Đề tài Khảo sát những vấn đề môi trường và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm trong hệ thống siêu thi Co.op Mảt TPHCM

Trong những năm gần đây cụm từ “phát triển bền vững” dường như đã trở nên quen thuộc trong xã hội chúng ta và mục tiêu của Đại hội X là đưa đất nước phát triển bền vững, đó không chỉ là mục tiêu của mình nước chúng ta mà còn là mục tiêu chung của toàn nhân loại. Nhưng để phát triển bền vững cần phải có một chương trình hành động thống nhất và có thể bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau giữa phát triển sản xuất với công tác bảo vệ và kiểm soát môi truờng. Tuy nhiên, trong tình hình của nước ta khi nền kinh tế còn chưa phát triển thì việc đáp ứng nhu cầu kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường là một vấn đề lớn đặt ra cho những nhà quản lý, những người chịu trách nhiệm trực tiếp về vấn đề môi trường quốc gia. Và trong tình cảnh khó khăn như thế này Nhà nước chỉ có thể đóng vai trò là “người dẫn đường”, là “nền móng” còn nhân dân (bao gồm các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư) phải tự xây nên ngôi nhà xanh - sạch - đẹp của mình, phải tự mình tạo nên bầu không khí trong lành tại chính nơi mình ăn ở, sinh hoạt và làm việc. Đối với tất cả các siêu thị không riêng gì hệ thống siêu thị Co.op Mart tuy bây giờ vấn đề môi trường vẫn chưa ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh buôn bán nhưng có lẽ một vài năm sau này đây khi mà hàng loạt các loại siêu thị, cửa hàng mọc lên ngày càng nhiều thì sự ưu tiên lựa chọn của khách hàng sẽ dành cho những nơi nào đảm bảo được nhất về vấn đề môi trường. Vì vậy, tác giả có một vài kiến nghị sau: Trước tiên là đối với siêu thị, ngay từ bây giờ các siêu thị cần phải đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, tạo nên một nền văn minh thương mại, một dấu ấn đẹp cho khách nước ngoài khi đến với Việt Nam. Để làm được như vậy ban lãnh đạo của siêu thị nên tập trung lại và lập ra một ban chuyên trách về các vấn đề môi trường. Đẩy nhanh việc đào tạo, huấn luyện cho các nhân viên biết được những kiến thức cơ bản về môi trường, biết được cách làm thế nào để bảo vệ môi trường; đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục khách hàng và xây dựng các chương trình quản lý môi trường, giảm thiểu ô nhiễm.

doc74 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1888 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát những vấn đề môi trường và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm trong hệ thống siêu thi Co.op Mảt TPHCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hích hợp cho nhân viên của mình, những người mà công việc của họ có thể gây ra những tác động đáng kể tới môi trường. Việc đào tạo nhằm giúp mọi người nhận thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ với chính sách môi trường, các quy trình và với HTQLMT. Họ cũng phải hiểu rõ công việc của họ có thể tạo ra những tác động tới môi trường như thế nào và trách nhiệm cụ thể của họ là gì. Mọi người tại mọi phòng ban chức năng đều có vai trò nhất định trong việc quản lý môi trường của doanh nghiệp. Bởi vậy, chương trình đào tạo phải rất đa dạng. Mọi người trong doanh nghiệp cần được đào tạo về chính sách môi trường, các tác động môi trường đáng kể của công việc của họ... Muốn vậy, doanh nghiệp phải xác định các phòng ban liên quan có thể gây ra các tác động môi trường đáng kể, từ đó xây dựng một ma trận về nhu cầu đào tạo cho các phòng ban nhằm xác định được yêu cầu cụ thể đối với từng cá nhân, phòng ban. Đối với hệ thống các siêu thị thì để nâng cao nhận thức của các cán bộ và công nhân viên có thể thực hiện theo các hình thức sau đây: Mời các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường về phổ biến kiến thức cho toàn thể cán bộ công nhân viên. Giúp cho họ biết được chính xác những tác hại của các chất thải mà siêu thị có khả năng thải ra. Chỉ cho họ biết cách phân loại rác và tái sử dụng rác. Cũng có thể cử một số cán bộ đi học tập tại những nơi có uy tín trong việc đào tạo chuyên gia môi trường sau đó về phổ biến lại kiến thức cho các nhân viên trong siêu thị, phương pháp này có thể giảm bớt được chi phí nhưng hiệu quả thì không được cao như việc trực tiếp mời các chuyên gia môi trường về giảng dạy tại siêu thị. Tổ chức các cuộc thi sáng kiến làm thế nào để siêu thị sạch hơn, đẹp hơn và thực phẩm an toàn hơn. Qua các cuộc thi này, nhân viên trong siêu thị sẽ dần dần nhận thức được tầm quan trọng của một môi trường trong lành, sạch đẹp. Một số nội dung gợi ý trong công tác đào tạo, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cán bộ, công nhân viên của siêu thị: 1. Những kiến thức về tái sinh, tái chế Rác là sản phẩm tất yếu của cuộc sống. Càng ngày con người càng tạo ra nhiều rác hơn, với những thành phần phức tạp hơn. Rác thải sinh hoạt ở thể rắn thường gồm giấy, thuỷ tinh, kim loại, nhựa, vải, thức ăn cành cây, xác động vật,... Trong đó, các chất hữu cơ tự nhiên như lá, cành cây, thức ăn thừa, xác chết động vật,... là những thứ rất chóng phân huỷ, gây ô nhiễm môi trường. Khi bị phân huỷ, chúng bốc mùi khó chịu, phát sinh nhiều vi trùng gây bệnh thu hút công trùng, ruồi, nhặng, chuột, bọ, tạo điều kiện cho chúng phát triển gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và truyền bệnh sang người và gia súc. Tuy nhiên, nếu sử dụng hợp lý, lượng chất hữu cơ này có thể trở thành nguyên liệu rất tốt để sản xuất phân hữu cơ, khí sinh học. Rác thải là giấy, bìa, nhựa, thuỷ tinh, kim loại vụn là những thứ có thể tái chế hoặc tái sử dụng được. Tái chế tức là dùng nó làm nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm mới. Tái sử dụng tức là thu hồi, rửa sạch và sử dụng lại. Việc tái chế, tái sử dụng đem lại nhiều lợi ích: Làm giảm lượng rác thải ra môi trường. Tạo thêm hàng hoá sử dụng. Tạo công ăn việc làm cho những người làm công tác thu nhặt, phân loại rác. Thay thế một phần nguyên liệu đầu vào, do đó tiết kiệm được tài nguyên, khoáng sản và công khai thác chúng. Góp phần thay đổi thói quen của con người trong tiêu thụ và thải loại. Các chất thải cháy được như chất hữu cơ, giấy, vải, nhựa,... có thể dùng làm chất đốt, lấy nhiệt cung cấp cho sưởi ấm, sấy hàng hoá. Tuy nhiên, phương pháp này có thể sinh ra nhiều loại khí độc có hại cho sức khoẻ. Những phần không thể tái chế, tái sử dụng, làm phân bón được của rác thải có thể dùng làm vật liệu san lấp trong xây dựng. Như vậy, rác thải không hoàn toàn là thứ bỏ đi, vô giá trị mà vấn đề là con người đối xử với chúng như thế nào. 2. Kinh nghiệm về thu gom rác ở các nước phát triển Rác là một vấn đề môi trường, nhất là ở