Đề tài Kiến thức thái độ thực hành về vệ sinh răng miệng của học sinh THCS tại thị trấn Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa

TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đây là một nghiên cứu định lượng nhằm khảo sát về kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh răng miệng của học sinh thuộc khối THCS tại thị trấn Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Kết quả nghiên cứu chỉ ra một số điểm hạn chế trong kiến thức, thực hành về vệ sinh răng miệng của học sinh, đồng thời đưa ra kiến nghị định hướng cho công tác giáo dục truyền thông chương trình chăm sóc răng miệng tại địa phương. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ học sinh có kiến thức, thái độ, thực hành đúng và tỉ lệ tiếp cận các nguồn thông tin về vệ sinh răng miệng; mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh răng miệng với các đặc điểm dân số xã hội và mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với thực hành về vệ sinh răng miệng của học sinh THCS tại thị trấn Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa năm 2008. Phương pháp: đây là nghiên cứu cắt ngang được thực hiện vào tháng 4, 5 năm 2008 ở thị trấn Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. KIẾN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH VỀ VỆ SINH RĂNG MIỆNG CỦA HỌC SINH THCS TẠI THỊ TRẤN DIÊN KHÁNH, TỈNH KHÁNH HÒA

pdf30 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2426 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiến thức thái độ thực hành về vệ sinh răng miệng của học sinh THCS tại thị trấn Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIẾN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH VỀ VỆ SINH RĂNG MIỆNG CỦA HỌC SINH THCS TẠI THỊ TRẤN DIÊN KHÁNH, TỈNH KHÁNH HÒA TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đây là một nghiên cứu định lượng nhằm khảo sát về kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh răng miệng của học sinh thuộc khối THCS tại thị trấn Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Kết quả nghiên cứu chỉ ra một số điểm hạn chế trong kiến thức, thực hành về vệ sinh răng miệng của học sinh, đồng thời đưa ra kiến nghị định hướng cho công tác giáo dục truyền thông chương trình chăm sóc răng miệng tại địa phương. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ học sinh có kiến thức, thái độ, thực hành đúng và tỉ lệ tiếp cận các nguồn thông tin về vệ sinh răng miệng; mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh răng miệng với các đặc điểm dân số xã hội và mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với thực hành về vệ sinh răng miệng của học sinh THCS tại thị trấn Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa năm 2008. Phương pháp: đây là nghiên cứu cắt ngang được thực hiện vào tháng 4, 5 năm 2008 ở thị trấn Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Kết quả: Kiến thức, thực hành về vệ sinh răng miệng của học sinh THCS tại thị trấn Diên Khánh, Khánh hòa ở mức tương đối thấp. Hai nguồn cung cấp thông tin phổ biến về vệ sinh răng miệng là nha sĩ và cha mẹ. Kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh răng miệng ảnh hưởng nhiều bởi học lực, khối lớp và trình độ học vấn của cha mẹ. Nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan giữa kiến, thái độ với thực hành khám răng định kì của học sinh. Kết luận: Vấn đề thực hành chăm sóc răng miệng của học sinh THCS tại địa phương thật sự đáng lưu tâm. Đưa kiến thức về các phương pháp vệ sinh răng miệng mới vào giáo dục trong trường học là điều cần thiết. Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kiến thức,thực hành vệ sinh răng miệng của học sinh. Từ khóa: Vệ sinh răng miệng, Diên Khánh, Khánh Hòa, răng miệng học sinh THCS, KAP sức khỏe răng miệng ABTRACT KNOWLEDGE, ATTITUDES, PRACTICES ABOUT ORAL HYGIENE OF THE SECONDARY SCHOOL’S PUPILS IN THE TOWN OF DIEN KHANH, KHANH HOA PROVINCE IN 2008 Ton Nu Hong Vy, Truong Phi Hung, Doan Thi Ngoc Han * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol.14 – Supplement of No 1 – 2010: 218 - 226 Background: This is a quantitative study to examine oral hygiene knowledge, attitude, practice (KAP) of the secondary school’ s pupils in the town of Dien Khanh, Khanh Hoa province. The research results indicate some limitations in knowledge and practice of dental hygiene pupils, and make recommendations for the direction IEC dental care programs in this local . Objectives: Determine the rate of pupils who have right knowledge, attitudes, practices and proper rate access to sources of information about oral hygiene; relationship between knowledge, attitudes, practices oral hygiene with characteristics of the population and social relationship between knowledge, attitude and practice of oral hygiene the secondary school’s pupils in the town of Dien Khanh, Khanh Hoa province in 2008. Method: This is a cross-section study what was carried out in April and May 2008 in the town of Dien Khanh, Khanh Hoa. Results: Knowledge and practice about oral hygiene of the secondary school’s student in the town of Dien Khanh, Khanh Hoa are at low. Two sources providing information on common oral hygiene are the dentist and their parents. Knowledge, attitudes, practices dental hygiene heavily influenced by their learning resources, grade and educational level of their parents. The study also found a link between comments, attitude and periodically dental checking practice of pupils. Conclusion: In general, practical problems of dental care at the local secondary school students really deserves to be mindful. The knowledge about oral hygiene methods in the new education in schools is essential. Their parents play an important role in building oral hygiene knowledge and practice of the pupils. Keywords: Dental hygiene, Dien Khanh, Khanh Hoa, dental hygiene pupils, oral health KAP ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, khi mà giao tiếp và các mối quan hệ xã hội ngày càng được mở rộng, giá trị của sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ vì vậy cũng được nâng cao một cách rõ rệt. Mức độ nghiêm trọng của bệnh răng miệng được đánh giá tương tự như các bệnh mạn tính khác, có khả năng ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống ngay từ thời ấu thơ cho đến tận tuổi già. Gánh nặng tốn kém của các bệnh về răng miệng chiếm từ 5% đến 10% tổng chi phí cho điều trị các bệnh tim mạch, ung thư, loãng xương ở các nước phát triển(Error! Reference source not found.). Theo thống kê của Viện Răng Hàm Mặt Quốc Gia, 99,4% dân số Việt Nam mắc các bệnh răng miệng. Tỉ lệ sâu răng ở độ tuổi dưới 18 là gần 90% (với 2,84 chiếc răng sâu/người)(Error! Reference source not found.). Ngành y tế nước ta đã và đang có những sách lược ứng phó nhằm cải thiện tình trạng trên. Một trong những chiến lược được xem là hiệu quả nhất là sự đầu tư đến việc giáo dục nâng cao kiến thức về sức khỏe răng miệng tại các trường học(Error! Reference source not found.). Nhu cầu đặt ra là cần phải có những nghiên cứu lượng giá kiến thức, thái độ và thực hành về vệ sinh răng miệng của học sinh, làm cơ sở cho các chương trình can thiệp của nha khoa phòng ngừa. Tại thị trấn Diên Khánh, những nghiên cứu như vậy càng cần thiết hơn. Tình trạng sức khỏe răng miệng tại địa phương nằm trong xu hướng chung của cả nước và hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào về vệ sinh răng miệng được tiến hành. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Xác định tỉ lệ học sinh có kiến thức, thái độ, thực hành đúng và tỉ lệ tiếp cận các nguồn thông tin về vệ sinh răng miệng; mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh răng miệng với các đặc điểm dân số xã hội và mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với thực hành về vệ sinh răng miệng của học sinh THCS tại thị trấn Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa năm 2008. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Đối tượng nghiên cứu Học sinh đang học tại hai trường: THCS Phan Chu Trinh và THCS Trịnh Phong, thị trấn Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Cỡ mẫu Theo công thức ước lượng một tỷ lệ n=385 (học sinh). Vì chưa có một nghiên cứu nào tương tự tại địa phương nên ước đoán trị số mong muốn p = 0,5. Làm tròn cỡ mẫu nghiên cứu, số học sinh cần khảo sát là 402. KẾT QUẢ Đặc trưng của mẫu nghiên cứu (n=402) Dân số nghiên cứu có tỉ lệ nam thấp hơn tỉ lệ nữ, bao gồm 47% nam và 53% nữ. Số lượng học sinh phân bố ở tương đối đồng đều ở từng khối lớp. Về học lực, tỉ lệ học sinh có học lực cao (55%) nhiều hơn so với nhóm có học lực thấp (45%). Về trình độ học vấn của cha mẹ học sinh, đa số phụ huynh có trình độ ở mức cấp hai và cấp ba, chiếm 67% ở cha và 65% ở mẹ. Kiến thức về vệ sinh răng miệng của học sinh Kiến thức về chải răng Phần lớn học sinh được khảo sát (71%) biết được từ hai lợi ích trở lên của việc chải răng đúng cách nhưng chỉ có 10% số này có kiến thức về phương pháp chải răng hiệu quả (phương pháp Bass). Như vậy, tỉ lệ học sinh có kiến thức chung đúng về chải răng chiếm 8% tổng số. Kiến thức về khám răng định kỳ Tỉ lệ học sinh cho biết là cần đi khám răng định kỳ dưới sáu tháng một lần là 59%. Đáng chú ý là 22% trong tổng số học sinh cho rằng chỉ đến nha sĩ khi có vấn đề về răng miệng, kiểm tra răng định kỳ là hoàn toàn không cần thiết. Một số ít học sinh hoàn toàn không biết nên khám răng định kỳ khi nào (2%). Kiến thức về chất flour Tỉ lệ học sinh có kiến thức đúng về tác dụng của chất flour là làm cho răng chắc khỏe hơn chiếm 25% tổng số và có đến 53% số học sinh được hỏi hoàn toàn không biết gì về tác dụng của flour. Hai biện pháp bổ sung flour được học sinh THCS biết nhiều nhất là dùng kem đánh răng có flour (39%) và súc miệng với dung dịch có flour (35%). Kiến thức về một số bệnh liên quan đến vệ sinh răng miệng Đa số học sinh nhận thức được là phải vệ sinh tốt răng miệng và ăn ít thực phẩm có đường (86% và 78%). Tỉ lệ học sinh cho rằng khám răng định kỳ và bổ sung flour có thể phòng ngừa được sâu răng thì thấp hơn nhiều, tương ứng chiếm 49% và 36% tổng số. Hai dấu hiệu được biết nhiều nhất là nướu răng sưng to và dễ chảy máu. Đáng chú ý là có đến 41% trong tổng số học sinh hoàn toàn không biết được thế nào là nướu răng có bệnh. Thái độ về vệ sinh răng miệng Thái độ về chải răng Tỉ lệ học sinh có thái độ tốt về chải răng chiếm 94% tổng số, có nghĩa là đồng ý rằng chải răng đúng cách là việc quan trọng đối với bản thân. Thái độ về khám răng định kỳ Số học sinh được khảo sát có cho rằng khám răng định kỳ làm tốn tiền vô ích chiếm 22% tổng số. Thực hành về vệ sinh răng miệng Thực hành về chải răng Phương pháp chà ngang được sử dụng phổ biến nhất (32%). Tỉ lệ học sinh thực hành phương pháp Bass còn rất hạn chế (2%). Kết quả nghiên cứu còn cho thấy có khoảng 38% số học sinh không có cách chải răng cố định. Về tần suất thực hành chải răng trong ngày, đa số học sinh được hỏi đều chải răng từ hai lần trở lên (50%) và số học sinh chỉ chải răng duy nhất một lần trong ngày chiếm 17% trong tổng số. Tỉ lệ học sinh có thực hành chải răng trên ba lần trong một ngày chiếm tỉ lệ thấp nhất (2%). Thời điểm chải răng phổ biến của các em học sinh là buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy, chiếm tỉ lệ tương ứng là 84% và 95%. Tỉ lệ học sinh có thực hành chải răng ngay sau khi ăn chính thấp nhất (9%). Với những học sinh chải răng một lần trong ngày, thời điểm chải răng thường là buổi sáng sau khi thức dậy. Tỉ lệ học sinh có thực hành chung đúng về chải răng chỉ chiếm 1% do số học sinh có thực hành đúng về phương pháp chải răng khá khiêm tốn, chiếm 2% tổng số. Thực hành khám răng định kỳ Số học sinh có đến nha sĩ trong sáu tháng gần đây chiếm tỉ lệ cao nhất (34%), đáng chú ý là có 23% tổng số cho biết chưa bao giờ đi khám răng. Số học sinh có thực hành khám