Đề tài Khoa quản lý doanh nghiệp tổng hợp 19 phạm gia thuân msv 2002d3537 năng lực sản xuất và một số vấn đề côn đối nhiệm vụ kế hoạch với năng lực của thiết bị mát móc của nhà máy sản xuất thiết bị và đóng tàu lilama 63-3

Nhà máy có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao, có năng lực trong sản xuất. Có sự đầu tư mới về trang thiết bị sản xuất, nên hiệu quả sản xuất hàng năm là cao. Có uy tín trong công việc nên nhà máy có sức cạnh tranh cao trong sản xuất trên thị trường. Hàng năm nhà máy có được sự quan tâm của công ty trong công việc huy động vốn giúp cho nhà máy ổn định trong công việc đầu tư và mở rộng sản xuất. Do là tốt công tác quản lý và điều hành sản xuất, hạn chế cấp phát nguyên vật liệu và hạch toán các khoản chi phí phù hợp với thực tế giảm tối thiểu các khoản chi phí cho nhà máy. Năm 2005 nhà máy đã tổ chức cơ cấu lại lao động, bố trí lại nguòn nhân lực có khoa học hơn để năng cao năng xuất lao động và hiệu quả kinh doanh. Các bộ công nhân viên có phẩm chất tốt có trình độ luôn hoàn thành tốt công việc được giao trong sản xuất.

doc19 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khoa quản lý doanh nghiệp tổng hợp 19 phạm gia thuân msv 2002d3537 năng lực sản xuất và một số vấn đề côn đối nhiệm vụ kế hoạch với năng lực của thiết bị mát móc của nhà máy sản xuất thiết bị và đóng tàu lilama 63-3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tổng hợp về nhà máy chế tạ thiết bị và đóng tàu LILAMA 69-3 I. lịch sử và phát triển về nhà máy chế tạo thiết bị và đóng tàu LILAMA 69-3 lịch sử và phát triển về nhà máy chế tạo thiết bị và đóng tàu Nhà máy chế tạo thiết bị và đóng tàu được thành lập ngày 06/11/2002. tiền thân của nhà máy là xí nghiệp cơ khí thuỷ Hải Dương thuộc sở giao thông vận tải Hải Dương. Ngày 6/11/2002 xí nghiệp cơ khí thuỷ Hải Dương được tiếp nhận và đổi tên thành nhà máy chế tạo thiết bị và đóng tàu lILAMMA 69-3 thuộc công ty Lắp Máy và Xây Dựng LILAMA 69-3 căn cứ theo: Căn cứ vào điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty lắp máy Việt Nam. Căn cứ quyết định số 4385/QĐ-UB ngày 23/10/2002 của uỷ ban nhân dân Tỉnh Hải Dương về việc đồng ý cho xí nghiệp cơ khí thuỷ Hải Dương thuộc sở giao thông vận tải Hải Dương sáp nhập vào công ty Lắp Máy và Xây Dựng LILAMA 69-3 thuộc tổng công ty lắp máy Việt Nam. Căn cứ quyết định số 1471/QĐ-BXD ngày 05/11/2002 của Bộ Trưởng Bộ xây dựng về việc tiếp nhận xí nghiệp cơ khí thuỷ Hải Dương làm đơn vị hoạch toán phụ thuộc của công ty Lắp Máy và Xây Dựng 69-3 của tổng công ty lắp máy Việt Nam. Quyết Định tiếp nhận xí nghiệp cơ khí thuỷ Hải Dương và đổi tên thành: nhà máy chế tạo thiết bị và đóng tàu LILAMA 69-3 làm đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty Lắp Máy và Xây Dựng 69-3, thuộc công ty lắp máy Việt Nam kể từ ngày 06/11/2002. Tên công ty : nhà máy Chế Tạo Thiết Bị và Đóng Tàu LILAMA 69-3 Trụ sở giao dịch: 515 đường Điện Biên Phủ – Phường Bình Hàn - Thành phố Hải Dương - Tỉnh Hải Dương. Nhà máy sản xuất: thị trấn An Lưu - huyện Kinh Môn - Tỉnh Hải Dương Diện tích : 44.090,7 m2 Điện thoại: 84-0320 852584 Một số thành tích mà nhà máy đạt được: Ngày 24 tháng 12 năm 2002 Công ty được Trung Tâm chưng nhận phù hợp tiêu chuẩn – Tổng cục đo lường chât lượng Việt Nam đánh giá hệ thống và cấp giấy chưng nhận số "No: HT 434.02.17 " cho lĩnh vực "Thiết kế, Chê tạo Kết cấu thép, Thiết bị, Phụ tùng Công nghiệp; Sản xuất Bơm, Quạt; Đúc và Mạ Kim