Đề tài Kinh nghiệm ứng dụng khoa học - công nghệ trong nông nghiệp nông thôn

Để phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, lâm, ngư nghiệp ở nước ta theo hướng sản xuất hàng hoá công nghiệp hoá và hiện đại hoá, trong những năm tới cần có những định hướng phát triển khoa học và công nghệ phù hợp, phấn đấu tạo ra cục diện mới về phát triển khoa học và công nghẹ trên cơ sở tập chung nghiên cứu những vấn đề lớn, bức xúc xuất phát từ yêu cầu phát triển nông nghiệp nói chung, cũng như các vùng nông, lâm, nge nghiệp nói riêng ưu tiên cho những chương trình trọng điểm. Kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu những vấn đề cơ bản lâu dài và nghiên cứu ứng dụng, trong đó hướng chủ yếu là nghiên cứu ứng dụng để nhanh chóng đưa khoa học công nghệ tiến bộ kịp thời phục vụ cho phát triển nông nghiệp và kinh tế-xã hội nong thôn.Nhanh chóng hoà nhập vào làn sóng khoa học và công nghệ của thế giới, tiếp ccận nhanh và nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ của các nước.Tăng cương các cơ sở nghiên cứu khoa học bao gồm các viện các trương đại học, tổ chức và phối hợp tốt giữa các lực lượng nghiên cứu khoa học và lực lượng nghiên cứu ứng dụng của các nghành các doanh nghiệp trong nông nghiệp, các công ty liên doanh với nước ngoài.

doc39 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kinh nghiệm ứng dụng khoa học - công nghệ trong nông nghiệp nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nông nghiệp, làm giảm độc tố xianua-glucozit và tăng hàm lượng protein.Sử dụng chế phẩm enzim phục vụ sản xuất rượu bia như rượu vang ,bảo quản chế biến nông sảnnhư IturinA chế phẩm đậu tương lên men từ vi khuẩn bacillu subtilis, hương thơm tren cơ chất gạo, chế phẩm Bacteriocin để bảo quản thực phẩm tươi sống.Đẫ sản xuất vacxin cho gia súc, gia cầm bằng ứng dụng công nghệ lên men vi sinh vật và nuôi cấy trên tế bào động vật Trong 2 năm 2001-2002 ,dự án đã sản xuất được 5.340.00 liều vacxin tụ huyết trùng trâu bò, 4000000 liều vacxinparovirú lợn, 32.000.000liều vacxin dịch tả vịt.Snả xuất mật tinh bột từ tinh bột sắn bằng công nghệ enzim,năm 2001đã sản xuất được 25 tấn sirmaltose. Các quy trình sản xuất và thử nghiệm quy mô phàng thí nghiệm một số proteuin.Kìm hãm enzim(PI) và bất hoạt(RIP) có giá trị sử dụng trong y dược và nông nghiệp, các chế phẩm có hoạt độ kìm hãm enzim (60UI) và các protein khác có hiệu lực diệt côn trùng. Đã phân lập và tinh sạch được 2 loại enzim T4ligazavà taq AND polymeraza là cá enzim quan trọng sử dụng trong các kỷ thuật sinh học phân tử Chúng ta đã nghiên cứu thử nghiệm và sản xuất các bộ kít để chuẩn đoán bệnh cây trồng, vật nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm như bộ kít PCR dùng chẩn đoán nhanh bệnh greening ở Cam,bệnh héo xanh ở cà chua,ở thực phẩm( thịt,cá..) bộ kít dùng để chẩn đoán bệnh dịch tả ở lợn, bệnh salmonella ở gà,bẹnh huyết trùng ở trâu bò, các bệnh ở tôm.Bên cạnh đó chúng ta cũng sản xuất các loại vacxin dùng trong phòng chống bệnh ở vật nuôi như vãcin chống bệnh salmonella ở gà . Sản xuất các bộ kít ELISA đối với 7 loại virut, vi khuẩn và nấm như kháng huyết thanh virut khảm thuốc lá, cà chau,tàn lụi cam chanh, vi khuẩn héo xanh họ cà nấm phytophthora ở cây dứa ,cây dâu. -Công nghệ vi sinh: Các nhà khoa học đã sử dụng vi sinh vật trong sản xuất phân bón sinh học, vi sinh vật cố định nitơ ở cây họ đậu để cung cấp đạm cho cây, vi sinh vật phân giải phôt phát khó tan thành dạng dễ tan mà cây trồng có thể hấp thụ được,một số loạ phân có vai trò của nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn dùng cho cây lâm nghiệp như phi lao,thông ,keo,sao đen,các chế phẩm VSV bổ sung cho thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm như gà,lợnchế phẩm hoá sinh cải tạo đất có hiệu quả cao trong thúc đẩy sinh trưởng,tỷ lệ đậu quả,tăng năng suất ở cây ăn quả (đặc biệt là ớt) và lúa.Công nghệ sử dụng vi sinh vật trong sản xuất phân bón được ưng dụng tại nhiều nhà máy phân hữu cơ sinh học,các nhà máy đường và các xí nghiệp chế biến rác thải.Khoảng 300-400 ngàn tấn phân bón loại này đã được cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Các chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học đang được ứng dụng rộng rãi như NPV, V-BT,Tập Kỳ ,1,8 EC,Song Mã24,5EC,Lục Sơn 0,26 DD,Bitadin.wp,Ketoniumđể diệt trừ sâu khoang,sâu xám hại rau, bông đay, thuốc lá,.Chế phẩm vi khuẩn huỳnh quang phòng trừ hại cà phê,vải và lạc.Nấm trừ mối,châu chấu hại mía,nấm Beauvẻa bassiana trừ sâu róm hại thông. Công nghệ vi sinh học được ứng dụng để xử lý chất thả rắn và lỏng. Một số quy trình công nghệ xử lý chất thải lỏng hữu cơ ,xử lý phân gia súc,xử lý ô nhiễm dầu mỏ đã được ứng dụng ở nhiều nơi trong cả nước.Nhờ có công nghệ sinh học nói trên mà sự ô nhiễm môi trường do các chất thải từ các nhà máy đã được xử lý một cách có hiệu quả và không gây tác hại tới sức khoẻ con người cũng như sinh vật có lợi khác.Nhiều chủng vi sinh vật được phân lập để phục vụ choviệc xử lý những chất thải dạng đặc thù như chất thải trong quốc phòng: thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa, thuốc nhuộm vũ khí, xăng dầu mỡ chuyên dụng trong quân sựcác chất thải khi xử lý đã được tận dụng để tạo ra các nguồn năng lượng có lợi khác như: quy trình công nghệ khí biogas đã chuyển các chất thải hữu cơ thành khí đốt và phân hữu cơ, chuyển đổi sinh học các nguồn phụ,phế thải nông nghiệp và lâm nghiệp thành phân bón cây trồng. Từ những kết quả đã đạt được, để đánh giá hiệu quả kinh tế và đóng góp của công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng tôi đã tiến hành thống kế bộ một số sản phẩm công nghệ sinh học như: vacxin phòng chống bệnh gia súc- gia cầm,phân bón sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học và cây giống do một số viện nghiên cứu chuyển giao vào sản xuất trong thời gian 10 năm trở lại đây.Qua thống kê cho thấy mỗi một năm doanh thu của các sản phẩm là: 13,75 tỷ đồng,tổng doanh thu trong 10 năm là: 137,5 tỷ đồng.Trong đó,lãi suất do công nghệ sinh học đóng góp bằng khoảng 30% tổng doanh thu vào khoảng 41,25 tỷ.Như vậy qua thống kê sơ bộ với 4 sản phẩm ở quy mô nhỏ cho thấy đóng góp của công nghệ sinh học với nông nghiệp là rất lớn và đem lại hiệu quả kinh tế cao. 2.1.3 Về khoa học công nghệ trong chăn nuôi. Sự phát triển của ngành chăn nuôi là do nhiều yếu tố: cơ chế,trồng trọt phát triển, hội nhập, cầu ngày một tăngsong có một số yếu tố giữ vai trò rất quan trọng là sự tác động của khoa học công nghệ trong chăn nuôi: -Khoa học công nghệ về giống vật nuôi : Khoa học công nghệ về giống vật nuôi luôn là mũi nhọn trong khoa học công nghệ chăn nuôi: (+) Về