các thành phố lớn, cùng với mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, rác thải cũng ngày càng nhiều. Xử lý rác thải đã trở thành vấn đề nóng bỏng của các thành phố trên thế giới. Ở Nhật Bản, rác được phân thành hai loại: rác cháy được và không cháy được để riêng trong những túi có màu khác nhau. Hàng ngày, khoảng 9 giờ sáng họ đem các túi đựng rác đó ra đặt cạnh cổng. Công ty vệ sinh thành phố sẽ cho ô tô đến từng nhà đem các túi rác đó đi. Nếu gia đình nào không phân loại rác, để lẫn lộn vào một túi thì ngay hôm sau sẽ bị công ty vệ sinh gửi giấy báo đến phạt tiền. Với các loại rác cồng kềnh như tivi, tủ lạnh, máy giặt,... thì quy định vào ngày 15 hàng tháng đem đặt trước cổng đợi ô tô đến chở đi, không được tuỳ tiện bỏ những thứ đó ở hè phố. Sau khi thu gom rác vào nơi quy định, công ty vệ sinh đưa loại rác cháy được vào lò đốt để tận dụng nguồn năng lượng cho máy phát điện. Rác không cháy được cho vào máy ép nhỏ rồi đem chôn sâu trong lòng đất. Cách xử lý rác thải như vậy vừa tận dụng được rác vừa chống được ô nhiễm môi trường. Phân loại và thu gom rác đã trở thành một việc làm bình thường ở các nước phát triển, túi đựng rác là do các gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng. Ở những nước này, dân chúng coi rác thải sinh hoạt không phải đồ bỏ đi mà cố gắng tận dụng những thứ còn có ích như giấy cũ, túi nilon, mảnh thủy tinh, săm lốp cũ, thậm chí cả những đồ điện hỏng nhằm đem lại lợi ích cho nhà nước, đồng thời làm trong sạch môi trường sống của họ. 3. Khái niệm về chất thải độc hại Chất thải độc hại là các chất thải có thể được sinh ra do các hoạt chất công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp. Các chất thải độc hại có thể là các chất rắn, chất lỏng, chất khí hoặc chất sệt. Trong định nghĩa chất thải độc hại không nói đến các chất thải rắn sinh hoạt, nhưng thật ra rất khó phân biệt một cách toàn diện chất thải công nghiệp với chất thải sinh hoạt. Chất thải độc hại không bao gồm chất thải phóng xạ vì loại chất thải này đã được hầu hết các nước phân cách và tổ chức quản lý riêng. Độ độc hại của các chất thải độc hại rất khác nhau, có chất gây nguy hiểm cho con người như các chất cháy có điểm cháy thấp, các chất diệt côn trùng, các vật liệu clo hoá phân huỷ chậm, có chất gây tác động nhỏ hơn nhưng khối lượng của nó lại là vấn đề lớn như các chất thải hầm mỏ, xỉ, thạch cao phốt phát cũ hoặc các sệt hydroxyt khác. Những chất thải có chứa những hoá chất không tương hợp có thể gây nổ, bắt cháy. Tiếp xúc với axít hoặc kiềm mạnh gây bỏng da. Da hấp thụ một số thuốc trừ sâu có thể gây ngộ độc cấp tính. Những thùng, hòm chứa chất thải hoá chất nếu không được xử lý, để bừa bãi vào nơi không được bảo vệ tốt có thể gây các tai nạn ngộ độc nghiêm trọng. Có thể xác định 3 nhóm chất thải độc hại chính: Nhóm 1 bao gồm các chất thải có hàm lượng độc tố cao, dễ thay đổi, bền vững hoặc tích tụ sinh học. Ví dụ: Các chất thải dung môi Clo. Chất thải thuỷ ngân. Các chất thải PDB. Nhóm 2 là các chất thải thông thường khác như các sệt Hydroxyt kim loại. Nhóm 3 là các chất thải có khối lượng lớn, có thể hàm lượng độc tố không cao nhưng có khả năng gây hại trên quy mô lớn. 4. Những đường dẫn truyền của các chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường Các chất thải độc hại có thể gây ô nhiễm môi trường trực tiếp như bay hơi hoá chất trong khí quyển hoặc có thể gây ô nhiễm gián tiếp qua vận chuyển của gió hoặc bề mặt nước. Vấn đề quan trọng không phải chỉ phụ thuộc vào nơi đổ thải và tình trạng đất ở bên dưới. Đất và nước bị ô nhiễm: Sự có mặt của vùng chưa bão hoà ở bên dưới mặt đất của nơi đổ thải rất quan trọng. Đó là vùng cao hơn mặt nước, ở nơi này nước thấm xuống dưới đến khi gặp mặt nước chảy ngang. Nếu bên dưới chỗ rác thải là vùng chưa bão hoà thì hoạt động đất nước như trên sẽ là một quá trình lọc bởi các hoạt động hoá và hoá sinh. Ô nhiễm nước bề mặt: Bề mặt ngoài của nước ở gần chỗ chất thải có thể nhận những chất thải độc hại từ bề mặt chảy. Hơn nữa, dòng chảy đất - nước của các hoá chất cũng đưa ô nhiễm vào mặt nước. Trong điều kiện tiếp xúc không khí sẽ thúc đẩy quá trình phân huỷ hoá, hoá sinh các hợp chất hữu cơ. Quá trình bay hơi ở mặt nước cũng dễ hơn ở đất. Các đường ô nhiễm khác: Các hợp chất hữu cơ có thể bay hơi trong không khí, gió có thể đưa chất thải độc hại vào môi trường, rau quả trồng gần nơi chất thải có thể hấp thụ những độc tố của chất thải. 5. Khái niệm về ô nhiễm thực phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm Các loại thực phẩm chúng ra ăn hàng ngày nói chung đều sạch, không có chất ô nhiễm. Nhưng hầu như không có thực phẩm nào tuỵệt đối tinh khiết mà ít nhiều đều có mang theo chất ô nhiễm. Có chất ô nhiễm tự sản sinh trong thực phẩm, có chất ô nhiễm do con người đưa đến. Ví dụ như trong những hạt lạc để lâu ngày bị mốc có chứa chất độc aflatoxin; trong dăm bông, cá hun khói, thịt lạp (thịt sấy, thịt khô),... đều có chứa muối nitrat hoặc muối nitric là những chất độc hại. Nếu hàm lượng những chất đó trong thực phẩm không nhiều hoặc chúng ta ăn ít thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu hàm lượng vượt quá tỉ lệ cho phép hoặc chúng ta ăn nhiều những thực phẩm đó sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ, thậm chí đe hoạ tính mạng. Lúc đó chúng ta sẽ nói rằng, những thực phẩm đó đã bị ô nhiễm và không nên ăn. Đối với lạc hoặc các thực phẩm để lâu bị mốc, tuyệt đối không nên ăn vì mốc lạc chứa aflatoxin gây bệnh ung thư. Năm 1960, một số xí nghiệp nuôi gà của Anh do dùng nhân lạc mốc của Brasil làm thức ăn nuôi gà, đã làm 10 vạn con gà bị chết trong một thời gian ngắn. Một số loài thực phẩm bị ô nhiễm là do môi trường bị ô nhiễm, sử dụng thuốc trừ sau sai quy định hoặc do đóng gói, vận chuyển sai quy cách. Ví dụ chất thải công nghiệp làm ô nhiễm nguồn nước, nếu dùng nguồn nước bị ô nhiễm đó để nấu rượu, pha chế nước ngọt thì nhất định không thu được rượu ngon và nước ngọt ngon. Sử dụng thuốc trừ sâu cũng khiến nhiều loại thực phẩm bị ô nhiễm. Một số nước thường xảy ra hiện tượng nhiễm độc thiếc do ăn đồ hộp. Đó là do nước trong hộp hoa quả có chứa gốc axit nitric kết hợp với thiếc trong sắt tây không xử lý tốt khi đóng hộp khiến người ăn đồ hộp bị nôn mửa và ỉa chảy. Ngoài ra còn một số chất ô nhiễm do con người đưa vào thực phẩm. Ví dụ khi làm món thịt, lạp xường,... người ra trộn diêm sinh (muối nitrat) vào thịt để thực phẩm có màu đẹp và ăn ngon miệng, đồng thời chống vi khuẩn xâm nhập để bảo quản được lâu ngày. Nhưng nếu trộn nhiều muối nitrat sẽ gây ngộ độc cho người ăn; hoặc những kẻ nhẫn tâm còn pha phân đạm hoặc thuốc DDT vào rượu trắng để làm tăng nồng độ rượu. Ngoài ra có một số thực phẩm bị ô nhiễm là do sự cố khách quan gây ra. Những sự kiện trên nhắc nhở loài người chớ tắc trách trong việc sản xuất thực phẩm và cần hết sức thận trọng khi sản xuất các loại thực phẩm có sử dụng hoá chất độc hại. Trên đây là một số nội dung mà tác giả gợi ý trong việc giáo dục, đào tạo cho cán bộ công nhân viên của hệ thống siêu thị về những vấn đề môi trường cấp thiết mà xã hội đang ngày ngày phải đối mặt. Ngoài ra, tuỳ theo lĩnh vực của từng chuyên gia, tuỳ vào từng thời điểm mà các chuyên gia có thể chọn những nội dung khác để giảng dạy, tuyên truyền. 