Đề tài Khảo sát khả năng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh khối 10 và 12 trường trung học phổ thông Long Xuyên

1. Lý do chọn đề tài và lịch sử nghiên cứu Việt Nam trong thế kỉ 21 đang trên đà phát triển toàn diện đất nước, một trong những vấn đề trọng tâm là đẩy mạnh giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu cơ bản của Đảng và Nhà nước ta đề ra là: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài; cốt lõi của việc đẩy mạnh giáo dục là cải tiến phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học. Đối với bộ môn Ngữ Văn, phương pháp giảng dạy tối ưu xưa nay của người giáo viên vẫn là phương pháp dùng lời nói để trình bày tài liệu, tác động đến học sinh. Tuy nhiên, trong khi nói lẫn viết, người giáo viên Ngữ Văn cũng như nhiều bộ môn khác cũng gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn và giải thích từ ngữ, đặc biệt là từ Hán Việt. Điều đó làm ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng giảng dạy của giáo viên. Đối với học sinh, vấn đề sử dụng đúng ngôn ngữ tiếng Việt cũng là một vấn đề hết sức khó khăn. Mặc dù ở mỗi cấp học, bộ môn tiếng Việt đều được đưa vào giảng dạy song song với những bộ môn khác, trong đó có một số bài dạy về từ Hán Việt; song, nhìn chung phần lớn học sinh đều hiểu sai nghĩa của từ Hán Việt dẫn đến một số trường hợp ngộ nhận đáng tiếc khi đặt câu, ngay cả những sinh viên đại học chuyên ngành Ngữ văn. Có thể kể ra đây một số lỗi thường gặp như: - Dùng từ sai phong cách: Vd: Ông ấy bị bệnh đã hy sinh hôm qua (bài làm của học sinh). Thay vì nói: Ông ấy bị bệnh đã từ trần hôm qua. - Viết sai chính tả: Vd: Ông ấy là một nhà văn lãng mạng (bài làm của học sinh). Thay vì nói: Ông ấy là một nhà văn lãng mạn. - Sử dụng từ không đúng: Vd: Nhà văn phải xâm nhập vào hiện thực đời sống để tìm tư liệu (bài làm của học sinh). Thay vì nói: Nhà văn phải thâm nhập vào hiện thực đời sống để tìm tư liệu. 1 Những trường hợp trên đây xuất phát từ một thực trạng là học sinh không hiểu được nghĩa cũng như phạm vi sử dụng của từ Hán Việt. Như vậy, muốn tạo lập văn bản đúng thì người nói (viết) cần có một vốn từ vựng Hán Việt phong phú và phải hiểu được phạm vi sử dụng của từ Hán Việt để sử dụng cho phù hợp. Trong tiếng Việt, từ Hán Việt chiếm số lượng tương đối cao - trên 60%. Lượng từ Hán Việt này đã góp phần không nhỏ trên bước đường phát triển của tiếng Việt, đủ khả năng đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu do cuộc sống văn hoá - xã hội đề ra. Tuy nhiên, bản thân nó cũng chứa đựng nhiều điều phức tạp, gây khó khăn cho người tiếp nhận và sử dụng, là vấn đề nhạy cảm nhất mà bất cứ người nào muốn tìm hiểu sâu về tiếng Việt cũng gặp phải. Qua học tập bộ môn Hán Nôm trong nhà trường đại học, chúng tôi nhận thấy từ Hán Việt có rất nhiều điều hay, nó đóng góp không nhỏ cho việc học tập bộ môn Ngữ văn. Do vậy, thiết nghĩ, khi học tập môn Ngữ văn, học sinh phải có vốn từ Hán Việt nhất định và có khả năng giải thích từ Hán Việt để tiếp thu các tác phẩm văn học Việt Nam trung đại, văn học Trung Quốc và nhất là sử dụng chúng trong giao tiếp cuộc sống. Trên thực tế, trước nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, chuyên luận bàn về từ Hán Việt ở nhiều khía cạnh khác nhau và những cuộc điều tra tình hình hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh, sinh viên. Tác giả Đặng Đức Siêu trong quyển “Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông” đã chú ý nghiên cứu ở khía cạnh nhận diện từ Hán Việt qua cái nhìn lịch sử để từ đó đề ra phương hướng nắm vững vốn từ Hán Việt. Bên cạnh đó, một số tác giả lại nghiên cứu tìm ra mẹo để giải nghĩa từ Hán Việt như ở quyển “Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả” của tác giả Phan Ngọc, . Tác giả Nguyễn Tài Cẩn trong quyển “Sự hình thành cách đọc Hán Việt” lại chú ý ở phương diện cách đọc và xuất xứ của cách đọc Hán Việt. Ngoài ra, chúng ta còn thấy bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Khang: Tiếng Việt trong trường học đề cập đến phương pháp dạy học từ Hán Việt hiện nay ở nhà trường phổ thông, điều đó gợi mở cho đề tài của chúng tôi rất nhiều. Đặc biệt, phong phú hơn cả là những chuyên luận đăng trên tạp chí Hán Nôm và tạp chí Ngôn Ngữ, những quyển từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ, tự điển Hán Việt của các tác giả Đào Duy Anh, Bửu Kế, . Sự quan tâm nghiên cứu về từ Hán Việt tương đối phong phú, đều khắp các mặt; tuy nhiên, để khảo sát trên một địa bàn cụ thể, tại trường PT ở địa bàn Tp. Long Xuyên – An Giang thì chưa có công trình nào. Tình hình này ở mỗi giai 2đoạn, mỗi khu vực lại có những đặc điểm khác nhau. Do vậy, đến nay nó vẫn là vấn đề hết sức nóng bỏng của xã hội. Thiết nghĩ, là sinh viên chuyên ngành Ngữ văn, người sẽ trực tiếp giảng dạy trong tương lai, điều chúng tôi nên làm khi đang ngồi trên ghế nhà trường đại học chính là vận dụng kiến thức đã học nhằm hình thành cho mình phương pháp giảng dạy tích cực nhất, khắc phục những yếu kém hiện tại của học sinh. Chính vì vậy, chúng tôi chọn làm đề tài nghiên cứu của mình là: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG HIỂU VÀ SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT CỦA HỌC SINH KHỐI 10 VÀ 12 TRƯỜNG THPT LONG XUYÊN. Qua nghiên cứu, tôi sẽ biết được khả năng giải thích và sử dụng từ Hán Việt của học sinh trung học phổ thông, những lỗi thông thường mà phần lớn học sinh gặp phải. Từ đó, đưa ra định hướng cho mình cách dạy tốt môn Ngữ văn, với mục tiêu là giúp cho học sinh có hứng thú với bộ môn Văn học trung đại nói riêng cũng như Văn học Việt Nam nói chung - bộ môn chưa thực sự được học sinh quan tâm tương xứng với nét đặc sắc của nó. 2. Mục đích nghiên cứu Khi chọn đề tài này, chúng tôi đã xác định hai mục đích chính của đề tài như sau: 2.1 Chúng tôi muốn thông qua khảo sát thực tế ở địa bàn trường THPT Long Xuyên để có được kết quả cụ thể về khả năng giải thích và sử dụng từ Hán Việt của học sinh THPT. Việc thống kê phiếu điều tra nhằm phát hiện những yếu kém và những lỗi thường gặp trong việc hiểu và sử dụng từ Hán Việt, từ đó rút ra một số nhận xét bước đầu. 2.2 Sau khi đã nắm được khả năng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh hai khối 10 và 12, mục đích cuối cùng của chúng tôi là đề ra một số biện pháp để khắc phục tình trạng này, tức là sẽ nâng cao khả năng giải thích và sử dụng từ Hán Việt cho học sinh bằng cách đề ra những biện pháp khắc phục những lỗi Hán Việt thông thường, những mẹo luật học từ Hán Việt, phương pháp mở rộng từ Hán Việt, . Ngoài ra, đề tài còn mong muốn đề ra một số kiến nghị góp phần nâng cao kết quả dạy học từ Hán Việt trong nhà trường. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đề ra, chúng tôi xác định nhiệm vụ của đề tài bao gồm các nội dung cụ thể sau: 3.1 Làm sáng tỏ những lý thuyết về từ Hán Việt. - Nêu khái niệm từ Hán Việt, có liên hệ với lịch sử hình thành và phân biệt với các loại từ Việt gốc Hán khác. 3- Nêu đặc điểm của từ Hán Việt và cách nhận dạng chúng. - Nêu vị trí của từ Hán Việt trong vốn từ vựng tiếng Việt cả trong quá khứ và hiện tại, chỉ ra một số vấn đề về dạy và học từ Hán Việt trong trường phổ thông. 