ĐẶT VẤN ĐỀ Với xu thế phát triển của nền nông nghiệp nước ta, đặc biệt ngành chăn nuôi đã không ngừng phát triển và mở rộng, ngoài phương thức chăn nuôi nhỏ ở các hộ gia đình hoặc phương thức nuôi thả thì hiện nay nước ta đã chăn nuôi với quy mô lớn, người chăn nuôi đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, từ đó số lượng và chất lượng đàn gia súc cũng tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng càng cao của con người.
Tỉnh Đăklăk nước ta có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc chăn nuôi trâu bò, tuy nhiên chất lượng con giống vẫn còn thấp. Chính vì vậy, nhà nước cũng đã có những chủ trương chính sách như thực hiện dự án 135 của tỉnh và áp dụng cảI tạo giống bò vàng Việt Nam bằng chương trình sind hoá đàn bò của dự án 2651 Việt Nam và hiện nay đàn bò của tỉnh đang có những chuyển biến tốt về cơ cấu đàn, con giống.
Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi thì công tác chăn nuôi Thú y cũng được đẩy mạnh đồng thời trình độ chăn nuôi cũng được nâng cao hơn, tuy nhiên sự phát triển về kinh tế xã hội ở mỗi vùng có sự khác nhau, từ đó nói chung cũng không tránh khỏi được những dịch, bệnh xảy ra trên đàn gia súc, mà thực tế bệnh ngoại ký sinh trùng mắc đa số với các cường độ nhiễm khác nhau, bệnh diễn ra dai dẳn, thường ở thể mãn tính, trong đó ve là loài ký sinh trùng ký sinh chủ yếu và thường xuyên trên gia súc, hút máu và dinh dưỡng của gia súc, mặt khác làm gia súc ngứa ngáy khó chịu không yên, còi cọc, giảm sức đề kháng, giảm trọng lượng cơ thể, ngoài ra ve còn là vật môi giới trung gian truyền lây một số bệnh ký sinh trùng dường máu như bệnh lê dạng trùng, biên trùng, làm giảm khả năng sản xuất của gia súc gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho ngành chăn nuôi.
Để tìm hiểu về ve ký sinh, ngoài việc nghiên cứu đặc điểm sinh sản, phát triển và những đặc điểm về dịch tễ của ve thì việc nghiên cứu biện pháp phòng trị ve mới là vấn đề quan trọng nhất nhằm giảm bớt tác hại do ve gây ra. Và trong công tác phòng trị ve người ta cũng đã đưa ra nhiều biện pháp và nhiều loại thuốc khác nhau nhằm diệt ve hiệu quả cao, tuy nhiên những thuốc có nguồn gốc hoá dược như Dipterex, DDT, ngoài khả năng diệt ve cao thì nó lại gây quen thuốc và tích luỹ thuốc trong cơ thể gia súc và trong sản phẩm động vật gây hại đến sức khoẻ con người, vì vậy hiện nay nhiều nhà khoa học đã tiến hành đi sâu nghiên cứu tác dụng dược lý của một số loài cây thảo dược vì những thuốc có nguồn gốc từ thảo dược vừa có tác dụng cao đối với ve, không hoặc ít tồn lưu trong cơ thể gia súc, lại dễ tìm, dễ sử dụng trong thực tế.
Vì vậy trong thời gian thực tập cuối khoá, để tìm hiểu thêm về đặc điểm ký sinh của loài ve đồng thời tìm hiểu tác dụng của một số thuốc diệt ve, được sự đồng ý của Bộ môn Thú y, Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên, một lần nữa chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát tình hình nhiễm ve trên bò tại huyện Easuop, tỉnh Đăklăk. Bước đầu thử nghiệm hiệu lực diệt ve của dịch chiết từ lá cúc quỳ và thử hiệu lực của thuốc Solfac”.
Với mục đích:
- Đánh giá tình hình nhiễm ve trên bò tại huyện Easup
- Thử nghiệm tác dụng của dịch chiết từ lá cúc quỳ đối với ve ký sinh.
- Thử hiệu lực của thuốc Solfac trực tiếp trên cơ thể bò.
- Đề ra quy trình phòng trị hiệu quả nhằm giảm bớt tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ve trên bò cũng như giảm bớt những tác hại do ve gây ra.
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ I. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu trên chúng tôi có một số kết luận sau:
1- Ve Booophilus microplus là chủ yếu trên bò nuôi tại huyện Easuop.
2- Ve ký sinh trên cơ thể bò biến động qua các tháng điều tra.
Vào tháng 9 – 10 tỷ lệ nhiễm ve trên bò cao chiếm (95,72 – 96,26%)
Vào tháng 11 – 12 tỷ lệ nhiễm ve trên bò thấp hơn chiếm (72,73 – 93,58%)
3- Tỷ lệ nhiễm ve trên bò cũng biến động theo vùng, địa hình.
Tỷ lệ nhiễm ve trên bò ở xã Eale chiếm 94,83%
Tỷ lệ nhiễm ve trên bò ở xã Yalốp chiếm 98,36%
Tỷ lệ nhiễm ve trên bò ở thị trấn Easuop chiếm 95,59%
4- Tỷ lệ nhiễm ve trên bò cũng biến động theo giống bò. Tỷ lệ nhiễm ve ở giống bò lai cao hơn giống bò nội.
Tỷ lệ nhiễm ve ở giống nội chiếm 95,42%
Tỷ lệ nhiễm ve ở giống ngoại chiếm 98,21%
5- Tỷ lệ nhiễm ve trên bò cũng biến động theo lứa tuổi
Ở lứa tuổi dưới 6 tháng chiếm tỷ lệ 97,67%
Ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 2 năm chiếm 96,77%
Ở lứa tuổi trên 2 năm tuổi chiếm 95,12%
6- Vị trí ký của ve trên cơ thể bò có sự khác biệt nhau. Tỷ lệ nhiễm cao nhất là ở bẹn, bụng, yếm (giao động từ 79,14 – 96,26%), vị trí có tỷ lệ nhiễm thấp nhất là chân, đuôi chiếm tỷ lệ là 6,14%.
7- Khả năng sinh sản và phát triển của ve giữa các mùa cũng khác nhau.
- Vào tháng 9 – 10 (Nhiệt độ từ 23 – 300C, ẩm độ từ 62 – 88%)
+ Thời gian ve cái có chửa trung bình là 3 ngày.
+ Thời gian ve cái đẻ trứng trung bình là 10,9 ngày.
+ Số lượng trứng trung bình là 2688 quả.
+Thời gian ve cái chết sau khi đẻ trung bình là 12,4 ngày.
+ Thời gian nở trứng trung bình là 16,2 ngày.
+ Thời gian ủ trứng trung bình là 27,1 ngày
+ Tỷ lệ nỏ trứng là 87%.
- Vào tháng 11 – 12 (Nhiệt độ từ 18 – 290C, ẩm độ từ 51 – 83%).
+ Thời gian ve cái có chửa trung bình là 3,8 ngày.
+ Thời gian ve cái đẻ trứng trung bình là 13,1 ngày.
+ Số lượng trứng trung bình là 1930 quả.
+ Thời gian ve cái chết sau khi đẻ trung bình là 9,1 ngày.
+ Thời gian nở trứng trung bình là 22,7 ngày.
+ Thời gian ủ trứng trung bình là 35,8 ngày.
+ Tỷ lệ nở trứng là 81,5%.
8- Bước đầu thử nghiệm hiệu lực của dịch chiết từ lá cúc quỳ, chúng tôi thấy hiệu lực của dịch chiết là rất thấp đối với ve ký sinh trên bò.
9- Thuốc diệt côn trùng Solfac của công ty Bayer có hiệu lực rất cao đối với ve ký sinh trên bò (vớI liều 4g/1lít nước phun trực tiếp lên cơ thể bò có khả năng diệt 98,8%).
II. Đề nghị
Qua quá trình điều tra nghiên cứu thực hiện đề tài tại huyện Easup, chúng tôi có một vài kiến nghị sau:
- Hiện tại tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ve trên bò tại huyện Easuop là rất cao, từ đó làm giảm khả năng sản xuất của bò, cho nên việc nghiên cứu phòng trừ ve cho bò là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa.
- Cần thay thế và bổ sung các loại thuốc diệt ve mới hiệu quả cao và an toàn hơn các loại thuốc mà lâu nay trong chăn nuôi vẫn thường hay dùng.
- Ngoài các biện pháp khác, cần định kỳ sử dụng các loại thuốc mới để diệt ve và chúng tôi thấy rằng các hộ chăn nuôi nên dùng thuốc Solfac của Bayer, (pha với liều 4g/1lít hoặc 20g/5lít nước) phun trực tiếp lên cơ thể bò cho hiệu quả diệt ve cao.
- Nhìn chung huyện Easuop là một huyện biên giới còn nghèo, thu nhập kinh tế còn thấp, trình độ dân trí chưa được nâng cao, từ đó ý thức về phòng trị bệnh cho gia súc cũng rất kém. Chính vì vậy việc tăng cường hơn nữa công tác giáo dục, nâng cao dân trí, đồng thời công tác Thú y cần được triển khai tốt đến với nhân dân nhằm nâng cao ý thức phòng bệnh cho gia súc.
- Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, các hộ chăn nuôi cần xây dựng chuồng trại và giữ vệ sinh sạch sẽ, chăn thả luân phiên đồng cỏ góp phần giảm thiểu tỷ lệ nhiễm ve cũng như tác hại do ve gây ra.
- Trong thời gian thực hiện đề tài chúng tôi thấy rằng hiệu lực diệt ve của dịch chiết từ lá cúc quỳ là rất thấp khi tiến hành thử hiệu lực đối với ve ở nồng độ từ 10%, 15% và 20% (cả khi ngâm ở nhiệt độ thường và nhiệt độ 500C). Vì vậy đề nghị tiếp theo có những nghiên cứu sâu rộng hơn để có thể khẳng định hiệu lực diệt ve của dịch chiết từ lá cúc quỳ.
- Do thời gian có hạn nên chúng tôi chưa đánh giá được hiệu quả kinh tế khi sử dụng thuốc Solfac khi đưa vào phòng trị ve trên bò.