4.2 PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ RÁC Như đã nói ở chương 2 thì rác trong siêu thị chủ yếu thuộc các nhóm sau đây: nhóm rác thực phẩm dễ dàng phân huỷ và nhóm rác khó phân huỷ gồm các rác là chất dẻo tổng hợp, giấy, kim loại. Như vậy vấn đề ở đây là phải phân loại được các nhóm rác này ra và bỏ vào những thùng khác nhau. Sau đây là một giải pháp được đề xuất: Mỗi siêu thị sẽ đặt 3 thùng rác với 3 màu khác nhau: đỏ, vàng và xanh; trên mỗi thùng sẽ có dán nhãn ghi tên của loại rác được bỏ vào thùng. Thùng màu xanh sẽ bỏ rác thực phẩm, loại rác này sẽ được những người thu gom về nấu cho gia cầm, gia súc ăn lấy vào lúc 14h và 22h hàng ngày. Đối với rác thực phẩm còn có một giải pháp khác đó chính là việc xay nhuyễn rác ra và đổ vào hầm tự hoại. Do hầm tự hoại có hệ thống ủ, lắng lọc nên tất cả các loại rác thực phẩm (chủ yếu là các chất hữu cơ như cenlulo, protein...) khi đi qua các cấu trúc của hầm sẽ được phân hủy hoàn toàn, không ảnh hưởng xấu đến môi trường. Thùng màu vàng sẽ bỏ rác là các loại chất dẻo tổng hợp. Đây có lẽ là một vấn đề khó giải quyết. Như vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề ô nhiễm chất dẻo phế thải? Biện pháp được áp dụng đầu tiên là đốt cháy. Nhưng khi cháy, các khí độc hại sản sinh ra như clo, hydroclorit,... bay vào không khí làm ô nhiễm môi trường khí quyển. Do đốt cháy phế liệu chất dẻo không phải là phương pháp tối ưu, người ta đã chuyển sang biện pháp chôn sâu chúng trong lòng đất. Nhưng các phế liệu đó dù bị chôn sâu nhưng nếu có những trận mưa lớn, động đất thì nó lại bị đưa lên mặt đất gây ô nhiễm môi trường. Do vậy, việc chôn sâu các phế liệu từ chất dẻo tổng hợp vẫn chưa phải là biện pháp thoả đáng. Một số nước trên thế giới đã xử lý nguồn chất dẻo phế thải bằng cách thu gom và tái sinh. Họ cho thu nhặt phế thải chất dẻo rồi tái sinh thành sản phẩm mới. Biện pháp này tận dụng được nguyên liệu, nhưng vẫn không thể khắc phục được ô nhiễm trong quá trình tái sinh phế thải chất dẻo, đồng thời chất lượng của sản phẩm tái sinh không tốt, chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp. Biện pháp tốt nhất là nghiên cứu sản xuất loại chất dẻo dễ phân hủy trong quá trình phân hủy không làm ô nhiễm môi trường. Nhưng biện pháp này rất khó thực hiện. Gần đây các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và sản xuất ra loại chất dẻo từ tinh bột và nước. Tinh bột được lấy từ lúa mì, khoai tây, gạo,.. và đạt được yêu cầu trong nguyên liệu không có bất kỳ chất độc hại nào. Khi loại chất dẻo này chôn xuống đất, các loại vi sinh vật rất thích ăn và phân giải nhanh thành khí cacbonic và nước không gây ô nhiễm môi trường, và dù gia súc có ăn phải các mảnh vụn chất dẻo cũng vô hại. Thành quả này đang cổ vũ các nhà sản xuất tạo ra các loại chất dẻo dễ phân giải nhằm đạt yêu cầu căn bản là không gây ô nhiễm môi trường. Thùng màu đỏ sẽ dùng để chứa các loại rác thải nguy hại như: các chai thuốc tẩy rửa, hóa chất,…. Các loại rác này sẽ được giao cho đơn vị xử lý vệ sinh sạch sẽ, sau đó được dập lại hoặc cắt nhỏ chuyển sang mục đích sử dụng khác nhằm tránh trường hợp để thất thoát ra thị trường tiêu thụ, sử dụng vào mục đích chứa, đựng nước uống hoặc thực phẩm. Vấn đề đặt ra ở đây không chỉ là lượng chất thải rắn phát sinh trong nội vi siêu thị mà còn cả một lượng lớn rác thải gián tiếp xuất phát từ siêu thị, đó chính là những loại chất dẻo tổng hợp, những loại rác thực phẩm,… đã theo khách hàng từ siêu thị về nhà. Và như vậy với kiến thức phân loại rác còn yếu kém thì những loại rác trên, nhất là những loại chất dẻo tổng hợp sẽ dẽ dàng bị thải ra ngoài môi trường và ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị là điều tất nhiên không thể tránh khỏi. 4.3 NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO KHÁCH HÀNG Sự phát triển văn minh của loài người làm cho con người luôn có tư tưởng theo đuổi sự phát triển, nhất là theo đuổi không giới hạn đối với tiêu dùng vật chất. Tác dụng tiêu cực của tiêu dùng vật chất đang khiến nhiều người suy ngẫm về cái giá phải trả cho sự theo đuổi ấy, mong muốn thoát khỏi sự trói buộc của vật chất, chuyển hướng sang phát triển tinh thần, văn hoá và lối sống. Và chính ở đây sự tuyên truyền, giáo dục con người nói một cách chung chung và đối tượng giáo dục quan trọng nhất trong phần này đó chính là những thượng đế của siêu thị Co.op Mart sẽ được đặt ở một vị trí rất cao. Nhân loại ngày nay đã bắt đầu thức tỉnh về vấn đề môi trường, đã bắt đầu hình dung được mối nguy hại do việc khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi, thấy được rất nhiều cái giá phải trả cho việc thiếu tôn trọng, thiếu ý thức bảo vệ thiên nhiên. Và rõ ràng, công tác bảo vệ môi trường không phải là công việc riêng của các ngành chức năng. Bản thân nó, với tính chất và phạm vi rộng lớn như vậy, nên muốn đạt được kết quả mong muốn thì phải có sự tham gia tự nguyện, tích cực của cộng đồng xã hội. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 36/CT-TV ngày 25-6-1998 xác định rõ: Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Ngày 02-12-2003 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định phê duyệt “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, nêu rõ “Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức cộng đồng và của mọi người dân”. Dựa trên cơ sở đó lí luận đó, tác giả nhận thấy việc tuyên truyền, giáo dục đối với những đối tượng là khách hàng trong siêu thị là một việc làm hết sức quan trọng và cấp thiết vì việc này vừa có thể phổ biến kiến thức về môi trường đến với cộng đồng, đồng thời vừa làm cho bộ mặt môi trường của siêu thị ngày càng tốt đẹp hơn. Truyền thông môi trường không nhằm quá nhiều vào việc phổ biến thông tin mà nhằm vào việc chia sẻ nhận thức về một phương thức sống bền vững và nhằm khả năng giải quyết các vấn đề môi trường cho các nhóm người trong cộng đồng xã hội. Mục tiêu của truyền thông môi trường nhằm: Thông tin cho người bị tác động bởi các vấn đề môi