3.2 Khảo sát khả năng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh khối 10 và 12 trường THPT Long Xuyên qua tổng hợp các phiếu điều tra, trong đó bao gồm thống kê khả năng nhận biết từ Hán Việt của học sinh, phân tích các lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng Việt nói chung và từ Hán Việt nói riêng cũng như xem xét khả năng mở rộng từ Hán Việt của học sinh, . 3.3 Từ kết quả khảo sát thu được, chúng tôi sẽ so sánh khả năng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh khối 10 và 12, sự chênh lệch về khả năng hiểu và sử dụng từ Hán Việt giữa hai khối lớp nhằm đề ra biện pháp phù hợp. 3.4 Nêu nguyên nhân của thực trạng hiểu và dùng sai từ Hán Việt, bao gồm: nguyên nhân khách quan do đặc điểm phức tạp của từ Hán Việt, chương trình dạy học từ Hán Việt ở trường phổ thông còn bất cập, . cùng với những nguyên nhân chủ quan từ phía học sinh. 3.5 Qua tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng, đề tài mong muốn đưa ra những biện pháp khắc phục, đồng thời nâng cao khả năng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh. Những biện pháp khắc phục được tổng hợp từ những mẹo luật giải nghĩa từ Hán Việt, mẹo học từ Hán Việt được tiếp thu, thừa hưởng từ các công trình nghiên cứu của một số tác giả đi trước, kết hợp với những ý tưởng và phương pháp học của bản thân. 3.6 Đề tài cũng nêu một số kiến nghị giúp học sinh trong tương lai sẽ có hứng thú học tập tiếng Việt nói chung và từ Hán Việt nói riêng, đồng thời giúp giáo viên Ngữ văn ý thức được tầm quan trọng của bộ môn Hán Nôm nhằm nâng cao khả năng giảng dạy tiếng Việt nói chung và từ Hán Việt nói riêng của người giáo viên theo chương trình SGK đổi mới hiện nay. 4. Phạm vi nghiên cứu Như chúng ta đã biết, vấn đề dạy và học từ Hán Việt là một vấn đề hết sức phức tạp, phức tạp ở chỗ năng lực truyền đạt của giáo viên và khả năng hiểu của học sinh về lớp từ này. Trước nay, vấn đề này vẫn được quan tâm nhiều ở mặt lí luận mà chưa chú trọng lắm về mặt thực tiễn. Vì vậy, chúng tôi chọn khảo sát ở địa bàn trường học để có cái nhìn cụ thể hơn về thực trạng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh THPT hiện nay ở trường THPT Long Xuyên. Lẽ ra, đề tài sẽ có giá trị thuyết phục hơn nếu được nghiên cứu ở nhiều địa bàn trường học khác nhau nhằm đưa ra cái nhìn toàn diện về thực trạng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh THPT. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn cũng như đề tài còn ở trình độ nghiên cứu của một cá nhân sinh viên, vì vậy, tôi chỉ chọn phạm vi nghiên cứu ở một trường học cụ thể là trường 4THPT Long Xuyên. Do bản thân là sinh viên năm thứ hai, chưa có điều kiện kiến tập, thực tập ở trường phổ thông nên quá trình khảo sát chỉ chủ yếu xoay quanh việc phát phiếu điều tra ở ba lớp 10 (10A2, 10A11, 10A12) và hai lớp 12 (12A13, 12A14), không thể mở rộng nghiên cứu, khảo sát cách sử dụng từ Hán Việt của học sinh trong tiết học để quan sát đầy đủ hơn về thực trạng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh THPT. Sở dĩ đề tài chỉ chọn khối 10 và khối 12 vì đây là khối lớp đầu cấp và cuối cấp, dễ dàng có sự đánh giá trình độ. Việc chọn lựa hai khối lớp này cũng nhằm có sự so sánh, đánh giá nhất định về phương pháp dạy và học từ Hán Việt trong nhà trường THPT để có những cứ liệu xác thực nhằm đề ra những biện pháp phù hợp với thực tế hơn. 5. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Khả năng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh khối 10 và khối 12. 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài có sử dụng các phương pháp: - Thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài, chọn lọc, ghi chép lại nội dung cần yếu và tìm cơ sở dữ liệu của đề tài. - Phương pháp khảo sát thực tế: Do không có điều kiện để dự giờ từng tiết dạy cụ thể, quan sát quan sát khả năng sử dụng từ Hán Việt của học sinh trong khi trả lời giáo viên; vì vậy, đề tài chỉ thông qua một hình thức chủ yếu là phát phiếu điều tra ở 5 lớp cùng với phỏng vấn ngẫu nhiên 2 học sinh khối 10 về hứng thú học cũng như khả năng hiểu từ Hán Việt của học sinh. Do tiến hành điều tra đồng thời ở năm lớp trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu tuần nên chúng tôi không thể theo dõi quá trình trả lời của tất cả các em ở năm lớp mà nhờ vào sự hỗ trợ của các giáo viên chủ nhiệm của năm lớp hướng dẫn các em hiểu rõ về nội dung yêu cầu câu hỏi và định hướng trả lời, đồng thời các giáo viên chủ nhiệm cũng đảm bảo cho tính khách quan của việc điều tra. - Phương pháp thống kê và xử lý tư liệu: Khi đã thu thập đầy đủ những phiếu điều tra, chúng tôi đã tiến hành thống kê để xác định về lượng, từ đó tổng hợp hoá và phân loại. Cụ thể là ở mỗi câu, chúng tôi sẽ phân số lượng những câu trả lời, số câu trả lời đúng, số câu trả lời sai và chia chúng theo tỉ lệ phần trăm; sau đó, chúng tôi sẽ tổng hợp những câu trả lời sai để làm ví dụ, dẫn chứng cụ thể trong nội dung phần khảo sát thực trạng. Trong số những câu trả lời sai này, chúng tôi sẽ phân loại lỗi sai để làm minh hoạ cho từng nội dung cụ thể được nêu ra. 7. Bố cục đề tài Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, mục lục, tài liệu tham khảo ra, gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận chung Chương 2: Khảo sát thực trạng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh khối 10 và 12 trường THPT Long Xuyên Chương 3: Những giải pháp khắc phục

pdf85 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2259 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát khả năng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh khối 10 và 12 trường trung học phổ thông Long Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hác nghĩa giữa những từ (từ tố) Hán Việt đồng âm mang âm đó. Với âm tài, ta có những từ đồng âm sau đây: - Tài (1) Khả năng, kĩ năng đặc biệt: tài năng, tài nghệ, anh tài, tài tử, kì tài, hiền tài… - Tài (2) Tiền của, tiền bạc: tài chính, tài sản, tài nguyên, tài phiệt, tài vụ, gia tài, cầu tài, phát tài… - Tài (3) Nguyên vật liệu: tài liệu, đề tài, khí tài… - Tài (4) vun trồng: tài bồi… 10 Ñaëng Ñöùc Sieâu: Daïy vaø hoïc töø Haùn Vieät ôû tröôøng phoå thoâng, NXB GD, 2001. 