Đề tài Kinh nghiệm hoạt động tài chính vi mô theo xu hướng bền vững trên thế giới, bài học và những gợi ý cho Việt Nam

MỤC LỤC CHưƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ 1 1.1.1. Khái niệm về TCVM . 1 1.1.2. Đối tượng của TCVM . 2 1.1.3. Tổ chức tài chính vi mô 2 1.1.3.1. Khái niệm tổ chức tài chính vi mô 2 1.1.3.2. Các sản phẩm – dịch vụ của TCTCVM . 3 1.1.4. Quan điểm xưa và nay về tín dụng vi mô . 3 1.1.4.1. Quan điểm trước đây . 3 1.1.4.2. Quan điểm hiện đại về TCVM . 4 1.2. MÔ HÌNH TCVM NGÂN HÀNG GRAMEEN – BANGLADESH . 5 1.2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Grameen 5 1.2.2. Mô hình TCVM của Grameen 6 1.2.3. Điểm khác biệt giữa ngân hàng Grameen và ngân hàng thông thường 7 CHưƠNG II: CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA TCTCVM TRÊN THẾ GIỚI 9 2.1. XU HưỚNG CỦA CÁC TCTCVM HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI . 9 2.1.1. Tổng hợp quá trình thực hiện TCVM trên thế giới . 9 2.1.1.1. Sự cần thiết của tín dụng vi mô . 9 2.1.1.2. Sự đổi mới trong việc cung cấp tín dụng vi mô cho người nghèo 11 2.1.1.3. Một vài dịch vụ tài chính và tín dụng khác dành cho phụ nữ . 13 2.1.1.4. Tổ chức tài chính vi mô và nguồn tiền trợ cấp . 15 2.1.1.5. Kết luận của Tyson Rallens và Shaikh M Ghazanfar . 15 2.1.2. Tính bền vững của TCTCVM . 17 2.1.2.1. Định nghĩa về tính bền vững của TCTCVM 17 2.1.2.2. Xu hướng bền vững của các TCTCVM 18 2.2. NGUỒN VỐN TÀI TRỢ VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA TCTCVM . 21 2.2.1. Giới thiệu bài nghiên cứu 21 2.2.2. Mô hình cho vay của TCTCVM tại Mỹ 23 2.2.3. Phương pháp và kết quả định giá các khoản cho vay . 26 2.2.4. Tính bền vững và tự bền vững của các TCTCVM 28 2.2.5. Kết luận của J. Jordan Pollinger cùng cộng sự 30 2.3. TỰ DO KINH TẾ VÀ SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁC TCTCVM . 31 2.3.1. Giới thiệu bài nghiên cứu 32 2.3.2. Cơ sở lý luận . 32 2.3.3. Kết quả mô hình thực nghiệm . 34 2.3.3.1. Giới thiệu mô hình 34 2.3.3.2. Nguồn số liệu nghiên cứu 36 2.3.3.3. Kết quả kiểm định 37 2.3.4. Kết luận của Peter R. Crabb 39 2.4. TÍNH BỀN VỮNG CỦA TCTCVM VÀ HIỆU QUẢ GIẢM NGHÈO - KINH NGHIỆM TỪ MALAYSIA . 40 2.4.1. Giới thiệu bài nghiên cứu 40 2.4.2. Khái quát tình hình TCTCVM ở Malaysia . 41 2.4.2.1. Các TCTCVM tại Malaysia . 41 2.4.2.2. Điểm lại tình hình tổ chức TCVM . 42 2.4.2.3. Mức độ tiếp cận khách hàng của các TCTCVM . 43 2.4.3. Phân tích và thảo luận . 45 2.4.3.1. Phân tích khái quát . 45 2.4.3.2. Vấn đề TCVM và thu hẹp sự nghèo đói 49 2.4.4. Kết luận của tác giả . 51 CHưƠNG III: BÀI HỌC VÀ GỢI Ý CHO TCTCVM TẠI VIỆT NAM . 53 3.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÁC TCTCVM TẠI VIỆT NAM . 53 3.1.1. Các TCTCVM tại Việt Nam . 53 3.1.2. Nguồn tài trợ cho các TCTCVM hiện nay 55 3.1.3. Tổng quan tính bền vững của các TCTCVM Việt Nam . 57 3.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO TCTCVM TẠI VIỆT NAM 61 3.2.1. Bài học kinh nghiệm . 61 3.2.1.1. Bài học từ Mỹ và Malaysia . 61 3.2.1.2. Tự do kinh tế và tính bền vững của TCTCVM 61 3.2.2. Các gợi ý cho TCTCVM tại Việt Nam . 62 3.2.2.1. Gợi ý thu hút nguồn tài trợ 63 3.2.2.2. Gợi ý hiệu quả hoạt động 63 3.2.2.3. Gợi ý về môi trường kinh tế 65 KẾT LUẬN PHẦN PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf84 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kinh nghiệm hoạt động tài chính vi mô theo xu hướng bền vững trên thế giới, bài học và những gợi ý cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh phủ đóng vai trò rất quan trọng đạc biệt trong việc nâng cao việc tiếp vốn cho những doanh nghiệp vi mô và hộ gia đình có thu nhập thấp. Do đó, khung hướng hiện tại của chương trình TCVM ở Maylaysia là cung cấp những khoản tài chính cho các doanh nghiệp vi mô với mức chi phí thấp. Sự tham gia chủ động của chính phủ thông qua chương trình tín dụng trực tiếp. Chương trình này được vận hành theo cách chính phủ và ngân hàng trung tâm cung cấp nhưng quỹ tài trợ thông qua hai ngân hàng là ngân hàng phát triển nông nghiệp và ngân hàng tiết kiệm quốc gia đến những nhóm mục tiêu được chọn và những hộ gia đình có thu nhập thấp. Và có công ty đảm bảo tín dụng tạo điều kiện trong việc cung cấp các khoản vay cho các doanh ngiệp nhỏ bằng cách đảm bảo 100% cho các ngân hàng trong việc cung cấp khoản vay.21 Thứ hai, những TCTCVM đáng chú ý ở Malaysia được biết đến do việc cung cấp tài chính vi mô cho người nghèo trong nền kinh tế. Đó là KKR, AIM, BPM, TEKUN và Yayasan Usaha Maju (YUM), Sabah. Trong đó, AIM và TEKUN là những tổ chức phi chính phủ đã hoạt động tích cực trong hoạt động TCVM. Trong khi AIM tập trung vào cung cấp tài chính cho các hộ gia đình nghèo và những người vay vi mô với mục tiêu là xóa bỏ tận gốc sự nghèo đói thì TEKUN chuyên về cung cấp các khoản vay nhỏ cho các doanh nghiệp vi mô. Ngoài ra, cũng còn có 21 M. Hamps (2005), “Pleading for Sustainable Microfinance in Both Sides of the Globe” . National Strategies of Microfinance Development: Good Practices in Germany, Indian, Malaysian and Philiphine. Trang 43 những tổ chức phi chính phủ khác tham gia vào hoạt động TCVM là YUM, Abah và KKR, Selangor nhưng mức độ hoạt động của những tổ chức này thì khá nhỏ so vời hai tổ chức trên. Malaysia đã sử dụng 4 tổ chức trên để đa dạng hóa loại hình tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nghèo tiếp cận. Trong đó, KKR được xem như là một tổ hợp tác tín dụng nhân dân được thành lập nhằm theo nhu cầu của người dân đại phương trong việc xóa bỏ tận gốc cái nghèo. 2.4.2.3. Mức độ tiếp cận khách hàng của các TCTCVM Biểu đồ 2.2. Khả năng tiếp cận các TCTCVM bền vững của ngƣời vay Quan sát biểu đồ 2.2, ta có thể nhận thấy hầu hết những người đi vay ở khu vực Châu Á được phục vụ bởi những TCTCVM bền vững . Như đồ thị thể hiện, tỷ lệ này chiếm hơn 60% . Điều này chứng tỏ rằng TCTCVM ở khu vực Châu Á phát triển khá tốt. Cụ thể như ở Cambodia, India và và Phillippines tỷ lệ người nghèo được phục vụ bởi TCTCVM bền vững lớn hơn 60%. Riêng Malaysia, quan sát biểu đồ 2.3, ta có thể thấy rằng hầu hết các dịch vụ hướng tới công đồng của TCTCVM lớn nhất Malaysia (AIM) là 169.559 khách hàng chiếm 77,2% người dân nghèo và 22,8% chia sẻ cho 3 tổ chức khác thể hiện trong đồ thị năm 2004. Được thể hiện trong biểu đồ (biểu đồ 2.3 năm 2004), dựa Trang 44 vào tỷ lệ này, ta có thể ước tính khoảng 55% người nghèo tiếp cận được nguồn tài chính và 45% không đạt được. Dựa vào tỳ lệ này, ta có thể kết luận rằng ngành TCVM ở Malaysia còn khá mới mẻ. Những tổ chức chính phủ, phi chính phủ và những tổ chức từ thiện giàu có trong hệ thống tài chính ở Malaysia có thể làm nhiều hơn nữa để tiếp cận với những người cần vốn. Chỉ như thế, thì nguồn vốn của những TCTCVM ở Malaysia mới có thể có những thay đổi tích cực. Biểu đồ 2.3. Mức độ tiếp cận khách hàng của các TCTCVM tại Malaysia Trang 45 2.4.3. Phân tích và thảo luận 2.4.3.1. Phân tích khái quát Nhiều nghiên cứu gần đây về TCVM cho thấy rằng TCVM có thể giúp làm giảm mức độ nghéo đói vì những doanh nghiệp vừa và nhỏ sau khi nhận được nguồn vốn của TCVM sẽ trở nên tự chủ trong việc kinh doanh và sự phát triển tích cực sẽ của các doanh nghiệp này sẽ đóng góp tích cực trong GDP của đất nước. Tuy nhiên, những TCTCVM vẫn gặp phải khó khăn :  Thứ nhất, bằng cách nào để các TCTCVM có thể xác định những người cực nghèo để phân bổ nguồn vốn trước nguồn vốn có giới hạn của các TCTCVM. 