hình 4.3: Người nhặt ve chai từ các túi rác trên đường phố
Đi trên đoạn đường Bác sĩ Yersin hay một đoạn đường lớn với dân cư đông đúc của thị xã, ta có thể thấy đoạn rẽ vào của các con hẻm nhỏ và dốc (nên xe thu gom rác không thể đi vào được do đó mọi người bỏ rác ở đầu hẻm để chờ thu gom ) thường chỉ có 1-2 thùng rác vừa đặt ở đó và xung quanh là các bịch rác sinh hoạt của người dân.
Các xe thu gom rác dân lập rất thô sơ nên khi người công nhân dẫm lên rác để nén rác lại thì nước rỉ rác bị ép nên chảy từ trên xe xuống mặt đường. Gây mùi hôi và mất mỹ quan của thị xã.
Hình 4.4 Công nhân nén rác trên xe
ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TRUNG CHUYỂN VÀ VẬN CHUYỂN
Tại địa bàn thị xã Thủ Dầu Một hiện nay, sử dụng xe cơ giới thu gom dọc các trục đường chính và thu gom các điểm hẹn là công nghệ đã lạc hậu vừa không có hiệu quả kinh tế, vừa không đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường. Đối với các nước tiên tiến, sử dụng xe cơ giới thu gom rác từ các điểm tập kết rác hoặc từ các trạm trung chuyển để vận chuyển đến bãi chôn lấp rác là có hiệu quả kinh tế nhất.
Theo thống kê ta thấy, số lượng xe vận chuyển có tuổi thọ cao, không đảm bảo về môi trường trong quá trình tác nghiệp. Các xe ép rác khi vận chuyển làm phát sinh mùi và nước rỉ rác suốt quá trình thu gom và vận chuyển rác.
Số lượng trạm trung chuyển còn ít, trong khi quãng đường vận chuyển lại khá xa nên không kinh tế, tốn nhiều chi phí của nhà nước
Công nghệ sử dụng ở các trạm trung chuyển đơn giản và chưa đảm bảo vệ sinh môi trường. Công tác xử lý mùi hôi, xử lý nước rỉ rác trong quá trình trung chuyển chưa thật sự được thực hiện tốt ở các trạm trung chuyển.Các trạm trung chuyển chủ yếu là các bãi đất lộ thiên, khu đất có mái che xung quanh, không đảm bảo vệ sinh môi trường. Những nơi này cần được quy hoạch lại và xây dựng thành các trạm trung chuyển kín hơn. Vì vậy, định hướng trong thời gian tới Thị xã phải thực hiện quy hoạch chi tiết vị trí, quy mô và công nghệ hiện đại cho các trạm trung chuyển.
Khi xây dựng lộ trình vận chuyển, xây dựng các trạm trung chuyển cần phải chú ý đến 2 yếu tố cơ bản:
Công nghệ thu gom rác phải xây dựng trên cơ sở phù hợp với điều kiện của từng khu vực.
Nhất thiết phải xác lập quy hoạch các trạm trung chuyển rác để đảm bảo tối ưu cho hệ thống vận chuyển rác và bảo vệ môi trường.
4.4. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XỬ LÝ CTRSH TẠI THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT TỈNH BÌNH DƯƠNG
Theo TTXVN, Khu liên hợp xử lý CTR Nam Bình Dương xử lý chất thải một cách quá thô sơ trong khi phải cần máy móc, hệ thống xử lý đúng tiêu chuẩn.
Trên thực tế, sau khi khảo sát tại Khu liên hợp xử lý CTR Nam Bình Dương về hiện trạng xử lý CTRSH của Thị xã Thủ Dầu Một nói riêng và của Tỉnh Bình Dương nói chung, ta thấy:
- Bãi chôn lấp chưa phù hợp, không thực hiện đúng theo phương án xây dựng đã đề xuất như trong dự án.
- Bãi chôn lấp không được che phủ đúng theo quy định
- Bãi chôn lấp CTRSH tại Khu liên hợp xử lý CTR Nam Bình Dương nhìn qua giống như một bãi rác tập trung hơn là một BCL với mục đích xử lý CTRSH
Đặc biệt là Xí nghiệp không thể giải quyết hết lượng chất thải đã thu gom về, phải mất nhiều năm mới xử lý xong. Hiện tại, Xí nghiệp này có hai lò đốt rác với công suất chỉ có thể xử lý hơn 20 tấn/ngày đêm.
Hình 4.5 Bãi chôn lấp tại Khu liên hợp xử lý CTR Nam Bình Dương
Mương thu nước rỉ rác đã bị cạn hơn so với ban đầu do rác và đất bồi nhưng không được nạo vét thường xuyên.
Trạm rửa xe vận chuyển rác của khu liên hợp xử lý chất thải rắn khu vực Nam Bình Dương hoạt động chưa được tốt lắm. Vì khi rửa xe, các công nhân chỉ rửa phần phía trong của xe do số rác còn mắc lại trên xe rơi xuống và bớt mùi hôi trên xe, nhưng còn phía ngoài xe thì không được làm vệ sinh sạch sẽ nên nhìn chiếc xe thật thiếu thẩm mỹ.
