Đề tài Kiểm tra số liệu ghi chép trên tài khoản kế toán

Kiểm tra số liệu ghi chép trên tài khoản kế toán là yêu cầu tất yếu khách quan của kế toán. Trong quá trình ghi chép hàng ngày kế toán phải thường xuyên kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu chi tiết với số tổng cộng, giữa chứng từ gốc với sổ sách nhằm đảm bảo cho việc ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách chính xác. Tuy nhiên, sự sai sót trong quá trình tính toán, xử lý số liệu và ghi chép sổ sách là điều vẫn có thể xảy ra vì khối lượng ghi chép, tính toán của kế toán rất lớn, hay cụ thể hơn là do những nguyên nhân khác nhau như ghi nhầm sổ, ghi sai định khoản, bỏ xót ngiệp vụ, ghi trùng một nghiệp vụ nhiều lần. Do đó vào lúc cuối kỳ trước khi lập báo cáo tài chính, kế toán cần phải kiểm tra lại toàn bộ số liệu đã ghi chép, tính toán trong kỳ, dựa trên tính chất cân đối vốn có của đối tượng kê toán, đó là đối chiếu số liệu ghi chép trên các tài khoản tổng hợp với nhau và đối chiếu số liệu ghi chép trên tài khoản tổng hợp từ các tài khoản chi tiết của nó, nhằm đảm bảo sự đáng tin cậy của các chỉ tiêu kinh tế sẽ được trình bày trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lúc cuối kỳ. Việc đối chiếu kiểm tra số liệu ghi chép trên tài khoản tổng hợp được thực hiện thông qua bảng cân đối tài khoản (bảng cân đối số phát sinh) và bảng đối chiếu kiểu bàn cờ. Việc đối chiếu số liệu giữa tài khoản tổng hợp với các tài khoản chi tiết được thực hiện thông qua bảng tổng hợp chi tiết (bảng chi tiết số dư và số phát sinh) với tài khoan tổng hợp tương ứng của nó.

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2658 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kiểm tra số liệu ghi chép trên tài khoản kế toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieu de: Kiểm tra số liệu ghi chép trên tài khoản kế toán  I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC Kiểm tra số liệu ghi chép trên tài khoản kế toán là yêu cầu tất yếu khách quan của kế toán. Trong quá trình ghi chép hàng ngày kế toán phải thường xuyên kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu chi tiết với số tổng cộng, giữa chứng từ gốc với sổ sách nhằm đảm bảo cho việc ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách chính xác. Tuy nhiên, sự sai sót trong quá trình tính toán, xử lý số liệu và ghi chép sổ sách là điều vẫn có thể xảy ra vì khối lượng ghi chép, tính toán của kế toán rất lớn, hay cụ thể hơn là do những nguyên nhân khác nhau như ghi nhầm sổ, ghi sai định khoản, bỏ xót ngiệp vụ, ghi trùng một nghiệp vụ nhiều lần. Do đó vào lúc cuối kỳ trước khi lập báo cáo tài chính, kế toán cần phải kiểm tra lại toàn bộ số liệu đã ghi chép, tính toán trong kỳ, dựa trên tính chất cân đối vốn có của đối tượng kê toán, đó là đối chiếu số liệu ghi chép trên các tài khoản tổng hợp với nhau và đối chiếu số liệu ghi chép trên tài khoản tổng hợp từ các tài khoản chi tiết của nó, nhằm đảm bảo sự đáng tin cậy của các chỉ tiêu kinh tế sẽ được trình bày trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lúc