trường biết tình trạng của họ, từ đó họ quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục. Huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết địa phương tham gia vào các chương trình bảo vệ môi trường. Thương lượng hoà giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về môi trường giữa các cơ quan, trong nhân dân. Tạo cơ hội cho mọi thành phần trong xã hội tham gia vào việc bảo vệ môi trường, xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường. Khả năng thay đổi các hành vi sẽ được hữu hiệu hơn thông qua đối thoại thường xuyên trong xã hội. Truyền thông môi trường được thực hiện chủ yếu qua các phương thức sau: Chuyển thông tin tới từng cá nhân qua việc tiếp xúc tại nhà, tại cơ quan, gọi điện thoại, gửi thư. Chuyển thông tin tới từng nhóm qua hội thảo, tập huấn, huấn luyện, họp nhóm, tham quan, khảo sát... Chuyển thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng: báo chí, tivi, radio, pano, áp phích, tờ rơi, phim ảnh,.... Tiếp cận truyền thông qua những buổi biểu diễn lưu động, tham gia hội diễn, các chiến dịch, tham gia các lễ hội, các ngày kỷ niệm... Ngoài việc truyền thông môi trường thì chúng ta nên kết hợp với việc giáo dục môi trường. Giáo dục môi trường là một quá trình tạo dựng cho cộng đồng những nhận thức và mối quan tâm đến môi trường, đến các vấn đề về môi trường, giáo dục môi trường gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc chi phối hoạt động nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề về môi trường hiện tại và ngăn chặn những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai. Là một thực thể mang tính xuyên suốt trong các môn học, giáo dục môi trường mang lại cơ hội cho người học khám phá môi trường và hiểu biết về các quyết định của con người liên quan đến môi trường. Giáo dục môi trường cũng tạo cơ hội để hình thành sử dụng các kỹ năng liên quan đến cuộc sống hôm nay và ngày mai của người học. tất cả điều này cho chúng ta niềm hy vọng người học có nhiều ý tưởng sáng tạo và tham gia tích cực vào quá trình phấn đấu cho một thế giới phát triển lành mạnh. Năm mục tiêu cao cả nhất của giáo dục môi trường là: Nhận thức: giúp cho các đoàn thể xã hội và cá nhân đạt được một nhận thức và sự nhạy cảm đối với môi trường và những vấn đề có liên quan. Kiến thức: giúp các đoàn thể xã hội và cá nhân tích luỹ được nhiều kinh nghiệm khác nhau và có được sự hiểu biết cơ bản về môi trường và những vấn đề có liên quan. Thái độ: giúp các đoàn thể xã hội và cá nhân hình thành được những giá trị và ý thức quan tâm vì môi trường, cũng như động cơ thúc đẩy trong việc tham gia tích cực vào việc bảo vệ và cải thiện môi trường. Kỹ năng: giúp các đoàn thể xã hội và cá nhân có được những kỹ năng trong việc xác định và giải quyết các vấn đề môi trường. Tham gia: tạo cơ hội cho các đoàn thể xã hội và cá nhân tham gia một cách tích cực ở mọi cấp trong việc giải quyết các vấn đề môi trường. Dựa vào những lý thuyết về truyền thông, về giáo dục môi trường ở trên, kết hợp với tình hình thực tế của hệ thống các siêu thị thì có thể đưa ra những giải pháp cụ thể sau đây để áp dụng cho hệ thống siêu thị Co.op Mart: Trên các bao bì của Co.op Mart ngoài dòng chữ Co.op Mart ra nên thêm vào dòng chữ: “Hãy sử dụng lại tôi! Reuse me, please!”. Điều này sẽ khiến cho một số khách hàng của siêu thị giảm bớt đi việc vứt hết các bao nilong của siêu thị ngay từ khi đi siêu thị về. Dùng hình thức phát thanh, một ngày ba lần vào 10 giờ, 16 giờ và 20 giờ. Nội dung của các buổi phát thanh sẽ điểm sơ về tình hình môi trường trên thế giới và Việt Nam mà đặc biệt là ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Thông báo đến khách hàng một số thông số ô nhiễm nổi trội nhất và lượng rác phát sinh hàng ngày ở thành phố Hồ Chí Minh và sự quá tải của môi trường. Với hình thức này sẽ giúp cho các khách hàng hiếm hoi thời gian sẽ có cơ hội để biết về các tình hình môi trường xung quanh, cảm nhận được mức độ môi trường đáng báo động của khu vực mình đang ở, và như vậy ý thức của họ về môi trường sẽ được nâng cao. Một hình thức nữa cũng có thể được áp dụng tại các siêu thị của hệ thống Co.op Mart đó chính là việc sử dụng các hình ảnh có tính chất giáo dục môi trường, khêu gợi ý thức bảo vệ môi trường của khách hàng. Với việc treo các bức tranh như vậy sẽ làm tăng tính thẩm mỹ cho siêu thị, làm giảm bớt được bầu không khí ngột ngạt của một nơi mua sắm tấp nập người vừa mang lại hiệu quả trong việc truyền thông, giáo dục nhằm thay đổi ý thức những thượng đế của siêu thị, làm cho họ có lối sống thân thiện hơn với môi trường, cho họ thấy được quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm cao cả của họ đối với ngôi nhà chung mà họ đang sống. Ngoài ra, trong những buổi họp mặt khách hàng thân thiết của siêu thị cũng có thể đưa một số nội dung mang tính giáo dục môi trường vào để dần dần thay đổi nhận thức của khách hàng. Có thể chỉ cho họ biết cách phải làm gì để bảo vệ môi trường ở mỗi gia đình, khu dân cư và nơi công cộng. Không vứt rác bừa bãi, phải thu gom, đổ rác đúng nơi quy định. Không đổ nước thải ra đường, phố, các nơi công cộng. Mỗi gia đình phải thu gom nước thải vào hệ thống bể tự hoại, hầm chứa hoặc cho nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không phóng uế bừa bãi. Trồng cây xanh góm phần giảm ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan. Không hút thuốc lá nơi công cộng. Tự giác chấp hành các quy định của các cấp chính quyền địa phương về giữ gìn vệ sinh, xây dựng gia đình văn hoá. Đóng góp đầy đủ lệ phí thu dọn vệ sinh. Vận động mọi người cùng tham gia các công việc trên. Cũng có thể nói cho họ biết các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới được biểu hiện ở những khía cạnh nào? Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp v.v... Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức. Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn. Hay một nội dung tương tự: “Vì sao mỗi gia đình chỉ nên có 2 con?” Trong xã hội cũ từng tồn tại quan niệm “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”, “Thêm con, thêm của”. Quan niệm đó đã khiến gia đình đẻ rất nhiều con, làm cho dân số trái đất tăng mạnh, hiện nay đã hơn 6 tỉ người. Người sinh nhưng đất không sinh thêm. Không những thế đất màu mỡ để trồng cây nông nghiệp còn giảm đi nhanh chóng. Vì con người không chỉ cần có cái ăn? Xã hội phát triển, con người cần có đủ chỗ để ở, nhu cầu về chỗ vui chơi giải trí, đường sá, trường học, bệnh viện cũng tăng lên, do đó cần đến đất cho xây dựng. Xã hội tiến lên con người cần có nhiều hàng hoá với chất lượng cao hơn. Tiêu thụ trên đầu người tăng mạnh, trong khi đó nhiều loại tài nguyên khoáng sản không sinh mới được, nên cạn kiệt dần. Dân số tăng, sản xuất phát triển làm tăng lượng chất thải ra môi trường, làm suy thoái và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong mỗi gia đình, khả năng lao động là có hạn. Nếu mỗi cặp vợ chồng chỉ có hai con và không đẻ quá sớm hoặc quá muộn, thì dưới mỗi mái nhà thường chỉ có thể có đến ba thế hệ: ông bà, bố mẹ và hai con. Sản phẩm lao động được chia sẻ cho 6 người. Cuộc sống sẽ đầy đủ, sung túc, có phần dư dật để xây nhà, mua tivi, tủ lạnh..., đi du lịch, nghỉ mát... Thời gian bố mẹ dành cho việc học hành, vui chơi của con cái cũng nhiều lên. Những người con như thế có đầy đủ điều kiện để khoẻ mạnh, học tốt, lớn lên thành người tài giỏi. Chỉ cần gia đình có thêm một em bé là kinh tế sẽ khó khăn hơn. Thời gian và những sự âu yếm, ân cần của bố mẹ dành cho các con lớn giảm đi. Sự vất vả thiếu thốn làm cho người lớn chóng già yếu hơn, trẻ em chịu nhiều thiệt thòi hơn, môi trường xung quanh ít được quan tâm hơn. Nếu gia đình lại có tới 5 - 7 người con, thì mỗi đứa con không chỉ được hưởng thụ ít hơn, mà còn phải lao động nhiều hơn may ra mới đủ ăn đủ mặc, học hành. Trong xã hội cũng như vậy, người tăng nhưng đất không tăng, khả năng sản xuất của trái đất là có hạn, khả năng của môi trường chịu đựng những tác động của con người cũng là có hạn. Nếu ngày hôm nay chúng ta khai thác đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường, thì không chỉ chúng ta, mà cả các thế hệ con cháu chúng ta trong tương lai sẽ không còn gì để sống và phát triển. Theo các nhà khoa học thì chiến tranh, đói kém, dịch bệnh, suy thoái môi trường, xét cho cùng, đều bắt nguồn từ tăng dân số. Thật vậy, dân số tăng dễ dẫn đến khai thác tài nguyên cạn kiệt. Và khi tài nguyên không đủ chi dùng, người ta bắt đầu tìm kiếm chúng ở ngoài phạm vi sở hữu của mình, dẫn tới tranh giành, đánh nhau. Dân số đông, khó phát triển dân trí và kinh tế, đời sống đói nghèo, lạc hậu, người ta rất dễ vì cái ăn mà phá huỷ môi trường, vì một cây mà chặt phá cả rừng. Nghèo đói thường đi liền với mất vệ sinh, thiếu phòng bệnh, nên dễ ốm đau. Dịch bệnh phát ra mà không có tiền và biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn thì sẽ lây lan nhanh chóng. Nghèo khó cũng dẫn đến hạn chế trong việc lựa chọn các công nghệ mang tính bảo vệ môi trường cao, làm cho môi trường dễ bị ô nhiễm hơn. Nếu cứ theo đà phát triển hiện nay, dân số thế giới sẽ nhanh chóng đạt tới 10 tỷ và hơn nữa. Một trái đất nuôi 6 tỷ người hiện nay còn khó khăn, môi trường còn bị suy thoái, thì làm sao nó có thể chịu đựng được trên 10 tỷ người với mức tiêu thụ chắc chắn là cao hơn hiện tại. Như vậy với những nội dung gợi ý ở trên thì nhận thức lẫn ý thức của khách hàng sẽ được tăng cao, siêu thị sẽ góp phần lớn vào cuộc cách mạng cải cách suy nghĩ, đưa những kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường vào trong nhận thức của khách hàng, giúp sức lớn lao cho công tác xã hội hoá bảo vệ môi trường. 4.4 XỬ LÝ NƯỚC THẢI Nước thải từ các nhà vệ sinh thì đã được đưa qua hệ thống hầm tự hoại nhưng nước thải từ việc chế biến thực phẩm thì vẫn thải trực tiếp ra cống chung. Vấn đề ở đây là lượng nước không qua hầm tự hoại lại không nhỏ, khoảng 7 – 8 m3/ngày. Trong nước thải thường chứa nhiều mảnh vụn thịt và ruột của các loại thuỷ sản, các mảnh vụn này thường dễ lắng và dễ phân huỷ gây nên các mùi hôi tanh. ngoài ra trong nước thải còn thường xuyên có mặt các loại vảy cá và mỡ cá. Nói chung, loại nước thải này bị ô nhiễm hữu cơ là chủ yếu. Lượng nước thải này nếu không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường thì sẽ là một nguồn gây ô nhiễm đáng kể. Với một diện tích nhỏ hẹp thì không thể xây dựng công trình xử lý nước thải có quy mô lớn ở siêu thị được, như vậy nước thải từ siêu thị chỉ có thể xử lý sơ bộ trước khi xả vào cống chính. Tham khảo số liệu thực tế của một số nhà máy chế biến thuỷ hải sản thì ta có thể đưa ra một một số thông số về nước thải từ việc chế biến thực phẩm của siêu thị như sau: Bảng 4.1: Bảng tính chất nước thải của hệ thống Co.op Mart TPHCM Thông số Giá trị Giới hạn cho phép (TCVN 6772:2000) pH 6.9 - 7.1 5 - 9 BOD5 (mg/l) 300 - 1500 30 SS 128 - 280 50 N-hữu cơ (mg/l) 46 - 120 30 Như đã nói thì chúng ta không thể xây dựng một công trình xử lý trong nội vi siêu thị vì như vậy sẽ chiếm rất nhiều diện tích trong khi diện tích của các siêu thị thì có giới hạn. Biện pháp xử lý tiết kiệm diện tích nhất đó chính là việc dùng phương pháp pha loãng, tuy nồng độ ô nhiễm là khá cao so với tiêu chuẩn song so với các xí nghiệp chế biến thuỷ hải sản thì lưu lượng của nước thải là không lớn vì vậy chúng ta có thể dùng phương pháp pha loãng. Nhưng có lẽ biện pháp tốt nhất để hạn chế ô nhiễm nước thải là chúng ta phải ngăn chặn sự phát sinh nước thải ngay từ nguồn. 4.5 GIẢM THIỂU CHẤT THẢI 4.5.1 GIẢM THIỂU NƯỚC THẢI Các nhà quản lý của siêu thị phải hệ thống lại các nguồn thải của siêu thị mình, xem xét xem ở khâu nào có thể cắt giảm được nguồn thải ra, cắt giảm được lượng nước sử dụng. Tác giả có một đề xuất sau đây: Đối với các loại thực phẩm tươi sống thì siêu thị nên sơ chế ngay tại nơi cung cấp hàng, việc này vừa làm giảm lượng rác thực phẩm phát sinh ra ở siêu thị, vừa làm giảm lượng nước cần dùng cho công đoạn sơ chế và tất nhiên sẽ giảm được lượng nước thải ra trong siêu thị. Và lợi ích nữa chính là việc tập trung được chất thải và như vậy vấn đề xử lý sẽ đơn giản hơn. Tuy nhiên với tâm lý của người mua hàng, nhất là khách hàng Việt Nam thì hầu như ai cũng muốn mua được những mặt hàng tươi sống và như vậy thì việc chỉ cung cấp những mặt hàng đã qua sơ chế là một khó khăn đặt ra cho siêu thị, vì hầu hết mọi người đều nghĩ rằng những mặt hàng đã được sơ chế sẵn là những mặt hàng không được tươi ngon. Ở đây khách hàng cũng có cái đúng của họ, vì trên thị trường ngày nay những mặt hàng đã qua sơ chế hay chế biến sẵn hầu hết đều có nguồn gốc từ những mặt hàng kém chất lượng. Và vấn đề đặt ra ở đây là việc thay đổi nhận thức của khách hàng. Với những chương trình nhằm nâng cao nhận thức cho khách hàng thì siêu thị có thể lồng ghép vào đó việc khuyến khích khách hàng dùng những thực phẩm đã qua sơ chế. Tuy nhiên, về phía siêu thị thì siêu thị cũng phải có những chính sách chất lượng để minh chứng cho khách hàng thấy rằng những mặt hàng đã được sơ chế đó là từ những mặt hàng có chất lượng tốt. Để làm được như vậy siêu thị phải có những buổi nói chuyện với khách hàng, giới thiệu sản phẩm và có những cam kết về chất lượng để cho khách hàng yên tâm, tin tưởng, tạo uy tín đối với