4.5 PHÂN LOẠI, TÁI CHẾ, TÁI SỬ DỤNG
Tại các trạm trung chuyển hững người công nhân thực hiện phân loại rác không được trang bị đồ bảo hộ lao động. Với điều kiện làm việc là tiếp xúc với chất thải, và có thể có chất thải nguy hại nên sức khỏe của những người làm công đoạn phân loại chất thải dễ bị đe dọa.
Về vấn đề phân loại rác để tái chế, tái sử dụng cần được quan tâm nhiều hơn, hiện nay vì chưa có mặt bằng để phân loại rác nên những công nhân trong khâu phân loại rác tại đây phải phân loại rác ngay tại bãi chôn lấp.
Hình 4.6:Một đội quân nhặt rác đang cố gắng thu nhặt những túi nylon lẫn trong rác thải để bán lại cho nhà máy sản xuất hạt nhựa.Mỗi kg rác nylon được mua với giá 500đ
Hình 4.7.Một cơ sở thu mua phế liệu trong thị xã Thủ Dầu Một
CHƯƠNG 5
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT TỈNH BÌNH DƯƠNG
Một số đề xuất cho hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt của thị xã Thủ Dầu Một được hình thành dựa vào 3 mục tiêu sau:
5.1 MỤC TIÊU CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT ĐẾN NĂM 2020
5.1.1 Mục tiêu về môi trường
Định hướng lâu dài theo chiến lược bảo vệ môi trường cả nước, quy hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020
-Hoàn thiện hệ thống quản lý CTRSH về cơ cấu tổ chức và nhân sự theo hướng hiện đại hóa.
- Hoàn thiện các văn bản pháp lý hỗ trợ cho hoạt động quản lý CTRSH.
- Hoàn thiện hệ thống giám sát, kiểm tra, xử phạt trong quản lý CTRSH.
- Hoàn thiện hệ thống quản lý kỹ thuật theo hướng hiện đại hóa, tự động hóa.
- Khoảng đến năm 2015, nâng cao khả năng phân loại, thu gom,xử lý CTRSH
- Thu gom, vận chuyển và xử lý được trên 85% lượng CTRSH phát sinh.
- Thu gom, vận chuyển và xử lý được 100% lượng CTRSH phát sinh vào năm 2020
- Nâng cao tỷ lệ tái sinh, tái chế trên 40% vào năm 2015 và trên 70% vào năm 2020 đến năm 2025. Giảm lượng CTRSH chôn lấp tới mức tối đa
- Xây dựng và đưa vào vận hành ít nhất 02 khu liên hợp xử lý CTRSH từ năm 2015.
- Nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý CTRSH về trình độ quản lý và chuyên môn.
- Tăng cường hợp tác quốc tế tronng quản lý CTRSH (đào tạo về công nghệ)
5.1.2 Mục tiêu về xã hội
- Nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh môi trường. Hướng tới mục tiêu nhân dân tự nguyện, tích cực tham gia bảo vệ môi trường cùng Nhà nước, bảo vệ môi trường và vệ sinh môi trường đô thị trở thành hành vi không thể thiếu được đối với toàn bộ cộng đồng dân cư.
- Xã hội hóa trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý trong lĩnh vực quản lý CTRSH.
- Xã hội (người trả tiền dịch vụ) chấp nhận, hài lòng với dịch vụ và các sản phẩm liên quan đến quản lý CTRSH cung cấp từ các đơn vị công ích, các đơn vị cung ứng các dịch vụ khác.
5.1.3 Mục tiêu về tài chính
- Huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để thực hiện các dự án theo quy hoạc tổng thể hệ thống quản lý CTRSH.
- Xây dựng cơ chế tài chính cho việc thực hiện các công việc của quy hoạc tổng thể hệ thống quản lý CTR, đặc biệt là xây dựng và triển khai phí thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH
- Cân bằng giữa nguồn thu và chi cho công tác quản lý CTRSH. Hướng tới mục tiêu biến CTR thành nguồn tài nguyên mang lại thặng dư cho xã hội
5.2 DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT ĐẾN NĂM 2020
- Dựa theo dự báo dân số tỉnh Bình Dương đến năm 2020 của “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020” và tốc độ phát thải trung bình của một người dân ở đô thị và nông thôn, chúng ta có thể ước lượng được khối lượng CTR của Bình Dương đến năm 2020
- Theo dự đoán, dân số thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương đến năm 2020 là 285.365 người. Mức phát thải CTRSH trung bình của người dân toàn tỉnh dao động từ 0,5 – 0,8kg/ người/ ngày đêm. Mức phát thải này đã được nghiên cứu trong nhiều năm qua.
