Những vấn đề nêu trong Thư quản lý này được chúng tôi đưa ra sau khi tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính năm 2003 cho Công ty ABC sau đây gọi tắt là Công ty. Thư quản lý này nhằm lưu ý Ban Lãnh đạo Công ty về những điểm yếu tồn tại trong hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty, giúp Công ty hoàn thiện hơn trong công tác kế toán và kiểm soát hoạt động của mình tốt hơn.
Hệ thống sổ sách, chứng từ chưa đúng theo quy định của Chế độ kế toán hiện hành: sổ chi tiết một số tài khoản như: TK 33,211 chưa áp dụng theo Quyết định 1141/QĐ-BTC ngày 01/11/1995 mà lại áp dụng thao Quyết định số 999- TC/ CĐkiểm toán ngày 2/11/0996 của Bộ Tài chính là chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp không phù hợp với laọi hình hoạt động của Công ty. Một số sổ chi tiết chưa hạcht oán tài khoản đối ứng.
Sổ sách còn tẩy xoá bằng bút phủ, khi sửa chữa không áp dụng một trong ba phương pháp của chế độ kế toán hiện hành. Một số chứng từ chưa có đầy đủ chữ ký, một số khoản chi chưa có hoá đơn
Ý kiến của kiểm toán viên: Đề nghị Công ty thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
Báo cáo tài chính năm 2003 do đơn vị lập ra chưa đủ chi tiết theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 55/2002/TT – BTC ngày 26/06/2002 hướng dẫn chế độ kế toán đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn 04 Chuẩn mực Kế toán.
Ý kiến của kiểm toán viên: Đề nghị Công ty nghiên cứu thêm quy định chế độ Báo cáo tài chính để lập đủ và đúng cho những năn tiếp theo.
Có một số nghiệp vụ ghi chép không đúng kỳ: Chi phí điện thoại tháng 11,12 của năm 2003 hạch toán sang tháng 1 năm 2004 và ngược lại chi phí điện thoại của tháng 01/2003 bị hạch toán vào chi phí của năm 2003.
Đối với tiền gửi ngân hàng có số dư bằng ngoại tệ, cuối kỳ Công ty chưa đánh giá lại chênh lệch tỷ giá cuối kỳ.
Trong năm 2003, Công ty ký hợp đồng thuê nhà xưởng của Công ty TNHH Nam Hoà với thời hạn hợp đồng là 18 tháng, sau đó cho các công ty vệ tinh thuê với thời hạn thuê là 18 tháng. Tuy nhiên, Công ty đã hạch toán số tiền thu cả 18 tháng của các công ty vệ tinh vào thu nhập khác trong năm 2003. Công ty hạch toán như vậy là chưa đúng với chế độ kế toán hiện hành về ghi nhận thu nhập, thu nhập pháy sinh của kỳ nào thì ghi nhận trong kỳ đó. Như vậy, Công ty chỉ được ghi nhận số tiền thu cho thuê nhà xưởng vào thu nhập khác phát sinh trong năm 2003 kể từ tháng 11/2003.
Ý kiến của kiểm toán viên: Năm 2003 kiểm toán viên đã điều chỉnh một số nghiệp vụ trọng yếu. Đề nghị Công ty sửa đổi cho những năm sau.
Các khoản vay ngắn hạn của Công ty tính đến thời điểm 31/12/03 là các khoản vay của cá nhân trong Công ty, các khoản vay này không có thời hạn cũng như lãi suất. Hầu hết các khoản vay này đầu có Hợp đồng vay vốn tuy nhiên các yếu tố trên Hợp đồng chưa được thể hiện đầy đủ. Số dư tại ngày 31/12/03 về khoản vay ngắn hạn với Ông Gong Di Huan (72.774.000đ) chỉ có Giấy biên nhận ngày 07/06/2003, chưa có Hợp đồng hoặc khế ước vay.
Ý kiến của kiểm toán viên: Đề nghị Công ty bổ sung hoàn thiện.
Thư quản lý là các nhận xét về những điểm còn tồn tại và những gợi ý của chúng tôi nhằm trợ giúp Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc điều hành Công ty hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nộ bộ cũng như Hệ thống kế toán của Công ty.
Tuy nhiên, các vấn đề nêu ra ở đây có được là do việc thực hiện các phương pháp kiểm toán thông thường, được xây dựng nhằm mục đích chủ yếu là cho phép chúng tôid dưa ra các ý kiến nhận xét về Báo cáo tìa chính của Công ty. Do đó, các nhận xét và gợi ý này không thể bao hàm tất cả những điểm yếu có thể có của Hệ thống kiểm soát nội bộ và Hệ thống kế toán của Công ty.
100 trang |
Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty cổ phần kiểm toán và định giá Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc thành các khoản mục trên báo cáo tài chính. Với cách tiếp cận kiểm toán báo cáo tài chính theo khoản mục, việc nhận diện các đối tượng kiểm toán đơn giản hơn so với kiểm toán báo cáo tài chính theo chu trình. Khác với kiểm toán theo chu trình có đối tượng liên quan đến nhiều khoản mục, kiểm toán theo khoản mục có đối tượng chỉ là khoản mục được kiểm toán. do vậy, công việc kiểm toán được xác định cụ thể, dễ dàng hơn cho các kiểm toán viên trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, kiểm toán báo cáo tài chính theo khoản mục cũng có một số hạn chế nhất định.
Trước hết, do kiểm toán báo cáo tài chính theo khoản mục không kết hợp được các khoản mục có mối liên hệ với nhau vào một phần hành nên khối lượng công việc cần thực hiện lớn, nội dung kiểm tra có thể bị chồng chéo, thậm chí các kiểm toán viên phải kiểm tra cả những vấn đề mà các kiểm toán viên khác đã kiểm tra.
Thứ hai, kiểm toán báo cáo tài chính theo khoản mục thường ít chú trọng đến việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Ngược lại, đối với kiểm toán báo cáo tài chính theo chu trình, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là một nội dung rất quan trọng. Việc thực hiện các thủ tục kiểm soát để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết. Cụ thể, nếu hệ thống kiểm soát của đơn vị được đánh giá là hữu hiệu thì kiểm toán viên sẽ tăng cường các thủ tục kiểm soát và giảm số lượng các thủ tục kiểm tra chi tiết. Vì vậy, kiểm toán báo cáo tài chính theo khoản mục thường có quy mô kiểm tra chi tiết lớn hơn kiểm toán theo chu trình.
Thứ ba, các thủ tục kiểm tra chi tiết trong kiểm toán báo cáo tài chính theo khoản mục thường chỉ tiến hành với từng tài khoản, còn đối với kiểm toán theo chu trình, kiểm tra chi tiết hướng tới các mục tiêu kiểm toán cụ thể. Do đó kiểm toán báo cáo tài chính theo chu trình có tính logic hơn và mang tính tổng hợp hơn so với kiểm toán báo cáo tài chính theo khoản mục.
Kiểm toán chi phí sản xuất do Công ty VAE thực hiện là kiểm toán theo khoản mục nên có những ưu điển và hạn chế chung của kiểm toán báo cáo tài chính theo khoản mục.
2. Đánh giá về thực tế kiểm toán chi phí sản xuất do Công ty VAE thực hiện
2.1. Đánh giá chương trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất Công ty VAE áp dụng
Chương trình kiểm toán được xem là các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ tốt nhất cho các kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán. Nó giúp kiểm toán viên định hướng các công việc cần thực hiện, đồng thời đảm bảo nội dung kiểm toán không bị trùng lắp. Không những thể, chương trình kiểm toán còn giúp người xem xét hồ sơ kiểm toán có thể hiểu được các bước công việc mà kiểm toán viên đã thực hiện trong quá trình kiểm toán.
Hiện nay, Công ty VAE cũng như 1 số các công ty kiểm toán khác tại Việt Nam đang sử dụng hệ thống chương trình kiểm toán được xây dựng dựa trên cơ sở sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật của liên minh Châu Âu. các chương trình kiểm toán này được đánh giá là rất phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên vẫn tồn tại một số mặt hạn chế nhất định.