48 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1855 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát tình hình nhiễm ve trên bò tại huyện Easuop, tỉnh Đăklăk và bước đầu thử nghiệm hiệu lực diệt ve của dịch chiết từ lá cúc quỳ và thử hiệu lực của thuốc Solfac, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g: Solfac là một loại thuốc hóa học chuyên diệt côn trùng, là hạt chất nhóm Pyrethroid có độc tố thấp với người và động vật máu nóng, nhưng rất mạnh đối với các loại côn trùng gây hại. Có hiệu quả ngay khi sử dụng, thời gian hiệu lực của thuốc kéo dài vài tháng. nếu khu vực phun thuốc không bị chùi rửa.
Solfac tiêu diệt được các loại côn trùng gây hại như: Ve, Ruồi, Muỗi, Gián, Rận, Rệp, Bọ Chét, Mối, Mạt,….
Liều lượng: Với thuốc dạng gói 4g thì pha 1 gói trong 1 lít nước (1g / 250ml nước), với dạng gói 20g thì pha 1 gói với 5 lít nước, phun 50ml dung dịch trên 1m2 ở các khu vực mà các loài này thường ẩn náu.
1.4. Dụng cụ thí nghiệm:
- Kính lúp
- Đĩa Petri nhựa
- Nhiệt kế - ẩm kế
- Bình tam giác
- Cân tiểu ly
- Dung dịch xút (NaOH)
1.5. Địa điểm nghiên cứu
* Phòng thí nghiệm – Bộ môn Thú y – Trường Đại học Tây Nguyên
*Sơ lược vài nét về huyện Easuop tỉnh Đăklăk:
- Vị trí địa lý: Easuop là một huyện biên giới phía Bắc của tỉnh Đăklăk, cách thành phố Buôn Ma Thuột 80 km về phía Đông và cách thành phố Pleiku khoảng 80 km về phía Bắc, có đường tỉnh lộ P8 nối liền thành phố Buôn Ma Thuột với huyện Easuop đi Chư Prông và thành phố Pleiku.
+ Phía Bắc giáp Gia Lai.
+ Phía Nam giáp huyện Buôn Đôn.
+ Phía Đông giáp huyện CưM’gar và EaH’leo.
+ Phía Tây giáp Campuchia.
- Điều kiện tự nhiên: Toàn huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 17656300 ha.
Huyện Easuop chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới lục địa cao nguyên nên nhìn chung rất khô nóng.
Lượng mưa bình quân/ năm là 1500mm, mùa mưa từ tháng 5 – 10, mùa khô từ tháng 11 – 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình các tháng là 240C, nhiệt độ cao nhất là 33,30C, nhiệt độ thấp nhất là 150C.
Độ ẩm trung bình là 82%, độ ẩm cao nhất là 90%, độ ẩm thấp nhất là 54%.
Tổng tích ôn trên năm là 8500 – 90000.
Tổng số giờ nắng là 2417h.
Tốc độ gió trung bình là 3m/s, không có sương muối .
Biên độ nhiệt ngày và đêm lớn 9 -120C.
Địa hình có đặc trưng điển hình là thấp dần theo hướng Bắc – Đông Bắc xuống Nam – Tây Nam, độ cao trung bình là 170 -180 m, đất đai tương đối bằng phẳng tạo nên bình nguyên rộng lớn.
Ra ngoài vùng trung tâm Easuop là địa hình đồi núi và cao nguyên Bazan. Phía Nam là dãy núi Chư Minh, Cư Kên độ cao 300 – 400m ngăn cách huyện Easuop với Buôn Đôn. Ranh giới phía Nam là vùng lương thực thực phẩm, phía Đông là cao nguyên Bazan Thuần Mẫn có độ cao 600 – 700m. Như vậy vùng đồng bằng Easuop là một thung lũng rộng.
Đất đai: Chủ yếu có hai loại đất chính là đất xám trên phù sa cổ. Ngoài ra có các loại đất khác như đất bạc màu trên phù sa cổ, đất xám trên đá bột kết, đất vàng nhạt trên cát bột kết.
Nguồn nước: Hệ thống song suối ở Easuop khá dày, song thường kiệt vào mùa khô, chỉ có sông EaH’leo, sông Yalốp, sông Easup có nước chảy quanh năm.
- Điều kiện xã hội:
Huyện Easuop được hình thành từ năm 1977, đây là một huyện vùng sâu, vùng xa, hơn nữa đây là một huyện biên giới nên từ sau những năm giải phóng thường bị bọn Funrô quấy nhiễu, làm trật tự xã hội không được ổn định. Easuop là một huyện nghèo, đời sống kinh tế còn thấp, dân số tập ở huyện còn thưa. Đến sau những năm 1980 theo chính sách di dân sang vùng kinh tế mới của nhà nước, nhiều người dân đã đến định cư tại huyện và từ đó huyện Easuop dần dần có những chuyển biến mới.
Hiện nay huyện Easuop gồm có 7 xã và 1 thị trấn. Tổng dân số là 23883 người với 5168 hộ gồm nhiều dân tộc anh em sinh sống.
Mật độ dân số trung bình là 12 người/ km2. Tỷ lệ dân bản xứ chiếm 9,8%, tỷ lệ dân cư tự do chiếm 47,6%, trong đó đồng bào thiểu số các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn di cư vào chiếm 55,89%. Sự phân bố dân cư không đều, dân tập trung chủ yếu quanh thị trấn, các xã, dọc đường tỉnh lộ, đường liên thôn, liên xã, số còn lại sống ở rẫy.
Về giao thông: Có hệ thống giao thông hạn chế, khi người dân muốn sang tỉnh khác thì cần phải đi ngược đường P8 về Buôn Ma Thuột rồi mới đi tỉnh khác.
Cơ cấu kinh tế của huyện rất đơn giản, chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, nông nghiệp chiếm 83%, chỉ có số ít giáo viên, công chức, buôn bán và xây dựng.
Về tình hình chăn nuôi của huyện Easuop:
Bảng *: Tổng số lượng đàn gia súc của huyện:
Các xã
Đàn Bò
Đàn Trâu
Đàn Heo
TT. Easuop
1502
1451
1997
Ealê
3018
42
3569
Eabung
582
75
1212
EaT’mốt
492
92
899
Earôk
1217
83
1011
Yalốp
614
55
1202
CưM’lan
987
61
2961
CưK’bang
1752
45
979
Tổng cộng
10.164
1904
13.830
Chăn nuôi ở huyện Easuop chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình, con giống chủ yếu là các giống lai tạp không đồng nhất, các giống trâu bò, heo địa phương vẫn còn chiếm đa số trong tổng số gia súc tại huyện. Các giống lai chưa được nuôi rộng rãi. Phương thức chăn nuôi chủ yếu là thả rong, các biện pháp kỹ thuật chưa được áp dụng rộng rãi vào chăn nuôi, vì vậy đàn bò thường bị các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt đàn trâu bò tại huyện nhiễm ký sinh trùng rất cao.
Hàng năm huyện đã có những chương trình tiêm phòng vaccine các bệnh truyền nhiễm như: Dịch tả heo, Phó thương hàn heo, Tụ huyết trùng heo, Tụ huyết trùng Trâu bò, bệnh LMLM Trâu bò, tuy nhiên kết quả tiêm phòng không cao chỉ đạt khoảng 30%.
Công tác vệ sinh chuồng trại còn kém, chuồng trại còn thô sơ, có hộ chỉ vây rong nhốt Trâu bò ngoài trời không mái che, rất ít hộ chăn nuôi làm chuồng có mái cho Trâu bò, chủ yếu là nền đất.
- Xã Yalốp: Nằm trong bình nguyên Easuop.
Là đơn vị hành chính thuộc huyện Easup, cách trung tâm huyện 25km về phía Bắc theo đường tỉnh lộ 1.
Địa giới của xã: Phía Bắc giáp huyện Chư Prông (Gia Lai).
Phía Đông giáp huyện EaH’leo.
Phía nam giáp xã Earôk.
Phía Tây giáp xã EaT’mốt và tỉnh Mudukiri (Campuchia).
Toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên là rất lớn chiếm 4625700 ha.
Nhiệt độ trung bình là 250C, nhiệt độ cao nhất là 330C, nhiệt độ thấp nhất là 160C.
Tổng nhiệt trong năm là 93000.
Độ ẩm trung bình là 82%, cao nhất là 89%, thấp nhất là 54%.
Lượng mưa trung bình trong năm là 1400 – 1600 mm, phân bố từ tháng 4 – 11 nhưng lớn nhất vào tháng 7 - 8, mùa mưa lũ ngập tràn mạnh, đây vừa là đặc điểm khí hậu vừa là một yếu tố thủy văn quan trọng.
Khí hậu nhiệt đới hơi khô, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và Đông Bắc. Địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc từ 3 – 50, cao nhất là 300m, thấp 200m, trung bình là 250m. Thấp dần từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc.
Toàn vùng có ranh giới trùng với ranh giới của tổ hợp nham chủ yếu là cát bột, bột kết Jura và một ít Bazan rìa của lớp phun trào thuộc khối Bazan.
Vùng có hai loại đất là phù sa được bồi đắp thường được bồi đắp vào mùa lũ và loại đất feralit vàng vàng xám phát triển trên cát kết, bột kết. Trên loại đất này hình thành kiểu rừng nhiệt đới hơi khô, chịu một mùa hạn kéo dài
Toàn xã có 2057 nhân khẩu với 11 đơn vị thôn buôn. Đời sống xã hội còn khó khăn, văn hóa còn thấp, nhân dân chủ yếu sinh sống nhờ vào cây lúa.
Tình hình chăn nuôi của xã còn yếu, công tác phòng bệnh cho gia súc, gia cầm chưa cao.
- Xã Ealê: Là đơn vị xã nằm trong bình Easuop.
Địa giới của xã: Phía Bắc giáp xã Cư Kbang.
Phía Nam giáp thị trấn Easuop.
Phía đông giáp huyện Cư’Mgar và huyện EaH’leo.
Phía Tây giáp xã EaTmốt và xã EaBung.
Tổng diện tích tự nhiên của xã là 1306200 ha. Đất nông nghiệp chiếm 257581 ha. Ở đây có thể trồng được hai vụ lúa trên năm.
