LỜI MỞ ĐẦU
Bắt đầu ý tưởng được cho là “không tưởng“ về một châu Âu thống nhất, trải qua mấy thế hệ gian khổ nỗ lực, những người dân trên“lục địa già“ cảm thấy hoan hỉ vì những thành tựu đạt được khiến thế giới kính nể trong việc nhất thể hoá kinh tế và chính trị. Những gì mà châu Âu gặt hái trên con đường đi tới “Liên bang châu Âu“ tới nay được phản ánh rõ nét nhất ở sự ra đời đồng tiền chung euro. Nhưng không ai ngờ 50 năm sau khi Tuyên ngôn Schumann (đánh dấu ý tưởng hợp nhất các nước châu Âu) đồng tiền chung của “lục địa già“ phải đối mặt với mối đe doạ nghiêm trọng từ cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp.
Sự hiện hữu của "bóng ma" khủng hoảng nợ đã và đang làm đau đầu các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU). Gói cứu trợ dài hạn EU/IMF 110 tỷ euro dành cho Hy Lạp, đạt được sau nhiều tuần tranh cãi, đã chứng tỏ mức độ nghiêm trọng của "cơn sóng ngầm" nợ công. Khủng hoảng nợ của Hy Lạp là bài kiểm tra lớn nhất về mức độ tín nhiệm mà khu vực Eurozone phải đối mặt kể từ khi chính sách sử dụng một đồng tiền duy nhất được đi vào đời sống.
I. Thực trạng Hy Lạp và khu vực eurozone trước khi khủng hoảng nợ công xảy ra:
1.1. Thực trạng khu vực đồng tiền chung eurozone:
Ngày 1/1/2009, eurozone chính thức kết nạp thêm Slovakia nâng tổng số nước sử dụng chung đồng tiền euro lên con số 16, với dân số hơn 300 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên 12.000 tỉ Euro. Đến nay, sau 11 năm phát triển, khu vực đồng tiền chung châu Âu đã phát triển, trải qua những thăng trầm. Đồng Euro đã trở thành một công cụ thanh toán toàn cầu và trở thành một đối trọng với đồng USD của Mỹ .
Trước giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008, nền kinh tế của khu vực eurozone đã có những thành tựu nhất định:
Tỉ lệ tăng trưởng GDP hàng năm của khu vực đồng Euro từ năm 1999 - 2007 ở mức trung bình 2.59% /năm, và có lúc lên cao nhất vào năm 2006: 3.5%; giá trị GDP trung bình trong khoảng thời gian từ năm 1999 – 2007 là khoảng 8200 tỷ USD/năm. Trong giai đoạn trên, Euro đã góp phần tạo thêm 15 triệu việc làm mới khiến thương mại và du lịch trở nên dễ dàng hơn.
Có được điều đó là do việc gia nhập vào khu vực đồng tiền chung châu Âu, sử dụng chung 1 đơn vị tiền tệ đã hình thành nên 1 thị trường thống nhất về vốn, sức lao động, hàng hóa và giúp cho các giao dịch trong khối diễn ra thuận tiện và dễ dàng, giúp các nước trong khu vực tận dụng được các nguồn lực sẵn có cũng như các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển.
V. Một số kiến nghị
5.1. Đối với Hy Lạp
Khắc phục tình trạng tham nhũng và trốn thuế
- Nạn tham nhũng và trốn thuế ở Hy Lạp đã quá mức nghiêm trọng. Để khắc phục tình trạng này, chính phủ Hy Lạp buộc phải đưa ra những biện pháp mạnh tay, cải tổ hoàn toàn bộ máy. Chính phủ phải có chương trình hành động lâu dài. Phải tẩy sạch quốc nạn tham nhũng với tinh thần, tư cách một cuộc cách mạng thật sự. Một số biện pháp cơ bản có thể đưa ra là:
- Phải thiết lập một hệ thống tổ chức chuyên sâu ở các cấp, các ngành với mạng lưới hoạt động công khai và bí mật, theo dõi thường xuyên những người và vụ việc có dấu hiệu tham nhũng để kịp thời ngăn chặn và xử lý.
- Kê khai tài sản riêng của các viên chức trong tất cả các tổ chức của bộ máy công quyền, kể cả những người giữ cương vị lãnh đạo cao, những cán bộ chủ chốt, chuyên viên cao cấp, đầu ngành . khi được bổ nhiệm công việc cũng như khi thôi việc, nghỉ hưu.
- Có những chế tài xử lý mạnh mẽ hơn nữa với các hành vi tham nhũng
- Nâng cao tính minh bạch của hệ thống thuế, như thay thế một loạt quan chức ngành này, tiến hành điều tra nội bộ nhằm vào những hành vi hối lộ, khai man trốn thuế .
Nâng cao hiệu của quản lý chi tiêu công
- Đảm bảo quy mô chi ngân sách nhà nước. Theo đó, giảm tỉ lệ chi thường xuyên, hạn chế lương thưởng cho cán bộ công chức, tinh giảm bộ máy hành chính.
- Nâng cao tính trách nhiệm, minh bạch, dân chủ trong chi tiêu công; đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực của những chương trình và cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cho xã hội
Cơ cấu vay vốn hợp lý
- Lập các kế hoạch vay nợ, sử dụng nợ cũng như trả nợ chi tiết, hiệu quả. Hiện tại, hầu hết các khoản nợ của Hy Lạp đều là các khoản nợ ngắn hạn. Do đó chính phủ Hy Lạp cần xây dựng tỷ lệ nợ ngắn hạn và dài hạn phù hợp đồng thời có kế hoạch lập ngân sách dài hạn.
- Đánh giá chính xác hiệu quả của các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài khi đi vào hoạt động. Từ đó có kế hoạch trả nợ hợp lý.
5.2. Đối với Eurozone
Giám sát chặt chẽ với các nước thành viên
- Việc kết nạp thành viên mới cần tuân theo các quy định chặt chẽ. ECB sẽ phải kiểm tra, đánh giá chính xác các tiêu chí để được gia nhập Eurozone đồng thời giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện các cam kết khi gia nhập khu vực.
- Đưa ra các chế tài xử phạt đối với sai phạm của các nước thành viên.
Đưa ra các khoản cứu trợ kịp thời và có kế hoạch giải ngân hợp lý.
- Vấn đề của Hy Lạp có thể sớm được giải quyết nếu các nước châu Âu không có những bất đồng, nhùng nhằng và sớm đưa ra gói cứu trợ. Tuy nhiên, trước nguy cơ một loạt các nước nữa như Ai Len, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng đang gặp khó khăn với khoản nợ lên tới 2000tỷ USD thì sẽ rất khó để EU đưa ra các gói cứu trợ khổng lồ.
- Sự thiếu rõ ràng trong kế hoạch giải ngân lần tiếp theo từ EU và IMF đã khiến chính quyền Athen lo lắng rằng họ có thể tiếp tục phải đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm khắc hơn từ EU trong chương trình cải cách và củng cố tài khóa năm 2011. Điều này cũng khiến chính phủ Hy Lạp gặp phải khó khăn trong việc lập ngân sách nhà nước. Do vậy vấn đề đặt ra là các nước châu Âu cần thực hiện đúng cam kết giải ngân đúng tiến độ.
Hài hoà mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ của ECB với chính sách tài khoá của các nước thành viên
- Sẽ là rất khó để các nước thành viên khu vực Eurozone cam kết đúng theo hiệp ước Maastricht trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay. Như vậy ECB cần đưa ra một cơ chế thoáng hơn trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Việc làm này thực sự là cần thiết để vực dậy các nền kinh tế ở châu Âu trong bối cảnh chỉ có một chính sách tiền tệ thống nhất cho 16 quốc gia. Các nước sẽ có thể sử dụng chính sách tài khoá lới lỏng nhờ thâm hụt ngân sách cũng như tỉ lệ nợ công được mở rộng biên độ.
Giải quyết vấn đề Hy Lạp sẽ tạo điều kiện cho sự ổn định lâu dài của đồng Euro. Để làm được điều này cần sự chung tay góp sức của cả Hy Lạp và các nước châu Âu. Một sự phối hợp hài hoà giữa các chính sách của chính phủ Hy Lạp và ECB sẽ sớm đưa Hy Lạp thoát ra khỏi khủng hoảng đồng thời cũng là các kinh nghiệm để giải quyết vấn đề nợ công đang diễn biến phức tạp ở nhiều nước châu Âu.
Luận văn chia làm 3 chương, dài 58 trang
58 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2150 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khủng hoảng nợ ở Hy Lạp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không đủ năng lực và chuyên môn để kềm chế những thành viên không tuân thủ hiệp ước của khối. Ngay từ khi thành lập, Liên minh tiền tệ đã được xem là công cụ cho liên minh chính trị, nên các “sáng lập viên” chẳng hề quan tâm nhiều đến chuyện trừng phạt thành viên vi phạm quy chế chung.
Năm 1996, khi thảo luận xem liệu có cần thiết có những công cụ trừng phạt những thành viên vi phạm hay không, Tổng thống Pháp Jacques Chirac và Thủ tướng Đức Helmut Kohl cho rằng nên dựa vào ý thức, và cuối cùng EU ủng hộ chủ trương này. EU cho rằng các quốc gia sẽ phải tự điều tiết lấy.
