“Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của việc lập được một kế hoạch tốt ở bất kỳ một cơ sở nào và ở một bộ phận nào của nó. Không có kế hoạch, một công ty hay hay bất kỳ một tổ chức nào khác sẽ như một con thuyền không lái, chỉ chạy vòng quanh. Không có kế hoạch sẽ chẳng còn đất để doanh nghiệp hoạt động vì lý do đơn giản là chẳng ai biết là nó định đi tới đây”. Đây là một lời nhận xét mà tôi đã đọc được trong sách quản lý. Từ đó ta có thể nhận thấy được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch của tổ chức. Lập ké hoạch nói chung đặc biệt là lập kế hoạch chiến lược sẽ xác định phương hướng, mục tiêu đúng đắn cho doanh nghiệp phù hợp với xu hướng biến đổi của nền kinh tế. Vì lý do như vậy, bất cứ một doanh nghiệp nào dù hoạt động trong lĩnh vực nào cũng cần phải coi công việc lập kế hoạch là việc bắt buộc và phải đầu tư hợp lý cho công tác này.
68 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1588 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiến nghị kế hoạch chiến lược cho công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Đường Sắt trong giai đoạn 2008-2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
06
1.255
Năm 2007
TT
Tên Dự Án
Địa
Điểm
Dịch
Vụ tư vấn
Chủ đầu tư
Ngày ký HĐ
Giá trị HĐ
1
Nâng cấp cải tạo Tuyền đường sắt yên viên lào cai
HN-VP
PT-YB
Lào cai
Bổ sung hành chính dự án
Ban quản lý các dự án đường sắt
9/6/20007
2.493
2
Bổ sung rãnh dọc quốc lộ 3đoạn tránh thành phố thái nguyên
Thái nguyên
Thiết kế BVTC
Ban quản lý các dự án 18
19/9/2007
40
3
Cải tạo mặt bằng ga lộ phong
Quảng Ninh
Tư vấn giám sát
Công ty tuyển than hòn Gai
150
4
Cống qua đường sắt tai kim 6+262
Phú yên
Tư vấn thẩm tra BVTC
Ban quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 7
20/11/2007
2
5
Thiết kế TVBT dự ứng lực lắp đặt phụ kiện đàn hồi TN1 dùng cốt thép DưL ! 10
Hà Nội
Thiết kế TVBT dự ứng lực
Công ty Cổ phần đầu tư công trình HN
06/8/2007
20
6
Thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư: dự án hệ thống đường ngang tuyến đường sắt thống nhất
Tuyên ĐS thống nhất
Tư vấn thẩm tra
Ban quản lý dự án đường sắt khu vực 1
8/10/20007
76
Năm 2008
TT
Tên công trinh
Chủ đầu tư
Đơn vị thực hiện
Giá trị
Ghi Chú
1
Gia cố Đường sắt khu vực đèo Hải Vân (HĐNT)
Ban Quản lý DAĐS KV2
Phòng CT1,Địa hình
1.800.000.000
Tạm tính
2
Gói 10: TKBVTC 04 Cầu An Cựu Lương Điền, Cầu Bản Km12+200,Cầu Bản Km 12+400
Ban Quản lý DA Biển Đông
Phòng CT1, Địa hình
134,944,000
3
Gói K5-2 cầu và đường hai đầu cầu Mường Lát
Công ty Cầu 75
Phòng Địa hình, Tổ TV TKBVTC
225,000,000
4
Gói thầu số 10: DA Xây dựng hệ thống kênh tưới tự chảy Hồ Truồi
Ban QLDA các công trình CSHT Nông nghiệp và PTNT
Phòng CT1, Địa kỹ thuật
110,000,000
5
Giám sát thi công XDCT: Xưởng vận dụng và sửa chữa đầu máy Pom Hán
Công ty TNHH APATIT Việt Nam
Tổ TVGS
117,918,000
6
Hệ thống đường nội bộ trong Nhà máy xí măng Bỉm sơn
CT TVTK Đường bộ (HECO)
Phòng ĐH,ĐKT
190.000.000
1.2. Điểm yếu của công ty
Mặc dù công ty có nhiều điểm mạnh như đã trình bày ở trên tuy nhiên do mới cổ phần hoá, tình hình công ty còn nhiều vấn đề vẫn còn bất cập. Sau đây tôi xin đưa ra một vài điểm yếu của công ty
1.2.1. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của công ty được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng và đây là mô hình được sử dụng phổ biến ở các công ty xây dựng. Tôi sẽ không nhận xét về cơ cấu tổ chức của công ty về mặt kĩ thuật mà chỉ nghiên cứu về mặt kinh tế. Nhìn vào mô hình cơ cấu tổ chức của công ty ta thấy công ty rất chú trọng về phần kĩ thuật trong khi đó các phòng về kinh tế dường như bị coi nhẹ. Ở đây ta thấy các phòng về kinh tế chỉ tồn tại do cần phải có để cho công ty hoạt động mà công ty không chú trọng đến sự đóng góp vô cùng to lớn ở các phòng ban này. Do vậy các phòng ban về lĩnh vực kinh tế vẫn chưa được bố trí cho phù hợp với nhiệm vụ của nó do vậy ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty. Ví dụ như theo tôi công ty còn thiếu các phòng chuyên về lĩnh vực thị trường, đấu thầu, các bộ phận nên tách bạch và do đó cần có nhiều cán bộ chuyên về lĩnh vực kinh tế hơn.
S¬ ®å tæ chøc c«ng ty Phòng nhân chính
Gi¸m ®èc
C¸c Phã Gi¸m ®èc
Phßng Tæ chøc – Hµnh ChÝnh
Phßng Nh©n chÝnh
Khèi
Qu¶n lý
Phßng TC KÕ to¸n
Phßng CB§T&KD
Phßng C«ng tr×nh 1
Phßng C«ng tr×nh 2
Khèi
S¶n xuÊt
Phßng §Þa kü thuËt
Phßng §Þa h×nh
Trung t©m QH KiÕn tróc
CNTT – TH – VT
Chi nh¸nh,
V¨n phßng ®¹i diÖn
Chi nh¸nh MiÒn Trung
VP §¹i diÖn MiÒn Nam
Nhãm c¸c tæ t vÊn vµ chuyªn gia t vÊn
KiÕn tróc
T vÊn gi¸m s¸t XDCT
1.2.2. Tài chính
Tình hình tài chính của công ty đã có nhiều biến đổi kể từ khi công ty thực hiện cổ phần hoá theo hướng tích cực. Như trước đây, tình hình kinh doanh của công ty được báo cáo trên bảng báo cáo của Tổng công ty. Giờ đây, khi đã tách ra cổ phần hoá, công ty được hạch toán độc lập tạo điều kiện cho cán bộ lãnh đạo thấy rõ được kết qủa hoạt động kinh doanh của công ty.
Thống kê tài chính từ năm 2005 đến 2007 Phòng Tài chính kế toán
§¬n vÞ tÝnh: Triệu đồng
TT
ChØ tiªu chñ yÕu
N¨m 2005
N¨m 2006
M¨m 2007
1
Doanh thu
212,956.104
1,687.075.695
3,150
2
Vèn kinh doanh
1,767,674.394
1,760.657.833
4,540
3
Lîi nhuËn sau thuÕ
26,911.933
60,390.930
215,45
4
Thu nhËp BQ(ngêi/th¸ng)
2,440.000
2,546.000
2,7
5
Nép ng©n s¸ch Nhµ níc
21,295.631
120,451.620
150
6
LN sau thuÕ/Vèn KD
0,015
0,034
0.047
7
Tû lÖ t¨ng trëng DT (lÇn)
9,5
7,9
1.87
Nhìn vào bảng thống kê tài chính trong vài năm gần đây ta thấy: hoạt động kinh doanh của công ty tuy là có lãi nhưng kết quả không được cao tỷ lệ tăng trưởng doanh thu ngày càng giảm dần. Điều đó cho thấy công ty đang gặp vấn đề về kết quả đấu thầu. Bên cạnh đó, kết quả không được cao do công ty thường đấu thầu các công trình có giá trị nhỏ, hơn nữa công ty chỉ làm nhà thầu phụ cho các công trình. Chủ yếu công ty làm về phần tư vấn thiết kế nên doanh thu từ hoạt động này chiếm một phần rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư của dự án.