Nhiệt độ trung bình là 250C, nhiệt độ cao nhất là 33,30C, nhiệt độ thấp nhất là 160C.
Hàng năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 – 11, mùa khô từ tháng 12 – tháng 4 năm sau.
Ẩm độ trung bình là 82%, ẩm độ cao nhất là 90%, ẩm độ thấp nhất là 55%
Toàn xã có tổng dân số là 8775 người, 1874 hộ, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 656 người chiếm tỷ lệ 35,01%. Dân số ở đây chủ yếu nhờ vào nông nghiệp.
Nhìn chung đời sống kinh tế xã hội của xã còn thấp, công tác y tế văn hoá giáo dục chưa được nâng cao.
Công tác Chăn nuôi Thú y chưa được phát triển sâu rộng, về con giống của xã còn rất kém, đàn trâu bò chủ yếu là giống nội. Về ý thức phòng bệnh cho gia súc của người dân còn rất kém.
- Thị trấn Easuop:là đơn vị hành chính nằm trong trung tâm huyện Easuop, xung quanh là các xã.
Địa giới của thị trấn: Phía Bắc giáp xã Eabung .
Phía Nam giáp xã Eabung và xã Cư’Mlan.
Phía Đông giáp xã Eale.
Phía Tây giáp xã Cư’Mlan.
Hàng năm cũng có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 – 11, mùa khô từ tháng 12 – tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình của thị trấn là 240C. Nhiệt độ cao nhất là 330C, nhiệt độ thấp nhất là 150C.
Độ ẩm của thị trấn cũng chịu ảnh hưởng chung của toàn huyện. Độ ẩm trung bình là 81,5%, độ ẩm cao nhất là 89%.
Tổng diện tích tự nhiên của thị trấn là 1365000 ha.
Tổng số dân của thị trấn là 9090 người, 2025 hộ, trong đó dân tộc thiểu số tại chỗ là 492 người, chiếm tỷ lệ 24,30%, các dân tộc khác là 59 hộ, chiếm tỷ lệ 2,91%.
Do nằm ở vị trí gần trung tâm của huyện nên nhìn chung điều kiện kinh tế xã hội của thị trấn Easuop cũng được nâng cao hơn so với các xã khác trong huyện.
Công tác chăn nuôi Thú y của thị trấn cũng được chú tâm phát triển hơn, hơn nữa ý thức phòng bệnh của người dân cũng được nâng cao.
II. Nội dung nghiên cứu
2.1. Định loại ve ký sinh trên bò tại các địa điểm điều tra.
2.2. Xác định tình hình nhiễm ve trên bò theo các tháng điều tra.
2.3. Xác định tình hình nhiễm ve trên bò theo vùng.
2.4. Xác định tình hình nhiễm ve theo giống.
2.5. Xác định tình hình nhiễm ve theo lứa tuổi.
2.6. Xác định tỷ lệ nhiễm ve giữa các vị trí ký sinh khác nhau trên cơ thể gia súc.
2.7. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản và phát triển của ve:
Theo dõi một số chỉ tiêu sau: Thời gian ve cái có chửa, thời gian ve cái đẻ trứng, ố lượng trứng/ve, thời gian ve cái chết sau khi đẻ, thời gian nở trứng, thời gian ủ trứng, tỷ lệ nở trứng.
2.8. Thử hiệu lực của dịch chiết từ lá cúc quỳ ở các nồng độ khác nhau đối với ve ký sinh.
Thử hiệu lực của thuốc Solfac của Bayer đối với ve ký sinh.
III. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập mẫu trên cơ thể bò
Tiến hành bắt ve trên cơ thể bò từ yếm, nách, hai chân trước, thân, đùi, háng bên trái, háng bên phải, vú. Các mẫu thu được, nhanh chóng bảo quản và đưa về phòng thí nghiệm để định loại.
Phương pháp bảo quản mẫu:
- Bảo quản mẫu vật chết: Bảo quản mẫu là một yêu cầu cần thiết giúp cho quá trình định loại được chính xác hơn. Yêu cầu của bảo quản mẫu là giữ cho mẫu
không thối.
Bắt ve vào ống typ đựng cồn 700 . Mỗi mẫu cho vào một ống riêng, ghi nhãn đầy đủ và gắn nút chặt vào.
- Bảo quản mẫu vật sống: Bắt ve cho vào đĩa Petri đáy có lót một lớp bông mỏng, phía dưới đặt một miếng giấy lọc nhỏ, cho các đĩa vào hộp hình trụ, để nơi thoáng và nhanh chóng chuyển về phòng thí nghiệm.
3.2. Phương pháp đinh loại ve
Chúng tôi định loại căn cứ vào những đặc điểm hình thái của ve theo khóa định loại của Phan Trọng Cung, Đoàn Văn Thụ (2001).
Cách tiến hành: Dùng kính lúp xem nội dung hai mặt MBX-2 với độ phóng đại 7x8 để định loại.
Lấy ve đặt lên miếng giấy gấp hình sin có thể quan sát ở các tư thế.
Khóa định loại các giống thuộc họ ve cứng Ixodidae
1. Rãnh hậu môn vòng sau lỗ hậu môn ……………….(2). Rãnh hậu môn vòng trước lỗ hậu môn, không màu sắc, không rua, không có mắt. Đầu giả dài, mặt trong xúcbiện lõm lòng máng. Mặt bụng ve đực có 7 tấm mai. Bụng ………..Ixodes Latreille.
2. Có mắt ………………………………(3). Không có mắt………………(4).
3. Mai lưng ve trưởng thành thường có vết màu ánh thép (5)
Mai lưng ve trưởng thành không có các vết màu ánh thép (6)
4. Háng một có 2 cựa, đầu giả ngắn, mai lưng thường không có những vết màu sáng. Ve đực không có tấm mai bụng. Gốc đầu hình 4 cạnh hoặc hình chữ nhật ……………………………Haemaphysalis koch.
5. Đầu giả dài ……………(7) Đầu giả ngắn. Háng 4 của ve đực lớn hơn hẳn các háng khác. Xúc biện tơ nhỏ đốt 3 của ấu trùng, thiếu trùng thì ở đốt 4. Van hậu môn có 4 đôi tơ. Ve đực không có tơ ………..Dermacentor koch.
6. Các háng 2 - 4 chỉ có 1 cựa. Ve đực không có tấm mai quanh hậu môn, có thể có những phiến mỏng mặt bụng gần rua…………Amblyomma koch.
7. Có rua, có rãnh hậu môn vòng sau. Háng 1 có hai cựa dài, xúc biện gần hình nón, đỉnh hơi nhọn. Tấm thở hình dấu phẩy………..Rhipicephalus koch không có rua, không có rãnh hậu môn, háng 1 có 2 cựa rất ngắn. Tấm thở hình tròn hay
hình bầu dục, ve đực rất nhỏ ……………….Boophilus curtice.
Khóa định loại giống ve Boophilus curtice (Arthus, 1960)
Ve đực:
1. Có mấu đuôi, mặt trong gốc xúc biện thiếu mấu lồi bụng mang tơ cứng. Tấm cạnh hậu môn thiếu cựa sau, công thức răng 4/1……....B. annulatus (Say, 1821).
2. Gốc xúc biện có mấu lồi, bụng mang tơ cứng, tấm cạnh hậu môn có một cựa hẹp dài vượt quá bờ sau thân, công thức răng 3/3 ……….B. decoloratus (Koch, 1844).
3. Gốc xúc biện không có mấu lồi, bụng mang tơ cứng. Tấm cạnh hậu môn có 1 – 2 cựa hẹp ngắn nhô ra ngoài bờ sau thân, công thức răng 4/4………….........B. microplus (Canestrini, 1887).
Ve cái:
1. Gốc xúc biện và công thức răng như ở ve đực, mặt sau háng 1 hơi lõm xuống, cựa ngoài và cựa trong không mập …………………..B. annulatus (Say, 1844). Mặt sau háng 1 ve Ixodidae chẻ hình chữ V lộn ngược, cựa ngoài và cựa trong khá rõ.
2. Công thức răng 3/3. Đốt 1 xúc biện có mấu lồi mang tơ cứng …………..B. decoloratus (koch, 1844).
3. Công thức răng 4/4. Đốt 1 không có mấu lồi ……………B. microplus (Cannestrini, 1887).
3.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh sản của ve Boophilus
Chúng tôi sử dụng phương pháp Brumpt (1931), nuôi ve no máu trong từng đĩa petri riêng rẽ, đáy để một mảnh giấy lọc, sau đó để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, đồng thời theo dõi nhiệt độ, độ ẩm hàng ngày vào các thời điểm 8h, 11h, 13h, 19h, 21h và các chỉ tiêu sau:
- Thời gian có chửa (ngày)
- Thời gian đẻ trứng (ngày).
- Thời gian ve cái chết sau khi đẻ (ngày).
- Trung bình số lượng trứng / ổ (quả).
- Thời gian nở trứng (thời gian từ khi đẻ trứng cuối cùng đến khi nở thành ấu trùng đầu tiên) (ngày).
- Thời gian ủ trứng (ngày).
- Tỷ lệ nở trứng (%).
Cách đếm trứng: Lấy trứng ra khỏi đĩa petri bằng nước cất, đổ toàn bộ trứng lên mặt giấy thấm. Đặt giấy thấm có trứng lên một mảnh giấy đã kẻ ô ly vuông 1cm2 thật đậm, in rõ ô trên giấy thấm. Dùng kính lúp soi đếm trứng trong từng ô và số lượng trứng bằng tổng số trứng của các ô cộng lại.
3.4. Phương pháp chiết xuất dược liệu
Chúng tôi tiến hành thí nghiệm theo phương pháp của Nguyễn VănTý: “Nghiên cứu tác dụng dược lý của một số dược liệu Việt Nam: Thuốc lào, Bách bộ , hạt Na đối với ngoại ký sinh trùng Thú y”.