Chính thái độ thờ ơ,bàng quan của EU trước những sai phạm của các nước thành viên như ngọn gió thổi vào khủng hoảng :
“Ở thời điểm đó, đã có những bằng chứng rõ ràng cho thấy, Hy Lạp đưa ra những số liệu không trung thực, đặc biệt là về thâm hụt ngân sách, nhằm đưa ra hình ảnh về tình hình tài chính công của họ ‘đẹp’ hơn thực tế. Nhưng các nhà lãnh đạo châu Âu đã không phản đối. Vì lý do chính trị, họ phải cho Hy Lạp tham gia đồng Euro”, Giáo sư kinh tế học Jürgen von Hagen thuộc Đại học Bonn, Đức, cho biết.
Chính sự thờ ơ, thiếu kiểm soát chặt chẽ này đã tiếp tay gây ra cuộc khủng hoảng. Ở thời điểm đó, EU có thể nhìn rõ mối nguy hiểm của buông lỏng quản lý và ra tay ngăn chặn.
Các năm 2002, 2003, và 2004, ngay cả Đức và Pháp đã không tuân thủ được các điều khoản về thâm hụt ngân sách, tạo ra một tiền lệ nguy hiểm. Các nước lớn có thể vi phạm, tại sao các nước nhỏ lại ko? Điều này càng giảm đi tính kỷ luật của chính sách chung.
Tới năm 2004, việc Hy Lạp công bố số liệu kinh tế giả mạo đã rõ như ban ngày. EU đã mở cuộc điều tra đầu tiên nhằm vào tình trạng bội chi của Athens. Mặc dù Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) thu thập đủ bằng chứng về sự gian dối số liệu của Hy Lạp, nhưng các quan chức của châu Âu vẫn tuyên bố rằng, việc trục xuất Hy Lạp khỏi Khu vực đồng tiền chung euro không phải là lựa chọn của họ.
Trên thực tế, chỉ có 2 trong số 16 quốc gia thuộc Eurozone đáp ứng đầy đủ những tiêu chí này là Phần Lan và Luxembourg. Sự "vượt rào" tập thể này là một trong những nguyên nhân chính khiến châu Âu trở thành đệ tử của "chúa chổm". Hiện tại, tổng giá trị nợ của khu vực sử dụng đồng euro chiếm 84% GDP của khối.
Tác động tiêu cực của tiến trình hội nhập kinh tế khu vực
Quá trình hình thành đồng tiền chung được chia thành ba giai đoạn nhằm giúp các quốc gia điều chỉnh nền kinh tế theo hướng hội nhập toàn diện và sâu rộng - hàng hóa, vốn và sức lao động được tự do hóa hoàn toàn. Tuy nhiên, hội nhập cũng có mặt trái của nó. Đối với các quốc gia nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu thì đây thực sự là thách thức.
Việc gia nhập vội vã của Hy Lạp đã bộc lộ những mặt trái của nó. Với một quốc gia có nguồn tài nguyên hạn hẹp, lợi thế thương mại thấp, năng lực cạnh tranh thấp thì họ không thể xây dựng rào cản để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Hàng hóa thiếu cạnh tranh, sản xuất đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, thu ngân sách giảm, chi an sinh xã hội cao.
Theo quy định của EU, các quốc gia được phép giữ lại 25% thuế xuất nhập khẩu hàng hóa vào EU để trang trải chi phí hoạt động và 75% còn lại được chuyển vào ngân sách chung của EU. Điều này có nghĩa, các quốc gia có vị trí thuận lợi về giao thông quốc tế: sân bay, bến cảng... sẽ nhận được một nguồn thu đặc biệt từ thuế nhập khẩu vào EU mà các quốc gia nhỏ hơn, ở vị trí bất lợi hơn như Hy Lạp không nhận được; thậm chí đó là khoản thuế đánh trên hàng hóa nhập khẩu đang tiêu thụ tại nước mình. Nguồn thu ngân sách của họ bị suy giảm.
Ngoài ra, tại các nước kém phát triển hơn như Hy Lạp, để tránh làn sóng di dân khi thực hiện tự do hóa lao động, chính phủ buộc phải gia tăng các khoản chi phúc lợi, chi an sinh xã hội cho công dân của mình. Điều này góp phần làm gia tăng thâm hụt ngân sách.
Thiếu sót trong cơ cấu của Hiệp định Maastricht- Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài chính
Trong điều kiện nền kinh tế không có khủng hoảng, việc duy trì cam kết giữ mức thâm hụt ngân sách nhà nước ở mức 3% GDP và tổng nợ công không được vượt quá 60% GDP không gặp khó khăn gì đặc biệt. Nhưng khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ cuối năm 2008, hầu hết các nước tham gia hệ thống đồng euro đã buộc phải phá rào trước cả hai điều khoản nói trên để cứu nguy ngành ngân hàng, và qua đó, cứu nguy nền kinh tế. Đặc biệt, đáng lo ngại là mức thâm hụt ngân sách của 4 nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ai Len, Hy Lạp đã lên tới 9-14%, vượt xa quy định của Hiệp ước Maastricht.
Hy Lạp là mắt xích yếu nhất trong sợi dây chuyền Euro. Trước khủng hoảng, nước này có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong khối EU nhờ tập trung phát triển các ngành dịch vụ, ngân hàng, du lịch và địa ốc. Tuy nhiên, kinh tế ngầm chiếm tới hơn 30% GDP và sản xuất kém phát triển nên nước này luôn phải nhập siêu. Khủng hoảng nổ ra, nợ công lên tới 115% GDP (gấp đôi quy định của hiệp ước) và thâm hụt ngân sách quốc gia là 14% GDP (cao hơn quy định 3,5 lần). Khả năng thanh toán nợ của Chính phủ Hy Lạp bị nghi ngờ và các nhà đầu tư vội vã rút vốn khỏi Hy Lạp và không cho Chính phủ nước này vay thêm tiền.
Việc cam kết giảm thâm hụt ngân sách về mức 3% được xem như bất khả thi do: thứ nhất, Hy lạp không thể hạ giá đồng euro để khuyến khích xuất khẩu, thứ hai là Chính phủ không thể tự ý điều chỉnh lãi suất cơ bản để vực dậy nền kinh tế. Nếu đứng ngoài khối euro, làm hai việc trên không khó đối với Hy Lạp.
Đồng tiền chung hệ thống ngân hàng trung ương châu Âu bao gồm Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và 16 ngân hàng trung ương của các quốc gia thành viên. ECB điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu lạm phát.
Quy định này tạo nền tảng cho việc hình thành và ổn định đồng euro. Nhưng nó cũng mang lại nhiều thách thức cho các chính phủ do họ không thể sử dụng chính sách tiền tệ làm công cụ hữu hiệu để hỗ trợ kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, yếu kém trong thanh khoản của Hy Lạp đã làm lộ ra thiếu sót mang tính cơ cấu trong chính sách tiền tệ chung: Các quốc gia thành viên khu vực đồng euro chấp thuận một ngân hàng trung ương chung, một chính sách tiền tệ chung nhưng không chấp thuận một chính sách thuế chung.
Nguyên nhân sâu xa là mỗi quốc gia có một nhà nước riêng và nhà nước riêng thì cần có ngân sách riêng với hàng loạt nguyên tắc chi tiêu đính kèm. Điều này hợp lý nhưng lại là rào cản đối với khu vực đồng tiền chung bởi vì chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa luôn có mối quan hệ khắng khít với nhau.
Nếu các chính phủ cắt giảm chi tiêu để trở về mức quy định trong Hiệp ước Maastricht thì điều đó đồng nghĩa với việc làm tiêu tan những nỗ lực vực dậy nền kinh tế và làm tăng thất nghiệp, từ đó khởi động quá trình giảm phát trên phạm vi toàn Châu Âu. Nếu để các chính phủ tự ý quyết định mức thâm hụt ngân sách và công nợ của họ, Hiệp ước Maastricht có nguy cơ tan vỡ.
Cụ thể, lãi suất trên thị trường tiền tệ phụ thuộc vào chính sách lãi suất do ECB định đoạt. Lãi suất trái phiếu chính phủ lại do bộ tài chính của từng quốc gia quyết định.
Quyết định của bộ tài chính phụ thuộc vào chính sách tài khóa của từng quốc gia. Đối với một số nước có năng lực cạnh tranh kém hơn, thâm hụt ngân sách lớn hơn các quốc gia khác trong khối, để bình ổn nền kinh tế, phát hành trái phiếu chính phủ với lãi suất cao hơn là giải pháp được ưa chuộng. Vì vậy, khủng hoảng nợ do mất khả năng chi trả chỉ còn là vấn đề thời gian.
Ngoài ra, so với các quốc gia khác, khoản chi phúc lợi - an sinh xã hội và thu thuế của EU rất cao so với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Thật vậy, Mỹ có thu nhập bình quân đầu người là 34.320 đô la nhưng chỉ dành 19,4% GDP chi phúc lợi và an sinh xã hội. Con số tương tự ở Nhật là 25.130 đô la Mỹ/người và 18,6%. Trong khi đó, tại EU, tỷ lệ này dao động từ trên 20-38,2%.
Để có tiền chi phúc lợi và an sinh xã hội, các nước buộc phải gia tăng các khoản thuế. Thực tế cho thấy, tỷ lệ thu thuế tính trên GDP của các nước trong khối EU cũng tăng vượt trội so với các quốc gia khác trên toàn cầu. Tỷ lệ này biến động từ trên 30-50% GDP.