57 - Tài (5) + cắt giảm: tài giảm… + quyết định, phân xử: tài phán, trọng tài, độc tài… Đương nhiên, nếu viết dưói dạng từ Hán thì sẽ dễ dàng phân biệt 5 chữ Hán cho thấy sự đồng giữa chúng. Và để giải thích một từ Hán Việt, ta có thể giải thích từng yếu tố của từ Hán Việt trên cơ sở phân biệt với các yếu tố đồng âm khác. Chẳng hạn: vũ y = vũ + y Vũ có 5 yếu tố đồng âm. Biết như thế, ta sẽ lựa chọn nghĩa thứ hai (vũ: lông chim) để giải thích trong trường hợp này. Y: quần áo Ö vũ y: áo bằng lông chim quý, các tiên nữ khoác trên mình để múa hát. Tuy nhiên, không phải bất cứ một từ ghép Hán Việt nào cũng có thể sử dụng cách giải nghĩa dựa trên nghĩa xác thực của từ. Bởi lẽ, từ ghép Hán Việt cũng có khi lại là một sự rút gọn của một câu, một cụm từ trong sách cổ như: quả nhân rút gọn từ “quả đức chi nhân: kẻ ít phúc đức này; từ tự xưng khiêm tốn của vua chúa thời xưa. (1) Với những từ này, nếu tra tự điển Hán Việt lấy từ quả (ít ỏi thiếu thốn) và từ nhân (tính người). Nếu như dựa theo nghĩa của 2 yếu tố gốc này để suy ra nghĩa của từ ghép thì hoá ra lại giải thích “quả nhân” là ít điều nhân. Mặt khác, đối với học sinh phổ thông trung học, nếu ta giải thích “quả nhân” là lối tự xưng khiêm tốn của vua chúa thời xưa thì e rằng học sinh có thể chấp nhận nhưng không thoả mãn. Cách này chỉ có thể áp dụng đối với những học sinh lớp dưới. Do vậy, việc tìm ra cách thức giải nghĩa từ Hán Việt một cách phù hợp quả là một vấn đề phức tạp. Đối với học sinh trung học phổ thông, từ Hán Việt cần phảI được giải thích ở một cấp độ cao phù hợp với trình độ của học sinh. Dù vậy, đã là một từ tố trong từ ghép Hán Việt thì đương nhiên phải có nghĩa. Do đó, nên chăng là dựa vào xuất xứ từ nguyên để giải thích. Để giải thích điều này, có thể lấy ví dụ trong quyển “Dạy và học từ Hán Việt ở Trường Phổ Thông, Đặng Đức Siêu_NXB Giáo Dục”. Ở quyển này, tác giả đã đưa ra từ “phong” để giải thích. Với phong 1: gió, tác giả dựa vào xuất xứ để có thể giải thích một cách đầy đủ, trọn vẹn khi nó xuất hiện trong những trường hợp từ ghép thuộc loại rút gọn 58 “phong nhã, trong Kinh Thi, tổng tập thơ ca dân gian sớm nhất của Trung Quốc, có phần gọi là Phong, lại có phần gọi là Nhã. Về sau Phong Nhã có nghĩa “văn chương thơ phú nói chung; dáng vẻ lời ăn tiếng nói, cung cách ứng xử lịch sự, nhã nhặn”: Vào trong phong nhã, ra ngoài đào hoa (Truyện Kiều). phong vân Gió mây; cơ hội tốt, vận may. Xuất xứ từ Kinh Dịch: Vân tòng long, phong tòng hổ (Mây bay theo rồng, gió lao theo cọp, đều là thuận lợi “nương tựa theo nhau” tăng thêm vẻ đẹp, sức mạnh). Phong lưu Gió thổi, nước chảy.Trong Hán văn, phong lưu có rất nhiều nghĩa. Vào tiếng Việt, phong lưu mang nghĩa “cuộc sống dư dật, dễ chịu, yên ổn, thoải mái, không phải bận tâm đến chuyện túng thiếu nhưng cũng không giàu nứt đố đổ vách”. Nghĩa này của phong lưu hàm ý “thuận lợi trôi chảy, như gió thổi, như nước chảy”, bắt nguồn từ một câu thơ cổ, tả cảnh đẹp, sống động của thiên nhiên.” Tiếp đến để làm rõ hơn nữa việc giải thích từ Hán Việt ở 2 cấp độ, tác giả lại lấy thêm nghĩa của từ phong 2 (với nghĩa: ban, cấp) làm minh hoạ. ‘Trước hết, chúng ta đã quá quen với từ phong với nghĩa “ban, cấp, phong tặng” như trong: phong quân hàm, phong vương .v.v… Và nghĩa của phong trong: phong bánh đậu xanh, phong bì, cũng không xa lạ gì với người Việt. Nhưng với phong kiến thì tình hình đã hơi khác. Ở cấp độ bình thường, có lẽ chỉ cần giới thiệu những nghĩa đã được ghi trong các bộ từ điển tiếng Việt: “I. Chế độ do vua cai trị, quyền hành, ruộng đất thuộc vào tay vua chúa, quan lại và địa chủ. II. Thuộc về chế độ phong kiến hoặc mang tính chất phong kiến”. Nhưng, ở cấp độ nâng cao, nên giới thiệu thêm “từ nguyên” “xuất xứ” thì ấn tượng về nghĩa sơ khởi của phong kiến có lẽ sẽ sâu đậm hơn. Theo thể chế chính trị của Trung Hoa cổ đại (thời Chu), Chu vương (về sau là thiên tử nhà Chu) đem chức tước và đất đai ban cho họ hàng, con cháu, công thần…(phong) để lập thành các “nước phụ thuộc” (kiến), đất đai, tước lộc được phân theo thứ bực khác nhau, với ý muốn ban đầu (của người phong và người được phong) là cố định, không thay đổi, cha truyền con nối. Từ đó, phong 2 mang theo những nét nghĩa mở rộng: “được phân định rõ ràng, trong ngoài có giới hạn rạch ròi, được bảo vệ cẩn mật, không sơ hở v.v…”. Từ những nét nghĩa này, có thể giải thích dễ dàng hơn những từ ghép: Phong cương Bờ cõi Phong bế Vây kín, bịt kín, đóng kín, cắt đứt liên hệ với bên ngoài. Phong toả Bao vây khoá chặt (thuật ngữ quân sự). Cách giải thích dựa vào “từ nguyên” và xuất xứ cũng rất cần thiết cho việc minh giải các từ ngữ Hán Việt xuất hiện với tư cách là thành ngữ, điển cố.” (1) 59 Tóm lại, có thể nói, bằng những nhận thức về sự phức tạp của từ Hán Việt cũng như những đặc điểm về tình hình dạy và học từ Hán Việt ở trường trung học phổ thông hiện nay đòi hỏi nhà giáo dục đề ra một cách dạy phù hợp, một cách dạy từ dễ đến khó có thể giúp học sinh nắm khái quát những tri thức cơ bản và cao hơn là sự hiểu biết sâu rộng từ việc tìm hiểu nghĩa từ nguyên và xuất xứ của nó. Đây cũng chính là phương hướng dạy học từ Hán Việt ở trường phổ thông trong tương lai. Theo cách dạy này, trong tương lai không xa, học sinh trung học phổ thông đạt được những hiểu biết sâu rộng về từ Hán Việt là điều hoàn toàn có khả năng. Nhưng trước mắt, cách dạy này sẽ giúp các em học tốt những văn bản cổ của Trung Hoa và cả những văn bản Hán-Nôm Việt Nam khi giải thích từ Hán Việt trên cơ sở dựa vào nghĩa trong văn bản. 2. Mở rộng từ Hán Việt Việc mở rộng từ Hán Việt là một khâu rất cần thiết khi giảng nghĩa từ Hán Việt . Trong và sau khi giải nghĩa trong bài và nghĩa từ nguyên của từ Hán Việt đó, khâu mở rộng từ Hán Việt sẽ giúp cho học sinh không những nắm vững một cách chiều sâu mà cả chiều rộng về lớp từ Hán Việt . Như ta đã biết, đặc điểm của từ Hán Việt là rất phức tạp. Sự phức tạp đó hợp bởi nhiều yếu tố, trong đó vấn đề đồng âm và đa nghĩa gây nhiều khó khăn cho học sinh dẫn đến việc hiểu và dùng sai từ Hán Việt nhưng cũng chính điều đó lại làm cho từ Hán Việt trở nên đa dạng, phong phú. Việc một người giáo viên cần làm không phải chỉ là giải thích nghiã của từ một cách đơn thuần mà còn phải có sự so sánh, đối chiếu với những từ có liên quan như những từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, các nghĩa trong một từ và đặc biệt giáo viên hướng dẫn học sinh tập ghép các yếu tố Hán Việt để tạo ra những từ Hán Việt giúp học sinh có một vốn từ Hán Việt phong phú. Một khi học sinh sở hữu được một khối lượng từ Hán Việt tương đối thì khi ấy việc hiểu và dùng sai từ Hán Việt sẽ bị hạn chế dần.Việc ghép các yếu tố Hán Việt thường được lồng vào trong quá trình giải thích nghĩa của một từ tố và khi liên hệ với những từ tố khác. Có thể lấy ví dụ về sự kết hợp của yếu tố “quốc” với các yếu tố khác tạo ra các từ ghép Hán Việt. Sự kết hợp này có thể tạo ra một số lượng lên đến tương đương 110 từ Hán Việt. Sách “từ điển Hán Việt từ nguyên” của Bửu Kế đã kể ra những từ ghép sau đây: 1. Quốc âm, 2. quốc ân, 3. quốc bảo, 4. quốc biến, 5. quốc binh, 6.quốc bính, 7.quốc bộ, 8.quốc bổn, 9.quốc ca, 10.quốc cố,11.quốc công,12.quốc cữu ,13.quốc chế, 14.quốc chủ, 15,quốc chúa, 16.quốc dân, 17.quốc dinh, 18.quốc doanh, 19.quốc dung, 20.quốc dụng, 21.quốc đao, 22.quốc lộ, 23.quốc đô, 24.quốc đố, 25.quốc gia, 26.quốc giáo, 27.quốc hận, 28.quốc hiến,29.quốc hiệu, 30.quốc hoa, 31.quốc hóa, 32.quốc hoạ, 33.quốc học, 34.quốc hội, 35.quốc hợp, 36.quốc huy, 37.quốc hữu, 38.quốc kế, 39.quốc kì, 40.quốc kị, 41.quốc kĩ, 42.quốc khánh, 44.quốc khố, 45.quốc lão, 46.quốc lập, 47.quốc lễ, 48.quốc mẫu, 49. quốc mệnh, 50.quốc nạn, v.v... 60 Trong mỗi tiết dạy, do thời lượng có hạn, người giáo viên chỉ có thể giúp học sinh ghép từ với số lượng ít vài ba mươi từ. Song, góp ít thành nhiều, với cách học đó, mỗi ngày một ít, vô tình học sinh dù là chú ý không chủ định vẫn có thể nhớ được chúng khi cần sử dụng. Mặt khác, ta cũng có thể mở rộng từ Hán Việt