- Trong quá trình phát triển mức phát thải ngày càng tăng theo sự phát triển. Do đó sử dụng mức phát thải 0.7 kg/người ngày.đêm làm cơ sở để tính toán. Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại tỉnh Bình Dương như bảng sau:
Năm
Dân số (người)
Mức phát thải(kg/người.ngày đêm)
Khối lượng rác(tấn/ ngày)
2011
181.587
0.7
1271109
2015
217.623
0.7
152.3361
2020
285.372
0.7
205.6047
Bảng 5.1: Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Thị xã Thủ Dầu Một đến năm 2020
Hình 5.1 Dự báo khối lượng CTRSH tại tx.Thủ Dầu Một đến năm 2020
Khối lượng rác được thống kê ra ở trên là vẫn chưa kể lượng xầ bần thải bỏ không đúng nơi quy định. Ước lượng khối lượng phát thải trung bình của các chất thải này trong một năm là khoảng 200 tấn / ngày ( năm 2011), 300 tấn / ngày ( năm 2015), 400 tấn/ ngày ( năm 2020)
Thị xã Thủ Dầu Một là trungn tâm kinh tế - xã hội, văn hóa,…của Tỉnh nên vào những năm tới, dân số ở khu vực này sẽ tăng lên đáng kể, điều đó sẽ kéo theo lượng rác thải của thị xã sẽ tăng lên.
Thực hiện chương trình phân loại CTRSH tại nguồn vào giai đoạn 2011 – 2015 : Thực hiện chương trình phân loại CTR tại nguồn và các nhà máy lớn, các khu công nghiệp.
Hệ thống thu gom CTRSH là một hệ thống quan trọng trong hệ thống quản lý CTRSH, vì vậy. Các cơ quan chức năng, Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh đã xây dựng nên mô hình thu gom CTRSH cho thị xã sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị xã Thủ Dầu Một như sau:
UBND Thị trấn, Phường, Xã
Công ty, xí nghiệp công trình công cộng
Quản lý hành chính
Quản lý nghiệp vụ
Nghiệp đoàn rác dân lập
Chủ nguồn thải
Phí dịch Dịch vụ
vụ thu gom
Hình 5.2:Mô hình thu gom CTRSH giai đoạn 2011 - 2015
UBND huyện / thị xã hoặc một cơ quan quản lý chung về thu gom, vận chuyển của tỉnh
Công ty, xí nghiệp
Công trình công cộng
Các hợp tác xã, hoặc các
Doanh nghiệp tư nhân
Các chủ nguồn thải
Hình 5.2: Mô hình thu gom CTR giai đoạn 2020 trở đi.
Trong thời gian tới tại Thị xã sẽ cần đầu tư số lượng và chủng loại xe thu gom và vận chuyển rác theo các năm từ 2011 đến 2020 cụ thể như sau:
Giai đoạn
Số lượng xe
Chủng loại
Giá trị
Ghi chú
2011
Không cần đầu tư, vì năng lực hiện nay đã đủ thực hiện
2015
Cần thêm 1
7 tấn
1,2 tỷ đồng
Sử dụng các xe đã đầu tư từ trước và đầu tư thêm một số xe mới
2020
Cần thêm 1
7 tấn
1,2 tỷ đồng
Tổng
2 xe
14 tấn
2,4 tỷ đồng
Bảng 5.2: Số lượng xe thu gom và vận chuyển rác từ 2011 đến 2020
5.3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT
5.3.1 Đề xuất một số giải pháp nâng cao quản lý CTRSH trước mắt:
5.3.1.1Đối với hệ thống quản lý hành chánh CTRSH tại tx.Thủ Dầu Một
a. Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu hành chánh hệ thống quản lý CTRSH của Thị xã như hiện nay là đã được, nhưng các tổ chức tham gia thu gom và vận chuyển CTRSH từ các cấp ( cấp xã, phường, cấp thị xã) không có mối liên hệ với nhau. Vì vậy vấn đề còn tồn tại hiện nay là mỗi tổ chức thu gom ở mỗi cấp đều “ mạnh ai nấy làm” , thế nên công việc của mỗi tổ chức đều hoàn thành nhưng chưa được tốt. Và tại phòng Quản lý đô thị cần cố một đội chuyên đi thanh tra, kiểm tra các công việc của các tổ chức tham gia thu gom và vận chuyển CTRSH của Thị xã đã làm tốt chưa?
b. Cơ cấu nhân sự: Cần đào tạo, nâng cao về chuyên môn và kinh nghiệm cho các cán bộ trong hệ thống quản lý CTRSH của Thị xã, Kèm theo đó là phải đào tạo thêm cán bộ có kinh nghiệm và chuyên môn về quản lý CTRSH
Đối với hệ thống thu gom:
Vì tại tx.Thủ Dầu Một có nhiều khu vực khác nhau cần phải thu gom rác mỗi ngày và mỗi khu vực cần có cự ly thu gom CTRSH khác nhau cho phù hợp. Nên trong công tác thu gom CTRSH tại nguồn ( khu dân cư, hộ gia đình, nhà hàng, khách sạn, . . .) cần có sự lựa chọn phương tiện thu gom vận chuyển CTRSH. Với vấn đề này ta chia làm hai trường hợp:
-Đối với việc thu gom rác hộ dân cư ở cự ly ngắn hơn 1,5 km
Theo đánh giá các phương tiện đang sử dụng hiện nay thì thùng rác 660L ( bánh lớn và bánh nhỏ) có hiệu quả cao trong công tác thu gom CTRSH từ các hộ dân. Khả năng thu gom rác khoảng 150 – 200 hộ dân cư, cự ly thu gom nhỏ 1,5 – 2km ( cự ly gần với trạm trung chuyển). Xe có hai loại bánh lớn và bánh nhỏ nên phù hợp với mọi địa hình
-Đối với việc thu gom rác hộ dân cư ở cự ly lớn hơn 1,5 km
Trên địa bàn Thị xã, có hai loại phương tiện sử dụng hiệu quả nhất hiện nay đó là: xe tải0,55 – 01 tấn và xe ép rác.