cuối kỳ. Việc đối chiếu kiểm tra số liệu ghi chép trên tài khoản tổng hợp được thực hiện thông qua bảng cân đối tài khoản (bảng cân đối số phát sinh) và bảng đối chiếu kiểu bàn cờ. Việc đối chiếu số liệu giữa tài khoản tổng hợp với các tài khoản chi tiết được thực hiện thông qua bảng tổng hợp chi tiết (bảng chi tiết số dư và số phát sinh) với tài khoan tổng hợp tương ứng của nó. II. BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT (BẢNG CHI TIẾT SỐ DƯ VÀ SỐ PHÁT SINH) 1. Nội dung và kết cấu của bảng tổng hợp số liệu chi tiết Bảng này được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ giữa tài khoản tổng hợp với tài khoản phân tích nhằm đối chiếu số liệu giữa kế toán chi tiết với kế toán tổng hợp. Bảng tổng hợp số liệu chi tiết là một trang sổ liệt kê toàn bộ số dư đầu kỳ, tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có, số dư cuối kỳ của tài khoản phân tích là các sổ, thẻ chi tiết của một tài khoản tổng hợp. Số liệu tổng cộng của từng sổ, thẻ chi tiết được ghi 1 dòng vào bảng. Số liệu tổng cộng của bảng này phải khớp trùng với số liệu chung trên tài khoản tổng hợp. Nếu có chênh lệch tức là quá trình ghi chép của kế toán có sai sót, phải kiểm tra và sửa chữa lại. Như vậy phương pháp này dùng để kiểm tra số liệu của riêng từng tài khoản mà mỗi tài khoản, tùy theo nội dung phản ánh, có những đặc điểm riêng, yêu cầu quản lý riêng nên mẫu sổ chi tiết, mẫu bảng số liệu chi tiết có thể không giống nhau, mà được xây dựng thiết kế mẫu biểu tuỳ theo từng nhóm tài khoản và yêu cầu quản lý. Trong thực tế người ta thường sử dụng kết hợp hai phương pháp: Bảng cân đối tài khoản và Bảng tổng hợp số liệu chi tiết để vừa kiểm tra số liệu tổng quát của từng tài khoản kế toán vừa kiểm tra số liệu chi tiết của từng tài khoản kế toán, cùng với những quan hệ đối chiếu khác (thủ kho, thủ quỹ, người mua, người bán..) đảm bảo cho việc xác định tính chính xác của số liệu kế toán trước khi lập báo cáo kế toán. Có 2 dạng bảng tổng hợp chi tiết chủ yếu đó là : bảng tổng hợp chi tiết về thanh toán và bảng tổng hợp chi tiết về hàng tồn kho (theo dõi cả chỉ tiêu số lượng và giá trị) BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT VỀ THANH TOÁN SSTT TTên đối tượng Số dư đầu kì Số phát sinh trong kì Số dư cuối kì NNợ CCó NNợ CCó NNợ CCó TTỔNG BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT VỀ HÀNG TỒN KHO S SSTT T TTên đối tượng Đ DĐVT T Tồn đầu kì Nhập trong kì Xuất trong kì Tồn cuối kì SSL ĐĐG TTT SSL ĐĐG TTT SSL ĐĐG TTT SSL ĐĐG TTT TTỔNG v Cách lập bảng: Lấy số liệu từ các tài khoản phân tích hoặc sổ chi tiết liệt kê lên bảng. Cụ thể: - Lấy tên các đối tượng được theo dõi chi tiết trên tài khoản phân tích liệt kê vào cột “Tên đối tượng”. - Căn cứ vào số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ bên Nợ, bên Có, số dư cuối kỳ của từng đối tượng trên tài khoản phân tích liệt kê theo dòng vào các cột tương ứng. - Tính số tổng cộng ở từng cột và ghi vào dòng tổng cộng. v Cách kiểm tra: Số liệu ở dòng “tổng cộng” của Bảng tổng hợp chi tiết sẽ được đối chiếu với các số