TÓM TẮT: Khảo sát hàm lượng các enzyme thành phần trong mủ trái đu đủ tươi qua
các giai đoạn sinh trưởng của trái bằng sắc kí trao đổi ion CM-Cellulose cho thấy
chymopapain luôn chiếm tỉ lệ cao nhất về hàm lượng và hoạt tính tổng cộng. Kết quả tương tự
với mủ đông khô. Tinh sạch chymopapain từ mủ đông khô qua giai đoạn phân đoạn muối tích
sunphat amon cho thấy chymopapain còn lẫn peptidase, tiếp tục tinh sạch qua giai đoạn sắc kí
trao đổi ion CM-Cellulose và kiểm tra qua điện di SDS-PAGE cho thấy sơ bộ đã phân tách
riêng được enzyme này.
1. MỞ ĐẦU
Trong mủ đu đủ có ba enzyme chính bao gồm papain, chymopapain và peptidase. Trong đó
chymopapain chiếm tỉ lệ nhiều nhất và gần đây enzyme này đang được quan tâm nhiều về việc
sử dụng vào chữa trị hữu hiệu các bệnh nhân bị lệch đệm cột sống mà không cần phải giải
phẫu, bệnh về xương hông. Đặc biệt, ứng dụng rất có giá trị trong lĩnh vực y học là sử dụng
chymopapain tinh khiết tiêm vào vùng đệm cột sống bị lệch, sau một thời gian ngắn bệnh hoàn
toàn khỏi hẳn. Vấn đề này có nhiều công trình đề cập tới và đang tiếp tục được nghiên cứu.
[1][4][5] [9]
Tại Mỹ, dược phẩm Chimodiatin chữa chứng đau thần kinh tọa, được sử dụng tiêm trực tiếp
vào chỗ đĩa đệm bị thoát vị để tiêu hoá phần thoát vị này, làm giảm cơn đau và những vấn đề
khác do đĩa nén ép lên dây thần kinh. Qua phân tích Chimodiatin chứa 70% chymopapain, 20%
caricain, 4% glycyl endopeptidase và 0,1% papain. Nghiên cứu đã đề nghị nên tách caricain,
glycyl endopeptidase và papain ra khỏi dược phẩm này để giảm những phản ứng dị ứng trong
quá trình điều trị.[5]
Các loại đu đủ phát triển ở Việt Nam chưa được nghiên cứu nhiều. Đặc biệt chưa có công
trình nào đi sâu nghiên cứu việc tinh sạch tách riêng các enzyme thành phần để ứng dụng trong
các ngành công nghiệp cũng như trong Y-Dược ở tại điều kiện Việt Nam, trong khi nguồn đu
đủ ở Việt Nam rất nhiều, phong phú về số lượng, chủng loại đồng thời chất lượng (hoạt tính
enzyme) trong mủ cao [1][8]
Trên cơ sở đó, nghiên cứu này bước đầu tiến hành khảo sát thành phần hóa học và thành
phần các enzyme trong mủ tươi và mủ đông khô của trái đu đủ trồng tại Việt Nam bằng các
phương pháp hoá lý, hoá sinh, tập trung vào khảo sát tinh sạch enzyme chymopapain.
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1869 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khảo sát tinh sạch enzyme chymopapain trong mủ trái đu đủ Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 9, SỐ 5 -2006
Trang 59
KHẢO SÁT TINH SẠCH ENZYME CHYMOPAPAIN
TRONG MỦ TRÁI ĐU ĐỦ VIỆT NAM
Lê Thị Phú, Nguyễn Thị Thu Sang
Khoa Khoa Học Ứng Dụng, Đại học BC Tôn Đức Thắng, Tp HCM
(Bài nhận ngày 26 tháng 12 năm 2005)
TÓM TẮT: Khảo sát hàm lượng các enzyme thành phần trong mủ trái đu đủ tươi qua
các giai đoạn sinh trưởng của trái bằng sắc kí trao đổi ion CM-Cellulose cho thấy
chymopapain luôn chiếm tỉ lệ cao nhất về hàm lượng và hoạt tính tổng cộng. Kết quả tương tự
với mủ đông khô. Tinh sạch chymopapain từ mủ đông khô qua giai đoạn phân đoạn muối tích
sunphat amon cho thấy chymopapain còn lẫn peptidase, tiếp tục tinh sạch qua giai đoạn sắc kí
trao đổi ion CM-Cellulose và kiểm tra qua điện di SDS-PAGE cho thấy sơ bộ đã phân tách
riêng được enzyme này.
