Với các điều kiện tự nhiên và nguồn lợi thuỷ sản phong phú, qua hơn 2 thập kỷ đổi hướng sang nền kinh tế thị trường, ngành Thuỷ sản đang phát triển nhanh chóng, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn và là ngành xuất khẩu thứ 3 của đất nước sau dầu khí và dệt may ( tăng trưởng ngành Thuỷ sản từ năm 1981 – 2001 được trình bày trong bảng II.2 ).
Năm 2003, Chính phủ Việt Nam đã thông qua chiến lược phát triển ngành Thuỷ sản đến năm 2010 . Cũng trong năm này, Luật Thuỷ sản sẽ được Quốc hội thông qua thay cho pháp lệnh cũ ban hành từ năm 1989. Đây sẽ là những văn bản định hướng quan trọng để thúc đẩy ngành Thuỷ sản Việt Nam phát triển nhanh chóng, hiệu quả và biền vững hơn trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI.
100 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiểm toán giảm thiểu chất thải đề xuất phương án quản lý tổng thể chất lượng và môi trường cho công ty cổ phần xuất khẩu thuỷ sản Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc vệ sinh sạch sẽ, vắt khô. Quy định mỗi lần thấm không quá 3 con mực.
Cào: dùng cào 3ly cào hai bên phần thân mực, yêu cầu vết cào phải thẳng đều đúng tiêu chuẩn
Xếp: yêu cầu xếp phải sạch, đẹp đúng quy định,các xốp xếp không quá dầy, mỗi một lớp mực phủ một màng PE, BTP sau khi xếp xong được cho vao túi hút chân không chuyên dùng, cân kiểm tra lần cuối và mang đi hút chân không
Người kiểm tra phải kiểm tra phải là người tinh xảo hiểu biết sâu sắc về bản chất của sản phẩm
Người kiểm tra phải kiểm tra phải kiểm tra sản phẩm xếp theo đúng thẻ cỡ, không còn tạp chất đồng thời sản phẩm xếp phải đẹp đúng quy định
Trước khi hút chân không phải kiểm tra hoạt động của máy. Yêu cầu vết hàn đẹp kín
5
Vào đông, cấp đông, ra đông,
- Nhiệt độ cấp đông
-400Cđến -450C.
- Nhiệt độ trung tâm sản phẩm < -180C
Sản phẩm sau khi xếp xong được hút chân không và đưa ngay vào cấp đông.
Vào đông theo thứ tự từ dưới lên trên theo cỡ, loại
Thành phẩm sau khi ra đông được kiểm tra cảm quan mặt băng, màu sắc hình dáng.
6
Rà kim loại, bao gói carton, bảo quản thành phẩm
- Bao gói theo yêu cầu kỹ thuật
- Nhiệt độ bảo quản:
-200C
Sản phẩm sau khi ra đông đạt yêu cầu, được cho đi qua máy rà kim loại, những thanh phẩm nào bị phát hiện thì bị loại bỏ ( hầu như không xảy ra).
Sau đó sản phẩm được cho vào túi PE lớn theo cỡ hạng loại sau đó cho vào thùng carton đã được quy định.
3.2.2.2 Cân bằng vật liệu
Nguyên liệu vào
( mực ống)
Nước thải
chứa CTR
Nước, đá
Chất thải rắn
Muối, clo,
oxi già
Khí thải
Thành phẩm
(mực sạch ăn liền)
Quá trình chế biến mặt hàng mực ăn liền
Cân bằng nguyên liệu tổng thể quy trình chế biến mực ăn liền ( lấy bình quân nguyên liệu là 1000 kg )
Đầu vào
Trọng lượng
Quy trình
chế biến
mực sạch ăn liền
Đầu ra
Trọng lượng
Nguyên liệu
1000 kg
- Thành phẩm mực sạch ăn liền
- Mực nội địa
439,4 kg
210,6 kg
- Chất thải rắn thất thoát
- Chất thải rắn thu gom được
2,9 kg
347,1 kg
Nước
Đá cây
Đá vảy
61,7 m3
429,3 kg
2925,3 kg
Nước thải
65,0 m3
Do những yêu cầu đặc biệt về mặt hàng nên chỉ có một phần mực nguyên liệu nhập mới làm hàng cao cấp, còn phần còn lại thì làm hàng.
Cân bằng nước:
Công đoạn
Vào
Ra
Bảo quản nguyên liệu
- Đá: 426,3 kg
0, 426 m3
Rửa 1
Nước: 2,35 m3
Đá: 570,0 kg
2,92 m3
Xử lý
Nước: 22,16 m3
22,16 m3
Rửa2,3
Nước: 6,8 m3
6,8 m3
Rửa 4
Nước: 0,616 m3
Đá: 250,08 kg
0,866 m3
Bảo quản tạm thời
Đá: 972 kg
0,972 m3
Sang tinh chế
Ngâm xử lý muối (đá)
Nước: 0,310 m3
0,310 m3
Rửa 5, 6
Nước: 7,97 m3
7,97 m3
Rửa 7
Nước: 0,73 m3
0,73 m3
Nước vệ sinh
Nước: 11,172 m3
11,172 m3
Như vậy qua bảng cân bằng nước của qui trình chế biến mặt hàng mực ăn liền, ta thấy ở hai công đoạn xử lý ( chiếm 36%) và vệ sinh ( chiếm 18%) là hai công đoạn tốn rât nhiều nước, vì vậy mà trọng tâm giảm thiểu nước của qui trình sẽ chú trọng vào hai công đoạn này.
Bảng định mức nước, điện, đá của mặt hàng mực ăn liền
16/3
17/3 sáng
17/3 chiều
18/3
19/3
TB
Lượng nguyên liệu (T NL)
1,3604
0,3
1,103
1,0645
1,1036
0,986
Thành phẩm
0,60928
0,16012
0,64247
0,2635865
0,4588
0,383
Định mức tiêu thụ điện/T TP (KWH/TTP)
1 930,475
2 192,526
5 809,857
3310,794
Định mức tiêu thụ nước/T TP (m3/TTP)
100,774
186,63
95,1
172,486
133,21
137,64
Định mức tiêu thụ đá/T TP (T/TNL)
6,97
7,28
4,03
4,38
9,088
6,349
Định mức TTP/TNL
0,447
0,533
0,5820
0,247
0,415
0,448
Nước cấp: chi phí xử lý hết 700 VND/ 1 m3 nước cấp.
Máy đá vảy hoạt động chủ yếu vào ca 1 và ca 2 nên giá điện là 975 VND/kWH.
Ta có thể thấy nước tiêu thụ rất cao so với lượng nước bình quân_năm 2003 (phụ lục 1), là do quá trình lấy số liệu vào những ngày đầu của ‘nước mực’ nên lượng nước tiêu thụ cao do phải làm công tác vệ sinh.
* Trong bảng cân bằng nước gộp lại hai lần rửa 2 và 3 ,5 và 6 là do trong quá trình theo dõi công nhân rửa em thấy quá trình rửa 2 và 3 giống nhau nên lượng nước là tương đượng nhau do đó ta có thể gộp hai quá trình là một, rửa 5 và 6 tương tự như vậy.
3.2.2.3 Nguyên nhân lãng phí và các cơ hội SXSH
Ghi chú: 1_cần thực hiện ngay 2_Nghiên cứu thêm 3_Tạm thời loại bỏ
Công đoạn
Dòng thải lãng phí
Nguyên nhân
Cơ hội
Sàng lọc cơ hội
1. Tiếp nhận NL
2. Bảo quản nguyên liệu
3. Rửa 1
4. Phân loại
5. Bảo quản tạm thời
6. Xử lý
7. Bảo quản tạm thời
8. Kiểm tra
9. Rửa 2,3
10. Rửa 4
Sang tinh chế
11. Bảo quản tạm thời
12. Cảm quan, phân loại sơ bộ
13. Bảo quản tạm thời
14. Ngâm xử lý muối đá
15. Rửa 5,6
16. Rửa 7
17. Phân cỡ, cân
18. Cào
19. Xếp
20. Dán nhãn
21. Cấp đông
22. Ra đông
23. Rà kim loại
23. Bao gói sản phẩm
24. Vệ sinh nhà xưởng
25. Vệ sinh dụng cụ
26. Vệ sinh dụng cụ giữa giờ
27. Vệ sinh nhà xưởng giữa giờ
28. Vệ sinh tủ đông
29. Bảo quản SP
1.1 Nguyên liệu
2.1 Đá
3.1 Nước
3.2 Đá
4.1 Nguyên liệu
5.1 Đá
6.1 Nước
6.2 Nguyên liệu
6.3 Đá
7.1 Đá
9.1 Nước
10.1 Nước
10.2 Nước đá
11.1 Đá
12.1 Nguyên liệu
13.1 Đá
13.2 Giấy phân biệt cỡ hạng
14.1 Nước đá
15.1 Nước
16.1 Nước
16.2 Đá
17.1 Lẫn cỡ hạng
18.1 Nguyên liệu
19.1 Ni lông
20.1 Đề can
21.1. Điện
22.1 Điện
22.2 Nước và hoá chất (Clo)
23.1 Sản phẩm
23.1 Bao bì dây đai, nẹp
23.2 Điện
24.1 Nước, xà phòng, hoá chất
25.1 Nước, xà phòng, hoá chất
26.1 Nước, xà phòng, hoá chất
27.1 Nước
28.1 Điện
29.1 Điện
1.1.1Nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn sản xuất
2.1.1 Tỷ lệ đá/nguyên liệu chưa phù hợp.
2.1.2 Đá rơi vãi trong quá trình bảo quản.