liệu tương ứng ở tài khoản tổng hợp. Nếu có sự chênh lệch, không khớp đúng chứng tỏ việc ghi chép có sai sót và cần phải kiểm tra lại, phát hiện sai sót để sửa sai. Thực chất sử dụng bảng tổng hợp chi tiết để đối chiếu , kiểm tra chính là thực hiện đối chiếu kiểm tra giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết. việc dùng bảng tổng hợp chi tiết cho phép kiểm tra số liệu trên từng tài khoản mà kế toán có tổ chức theo dõi chi tiết. Cơ sở cân đối giữa số tổng cộng ở Bảng tổng hợp chi tiết với số liệu tổng hợp trên tài khoản tổng hợp là quan hệ cân đối về số liệu giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết. 2. Một số bảng tổng hợp chi tiết áp dụng phổ biến a) Bảng tổng hợp chi tiết nguyên liệu, vật liệu Bảng tổng hợp chi tiết nguyên liệu, vật liệu là bảng tổng hợp số liệu của các loại nguyên liệu vật liệu tồn kho đầu kỳ; nhập, xuất trong kỳ và tồn kho cuối kỳ dùng để kiểm tra các số liệu ở các sổ chi tiết về nguyên liệu, vật liệu. Số liệu tổng hợp có khớp đúng với tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu hay không, theo nguyên tắc phù hợp giữa tài khoản tồng hợp và tài khoản phân tích. v Kết cấu của bảng: Kết cấu của bảng tổng hợp số liệu chi tiết nguyên liệu được thể hiện qua mẫu bảng sau: BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT HÀNG TỒN KHO Tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu Tháng.......... năm......... S SSTT T TTên NguyênVL Đ DĐVT T Tồn đầu kì Nhập trong kì Xuất trong kì Tồn cuối kì SSL ĐĐG TTT SSL ĐĐG TTT SSL ĐĐG TTT SSL ĐĐG TTT TTỔNG XX XX XX X v Phương pháp lập bảng: Bảng được lập trên cơ sở số liệu của các sổ chi tiết về nguyên liệu, vật liệu. Cuối mỗi kỳ kế toán, mỗi trang sổ chi tiết nguyên liệu vật liệu được cộng số nhập, số xuất và tính ra số tồn cuối kỳ, kể cả về số lượng và số tiền. Căn cứ vào tổng số của mỗi trang (mỗi trang ghi chép một loại nguyên liệu), kế toán ghi vào bảng tổng hợp chi tiết nguyên liệu một dòng. Như vậy có bao nhiêu loại nguyên liệu thì có bấy nhiêu trang sổ chi tiết và cuối kỳ lập bảng tổng hợp chi tiết nguyên liệu thì có bấy nhiêu dòng. Sau khi nhập xong dữ liệu vào bảng tổng hợp chi tiết nguyên liệu, sẽ cộng số liệu của các cột "số tiền" rồi đối chiếu với sổ tổng hợp tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu. Các cột "số lượng" không cộng được vì các đơn vị đo lường khác nhau, người ta đã đánh dấu X vào dòng tổng cộng để biểu thị các cột đó không thể cộng được. Để hiểu rõ cách ghi chép chúng ta có thể xem xét mẫu sổ chi tiết nguyên liệu vật liệu sau đây: SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU Tên vật liệu......................................... Nhãn hiệu quy cách............................ Đơn vị tính.......................................... Kho..................................................... Chứng từ Diễn giải Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi chú Số hiệu Ngày, tháng Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền SDĐK Tổng cộng X v Mục đích: Dùng để theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuât và tồn kho về số lượng và giá trị của từng nguyên liệu, vật liêu ở từng kho làm căn cứ đối chiếu với việc ghi chép của thủ kho. b) Bảng tổng hợp chi tiết phải trả người bán Bảng tổng hợp chi tiết phải trả người bán là bảng tổng hợp số liệu của các khoản nợ đối với từng người bán về số dư đầu kỳ; số phát sinh tăng, giảm trong kỳ và số dư cuối kỳ, bảng dùng để kiểm tra các số liệu ở các sổ chi tiết tài khoản: 331- Phải trả người bán. Số liệu tổng hợp có khớp đúng theo nguyên tắc phù hợp giữa tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích hay không. v Kết cấu của bảng: Kết cấu của bảng tổng hợp chi tiết phải trả người bán được thể hiện qua mẫu bảng sau: BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN Tài khoản 331 - Phải trả người bán Tháng.......... năm......... Tên người bán Số dư đầu kì Số phát sinh trong kì Số dư cuối kì Nợ Có Nợ Có Nợ Có Tổng cộng v Phương pháp lập bảng: Bảng được lập trên cơ sở số liệu của các sổ chi tiết về khoản thanh toán với người bán. Cuối mỗi kỳ kế toán, căn cứ vào tổng số của từng trang sổ chi tiết của từng người bán (mỗi người bán mở 1 trang riêng), kế toán ghi vào bảng tổng hợp chi tiết phải trả người bán. Mỗi trang sổ, lấy số tổng cộng để ghi trên một dòng. Như vậy có bao nhiêu loại người bán thì có bấy nhiêu trang sổ chi tiết và có bấy nhiêu dòng trên bảng tổng hợp chi tiết phải trả người bán. Sau khi nhập xong dữ liệu vào bảng tổng hợp chi tiết, kế toán sẽ cộng số liệu của các cột rồi đối chiếu với sổ tổng hợp tài khoản 331 - Phải trả người bán. Để hiểu rõ cách ghi chép chúng ta có thể xem xét trang mẫu sổ chi tiết thanh toán với người bán sau đây: SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN Tháng.......... năm........... Người bán........................................... Chứng từ Diễn giải Số phát sinh trong kì Số dư Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có Nợ Có Số dư đầu kì Số phát sinh trong kì Tổng cộng số phát sinh X X Số dư cuối kì X X v Mục đích: Dùng để theo dõi việc thanh toán với người bán theo từng đối tượng, từng thời hạn thanh toán. III. VẬN DỤNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP: Ví dụ 1: Một doanh nghiệp có số liệu như sau: - Số dư đầu kỳ tài khoản 111: 200.000đ - Số dư đầu kỳ tài khoản 112: 200.000đ - Số dư đầu kỳ tài khoản 41l: 600.000đ - Số dư đầu kỳ tài khoản 152: 200.000đ Trong đó vật liệu A: 100 kg , giá: 1.000đ/kg , thành tiền là 100.000đ vật liệu B: 50m , giá: 2.000đ/m, thành tiền là 100.000đ - Số dư đầu kỳ tài khoản 331: 150.000đ Trong đó: Người bán A: 100.000đ Người bán B: 50.000đ -Trong kỳ có các nghiệp vụ kế toán phát sinh: (1) Ngày 5/4 mua vật liệu A 60 kg, giá 1.000đ/kg trả bằng tiền mặt. (2) Ngày 10/4 mua vật liệu A 50 kg, giá 1.000đ/kg, vật liệu B 100m, giá 2.000đ/m chưa trả tiền người bán. (3) Ngày 12/4 mua vật liệu B 60m, giá 2.000đ/m trả bằng TGNH. (4) Ngày 15/4 xuất kho NVL để sản xuất sản phẩm: Vật liệu A: 100 kg. Vật liệu B: 60m. Yêu cầu: 1. Lập sổ chi tiết cho từng loại NVL A, B. Lập bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu. 2. Lập sổ chi tiết phải trả người bán A, B. Lập bảng tổng hợp chi tiết phải trả người bán 3. Đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết với số liệu trên tài khoản tổng hợp tương ứng. Bài giải: 1. SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU Tên vật liệu: VL A Nhãn hiệu quy cách: XXX Đơn vị tính: kg Kho số 1 Chứng từ Diễn giải Đơn giá Nhập kho Xuất kho Tồn kho Số hiệu Ngày, tháng SL TT (1.000đ) SL TT (1.000đ) SL TT (1.000đ) SDĐK 1.000 100 100 5/4 Mua VL trả bằng TM 1.000 60 60 160 160 10/4 Mua VL chưa trả NB 1.000 50 50 210 210 15/4 Xuất kho để sản xuất SP 1.000 100 100 110 110 Tổng cộng X 110 110 100 100 110 110 SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU Tên VL: VLB Nhãn hiệu quy cách: YYY Đơn vị tính: m Kho số 2 Chứng từ Diễn giải Đơn giá Nhập kho Xuất kho Tồn kho Số hiệu Ngày, tháng SL TT (1.000đ) SL TT (1.000đ) SL TT (1.000đ) SDĐK 2.000 50 100 10/4 Mua NVL chưa trả tiền 2.000 100 200 150 300 12/4 Mua NVL bằng TGNH 2.000 60 120 210 420 15/4 Xuất cho SXSP 2.000 60 120 150 300 Tổng cộng X 160 320 60 120 150 300 2. SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN Tháng.......... năm........... Người bán: A Chứng từ Diễn giải Số phát sinh trong kì Số dư Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có Nợ Có SDĐK 100.000 10/4 Mua vật liệu A chưa trả tiền 50.000 150.000 Tổng cộng số phát sinh 50.000 X X Số dư cuối kì X X 150.000 SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN Tháng.......... năm........... Người bán: B Chứng từ Diễn giải Số phát sinh trong kì Số dư Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có Nợ Có SDĐK 50.000 10/4 Mua vật liệu B chưa trả tiền 200.000 250.000 Tổng cộng số phát sinh 200.000 X X Số dư cuối kì X X 250.000 BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN Tài khoản 331 - Phải trả người bán Tháng.......... năm......... Tên người bán Số dư đầu kì Số phát sinh trong kì Số dư cuối kì Nợ Có Nợ Có Nợ Có NB A 100.000 50.000 150.000 NB B 50.000 200.000 250.000 Tổng cộng 150.000 250.000 400.000 3. Định khoản và phản ánh lên tài khoản để kiểm tra lập bảng chi tiết xem có đúng không: NV 1 : Nợ TK 152 (TK152A) 60.000 Có TK 111 60.000 NV 2 : Nợ TK 152 250.000 CT TK 152A 50.000 CT TK 152B 200.000 Có TK 331 250.000 CT TK 331A 50.000 CT TK 331B 200.000 NV 3 : Nợ TK 152 (TK152B) 120.000 Có TK 112 120.000 NV 4 : Nợ TK 621 220.000 Có TK 152 220.000 CT TK 152A 100.000 CT TK 152B 120.000 TK 111 TK 112 200.000 60.000 (1) 200.00 120.000 (3) 0 60.000 0 120.000 140.000 80.000 TK 152 TK331 200.000 220.000 (4) 150.000 60.000 (1) 250.000 (2) 250.000 (2) 120.000 (3) 430.000 220.000 0 250.000 410.000 400.000 TK 152A TK331A 100.000 100.000 100.000 (4) 50.000 (2) 60.000 (1) 50.000 (2) 0 50.000 110.000 100.000 150.000 110.000 TK152B TK331B 100.000 120.000 50.000 200.000 (2) 200.000(2) 120.000 (3) 320.000 120.000 0 200.000 300.000 250.000 TK 411 TK 621 600.000 220.000 (4) 0 0 600.000 Ví dụ 2: Một doanh nghiệp cơ khí có số liệu như sau: (ĐVT: 1.000đ) Tình hình đầu tháng 01/NN: TK331- Phải trả người bán 70.000 + Phải trả người