Chúng tôi tiến hành thí nghiệm theo sơ đồ sau:
Dược liệu
Dược liệu được ủ bằng dung dịch NaOH 5%
Ngâm chiết dược liệu
12 h
24 h
36 h
Xác định thời gian chiết suất thích hợp
Nhiệt độ thường
Nhiệt độ 500C
Kiểm tra độc tính ở các nồng độ
Tỷ lệ chết (%)
Định hướng sử dụng dược liệu để diệt ve
Kiểm tra độc tính dịch chiết với các thời gian ngâm khác nhau
48 h
72 h
48 h
- Phương pháp chế môi trường
Dùng 5g NaOH tinh khiết thêm nước 100ml nước ta thu được dung dịch NaOH 5%.
- Phương pháp chiết xuất dược liệu
Dùng cân tiểu ly 3 mẫu lá cúc quỳ khô như sau: 10g, 15g, 20g. Tiến hành cắt nhỏ và lần lượt cho vào 3 bình tam giác, tiếp theo cho vào mỗi bình 10 ml dung dịch NaOH 5%. Ủ dược liệu trong 1h rồi cho 90 ml nước vào bình và ngâm ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, ta thu được dịch chiết ở các nồng độ 10%, 15%, 20%. Cứ 12 giờ lấy dịch chiết một lần để thử hiệu lực đối với ve.
Tiếp theo ta cũng tiến hành các bước như trên. Sau đó cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 500C và cứ sau 12 giờ lấy dịch một lần để thử hiệu lực đối với ve.
- Phương pháp thử hiệu lực của dịch chiết lá cúc quỳ trong phòng thí nghiệm.
Trước khi thí nghiệm ta cần bắt ve, ve trưởng thành 20 con, thiếu trùng 20 con và ấu trùng 20 con l ần lượt cho vào 3 đĩa petri. Sau đó thử dịch chiết ở 3 nồng độ 10%, 15%, 20% đối với ve bằng cách phun dịch chiết vừa ướt mình ve. Tiến hành theo dõi thời gian bắt đầu chết, tỷ lệ chết ở các nồng độ thuốc khác nhau.
Chúng tôi cũng tiến hành bố trí một lô đối chứng phun dung d ịch NaOH 5%.
- Phương pháp thử hiệu lực của thuốc Solfac của Bayer trên cơ thể bò
Tiến hành phun ở những nơi ve tập trung ký sinh.
Ở mỗi nồng độ tiến hành phun trên 3 con bò đang nhiễm ve.
Nồng độ thấp: Pha 4g với 1,5 lít nước.
Nồng độ quy định: Pha 4g với 1 lít nước.
Nồng độ cao: Pha 4g với 0,5 lít nước.
Trước khi tiến hành phun thuốc ta cần xác định số lượng ve. Sau đó phun ướt cả những vùng có ve đã được xác định và tiến hành quan sát xem ở thời gian nào ve bắt đầu rụng xuống và ở nồng độ nào ve chết nhanh nhất và xem hiệu lực của thuốc trong vòng 24 giờ.
3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả các số liệu được xử lý trên hàm thống kê tin học
Cách tính:
Số bò nhiễm
Tỷ lệ nhiễm (%) = x 100
Số bò nghiên cứu
Cường độ nhiễm (con) = min – max.
Tính trung bình = ± m
Số ấu trùng nở ra
Tỷ lệ nở (%) = x 100
Số trứng thí nghiệm
Hiệu lực của thuốc diệt ve:
Hiệu lực của dịch chiết từ lá cúc quỳ: Chúng tôi bắt ve về phòng thí nghiệm và tiến hành phun thuốc.
Số ve chết
Hiệu lực của thuốc (%) = x 100
Số ve thí nghiệm
Hiệu lực của thuốc Solfac: Chúng tôi tiến hành phun trực tiếp trên cơ thể bò.
Số ve chết
Hiệu lực của thuốc (%) = x 100
Số ve nhiễm
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
I. Kết quả điều tra và nghiên cứu tại các địa điểm nghiên cứu
1.1. Kết quả định loại ve
Đặc điểm ve đực
- Mặt lưng: Thân nhỏ, hình bầu dục, màu nâu đỏ hoặc màu vàng.
+ Kích thước trung bình 2,25mm, rộng 1,7mm.
+ Đầu giả: ngắn, gốc đầu hình sáu cạnh, xúc biện mập nhiều tơ.
+ Mấu đuôi nhỏ, ngắn.
+ Tấm dưới miệng hình cái thìa, dài hơn xúc biện.
+ Mai lưng hình bầu dục, trước hẹp sau rộng.
+ Mắt nhỏ nằm ở trên bờ cạnh mức háng 1.
- Mặt bụng:
+ Có rãnh sinh dục kéo dài phía sau nối ranh giới với hai tấm bụng.
+ Hậu môn nhỏ, không có rãnh hậu môn.
+ Chân dài, mập từ chân 1 đến chân 4.
+ Tấm thở hình tròn phía sau háng 4.
Đặc điểm ve cái
Hình bầu dục, khi no máu giống như hạt thầu dầu, màu nâu vàng, lúc no máu có màu nâu đỏ hoặc xám chì.
+ Kích thước trung bình 3,45x2,1mm.
+ Đầu giả: Xúc biện ngắn, mập, gốc đầu hình 6 cạnh.
+ Tấm miệng rộng và dài hơn xúc biện.
- Mặt lưng: Có nhiều tơ trắng nhỏ nằm rải rác khắp lưng, nửa sau lưng có 3 vết lõm, màu vàng nâu, hình bầu dục. Rãnh cổ dài từ gần mặt cổ đến mặt sau.
- Mặt bụng:
+Không có rãnh hậu môn.
+Rãnh sinh dục nhỏ nằm sau mức háng 2, chân dài, mập.
+Háng 1 có cựa tạo hình chữ V lộn ngược.
+Háng 2 và 3 có hai cựa ngắn, tròn.
+Háng 4 không có cựa.
+Tấm thở ngay sau háng 4.
Đặc điểm ấu trùng: Thường tập trung nhiều trong tai bò.
- Hình bầu dục, rộng, màu nâu đỏ, người ta thường gọi là ve cám.
- Mai lưng chiếm 3/5 chiều dài thân, bờ mặt mai lưng hơi trơn.
- Chân ngắn, mập, có ba đôi chân.
Đặc điểm thiếu trùng:
- Hình trứng, phía trước nhỏ, sau phình dần, có màu vàng nhạt.
- Đầu giả và xúc biện ngắn.
- Mai lưng có hình năm cạnh dài gần bằng rộng.
- Chân: có bốn đôi chân, ngắn, mập.
- Chưa có lỗ sinh dục.
Như vậy từ các mẫu ve thu được trên bò ở huyện Easup, chúng tôi tiến hành định loại và nhận thấy rằng các mẫu ve thu được rất phù hợp với giống ve Boophilus curtice, loài Microplus. Và nó phù hợp với kết quả định loại của Phan Trọng Cung 1977 và Arthur1960 và giống với hình vẽ và mô tả của các tác giả Trịnh Văn Thịnh 1962, Canestrini 1887 về giống ve Boophilus.
1.2. Biến động nhiễm ve theo mùa vụ
Có rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về tập tính sinh học và mùa vụ phát triển của ve và theo ý kiến một số nhà khoa học thì ve B. microplus sinh trưởng phát triển theo mùa vụ. Và một lần nữa chúng tôi tiến hành nghiên cứu, theo dõi sự biến động của ve ký sinh trên bò theo các tháng và kết quả được thể hiện ở bảng 1:
Bảng 1: Kết quả biến động tỷ lệ nhiễm ve theo tháng
Chỉ tiêu
Tháng
Số con nghiên cứu (con)
Số con nhiễm (con)
Tỷ lệ nhiễm (%)
Cường độ nhiễm (con)
9
187
180
96,26
6 - 293
10
187
179
95,72
5 - 288
11
187
175
93,58
5 - 258
12
187
136
72,73
3 - 166
Qua kết quả điều tra chúng tôi thấy rằng tỷ lệ bò nhiễm ve trên huyện Easup rất cao. Cụ thể là tháng 9 số bò nhiễm ve trên bò cao nhất chiếm tỷ lệ 96,26% và đặc biệt cường độ nhiễm ve cũng cao nhất là 6 – 293 con, vào tháng 10 số bò nhiễm ve chiếm tỷ lệ là 95,72% với cường độ nhiễm là 5 - 288, vào tháng 11 số bò nhiễm ve chiếm tỷ lệ là 93,58% với cường độ nhiễm là 5 – 258 con, vào tháng 12 số bò nhiễm ve chiếm tỷ lệ là 72,73% với cường độ nhiễm thấp nhất là 3 – 266 con. Từ kết quả trên chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bò nhiễm ve trên huyện Easup có sự biến động theo mùa và giảm dần theo tháng, mặc dù tỷ lệ nhiễm ve trên bò và cường độ nhiễm không có sự chênh lệch xa, từ 96,26% xuống còn 72,73% đồng thời cường độ nhiễm cũng giảm từ 293 con xuống còn 166 con. Để giải thích cho hiện tượng này, nhiều tác giả cũng cho rằng sự biến động về tỷ lệ bò nhiễm ve và cường độ nhiễm ve trên là phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
Theo chúng tôi sự biến động theo mùa vụ là do điều kiện khí hậu có sự thay đổi theo mùa, vào tháng 9 đến tháng 10 nhiệt độ và độ ẩm cao hơn, lương mưa nhiều hơn, thuận lợi cho sự phát triển, sinh sản của ve B. microplus. Vào tháng 11 đến tháng 12 thời tiết có sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm giảm làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động, phát triển và sinh sản của ve, đặc biệt là làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nở trứng của ve.
1.3. Biến động nhiễm ve theo vùng
Để đánh giá tình hình nhiễm ve theo từng vùng chúng tôi tiến hành điều tra ba địa điểm của huyện Easup.
- Xã Ealê đại diện cho vùng thấp trũng.
- Xã Yalốp đại diện cho vùng trung du.
- Thị trấn Easup đại diện cho vùng cao.
Do điều kiện tự nhiên, xã hội của ba địa điểm điều tra nằm trong cùng một huyện nên sự biến động về tỷ lệ nhiễm ve giữa ba vùng khác nhau không rõ rệt.