Thứ nhất, trong chương trình kiểm toán không thấy quy định về việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, việc thực hiện các thủ tục kiểm soát cũng như việc đánh giá rủi ro đối với từng khoản mục. Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ để từ đó xác định mức độ rủi ro kiểm soát và rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận đựoc đối với từng khoản mục có một ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình thực hiện kiểm toán. Qua việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục chi phí sản xuất của đợn vị khách hàng cho thấy hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục này có hiệu quả thì kiểm toán viên có thể giảm bớt các thủ tục kiểm tra chi tiết, tiết kiệm thời gian và chi phí cho công ty kiểm toán.
Thứ hai, trong chương trình kiểm toán cũng không đưa ra các thủ tục kiểm toán số dư đầu năm đối với những khách hàng lần đầu kiểm toán.
Thứ ba, trong chương tình kiểm toán chưa có các thủ tục kiểm tra tính đúng kỳ của khoản mục chi phí sản xuất.Tính đúng kỳ của khoản mục chi phí sản xuất có thể sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác của khoản mục chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, do đó ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.
Thứ tư, mặc dù chương trình kiểm toán này được đánh giá là khá chặt chẽ và phù hợp, tuy nhiên đó là chương tình cho mọi khách hàng. Mặt khác mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc điểm khác nhau, do đó đối với một số loại hình doanh nghiệp thì việc thực hiện chương trình kiểm toán này chưa thực sự hiêụ quả.
2.2. Đánh giá việc thực hiện chương trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất
a) Đánh giá việc lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch là một trong ba giai đoạn của cuộc kiểm toán, tuy nhiên việc lập kế hoạch tại Công ty VAE chưa được chú trọng.
Việc lựa chọn các nhân viên kiểm toán tại Công ty VAE luôn đảm bảo các khách hàng thường xuyên được kiểm toán bởi một số nhận viên nhất định. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho cả công ty kiểm toán và đơn vị khách hàng. Tuy nhiên, Công ty còn có sự thay đổi về nhân sự trong từng cuộc kiểm toán. Việc thay đổi nhân sự không những ảnh hưởng đến kế hoạch về thời gian kiểm toán mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc kiểm toán cũng như mối quan hệ với khách hàng.
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, việc thực hiện các thủ tục phân tích cũng chưa được chú trọng. Kiểm toán viên chỉ phân tích sơ qua một số chỉ tiêu quan trọng trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và thu thập một số tỷ suất sơ bộ về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kết quả của các thủ tục này cũng rất ít khi được thể hiện trên các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên.
b) Đánh giá việc thực hiện kiểm toán
Việc kiểm tra sự hiện hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty VAE không sử dung bảng câu hỏi hệ thống kiểm soát nội bộ mà sử dụng các phương pháp điều tra, phỏng vấn, kết hợp với thu thập tài liệu, sau đó kiểm toán viên tổng hợp lại các bằng chứng thu thập được dưới dạng tóm tắt chất lọc trên các giấy tờ làm việc. Cách làm này có ưu điểm là đơn giản, dễ hiểu nhưng hiệu quả không cao, không thấy được điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ đơn vị khách hàng.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, các thủ tục phân tích cũng được kiểm toán viên sử dụng rất ít mà chủ yếu là phân tích xu hướng biến động cuả khoản mục chi phí sản xuất thông qua các bảng tính chênh lệch chi phí sản xuất qua các tháng trong năm và năm nay so với năm trước. Do đó kết quả phân tích chưa mô tả được sự biến động của khoản mục chi phí sản xuất trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác.
Hơn nữa, kiểm toán viên thường sử dụng số liệu của nội bộ đơn vị được kiểm toán mà ít kết hợp với việc phân tích trong mối quan hệ với các số liệu khác cùng ngành. Điều đó sẽ làm giảm tính khách quan trong đánh giá ban đầu của kiểm toán viên về khoản mục được kiểm toán.
Mặt khác, sau khi phân tích, kiểm toán viên không thường xuyên lưu lại trên các giấy tờ làm việc các nội dung phân tích, đặc biệt là đối với phân tích tỷ suất. Điều này gây khó khăn cho việc soát xét, đánh giá kết quả làm việc của kiểm toán viên sau này.
Về phương pháp chọn mẫu kiểm toán: Công ty VAE thường tiến hành chọn mẫu theo 2 cách:
Chọn ra 1 số nghiệp vụ trong mỗi tháng của niên độ và tiến hành kiểm tra chi tiết. Số lượng nghiệp vụ chọn trong mỗi tháng tuỳ thuộc vào từng đợn vị khách hàng. Cách chọn này tuy đơn giản, tiết kiệm thời gian nhưng mẫu được có tính đại diện không cao bởi khả năng có mặt của các nghiệp vụ trong mẫu chọn không đồng đều.
Chọn theo nguyên tắc số lớn có nghĩa là các nghiệp vụ có số dư lớn sẽ có cơ hội được chọn trước. Mặt khác, kiểm toán viên cũng dựa trên kinh nghiệm của mình để tiến hành chọn các nghiệp vụ có nội dung không rõ ràng và điều này hoàn toàn mang tính xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Trong trường hợp đối với khách hàng thường xuyên thì nguyên tắc chọn mẫu này rất dễ bị khách hàng nắm bắt. Ngoài ra, đối khi không chắc chắn sai sót xảy ra ở những nghiệp vụ có số dư lớn mà lại xảy ra ở những nghiệp vụ có số dư nhỏ nhưng tần suất sai sót lại tương đối lớn.
c) Đánh giá giai đoạn kết thúc kiểm toán
Tại Công ty VAE, việc soát xét các giấy tờ làm việc được thực hiện bởi người phụ trách chung công việc kiểm toán. Tuy nhiên việc soát xét mới chỉ quan tâm đến những vấn đề tính đầy đủ của các bằng chứng kiểm toán, tính chính xác của các số liệu thu thập, những vấn đề sẽ ghi nhận trong Thư quản lý mà không quan tâm đến tính tuân thủ trong cách trình bày giấy tờ làm việc của kiểm toán viên. Cụ thể, người phụ trách công việc kiểm toán không thường xuyên nhắc nhở các thành viên trong nhóm hoàn thiện đâỳ đủ các yếu tố trên giấy tờ làm việc như tên người thực hiện, ngày tháng thực hiện, nội dung công việc…
Sau khi soát xét và tổng hợp các giấy tờ làm việc, người phụ trách kiểm toán đưa ra kết luận cuối cùng về kiểm toán đối với khoản mục chi phí sản xuất. Tuy nhiên, việc soát xét kết luận kiểm toán đối voới các khoản mục chưa được thực hiện bởi một người độc lập thứ ba nhằm đảm bản tính khách quan trong kết luận kiểm toán.
II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí sản xuất trong kiểm toán báo cáo tài chính
1. Tính tất yếu phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất
Chính phủ Việt Nam đã thông qua chiến lược hội nhập với nền kinh tế thế giới trong suốt thập niên vừa qua.Thực hiện chính sách đổi mới từ năm 1986 Việt Nam mở cửa hội nhập với khu vực và quốc tế đồng thời thực hiện các cải tổ cần thiết ở trong nước một cách có hệ thống. Trước hết đó là việc tự do hoá thương mại nội địa, cải cách các xí nghiệp quốc doanh, đa dạng hoá sở hữu, cải cách hệ thống tài chính hướng đến các hoạt động thị trường và thu hút đầu tư nước ngoài xem. Năm 1993,Việt nam đã bình thường hoá quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế(IMF), Ngân hàng thế giới(WB), Ngân hàng phát triển châu á(ADB). Ngày 28/7/1995, Việt Nam trở thành thành thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam á(ASEAN) và ngày 15/12/1995, Việt Nam chính thức tham gia Khu vực mậu dịch tự do châu á(AFTA) bằng việc ký kết thoả ước về Chương trình ưu đãi thuế quan(CEPT). Ngày 18/11/1998, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức hợp tác kinh tế châu á-Thái Bình Dương(APEC).Ngày 13/7/2000 Việt Nam ký Hiệp định thương mại song phương với Mỹ và năm 2001 Quốc hội hai nước đã phê chuẩn hiệp định đó, có hiệu lực thi hành từ 12/2001. Hiện nay, Việt Nam đang tham gia vào việc đàm phán song phương và đa phương để gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Một khi tham gia vào WTO, vị trí thương mại củaViệt Nam sẽ được nâng cao đáng kể trên thương trường thế giới vì WTO chiềm đến 90% khối lượng thương mại thế giới. Tuy nhiên những thách thức mà Việt Nam phải đối đầu là vô cùng lớn lao.