Trong khi đó, tỷ lệ này tại Mỹ, Nhật, Canada lần lượt là 28,2%; 27,4%; 33,4%. Để có nguồn thu lớn, EU đã xây dựng một biểu thuế suất cao hơn. Thuế giá trị gia tăng trung bình trên 20%, trong khi tỷ lệ này ở Mỹ và Hàn Quốc khoảng 10%; tại Nhật và Canada là 5%. Chính điều này đã làm cho EU trở thành thiên đường của hưởng thụ hơn là nơi hấp dẫn nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh. Lợi thế trong thu hút nguồn vốn nước ngoài của EU cũng bị tác động
Là một thành viên của EU, trong các hoạt động kinh tế đối ngoại với các quốc gia ngoài EU, Hy Lạp cũng gặp những khó khăn tương tự. Không chỉ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, Hy Lạp còn bị thất thế trong các giao dịch nội khối. Là một quốc gia nhỏ, nghèo tài nguyên, năng lực cạnh tranh của Hy Lạp giảm. Mặc dù Hy Lạp thiết lập một tỷ lệ thu thuế và chi phúc lợi và an sinh xã hội ở mức trung bình của khu vực đồng tiền chung, nhưng nó cũng làm tăng mức thâm hụt ngân sách, tạo áp lực gia tăng nợ công.
Sự yếu kém trong điều hành đất nước của chính phủ Hy Lạp
Gia nhập khu vực đồng tiền chung euro năm 2001 là cơ hội lớn để Hy Lạp có thể tiếp cận với thị trường vốn quốc tế. Đáng buồn thay, đây lại là nguyên nhân khiến quốc gia này lâm vào cảnh “chúa chổm”.
Tham nhũng, hối lộ, trốn thuế có hệ thống.
Hy Lạp hiện đang là một trong những nước có nạn tham nhũng nghiêm trọng nhất EU. Dựa theo CPI (chỉ số nhận thức tham nhũng) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), Hy Lạp đứng cuối cùng, sau cả Rumani và Bungari.
Thiệt hại mà tham nhũng gây ra cho Hy Lạp được ước tính vào khoảng 8% GDP. Nói cách khác, khoảng hơn 50% số thâm hụt ngân sách năm 2009 của Hy Lạp là do tham nhũng mà ra.
Và, điều thật nghịch lý, theo các nhà phân tích, chính sự trợ giúp của EU trong những năm qua lại là “đòn bẩy” khiến tham nhũng ở Hy Lạp tăng lên nhanh chóng. Chỉ tính trong vòng 3 thập kỷ kể từ khi Hy Lạp gia nhập EU, nước này đã nhận được tổng cộng khoảng 300 tỷ euro tiền trợ cấp từ EU. Vậy mà, họ vẫn lâm vào cuộc khủng hoảng nợ trầm trọng. Còn EU, lại một lần nữa phải “bơm tiền”.
Nhiều năm qua, các quan chức, chính trị gia ở Hy Lạp liên tục phải từ chức vì liên quan đến tham nhũng, nhận hối lộ. Nhưng, cho đến nay, rất ít người bị xét xử và kết án vì tội danh tham nhũng. Chính điều này đã khiến người ta nghĩ đến một điều luật “bất thành văn”, đó là việc, các quan chức tham nhũng, nhận hối lộ rất “mạnh tay”, nhưng đến khi bị cơ quan điều tra phát hiện thì lại rất nhanh và “mạnh mồm” tuyên bố từ chức, và sẽ không bị đưa ra xét xử nữa.
Trong các bảng xếp hạng của TI về tham nhũng, cả ở EU hay chỉ trong nhóm sử dụng đồng tiền chung châu Âu thì Hy Lạp luôn “đội sổ”. Theo tính toán, hàng năm, nạn tham nhũng ở Hy Lạp đã lấy đi khoảng 10% GDP của nước này. Còn người dân Hy Lạp, vì tham nhũng lan tràn trong giới công chức, quan chức nên đã được coi như là những người “hối lộ chuyên nghiệp”. Người dân Hy Lạp đã phải hối lộ để thi lấy bằng lái xe, để được cấp giấy phép xây nhà, để khám chữa bệnh, để giành được những hợp đồng trong kinh doanh, đặc biệt khi đối tác là các cơ quan Nhà nước… Những điều này luôn là thực tế trong xã hội Hy Lạp. Bản thân Thủ tướng George Papandreou, khi nhậm chức hồi năm ngoái đã phải thừa nhận: “Tham nhũng ở Hy Lạp là có hệ thống” và cam kết “sẽ kiên quyết loại trừ tệ nạn này”. Thế nhưng, sẽ rất khó để “tiêu diệt” tham nhũng, vì một khi đã trở thành “hệ thống” cũng có nghĩa là nó đã được “bảo vệ”, kể cả trong những quy định của luật pháp. Đơn cử, người nhận hối lộ, khi bị tố cáo sẽ không phải ra trước tòa đối chứng, trong khi đó, người tố cáo sẽ phải đối chất trước tòa về các bằng chứng cáo buộc. Điều này hiển nhiên sẽ khiến những người tố cáo tham nhũng, hối lộ nản chí.
Do tham nhũng, nhận hối lộ diễn ra tràn lan ở mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội nên việc hối lộ cũng được coi là… bình thường khi người dân quan niệm, đi hối lộ để “đôi bên cùng có lợi”. Chỉ tính riêng trong năm 2009, tổng số tiền mà người dân Hy Lạp dùng để hối lộ lên đến 800 triệu euro, trong đó phần lớn tập trung ở lĩnh vực y tế và xây dựng cơ bản.
Tất nhiên, người dân thực hiện hành vi hối lộ để đạt được những mục đích của riêng họ. Còn giới kinh doanh, bên cạnh việc hối lộ để có được những hợp đồng “béo bở” cũng tiến hành đút lót để trốn thuế, gia tăng thu nhập cho cá nhân và Cty. Theo giới nghiên cứu, tỷ lệ thất thoát thuế ở Hy Lạp thuộc hàng lớn nhất châu Âu và cũng là con số khá cao trên thế giới khi hàng năm, số tiền thuế thất thoát lên tới 25%. Chính Bộ Tài chính Hy Lạp cũng khẳng định, ở một nước phát triển như Hy Lạp, với dân số hơn 11 triệu người nhưng lại chỉ có khoảng 15 nghìn người kê khai có mức thu nhập trên 100.000 euro/năm, quả là có… vấn đề.
Hy Lạp có một hệ thống tài khóa khá ọp ẹp, trong đó nền kinh tế ngầm ước tính có quy mô tương đương 20-30% nền kinh tế chính thức, và giá trị trốn thuế hàng năm có thể lên tới 30 tỷ USD. Chỉ cần thu đủ thuế là đủ sức đưa thu chi của Athens trở lại với trạng thái cân bằng, nhưng biện pháp đơn giản này xem ra vô cùng khó thực hiện
Để vực dậy nền kinh tế đang bên bờ vực của cuộc khủng hoảng nợ, bên cạnh việc nhận hỗ trợ 110 tỷ euro, Chính phủ Hy Lạp cũng đưa ra những cam kết nhằm cắt giảm chi tiêu công, tăng nguồn thu cho Nhà nước thông qua biện pháp tăng nhiều loại thuế. Chưa hết, Chính phủ của Thủ tướng George Papandreou còn đề nghị người dân giúp đỡ đất nước, đơn giản bằng cách giữ lại mọi hóa đơn mua hàng, để các cơ quan chức năng có thể đối chiếu, nếu cần thiết và truy thu thuế từ các cơ sở kinh doanh nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách, từng bước đưa đất nước thoát khỏi khó khăn.
Chi tiêu công “siêu thoáng”
Tham nhũng, trốn thuế là những tệ nạn khiến Hy Lạp ngày càng nghèo hơn so với các nước trong EU, khiến nước này lâm vào cảnh nợ nần quốc tế chồng chất. Thế nhưng, việc Hy Lạp lâm vào khủng hoảng nợ còn có sự “góp phần” không nhỏ của việc chi tiêu công quỹ “siêu thoáng” cũng như những bộ máy công quyền không ngừng “lớn mạnh” về số lượng, nhưng chất lượng, hiệu quả công việc lại giảm đi rất nhiều.
Chi quỹ lương:
Quỹ lương của khối dịch vụ công tại Hy Lạp đã tăng gấp đôi trong vòng 10 năm qua. Trong khi đó, nguồn thu không được cải thiện sau hàng loạt biện pháp cắt giảm thuế để kích thích đầu tư.
Thỏa thuận tài trợ 110 tỉ euro chung của IMF và khối Liên hiệp châu Âu cho Hy Lạp có chỉ ra rằng trong năm trước ngoài số tiền dùng trả lãi vay, có đến 75% phần chi còn lại của ngân sách Chính phủ Hy Lạp là để duy trì một mức lương và phúc lợi xã hội cao.
Như nghiên cứu của Kaufmann dự đoán, tham nhũng không chỉ gây ra trốn thuế, nó còn làm tăng chi tiêu chính phủ, nhắm tới duy trì mức lương cao cho công chức và thực hiện các dự án có vốn đầu tư lớn thay vì nhắm vào các dự án tạo ra nhiều việc làm và nâng cao năng suất lao động. Thế vận hội Athens 2004 là một cơ hội không thể nào tốt hơn để Hy Lạp gia tăng các dự án đồ sộ của mình và tiếp tục đi vay nợ thoải mái vì mục tiêu Thế vận hội.