Bảng 2: Kết quả biến động tỷ lệ nhiễm ve theo vùng
Chỉ tiêu
Vùng
Số bò nghiên cứu (con)
Số bò nhiễm (con)
Tỷ lệ nhiễm (%)
Cường độ nhiễm (con)
Yalốp
61
60
98,36
6- 293
TT. Easup
68
65
95,59
5 - 276
Ealê
58
55
94,83
3 - 272
Qua kết quả điều tra từ bảng 1, nhìn chung tỷ lệ bò nhiễm ve tại huyện Easuop là rất cao. Cụ thể là xã Yalốp có tỷ lệ nhiễm cao nhất chiếm 98,36%, cường độ nhiễm là 6 – 293 con, thị trấn Easuop chiếm tỷ lệ 95,59% và xã Ealê chiếm tỷ lệ 94,83%. Để giải thích sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm ve và cường độ nhiễm ve theo vùng, chúng tôi nhận thấy xã Yalốp là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc 3 – 50, đồng thời điều kiện nhiệt độ, độ ẩm ở đây thuận lợi cho việc phát triển của ve. Mặt khác điều kiện kinh tế của xã còn nghèo, công tác chăn nuôi chưa được chú trọng, công tác Thú y tại xã còn yếu, ý thức phòng bệnh của người dân cũng chưa cao, đặc biệt trong công tác trị ve. Thêm nữa, ở đây trong thời gian điều tra chúng tôi thu được một số ổ ấu trùng tại chuồng nuôi, chúng tôi nhận thấy đây cũng là nguyên nhân tại sao tỷ lệ nhiễm ve ở xã Yalốp cũng như ở các vùng khác luôn cao.
Còn xã Ealê là một vùng tương đối thấp, cộng với lượng mưa nhiều, nước thường tràn ngập vào mùa mưa, ở đây có khả năng trồng được lúa hai vụ trên năm, với điều kiện tự nhiên như vậy làm ảnh hưởng xấu đến khả năng hoạt động, sinh trưởng, phát triển và sinh sản, khả năng nở trứng của ve, từ đó làm cho số lượng ve hoạt động tại vùng này thấp hơn, tuy nhiên sự chênh lệch này không cao. Còn đối với thị trấn Easuop là vùng có địa hình cao hơn, nằm ở trung tâm của các xã, nhìn chung điều kiện kinh tế xã hội của thị trấn tương đối cao hơn các xã, ý thức phòng bệnh của người dân cũng được nâng cao hơn, công tác vệ sinh Thú y tốt hơn, công tác Thú y cũng tốt hơn, một số hộ chăn nuôi dùng thuốc Dipterex phun lên bò để trị ve ký sinh, chính vì vậy, tỷ lệ nhiễm ve trên bò của vùng thị trấn Easup thấp hơn vùng xã Yalốp.
Như vậy qua đây chúng tôi nhận thấy rằng những vùng khác nhau thì có tỷ lệ nhiễm ve và cường độ nhiễm ve khác nhau.
1.4. Biến động nhiễm ve theo giống bò
Chúng ta thấy sự biến động về tỷ lệ nhiễm ve trên bò phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, và trong đó yếu tố về loài giống cũng ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nhiễm ve trên bò.
Theo Trịnh Văn Thịnh, Dương Công Thuận (1962) cũng cho rằng: Tỷ lệ nhiễm ve Boophilus microplus ở bò, bê lai cao hơn bò, bê nội.
Bảng 3: Kết quả biến động tỷ lệ nhiễm ve theo giống bò
Giống bò
Nội
Lai
Số bò nghiên cứu (con)
Số bò nhiễm (con)
Tỷ lệ nhiễm (%)
Số bò nghiên cứu (con)
Số bò nhiễm (con)
Tỷ lệ nhiễm (%)
131
125
95,42
56
55
98,21
Qua kết quả phân tích ở bảng 3 ta thấy tỷ lệ nhiễm ve ở các giống bò (giống nội và giống lai) có khác nhau rõ rệt. Cụ thể là giống bò nội chiếm tỷ lệ 95,42%, trong khi đó tỷ lệ nhiễm ở giống bò lai chiếm tỷ lệ rất cao (98,21%). Nguyên nhân của sự khác nhau là: Do giống bò nội đã được nhân dân ta thuần hóa từ lâu đời, tuy có vóc dáng nhỏ nhưng nó thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới ẩm, chịu kham khổ, phát triển tốt trong điều kiện khắc nghiệt của nước ta, vì vậy có sức đề kháng cao với mầm bệnh cũng như ngoại ký sinh trùng hơn giống bò lai, còn giống bò ngoại do mới được nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây nên thích nghi kém với khí hậu nhiệt đới ẩm, khả năng chống lại bệnh tật kém hơn.
Mặt khác còn do tập quán chăn nuôi huyện Easuop nhìn chung còn lạc hậu. Bò chủ yếu được chăn thả rong, chuồng trại còn đơn sơ, không định kỳ dùng thuốc diệt ve trên bò. Trong quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy rằng những bê lai có tỷ lệ và cường độ nhiễm ve rất cao đồng thời cơ thể ốm yếu, lông xù xì và tốc độ tăng trưởng chậm.
1.5. Biến động tỷ lệ nhiễm ve theo lứa tuổi
Để đánh giá sự biến động về tỷ lệ nhiễm ve theo lứa tuổi, chúng tôi tiến hành điều tra 187 con bò, trong đó: Bê dưới 6 tháng tuổi là 43 con, bê từ 6 tháng tuổi đến 2 năm tuổi là 62 con và bò trên 2 năm tuổi là 82 con. Kết quả được thể hiện ở bảng 4:
Bảng 4: Kết quả biến động tỷ lệ theo lứa tuổi
Chỉ tiêu
Lứa tuổi
Số bò nghiên cứu (con)
Số bò nhiễm (con)
Tỷ lệ nhiễm (%)
Dưới 6 tháng tuổi
43
42
97,67
Từ 6 tháng đến hai năm
62
60
96,77
Trên 2 năm
82
78
95,12
Qua kết quả điều tra từ ba giai đoạn phát triển của bò, chúng tôi thấy rằng tỷ lệ nhiễm ve ở các lứa tuổi bò trên huyện Easuop là rất cao, tuy nhiên ở giai đoạn bú sữa là cao nhất chiếm 97,67%, giai đoạn bò lớn hơn 2 năm tuổi tỷ lệ nhiễm thấp hơn chiếm 95,12%.
Ở gia súc non chưa thích nghi với ngoại cảnh, sức đề kháng với mầm bệnh kém. Hơn nữa ở bê lớp da và hệ thống mạch máu ngoại vi còn mỏng nên ve rất thích bám và hút máu. Thực tế cho thấy rằng ở những bê nghé có lông nhiều và dài thì chúng tôi bắt những ve cái rất no máu gần như tuyệt đối. Mặt khác do phương thức chăn nuôi huyện Easuop chủ yếu là thả rong đồng thời công tác chăm sóc nuôi dưỡng kém, vì thế trong quá trình điều tra chúng tôi thấy hầu hết bê mới sinh ra khoảng vài ngày đã cho theo mẹ ra bãi chăn.
Theo Trịnh Văn Thịnh phối hợp với Đặng Văn Ngữ, Đào Văn Tiến ở trạm nghiên cứu bò sữa Ba Vì cũng cho thấy: mức độ nhiễm ve cứng Ixodidae ở gia súc non lớn hơn gia súc trưởng thành.
1.6. Tỷ lệ nhiễm ve giữa các vị trí ký sinh khác nhau trên cơ thể bò
Để hiểu rõ thêm sự biến động về tỷ lệ nhiễm ve giữa các vị trí khác nhau trên cơ thể gia súc, chúng tôi tiến hành quan sát, theo dõi trên 187 con bò và kết quả thu được ở bảng 5:
Bảng 5:Kết quả biến động tỷ lệ nhiễm ve giữa các vị trí khác nhau
Chỉ tiêu
Vị trí ký sinh
Số bò nghiên cứu (con)
Số bò nhiễm (con)
Tỷ lệ nhiễm (%)
Đầu
187
34
18,18
Tai
187
176
94,12
Yếm
187
156
83,42
Nách
187
122
65,24
Lưng
187
47
25,13
Bụng
187
148
79,14
Bẹn
187
180
96,26
Chân, đuôi
187
12
6,42
Vai
187
42
22,46
Qua kết quả phân tích ở bảng 5 cho thấy rằng tỷ lệ nhiễm ve ở các vị trí khác nhau thì khác nhau. Chẳng hạn như ở bẹn chiếm tỷ lệ rất cao 96,26%, tai chiếm 94,12%, yếm chiếm 83,42%,…, trong khi đó những vị trí khác có tỷ lệ nhiễm rất thấp, như ở chân và đuôi chỉ chiếm tỷ lệ 6,42%.
Để giải thích sự chênh lệch này, theo chúng tôi là:
- Do đặc điểm cấu tạo sinh lý ở từng vị trí của cơ thể khác nhau như trong tai, yếm, bẹn, bụng, nách… có lớp da mỏng, tập trung nhiều mạch máu và đó là nơi cung cấp nhiều dinh dưỡng tốt nhất cho ve sinh trưởng, mặt khác đó cũng là những nơi kín đáo, an toàn ít ảnh hưởng đến sự hoạt động hút máu của ve.
- Hơn nữa ở tai, bụng, nách, bẹn,..là những nơi có nhiều mạch máu nên nhiệt độ luôn được ổn định, ít chịu tác động của các yếu tố cơ học, vì vậy đó là những vị trí bám hút lý tưởng của ve ký sinh. Chính vì vậy trong quá trình điều tra chúng tôi quan sát và bắt được rất nhiều ve no máu ở những vị trí có nhiều nếp gấp đặc biệt ở vùng nách, bẹn và vú, ngoài ra ở những vùng có nhiều lông, nhất là ở một số bê con có lông nhiều thì cường độ nhiễm ở yếm và bẹn cũng rất cao.
Ngược lại ở những nơi như chân, đuôi là những nơi thường bị tác động của ngoại cảnh nhiều nhất đồng thời ở những nơi này có ít mạch máu tập trung và ở những nơi này đầy hơn nên làm cho khả năng bám hút và hoạt động của ve ở những vị trí này giảm.