1. MỞ ĐẦU
Trong mủ đu đủ có ba enzyme chính bao gồm papain, chymopapain và peptidase. Trong đó
chymopapain chiếm tỉ lệ nhiều nhất và gần đây enzyme này đang được quan tâm nhiều về việc
sử dụng vào chữa trị hữu hiệu các bệnh nhân bị lệch đệm cột sống mà không cần phải giải
phẫu, bệnh về xương hông. Đặc biệt, ứng dụng rất có giá trị trong lĩnh vực y học là sử dụng
chymopapain tinh khiết tiêm vào vùng đệm cột sống bị lệch, sau một thời gian ngắn bệnh hoàn
toàn khỏi hẳn. Vấn đề này có nhiều công trình đề cập tới và đang tiếp tục được nghiên cứu.
[1][4][5] [9]
Tại Mỹ, dược phẩm Chimodiatin chữa chứng đau thần kinh tọa, được sử dụng tiêm trực tiếp
vào chỗ đĩa đệm bị thoát vị để tiêu hoá phần thoát vị này, làm giảm cơn đau và những vấn đề
khác do đĩa nén ép lên dây thần kinh. Qua phân tích Chimodiatin chứa 70% chymopapain, 20%
caricain, 4% glycyl endopeptidase và 0,1% papain. Nghiên cứu đã đề nghị nên tách caricain,
glycyl endopeptidase và papain ra khỏi dược phẩm này để giảm những phản ứng dị ứng trong
quá trình điều trị.[5]
Các loại đu đủ phát triển ở Việt Nam chưa được nghiên cứu nhiều. Đặc biệt chưa có công
trình nào đi sâu nghiên cứu việc tinh sạch tách riêng các enzyme thành phần để ứng dụng trong
các ngành công nghiệp cũng như trong Y-Dược ở tại điều kiện Việt Nam, trong khi nguồn đu
đủ ở Việt Nam rất nhiều, phong phú về số lượng, chủng loại đồng thời chất lượng (hoạt tính
enzyme) trong mủ cao [1][8]
Trên cơ sở đó, nghiên cứu này bước đầu tiến hành khảo sát thành phần hóa học và thành
phần các enzyme trong mủ tươi và mủ đông khô của trái đu đủ trồng tại Việt Nam bằng các
phương pháp hoá lý, hoá sinh, tập trung vào khảo sát tinh sạch enzyme chymopapain.
2. NGUYÊN LIỆU & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Nguyên liệu
Mủ trái đu đủ thu nhận tại Lâm Đồng và Long An ở 3 giai đoạn sinh trưởng của trái:
• Trái non (N) – dưới 40 ngày tuổi
• Trái bánh tẻ (BT) – 50 -100 ngày tuổi
• Trái già (G) – 100 -120 ngày tuổi
• Latex đông khô (LK) – (sấy từ các mủ tươi trên)
2. 2. Phương pháp nghiên cứu
• Kiểm tra nguyên liệu: độ ẩm, độ tro, protein thô, protein tan, hoạt lực proteolitic.
Science & Technology Development, Vol 9, No.5 - 2006
Trang 60
• Xác định thành phần các enzyme: khảo sát các mủ nguyên liệu tươi (ở các giai đoạn
sinh trưởng khác nhau của trái) và mủ đông khô qua sắc kí trao đổi ion với CM-Cellulose với
dung môi rửa giải là dung dịch đệm pH5 acetate nồng độ từ 0,4M -1,5M.
• Khảo sát chiết xuất và tinh sạch enzyme chymopapain từ mủ đông khô: phân đoạn
(NH4)2SO4 bão hòa ở 45% để loại trừ papain, thu nhận chymopapain tại 65% sau đó tinh sạch
tiếp theo bằng sắc kí trao đổi ion CM-Celluolse và kiểm tra qua điện di SDS-PAGE.