- Với xe tải 0,55 – 01 tấn: Cần có cải tiến hệ thống thủy lực nâng hạ thùng xe. Thùng xe kín ( hay hở mui) có khả năng lưu trữ nước rỉ rác, khi xe đầy rác công nhân chỉ việc phủ bạt nhựa để hạn chế mùi hôi phát tán. Khả năng cơ động cao và phù hợp mọi địa hình.Tuy nhiên, hệ số nén rác thấp, khoảng 1,5:1. Lợi thế của xe tải nhỏ khoảng 550 kg là có thể đi vào những hẻm nhỏ có bề ngang từ 2,5- 3m . Điều này phù hợp cho công tác thu gom tại các hộ gia đình trong hẻm.
- Xe ép rác: Là phương tiện chuyên dung trong thu gom vận chuyển rác, tải trọng từ 1,8 tấn - 15 tấn, để phù hợp với việc thu gom thì chỉ cần sử dụng xe rác từ 2 - 2,5 tấn.
- Hàng ngày các xe rác vẫn đi thu gom rác trong các khu vực của Thị xã, từ các hẻm nhỏ cho đến các khu chung cư, các chợ, các trục đường chính trong trung tâm của Thị xã, nhưng dù các xe rác có đi vào những giờ có ít người hay vào những giờ tối muộn ( khoảng 21 – 22 h) thì cũng cần được làm vệ sinh sạch sẽ cả phía ngoài của xe rác. Vì hiện nay ta không khó bắt gặp những xe thu gom rác dính đầy bụi bẩn. Điều này làm cho người đi đường khó chịu vì mùi của xe đã đành mà còn ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị.
- Hiện nay, tại địa bàn của Thị xã các Công ty công cộng, Hợp tác xã thu gom rác thu lệ phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác của các hộ gia đình. Nhưng không phải hộ nào cũng có ý thức trách nhiệm đóng khoảng phí này (không phải những hộ khó khăn mà có cả những hộ khá giả) và thường né tránh không đóng, họ đưa ra những lý do của mình hay né tránh để không đóng, mặc dù theo một số người cho biết là mức phí này không cao (10.000 đ/tháng/hộ gia đình, 20.000 đ/tháng/hộ kinh doanh nhỏ lẻ,… ). Vì vậy nên, giữa các tổ chức thu gom CTRSH với từng hộ gia đình cần có một hợp đồng rõ ràng về vấn đề người sử dụng dịch vụ (thu gom CTRSH) và người đưa ra dịch vụ.Trong đó cần nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên đối với nhau; nêu rõ các chế tài xử phạt đối với mỗi bên khi không thực hiện đúng với bản hợp đồng; bắt buộc tất cả các gi đình đều phải có hợp đồng và phải nộp phí đầy đủ. Vì, dù với bất cứ lý do nào thì mỗi người trong chúng ta đều thải ra một lượng rác bất kỳ, và chúng ta sẽ phải tìm cách để xử lý số rác thải đó sao cho nơi ở của mình được sạch sẽ - trong lành. Vậy nếu ta không bỏ rác thải cho các tổ chức thu gom thì chúng ta sẽ phải làm gì với chỗ rác thải đó? Đốt? Mang ném ở một nơi công cộng hay thùng rác công cộng? Hay là mang để “ké” vào sọt rác của nhà hang xóm? ... Đốt thì thật tốn công và ô nhiễm môi trường; mang ném ở một nơi công cộng như bãi đất trống thì thật là mất vệ sinh và thể hiện mình là một người với ý thức kém, còn ném vào thùng rác công cộng thì cũng là các tổ chức thu gom CTRSH đi thu gom rồi vận chuyển đi xử lý; còn mang bỏ ké vào sọt rác nhà hàng xóm thì thật xấu hổ, rồi cũng là do các tổ chức thu gom CTRSH đến thu gom rồi vận chuyển đi xử lý. Do đó, việc đóng phí thu gom CTRSH là điều phải bắt buộc và cũng cần dựa trên văn bản pháp luật rõ ràng.
- Trên các con đường của Thị xã, ta thường bắt gặp những thùng rác, những rác bám đầy bụi bẩn – cáu ghét trong thật mất mỹ quan và gây phản cảm. Tất nhiên sẽ có ý kiến là “ thùng rác để bỏ rác thì phải bẩn chứ!”, điều đó đúng, nhưng với tình trạng thùng rác bẩn quá như hiện nay thì không được không tốt lắm cho bộ mặt của Thị xã, làm mất mỹ quan. Vậy nên, các tổ chức quản lý CTRSH cần quan tâm hơn về việc thường xuyên xúc rửa, làm vệ sinh sạch sẽ cho các thùng rác nơi công cộng, và thay ngay những thùng rác đã bị hư.