Theo một nguồn tin từ Bộ Tài chính Hy Lạp, trong năm 2009, Bộ này đã tuyển dụng tổng cộng khoảng 27.000 công chức mới, nhưng số công chức chỉ đến công sở “ngồi chơi xơi nước” chiếm tới 1/3. Rõ ràng, ngân sách quốc gia Hy Lạp đang phải oằn mình gánh chịu một lượng công chức khổng lồ mà không có cách nào giảm tải được bởi trong Hiến pháp nước này có điều khoản cấm việc sa thải công chức Nhà nước.
Tính đến năm 2009, lượng công chức ở Hy Lạp chiếm tới 1/4 số người làm công ăn lương ở nước này. Số lượng nhiều là thế, nhưng những người được gọi là “công chức Nhà nước”, dù làm ít hay nhiều, vẫn được hưởng mức lương khá cao so với mức lương bình quân ở những khu vực khác. Chỉ tính tiền lương thu nhập chính (chưa tính tiền thưởng, tiền hỗ trợ), sau khi trừ đi các khoản, bình quân 1 công chức lĩnh được 1.350 euro/tháng. Trong khi đó, bình quân mỗi tháng, người làm công ăn lương ở các khu vực kinh doanh ngoài Nhà nước chỉ được lĩnh khoảng 750 euro.
Lương bình quân đã cao, việc thì không nhiều, thế nhưng, hầu hết công chức ở Hy Lạp đều được thưởng thêm vào dịp cuối năm. Ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tùy thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của từng năm, người làm công ăn lương sẽ được thưởng thêm khoảng 1 tháng lương (còn gọi là “tháng lương thứ 13”). Thế nhưng, với các công chức Nhà nước, con số 13 với họ chẳng có ý nghĩa gì, có thể vì họ cho đó là “số xấu” (theo quan niệm của người châu Âu) hoặc cũng có thể vì đó là con số “hơi nhỏ”. Bởi ở Hy Lạp, đã thành lệ, hàng năm các công chức thường được nhận tối thiểu là 14 tháng lương. Cá biệt, có năm, công chức còn được lĩnh tới 16 tháng lương. Như vậy, lương bình quân đã cao, thưởng cũng nhiều, trong khi việc làm thì ít, lại không có nguy cơ bị sa thải nên 2 chữ “công chức” luôn là mơ ước của rất nhiều người trong độ tuổi đi làm.
Tất nhiên, hậu quả của “công chức” là ngân sách Hy Lạp năm nào cũng bị bội chi. Thâm hụt ngân sách liên tục tăng cao. Và, đến năm 2009, nó đạt đến mức 12,7% (theo quy định của EU, mức thâm hụt ngân sách ở các nước thành viên không được quá 3%). Với mức thâm hụt lớn như vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi tổng số nợ quốc gia của Hy Lạp lên tới con số 300 tỷ euro vào năm 2009. Số nợ này được coi là “khủng”, vì nó tương đương với 113,4% GDP một năm của Hy Lạp. Con số này không chỉ làm Chính phủ Hy Lạp lo ngại mà ngay cả EU cũng phải vội vã tìm cách trợ giúp để cứu vãn nền kinh tế Hy Lạp, tránh một sự phá sản Nhà nước có thể ảnh hưởng dây chuyền tới tất cả các nước thành viên trong EU.
Mức lương cao ở Hy Lạp không chỉ tạo ra gánh nặng ngân sách, nó còn làm cho tính cạnh tranh của nền kinh tế nước này yếu đi. Lương cao, đồng euro tăng giá từ mức 1 euro đổi hơn 0,8 đô la Mỹ lên đến 1 euro đổi 1,6 đô la trong suốt giai đoạn từ 2000-2008 khiến sức cạnh tranh của hàng hóa Hy Lạp yếu đi, và hệ quả tất yếu là một cán cân thương mại thâm hụt triền miên. Chi phí nhân công cao và tham nhũng tràn lan cũng ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Theo báo cáo tư vấn của IMF, trong cán cân thanh toán của Hy Lạp thì phần đóng góp của FDI trong năm 2008 chỉ là khoảng 1,7 tỉ euro trong số hơn 35 tỉ euro thặng dư của cán cân này. Một phần đáng kể đóng góp vào cân đối tài khoản vốn và tài chính năm 2008 của Hy Lạp đến từ đầu tư gián tiếp, mà có lẽ việc phát hành trái phiếu chính phủ bán cho nhà đầu tư nước ngoài chiếm phần không nhỏ.
Như vậy, có thể thấy cấu trúc cán cân thanh toán của Hy Lạp không hề cân bằng, với phần lớn thâm hụt trên tài khoản vãng lai phải bù đắp bằng nguồn vốn đầu tư gián tiếp chứ không phải vốn đầu tư trực tiếp, nghĩa là Hy Lạp gần như hoàn toàn kỳ vọng vào bong bóng giá cổ phiếu và các khoản vay nước ngoài để thu hút ngoại tệ bù đắp cho tài khoản vãng lai. Khi bong bóng cổ phiếu vỡ và khi không thể vay thêm tiền, nước này đứng trước rủi ro vỡ nợ lớn (Hy Lạp không thể phá giá đồng tiền để đẩy xuất khẩu lên nhằm cải thiện tình hình vì họ đang dùng đồng tiền chung euro.
Chi xây dựng cơ sở hạ tầng: Sử dụng vốn bất hợp lý và lãng phí.
Dễ dàng hút vốn đầu tư nước ngoài, trong gần một thập kỷ qua, Chính phủ Hy Lạp liên tục bán trái phiếu để thu về hàng trăm tỷ ơ-rô. Số tiền này lẽ ra có thể giúp kinh tế Hy Lạp tiến rất xa nếu chính phủ có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Nhưng điều này không xảy ra, nhà chức trách dường như “ngủ quên” trên núi tiền có được nhờ vay nợ. Nói đúng hơn, Chính phủ Hy Lạp chỉ biết chi tiêu (phần lớn cho cơ sở hạ tầng) chứ hầu như không quan tâm đến các kế hoạch trả nợ. Một ví dụ dễ thấy nhất là công tác tổ chức Thế vận hội Olympic Athens 2004, một thế vận hội hoành tráng nhất và cũng tốn kém nhất trong lịch sử. Chi 12 tỷ euro (cao hơn tới 10 tỷ so với dự kiến) nhưng không cho phép bất cứ một biển hiệu quảng cáo nào được xuất hiện trên đường phố, Chính phủ Hy Lạp đã khiến ngân sách quốc gia năm 2004 thâm hụt tới 6,1% (so với GDP) trong khi giới hạn mà khối EU cho phép là 3%.
Cơ cấu vốn vay bất hợp lý: chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn
Một điều đáng chú ý là sự chi tiêu lãng phí của Chính phủ Hy Lạp lại dựa trên cơ cấu nợ bất hợp lý, khi mà hầu hết các khoản nợ của Hy Lạp là ngắn hạn, trong đó, số nợ phải trả trong năm 2010 là 16% tổng nợ. Tỷ lệ nợ công trên GDP của Hy Lạp là 108,1, khoản nợ đến hạn phải thanh toán 8,5 tỉ euro (tương đương 11,3 tỉ đô la Mỹ) trái phiếu chính phủ vào ngày 19-5-2010. Khi các khoản vay ngắn hạn chưa phát huy được hiệu quả thì chính phủ lại lo trả nợ. Điều này càng làm gia tăng áp lực nợ lên chính phủ.
Những tác động tiêu cực tới khối đồng tiều chung Châu Âu
Hy Lạp có nền kinh tế nhỏ so với đa số các nước khác trong khu vực đồng tiền chung châu Âu với GDP chỉ chừng 300 tỷ USD (so với 11.000 tỷ USD của cả khối và 16.000 tỷ USD của tất cả 27 nước trong Liên minh châu Âu), tức là chỉ chiếm khoảng 3% GDP của 16 nước thành viên khu vực đồng euro. Nhưng chính sự bất cẩn trong chi tiêu của nền kinh tế nhỏ ấy lại làm điêu đứng các nước "đại gia" trong khối, đe dọa nền kinh tế các nước thành viên và ảnh hưởng không nhỏ tới tính ổn định và thậm chí số phận của đơn vị tiền tệ châu Âu, tác động mạnh mẽ đến thị trường chứng khoán Châu Âu và thị trường tài chính toàn cầu.
Tác động đến nền kinh tế
Ảnh hưởng xấu tới tình hình các nước trong khu vực
Trước tiên có thể thấy cuộc khủng hoảng Hy Lạp là một trong những nguyên nhân khiến cho sự phục hồi kinh tế của khu vực đồng tiền chung châu âu chậm hơn và khá khiêm tốn .
Ngân khố quốc gia cạn kiệt, Hy Lạp không có khả năng trả số nợ nước ngoài lên tới 581,68 tỷ USD chiếm 170,5% GDP, trong đó nợ khu vực EU là 236 tỷ gồm: nợ Pháp 75 tỷ, Đức 45tỷ, Anh 15 tỷ, thiếu các ngân hàng Bồ Đào Nha 10 tỷ, Tây Ban Nha 86 tỷ. S&P cảnh báo rằng, những người nắm giữ trái phiếu do chính phủ Hy Lạp phát hành có thể sẽ bị mất tới 50% số tiền thậm chí những quốc gia nắm giữ số lượng lớn trái phiếu Hy Lạp như Pháp, Đức, Thụy Sĩ đứng trước nguy cơ mất trắng nếu hy lạp vỡ nợ. Điều này gây ra ảnh hưởng xấu tới ngân sách các nước chủ nợ trong bối cảnh khủng hoảng nợ Hy lạp đang bắt đầu lây lan sang các nước trong khu vực cũng đang ngập trong nợ công và tình trạng thâm hụt ngân sách ở mức đáng báo động.