loại" phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn: "TCVN ISO 9001:2000 / ISO 9001:2000" có giá trị đến ngày 23 tháng 12 năm 2005. Ngày 17 tháng 12 năm 2003 theo thông báo của TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN PHÙ HỢP TIÊU CHUẩN - QUACERT, Hệ thống quản lý chât lượng đang áp dụng tại nhà máy vẫn duy trì phù hợp với tiêu chuẩn "TCVN ISO 9001:2000/ ISO 9001:2000". Ngày 19/5/2005 nhà máy chế tạo thiết bị và đóng tàu lilama 69-3 đã vinh dự nhận giải thưởng sao vàng đất việt do hiệp hội doanh nghiệp trẻ tổ chức. 2. Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy. Ngành nghề đăng ký kinh doanh: Nhà máy nhận xây dựng các hạng mục công trình bao gồm: Xưởng cơ khí, xưởng đúc, bói gia công kết cấu thép, bói tổ hợp thiết bị, nhà kho chưa hàng, nhà xưởng đóng tàu... Sửa chữa các loại phương tiện vận tải thủy, tải công trình và nạo vét. Đóng mới phương tiện vận tải thuỷ đến 3000 tấn và pắp đặt các loại máy tàu thuỷ đến 3000 tấn Vận tải và làm dịch vụ vận tải thuỷ các loại hàng hoá và hành khách. Chế tạo và lắp đặt sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp và thuỷ lợi, cung ứng xăng dầu mỡ các loại. Thiết kế các công trình dân dụng và công nghiệp, thiết kế các cụm chi tiết đồng bộ trong dây truyền sản xuất VLXD chế biến lương thực thực phẩm( băng tải, vít tải, máy tải). Hoàn chỉnh kiểm tra, thí nghiệm các thiết bị điện, hệ thống thiét bị để đưa vào vận hành, kiểm tra chất lượng các mối hàn. Tống số cán bộ công nhân viên trong nhà máy là 324 người. Nhiệm vụ của nhà máy : Đảm bảo thực hiện tốt các kế hoạch sản xuất theo đúng tiến độ, chất lượng do công ty chủ quản giao xuống. Tổ chức quản lý lao động, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh theo đúng chủ trương của công ty và chính sách của nhà nước. Do là đơn vị trực thuộc của công ty lắp máy và xây dựng 69-3.nhưng để phù hợp với tiến trình đổi mới, và phát huy được tính sáng tạo độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Nhà máy được phép: Thực hiện chế độ hạch toán sổ sách với những công việc do nhà máy tự khai thác hoặc do cấp trên giao xuống. Được phép kí kết các hợp đồng kinh tế với các đối tác ngoài nhà máy theo sự phân cấp của công ty. Nhà máy đăng kí kinh doanh tại thị trấn An Lưu - Kinh Môn – Tỉnh Hải Dương, đây cũng là nơi sản xuất kinh doanh chính của nhà máy. Nhà máy có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật trong phạm vi trách nhiệm quyền hạn của mình. Việc sản xuất kinh doanh của nhà máy có thể di động cùng công trình, khi có công trình ở địa phương khác nhà máy có thể chủ động đưa thiết bị máy móc và người lao động đến công trình. Cơ cấu tổ chức và sản xuất của nhà máy. Bộ máy quản lý chia làm 2 bộ phận: Bộ phận sản xuất gián tiếp gồm 6 ban: Ban kinh tế Ban kĩ thuật Ban hành chính Ban tài chính kế toán Ban bảo vệ Ban vật tư Bộ phận sản xuất trực tiếp gồm 5 bộ phận: Phân xưởng cơ khí 1 Phân xưởng cơ khí 2 Phân xưởng đóng tàu Đội hàn Đội lắp đặt Theo sơ đồ trên cơ cấu tổ chức nhà máy được chia làm 2 bộ phận sản xuất chính: Bộ phận sản xuất gián tiếp Giám đốc nhà máy: là quản trị viên cao cấp, là người đại diện cho nhà nước và cấp trên. trong nhà máy GD là người có quyền hạn cao nhất trong việc ra quyết định và chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác. Phó giám đốc sản xuất: Có nhiệm vụ thực hiện mọi quyết định của giám đốc trong các công việc: - Điều hành sản xuất của các phân xưởng. - Lập kế hoạch sản xuất chung