Mặt khác, Vốn điều lệ của công ty khi cổ phần hoá vào cuối tháng 12 năm 2007 là 13.500.000.000đồng và được chia ra thành 1.350.000 cổ phiếu. Cơ cấu vốn cổ phần của công ty được thể hiện trong bảng sau:
Danh sách cổ đông sáng lập Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần
Số thứ tự
Tên cổ đông
Số cổ phần
1
Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam
270.000
2
Công ty cổ phần công trình Đường Sắt
432.000
3
Đặng Xuân Thuỷ
27.000
4
Phạm Minh Tuấn
27.000
5
Ngô Đức Phương
2.000
6
Trần Mạnh Dũng
13.000
7
Nguyễn Hoài Nam
6.000
8
Nguyễn Trọng Hoàn
25.000
9
Nguyễn Văn Kha
15.000
10
Dương Đức Chí
500
11
Cao Đăng Tư
1.500
Từ bảng phân phối cổ phần ở trên ta có thể thấy vốn nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lớn khoảng gần 35%. Để thực hiện cổ phần hoá thành công thì công ty cần giảm số lượng cổ phần của nhà nước mà thay vào đó là cổ phần của các cá nhân. Vốn điều lệ của công ty khi thực hiện cổ phần hoá là khá lớn, tuy nhiên để công ty có thể tồn tại và phát triển hơn nữa thì nguồn vốn trên dường như vẫn còn khá hạn hẹp. Vì vậy để công ty có thể tiến xa hơn trong lĩnh vực xây dựng thì đòi hỏi các cán bộ lãnh đạo phải giải quyết tốt vấn đề về vốn.
Máy móc thiết bị
Bên cạnh nguồn nhân lực, máy móc thiết bị cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định chất lượng của sản phẩm và ảnh hưởng tới sự sống còn của công ty. Máy móc thiết bị ở đây được chia ra làm ba bộ phận như đã được chia rõ ở bảng dưới đây.
Bảng kê khai máy móc thiết bị Phòng chuẩn bị đầu tư và kinh doanh
Tt
Tªn m¸y mãc thiÕt bÞ
®/vÞ
s/l
Níc s/x
n¨m s/x
I
Ph¬ng tiÖn vËn t¶i
1
Xe Du lÞch 5 chç FOR-LASER
Xe
1
For - VN
2004
2
Xe b¸n t¶i FOR – RANGER
Xe
1
For - VN
2004
II
ThiÕt bÞ phôc vô thiÕt kÕ
1
M¸y tÝnh bµn ASIA POWER DP5000
Bé
35
VN
2004
2
M¸y tÝnh bµn ASIA POWER DB3000
Bé
4
VN
2004
3
M¸y tÝnh x¸ch tay HP PRESARIO 2223AP
Bé
3
TQ
2004
4
M¸y in A4 HP LASER JET 1160
M¸y
3
TQ
2004
5
M¸y in A3 HP LASER JET 5100
M¸y
2
SGP
2004
6
M¸y Photocopy RICOH PT-5640
M¸y
1
TQ
2004
7
M¸y Scan EPSON 2480 PHOTO
M¸y
1
TL
2004
8
M¸y chiÕu LCD PANASONIC PT-LM1E
Bé
1
TQ
2004
9
M¸y ¶nh KTS SONY DSC-P100
M¸y
1
NhËt
2004
10
M¹ng Internet ADSL
T/bé
VN
2004
11
PhÇn mÒm biªn vÏ b¶n ®å ®Þa h×nh TOPO 3,0
Bé
1
VN
2004
12
Híng dÉn sö dông phÇn mÒm TOPO 3,0
Bé
1
VN
2004
13
PhÇn mÒm thiÕt kÕ ®êng bé NOVATDN 4,0
Bé
1
VN
2004
14
Híng dÉn SD phÇn mÒm NOVATDN 4,0
Bé
1
VN
2004
15
PhÇn mÒm lËp DT vµ quyÕt to¸n XD Ce pro
Bé
1
VN
2004
16
Híng dÉn sö dông phÇn mÒm Ce Pro
Bé
1
VN
2004
17
PhÇn mÒm tÝnh to¸n thiÕt kÕ dÇm BTCT
Bé
1
VN
2004
18
PhÇn mÒm TTTK mãng cäc, phiªn b¶n 7,0
Bé
1
TL
2004
19
PhÇn mÒm qu¶n lý H§, giao kho¸n néi bé
Bé
1
VN
2004
20
PhÇn mÒm qu¶n lý nh©n sù
Bé
1
VN
2004
21
PhÇn mÒm qu¶n lý hå s¬, v¨n b¶n
Bé
1
VN
2004
III
ThiÕt bÞ phôc vô kh¶o s¸t
1
M¸y kinh vÜ DT-209
Bé
2
NhËt
2004
2
M¸y thuû b×nh AT-G6X
Bé
2
NhËt
2004
3
M¸y toµn ®¹c ®iÖn tö GPT-6003
Bé
1
NhËt
2004
4
M¸y bé ®µm
Bé
3
NhËt
2005
5
M¸y khoan XY-1
Bé
2
TQ
2004
IV
Phòng thí nghiệm của Công ty
Dựa vào bảng trên ta có thể rút ra một số nhận xét về thực trạng máy móc thiết bị của công ty:
Thứ nhất, các máy móc của công ty đã được mua trong khoảng thời gian khá lâu trước khi công ty thực hiện cổ phần hoá. Vì vậy có thể nó đã trở nên lạc hậu so với máy móc thiết bị hiện nay.
Thứ hai, Công ty vẫn chưa chú trọng vào việc cải thiện máy móc thiết bị. Như đã thấy trên bảng hầu như máy móc được mua trước dây tầm hai ba năm mà không có cái nào được mua trong thời gian gần đây. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động kinh doanh của công ty đặc biệt là ảnh hưởng của công nghệ phần mềm.
Thứ ba, Các thiết bị máy móc được trang bị vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu làm việc cho công ty đặc biệt là về máy vi tính.
Với những hạn chế nêu trên công ty phải nhanh chóng cải thiện số lượng cũng như chất lượng máy móc thiết bị.
Công tác đấu thầu
Do trước kia là một xí nghiệp của Tổng công ty Đường Sắt, các công trình thực hiện chủ yếu là do cấp trên giao xuống, vì vậy xí nghiệp dường như không chú trọng đến công tác đấu thầu. Vì vậy công tác đấu thầu là một điểm yếu của công ty. Do vậy công ty cần phải nâng cao hơn nữa năng lực đấu thầu để có thể nhận được những gói thầu lớn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Tuy nhiên khi thực hiện công tác dự thầu cần phải căn cứ vào tình hình tài chính, máy móc thiết bị, năng lực của công ty. Từ đó chọn được những gói thầu phù hợp với khả năng của mình.
Cơ hội đối với công ty
-Nền kinh tế nước ta hơn 20 năm trở lại đây đang phát triển tương đối tốt, tốc độ tăng trưởng khá cao với con số khoảng trên 7%, chính vì vậy nhu cầu cho đầu tư xây dựng cơ bản là rất nhiều , đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông, kỹ thuật phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế. Hơn nữa khi gia nhập WTO thì vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sẽ nhiều vì vậy thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển nhanh hơn nữa, đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông sẽ nhiều hơn để phục vụ kịp thời cho phát triển kinh tế.
- Sau khi gia nhập WTO, việc mở cửa thị trường sẽ tạo điều kiện cho các công ty xây dựng có thể tiến vào thị trường quốc tế
- Khi nhận thầu công trình ở nước ta, các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài do thiếu nguồn nhân lực, chưa thông thạo pháp luật Việt Nam nên nhất định phải hợp tác với các công ty xây dựng của ta, từ đó tạo cho các công ty xây dựng trong nước có cơ hội hùn vốn với các doanh nghiệp nước ngoài. Thông qua việc hùn vốn hợp tác với các công ty xây dựng nước ngoài đem lại rất nhiều lợi ích cho các công ty xây dựng trong nước.