răng định kỳ từ một lần tở lên trong một năm còn chiếm 20% trong tổng số; đáng chú ý là có đến 72% số học sinh được khảo sát không bao giờ khám răng định kỳ. Thực hành sử dụng thực phẩm có đường, axit giữa các bữa ăn chính Thói quen sử dụng thực phẩm có đường giữa các bữa ăn chính khá phổ biến; 48% số học sinh được khảo sát dùng các thức ăn có đường từ một đến hai lần trong ngày và 22% số này dùng hơn hai lần. Tần suất sử dụng thức uống có đường có thấp hơn so với các thức ăn ngọt, tỉ lệ học sinh dùng thức uống có đường dưới một lần trong ngày chiếm đa số (51%). Các mối liên quan Mối liên quan giữa kiến thức về chải răng với các đặc điểm dân số xã hội Kiến thức chải răng Đặc điểm Đúng Chưa đúng p PR (KTC 95%) Học lực Cao Thấp 27 (12%) 6 (3%) 195 (88%) 174 0,001 3,65 (1,54- 8,64) (97%) Khối lớp Lớp sáu Lớp bảy Lớp tám Lớp chín 7 (7%) 14 (14%) 3 (3%) 9 (9%) 94 (93%) 88 (86%) 97 (97%) 90 (91%) 0,045 1 1,98 (0,83- 4,70) 0,43 (0,12- 1,63) 1,31 (0,51- 3,39) Mối liên quan giữa kiến thức về khám răng định kỳ với các đặc điểm dân số xã hội KT khám răng định kỳ Đặc điểm Đúng Chưa đúng p PR (KTC 95%) Học lực Cao Thấp 142(64%) 94(52%) 80(36%) 86(48%) 0,017 1,22 (1,03- 1,45) Trình độ học vấn mẹ Dưới cấp 1 Cấp 2,3 Trên cấp 3 29(42%) 156(60%) 51(70%) 40(58%) 104(40%) 22(30%) 0,003 1 1,43(1,06- 1,92) 1,66(1,21- 2,28) Mối liên quan giữa thái độ về khám răng định kỳ với đặc điểm dân số xã hội TĐ khám răng định kỳ Đặc điểm Tốt Chưa tốt p PR (KTC 95%) Giới tính Nam Nữ 158 (83%) 154 (73%) 33 (17%) 57 (27%) 0,019 1,13 (1,02- 1,26) Khối lớp Lớp sáu Lớp bảy Lớp 79 (78%) 73 (72%) 73 22 (22%) 29 (28%) 27 0,024 1 0,74 (0,65- 0,83) 0,75 (0,67- 0,85) tám Lớp chín (73%) 87 (88%) (27%) 12 (12%) 1,04 (//-//) // Không tính được Mối liên quan giữa thực hành chải răng với đặc điểm dân số xã hội TH chải răng Đặc điểm Đúng Chưa đúng p PR (KTC 95%) Học vấn cha Dưới cấp 1 Cấp 2,3 Trên 1(2%) 1(0%) 3(4%) 56(98%) 267(100%) 74(96%) 0,042* 1 0,21(0,01- 3,35) 2,22(0,23- 20,8) cấp 3 Học vấn mẹ Dưới cấp 1 Cấp 2,3 Trên cấp 3 1(1%) 1(0%) 3(4%) 68(99%) 259(99%) 70(96%) 0,036* 1 0,27(0,02- 4,19) 2,84(0,3- 26,61) * Dùng phép kiểm Fisher Mối liên quan giữa thực hành về khám răng định kỳ với các đặc điểm dân số xã hội Đặc điểm Thực hành khám răng định kỳ p PR (KTC 95%) Đúng Chưa đúng Học lực Cao Thấp 58 (26%) 24 (13%) 164 (74%) 156 (87%) 0,002 1,96(1,27- 3,02) Học vấn cha Dưới cấp 1 Cấp 2,3 Trên cấp 3 7 (12%) 48 (18%) 27 (35%) 50 (88%) 220 (82%) 50 (65%) 0,001 1 1,46(0,70- 3,06) 2,86(1,34- 6,09) Học vấn mẹ Dưới 8 (12%) 61 (88%) 0,011 1 1,69(0,84- cấp 1 Cấp 2,3 Trên cấp 3 51 (20%) 23 (32%) 209 (80%) 50 (68%) 3,40) 2,72(1,30- 5,66) Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành khám răng định kỳ Thực hành khám răng Đúng Chưa đúng p PR (KTC 95%) Đúng 69 (29%) 167 (71%) Kiến thức khám răng Chưa đúng 13 (8%) 153 (92%) <0,001 3,73 (2,14- 6,53) Mối liên quan giữa thái độ và thực hành khám răng định kỳ Thực hành khám răng Đúng Chưa P PR (KTC 95%) đúng Tốt 72 (23%) 240 (77%) Thái độ khám răng Chưa tốt 10(11%) 80 (89%) 0,013 2,08 (1,12- 3,85) BÀN LUẬN Đặc trưng của mẫu nghiên cứu Tỉ lệ học sinh tham gia nghiên cứu là 100% và không có tình trạng mất mẫu xảy ra. Mẫu nghiên cứu có tỉ lệ học sinh nam và nữ tương đối đồng đều. Số lượng học sinh phân bố ở các khối lớp của dân số mẫu tỉ lệ với dân số mục tiêu. Về học lực, số học sinh có mức khá giỏi có ít hơn so với nhóm có học lực trung bình và yếu. So với mức trung bình chung về học lực của học sinh tại huyện Diên Khánh, tỉ lệ học sinh khá, giỏi của mẫu có thấp hơn nhưng không đáng kể (5%)(Error! Reference source not found.). Đa số học sinh được chọn trong nghiên cứu có cha, mẹ với mức học cấp hai và ba (67%, 65%). Tuy có sự chênh lệch giữa ba nhóm trình độ học vấn của cha mẹ nhưng kết quả này phù hợp với tình hình văn hóa - giáo dục của huyện Diên Khánh. Hiện nay, ngành giáo dục địa phương đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở và đang tiến hành phổ cập tiếp ở bậc phổ thông trung học(Error! Reference source not found.). Kiến thức về vệ sinh răng miệng của học sinh Kiến thức về chải răng Tỉ lệ học sinh biết về phương pháp chải răng Bass còn khá khiêm tốn (10%). Kết quả này thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Cao Thị Kim Hoa(Error! Reference source not found.) (53%) và nghiên cứu của Lê Thị Kim Oanh(Error! Reference source not found.) (91%). Sự chênh lệch này có thể là do đối tượng nghiên cứu của hai tác giả trên là học sinh tiểu học, vẫn còn chịu tác động giáo dục của chương trình Nha học đường. Riêng với nghiên cứu này, khảo sát trên đối tượng là học sinh THCS, không còn được hướng dẫn chăm sóc răng miệng vì thế mà kiến thức về phương pháp chải răng cũng không còn được nhớ chính xác. Về lợi ích của việc chải răng đúng cách, tỉ lệ này có sự chênh lệch khá lớn với kiến thức về phương pháp chải răng. Nguyên nhân có thể không loại trừ trường hợp một số học sinh trả lời ngẫu nhiên hay do phương pháp chải răng đã có sự thiếu sót trong quá trình nhớ lại trong khi lợi ích của chải răng có thể nắm bắt được nhờ tư duy của bản thân học sinh. Do tỉ lệ học sinh có kiến thức đúng về phương pháp chải răng không cao nên khi đánh giá kiến thức chung về chải răng, tỉ lệ học sinh đạt thấp. Sự thiếu hụt kiến thức về phương pháp Bass của học sinh là vấn đề cần được chú ý. Kiến thức về khám răng định kỳ Tỉ lệ học sinh có kiến thức đúng về thời điểm cần đi khám răng định kỳ là 59%. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Đức Duy (73%)(Error! Reference source not found.). Đáng chú ý trong nghiên cứu này là có đến 22% tổng số cho rằng chỉ đi khám răng khi bản thân có vấn đề về răng miệng. Khám răng định kỳ giúp phát hiện các vấn đề răng miệng tiềm ẩn mà tự bản thân người bệnh không phát hiện được, nhằm điều trị kịp thời và giảm thiểu hậu quả của bệnh. Vai trò của khám răng định kỳ là quan trọng, nội dung này cần được chú ý nhấn mạnh hơn trong quá trình giáo dục sức khỏe răng miệng cho học sinh. Kiến thức về chất flour Số học sinh nhận biết flour như một chất bảo vệ men răng chỉ chiếm 25% tổng số học sinh được hỏi, thấp hơn rất nhiều khi khảo sát nội dung trên với đối tượng là học sinh tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh (63%)(Error! Reference source not found.) (theo Cao Thị Kim Hoa). Về kiến thức các cách bổ sung flour cho cơ thể, một nửa số học sinh hoàn toàn không biết cách nào để bổ sung flour cho cơ thể và phương pháp được biết nhiều nhất là dùng kem đánh răng có flour cũng chỉ chiếm 39% tổng số, có thể do hiểu biết về vai trò của flour không cao đã dẫn đến sự quan tâm và kiến thức về việc bổ sung flour cũng có giới hạn. Kiến thức về phòng ngừa sâu răng Hầu hết các em học sinh nhận thức được cần phải vệ sinh răng miệng thật tốt và ăn ít thực phẩm có đường để phòng ngừa sâu răng. Kết quả có cao hơn so với báo cáo của Ernesto Smyth(Error! Reference source not found.) với 80% học sinh cho rằng vệ sinh răng miệng tốt và 66% học sinh biết được ăn ít đường sẽ tránh được bệnh sâu răng. Nhưng khi so sánh kết quả hiểu biết về việc sử dụng flour và khám răng định kỳ như là một yếu tố phòng ngừa thì tỉ lệ này có thấp hơn đôi chút so với nghiên cứu của Smyth. Thực tế, rất ít người có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng và một phần có thể do sự thiếu kiến thức về tầm quan trọng của việc khám răng định kỳ như đã đề cập ở phần trên. Một bệnh nhân bị sâu răng thường chỉ đến nha sĩ khi sang thương trên răng đã phát triển rộng, gây đau đớn. Bệnh sâu răng rất khó phát hiện bằng mắt thường khi đang ở giai đoạn sâu men(Error! Reference source not found.), chỉ khi đến khám răng, nha sĩ mới phát hiện, xử trí kịp thời. Có thể do hạn chế trong việc hiểu biết về chất flour cho nên số học sinh chọn việc bổ sung flour như là một cách để phòng ngừa sâu răng chiếm tỉ lệ thấp hơn so với các yếu tố còn lại (36%). Kiến thức về