chăn nuôi lợn: nổi bật là khảo nghiệm thành công các công thức lai 2-3 máu giữa lợn ngoại (Đại bạch,Landrade) với lợn nội ( móng cái). Các công thức lai nay với tỷ lệ máu lợn ngoại 1/2; 3/4;7/8cho tỷ lệ nạc tưong ứng là 39-43% ;44-47%;49-52% khối lượng xuất chuồng ở lợn lai nội 70-85 kg, thích hợp với các vùng sinh thái ở 28 tỉnh phía bắc,Miền trung. Cùng với phát triển lợn lai, lợn ngoại,vịc hoàn chỉnh quy trình công nghệ nuôi lợn lợn lai với các quy mô khác nhau, tiêu tốn thức ăn 2,7-3 kg thức ăn/kg tăng trọng ở lợn ngoại và 3,2-3,5 kg thức ăn ở lợn lai và việc sử dụng bột sắn có bổ sung các thành phần dinh dưỡng cho thức ăn lợn lai F1 là phù hợp với điều kiện kinh tế của vùng (trung duvà miền núi đã tạo điều kiện cho chăn nuôi lợn phát triển bền vững ). (+) Về bò sữa: với đàn bó sữa, thông qua việc quản lý giống bò sữa theo chương trình VDM và làm tốt công tác chọn lọc ghép đôi đã xây dựng được đàn hạt nhân mở và khẳng định đựoc loại hình bò sữa thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm nhiệt đới là lai giữa bò Holstein Friesian với bò lai cải tiến (Zebu)có tỷ lệ máu là 50-87,5% máu HF.Nhờ vậy,đàn bò sữa đã tăng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng :từ 778 con (1978) ,3.910 con (1985) và 79.200 con(2003) và gần 100 nghìn con năm 2005 này. Từ 1995 đến nay, chất lượng đàn bò sữa cũng được nâng lên rõ rệt, khả năng sản xuất sữa từ 1880-2100 kg/ck (1985) lên 2800 kg/ck (1994) và đạt 3414-3900 kg/ck(2003). (+) Về bò thịt: nước ta hiện nay có khoang 20-22% số bò được zebu hoá.Nghiên cứu nâng cao khả năng cho thịt và chất lượng thịt của đàn bò việt nam đã được tiến hành liên tục từ 1975 đến nay.Công thức lai kinh tế giữa bò Laisind với các giống Charolas,Herefort,Limousine đang đựoc sản xuất thử và có hiệu quả. ưng dụng quy trình vỗ béo bò thịt và bò loại thải băng phụ phẩm nông nghiệp sẵn có của địa phương (rơm urê,rỉ mật đường, bột sắn,cám khô dầu bông, cỏt xanh,..) với chu kỳ vỗ béo từ 2-3 tháng, tăng trọng 350-800 gam/con/ngày, khối lượng thịt tinh từ 60-65 kg/bò sau khi vỗ béo tăng lên 100-110 kg/bò, đạt lợi nhuận 160.000-350.000 đ bò đã đươcj phổ cập ở nhiều tỉnh. (+) Về chăn nuôi gia cầm: đàn gà là vật nuôi chiếm tỷ trọng lớn trong chăn nuôi gia cầm.Các giống gà nội đã được cải tiến, nâng cao năng suất.Gà ri vang rơm: tuổi thành thục 134 ngày tuổi, sản lượng trứng 126,8 quả ,tiêu tốn thức ăn trên 10 quả trứng là 2,61 kg .Các giống gà nhập nội sau quá trình nuôi thích nghi đã cho kết quả tốt như : Gà Lương Phượng LV1,LV2,và LV3 có sản lượng trứng 68 tuần tuổi đạt 145,49-202 quả/mái ,tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng từ 2,374-3,51 kg TĂ/10 quả . Với vịt, qua 4 thế hệ chọn lọc đã tạo ra được 2 dòng vịt siêu thịt mới có năng suất cao là T5 (Dòng trống) và T6( dòng mái). Năng suât trứng đến 68 tuần tuổi là 22-232 quả/mái. Con lai T5 và T6 có khối lượng 7 tuần tuổi là 3154,2 g và chi phí thức ăn là 2,35 kg / 1 kg tăng trọng Với ngan ông bà R51 và R71 có tỷ lệ nuôi sống cao năng suất trứng / mái/ 2 chu kỳ để từ 188,16 đến 194 quả tiêu tốn thức ăn/ 10 quả trứng ; 4,72 và 4,69 kg. Ngan thương phẩm đến 84 ngày tuổi ngan trống đạt 4106,7 – 4278,3 g và ngan mái : 2461,7-2556,7 g, tiêu tốn thức ăn /kg tăng trọng : từ 3,08 –3,12 kg. Đã chuyển giao vào sản xuất hàng vạn ngan bố mẹ, 28.800 ngan thương phẩm và 362.500 con ngan lai ra sản xuất ở một số tỉnh phía bắc, đạt kết quả tốt và cho hiệu quả kinh tế cao (+) Trâu và Ngựa: nước ta hiện có 2,95 triệu con trâu. Qua áp dụng biện pháp kỷ thuật đã chọn được một số trâu đực có tầm vóc to lớn giữ lại làm giống, đồng thời ứng dụng kỷ thuật vỗ béo trâu bằng phụ phẩm nông nghiệp ( rơm ủ urê 2,5-4 % kết hợp với cỏ xanh, bột sắn..) giúp trâu tăng trọng gấp 2,5 lần trước đây, chất lượng thịt được cải thiện . Tuy nhiên trong những năm gần đây khối lượng cơ thể và số lượng trâu có xu hướng giảm. Về ngựa, ở Việt Nam có khoảng 132 ngàn con ngựa giống Khabadin đã được sử dụng lai để nâng cao sức thồ kéo, cưỡi của giống ngựa ở một số tỉnh miền núi được bà con ưa thích (+) Dê,Cừu,Thỏ : đã thích nghi được 2 giống Dê cao sản ấN Độ Jumnapari và Barbari, có thể chuyển giao vào sản xuất . Dê Bách Thảo Việt Nam và con lai của chúng cùng với dê cỏ đang được nuôi tại 18 tỉnh vùng trung du và miền núi phía bắc với qui mô 3-30 con/hộ .Dê lai nuôi thịt 6 tahngs tuổi đạt 17-18 kg , cho 0,6-0,9 lít sữa/con/ngày. Dê Bách Thảo cho 1,1-1,3 lít sữa/con/ngày .Hình thành 4 xưởng chế biến sữa dê thành pho mát ở BA Vì ( sơn tây), Thái Nguyên , Tuyên Quang,Bình Định. Đã nghiên cứu thành công một số cây cỏ thích hợp để chăn nuôi dê có hiệu quả kinh tế .Hãy coi dê là con bò sữa của người nghèo, người ít vốn , ở Việt Nam hiện có 800.000 con dê. Về dinh dưỡng, chế biến thức ăn và sản phẩm chăn nuôi. Công nghiệp sản xuất TĂCN phát triển với tốc độ rất nhanh ,đã có gần 150 nhà máy với tổng công suất gần 5 triệu tấn/ năm ,sản lượng thức ăn công nghiệp đạt xấp xỉ 44% /năm . Qua nghiên cứu đã đánh giá thành phần và giá trị dinh dưỡng của 1551 loại thức ăn ( 650 loại cho đại gia súc, 531 loại cho lợn và 370 loại cho gia cầm ).Đã nghiên cứu và đưa vào ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và kỷ thuật chế biến các phụ phẩm như rơm lúa, thân lá lạc, phụ phẩm của công nghiệp mía đường ( bã,ngọn,lá,rỉ mật) phụ phẩm của công nghiệp chế biến thuỷ hải sản ( đầu tôm,bột cá) Về chế biến sản phẩm chăn nuôi : từ 1992 đã bắt đầu nghiên cứu quy trình công nghệ chế biến thịt lợn, thịt bò.Đến nay ,Nhà nước đã đầu tư xây dựng 20 xí nghiệp chế biến .Tuy nhiên, sản phẩm chủ yếu mới chỉ phục vụ cho xuất khẩu,quy mô nhỏ – 100 tấn/năm . 2.1.4 Khoa học công nghệ lĩnh vực cơ điện nông lâm nghiệp và công nghệ sau thu hoạch. Sau 20 năm đổi mới, ngành cơ điện nông lâm nghiệp và công nghệ sau thu hoạch nứoc ta đã có những khởi sắc và thu được những thành tựu nổi bật. Lĩnh vực cơ điện nông nghiệp : +Công nghệ và thiết bị sản xuất mạ khay: Đã áp dụng tại các mô hình trình diễn ở Từ Sơn-Bắc Ninh ,Yên Thành-Nghệ An . Kết quả là sản xuất lúa từ mạ khảm trên khay sẽ chủ động được mạ cấy ,không bị ảnh hưởng thời tiết, tiết kiệm được 15-20 % chi phí làm mạ ( chi phí đất , phân,giống,nước) tăng năng suất lúa 10-15 %, giảm cơ bản mầm bệnh, tạo tiền đề cho thay đổi tập quán làm mạ dược sang mạ khảm để tạo thuận lợi cho việc cơ giới hoá, khâu cấy hiện đang có nhu cầu rất lớn tại các tỉnh phía bắc. + Hệ thống thiết bị tưới phun mưa ,tưới phun sương,tưới nhỏ giọt phục vụ cho sản xuất cây giống, cây công nghiệp,cây rau quả trong nhà trồng và ngoài đồng ruộng .Hệ thống thiết bị được thiết kế ở dang cố định, dạng bán di động,dạng di động