2.1.3 Chưa tận dụng đá thừa sau khi bảo quản
2.1.4 Dụng cụ bảo quản chưa phù hợp
3.1.1 ý thức công nhân ( để tràn nước khỏi thùng rửa )
3.1.2 Chưa quy định cụ thể và kiểm tra tần suất thay nước
3.2.1 Đá rơi vãi trong quá trình vận chuyển
3.2.2 Tỷ lệ đá/nước chưa phù hợp ( đổ đá theo kinh nghiệm )
3.2.3 Đá rơi ra do nước quá đầy
4.1.1 Do nguyên liệu không đạt yêu cầu ( kiểm tra từng con )
4.1.2 Do tay nghề công nhân ( kiểm tra ẩu làm sót nhiều con không đạt tiêu chuẩn sản xuất)
5.1.1 Đá rơi vãi do quá trình lấy đá
5.1.2 Đá để trên rổ quá đầy
5.1.3 Chưa có tỷ lệ đá/ nguyên liệu thích hợp ( lấy chủ yếu do kinh nghiệm
6.1.1. Do cấu tạo của bàn chế biến*
6.2.1 Công nhân thao tác ẩu khi xúc nguyên liệu ra ngoài
6.2.2 Công nhân thao tác ẩu, chạy theo năng suất làm hỏng, dập nát và thất thoát NL ra ngoài
6.2.3 Các khay chứa nguyên liệu quá đầy làm rơi vãi ra ngoài
6.3.1 Do ý thức công nhân ( khi lấy đá đổ rơi vãi ra ngoài)
7.1.1 Đá rơi vãi do quá trình lấy đá
7.1.2 Đá để trên rổ quá đầy
7.1.3 Chưa có tỷ lệ đá/ nguyên liệu thích hợp ( lấy chủ yếu do kinh nghiệm
9.1.1 Do vòi chảy quá to, làm tràn nước trong chậu
9.1.2 Do ý thức công nhân ( hay để quên vòi chảy khi nước đã đầy thùng)
9.1.3 Chưa quy định cụ thể và kiểm tra tần suất thay nước
10.1.1 Chưa xác định được lượng nước thich hợp
10.2.1 Đá rơi vãi trong quá trình đổ vào thùng
10.2.2 Đá rơi do nước trong thùng quá đầy
11.1.1 Đá rơi vãi do quá trình lấy đá
11.1.2 Đá để trên rổ quá đầy
11.1.3 Chưa có tỷ lệ đá/ nguyên liệu thích hợp ( lấy chủ yếu do kinh nghiệm
12.1.1 Tay nghề công nhân (còn bỏ sót, nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn)
12.1.2 Do ý thức công nhân ( chạy năng suất)
13.1.1 Đá rơi vãi do quá trình lấy đá
13.1.2 Đá để trên rổ quá đầy
13.1.3 Chưa có tỷ lệ đá/ nguyên liệu thích hợp ( lấy chủ yếu do kinh nghiệm
13.2.2 Do giấy bị thấm nước nên chỉ dùng được một lần
14.1.1 Chưa có tỷ lệ giữa nước ngâm /NL hợp lý
15.1.1 Do vòi chảy quá to, làm tràn nước trong chậu
15.1.2 Do ý thức công nhân ( hay để quên vòi chảy khi nước đã đầy thùng)
15.1.3 Chưa quy định cụ thể và kiểm tra tần suất thay nước
15.1.4 Chưa có tỷ lệ giữa nước và NL hơp lý
16.1.1 Chưa xác định được lượng nước thich hợp
16.1.2 Do ý thức công nhân_ làm nước chảy tràn
16.2.1 Đá rơi vãi trong quá trình đổ vào thùng
16.2.2 Đá rơi do nước trong thùng quá đầy
16.2.3 Không có tỷ lệ đá thích hợp
17.1.1 Do tay nghề công nhân
17.1.2 Do ý thức và nhận thức công nhân (đôi khi để nhầm cỡ hạng)
17.1.3 Do thời gian và cường độ làm viêc căng thẳng
18.1.1 Do tay nghề công nhân( cào không đều không đúng tiêu chuẩn sản phẩm)
18.1.2 ý thức công nhân ( chạy theo năng suất )
19.1.1 Do tay nghề công nhân ( công nhân xếp SP quá đầy trong khay, dàn SP không đều)
19.1.2 ý thức công nhân ( chạy theo năng suất )
20.1.1 Do tay nghề công nhân ( đôi khi dán không đúng tiêu chuẩn khách hàng qui định)
21.1.1 Do công nhân vận hành chưa đều tay
21.1.2 Do ý thức công nhân_tắt đi mỗi lần mở tủ
22.1.1 Do công nhân vận hành chưa đều tay
22.1.2 Do ý thức công nhân_tắt đi mỗi lần mở tủ
22.2.1 Do các khay để quá đầy, khi lấy ra hay bị rơi ( phải vệ sinh lai sau mỗi lần rơi )
23.1.1 Do trong nguyên liệu có kim loại
23.1.2 Do có trong nguồn nước
23.1.1 Do ý thức công nhân_làm ẩu hỏng rách
23.1.2 Do bảo quản bao bì kém ( thấm nước, mục )
23.2.1 Do công nhân để bếp điện chạy liên tục trong quá trình nẹp dây
24.1.1 Do ý thức công nhân ( ẩu…)
24.1.2 Chưa xác đinh được lượng nước và hoá chất phù hợp cho mỗi lần rửa
24.1.3 Dụng cụ vệ sinh chưa hợp lý
25.1.1 Do ý thức công nhân ( để vòi chảy tràn)
25.1.2 Chưa xác định được lượng nước đủ để rửa dụng cụ
25.1.3 Chưa xác định được lượng hoá chất cần dùng để vệ sinh dụng cụ cho đảm baỏ vệ sinh
26.1.1 Do ý thức của công nhân ( nước chảy tràn )
26.1.2 Chưa tận dụng lượng nước rửa cuối thành nước rửa đầu của dụng cụ
27.1.1 Dụng cụ vệ sinh chưa hợp lý
27.1.2 ý thức của công nhân ( nước chảy tràn)