22  Thứ hai, thử thách khác của TCTCVM là sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cũng như những nhà đầu tư quốc tế. Khi cho các ngân hàng lớn tham gia đầu tư thì sẽ làm thay đổi những mục tiêu điển hình của tổ chức. Mục tiêu xã hội sẽ dần dần bị thay thế bởi các mục tiêu thương mại. Đó là do các TCTCVM thay đổi sang hình thức các ngân hàng thương mại hoặc là các tổ chức có mục tiêu là lợi nhuận Mặt khác, Ở Malaysia vốn con người ảnh hưởng đến tính bền vững của các TCTCVM. Ví dụ như KKR khi giảm số lượng những thành viên tự nguyện làm công việc văn phòng thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của tổ chức. Tuy nhiên, ảnh hưởng mạnh nhất đến tính bền vững của TCVM là tính bền vững của nguồn vốn.Vốn thị trường sẽ là cơ sở tạo nên tính bền vững cho TCTCVM. Theo quan sát, Adesina-Uthman Ganiyat Adejoke nhận thấy rằng các TCTCVM thì không có vốn độc lập và chi phí hoạt động của tổ chức thì nhiều hơn so với ngân hàng. Do đó, việc cố gắng sử dụng những nhà tín dụng và những nhà đầu tư thông qua sự thống nhất của ngân hàng thương mại trong hoạt động của những TCTCVM mà vẫn chưa chuyển đổi sang hình thức ngân hàng thương mại sẽ 22 C.Dunford, “Evidence of Microfinance’s Contribution to Achieving the Millennium Development Goal: Freedom from Hunger”. Trích trích dẫn “Sustainable Microfinance Institutions For Poverty Reduction: Malaysian Experience” Trang 46 cung cấp những lá chắn bảo vệ trước những rủi ro về tỷ giá. Theo nghiên cứu của Elisabeth and Brian 23 , số lượng những tổ chức TCTCVM thương mại thì ngày càng gia tăng bởi vì sự chuyển đổi của những tổ chức phi chính phủ thành các tổ chức thương mại và tổ chức nhà nước nhưng có vốn đầu tư của khu vực cá nhân. Những nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng số lượng cổ phần và người đi vay trên khắp thế giới được chia sẽ cho các châu Á, Mỹ Latinh, châu Phi và Châu Âu. Những số liệu được trình bày trong biểu đồ 2.4 23 J.,D., P. Copestake, J.P. Fanning, A. McKay, and K.W Revolledo, Monitoring the Diveristy of Poverty Outreach and Impact on Microfinance: A Comparism of Methods Using Data from Peru, Development Policy Review, Vol 23, Number 6,2005, pp 703-23. Trích trích dẫn “Sustainable Microfinance Institutions For Poverty Reduction: Malaysian Experience” Trang 47 Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ phần trăm vốn của các TCTCVM trên thế giới Hơn nữa, nguồn tài chính bên ngoài phục vụ cho tính bền vững của mô hình của TCTCVM được đề nghị thay thế cho những quỹ tự có của TCTCVM. Theo chương trình cho vay để phát triển BlueOrchard (2006), ngân hàng Morgan Stanley đã sắp xếp cuộc giao dịch lên đến 100 triệu dollars ( Colaterize Loan Obligation - CLO). Mà khoản tiền này được tài trợ bởi những khoản vay không đảm bảo từ 21 TCTCVM trong 13 nước đang phát triển. Sau đó, CLO này lan rộng ra các nước Mỹ Latinh, Đông Âu và Châu Á. Hợp tác với Morgan Stanley trong giao dịch này là ngân hàng phát triển Hà Lan FMO với một nửa là sở hữu nhà nước, nửa kia thuộc về Blue Orchard Finance SA. Mặt khác, cũng có nhiều quỹ khác được thành lập với mục đích là đưa vốn thị trường vào TCTCVM. Chẳng hạn như quỹ Accion Gateway Fund và Africap Microfinance Fund. Để phân loại độ mạnh yếu của các TCTCVM, các nhà khoa học đã sử dụng mô hình hình chóp (hình 2.3) . Trong đó, những TCTCVM thuộc dạng tốt được xếp vào bậc trên và những TCTCVM chưa trưởng thành còn non kém thì xếp ở dưới đáy của hình chóp. Bởi vì tổ chức TCVM của Malaysia đang trong giai đoạn đầu nên nó vẫn nằm bên dưới hình chóp và không nằm trong các bậc trên cùng của hình chóp. Muốn có sự vững mạnh, TCTCVM ở Malaysia cần lấy mục tiêu bền vững lên Trang 48 hàng đầu. Sự bền vững của tổ chức được thực hiện thông qua sự bền vững của nguồn vốn. Tuy nhiên, trước khi có được sự bền vững của thị trường vốn, một vài tổ chức phải hi sinh đi mục tiêu xã hội để phục vụ cho mục tiêu thương mại (thương mại hóa hoạt động). Hình 2.3. Hình chóp thể hiện độ mạnh yếu của các TCTCVM trên thế giới24 Cuối cùng, cần thiết phải có những TCTCVM đã được đánh giá trên thị trường. Do đó nhu cầu thiết yếu là phải thành lập quỹ chuyên đánh giá các TCTCVM. Và quỹ đánh giá được thành lập bởi Quỹ Phát triển Liên Mỹ và Nhóm tư vấn để hỗ trợ người nghèo (CGAP) với mục tiêu xây dựng thị trường để đánh giá các TCTCVM. Đánh giá dịch vụ bằng cách khuyến khích nhu cầu lớn hơn từ TCVM. Điều này tạo điều kiện cho sự đánh giá chuyên nghiệp từ bên ngoài cũng như tăng cường chất lượng cung cấp và cải thiện tính minh bạch về tài chính của các TCTCVM. Làm cơ sở để cải thiện hiệu suất và tăng dòng tài trợ thương mại cho các TCTCVM. Liên minh châu Âu (EU) đã tham gia vào Quỹ Đánh giá từ năm 2005. Vào tháng 11 năm 2007, Quỹ đã đánh giá hơn 425 TCTCVM từ gần 63 quốc gia nhưng trong số đó không có TCTCVM nào của Malaysia. Điều này tiếp tục khẳng định rằng TCVM ở Malaysia tương đối non trẻ trong lĩnh vực này 24 MIX Global 100: Ranking of Microfinance Institutions (2009) Trang 49 2.4.3.2. Vấn đề TCVM và thu hẹp sự nghèo đói Theo nghiên cứu được tiến hành bởi Tổ chức thông tin TCVM - MIX đã chỉ ra rằng Đông Nam Á là nơi sinh ra TCVM hiện đại và “ngôi nhà lớn của TCTCVM” trong việc cung cấp các dịch vụ. Mặc dù có thành tích này nhưng Malaysia không nằm trong mũi nhọn hàng đầu cùa ngành công nghiệp. Một phần vì thực tế TCVM ở Malaysia kém phát triển và phụ thuộc khá nhiều vào trợ cấp của chính phủ và phi chính phủ. Ngoài ra, có rất ít NHTM tham gia lĩnh vực này. Mặc dù thế nhưng tỷ lệ nghèo đói của Malasia đã giảm đáng kể . Biểu đồ 2.5. Tình trạng nghèo ở nông thôn trong giai đoạn 1976-2004 Biểu đồ 2.6. Tình trạng cực nghèo ở nông thôn trong giai đoạn 1976-2004 Trang 50 Thông qua nghiên cứu tỷ lệ hộ nghèo ở Malaysia theo kế hoạch 5 năm của Malaysia, có thể được quan sát thấy rằng chính phủ đã quyết tâm trong việc giảm