Trong bối cảnh tiến trình hội nhập quốc tế đang diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ như vậy, trong những năm gần đây, thị trường dịch vụ kiểm toán nước ta cũng có những bước phát triển vượt bậc. Chúng ta đã bước đầu tạo ra những điều kiện pháp lý cần thiết bằng việc ban hành 27 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Luật kế toán và 10 Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Những thay đổi đó đã góp phần quan trọng đưa hoạt động kiểm toán nước ta từng bước hội nhập với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu bước đầu đó thì thực trạng hoạt động kiểm toán ở nước ta còn rất nhiều bất cập và yêu cầu phải được đổi mới hoàn thiện.
Hoàn thiện hoạt động kiểm toán cũng chính là hoàn thiện từng bộ phận cấu thành của một cuộc kiểm toán. Do đó là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ một cuộc kiểm toán nào, quy trình kiểm toán chi phí sản xuất cũng đòi hỏi phải được hoàn thiện hơn nữa nhằm thích ứng với sự đa dạng các loại hình doanh nghiệp và đáp ứng yêu cầu hội nhập hoạt động kế toán, kiểm toán thế giới.
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chi phí sản xuất trong kiểm toán báo cáo tài chính
2.1. Kiến nghị đối với Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam
Kiến nghị thứ nhất : Về đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên căn cứ vào những thông tin thu thập về hệ thống kiểm soát nội bộ, về tình hình kinh doanh của khách hàng để đánh giá trọng yếu và rủi ro. Thực tế kiểm toán viên thường chỉ đánh giá khoản mục nào là trọng yếu. Tính trọng yếuđược đánh giá mang tính chất định tính, tuy nhiên nếu không gắn liền với mức định lượng nào đó trong thực tế một khách hàng thì không có căn cứ phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục và như vậy kiểm toán viên sẽ khó xác định được số lượng và chất lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập.
Do vậy, khi đánh giá trọng yếu, Công ty nên dựa trên cả hai mặt định tính và định lượng và căn cứ vào một chỉ tiêu nào đó như quy mô doanh nghiệp, quy mô nghiệp vụ kinh tế phát sinh, doanh thu….Ví dụ xác định trọng yếu căn cứ vào doanh thu:
Bảng 31: Căn cứ xác định mức độ trọng yếu theo doanh thu
Doanh thu (USD)
Mức xác định (%)
Tới 500.000
4
600.000
3,5
700.000
3,2
800.000
3
900.000
2,5
1.000.000
2
2.000.000
1,5
6.000.000
1
10.000.000
0,8
50.000.000
0,7
300.000.000
0,6
Trên100.000.0000
0,5
Kiến nghị thứ hai: Tăng cường và nâng cao hiệu quả thực hiện các thủ tục kiểm soát và các thủ tục phân tích
Tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng theo đánh giá thì trong thời gian sắp tới đây, cùng với xu thế hội nhập và phát triển, những rủi ro cố hữu của nền kinh tế sẽ giảm xuống, hiệu lực trong thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ được nâng cao, thủ tục kiểm soát sẽ phát huy được vai trò của mình nhằm nâng cao hiệu năng và hiệu quả của cuộc kiểm toán. Và khi đó thì việc đưa ra các kết luận kiểm toán dựa trên các thủ tục kiểm soát và các thủ tục phân tích là điều tất yếu. Thực tế công tác kiểm toán tại Công ty VAE cho thấy, Công ty luôn chủ trương thực hiện rất ít các thủ tục kiểm soát và thủ tục phân tích. Đây là một hạn chế rất lớn làm giảm hiệu quả của cuộc kiểm toán.
Để tăng cường các thủ tục kiểm soát, Công ty nên xây dựng Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ. Đối với mỗi phần hành kiểm toán khác nhau nên có bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ riêng cho phần hành đó. Ưu điểm của phương pháp này là cho thấy sự đa dạng của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với từng phàan hành khác nhau. Bảng câu hỏi có thể được lập đơn giản với các câu hỏi có tính chất trả lời nhanh: có, không. Đối với khoản mục chi phí sản xuất, bảng câu hỏi có thể được thiết kế như sau:
Bảng số 32: Đề xuất các thủ tục kiểm soát đối với
chi phí sản xuất
Nội dung câu hỏi
Có
Không
Ghi chú
Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
1. Có xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật về tiêu hao vật tư, định mức dự trữ nguyên vật liệu tồn kho hay không?
2. Có tổ chứ quản lý và theo dõi sản xuất ở từng bộ phận sản xuất hay không?
3. Có thiết lập dự toán chi phí nguyên vật liệu cho từng bộ phận sản xuất hay không?
4. Có mở sổ theo dõi chi tiết chi phí nguyên vật liệu theo từng bộ phận sử dụng hay không?
5. Có đối chiếu thường xuyên giữa bộ phận sản xuất, bộ phận kho và bộ phận kế toán không?
6. Có thực hiện kiểm kê nguyên vật liệu cuối kỳ hay không?
7. Có đối chiếu kết quả kiểm kê thực tế với số liệu sổ sách kế toán và thực hiện điều chỉnh nếu có chênh lệch hay không?
Đối với chi phí nhân công trực tiếp
1. Việc tuyển dụng nhân viên, nâng cấp, nâng bậc, khen thưởng có được lãnh đạo đơn vị phê duyệt hay không?
2. Bộ phận nhân sự có được thông báo thường xuyên về việc châms dứt hợp đồng lao động hay không?
3. Người chấm công lao động của bộ phận sản xuất có độc lập với bộ phận kế toán không?
4. Bộ phận kế toán và bộ phận sản xuất có thường xuyên đối chiếu về số lượng nhân viên và ngày công lao động trên bảng tính lương và bảng thanh toán lương hay không?
5. Các bảng thanh toán có được phê duyệt bởi người có thẩm quyền trước khi thanh toán hay không?
6. Có xây dựng chế độ khen thưởng, khuyến khiách sản xuất hay không?
7. Có xây dựng định mức đơn giá tiền lương không?
Đối với chi phí sản xuất chung
1. Có đối chiếu thường xuyên giữa bộ chi phí sản xuất theo định mức và thực tế không?
2. Có sự rà soát tỷ lệ phân bổ các khoản chi phí sản xuất chungcho các đơn đặt hàng, tính toán lại chi phí đã phân bổ hay không?
3. Có sử dụng mã hoá tài khoản đối với chi phí sản xuất chung không?
4. Đơn vị có áp dụng nguyên tắc phân bổ chi phí sản xuất chung theo một tiêu thức nào đó không?
5. Việc theo dõi chi phí sản xuất chung trên bảng tính giá thành và trên sổ chi tiết có được thực hiện thường xuyên hay không?
Để nâng cao hiệu quả các thủ tục phân tích, ngoài các tỷ suất đã được sử dung, kiểm toán viên có thể sử dụng thêm một số tỷ suất khác như:
Tỷ suất chi phí sản xuất / Lợi nhuận
Tỷ suất chi phí sản xuất / Doanh thu
Tỷ suất chi phí sản xuất cố định/ Tổng khối lượng sản phẩm hoàn thành
Tỷ suất chi phí sản xuất biến đổi/ Tổng khối lượng sản phẩm hoàn thành
Hơn nữa, kiểm toán viên nên ghi chép lại các kết quả phân tích trên giấy tờ làm việc để làm căn cứ cho việc kiểm soát chất lượng kiểm toán. Thủ tục phân tích có thể được thực hiện trên giấy tờ làm việc qua các bảng biểu hay bằng đồ thị (nếu các kiểm toán viên tiến hành phân tích theo các tháng trong năm). Sử dụng đồ thị để biểu diễn kết quả phân tích giúp kiểm toán viên có thể nhận biết rõ sự biến đổi của chi phí trong năm.