với sự tham mưu của phòng kinh tế và phòng kĩ thuật và thiết kế. - Phối hợp quá trình phát triển giữa các phân xưởng cho đồng bộ thống nhất. - Kiểm tra tiến độ sản xuất của toàn nhà máy. - Cùng giám đốc kí các hợp đồng sản xuất-kinh doanh trong lĩnh vực chyên môn. Phó giám đốc kĩ thuật: có nhiệm vụ thực hiện mọi quyết định của giám đốc trong các lĩnh vực phụ trách. - Phối hợp cùng phòng kinh tế lập quy rrình công nghệ, lập định mức các loại. - Thiết kế triển khai nghiên cứu kĩ thuật. - Tham mưu cho giám đốc khi kí kết hợp đồng trong lĩnh vực kĩ thuật chât lượng. - Kiểm tra giám sát quy trình công nghệ và các biện pháp khắc phục sự cố kĩ thuật nhà máy. Ban kĩ thuật có chức năng nhiệm vụ sau: - Lập kế hoạch tổ chưc sản xuất - Lập kế hoạch sửa chưa, bảo dưỡng máy móc thiết bị. - Lập dự toán vật tư, nhân công khấu hao, lên đơn giá cho từng lô hàng - Khảo sát thị trường- đưa ra các chiến lược kinh doanh. - Lập kế hoạch xây dựng cơ bản. - Đưa ra quy trình công nghệ cụ thể cho việc sản xuất các sản phẩm riêng biệt của từng công trình xây lắp. - Xây dựng các loại địh mức: nhân công, vật tư, nguyên nhiên vật liệu cho từng lô hàng. - Điều hàh đôn đốc sử lý mọi sự cố kĩ thuật giữa các đơn vị sản xuất. - Triển khai, nghiên cứu ứng dụng khoa học kĩ thuật phát huy sáng tạo, nâng cao năng xuất lao động. Ban vật tư. - Trên cơ sở các thông tin do ban giám đốc và các phòng ban cấp, phòng vật tư chịu trách nhiệm: - Lập kế hoạch cung úng vật tư phục vụ sản xuất. - Cung ứng vật tư nguyên nhiên vật liệu đúng thời hạn, đủ về số lượng, đúng về chât lượng. - Lập kế hoạch dự trữ, tổ chức thu mua, bảo quản vật tư. - Thanh lý vật tư, phế liệu thừa của nhà máy. Ban tổ chức hàh chính: có một số chức năng nhiệm vụ: - Tham mưu cho giám đốc nhà máy về công tác quản lý và điều phối lao động phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh - Xây dựng phương án tổ chức quy hoạch kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nâng cao tay nghề cho công nhân, thực hiện các công việc tiền lương. - Triển khai thực hiện các phong trào thi đua, đảm bảo trang thiết bị cơ sở vật chất. - Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên. - Quản lý công văn đi và đến sao cho đúng nguyên tắc, nhanh chóng và kịp thời. Quản lý các con dấu lưu hành trong công ty, sao chép các loại văn bản, quản lý sử dụng thiết bị chuyên dùng. Ban bảo vệ: Giúp cho sự ổn định trong xí nghiệp Thanh tra bảo vệ xây dựng kế hoạch và để ra các phương án bảo vệ tuyệt đối cho cơ quan Bộ phận sản xuất trực tiếp. Đội tàu: - Có trách nhiệm vận chuyển máy móc thiết bị đến những công trình thi công. Phân xưởng cơ khí I: - Gia công thiết bị cơ khí và máy móc tại nhà máy Phân xưởng cơ khí II: - Cũng như phân xưởng cơ khí I, việc chia thành 2 phân xưởng để cho nhà máy tiện quản lý về sản xuất cũng như về nguồn nhân lực. Phân xưởng đóng tàu: - Nhận sửa chữa và đóng tàu mới, phà có trọng tải trên 3000 tấn. Việc sản xuất diễn ra tại nhà máy. Đội lắp đặt: - Nhiệm vụ lắp đặt các thiết bị cơ khí của nhà máy sản xuất ở các công trình đang thi công. Đội hàn: - Là bộ phận liên kết giữa phân xưởng cơ khí với phân xưởng đóng tàu. có chức năng hàn các sản phẩm kết cấu thép, máy móc thiết bị. 4. Cơ cấu tổ chức sản xuất của nhà máy: Quá trình tổ chức sản xuất của nhà máy được tiến hành theo các trình tự sau: Đối với các mặt hàng, sản phẩm do cấp trên giao( trực tiếp là công ty lắp máy và xây dựng LILAMA 69-3) - Giám đốc nhận kế hoạch sản