bán A 40.000 + Phải trả người bán B 30.000 TK 152- Nguyên vật liệu 80.000 + Xi măng 10.000 + Thép 30.000 + Sắt 40.000 TK 112- Tiền gửi ngân hàng 100.000 TK 111- Tiền mặt 15.000 Trong tháng 01/NN có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Mua hàng của công ty A 10 tấn xi măng, thành tiền 25.000 và 4.000 kg thép, thành tiền 24.000. Vật liệu đã nhập kho nhưng chưa thanh toán tiền Mua của công ty B 2.000 kg thép, trị giá 12.000. Vật liệu đã nhập kho nhưng chưa thanh toán tiền Mua của công ty C 5 tấn xi măng, trị giá 12.500, đã nhập kho và thanh toán bằng tiền mặt Mua của công ty A 5.000 kg sắt, thành tiền 25.000 đã nhập kho nhưng chưa thanh toán tiền Xuất kho nguyên vật liêu dùng trực tiếp cho sản xuất (ghi Nợ TK “chi phí nguyên vật liêu trực tiếp”) gồm: + Xi măng 15 tấn, thành tiền 37.5000 + Thép 10.000kg, thành tiền 60.000 + Sắt 10.000kg, thành tiền 50.000 Chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán 90.000. Trong đó: + Trả cho công ty A 50.000 + Trả cho công ty B 40.000 Yêu cầu: Lập sổ chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu, lập bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu của doanh nghiệp, cho biết số lượng vật liệu tồn đầu tháng 01/NN gồm có: + Xi măng: 4 tấn + Thép : 5.000kg + Sắt : 8.000kg Lập sổ chi tiết phải trả người bán A, B, lập bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với người bán. Đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết với số liệu trên tài khoản tổng hợp tương ứng Bài giải: 1. SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU Tên vật liệu: Xi măng Nhãn hiệu quy cách: XXX Đơn vị tính: tấn Kho số 1 Chứng từ Diễn giải Đơn giá (1.000đ) Nhập kho Xuất kho Tồn kho Số hiệu Ngày, tháng SL TT (1.000đ) SL TT (1.000đ) SL TT (1.000đ) SDĐK 2.500 4 10.000 1 Mua chưa trả NB A 2.500 10 25.000 14 35.000 3 Mua chưa trả NB C 2.500 5 12.500 19 47.500 5 Xuất kho để sản xuất SP 2.500 15 37.500 4 10.000 Tổng cộng X 15 37.500 15 37.500 4 10.000 SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU Tên vật liệu: Thép Nhãn hiệu quy cách: YYY Đơn vị tính: kg Kho số 2 Chứng từ Diễn giải Đơn giá (1.000đ) Nhập kho Xuất kho Tồn kho Số hiệu Ngày, tháng SL TT (1.000đ) SL TT (1.000đ) SL TT (1.000đ) SDĐK 6 5.000 30.000 1 Mua chưa trả NB A 6 4.000 24.000 9.000 54.000 2 Mua chưa trả NB B 6 2.000 12.000 11.000 66.000 5 Xuất kho để sản xuất SP 6 10.000 60.000 1.000 6.000 Tổng cộng X 6.000 36.000 10.000 60.000 1.000 6.000 SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU Tên vật liệu: Sắt Nhãn hiệu quy cách: ZZZ Đơn vị tính: kg Kho số 3 Chứng từ Diễn giải Đơn giá (1.000đ) Nhập kho Xuất kho Tồn kho Số hiệu Ngày, tháng SL TT (1.000đ) SL TT (1.000đ) SL TT (1.000đ) SDĐK 5 8.000 40.000 4 Mua chưa trả NB A 5 5.000 25.000 13.000 65.000 5 Xuất kho để sản xuất SP 5 10.000 50.000 3.000 15.000 Tổng cộng X 5.000 25.000 10.000 50.000 3.000 15.000 2. SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN Tháng.......... năm........... Người bán:A ĐVT: 1.000đ Chứng từ Diễn giải Số phát sinh trong kì Số dư Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có