• Các phương pháp phân tích: protein thô (Kjendahl); protein tan (quang phổ,
Braford); hoạt lực proteolitic (Kunitz); điện di SDS-PAGE.
2. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
2.1. Khảo sát các mẫu mủ (latex)
2.1.1. Kết quả phân tích sơ bộ thành phần
Bảng 1. Kết quả phân tích sơ bộ các mẫu mủ tươi
Protein thô
%
Protein tan
%
Tro
(%) Hoạt tính Loại
mủ
Chất
khô
% CP CK CP CK CP CK UI/mg protein
UI/mg
CP
N 17,43 9,35 53,64 5,88 33,73 1,44 8,26 4,14 0,24
BT 18,00 9,85 54,72 6,17 34,28 1,25 6,94 5,26 0,38
G 16,97 9,67 56,98 6,61 38,95 1,17 6,89 4,26 0,29
LK 93,13 38,18 41,0 35,91 38,56 6,49 6,97 4,57 1,64
Mẫu tươi có hàm lượng chất khô 16,97-18,0%, tương đối cao, cao nhất ở trái bánh tẻ.
Protein tan giảm dần từ trái già đến trái non. Hoạt lực proteolitic cao nhất ở giai đoạn bánh tẻ.
Latex đông khô có hàm lượng protein tan (35,91%) gấp 5-6 lần so với mẫu tươi ban đầu
(khoảng 5,8-6,6%), hoạt lực riêng gần bằng hoạt lực của chế phẩm Merck.
2.1.2. Kết quả chạy sắc kí trao đổi ion
Qua đồ thị 1 ta thấy các peak protein ở các vị trí 1,2,3,4 được rửa giải lần lượt ở 0,4M; 0,42-
0,46M; 0,62-0,91M; 1,1- 1,20M. Peak 1 không có hoạt tính, peak 2 không có ở trái non, peak 3
luôn chiếm hàm lượng cao nhất trong quá trình phát triển của trái cũng như trong latex khô. Dựa
vào trình tự và lực rửa giải, cũng như thành phần ở bảng 2, tham khảo [1],[6],[8] chúng tôi
nhận định peak 2,3,4 lần lượt là papain, chymopapain, peptidase.
Muû baùnh teû
0.0
0.4
0.8
1.2
1.6
2.0
0 5 10 15 20 25 oáng
A280
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
1.4
1.6
M
Protein Hoaït löïc Noàng ñoä röûa giaûi
Muû traùi giaø
0.0
0.4
0.8
1.2
1.6
2.0
0 5 10 15 20 25 oáng
A280
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
1.4
1.6
M
Protein Hoaït löïc Noàng ñoä röûa giaûi
LATEX KHOÂ
0.0
0.4
0.8
1.2
1.6
2.0
0 5 10 15 20 25 oáng
A280
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
1.4
1.6
M
Protein Hoaït löïc Noàng ñoä röûa giaûi
Muû traùi non
0.0
0.4
0.8
1.2
1.6
2.0
0 5 10 15 20 25 oáng
A280
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
1.4
1.6
M
Protein Hoaït löïc Noàng ñoä röûa giaûi
Hình 1. Sắc kí đồ các loại mủ trái đu đủ
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 9, SỐ 5 -2006
Trang 61
Bảng 2. Tỉ lệ protein và hoạt lực các peak trong các mẫu latex tươi
Tỉ lệ Protein % Tỉ lệ Hoạt lực % Thứ tự
peak N BT G LK N BT G LK
Peak 1 20,0 12,3 10,2 12,9 0 0 0 0,0
Peak 2 0,0 7,6 13,4 3,7 0 7,4 14,3 2,3
Peak 3 62,7 60,6 60,2 72,6 57,5 50,8 51,3 59,6
Peak 4 15,3 14,1 13,8 6,8 27,0 16,5 15,1 5,2
2.1.3. Kiểm chứng qua điện di SDS-PAGE
Hình 2. Điện di đồ SDS-PAGE
latex và phân đoạn
1_ Latex đông khô
2_ Chế phẩm Merck
3,5_ peak 2 (papain)
4_ peak 3 (chymopapain)
6_ peak 4 (peptidase)
So sánh kết quả với các nghiên cứu [3][7], latex đông
khô (cột 1) xuất hiện vạch đầu tiên - vạch papain thành
phần, 3 vạch kế là chymopapain, vạch cuối cùng peptidase,
thấy kết quả hoàn toàn phù hợp. Chế phẩm Merck cũng có
3 vùng tương ứng tuy nhiên chymopapain không đủ 3 vạch,
có thể quá trình sản xuất chế phẩm làm thay đổi thành phần
chymopapain.