phù hợp với quy mô đầu tư và yêu cầu sản xuất ,cho phép tiết kiệm được 30-50 % lượng nước so với tưới tràn, độ đồng đều đạt trên 90%,thuận lợi cho việc điều khiển tự động chế độ tưới theo độ ẩm và thời gian +Quy trình và hệ thống máy cơ giới hoá làm đất,chăm sóc cho cây mía,dứa bao gồm các máy làm đất,rạch hàng,bón phân, xới chăm sóc,băm thân lá Kết quả nghiên cứu đã được chuyển giao cho nông trường Hà Trung ,Nông trường Thống Nhất ( Thanh Hoá ), nông trường Đồng Giao (Ninh Bình),Hoà Bình . Công trình nghiên cứu này đã được nhận giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTECH) năm 2002 +Công nghệ và dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến hạt giống cây lương thực ( thóc,ngô,đậu,đỗ) chất lượng cao . Đã có gần 20 dây chuyền do trong nước thiết kế,chế tạo được đưa vào khai thác sử dụng ở các tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc,Phú Thọ Sơn La ,Lào Cai,Điện Biên, Thanh Hoá ,Quảng Bình, ĐÅng Naivới quy mô công suất 1 tấn/h, chất lượng hạt giống đạt TCVN, giá thành đầu tư chỉ bằng 30% so với nhập ngoại, thời gian thu hồi vốn 2-3 năm. Nhờ có các dây chuyền chế biến này mà hàng năm tiết kiệm được 3000 tấn hạt giống không đủ phẩm cấp làm thức ăn chăn nuôi, tiết kiệm được gần 1000 hạt không đủ phẩm chất gieo vãi lãng phí trên đồng ruộng, làm tăng năng suất 4-7% ,làm lợi cho sản xuất mỗi năm trên 10 tỷ đồng, góp phần không nhỏ cho chương trình giống quốc gia. +Công nghệ và thiết bị chế biến chè đắng ,quy mô 300-500 kg/giờ với sản phẩm là chè đóng túi và chè nhúng ( áp dụng tại cao bằng) .Công trình nghiên cứu này đã được nhận giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTECH) năm 2004. +Công nghệ và thiết bị chế biến thức ăn chăn nuôi dạng bột,dạng viên,cắt thái,đóng bánh qui mô từ 1-5 tấn/h và 5-10 tấn/h với các cấp độ cơ giới hoá, tự động hoá khác nhau, giá thành đầu tư chỉ bằng 30-50 % thiết bị nhập ngoại. Kết quả nghiên cứu đã được áp dụng tại nhiều địa phương trong nước và một số tỉnh của Lào. +Công nghệ và thiết bị sấy vải cỡ 1-3 tán/mẻ, sấy long nhãn 300 kg/mẻ, cho sản phẩm có chất lượng cao, giảm 30% chi phí lao động và tăng giá bán lên 20-30% , giảm ô nhiểm độc hại cho người lao động ,bảo vệ môi trường sinh thái. Lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch Nghiên cứu đánh giá, phân tích chất lượng một số loại nông sản, trong đó tập trung vào các giống lúa, gạo ,ngô, khoai sắn, rau quả. Công nghệ và phương tiện bảo quản nông sản dạng hạt, dạng củ, rau quả qui mô tập trung cho chế biến và qui mô hệ nông dân, góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch từ 13-16% xuống còn 1-2% kéo dai thời gian bảo quản không gây ô nhiễm môi trường và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm .Đã chuyển giao công nghệ bảo quản lúa ,ngô, đậu đỗ, với qui mô tập trung hàng ngàn tấn /năm tại các tỉnh Hà Giang,Sơn La, Thái Nguyên ,Đắc Lắc,Bình Định. 2.1.5 Khoa học công nghệ lâm nghiệp Công tác giống : đã tuyển chọn ,khảo nghiệm loài, xuất xứ, chọn cây trội, khảo nghiệm hậu thế, lai tạo và khảo nghiệm giống mới và nhập nội cho các vùng đất đai ,khí hậu khác nhau xây dựng vườn giống , rừng giống chất lượng cao. Đã xây dựng cơ sở khoa học cho việc cung cấp giống cây rừng được cải thiện trong phạm vi cả nước .Đã công nhận trên 60 giống tiến bộ kỷ thuật và giống quốc gia , cung cấp trên 60% giống được cải thiện cho trồng rừng kinh tế phát triển nhanh công nghệ nhân giống bằng hom và nuôi cấy mô cung cấp các giống cây trồng như Keo,Bạch Đàn ,Phi Lao .có năng suất cao,đồng đều về chất lượng, đóng góp tích cực cho trồng rừng nguyên liệu giấy,ván nhân tạo , trồng rừng chắn cát bay ban hành nhiều văn bẳn pháp qui về kỷ thuật và quản lý giống. -Kỹ thuật lâm sinh và bảo vệ rừng Kỹ thuật lâm sinh cho rừng tự nhiên: đã nghiên cứu có hệ thống về một số kiểu rừng như: Rừng thông, rừng ngập mặn, rừng tự nhiên lá rộng thường xanhvề các mặt sinh thái, cấu trúc, động thái và kỹ thuật tác động. Xác định cơ sở khoa học cho các giải pháp khoanh nuôi phục hồi rừng, làm giàu rừng và cải tạo rừng đạt năng xuất gấp 2-3 lần trước tác động với các loài cây gỗ lớn, gỗ quý như : Lát, Huỳnh, Giổiđối với rừng phòng hộ, nghiên cứu phân loại rừngtheo quan điểm phòng hộ, xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn và chống gió ven biển. Kết quả dã ban hành nhiều quy trình, quy phạm cho bảo vệ phát triển rừng tự nhiên -Khai thác, chế biến để bảo quản lâm sản: Nghiên cứu cải tiến công cụ và thiết bị khai thác, bốc dỡ, vận xuất, vận chuyển gỗ và lâm sản, từng bước cơ giới hoá ở các khu khai thác tập trung, khảo nghiệm và lựa chọn một số công cụ thiết bị thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp. Hoàn thiện và áp dụng vào sản xuất công nghệ khai thác, bảo quản và chế biến gỗ nhỏ rừng trồng, rừng ngập mặn. Nghiên cứu chế tạo thành công và chuyển giao cho sản xuất máy băm dăm gỗ, tre, bếp nung cải tiến tiết kiệm củi Thiết kế và chế tạo các loại máy: cưa đĩa, máy bào, máy bóc, máy xẻ gỗ cỡ nhỏ, áp dụng kỹ thuật xấy gỗ, sản xuất ván nhân tạo, chất phủ tổng hợp sử dụng gỗ rừng trồng thay thế gỗ rừng tự nhiên, nâng cao chất lượng ván nhân tạo. Sản xuất đa dạng sản phẩm từ gỗ tận dụng và gỗ rừng trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ Công nghệ chế biến gỗ: do nghiên cứu, cải tiến và nhập công nghệ mới ngành chế biến gỗ được cải thiện, giá trị xuất khẩu lâm sản ngày một tăng, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.Năm 2004, giá trị xuất khẩu đồ gỗ đạt 1,12 tỷ USD. -Kinh tế, chính sách và lâm nghiệp xã hội : xây dựng các mô hình lâm nghiệp xã hội, mô hình nông-lâm và nông-lâm-ngư kết hợp với sự tham gia của người dân ơr một số vùng kinh tế sinh thái khác nhau góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu an ninh lương thực, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sảnvới việc bảo vệ và phát triển rừng, -Điều tra cơ bản: đã nghiên cứu sâu hơn thảm thực vật rừng việt nam trên các lĩnh vực phân loại, cấu trúc, sinh trưởng và tăng trưởng rừng, giá trị các lâm sản rừng đặc biệt về gỗ, lâm sản ngoài gỗ. 2.1.6 khoa học công nghệ thuỷ lợi Hiện nay, cả nước đã có 75 hệ thống thuỷ lợi lớn, 800 hồ đập loại vừa và lớn trên 3500 hồ có dung tích trên 1 triệu m3 nước và hơn 5000 cống tưới tiêu lớn, trên 2000 trạm bơm lớn và hàng vạn công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ. Tổng năng lực tưới trực tiếp đạt trên 3,3 triệu ha, tạo nguồn cấp nước cho trên 1 triệu ha tiêu 1,4 triệu ha, ngăn mặn 0,77 triệu ha, cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha đất canh tác nông nghiệp và cấp hơn 5 tỷ m3 nước/năm cho sinh hoạt và công nghiệp. Như vậy