bằng cách đối chiếu, so sánh. Trước hết nêu nội dung một yếu tố bao gồm nghĩa gốc, cổ; nghĩa chuyển, nghĩa mở rộng; nghĩa phổ biến; nghĩa đặc biệt; sau đó so sánh, đối chiếu với những yếu tố đồng âm, đồng nghĩa giúp cho học sinh không bị lầm lẫn, nghĩa của từ Hán Việt và ghi nhớ chuẩn xác từ Hán Việt cũng như cách sử dụng từ Hán Việt đó. Có thể lấy đoạn trích chị em Thuý Kiều để chứng minh cho tính khả thi của giải pháp này. Văn bản: Đầu lòng hai ả Tố nga Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân. Mai cốt cách tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang, Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc, lại là phần hơn Làn thu thuỷ, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một, tài đành họa hai Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm 61 Cung thương lầu bâc ngũ âm Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương Khúc nhà tay lựa nên chương Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân Phong lưu rất mực hồng quần Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê Êm đềm trướng rủ màn che Tường đông ong bướm đi về mặc ai. Thuyết minh về từ Hán Việt a) Giải thích từ ngữ Tố nga theo huyền thoại Trung Quốc, Đường Minh Hoàng lên chơi cung trăng; được ngắm các tiên nữ (gọi là Tố nga), xiêm y trắng toát, cưỡi trên lưng chim loan trắng múa hát dưới bóng cây quế. Về sau, tố nga được dùng để nói về người phụ nữ đẹp, thiếu nữ xinh đẹp. Cốt cách Dáng vẻ, dáng điệu; hình thể. Đoan trang Đứng đắn, nghiêm trang. Thu thuỷ, xuân sơn Nước mùa thu, núi mùa xuân. Thơ văn cổ có câu Nhãn như thu thuỷ, mi tự xuân sơn (mắt trong như nước mùa thu, lông mày xanh như núi mùa xuân) để cực tả vẻ đẹp trên khuôn mặt phụ nữ. Cung thương, ngũ âm Năm cung bậc, âm điệu trong nhạc cổ (cung, thương, giốc, chuỷ, vũ). Hồng quần Quần màu đỏ, phụ nữ quý phái ở Trung Hoa thời cổ thường mặc; phụ nữ, phái đẹp. Cập kê Đến tuổi cài trâm, đến tuổi trưởng thành. b) Mở rộng vốn từ tố nga, do tố có nghĩa là “tơ trắng”, sau có nghĩa mở rộng là “trắng toát, trắng tinh, trắng trong; không pha tạp chất, nguyên chất; đơn vị hợp thành, thành phần…” và nga có nghĩa gốc là “tốt, đẹp” (phương ngữ miền Tây, nước Tần) hợp thành, sau có nghĩa mở rộng là “con gái, thiếu nữ đẹp người tốt nết”; tố nga là một điển cố văn học, nhưng trong câu thơ Đầu lòng hai ả tố nga, dù 62 không biết đó là điển cố, chỉ biết nghĩa hai từ tố nga, cũng có thể hiểu được ý nghĩa câu thơ. Đó là tài dùng điển cố (ngữ liệu Trung Hoa) của nhà thơ Nguyễn Du. tố, với những nét nghĩa đã nêu, thường xuất hiện trong các từ ghép: tố chất, tố nữ, nhân tố, nguyên tố, sinh tố, thành tố, yếu tố. Từ đồng âm với tố tố Nói cho biết, bảo cho biết, mách bảo… : tố cáo (trong Hán ngữ là cáo tố), khiếu tố, tố giác, tố tụng, công tố, truy tố. đoan trang, đoan có nghĩa ngay thẳng, ngay ngắn; đầu, mối, nguyên nhân và trang: nghiêm chỉnh, nghiêm túc, đoan trang có nghĩa “đứng đắn, trang nghiêm”. Đoan thường xuất hiện trong các từ ghép: đoan chính, cực đoan, dị đoan, tệ đoan, đoan ngọ (mồng Năm tháng Năm – âm lịch). Với nghĩa đã nêu, trang thường xuất hiện trong các từ ghép: trang nghiêm, trang trọng, nghiêm trang, trang nhã. * Từ đồng âm với trang Trang1 Thôn ấo, xóm làng; đồng ruộng, mùa màng, đất đai: trang trại, trang ấp, trang viên, nông trang, điền trang, thôn trang. Trang2 Đồ dùng, áo quần; sắp đặt, bố trí… : trang phục, quân trang, thờI trang, tư trang, võ trang, giả trang, hoá trang, trang bị, tân trang, ngụy trang, trang trí, trang thiết bị, trang hoàng. Trang3 Tô điểm (tô son, điểm phấn) : trang điểm, điểm trang, nữ trang, trang sức, trang đài (nơi phụ nữ trang điểm, nơi ở của phụ nữ), hồng trang (nữ giớ, phụ nữ). sắc Màu sắc (dùng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng); về mặt tinh thần; trạng thái; vẻ đẹp của phụ nữ…, thường xuất hiện trong các từ ghép: sắc thái, âm sắc, bản sắc, đơn sắc, hoà sắc, ngữ sắc, khởi sắc, nhuận sắc, xuất sắc, quốc sắc, nữ sắc, nhan sắc, tửu sắc, tuyệt sắc, thần sắc, khí sắc, thất sắc, cảnh sắc, xuân sắc. Là thuật ngữ nhà phật, sắc (chữ phạn là rupa) được dùng để nói về cái hữu hình, vật chất có hình tượng và choán một không gian nhất định, tương ứng vơi không. Từ đồng âm với sắc 63 sắc Văn bản mệnh lệnh; ý kiến, mệnh lệnh…của đế vương ban xuống bằng văn bản, thường xuất hiện trong các từ ghép: sắc lệnh, sắc luật (nay vẫn dùng, với nghĩa “lệnh, luật của nhà nước”), sắc phong, sắc chỉ. tài Năng lực đặc biệt, khả năng đặc biệt, giỏi giang (về một mặt, một lĩnh vực nào đó), thường xuất hiện trong các từ ghép: tài năng, tài sắc, tài trí, nhân tài, thiên tài, kì tài, đại tài, thức tài, anh tài, tài hoa, tài nghệ, tài tử (nghĩa gốc trong Hán ngữ là “văn sĩ có tài xuất chúng”,vào tiếng Việt có mang theo một số nét nghĩa riêng biệt “người đàn ông tài hoa phong nhã; diễn viên, nghệ sĩ có tài, không phải là chuyên nghiệp, cung cách làm việc tự do tuỳ hứng…”), tài mạo (tài năng tướng mạo), hiền tài. * Từ đồng âm với tài Tài1 Gỗ; nguyên vật liệu, tư liệu; thường xuất hiện trong các từ: tài liệu, đề tài, khí tài, quan tài. Tài2 Trồng, vun trồng: tài bồi. Tài3 Cắt, giảm, phán xét, quyết định: tài giảm (binh bị), tài phán (phân xử, quyết định phải trái đúng sai), trọng tài. Tài4 Tiền của: tài chính, tài khoản, tài nguyên, tài sản, tài vụ, tài phiệt, gia tài, phát tài, trọng nghĩa khinh tài.” 11 3. Mẹo luật học từ Hán Việt Như đã nói, học từ Hán Việt là một việc làm tương đối khó, cái khó nằm ngay ở chính đặc điểm của từ Hán Việt và còn ở tính kiên trì, sáng tạo của người học. Không nên học một cách nhồi nhét hoặc giả là ghi nhớ không chủ định, không logic. Mỗi ngày học vài từ cũng chưa phải là một cách hay. Từ Hán Việt không phải như từ vựng tiếng Anh hay bất kì một ngoại ngữ naò khác. Học tiếng Anh là chúng ta học theo kiểu tiếp thu những khái niệm hoàn toàn mới nhưng học từ Hán Việt thì khác, cái vỏ ngữ âm đã quá quen thuộc với tất cả chúng ta; mặt khác, qua âm đọc, ta có thể nhận biết đựoc những ý nghĩa đầy tiên của từ Hán Việt đó. Song, duy chỉ có điều đặc điểm của tiếng Hán là rất phức tạp (như đã nói ở chương I); do vậy, cần lựa chọn một cách học phù hợp, cách học đó là cách học ghi nhớ có chủ định tức là học sinh học từ Hán Việt phải tìm hiểu nguồn gốc của yếu tố Hán Việt và phải có sự mở rộng liên hệ với các yếu tố khác. Đó là cách học về cả chiều sâu và chiều rộng. Học sinh hoàn toàn có thể khắc phục việc hiểu sai và dùng sai từ Hán Việt khi bản thân học sinh có một trình độ tương đối về từ Hán Việt. 11 Ñaëng Ñöùc Sieâu: Daïy vaø hoïc töø Haùn Vieät ôû tröôøng phoå thoàg, NXB GD, 2001. 