dấu hiệu viêm nướu Viêm nướu răng là giai đoạn đầu của bệnh nha chu(Error! Reference source not found.). Việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp cho công tác điều trị dễ dàng hơn, giảm thiểu được những hậu quả nặng nề khi bệnh chuyền sang giai đoạn viêm nha chu. Nội dung mà chúng tôi khảo sát được chọn từ tài liệu giáo dục sức khỏe cho lớp bốn của chương trình Nha học đường. Thế nhưng, theo kết quả nghiên cứu, có đến 41% hoàn toàn không biết về dấu hiệu của nướu răng bị bệnh. Ở Việt Nam, hệ thống nha khoa công cộng chưa thực sự phát triển(Error! Reference source not found.). Vì vậy mà việc giáo dục cho người dân biết dấu hiệu các bệnh thông thường là rất cần thiết, giúp nâng cao chất lượng sức khỏe, giảm chi phí cho y tế. Thái độ về vệ sinh răng miệng Nghiên cứu chú trọng đến thái độ với tầm quan trọng của việc chải răng hàng ngày và thái độ với rào cản khi tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cụ thể là khám răng định kỳ. Thái độ về chải răng Số học sinh được hỏi có thái độ tốt về chải răng chiếm 94%. Điều này sẽ tạo rất nhiều thuận lợi cho các chương trình giáo dục sức khỏe răng miệng, bởi học sinh đã sẵn có ý thức nên chỉ cần chú trọng đến việc nâng cao kiến thức và kĩ năng vệ sinh răng miệng là đủ. Thái độ về khám răng định kỳ Kết quả nghiên cứu cho thấy 22% dân số mẫu cho rằng khám răng định kỳ sẽ tốn tiền vô ích nếu như bản thân không có bệnh. Nguyên nhân có thể là do ý thức “phòng bệnh hơn chữa bệnh” vẫn chưa thật sự phổ biến ở một số bộ phận dân cư. Hơn nữa, hệ thống nha khoa phòng ngừa tại địa phương hoạt động còn rất hạn chế. Với mức thu nhập hạn hẹp của người dân nông thôn thì phần chi phí dành cho chăm sóc y tế cụ thể hơn là khám răng định kì tất nhiên cũng có phần giới hạn. Thông qua việc đánh giá hai thái độ trên, một vấn đề mà hệ thống nha khoa phòng ngừa tại địa phương cần được chú ý trên cả hai lĩnh vực chuyên môn và tuyên truyền, cần giáo dục cho học sinh nói riêng và đại bộ phận dân chúng nói chung về tầm quan trọng của răng miệng cũng như là các hậu quả của bệnh răng miệng có thể mang lại. Thực hành về vệ sinh răng miệng Thực hành về chải răng Như đã trình bày ở phần kiến thức, sự hiểu biết của học sinh về phương pháp Bass rất hạn chế, có lẽ như vậy mà tỉ lệ học sinh thực hành đúng về chải răng vẫn còn thấp và thấp hơn so với một vài nghiên cứu đã tiến hành trước đó. Kết quả khảo sát của Vũ Thị Thúy Hồng cho thấy tỉ lệ này ở học sinh 12 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh là 15%(Error! Reference source not found.). Nghiên cứu của Ling Zhu ở học sinh 12 tuổi vùng nông thôn Trung Quốc cũng cho kết quả cao hơn (44%). Phương pháp Bass không khó nhưng đòi hỏi tập trung và khéo léo của người làm. Trong khi đó, những phương pháp chà ngang hay Roll lại được cộng đồng dễ chấp nhận do dễ thực hiện và được phổ biến trước phương pháp Bass rất nhiều năm(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.). Về số lần chải răng, số học sinh cho biết chải răng từ hai lần trở lên trong ngày chiếm 83%, thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Đức Duy khi khảo sát ở học sinh THCS tại thành phố Hồ Chí Minh (95%)(Error! Reference source not found.). Với thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống y tế và việc tiếp cận các thông tin khá phát triển, điều này góp phần nâng cao ý thức chăm sóc răng miệng của người dân. Bản thân học sinh ý thức được phải chải răng thường xuyên cùng với sự nhắc nhở của mọi người xung quanh, đã dần nâng tần suất chải răng của đại bộ phận học sinh tại thành phố cao hơn so với nơi khác. Về thời điểm chải răng trong ngày, đa số các em có thực hành chải răng vào buổi sáng sau khi thức dậy. Với những học sinh chải răng từ hai lần trở lên trong ngày thì có thực hành vào buổi tối và buổi sáng sau khi thức dậy. Bên cạnh mục tiêu mô tả về thời điểm chải răng chúng tôi còn sử dụng thông tin biến số này như một cách để kiểm tra độ chính xác của tỉ lệ đáp ứng với số lần chải răng trong ngày của học sinh. Thực hành về khám răng định kỳ Tỉ lệ học sinh có khám răng định kỳ hàng năm là 20% có thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Cao Thị Kim Hoa (62%)(Error! Reference source not found.). Sự khác biệt này có thể giải thích bởi đối với học sinh THCS, khi tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc răng miệng phải chi trả hoàn toàn chi phí. Tại địa phương, thành phần lao động đông nhất là nghề nông(Error! Reference source not found.), thu nhập thấp hơn so với mức trung bình chung tại thành phố Hồ Chí Minh, gia đình có điều kiện để quan tâm, chăm sóc đến sức khỏe nói chung trong đó có răng miệng của các em học sinh hơn. Thực hành dùng các loại thực phẩm có đường, axit giữa các bữa ăn chính Thói quen sử dụng các loại thức ăn, thức uống có đường và axit giữa các bữa ăn chính là tương đối phổ biến. Hiện nay, cùng với sự tăng trưởng về kinh tế là sự phát triển ồ ạt của ngành công nghiệp thực phẩm, bánh ngọt, nước giải khát có đường(Error! Reference source not found.), dự báo số lượng đường tiêu thụ trên đầu người đang không ngừng gia tăng. Các nhà quản lý trong lĩnh vực giáo dục và y tế cần có ngay những chiến lược nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng của các em học sinh trước tình trạng các thực phẩm này xâm nhập vào trường học. Các mối liên quan Mối liên quan giữa kiến thức về chải răng và đặc điểm dân số xã hội Ở nhóm học sinh có học lực cao, tỉ lệ có kiến thức đúng về chải răng cũng cao hơn so với nhóm có học lực thấp. Điều này có thể giải thích bởi những học sinh có học lực cao thường có ý thức chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn các học sinh học kém. Với những kiến thức không bắt buộc tại trường học như vệ sinh răng miệng thì những học sinh có học lực tốt thường có cơ hội tiếp cận và tiếp thu nhiều hơn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức chải răng với khối lớp. Tỉ lệ học sinh có kiến thức đúng về chải răng ở khối tám được chỉ ra là thấp hơn so với các khối lớp khác. Điều này có thể được giải thích bởi sự phân bố về học lực ở các khối lớp không đồng đều (số liệu không công bố). Mối liên quan giữa kiến thức về khám răng định kỳ và các đặc điểm dân số xã hội Học sinh khá giỏi thật sự có kiến thức về vệ sinh răng miệng tốt hơn so với các học sinh có học lực kém hơn. Vì vậy, trong những chương trình giáo dục sức khỏe với đối tượng là những em học sinh học lực trung bình kém cần được hướng dẫn kĩ càng hơn. Nghiên cứu tìm ra mối liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ với kiến thức khám răng định kỳ của học sinh. Ở những bà mẹ có trình độ thấp, lượng kiến thức sẵn có và việc tiếp nhận những thông tin mới về chăm sóc sức khỏe nói chung và răng miệng nói riêng có phần hạn chế hơn các bà mẹ có trình độ cao hơn. Và điều tất nhiên, học sinh có mẹ với trình độ văn hóa càng cao sẽ có kiến thức về khám răng định kỳ càng tốt. Mối liên quan giữa thái độ về khám răng định kỳ và các đặc điểm dân số xã hội Thái độ về khám răng định kỳ có mối liên quan đến đặc tính giới tính. Sự chênh lệch về tỉ lệ thái độ tốt ở hai nhóm nam và nữ không nhiều, có thể do cỡ mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn. Nghiên cứu cũng tìm thấy sự khác biệt về tỉ lệ thái độ tốt về khám răng định kỳ ở các khối lớp. Khối lớp sáu và lớp chín thì tỷ lệ học sinh có thái độ tốt cao hơn so với hai khối lớp còn lại, có thể là do khối lớp sáu là nhóm học sinh vừa hoàn thành chương trình Nha học đường, vẫn còn chịu tác động bởi giá trị nhận thức do chương trình đem lại. Mối liên quan giữa thực hành về chải răng và đặc điểm dân số xã hội Một lần nữa cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của cha mẹ đến hành vi con trẻ. Gia đình là tác nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe của con trẻ. Một vài nghiên cứu đã chứng minh: với lứa tuổi thanh thiếu niên, khả năng ảnh hưởng