khoa hoc công nghệ đã đóng góp một phần đáng kể để ngành thuỷ lợi đạt được các kết quả trên. Những kết quả đạt được : - Tiềm lực khoa học công nghệ thuỷ lợi đã tăng cưòng và phát triển: Thứ nhất, đội ngũ cán bộ khoa học thuỷ lợi ngày càng tăng cả số lượng và chất lượng dã từng bước tiếp cận được những khoa học công nghệ trên thế giới. Trong số cán bộ khoa học công nghệ có trình độ trên đại học của bộ nông nghiêp va phát triển nông thôn, thì cán bộ khoa học thuỷ lợi chiếm trên 30%, số GS, PGS chiếm khoảng 20%. Thứ hai, hiện có 02 viện khoa học thuỷ lợi, 01 viện quy hoạch thuỷ lợi, 01 trường đại học thuỷ lợi và 02 trường trung học thuỷ lợi thực hiện đào tạo cán bộ khoa học thuỷ lợi. Ngoài ra còn có nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học trong cả nước đào tạo cán bộ khoa học công nghệ thuỷ lợi, hàng năm đào tạo và cung cấp hàng nghìn kỹ sư mới ra trường. Thứ ba, hệ thống phòng nghiên cứu thí nghiệm bước đầu được trang bị thiết bị hiện đại: như phòng thí nghiệm trọng điểm sông biển, khu thí nghiêm mô hình và công nghệ cao thuỷ lợi ở Hoà Lạc( Hà Tây) của viện khoa học thuỷ lợi, khu thí nghiệm mô hình vật lý ở Bình Dương của viện khoa học miền nam, các phòng thí nghiệm về vật liệu môi trường, địa kỹ thuật, thuỷ lực ở các viện trường đại học. Thứ tư, đã hình thành mạng lưới tram nghiên cứu thuỷ nông như:trạm nghiên cứu xói mòn đất và tưới cây vùng đất dốc ở Việt Trì (Phú Thọ), trạm nghiên cứư sơ đồ chế độ tưới cây ở đồng bằng thường tín (Hà Tây), trạm nghiên cứu tài nguyên đất ven biển và nhiễm mặn ở Kiến An và Đồng Tháp Mười Và một số khu thí nghiệm thực nghiệm được tổ chức nghien cứu, theo dõi gắn với các dự án thuỷ lợi -Những đóng góp của khoa học công nghệ thuỷ lợi trong phát triển kinh tế- xã hội của đất nước 20 năm qua( 1986-2005). + Quy hoạch, quản lý khai thác, bảo vệ nguồn nước và môi trường. Khoa học công nghệ đã nghiên cứu, đóng góp được những luận cứ khoa học áp dụng cho công tác quy hoạch thuỷ lợi, tính công bằng, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn nước ch 07 vùng sinh thái, ứng dụng các mô hình toán VRSAP, SAL, MIKE11,MIKE12 để giải quyết các vấn đề xâm nhập mặn, chất lượng nước, đặc điểm lũ, bảo vệ đê điều, cấp nước cho hạ du.., + Phòng, chồng lũ lụt giảm nhẹ thiên tai. Nghiên cứu áp dụng thành công các bài toán truyền lũ áp dụng trong công tác phòng chống lũ lụt, ở các hệ thống sông, dự báo cạn kiệt, lũ lụt, xâm nhập mặn và đề ra biện pháp điều hành thích hợp trong công tác phòng chống lụt bảo phòng chống thiên tai hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình + Khảo sát, thiết kế, xây dựng, quả lý công trình thuỷ lợi. Khoa học công nghệ thuỷ lợi đã chủ động đề xuất nghiên cứu hoặc tiếp thu làm chủ công nghệ nước ngoài để tạo được một số sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao trong xây dựng, sữa chữa và bảo vệ công trình. Đó là: Nghiên cứu, xây dựng thành công quy trình công nghệ thiết kế, thi công đập bằng vật liệu đất sườn tích, tàn tích có tính tan rã và trương nở cao, góp phần xây dựng các đập hồ chứa Miền Trung đạt chất lượng cao, giá thành hạ với việc sử dụng nhiều vật liệu, trong đó có cả hỗn hợp đất đá đào móng công trình đầu mối để thi công đập hỗn hợp nhiều khối , thi công các cống thi công dài qua sông bằng phương pháp hạ chìm, góp phần tăng hiệu quả trong đầu tư, chế tạo và ứng dụng vật liệu mới trong xay dựng thuỷ lợi như vải địa kỷ thuật làm vật liệu thấm, vật liệu chống thấm 2.2 Tác động của khoa học công nghệ tới nông nghiệp Việt Nam. Hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật, tạo ra những bước chuyển quan trọng về cục diện nông nghiệp và nông thôn. Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn có sự chuyển biến tích cực theo hướng có hiệu quả. Điểm nổi bật là về cơ bản giải quyết được vấn đề lương thực tầm quốc gia. Bên cạnh gia tăng sản xuất lương thực, các loại cay công nghiệp hàng hoá chủ yếu đã tăng tốc độ khá, bước đầu hình thành một số vùng chuyên môn hoá tập trung, tỷ trọng giá trị sản lượng giữa trồng trọt và chăn nuôi đã có sự biến đổi theo chiều hướng tích cực. Nông nghiệp và kinh tế nông thôn có nhịp độ tăng trưởng khá, nhiều vùng nông thôn đã được đổi mới, đới sống vật chát được cải thiện. Những chuyển biến trên đây là rất quan trọng. Kết quả đó là do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân bao chùm và thể hiện tính xã hội rộng lớn là đã tiếp tục bổ xung, hoàn thiện, ban hành một hệ thống chính sách tương đối đồng bộ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. một trong những động lực to lớn và trưc tiếp tạo ra những bước phát triển mới về năng xuất, chất lương, hiệu quả của năng xuất nông nghiệp đó là nhiều tiến bộ khoa học công nghệ được dưa nhanh vào sản xuất và phuc vụ sản xuất kinh doanh 2.3. Khó khăn, thách thức của công việc áp dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp nông thôn. Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng kể, tuy nhiên hoạt động khoa học và ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ sản xuất và đời sống ở nông thôn trong những năm qua chưa đem lại kết quả như mong muốn. trình độ khoa học va công nghệ của nhiều nghành sản xuất nông nghiệp, nhiều vùng và cơ sở sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn kém. Năng xuất, chất lượng, mấu má, sản phẩm cây trồng vật nuôi trước hết là những sản phẩm phục vụ xuất khẩu còn ở mức thấp so với các nước trên thế giới và khu vực. Vì vậy khả năng canh tranh của hàng nông sản nước ta trên thị trường thế giới và khu vực còn thấp. Những khó khăn phải hạn chế đó được thể hiện ở một số khu vưc chủ yếu sau: 2.3.1. Đối với khoa học công nghệ chăn nuôi. Mặc dù đã đạt được những kết quả khả quan, song so với tiềm năng và yêu cầu của xa hội, nghành chăn nuôi việt nam trong 18 năm qua vẫn còn một số mặt tồn tại và yếu kém: giá trị sản phẩm chăn nuôi vẫn còn thấp và tốc độ tăng chậ; năng suất và hiệu quả chăn nuôi vẫn chưa cao, chăn nuôi của nước ta vẫn mang đậm màu sắc tận dụng, qui mô nhỏ, phân tán; mức tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi còn thấp ( chúng ta đang phấn đấu đưa mức tiêu thụ thịt hơi các loại lên 30 kg/ đầu người năm 2005 và 35 kg/ đầu người năm 2010, trong khi các nước ở châu âu đạt mức tiêu thụ 65-75 kg/ đàu người, hồng kông 55 kg/ đầu người, đài loan 50 kg/ đầu người). Công nghiệp giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi chưa phát triển, ( hiện việt nam có 30 cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm xuất khẩu- đạt công suất 41000 tấn thịt thành phẩm. Trong số đó cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y còn