nghèo ở khu vực nông thôn và đặc biệt là hầu hết các đô thị thành phố. Như vậy trong năm 2004, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn là 11,9 % trong 219.700 hộ nghèo. Dấu hiệu khả quan khi so sánh với tỷ lệ hộ nghèo trong ba thập kỷ trước. Ví dụ năm 1976, đó là 50,9% trong 864.100 hộ gia đình nghèo nhưng không có tình trạng cực nghèo. Trong khi đó, năm 2004 đã xảy ra tình trạng cực nghèo với 2,9% trong 53.200 hộ gia đình. Có thể quan sát hình 7 và 8 dưới đây. Tình trạng cực nghèo là vấn đề bắt đầu vào năm 1984 với một con số đáng báo động là 121, 600 hộ. Biều đồ 2.7. Tình trạng nghèo ở thành phố trong giai đoạn 1976-2004 Trong khi đó, tỷ lệ đói nghèo ở các khu vực đô thị của Malaysia là thấp so với những gì đạt được ở các vùng nông thôn. Năm 2004, tỷ lệ đói nghèo trong khu vực nông thôn là 11,9% trong khi đó khu vực thành thị là 2.5%. Ngoài ra, các trường hợp của người cực nghèo là 2,9% ở khu vực nông thôn và 0,4% ở khu vực thành thị . Hơn nữa, tỷ lệ đói nghèo là 18,7% trong năm 1976 tại các khu vực thành thị với số lượng 111.800 hộ gia đình trong khi đó năm 2004 là 2,5% với 91.600 số hộ gia đình. Tuy nhiên,vào năm 1976 thì tình trạng cực nghèo chiếm tỷ lệ là 0% và không có hộ gia đình được phân loại là hộ cực nghèo nhưng tới năm 2004 là 0,4% trình trạng cực nghèo với 14100 hộ nghèo. Thể hiện thông qua biểu đồ 2.8 Trang 51 Biểu đồ 2.8. Tình trạng cực nghèo ở thành phố trong giai đoạn 1976-2004 2.4.4. Kết luận của tác giả Thứ nhất, bài nghiên cứu xác định tính bền vững của các TCTCVM ở Malaysia. Bài nghiên cứu khám phá ra rằng hoạt động của TCTCVM theo khuynh hướng của chính phủ vẫn còn tồn tại và điều này có thể làm cho các TCTCVM quá phụ thuộc vào những quỹ cho vay chính phủ, những khoản trợ cấp , những nhà tài trợ và những khoản tài trợ. Điều này, có thể làm cho các TCTCVM của Malaysia không có điều kiện trong việc tạo ra lợi nhuận biên để duy trì tính bền vững của hoạt động. Việc chuyển những TCTCVM tự bền vững sang những tổ chức thương mại có thể dẫn đến sự hội tụ của những ngân hàng thương mại và những TCTCVM. Nó không chỉ tác động đến những TCTCVM chưa trưởng thành trong việc cạnh tranh trên thị trường mà còn có thể gây ra những vấn đề khó khăn hơn trong việc xóa bỏ tận gốc sự nghèo đói. Chính vì việc chuyển từ mô hình tự vững sang mô hình thương mại có thể phá vỡ nhưng mục tiêu xã hội đã được đặt ra bởi những tổ chức này. Và khả năng của họ trong việc giảm nghèo sẽ bị mất đi. Việc có những TCTCVM bền vững càng nhiều ở Malaysia cũng như những vùng khác trong khu vực Đông Nam Á có thể trợ giúp trong việc xóa đi những mối đe dọa của sự nghèo đói, nâng cao sự bền vững về kinh tế. Đường đi lên bậc cao trong top hình chóp của các TCTCVM có thể được thực hiện bằng việc thương mại hóa các hoạt động. Tuy Trang 52 nhiên, kèm theo đó nó sẽ mang theo những vấn đề thử thách đối với nền kinh tế, sự cạnh tranh về tín dụng vi mô mà có thể làm cho các TCTCVM chưa trưởng thành không thể trụ lại và bị loại ra khỏi thị trường. Mục đích đích giảm nghèo bằng cách cho người nghèo tiếp cận vốn sẽ bị đe dọa nếu như chuyển sang hình thức thương mại. Thứ hai, việc đạt đến mức tự vững về tài chính thì rất khó. Việc chuyển sang bền vững đòi hỏi những chuyên gia trong ngành thực thụ và sự thay đổi triệt để về cấu trúc tổ chức. Bởi vì việc chuyển dang mô hình bền vững về tài chính đòi hỏi những tổ chức này phải mất thời gian trong việc thu hút nguồn tài trợ bằng phương thức hoạt động hiệu quả, cắt giảm chi phí và vượt qua đáy hình chóp25. Vì vậy, chính phủ Malaysia nên tích cực hơn trong việc cung cấp tín dụng vi mô cho những người nghèo thông qua nguồn quỹ của TCTCVM bởi vì những người nghèo này không có khả năng trong việc tiếp cận những nguồn trợ cấp , những khoản tài trợ cũng như là những nhà tài trợ. Hơn nữa, bởi vì những TCTCVM Malaysia không thuộc hàng top của hình chóp trong ngành công nghiệp TCVM nên việc khai thác vốn thị trường vốn bền vững không được áp dụng trong giai đoạn này. Tóm lại, Malaysia nên xem xét lại vấn đề bền vững cũng như đến mục tiêu, kinh tế xã hội và môi trường pháp lý để có thể giúp TCTCVM Malaysia nâng cao vị trí của mình trên trường thế giới. 25 Trang 53 CHƢƠNG III: BÀI HỌC VÀ GỢI Ý CHO TCTCVM TẠI VIỆT NAM 3.1. Khái quát tình hình các TCTCVM tại Việt Nam. Việt Nam là một nước có dân số và tỷ lệ người nghèo khá cao26. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cả nước năm 2010 là 21.73%. Lượng người nghèo chủ yếu tập trung ở nông thôn khó có thể tiếp cận với nguồn tín dụng. Đây được xem như là vấn đề “nóng” cần được giải quyết. Để giải quyết vấn đề trên, mô hình TCVM có thể là phương pháp hoàn hảo. Mô hình được du nhập vào Việt Nam vào năm 1987. Không chỉ góp phần xóa đói giảm nghèo, mô hình còn cung cấp các mục tiêu xã hội khác… 3.1.1. Các TCTCVM tại Việt Nam Theo nghiên cứu của Dự án “Phát triển tài chính vi mô ở khu vực nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam” 27, thì hiện nay tại Việt Nam, hệ thống các TCTD chính thức hoạt động theo Luật các TCTD (tạm gọi là khu vực chính thức) đã phát triển rất nhanh cả về chất và về lượng: Các ngân hàng thương mại cổ phần tăng lên rất nhanh cùng với sự ra đời của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài; ra đời các mô hình TCTD phi ngân hàng; phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân;.... Về cơ bản, hệ thống TCTD Việt Nam đã có sự tham gia của mọi chủ thể kinh tế từ nhà nước, tư nhân và nước ngoài và có thể chia thành 2 nhóm chính: (i) Ngân hàng bao gồm các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài (ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài); Ngoài ra còn 02 ngân hàng mang tính chính sách: Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Chính sách Xã hội. [26] Theo thống kê của Bộ Lao Động-Thương Binh và Xã Hội ge/vi-VN/Default.aspx ,truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2011 [27] Dự án “Phát triển tài chính vi mô ở khu vực nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam” do Nhóm tài chính vi mô Việt Nam thực hiện - Trang 54 (ii) TCTD phi ngân hàng: các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính; hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) và các tổ chức tài chính quy mô nhỏ (đã có khuôn khổ pháp lý, NHNN đang chuẩn bị cấp phép cho ra đời một số tổ chức tài chính quy mô nhỏ). Hình 3.1 Hệ thống TCTD Việt Nam Chú giải: *- Vietinbank và Vietcombank đã cổ phần hoá, song nhà nước vẫn chiếm cổ phần chi phối nên nhóm nghiên cứu vẫn xếp 2 ngân hàng này vào nhóm NHTM Nhà nước. **- Các chương trình/dự án TCVM chưa được công nhận là TCTD, hiện nay NHNN