28.1.1 Khi vệ sinh tủ đông, không sử dụng nước châm đá làm lạnh tủ trước khi chạy tủ
29.1.1 Do các kho bảo quản của công ty thường để quá nhiệt độ bảo quản của SP
29.1.2 Hệ thống cách nhiệt của kho bảo quản tạm thời không tốt( có sự rò không khí lạng ra ngoài)
1.1.1.1 Nhắc nhở các chủ tàu cách bảo quản, không để xen lẫn sản phẩm kém chất lượng vào trong các khay nguyên liệu
2.1.1 Xây dựng tỷ lệ đá /nguyên liệu cho phù hợp thời gian bảo quản, chất lượng nguyên liệu
2.1.2 Nhắc nhở công nhân kiểm soát tránh rơi vãi đá và kết hợp thưởng phạt
2.1.3 Hướng dẫn nhắc nhở côngnhân sử dụng đá thừa phủ lại nguyên liệu, phê liệu
2.1.4.1 Thay thế bể xi măng bằng các thùng cách nhiệt
2.1.4.2 Xây dựng các kho mát để bảo quản nguyên liệu
3.1.1 Nhắc nhở công nhân kiểm soát vòi nước chảy và kết hợp thưởng phạt
3.1.2 Nghiên cứu và xác định tần suất thay nước cho phù hợp
3.2.1.1 Nhắc nhở công nhân kiểm soát đá và kết hợp thưởng phạt
3.2.1.2 Tận dụng đá thừa vào việc rửa nguyên liệu
3.2.2 Xây dựng tỷ lệ đá /nước cho phù hợp tiêu chuẩn nhiệt độ của nước rửa. Đặc biệt là nhiệt độ theo mùa (hè ,đông)
3.2.3 Quy đinh mức nước phù hợp
4.1.1 Kiểm soát chặt chẽ việc nhập nguyên liệu
4.1.2.1 Nâng cao tay nghề công nhân
4.1.2.2 Kiểm soát quá trình làm của công nhân
5.1.1.1 Nhắc nhở công nhân kiểm soát và kết hợp thưởng phạt
5.1.1.2 Tận dụng đá thừa vào việc rửa nguyên liệu
5.1.2 Nhắc nhở công nhân, kiểm tra và giám sát
5.1.3.1 Xây dựng tỷ lệ đá /nguyên liệu cho phù hợp thời gian bảo quản, chất lượng nguyên liệu
5.1.3.2 Tận đụng đá thừa cho công đoạn rửa nguyên liệu
6.1.1.1 Nghiên cứu thiết kế lại bàn chế biến, lắp thêm các van khoá nước mỗi vòi
6.1.1.2 Thiết kế lại đường ống nước vào mỗi bàn
6.1.1.3 Nghiên cứu lượng nước phù hợp để bán thành phẩm vẫn đạt tiêu chuẩn vệ sinh
6.2.1 Kiểm soát chặt chẽ kết hợp thưởng phạt
6.2.2 Giáo dục công nhân , kết hợp kiểm soát chặt chẽ trong quá trình sản xuất.
6.2.3.1 Nhắc nhở công nhân bê khay không để quá đầy
6.2.3.2 Nghiên cứu làm khay có kích cỡ hợp lý hơn
6.3.1.1Nhắc nhở công nhân, kiểm tra và giám sát
7.1.1 Như trên
7.1.2 Như trên .
7.1.3 Xây dựng tỷ lệ đá /nguyên liệu cho phù hợp
9.1.1.1 Nhắc nhở kiểm tra, giám sát công nhân
9.1.1.2 Nghiên cứu loại chậu liên hoàn
9.1.2 Nhắc nhở kiểm tra, giám sát công nhân
9.1.3 Nghiên cứu và xác định tần suất thay nước cho phù hợp
10.1.1 Nghiên cứu xác đinh lượng nước phù hợp
10.2.1 Nhắc nhở kiểm tra, giám sát công nhân
10.2.2 Quy đinh mức nước phù hợp
11.1.1.1 Nhắc nhở kiểm tra, giám sát công nhân.
11.1.1.2 Tận dụng đá thừa vào việc rửa nguyên liệu
11.1.2 Nhắc nhở kiểm tra, giám sát công nhân
11.1.3. Xây dựng tỷ lệ đá /nguyên liệu cho phù hợp
12.1.1 Nâng cao tay nghề cho công nhân
12.1.2.1 Nhắc nhở kiểm tra, giám sát công nhân
12.1.2.2 Nghiên cứu để mua thiểt bị cảm quan chuyên dụng
13.1.1.1 Kiểm tra giám sát chặt chẽ
13.1.1.2 Tận dụng đá thừa vào việc rửa nguyên liệu
13.1.2 Nhắc nhở kiểm tra, giám sát công nhân
13.1.3. Xây dựng tỷ lệ đá /nguyên liệu cho phù hợp
13.2.2 Nghiên cứu mua thẻ màu bằng plastic
14.1.1 Xây dựng tỷ lệ nước /nguyên liệu cho phù hợp
15.1.1.1 Xác định mức nước chảy phù hợp
15.1.1.2 Nghiên cứu loại chậu liên hoàn
15.1.2 Kiểm tra giám sát, chặt chẽ
15.1.3 Nghiên cứu và xác định tần suất thay nước cho phù hợp
15.1.4 Nghiên cứu và xác định tỷ lệ nước và NL phù hợp
16.1.1 Xác định lượng nước phù hợp
16.1.2 Nhắc nhở kiểm tra giám sát chặt chẽ
16.2.1 Nhắc nhở kiểm tra giám sát chặt chẽ
16.2.2 Xác định lượng nước phù hợp, tỷ lệ đá hợp lý
16.2.3 Nghiên cứu tỷ lệ đá thích hợp
17.1.1 Nâng cao tay nghề công nhân
17.1.2 Tăng cường kiểm tra giám sát
17.1.3.1 Đào tạo thêm công nhân kiểm cỡ
17.1.3.2 Xây dựng quy chế nghỉ ngơi thích hợp
18.1.1 Nâng cao tay nghề công nhân
18.1.2 Tăng cường kiểm tra giám sát
19.1.1 Nâng cao tay nghề công nhân
19.1.2 Tăng cường kiểm tra giám sát
20.1.1 Nâng cao tay nghề công nhân
21.1.1 Nâng cao tay nghề công nhân
21.1.2 Tăng cường kiểm tra giám sát
22.1.1 Nâng cao tay nghề công nhân
22.1.2 Giáo dục nâng cao nhận thức cho công nhân
22.2.1.1 Nhắc nhở công nhân không để quá đầy các khay trong quá trình cấp đông
22.2.1.2 Nghiên cứu tỷ lệ nước và Clo hợp lý
23.1.1 Giám sát kiểm tra thường xuyên các đại lý bán hàng
23.1.2 Xem xét kiểm tra lại hệ thống nước cấp của công ty
23.1.1 Giáo dục nâng cao nhận thức cho công nhân đồng thời kết hợp viêc kiểm tra giám sát chặt chẽ
23.1.2 Làm kho chứa bao bì đúng tiêu chuẩn
23.2.1.1 Ngắt bếp điện khi đủ nóng
23.2.1.2 Nghiên cứu mua thiết bị nẹp đai chuyên dụng
24.1.1 Giáo dục nâng cao nhận thức cho công nhân
24.1.2.1 Lắp đồng hồ nước tại mỗi vòi trong xưởng
24.1.2.2 Nghiên cứu xây dựng quy trình vệ sinh cho mỗi công đoạn, quy định lượng cụ thể
24.1.3 Nghiên cứu thiết bị vệ sinh thích hợp ( dùng vòi phun áp lực thay cho viec dội xô như hiện nay )
25.1.1 Nhắc nhở kiểm tra giám sát
25.1.2 Nghiên cứu xác định lượng nước phù hợp
25.1.3.1. Nghiên cứu lượng clo vừa đủ mà vẫn đảm bảo vệ sinh dụng cụ
25.1.3.2. Nghiên cứu tính khả thi về việc mua thiết bị bơm clo chuyên dụng
26.1.1 Nhắc nhở kiểm tra giám sát
26.1.2 Như trên
27.1.1 Nghiên cứu dụng cụ vệ sinh hợp lý
27.1.2 Nhắc nhở kiểm tra giám sát
28.1.1.1 Nhắc nhở công nhân khi vệ sinh tủ, sử dụng nước châm đá tại lần rửa tủ cuối cùng.
28.1.1.2 Nghiên cứu tính khả thi của việc đầu tư dàn ngưng lạnh vào hệ thống rửa tại khu vực cấp đông
29.1.1 Nhắc nhở tổ điện lạnh chạy các kho bảo quản đúng yêu cầu sản phẩm
29.1.2.1 Nghiên cứu khắc phục tạm thời nhằm tránh thất thoát khí lạnh thất thoát ra ngoài.
29.1.2.2 Đầu tư kho bảo quản tạm thời mới
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
3
3
3
3
3
3
3.2.2.4 Tính toán tính khả thi khi áp dụng SXSH trong quy trình chế biến mặt hàng mực ăn liền
Giải pháp 1: Dùng máy xịt rửa vệ sinh thay cho dội rửa thủ công hay bằng ống nhựa mềm:
Dùng bơm xịt rửa thay thế vòi nước để xịt rửa vệ sinh nền nhà, tường, rổ đựng nguyên liệu, rổ đựng phế liệu, bàn chế biến, nhưng chủ yếu là nước vệ sinh nền nhà và bàn chế biến. Lượng nước sử dụng ít hơn 3 - 4 lần so với phương pháp vệ sinh thông thường. Do đó đáp ứng lượng nước sử dụng vào mùa khô thiếu nước, đồng thời giảm lượng nước tiêu hao trong quá trình sản xuất
Chỉ tiêu
Vệ sinh thủ công
Máy xịt rửa
Tổng lượng nước vệ sinh /ngày (m3/ngày)_chủ yếu sàn nhà,bàn
3,538
0,786
Số vòi sử dụng
2
Thời gian làm vệ sinh (phút)
45
20
Chi phí tiền nước/ngày (Đ)
2476,6
550,2
Chi phí xử lý nước thải (Đ)
7076
1572
Chi phí tiền điện/ngày (Đ)
0
747,5
Tổng chi phí /năm (Đ)
(2476,6 + 7076)*137 = 1.308 706,2
(550,2 +1572 +747,5)*137= 393 148,9
Chi phí đầu tư (Đ)
12.600000
Lượng nước tiết kiệm là
377,024 m3
Mức tiết kiệm/năm (Đ)
915 557,3
Thời gian hoàn vốn
*Trong đó 137 là số ngày có mực trong 1 năm.
Ta thấy lượng nước tiết kiệm/năm là khá nhiều, tuy nhiên số tiền đầu từ lại quá lớn do đó mà công ty có thể tận dụng và cải tạo các máy bơm cũ hiện có hay áp dụng cách rửa áp lực của tủ đông vào phân xưởng sạch
Giải pháp 2:
a) Thay đổi cách vệ sinh dụng cụ , trước và sau mỗi ca
Do đặc thù của mặt hàng, trước và sau ca sản xuất công ty tốn một lượng lớn nước cho việc vệ sinh dụng cụ và nhà xưởng để đảm bảo vệ sinh, tuy nhiên trong quá trình vệ sinh côngnhân thường để vòi nước chảy quá to hay như quên tắt vòi khi không cần thiết. Vì vậy bây giờ áp dụng cách vệ sinh hợp lý đó là nhắc nhở công nhân tắt vòi khi không dùng, giảm lưu lượng vòi chảy…..