Bảng Số liệu về thực trạng nợ và thâm hụt ngân sách năm 2009 của EU.
Đơn vị tính: tỷ lệ % GDP
Sở dĩ có ý kiến cho rằng tình hình khủng hoảng tại Hy Lạp sẽ lây lan rất nghiêm trọng vì nhiều người tin rằng khu vực đồng tiền chung châu Âu đang có một mối liên quan mật thiết giữa các thành viên, rắc rối ở Hy Lạp sẽ mở màn cho những cú sốc khác về nợ tại một số quốc gia nữa như Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha - những quốc gia chịu tác động nặng nề từ khủng hoảng tài chính.
Một trong những đặc điểm nợ của các nước trong khu vực đồng euro là qui mô nợ lẫn nhau rất lớn, các món nợ chồng chéo lẫn nhau. Hiện nay, tổng số nợ công trong khu vực đồng euro khoảng 7062 tỷ euro, trong đó khoản nợ của Hy Lạp chiếm 4%. Ngay chính các nước chủ nợ của Hy Lạp cũng thiếu lẫn nhau dẫn đến tình trạng chủ nợ và con nợ nhập nhằng nhau. Khối nợ của Hy Lạp chưa thấm vào đâu so với Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha – hai quốc gia cũng đang trên bờ khủng hoảng. Tây Ban Nha nợ tổng cộng 1100 tỷ đô la Mỹ, tức hơn 4 lần món nợ của Hy Lạp, bao gồm 238 tỷ 238 tỉ với Đức, 220 tỉ với Pháp và 114 tỉ với Anh. Nước này đang có tỷ lệ thất nghiệp là 20% và có nền kinh tế gần như yếu nhất châu lục. Bồ Đào Nha nợ tổng cộng 286 tỉ đô la Mỹ, trong đó một phần ba là nợ Tây Ban Nha (86 tỉ), rồi đến nợ Đức 47 tỉ, Pháp 45 tỉ và Anh 24 tỉ; nhưng Tây Ban Nha cũng nợ chéo 28 tỉ. Hy Lạp cũng nợ Bồ Đào Nha gần 10 tỉ. Ngoài ra cũng đáng để ý là Ý có món nợ lớn tới 1.400 tỉ đô la Mỹ và Ireland nợ 867 tỉ đô la Mỹ, và cả hai đều mang nợ lớn với ba nước đã kể là Đức, Pháp và Anh.
Đáng nói là, ngay cả những quốc gia đầu tàu vốn là chỗ dựa vững chắc cho cả khu vực như Pháp và Đức giờ đây cũng đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá bởi bão nợ công. Rủi ro nằm ở hệ thống ngân hàng hai nước này cũng cao hơn bất kỳ hệ thống nhà băng thuộc quốc gia nào khác. Nguyên do xuất phát từ những món vay nợ chồng chéo giữa các quốc gia trong khu vực. Nguy cơ leo thang và lan rộng của khủng hoảng nợ công ở khu vực này khiến các ngân hàng Pháp và Đức có thể sẽ không thu hồi đủ số tiền mà họ đã cho vay. Tính tới thời điểm này, số nợ khó đòi của các ngân hàng Pháp và Đức đã lên tới gần 1.000 tỷ USD. "Đối tác" vay nợ không ai khác chính là Tây Ban Nha, Hy Lạp, Bồ Đào Nha...
Theo dự báo của ủy ban Châu Âu, tổng thâm hụt ngân sách trong khu vực đồng euro năm 2010 sẽ tăng 6,6% GDP so với 6,3% năm 2009. Thâm hụt ngân sách ở các nước này luôn ở mức cao trong những năm gần đây, thêm vào đó là những khoản nợ khó đòi và gánh nặng lớn từ gói cứu trợ 80 tỷ euro cho Hy Lạp khiến nguồn lực cho những chính sách tài khóa ít đi.
Cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp như một đòn cảnh tỉnh đối với các quốc gia có tỷ lệ nợ công cao, đang đứng trên bờ vực khủng hoảng nợ. Vì thế, ngay lập tức, các chính phủ các nước áp dụng các biện pháp thắt chặt chi tiêu, thắt lưng buộc bụng nhằm giảm thâm hụt ngân sách như tăng tuổi về hưu, tăng thuế, đóng băng tiền lương hưu của những người từng làm trong lĩnh vực nhà nước… để tránh trở thành quân bài domino tiếp theo.
Trong tháng 5, Italy đã đưa ra chương trình cắt giảm ngân sách 24,8 tỷ Euro trong năm 2011 và năm 2012, nhằm đưa thâm hụt ngân sách từ 5,3% GDP hiện nay xuống dưới 3% GDP vào năm 2012, theo như quy định của khu vực đồng tiền chung châu Âu. Ngoài ra, Chính phủ Italy dự định sẽ đóng băng việc tăng lương của khu vực nhà nước trong 3 năm, đẩy mạnh cuộc chiến chống trốn thuế và cắt giảm 10% ngân sách cấp bộ trưởng. Nội các Italia bỏ phiếu thông qua kế hoạch thắt chặt ngân sách, tiết kiệm 24 tỷ euro với mục tiêu đến năm 2012 đưa thâm hụt ngân sách về mức 2,7% GDP từ mức 5,3% của năm 2009. Chính phủ Ireland đặt kế hoạch tiết kiệm 4 tỷ euro. Tuổi về hưu được điều chỉnh lên 66 từ 65. Chính phủ Tây Ban Nha nâng tuổi về hưu lên 67 từ mức 65Quốc hội Tây Ban Nha chấp thuận kế hoạch thắt chặt ngân sách nhằm tiết kiệm 15 tỷ euro tương đương 18,4 tỷ USD. Chính phủ Đức công bố cấm bán khống vô căn cứ cổ phiếu của 10 tổ chức tài chính lớn nhất tại Đức, trái phiếu chính phủ, đồng euro và hợp đồng hoán đổi vỡ nợ tín dụng (CDS). Đảng của Thủ tướng Đức đã chấp thuận kế hoạch thắt chặt ngân sách và thuế để hoàn thành mục tiêu đưa thâm hụt ngân sách của Đức về mức quy định của Liên minh châu Âu trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2013. Chương trình thắt chặt ngân sách đặt mục tiêu tiết kiệm 11,2 tỷ euro trong năm 2011 và giảm thâm hụt ngân sách (năm 2010 dự kiến vượt 5%). Quốc hội Bồ Đào Nha cũng đã chấp thuận kế hoạch thắt chặt ngân sách của chính phủ. Bộ trưởng Bộ Tài chính Bồ Đào Nha loại bỏ khả năng tìm đến gói giải cứu của của khu vực đồng tiền chung châu Âu bởi nước này đã phát hành thành công trái phiếu.
Tuy nhiên giảm thâm hụt ngân sách lại làm cho nền kinh tế giảm sâu hơn trong khi cần thực hiện những biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế thoát khỏi khủng hoảng. Điều này dồn các nước trong khu vực rơi vào cảnh hoạ vô đơn chí, hình thành nên cái vòng luẩn quẩn:“để trả nợ phải thắt chặt chi tiêu - thắt chặt chi tiêu khiến nền kinh tế đi xuống - nền kinh tế đi xuống làm nợ tăng - nợ tăng lại phải vay thêm - muốn vay thêm lại phải thắt chặt chi tiêu“. Hệ quả là, các quốc gia này mãi mãi không thể trả hết nợ.
Biểu đồ xác suất vỡ nợ của các quốc gia
Như vậy, chính mối quan hệ tài chính nhùng nhằng khiến cho hiệu ứng domino có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhất là khi Hy Lap- 1 mắt xích trong mối quan hệ chồng chéo này, quân domino đầu tiên đã lung lay. Minh chứng rõ nét là mới đây, tiếp sau Hy Lạp, Ireland đã phải yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cứu nguy kinh tế để đối phó với cuộc khủng hoảng ngân hàng và ngân sách. Chính phủ Ireland đã phải tài trợ cho các ngân hàng nước này 50 tỷ euro khiến mức thiếu hụt các khoản tài chính công lại tiếp tục gia tăng. Hệ quả là thâm hụt ngân sách của Ireland đã lên tới 32% GDP, gấp 10 lần mức cho phép của EU. Hôm 21/11, các bộ trưởng Tài chính châu Âu đã chấp thuận cho Ireland vay khoảng 90 tỷ euro (123 tỷ USD). Giới đầu tư ngày càng lo ngại về tình trạng nợ công của Ireland khiến lãi suất trái phiếu của nước này đã tăng lên các mức cao kỷ lục, làm bùng lên những lo ngại rằng cuộc khủng hoảng nợ và thâm hụt ngân sách của khu vực đồng euro có thể đang bước vào giai đoạn hai đầy nguy hiểm, chỉ 6 tháng sau khi khối các nước này đã phải ra tay giải cứu Hy Lạp. Ngày 11/11, lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Ireland đã tăng lên 8,929% - mức cao nhất kể từ khi châu Âu đưa vào lưu hành đồng euro vào năm 1999, đặt các thị trường trái phiếu châu Âu vào tình trạng căng thẳng cực độ.
Tác động đến Thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng Châu Âu
Nguy cơ về khả năng Hy Lạp sẽ bị khai trừ khỏi EU khiến các ngân hàng châu Âu trở nên bối rối trước những khoản nợ của quốc gia này và của một số chính phủ châu Âu.