Kiến nghị thứ ba: Vấn đề cách thức chọn mẫu kiểm toán
Đối với khoản mục chi phí sản xuất, kiểm toán viên có thể tiến hành chọn mẫu theo phương pháp dựa trên bảng số ngẫu nhiên bởi đối tượng của mẫu phần lớn là các chứng từ được đánh số. Cách chọn mẫu này tuy chiếm một lượng thời gian nhất định nhưng lại có ưu điểm là mọi phần tử trong tổng thể đều có thể được chọn vào mẫu.
Bảng số ngẫu nhiên là bảng kê các con số độc lập (mỗi con sô có 5 chữ số) được xếp theo kiểu ngẫu nhiên bàn cờ. Hội đồng thương mại liên quốc gia đã đưa ra bảng số ngẫu nhiên gồm 105.000 số ngẫu nhiên thập phân. Bảng gồm 8 cột (chẵn và lẻ) và bảng trích có 31 hàng bắt đầu từ dòng 1000 và kết thúc là dòng 1030. Quá trình chọn bao gồm các bước sau:
Bước 1: Định dạng các phần tử (định lượng đối tượng kiểm toán bằng con số duy nhất) chẳng hạn như số thứ tự của các phiếu chi nhất định
Bước 2: Xác định quan hệ giữa các phần tử đã định dạng với số ngẫu nhiên trong bảng số ngẫu nhiên.
Nếu số chữ số của các phần tử đã định dạng là 5 thì lấy nguyên số ngẫu nhiên trong bảng số ngẫu nhiên.
Nếu số chữ số của các phần tử đã định dạng là nhỏ hơn 5 thì kiểm toán viên phải xác định trước xem lấy chữ số đầu hay chữ số cuối trong bnảg số ngẫu nhiên.
Nếu số chữ số của các phần tử đã định dạng là lớn hơn 5 thì kiểm toán viên sẽ lấy tràn sang cột bên cạnh sau khi lấy nguyên cột thứ nhất.
Bước 3: Xác định lộ trình (xác định hướng đi trong bảng số ngẫu nhiên: Từ trên xuống, từ dưới lên, từ trái qua phải hay từ phải qua trái).
Bước 4: Chọn điểm xuất phát
Chọn điểm xuất phát là việc xác định số ngẫu nhiên đầu tiên trong hành trình lấy mẫu đã định. Nguyên tắc cơ bản của việc chọn là đảm bảo tính ngẫu nhiên, tránh lặp lại theo thói quen cũ của kiểm toán viên và tránh khả năng phỏng đoán của khách hàng về mẫu chọn. Kiểm toán viên có thể chọn điểm xuất phát bằng cách chấm ngẫu nhiên vào một điểm nào đó trong bảng số ngẫu nhiên và chọn số gần nhất điểm đó làm điểm xuất phát.
Kiến nghị thứ tư: Vấn đề kiểm toán đối với các số dư đầu năm tài chính
Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 510, đoạn 02 quy định: “Khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên, kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm đảm bảo:
1. Số dư đầu năm không có sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính năm nay
2. Số dư cuối năm của năm tài chính trước được kết chuyển chính xác hoặc được phân loại một cách phù hợp trong trường hợp cần thiết
3. Chế độ kế toán đã được áp dụng nhất quán hoặc các thay đổi về chế độ kế toán đã được điều chỉnh trong Báo cáo tài chính và trình bày đầy đủ trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính”.
Thực tế cống tác kiểm toán của Công ty VAE tại Công ty ABC và Công ty XYZ đều cho thấy: toàn bộ số liệu đầu năm kiểm toán viên sử dụng đánh giá đều là số liệu theo ghi nhận của đơn vị khách hàng. Công ty VAE đã không thực hiện kiểm toán lại các số dư đó và ghi nhận đó là một giới hạn phạm vi kiểm toán trong Báo cáo kiểm toán.
Để giải quyết vấn đề này, Công ty nên xây dựng các thủ tục kiểm toán đối với số dư đầu năm của những khách hàng lần đầu kiểm toán. Cụ thể, kiểm toán viên xem xét các số dư đầu năm có được phản ánh theo đúng chế độ kế toán được áp dụng năm trước và được áp dụng nhất quán trong năm nay hay không. Nếu có sự thay đổi, kiểm toán viên phải kiểm tra quyết định thay đổi cũng như giải trình về sự thay đổi đó.
Nếu Báo cáo tài chính năm trước của đơn vị đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán khác, kiểm toán viên có thể kiểm tra số dư đầu năm bằng cách đối chiếu số dư trên Báo cáo tìa chính của đơn vị với Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm trước.
Nếu Báo cáo tài chính năm trước chưa được kiểm toán hoặc đã được kiểm toán nhưng kiểm toán viên không tin tưởng vào kết quả kiểm toán đó, kiểm toán viên sẽ thực hiện một số thủ tục kiểm toán khac như giám sát kiểm kê thực tế, đối chiếu số lượng nhập xuất trong năm để tính ra số dư cuối năm, gửi thư xác nhận v.v…
Kiến nghị thứ năm: Vấn `đề quản lý, sử dụng và ghi chép trên các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 230 quy định: “Kiểm toán viên phải thu thập và lưu trong hồ sơ mọi tài liệu, thông tin cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán đủ làm cơ sử cho việc hình thành ý kiến kiểm toán của mình và chứng minh rằng cuộc kiểm toán đã được thực hiện theo đúng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận)”.
Như vậy, giấy tờ làm việc của kiểm toán viên không chỉ là phương tiện thể hiện nội dung các công việc kiểm toán đã thực hiện mà còn là cơ sở cho các ý kiếnkt của kiểm toán viên. Trong kiểm soát nội bộ của công ty kiểm toán, giấy tờ làm việc còn là căn cứ để đánh giá kết quả làm việc của ccs kiểm toán viên, là căn cứ để soát xét chất lượng kiểm toán. Việc xây dựng và sử dụng một hệ thống giấy tờ làm việc đầy đủ, khoa học sẽ góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán.
Công ty VAE chưa thiết kế được hệ thống giấy tờ làm việc đầy đủ, chi tiết cho từng nội dung công việc, việc sắp xếp các giấy tờ làm việc trong hồ sơ kiểm toán đôi khi còn lộn xộn, chưa đảm bảo yếu cầu nội bộ của Công ty. Khi kiểm tra chi tiết cũng như khi so sánh giá trị của số liệu kỳ này với kỳ trước, đôi khi kiểm toán viên không ghi chép lên các giấy tờ làm việc, có khi ghi cả bằng bút chì. Điều này sẽ khiến cho quá trình kiểm tra sau này gặp phải một số khó khăn nhất định.
Vì vậy, trong thời gian tới, Công ty nên xây dựng một hệ thống giấy tờ làm việc riêng. Hệ thống giấy tờ làm việc phải chi tiết cho từng công việc kiểm toán như loại giấy tờ ghi chép nội dung phỏng vấn khách hàng, loại giấy tờ ghi chép kết quả kiểm tra đối chiếu sổ sách, báo cáo kế toán, loại giấy tờ ghi chép nội dung kiểm tra chi tiết chứng từ, loại giấy tờ ghi chép kết luận về mục tiêu kiểm toán, loại giấy tờ ghi chép các bút toán điều chỉnh…Việc phân rõ giấy tờ làm việc như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, đối chiếu, soát xét quá trình thực hiện kiểm toán.
Ngoài ra, người phụ trách kiểm toán nên nhắc nhở các thành viên trong nhóm hoàn thiện giấy tờ làm việc của mình trước khi kết thúc kiểm toán để đảm bảo mọi thông tin cần thiết đều được ghi chép đầy đủ. Công ty có thể sử dụng mẫu bảng biểu sau để kiểm tra số chênh loch.
Với những khoản chênh lệch đã xác minh rõ ràng trong quá trình kiểm tra, nên đưa vàp Bảng kê chênh lệch theo mẫu sau:
Bảng kê chênh lệch
Chứng từ
Diễn giải
Chênh loch
Ghi chú
SH
NT
Sổ sách
Thực tế
Chênh lệch
………..