- Trong quá trình thu gom rác tại Thị xã của các tổ, đội thu gom dân lập, vì phương tiện thô sơ, không có xe ép rác nên thường xảy ra tình trạng nước rỉ rác từ trên xe chảy xuống đường gây mùi và để lại trên đường những vệt đen bẩn. Do đó, các phương tiện thu gom CTRSH của các tổ, đội thu gom dân lập cần có các phương án để ngăn nước rỉ rác chảy xuống đường. Có thể là ở mỗi xe đi thu gom rác nên có một máng thu nước rỉ rác (có thể là tự chế) được đặt dưới gầm xe để thu gom nước rỉ rác tránh tình trạng nước rỉ rác chảy xuống đường.
- Trên các con đường, vào khoảng thời gian xe rác đi thu gom rác ở các hộ. Ta sẽ thấy trước mỗi căn hộ là một túi nylon rác. Vì vậy, các tổ chức cơ quan chức năng có thể yêu cầu sẽ có một thùng rác cho 5 – 10 hộ gia đình để bỏ rác vào. Điều này sẽ làm giảm công sức mà các công nhân đi thu gom rác phải bỏ ra, rác sẽ được dọn sạch hơn, nhanh hơn và mỹ quan của Thị xã sẽ tốt hơn.
- Những điểm hẹn nào thường có lượng rác nhiều nhưng thùng rác được đặt tại đó nhỏ hay ít thì cần thay thế bằng thùng rác loại lớn hay đặt thêm thùng rác vào đó để tránh tình trạng rác bị bỏ xung quanh thùng rác quá nhiều nên người công nhân thu gom không kịp và không hết.
- Các thùng rác công cộng là nơi để cho những người đi đường bỏ rác, rác đó không phải là lượng rác sinh hoạt tại nhà của chúng ta mà là những loại như vỏ kẹo, khăn giấy, chai nước,… Mà người đi đường sử dụng chứ không phải là điểm để các hộ dân mang rác sinh hoạt của gia đình mang ra đó để đổ. Nhưng thực tế thì ta bắt gặp không ít những người dân mang rác sinh hoạt của gia đình ra điểm đó để bỏ rác. Thế nên, các phường, xã nên có các quy định xử phạt đối với những người này để các thùng rác công cộng không còn tình trạng quá tải như hiện nay.
- Tại những khu đất trống, khu đất chưa được xây dựng chúng ta cũng sẽ gặp hình ảnh các bọc rác bị nén rải rác trên các khu đất này. Vậy nên, để tránh tiếp tay cho những người thiếu ý thức về môi trường, cần có các quy định về việc xây hàng rào bao quanh đối với các khu đất chưa xây dựng các công trình.
- Đối với những người công nhân thực hiện công việc thu gom rác cũng cần được các ban lãnh đạo của tổ chức tham gia thu gom quan tâm hơn. Họ cần được cấp phát đồng phục để bảo hộ cho mình trong việc thu gom như: găng tay cao su, ủng cao su, áo phản quang, khẩu trang đủ tiêu chuẩn để bảo vệ công nhân khỏi mùi hôi của rác và các vi khuẩn có thể có trong rác thải, nón bảo hộ,… và thực tế hiện nay mà tất cả chúng ta thấy là đồng phục của một số công nhân của các tổ, đội thu gom dân lập chưa thực hiện được những yêu cầu trên để bảo vệ sức khỏe cho công nhân. Tình trạng đồng phục của công nhân thu gom rác tại Thị xã cũng là một phần mỹ quan của Thị xã nên những bộ đồng phục của công nhân cần được giặt sạch sẽ thường xuyên và cấp mới, cũng là để bảo vệ sức khỏe của chính những người công nhân, và làm dẹp mỹ quan đô thị.
Đối với hệ thống trung chuyển và vận chuyển
- Hiện nay, trạm trung chuyển của Thị xã chưa đảm bảo vệ sinh và đúng yêu cầu kỹ thuật. Trạm trung chuyển cần phải được xây dựng đúng với các yêu cầu về kỹ thuật và môi trường để tránh gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân sống xung quanh trạm trung chuyển.
- Tại các trạm trung chuyển nên xây dựng thêm khu vực để phân loại CTRSH để thu gom lại lượng CTRSH có thể tái chế và tái sử dụng được nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, tạo thêm nguồn thu cho trạm trung chuyển và giảm được một phần khối lượng CTRSH phải vận chuyển đến khu xử lý. Nếu làm như vậy thì trạm trung chuyển cần có diện tích đủ lớn để xe thu gom thải bỏ chất thải.
- Tại trạm trung chuyển cần lắp đặt hệ thống xử lý khí thải.
- Nếu xây dựng trạm trung chuyển lớn thì nên có thêm hệ thống xử lý nước rỉ rác sơ bộ trước khi xả hệ thống thoát nước của khu vực.