+ Được chuyển giao công nghệ: Các máy móc thiết bị thi công hiện đại của nước ngoài sẽ được chuyển giao vào Việt Nam, các công ty xây dựng trong nước không phải tốn kém đầu tư.
+ Các công ty xây dựng trong nước được trực tiếp học hỏi kinh nghiệm quản lý và kĩ thuật thi công tiên tiến của nước ngoài.
Vốn ODA mà các nhà tài trợ cam kết cho Việt Nam ngày càng tăng, trong đó 26.8% vốn ODA này được dùng để tài trợ cho các dự án cải thiện đường xá, cầu cống và công trình thuỷ lợi. Mặt khác, yêu cầu về tăng cường giải ngân cho các dự án bằng vốn ODA trong đó có các dự án giao thông sẽ làm tăng khả năng về vốn cho các công ty giao thông vốn đang gặp nhiều khó khăn về tài chính.
1.4. Thách thức
- Việt Nam hiện nay là thành viên chính thức của WTO, với các cam kết đã kí thì các doanh nghiệp xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam hiện đang gặp khó khăn sẽ càng khó khăn hơn khi các cam kết về dịch vụ xây dựng có hiệu lực. Theo cam kết, lĩnh vực này sẽ cho phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài và sau 3 năm cho phép thành lập chi nhánh của công ty xây dựng nước ngoài. Như vậy với năng lực vượt trội, trình độ chuyên môn và máy móc thiết bị hiện đại các công ty này sẽ chiếm ưu thế và trở thành những đối thủ mạnh với các công ty xây dựng giao thông trong nước.
- Doanh nghiệp xây dựng nước ngoài đã quá quen thuộc với quy tắc cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, có kinh nghiệm quản lý và chế độ quản lý nội bộ doanh nghiệp chặt chẽ đối với những dự án có mức độ rủi ro cao, quy mộ đầu tư lớn, hàm lượng kĩ thuật cao, công trình phức tạp....nên khẳnng nhận thầu và thắng thầu đối với các công trình xây dựng nói chung và xây dựng giao thông quy mô lớn là điều khó tránh khỏi.
- Doanh nghiệp xây dựng nước ngoài có tiền vốn hùng hậu, sẽ đóng vai trò là chủ thầu chính trong các dự án BOT, còn đại đa số các công ty xây dựng trong nước chỉ là chủ thầu phụ cho dự án BOT.
- Doanh nghiệp xây dựng nước ngoài có ưu thế kĩ thuật cao rõ rệt ở nhiều lĩnh vực, cơ chế sử dụng nhân tài hợp lý, tiền lương cao nên sẽ thu hút được nhiều lao động giỏi. Điều này sẽ khiến cho các công ty xây dựng trong nước vốn đã thiếu nhân tài lại phải đứng trước nguy cơ cán bộ kĩ thuật giỏi chuyển sang làm cho các công ty nước ngoài.
- Khi gia nhập WTO thì yêu cầu về mua sắm Chính phủ ngày càng minh bạch, do đó các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực xây dựng giao thông vận tải càng khó khăn. Việc mua sắm các máy móc thiết bị cho các doanh nghiệp nhà nước trước đây được coi là khoản mua sắm của Chính phủ thì khi gia nhập WTO, Chính phủ không được mua sắm các khoản này vì như thế Nhà nước đã bảo hộ cho các doanh nghiệp nhà nước.
- Năng lực tài chính của các doanh nghiệp xây dựng giao thông ngày càng suy giảm. Các nhà thầu là con nợ lớn của ngân hàng, đồng thời là chủ nợ bắt buộc của các chủ đầu tư. Tuy nhiên nhà thầu phải trả lãi suất hàng tháng cho số dư nợ tại ngân hàng và luôn có nguy cơ bị xiết nợ đối với các khoản thanh toán vào tài khoản. Trong khi đó, các khoản bị nợ lại không được trả lãi suất và cũng không thể xiết nợ được đối với các chủ đầu tư. Điều này đã làm cho các doanh nghiệp không thể tới ngân hàng vay vốn lưu động để thi công nếu trứng thầu, mà nếu vay được vốn thì việc vay vốn cũng gặp trở ngại bời cơ chế quản lý của ngân hàng ngày càng chặt chẽ đối với các doanh nghiệp, lãi suất cho vay cao, hạn mức cho vay giảm.
-Những bất ổn của thị trường thế giới trong mấy năm trở lại đây làm cho thị trường nguyên vất liệu, nhiên liệu có nhiều thay đổi, giá xăng dầu, nhựa đường tăng cao khiến cho chi phí thi công và xây dựng tăng theo, trong khi giá bỏ thầu lại thấp nên lợi nhuận doanh nghiệp thu về không nhiều, nên không chủ động khi có khả năng doanh thu không đủ bù đắp chi phí.
Trên đây tôi đã trình bay về tình hình công ty và môi trường kinh doanh của công ty sử dụng ma trận SWOT. Qua đó ta thấy được một cách khái quát về các cơ hôi cũng như mối đe doạ đối với công ty trong thời gian tới. Đồng thời biết được các mặt mạnh và mặt yếu của công ty. Từ đó có được chiến lược phù hợp vơi điều kiện, hoàn cảnh đó. Sau đây, tôi sẽ xử dụng ma trận BCG để có thể phân tích sâu hơn nữa tình hình kinh doanh của công ty.
Sử dụng ma trận BCG để phân tích tình hình công ty.
Sử dụng ma trận BCG để phân tích tình hình công ty là ta xem xét cụ thể các loại hình kinh doanh của công ty đang đứng ở vị trí nào. Mà từ đó ta có những giải pháp phù hợp với từng vị trí để đem lại hiệu quả cao nhất gắn với năng lực của công ty.
2.1. Loại hình kinh doanh của Công ty
Tư vấn đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, công nghiệp, thuỷ lợi, hạ tầng kỹ thuật ( trong phạm chứng chỉ hành nghề đã đăng kỹ kinh nghiệp );
- Thiết kế kiến trúc công trình ;
- Thiết kế các công trình giao thông;
- Tư vấn, giám sát thi công xây dựng công trình: cầu đường, dân dụng và công nghiệp ( lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện);
- Dịch vụ khảo sát và vẽ bản đồ ; dịch vụ khảo sát địa chất công trình xây dựng ;
- Tư vấn thẩm tra các công trình giao thông, dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật (trong phạm chứng chỉ hành nghề đã đăng ký kinh nghiệp);
- Thiết kế quy hoạch mặt bằng xây dựng công trình;
- Tư vấn quản lý dự án;
- Tư vấn lập hồ sơ mới thầu;
- Thí nghiệp vật liệu xây dựng và thí nghiệp địa chất công trình;
- Mua, bán vật tư, máy móc, thiết bị công nghệ thông tin, tín hiệu, điện chiếu sáng;
- Thi công các công trình: hạ tầng kỹ thuật, giao thông, dân dụng, thông tin- tín hiệu - điện.
Từ các loại hình kinh doanh này ta có thể chia ra thành hai lĩnh vực hoạt động cơ bản của công ty. Đó là: Tư vấn thiết kế và khảo sát, thi công công trình. Đây là hai lĩnh vực mà công ty tập trung phát triển trong giai đoạn gần đây. Sau đây tôi sẽ sử dụng ma trận BCG để phân tích từng lĩnh vực hoạt động của công ty.