Vơi những khoản chênh lệch chưa được xác minh rõ ràng trong quá trình kiểm tra, nên đưa vào Bảng kê xác minh theo mẫu sau:
Bảng kê xác minh
Chứng từ
Diễn giải
Số tiền
Đối tượng xác minh
Ghi chú
SH
NT
Trực tiếp
Gián tiếp
………..
Kiến nghị thứ sáu: Nâng cao trình độ của kiểm toán viên
Vấn đề đào tạo nâng cao chất lượng nhân viên là một vấn đề không bao giờ cũ. Hoạt động kinh tế ngày càng có nhiều biến đổi, các kiểm toán viên bên cạnh việc tự trau dồi những kiến thức của bản thân thì cũng cần được đào tạo, bồi dưỡng thêm nghiệp vụ bởi nhiều chuyên gia, tổ chức trên thế giới. Có như vậy kiểm toán viên mới có đủ năng lực để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Tuy rằng hiện tại, Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam đã có một đội ngũ kiểm toán viên có trình độ cao trong đó có 11 kiểm toán viên cấp Nhà nước. Nhưng con số đó quả là nhỏ bé trước sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ kiểm toán ở Việt Nam và những thách thức của tiến trình hội nhập và thị trường dịch vụ kiểm toán thế giới hiện nay. Vì vậy, vấn đề đào tạo, nâng cao trình độ cho kiểm toán viên là một vấn đề được đặt ra cấp thiết. Với một đội nhũ kiểm toán viên chuyên nghiệp thì việc thực hiện các cuộc kiểm toán theo chương trình kiểm toán đã đề sẵn sẽ mang lại hiệu quả rất cao. Bởi vì với kinh nghiệm trong công việc cộng với khả năng chuyên môn giỏi, kiểm toán viên sẽ giảm thiểu tối đa được khối lượng công việc mà vẫn đảm bảo tránh được rủi ro cho cuộc kiểm toán. Và đặc biệt là với chuyên môn vững chắc thì họ luôn luôn sẵn sàng và có khả năng tiếp nhận những kiến thức mới từ bên ngoài, đưa những kiến thức mới đó vào thực tiễn hoạt động kiểm toán. Từ đó họ sẽ đưa ra những đề xuất thay đổi chương trình kiểm toán cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.
Hơn nữa, với một kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vững chắc họ có khả năng tiếp cận được với các cách thức kiểm toán theo chu trình mà được đánh giá là phức tạp nhưng đem lại hiệu quả cao trong công việc.
2.2. Kiến nghị với các bên hữu quan
Bên cạnh nững yếu tố chủ quan, những yếu tố khách quan cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động kiểm toán của Công ty, trong đó vấn đề về môi trường pháp lý là một yếu tố có ảnh hưởng to lớn. Do vậy, em xin đưa ra một số ý kiến với các cơ quan chức năng của Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán. cụ thể như sau:
Từ năm 1991 đến nay, Chính phủ và các cơ quan chức năng đã lần lượt ban hành và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy làm căn cứ pháp lý cho hoạt động kiểm toán nói chung và cuộc kiểm toán tài chính nói riêng. Theo đó, 10 Chuẩn mực kế toán và 22 chuẩn mực kiểm toán lần lượt được ban hành.
Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, hệ thống văn bản pháp lý vẫn chưa đầy đủ tạo điều kiện không thuận lợi cho hoạt động kiểm toán. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán và kế toán mới chỉ ban hành được một số lượng ít ỏi, các quy định ban đầu về kiểm toán chưa được sửa đổi bổ sung kịp thời. Hệ thống này hoàn toàn chưa tương xứng với thị trường kiểm toán và chưa đồng bộ so với hệ thống pháp luật khác như: Luật đầu tư nước ngoài, Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật lao động….
Ngoài ra, các quy định pháp luật về trách nhiệm vật chất liên quan đến kết quả kiểm toán chưa được ban hành với những quy định cụ thể cũng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động kiểm toán. Do chưa phân định rõ trách nhiệm vật chất có liên quan đến kết quả kiểm toán nên các công ty kiểm toán thường chấp nhận kiểm tra chi tiết với số lượng lới mẫu chọn nhằm giảm rủi ro cho chính bản thân công ty, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng, hiệu quả hoạt động kiểm toán nói chung, do đó cũng ảnh hưởng gián tiếp đến kiểm toán chi phí sản xuất nói riêng.
Với những lý do trên, các cơ quan chức năng nên có sự quan tâm hơn nữa đến hoạt động kiểm toán nhằm tạo điều kiện nâng cao hiệu quả, hiệu năng công tác kiểm toán. Cụ thể:
Về giáo dục, chương trình du học bằng Ngân sách Nhà nước cần mở rộng và có những chính sách ưu tiên nhất định đối với các kiểm toán viên và các nhân viên có năng lực hiện đang làm tại các công ty kiểm toán.. Đồng thời Bộ Giáo dục kết hợp với Bộ Tài chính và các trường Đại học các học viện trong nước và quốc tế thiết lập chương trình đào tạo CPA quốc tế vào Việt Nam.
Hiện nay có tình trạng xảy ra đối với hầu hết các ngành là số liệu thống kê chưa đầy đủ, độ tin cậy chưa cao. Bởi vậy, kiểm toán viên không thể sử dụng so sánh dữ liệu của doanh nghiệp với dữ liệu chung của ngành để đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thay vào đó, kiểm toán viên sử dụng các kỹ thuật khác để đánh giá. Điều này ảnh hưởng đến hiệu năng và hiệu quả hoạt động kiểm toán. Để cải thiện tình trạng này, Tổng cục thống kê, các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp, đơn vị có liên quan trong cả nước cần có sự phối hợp nhịp nhàng để đảm bảo có được những số liệu thống kê ngành đầy đủ tin cậy.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có chuẩn mực, nguyên tắc cụ thể hướng dẫn quy định cho kiểm toán chi phí sản xuất nên trong quá trình kiểm toán các kiểm toán viên mới chỉ tuân theo những chuẩn mực, nguyên tắc chung và chương trình kiểm toán công ty áp dụng. Việc chưa có chuẩn mực, nguyên tắc cụ thể sẽ không tạo được một căn cứ chuẩn mực cho việc đánh giá kết quả kiểm toán của kiểm toán viên nên sẽ khó cho việc tự đánh giá hoàn thiện công tác kiểm toán chi phí sản xuất hiện nay.
Vì vậy, Bộ Tài chính nên kết hợp với các cơ quan, tổ chức để ban hành một chuẩn mực cụ thể cho kiểm toán chi phí sản xuất. Vì nếu có một chuẩn mực cụ thể, việc tiến hành kiểm toán và đánh giá kết quả sẽ được tiến hành có hiệu quả và do đó chất lượng kiểm toán chi phí sản xuất sẽ ngày càng được nâng cao.
Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng cần nhanh chóng xây dựng, ban hành các văn bản pháp lý có hiệu lực điều chỉnh toàn bộ hoạt động kiểm toán và kế toán, bổ sung hoàn chỉnh và tránh những mâu thuẫn hay thiếu minh bạch trong nội dung các quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho các kiểm toán viên thực hiện tốt công tác kiểm toán đúng theo những quy định hiện hành. Nhà nước cần xây dựng hành lang pháp lý tạo nên khung luật lệ cần thiết cho hoạt động kiểm toán như Luật, Pháp lệnh về kiểm toán trong đó quy định nguyên tắc tổ chức, đối tượng, nội dung kiểm toán,.. Riêng đối với vấn đề đối tượng kiểm toán cần có quy định chặt chẽ hơn đó là báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được kiểm toán viên độc lập xác nhận trước khi công khai. Nâng cao hơn nữa tính pháp lý của báo cáo kiểm toán.
Cần có sự thống nhất giữa các văn bản pháp quy của Nhà nước. Sự thống nhất phải được xuyên suốt từ trung ương đến địa phương, các tổ chức kinh doanh cũng như các cơ quan quản lý điều hành.
Như vậy, môi trường pháp lý tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thuận lợi cho tất cả các thành viên trong xã hội và đương nhiên hệ thống kiểm toán sẽ căn cứ vào các văn bản chế độ ban hành để thực hiện chức năng của mình, nâng cao hơn nữa tính chuẩn xác của số liệu kiểm toán. Khi đó kết quả kiểm tra giữa thuế, kiểm toán, thanh tra sẽ trở nên thống nhất giảm thiểu những thủ tục phiền hà cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra của Nhà nước. Đặc biệt trong giai đoạn tới khi thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động thì hoạt động kiểm toán là rất quan trọng để cung cấp các thông tin tài chính cho mọi người. Do đó, Nhà nước cần phải có một chính sách cần thiết cho hoạt động kiểm toán độc lập.
Trên đây là một số phân tích và kiến nghị của em nhằm hoàn thiện kiểm toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam với mong muốn đóng góp những nghiên cứu nhỏ bé của mình hoàn thiện hơn nữa chương trình kiểm toán tại Công ty. Khi đưa ra những kiến nghị này em mong muốn rằng các nhà lãnh đạo Công ty có những quan tâm nhất định về tính khả thi của nó, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hơn mô hình hồ sơ kiểm toán của Công ty, từng bước đưa Công ty phát triển hơn nữa, tạo dựng uy tín đối với khách hàng trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới.
Kết luận
Lý thuyết và thực tiễn kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất cho thấy việc thiết kế và thực hiện kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất đóng vai trò quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính. Để nâng cao chất lượng chất lượng kiểm toán cũng như để tăng uy tín của Công ty trên thị trường, vấn đề hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục này là một tất yếu khách quan. Điều đó đòi hỏi Công ty phải có cái nhìn đúng đắn để giải quyết vấn đề một cách khoa học và kinh tế nhất.
Luận văn của em là sự tổng hợp những lý thuyết đã học ở trường cùng những bài học kinh nghiệm đúc rút trong thời gian thứuc tập tại Công ty kiểm toán và định giá Việt Nam. Trên cơ sở đó em đã mạnh dạn đưa ra những ý kiến đề xuất có giá trị thực tiễn nhằm giúp Công ty hoàn thiện và nâng cao chất lượng kiểm toán đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội cũng như hội nhập với nền kiểm toán hiện đại thế giới.
Qua thời gian thực tập tại Công ty, em đã có được những kiến thức sâu hơn, rộng hơn về kiểm toán chi phí sản xuất cả lý thuyết lẫn thực hành và điều đặc biệt quan trọng là em có được kiến thức về các tiến hành một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính trong thực tế nói chung chứ không chỉ dừng lại ở kiểm toán một khoản mục chi phí sản xuất.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ từ phía Ban Lãnh đạo Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam, các anh chị kiểm toán viên trong phòng Kiểm toán- Tài chính, những người đã trực tiếp giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em tiếp cận và tìm hiểu thực tế. Đồng thời em xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Kế toán trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là THS. Phan Trung Kiên - người đã chỉ bảo và tận tình hướng dẫn em trong thời gian qua.
Phụ lục số 01: Chương trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất
Chương trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất
Khách hàng: Công ty ABC
Niên độ: 01/01/2003 đến 31/12/2003
Thủ tục
Người thực hiện
Ngày thực hiện
Tham chiếu
1. Các thủ tục phân tích
- Thu thập bảng tổng hợp giá thành, giá vốn hàng bán theo thàng và theo sản phẩm, phân xưởng.
- Tính giá thành bình quân đơn vị sản phẩm. So sánh giá thành đưon vị thực tế kỳ này với các kỳ trước và với kế hoạch
Việc so sánh đó nhằm mục đích xem xét có sự chênh lệch đột biến và quá lớn giữa kỳ này với các kỳ trước, giữa thực tế với kế hoạch về giá thành đơn vị hay không. Kiểm tra và phân tích thêm số chênh lệch là trọng yếu.
- So sánh sự biến động của từng khoản mục qua các tháng trong kỳ, năm nay so với năm trước, phân tích sự biến động.
- Xem xét sự biến động của chi phí sản xuất qua các tháng trong kỳ và giữa kỳ này với kỳ trước.
- So sánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ này với các kỳ kế toán trước, niên độ kế toán trước và kế hoạch (nếu có).
- So sánh đơn giá bình quân giữa chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ của sản phẩm dở dang với giá thành đơn vị nhập kho của thừng mặt hàng.
2.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chọn mẫu một số nghiệp vụ trên sổ kế toán (sổ chi tiết) đối chiếu với phiếu xuất vật tư để kiểm tra việc ghi sổ, hạch toán vào tài khoản chi pái có phù hợp và đúng đắn không?.
- Đối chiếu chọn mẫu phiếu xuất vật tư với yêu cầu sử dụng vật tư.
- Tính toán số lượng đơn vị vật liệu thực tế tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm có hợp lý không, bằng cách so sánh số lượng vật tư sử dụng thực tế với định mức tiêu hao vật tư để phát hiện chênh lệch bất hợp lý hoặc những sai số khả dĩ trong hạch toán (nếu có thể)
- Kiểm tra việc tính toán và phân bổ của các bảng phân bổ nguyên vật liệu, xem xét phương pháp tính giá áp dụng cho hàng tồn kho để tính giá xuất kho có hợp lý hay không?
- Khảo sát trực tiếp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Công việc này sẽ được thực hiện kết hợp với việc khảo sát chi tiết quá trình tính giá nguyên vật liệu xuất kho.
2.2. Đối với chi phí nhân công trực tiếp
- Được tiến hành cùng với khảo sát chi tiết khoản mục tiền lương và nhân sự.
- Xem xét, đối chiếu Bảng tính lương và các khoản trích theo lương với số liệu trên sổ cái tài khoản chi phí có phù hợp không.
- Tương tự như kiểm tra chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kiểm toán viên có thể tính toán, xác định, so sánh chi phí theo giờ công lao động thực tế với định mức lao động cho từng loại sản phẩm (nếu có thể).
2.3. Đối với chi phí sản xuất chung
- Kiểm tra chi tiết chi phí sản xuất chung sẽ phức tạp hơn so với các khoản mục trên. Nhưng thông thường, kiểm toán viên chủ yếu xem xét những khoản chi phí cơ bản với số tiền phát sinh lớn như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí khác bằng tiền, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân viên phân xưởng.
- Đối chiếu với kết quả kiểm tra phần tiền lương, nguyên vật liệu trực tiếp trên cơ sở phân tích chi phí muc ngoài.
- Đối chiếu kết quả kiểm tra phần chi phí khấu hao tài sản cố định được phân bổ vào chi phí sản xuất chung, kiểm tra các khoản chi phí sản xuất chung bằng tiền, kiểm tra phần công cụ, dụng cụ, vật liệu, tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn…đã hạch toán vào chi phí sản xuất chung.
Lưu ý: Xem đơn vị có hạch toán vào chi phí sản xuất chung các khoản chi phí dự phòng (dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi hay không).
2.4. Đối với chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
- Việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ không đúng đắn và hợp lý nhiều khi dẫn đến những sai sót đáng kể làm ảnh hưởng trọng yếu đến giá thành sản phẩm và kết quả kinh doanh cũng như giá vốn của hàng tồn kho. Vì vậy, kiểm toán viên cũng cần phải quan tâm đến khảo sát chi tiết việc đánh giá sản phẩm dở dang của khách hàng.
- Chứng kiến hoặc tham gia kiểm kê thực tế tịa thời điểm khoá sổ kế toán (nếu giá trị sản phẩm dở dang chiếm tỷ trong lớn trong Báo cáo tài chính). Thực hiện việc chọn mẫu kiểm kê, số mẫu chọn theo phương pháp chọn mẫu thông thường.
- Xem xét chi tiết kết quả kiểm kê vật chất sản phẩm dở dang cuối kỳ, có thể kiểm toán viên kiểm tra chọn mẫu một số chi tiết sản phẩm dở dang để xác định tính đúng đắn của kiểm kê sản phẩm dở dang.
