Đề tài Kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Đây là một vai trò cực kì quan trọng của kinh tế nhà nước ,là cơ sở để đảm bảo sự can thiệp của nhà nước là có hiệu quả.Hơn nữa kinh tế nhà nước xuất hiện như là một chủ thể kinh tế độc lập và các chủ thể kinh tế khác trong một số trường hợp lợi ích của nhà nước mâu thuẫn với lợi ích của thành phần kinh tế khác đặc biệt là tư nhân.Sự điều tiết của nhà nước không thể thuận chiều với động cơ lơi nhuận và lợi ích cá nhân của các chủ thể .Để đảm bảo sự điều tiết,nhà nước cần có một tiềm lực kinh tế ,đủ hoặc đền bù xứng đáng cho thua thiệt của các thành phần kinh tế khác ,hướng họ vào những mục tiêu nhà nước đặt ra. - Hoạt động của kinh tế nhà nước nhằm mở đường hướng dẫn,hỗ trợ ,thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế khác.Chức năng tạo lập môi trường tức là nó phải tạo được tiền đề thuận lợi để khai thông và vận dụng mọi nguồn lực ở tất cả các thành phần khác nhau vì sự tăng trưởng chung của nền kinh tế, bảo đảm kinh tế phát triển đúng mục tiêu đã chọn

doc18 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 975 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Năm 1986 trở về trước kinh tế nước ta là nền kinh tế sản xuất quy mô nhỏ mang tính tự cung tự cấp vận hành theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Mặt khác do nhưng sai lầm trong nhận thức về mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa nền kinh tế nước ta ngay càng tụt hậu khủng hoảng trầm trọng kéo dài đời sổng nhân dân vô conga khó khăn khổ cực.Muốn thoát khỏi tình trạng nay con đường duy nhất là đổi mới kinh tế Sau đại hội Đảng 6 năm 1986 nền kinh tế nước ta chuyển sang một hướng đi mới phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nước ta hiện nay đang ở trong giai đoạn đầu của sự phát triển kinh tế. Lựa chọn con đường mô hình kinh tế để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề không đơn giản .Việc nhận thức đúng về vai trò nhiệm vụ của nhà nước trong nền kinh tế thị trường là việc đầu tiên. Nghiên cứu vai tri của kinh tế nhà nước là việc cần thiết và hết sức quan trọng Sự phát triển thần kì nhu vũ bão của các nước khu vực Đông Nam Á sự bùng nổ khoa học kĩ thuật với tốc độ chóng mặt ,tình hình trên thế giới có nhiều biến động phức tạp ,quan hệ giữa các nước đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại bình đẳng hợp tác cùng có lợi .vì vậy Việt Nam càng phải nỗ nực hơn nưã đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Việc nghiên cứu về kinh tế thị trường có ý nghĩa vô cùng to lớn cả về lí luận và thực tiễn. Vấn đề cho ta thấy tính khách quan của nền kinh tế thị trường sự cần thiết phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quan lí của nhà nước Thấy được những mặt đạt được và chưa đạt được trong nền kinh tế. Mặt khác giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về nền kinh tế thị trường. Với tất cả những kí do trên em quyết định chọn đề tài “Kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”. NỘI DUNG I. QUAN NIỆM VỀ KINH TẾ NHÀ NƯỚC 1/Khái niệm về kinh tế nhà nước Kinh tế nhà nước là loại hình kinh tế do nhà nước nắm giữ bao gồm: quyền sở hữu,quyền tổ chức, chi phối hoạt động theo những định hướng đã định. Kinh tế nhà nước được thể hiện dưới những hình thức kinh tế nhất định như doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng nhà nước ,quỹ dự trữ quốc gia ,hệ thống bảo hiểm. Như vậy kinh tế nhà nước có nhiều bộ phận hợp thành và tất cả các bộ phận thuộc quyền sở hữu của nhà nước 2/Các bộ phận hợp thành kinh tế nhà nước và chức năng của từng bộ phận - Doanh nghiệp nhà nước là “tổ chức kinh tế do nhà nước đàu tư vốn thành lập và tổ chức quản lí hoạt động kinh doanh hoạt động công ích,nhằm thực mục tiêu đã định “như vậy doanh nghiệp nhà nước có hai loại một là các doanh nghiệp vì mục đính lợi nhuận ,hai là các doanh nghiệp vì mục đính xã hội .nếu doanh nghiệp thuộc loại 1 thì hoạt động với mục đích ổn dịnh chính trị xã hội là chủ yếu cồn các doanh nghiệp loại 2 thì lấy mục đích lợi nhuận là chủ yếu .Tuy nhiên còn phải chấp hành đúng theo pháp luật.Vì vậy mỗi doanh nghiệp có chức năng đặc thù. Ngân sách nhà nước là bộ phận của kinh tế nhà