xuất từ công ty sau đó phân công công việc cho 2 phó giám đốc. - Phó giám đốc kĩ thuật sẽ cùng bộ phận kĩ thuật của phòng kĩ thuật xây dựng quy trình sản xuất, xây dựng các định mức, chi tiêu của hợp đồng. - Phó giám đốc điều hành sản xuất cùng bộ phận kinh tế và bộ phận kĩ thuật xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng bộ phận xưởng, đội về tiến độ thi công, thời gian thực hiện công việc, số lượng công nhân, thời gian hoạt động của máy móc thiết bị, yêu cầu về chủng loại, số lượng, thời gian cung ứng vật tư. - Sau đó giám đốc sẽ duyệt báo cáo của 2 phó giám đốc và ký lệnh sản xuất cho các phân xưởng, đội, các phòng ban có liên quan VD như: - Phòng tổ chức phải cùng phân xưởng tuyển lao động theo đúng yêu cầu công việc - Phòng kinh tế và phòng kĩ thuật phải lên quy trình công nghệ cho từng sản phẩm, định mức lao động, vật tư, kế hoạch sản xuất cho từng sản phẩm. - Phòng tài vụ phải lo cung ững vật tư, nguyên vật liệu đầu vao - Phòng tài chính phải cung cấp vốn, tiền lương công nhân. - Phòng hành chính bố trí nguồn nhân công, lich công tác,việc sản xuất, công tác ăn nghỉ của công nhân. Các phân xưởng phải lên kế hoạch sản xuất cho từng đội, từng loại máy... Thông thường đối với các mặt hàng do cấp trên giao xuống, nhà máy chỉ thường lo thực hiện sản xuất, còn hầu hết vật tư, nguyên vật liệu là do công ty chuyển xuống, đơn giá, định mức thường được sử dụng theo quy định chung . phòng kế toán có trách nhiệm hạch toán báo cáo sổ sách sau khi đã hoàn thành công việc với công ty. Đối với sản phẩm do nhà máy tự khai thác: Tuỳ theo từng loại sản phẩm nhà máy sẽ thực hiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường. Các sản phẩm nhỏ, sửa chữa, thay thế... khách hàng có thể trực tiếp ký vói các quản đốc, tổ trưởng hoặc trưởng phòng kĩ thuật hay phòng kinh tế sau khi đã thông qua giám đốc. Công tác điều độ sản xuất được trực tiếp trưởng phòng hoặc quản đốc phân xưởng chỉ đạo. phần lợi nhuận được chia theo quy định chung. Các sản phẩm, dịch vụ lớn, có giá trị cao như: nhà xưởng, tàu,... các hợp đồng do đích thân giám đốc hoặc phó giám đốc được uỷ quyền sau khi đã thông qua công ty. Lúc này công tác điều độ bố trí sản xuất cho từng phòng ban cũng được tiến hành giống như khi nhà máy sản xuất sản phẩm theo kế hoạch cấp trên giao. Tuy nhiên có một số điểm riêng biệt sau: Nhà máy tự lo nguyên vật liệu, vật tư trong quá trình sản xuất. Đơn gián, định mức sản phẩm do nhà máy tự xây dựng. Thời gian, chất lượng, giá cả của hợp đồng do nhà máy chủ động thảo thuận với khách hàng. Phần lãi sẽ đựoc trích lộp cho công ty theo quy định chung của toàn công ty. Tại nhà máy sản xuất thiết bị và đóng tàu phương pháp sản xuất chủ yếu là phương phám sản xuất theo tổ, nhóm, hoặc phân xưởng. Do vậy việc bố trí máy móc thiết bị và người lao động theo nhóm chế tạo sản phẩm. Nhà máy có 4 nhóm sản xuất chính là: Phân xưởng cơ khí 1 và 2: nhiệm vụ gia công cơ khí và thiết bị. Phân xưởng đóng tàu: đóng và sửa chữa tàu, phà biển có trọng tải 3000t. Đội lắp đặt: có nhiệm vụ lắp đặt các thiết bị máy móc đã đựoc phân xưởng cơ khí 1 và 2 gia công kết hợp với đội tàu vận chuyển thiết bị máy móc đến công trình thi công. Đội hàn: hàn các sản phẩm kết cấu thép do phân xưởng cơ khí 1 và 2 cùng với phân xưởng đóng tàu chuyển sang. Theo phương pháp sản xuất trên nhà máy đã: - Tận dụng tối đa năng lực sản xuất của máy móc thiết bị. - Giảm bớt thời gian chuẩn bị của máy. - Giảm bớt thời