đang xem xét để cấp phép cho 3 chương trình/dự án chuyển đổi thành TCTC Quy mô nhỏ (Khi đó mới chính thức là TCTD). Nguồn: Dự án “Phát triển tài chính vi mô ở khu vực nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam” Một khu vực mặc dù không phải là các TCTD chính thức nhưng rất tích cực tham gia vào thị trường tài chính nông thôn mà tập trung chủ yếu vào cung cấp các khoản tín dụng vi mô cho người nghèo và nghèo nhất - đó là các chương trình, dự án TCVM do các tổ chức phi chính phủ (quốc tế và trong nước) tài trợ và các tổ chức TCVM do các tổ chức chính trị - xã hội thành lập và quản lý (tạm gọi là khu vực bán chính thức). Đến nay, có khoảng 60 tổ chức phi chính phủ quốc tế đang hỗ trợ hoạt động tài chính vi mô nhỏ ở Việt Nam. Và hầu hết các hoạt động này được Hệ thống tổ chức tín dụng Ngân hàng TCTD phi NH 5 NHTM Nhà n•ớc * 1 NHPT,1 NHCSXH 37 NHTM Cổ phần 48 chi nh¸nh NH n•íc ngoµi 5 NH 100% vèn n•íc ngoµi 5 Ng©n hµng liªn doanh Tổ chức tài chính quy mô nhỏ** (§ang xem xÐt cÊp phÐp) 1 Quü TDND TW 1037 Quü TDND c¬ së 13 C«ng ty cho thuª tµi chÝnh 17 C«ng ty tµi chÝnh Trang 55 thực hiện thông qua các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Hội Liên hiệp phụ nữ - cơ quan được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện các hoạt động tín dụng và tiết kiệm. Hai tổ chức TCVM trực thuộc các tổ chức chính trị-xã hội đang hoạt động với định hướng chuyên nghiệp và chiếm thị phần lớn trong khu vực này là Quỹ Tình thương (Quỹ TYM) thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm thuộc Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh (CEP-TP HCM). Ngoài ra, trong thị trường tài chính nông thôn Việt Nam hiện vẫn còn tồn tại các quan hệ tài chính không chính thức, hoạt động tự phát, dựa trên thỏa thuận của hai hoặc một nhóm người như quan hệ vay mượn giữa người thân, bạn bè, cho vay nặng lãi, mua bán chịu, các hình thức họ, hụi, cầm đồ, dịch vụ giữ tiền ở các chợ nông thôn...Tại nông thôn Việt Nam, các dịch vụ tài chính không chính thức tồn tại ở hầu hết các thôn xã, đáp ứng một phần nhu cầu của cư dân nông thôn nhất là nhu cầu thời vụ. 3.1.2. Nguồn tài trợ cho các TCTCVM hiện nay Hiện nay, các TCVM tại Việt Nam có 3 hình thức huy động vốn: huy động tiết kiệm bắt buộc, huy động tiết kiệm tự nguyện, huy động dưới hình thức đi vay và một số hình thức huy động khác. Huy động dưới hình thức tiết kiệm bắt buộc. Đây là hình thức chủ yếu áp dụng đối với các TCTCVM bán chính thức. Chỉ có hình thức này mới tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm. Ngay cả hai tổ chức được xem là phổ biến nhất của TCTCVM bán chính thức là TYM và CEP nhưng tỷ trọng của việc huy động nguồn vồn tiết kiệm tự nguyện cũng chỉ bằng 2% tổng nguồn vốn hoạt động. Các nguyên nhân dẫn đến việc huy động tiết kiệm kém của các TCTCVM bán chính thức có thể liệt kê ra như sau: Trang 56  Thứ nhất là do các TCTCVM này chưa có tạo uy tín, niếm tin sâu rộng trong các thành phần kinh tế khác. Điều này tạo tâm lý e ngại từ các nhà đầu tư trong việc gửi tiền tiết kiệm.  Thứ hai là nhà nước ta chưa có một cơ sở pháp lý nào cho việc huy động tiết kiệm của các TCTCVM bán chính thức này. Đối với hình thức huy động tiết kiệm tự nguyện. Các TCTCVM chính thức có thể áp dụng hình thức này. Tuy nhiên, thực sự chỉ có hai tổ chức khá thành công là NHNN&PTNT và QTDND. Bằng chứng tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn của AGRIBANK trung bình là 23,5%/năm, của QTDND là 28,16%, còn của NHCSXH thì giảm mạnh. Tuy vậy, mức huy động tuyệt đối của AGRIBANK là cao nhất, ở thời điểm cuối năm 2009 gấp hơn 10 lần QTDND và hơn 5000 lần so với NHCSXH. Điều này có được do mạng lưới rộng lớn, chính sách huy động linh hoạt và đa dạng, và uy tín mạnh của AGRIBANK trên thị trường nông thôn 28. Giá trị huy động tiền gửi tiết kiệm của NHCSXH giảm liện tục là do:  Thứ nhất, do tính chất các loại “sản phẩm” mà NHCSXH cung cấp  Thứ hai, là do mức lãi suất của các khoản tiền gửi tiết kiệm thì khá thấp khó có thể cạnh tranh với mức lãi suất tín dụng của các ngân hàng thương mại.  Thứ ba, do nhận thức của người dân về hình thức hoạt động. Hầu hết, người dân quan niệm rằng NHCSXH chỉ có nghiệp vụ cung cấp các khoản vay cho những người nghèo và những người thuộc diện chính sách. Chứ không phải là một ngân hàng có đầy đủ các tính chất của một ngân hàng nói chung. Xét về mức độ huy động vốn đối với NHNN&PTNT và QTDND  Đối với NHNN&PTNT: việc huy động vốn tương đối dễ dàng vì NHNN&PTNT có mức đố phân bố chi nhánh ở khu vực nông thôn và thành thị khá lớn và ngân hàng đảm nhiệm giải ngân cho các dự án mà ngân hàng đang quản lý. 28 Những số liệu của Agribank về phần phân tích TCVM ở khu vực nông thôn Việt Nam Trang 57  Đối với QTDND: việc huy động vốn bên ngoài khá khó khăn do địa bàng hoạt động khá bó hẹp, làm cho vấn đề thanh khoản của các QTDND càng trở nên khó khăn. 3.1.3. Tổng quan tính bền vững của các TCTCVM Việt Nam Bảng 3.1. Tỷ trọng danh mục cho vay của các TCTCVM Việt Nam năm 2009 Nguồn: theo nhóm thống kê từ MIX Data 2010 Theo thống kê số liệu từ MIX, dựa trên bảng số liệu, chúng ta có thể nhận thấy rằng:  Thứ nhất, với tổng giá trị danh mục cho vay 3.,929,035,634.99 thì lượng danh mục cho vay của VBSP chiếm tỷ lệ lớn nhất (98.8935%). Tỷ lệ rất lớn so với các TCTCVM khác được khảo sát. Điều này chứng tỏ hầu hết các khoản cho vay là thuộc về VBSP nói riêng hay các TCTCVM chính thức nói chung. Như thế, nếu các TCTCVM chính thức hoạt động bền vững thì sẽ làm cho toàn bộ hệ thống TCTCVM bền vững theo. Trang 58  Thứ hai, hầu hết các TCTCVM được khảo sát là những tổ chức phi chính phủ chỉ riêng có YTM là quỹ tình thương và VBSP là ngân hàng chính sách xã hội.  