Chỉ tiêu
Trước khi thực hiện
Sau khi thưc hiện
Tổng lượng nước vệ sinh/ngày
(m3/ngày)
10,112
4,0445
Chi phí tiền nước/ngày (Đ)
7 078,4
2831,15
Chi phí xử lý nước thải (Đ)
20 224
8089
Tổng chi phí /năm (Đ)
3 740 428,8
1 496 060,55
Lượng nước tiết kiệm được/năm
831,248 m3
Mức tiết kiệm
3 740 428,8 –1 108 193= 2 244 368,25
b) Thay đổi cách giặt khăn tại trong qúa trình sản xuất tại phòng tinh biến.
Sau khoảng 5 – 6 lần giặt khăn thì công nhân vệ sinh lại đổ nước trong chậu đi để thay một lần nước mới, theo như sự theo dõi của em thì nước đây vẫn là lượng nước có thể giặt khăn tiếp tục được vì khi quá trình giặt khăn được làm dưới vòi chảy liên tục. Do đó mà ta có thể tận dụng được lượng nước đó, đồng thời giảm lưu lượng của vòi trong khi giặt.
Chỉ tiêu
Trước khi thực hiện
Sau khi thực hiện
Tổng lượng nước vệ sinh/ngày
(m3/ngày)
1,379
0,413
Chi phí tiền nước/ngày (Đ)
965,3
289,1
Chi phí xử lý nước thải (Đ)
2 758
826
Tổng chi phí /năm (Đ)
510 092,1
152 768,7
Lượng nước tiết kiệm (m3)
132,342
Mức tiết kiệm (Đ)
510 092,1 –152 768,7= 357 323,4
Giải pháp 3: Thay đổi lưu lượng nước chảy của trên bàn chế biến. Tốc độ nước chảy tại bàn chế biến là 10lít/ 10 phút, qua quá trình thực tập tại công ty và theo dõi quá trình sản xuất tại phân xưởng chế biến, em thấy rằng để xử lý nguyên liệu không cần một lượng nước mạng như vậy do đó ta có thể giảm tốc độ nước xuống (10lít/17 phút)mà vẫn không ảnh hưởng đến vệ sinh của của sản phẩm.
Chỉ tiêu
Trước khi thực hiện
Sau khi thực hiện
Tổng lượng nước vệ sinh/ngày
(m3/ngày)
26,056
15,33
Chi phí tiền nước/ngày (Đ)
18 239,2
10 731
Chi phí xử lý nước thải (Đ)
52 112
30 660
Tổng chi phí /năm (Đ)
9 638 114,4
5 670 567
Lượng nước tiết kiệm /năm (m3)
1 469,462
Mức tiết kiệm (Đ)
3 967 547,4
Giải pháp 4: Thay sử dụng thùng bảo quản nguyên liệu cho có lớp cách nhiệt.
Phương pháp này đã áp dụng cho quy trình sản xuất tôm, tuy nhiên đối với mặt hàng này thì công ty vẫn dùng các bể bằng xi măng để bảo quản mực, từ những tiện ích thấy được từ việc dùng các thùng bảo quản chuyên dụng thì việc thay thế các bể xi măng bằng các thùng bảo quản chuyên dụng thì hoàn toàn hợp lý và mang lại hiệu quả cao .
Chỉ tiêu so sánh hiệu quả
Giải pháp cũ
Giải pháp mới
Lượng nước đá bảo quản
(T nước đá/TNL)
1,1
1,1
Thời gian bổ sung đá trong quá trình bảo quản
4 giờ
8 giờ
Lượng đá mỗi lần bổ sung
(T đá/TNL)
1,1 x30% =0,3
1,1 x30% =0,3
Lượng NL cần bảo quản bổ sung 30%(T )
24
24
Lượng đá cần để bảo quản (T/năm)
{(80 x1,1)+(24 x(24:4 x 0,3)} x 12 = 1.574,4
{(80 x1,1)+(24 x(24:8 x 0,3)} = 1.315,2
Lượng đá tiết kiệm được (T/năm)
1.574,4 – 1.315,2 = 259,2
Tiết kiệm chi phí sản xuất đá (VNĐ/năm)
A=259,2 x 82.000 =21.254.400
Mức tiết kiệm chi phí XLNT (VNĐ/năm)
B = 259,2 x 2000= 518 400
Lợi nhuận thu được từ lượng đá cây dôi ra bán (VNĐ/năm)
C = 259,2 x (120.000 – 82.000) = 9.849.600
Chi phí đầu tư (VNĐ)
D = 122.018.000
Thời gian hoàn vốn ( năm)
D/(A+B+C)= 3,8
Giải pháp 5: Dùng máy bơm áp lực phun thuốc chlorine và giám sát công nhân phun thuốc đúng định kỳ.
Trước khi thực hiện
Sau khi thực hiện
Lượng chlorine sử dụng/năm
( tính sản xuất 52,477 TTP/năm )
1,59 kg/TTP x 80,925 TTP = 128,67kg
1,25 kg/TTP x 80,925 TTP = 101,156kg
Lượng tiết kiệm (VND)/năm
35 000 đ/kg chlorine
( 128,67 – 101,156 )x 35 000 đ/kg = 962 981,25
Ghi chú: - 80,925 TTP thành phẩm mực ăn liền tính theo số liệu năm 2003 ( phụ lục 1)
Bảng định mức sau khi tính toán sơ bộ khi áp dụng các cơ hội sản xuất sạch vào trong quá trình chế biến mặt hàng mực ăn liền
Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng
% thay đổi
Lượng nước tiết kiệm /năm: 3069,276 m3
Định mức tiêu thụ nước/TTP
(m3/TTP)
104,402
66,475
36.33
Chlorine/TTP
1,59
1,25
21,3
Lượng đá tiết kiệm được ( T )
259,2
16,46
Trong quá trình sản xuất mực ăn liền còn một cơ hội để tiết kiệm đáng kể về năng lượng và nguyên liệu đó là viêc tận dụng đá thừa của quá trình bảo quản tạm thời, một phương án đưa ra là lấy đá đó để rửa nguyên liệu tuy nhiên lượng đá này phải đến gần giữa ca mới có mà việc rửa nguyên liệu thì thực hiện ngay ở đầu do đó mà phương án này không khả thi. Vì vậy mà việc tận dụng lượng đá thừa này cần nghiên cứu thêm để tận dụng triệt để.
3.2.2.5. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng
Số liệu năm 2002, 2003 về cơ bản không thay đổi tỷ lệ như năm 2001 chỉ khác một chỗ là lượng điện tiêu thụ cho đá vảy tăng lên, và lượng điện cho đá cây hay các tủ đông tiếp xúc hay kho thành phẩm giảm . Qua bảng phân bố ta thấy lượng điện tiêu tốn vào sản xuất đá chiếm 1/3 lượng điện tiêu thụ của cả công ty và tỷ lệ này cao hơn các xí nghiệp thuỷ sản khác (~20 %). Không giống như xí nghiệp khác, Công ty không mua đá mà tự sản xuất đá và cung cấp đá cho ngư dân ( xí nghiệp thu gần 200 triệu đông tiền bán đá hàng tháng), do đó mức tiêu thụ điện cao.
Dưới đây là sự phân bố điện năng trong công ty
Kho lạnh 22%
Tủ đông tiếp xúc
15%
Tủ đông gió
13%
Đá cây
25%
Đá vảy
6%
Dàn ngưng tụ
6%
Các lượng tiêu thụ khác
13 %
Hình3.6. Phân bố lượng điện tiêu thụ tại Công ty Cổ phần chế biến thuỷ sản xuất khẩu Quảng Ninh 2001.
Một số giải pháp tiết kiệm năng lượng công ty đã và đang thực hiên
Vào năm 2002 công ty đã thực hiện kiểm toán năng lượng, đã nâng cấp 1 các thiết bị lạnh và đề xuất một số giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Hệ thống NH3 trung tâm thứ nhất cho các thiết bị cấp đông, các máy đá vảy, kho lạnh và thiết bị làm lạnh nước
Các thiêt bị cấp đông
Một tủ cấp đông gió bốn buồng 300kg/hr.
Tủ cấp đông tiếp xúc tân trang 1000 kg/mẻ, thời gian cấp đông thiết kế 2h30.
Tủ đông tiếp xúc tân trang 500 kg/mẻ, thời gian cấp đông thiết kế 2h30.
Hai máy nến pít tông hai cấp mới cho các thiết bị cấp đông mỗi chiếc có Q0 = 72 kw ở SST = - 400C và STD = 360C, động cơ 75 kw.
Máy nén hai cấp hiện có N62WA – 1200 cho các thiết bị cấp đông.