gian hoạt động của máy móc thiết bị. - Nâng cao năng xuất lao động. - Tránh tình trạng xây dựng định mức nhiều lần. - Tạo ra một dây truyền sản xuất liên tục. 5. Một số đặc điểm chung về nhà máy chế tạo thiết bị và đóng tàu 5.1 Đặc điểm về sản phẩm, thị trường, nguyên vật liệu: Do nhà máy là đơn vị trực thuộc công ty nên sản phẩm của nhà máy là do cấp công ty giao xuống. Nhà máy là doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực cơ khí phục vụ cho vận tải thuỷ và ngành nông nghiệp nên sản phẩm đa dạng và rất phong phú. Ngoài những sản phẩm sản xuất theo khuôn mẫu của nhà máy còn lại là Mỗi công trình là nhà máy chế tạo ra một loại sản phẩm. Sản phẩm này đòi hỏi chủng loại vật tư có tính chất riêng. Do vậy Đối với nhà máy việc chuyên môn hoá sản phẩm cũng đang gặp khó khăn, thị trường sản phẩm của nhà máy phụ thuộc vào các công trình xây lắp mà công ty trúng thầu hoặc do nhà máy kí được. Thị trường của nhà máy chủ yếu là miền bắc và các tỉnh lân cận Hải Dương. Do chí phí vận chuyển lớn và do tính chất công việc nên đã hạn chế nhiều đến việc bán sản phẩm. 5.2 Đặc điểm về lao động. Là nhà máy chuyên về chế tạo thiết bị cơ khí và đóng tàu. hầu hết tất cả công nhân trong nhà máy đều có chuyên môn riêng của từng bộ phận sản xuất. Công việc của nhà máy cũng đòi hỏi trình độ chuyên môn của công việc là rất cao vì vậy hầu hết công nhân trong nhà máy đều có tay nghề và có tình độ. Do vậy điều này là lợi thế không nhỏ của nhà mày. Năm xuất lao động hàng năm của nhà mày có tỷ lệ tăng, chất lượng sản phẩm tương đối tốt điều đó đóng góp không nhỏ vào phần thu nhập của cán bộ công nhân. 5.3 Đặc điểm về máy móc thiết bị. Như đã nói, là máy chuyên về cơ khí chế tạo thiết bị đóng tàu nên hầu hết thiết bị của nhà máy chuyên về cơ khí. Do đặc thù về tình chất sản phẩm nên số sản phẩm của nhà máy có số vốn đầu tư là rất lớn. Các máy móc do các phân xưởng có nhiệm vụ chuyên môn quản lý và do có kinh nghiệm lâu năm trong nhành sản xuất máy móc nên năng xuất của các máy móc thiết bị trong nhà máy đạt hiệu quả rất cao. Với đội ngũ kĩ sư, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ giàu kinh nghiệm và công nhân có tay nghề cao, nhà máy sản xuất thiết bị và đóng tàu Lilama 69-3 đã chế tạo thành công hàng ngàn tấn thiết bị phi tiêu chuẩn có hình thế phức tạp, đa dạng về chủng loại như: lọc bụi tĩnh điện, băng tải, gầu tải, vít tải, cyclon, bình chịu áp lực cao, bồn bể, các chi tiết đúc phức tạp bằng thép không rỉ, thép chịu mài mòn ở nhiệt độ cao, máy bơm nước đến 12.000 m3/h, quạt gió công suất 75.000 m3/h, tàu pha sông biển tới 3.000 tấn... 5.4 Đặc điểm về vốn sản xuất kinh doanh: Cơ cấu vốn 2003 2004 2005 Tổng vốn 2291 5644 7195 Vốn cố định 1373 3643 4561 Vốn lưu động 546 1541 2122 Vốn cấp 372 460 521 Nguồn : phòng tài chính Là doanh nghiệp chịu sự quản lý của nhà nước, nguồn vốn chủ yếu là nguồn ngân sách nhà nước, vốn nhà máy tích luỹ chiếm tỷ lệ nhỏ. Nguồn vốn ngân sách chủ yếu là vồn cố định được tình bằng giá trị trài sản cố định. Máy móc thiết bị vì vậy nguồn vốn cố định phụ thuộc rất nhiều vào sản xuất vì máy móc cùa nhà máy là chế tạo thiết bị sản xuất. Vốn lưu động rất ít vì hầu hết nhà máy là sản xuất hàng gia công. 5.5 Đặc điểm về chi phí và giá thành. Đối với các sản phẩm nhà máy gia công của công ty thì giá thành do công ty tính toán. Nhà máy chỉ tính các khoản mục chi phí trong quá trình gia công như: - Chi phí nguyên vật liệu - Chi phí nhiên liệu - Chi