Nợ Có SDĐK 40.000 1 Mua vật liệu chưa trả tiền NB 49.000 89.000 4 Mua vật liệu chưa trả tiền NB 25.000 114.000 6 Chuyển TGNH trả nợ NB 50.000 64.000 Tổng cộng số phát sinh 50.000 74.000 X X Số dư cuối kì X X 64.000 SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN Tháng.......... năm........... Người bán:B ĐVT: 1.000đ Chứng từ Diễn giải Số phát sinh trong kì Số dư Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có Nợ Có SDĐK 30.000 2 Mua vật liệu chưa trả tiền NB 12.000 42.000 6 Chuyển TGNH trả nợ NB 40.000 2.000 Tổng cộng số phát sinh 40.000 12.000 X X Số dư cuối kì X X 2.000 BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN Tài khoản 331 - Phải trả người bán Tháng.......... năm......... ĐVT: 1.000đ STT Tên người bán Số dư đầu kì Số phát sinh trong kì Số dư cuối kì Nợ Có Nợ Có Nợ Có 1 Người bán A 40.000 50.000 74.000 64.000 2 Người bán B 30.000 40.000 12.000 2.000 Tổng cộng 70.000 90.000 86.000 66.000 3. Định khoản và phản ánh lên tài khoản để kiểm tra lập bảng chi tiết xem có đúng không: NV1: Nợ TK 152 49.000 CT TK 152- Xi măng 25.000 CT TK 152- Thép 24.000 Có TK 331 49.000 CT TK 331A 49.000 NV2: Nợ TK 152 12.000 CT TK 152-Thép 12.000 Có TK 331 12.000 CT TK 331B 12.000 NV3: Nợ TK 152 12.500 CT TK 152-Xi măng 12.500 Có TK 111 12.500 NV4: Nợ TK 152 25.000 CT TK 152-Sắt 25.000 Có TK 331 25.000 CT TK 331A 25.000 NV5: Nợ TK 621 147.500 Có TK 152 147.500 CT TK 152-Xi măng 37.500 CT TK 152-Thép 60.000 CT TK 152-Sắt 50.000 NV6: Nợ TK 331 90.000 CT TK 331A 50.000 CT TK 331B 40.000 Có TK 112 90.000 TK 111 TK 112 15.000 12.500 (3) 100.000 90.000 (6) 0 12.500 0 90.000 2.500 10.000 TK 152 TK 331 80.000 147.500 (6) 70.000 (1) 49.000 (6) 90.000 49.000 (1) (2) 12.000 12.000 (2) (3)12.500 25.000 (4) (4) 25.000 98.500 147.500 90.000 86.000 31.000 66.000 TK 152-Xi măng TK 331A 10.000 40.000 (1) 25.000 37.500 (5) (6) 50.000 49.000 (1) (3) 12.500 25.000 (4) 37.500 37.500 50.000 74.000 10.000 64.000 TK 152-Thép TK 331B 30.000 30.000 (1) 24.000 60.000 (5) (6) 40.000 12.000 (2) (2) 12.000 36.000 60.000 40.000 12.000 6.000 2.000 TK 152-Sắt TK 621 40.000 (4) 25.000 50.000 (5) (5) 147.500 25.000 50.000 15.000 Ví dụ 3: Một doanh nghiệp có số liệu như sau: (ĐVT: 1.000đ) A. Tình hình đầu tháng 01/NN : 1. Tiền mặt 400.000 2.Tiền gửi ngân hàng 920.000 3.Phải thu khách hàng 72.000 Trong đó: Phải thu khách hàng A: 31.000 Phải thu khách hàng B: 41.000 4.Nguyên vật liệu 60.000 5.Công cụ dụng cụ 122.000 6. Hao mòn tài sản cố định 70.000 7.Phải trả người bán 66.000 Trong đó: Người bán X 34.000 Người bán Y 32.000 8. Vay ngắn hạn 45.000 9. Phải trả người lao động 430.000 10. Nguồn vốn kinh doanh 2.663.000 11. Quỹ đầu tư phát triển 50.000 12. Lợi nhuận chưa phân phối 70.000 B. Trong tháng 01/NN có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Mua nguyên vật liệu của đơn vị X nhập kho, giá mua gồm cả GTGT: 28.600, chưa trả tiền cho người bán Chi tiền mặt trả nợ cho đơn vị Y kì trước Khách hàng A trả nợ kì trước cho doanh nghiệp bằng chuyển khoản 20.000 Mua công cụ dụng cụ, giá