64 Muốn làm tốt điều đó, người giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện một quyển sổ tay từ Hán Việt. Điều này khá đơn giản. Nội dung quyển sổ tay có thể chia thành năm cột: - cột 1 yếu tố Hán Việt - cột 2 nghĩa từ nguyên, nghĩa mở rộng - cột 3 những từ đồng âm - cột 4 từ trái nghĩa - cột 5 các từ ngữ Hán Việt được cấu tạo từ yếu tố Hán Việt trên Ngoài ra, cũng trong quyển này, nên có phần tổng hợp những nhóm từ như: nhóm chỉ màu sắc, nhóm chỉ số đếm v.v... Quyển sổ sẽ như một quyển tự điển nhỏ của bản thân học sinh có thể bổ sung, cập nhật kiến thức mọi lúc mọi nơi, ghi lại những từ Hán Việt mới mà giáo viên dạy trên lớp và bất cứ lúc nào cũng có thể dùng để tra những từ Hán Việt cần thiết hạn chế dùng sai. Tuy nhiên, giải pháp này cũng đòi hỏi ở học sinh một sự hứng thú nhất định và một sự kiên trì ở mức độ có thể. Đây là một việc làm có mục đích và sẽ càng mang lại hiệu quả cao đối với những học sinh thường xuyên theo dõi ghi chép và nhất là thường xuyên vận dụng chúng trong khi tạo lập văn bản viết, nói. Dù rằng từ Hán Việt là một bộ phận của tiếng Việt nhưng lại có nguồn gốc sâu xa từ tiếng Hán và ít nhiều liên quan đến tiếng Hán hiện đại. Cố nhiên, trong trường hợp học sinh đã biết tiếng Hán thì việc học từ Hán Việt trở nên dễ hơn nhiều. Thực tế cho thấy, những sinh viên chuyên ngành ngữ văn chúng tôi, được học tiếng Hán là một lợi thế lớn trong việc học tập từ Hán Việt. Trong khi học tiếng Trung (tiếng Hán) sẽ có sự so sánh đối chiếu với từ Hán Việt và ngược lại. Đó là cách học theo kiểu song ngữ mà ông cha ta cách đây mười mấy thế kỷ đã từng học. Thực chất giữa âm Hán cổ và âm Hán Việt mới có sự tương ứng về âm học; âm Hán hiện đại do đã qua quá trình biến đổi không còn giữ lại ngữ âm ban đầu; do đó, giữa âm Hán hiện đại và âm Hán Việt tỷ lệ tương ứng này không lớn. Nói không lớn có nghĩa là vẫn có sự tương ứng nhưng sự tương ứng này không hoàn toàn đúng với mọi trường hợp, không có hệ thống. Tuy nhiên, người học tiếng Hán hiện đại vẫn có những ngữ cảm nhất định để suy ra từ Hán Việt tương ứng. Chẳng hạn: Tiếng Hán Hán Việt Gào bíe Cáo biệt Gong an Công an … 65 Việc học đối chiếu như thế nhiều khi lại rất hứng thú và cũng giúp từ Hán Việt và cả tiếng Hán một cách vững chắc hơn. Có thể tạm nêu một mẹo luật nho nhỏ trong cách học song ngữ Hán – Hán Việt như sau: Hán ngữ Hán Việt G c Gan can W/y v Yú vân d đ di địa t/q th tian thiên z,c,s t zì tự zh, ch, sh th, ch, tr, s cháng trường … Về dấu cũng có sự tương ứng Hán ngữ: - ⁄ \ Hán Việt: ‗ \,― ?, ∼ ., ⁄ Tuy nhiên, mẹo vặt này chỉ là cách nhớ dựa trên cảm tính của bản thân người học tiếng Hán hiện đại về sự đối xứng về phụ âm đầu, vần, thanh điệu của phần lớn từ Hán Việt và Hán ngữ hiện đại. Song, đối với những người đã từng học tiếng Hán thì cách học đối chiếu trên đây sẽ thực sự giúp ích cho việc học từ Hán Việt rất nhiều. Thực tế là hiện nay một số trường phổ thông ở miền Bắc đã thực hiện thử nghiệm chương trình cải cách giáo dục đưa tiếng Hán vào dạy trong nhà trường thay cho tiếng Anh, công việc đang tiến hành, tuy nhiên dự toán là sẽ mạng lại lợi ích rất lớn đối với việc học tiếng Việt. 4. Mẹo nhận dạng từ Hán Việt Dựa vào những đặc điểm nhận diện từ Hán Việt, ta có thể suy ra mẹo nhận diện từ Hán Việt như sau: Mẹo1: Khi gặp một từ ghép, ta tách các yếu tố cấu tạo ra, nếu chúng không thể dùng độc lập được thì đó là từ Hán Việt. Ví dụ: tự do, hạnh phúc, quốc gia, … Mẹo 2: 66 Khi gặp một từ ghép, nếu cả hai tiếng đều mơ hồ về nghĩa thì đó là từ Hán Việt.Ví dụ: lâm chung, bảo vệ, cảm giác, nỗ lực, … Mẹo nhận dạng từ Hán Việt là bước đầu giúp hiểu đúng và viết đúng một từ Hán Việt. 5. Mẹo viết đúng chính tả từ Hán Việt “Khi ta đã nhận mặt được từ Hán Việt, ta phải tận dụng lợi thế này mà phần lớn những người giỏi chữ Hán cũng không để ý đến: dùng nó để chữa lỗi chính tả. Chẳng hạn, trong số các phụ âm đầu không có chữ Hán Việt nào bắt đầu bằng r và g. Hiểu biết này cho phép ta tránh đừng viết duyên trong duyên phận (từ Hán Việt) là ruyên và từ quỷ quái (Hán Việt) thành guỷ guái… Cũng vậy, nếu như ta biết trong toàn bộ các chữ Hán Việt trừ bốn chữ là sơn (núi), hợp, thời, và đơn, không có chữ nào có âm ơ, vậy ta sẽ không viết nhân dân thành nhơn dơn, tất yếu thành tớt yếu. Đó là một điều rất tiện cho những người muốn viết chính tả cho đúng. Ở một số vùng trong Nam thường lẫn lộn iêm với im, nhưng nếu ta biết không có chữ Hán Việt nào viết với im trừ chữ kim thì ta sẽ viết đúng nhữg từ hiềm khích, siểm nịnh.v.v… khi biết đó là những từ Hán Việt. Nếu ta biết trong ngôn ngữ của chính tả không có chữ Hán Việt với vần âng, âc thì ta sẽ viết tằng bực chứ không viết tầng bậc. Sự lẫn lộn o và ô, e và ê, ă và e là khá phổ biến ở nhiều tỉnh phía Nam. Nếu ta biết, chẳng hạn không có chữ Hán Việt nào viết với oe trừ chữ hoè trong cây hòe, không có một chữ Hán Việt nào với o trừ những vần oc (như học, trọc) và ong (như vọng) thì việc chữa lỗi chính tả ở đây đối với từ Hán Việt không còn là chuyện khó nữa. Ngoài những trường hợp đã nói, dưới đây là danh sách kiểm tra về những vần không có trong chữ Hán Việt. Danh sách này không phải để nhớ mà chỉ đề cập một cái nhìn chung, bao quát về mặt hình thức từ Hán Việt mà thôi. - Với nguyên âm a: oam, oap, oac, oay, uao, ay, au. - Với nguyên âm ă: ăp, ăm, ăt, oăn, oăm, oăp, oăt. - Với nguyên âm ê: êm, ên, êp, êt, êch, êu, uên, uêt, uêy. - Với nguyên âm i: im (trừ chữ kim trong kim cổ, kim khí), ip, it, iu. - Với nguyên âm ô: ôm, ôp, ôt. - Với nguyên âm u: um, up, un, ut, ui. - Với iê: iêng - Với ua: ua, uôm, uôn, uôt, uôi. 67 - Với nguyên âm ư: ưt, ưn, ưn, ưa, ươm, ươn, ươu, ươ.” 12 Ngoài những trường hợp nhầm lẫn về vần, người sử dụng từ Hán Việt còn thường nhầm lẫn về dấu hỏi, ngã. Các từ Hán Việt có quy luật riêng về dấu hỏi, dấu ngã. Do đó, nếu nắm và sử dụng được luật viết dấu hỏi, dấu ngã trong từ Hán Việt thì chúng ta đã giải quyết được 2/3 công việc về dấu hỏi, dấu ngã. Nội dung của luật dấu hỏi, dấu ngã không khó, mặc dù luật này đã được học từ lớp 6 nhưng qua khảo sát cho thấy, số lượt các em mắc lỗi về dấu hỏi, ngã vẫn còn khá nhiều. Sở dĩ như vậy theo tôi là do các em chưa được cung cấp một số mẹo để vận dung những luật đó. “Thanh hỏi và thanh ngã trong từ Hán Việt có quan hệ chặt chẽ với phụ âm đầu của các tiếng. Quan hệ đó có tính chất quy luật: thanh ngã chỉ có quan hệ với một số phụ âm đầu nhất định, thanh hỏi lại có quan hệ với những âm đầu khác. Dựa vào mối quan hệ giữa thanh điêụ và âm đầu trong các tiếng của từ Hán Việt, người ta đã tìm ra luật viết dấu hỏi, dấu ngã đối với các từ Hán Việt. 5.1 Nội dung luật a) Các tiếng trong từ Hán Việt có âm đầu là các phụ âm: M, N, NH, V, L, D, NG đều viết bằng dấu ngã (trừ một ngoại lệ duy nhất là ngải trong ngải cứu). Sau đây là một số ví dụ: M: mãnh liệt, mỹ lệ, mỹ mãn, minh mẫn, mãn khoá, thương mãi, v.v… N: nỗ lực, phụ nữ, truy nã. Long não, Nữu Ước, .v.v… NH: nhẫn nại, truyền nhiễm, hoà nhã, nhũ mẫu, nhãn hiệu, thổ nhưỡng v.v… V: vĩ đại, vũ trang, vãng lai, viễn thị, vĩ tuyến, vĩnh viễn, hùng vĩ, v.v… L: lễ nghĩa, lãng mạn, lãnh đạo, lãnh tụ, phụ lão, lũng đoạn, lãng phí, thành luỹ, v.v… D: diễn viên, hướng dẫn, dã man, dĩ nhiên, dĩ vãng, diễm lệ, sở dĩ, v.v… NG: ngôn ngữ, ngưỡng mộ, đội ngữ, nghĩa trang, nghĩa vụ, ngũ sắc, Nguyễn Du, v.v… b) Các tiếng trong từ Hán Việt có âm đầu không phải 7 phụ âm nói trên thì viết dấu hỏi. Sau đây là một số ví dụ: 12 Phan Ngoïc: Meïo giaûi nghóa töø Haùn Vieät vaø chöõa loãi chính taû, NXB Thanh nieân, 2000. 