phí tiền lương – bảo hiểm xã hội - Chi phí khấu hao máy móc. - Chi phí quản lý phân xưởng - Chi phí quản lý doanh nghiệp. - Chi phí khác. Để sau khi hoàn thành công việc gia công, công ty sẽ trích trả lại nhà máy những phần chi phì mà nhà máy đã bỏ ra và trích lại một phần lợi nhuận cho nhà máy. Đối với các sản phẩm do nhà máy chế tạo thì giá các sản phẩm của nhà máy chính là giá thành công xưởng vì nhà máy không phải lo khâu tiêu thụ. Chi phí giá thành bao gồm tất cả các chi phí có liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm. Mức lương bình quân của nhà máy: Thứ tự Chức vụ Mức lương BQ 1 Giám đốc 7.000.000 2 P giám đốc 3.800.000 -->4.000.000 3 Trưởng ban 3.500.000 -->4.000.000 4 Quản đốc phân xưởng 2.400.000 -->3.500.000 5 Tổ trưởng 2.000.000 -->2.400.000 6 Nhân viên 1.100.000 -->1.800.000 7 Công nhân 1.300.00 0-->1.800.000 Nguồn: phòng nhân sự 1. Phân tích kết quả kinh doanh Nhà máy sản xuất thiết bị và đóng tàu là đơn vị thành viên sản xuất của tổng công ty LILAMA 69-3. Tuy một vài năm gần đây nhà máy đã và đang chuyển đổi sang thành một công ty riêng biệt và cũng đang dần hoàn thiện cơ cấu tổ chức. Song cũng nhiều khó khăn nhất là nguồn vốn kinh doanh, cơ cấu tổ chức và hình thức hoạt động còn phụ thuộc vào tổng công ty. Là một nhà máy sản xuất thiết bị và đóng tàu sản phẩm chính là đóng mới và sửa chữa tàu pha sông biển đến 3000 tấn, các loại phương tiện vận tải thuỷ, tàu công trình, tàu nạo vét; lắp đặt các loại máy tàu thuỷ đến 1050CV, sản xuất kết cấu thép và các thiết bị công nghệ, đại tu máy thuỷ, sản xuất các sản phẩm đúc gang và kim loại màu, vận tải và làm dịch vụ vận tải thuỷ các loại hàng hoá và hành khách... với một cơ cấu quản lý đơn giản nhất là trong giai đoạn 5 năm trở lại đây nhà máy đã đạt được một số kết quả tốt về cả nguồn lực lẫn và lợi nhuận hàng năm. Nhà máy Đang thể hiện một thế mạnh về ngành nghề sản xuất. Hàng năm tổng doanh thu bán hàg và kinh doanh dịch vụ lên đến hàng chục tỷ đồng như năm 2003 tổng doanh thu là 23.971.886.205đ và đến năm 2004 tăng lên 24.570.105.918 năm 2005 nhờ có một cơ cấu hoạt động tương đối hợp lý tổng doanh thu của toàn nhà máy trong sản xuất và kinh doanh đã lên tới 26.750.197.064đ. Hàng năm nhà máy đã đóng góp cho nguồn ngân sách nhà nước hàng trăm triệu đồng cao nhất là năm 2003 là 1.014.813.534,08đ và năm 2004 là 946.376.325,44đ và năm 2005 993.139.127,68đ. Một điều dễ nhận thấy là nguồn đóng thuế cho nhà nước năm 2003 là cao nhất nhưng so với năm 2004 và năm 2005 thì tổng doanh thu năm 2003 là thấp nhất . điều đó cho thấy là năm 2003 nhà máy có điều kiện thuận lợi về sản xuất và kinh doanh và một cơ cấu tổ chức sản xuất hợp lý. Lợi nhuận trước thuế của nhà máy năm 2003 là 3.171.292.294đ năm 2004 là 2.957.426.01đ cho đến năm 2005 là 3.103.559.774đ Và lợi nhuận sau thuế là năm 2003 2.156.478.759,92đ năm 2004 là 2.011.049.691,56đ năm 2005 là 2.110.420.646,32đ. Kết quả 3 năm so sánh thì năm 2003 doanh thu mang lại là nhiều nhất, và hơn nữa các nguồn đóng góp cho nhà nước và các khoản chi phí cũng là cao trong khi đó tổng doanh thu là thấp nhất. Từ bảng so sánh trên ta thấy lợi nhậun hàng năm là tương đối đồn đều không có nhiều biến động và sự chênh lệch giữa các năm là không nhiều. Nguồn thu chủ yếu của nhà máy lá sản xuất thiết bị do vậy việc khấu hao cho tài sản cố định là lớn, điều này làm ảnh hưởng tới nguồn doanh thu chung của nhà máy. Nhưng so với các nhà máy có cùng ngành nghề sản