Về thị trường trái phiếu, ngày 27/4 định mức tín nhiệm nợ của Hy Lạp đã bị Standard & Poor’s hạ về mức BB+ từ mức BBB+ trước đó. Việc giảm điểm tín nhiệm này đồng nghĩa với việc trái phiếu chính phủ do Athens phát hành không còn được xem là trái phiếu hạng đầu tư, mà là loại chứa đựng nhiều rủi ro; định mức tín nhiệm nợ ngắn hạn sẽ bị đánh tụt từ hạng A2 xuống hạng B, triển vọng định mức tín nhiệm khá bi quan. Ngoài ra, Standard & Poors còn hạ thấp định mức tín nhiệm nợ của ngân hàng quốc dân Hy Lạp, ngân hàng EUR, ngân hàng Alpha và ngân hàng Piraeus. Đây là lần đầu tiên kể từ khi đồng euro bắt đầu được sử dụng tới nay, định mức tín nhiệm nợ dài hạn của các quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung euro bị hạ thấp đến như vậy. Điều làm các nhà đầu tư lo lắng ở thời điểm này là sự suy giảm niềm tin vào Hy Lạp có thể lan rộng sang các nền kinh tế “ọp ẹp” khác trong khối sử dụng đồng euro. Bồ Đào Nha bị xem là một mắt xích yếu có thể sa vào vũng lầy khủng hoảng. Định mức tín nhiệm của Bồ Đào Nha cũng vừa bị Standard & Poor’s hạ về A- từ mức A+ trước đó. Một ngày sau khi Hy Lạp và Bồ Đào Nha bị hạ mức tín nhiệm, Standard & Poor lại tiếp tục rờ tay tới Tây Ban Nha, kéo mức tín nhiệm của quốc gia châu Âu này từ AA+ xuống còn AA. Một số quốc gia khác trong khu vực đồng euro đang bị xem là có khả năng “theo chân” Hy Lạp bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Ireland…
Thị trường lo lắng về số phận của đất nước có tỷ lệ nợ vượt quá tầm kiểm soát của chính phủ nhưng người ta cũng lo lắng nhiều hơn về cái gọi là hiệu ứng lây lan, thuật ngữ ám chỉ sự lan rộng khó đoán của khủng hoảng tài chính. Tệ hại hơn nữa là việc nếu các nhà đầu tư quá hoảng sợ. Nếu nhà đầu tư mất tiền với một nước, họ sẽ tính toán luôn đến khả năng kịch bản lặp lại có thể xảy ra với tiền của họ tại những nước khác đang có tình trạng tài chính tương tự. Họ bán tháo các khoản đầu tư tại các nước này buộc các nước này phải trả lãi cao hơn nếu tiếp tục muốn vay tiền khiến các khoản nợ ngày càng chồng chất. Hệ quả là các quốc gia này rơi vào vòng xoáy nợ nần và tình trạng tồi tệ có thể lan sang nước khác nữa.
Lo ngại về tình trạng nợ công ở châu Âu ngày càng xấu hơn khiến giá trái phiếu sụt giảm và lợi tức thì tăng cao. Lợi tức trái phiếu kỳ hạn 2 năm của Hy Lạp tăng lên 19% và của Bồ Đào Nha là 5,7%. Sau khi EU và IMF triển khai gói hỗ trợ trị giá 750 tỉ euro (960 tỉ USD) vào tháng 5 do chương trình này chưa hội đủ điều kiện để thực thi, các nhà đầu tư đã đưa ra lãi suất trái phiếu của chính phủ Hy Lạp cao hơn nhiều so với lãi suất trái phiếu của chính phủ Đức. Cuối tháng 8, chênh lệch lãi suất giữa hai loại trái phiếu này tiếp tục tăng cao, lãi suất bổ sung mà các nhà đầu tư yêu cầu khi mua trái phiếu 10 năm của Hy Lạp cao hơn so với lãi suất trái phiếu cùng thời hạn của Chính phủ Đức là 902 điểm cơ bản so với 785 điểm cơ bản vào cuối tháng 6, lãi suất trái phiếu cùng loại của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ireland lần lượt tăng thêm 173; 331 và 340 điểm cơ bản. Ngày 03/9, các nhà đầu tư áp mức lãi suất 11,28% (ngày 06/9 là 11,34%) khi mua trái phiếu 10 năm của chính phủ Hy Lạp trong khi trái phiếu chính phủ Đức cùng thời hạn chỉ có lãi suất 2,34%.
Các nhà đầu tư ngại rót vốn vào hệ thống ngân hàng châu Âu do các ngân hàng này đang ôm rất nhiều trái phiếu chính phủ, riêng các công ty tài chính lớn nhất châu Âu nắm giữ trên 134 tỉ euro trái phiếu Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Sự do dự này của các nhà đầu tư đã làm tăng lãi suất trái phiếu ngân hàng, một số ngân hàng châu Âu phải trả chi phí vay vốn cao hơn so với trước đây. Vào ngày 2/9/2010, các nhà đầu tư yêu cầu tăng lãi suất thêm 383 điểm cơ bản (3,83 điểm phần trăm) khi mua lại trái phiếu chính phủ thời hạn 5-10 năm từ Ngân hàng BNP Paribas SA (dữ liệu của Ngân hàng Merrill Lynch). Kết quả điều tra của Morgan Stanley cho thấy, các ngân hàng khu vực nắm khoảng 90% nợ chính phủ Hy lạp trên bảng cân đối tài sản.
Việc các nhà đầu tư e ngại rót vốn vào hệ thống ngân hàng cũng dẫn tới một hệ quả tất yếu nữa là các ngân hàng chậm trễ trong việc tăng vốn cần thiết, gây khó khăn trong việc cho vay, kể cả cho vay lẫn nhau, làm tăng lượng tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Ngày 9/6, các ngân hàng khu vực euro đã gửi lượng tiền mặt kỷ lục 369 tỉ euro tại ECB, cao hơn trong tháng 10/2008 khi đổ vỡ tín dụng, số lượng ngân hàng gửi tiền tại ECB cũng tăng lên quá mức (theo Công ty Quản lý tài sản Swisscanto). Do nguồn vốn bị ứ đọng, nhiều định chế tài chính châu Âu tiếp tục lệ thuộc vào nguồn tài trợ từ các ngân hàng trung ương. Trong tháng 7, ECB đã cho vay 132 tỉ euro thời hạn 3 tháng cho 171 định chế tài chính. Ngày 02/9, chủ tịch ECB Trichet đã mở rộng các biện pháp cho vay khẩn cấp cho các ngân hàng cho tới năm 2011. ECB sẽ duy trì việc cung cấp không giới hạn các khoản vay 1 tuần đến 1 tháng chí ít là đến 18/01/2011, và sẽ bổ sung các khoản vay thời hạn 3 tháng vào tháng 10, 11 và 12.
Hy Lạp vẫn đang đối mặt với rủi ro vỡ nợ rất lớn do tình trạng mất khả năng thanh toán đang cản trở quốc gia này trong việc hoàn trả các khoản nợ khi chương trình cứu trợ kết thúc trong 3 năm tới. Sự vỡ nợ của Hy Lạp và một số nước châu Âu có thể tăng tốc quá trình sụp đổ của những ngân hàng đang ôm nhiều trái phiếu quốc gia, làm suy giảm lòng tin vào các ngân hàng. Nếu các nhà đầu tư không sẵn sàng đầu tư thêm vào ngân hàng, thì khả năng nhiều ngân hàng đổ vỡ chỉ còn tính theo tháng chứ không theo năm, bất chấp những nỗ lực trên đây của ECB.
Trên thị trường cổ phiếu tháng 4/2010, nhà đầu tư tại châu Âu đã đẩy mạnh bán tháo cổ phiếu khiến thị trường này có phiên giảm điểm mạnh nhất trong hơn 2 tháng qua. Chứng khoán Anh, Đức, Pháp đều giảm từ 2,61-3,82%. Cổ phiếu ngân hàng của Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland ..đã giảm mạnh trên tất cả các thị trường chứng khoán châu Âu. Giá cổ phiếu Societe Generale Bank (Pháp) giảm tới 7% vì ngân hàng này nắm 3,8 tỷ USD trái phiếu chính phủ Hy Lạp hay cổ phiếu Allanz (Đức) giảm 6,5%.
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo các ngân hàng thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể tiếp tục thua lỗ thêm 195 tỷ euro trong 18 tháng tới từ các khoản nợ xấu và chứng khoán.
Tác động đến đồng Euro
Cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp đã đẩy số phận của đồng euro tới miệng vực khi đồng tiền này liên tục mất giá so với đồng USD và các đồng tiền chủ chốt khác.
Tỷ trọng của euro trong quỹ dự trữ của các Ngân hàng trung ương trên thế giới vào cuối năm 2009 đã lên tới gần 30%, so với mức 17,9% từ khi ra đời. Nhưng khi khu vực sử dụng đồng euro lâm vào khó khăn do sự lây lan của virut nợ Hy Lạp, các món nợ khổng lồ và chồng chéo nhau được lộ rõ, thì sức mua của Euro suy giảm sút mạnh.