thấp); thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của việt nam còn hạn chế bởi chất lượng kém và giá cao; công tác thú y còn nhiều bất cập (về mặt tổ chức việt nam mới có hệ thống các cơ quan và mạng lưới nhân viên thú y từ trung ương đén cấp huyện còn ở cấp xã hoạt đọng rất yếu gần như tê liệt không điều phối được). Việc quản lý, kiểm soát thuốc và vác xin thú y thiếu chặt chẽ khiến trên thị trường vẫn còn tồn tại các loại thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Theo dự báo, dân số nước ta vẫn tiếp tục tăng, và 2010 dân số sẽ có khoảng 89 triệu người; cũng theo dự báo đến năm 2010 mưc tiêu thụ thịt/ người/ năm ở việt nam sẽ là 40 kg thịt hơi tương đương 30 kg thịt xẻ/ người. Như vậy, tổng sản lượng thịt hơi tại thời điểm đó cần khoảng 3,8 triệu tấn, trứng sẽ là 100-120 quả/ người. để dạt được những chỉ tiêu này tới năm 2010 dự kiến chúng ta phải có 35 triệu lơn, 350 triệu con gia cầm các loại, bò 4,8 triệu con và trong đó bò sữa là 200.000 con. Nhu cầu tăng trong khi những tồn tại yếu kém chưa tháo gỡ được, lại thêm những khó khăn mới đang nảy sinh đặt ngành chăn nuôi trước những thử thách mới: trong 10 năm tới về cơ bản nước ta vẫn chưa ra khoit tình trạng thiếu nghiêm trọng nghiêm liệu thức ăn ding cho chăn nuôi. Theo dự báo của cục khuyến nông và khuyến lâm, đến năm 2010 nhu cầu thức ăn tinh cho chăn nuôi khoảng 19-22 triệu tấn, và cũng ở năm 2010 nguồn thức ăn sản xuất trong chăn nuôi cũng xhỉ đáp ứng được khoảng 70% so với nhu cầu. Đây là khó khăn thách thức lớn nhất của ngành chăn nuôi mà không dễ tự ngành chăn nuôi vượt qua nỗi. Tiếp theo là việc tăng cường cho công tác chế biến nhằm nâng cao giá trị và chát lượng sản phẩm chăn nuôi phục vụ cho nhu cầu ngày một cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước. 2.3.2 Khoa học công nghệ thuỷ lợi. Bên cạnh những thành tích đã đạt được, khoa học công nghệ thuỷ lợi còn bộc lộ một số tồn tại, bất cập cần phấn đấu giải quyết khắc phục: (+) Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế; hệ thống công trình mới bảo đảm tưới cho 36% diện tích đất canh tác, còn 68% hộ nông dân chưa được ding nước sạch: các hồ chứa mới trữ được 6% tổng lượng nước sản sinh trong nước và 2,8% tổng lượng nước sản sinh từ nước ngoài, do đó hạn hán vẫn xẩy ra nghiêm trọng; thiếu quy hoạch tổng hợp theo lĩnh vực (hiện mới chỉ có hệ thống sông hồng đựoc coi là có quy hoạch tổng hợp cho chống lũ, cấp nước, phát điện, vận tải thuỷ ) (+) Trong phòng chống lũ: các công trình ở vùng trọng điểm còn chưa tương xứng với tầm cỡ, yêu cầu ( mức độ hiện đại, tần suất chống lũ);quản lý lòng, bãi sông lộ rõ nhiều thiếu sót dẫn đến suy giảm nhiều khả năng thoát lũ; các công trình chống lũ ở miền trung còn sơ sài; hệ thống đê diều từ thanh hoá trở vào chưa đủ sức chông lũ tần xuất cao ; quy hoạch phòng chống lũ lụt còn nhiều điều cần được nghiên cứu,giải quyết . (+) Trong xây dựng công trình : công nghệ khảo sát thiết kế , thi công lạc hậu so với trình độ khu vực,công nghệ mới ít dược áp dụng , hệ thống quy trình , quy phạm ít được cập nhật , đổi mới. (+) Trong quản lý khai thác hệ thống : quản lý tài nguyên nước còn chồng chéo, cơ chế quản lý công trình đổi mới chậm chạp, chưa phù hợp với sự chuyển đổi cơ chế kinh tế; hiệu xuất công trình chưa cao ( mới đạt 60% năng lực trước thiết kế); năng lực khoa học công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế , chuyển giao kết quả nghiên cứu còn chắp vá , kinh phí cho đào tạo cán bộ khoa học công nghệ đầu đàn chưa thoả đáng. III. Phương hướng,giải pháp phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp , nông thôn. Phương hướng phát triển 1.1Quan điểm , mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2010. 1.1.1 Quan điểm phát triển khoa học và công nghệ. Quan điểm chỉ đạo về phát triển khoa học và công nghệ đã được chỉ rõ trong các văn kiên của đảng và nhà nước như : nghị quyết trung ương 2 khoá VIII ,luật khoa học và công nghệ,văn kiện đại hội đảng lần thứ IX và kết luận của hội nghị trung ương 6 khoá IX mới đây . những quan điểm này cần được cụ thể hoá và phát triển phù hợp với bối cảnh mới trong nước và quốc tế trong giai đoan từ nay đến năm 2010 . Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu , là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước. Phát triển kinh tế_xã hội dưa vào khoa học và công nghệ , phát triển khoa học và công nghệ định hướng vào các mục tiêu kinh tế _xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh . Bảo đảm sự gắn kết giữa khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo;giữa khoa học và công nghệ ; giữa khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên , khoa học kỹ thuật. Đẩy mạnh tiếp thu thành tựu khoa học và công nghệ thế giới, đông thời phát huy năng lực khoa học và công nghệ nội sinh, nâng cao hiêu quả sử dụng tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước Tập trung đầu tư của nhà nước vào các lĩnh vực trọng điểm ưu tiên ,đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động khoa hoc và công nghệ . Mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ. Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2010 tập trung thực hiện 3 nhóm mục tiêu chủ yếu Bảo đảm cung cấp luận cứ khoa học cho quá trình công nghiệp hoá rút ngắn, phát triển bền vững theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới . Góp phần quyết định nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá , đảm bảo quốc phòng và an ninh Xây dựng và phát triển năng lực khoa học và công nghệ đạt trình độ trung bình tiên tiến khu vực . 1.2 Nội dung, phương hướng phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Thúc đẩy sự phát triển cách mạng khoa học công nghệ của một nước đang phát triển như nước ta, trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ nông nghiệp thế giới đã và đang đạt được những thành tựu rất lớn trên mọi lĩnh vực về hoá học, sinh học, năng lượng, chúng ta phải có phương hướng và bước đi thích hợp.Một mặt vừa phải đẩy mạnh đẩy mạnh các chương trình tiến bộ khoa học công nghệ trong nước, mặt khác phải tranh thủ được những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của các nước khác. Với phương châm kết hợp các bước đi tuần tự với nhảy vọt, phương hướng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nông nghiệp nước ta là tiến hành một cách tổng hợp trong đó chú ý: - Phát triển thuỷ lợi được coi là biệ pháp hàng đầu để thâm canh, tăng vụ, phát triẻn nông nghiệp toàn diện, khai thác các vùng đất mới nhằm duy trì tốc độ phát triển của sản xuất trồng trọt, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và tăng cường khả năng xuất khẩu, góp phần xoá đói, giảm nghèo. Hướng đầu tư, phát triển thuỷ lợi những năm tới là: Nghiên cứu, đầu tư phục hồi, nâng cấp các công trình hiện có; đầu tư dứt điểm để nhanh có đưa các công trình dỡ dang vào sử dụng; xây dựng mới các công trình thực sự càn thiết; ưu tiên phát triển thuỷ lợi nhỏ ở miền núi để giúp nông dân sản xuất lương thực tại chỗ. Từng bứơc đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống đê sông Hồng , sông Thái Bình, hệ thống đê ngăn mặn ven biển ở các tỉnh phía nam.Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ chỉnh tri các dòng sông lớn . ứng dụng các tiến bộ kỷ thuật và vật liệu mới trong thiết kế, thi công công trình; nghiên cứu xây dựng cơ chế và hiện đại hoá quản lý khai thác công trình thuỷ lợi. - Tập trung cho các công tác giống cây trồng vật nuôi, triển khai chương trình công nghệ sinh học nhằm tạo ra sự đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.Tuy nhiên, do khả năng đầu tư có hạn nên cần có sự lựa chọn khâu cốt yếu để ưu tiên . Trước mắt tập trung cho giống Lúa , Ngô, một số cây công nghiệp và cây ăn quả, lợn, bò, gia cầm. Xây dựng một hệ thống đồng bộ từ khâu nghiên cứu chọn tạo đến viẹc nhân, sản xuất, chế biến giống và cung ứng giống đến người sản xuất trong một môi trường thuận lợi với nhiều thành phần kinh tế được tham gia có sự quản lý nhà nước chặt chẽ về tiêu chuẩn, chất lượng giống. Bên cạnh các phương pháp chọn, tạo giống truyền thống, cần phải nghiên cứu ứng dụng nhanh tiến bộ của công nghệ sinh học trên thế giới phục vụ công tác chọn ,tạo, nhân nhanh các giống mới phục vụ sản xuất, đặc biệt là nhân nhanh các giống mía, dứa, cây ăn quả; sản xuất phân bón vi sinh, thuốc phòng trừ sâu bệnh sinh học. Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp là một chương trình lớn của ngành nông nghiệp bước vào thế kỷ XXI . - Phát triển công nghiệp chế biến nông- lâm sản và cơ giới hoá nông nghiệp trên cơ sở tổ chức lại nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn dựa trên những tiến bộ về giống, điều kiện về thuỷ lợi, lợi thế so sánh của tong vùng và gắn với thị trường. Tập trung nghiệ cứu và triển khai những lĩnh vực chủ yếu là: công nghệ bảo quản nông sản, công nghệ chế biến nông sản chất lượng cao, nhất là lương thực, cao su , cà phê, rau quả, thịt; khôi phục và phát triển các hình thức chế biến nông sản chế biến ở nông thôn. Xúc tiến việc cơ giới hoá các khâu sản xuất nặng nhọc như làm đất, thu hoạch, và công nghệ sau thu hoạch.Thúc đẩy quá trình điện khí hoá nông thôn. - Để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong bước đi ban đầu phải nghiên cứu, tổ chức xây dựng mỗi tỉnh trở thành địa bàn chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hoá, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường xuát khẩu, trong đó vai trò tự chủ, sáng tạo của chính quyền địa phương từ khâu xây dựng quy hoạch, bố trí sản xuất, chế biến, tìm kiếm thị trường.Mở rộng thúc đẩy các hoạt động thương mại ở nông thôn làm cho nông thôn luôn có “ Ngọn lửa” về thương mại, thị trường nhờ đó sản xuất nông nghiệp năng động và hiệu quả, bảo đảm cho sự phát triển mạnh mẽ và vững chắc của nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Phát triển quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp, nông thôn. Tập trung nghiên cứu sâu sắc hơn về kinh tế hộ, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân trong nông nghiệp, nông thôn trên quan điểm phát triển nền nông nghiệp có nhiều thành phần kinh tế đan xen, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển và tạo môi trường thu hút vốn đầu tư, hợp tác của nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. -Xây dựng tong bước một nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng sinh học, phát triển bền vững; một nông thôn với những cộng đồng, lang, xã, bản đoàn kết, hợp tác, dân chủ, giàu có và đậm đà truyền thống Việt Nam. Đây là một chương trình tổng hợp, lâu dài đối với nông nghiệp, nông thôn nước ta. 2. Giải pháp phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn. Từ lý luận về sự cần thiết của viếc áp dụng khoa học, công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn ; và để khắc phục những khó khăn, thách thức trong việc áp dụng khoa hoc công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn cũng như để thực hiện được mục tiêu, phương hướng đã nêu, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó đặc biệt chú ý đến những giải pháp sau: 2.1. Những giải pháp vĩ mô. Một là- lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu: để tiến kịp với trình đọ khoa học – công nghệ của các nước trong khu vực và thế giới chúng ta vừa phải coi trọng công tác nghiên cứu cơ bản vừa phải đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng để có thể tiếp thu ngay những tiến bộ khoa học – công nghệ của nhân loại. Trong nghiên cứu cơ bản, cũng nên tập trung nhiều hơn vào những lĩnh vực phục vụ cho nghiên cứu ứng dụng. Những hướng quan trọng cần tập trung là công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch, cơ giới hoá nông nghiệp, đô thi hoá nông thôn trong điều kiện mới. Hai là- đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học- công nghệ .Kinh phí đầu tư cho khoa học nói chung voà khoa học – công nghệ nông nghiệp nói riêng còn rất hạn chế. Bình quân kinh phí cho một cán bộ khoa học nông nghiệp nước ta mới chỉ từ 1300-1400 USD/ năm, là mức đầu tư thấp nhất trong khu vực.Mức đầu tư này chủ yếu là trả lương và chi phí cho hoạt động quản lý. Tỷ lệ dành trực tiếp cho nghiên cứu khoa học chỉ khoảng 35%, nhưng lại phải trải ra nhiều lĩnh vực, nhiều đơn vị. Do vậy kinh phs đầu tư cho khoa học- công nghệ vừa ít lại sử dụng thiếu tập trung nên hiệu quả không cao. Để khắc phục tình trạng này, trong những năm tới cần phải xác định những trọng tâm nghiên cứu, ứng dụng với yêu cầu về thời gian, chất lượng sản phẩm cuối cùng; xác định các đơn vị chịu trách nhiệm chủ trì, các đơn vị có nhiệm vụ tham gia làm cơ sở để đầu tư tương xứng. Vừa chú trọng đầu tư cho nghiên cứu, vừa phải chú trọng đầu tư cho công tác chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất. Ngoài kinh phí của nhà nước, đã đến lúc các doanh nghiệp, nhất là các tổng công ty phải quan tâm đầu tư vốn, bố trí cán bộ để nghiên cứu ứng dụng khoa học – công nghệ phục vụ ngay cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hướng tới nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh lành mạnh bằng chất lượng, giá thành sản phẩm , bằng khoa hoc- công nghệ. -Phát triển các hình thức chuyển giao công nghệ, bản quyền về giống, công nghệ sinh học. Mở rộng các hình thức liên kết giữa các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất để tăng nhanh hiệu quả đầu tư khoa học và tănmg thu nhập của những người làm công tác nghiên cứu khoa học. Ba là- phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ. - Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ : Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ . Đổi mới cơ chế quản lý nhân lực khoa học và công nghệ nhằm giải phóng tiềm năng, phát huy tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ. Xây dựng các chính sách tạo động lực vật chất và tinh thần mạnh mẽ cho các cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, trọng dụng và tôn vinh nhân tài khoa học và công nghệ . Đổi mới chính sách đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ , -Phát triển hệ thống thông tin quốc gia về khoa học và công nghệ. -Tập trung xây dựng một số tổ chức khoa học và công nghệ và cơ sở hạ tầng đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực cho một số hướng khoa học và công nghệ trọng điểm: tập trung đầu tư xây dựng một số tổ chức khoa học và công nghệ trong một số hướng khoa học và công nghệ trọng điểm, đảm bảo cho các cơ quan này có đầy đủ những trang thiết bị nghiên cứu, thực nghiệm, thông tin- tư liệu, đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.Xây dựng một số phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia đạt trình độ tiên tiến của khu vực phục vụ các hướng khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đo lường- chất lượng đạt trình độ tương hợp với khu vực và quốc tế. Đẩy mạnh phát triển các tổ chức nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao, trong đó chú trọng đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào sử dụng 2 khu công nghệ cao ở Hoà Lạc và Thành Phố Hồ Chí Minh. - Huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính cho khoa học và công nghệ . Bốn là- xây dựng và phát triển thi trường khoa học và công nghệ. - Đẩy mạnh đổi mới cơ chế và chính sách kinh tế- xã hội nhằm tạo nhu cầu ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống. - Tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động của thị trường khoa học và công nghệ. - Phát triển các tổ chức trung gian., môi giới thị trường khoa học và công nghệ. Khuyến khích, hỗ trợ việc hình thành và phát triển các tổ chức tư vấn, môi giới, dịch vụ, chuyển giao công nghệ chợ thiết bị và công nghệ địa phương và ở quy mô cả nước . Năm là- đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ . - Đa dạng hoá đối tác và hình thức hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ, lựa chọn đối tác chiến lược, gắn kết giữa hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ với hợp tác quốc tế về kinh tế.Thể chế hoá việc quy định đưa nội dung khoa học và công nghệ vào các dự án hợp tác quốc tế. Tranh thủ tối đa các kênh chuyển giao công nghệ hiện đại từ nước ngoài (FDI) , hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ -Tăng cường tối đa quyên tự chủ , tự chịu trách nhiệm của các tổ chức quốc tế : gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài, mời chuyên gia nước ngoài hợp tác nghiên cứu, giảng dạy, thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng xuất khẩu sản phẩm hàng hoá từ triển khai các kết quả nghiên cứu vào sản xuất. - Xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ, chiến lược này phải đưa ra những định hướng, mục tiêu, giải pháp nhằm nâng cao năng lực hội nhập quốc tế, rút ngắn khoảng cách về khoa học và công nghệ của nước ta với khu vực và thế giới, phục vụ đắc lực cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 2.2.Giải pháp vi mô. Từ những khó khăn đã nêu ở trên, chúng ta có thể đưa ra những giải pháp cụ thể ở một vài lĩnh vực sau: +) Đối với khoa học công nghệ trong chăn nuôi: - Tăng cường năng lực cho nghiên cứu chăn nuôi: Cần tăng cường công tác nghiên cứu áp dụng công nghệ sinh học trình độ cao của thế giới vào Việt Nam.Đây là cách làm khôn ngoan mà nhờ đó chúng ta đã có thể tăng năng suất sản lượng sữa bò trước đây phải đi chặng đường dài 17 năm, nay chỉ còn 5 năm . Trong nội dung này ngoài việc áp dụng công nghệ sử dung tinh đông lạnh chất lượng giống di truyền cao còn cần phải áp dụng kỷ thuật cấy truyền phôi, cắt phôi để nhân nhanh đàn bò cao sản . -Tăng cường công tác quản lý giống vật nuôi: Công tác này phải đảm bảo trên 70% giống được đùn trong sản xuất là giống tiến bộ kỷ thuật và phần lớn được sản xuất trong nước. Đẩy mạnh việc nghiên cứu lai tạo và ứng dụng giống ưu thế lai . - Nâng cao năng suất và quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi : Phát huy tối đa năng lực sản xuất của các nhà máy sản xuất thức ăn hiện có. Khuyến khích các cá nhân và các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, đặc biệt là những cơ sở quy mô vừa và nhỏ ở các vùng sâu, vùng xa có khả năng tận dụng nguồn nguyên liệu tai chỗ. - Giải pháp về thú y: Nghiên cứu môi trường và các biện pháp phòng trừ dịch bệnh , tổng hợp để đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi . Tổ chức tốt mạng lưới thú y từ trung ương đến địa phương nhất là ở tuyến xã. - Giải pháp về giết mổ, chế biến va thị trường: ở nội dung này cần xây dựng vùng sản xuất chăn nuôi sạch bệnh, tạo nguồn nguyên liệu sạch cho chế biến. Tại các vùng sản xuất này cần quan tâm đầu tư thích đáng các biện pháp khoa học kỹ thuật, quản lý chất lượng thức ăn, không sử dụng hoóc môn kích tố tăng trọng, quản lýnước uống thực hiện quy trình vệ sinh thú y, chống tồn dư kháng sinh trong thịt và quản lý môi trường, chống ô nhiếm sản phẩm . - Giải pháp tổ chức và quản lý khoa học công nghệ trong chăn nuôi: Kiện toàn bộ máy quản lý trong hệ thống nghiên cứu chăn nuôi. Hoàn thiện các quy chế quản lý đề tài, dự án: Đổi mới quy trình xây dựng đề cương, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát và quản lý dữ liệu các đề tài khoa học. - Củng cố và phát triển hệ thống tin khoa học chăn nuôi: Thường xuyên bổ xung số đầu sách, tạp chí chuyên nghành trong và ngoìa nước bằng nguồn kinh phí được cấp cho thông tin và bằng các nguồn kinh phí khác. Về hợp tác quốc tế cần tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế song phương và đa phương với tất cả các nước và các tổ chức quốc tế phi chính phủ. +) Khoa học công nghệ trong lâm nghiệp. Một là: Tăng cường năng lực nghiên cứu, bao gồm: Củng cố hệ thông tổ chức nghiên cứu,phát triển nguồn nhân lực cho nghiên cứu lâm nghiệp; Tăng cường hạ tầng cơ sở, thiết bị và kinh phí; Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu; áp dụng công nghệ hiện đại vào nghiên cứu; Tổ chức triển khai thực hiện nghiên cứu giai đoạn 2006-2010 Cần có một chương trình khoa học công nghệ riêng cho lâm nghiệp nhăm nâng cao đong