Theo Phan Trọng Cung và Đoàn Văn Thụ (2001) cũng cho rằng: Các giai đoạn phát triển của ve đều thích hoạt động hút máu ở những nơi kín đáo, có nhiều mạch máu tập trung. Đặc biệt ấu trùng thường tập trung chủ yếu vào mặt trong vành tai.
Như vậy kết quả điều tra của chúng tôi cũng phù hợp với ý kiến trên.
Nghiên cứu vị trí sinh của trên cơ thể gia súc có ý nghĩa rất lớn trong quá trình phòng trừ ve đồng thời phòng trừ một số bệnh do ve gây ra. Qua kết quả điều tra trên, khi sử dụng các loại thuốc diệt ve thì chúng ta phải chú ý phun thuốc đảm bảo đủ nồng độ vào những nơi ve tập trung nhiều như bẹn, tai, bụng, yếm…
1.7. Quá trình sinh sản và phát triển của ve Boophilus
Sinh sản là một đặc tính sinh học nhằm duy trì và phát triển nòi giống, khả năng sinh sản của sinh vật phụ thuộc vào nhiều yếu tố như yếu tố cá thể, loài,… và đặc biệt sự sinh sản còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh.
Khi nghiên cứu về ve Boophilus, chúng tôi tiến hành nuôi hai lô ve, mỗi lô 10 con ve no máu, lô thứ nhất nuôi và theo dõi từ tháng 9 – 10 và lô thứ hai nuôi và theo dõi từ tháng 11 – 12. và tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu về sinh sản sau:
+ Thời gian có chửa.
+ Thời gian đẻ trứng.
+ Thời gian ve chết sau khi đẻ.
+ Số lượng trứng/ ve.
+ Thời gian nở trứng.
+ Thời gian ủ trứng.
+ Tỷ lệ nở trứng.
1.7.1. Ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đến thời gian đẻ trứng và thời gian chết sau khi đẻ của ve cái Boophilus
Chúng tôi tiến hành nuôi hai lô ve:
Lô 1: Từ tháng 9 - 10, với nhiệt độ giao động từ 23 – 300C và ẩm độ giao động từ 62 – 88%.
Lô 2: Từ tháng 11 – 12, với nhiệt độ giao động từ 18 – 290C và ẩm độ giao động từ 51 – 83%.
Bảng 6: Kết quả sự ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đến thời gian đẻ trứng và thời gian chết sau khi đẻ của ve:
Chỉ tiêu
Lô thí
nghiệm
Số ve nuôi thí nghiệm (con)
Thời gian có chửa (ngày)
Thời gian đẻ trứng(ngày)
Thời gian chết sau khi đẻ (ngày)
± m
± m
± m
Lô1
10
3
10,9 ± 0,53
12,4 ± 0,88
Lô 2
10
3,8 ± 0,14
13,1 ± 0,51
9,1 ± 0,39
Qua kết quả phân tích từ bảng 6 chúng tôi nhận thấy rằng điều kiện nhiệt độ, ẩm độ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản và phát triển của ve. Ở lô 1 nuôi vào tháng 9 – 10, với nhiệt độ 23 – 300C và ẩm độ 62 – 88% thuận lợi cho sự phát triển của ve. Theo Phan Trọng Cung, 1977 thì ở nhiệt độ 27 – 300C, ẩm độ từ 82 – 99%, thời gian đẻ trứng của ve là 11 ngày, số lượng trứng nhiều nhất là 3510 trứng / ve.
Còn ở lô 2 được nuôi vào tháng 11 – 12, khí hậu chuyển sang lạnh và khô hanh hơn, nhiệt độ giảm xuống 18 – 290C và độ ẩm cũng giảm xuống 51 – 83% làm thời gian đẻ trứng tăng lên đồng thời chết sau đẻ giảm xuống.
Qua đây chúng tôi có thể nói rằng: Ve là động vật biến nhiệt nên khi nhiệt độ, ẩm độ môi trường thay đổi thì thân nhiệt ve cũng biến đổi theo, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý, sinh hóa và quá trình trao đổi chất của cơ thể, vì vậy khi nhiẹt độ môi trường tăng thì thời gian đẻ trứng giảm xuống.
Theo Phan Trọng Cung, Trịnh Văn Thịnh, Phan Lục cho rằng: tùy theo mùa ở Việt Nam, với nhiệt độ 27 – 300C, ẩm độ 82 – 99% thì thời gian đẻ trứng của ve là 5 – 30 ngày hoặc 11 ngày, thời gian chết sau khi đẻ là 4 – 17 ngày. Qua đây chúng tôi ở Tây Nguyên điều kiện thời tiết vào khoảng tháng 9 – 10 rất phù hợp với sự sinh sản và phát triển của ve ký sinh.
1.7.2. Ảnh hưởng của thời tiết đến số lượng trứng và thời gian nở trứng của ve Boophilus microplus.
Bảng 7: Kết quả sự ảnh hưởng của thời tiết đến số lượng trứng và thời gian nở trứng của ve B. microplus.
Chỉ tiêu
Tháng
Số ve nuôi thí nghiệm
Số trứng (quả)
Thời gian nở (ngày)
Xmin - Xmax
Xmin - Xmax
± m
9 - 10
10
1968 - 3456
2688
15 - 17
16,2 ± 0,26
11 - 12
10
1536 - 2208
1930
22 - 25
22,7 ± 0,35
Qua kết quả phân tích ở bảng 5 chúng tôi thấy rằng khả năng sinh sản của ve cũng chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện thời tiết, cụ thể là:
Ở lô 1: Nhiệt độ biến động từ 23 – 300C, ẩm độ từ 62 – 88%.
Số lượng trứng trung bình là 2688 trứng /ve và giao động từ 1968 – 3456 trứng.
Thời gian nở trứng trung bình là 16,2 ngày và giao động từ 15 – 17 ngày.
Ở lô 2: Nhiệt độ biến động từ 18 – 290C, ẩm độ từ 51 – 83%.
Số lượng trứng trung bình là 1930 trứng /ve, giao động từ 1536 – 2088 trứng.
Thời gian nở trứng trung bình là 22,7 ngày và giao động từ 22 - 25 ngày.
Như vậy chúng ta thấy rằng ở lô 1ve được nuôi vào tháng 9 – 10, thời tiết nóng ấm, thuận lợi cho sự phát triển của ve, số lượng trứng trung bình tương đối cao, hơn nữa thời gian nở trứng ngắn.
Còn ở lô 2 được nuôi vào tháng 11 – 12, thời tiết chuyển sang lạnh và khô hanh hơn, nhiệt độ giảm xuống 18 – 290C và ẩm độ 51 – 83%, từ đó ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và quá trình trao đổi chất của ve đồng thời khí hậu khô hanh cũng làm cho bề mặt trứng bị khô, thậm chí trứng có thể bị teo lại, từ đó làm cho số lượng trứng giảm xuống rõ rệt và thời gian nở trứng cũng kéo dài hơn.
Theo Phan Trọng Cung, 1977 cũng cho rằng: Ở nước ta tùy theo mùa, thời gian nở trứng mất 12 – 28 ngày, mùa nóng ẩm tháng 5 – 8 thời gian này là 27 ngày. Cũng theo Phan Trọng Cung và cộng sự, 1977, “độ ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian nở trứng. Trứng của ve Boophilus microplus ở ẩm dưới 70% thì trứng ngừng nở và trên 100% thì không nở. Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp nhất để trứng nở là 85 – 950F, ẩm độ 95%”.
Qua đây chúng tôi nhận thấy nhiệt độ và độ ẩm càng thấp thì số lượng trứng /ve càng giảm và thời gian nở trứng sẽ kéo dài, tuy nhiên nếu nhiệt độ quá cao cũng sẽ ảnh hưởng xấu khả năng sinh sản của ve và ở Tây Nguyên vào tháng 9 – 10 nhiệt độ từ 23 – 300C, ẩm độ từ 62 – 88% cũng là điều kiện thuận lợi cho sự sinh sản của ve.
1.7.3. Ảnh hưởng của thời tiết đến thời gian ủ trứng và tỷ lệ nở trứng của ve Boophilus microplus.
Bảng 8: Kết quả sự ảnh hưởng của thời tiết đến thời gian ủ trứng và tỷ lệ nở trứng của ve B. microplus.
Chỉ tiêu
Lô thí
nghiệm
Số trứng thí nghiệm (quả)
Số ấu trùng (con)
Tỷ lệ nở (%)
Thời gian ủ trứng (ngày)
Lô 1
7296
6348
87
27,1 ± 0,25
Lô 2
7680
6257
81,5
35,8 ± 0,26
Qua kết quả thu được ở bảng 8 chúng tôi thấy:
Lô 1: Nhiệt độ biến động từ 23 – 300C, ẩm độ từ 62 – 88%.
Thời gian ủ trứng trung bình là 27,1 ngày.
Tỷ lệ nở trứng là 87%.
Lô 2: Nhiệt độ biến động từ 18 – 290C, ẩm độ từ 51 – 83%.
Thời gian ủ trứng trung bình là 35,8 ngày.
Tỷ lệ nở trứng là 81,5%.
Qua đây chúng tôi thấy tỷ lệ nở trứng và thời gian ủ trứng giữa hai lô thí nghiệm có sự chênh lệch nhau rõ rệt. Vào tháng 9 – 10 thời tiết thuận lợi cho ve phát triển, thời gian ủ trứng ngắn đồng thời số lượng ấu trùng nở ra từ lô thí nghiệm cao, 6348 con, chiếm tỷ lệ nở là 87%. Còn vào tháng 11 – 12, nhiệt độ và ẩm độ hạ thấp làm thời gian ủ trứng kéo dài do khí hậu lạnh làm bề mặt của trứng bị khô, quá trình trao đổi chất trong trứng giảm và tỷ lệ nở trứng giảm xuống.