Lĩnh vực tư vấn thiết kế và khảo sát
Lĩnh vực tư vấn thiết kế và khảo sát là hai lĩnh vực nhỏ nhưng vô cùng quản trọng trong hoạt động xây dựng dự án. Hoạt động trong lĩnh vực này, các doanh nghiệp luôn đối mặt với sự nguy hiểm do đây là lĩnh vực quyết định tới chất lượng công trình do vậy nếu có sai sót sẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Mặt khác, người mua dù đã chọn một nhà thầu chính vừa thiết kế vừa thi công nhưng chủ đầu tư vẫn vừa đá bóng vừa thổi còi khi giao một số phần việc quan trọng như: Tư vấn khảo sát địa chất, tư vấn thiết kế thi công một số hạng mục cho công ty của mình mặc dù công ty ấy chỉ là một nhà thầu phụ cho nhà thầu chính. Trong trường hợp này nhà tư vấn giám sát dù có năng lực cũng khó mà tư vấn khi có vấn đề. Và khi có vấn đề thì hoạt động mua bán đan xen rất khó giải quyết trách nhiệm. Trg 3-Vài suy nghĩ về nghề tư vấn-TS Nguyễn Công Phú-Báo Xây Dựng T12/2007
Tư vấn thiết kế và khảo sát thi công là hai lĩnh vực chủ yếu của công ty trong giai đoạn hiện nay. Nhìn vào bảng các công trình thực hiện của công ty ta có thể thấy rõ được điều đó. Đây là hai lĩnh vực kinh doanh đã có ngay từ khi công ty vẫn là một xí nghiệp của Tổng công ty. Mọi nguồn lực của công ty tập trung chủ yếu cho việc thực hiện hai lĩnh vực này.
Như ta thấy, lĩnh vực tư vấn thiết kế và khảo sát thi công là hai hoạt động nhỏ trong tổng số hoạt động xây dựng dự án. Vì vậy các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực hoạt động này thường là các nhà thầu phụ cho các nhà thầu chính. Số lượng các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này là rất nhiều. Bởi vì có rất nhiều công ty xây dựng hoạt động trong tất cả các lĩnh vực xây dựng tức là bao thầu toàn bộ nhưng cũng đồng thời có thiều công ty chỉ hoạt động về hai lĩnh vực này. Thêm vào đó là ngoài các doanh nghiệp tư nhân được thành lập hoạt động trong lĩnh vực này còn có các công ty cổ phần cũng bắt đầu tách ra từ doanh nghiệp nhà nước và các công ty của nước ngoài. Vì vậy môi trường cạnh tranh ở đây là rất lớn. Do vậy số lượng thị phần mà Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng có được trong thị trường này chỉ ở mức trung bình không cao. Thêm vào đó, hiện nay khi vấn đề xây dựng đã trở nên bức xúc đối với nhân dân khi chất lượng các công trình không được đảm bảo như vụ sập cầu ở Cần Thơ. Do tính chất quyết định đến chất lượng của công trình vì vậy công tác thiết kế khảo sát ngày càng được quan tâm. Do đó, đây là thị trường rất có tiềm năng và có khả năng phát triển.
Như vậy, ở đây Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Đường Sắt có thị phần nhỏ về lĩnh vực tư vấn thiết kế và khảo sát thi công nhưng thị trường của nó lại rất là hấp dẫn và có khả năng phát triển trong tương lai vì vậy trong mô hình BCG doanh nghiệp đang ở vị trí Nghi vấn. Ở vị trí này, doanh nghiệp cần tiếp tục nâng cao thị phần của mình bằng cách cạnh tranh qua chất lượng sản phẩm.
2.3. Lĩnh vực thi công
Đây là lĩnh vực béo bở trong nền kinh tế hiện nay. Trong xu thế phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay khoảng 7.8% mỗi năm, nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như dân dụng là một vấn đề thiết yếu. Vì vậy nếu có thể tham gia hoạt động xây dựng trong lĩnh vực này, công ty có thể kiếm được lợi nhuận cao do vốn đầu tư vào lĩnh vực này là rất lớn. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực mà Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Đường Sắt mới chỉ đưa vào loai hình kinh doanh chứ trong thực tế công ty chưa thực hiện một dự án thi công nào. Vì vậy đây là một lĩnh vực rất có tiềm năng mà công ty cần hướng tới. Ta khó có thể xếp vị trí của công ty về lĩnh vực này vào bất kì một vị trí nào trong ma trận BCG. Có chăng ta cũng có thể xếp nó vào vị trí sư tử vì thị trường của nó còn rất tiềm năng.
Như vậy, một điều có thể thấy ở đây là thị phần của công ty về các lĩnh vực kinh doanh là rất thấp so với thị trường rất béo bở. Vì vậy trong tương lai công ty cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng các lĩnh vực kinh doanh để từ đó mở rộng thị phần. Bên cạnh đó cần mạo hiểm để có thể bao thầu cả công trình.
Thị phần
Ngôi sao
Nghi vấn
Tư vấn thiết kế, giám sát và thi công
Bò sữa
Con chó
Thị
trường
CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT TRONG GIAI ĐOẠN 2008-2012
Sau khi phân tích tình hình công ty trong môi trường kinh doanh của nó, sau đây tôi xin đưa ra chiến lược cho công ty và các giải pháp mà công ty cần thực hiện cho tổ chức của mình để có thể đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra
1. Lập kế hoạch chiến lược cho Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Đường Sắt
Để lập kế hoạch chiến lược cho Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Đường Sắt ta sẽ thực hiện theo các bước của quá trình lập kế hoạch.
1.1. Nghiên cứu và dự báo
Dựa vào việc phân tích tình hình công ty và môi trường kinh doanh của công ty theo ma trận SWOT và ma trận BCG ta có thể thấy được vị trí của công ty trên thị trường cũng như thấy được các điểm mạnh và điểm yếu của công ty trong sự tác động đầy những cơ hội và thách thức của môi trường kinh doanh.Các nội dung này đã được đề cập ở trên Chương II.
1.2. Thiết lập các mục tiêu
Dựa vào kết qủa đã nghiên cứu ở trên ta sẽ thiết lập các mục tiêu cho công ty.
Thứ nhất, ngày càng khảng định vị thế của mình về lĩnh vực tư vấn thiến kế và khảo sát. Đây là mục tiêu chính của công ty. Nó phù hợp với điều kiện các nguồn lực của công ty và là hướng phát triển đúng đắn. Doanh nghiệp có gắng đưa vị trí của mình lên vị trí ngôi sao
Thứ hai, tham gia vào lĩnh vực thi công từ đó có khả năng bao toàn bộ gói thầu. Đây là mục tiêu mang tính lâu dài của công ty. Nó sẽ tạo ra nguồn lợi nhuận vô cùng lớn cho công ty. Từ đó, công ty sẽ có khả năng trở thành nhà thầu chính chứ không phải là nhà thầu phụ như hiện nay.
Thứ ba, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng về sản phẩm cũng như nguồn nhân lực. Đây là mục tiêu rất quan trọng nó ảnh hưởng tới sự sống còn của công ty, tạo nên uy tín cho công ty.
Thứ tư, bên cạnh việc tư vấn và thi công các công trình cầu đường là chủ yếu, doanh nghiệp cũng hướng đến thị trường xây dựng dân dụng. Đây là một thị trường cũng khá béo bở công ty có thể tham gia vào.
1.3. Phát triển các tiền đề
Các tiền đề ở đây là các chính sách quy định về chất lượng sản phẩm, các yêu cầu về kĩ thuật, các quy định về xây dựng cũng như yêu cầu về cán bộ công nhân viên trong ngành. Ví dụ như: Theo quy định, trong một công trình kiến trúc, để được đứng tên chủ trì thiết kế kiến trúc hoặc kết cấu, bất kỳ một kiến trúc sư hay một kỹ sư nào cần phải có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế và chứng chỉ này cũng là một điều kiện trong việc thành lập một doanh nghiệp có chức năng tư vấn thiết kế kiến trúc. Tư vấn thiết kế và giám sát thi công: Có cần chứng chỉ hành nghề?-Trần Ngoc Hoan-Việt báo.vn
Vì vậy đòi hỏi công ty phải phát triển theo hướng phù hợp với các quy định mà nhà nước đã ban hành.
1.4. Xây dựng các phương án
Để thực hiện các mục tiêu đã nêu ở trên sao cho phù hợp với các tiền đề thì công ty có thể có các phương án hành động sau:
Phương án 1: Công ty tham gia các công trình xây dựng bằng chính khả năng của mình không cần phải liên doanh liên kết với công ty nào. Từng bước quảng bá sản phẩm cũng như tên công ty trên các phương tiện truyền thông
Phương án 2: Liên kết với các công ty trong một số dự án cần vốn đầu tư lớn và kĩ thuật phức tạp. Công ty có thể la nhà thầu chính bao toàn bộ gói thầu, nhưng phần thi công công ty có thể thuê nhà thầu phụ
1.5. Đánh giá các phương án
Sau khi đã đưa ra các phương án có thể hoạt động để đạt được mục tiêu, sau đây tôi xin đánh giá các phương án để lựa chọn phương án có hiệu quả nhất.