đến hành vi chăm sóc sức khỏe của con nhiều hơn nếu bố mẹ đều tự biết chăm sóc cho họ và ảnh hưởng này dài trong suốt giai đoạn cuối của tuổi thanh niên(Error! Reference source not found.). Tỉ lệ học sinh thực hành đúng về chải răng thấp và cỡ mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn vì vậy mà ảnh hưởng đến kết quả phân bố của tỉ lệ. Nhưng cũng cần lưu ý, với trình độ học vấn của cha, mẹ ở mức trên cấp ba có tỉ lệ thực hành chải răng đúng ở con cao hơn hẳn so với nhóm có trình độ học vấn của cha, mẹ từ cấp một trở xuống. Mối liên quan giữa thực hành về khám răng định kỳ và các đặc điểm dân số xã hội Học sinh có học lực càng cao thì thực hành khám răng định kỳ càng tốt. Kiến thức có tác động không nhỏ đến ý thức của con người. Những trẻ học tốt thường có ý thức chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn. Cha mẹ có học thức càng cao thì tỉ lệ thực hành khám răng định kỳ của con càng cao. Bên cạnh ý thức chăm sóc răng miệng cho con trẻ, những cha mẹ có trình độ học vấn cao cũng thường có điều kiện kinh tế hơn để cho con kiểm tra răng định kỳ, cũng không loại trừ một số trường hợp học sinh có cha, mẹ với học thức cao thì cũng thường có học lực tốt. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về khám răng định kỳ Nhóm học sinh có kiến thức đúng về khám răng định kỳ có tỉ lệ thực hành đúng cao hơn so với nhóm có kiến thức chưa đúng. Nghiên cứu cũng đã xác định không có sự tương tác hay gây nhiễu của các đặc trưng mẫu trong mối liên quan giữa kiến thức và thực hành khám răng. Nói cách khác, để nâng cao thực hành khám răng định kỳ cho học sinh, việc giáo dục cho học sinh biết về thời điểm và mức độ cần thiết của việc khám răng định kỳ là hoàn toàn cần thiết. Mối liên quan giữa thái độ và thực hành về khám răng định kỳ Tỉ lệ học sinh có thực hành đúng về khám răng định kỳ ở nhóm có thái độ tốt cao hơn nhóm có thái độ chưa tốt. Như vậy, để cải thiện thực hành của học sinh về khám răng định kỳ, một chương trình giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh là một chiến lược cần lưu tâm. KẾT LUẬN Hai nguồn cung cấp thông tin về vệ sinh răng miệng phổ biến cho học sinh THCS tại thị trấn là nha sĩ (69%) và cha mẹ (67%). Tỉ lệ học sinh có kiến thức đúng về: Chải răng là 8%; chất flour là 18%; phòng ngừa sâu răng là 18%; dấu hiệu viêm nướu là 51%; khám răng định kỳ là 59%. Tỉ lệ học sinh có thái độ tốt về: Khám răng định kỳ là 77%; chải răng là 94%. Tỉ lệ học sinh có thực hành đúng về: Chải răng là 1%; khám răng định kỳ là 20%; sử dụng thực phẩm có đường giữa các bữa ăn chính là 30%; sử dụng thức uống có đường giữa các bữa ăn chính là 52%; sử dụng thức uống có axit giữa các bữa ăn chính là 75%. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành về vệ sinh răng miệng với đặc điểm dân số xã hội   Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức chải răng với học lực (p=0,001) và khối lớp của học sinh (p=0,045).   Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức về khám răng định kỳ và học lực của học sinh (p=0,017) và trình độ học vấn của mẹ (p=0,003).   Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thái độ về khám răng định kỳ với giới tính (p=0,019) và khối lớp của học sinh (p=0,024).   Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thực hành chải răng với trình độ học vấn của cha (p=0,042) và trình độ học vấn của mẹ (p=0,036).   Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thực hành khám răng định kỳ với học lực của học sinh (p=0,002), trình độ học vấn của cha (p=0,001) và trình độ học vấn của mẹ (p=0,011).   Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với thực hành về vệ sinh răng miệng   Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và thực hành khám răng định kỳ (p<0,001).   Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thái độ và thực hành khám răng định kỳ (p=0,013).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf195_6846.pdf