nước thực hiện chức năng thu chi ngân sách nhà nước và có tác dụng điều chỉnh quản lí ,kiểm soát hoạt động của kinh tế nhà nước,doanh nghiệp nhà nước và các thành phần kinh tế khác. Ngân hàng nhà nước nhà nước là bộ phận kinh tế nhà nước nhằm đảm bảo kinh tế nhà nước ,kinh tế quốc dân hoạt động bình thường trong mọi tình huống. Các quỹ dự trữ quốc gia dùng lực lượng vật chất để điều tiết bình ổn giá cả, đảm bảo cho hoạt động kinh tế -xã hội. - Bảo hiểm xã hội là bộ phận không thể thiếu của kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện chế độ bảo hiểm do nhà nước quy định phục vụ cho kinh tế nhà nước và các thành phần kinh tế khác. Các bộ phận cấu thành của kinh tế nhà nước có chức năng cụ thể là khác nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ thống nhà nước và thành phần kinh tế khác. 3/ Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa *Tại sao kinh tế nhà nước lại giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Để hiểu đúng vai trò của một thành phần kinh tế trong một cơ chế kinh tế nhất định thì ta phải hiểu được cơ chế vận hành và đặc trưng cơ bản của cơ chế kinh tế đó.Vì vậy ở đây ta nghiên cứu về kinh tế nhà nước trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ta có thể hiểu cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết nền kinh tế hàng hóa do sự tác động của các quy luật kinh tế vốn có của nó,cơ chế đó giải quyết ba vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế là cái gì ,như thế nào và cho ai.Cơ chế thị trường bao gồm các nhân tố cung cầu và giá cả thị trường Vậy nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN mà nước ta đang vận dụng là gì?Đó là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường,tức là bất kể thành phần kinh tế nào cũng phải chịu sự điều tiết kinh tế của thị trường nhưng đồng thời phải tuân thủ các nguyên tắc của chế độ XHCN dưới sự quản lí của nhà nước XHCN Đặc điểm của cơ chế thị trường là cơ chế tự phát ,các nhân tố kinh tế của cơ chế đó tự tác động qua lại theo quy luật kinh tế khách quan mà dẫn đến sự biến đổi, phát triển nền kinh tế.Nó có thể mang lại nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh nhưng đồng thời mang lại nhưng khuyết tật về xã hội đó như phân biệt giàu nghèo, bất công Đảng và nhà nước ta chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN dưới sự quản lí của nhà nước tức là muốn dựa trên ưu điểm của cơ chế thị trường để khắc phục những khó khăn của nền kinh tế kém phát triển của nước ta đồng thời đảm bảo chiến lược mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Nền kinh tế thị trường được phát triển một cách tự do không có sự quản lí nhà nước thì sẽ bộc lộ ngay những hạn chế ,yếu kém khuyết tật vốn có của nó.Bởi vậy với định hướng XHCN có sự quản lí của nhà nước thì nền kinh tế thị của chúng ta đạt được những thành quả cả về mặt kinh tế lẫn xã hội .Muốn như vậy phải củng cố quan hệ mới XHCN mà đại diện là thành phần kinh tế nhà nước phải được tổ chức hoàn thiện và nắm được vi trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường . -Thứ nhất kinh tế thị trường là một nền kinh tế mở theo xu hướng hội nhật với khu vực và thế giới ,nhưng để có thể hội nhập vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp phải có cơ sở vật chất kĩ thuật quy mô hiện đại. Bởi có như vậyViệt Nam mới có thể phát huy dược những lợi thế so sánh so với nước khác và đứng vững cạnh trạnh với nền kinh tế lớn mạnh của thế giới. Một đặc điểm rất nỏi bật của thành phần kinh tế cá thể và tư bản tư nhân là quy mô sản xuất của chúng rất nhỏ bé,lượng vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ban đầu rất nhỏ chỉ đủ tham gia vào một số ngành, lĩnh vực có khả năng tạo lợi nhuận nhiều nhất, đầu tư ít vốn nhưng quay vòng vốn nhanh.Trong khi đó kinh tế nhà nước với các doanh nghiệp có quy mô lớn và vừa mới có khả năng tham gia vào hoạt động kinh tế với các nước trên thế giới .Bởi chỉ có nhà nước mới có đủ nguồn vốn để xây dựng các lĩnh vực then chốt .Do đó nhà nước trở thành lực lượng giữ vai trò dẫn dắt,làm hạt nhân để các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh. -Thứ hai kinh tế nhà nước trở thành đầu tàu dẫn dắt nền kinh tế là vì trong nền