Phương án 1: Đây là phương án mang lại lợi nhuận rất cao cho công ty. Nhưng để thực hiện được phương án này công ty cần có nguồn lực rất lớn về tài chính và về nhân sự. Để có thể thi công được dự án công ty phải có đội ngũ chuyên về lĩnh vực thi công. Điều này hiện nay công ty vẫn chưa có, hơn nữa để xây dựng được đội ngũ thi công có chuyên môn đòi hỏi phải có nguồn tài chính rất lớn và phải có khoảng thời gian dài. Mà hiện tại do mới cổ phần nên nguồn tài chính của công ty vẫn còn hạn chế. Vì vậy phương án này chỉ có thể được thực hiện khi công ty đã ổn định, đã có nguồn tài chính hùng hậu.
Phương án 2: Đây là phương án rất phù hợp với điều kiện của công ty. Nhờ có liên kết với các công ty khác trong một số dự án lớn, công ty có thể đảm bảo về nguồn tài chính để có thể bao trọn gói thầu. Bên cạnh đó công ty có thể liên kết với các ngân hàng, các nhà cung ứng đầu vào để có thể đảm bảo được yêu cầu về tài chính, nguyên vật liệu. Công ty cũng có thể phối hợp đồng dự thầu với các công ty xây dựng khác với các dự án có kinh phí đầu tư quá lớn vượt quá khả năng của công ty mình. Một nhược điểm duy nhất của phương án này là khi hợp tác như vậy tình hình kinh doanh của công ty sẽ một phần phụ thuộc vào tình hình của các công ty liên kết.Và công ty phải chia lợi nhuận theo một tỷ lệ đã quy định từ trước cho các công ty liên kết. Mặt khác, khi tiến hành bao toàn bộ gói thầu nhưng lại thuê thi công thì công ty sẽ chịu ảnh hưởng nhiều từ chất lượng thi công, trong khi đó công ty khó có thể kiểm soát được công tác thi công công trình. Vì vậy đây cũng là một rủi ro đối với công ty.
1.6. Lựa chọn phương án ra quyết định
Từ việc phân tích đánh giá các phương án ta thấy, phương án 2 là phù hợp với các điều kiện hiện có của công ty hơn mặc dù nó vẫn chứa đựng nhiều rủi ro. Nhưng để có thể nắm bắt được các cơ hội và để đối phó được với rủi ro thì công ty nên phát triển theo hướng trên.
2. Kiến nghị một số giải pháp để thực hiện kế hoạch chiến lược
2.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức
Vì công ty từ một xí nghiệp phát triển lên nên trong mô hình vẫn cứng nhắc của mô hình chuyên sản xuất. Vì vậy để có thể tồn tại trên thị trường có nhiều cạnh tranh thì công ty cần phải đổi mới các phòng ban. Hiện nay trong công ty phòng chuẩn bị kế hoach và kinh doanh là phòng kiêm tất cả các mục về kinh tế. Điều đó làm cho các thành viên trong phòng phải đảm nhiệm nhiều việc do đó dẫn đến kết quả không hiệu quả cao.Do vậy công ty nên xây dựng thêm một phòng ban. Đây có thể được gọi là phòng kế hoach và nghiên cứu thị trường. Còn phòng chuẩn bị kế hoạch và kinh doanh đổi thành phòng chuẩn bị đầu tư và kinh doanh. Nhiệm vụ của hai phòng được phân bổ rất rõ ràng.
Đối với phòng kế hoach và nghiên cứu thị trương: Phòng này sẽ có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và phương hướng hành động cho công ty. Đồng thời nghiên cứu thị trường tìm kiếm các bạn hàng, phân tích tình hình công ty so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường, và tìm giải pháp nâng cao được hình ảnh của công ty trên thị trường kinh doanh
Đối với phòng chuẩn bị đầu tư và kinh doanh: Phòng này có nhiệm vụ chủ yếu là lập các phương án dự thầu, tìm các nhà đầu tư, tìm nguồn đầu vào.Liên hệ với các nhà cung ứng cũng như các nhà mở thầu, đàm phán kế hoạch với họ.
Mặt khác, do Giám đốc công ty điều hành trực tiếp nhiều cấp dưới. Trong khi đó, nhà lãnh đạo chỉ nên quản lý từ 4 đến 5 cấp là hiệu quả nhất. Do vậy, khi mới cổ phần Giám đốc có thể điều hành nhiều phòng ban nhưng về dài thì dám đốc nên phân quyền cho cấp dưới. Theo ý kiến của tôi, Giám đốc nên lập một phó giám đốc mới chuyên về mảng kinh doanh. Phó giám đốc này sẽ đảm nhận về hoạt động kinh doanh cũng như tình hình tài chính của tổ chức và có trách nhiệm báo cáo với lãnh đạo. Làm như vậy, sẽ giảm được gánh nặng cho giám đốc, đồng thời qua đó sẽ quản lý về hoạt động kinh doanh được tốt hơn do có sự quản lý tập chung của phó giám đốc.
Sau đây tôi xin đưa ra mô hình tổ chức mới của công ty:
Mô hình cơ cấu tổ chức mới của công ty
Phßng Nh©n chÝnh
C¸c Phã Gi¸m ®èc
Phßng TC KÕ to¸n
Chi nh¸nh,
V¨n phßng ®¹i diÖn
Phßng C«ng tr×nh 1
Phßng CB§T&KD
Phßng C«ng tr×nh 2
Phßng §Þa kü thuËt
Phßng §Þa h×nh
Trung t©m QH KiÕn tróc
Chi nh¸nh MiÒn Trung
VP §¹i diÖn MiÒn Nam
Khèi
S¶n xuÊt
Phßng Tæ chøc – Hµnh ChÝnh
CNTT – TH – VT
KiÕn tróc
T vÊn gi¸m s¸t XDCT
Nhãm c¸c tæ t vÊn vµ chuyªn gia t vÊn
Khèi
Qu¶n lý
Gi¸m ®èc
Phßng KH & NC thÞ trêng
Phßng KH vµ NCT
2.2. Không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực trong công ty có chất lượng tương đối cao. Tuy nhiên không vì lý do đó mà công ty lơi lỏng việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Do môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và khó đoán trước nên công ty cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để có thể phù hợp với những điều kiện mới. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không chỉ nâng cao cho cán bộ nhân viên mà ngay cả nhà lãnh đạo cũng cân đươc nâng cao nhất là về chuyên môn quản lý. Do Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Đường Sắt là một xí nghiệp phát triển lên nên khả năng quản lý của các nhà lãnh đạo vẫn chưa phù hợp với môi trường mới do vậy cần đặc biệt đến việc nâng cao kĩ năng quản lý cho nhà lãnh đạo
2.2.1. Hoàn thiện kĩ năng quản lý cho nhà lãnh đạo
Trước hết cần đào tạo đội ngũ những nhà lãnh đạo gồm Giám đốc, các phó Giám đốc, các trưởng, phó phòng trong công ty
Để hoàn thiện kĩ năng quảnl ý cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, Hoàn thiện kĩ năng lãnh đạo trực tiếp: Là kĩ năng làm việc với con người trong nội bộ doanh nghiệp và bên ngoài liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Thứ hai, Hoàn thiện kĩ năng uỷ quyền: Là kĩ năng mà người lãnh đạo cho phép cấp dước có quyền chịu trách nhiệm, quyền ra quyết định ở một số khâu, một số giai đoạn. Cần phải thấy rõ ở đây, là mặc dù người cấp trên giao quyền cho cấp dưới nhưng vẫn phải chịu trách nhiêm trước quản lý cấp trên trực tiếp của mình.
Thứ ba, Hoàn thiện kĩ năng tư duy và xây dựng hệ thống: Đây là một trong những kĩ năng quan trọng cần phải phối hợp mọi người trong tổ chức thành một khối thống nhất đồng thời phải biết phân tích tổ chức một cách hoàn hảo trước khi ra quyết định. Đây là một kĩ năng phức tạp mà doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì đòi hỏi càng cao.