Thứ ba, chỉ riêng có ba tổ chức là VBSP, TYM và CEP là có số lượng trụ sở nhiều so với các TCTCVM khác trong bảng. Điều này cho ta thấy mức độ phân bố của các TCTCVM này là khá rộng. Với mức độ phân bố như thế,việc tỷ trọng cho vay của các tổ chức này lớn hơn các TCTCVM khác là điều dễ hiểu. Biểu đồ 3.1. Tỷ trọng danh mục cho vay của các TCTCVM Việt Nam 2009 Tuy nhiên, với việc chiếm tỷ trọng lớn trong việc cho vay thì sự bền vững của VBSP sẽ tác động rất lớn đến tình hình chung của các TCTCVM Việt Nam. Và dựa theo hai tiêu chí để xét tình bền vững là OSS, ROA thì VBSP lại không thỏa cả hai (OSS 76.24% < 120%, ROA 1,84% <2%). TỶ TRỌNG DANH MỤC CHO VAY CỦA CÁC TCTCVM ViỆT NAM ĐƯỢC KHẢO SÁT Binhminh CDC CEP Dariu M7 Can Loc M7 DB District M7 DBP City M7 Dong Trieu M7 Mai Son M7 Ninh Phuoc Trang 59 Biểu đồ 3.2. Chỉ số OSS của một số TCTCVM Việt Nam năm 2009 Bảng 3.2. Mức bền vững của một số TCTCVM Việt Nam năm 2009 Trang 60 Biểu đồ 3.3. Chỉ số ROA của một số TCTCVM Việt Nam năm 2009 Như trên đồ thị hầu hết các TCTCVM bán chính thức được khảo sát đều thoả mãn 3 tiêu chẩn về tính bên vững nhưng tỷ trọng cho vay của các tổ chức này lại quá nhỏ bé nên khó lòng cải thiện thị trường. Đặc biệt là CEP, quan sát 2 chỉ tiêu của tổ chức này (OSS 168.29%, ROA 9,75%) những con số đạt đạt được khá tốt vượt xa những tiêu chuẩn quốc tế đã đưa ra. Trong khi các tổ chức chính thức như VBSP không hiệu quả nhưng lại thâu tóm thị thị trường. Do đó, kết luận chung của nhóm nghiên cứu tình hình TCTCVM Việt Nam rất khó đẩ đạt những tiêu chuẩn quốc tế. Để đạt những tiêu chuẩn trên và đẩy vị trí lên những bậc cao so với thế giới là cả một quá trình khó khăn. Han chế: Trong lý thuyết nghiên cứu tính bền vững, ta thường dựa trên ba chỉ số OSS, FSS, ROA . Tuy nhiên, trong thực tế việc thu thập số liệu để tính FSS rất khó khăn. Thậm chí nhiều TCTCVM Việt Nam không tính một hoặc cả hai chỉ số này. Ngoài ra, nếu xét thực chất thì chỉ cần dựa trên chỉ tiêu OSS thì ta đã có thể biết được mức doanh thu bù đắp chi phí còn chỉ tiêu FSS thì càng thể hiên rõ hơn do 0,00% 2,00% 4,00% 6,00% 8,00% 10,00% 12,00% ROA CỦA MỘT SỐ TCTCVM ViỆT NAM ROA CỦA MỘT SỐ TCTCVM ViỆT NAM Trang 61 doanh thu hay các chi phí điều được điều chỉnh. Do đó, nhóm nghiên cứu chỉ xét đến 2 tiêu chuẩn OSS, ROA. 3.2. Bài học kinh nghiệm và một số gợi ý cho TCTCVM tại Việt Nam 3.2.1. Bài học kinh nghiệm 3.2.1.1. Bài học từ Mỹ và Malaysia Tổng hợp các phân tích trên, ta có thể thấy rằng, các TCTCVM tại Mỹ và Malaysia đều có đặc điểm chung là phụ thuộc nhiều vào các nguồn trợ cấp như từ cơ quan chính phủ nhà nước, hay các quỹ từ thiện,… Và đây là một vấn đề gây cản trở cho mục tiêu phát triển bền vững của các TCTCVM trên thế giới. Một TCTCVM muốn phát triển bền vững thì nguồn vốn tài trợ cho nó phải bền vững để đáp ứng các nhu cầu tài chính của khách hàng. Do đó, cần phải đưa vốn từ thị trường vào trong các TCTCVM, tạo tính bền vững cho các nguồn vốn tài trợ cho các TCTCVM. Tức là tăng thêm các nguồn tài trợ từ bền ngoài như từ các công ty, các ngân hàng, các tổ chức tài chính lớn. Thay thế và hạn chế sử dụng các nguồn trợ cấp từ chính phủ, các tổ chức từ thiện, hoặc là các quỹ tự có. Sự bền vững của nguồn vốn thị trường sẽ tạo nên tính bền vững cho các TCTCVM. Nhưng mặt khác, điều này buộc các TCTCVM phải hi sinh mục tiêu xã hội để thực hiện thương mại hóa hoạt động, hiệu quả giảm nghèo có thể giảm xuống. Do đó, các TCTCVM cần phải cân nhắc lựa chọn giữa mục tiêu xã hội hay mục tiêu bền vững. Từ đó xác định nguồn vốn thích hợp để thực hiện các mục tiêu của tổ chức. 3.2.1.2. Tự do kinh tế và tính bền vững của TCTCVM Dựa trên các cơ sở phân tích như đã nêu trên, ta có thể nói rằng môi trường kinh tế thực sự có ảnh hưởng đến tính bền vững của các TCTCVM. Cụ thể, mức độ can thiệp càng sâu của chính phủ vào nền kinh tế và vào hoạt động của lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ càng làm giảm tính hiệu quả hoạt động bền vững của các TCTCVM. Hiện nay, để đánh giá mức độ can thiệp của chính phủ vào lĩnh vực tài chính ngân hàng, Tổ chức nghiên cứu và giáo dục Heritage Foundation đã đưa ra chỉ tiêu Trang 62 Tự do tài chính. Chỉ tiêu này là một trong 10 chỉ tiêu để đánh giá mức độ tự do kinh tế của một quốc gia. Theo Heritage Foundation, Tự do tài chính là một chỉ tiêu đo lường hiệu quả của hệ thống tài chính ngân hàng, hoặc cũng có thể xem là chỉ số đo lường sự kiểm soát và can thiệp của chính phủ vào lĩnh vực tài chính ngân hàng. Mức độ tư do tài chính càng thấp thì sự can thiệp của chính phủ vào lĩnh vực tài chính càng cao. Khi đó, các ngân hàng và tổ chức tài chính thuộc sỡ hữu nhà nước sẽ làm giảm tính cạnh tranh trong thị trường vốn, chất lượng của các dịch vụ tài chính sẽ không hoàn hảo, và hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính ngân hàng không cao. Và lĩnh vực tài chính vi mô cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Theo đánh giá của Heritage Foundation, mức độ tự do tài chính của Việt Nam hiện nay đạt ở mức 30 điểm29, thấp so với mức trung bình của thế giới. Điều này phản ánh sự can thiệp của chính phủ có tầm ảnh hưởng rộng đến hoạt động của lĩnh vực tài chính ngân hàng. Nguồn vốn phân bổ cho tín dụng sẽ bị hạn chế. Điều này có thể hạn chế sự phát triển bền vững của các TCTCVM tại Việt Nam như đã phân tích bên trên. Do đó, chính phủ cần phải tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho sự phát triển lĩnh vực tài chính nói chung, cũng như lĩnh vực TCVM nói riêng tại Việt Nam. 3.2.2. Các gợi ý cho TCTCVM tại Việt Nam Tổng hợp những phân tích trên, chúng ta có thể nhận định rằng, một TCTCVM muốn bền vững cần phải có sự bền vững bên trong và bền vững bên ngoài. Sự bền vững bên trong ở đây chính là TCTCVM, về hoạt động, về cơ cấu tổ chức của nó. Cụ thể hơn ở đây đó chính là nguồn tài trợ của các TCTCVM. Có nguồn tài trợ bền vững thì các TCTCVM có thể phát triển một cách bền vững, tự bền vững, ổn định. Để thu hút được nguồn tài trợ, một mặt, các TCTCVM phải có cách thức hoạt động hiệu quả làm tăng doanh thu và giảm chi phí. Mặt khác, các TCTCVM phải có khung pháp lý hoạt động rõ ràng để thu hút các nguồn tài trợ từ bên ngoài.. Và sự bền vững bên ngoài ở đây hàm ý nói về thể chế, môi trường kinh 29 Trang 63 tế mà TCTCVM đang hoạt động. Cụ thể hơn, đó chính là sự kiểm soát, can thiệp của chính phủ vào lĩnh vực tài chính ngân hàng. Do đó, các chính phủ cần phải có các chính sách mở cửa, tự do kinh tế để các TCTCVM có thể phát triển bền vững. 3.2.2.1. Gợi ý thu hút nguồn tài trợ Lấy từ bài học kinh nghiệm của Malaysia, một đất nước có nền tình hình TCVM khá tương đồng với Việt Nam. Nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số gợi ý cho cho chính sách xây dựng TCTCVM Việt Nam theo hướng bền vững. Như trên đã nêu, một TCTCVM muốn phát triển theo hướng bền vững về kinh tế cần phải bền vững về nguồn vốn tài trợ. Do đó, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung xây dựng những yếu tố cơ bản tác động tốt đến nguồn tài trợ. Xem xét từng khu vực : - Đối với khu vực không chính thức: Phải có khung pháp lý chặt chẽ trong quản lý TCVM trong khu vực này như hoàn thiện hơn về vấn đề “chơi hụi”- một hình thức khá phổ biến ở những người dân ở tỉnh. Tuy không bị pháp luật cấm nhưng pháp luật cũng không có điều luật nào để bảo vệ thật “chặt” cho những người chơi hụi. - Đối với khu vực bán chính thức: Điểm cần khắc phục nhất là tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các nhà đầu tư yên tâm mà gia nhập vào thị trường này. Vì đây là khu vực bán chính thức nên niềm tin