góp của nghành lâm nghiệp cho nền kinh tế quốc dân, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những yếu kém, tồn tại của giai đoạn trước. Hai là: Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và áp dụng kết quả nghiên cứu. Cần tămh cường nhập và nghiên cứu thích ứng các tiến bộ kỹ thuật, giống mới và công nghệ mới từ nước ngoài, rút ngắn thời gian và hiệu quả nghiên cứu. Ba là: Chính sách hỗ trợ nghiên cứu: Cần quan tâm hơn đến chính sách hỗ trợ các viện nghiên cứu và nhà khoa học để dồn toàn tâm toàn sức vào sự nghiệp khoa học, cụ thể như: Khuyến khích,tạo diều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học đầu đàn phát huy năng lực nghiên cứu. Đào tạo và tạo các cơ hội phát triển cho cán bộ nghiên cứu trẻ, quan tâm tới đào tạo chuyên môn sâu. 3, Kiến nghị Có thể sẽ có nhiều vấn đề phải giải quyết nhằm phát triển khoa học công nghẹ trong nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới.Tuy nhiên, chúng ta có thể tập chung vào những việc sau: +) Về khoa học công nghệ thuỷ lợi: - Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực: Mời chuyên gia đầu nghành trong và ngoài nước làm chủ nhiệm hoặc cố vấn khoa học cho chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm; Có chính sách đào tạo, sử dụng cán bộ khoa học quản lý giỏi. - Giải pháp về cơ chế chính sách: Đổi mới cơ chế quản lý đề tài, tuyển chọn đấu thầu rộng rãi, chỉ định thầu; Có chế độ ưu đãi về thuế và thủ tục về nhập công nghệ mới phục vụ cho nghiên cứu, ứng dung khoa học công nghệ. +) Về công tác nghiên cứu giống cây trồng vật nuôi : - Cần đầu tư cho việc nghiên cứu, cho tạo giống cây trồng vật nuôi có năng xuất cao, phẩm chất tốt có khả năng chống chịu với sâu bệnh và điều kiện bất thuận của môi trường. - Tập chung đầu tư baỏ quản và chế biến nông sản, ưu tiên phát triển nông sản sạch có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới - Cần giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường, thông qua việc tăng cường sử dụng các sản phẩm phân bón vi sinh, sử dung vi sinh để phân giải chất thải, tập chung tạo giống cây trồng vật nuôi kháng sâu bệnh. c. Kết luận Từ lý luận và thực tiễn như đã trình bày ở trên cho ta thấy rằng việc nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn là một vấn đề dất quan trọng đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay. Để phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, lâm, ngư nghiệp ở nước ta theo hướng sản xuất hàng hoá công nghiệp hoá và hiện đại hoá, trong những năm tới cần có những định hướng phát triển khoa học và công nghệ phù hợp, phấn đấu tạo ra cục diện mới về phát triển khoa học và công nghẹ trên cơ sở tập chung nghiên cứu những vấn đề lớn, bức xúc xuất phát từ yêu cầu phát triển nông nghiệp nói chung, cũng như các vùng nông, lâm, nge nghiệp nói riêng ưu tiên cho những chương trình trọng điểm. Kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu những vấn đề cơ bản lâu dài và nghiên cứu ứng dụng, trong đó hướng chủ yếu là nghiên cứu ứng dụng để nhanh chóng đưa khoa học công nghệ tiến bộ kịp thời phục vụ cho phát triển nông nghiệp và kinh tế-xã hội nong thôn.Nhanh chóng hoà nhập vào làn sóng khoa học và công nghệ của thế giới, tiếp ccận nhanh và nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ của các nước.Tăng cương các cơ sở nghiên cứu khoa học bao gồm các viện các trương đại học, tổ chức và phối hợp tốt giữa các lực lượng nghiên cứu khoa học và lực lượng nghiên cứu ứng dụng của các nghành các doanh nghiệp trong nông nghiệp, các công ty liên doanh với nước ngoài. Danh mục tài liệu tham khảo 1, Nguyễn Ngọc Quỳnh: về thực hiện chương trình khoa học công nghệ nông thôn miền núi, HĐKH 4/01 2, Khoa học công nghệ môi trường số 7/2004 : chuyển giao công nghệ ở viện khoa học kỹ thuật công nghiệp Việt Nam. 3, GS. TS. Ngô Thế Dân : một số vấn đề khoa học công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá, NNPTNT:1/01 4, Khoa học công nghệ môi trường số2/2004 : quan điểm và mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ của việt nam đến 2010 5, GS. PTS . Nguyễn Đình Phan : thay đổi công nghệ nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, KHCNMT: 1/1999 6, PGS.TS . Lê Đình THắng: khoa học công nghệ với viẹc phát triển các vùng kinh tế nông- lâm- ngư nghiệp, kinh tế phát triển :23/1998 7, PTS. Nguyễn Tiến Mạnh : chiến lược nghiên cứu kinh tế nông nghiệp và phat triển nông thôn đến năm 2000-2010 , CSSK: 11/1997 8, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn(13/2005),(10/2005) . 9, Khoa học công nghệ nước ngoài:PGS.TS. Bùi Chí Bửu:Công nghệ sinh học trong nông nghiệp với các nước đang phát triển. 10, Khoa học ,công nghệ nước ngoài: Nguyễn Gia Thắng: Khoa học và công nghệ nông nghiệp Trung Quốc thành tựu và kinh nghiệm. Mục lục Lời nói đầu 1 Nội dung 2 I. Cơ sở lý luận của việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp 2 1. Khái niệm khoa học công nghệ 2 2. Đặc điểm khoa học - công nghệ 3 3. Vai trò của khoa học - công nghệ trong nông nghiệp nông thôn 3 II. Kinh nghiệm ứng dụng khoa học - công nghệ trong nông nghiệp nông thôn 4 1. Thực trạng ứng dụng khoa học - công nghệ trong nông nghiệp nông thôn ở một số nước trong khu vực 4 2. Thực trạng nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 8 2.1. Những thành tự khoa học - công nghệ được thể hiện cụ thể vào trong các lĩnh vực 8 2.1.1. Về chương triình nghiên cứu giống cây trồng 9 2.1.2. Về công nghệ sinh học 12 2.1.3. Về khoa học công nghệ trong chăn nuôi 16 2.1.4. Khoa học công nghệ lĩnh vực cơ điện nông lâm nghiệp và công nghệ sau thu hoạch 19 2.1.5. Khoa học công nghệ lâm nghiệp 20 2.1.6. Khoa học công nghệ thuỷ lợi 22 2.2. Tác động của khoa học công nghệ tới nông nghiệp Việt Nam 23 2.3. Khó khăn, thách thức của công việc áp dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp nông thôn 24 2.3.1. Đối với khoa học công nghệ chăn nuôi 24 2.3.2. Khoa học công nghệ thuỷ lợi 25 III. Phương hướng, giải pháp phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn 26 1. Phương hướng phát triển 26 1.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển khoa học công nghệ đến năm 2010 26 1.1.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển khoa học công nghệ 26 1.1.2. Mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ 27 1.2. Nội dung, phương hướng phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn 27 2. Giải pháp phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn 29 2.1. Những giải pháp vĩ mô 29 2.2. Giải pháp vi mô 32 3. Kiến nghị 34 Kết luận 35 Tài liệu tham khảo 36

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV171.doc
Tài liệu liên quan