xuất thì Bước đầu nhà máy đã có sự hợp lý trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong đó có sự quản lý tốt của các bộ phận trong sản xuất do đó nhà máy có một cơ cấu phát triển sản xuất và kinh doanh. Từ những nguồn thu này mà tình hình sản xuất và những mức lương của công nhân là tương đối ổn định. Là nhà máy có hoạch toán phụ thuộc, sản phảm làm ra hàng năm được nhà máy tổng kết báo cáo tổng kết hàng năm, các bộ phận phòng ban có trách nhiệm báo cáo kết quả của từng phòng ban sau đó Giám đốc duyệt và tính mức chi phí lợi nhuận cuối cùng của cả nhà máy. Hình thức trả lương của nhà máy được tính theo 2 cách của 2 bộ phận. Với bộ phận sản xuất gián tiếp hình thức trả lương cho cán bộ là cấp bậc. Giám đốc sẽ chia cho từng phòng ban theo mức quy định chung của nhà máy, sau đó phụ thuộc vào cấp bậc trong từng phòng ban đó mà trả lương. Với bộ phận sản xuất trực tiếp thì mức lương giám đốc nhà máy trả là hình thức khoán theo sản phẩm. Nhà máy giao cho các tổ trưởng, quản đốc phân xương các sản phẩm. Sau đó trừ các chi phí của sản phẩm, phần dư thừa đựơc các phân xưởng trả cho công nhân theo quy định của nhà máy. Với hình thức trả lương như thế này sẽ kích thích rất nhiều đến năng xuất của người lao động và việc quản lý của nhà máy sẽ đơn giản hơn. Tính đến hết tháng 6 năm 2006 sản phẩm của nhà máy đã có mặt tại 17 tỉnh thành trên cả nước trong đó Quảng Ninh chiếm 37% Hải Dương chiếm 31,4% và Hà nội Hưng Yên, Nam Định, Bắc Ninh cùng là những thị trường chính của nhà máy. ngoài ra nhà máy còn một số sản phẩm được xuất sang nước ngoài như những sản phẩm: Lọc bụi tĩnh điện 123-08EP1; quạt gió 123-09 FN4; ống gió lò 122-DU... Một số nhận xét về nhà máy. Nhà máy có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao, có năng lực trong sản xuất. Có sự đầu tư mới về trang thiết bị sản xuất, nên hiệu quả sản xuất hàng năm là cao. Có uy tín trong công việc nên nhà máy có sức cạnh tranh cao trong sản xuất trên thị trường. Hàng năm nhà máy có được sự quan tâm của công ty trong công việc huy động vốn giúp cho nhà máy ổn định trong công việc đầu tư và mở rộng sản xuất. Do là tốt công tác quản lý và điều hành sản xuất, hạn chế cấp phát nguyên vật liệu và hạch toán các khoản chi phí phù hợp với thực tế giảm tối thiểu các khoản chi phí cho nhà máy. Năm 2005 nhà máy đã tổ chức cơ cấu lại lao động, bố trí lại nguòn nhân lực có khoa học hơn để năng cao năng xuất lao động và hiệu quả kinh doanh. Các bộ công nhân viên có phẩm chất tốt có trình độ luôn hoàn thành tốt công việc được giao trong sản xuất. Bên cạnh những kết quả mà nhà máy đã đạt được thì vẫn còn đó một số tồn tại yếu kém mà nhà máy cần khắc phục: - Nhà máy là đơn vị trực thuộc cong ty nên hạch toán phụ thuộc vào công ty. - Nhà máy phụ thuộc rất nhiều vào khối lượng công việc của công ty. - Bộ máy quản lý có trình độ chuyên môn cao nhưng việc bố trí giữa các phòng ban chua thực sự hợp lý, Nên việc quản lý về mặt nhân sự còn khó khăn. - Trang thiết bị của công ty được đầu tư với công nghệ hiện đại nhưng nhà máy chưa tận dụng hết khả năng làm việc của máy móc và công nghệ. - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ làm việc có sự hạn chế công tác quản lý giữa các phòng ban quản lý chưa đúng với khả năng của nhà máy. - Nguồn vốn kinh doanh của nhà máy còn phụ thuộc vào tổng công ty nên dẫn đến Không quyết định được khả năng và tương lai của mình. 3. Định hướng phát triển lâu dài cho nhà máy Để hoạt