mua gồm cả thuế 31.000, đã trả bằng tiền chuyển khoản Nhà nước cấp thêm cho doanh nghiệp công cụ sản xuất trị giá 52.000 Chi tiền mặt trả nợ vay ngắn hạn kì trước Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 400.000 Chi tiền mặt trả lương trước cho người lao động Trích bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận chưa phân phối Yêu cầu: Lập bảng tổng hợp chi tiết về thanh toán với người mua và người bán. BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI MUA Tài khoản 131- Phải thu khách hàng Tháng…….năm…… ĐVT: 1.000đ STT Tên đối tượng Số dư đầu kì Số phát sinh trong kì Số dư cuối kì Nợ Có Nợ Có Nợ Có 1 Khách hàng A 31000 20000 11000 2 Khách hàng B 41000 41000 Tổng cộng 72000 20000 52000 BẢNG TỎNG HỢP CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN Tài khoản 331- Phải trả người bán Tháng.……năm…… ĐVT: 1.000đ STT Tên đối tượng Số dư đầu kì Số phát sinh trong kì Số dư cuối kì Nợ Có Nợ Có Nợ Có 1 X 34000 28.600 62.600 2 Y 32000 32.000 0 Tổng cộng 66000 32.000 28.600 62.600 IV. Ý KIẾN CÁ NHÂN: Ý kiến về việc mở sổ chi tiết vật liệu đối với quá trình kiểm tra việc ghi chép của kế toán chi tiết: Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng thứ vật liệu ở từng kho theo chỉ tiêu số lượng. Hàng ngày khi nhận được chứng từ nhập, xuất vật liệu, thủ kho tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi ghi sổ số thực nhập, thực xuất vào thẻ kho trên cơ sở các chứng từ đó. Cuối tháng, thủ kho tính ra tổng số nhập, xuất và số tồn cuối kỳ của từng loại vật liệu trên thẻ kho và đối chiếu số liệu với kế toán chi tiết vật tư. Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ hoặc thẻ chi tiết vật liệu ghi chép sự biến động nhập, xuất, tồn của từng loại vật liệu cả về hiện vật và giá trị. Hàng ngày hoặc định kỳ sau khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho vật liệu do thủ kho nộp, kế toán kiểm tra ghi đơn giá, tính thành tiền và phân loại chứng từ vào sổ chi tiết vật liệu. Cuối kỳ kế toán tiến hành cộng sổ và tính ra số tồn kho cho từng loại vật liệu, đồng thời tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết vật liệu với thẻ kho tương ứng. Căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết vật liệu, kế toán lấy số liệu để ghi vào Bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật liệu. Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản trong khâu ghi chép, dễ kiểm tra đối chiếu, dễ phát hiện sai sót đồng thời cung cấp thông tin nhập, xuất và tồn kho của từng danh điểm nguyên vật liệu kịp thời, chính xác. Nhược điểm: Ghi chép trùng lặp giữa thủ kho và kế toán ở chỉ tiêu số lượng, làm tăng khối lượng công việc của kế toán, tốn nhiều công sức và thời gian. Điều kiện vận dụng: Thích hợp với các doanh nghiệp thực hiện công tác kế toán máy và các doanh nghiệp thực hiện kế toán bằng tay trong điều kiện doanh nghiệp có ít danh điểm vật tư, trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán còn hạn chế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKi7875m tra s7889 li7879u ghi chp .doc
Tài liệu liên quan