- Xem xét phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang của doanh nghiệp như phương pháp sản lượng tương đương hay phương pháp tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, hoặc theo định mức….
- Xem xét cơ sở xác định sản phẩm dở dang.
- Đánh giá tính hợp lý của giá trị ghi sổ sản phẩm dở dang.
- So sánh giá trị ghi sổ với giá bán mà doanh nghiệp thực hiện tại thời điểm cuối năm (có thể tham khảo giá bán trong kỳ).
- Kiểm tra chi tiết các đối ứng bất thường của TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, giải thích đầy đủ các bút toán bất thường. Kiểm tra chọn mẫu hoặc chi tiết một số nghiệp vụ xuất kho.
Kết luận:
- Hoàn thiện giấy tờ làm việc (tham chiếu) và giả quyết những vấn đề còn tồn tại (nếu có).
- Đưa ra bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong Thư quản lý.
- Lập bảng tổng hợp nhận xét cho khoản mục thực hiện.
Phụ lục số 02: Thư quản lý
Lưu hành nội bộ giữa VAE và Ban Giám đốc Công ty ABC
Ngày 28/04/2004
THư quản lý
Kính gửi
Ông Hu Qi – Giám đốc
Ông Phạm Văn Yên – Phó Giám đốc thứ nhất
Ông Trần Đình Cung – Phó Giám đốc thứ hai
Ông Zhou Zhong Liang – Phó Giám đốc thư ba
Bà: Phạm Thị Thanh Hoàn – Kế toán trưởng
Công ty ABC
Thưa các Quý Ông (Bà)
Những vấn đề nêu trong Thư quản lý này được chúng tôi đưa ra sau khi tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính năm 2003 cho Công ty ABC sau đây gọi tắt là Công ty. Thư quản lý này nhằm lưu ý Ban Lãnh đạo Công ty về những điểm yếu tồn tại trong hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty, giúp Công ty hoàn thiện hơn trong công tác kế toán và kiểm soát hoạt động của mình tốt hơn.
Hệ thống sổ sách, chứng từ chưa đúng theo quy định của Chế độ kế toán hiện hành: sổ chi tiết một số tài khoản như: TK 33,211 chưa áp dụng theo Quyết định 1141/QĐ-BTC ngày 01/11/1995 mà lại áp dụng thao Quyết định số 999- TC/ CĐkiểm toán ngày 2/11/0996 của Bộ Tài chính là chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp không phù hợp với laọi hình hoạt động của Công ty. Một số sổ chi tiết chưa hạcht oán tài khoản đối ứng.
Sổ sách còn tẩy xoá bằng bút phủ, khi sửa chữa không áp dụng một trong ba phương pháp của chế độ kế toán hiện hành. Một số chứng từ chưa có đầy đủ chữ ký, một số khoản chi chưa có hoá đơn
ý kiến của kiểm toán viên: Đề nghị Công ty thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
Báo cáo tài chính năm 2003 do đơn vị lập ra chưa đủ chi tiết theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 55/2002/TT – BTC ngày 26/06/2002 hướng dẫn chế độ kế toán đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn 04 Chuẩn mực Kế toán.
ý kiến của kiểm toán viên: Đề nghị Công ty nghiên cứu thêm quy định chế độ Báo cáo tài chính để lập đủ và đúng cho những năn tiếp theo.
Có một số nghiệp vụ ghi chép không đúng kỳ: Chi phí điện thoại tháng 11,12 của năm 2003 hạch toán sang tháng 1 năm 2004 và ngược lại chi phí điện thoại của tháng 01/2003 bị hạch toán vào chi phí của năm 2003.
Đối với tiền gửi ngân hàng có số dư bằng ngoại tệ, cuối kỳ Công ty chưa đánh giá lại chênh lệch tỷ giá cuối kỳ.
Trong năm 2003, Công ty ký hợp đồng thuê nhà xưởng của Công ty TNHH Nam Hoà với thời hạn hợp đồng là 18 tháng, sau đó cho các công ty vệ tinh thuê với thời hạn thuê là 18 tháng. Tuy nhiên, Công ty đã hạch toán số tiền thu cả 18 tháng của các công ty vệ tinh vào thu nhập khác trong năm 2003. Công ty hạch toán như vậy là chưa đúng với chế độ kế toán hiện hành về ghi nhận thu nhập, thu nhập pháy sinh của kỳ nào thì ghi nhận trong kỳ đó. Như vậy, Công ty chỉ được ghi nhận số tiền thu cho thuê nhà xưởng vào thu nhập khác phát sinh trong năm 2003 kể từ tháng 11/2003.
ý kiến của kiểm toán viên: Năm 2003 kiểm toán viên đã điều chỉnh một số nghiệp vụ trọng yếu. Đề nghị Công ty sửa đổi cho những năm sau.
Các khoản vay ngắn hạn của Công ty tính đến thời điểm 31/12/03 là các khoản vay của cá nhân trong Công ty, các khoản vay này không có thời hạn cũng như lãi suất. Hầu hết các khoản vay này đầu có Hợp đồng vay vốn tuy nhiên các yếu tố trên Hợp đồng chưa được thể hiện đầy đủ. Số dư tại ngày 31/12/03 về khoản vay ngắn hạn với Ông Gong Di Huan (72.774.000đ) chỉ có Giấy biên nhận ngày 07/06/2003, chưa có Hợp đồng hoặc khế ước vay.
ý kiến của kiểm toán viên: Đề nghị Công ty bổ sung hoàn thiện.
Thư quản lý là các nhận xét về những điểm còn tồn tại và những gợi ý của chúng tôi nhằm trợ giúp Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc điều hành Công ty hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nộ bộ cũng như Hệ thống kế toán của Công ty.
Tuy nhiên, các vấn đề nêu ra ở đây có được là do việc thực hiện các phương pháp kiểm toán thông thường, được xây dựng nhằm mục đích chủ yếu là cho phép chúng tôid dưa ra các ý kiến nhận xét về Báo cáo tìa chính của Công ty. Do đó, các nhận xét và gợi ý này không thể bao hàm tất cả những điểm yếu có thể có của Hệ thống kiểm soát nội bộ và Hệ thống kế toán của Công ty.
Chúng tôi muốn nhân cơ hội này, được bày tỏ sự cảm ơn tới Ban Giám đốc, Bà Kế toán trưởng, các nhân viên phòng kế toán và các bộ phận có liên quan của Công ty đã cộng tác chặt chẽ và nhirtj tình giúp đỡ chúng tôi trong quá trình kiểm toán.
Kính thư!