- Trạm trung chuyển cần được tính toán sao cho có khoảng cách phù hợp với vị trí thu gom, nơi xử lý và cách xa khu dân cư.
- Hàng tháng, hàng quý phải có cuộc kiểm tra phân tích mẫu nước, mẫu nước ngầm, mẫu không khí tại trạm trung chuyển và khu vực xung quanh trạm trung chuyển
Rác hữu cơ thùng 660l xe ép 07 tấn làm phân compost
Nguồn phát Bãi chôn lấp
sinh
rác vô cơ bằng các trạm phân loại
phương tiện khác tập trung
cơ sở tái chế
Hình: 5.3 Phương án thu gom và vận chuyển
Phân loại, tái sử dụng và tái chế
-Hiện nay, công tác phân loại các CTRSH có thể tái chế và tái sử dụng tại Thị xã vẫn chưa tốt. Vì vậy, trong công tác quản lý CTRSH chúng ta cần đầu tư thêm vào hệ thống phân loại CTRSH có thể tái chế tái sử dụng.
- Thực tế hiện nay, trình độ ý thức của người dân ta chưa đủ để đưa ra các phương án như phân loại rác tại nguồn với các thùng rác có màu khác nhau và mỗi màu sẽ tượng trưng cho các loại chất thải có tính chất khác nhau (hữu cơ, vô cơ,…). Do đó, hiện tại chúng ta chỉ có thể phân loại rác tại các trạm trung chuyển và khu xử lý, vậy nên ở mỗi trạm trung chuyển (ngoài trạm trung chuyển chất tại trực tiếp) và khu xử lý nên có thêm khu vực để phân loại CTRSH.
- Tại địa bàn Thị xã nói riêng và nước Việt Nam nói chung, cần có hướng thay đổi vể việc sử dụng bao nylon quá nhiều như hiện nay và thay váo đó là các bao giấy, hay quay về sử dụng giỏ sách nhựa để đi chợ giống như cách đây khoảng 10 năm để giảm thiểu đến mức đối đa việc sử dụng bao nylon. Vì bao nylon được làm từ chất liệu rất khó phân hủy (khoảng 500 năm nylon mới phân hủy) mà hiện nay chúng ta sử dụng và thải ra môi trường quá nhiều đã – đang và sẽ gây ra các tác động không tốt cho môi trường. Và chúng ta có thể sử dụng nhiều lần đối với một cái bao nylon để giảm đi lượng bao nylon đang hằng ngày thải ra môi trường.
- Việc tạo phân compost từ CTRSH cũng là một phần quan trọng trong việc tái chế lại CTRSH. Đó không những giảm thiểu lượng CTRSH của Thị xã của Tỉnh mà nó còn tạo ra một sản phẩm tốt, an toàn với nguyên liệu rẻ và sẵn có để cung cấp cho nông dân sản xuất nông nghiệp; tạo công việc cho người dân và tận dụng được lượng rác thải của Thị xã.
- Thực hiện tốt công tác tái chế tái sử dụng CTR là đã góp phần nhỏ vào sự phát triển bền vững của Thị xã và của Tỉnh.
Xử lý và chôn lấp hợp vệ sinh
-Từ thực tế của tình hình xử lý CTRSH của Thị xã tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương, ta có thể rút ra:
- Tại trạm rửa xe của khu xử lý các công nhân cần chùi rửa xe vận chuyển rác sạch sẽ cả ở trong lẫn ở ngoài để khi xe rác đi ra khỏi khu xử lý sẽ là một chiếc xe không gây mùi, không gây phản cảm đối với mọi người và không làm mất mỹ quan của Thị xã.
- Hiện tại công tác phân loại CTRSH của khu xử lý chưa được quan tâm đúng mức. Vì phương pháp phân loại rác tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương là tập trung và chỉ phân loại một phần nhỏ CTRSH có thể tái chế tái sử dụng và công nhân thực hiện phân loại rác ngay tại BCL. Để tránh sự lãng phí về nguồn nguyên liệu có thể sử dụng lại từ rác và giảm một phần CTRSH phải chôn lấp mà lại tăng thêm thu nhập cho khu xử lý thì các khu xử lý cần xây dựng khu phân loại CTRSH. Và việc phân loại cần được thực hiện cho từng xe vận chuyển chứ không phải phân loại tập trung tại BCL như hiện nay.
- Khi xây dựng BCL cần phải có phương án xây dựng đúng kỹ thuật theo yêu cầu bảo vệ môi trường. Và khi tiến hành xây dựng cũng cần phải thực hiện đúng theo kỹ thuật đã đưa ra để tránh gây ô nhiễm môi trường đất, không khí, nước tại BCL.
- Khi đưa BCL vào hoạt động cần phải thực hiện đúng theo những quy trình kỹ thuật của từng giai đoạn (giữa các lớp rác phải có các lớp cách với độ dày và độ nén đúng kỹ thuật) của BCL.
- Các mương thu gom nước rỉ rác cần phải thường xuyên nạo vét để tránh tình trạng các mương bị nông, tắc nghẹn do rác và đất cát bồi lên. Nhằm tạo thuận lợi cho việc thu gom nước rỉ rác để xử lý.