Ở cột 3,4,5,6 là các vạch tương ứng với 3 phân đoạn
sau sắc kí CM-cellulose. Các vạch xuất hiện trên điện di
đồ cho thấy gần như qua cột sắc kí trao đổi ion các
enzyme thành phần được tách ra riêng biệt. Như vậy lại
một lần nữa các kết quả khẳng định trong các loại mủ đu
đủ khảo sát chứa 3 loại enzyme có hoạt tính proteolitic là
papain, chymopapain và peptidase.
Các kết quả khảo sát trên cho thấy latex tươi cũng như
khô đều có hàm lượng chymopapain rất cao. Tiếp theo là
quá trình khảo sát thu nhận enzyme chymopapain từ chế
phẩm latex đông khô.
2.2. Tinh sạch enzyme chymopapain từ latex đông khô
2.2.1. Phân đoạn bằng (NH4)2SO4 (xem kết quả bảng 3)
Sản phẩm sau khi phân đoạn sunphat amon cho qua sắc kí trao đổi ion CM-Cellulose
2.2.2.Kết quả chạy sắc kí phân đoạn 65% (NH4)2SO4
Kết quả rửa giải thể hiện trên đồ thị 2. Có 3 peak protein rửa giải lần lượt tại 0,4M; 0,62-
0,99M; 1,13-1,21M nhưng chỉ 2 trong 3 peak có hoạt lực proteolitic. So với kết quả khảo sát ở
phần trước cho phép chúng tôi kết luận peak 2 là enzyme chymopapain và peak 3 là peptidase.
Phân đoạn muối đã loại bỏ papain, tuy nhiên vẫn còn lẫn peptidase.
1 2 3 4 5 6
PHAÂN ÑOAÏN 65%
0.0
0.4
0.8
1.2
1.6
2.0
0 5 10 15 20 25 oáng
A280
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
1.4
1.6
M
Protein Hoaït löïc Noàng ñoä röûa giaûi
Hình 3. Sắc kí đồ phân đoạn 65% (NH4)2SO4
Science & Technology Development, Vol 9, No.5 - 2006
Trang 62
Bảng 3. Tỉ lệ protein và hoạt lực phân đoạn
65% (NH4)2SO4
Thứ tự
peak
Tỉ lệ Protein
%
Tỉ lệ Hoạt
lực %
Peak 1 13,6 0,0
Peak 2 75,7 74,9
Peak 3 8,5 5,9
Qua bảng 3 ta thấy peak chymopapain
chiếm 75,7% protein tổng và 74,9% hoạt
lực tổng ban đầu. Kết quả đánh giá hiệu
quả thu hồi thể hiện ở bảng 4.
Bảng 4. Đánh giá hiệu quả thu hồi chymopapain
Phân đoạn Protein (mg)
Hoạt lực
(UI)
HLR
(UI/mg protein)
Tỉ lệ
hoạt tính
HS thu
hồi (%)
Độ tinh
sạch
Dịch lọc thô 1795,5 8205,4 4,57 59,6 100 1
Dịch 65% 433,8 2281,5 5,26 74,9 27,8 1,45
Peak 2 328,5 1710,0 5,21 100 20,8 1,91
2.2.3. Kiểm chứng qua điện di SDS-PAGE
Phân đoạn 65% chymopapain còn lẫn peptidase, kết quả điện di phù hợp với kết quả sắc kí
trao đổi ion phân đoạn 65% ở đồ thị 2. Peak 2 và 3 có 1 vạch tương ứng khẳng định qua sắc kí
trao đổi ion trên cột CM-Cellulose đã tách riêng được peptidase ra khỏi chymopapain.
3. KẾT LUẬN
Trong mủ trái đu đủ non không có enzyme papain, chỉ ở trái ởù giai đoạn trưởng thành thì
mới xuất hiện enzyme papain và hàm lượng này tăng dần lên khi trái ở giai đoạn lớn hơn.