Trần Quốc Tuấn
Phó Tổng Giám đốc
Thay mặt và đại diện
Công ty kiểm toán và định giá Việt Nam
Danh mục các sơ đồ bảng biểu
Bảng 01: Các sai sót tiềm tàng đối với khoản mục chi phí sản xuất
Bảng 02: Kết quả kinh doanh của Công ty ABC qua các năm
Bảng 03: Bảng phân tích soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ Công ty VAE áp dụng
Bảng 04: Bảng phân tích soát xét hệ thống kế toán Công ty VAE áp dụng
Bảng 05: Bảng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty ABC
Bảng 06: Bảng phân tích bảng cân đối kế toán của Công ty ABC
Bảng 07: Bảng phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty ABC
Bảng 08: Bảng phân tích biến động chi phí sản xuất qua các năm của Công ty ABC
Bảng 09: Bảng phân tích tỷ trọng từng khoản mục chi phí sản xuất của Công ty ABC
Bảng 10: Thủ tục xem xét sổ sách chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty ABC
Bảng 11: Thủ tục kiểm tra tổng hợp đối ứng tài khoản 621
Bảng 12: Thủ tục kiểm tra chi tiết giá xuất kho nguyên vật liệu
Bảng 13: Kiểm tra tính hợp lý của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Bảng 14: Thủ tục xem xét sổ sách chi phí nhân công trực tiếp
Bảng 15: Thủ tục kiểm tra tổng hợp đối ứng TK 622
Bảng 16: Kiểm tra chi tiết trên các Bảng thnah toán lương tại Công ty ABC
Bảng 17: Phân tích đơn giá tiền lương tại Công ty ABC
Bảng 18: Thủ tục xem xét sổ sách TK 627 tại Công ty ABC
Bảng 19: Thủ tục kiểm tra tổng hợp đối ứng TK 623 tại Công ty ABC
Bảng 20: Kiểm tra chi tiết chi phí thuê ngoài gia công
Bảng 21: Kiểm tra chọn mẫu TK 627
Bảng 22: Kiểm tra tính đúng kỳ của TK 627
Bảng 23: Thủ tục kiêm tra tổng hợp TK 154
Bảng 24: Thủ tục kiểm tra cách đánh giá Sản phẩm dở dang cuối kỳ tại Công ty ABC
Bảng 25: Bảng tổng hợp điều chỉnh khoản mục chi phí sản xuất
Bảng 26: Căn cứ xác định mức trọng yếu theo doanh thu
Bảng 27: Đề xuất các thủ tục kiểm soát đối với khoản mục chi phí sản xuất
Sơ đồ 01: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất
Sơ đồ 02: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty VAE
Sơ đồ 03: Quy trình thực hiện kiểm toán của Công ty
Sơ đồ 04: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty ABC
Sơ đồ 05: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của Công ty ABC
Biểu đồ 01: Biểu đồ doanh thu lợi nhuận của Công ty VAE
Biểu đồ 02: Cơ cấu doanh thu theo loại hình dịch vụ năm 2003
Bảng số 11: Tổng hợp đối ứng TK 621
Công ty kiểm toán và định giá Việt Nam
Vietnam AUDITING and EVaLUAtion COMPAnY
Client/ Khách hàng: Công ty ABC
Period/ Kỳ: 01/01/03 đến 31/12/03
Subject/ Nội dung: Tổng hợp đối ứng TK 621
Prepare/ Người lập: NHS
Reviewed by/ Người soát xét: TQT
Reviewed by/ Người soát xét: PNT
Date: 18/2/04
Date: 24/2/04
Date: 25/2/04
Nợ TK 621, Có TK
Có TK 621, Nợ TK
TK
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Cộng
TK
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Cộng
1521
1012864732
1564742806
305807964
402946970
3286356472 ệ
1541
569764233
766712387
138750214
457404354
1852913211 ệ
1522
468972131
6872277338
197865402
18558076
1472672947 ệ
1542
783215678
1023765065
333678128
378642319
2672864310 ệ
1523
6231784
7632121
3013572
2774024
19651501 ệ
1543
88932134
80221322
24561310
28136170
148005793 ệ
1522
812614
920620
157823
273070
2164127
2412
28674213
24615734
384214
3728185
60860274 ệ
2413
16669775
15216837
5697321
4289272
41873205 ệ
Cộng
1488068647
2259652265
506686938
524273070
4778680920 (*)
Cộng
1488068647
2259652265
506686938
524273070
4778680920 (*)
(*): Đã cộng dọc
(ệ): Khớp số liệu các phần hành liên quan
Notes: Số liệu lấy từ Sổ cái TK 621 hàng quý, đã đối chiếu với các phần hành liên quan thấy khớp đúng
( Trích Hồ sơ kiểm toán Công ty ABC)
Bảng số 12: Kiểm tra chi tiết giá xuất kho nguyên liệu
Công ty kiểm toán và định giá Việt Nam
Vietnam AUDITING and EVaLUAtion COMPAnY
Client/ Khách hàng: Công ty ABC
Period/ Kỳ: 01/01/03 đến 31/12/03
Subject/ Nội dung: Kiểm tra chi tiết giá xuất kho nguyên liệu
Prepare/ Người lập: NHS
Reviewed by/ Người soát xét: TQT
Reviewed by/ Người soát xét: PNT
Date: 18/2/04
Date: 24/2/04
Date: 25/2/04
Vật tư
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
Kiểm tra
Ghi chú
SL(m)
TT(ngđ)
SL
TT
SL
TT
SL
TT
PNK
PXK
Vải chính màu SAND
14598
87588
7152
42912
18256
109536
3494
20964
ệ
ệ
Vải chính màu NAVY
36487
182435
-
-
35200
176000
1287
6435
ệ
Vải chính nhung
4434
39906
5970
53730
9800
88200
604
5436
ệ
ệ
Vải lót túi
1920
3456
-
-
1900
3420
20
36
ệ
Lụa 185 T
1553
1863
1000
1200
2500
3000
53
63
ệ
ệ
……..
Cộng
120256
601280
86201
552904
169562
658247
36895
184475
(ệ): Đã kiểm tra
Notes: Số liệu lấy từ Bảng tổng hợp tổng hợp nhập xuất tồn, đã kiểm tra phiếu xuất kho và nhập kho.
Kết luận: Vật tư xuất kho được tính đúng theo giá thực tế đích danh
(Trích Hồ sơ kiểm toán Công ty ABC)
Bảng số 15: Tổng hợp đối ứng TK 622
Công ty kiểm toán và định giá Việt Nam
Vietnam AUDITING and EVaLUAtion COMPAnY
Client/ Khách hàng: Công ty ABC
Period/ Kỳ: 01/01/03 đến 31/12/03
Subject/ Nội dung: Tổng hợp đối ứng TK 622
Prepare/ Người lập: NHS
Reviewed by/ Người soát xét: TQT
Reviewed by/ Người soát xét: PNT
Date: 18/2/04
Date: 24/2/04
Date: 25/2/04
Nợ TK 622, Có TK
Có Tk 622, Nợ TK
TK
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Cộng
TK
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
Cộng
3341
216605855
272919540
115691466
171319137
786535998
1541
82658192
128000635
47612864
76125634
334397325
3383 (A)
18256421
23764821
9345736
15626918
66993896
1542
94152784
98217658
49120873
58164032
299655347
3383(B)
19757907
18173110
8007984
11570952
51986504
1543
68186007
72864213
29531028
41864210
212445458
3384(A)
2021262
2915896
1298732
1994525
8520009
2413
5823186
11823054
6128252
19217658
42992150
3384(B)
2310855
2542495
1015088
1631858
7210703
2414
2608682
8410302
2965999
16771857
30756840
Cộng
253428851
319315862
135359016
212143391
920547120
Cộng
253428851
319315862
135359016
212143391
920547120
Notes: Số liệu lấy từ Sổ cái TK 622 hàng quý, đã đối chiếu với các phần hành liên quan thấy khớp đúng
Đã đối chiếu đ Khớp số liệu các phần hành liên quan
(Trích Hồ sơ kiểm toán Công ty ABC)
Sơ đồ 02: Quy trình thực hiện kiểm toán của Công ty
Thảo luận kế hoạch và phân công thực hiện
Thu thập thông tin
Kiểm tra
hệ thống
kiểm soát
Phát hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý
Kiểm tra
việc tuân thủ
pháp luật
Thực hiện kiểm toán
Lập kế hoạch chi tiết
Xem xét hoạt động kinh doanh
Lập kế hoạch kiểm toán
Tổng hợp kết quả kiểm toán
Kiểm tra chi tiết hoá đơn
Phân tích soát xét báo cáo tài chính
Tìm hiểu môi trường kinh doanh
Ghi chú:
Quan hệ trình tự trước, sau
Sơ đồ 01: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Giám đốc Tư vấn - Định giá
Giám đốc Kiểm toán – Tài chính
Giám đốc Kiểm toán - Đầu tư
Văn phòng đại diện
Thị xã Hà Giang
Phòng
Tư vấn - Đầu tư
Phòng Định giá DN - TS
Phòng Tư vấn TC, Kế toán, Thuế
Phòng Kiểm toán Tài chính 2
Phòng Kiểm toán Tài chính 1
Phòng Kiểm toán - Đầu tư - XD 1
Phòng Kiểm toán - Đầu tư - XD 2
Phòng
Kế toán – Hành chính
ĐạI hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
hội đồng khoa học
Ban kiểm soát
Văn phòng đại diện
Thị xã Sơn La
Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo trực tiếp
Quan hệ chỉ đạo gián tiếp
Quan hệ trao đổi thông tin, nhân sự…
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0303.doc