- Hệ thống xử lý khí thải từ BCL cũng là một vấn đề cần được chú trọng quan tâm. Và lượng khí thu được từ BCL cũng là một nguồn nhiên liệu để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của người dân. Đó cũng lại là một nguồn thu cho khu xử lý và quản lý tốt lượng khí sinh ra từ BCL sẽ giúp bảo vệ môi trường không khí của chúng ta.
- Hàng tháng, hàng quý phải có cuộc kiểm tra phân tích mẫu nước mặt, nước ngầm, mẫu không khí tại khu xử lý và khu vực xung quanh khu xử lý.
- Khu xử lý CTRSH phải có bản cam kết giám sát và bảo vệ môi trường với Thị xã, với Tỉnh của các đơn vị thu gom rác tại các trạm trung chuyển, các điểm hẹn.
- Thực ra, như những gì ta thấy trong thực tế, CTRSH có thể tái chế, tái sử dụng được đều đã được thu gom hết và nếu còn thì chỉ còn lại những mảnh nhỏ quá không cần thiết. Và theo những gì em quan sát được trong quá trình đi thực tế tại trạm trung chuyển của phường Hiệp Thành thì sau khi rác được các tổ dân lập thu gom đưa về và phân loại thì lượng rác còn lại là khá nhỏ so với lượng rác thu gom được tại nguồn (còn lại khoảng 1/3 so với lượng rác ban đầu) và thành phần hầu như là rác hữu cơ (rác thực phẩm, rau, quả,… ), rất ít vải vụn. Vậy nên lượng CTRSH còn lại và chuyển đến Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương có thể đốt lượng CTRSH của Thị xã thay vì chôn lấp như hiện nay để bảo vệ môi trường tốt hơn.
5.3.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao quản lý CTRSH cho tương lai (5 – 10 năm sau)
- Trước tiên là cần phải đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật tốt cho các xe chuyên thu gom và vận chuyển CTRSH.
- Thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn (từ các hộ gia đình, cơ quan trường học,…), bằng cách giáo dục và yêu cầu mỗi công dân khi bỏ rác phải phân loại rác (rác hữu cơ, rác vô cơ, rác nguy hại). Vì vậy, mỗi điểm bỏ rác phải có ít nhất hai thùng rác với 2 màu khác nhau để phân biệt, mỗi màu của mỗi thùng rác đặc trưng cho tính chất của từng loại rác.
- Việc cải tiến phương tiện thu rác có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc xử lý rác tại nguồn, tại từng hộ gia đình, từng cá nhân trong khi môi trường đang có ô nhiễm nghiêm trọng nhất là vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp…
Hình 5.4.Thùng rác hữu cơ Hình 5.5. Thùng rác vô cơ
Kèm theo đó thì xe thu gom và vận chuyển rác cũng cần có 2 ngăn rõ ràng để chứa rác tránh bị lẫn lộn. Hoặc sẽ thu gom mỗi loại rác vào các ngày khác nhau trong tuần
- Tại các trạm trung chuyển và khu xử lý rác cần có các dây chuyền để phân loại rác dễ dàng hơn.
- Có các hoạt động khuyến khích người dân tái sử dụng, tái chế các CTRSH của chính họ.
- Xây dựng bãi chôn lấp theo đúng kỹ thuật, công nghệ của các BCL đã có hiệu quả hoạt động trên thế giới. Kèm theo đó là phải cử các chuyên viên môi trường của Việt Nam để đi học hỏi kinh nghiệm của các quy trình quản lý CTRSH có hiệu quả của các quốc gia trên thế giới.
- Mặc dù nhiều loại hệ thống phân loại BCL đã được đưa ra những năm qua, nhưng hệ thống phân loại do bang California đưa ra năm 1984 có lẽ là hệ thống phân loại thích hợp nhất. Theo hệ thống phân loại này, có 3 loại BCL sau được sử dụng:
- Loại I: Chất thải nguy hại.
- Loại II: Chất thải theo quy định.
- Loại III: Chất thải sinh hoạt.
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN:
Với sự phát triển của tx.Thủ Dầu Một như hiện nay và sẽ phát triển nữa trong tương lai thì vấn đề môi trường cần có sự quan tâm đúng với tầm quan trọng của môi trường, trong đó vấn đề về quản lý CTRSH là một phần quan trọng trong các vấn đề của môi trường tại Thị xã, nhưng thực tế hiện nay mà ta có thể thấy trong hệ thống quản lý CTRSH còn những bất cập là:
-Hệ thống quản lý CTRSH của Thị xã chưa triệt để, còn nhiều thiếu xót
- Hệ thống kỹ thuật về quản lý CTRSH hoạt động chưa hoàn chỉnh
- CTRSH phát sinh từ nguồn chưa được phân loại đúng theo quy định của Luật Bảo Vệ Môi Trường năm 2005
- Ở công đoạn thu gom CTRSH có nhiều điểm chưa đồng bộ, mạng lưới thu gom chưa bao phủ rộng khắp, hiệu quả thu gom còn chưa cao và thời gian thu gom một số địa điểm chưa ổn định
- Phương tiện thu gom vẫm có một phần không đảm bảo chất lượng, các điểm tập kết CTRSH (điểm hẹn, trạm trung chuyển) chưa được đầu tư đúng mức nên vấn đề vệ sinh môi trường chưa được đảm bảo.