Bình tách lỏng của bơm cùng 2 bơm lưu chuyển NH3 lỏng cho các thiết bị cấp đông.
Bình trung gian mới chung cho 4 máy nén 2 cấp.
Kho lạnh: kho lạnh 100 tấn và hàng kho lẻ 25T, 2 kho này được nối với máy nén pít tông hai cấp Mycom hiện có N42WA 1200rpm với động cơ Toshiba 30kw 4P 380 V, với công suất lạnh 40,5 kw, công suất điện 21kw ở SST = -320C và STD 360C.
Máy đá vẩy mới 10 tấn/ngày:
Một máy đá vẩy mới 10 T/ngày với kho đá.
Máy nén pít tông hai cấp Mycom hiện có N42WA –1200 45kw, với công suất lạnh 65 kw, công suất điện 29,5kw ở SST = -280C và STD 360C.
Thiết bị làm lạnh nước: thiết bị làm lạnh nước mới 2m3/hr, sẽ nối với các xi lanh tầm cao của các máy nén hai cấp.
Các dàn ngưng:
Một dàn ngưng tụ bay hơi mới với công suất ngưng tụ 420 kw, với 1 quạt 11kư, bơm nước 1,5 kw. Công suất dàn ngưng tụ được tính dư để khi dàn ngưng cũ bị hỏng sẽ không bị thiếu công suất ngưng.
Một dàn ngưng tụ bay hơi SEAREE với công suất 150kw, 1 quạt 2,2 kw và 1 bơm 3,7 kw.
Một dàn ngưng tụ bay hơi SEAREE với công suất 200kw, 1 quạt 2,2 kw và 1 bơm 3,7 kw.
Dàn ngưng tụ bay hơi Nhật bản với công suất ngưng tụ 100 kw, với 1 quạt 1,5kw và một bơm làm mát 0,75 kw
Hệ thống kho lạnh mới, máy đá cây 12 T/ngày mới và máy đá cây hiện có 15T/ngày.
Kho lạnh mới 135 MT 21,4m x 6,7m x 4m, 2 phòng cùng với 1 hành lang.
Các dàn lạnh sẵn có cho kho lạnh,
Máy nén 2 cấp mới Q0= 40kw – 32/36 cho kho lạnh mới.
Máy đá cây 12 T/ngày.
Máy nén Mycom hiện có N6WA –1200 động cơ 45kw, Q0= 96kw, SST = -150C và STD 360C cho xưởng đá cây 12 T/ngày.
Xưởng đá cây 15T/ngày, máy khuấy 5,5 kw.
Máy nén một cấp Mycom N8WA – 1200 với động cơ 45 kw.
Một dàn ngưng tụ bay hơi mới với công suất ngưng tụ 420 kw, với 1 quạt 11kw, một bơm nước 1,5 kw.
Lợi ích kinh tế, sau khi tính toán kinh tế đối với các giải pháp trên thì một năm công ty sẽ tiết kiệm được 34 860 USD /năm.
Sau khi nâng cấp các thiết bị làm lạnh của công ty cũng như nhà xưởng và đặc biệt là công ty cho xây dựng thêm xưởng mới để chế biến mực ăn liền. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất có một số chỗ không đúng so với dự kiến ban đầu;… tử đông tiếp xúc 1000kg/nẻ đã chạy và thời gian cấp đông hiện nay là 4h đến 4h30/mẻ dài hơn rất nhiều so với thời gian cấp đông trong hợp đồng là 2h30/mẻ………vv..
Trong năm qua, được sự cố vấn của các chuyên gia của dự án Seaqip, công ty đã cho lắp đặt một số thiết bị nhằm tiết kiệm điện:
Cụm làm lạnh nước công suất 2m3/hr.
Thay hệ thống bình tràn dịch của tủ đông tiếp xúc bằng bơm dịch.
Ngoài ra công ty còn có kế hoạch lắp đặt một số thiết bị khác;
Hệ thống kiểm soất công suất dàn ngưng. Sẽ tiến hành mua sắm và lắp đặt cung với các hạng mục khác. Trị giá tổng cộng khoảng 2800 USD
Lắp đặt cụm làm mềm nước hay bộ xử lý cáu cặn bằng từ tính ( nước cứng sẽ dẫn đến bám cao rất nhanh). Tổng chi phí ước tính 4 000 USD.
Làm lạnh nước 8m3/hr 100C cho 4 máy đá vẩy tổng cộng 75 T/ngày. Gýa trị ước tính 16 000 USD.
Dàn ngưng tiết kiệm điện cho bể đá cây: bể đá cây 25T/ngày mới sẽ được lắp dàn ngưng tụ bay hơi loại tiết kiệm điện. Chi phí mua dàn thường 19000 USD, còn dàn tiết kiệm điện khoảng 24 000 USD.
Bên cạnh nhưng giải pháp mang tính kỹ thuật, công ty cũng đã áp dụng các biện pháp giảm tiêu thụ điện năng bằng các phương pháp quản lý:
Chỉ bật điều hoà khi cần thiết.
Thời gian chạy tủ đông thường vào đêm.
Qui hoạch lại điện ánh sáng.
Bố trí ra đá cây hợp lý.
Một số giải pháp năng lượng cho xưởng chế biến mới
Xưởng chế biến mới của công ty chủ yếu là làm mực sạch ăn liền, các quá trình chế biến đều thực hiện, thủ công. Lượng điện tiêu tốn tại đây chỉ dùng cho máy đá vẩy 10T/ngày, điện chiếu sáng và điện dùng cho cấp đông. Qua quá trình khảo sát, em thấy các thiết bị ở đây phần lớn là thiết bị mới, các hệ thống bảo ôn hoạt động tốt,
Nhiệt độ tủ đông gió khi bắt đầu chạy là âm 120C sau khi chạy được 12 tiếng là âm 400C.
Đồng thời các biện pháp quản lý áp dụng SXSH cho mặt hàng tôm đều được áp dụng cho mặt hàng này. Do đó viêc thất thoát năng lượng ra ngoài là rất ít
Nhiệt độ tủ đông gió khi bắt đầu chạy là âm 120C sau khi chạy được 12 tiếng là âm 400C.
Nguyên nhân của việc thất thoát năng lượng đó là
Cách vận hành tại tủ cấp đông: và đây cũng là nguyên nhân chính định mức tiêu thụ điện của công ty thường tăng khi sản xuất mực ăn liền. Do yêu cầu của mặt hàng khi bắt đầu cấp đông, tủ phải hoạt động cho đến khi miếng xốp cuối cùng ra đông thì mới được tắt tủ. Thời gian cấp đông thực tế là 7 tiếng trong khi các sản phẩm khác chi là 4- 5 tiếng
Một nguyên nhân khác làm lượng điện tăng đó là máy đá vảy trong xưởng chế biến chỉ hoạt động được khoảng 80% công suất thực tế.
Qua thực tế sản xuất và những gì quan sát tại công ty, để có thể giảm được lượng điện tiêu tốn tại phân xưởng chế biến mới, công ty có thể áp dụng các giải pháp sau;
Nếu máy đá vảy 10T/ngày đạt công suất quá thấp thì nên mua đá đá vảy 15T/ngày thay vào và dùng máy đá vảy 10T thay cho máy đá 5 T hiện chỉ đạt 3,6T/ngày và rất hay hỏng. Tuy nhiên nếu có lắp thì nên chạy thử trước khi lắp.
Nghiên cứu tính khả thi để mua tủ cấp đông tạm thời (nhỏ) để cấp đông cho sản phẩm ăn liền trong khi chờ đầy tủ cấp đông to , tránh tình trạng tủ cấp đông to chỉ cấp đông cho một vài khay xốp trong quá trình sản xuất.
Chương 4
Đề xuất các giải pháp quản lý tổng thể về chất lượng sản phẩm và quản lý môi trường
Những năm gần đây, ngành Thuỷ sản Việt Nam đã phát triển trên nhiều phương diện, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản đã có những phát triển nhảy vọt cả về chất và lượng, góp phần không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Để có được những kết quả đó, vai trò hoạt động quản lý chất lượng an toàn vệ sinh có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giải quyết hàng rào kỹ thuật, tăng uy tín và vị thế cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Từ những năm 1990, của thế kỷ XX, Việt Nam đã tiếp cận với phương thức kiểm soát mới, đổi mới phương thức quản lý nhà nước về chất lượng thuỷ sản:
Từ quản lý chất lượng sản phẩm sang quản lý điều kiện của quá trình hình thành và đảm bảo chất lượng.
Từ kiểm tra chất lượng thành phẩm sang kiểm soát chất lượng trong suốt quá trình sản xuất.
Hiện nay hầu hết các nước xuất khẩu thuỷ sản áp dụng phương pháp kiểm soát chất lượng thuỷ sản theo phương thức phân tích các mối liên quan như vật lý, hoá học, xác định các mối nguy lớn và kiểm soát các mối nguy đó ( kiểm soát chất lượng thuỷ sản theo HACCP). Các thị trường nhập khẩu lớn như EU, Mỹ, Nhật đã có quy định cho hàng thuỷ sản, trong đó việc kiểm soát chất lượng theo HACCP đã trở thành điều khoản bắt buộc đối với các mặt hàng thuỷ sản.