Thứ tư, Hoàn thiện kĩ năng nghiệp vụ: Mặc dù người Giám đốc là người điều hành giám sát nhưng muốn điều hành và giám sát được các bộ phận đòi hỏi người quản lý phải nắm chác được chuyên môn của các cán bộ, phân hệ mình quản lý. Người Giám đốc cần phải hiểu sâu sắc công việc chuyên môn của doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp hoạt động một cách có hiệu quả.
Để hoàn thiện được những kĩ năng trên Giám đốc công ty cần cho cán bộ quản lý đi đào tạo chuyên sâu về kiến thức quản lý tại các trường đại học có uy tín hoặc tai các trung tâm có thể do quốc tế đào tạo. Bên cạnh đó công ty cũng có thể tự tổ chức các lớp học đào tạo cán bộ cấp cấp cao và thuê giảng viên trong và ngoài nước về trực tiếp giảng dạy. Hoặc có thể đi học hỏi kinh nghiệp quản lý ở các đơn vị khác. Hiện nay trong thực tế, công ty cũng đã thực hiện những việc làm này. Tuy nhiên quy mô và chất lượng vẫn chưa đảm bảo. Vì vậy công ty cần phải thực hiện hơn nữa để có chất lượng tốt hơn.
Do công ty bây giờ đã hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào Tổng công ty Đường Sắt, do vậy các cấp cán bộ cần được trang bị những kiến thức về thị trường. Để thực hiện được điều này cần:
Trang bị các kiến thức về thị trường: Bằng cách cử cán bộ quản lý tham gia cá lớp học tìm hiểu về thị trường, cơ chế thị trường để hiểu rõ những khái niệm, tác động của thị trường đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Cho cán bộ đi ra nước ngoài học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới, từ đó xem các công ty này kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng như thế nào từ đó áp dụng cho phù hợp với điều kiện môi trường kinh doanh của nước ta.
Cử cán bộ tham gia vào các buổi thảo luận lớn về những vấn đề có liên quan để học hỏi kinh nghiệm
Đặc biệt chú ý đến việc đào tạo cán bộ dự thầu. Do tính chất của sản phẩm trong công ty, nên cán bộ dự thầu có vai trò rất lớn đến việc kinh doanh của công ty. Đào tạo cán bộ dự thầu sao cho việc xác định các mức giá dự thầu đạt hiệu quả để công ty có thể trúng thầu là việc hết sức quan trọng nó ảnh hưởng đến sự sống còn của công ty. Vì vậy việc đào tạo này cần phải được đầu tư và đặc biệt quan tâm.
Hoàn thiện hơn nữa nguồn nhân lực
Thứ nhất, về số lượng nguồn nhân lực : Do công ty mới từ một bộ phận thuộc Tổng công ty Đường Sắt tách ra, nên số lượng nguồn nhân lực vừa thừa lại vừa thiếu. Nguồn nhân lực trong các khâu kĩ thuật còn khá nhiều do vậy làm mất tính hiệu quả của tổ chức. Trong khi đó nguồn nhân lực về các lĩnh vực kinh doanh, tìm hiểu thị trường lại thiếu. Do đó công ty cần phải thay đổi lại cơ cấu nhân lực ở mỗi phòng ban. Ví dụ như ở các phòng kĩ thuật chỉ cần có khoảng từ 4 đến 5 kĩ sư. Mặt khác, công ty cần tổ chức tuyển dụng các cán bộ chuyên về lĩnh vực kinh tế để có thể đảm nhận công việc trong lĩnh vực kinh doanh, tìm hiểu thị trường.
Thứ hai, về chất lượng nguồn nhân lực
Đối với một tổ chức dù là tư nhân hay quốc doanh hay bất cứ một loại hình nào khác thì công tác đào tạo lao động luôn là một nhiệm vụ quan trọng quyết định đến sự sống còn của tổ chức. Ý thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Đường Sắt luôn tổ chức những khoá bồi dưỡng, cập nhật và nâng cao kiến thức cho cán bộ. Hiện tại công ty đang liên kết với hiệp hội tư vấn xây dựng Việt Nam VECAS tổ chức ra các khoá đào tạo chuyên môn cho cán bộ để không ngừng nâng cao chất lượng phù hợp với những thay đổi mới. Những hình thức đào tạo mà cơ quan Công ty đang thực hiện là:
Đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ : Do nhu cầu cũng như tiêu chuẩn về lĩnh vực thiết kế đầu tư luôn thay đổi rất nhanh. Vì vậy công ty liên tục liên kết với các tổ chức để bồi dưỡng các kĩ năng mới cho nhân viên.
Đào tạo chủ yếu cho cán bộ, nhân viên có kinh nghiệm và làm việc lâu năm tại công ty, hướng dẫn công việc cho nhân viên mới hoặc nhân viên có chuyên môn kém hơn mau chóng đáp ứng được môi trường làm việc của doanh nghiệp
Đào tạo tại chỗ: Đây là hình thức đào tạo mang tính thực nghiệm nhiều hơn lý thuyết. Theo hình thức đào tạo này những nhân viên được đào tạo trực tiếp những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ thông qua sự quan sát, hướng dẫn trực tiếp tại chỗ của những người hướng dẫn. Do vậy, xét về chi phí đào tạo hình thức nay tiết kiệm đáng kể chi phí. Tuy nhiên, hình thức đào tạo này cần kết hợp với đào tạo hệ thống chương trình đào tạo lý thuyết theo hệ thống trong một khoảng thời gian nhất định mới đạt được hiệu quả tối ưu.
Bên cạnh việc đào tạo về chuyên môn, công ty cũng cần tạo cơ hội cho cán bộ, nhân viên thường xuyên thay đổi công tác để họ có thể nắm vững được nhiều kĩ năng ở các vị trí khác nhau để từ đó phát huy khả năng thực sự của họ để sắp xếp, bố trí vị trí phù hợp nhằm tận dunạg những năng lực của họ. Bên cạnh đó tao điều kiện cho họ thay đổi môi trường làm việc nhằm đưa lại những tác động tốt về mặt tâm lý nhằm cho họ hoạt động trong môi trường mà họ thấy phù hợp
2.3. Tăng cường nguồn tài chính
Để có thể tạo điều kiện thuận lợi để cải thiện các yếu tố trong tổ chức thì điều kiện cần thiết là phải có nguồn tài chính mạnh. Vì vậy công ty phải không ngừng tăng cường nguồn tài chính của mình thông qua các giải pháp sau:
- Đối với nguồn vốn chủ sở hữu: Để nâng cao nguồn vốn chủ sở hữu công ty có thể huy động nguồn vốn tự có của các cán bộ công nhân viên bằng việc cho cán bộ công nhân viên mua thêm cổ phần của công ty mình. Hiện nay tra thấy vốn cổ phần của Nhà nước trong công ty vẫn chiếm tỉ trọng khá lớn khoảng 40% .Vì vậy trong thời gian tới công ty nên thay đổi cơ cấu vốn để có thể hoạt động có hiệu qủa hơn. Công ty nên có chính sách tiết kiệm trong toàn công ty, nên có kế hoạch trong chi tiêu để có thể nắm rõ được các nguồn ra vào và kiểm soát được tình hình tài chính. Trong quá trình thực hiện dự án , công ty cần chỉ đạo thi công dứt điểm từng hạng mục công trình để có thể thu được vốn ngay.
Ngoài những giải pháp nhằm nâng cao tỉ lệ vốn chủ sở hữu ở trên thì một số giải pháp mang tính chiến lược để huy động nguồn vốn này đó là công ty sẽ phát hành thêm cổ phiếu và tiến hành niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán mới bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2000, mặc dù quy mô của thị trường này còn nhỏ bé so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhưng kể từ đó tới nay đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã xác định cho mình đó là một trong những kênh huy động vốn quan trọng. Đây chính là xua hướng phát triển tất yếu của các doanh nghiệp cổ phần.