để đầu tư đóng vai trò then chốt. Do đó , cần phải xây dựng uy tín, và niềm tin cho các thành phần kinh tế khác. - Đối với khu vực chính thức + Mở rộng thêm các chi nhánh hoạt động, tăng mật độ chi nhánh của các QTDND, NHNN&PTNT, NHCSXH. + Ngoài ra, theo nhóm nghiên cứu thiết nghĩ nhà nước rất khó quản lý các TCTCVM ở khu vực không chính thức. Do đó, viêc đẩy mạnh phát triển các TCTCVM ở khu vực chính thức và phi chính thức là điều thiết yếu. 3.2.2.2. Gợi ý hiệu quả hoạt động Trang 64 3.2.2.2.1. Những gợi ý giúp tăng doanh thu + Thứ nhất, cần phải chú trọng và chặt hơn trong việc cung cấp những khoản nợ xấu hơn là cho vay một cách tràn lan. Và việc thay đổi trong cách quản lý , chính sách và phương pháp thực hiện tín dụng tạo điều kiện cho TCTCVM được bền vững hơn. Cụ thể các TCTD có thể đẩy mạnh, phát triển thêm hình thức cho vay nhóm, cho vay lũy tiến đã từng rất thành công ở Bangladesh. + Thứ hai, các TCTCVM cần phối hợp với nhau chặt chẽ hơn để cùng nhau phát triển thay vì bóp méo nguyên tắc thị trường. Không những thế, các ngân hàng thương mại quốc doanh và ngoài quốc doanh có thể hợp tác theo mô hình nhượng quyền (franchise) với các TCTCVM giúp cho việc tiếp cận rộng hơn tới vùng nông thôn. + Thứ ba, phải nâng cao năng lực của các giám sát viên trong việc xét đoán khả năng trả nợ của người đi vay. Việc xét đoán này dựa trên khả năng phân tích kế hoạch kinh doanh cũng như tiềm năng phát triển có thể vươn lên của những doanh nghiệp vi mô hay những hộ nghèo cần vay tín dụng. Theo nhóm chúng tôi thiết nghĩ việc nâng cao năng lực giám sát đã được đề cập nhiều trong những kiến nghị của tác giả khác. Tuy nhiên, một thực tế là không có cải thiện nào khả quan. Nguồn vốn được các hộ nghèo vay với sử dụng sai mục đích, góp phần không cải thiện được nghèo và không trả được tiền đã vay. Do đó, TCTCVM có thể thực hiện nhiều biện pháp để kích thích sự tận tụy của các giám sát viên như hình thức thưởng lương, hay những hình thức tương đương như du lịch, một khóa học lên thạc sĩ hay những khóa học chuyên tu ở nước ngoài,… Ngoài ra, trong các TCTCVM nên có những giám sát viên có trình độ năng lực trong nhiều lĩnh vực kinh tế vì có thể những hộ nghèo có kế hoạch đầu tư chưa hoàn thiện lắm, những giám sát viên có thể tư vấn cho họ để hoàn thiện.Ví dụ, trong trong tổ chức sẽ có nhiều phòng ban với nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi khách hàng có nhu cầu vay có kế hoạch theo lĩnh vực nào thì sẽ có giám sát viên có trình độ về lĩnh vực đó tư vấn. Điều này thật sự rất có ích bởi lẽ việc đó sẽ tạo lòng tin cho Trang 65 người dân vào TCTCVM. Do đó, sẽ có lợi trực tiếp cho các TCTCVM vì những tổ chức này sẽ không mất chi phí cho việc quảng cáo mà sẽ có một nguồn lực quảng cáo vô hình – những hộ nghèo đi vay- giúp cho tổ chức ngày càng đến gần với công chúng. Và điều đó sẽ thu hút được nhiều nguồn tài trợ từ các nhà đầu tư. + Thứ tư, cần xây dựng hệ thống lương cho các nhân viên thuộc các TCTCVM hợp lý. Đây là phương thức để thu hút người tài. Chỉ có như thế, khả năng bến vững cũng như hiệu quả hoạt động của các TCTCVM Việt Nam mới khả quan và đưa vị trí TCTCVM Việt Nam lên hàng “top” trong hình chóp phân hạng. 3.2.2.2.2. Gợi ý giúp giảm chi phí Để xây dựng hiệu quả hoạt động ngoài tăng doanh thu một yếu tố cũng rất quan trọng nữa là phải cắt giảm chi phí. Đây là cách thức thực hiện của CEP. Tổ chức này đã thực hiện và hoạt động rất thành công . Lợi nhuận của CEP thu đước nhiều không phải là do lãi suất cho vay cao mà chính là do hình thức cho vay nhóm, số lượng nhóm vay càng đông chi phí sẽ được chia điều cho mỗi nhóm. Điều này làm giảm chi phí, góp phần tăng lợi nhuận. Điều nay được minh chứng bởi ROE của CEP khá cao trong những năm gần đây. Điều này cần được các TCTCVM khác học tập và phát huy. Bảng 3.3. ROE của CEP từ 2008-2010 Nguồn: theo nhóm tổng hợp từ MIX Data 2010 3.2.2.3. Gợi ý về môi trường kinh tế Chính phủ các quốc gia phải hạn chế sự kiểm soát, quản lý đến lĩnh vực tài chính ngân hàng. Cụ thể trong lĩnh vực TCVM, chính phủ nên xây dựng các chính sách, tạo điều kiện cho các TCTCVM phát triển theo nền kinh tế thị trường. Một số gợi ý có thể đưa ra như sau: Trang 66 + Xây dựng lại hoạt động của các TCTCVM theo hướng thị trường. Điển hình như áp dụng mức lãi suất thị trường, hạn chế việc trợ cấp lãi suất cho các đối tượng vay vốn30. + Chính phủ nên tạo điều kiện khu vực tư nhân được phép tham gia hoạt động vào thị trường TCVM. Vì nếu làm như vậy sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh cho các TCTCVM của nhà nước. Điều đó buộc các TCTCVM làm việc có hiệu quả hơn, từ đó cải thiện các sản phẩm và dịch vụ tài chính. Những người đi vay có nhiều cơ hội lựa chọn trong quyết định đi vay tín dụng. 30 mức lãi suất bao cấp đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác tại Ngân hàng chính sách xã hội là 4% thậm chí là 0% theo quyết định số 579/QD-TTG ban hành vào ngày 6/5/2009. Trang 67 KẾT LUẬN Phát triển bền vững là một mục tiêu dài hạn, là xu hướng chung của các TCTCVM hiện nay trên thế giới. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu vấn đề này, và cho thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tính bền vững của các TCTCVM. Việt Nam là một trong những quốc gia có thị trường TCVM phát triển. Do đó cũng không thể nằm ngoài xu hướng này. Dựa trên những cơ sở đã phân tích trên, chúng ta có thể nhận định rằng, một TCTCVM muốn bền vững cần phải có sự bền vững bên trong và bền vững bên ngoài. Thứ nhất, sự bền vững bên trong của các TCTCVM. Cụ thể hơn ở đây đó chính là nguồn tài trợ của các TCTCVM. Có nguồn tài trợ bền vững thì các TCTCVM có thể phát triển một cách bền vững, tự bền vững và ổn định. Trong quá trình phát triển, các TCTCVM sẽ trải qua những giai đoạn khác nhau và có các mục tiêu khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào mục tiêu của tổ chức để tìm kiếm nguồn tài trợ phù hợp. Ở đây, chúng tôi gợi ý cho các TCTCVM đang theo đuổi mục tiêu bền vững, xu hướng phát triển của các TCTCVM trên thế giới. Thứ hai, về sự bền vững bên ngoài. Cụ thể hơn, đó chính là sự kiểm soát, can thiệp của chính phủ vào lĩnh vực tài chính ngân hàng. Một môi trường kinh tế tự do, phát triển theo hướng thị trường có lẽ là môi trường kinh tế tốt nhất cho các TCTCVM phát triển theo hướng bền vững. Do đó, các chính phủ cần phải xem xét và tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển bền vững của các TCTCVM, nếu muốn tăng cường hiệu quả xóa đói giảm nghèo của các TCTCVM. Trang 68 PHỤ LỤC Phụ lục 1: 16 cam kết của ngƣời đi vay, 10 tiêu chí đánh giá nghèo đói, 6 nguyên tắc của hệ thống cấp phát tín dụng và 10 nguyên tắc hoạt động của ngân hàng Grameen.  