Đồng euro bắt đầu được giao dịch từ tháng 1/1999 với tỷ giá 1,1837 USD một euro, giảm kỷ lục vào tháng 10/2000 ở mức 0,823 USD một euro và sau đó tăng trở lại với mức kỷ lục 1,6038 USD một euro vào tháng 7/2008 khi các nhà đầu tư bỏ qua USD trong cuộc khủng khoảng tài chính toàn cầu. Bầu không khí ảm đạm của khủng hoảng nợ Hy Lạp đã ảnh hưởng xấu đến đồng euro sau 11,5 năm lưu hành, đồng tiền này mất 15% trong 6 tháng đầu năm xuống mức kỷ lục 1,1877 USD trong vòng 4 năm vào ngày 07/6. Sau đó, đồng tiền này đã tăng trở lại 6,7% và giao dịch ở mức 1,3207 USD vào ngày 5/8 tại Frankfurt, nhưng lại giảm mạnh và chỉ còn 1,2665 USD vào ngày 09/9. Theo ước lượng trung bình của 39 nhà chiến lược do Bloomberg điều tra, đồng euro sẽ giảm còn 1,21 USD trong năm nay. Nhưng theo dự báo của Shaun Osborne thuộc Công ty Chứng khoán TD tại Toronto, đồng tiền này sẽ giảm xuống còn 1,08 USD vào cuối năm nay.
Vòng xoáy khủng hoảng đã khiến niềm tin của giới đầu tư vào đồng Euro ngày càng thêm suy sụp, trong khi các đồng tiền có mức lãi suất thấp như USD và Yên Nhật đang được xem là có độ an toàn cao hơn. Tính đến tháng 7/2010, Euro đã giảm giá khoảng 15,7% so với USD, 8,5% so với GBP và 20% so với JPY và hiện đang giao dịch ở mức 106,44 yên (ngày 10/9), đồng euro có thể tiếp tục giảm xuống dưới 100 yên, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2001.
Tỷ giá USD/EUR từ tháng 7/2009 đến tháng 7/2010
Nguồn: RatesFX
Ngày 25/11/2010, lo ngại khủng hoảng nợ sẽ còn lan rộng gia tăng khi Ai len – quốc gia thứ hai sau Hy Lạp phải yêu cầu gói cứu trợ 110-120 tỷ euro khiến đồng euro giảm 1,9% so với đô la Mỹ, đạt mức thấp kỷ lục 1 euro còn 1,3325 đô la Mỹ. So với một số ngoại tệ mạnh khác, Euro cũng rớt giá thê thảm.EUR giảm 1,1% so với France Thụy Sỹ, còn 1,333 France; giảm 2,1% so với Yên Nhật, còn 111,16 Yên.
Các chuyên gia kinh tế nhận định, trong vòng khoảng 1 năm tới, đồng Euro có thể sẽ tiếp tục suy yếu khi tăng trưởng kinh tế ở Mỹ tăng tốc nhanh hơn ở châu Âu. Có nhiều dự đoán cho rằng, đến năm 2011 thì một euro chỉ bằng đúng một USD. Nếu các nhà tài chính EU không đưa ra được "đơn thuốc" hữu hiệu, giá trị đồng euro có thể trượt sâu nhanh hơn, tạo ra làn sóng bán tháo đồng tiền này.
Euro mất giá là bằng chứng rõ nét nhất về sự lo ngại của giới đầu tư trước cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp và sự bất lực của Eurozone trong việc đảm bảo các quốc gia thành viên tuân thủ chặt chẽ các quy định về chính sách tài khóa. Uy tín và sức ảnh hưởng của eurozone giảm sút cùng với sự sụt giảm của đồng euro trên thị trường.
Cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp đã phơi bày khiếm khuyết của đồng euro mà người ta vẫn lo ngại ngay từ khi nó chính thức ra đời: đó là việc yêu cầu các nền kinh tế có trình độ phát triển chênh lệch nhau cùng sử dụng 1 đồng tiền và tuân thủ chung 1 chuẩn. Từ nhiều năm qua, các nhà lãnh đạo châu Âu luôn giải thích rằng đồng euro sẽ giúp tăng trưởng mạnh hơn và các nước xích lại gần nhau hơn về mặt kinh tế, nhưng giờ đây, khi bị chỉ trích, họ lại cho rằng cần phải thiết lập một chính phủ kinh tế. Chính sách “thắt lưng buộc bụng” mà một số nhà lãnh đạo châu Âu đề xuất đã được các nhà cầm quyền Tây Ban Nha, Hy Lạp và Bồ Đào Nha ủng hộ và áp dụng. Nhưng nó lại phản tác dụng với sức mua giảm, nguồn thu thuế giảm, GDP chững lại, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. Thật trớ trêu khi cuộc chiến chống thâm hụt ngân sách đã dẫn đến thâm hụt lớn hơn và nợ chồng chất. Chung 1 chính sách tiền tệ trong tay ngân hàng trung ương châu âu ECB khiến các nước không thể thực hiện phá giá tiền tệ để giải quyết các khó khăn về thâm hụt ngân sách. Sai lầm trong chi tiêu của 1 nước gây ảnh hưởng đến kinh tế các nước khác do cùng sử dụng chung 1 đồng tiền, khi các giải pháp cứu trợ không phát huy hiệu quả, tình hình xấu nhất là Hy Lạp có thể sẽ rút ra khỏi eurozone, trở lại dùng đồng drachma có giá trị thấp hơn euro, kéo theo đó là Ý, tây ban nha, bồ đào nha…Đức cũng có thể ra khỏi khối do không chấp nhận tiếp tục chi trả trợ giúp cho những khoản nợ khổng lồ của các nước thành viên. Kết cục dẫn tới là đồng euro sẽ sụp đổ.
Tình hình chính trị - xã hội
Những bất đồng về chính trị
Những rắc rối về nợ công ở Hy Lạp đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử 11 năm của khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro. Sau khi khủng hoảng nợ xảy ra ở Hy Lạp, các nước thành viên khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu đã có những cuộc tranh luận sôi nổi xung quanh câu hỏi có nên chăng hỗ trợ chính quyền Athens.
Chính quyền Berlin tỏ ra không đồng ý với thói quen chi tiêu bị xem là "hoang phí" của Chính phủ Hy Lạp. Các nhà làm luật ở Berlin đã khiến Athens thất vọng khi gợi ý: nếu muốn có tiền, tại sao Hy Lạp không bán bớt đi vài hòn đảo? Dường như ngay lập tức, Phó thủ tướng Hy Lạp Theodoros Pangalos tuyên bố, Đức có thể giải quyết cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp bằng cách trả lại số vàng bạc mà quân đội Đức quốc xã đã chiếm giữ trong thời gian chiến tranh. “Họ đã lấy đi của cải của Hy Lạp mà chẳng thấy đem trả lại. Trong tương lai, sẽ đến lúc chúng tôi phải nói tới chuyện này”, ông Pangalos nói.
Ngày 17/3, trong bài phát biểu trước Quốc hội nước này, Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định, việc vội vàng hỗ trợ Hy Lạp là không thích hợp tại thời điểm này. Thủ tướng Đức, Angela Merkel hoan nghênh kế hoạch của Chính phủ Hy Lạp áp dụng các biện pháp thắt chặt chi tiêu và tăng ngân sách để đối phó với khủng hoảng. Tuy nhiên, bà Merkel khẳng định, cuộc khủng hoảng hiện tại ở Hy Lạp xuất phát từ việc quốc gia này đã vi phạm Hiệp ước ổn định và tăng trưởng của châu Âu trong nhiều năm liền và tình trạng đầu cơ đã làm gia tăng cuộc khủng hoảng này. Vì thế, theo bà Merkel, việc hỗ trợ Hy Lạp một cách vội vàng không phải là giải pháp mà cần giải quyết vấn đề từ gốc. Thủ tướng Angela Merkel thậm chí còn nêu khả năng có biện pháp mạnh tay hơn trong tương lai. “Chúng ta cần một điều khoản trong Hiệp ước quy định, trong trường hợp cuối cùng có thể cho phép loại trừ một quốc gia ra khỏi khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu nếu nước này liên tục không đáp ứng các điều kiện trong thời gian dài. Bởi vì nếu không, việc hợp tác là không thể thực hiện”, bà Merkel nói.
Đức là quốc gia gương mẫu nhất EU về quản lý ngân sách. Nên theo nước này, nếu cứu Hy Lạp sẽ tạo ra những tiền lệ đáng sợ và gây bất công cho các thành viên EU khác. Sở dĩ Đức luôn có thặng dư ngân sách là do "tiêu xài đúng mực" thậm chí còn phải tiết kiệm, còn Hy Lạp nợ công nhiều quá vì tiêu xài quá mức trong khi kiếm được lại chẳng là bao. Là nền kinh tế đầu tàu của 16 quốc gia sử dụng đồng Euro, Đức phải đứng ra gánh vác phần trách nhiệm chính trong bất kỳ kế hoạch giải cứu nào. Do vậy, họ không muốn tiền thuế của dân bị sử dụng bất cẩn. Một cuộc trưng cầu dân ý tại Đức mới đấy cho thấy, đại đa số dân chúng nước này không muốn Chính phủ cứu giúp Hy Lạp.
Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu và nước đang giữ ghế Chủ tịch EU là Tây Ban Nha vẫn một mực cho rằng việc giải cứu Hy Lạp là điều cần thiết. Pháp và Italy cũng ủng hộ lời kêu gọi cứu Hy Lạp của Ủy ban. Nhóm các nước này đều đồng quan điểm cho rằng trong trường hợp các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu không đáp ứng được nhu cầu cấp bách của của Hy Lạp, nước này sẽ buộc phải hướng về IMF. Điều này, theo nhiều nhà quan sát, sẽ gây tổn hại tới uy tín của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu và khiến cuộc khủng hoảng tài chính ở Hy Lạp trở nên phức tạp hơn, kéo theo cuộc khủng hoảng về mặt xã hội.