- Đối với nguồn vốn vay từ ngân hàng
Đây không những là nguồn vốn cung cấp vốn thường xuyên cho công ty mà còn chiếm tỉ trọng rất lớn trong cơ cấu vốn mà công ty đã huy động được trong thời gian qua. Nhưng trong những năm vừa qua do tình hình chung của ngành xây dựng gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề thanh toán vốn nên việc vay vốn ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy để có thể huy động tốt nguồn vốn này trong những năm sắp tới khi công ty tham gia tranh thầu nên chọn các công trình có giấy thông báo vốn rõ ràng. Đây là cơ sở vô cùng quan trọng, nó quyết định đến vấn đề ngân hàng cho công ty vay vốn hay không. Công ty cần phải tạo ra các mối quan hệ tốt với ngân hàng. Để tạo được các mối quan hệ tốt với ngân hàng thì công ty phải cố gắng thanh toán đúng hạn các khoản nợ đến hạn mà công ty đã vay của ngân hàng. Để có thể làm tốt việc này công ty cần phải xác định xem nguồn vốn vay đó dùng để làm gì, vay trong thời gian bao lâu và bao lâu có thể thu hồi vốn. Đồng thời công ty phải phấn đấu nâng cao dần kết quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Khi đó ngân hàng sẽ thấy được khả năng hiện tại và tương lai của doanh nghiệp thì các ngân hàng mới giám mạnh dạn cho công ty vay nhiều vốn nhất là các khoản vay dài hạn.
Ngoài ra thông qua việc tạo uy tín đối với ngân hàng, doanh nghiệp có thể đi một bước xa hơn là mời ngân hàng cùng làm chủ thầu với mình. Thông qua đó, ngân hàng sẽ có được nguồn vốn rồi rào mà không phải mất phí đồng thời tạo được sự yên tâm cho chủ đầu tư. Đây cũng là biện pháp mà công ty cổ phần Vinaconex đã làm khi mới cổ phần hoá. Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Vinaconex 10 năm vững bước-Báo xây dựng- T11/2007
- Đối với nguồn vốn huy động từ chủ đầu tư
Với đặc điểm cơ bản của các công trình xây dựng đó là thời gian thi công thường kéo dài và vốn đầu tư lớn. Nếu chủ đầu tư không thanh toán theo từng giai đoạn khối lượng công việc đã hoàn thành và nghiệm thu thì sẽ tạo ra một gánh nặng rất lớn về vốn cho công ty. Do đó công ty cần phải thực hiện tốt công tác huy động vốn từ nguồn này để giảm được gánh nặng về vốn. Muốn vậy, trước khi kí kết hợp đồng xây dựng công ty cần phải hiểu rõ các điều khoản trong hợp đồng mà mình sẽ kí kết, đồng thời trong quá trình thực hiện hợp đồng công ty phải thường xuyên nhắc nhở chủ đầu tư thực hiện tốt trách nhiệm của minh
Ngoài các biện pháp trên công ty còn có thể huy động vốn bằng việc thoả thuận mua bán trang thiết bị, huy động vốn trên thị trường tài chính.....
Đổi mới máy móc thiết bị
Do những hạn chế về tài chính, cũng như yêu cầu về hiệu quả kinh tế, công ty không thể đổi mới hàng loạt máy móc thiết bị. Các máy móc của công ty hiện nay đã được mua sắm trong khi công ty còn là một xí nghiệp của Tổng công ty. Vì vậy tính cho đến thời điểm này, máy móc hầu như đã bị khấu hao gần hết hoặc có thể đã trở nên lỗi thời. Để công ty có thể thích ứng được với những điều kiện mới của môi trường và để cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác thì đổi mới máy móc thiết bị là vấn đề mà cán bộ lãnh đạo cần phải quan tâm. Để cải thiện máy móc thiết bị doanh nghiệp cần làm theo các hướng sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp có thể bán thanh lý các máy móc đã lôi thời để có thể có thêm tiền cho hoạt động mua máy móc cũ.
Thứ hai, do công nghê tin học đóng vai trò rất lớn trong quá trình thực hiện dự án của công ty,vì vậy, công ty cần phải không ngừng tìm hiểu về các phần mềm hỗ trợ, khi cần có thể mua để sử dung cho quá trình thiết kế.
Thứ ba, công ty có chiến lược mở rông ngành nghề kinh doanh do đó cần phải trang bị các máy móc phục vụ cho việc thực hiện đó. Công ty cần đi trước trong quá trình áp dụng máy móc thiết bị tiên tiến để tạo ra sự phát triển và đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của chủ đầu tư.
2.5. Hoàn thiện công tác dự thầu
Đối với các công ty xây dựng nói chung và Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Đường Sắt nói riêng thì để có thể tồn tại được thì công ty buộc phải tham gia đấu thầu và phải thắng thầu. Do đó để đạt được mục tiêu mà kế hoạch đề ra công ty cần phải hoàn thiện công tác dự thầu của mình, do đó cần đặc biệt hoàn thiện công tác lập hồ sơ dự thầu và hoàn thiện công tác tính giá dự thầu, linh hoạt trong lựa chọn mức giá dự thầu.
2.5.1. Hoàn thiện công tác lập hồ sơ dự thầu
Trước khi tiến hành lập hồ sơ dự thầu, đòi hỏi công ty phải khảo sát hiện trường. Đây là một khâu quan trọng trong đấu thầu, là tiền đề để công ty có thể lập một hồ sơ dự thầu đúng thực tế nhất, đảm bảo cho sự thành công trúng thầu. Khảo sát hiện trường công trình cần chú ý đến các vấn đề địa chất công trình, khối lượng công trình, mặt bằng giá, nguồn tài nguyên vật liệu đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật....Công tác khảo sát hiện trường đòi hỏi phải trả lời đầy đủ các vấn đề đó, để tạo cơ sở đầy đủ cho việc lập phương án thi công phù hợp với thực tế, lập giá dự thầu đạt độ chính xác cao, có thể có những ý kiến đề xuất thêm với chủ đầu tư về công trình.
Một trong những khâu quan trọng trong hồ sơ dự thầu là khâu thiết kế. Đây là một công việc rất khó bởi thực tế nhiều công trình sai sót ở khâu thiết kế, dẫn đến bổ sung thiết kế hoặc sửa chữa hiệu đính làm cho dự án đầu tư phải lập lại và phải xét lại toàn bộ dự án. Chính vì vậy, sau khi đã tiến hành khảo sát hiện trường, người thiết kế phải đọc kỹ để hiểu cặn kẽ, tỉ mỉ thiết kế công trình mà chủ đầu tư đưa ra so với thực tế mình khảo sát được để xây dựng thiết kế chi tiết phù hợp
Trong hồ sơ dự thầu, yếu tố mà chủ đầu tư quan tâm nhất khi xét duyệt ngoài tiêu chuẩn về kỹ thuật là giá dự thầu. Giá dự thầu càng thấp thì khả năng trúng thầu càng cao, tuy nhiên bỏ thầu thắng mà vẫn mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty là một điều rất khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ trong ngành. Vì thế người lập giá dự toán đấu thầu cần phải nắm vững những định mức sử dụng, nắm được báo giá của địa phương nơi công trình thi công và mặt bằng giá trên thị trường, hiểu rõ phương án thi công, khả năng tài chính của công ty, chính sách khấu hao máy móc, trình độ lao động của cán bộ công nhân viên.
Việc quản lý trong quá trình lập hồ sơ dự thầu đòi hỏi Trưởng phòng kế hoạch phải thực hiện đầy đủ quyền lực của mình cho người lập thiết kế thi công, người xây dựng giá. Phải có sự kết hợp chặt chẽ trong công việc từ khảo sát hiện trường, nghiên cứu kĩ hồ sơ dự thầu đến việc lập thiết kế thi công, xây dựng giá tối ưu cũng như việc đưa ra giá dự thầu cuối cùng.