16 Decisions. 1. We shall follow and advance the four principles of Grameen Bank - Discipline, Unity, Courage and Hard work – in all walks of out lives. 2. Prosperity we shall bring to our families. 3. We shall not live in dilapidated houses. We shall repair our houses and work towards constructing new houses at the earliest. 4. We shall grow vegetables all the year round. We shall eat plenty of them and sell the surplus. 5. During the plantation seasons, we shall plant as many seedlings as possible. 6. We shall plan to keep our families small. We shall minimize our expenditures. We shall look after our health. 7. We shall educate our children and ensure that they can earn to pay for their education 8. We shall always keep our children and the environment clean. 9. We shall build and use pit-latrines. 10. We shall drink water from tubewells. If it is not available, we shall boil water or use alum. 11. We shall not take any dowry at our sons' weddings, neither shall we give any dowry at our daughters wedding. We shall keep our centre free from the curse of dowry. We shall not practice child marriage. 12. We shall not inflict any injustice on anyone, neither shall we allow anyone to do so. 13. We shall collectively undertake bigger investments for higher incomes. 14. We shall always be ready to help each other. If anyone is in difficulty, we shall all help him or her. Trang 69 15. If we come to know of any breach of discipline in any centre, we shall all go there and help restore discipline 16. We shall take part in all social activities collectively.  10 Indicators. 1. The family lives in a house worth at least Tk. 25,000 (twenty five thousand) or a house with a tin roof, and each member of the family is able to sleep on bed instead of on the floor. 2. Family members drink pure water of tube-wells, boiled water or water purified by using alum, arsenic-free, purifying tablets or pitcher filters. 3. All children in the family over six years of age are all going to school or finished primary school. 4. Minimum weekly loan installment of the borrower is Tk. 200 or more 5. Family uses sanitary latrine 6. Family members have adequate clothing for every day use, warm clothing for winter, such as shawls, sweaters, blankets, etc, and mosquito-nets to protect themselves from mosquitoes. 7. Family has sources of additional income, such as vegetable garden, fruit-bearing trees, etc, so that they are able to fall back on these sources of income when they need additional money. 8. The borrower maintains an average annual balance of Tk. 5,000 in her savings accounts. 9. Family experiences no difficulty in having three square meals a day throughout the year, i. e. no member of the family goes hungry any time of the year. 10. Family can take care of the health. If any member of the family falls ill, family can afford to take all necessary steps to seek adequate healthcare.  6 Credit Delivery System. 1. There is an exclusive focus on the poorest of the poor. 2. Borrowers are organized into small homogeneous groups. 3. Special loan conditionalities which are particularly suitable for the poor 4. Simultaneous undertaking of a social development agenda addressing basic needs of the clientele. Trang 70 5. Design and development of organization and management systems capable of delivering programme resources to targeted clientele. 6. Expansion of loan portfolio to meet diverse development needs of the poor.  10 Method of action. 1. Start with the problem rather than the solution: a credit system must be based on a survey of the social background rather than on a pre-established banking technique. 2. Adopt a progressive attitude: development is a long-term process which depends on the aspirations and committment of the economic operators. 3. Make sure that the credit system serves the poor, and not vice-versa: credit officers visit the villages, enabling them to get to know the borrowers. 4. Establish priorities for action vis-a-vis to the the target population: serve the most poverty- stricken people needing investment resources, who have no access to credit. 5. At the begining, restrict credit to income-generating production operations, freely selected by the borrower. Make it possible for the borrower to be able to repay the loan. 6. Lean on solidarity groups: small informal groups consisting of co-opted members coming from the same background and trusting each other. 7. Associate savings with credit without it being necessarily a prerequisite. 8. Combine close monitoring of borrowers with procedures which are simple and standardised as possible. 9. Do everything possible to ensure the system's financial balance. 10. Invest in human resources: training leaders will provide them with real development ethics based on rigour, creativity, understanding and respect for the rural environment.  16 cam kết của ngƣời đi vay. 1. Chúng tôi sẽ làm theo và tuân thủ 4 phương châm của ngân hàng Grameen: kỉ luật, đoàn kết, can đảm và chăm chỉ trong tất cả hoạt động của mình. 2. Chúng tôi sẽ mang đến sự thịnh vượng cho gia đình của mình. 3. Chúng tôi sẽ không sống trong những ngôi nhà xiêu vẹo. Chúng tôi sẽ sửa nó và tiến đến xây dựng những ngôi nhà mới sớm nhất. Trang 71 4. Chúng tôi sẽ trồng rau quả quanh năm. Chúng tôi sẽ ăn nhiều rau quả và bán số lượng thừa. 5. Trong suốt mùa trồng trọt, chúng tôi sẽ trồng nhiều cây con đến mức có thể. 6. Chúng tôi sẽ kế hoạch hoá gia đình. Giảm đến mức tối thiểu chi tiêu. Chăm sóc sức khoẻ của chính mình. 7. Chúng tôi sẽ giáo dục con cái và bảo đảm rằng chúng có thể kiếm tiền để đi học. 8. Chúng tôi sẽ giữ con cái và môi trường luôn sạch sẽ. 9. Chúng tôi sẽ xây dựng và sử dụng hố xí. 10. Chúng tôi sẽ uống nước từ giếng. Nếu không có, chúng tôi sẽ nấu nước hoặc lóng phèn. 11. Chúng tôi sẽ không tốn nhiều của hồi môn cho con trai, ngược lại, sẽ cho nhiều của hồi môn cho con gái. Chúng tôi sẽ giữ lương tâm mình khỏi lời nguyền của của hồi môn. Chúng tôi sẽ không mưu lợi từ đám cưới của bọn trẻ. 12. Chúng tôi sẽ không gây ra tổn thương nào với bất kì ai, ngược lại, chúng tôi cũng không cho phép bất kì ai làm thế với mình. 13. Chúng tôi sẽ cam đoan tập thể rằng những đầu tư lớn hơn cho những nguồn thu tốt hơn. 14. Chúng tôi luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác. Nếu bất kì ai gặp khó khăn, chúng tôi sẽ giúp đỡ họ tất cả. 15. Nếu chúng tôi biết đến một vi phạm kỉ luật ở bất kì trung tâm nào, chúng tôi sẽ đi đến đó và phục hồi lại kỉ luật. 16. Chúng tôi sẽ tham gia tất cả các hoạt động xã hội.  10 tiêu chí đánh giá nghèo đói 1. Các gia đình sống trong một căn nhà trị giá ít nhất là Tk. 25.000 (25.000) hoặc một ngôi nhà với một mái nhà thiếc, và mỗi thành viên của gia đình có thể ngủ trên giường thay vì trên sàn nhà. 2. Thành viên gia đình uống nước tinh khiết của ống giếng, nước sôi hoặc nước tinh khiết bằng cách sử dụng phèn, asen, thuốc viên Việt thanh lọc hoặc lọc pitcher. 