68 Không có phụ âm: ảo ảnh, ảm đạm, quan ải, ẩn số, v.v… B: bảo vệ, bản lĩnh, thời khoá biểu, v.v… C: cảnh báo, cẩn thận, tình cảm, chỉnh tề, v.v… Đ: đả đảo, đả kích, Phật đản, đẳng cấp, v.v… GI: giảng giải, giải thích, hoà giải v.v… H: hải cảng, hiểm yếu, hảo hạng, v.v… K, Kh: kỷ luật, thế kỷ, kỷ niệm, khả năng, v.v… PH: gia phả, phổ biến, phẩm hàm, v.v… Q: kết quả, quản lý, quảng trường, quỷ quyệt, v.v… S: sỉ nhục, liêm sỉ, hộ sản, lịch sử, v.v… T, TH: vận tải, tư tưởng, phát triển, thủ công nghiệp, thẩm vấn, v.v… X: cư xử, xảo quyệt, cơ xưởng v.v… Ngoài ra có khoảng hơn ba mươi trường hợp theo luật phải viết dấu hỏi, nhưng ngoại lệ phải viết dấu ngã. Ví dụ: - bãi khoá, hoài bão, bĩ cực. - cưỡng bức, linh cữu. - đối đãi, đãng trí, du đãng, hiếu đễ, họ Đỗ. - hữu hạn, bằng hữu, hung hãn, hãnh diện, kinh hãi, hỗ trợ, hỗn hợp, hãm hại. - kỹ thuật, kỹ năng, kỹ lưỡng, kỹ nữ. - phẫn nộ, giải phẩu. - quẫn bách, ngân quỹ, quỹ tích. - bác sĩ, dũng sĩ, thi sĩ. - tiễn biệt, thực tiễn, tiểu trừ, tĩnh tâm, mâu thuẫn, dự trữ, trẫm, trĩ. 69 - xã hội. 5.2 Cách nhớ luật Nội dung luật viết dấu hỏi, dấu ngã trong từ Hán Việt như vậy là khá phức tạp và rắc rối. Do đó cần phải biết dùng mẹo để có thể nhớ một cách dễ dàng. Mẹo 1: Chỉ cần nhớ những trường hợp viết dấu ngã trong từ Hán Việt (tức là nhớ 7 phụ âm đầu có viết dấu ngã và khoảng 30 trường hợp ngoại lệ phải viết dấu ngã). Các trường hợp viết dấu hỏi không cần phải nhớ. Mẹo 2: Để nhớ 7 phụ âm đầu M, N, NH, V, L, D, NG, các bạn chỉ cần nhớ câu sau đây: MÌNH NÊN NHỚ VIẾT LÀ DẤU NGÃ (1). Câu này gồm 7 tiếng tương ứng với 7 phụ âm đầu nói trên: Mình (m) nên (n) nhớ (nh) viết (v) là (l) dấu (d) ngã (ng). Các trường hợp ngoại lệ, học sinh học thuộc lòng. 5.3 Cách nhớ các trường hợp ngoại lệ Giáo sư Phan Ngọc trong quyển “Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả” đã viết thành một bài thơ truyền thống “Nhất thiên tự” như sau: “Kỹ tài, bãi bỏ, bĩ đen, Hữu bạn, phẫu mổ, tĩnh yên, cữu hòm. Tiễn đưa, tiễu diệt, trẫm vua, Trĩ tre, trữ cất, huyễn mê, hỗ cùng. Hỗn loạn, hãm hại, đãng buông, Quẫn khốn, hữu có, đãng đường thênh thang. Xã xã, hoãn chậm, quỹ rương, Suyễn suyễn, quĩ dấu, tiễn tên, tiễn làm, Hữu phải, cưỡng ép, trĩ chim, Tuẫn chết, kỹ hát, đễ em, sĩ trò.” 70 Học thuộc bài thơ này giúp chúng ta viết đúng hỏi ngã cho đến 5000 chữ Hán Việt. 5.4 Vận dụng luật Khi gặp một từ có dấu hỏi, dấu ngã nhưng chúng ta còn băn khoăn không biết đây là từ Hán Việt hay từ thuần Việt để vận dụng cho phù hợp thì ta phải liên hệ trước tiên đến mẹo nhận biết từ Hán Việt để xác định cho đúng. Sau khi xác định được từ Hán Việt thì ta phải vận dụng ngay câu: Mình nên nhớ viết là dấu ngã để viết đúng dấu hỏi, dấu ngã. Đối với những trường hợp không bắt đầu bằng 7 phụ âm trên thì ta sẽ áp dụng bài thơ kiểu “Nhất thiên tự” để xác định xem nó có thuộc trường hợp ngoại lệ hay không, nếu không thuộc thì những từ đó ắt hẳn là viết dấu hỏi. 6. Một số kiến nghị Khi khảo sát vấn đề, tôi nhận thấy cần đưa ra những kiến nghị sau đây giúp cho học sinh trong tương lai sẽ học tốt hơn về từ Hán Việt: 1. Áp dụng phương pháp mới để giúp học sinh có hứng thú trong học tập tiếng Việt nói chung và từ Hán Việt nói riêng Việc đưa ra những mẹo luật, những cách học từ Hán Việt nhằm mục đích giúp người học hiểu được từ Hán Việt qua đó hiểu được ý nghĩa của các câu, các đoạn trong tác phẩm văn học. Nhưng đó chỉ là ý muốn chủ quan của nhà giáo dục, quá trình giảng dạy từ Hán Việt sẽ được tiến triển thuận lợi hay không và sẽ đạt kết quả như thế nào còn phụ thuộc một phần lớn ở tính tích cực chủ động học tập của học sinh. Nếu không có nhận thức đúng về từ Hán Việt, không có cái nhìn lạc quan về việc học từ Hán Việt trong trường phổ thông hiện nay, học sinh sẽ không có được niềm tin, hứng thú học từ Hán Việt cũng như học tiếng Việt. Trong ba phân môn của bộ môn ngữ văn (văn học, tiếng Việt, tập làm văn) thì có thể nói, dưới con mắt của người đi học, tiếng Việt thường bị đánh giá là môn học khô khan nhất và từ Hán Việt cũng bị đồng cảnh đó. Bởi vì thực tế, nếu học riêng một bài về từ Hán Việt thì các em cho là khô, nhưng nếu giảng từ Hán Việt thông qua những tác phẩm văn học thì các em còn lơ là, không chú trọng. Vậy, làm thế nào để học sinh Trung học Phổ thông có một cái nhìn đúng hơn về từ Hán Việt? Việc tìm ra một động lực thúc đẩy tính tích cực học tập từ Hán Việt nói riêng và tiếng Việt nói chung là vấn đề mà cả xã hội quan tâm. Do đó, cần phải áp dụng một phương pháp dạy học mới. Phương pháp 1: Qua thăm dò kết quả của một số tiết dạy của sinh viên ngữ văn năm I trường Đại học An Giang thực tập tại trường THPT Long Xuyên vào tháng 3 vừa qua cho thấy đưa chữ Hán vào giảng dạy những tác phẩm văn học cổ đã được học sinh rất hoan nghênh. Cụ thể là các sinh viên này khi giảng tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du đã treo lên bảng một số chữ Hán khi giảng nghĩa 71 những từ Hán Việt có nghĩa tương đương trong tác phẩm này, kết quả là học sinh cảm thấy rất hứng thú. Tuy nhiên, điều này lại đòi hỏi ở người giáo viên ngữ văn có một trình độ Hán ngữ nhất định. Phương pháp 2: Kích thích hứng thú học tập từ Hán Việt của học sinh tức là làm cho từ Hán Việt trong cảm giác của học sinh không còn là một môn học khô khan nữa. Muốn vậy, giáo viên cần phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Sau khi giảng xong một tác phẩm văn học cổ (đã có giảng nghĩa và mở rộng từ Hán Việt), giáo viên nên đưa ra một bài kiểm tra nho nhỏ đánh giá trình độ nhận thức của học sinh như thế nào. Bài kiểm tra có thể yêu cầu nêu những từ Hán Việt đã được học trong bài, giải nghĩa và mở rộng, thậm chí là yêu cầu các em đặt câu với những từ Hán Việt vừa nêu. Bài kiểm tra có tác dụng như sự đánh giá kết quả hoạt động dạy học đồng thời cũng có tác dụng tích cực giúp học sinh chủ động mở rộng kiến thức Hán Việt của mình. Phương pháp 3: Đặc điểm của học sinh THPT là luôn muốn tìm tòi khám phá để có những hiểu biết sâu, rộng về bài học. Đối với cách dạy suông, không đi sâu phân tích nghĩa của từ thì e rằng sẽ không phù hợp với các em. Giáo viên cần giảng nghĩa từ nguyên, nghĩa phái sinh, nghĩa đặc biệt… và có liên hệ những trường hợp đặc biệt, khá lạ so với các em dể các em cảm thấy đây là cái mới, là cái cần học vì xưa nay do bị chi phối bởi cái vỏ ngữ âm hán Việt, rong cảm thức ngôn ngữ của các em thường cho rằng từ Hán Việt là cái quá quen và sinh ra nghĩ rằng nó cũng là cái quá dễ nhưng thực sự thì các em lại chưa biết nhiều về nó. Vì vậy, để cho cái quen thuộc trở thành cái mới mẻ trong mắt các em là điều nên làm. Mặt khác, một sự đối lập trong tâm lí các em là các em một mặt vừa xem từ Hán Việt là cái đơn giản, quen thuộc nhưng mặt khác lại cho rằng đó là một thứ từ xa lạ, thứ từ ngoại lai, hoặc cho là thứ từ của thời xưa chẳng hiểu gì (kết quả thu được sau phỏng vấn hai em học sinh lớp 10 trường THPT Long Xuyên). Bởi vậy mà mới có trường hợp có em đặt câu với từ Hán Việt mà lại chép nguyên văn bài “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý thường Kiệt hay viết câu “thiên hạ đã thái bình, đội ơn thiên tử” và còn nhiều trường hợp tương tự khác. Vì vậy, khi dạy từ Hán Việt, giáo viên cần phải gắn với lịch