khách hàng và từ đó có thể thay đổi ý thức của họ. Nhưng tất cả những sự quảng cáo, truyền bá đó sẽ vô nghĩa nếu như siêu thị không bảo đảm được chất lượng, không trung thực với khách hàng và hơn hết là không trung thực với những chính sách chất lượng mà mình đề ra. 4.5.2 GIẢM THIỂU CHẤT THẢI RẮN Đối với các mặt hàng rau, củ, quả cũng vậy, một đề xuất được đưa ra đó là việc tập trung công đoạn sơ chế tại một điểm. nhập hàng Siêu thị người tiêu dùng Sơ chế Hình 4.1: Sơ đồ đường đi của mặt hàng Theo như thống kê ở trên thì cứ 1 kg rau sẽ thải ra 0.1 – 0.3 kg rác thải, lượng rác thải này sẽ bị chia nhỏ ra cho từng nhà là khách hàng của siêu thị và ngay ở trong siêu thị. Như vậy, việc xử lý hoàn toàn lượng rác này sẽ trở nên khó khăn vì bây giờ chúng đã quá manh mún. Việc sơ chế các loại rau, củ, quả trước khi nhập vào siêu thị sẽ giúp tập trung được lượng rác thải tại một nơi và việc xử lý sẽ được triệt để hơn. Nhưng cũng như thực phẩm tươi sống, tâm lý khách hàng cũng không thích mua những mặt hàng đã được sơ chế sẵn như thế này, vì có lẽ lúc đó giá của mặt hàng sẽ cao hơn. 4.5.3 GIẢM THIỂU KHÍ THẢI Khí thải sinh ra chủ yếu ở hệ thống làm lạnh quy mô của siêu thị và từ việc nấu chín thức ăn. Việc dùng than để nấu thức ăn tuy không nhiều ở các siêu thị nhưng cũng góp phần vào việc làm ô nhiễm không khí, do đó việc làm đầu tiên để giảm thiểu ô nhiễm không khí là kiên quyết không dùng bếp than để nấu. Tất cả việc chế biến, nấu nướng thức ăn nên được tập trung vào một chỗ và có chụp hút để thu khí thải. Việc làm lạnh không khí chỉ nên tập trung vào những gian hàng thực phẩm tươi sống và thực phẩm công nghệ, những gian hàng còn lại chỉ nên bố trí một máy lạnh trên diện tích 50m2, những thời điểm vắng khách có thể thay thế bằng quạt điện. 4.6 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG, GIẢM THIỂU Ô NHIỄM Môi trường là những yếu tố tự nhiên và vật chất bao quanh chúng ta, có quan hệ mật thiết với nhau; nó cung cấp mọi điều kiện cần thiết cho con người và các hệ sinh thái tồn tại và phát triển; nó tiếp nhận và làm sạch các chất thải sản sinh ra từ mọi hoạt động của con người và muôn loài sinh vật. Nhưng khả năng cung cấp của môi trường không phải là vô hạn. Sự khai thác, sử dụng quá mức, thiếu tính toán hợp lý sẽ làm cho môi trường và tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, suy thoái. Khả năng tiếp nhận và làm sạch chất thải của môi  trường cũng có hạn; nếu chất thải thải vào môi  trường quá nhiều thì môi trường sẽ bị ô nhiễm. Hậu quả chung là sức khoẻ của con người bị đe dọa, con người mất dần điều kiện để tồn tại và phát triển bền vững. Do đó, con người bằng ý thức và cách sống của mình phải tác động tích cực đến tài nguyên và môi trường. Ở đây chúng ta cần nhìn nhận vấn đề tài nguyên và môi trường từ hai phía: phía thiên nhiên cho ta và phía trách nhiệm của chúng ta. Thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã có các chính sách, chiến lược và kế hoạch quốc gia cùng với việc hoạch định trực tiếp nhiều chương trình quan trọng về bảo vệ tài nguyên và môi trường; đồng thời chỉ ra những khó khăn phức tạp của vấn đề này và đề ra những giải pháp thực tế nhằm hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường và tài nguyên thiên nhiên đang bị suy thoái. Nhất là trong thời gian gần đây khi mà Việt Nam đang trong xu hướng mở cửa để hội nhập cùng với thế giới bên ngoài, tiếp nhận xu hướng mở cửa để hội nhập và hoà nhập cùng thế giới, tiếp cận xu hướng thời đại về sự phát triển chung của xã hội và con người, tham gia vào các hoạt động cạnh tranh và hợp tác với các nước trên thế giới trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, nhất là về kinh tế và minh chứng cụ thể nhất của việc hội nhập này chính là việc Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO (7/11/2006). Với sự kiện này thì việc quan tâm đến môi trường là một vấn đề hết sức cần thiết, có như vậy thì các doanh nghiệp Việt Nam mới đủ sức để cạnh tranh với những doanh nghiệp nước ngoài. Có thể nói xã hội Việt Nam hiện nay là một xã hội của những sự chuyển đổi toàn diện và sâu sắc. Môi trường xã hội Việt Nam đang hàng ngày, hàng giờ tác động đến mỗi thành viên trong xã hội, làm phong phú, đa dạng thêm, đồng thời cũng làm phức tạp thêm đời sống của họ. Những đặc điểm này thể hiện ở sự đối xử với thiên nhiên, tình cảm và thái độ lao động, quan niệm về cuộc sống, lẽ sống cũng như những cách nghĩ, cách làm, cách chơi. Hiện nay chúng ta tiếp xúc với văn hoá hiện đại của thế giới. Đó là những nền văn hoá khác hẳn với cái nhìn quen thuộc của chúng ta. Chưa nói đến nội dung riêng về hình thức, phương thức, quy mô đã rất khác với văn hoá truyền thống của Việt Nam. Ngày nay chỉ cần ngồi ở nhà với phương tiện nghe nhìn hiện đại, người ta có thể biết được tất cả những gì xảy ra trên thế giới, có thể tiếp thu được kiến thức toàn nhân loại. Có thể tiếp xúc thường xuyên với các xã hội, với những con người và với những nền văn hoá khác nhau, với các nền văn minh hiện đại của Thế giới. Văn minh hiện đại đó là sự kết hợp chặt chẽ và tinh vi giữa nghệ thuật và khoa học, giữa kỹ thuật tiên tiến và kinh doanh, giữa thiết bị công nghệ và đầu tư lớn để thu lợi nhuận. Những điều đó khác xa tất cả những gì chúng ta vốn có xưa nay. Trước mắt chúng ta là những thử thách to lớn: văn hoá Việt Nam đang đứng trước hậu quả đáng lo ngại của văn hoá tiêu thụ với hàng loạt những phim, ảnh, nhạc thông qua phương tiện kỹ thuật nghe nhìn hiện đại đang ồ ạt tràn vào và tấn công chúng ta từ nhiều phía. Đây là một vấn đề quan trọng của môi trường xã hội có tác động lớn và trực tiếp đến lối sống của người Việt Nam hiện nay. Một ví dụ điển hình là ảnh hưởng của các kiểu loại mốt của xã hội tiêu thụ đối với con người Việt Nam. Việt Nam vốn có truyền thống tiết kiệm tiêu dùng, trong khi chúng ta còn rất nghèo, nhưng tâm lý chung, nhất là đối với người dân ở các đô thị hiện nay lại là chạy theo các mốt hiện đại và đắt tiền nhất, cả về quần áo, phương tiện giao thông, phương tiện nghe nhìn cũng như những đồ gia dụng khác, trừ trường hợp quá nghèo. Đó là những nhu cầu không xuất phát từ trình độ sản xuất, không nảy sinh do khả năng kinh tế của xã hội tức là không có cơ sở xã hội, tuy nhiên chúng vẫn tồn tại một cách phổ biến. đó là một vấn đề, một khía cạnh phức tạp của lối sống đặc biệt là lối sống các vùng đô thị hiện nay. Như vậy để người giàu vẫn có thể chạy theo mốt, còn người nghèo thì có quần áo để mặc tác giả có một đề xuất sau đây: Xây dựng thêm một quầy thu gom quần áo cũ; quầy này có thể hoạt động dưới hai hình thức: Thu mua lại quần áo cũ với giá rẻ. Dựa vào số