Bên cạnh việc áp dụng HACCP vào trong quá trình sản xuất, thì hệ thống quản lý môi trường ( HTQLMT_EMS ) cũng đã được các doanh nghiệp thực hiện tuỳ vào qui mô của mình. Việc thực hiện HTQLMT không những giúp cho doanh nghiệp đạt được những chứng chỉ về môi trường mà còn có thể định hướng được trong tương lai để có thể hoạt động tốt hơn.
4.1. Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm HACCP
Kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất có thể bằng cách nâng cao ý thức của toàn thể công nhân và cán bộ tham gia sản xuất. Công cụ hữu hiệu để kiểm soát là chọn lựa chính xác các điểm kiểm soát tới hạn bằng cách tiếp cận HACCP.
HACCP là hệ thống quản lý nhằm đảm bảo tính an toàn của sản phẩm:
Là hệ thống kiểm soát mang tính phòng ngừa cho tất cả các sản phẩm và quá trình cụ thể.
Là các thực tế thực hành được xác định rõ ràng nhằm phòng chống các nguy hiểm xảy ra.
Là các thủ tục quan trắc và kiểm toán các thực tế thực hành.
Đảm bảo hiệu quả kinh tế cho chất lượng sản phẩm.
Những lợi ích khi các doanh nghiệp áp dụng hệ thống HACCP bao gồm:
Giúp nhà sản xuất phẩn ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn/chất lượng thuỷ sản.
Tăng cường niềm tin của người tiêu thụ.
Là công cụ tối ưu kiểm soát an toàn thuỷ sản, tiết kiệm chi phí cho xã hội.
Chi phí thấp, hiệu quả cao ( bởi chi phí phòng ngừa bao giờ cũng thấp hơn chi phí sửa chữa ).
Mục đích của HACCP là phòng tránh được các vấn đề về an toàn thuỷ sản trước khi chúng xảy ra.
Các yếu tố chính trong việc thực hiện HACCP bao gồm:
Phân tích các mối nguy.
Nhận biết các điểm kiểm soát tới hạn (CCP).
Giới hạn tới hạn cho biện pháp phòng ngừa.
Các quy trình giám sát các CCP.
Hành động sửa chữa khi giới hạn tới hạn bị vượt quá.
Hệ thống lưu trữ hồ sơ hiệu quả.
Các thủ tục thẩm tra hệ thống đang hoạt động.
Để có thể áp dụng qui trình HACCP, công ty cần đạt được một số điều kiện về:
Nhà xưởng ( thiết kế, bố trí, kết cấu….vvv).
Thiết bị và dụng cụ chế biến ( sản xuất, vệ sinh, xử lý chất thải, giám sát chất lượng …vv
Nguồn nhân lực ( lãnh đạo, đội ngũ kỹ thuật, công nhân )
Để hỗ trợ việc thực hiện HACCP, cần có sự hỗ trỡ của các quy phạm GMP và SSOP
Xây dựng các quy trình sản xuất tốt GMP.
Xây dựng các quy phạm vệ sinh SSOP.
GMP
SSOP
HACCP
Hình IV.1_Mối quan hệ HACCP, GMP và SSOP
GMP - Quy phạm sản xuất tốt (Good Manufacturing Practices_GMP): là quy phạm quy định các biện pháp thao tác thực hành cần tuân thủ nhằm đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng.
Phạm vi của GMP:
GMP giúp kiểm soát tất cả những yếu tố liên quan đến chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng.
GMP được xây dựng và áp dụng cho từng mặt hàng cụ thể hay nhóm sản phẩm cụ thể.
Để xây dựng chương trình GMP cần có:
Các quy định luật lệ hiện hành.
Các tiêu chuẩn, qui phạm kỹ thuật.
Yêu cầu của các nước nhập khẩu.
Yêu cầu kỹ thuật của khách hành.
Các thông tin khoa học mới.
Phản hồi từ khách hàng.
Kinh nghiệm thực tế.
Thực nghiệm.
Chương trình GMP được xây dựng dựa trên qui trình sản xuất của từng mặt hàng (hay nhóm mặt hàng ) cụ thể, từ tiếp nhận nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng.
Chương trình GMP của một mặt hàng là tập hợp của nhiều quy phạm .
Có thể xây dựng một hay nhiều qui phạm cho một công đoạn sản xuất và có thể xây dựng một qui phạm cho nhiều công đoạn.
SSOP – quy phạm vệ sinh (Sanitation Standard operating Procedues_SSOP): Là quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh tại xí nghiệp
Quy phạm vệ sinh SSOP:
Giúp thực hiện mục tiêu duy trì các GMP.
Giảm số lượng các điểm kiểm soát tới hạn trong kế hoạch HACCP.
Tăng hiệu quả của kế hoạch HACCP.
Cần thiết ngay cả khi không có chương trình HACCP.
Nhà sản xuất phải kiểm soát đầy đủ các lĩnh vực đảm bảo an toàn vệ sinh. Có thể thiếp lập nhiều quy hoạch cho một lĩnh vực hay một quy phạm cho nhiều lĩnh vực
Phân biệt GMP& SSOP:- GMP: Qui định các yêu cầu vệ sinh chung và biện pháp ngăn ngừa các yếu tố gây nhiễm xâm nhập vào thực phẩm do điều kiện vệ sinh kém.
- SSOP: là các qui phạm dùng để đạt được các yêu cầu vệ sinh chung của GMP
Với những thuận lợi nhìn thấy khi áp dụng hệ thống HACCP, hiện nay, cả nước đã có hơn 150 doanh nghiệp áp dụng HACCP, GMP, SSOP, 61 doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào EU ( chiếm trên 20% số doanh nghiệp sản xuất thuỷ sản quy mô công nghiệp), 125 doanh nghiệp được công nhận chương trình HACCP xuât khẩu thuỷ sản vào Mỹ. Kết quả này không chỉ mở rộng quy mô xuất khẩu sang hai thị trường lớn như EU và Mỹ mà còn đưa Việt Nam ở vào vị trí cạnh tranh hết sức thuận lợi trên thị trường thuỷ sản thế giới.
4.2. THực hiện hACCP tại Công ty
4.2.1. áp dụng hệ thống HACCP của Công ty đối với mặt hàng mực ăn liền
Với yêu cầu khá cao của khách hàng đối với mặt hằng mực ăn liền, Công ty đã áp dụng hệ thống HACCP vào trong quá trình sản xuất.
Công ty đã xây một xưởng mới đáp ứng đầy đủ các yêu cầu vệ sinh của loại mặt hàng ăn liền. Trong quá trình sản xuất mặt hàng này, công ty đều áp dụng các quy phạm sản xuất (GMP) và quy phạm vệ sinh ( SSOP ) của mặt hàng này vào trong quy trình sản xuất.
Bảng 4.1_Phân tích mối nguy và tổng hợp xác định CCP đối với mặt hàng mực ăn liền
Công đoạn chế biến
Xác định các mối nguy tiềm ẩn
Mối nguy có ý nghĩa đáng kể về an toàn
Nhận xét phân tích đánh giá cho quyết địn ở cột 3
Biện pháp phòng nào có thể áp dụng để khống chế mối nguy
1
2
3
4
5
Tiếp nhận nguyên liệu
-Sinh học
+ VSV hiện hữu: kí sinh trùng.
+ VSV lây nhiễm.
+ VSV phát triển.
Có
Không
Không
-Có sẵn trong bản thân nguyên liệu.
- Đã được kiểm soát SSOP.
- Đã được kiểm soát GMP
-Được loại bỏ ở công đoạn chế bíên sau
- Vật lý: mảnh kim loại cát sạn
Có
- Mảnh kim loại, cát, sạn có thể nhiễm vào nguyên liệu từ môi trường khai thác, khi đánh bắt trong quá trình bảo quản và vận chuyển về Công ty
- Kiểm soát và loại bỏ ở các công đoạn chế biến tiếp theo
- Hoá học: không
Bảo quản nguyên liệu
- Sinh học
+ VSV lây nhiễm.
+ VSV phát triển.
Không
Không
- Kiểm soát hữu hiệu bởi SSOP.
- Kiểm soát hữu hiệu bởi GMP
- Vật lý: không
- Hoá học: không
Sơ chế nguyên liệu
- Sinh học
+ VSV lây nhiễm.
+ VSV phát triển.
Không
Không
- Kiểm soát hữu hiệu bởi SSOP.
- Kiểm soát hữu hiệu bởi GMP
- Vật lý: không
- Hoá học: không
Xử lý tinh
- Sinh học
+ VSV lây nhiễm.
+ VSV phát triển.
Không
Không
- Kiểm soát hữu hiệu bởi SSOP.