Enzyme chymopapain chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng lượng enzyme của trái. Các enzyme
thành phần papain, chymopapain, peptidase được rửa giải qua cột CM-Cellulose với hệ đệm
acetate pH 5 lần lượt ở gradient 0,4 – 0,47M; 0,62 - 0,99M; 1,13-1,28M.
Khi tinh sạch chymopapain qua phân đoạn hai lần ở 45% và 65% (NH4)2SO4 bão hòa loại
trừ được hoàn toàn papain, tinh sạch tiếp qua cột trao đổi ion CM-Cellulose để loại trừ
peptidase. Hiệu suất thu hồi 20,1% là khá cao nhưng độ tinh sạch của chymopapain đạt 1,91 là
chưa cao. Từ kết quả nghiên cứu này làm cơ sở cho các hướng tinh sạch tiếp theo, khảo sát các
yếu tố ảnh hưởng và thử nghiệm tác dụng của chymopapain tinh khiết.
Hình 3 - Điện di SDS-PAGE latex
và phân đoạn
1 - Chế phẩm Merck
2 - Latex đông khô;
3,5 - phân đoạn 65% ;
4,6 - peak 2 (chymopapain);
7 - peak 3 (peptidase)
1 2 3 4 5 6 7
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 9, SỐ 5 -2006
Trang 63
STUDYING THE PURIFICATION OF ENZYME CHYMOPAPAIN IN
VIETNAMESE CARICA PAPAYA L. FRUIT LATEX
Le Thi Phu, Nguyen Thi Thu Sang
Applied Science Faculty, Ton Duc Thang University, Ho Chi Minh City
ASTRACT: Studying the compositions of the individual enzymes in the fresh fruit
papaya latex through the different growing periods of the fruit by CM-Cellulose ion exchange
chromatography revealed that chymopapain is always the most abundant protease for the
portion and the activity in total. The result was the same with the freezed-dried papaya latex.
The purification of chymopapain from the freezed-dried papaya latex in the ammonium sulfate
fraction step showed that chymopapain is still contaminated with peptidase. Continuing to next
ion exchange chromatography step and then examining by SDS-PAGE electrophoresis shows
that this enzyme can preliminarily be isolated.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Đức Lượng (cb), Công nghệ enzyme, NXB ĐHQG Tp HCM, 2004.
[2]. Barrett, Alan J; Buttle, David J.; Rich, Daniel H., Pharmaceutical composition of
purified chymopapain, Patent No. 5468480. 1995.
[3]. ВохонгНьан, ЛеТхиФу, Т.А.Валуева,Л.И.Григорьева, В.В.Мосолова,
Протеолитическиеферменты из плодов Дынного дерева (Carica papaya.L.),
прорастующего в условияхВъетнама, Москва, 1994.
[4]. Dando PM et al. Department of Biochemistry, Strangeways Research Laboratory,
Cambridge, UK, unoglobin E antibodies to papaya proteinases and their relevance to
chemonucleolysis, Spine. 1;20(9):981-5, May 1995 .
[5]. Eugene J. Nordby, Manucher J.Javid, Winconsin university, US, Continuing Experience
with Chemonucleolysis, 2000.
[6]. Mitsuo Ebata and Kerry T.Yasunobu, ymopapain, isolation, crystallization and
preliminary characterization, The Journal of Biological Chemistry, vol. 237, No.4
4/1962, p1086-1094.
[7]. Rubens Monti et al. Biological Faculty, Estadual Paulista university, Brasil, Purification
of papain from fresh latex of Carica papaya, Brazilian Archives of Biology and
Technology, v.43, n.5, p. 501-507, 2000.
[8]. Sidney P. Colowick, Nathan O.Kaplan, Methods in Ezymology, vol II, vol XIX,
McCollum-Pratt Institute, the Jonh Hopkins university, Baltimore, Maryland.
[9]. Staley Zucker et al, The proteolytic activities of chymopapain, papain and papaya
proteinase III., Biochim. Biophys. Acta 828,196-204, 1985.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 48_Khao sat tinh sach enzyme papain tu du du.pdf