quần áo cũ và chất lượng của các loại quần áo đó mà khấu trừ vào hoá đơn tính tiền của khách hàng. Số quần áo cũ này sẽ được siêu thị dùng trong mục đích từ thiện, cũng có thể bán lại cho dân nghèo với giá rẻ. Không chỉ đối với quần áo cũ mà đối với tất cả các mặt hàng khác cũng vậy, siêu thị đều có thể áp dụng theo hình thức này để làm tăng thêm vòng quay cho sản phẩm. Như vậy, với cách làm này siêu thị vừa có thể làm chiếc cầu nối để mang quần áo, đồ dùng,…cũ hay thừa thải của người giàu đến được với tay những người nghèo khổ và khiến người dùng những loại quần áo đó yên tâm hơn vì đã được gắn mác hàng siêu thị, vừa giảm được một lượng rác thải đáng kể ra môi trường, vừa có được tiếng thơm trong công tác từ thiện. Cũng có thể tổ chức những cuộc thi mang tính chất GDMT với những nội dung thật gần gũi với khách hàng và đối tượng nhắm đến chủ yếu có thể là những người nội trợ, vì trong đa số gia đình Việt Nam người nội trợ thường là những bà mẹ và đây là những người rất có ảnh hưởng trong gia đình. Những nội dung có thể dùng để xây dựng chương trình: Phân loại rác tại nguồn. Mỗi thí sinh của cuộc thi sẽ được đưa cho một số các hình mẫu trên đó có đề tên hoặc là hình ảnh của các loại chất thải khác nhau. Ban tổ chức sẽ hướng dẫn cho các thí sinh biết cách phân loại rác tại nguồn và sau đó mỗi thí sinh sẽ thực hiện phần thi của mình. Mục đích của nội dung thi này là giúp cho khách hàng cụ thể hóa những kiến thức đã được học, được nghe qua, được tuyên truyền về phân loại rác tại nguồn. Nội dung tiếp theo có thể đưa vào chương trình đó là tái sử dụng chất thải. Cũng như phần thi phân loại rác, ở phần thi này thí sinh cũng được phát cho những thứ đồ hư, đồ cũ thậm chí những thứ đã bị phế thải, trong một thời gian quy định thí sinh phải làm ra những vật dụng có lợi cho cuộc sống từ những thứ đồ đã vứt đi đó. Nội dung này sẽ thay đổi suy nghĩ của mọi người về những thứ đã bỏ đi, kích thích óc sáng tạo của họ và khuyến khích mọi người nên tái sử dụng lại chất thải. Từ đó có thể giảm được một lượng lớn chất thải thải ra môi trường. Nội dung thứ ba có thể đưa vào chương trình là những kiến thức cơ bản về môi trường, về bảo vệ môi trường. Những kiến thức này có thể được đưa vào dưới dạng những câu hỏi trắc nghiệm. có thể dựa theo các gameshow trên truyền hình để làm ra một chương trình riêng như: gameshow chung sức, gameshow kim tự tháp hay cũng có thể tạo ra một gameshow riêng cho mình. Phần thưởng của những cuộc thi có thể là các thẻ mua hàng giảm giá hay một món quà có giá trị từ 100 – 200 ngàn đồng. phần thưởng tuy nhỏ nhưng cũng sẽ khích lệ được tinh thần nhiệt huyết của người chơi. Bằng các cuộc thi như vậy những kiến thức liên quan đến môi trường sẽ được khách hàng đón nhận một cách trọn vẹn nhất và dễ áp dụng vào thực tế nhất. Một lưu ý nhỏ là các cuộc thi không nên kéo dài quá, thời gian cho mỗi chương trình chỉ nên kéo dài khoảng 20 – 30 phút, với thời lượng chương trình như thế này thì khách hàng có thể bỏ ra chút ít thời gian để tham gia được. Ngày nay xã hội đang đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường, vấn đề môi trường không chỉ còn là mối quan tâm của những nhà máy, xí nghiệp trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mà cả những nơi là trung gian tiêu thụ sản phẩm như các khu thương mại, các cửa hàng kinh doanh hay các siêu thị,… tất cả đều phải đề cao việc làm sạch, đẹp môi trường. Giữ cho môi trường xanh – sạch – đẹp là nghĩa vụ, là trách nhiệm và là quyền lợi của mọi người, trên tinh thần đó cùng với những khảo sát tại hệ thống siêu thị Co.op Mart luận văn đã đưa ra một số giải pháp mong giúp hệ thống siêu thị Co.op Mart cũng như tất cả những trung tâm thương mại, dịch vụ khác giải quyết được những vấn đề môi trường của mình. Có thể sơ lược lại các giải pháp đã nêu trên qua bảng sau: Bảng 4.2: Tóm tắt các khía cạnh môi trường và các giải pháp đề xuất Khía cạnh môi trường, vấn đề khó khăn Giải pháp đề xuất Nhận thức về môi trường của cán bộ, công nhân viên chưa cao. Đào tạo, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công nhân viên trong siêu thị. Mời các chuyên gia đến giảng dạy. Cử cán bộ đi học tập. Tổ chức các cuộc thi sáng kiến trong nhân viên. Rác thải chưa được phân loại Phân loại và xử lý rác Mỗi siêu thị sẽ có 03 thùng rác và được chia ra như sau: Thùng chứa rác thực phẩm, đem nghiền ra hoặc cho những người nuôi gia súc, gia cầm đến lấy. Thùng chứa chất dẻo tổng hợp. Thùng chứa các loại chất thải nguy hại. Nhận thức của khách hàng còn chưa cao Nâng cao nhận thức cho khách hàng Truyền thông môi trường Giáo dục môi trường Nước thải chưa được xử lý Xử lý nước thải Chất thải phát sinh nhiều Giảm thiểu chất thải bằng cách sơ chế sản phẩm ngay tại nơi sản xuất trước khi đem vào siêu thị. Thay đổi suy nghĩ của khách hàng về việc dùng những sản phẩm đã được sơ chế hay chế biến sẵn. Giảm mật độ máy lạnh trong siêu thị; kiên quyết không được nấu bằng bếp than; có thể dùng quạt làm mát ở những thời điểm vắng khách. Không có chương trình quản lý môi trường, giảm thiểu ô nhiễm Xây dựng chương trình quản lý môi trường, giảm thiểu ô nhiễm. Xây dựng quầy thu mua quần áo cũ. Cũng có thể làm với các mặt hàng khác. Gameshow mang tính chất GDMT. CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Ngày nay việc mua sắm ở siêu thị đã trở nên phổ biến trong mỗi nhà và siêu thị trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi người nhất là những cư dân của các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội. Hoạt động thương mại tại các siêu thị đó tưởng chừng như không hề tạo ra một khía cạnh môi trường nào lại phát sinh ra không ít những chất ô nhiễm như: chất thải rắn, rác thải, khí thải và tiêu thụ một lượng năng lượng điện khá lớn. Nghiên cứu hiện trạng môi trường tại hệ thống siêu thị Co.op Mart TPHCM nhằm đưa ra các giải pháp quản lý phù hợp để giảm thiểu chất thải góp phần cải thiện môi trường và nâng cao văn minh thương mại là việc làm cần thiết. Mục tiêu của luận văn nhằm tìm ra những khía cạnh có ý nghĩa trong hoạt động thương mại của siêu thị từ đó đề ra các giải pháp thích hợp cho việc quản lý môi trường trong hệ thống siêu thị Co.op Mart. Các kết quả bước đầu này có thể áp dụng vào tất cả các siêu thị khác trên toàn quốc. Luận văn được thực hiện từ ngày 01/10/2006 đến ngày 27/12/2006 với các phương pháp như: khảo sát thực địa, làm thống kê chủng loại mặt hàng, phân tích nguyên nhân hiệu quả, đánh giá tác động môi trường, tham khảo các số liệu thực nghiệm. Các kết quả của luận văn có thể tóm tắt sau đây: 1. Đã trình bày giới thiệu Liên Hiệp HTX thương mại TPHCM về quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức, các kết quả. Ngoài ra, tổng quan hệ thống các siêu thị Co.op Mart về vị trí, các chủng loại mặt hàng,…Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM gọi tắt là Saigon Co.op thành lập ngày 12/05/1989 với các chức năng hoạt động như: Kinh doanh các loại hàng hóa; gia công, sản xuất, chế biến hàng nông lâm thủy hải sản; đại lý mua hàng hóa cho các tổ chức trong và ngoài nước,…. Năm 1996 thành lập Co.op Mart đầu tiên là Co.op Mart Cống Quỳnh và cho đến nay HTX đã có 15 Co.op Mart với doanh số bán lẻ đứng hàng đầu cả nước. Với chủng loại mặt hàng phong phú, hoạt động thương mại trong siêu thị vừa làm giảm thời gian mua sắm cho khách hàng song cũng gây ra nhiều vấn đề môi trường đáng kể: làm tăng lượng chất thải thải vào môi trường, gây ô nhiễm môi trường và gây tổn hại đến sức khoẻ của con người. 