3. Tất cả trẻ em trong gia đình trên sáu tuổi đều đang đi học hoặc học xong tiểu học. 4. Lắp đặt cho vay tối thiểu hàng tuần của bên vay là Tk. 200 hoặc hơn. 5. Gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Trang 72 6. Thành viên gia đình có đầy đủ quần áo cho mỗi ngày sử dụng, quần áo ấm cho mùa đông, như khăn choàng, áo len, chăn, vv, và muỗi-lưới để bảo vệ mình khỏi muỗi. 7. Gia đình có nguồn thu nhập bổ sung, chẳng hạn như vườn rau, cây ăn trái cây mang…, để họ có thể rơi trở lại vào các nguồn thu nhập khi họ cần thêm tiền. 8. Bên vay vẫn duy trì một số dư trung bình hàng năm của Tk. 5.000 trong tài khoản tiết kiệm của mình. 9. Gia đình không có kinh nghiệm khó khăn trong vuông có ba bữa ăn mỗi ngày trong suốt cả năm, tức là không có thành viên của gia đình đi đói bất kỳ thời gian của năm. 10. Gia đình có thể chăm sóc sức khỏe. Nếu bất kỳ thành viên của gia đình ngã bệnh, gia đình có thể đủ khả năng để có tất cả các bước cần thiết để tìm kiếm sự chăm sóc y tế đầy đủ.  6 nguyên tắc của hệ thống cấp phát tín dụng. 1. Đây là độc quyền tập trung vào những người nghèo nhất của người nghèo. 2. Những người đi vay được tổ chức thành các nhóm nhỏ đồng nhất. 3. Những điều kiện cho vay đặc biệt thích hợp cho người nghèo. 4. Đồng thời cam kết của một chương trình nghị sự phát triển xã hội đáp ứng nhu cầu cơ bản của các khách hàng. 5. Thiết kế và phát triển hệ thống tổ chức và quản lý có khả năng cung cấp nguồn lực cho chương trình khách hàng mục tiêu. 6. Mở rộng danh mục cho vay để đáp ứng nhu cầu phát triển đa dạng của người nghèo.  10 nguyên tắc hoạt động của ngân hàng. 1. Bắt đầu với các vấn đề hơn là giải pháp: một hệ thống tín dụng phải được tiến hành trên một cuộc khảo sát dựa vào nền tảng xã hội hơn là dựa trên một kỹ thuật chuẩn bị thành lập ngân hàng. 2. Chấp nhận một thái độ tiến bộ: phát triển là một quá trình lâu dài phụ thuộc vào nguyện vọng và cam kết của các nhà điều hành kinh tế. Trang 73 3. Hãy chắc chắn rằng hệ thống tín dụng phục vụ người nghèo, và không phải ngược lại: cán bộ tín dụng đến từng làng xã, nhằm giúp họ nhận được để biết nhu cầu và khả năng những người đi vay. 4. Ưu tiên thành lập các hoạt động có quan hệ với chỉ tiêu dân số, phục vụ người nghèo nhất - những người cần nguồn lực đầu tư, những người không có quyền gia nhập vào hệ thống tín dụng thông thường. 5. Ban đầu, giới hạn tín dụng để tạo thu nhập hoạt động sản xuất, tự do lựa chọn bên vay. Tạo điều kiện cho những người đi vay có thể hoàn trả nợ vay. 6. Dựa vào các nhóm đoàn kết: một nhóm nhỏ bao gồm các thành viên cùng hoàn cảnh và tin tưởng lẫn nhau. 7. Kết hợp tín dụng với tiết kiệm không nhất thiết phải là một điều kiện tiên quyết. 8. Kết hợp giám sát chặt chẽ người đi vay với thủ tục càng được đơn giản và tiêu chuẩn hóa càng tốt. 9. Làm mọi thứ có thể để đảm bảo hệ thống tài chính được cân đối. 10. Đầu tư vào nguồn nhân lực: đào tạo những người lãnh đạo với những chuẩn mực đạo đức dựa trên sự nghiêm khắc, sáng tạo, sự hiểu biết và tôn trọng môi trường nông thôn. Phụ lục 2: Định nghĩa biến trong mô hình (1) và (2)  Tự bền vững về hoạt động – OSS: Thu nhập hoạt động OSS = ------------------------------------------------------------------------- (chi phí tài chính + chi phí hoạt động + dự phòng mất vốn)  Tổng vốn đầu tư cho vay: bao gồm tất cả khoản nợ phải thu từ tất cả khách hàng đi vay, bao gồm khoản vay hiện tại, các khoản nợ quá hạn và điều chỉnh nợ, nhưng không bao gồm các khoản đã xóa sổ.  Tỷ suất sinh lợi trên tài sản – ROA: Chỉ số này đo lường mức thu nhập trên tài sản của TCTCVM bằng cách lấy lợi nhuận ròng sau thuế chia cho tổng tài sản trong kỳ kế toán tài chính. Trang 74  Tỷ lệ phần trăm dư nợ cho vay có trễ hạn lớn hơn 30 ngày trên tổng vốn đầu tư cho vay: Giá trị các khoản nợ quá hạn trên 30 ngày chia cho tổng vốn đầu tư cho vay.  Số người đi vay trên số nhân viên: Số khách hàng đi vay thực sự chia cho số nhân viên của TCTCVM.  Số người đi vay thực sự: Bao gồm các khách hàng có hoạt động vay vốn hoặc gửi tiết kiệm vào TCTCVM. Những khách hàng có từ 2 tài khoản trở lên (ví dụ như có 1 tài khoản vay và 1 tài khoản tiết kiệm) được tính là một người đi vay. Trang 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam. Dự án nghiên cứu “Phát triển tài chính vi mô ở khu vực nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam”. 2. Tyson Rallens; S M Ghazanfar (2006). “Microfinance: Recent Experience, Future Possibilities”. The Journal of Social, Political, and Economic Studies; Summer; 31, 2; ABI/INFORM Global. pg. 197 3. Nghiêm Hồng Sơn; Tim Coelli; Prasada. “The Efficiency of Microfinance in Vietnam: Evidence from NGO Schemes in the North and the Central Regions”. Centre for Efficiency and Productivity Analysis (CEPA), School of Economics, the University of Queensland. 4. J Jordan Pollinger; John Outhwaite; Hector Cordero-Guzmán (2007). “The Question of Sustainability for Microfinance Institutions”. Journal of Small Business Management. 45, 1; ABI/INFORM Global. pg. 23 5. Peter Crabb (2008). “Economic Freedom And The Success Of Microfinance Institutions”. Journal of Developmental Entrepreneurship; 13, 2; ABI/INFORM Global. pg. 205 6. Adesina-Uthman Ganiyat Adejoke (2010). “Sustainable Microfinance Institutions For Poverty Reduction: Malaysian Experience”. OIDA International Journal of Sustainable Development; 02:04; pg. 47-56 7. Giovanni FERRO LUZZI; Sylvain WEBER. (2006). “Measuring the Performance of Microfinance Institutions”. 8. IFAD (2000), Thematic Study on Rural Finance in China within the framework of IFAD projects - Main Report. 9. M. Hamps (2005), “Pleading for Sustainable Microfinance in Both Sides of the Globe” . National Strategies of Microfinance Development: Good Practices in Germany, Indian, Malaysian and Philiphine. 10. MIX Global 100: Ranking of Microfinance Institutions (2009) 11. (ngày truy cập: 20/05/2011) Trang 76 12. (ngày truy cập: 25/05/2011) 13. (ngày truy cập: 27/06/2011) 14. (ngày truy cập: 20/05/2011) 15. (ngày truy cập: 05/06/2011) 16. (ngày truy cập: 28/05/2011)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkinh_nghiem_hoat_dong_tai_chinh_vi_mo_theo_xu_huong_ben_vung_tren_the_gioi.pdf
Tài liệu liên quan