- Kiểm soát hữu hiệu bởi GMP
- Vật lý: không
- Hoá học: không
Phân cỡ, hạng, cân, xếp
- Sinh học
+ VSV lây nhiễm.
+ VSV phát triển.
Không
Không
- Kiểm soát hữu hiệu bởi SSOP.
- Kiểm soát hữu hiệu bởi GMP
- Vật lý: không
- Hoá học: không
Cấp đông, ra đông
- Sinh học
+ VSV lây nhiễm.
Không
- Kiểm soát hữu hiệu bởi SSOP.
- Vật lý: không
- Hoá học: không
Bao gói PE, bao gói carton, bảo quản
thành phẩm
- Sinh học
+ VSV lây nhiễm.
Không
- Kiểm soát hữu hiệu bởi SSOP
- Vật lý: không
- Hoá học: không
4.2.2. Lồng ghép SXSH kết hợp HACCP đối với quy trình sản xuất mặt hàng mực ăn liền.
Việc áp dụng các quy phạm sản xuất và quy phạm vệ sinh vào trong quá trình sản xuất mặt hàng mới đã đảm bảo cho công ty một cách tuyệt đối về mặt vệ sinh đối với sản phẩm này. Tuy nhiên có một vấn đề đặt ra là cứ khi nào công ty sản xuất mặt hàng này thì lượng nước, đá, cùng các loại hoá chất dùng cho quá trình sản xuất đều tăng một một cách đột biến, đặc biệt là nước và đá. Nguyên nhân là do qua công ty chú trọng đến yêu cầu vệ sinh và với sự kiểm duyệt khắt khe của khách hàng, nên công nhân trong quá trình chế biến và vệ sinh nhà xưởng, dụng cụ đều dùng dư lương nước yêu cầu hay dùng quá nhiều hoá chất đăc biệt là trong quá trình vệ sinh nhà xưởng và dụng cụ, còn một nguyên nhân nữa là trong phân xưởng này chưa có các máy định mức nồng độ hoá chất phải dùng, công nhân khi chế biến hay sử dụng hoá chất chủ yếu do kinh nghiệm.
Do là mặt hàng mới nên công ty vẫn chưa thực hiện được viêc nghiên cứu SXSH đối với mặt hàng này, mà hầu hết đều áp dụng SXSH từ bên sản xuất tôm A2( công ty thực hiện trước đây) cho một số công đoạn hay trong quá trình thiêt kể nhà xưởng (cống…)
Vì vậy một vấn đề bức xúc của công ty hiện nay là làm sao thực hiện được SXSH cho mặt hàng này nhằm giảm được lượng nước, đá… , đồng thời vẫn giữ được các tiêu chuẩn vệ sinh của sản phẩm.
Ta có thể thực hiện SXSH kết hợp HACCP đối với mặt hàng này như sau:
Kiểm toán SXSH theo phương pháp luận Desire, đến nhiệm vụ 7 khi xác định nguyên nhân dòng thải thì xem lại quy trình sản xuất dựa trên GMP và rà soát lại trong thực tế sản xuất từ đó phân tích nguyên nhân phát thải.
Đề xuất các cơ hội SXSH.
Phân tích, kiểm tra các cơ hội đó tuân thủ GMP/SSOP.
Phân tích tính khả thi.
Kỹ thuật, kinh tế, môi trường.
Tác động tới chất lượng sản phẩm HACCP/SSOP.
Các cơ hội SXSH đưa ra đáp ứng các tiêu chuẩn của HACCP thì lập GMP và SSOP mới , nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn đó thì giữ nguyên GMP và SSOP, tìm các cơ hội khác.
Mô hình lồng ghép SXSH với HACCP sẽ được trình bày trong Hình 4.1
Không thoả mãn
Thoả mãn
Cân bằng vật chất
Phân tích nguyên nhân
(có xem xét lý do của GMP và SSOP)
Đề xuất các cơ hội SXSH
Cơ hội SXSH có thoả mãn GMP/SSOP
Thử nghiệm
Điều chỉnh GMP/SSOP
Ra văn bản quyết định
Loại
Tìm các cơ hội khác
Hình 4.2.Mô hình lồng ghép SXSH /HACCP
Dựa trên các cơ hội SXSH đề xuất, chúng ta nên lựa chọn trọng tâm những cơ hội nào có thể và cần giải quyết trước, như quy trình chế biến mặt hàng này công ty đang quan tâm đến việc giảm lượng nước và đá sử dụng, rồi từ đó áp dụng từ từ từng giải pháp một, sau đó mỗi lần kiểm tra xem sản phẩm có đạt các tiêu chuẩn về vi sinh, nếu được thì chỉnh lại GMP và SSOP của mặt hàng mực ăn liền, còn nếu các tiêu chuẩn vi sinh không đạt yêu cầu thì chúng ta lại phải tìm các cơ hội SXSH khác hay điều chỉnh lại các cơ hội vừa thực hiện ( giảm đi).
4.3. Hệ thống quản lý môi trường
Hệ thống quản lý môi trường là một hệ thống gồm các bộ phận tương tác:
Chính sách về môi trường.
Lập kế hoạch.
Thực hiện và vận hành.
Kiểm tra và khắc phục.
Xem xét, đánh gía của ban lãnh đạo.
với mục đích quản lý các hoạt động có hay có thể có tác động tới môi trường.
Để xây dựng hệ thống quản lý môi trường, các doanh nghiệp phải thực hiện các bước sau:
Chính sách về môi trường.
Lập kế hoạch.
Kiểm điểm lại môi trường ban đầu.
Các khía cạnh môi trường.
Các yêu cầu về pháp lý và các yêu cầu khác.
Mục tiêu và mục đích.
Chương trình môi trừơng.
Thực hiện.
Cơ cấu và trách nhiệm.
Đào tạo, nâng cao nhận thức và năng lực.
Thông tin.
Văn bản hoá.
Kiểm soát tài liệu.
Kiểm soát thực hiện.
Chuẩn bị và đối phó với trường hợp khẩn cấp.
Kiểm tra và khắc phục.
Giám sát và đo đạc.
Hoạt động không tuân thủ tiêu chuẩn và biện pháp khắc phục.
Biên bản.
Kiểm toán EMS.
Xem xét của ban lãnh đạo
Hình 4.2_Mô hình thực hiện hệ thống quản lý môi trường
Xem xét của ban lãnh đạo
Lập kế hoạch
Kiểm tra và khắc phục
Triển khai và vận hành
Chính sách môi trường
Việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường sẽ giúp ích cho doanh nghiệp:
1. Đối với môi trường:
Giảm các tác động môi trường.
Giảm rủi ro môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố.
Liên tục cải thiện tình trạng môi trường.
2. Đối với người làm việc:
Môi trường làm việc an toàn hơn.
Hiểu rõ ràng hơn về các nguy hại cho sức khoẻ.
Động lực làm việc được tăng cường.
3. Đối với công ty:
Hình ảnh tốt đẹp hơn.
Có tiếp cận hệ thống tới các hoạt động môi trường.
Giảm rủi ro về không tuân thủ luật định và các trách nhiệm pháp lý.
Tiết kiệm chi phí thông qua cải thiện hiệu suất.
4.4. Xây dựng hệ thống quản lý môi trường cho công ty
Để thực hiện việc quản lý môi trường tại Công ty một cách hiệu quả, chúng ta phải xây dựng hệ thống quản lý môi trường phù hợp với nguồn lực và năng lực của công ty.
Qua khảo sát các số liệu sản xuất, trang thiết bị, cơ sở vật chất của công ty thì chúng ta nên áp dụng cách xây dựng hệ thống quản lý môi trường đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ( hệ thống quản lý môi trường đơn giản) đối với công ty.
Cam kết của lãnh đạo
Thành lập tổ chức / họp khởi đầu
Phát triển và thực thi hệ thống quản lý môi trường đơn giản
Hình. 4.3. Quy trình chung của việc thực hiện hệ thống quản lý đơn giản
Để xây dựng đội ngũ giám sát và thực hiện hệ thống quản lý môi trường của Công ty, chúng ta kết hợp từ đội SXSH sẵn có của công ty. Việc kết hợp này sẽ làm cho việc thực hiện hệ thống quản lý của công ty sẽ dễ dàng hơn và hiệu quả hơn, vì các thành viên trong đội SXSH của công ty chính là các tổ trưởng, các công nhân của các phân xưởng trong công ty, chính họ là những người trực tiếp sản xuất vì vậy mà cách tiếp cận và việc thực hiện của họ sẽ dễ dàng hơn, đồng thời việc kết hợp đó sẽ làm cho các giải pháp về môi trường của công ty được thực hiện một cách có hệ thống.
Việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường sẽ do các thành viên trong đội SXSH thực hiện và được trình bày trong Hình IV.5 .
Hình 4.4.Mô hình thực hiện hệ thống quản lý môi trường đơn giản
Đánh giá sơ bộ tác động môi trường
Báo cáo
( sổ tay môi trường)
Chính sách
Quản lý đánh giá môi trường
Các chỉ số
Ưu tiên
Môi trường các kế hoạch hành động
Đánh giá phân tích
Giám sát
1.Đánh giá sơ bộ về thực trạng môi trường.