2. Luận văn đã làm rõ được phần nào những khía cạnh và tác động môi trường trong hoạt động thương mại của hệ thống siêu thị Co.op Mart. Trong đó đã phân tích khía cạnh môi trường, tác động môi trường của 4 nhóm sản phẩm – dịch vụ trong hoạt động thương mại là thực phẩm công nghệ và nhóm thực phẩm tươi sống, khu vực dịch vụ ẩm thực và các chủng loại mặt hàng khác. Đánh giá chung về tác động môi trường của hoạt động thương mại trong hệ thống CO.OP MART TPHCM bao gồm rác thải, nước thải, khí thải, khí thải từ hệ thống làm lạnh bao gồm: Ô nhiễm không khí từ hoạt động nấu nướng, Tiêu thụ điện năng làm suy giảm tài nguyên. 3. Đã phân tích thực trạng quản lý môi trường trong hệ thống siêu thị Co.op Mart TPHCM bao gồm đánh giá thực trạng quản lý thông qua mặt tổ chức, thực trạng quản lý môi trường qua các biện pháp kỹ thuật, thực trạng quản lý môi trường thông qua nhận thức của cán bộ, nhân viên và khách hàng. 4. Đã đề xuất về những giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm trong siêu thị nhằm bảo vệ môi trường: bao gồm (1) Đào tạo, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công nhân viên trong siêu thị; (2) Phân loại và xử lý rác; (3) Nâng cao nhận thức cho khách hàng; (4) Xử lý nước thải; (5) Giảm thiểu chất thải; (6) Xây dựng chương trình quản lý môi trường, giảm thiểu ô nhiễm. Qua quá trình làm luận văn tác giả nhận thấy rằng những vấn đề môi trường trong siêu thị còn ít được quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu. Tác giả luận văn mong muốn được góp một phần nhỏ vào việc thay đổi nhận thức, suy nghĩ của người dân và cả những nhà lãnh đạo về vấn đề môi trường trong siêu thị, góp phần vào việc nâng cao văn minh thương mại. 5.2 KIẾN NGHỊ Trong những năm gần đây cụm từ “phát triển bền vững” dường như đã trở nên quen thuộc trong xã hội chúng ta và mục tiêu của Đại hội X là đưa đất nước phát triển bền vững, đó không chỉ là mục tiêu của mình nước chúng ta mà còn là mục tiêu chung của toàn nhân loại. Nhưng để phát triển bền vững cần phải có một chương trình hành động thống nhất và có thể bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau giữa phát triển sản xuất với công tác bảo vệ và kiểm soát môi truờng. Tuy nhiên, trong tình hình của nước ta khi nền kinh tế còn chưa phát triển thì việc đáp ứng nhu cầu kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường là một vấn đề lớn đặt ra cho những nhà quản lý, những người chịu trách nhiệm trực tiếp về vấn đề môi trường quốc gia. Và trong tình cảnh khó khăn như thế này Nhà nước chỉ có thể đóng vai trò là “người dẫn đường”, là “nền móng” còn nhân dân (bao gồm các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư) phải tự xây nên ngôi nhà xanh - sạch - đẹp của mình, phải tự mình tạo nên bầu không khí trong lành tại chính nơi mình ăn ở, sinh hoạt và làm việc. Đối với tất cả các siêu thị không riêng gì hệ thống siêu thị Co.op Mart tuy bây giờ vấn đề môi trường vẫn chưa ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh buôn bán nhưng có lẽ một vài năm sau này đây khi mà hàng loạt các loại siêu thị, cửa hàng mọc lên ngày càng nhiều thì sự ưu tiên lựa chọn của khách hàng sẽ dành cho những nơi nào đảm bảo được nhất về vấn đề môi trường. Vì vậy, tác giả có một vài kiến nghị sau: Trước tiên là đối với siêu thị, ngay từ bây giờ các siêu thị cần phải đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, tạo nên một nền văn minh thương mại, một dấu ấn đẹp cho khách nước ngoài khi đến với Việt Nam. Để làm được như vậy ban lãnh đạo của siêu thị nên tập trung lại và lập ra một ban chuyên trách về các vấn đề môi trường. Đẩy nhanh việc đào tạo, huấn luyện cho các nhân viên biết được những kiến thức cơ bản về môi trường, biết được cách làm thế nào để bảo vệ môi trường; đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục khách hàng và xây dựng các chương trình quản lý môi trường, giảm thiểu ô nhiễm. Kiến nghị đối với các cấp lãnh đạo thành phố, nhất là sở Thương mại nên tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hệ thống các siêu thị trên địa bàn thành phố nói chung và hệ thống các siêu thị Co.op Mart nói riêng có thể thực hiện tốt những kế hoạch, chủ trương của mình trong công tác bảo vệ môi trường. MỤC LỤC Nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp i Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ii Lời cám ơn iii Tóm tắt iv Danh mục sơ đồ, bảng biểu và các từ viết tắt v TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT A. Danh mục sơ đồ, bảng biểu Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức BQL Sai Gòn Co.op 6 Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức BQL Siêu thị Co.op Mart 22 Sơ đồ 2.1 Tóm tắt các ngành hàng được bày bán trong siêu thị. 25 Bảng 2.1 Tóm tắt các khía cạnh và tác động môi trường của nhóm mặt hàng TP công nghệ trong siêu thị 26 Bảng 2.2 Tóm tắt các khía cạnh và tác động môi trường của nhóm mặt hàng TP tươi sống trong siêu thị 28 Sơ đồ 2.3: Đường đi của chất thải 29 Bảng 2.4 Tóm tắt các khía cạnh và tác động môi trường khu ẩm thực trong siêu thị 29 Bảng 2.5 Tóm tắt các khía cạnh và tác động môi trường của các chủng loại mặt hàng khác siêu thị 31 Bảng 4.1: Bảng tính chất nước thải của hệ thống Co.op Mart TPHCM 58 Hình 4.1: Sơ đồ đường đi của mặt hàng 59 Bảng 4.2: Tóm tắt các khía cạnh môi trường và các giải pháp đề xuất 65 B. Danh mục các từ viết tắt GDMT: Giáo dục môi trường HĐQT: Hội đồng quản trị HTX: Hợp tác xã TCVN: Tiêu Chuẩn Việt Nam TP: Thực phẩm TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh UBND: Uỷ Ban Nhân Dân WTO: World Trade Organization (Tổ Chức Thương Mại Thế giới)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNoiDungDoAn.doc
  • docbia.doc
  • docTaiLieuTK.doc
  • dwgtphcm.dwg
Tài liệu liên quan