2.5.2. Hoàn thiện phương pháp tính giá dự thầu, linh hoạt trong lựa chọn mức giá dự thầu
Do chi phí cho công tác tư vấn thiết kế chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong toàn bộ chi phí dự án, nhưng sản phẩm lại vô cùng quan trọng, mang tính quyết định cho sự thành công về mọi mặt của dự án. Do vậy, đối với mỗi chủ đầu tư, việc lựa chọn được một tổ chức tư vấn có những chuyên gia tư vấn giỏi, có năng lực thực sự và giàu kinh nghiệm, đề xuất được những giải pháp thiết kế ưu việt là quan tâm hàng đầu. Sau đó mới là mối quan tâm về giá cả dịch vụ. giaothongvantai.com.vn
VTrong quá trình dự thầu, thắng thầu là mục tiêu lớn nhất của các nhà thầu. Nhưng với một gói thầu, chỉ cho phép duy nhất một nhà thầu thắng thầu và thi công công trình. Để thắng thầu, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Uy tín của nhà thầu, giá dự thầu, biện pháp tổ chức thi công, máy móc, nhân sự bố trí cho công trình.....Trong đó, giá dự thầu đóng vai trò quan trong, nhiều nhà thầu đáp ứng đầy đủ yêu cầu về tiến độ, kỹ thuật, chất lượng...nhưng giá dự thầu cao dẫn đến trượt thầu. Làm thế nào để đưa ra một mức giá dự thầu hợp lý nhưng vẫn đảm bảo các điều kiện kỹ thuật, chất lượng là câu hỏi đặt ra không chỉ với Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Đường Sắt.
Mối quan hệ giữa xác suất trúng thầu và giá dự thầu được biểu diễn qua sơ đồ sau:
Xác suất
trúng thầu
Giá dự thầu
Qua sơ đồ ta thấy giá dự thầu thấp thì xác suất trúng thàu cao và ngược lại.
Để xây dựng được giá dự thầu phù hợp thấp hơn các đối thủ cạnh tranh, công ty phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, đội ngũ lao động có trình độ cao, có kinh nghiệm trong bóc tách tiền lương và lập giá dự thầu, nắm vững phương pháp tính đơn giá dự thầu bao gồm:
Hệ thống tiêu chuẩn định mức và các hướng dẫn chung về lập giá xây dựng do Bộ xây dựng ban hành.
- Ước tính mang tính chất kinh nghiệm của công ty về giá của những công trình tương tư.
- Mức lãi dự kiến.
Thứ hai, đơn giá dự thầu phải bù đắp được tất cả các chi phí bỏ ra gồm: Chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí chung và các chi phí khác. Mức lãi dự kiến phải lớn hơn 0. Trong một số trường hợp chiến lược mới để mức lãi bằng 0, nhằm giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập cho người lao động. Tuyệt đối không để giá dự thầu quá thấp nhằm mục đích trúng thầu. Thứ nhất, giá quá thấp, công ty không đủ khả năng để thi công công trình đảm bảo chất lượng, gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Thứ hai, giá dự thầu quá thấp sẽ gây ra nghi ngờ với chủ đầu tư, dẫn đến hồ sơ dự thầu bị loại ngay từ đầu.
Giá dự toán chi phí xây dựng được tính theo công thức:
Dự toán chi phí xây dựng = Chi phí trực tiếp + Chi phí chung + Thu nhập chịu thuế tính trước + Thuế giá trị gia tăng.
Chi phí trực tiếp = Chi phí vật liệu + Chi phí nhân công + Thi phí máy nhân công + Chi phí trực tiếp khác
Từ công thức trên có thể thấy để có thể đưa gia mức giá dự thầu thấp thì cần phải:
Giảm chi phí nguyên vật liệu: Sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu bằng cách dựa vào định mức nguyên vất liệu cho mỗi loại công việc, áp dụng định mức nguyên vất liệu thấp mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Việc này đòi hỏi công ty phải thường xuyên cập nhật các văn bản pháp quy, các định mức kinh tế-kỹ thuật của Nhà nước, các quy chuẩn, tiêu chuẩn mới nhất.
Giảm giá mua nguyên vật liệu: Thông thường các công ty tham gia đấu thầu thường sử dụng báo giá nguyên vật liệu tại chính địa phương có công trình xây dựng. Tuy nhiên Công ty có thể tự tìm kiếm các nhà cung ứng nguyên vật liệu khác nếu thấy giá nguyên vật liệu đó rẻ hơn báo giá của địa phương. Trong hồ sơ dự thầu, Công ty có thể kèm theo báo giá của nhà cung ứng trong thời điểm đó. Mặt khác công ty cũng có thể dựa vào lợi thế của mình trong việc tự sản xuất một số nguyên vật liệu thông qua việc giảm bớt lợi nhuận mong muốn của mình khi tính giá thành của các nguyên vật liệu đó để giảm bớt giá mua nguyên liệu cho toàn bộ công trình mà công ty tham gia đấu thầu.
Tiết kiệm chi phí vận chuyển nguyên vật liệu: Tận dụng nguyên vật liệu có tại địa phương thay vì vận chuyển từ nơi khác đến. Đối với các nguyên vật liệu mà công ty tự sản xuất được, nếu công cả chi phí để vận chuyển đến công trình cao hơn chi phí mua tại địa phương thì công ty nên mua tại địa phương.
Giảm chi phí nhân công: Để giảm tiền chi phí nhân công, công ty không thể cắt giảm tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp của người lao động mà phải thực hiện bằng cách tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ cơ giới hoá và tự động hóa trong thi công. Phải xác định chính xác số lượng lao động cũng như trình độ của mỗi công nhân để xác định hao phí hay đơn giá nhân công một cách hợp lý. Ngoài ra công ty có thể thuê ngoài lao động tại địa phương nếu chi phí nhân công tại địa phương thấp hơn.
Giảm chi phí máy thi công: Đối với những loại công việc có thể thi công bằng lao động sức người thì không nên dùng máy móc để giảm chi phí máy thi công. Đồng thời công ty cũng nên trang bị các máy móc thiết bị hiện đại để làm tăng năng suất và giảm hao phí.
Chi phí trực tiếp khác được tính bằng 1.5% trên tổng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công nói trên. Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên chi phí trực tiếp. Chính vì thế nếu giảm đến mức tối đa chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy móc thì công ty có thể đưa ra mức giá dự thầu thấp nhất có thể.
Ngoài các giải pháp trên đây công ty còn phải thực hiện nhiều giải pháp hơn nữa như tăng cường các mối quan hệ, chú trọng đến khâu quảng cáo... để có thể tận dụng được các cơ hôi đầu tư và để có thể đứng vững trên thị trường đầy cạnh tranh.
KẾT LUẬN
“Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của việc lập được một kế hoạch tốt ở bất kỳ một cơ sở nào và ở một bộ phận nào của nó. Không có kế hoạch, một công ty hay hay bất kỳ một tổ chức nào khác sẽ như một con thuyền không lái, chỉ chạy vòng quanh. Không có kế hoạch sẽ chẳng còn đất để doanh nghiệp hoạt động vì lý do đơn giản là chẳng ai biết là nó định đi tới đây”. Đây là một lời nhận xét mà tôi đã đọc được trong sách quản lý. Từ đó ta có thể nhận thấy được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch của tổ chức. Lập ké hoạch nói chung đặc biệt là lập kế hoạch chiến lược sẽ xác định phương hướng, mục tiêu đúng đắn cho doanh nghiệp phù hợp với xu hướng biến đổi của nền kinh tế. Vì lý do như vậy, bất cứ một doanh nghiệp nào dù hoạt động trong lĩnh vực nào cũng cần phải coi công việc lập kế hoạch là việc bắt buộc và phải đầu tư hợp lý cho công tác này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Khoa học quản lý I-PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS.Nguyễn Thị Ngọc Huyền- Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
Giáo trình Khoa học quản lý II-PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS.Nguyễn Thị Ngọc Huyền- Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tê-GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn, GS.TS. Mai Văn Bưu-Nhà xuất bản Giao dục
Những vấn đề cốt lõi của quản lý- HAROLD KOONTZ- Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật-HN-1992
Tạp chí xây dựng T7/2007
Tạp chí xây dựng T12/2007
Tạp chí xây dựng T1/2008
Tạp chí Giao thông vận tải T1+2/2008
vietbao.vn.
ChúngTa.com
Tài liệu của phòng Chuẩn bị đầu tư và kinh doanh
Tài liệu của phòng Tổ chức hành chính
Luận văn của các anh chị khoá trên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12221.doc