Theo ý kiến của một số tác giả nếu phá màng bọc ổ trứng, trứng sẽ không nở (Orlov, 1959). Nhưng theo Phan Trọng Cung, Đoàn Văn Thụ và Nguyễn Văn Chí thì: “trứng sau khi được dàn mỏng để đếm hàng ngày thì trứng vẫn nở, tuy nhiên tỷ nở giảm xuống thấp hẳn 38,2%”. Nhưng theo thí nghiệm của chúng tôi thì mặc dù trứng được dàn mỏng để đếm nhưng tỷ lệ nở của trứng vẫn đạt trên 80%. Như vậy chúng tôi nhận thấy rằng tỷ lệ nở trứng của ve ít chịu ảnh hưởng của yếu tố này và khả năng phát triển của ve chịu sự ảnh hưởng lớn của nhiệt độ và độ ẩm. Theo (Hitch cock, leg) cũng cho rằng nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển của ve và có nhận xét: Ve là động vật biến nhiệt có khả năng sinh sản và phát triển rất nhanh, ở điều kiện phòng thí nghiệm một ve cái no máu đẻ 2159 trứng/ve, và tỷ lệ nở trung bình là 88,11%.
Qua sự chênh lệch về thời gian ủ trứng và tỷ lệ nở trứng giữa hai lô ve nuôi thí nghiệm, chúng tôi thấy khả năng sinh sản và phát triển của ve phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh.
Việc nghiên cứu đặc điểm sinh sản và phát triển của ve ký sinh nhằm góp phần xây dựng quy trình phòng trừ ve bò trên một số địa điểm thích hợp nhất nhằm giảm bớt thiệt hại kinh tế do ve gây ra cũng như làm tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi đồng thời tránh đến mức tối thiểu những bệnh do ve truyền lây cho con người và gia súc.
II. Hiệu lực của một số thuốc diệt ve
Chúng ta thấy rằng các công trình nghiên cứu về ve trên thế giới và trong nước đều nhằm hiểu rõ những đặc điểm dịch tễ, đặc điểm sinh học của các loài ve, từ đó có những biện pháp phòng trừ hoặc có thể đề ra những quy trình phòng trị hiệu quả cao nhất nhằm giảm bớt những tác hại do ve gây ra.
Trong phòng trị ve có rất nhiều biện pháp, có thể dùng hóa chất, một số loại cây thảo mộc và một số biện pháp khác. Và trong thời gian nghiên cứu về ve, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tác dụng dược lý của cây quỳ dại và tác dụng của thuốc Solfac của công ty Bayer đối với ve ký sinh trên bò.
2.1. Thử hiệu lực của dịch chiết từ lá cây cúc quỳ trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Cây cúc quỳ là một loài cây thảo mộc, trong dân gian hay dùng lá cây cúc quỳ nấu nước trị ghẻ, nhọt… Và trong quá trình nghiên cứu tình hình nhiễm ve tại Easuop và những đặc điểm sinh sản, phát triển của ve ký sinh trên bò, chúng tôi tiến hành thử nghiệm tác dụng của dịch chiết đối với ve bò tại phòng thí nghiệm.
* Đặc điểm của dịch chiết:
- Nồng độ càng cao thì càng đậm màu, ở nồng độ từ 10% trở lên thì màu dịch chiết rất đậm.
- Nồng độ càng cao thì dịch chiết càng đặc.
- Dịch chiết có mùi rất hôi và đắng.
Chúng tôi bắt ve đem về phòng thí nghiệm, xếp vào mỗi đĩa Petri 20 con ve và tiến hành phun thuốc.
2.1.1. Thử hiệu lực của dịch chiết từ lá quỳ ngâm ở nhiệt độ thường
Trong quá trình thí nghiệm, chúng tôi đã thử hiệu lực của dịch chiết lá cúc quỳ từ nồng độ 10%, 15% và 20% sau khi ngâm ở các thời gian khác nhau, tuy nhiên sau thời gian theo dõi 6 giờ thì ở các nồng độ đều không phát huy tác dụng dược lý. Do kết quả thử nghiệm là giống nhau nên chúng tôi chỉ sử dụng một bảng biểu dưới đây.
Bảng 9: Kết quả thử hiệu lực của dịch chiết từ lá cúc quỳ trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ thường.
Giai đoạn
Ấu trùng
(n =20)
Trĩ trùng
(n =20)
Trưởng thành
(n = 20)
Chỉ tiêu
Nồng độ
Thời gian ve bắt đầu chết (phút)
Số ve chết (con)
Tỷ lệ chết (%)
Thời gian ve bắt đầu chết (phút)
Số ve chết (con)
Tỷ lệ chết (%)
Thời gian ve bắt đầu chết (phút)
Số ve chết (con)
Tỷ lệ chết (%)
10%
K0
0
0
K0
0
0
K0
0
0
15%
K0
0
0
K0
0
0
K0
0
0
20%
K0
0
0
K0
0
0
K0
0
0
Đối chứng NaOH5%
20
5
25
20
5
25
20
5
25
Qua kết quả thí nghiệm ở bảng trên nhận thấy rằng sau khi tiến hành phun dịch chiết từ lá cúc quỳ thì thấy có một số ve có hiện tượng chết giả, số ve còn lại thì không thấy triệu chứng gì. Điều này chứng tỏ hiệu lực diệt ve của dịch chiết là rất thấp hoặc không có.
Trong quá trình thí nghiệm, qua 6 giờ theo dõi chúng tôi thấy không có con ve nào bắt đầu chết, nếu có thì sau thời gian 6 giờ cũng chỉ có 1 hoặc 2 con chết. Theo chúng tôi thì có thể do dịch chiết không đủ hiệu lực để diệt ve, còn lô đối chứng phun bằng dung dịch NaOH 5% thì khả năng diệt ve là 25%.
Để giải thích tại sao dung dịch xút trong dịch chiết kém có tác dụng, theo chúng tôi là do nồng độ NaOH của dung môi trong dịch chiết đã tác dụng hết với lượng muối trong lá cây cúc quỳ hoặc còn dư nhưng rất ít nên không còn đủ nồng độ để diệt ve, còn khi chúng tôi phun trực tiếp dung dịch NaOH5% thì xút có thể phát huy tác dụng đối với ve. Vì thế chỉ có một, hai ve chết sau thời gian 6 giờ theo dõi thí nghiệm, mặt khác theo chúng tôi có thể là do đặc điểm sinh vật học của từng cá thể ve gây nên.
2.1.2. Thử hiệu lực của dịch chiết từ lá cúc quỳ ngâm ở nhiệt độ 500C
Khi tiến hành chiết xuất và thử hiệu của dịch chiết từ lá cúc quỳ ở nhiệt độ thường, thấy hiệu lực của dịch chiết không cao nên chúng tôi tiến hành ngâm ở nhiệt độ 500C và cứ sau 12 giờ chúng tôi cũng tiếp tục thử nghiệm ở từng nồng độ. Tuy nhiên sau thời gian theo dõi thì dịch chiết vẫn không phát huy được tác dụng diệt ve. Vì vậy chúng tôi cũng chỉ dùng một bảng biểu để biểu thị kết quả thí nghiệm.
Bảng 10: Kết quả thử nghiệm hiệu lực diệt ve của dịch chiết từ lá cúc quỳ trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 500C.
Giai đoạn
Ấu trùng
(n =20)
Trĩ trùng
(n =20)
Trưởng thành
(n = 20)
Chỉ tiêu
Nồng độ
Thời gian ve bắt đầu chết (phút)
Số ve chết (con)
Tỷ lệ chết (%)
Thời gian bắt đầu chết (phút)
Số ve chết (con)
Tỷ lệ chết (%)
Thời gian ve bắt đầu chết (phút)
Số ve chết (con)
Tỷ lệ chết (%)
10%
K0
0
0
K0
0
0
K0
0
0
15%
K0
0
0
K0
0
0
K0
0
0
20%
K0
0
0
K0
0
0
K0
0
0
Đối chứng NaOH5%
20
5
25
20
5
25
20
5
25
Qua kết quả phân tích tại bảng trên chúng tôi nhận thấy rằng hiệu lực diệt ve của dịch chiết từ lá cúc quỳ là không cao hoặc rất thấp đối với ve ký sinh, cụ thể là qua thời gian theo dõi 6 giờ, không có ve nào bắt đầu chết, trong khi đó ở lô đối chứng chỉ sau khi phun dung dịch NaOH 5% được 20 phút đã có ve bắt đầu chết và tỷ lệ chết đạt 25% trong vòng 6 giờ theo dõi.
Qua đây chúng tôi nhận thấy tác dụng diệt ve của dịch chiết từ lá cúc quỳ là rất yếu và tiếp theo cần có những công trình nghiên cứu sâu rộng hơn để khẳng định tác dụng của cây cúc quỳ, nhằm tận dụng nguồn thảo dược to lớn này tại Tây Nguyên.
2.2. Kết quả thử hiệu lực của thuốc Solfac của Bayer trên cơ thể bò
Trước khi phun thuốc chúng tôi xác định số lượng ve trên cơ thể bò. Sau đó pha 4g thuốc với 1 lít nước và tiến hành phun thuốc bằng bình phun, thuốc được phun sương tại những vị trí đã xác định trên 3 con bò, theo tỷ lệ 50 ml dung dịch trên 1 m2 và theo dõi trong vòng 24 giờ. Kết quả thể hiện ở bảng
Bảng 11: Kết quả thử hiệu lực của thuốc Solfac đối với ve ký sinh
Vị trí
xác
định
Chỉ tiêu
Háng trái
Háng phải
Vú
Lưng
Yếm
Nách
Tổng cộng
Bò 1
Số ve trước khi phun (con)
50
40
20
10
10
10
140
Số ve sau khi phun (con)
4
2
0
0
0
0
6
Tỷ lệ chết (%)
92
95
100
100
100
100
95,7
Bò 2
Số ve trước khi phun (con)
20
15
30
5
8
5
83
Số ve sau khi phun (con)
1
0
0
0
0
0
1
Tỷ lệ chết (%)
95
93,3
100
100
100
100
98,8
Bò 3
Số ve trước khi phun (con)
20
25
20
3
10
15
93
Số ve sau khi phun (con)
0
1
0
0
0
1
2
Tỷ lệ chết (%)
100
96
100
100
100
93,3
97,8
Qua kết quả thu được tại bảng, cho thấy thuốc Solfac của Bayer có hiệu lực diệt ve rất cao, cụ thể là ở bò 1 tỷ lệ chết đạt 95,7%, ở bò 2 tỷ lệ chết đạt 98,8% và ở bò 3 có tỷ lệ chết là 97,8%.