Liệt kê các tác động đến môi trường ( đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất và hoạt động của công ty _ dựa vào sơ đồ dòng thải trong SXSH) .
Phương thức: liệt kê/ báo cáo đầu vào đầu ra trong 1 năm ( dựa vào ghi chép số liệu sản xuất để làm SXSH hàng ngày của các đội sản xuất).
Báo cáo: tác động của công ty đối với môi trường, chính sách môi trường của công ty, hệ thống quản lý môi trường của công ty, yêu cầu theo pháp luật và các yêu cầu khác.
2.Xây dựng các chính sách môi trường.
Xây dựng các chính sách môi trường dễ hiểu, thể hiện quyết tâm và phấn đấu đạt môi trường. Nôi dung phải thể hiện mối quan tâm đến: khách hàng, cộng đồng dân cư xung quanh…….ví dụ như:
áp dụng công nghệ SXSH phù hợp với khả năng kinh tế và kỹ thuật hiện có của công ty.
Cập nhật thông tin và luôn tuân thủ các quy định về môi trường của pháp luật Việt Nam.
Thông báo cho các cơ quan ban ngành liên quan về việc thực hiện quản lý môi trường tại công ty.
3.Đánh giá và xếp loại các ưu tiên về tác động MT:
Tác động nghiêm trọng –đề xuất các chương trình cải thiện MT.
Tác động do công tác quản lý yếu - đề xuất công tác giám sát.
Tác động liên quan tới các môi nguy an toàn – triển khai các biện pháp khẩn cấp.
Tác động nhỏ - để mắt tới.
Các tác động nào ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm thì phải cho rà lại cách thực hiện HACCP trong qúa trình sản xuất.
4.Xây dựng mục tiêu và các kế hoạch hành động liên quan tới tác động lớn.
Mục tiêu phải đo lường được trước. Kết hợp các cơ hội khả thi tính được trong SXSH: giảm lượng nước, đá trong quá trình sản xuất.
5.Phân tích chi tiết về tác động với môi trường
Dựa trên thực tế sản xuất, từ các tính toán thất thoát trên dây chuyền chi tiết khi thực hiện SXSH xác định nơi nào trong dây chuyền là địa điểm phát sinh tác động môi trường.
6.Xác định và quản lý chương trình / dự án cải thiện môi trường.
Kết hợp với Seaqip thực hiện hệ thống quản lý môi trường tại công ty.
7.Giám sát.
Kết hợp với các số liệu của đội SXSH ghi lại sau mỗi ca sản xuất.
8.Đánh giá việc quản lý.
Việc đánh giá dựa trên những kiến nghị của địa phương, các công ty bạn, hay từ các khách hàng.
Việc quản lý còn được đánh giá từ cơ quan chủ quản, từ các chuyên gia môi trường của dự án Seaqip.
Việc tiếp cận và thực hiện hệ thống quản lý môi trường phù hợp, sẽ giúp cho công ty:
Lựa chọn đúng hạng mục cần ưu tiên và quyết định đúng về việc cải thiện môi trường.
Khởi đầu nhanh chóng và dễ dàng thúc đẩy cải thiện môi trường có mức cao hơn.
Kết luận
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, ngành thuỷ sản không ngừng lớn mạnh cả về chất và lượng xét trên khía cạnh kinh tế đồng thời thu hút nhiều lao động góp phần giải quyết được nhu cầu bức thiết của xã hội đó là việc làm. Xét một cách toàn diện trên quan điểm phát triển bền vững, chúng ta không thể chỉ nhắc đến hai lợi ích kinh tế và xã hội mà cần lồng nghép và đánh giá cả vấn đề môi trường của ngành thuỷ sản.
Tính chất đặc thù của nghành thuỷ sản là sản phẩm sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu do đó khía cạnh môi trường hết sức quan trọng trọng vì nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của cán bộ công nhân viên mà còn ảnh hưởng to lớn đến việc được cấp cota xuất khẩu; chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường…khi thâm nhập vào các thị trường tiềm năng. Những năm trước đây, hầu hết các nhà máy của chúng ta chỉ xử lý các loại rác thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn ) khi chúng đã được thải ra ( xử lý cuối đường ống ), việc xử lý như vậy sẽ bị thụ động và tốn nhiều tiền để xử lý có khi lại xử lý chưa không triệt để. Hiện nay đã có một số nhà máy thuỷ sản nước ta áp dụng SXSH vào trong quá trình sản xuất, đây là phương pháp mang tính phòng ngừa, chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn, ngoài ra SXSH sẽ làm giảm thất thoất nguyên liệu trong quá trình sản xuất và sẽ làm giảm chi phí trong quá trình sản xuất ( đây là một điều hết sức quan trọng với các doanh ngiệp ).
Trong thời gian 5 tháng làm đồ án tốt nghiệp, sau khi đi tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty cổ phần xuất khẩu thuỷ sản Quảng Ninh, tham khảo nhiều tài liệu, cùng với sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn, đến nay em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp “ Kiểm toán giảm thiểu chất thải và đề xuất phương án quản lý tổng thể chất lượng và môi trường cho Công ty cổ phần xuất khẩu thuỷ sản Quảng Ninh”. Kết quả là em đã tìm được ra các cơ hội SXSH, đồng thời cũng tính toán sơ bộ và tính khả thi của các cơ hội đó khi thực hiện, ngoài ra trong khuôn khổ của đồ án còn có sự lồng ghép của SXSH với HACCP và hệ thống quản lý môi trường qui mô thích hợp với Công ty.
Tuy nhiên những cơ hội, những tính toán sơ bộ, và các mô hình quản lý đó chưa có sự kiểm nghiệm thực tế, đồ án này dù sao cũng mang tính định hướng, nhằm giúp sinh viên ra trường có được những kiến thức vượt ra khỏi lý thuyết đơn thuần để chuẩn bị bước vào thực tế, đồng thời cũng giúp cho sinh viên có được một nhãn quan nhất định nào đó về công nghệ hiện tại cũng như trong tương lai, vì vậy mà nhiều chỗ chỉ mang tính lý thuyết và còn thiếu sót.
Trong khuôn khổ của đồ án này, em hy vọng phần nào có thể giúp đỡ được Công ty cổ phần xuất khẩu thuỷ sản Quảng Ninh trong quá trình thực hiện SXSH tại phân xưởng mới, đồng thời giúp ích cho quá trình làm việc của em về sau.
Tài liệu tham khảo
Công ty cổ phần kinh tế đối ngoại – Thuỷ sản Việt Nam phát triển và hội nhập – NXB Chính trị Quốc gia,2003.
Vũ Thị Kim Ninh – Phương pháp chế biến sản phẩm thuỷ sản khô và chín – NXB Nông nghiệp, 1987.
Tạp chí Thuỷ sản – Các công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật thuỷ sản – 1987.
Tuyển tập báo cáo khoa học – Hội thảo khoa học về môi trường và phát triển nuôi trồng thuỷ sản – NXB Hải Phòng, 1995.
Bộ Thuỷ sản – Tiêu chuẩn ngành Thuỷ sản – NXB Nông nghiệp, 2000.
Bộ Thuỷ sản – Các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn vệ sinh thuỷ sản – NXB Nông nghiệp, 1996.
Trịnh Hồng Hà (dịch ) – Hướng dẫn VS trong CN chế biến thuỷ sản – NXB Nông nghiệp, 2001.
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam – Sự cần thiết phải đào tạo về kiểm tra và đảm bảo chất lượng thuỷ sản – NXB Nông nghiệp, 2000.
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam – Vệ sinh trong các XN chế biến thuỷ sản – NXB Nông nghiệp, 1999.
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam – Hướng dẫn kiểm soát các nguy hại trong chế biến thuỷ sản – NXB Nông nghiệp, 2000.
Dự án công nghệ sau thu hoạch thuỷ sản ASEAN _CANADA– Nhập môn HACCP cho các nhà chế biến thuỷ sản - NXB Nông nghiệp, 2000.
Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội – Báo cáo kết quả nghiên cứu các yếu tố điều kiện lao động, an toàn – vệ sinh lao động, sứckhoẻ, bệnh có liên quan đến nghề nghiệp của người lao động làm việc trong Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Ninh, kiến nghị một số giải pháp cải thiện, 10/2001.
DANIDA _ SEAQIP – Kiểm toán năng lượng Công ty Cổ phần chế biến thuỷ sản xuất khẩu Quảng Ninh, 10/2002.
DANIDA _ SEAQIP - Đào tạo thực hành Sản xuất sạch hơn trong các xí nghiệp chế biến thuỷ sản, 10/2003.
Dự án cải thiện chất lượng và xuất khẩu thuỷ sản_ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam – Xử lý nước thải trong công nghiệp thuỷ sản – NXB Nông Nghiệp
UNEP – Cleaner production assessment in fish processing , 1998.
http:\\www.nea.gov.vn.