- Hệ thống vận chuyển chưa đáp ứng nhu cầu vận chuyển CTRSH hằng ngày gây nên tình trạng CTRSH tồn đọng trong khu dân cư hoặc đổ ra khu đất lộ thiên, rất mất vệ sinh.
- Đặc biệt, CTRSH chưa được phân loại để thu hồi các thành phần có khả năng tái chế, tái sử dụng.
- Các phương tiện, dụng cụ để thực hiện cho công tác vệ sinh còn chưa được làm vệ sinh thường xuyên, gây phản cảm và mất mỹ quan.
- Khu xử lý CTRSH của T.x Thủ Dầu Một chưa đảm bảo vệ sinh môi trường và còn nhiều vấn đề bất cập cần quan tâm giải quyết trong công đoạn xử lý.
KIẾN NGHỊ
Vấn đề môi trường hiện nay là mối quan tâm của mỗi người mỗi quốc gia.Thế nên, Tx. Thủ Dầu Một nói riêng và các huyện, các tỉnh trên đất nước ta nói chung để bảo vệ môi trường và gần nhất đối với cuộc sống của mỗi con người là nguồn CTRSH được thải ra hàng ngày cần có sự đóng góp của từng người, từng gia đình, từng địa phương,… Vì vậy, mỗi công dân đều có quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường sống của mình và những người xung quanh kèm theo là các hoạt động của các cấp chính quyền, các tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường. Để bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của chính mình, đối với hệ thống quản lý CTRSH chúng ta cần quan tâm đến:
-Trách nhiệm của chính quyền, toàn thể cộng đồng dân cư trong việc thu gom, vận chuyển CTRSH
-UBND Thị xã có trách nhiệm tổ chức hoạt động quản lý CTRSH trên địa bàn Thị xã; công bố, công khai quy hoạch quản lý CTRSH; tổ chức thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thu gom vận chuyển CTRSH.
-UBND Thị xã, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư có trách nhiệm giám sát quá trình thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Thị xã. Nếu khi phát hiện vi phạm pháp luật về quản lý CTRSH, cần thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Thị xã để xử lý theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường nguồn nhân lực cho UBND phường xã để tổ chức quản lý vệ sinh môi trường trên địa bàn
- Ban hành những văn bản pháp luật xử phạt các cá nhân quy phạm luật Bảo Vệ Môi Trường.
- Việc tổ chức lại hoạt động thu gom rác sinh hoạt phải đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động. Các tổ chức có thẩm quyền cần quan tâm đến đời sống tinh thần và vật chất của người công nhân vệ sinh môi trường. Có các chế độ ưu đãi đối với những công nhân thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại của rác thải.
- Ủy ban nhân dân Thị xã giao trách nhiệm cho các cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh, truyền hình tỉnh và UBND các phường – xã có kế hoạch tuyên tuyền vận động người dân nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị, tuyên truyền các hình thức xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường
-Xây dựng các bãi trung chuyển rác hợp vệ sinh, hổ trợ các đội, tổ thu gom rác dân lập hoạt động có hiệu quả.
- Cần có lộ trình trong việc chuyển đổi phương tiện thu gom rác. Ủy ban nhân dân Thị xã có thể giao cho Qũy giải quyết việc làm Thị xã hay Qũy xóa đói giảm nghèo huyện - phường lập đề án hỗ trợ vốn cho các tổ chức và người lao động thu gom rác chuyển đổi phương tiện hoạt động.
- Tổ chức các đợt tập huấn, hội thảo, tọa đàm nhằm phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường, phản ánh kịp thời các phản hồi của cộng đồng.
- Tổ chức các phong trào làm sạch đường phố, các chiến dịch môi trường xanh, sạch. Khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân tham gia, có thể là vào một ngày chủ nhật bất kỳ, các tổ dân phố, phường, xã tổ chức và yêu cầu các hộ gia đình trong địa bàn cùng tham gia để nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường, để người dân hiểu hơn về môi trường.
- Áp dụng hình thức giáo dục về công tác bảo vệ môi trường trong trường học từ cấp thấp nhất
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Công ty cấp thoát nước môi trường Bình Dương, Đánh giá tác động môi trường dự án khu liên hợp xử lý chất thải rắn khu vực Nam Bình Dương – đã chỉnh sửa theo công văn góp ý số 4013/ BTNMT – TĐ của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương, sở Tài Nguyên Môi Trường, (2009), báo cáo tổng hợp “kiện toàn hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị tại Bình Dương” – Kèm theo quyết định số 692/QĐ – UBND, ngày 26 tháng 2 năm 2009
3. Giáo trình quản lý chât thải rắn sinh hoạt của TS Nguyễn Trung Việt, TS Trần Thị Mỹ Diệu 2007
www.yeumoitruong.com
www.tailieu.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 0LUAN VAN TN - LANH.docx