Trước đó, Đức và Pháp đã có cuộc tranh cãi xung quanh khoản thặng dư thương mại khổng lồ của Đức với phần còn lại của EU. Theo giới phân tích, tranh cãi này cần phải được giải quyết, nếu không sẽ có ảnh hưởng xấu tới sự ổn định dài hạn của đồng Euro. Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Christine Lagarde đầu tuần trước gợi ý rằng, người tiêu dùng Đức cần phải mở ví nhiều hơn đối với hàng hóa đến từ các nước EU khác.
Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức Rainer Bruederle ngay lập tức “phản pháo”: “Đối với những quốc gia trước đây sống nhờ vào các chương trình phúc lợi mà chẳng chú ý tới năng lực cạnh tranh của mình, việc đổ lỗi cho nước khác là điều dễ hiểu về phương diện chính trị, nhưng vẫn là không hợp lý”, ông Bruederle phát biểu.
Lời qua tiếng lại giữa Đức và Hy Lạp hay giữa Pháp với Đức là bằng chứng cho thấy rõ nét sự chia rẽ đang ngày càng sâu sắc trong nội bộ EU, một liên minh đang phải đối đầu với hàng loạt vấn đề kinh tế và ngoại giao. Có thể nói, liên minh gồm 27 thành viên này hiện đang phải trải qua “bài kiểm tra” khắc nghiệt nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Sự ra đời và mở rộng của EU là một trong những thành tựu lớn nhất của châu Âu. Nhưng giờ đây, sự bất đồng chính kiến trong nội bộ EU và việc các nước trong liên minh không thể thống nhất được cách giải quyết những thách thức kinh tế và xã hội, đang xói mòn địa vị của EU và có khả năng đưa khối này vào một thời kỳ đi xuống.
Bất ổn xã hội
Từ lâu nay, hệ thống phúc lợi xã hội ở châu Âu - xây dựng sau chiến tranh thế giới lần thứ II - được coi như một viên đá tảng của việc chia sẻ phồn vinh nhằm ngăn ngừa xung đột tương lai. Thế nhưng, hệ thống lý tưởng đó đang bị đe dọa bởi làn sóng nợ nần đang bộc lộ ngày càng lớn.
Đó là hậu quả của một thời gian dài "vung tay quá trán" đã khiến nhiều nước châu Âu bị thủng chiếc túi "ngân sách" và buộc phải cắt giảm chi tiêu nhằm tránh một cuộc đổ vỡ dây chuyền. Tuy nhiên, thay đổi một thói quen, nhất là thói quen hưởng thụ, không hề đơn giản. Sự thay đổi đột ngột trong chính sách phúc lợi đang tạo ra làn sóng phản đối ở khắp cựu lục địa. Trong lúc thời tiết chính trị oi bức kéo dài, áp lực phải "thắt lưng buộc bụng" càng khiến cơn thịnh nộ của người dân châu Âu bùng phát dữ dội.
Trung tâm của sự giận dữ không đâu khác chính là Hy Lạp - "cái nôi của khủng hoảng nợ". Biểu tình và tổng bãi công đã làm tê liệt hầu như toàn bộ hệ thống giao thông cả đường thủy lẫn đường bộ, nhiều chuyến bay quốc tế và nội địa đã bị hủy bỏ, lùi giờ bay do các nhân viên không lưu tham gia bãi công. Tất cả các chuyến tàu hỏa đều ngừng chạy, thành phố hoàn toàn vắng bóng xe buýt, trong khi tàu biển neo đậu dường như bất động tại cảng. Các cơ quan hành chính, bệnh viện và các công ty nhà nước đều bị tác động nghiêm trọng. Đây cũng là tình trạng chung đối với nhiều quốc gia ở lục địa già khi chiến dịch cắt giảm ngân sách ngày càng được "tăng tốc". Làn sóng phẫn nộ cũng như nỗi lo sợ về khủng hoảng nợ ở châu Âu - một dường như đã tới mức không thể nào ngăn chặn - đang lan tràn khắp châu Âu: công nhân đình công làm hàng loạt nhà máy ở Bồ Đào Nha phải đóng cửa; Ireland phải cắt giảm chi tiêu mạnh nhất trong lịch sử; sinh viên ở Italia và ở Anh đụng độ với cảnh sát trong các cuộc biểu tình chống cắt giảm ngân sách giáo dục.
Một số kiến nghị
Đối với Hy Lạp
Khắc phục tình trạng tham nhũng và trốn thuế
Nạn tham nhũng và trốn thuế ở Hy Lạp đã quá mức nghiêm trọng. Để khắc phục tình trạng này, chính phủ Hy Lạp buộc phải đưa ra những biện pháp mạnh tay, cải tổ hoàn toàn bộ máy. Chính phủ phải có chương trình hành động lâu dài. Phải tẩy sạch quốc nạn tham nhũng với tinh thần, tư cách một cuộc cách mạng thật sự. Một số biện pháp cơ bản có thể đưa ra là:
Phải thiết lập một hệ thống tổ chức chuyên sâu ở các cấp, các ngành với mạng lưới hoạt động công khai và bí mật, theo dõi thường xuyên những người và vụ việc có dấu hiệu tham nhũng để kịp thời ngăn chặn và xử lý.
Kê khai tài sản riêng của các viên chức trong tất cả các tổ chức của bộ máy công quyền, kể cả những người giữ cương vị lãnh đạo cao, những cán bộ chủ chốt, chuyên viên cao cấp, đầu ngành... khi được bổ nhiệm công việc cũng như khi thôi việc, nghỉ hưu.
Có những chế tài xử lý mạnh mẽ hơn nữa với các hành vi tham nhũng
Nâng cao tính minh bạch của hệ thống thuế, như thay thế một loạt quan chức ngành này, tiến hành điều tra nội bộ nhằm vào những hành vi hối lộ, khai man trốn thuế...
Nâng cao hiệu của quản lý chi tiêu công
Đảm bảo quy mô chi ngân sách nhà nước. Theo đó, giảm tỉ lệ chi thường xuyên, hạn chế lương thưởng cho cán bộ công chức, tinh giảm bộ máy hành chính.
Nâng cao tính trách nhiệm, minh bạch, dân chủ trong chi tiêu công; đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực của những chương trình và cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cho xã hội
Cơ cấu vay vốn hợp lý
Lập các kế hoạch vay nợ, sử dụng nợ cũng như trả nợ chi tiết, hiệu quả. Hiện tại, hầu hết các khoản nợ của Hy Lạp đều là các khoản nợ ngắn hạn. Do đó chính phủ Hy Lạp cần xây dựng tỷ lệ nợ ngắn hạn và dài hạn phù hợp đồng thời có kế hoạch lập ngân sách dài hạn.
Đánh giá chính xác hiệu quả của các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài khi đi vào hoạt động. Từ đó có kế hoạch trả nợ hợp lý.
Đối với Eurozone
Giám sát chặt chẽ với các nước thành viên
Việc kết nạp thành viên mới cần tuân theo các quy định chặt chẽ. ECB sẽ phải kiểm tra, đánh giá chính xác các tiêu chí để được gia nhập Eurozone đồng thời giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện các cam kết khi gia nhập khu vực.
Đưa ra các chế tài xử phạt đối với sai phạm của các nước thành viên.
Đưa ra các khoản cứu trợ kịp thời và có kế hoạch giải ngân hợp lý.
Vấn đề của Hy Lạp có thể sớm được giải quyết nếu các nước châu Âu không có những bất đồng, nhùng nhằng và sớm đưa ra gói cứu trợ. Tuy nhiên, trước nguy cơ một loạt các nước nữa như Ai Len, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng đang gặp khó khăn với khoản nợ lên tới 2000tỷ USD thì sẽ rất khó để EU đưa ra các gói cứu trợ khổng lồ.
Sự thiếu rõ ràng trong kế hoạch giải ngân lần tiếp theo từ EU và IMF đã khiến chính quyền Athen lo lắng rằng họ có thể tiếp tục phải đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm khắc hơn từ EU trong chương trình cải cách và củng cố tài khóa năm 2011. Điều này cũng khiến chính phủ Hy Lạp gặp phải khó khăn trong việc lập ngân sách nhà nước. Do vậy vấn đề đặt ra là các nước châu Âu cần thực hiện đúng cam kết giải ngân đúng tiến độ.
Hài hoà mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ của ECB với chính sách tài khoá của các nước thành viên
Sẽ là rất khó để các nước thành viên khu vực Eurozone cam kết đúng theo hiệp ước Maastricht trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay. Như vậy ECB cần đưa ra một cơ chế thoáng hơn trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Việc làm này thực sự là cần thiết để vực dậy các nền kinh tế ở châu Âu trong bối cảnh chỉ có một chính sách tiền tệ thống nhất cho 16 quốc gia. Các nước sẽ có thể sử dụng chính sách tài khoá lới lỏng nhờ thâm hụt ngân sách cũng như tỉ lệ nợ công được mở rộng biên độ.
Giải quyết vấn đề Hy Lạp sẽ tạo điều kiện cho sự ổn định lâu dài của đồng Euro. Để làm được điều này cần sự chung tay góp sức của cả Hy Lạp và các nước châu Âu. Một sự phối hợp hài hoà giữa các chính sách của chính phủ Hy Lạp và ECB sẽ sớm đưa Hy Lạp thoát ra khỏi khủng hoảng đồng thời cũng là các kinh nghiệm để giải quyết vấn đề nợ công đang diễn biến phức tạp ở nhiều nước châu Âu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khunghoangnohylap_0704.doc