Sau khi phun thuốc khoảng 6 giờ, chúng tôi quan sát thấy một số ve rụng xuống, những ve này chủ yếu là ve cái no máu, ve này đang trong thời kỳ chuẩn bị rời vật chủ. Và sau 24 giờ theo dõi chúng tôi thấy rằng hầu hết các ve ký sinh trên cơ thể bò bị rụng hết, có những thiếu trùng dù đã chết nhưng vẫn còn bám trên cơ thể vật chủ.
Trong thí nghiệm, chúng tôi pha thuốc Solfac thành ba nồng khác nhau và tiến hành phun trên cơ thể bò tại những vị trí đã xác định thì chúng tôi thấy rằng ở nồng độ loãng hơn thì tỷ lệ ve chết thấp hơn rất nhiều còn ở nồng độ gấp đôi so với liều quy định thì khả năng diệt ve đạt đến 100% tuy nhiên giá trị kinh tế rất thấp. Chính vì vậy, qua đây chúng tôi thấy sử dụng thuốc Solfac pha theo liều quy định của công ty Bayer thì cho hiệu quả rất cao đối với ve ký sinh trên bò đồng thời cho giá trị kinh tế cao. Vì vậy để giảm bớt những tác hại do ve gây ra và để bổ sung vào quy trình phòng trừ ve, chúng tôi sẽ khuyến cáo sử dụng thuốc Solfac.
III. Đề xuất quy trình phòng trị ve
Để đảm bảo sự phát triển tốt cho đàn gia súc cần phải có những biện pháp phòng trị ve hiệu quả:
- Diệt ve trên cơ thể gia súc
+ Đối với những hộ chăn nuôi ít thì có thể thường xuyên bắt ve cho gia súc và có thể nuôi gà thả để bắt ve trên cơ thể bò.
+ Dùng thuốc Solfac của Bayer phun lên cơ thể gia súc.
+ Có thể dùng một số dịch chiết từ thảo dược hoặc một số thuốc mới khác để phun diệt ve trên bò.
- Diệt ve ngoài môi trường
+ Xử lý chuồng nuôi định kỳ.
+ Thường xuyên phát quang cây trên đường đi về của gia súc.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
I. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu trên chúng tôi có một số kết luận sau:
1- Ve Booophilus microplus là chủ yếu trên bò nuôi tại huyện Easuop.
2- Ve ký sinh trên cơ thể bò biến động qua các tháng điều tra.
Vào tháng 9 – 10 tỷ lệ nhiễm ve trên bò cao chiếm (95,72 – 96,26%)
Vào tháng 11 – 12 tỷ lệ nhiễm ve trên bò thấp hơn chiếm (72,73 – 93,58%)
3- Tỷ lệ nhiễm ve trên bò cũng biến động theo vùng, địa hình.
Tỷ lệ nhiễm ve trên bò ở xã Eale chiếm 94,83%
Tỷ lệ nhiễm ve trên bò ở xã Yalốp chiếm 98,36%
Tỷ lệ nhiễm ve trên bò ở thị trấn Easuop chiếm 95,59%
4- Tỷ lệ nhiễm ve trên bò cũng biến động theo giống bò. Tỷ lệ nhiễm ve ở giống bò lai cao hơn giống bò nội.
Tỷ lệ nhiễm ve ở giống nội chiếm 95,42%
Tỷ lệ nhiễm ve ở giống ngoại chiếm 98,21%
5- Tỷ lệ nhiễm ve trên bò cũng biến động theo lứa tuổi
Ở lứa tuổi dưới 6 tháng chiếm tỷ lệ 97,67%
Ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 2 năm chiếm 96,77%
Ở lứa tuổi trên 2 năm tuổi chiếm 95,12%
6- Vị trí ký của ve trên cơ thể bò có sự khác biệt nhau. Tỷ lệ nhiễm cao nhất là ở bẹn, bụng, yếm (giao động từ 79,14 – 96,26%), vị trí có tỷ lệ nhiễm thấp nhất là chân, đuôi chiếm tỷ lệ là 6,14%.
7- Khả năng sinh sản và phát triển của ve giữa các mùa cũng khác nhau.
- Vào tháng 9 – 10 (Nhiệt độ từ 23 – 300C, ẩm độ từ 62 – 88%)
+ Thời gian ve cái có chửa trung bình là 3 ngày.
+ Thời gian ve cái đẻ trứng trung bình là 10,9 ngày.
+ Số lượng trứng trung bình là 2688 quả.
+Thời gian ve cái chết sau khi đẻ trung bình là 12,4 ngày.
+ Thời gian nở trứng trung bình là 16,2 ngày.
+ Thời gian ủ trứng trung bình là 27,1 ngày
+ Tỷ lệ nỏ trứng là 87%.
- Vào tháng 11 – 12 (Nhiệt độ từ 18 – 290C, ẩm độ từ 51 – 83%).
+ Thời gian ve cái có chửa trung bình là 3,8 ngày.
+ Thời gian ve cái đẻ trứng trung bình là 13,1 ngày.
+ Số lượng trứng trung bình là 1930 quả.
+ Thời gian ve cái chết sau khi đẻ trung bình là 9,1 ngày.
+ Thời gian nở trứng trung bình là 22,7 ngày.
+ Thời gian ủ trứng trung bình là 35,8 ngày.
+ Tỷ lệ nở trứng là 81,5%.
8- Bước đầu thử nghiệm hiệu lực của dịch chiết từ lá cúc quỳ, chúng tôi thấy hiệu lực của dịch chiết là rất thấp đối với ve ký sinh trên bò.
9- Thuốc diệt côn trùng Solfac của công ty Bayer có hiệu lực rất cao đối với ve ký sinh trên bò (vớI liều 4g/1lít nước phun trực tiếp lên cơ thể bò có khả năng diệt 98,8%).
II. Đề nghị
Qua quá trình điều tra nghiên cứu thực hiện đề tài tại huyện Easup, chúng tôi có một vài kiến nghị sau:
- Hiện tại tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ve trên bò tại huyện Easuop là rất cao, từ đó làm giảm khả năng sản xuất của bò, cho nên việc nghiên cứu phòng trừ ve cho bò là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa.
- Cần thay thế và bổ sung các loại thuốc diệt ve mới hiệu quả cao và an toàn hơn các loại thuốc mà lâu nay trong chăn nuôi vẫn thường hay dùng.
- Ngoài các biện pháp khác, cần định kỳ sử dụng các loại thuốc mới để diệt ve và chúng tôi thấy rằng các hộ chăn nuôi nên dùng thuốc Solfac của Bayer, (pha với liều 4g/1lít hoặc 20g/5lít nước) phun trực tiếp lên cơ thể bò cho hiệu quả diệt ve cao.
- Nhìn chung huyện Easuop là một huyện biên giới còn nghèo, thu nhập kinh tế còn thấp, trình độ dân trí chưa được nâng cao, từ đó ý thức về phòng trị bệnh cho gia súc cũng rất kém. Chính vì vậy việc tăng cường hơn nữa công tác giáo dục, nâng cao dân trí, đồng thời công tác Thú y cần được triển khai tốt đến với nhân dân nhằm nâng cao ý thức phòng bệnh cho gia súc.
- Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, các hộ chăn nuôi cần xây dựng chuồng trại và giữ vệ sinh sạch sẽ, chăn thả luân phiên đồng cỏ góp phần giảm thiểu tỷ lệ nhiễm ve cũng như tác hại do ve gây ra.
- Trong thời gian thực hiện đề tài chúng tôi thấy rằng hiệu lực diệt ve của dịch chiết từ lá cúc quỳ là rất thấp khi tiến hành thử hiệu lực đối với ve ở nồng độ từ 10%, 15% và 20% (cả khi ngâm ở nhiệt độ thường và nhiệt độ 500C). Vì vậy đề nghị tiếp theo có những nghiên cứu sâu rộng hơn để có thể khẳng định hiệu lực diệt ve của dịch chiết từ lá cúc quỳ.
- Do thời gian có hạn nên chúng tôi chưa đánh giá được hiệu quả kinh tế khi sử dụng thuốc Solfac khi đưa vào phòng trị ve trên bò.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Văn Thịnh, Dương Công Thuận (1962), kết quả nghiên cứu ve Booophilus annulatus var australis ở miền Bắc Việt Nam, tác hại và cách phòng trị, tạp chí khoa học kỹ thuật Nông nghiệp số 5 – Hà Nội.
2. Trịnh Văn Thịnh 1976, tình hình ký sinh trùng ở gia súc, gia cầm ở miền Nam Việt Nam, tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp số 3 và 4.
3. Phan Trọng Cung, Đoàn Văn Thụ, Nguyễn Văn Chí (1977), ve bét và côn trùng ký sinh ở Việt Nam, tập 1, NXB KHKT Nông nghiệp – Hà Nội.
4. Trịnh Văn Thịnh, Phan Trọng Cung, Phạm Văn Khuê, Phan Lục. Giáo trình ký sinh trùng Thú y, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
5. Phạm Văn Khuê, Phan Lục, ký sinh trùng Thú y, Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà NộI 1996.
6. Nguyễn Văn Diên, bài giảng “Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng” tập1,2 , Trường Đại học Tây Nguyên.
7. Nguyễn Văn Diên, Đặc điểm của ve Ixodidae ký sinh ở gia súc và cách phòng trị.
8. Nguyễn Thái Tuấn, những đặc điểm của ve bò Booophilus microplus ở một số địa điểm thuộc Nghệ An và thuốc phòng trị.
9. Nguyễn Văn Tý, nghiên cứu tác dụng dược lý một số dược liệu Việt Nam: Thuốc Lào, Bách bộ, hạt Na đối với ngoại ký sinh trùng Thú y. Ứng dụng điều trị thử nghiệm trên vật nuôi.
10. Phạm Khắc Hiếu, Lê Ngọc Diệp (1997), Dược lý Thú y, NXB Hà Nội.
11. Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho, Đông dược Thú y.
12. Viện Dược liệu (2001), tạp chí dược liệu, tập 6.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khảo sát tình hình nhiễm ve trên bò tại huyện Easuop, tỉnh Đăklăk. Bước đầu thử nghiệm hiệu lực diệt ve của dịch chiết từ lá cúc quỳ và thử hiệu lực của thuốc Solfac.doc