sử từ Hán Việt và nêu lên tính hiện đại của từ Hán Việt (vị trí của từ Hán Việt trong vốn từ vựng tiếng Việt) để các em thấy rằng đây là một di sản văn hoá ngôn ngữ của dân tộc, là cái của cha ông và được đời sau kế thừa. Mục đích là giúp học sinh vừa nhận thức được tính dân tộc, tính truyền thống của từ Hán Việt lại vừa nhận thức được cái mới, cái hay của từ Hán Việt. Có như thế, các em mới có hứng thú học tập từ Hán Việt và kết quả tất yếu mang lại là khả năng hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh được nâng cao. 2. Bồi dưỡng trình độ Hán Nôm cho giáo viên dạy ngữ văn 72 Không riêng gì giáo viên dạy ngữ văn, bất kì một giáo viên giảng dạy ở bất kì một bộ môn nào cũng đòi hỏi phải trau dồi một trình độ kiến thức tiếng Việt sâu, rộng. Đối với giáo viên ngữ văn, vấn đề này lại càng được đặt ra ở mức cao hơn. Có một trình độ tiếng Việt nói chung và từ Hán Việt nói riêng người giáo viên ngữ văn mới có thể giảng dạy tốt bộ môn mình phụ trách. Mặc dù chỉ cần một kién thức cơ bản về từ Hán Việt, người giáo viên cũng đã có thể truyền đạt cho học sinh và giúp học sinh hiểu về nó ở một trình độ nhất định. Nhưng nếu muốn trình độ từ Hán Việt của học sinh được nâng cao thì trước hết trình độ của giáo viên phải được nâng cao gấp bội. Muốn vậy, cần có một kế hoạch bồi dưỡng trình độ Hán Nôm cho giáo viên ngữ văn, lấy đó làm cơ sở thúc đẩy cho công tác dạy học từ Hán Việt tốt hơn trong tương lai. Lẽ ra việc này cần được thực hiện khi còn là những sinh viên chuyên ngành ngữ văn; song, đối với những giáo viên chưa từng được đào tạo chuyên môn về Hán Nôm đang giảng dạy hiện nay thì qua những đợt đào tạo ngắn hạn, theo chúng tôi nghĩ điều đó cũng giúp nâng cao trình độ rất nhiều. Một khi có trình độ Hán Nôm cao thì những bài giảng của người giáo viên ngữ văn về từ Hán Việt cũng như những tác phẩm văn học cổ sẽ trở nên phong phú và sâu sắc hơn nhiều, khi đó học sinh sẽ cảm thấy hứng thú học tập hơn. 73 74 KẾT LUẬN Nhìn chung, trường THPT Long Xuyên là một môi trường dạy học rất tốt với đội ngũ giáo viên trình độ tương đối cao. Học sinh của trường phần lớn đều thuộc dân tộc Kinh, đồng thời sinh sống tại tp. Long Xuyên, thường xuyên có cơ hội tiếp cận với sách báo và các phương tiện học tập khác như sách tham khảo, sách nghiên cứu .v.v… Đó là những điều kiện rất tốt giúp học sinh của trường có thể học tập tốt tất cả các môn, đặc biệt là bộ môn Văn. Có thể nói, đối tượng nghiên cứu của đề tài phần đông là các học sinh có trình độ tương đối cao so với những học sinh ở vùng sâu, vùng xa. Đó là một thuận lợi nhưng cũng là một khó khăn của chúng tôi khi thống kê, đánh giá kết quả khảo sát. Thuận lợi của đề tài chính là được nghiên cứu một đối tượng không quá phức tạp, là những học sinh có cùng trình độ, cùng địa bàn cư trú, cùng môi trường học tập, thành phần dân tộc,...; khâu thống kê tương đối không phức tạp lắm. Tuy nhiên, đó cũng là một điều hạn chế của đề tài khi muốn đánh giá một cách toàn diện thực trạng. Bởi lẽ, dù biết rõ thực trạng hiểu và dùng sai từ Hán Việt là một thực trạng phổ biến trong hầu hết các trường phổ thông; song, chúng ta vẫn không thể lấy một đơn vị trường THPT hoặc một vài lớp học, một nhóm đối tượng học sinh để đánh giá về mức độ nghiêm trọng, phổ biến hay lẻ tẻ của thực trạng này ở hầu hết học sinh trong các trường THPT. Do đó, đề tài chỉ nhằm đóng góp một cái nhìn cụ thể ở một địa bàn trường học về thực trạng này. Mong muốn của những người làm đề tài chúng tôi là trong tương lai có thể mở rộng đề tài ở một địa bàn tương đối rộng lớn với nhiều thành phần học sinh khác nhau để có một cái nhìn toàn diện về thực trạng này ở các trường học thuộc địc bàn tỉnh An Giang. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát cũng giúp chúng ta thấy rằng, ở một trường THPT có điều kiện dạy và học tốt nhất nhỉ ở tỉnh như trường THPT Long Xuyên mà thực trạng hiểu và dùng sai từ Hán Việt vẫn là phổ biến; vậy nên, chúng ta cũng nên có một cái nhìn toàn diện về thực trạng này. Đây là một vấn đề hết sức nóng bỏng của giáo dục hiện nay trong các trường thuộc trung tâm thành phố. Vấn đề này sẽ còn phổ biến hơn nữa với các đối tượng học sinh ở xa trung tâm thành phố, nơi mà trình độ giáo viên còn chưa cao, thiết bị và các ophương tiện thông tin còn hạn hẹp. Đề tài đã được những người thực hiện chúng tôi ấp ủ từ lâu. Thực trạng hiểu và dùng sai từ hán Việt của học sinh là thực trạng mà chúng tôi đã nhìn thấy từ những năm còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông. Đó cũng là điều mà bản thân tôi luôn trăn trở và cũng là vấn đề mà cả xã hội quan tâm. Tuy nhiên, trong thời điểm ấy, trình độ tiếng Việt, Hán Nôm, mà cụ thể là về từ Hán Việt của tôi chỉ dừng lại ở trình độ một học sinh phổ thông, chưa đủ khả năng để đánh 75 giá thực trạng cũng như tìm ra những giải pháp khắc phục thực trạng. Khi bước vào giảng đường đại học, qua những tiết Ngôn ngữ, tiếng Việt, tiết học Hán Nôm với nhiều kiến thức sâu rộng hơn về từ Hán Việt cùng với niềm say mê nghiên cứu khoa học đã thôi thúc tôi thực hiện đề tài này. Đề tài đã đạt được một số kết quả nhất định, đã nêu ra được thực trạng, nguyên nhân và đề ra những giải pháp giúp nâng cao trình độ hiểu và sử dụng từ Hán Việt của học sinh THPT. Tuy những giải pháp của đề tài chưa được thực thi ở trường phổ thông do thời gian nghiên cứu, khảo sát có hạn; mặt khác, bản thân là sinh viên năm 2 chưa có điều kiện kiến tập hay thực tập giảng dạy; song, với những ưu điểm của mình, tin rằng những giải pháp đề ra là hoàn toàn mang tính khả thi. Có thể nói, học sinh ngày nay chưa yêu thích tiếng Việt tương xứng với nét đặc sắc của nó. Phần đông học sinh còn lơ là với việc học Văn, chỉ một số ít các em có sự quan tâm yêu thích đặc biệt đối với bộ môn Văn, ít có được học sinh nào có niềm say mê học tập, nghiên cứu tiếng Việt, đặc biệt là về từ Hán Việt. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: từ sự phức tạp của từ Hán Việt, tiếng Việt; chương trình dạy học Văn -Tiếng Việt ở trường phổ thông còn bất cập; trình độ Hán Nôm của giáo viên còn chưa được nâng cao; …và cũng do nhận thức còn lệch lạc của các em. Đây là điều đáng buồn đối với những người làm công tác giáo dục. Là một giáo viên Ngữ văn tương lai, tôi luôn trăn trở một điều là làm thế nào để đẩy mạnh niềm say mê học tập đối với kho tàng tiếng Việt của học sinh. Nếu như những giải pháp của đề tài được thực thi thì sẽ là bước đầu thành công góp phần thực hiện công cuộc thúc đẩy hứng thú và khả năng học tập tiếng Việt của học sinh phổ thông. 