động hiệu quả hơn. trong quá trình phát triển công ty đã để Một số chính sách quản lý trong nhà máy để từ đó định hướng phát triển lâu dài cho nhà máy: Chiến lược phát triển đến năm 2010 với những chỉ tiêu cụ thể như sau: 1. Mức tăng trưởng về giá trị SXKD từ 10 - 15 % 2. Mức tăng trưởng về doanh thu từ 10 - 15 % 3. Mức tăng trưởng về lợi nhuận từ 3 - 5 % 4.Mức tăng trưởng về nộp ngân sách nhà nước từ 10 - 15 % 5. Mức tăng trưởng về thu nhập bình quân từ 3 - 5 % 4. Giải pháp Để nhà máy thực sự ổn định trong công việc sản xuất lẫn công tác quản lý thì nhà máy cấn có một hệ thống các giải pháp mang tình chất đồng bộ mang tính chất cách mạng từ yếu tố con người đến thị trường, từ chiếm lược kinh doanh đến phương pháp thực hiện. Tôi xin đề xuất một số giải pháp sau: - Trong tương lai nhà máy cần phải tách lập thành một doanh nghiệp riêng biệt, tự chủ trong tài chính và trong sản xuất. - Cần có bộ máy quản lý chặt trẽ hơn trong cong việc sản xuất để tăng hiệu quả lao động. Sự bố trí nguồn nhân lực giữa các phòng ban chưa được phù hợp. Trong đó tổng số lao động của nhà máy là thấp, công việc quản lý chủ yếu là các phân xưởng với nhau khi mà sự dư thừa nhân lực giữa các phòng ban và chưa có sự điều chỉnh nào của lãnh đạo nhà máy. - Nhà máy cần phải năng động trong công việc tìm kiếm nguồn hàng và hợp động vì trong thời gian qua nhà máy còn phụ thuộc nhiều vào nhùng họp đồng của công ty giao xuống. - Cần tăng thêm sự quản lý tài sản chung của nhà máy, nên có một bộ phận chuyên trách quản lý giã các xưởng vì hàng năm tổng kết lại nguồn nguyên liệu thất thoát với số lượng lớn. Phần phụ lục lịch sử và phát triển về nhà máy chế tạo thiết bị và đóng tàu LILAMA 69-3 1. lịch sử và phát triển về nhà máy chế tạo thiết bị và đóng tàu.... 2. Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy...................................................... 3. Cơ cấu tổ chức và sản xuất của nhà máy................................... 4. Cơ cấu tổ chức sản xuất của nhà máy:..................................................... 5. Một số đặc điểm chung về nhà máy chế tạo thiết bị và đóng tàu............ 5.1 Đặc điểm về sản phẩm, thị trường, nguyên vật liệu:............................... 5.2 Đặc điểm về lao động............................................................................. 5.3 Đặc điểm về máy móc thiết bị................................................................ 5.4 Đặc điểm về vốn sản xuất kinh doanh:.................................................. 5.5 Đặc điểm về chi phí và giá thành............................................................ II. Tình hình sản xuất kinh doanh ở nhà máy chế tạo thiết bị và đóng tàu............................................................................................................................... 1. Phân tích kết quả kinh doanh.................................................................. 2. Nhận xét về nhà máy.............................................................................. 3. Định hướng của nhà máy........................................................................ 4. Giải pháp................................................................................................. đề tài: Năng lực sản xuất và một số vấn đề côn đối nhiệm vụ kế hoạch với năng lực của thiết bị mát móc của nhà máy sản xuất thiết bị và đóng tàu LILAMA 63-3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC383.doc
Tài liệu liên quan