76 PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢ NĂNG HIỂU VÀ SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG (thời gian thực hiện: 45 phút) 1. Tỉnh (Thành phố): ------------------------------------------------------------------------ 2. Huyện (Quận): ---------------------------------------------------------------------------- 3. Xã (Phường): ----------------------------------------------------------------------------- 4. Trường:------------------------------------------------------------------------------------- 5. Lớp:------------------------------------------------------------------------------------------ 6. Họ và tên học sinh: ---------------------------------------------------------------------- 7. Dân tộc: a. Kinh b. Khmer c. Chăm d. Dân tộc khác 8. Giới tính: a. Nam b. Nữ 9. Cán bộ điều tra: ------------------------------------------------------------------------ 10. Cộng tác viên:--------------------------------------------------------------------------- NỘI DUNG 1. Hãy viết ra các yếu tố Hán Việt mà em biết: ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 2. Đặt 3 câu với 3 từ Hán Việt đã học: ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 3. Đặt 3 câu với mỗi từ sau đây: nồng hậu, trung thành, ngoan cường, khán giả, khẩn cấp. ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 77 ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 4. Tìm các từ ngữ thuần Việt tương đương với các từ ngữ Hán Việt trong các câu sau đây: - Chao ôi nước mất nhà tan Hôm nay lại thấy giang san bốn bề (Xuân Thuỷ) * Từ thuần Việt tương đương với từ giang san là: ----------------------------------- - Cụ là một nhà cách mạng lão thành. Sau khi cụ từ trần, nhân dân địa phương đã mai táng cụ trên một ngọn đồi. * Từ thuần Việt tương đương với lão thành là: --------------------------------------- - Với từ trần là: -------------------------------------------------------------------------- - Với mai táng là: ------------------------------------------------------------------------ 5. Chọn từ thích hợp cho nội dung sau: * Đứng giữa hai bên đối lập, không theo hoặc không phụ thuộc một bên nào: ---------------------------------------------------------------------------------------------------- * Đã quá tuổi thanh niên, nhưng chưa già:--------------------------------------------- * Tầng lớp giữa trong xã hội: -------------------------------------------------------------- * Ở giữa, có tính chất chuyển tiếp hoặc nối liền hai sự vật: ----------------------- * Tưởng nhớ người đã mất trong tư thế trang nghiêm, lặng lẽ: ------------------ * Thầm nghĩ mình thua kém người và buồn day dứt: ------------------------------- * Đưa vấn đề ra xem xét, giải quyết:----------------------------------------------------- * Giới thiệu ra lựa chọn và bầu cử: ------------------------------------------------------ 6. Từ một loạt các từ sau đây, rút ra ý nghĩa của các yếu tố chung, trung và phụ. - Cáo chung, lâm chung, chung thuỷ, chung khảo, chung kết, chung quy, chung thân: chung có nghĩa là: ----------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- - Trung thành, trung kiên, trung nghĩa, bất trung, tận trung: trung có nghĩa là: ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- - Phụ huynh, phụ mẫu, phụ tử, phụ hệ: phụ có nghĩa là: --------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- - Phụ lưu, phụ phẩm, phụ thuộc, phụ tùng, phụ giảng: phụ có nghĩa là: ------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- - Chinh phụ, mệnh phụ, thiếu phụ, quả phụ, sản phụ: phụ có nghĩa là: -------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- - Phụ lục, phụ hoạ, phụ bản, phụ cấp: phụ có nghĩa là: ---------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- - Phụ trách, đảm phụ: phụ có nghĩa là: ------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 78 ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 7. Hãy cấu tạo nên những từ ngữ Hán Việt từ những yếu tố hán Việt sau đây: * Quốc: ------------------------------------------------------------------------------------------ ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- * Nhân: ------------------------------------------------------------------------------------------ ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- * Bán: -------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- * Hoàng:----------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- * Thiện: ------------------------------------------------------------------------------------------ ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------- * Bảng số liệu thống kê câu trả lời của học sinh Câu 1: Viết các yếu tố Hán Việt Lớp 0 yếu tố 1- 10 yếu tố 11-20 yếu tố 21-30 yếu tố Trên 30 yếu tố 10A2 6 18 16 4 2 10A11 9 24 9 3 1 10A12 11 33 5 0 1 12A13 10 26 5 1 3 12A14 34 10 3 1 0 Tổng cộng 70 111 38 9 7 Tỉ lệ % 29.8% 47.2% 16.2% 3.8% 3% 79 Những yếu tố có tần số xuất hiện cao trong bài trả lời của học sinh Lớp Quốc Gia Thuỷ Sơn Thiên Địa 10A2 8 6 6 5 4 5 10A11 3 4 7 2 9 12 10A12 5 5 8 5 8 6 12A13 2 3 6 7 6 8 12A14 4 6 4 6 9 6 Tổng cộng 22 24 31 25 36 37 Tỉ lệ % 13.3% 14.5% 18.8% 15.1% 21.8% 22.4% Câu 2: Đặt câu sử dụng từ Hán Việt Lớp Đúng Sai Không có câu trả lời 10A2 94 34 21 10A11 70 32 27 10A12 80 27 23 12A13 104 25 14 12A14 120 19 15 Tổng cộng 468 137 100 Tỉ lệ % 66.4% 19.4% 14.2% Câu 3: Đặt 3 câu với mỗI từ: nồng hậu, trung thành, ngoan cường, khán giả, khẩn cấp 80 Lớp Câu đúng Câu sai 10A2 368 322 10A11 129 516 10A12 287 328 12A13 440 235 12A14 480 240 Tổng cộng 1672 1641 Tỉ lệ % 50.9% 49.1% Câu 4: Tìm từ thuần Việt tương đương với các từ Hán Việt - Giang san Lớp Đúng Sai 10A2 7 39 10A11 5 38 10A12 8 34 12A13 12 33 12A14 14 31 Tổng cộng 46 175 Tỉ lệ % 20.6% 70.4% - Lão thành Lớp Đúng Sai 81 10A2 5 41 10A11 12 31 10A12 18 23 12A13 5 38 12A14 12 36 Tổng cộng 52 169 Tỉ lệ % 23.3% 76.7% - Từ trần Lớp Đúng Sai 10A2 38 8 10A11 41 5 10A12 34 7 12A13 35 10 12A14 40 8 Tổng cộng 188 38 Tỉ lệ % 84.3% 15.7% - Mai táng Lớp Đúng Sai 10A2 24 22 10A11 27 16 82 10A12 32 11 12A13 44 1 12A14 42 6 Tổng cộng 169 56 Tỉ lệ 75.8% 24.2% Tổng cộng: Đúng Sai 51% 49% Câu 5: Chọn từ thích hợp cho các nội dung được nêu ra Lớp Đúng Sai 10A2 301 173 10A11 92 51 10A12 316 180 12A13 293 112 12A14 352 189 Tổng cộng 1354 705 Tỉ lệ % 75.9% 24.1% Câu 6: Rút ra ý nghĩa của các yếu tố Hán Việt: chung, trung và phụ 83 Lớp Số câu trả lời Số câu trả lời đúng 10A2 311 93 10A11 181 91 10A12 205 86 12A13 177 67 12A14 332 82 Tổng cộng 1206 419 Tỉ lệ % 80.5% 20.1% TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguy ễn Tài Cẩn: Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, NXB đại học Quốc gia Hà Nội (tái bản, HN, 2000) 2. Phạm Văn Đồng: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tạp chí ngôn ngữ, số 6-2000 84 3. Cao Xuân Hạo: Tiếng Việt, văn Việt. người Việt, NXB Trẻ, Hà Nội, 2001 4. Bửu Kế: Từ điển Hán Việt từ nguyên, NXB Thuận Hoá. 5. Nguyễn Văn Khang: Một số vấn đề dạy và học từ Hán Việt trong trường phổ thông, trong quyển “Tiếng Việt trong trường học”, NXB KHXH, Hà Nội, 1995. 6. Hồ Lê: Lỗi từ vựng và cách khắc phục, NXB KHXH, 2002. 7. Phan Ngọc: Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt và chữa lỗi chính tả, NXB Thanh niên, 2000 8. Hoàng Phê (chủ biên): Từ điển tiếng Việt, Hà Nội, NXB KHXH, 1988. 9. Đặng Đức Siêu: Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông, NXB GD, 2001. 10. Nguyễn Ngọc San: Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử, NXB ĐHSP. 85

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf14222kh7843o samp225t kh7843 n259ng hi7875u vamp224 s7917 d7909ng t7915 hamp.pdf
Tài liệu liên quan