kinh tế luôn luôn có những ngành,lĩnh vực khó có khả năng sinh lời,khó khả năng đầu tư kinh doanh thì kinh tế nhà nước phải tham gia vào hoạt động trong ngành kinh tế để tạo được những vật chất ban đầu ,thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia hoạt động .Có như thế thì mới hình thành một cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là tạo nên một nền kinh tế có các ngành lĩnh vực phát triển cân bằng -Thứ ba để xây dựng nền kinh tế phát triển đúng hướng XHCN thì đòi hỏi phải có sự quản lí của nhà nước đối với các hoạt động kinh tế bằng phát luật .Nhưng nhà hoạt động kinh doanh luôn hướng tới mục tiêu quan trọng nhất đó là làm sao tối đa hóa lợi nhuận .Nhưng tình hình nước ta hiện nay các chủ thể kinh doanh còn kém hiểu biết về phát luật,các hoạt động trong kinh doanh.Kinh tế nhà nước với lực lượng kinh tế luôn được nhà nước chú trọng về khâu đào tạo cán bộ có ý thức pháp luật do đó trong giai đoạn hiện nay đương nhiên kinh tế nhà nước phải là thành phần gương mẫu để các thành phần kinh tế khác học tập để hoạt động có hiệu quả hơn.Tư ba lí do trên đương nhiên kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. * Nội dung vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Để đảm bảo thực hiện được vai trò là thành phần kinh tế chủ lực của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay thì kinh tế nước ta phải thực hiện được bốn nội dung hay chức năng của nó trong nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta hiện nay. -Kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất ,công cụ sắc bén để nhà nước thực hiện chức năng định hướng , điều tiết và quản lí vĩ mô nền kinh tế.Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lí cuả nhà nước theo định hướng XHCN,kinh tế nhà nước với tư cách là một yếu tố một chủ thể kinh tế đặc biệt.Nó có vai trò vĩ mô điều tiết ,điều hành trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế đất nước làm cho nền kinh tế hoạt động thông suốt,tạo lập những cân đối lớn theo định hướng XHCN mà kinh tế thị trường không điều chỉnh được. Đây là một vai trò cực kì quan trọng của kinh tế nhà nước ,là cơ sở để đảm bảo sự can thiệp của nhà nước là có hiệu quả.Hơn nữa kinh tế nhà nước xuất hiện như là một chủ thể kinh tế độc lập và các chủ thể kinh tế khác trong một số trường hợp lợi ích của nhà nước mâu thuẫn với lợi ích của thành phần kinh tế khác đặc biệt là tư nhân.Sự điều tiết của nhà nước không thể thuận chiều với động cơ lơi nhuận và lợi ích cá nhân của các chủ thể .Để đảm bảo sự điều tiết,nhà nước cần có một tiềm lực kinh tế ,đủ hoặc đền bù xứng đáng cho thua thiệt của các thành phần kinh tế khác ,hướng họ vào những mục tiêu nhà nước đặt ra. - Hoạt động của kinh tế nhà nước nhằm mở đường hướng dẫn,hỗ trợ ,thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế khác.Chức năng tạo lập môi trường tức là nó phải tạo được tiền đề thuận lợi để khai thông và vận dụng mọi nguồn lực ở tất cả các thành phần khác nhau vì sự tăng trưởng chung của nền kinh tế, bảo đảm kinh tế phát triển đúng mục tiêu đã chọn - Kinh tế nhà nước là khu vực xung kích thực hiện CNH-HĐH nước mặc dù sự nghiệp CNH-HĐH là sự nghiệp của toàn dân.Nhưng trong bối cảnh tiềm lực của khu vực dân doanh còn chưa đủ mạnh để đảm đương nhiệm vụ này nên sự nghiệp cao cả đó lại đặt lên vai kinh tế nhà nước .Vì vậy trong giai đoạn hiện nay kinh tế nhà nước vẫn là lực lượng chủ chốt đi đầu trong quá trình chuyển nước ta thành nước công nghiệp văn minh .Để đảm bảo được nhiệm vụ này khu vực kinh tế nhà nước phải huy động tổng lực trước hết là chiến lược đầu tư đúng đắn trong đó bao hàm cả đầu tư trực tiếp của nhà nước .Lập chính sách khuyến khích để tập thể tư nhân tập trung vào các ngành mũi nhọn,tạo đà tăng trưởng nhanh cho nền kinh tế .Tiếp nữa các nỗ lực về tài chính,ngoại giao chính trị để thực thi chiến lược ,chuyển giao công nghệ hiệu quả .Có thêm một điểm mới ở đây là kinh tế nhà nước không tiến hành CNH-HĐH một cách đơn độc như trước đây mà trở thành nhân tố tổ chức lôi kéo các thành phần kinh tế khác cùng tham gia vào quỹ đạo CNH-HĐH đất nước. -Kinh tế nhà nước giữ các vị trí then chốt trong nền kinh tế tư nhân để đảm bảo cân đối vĩ mô của nền kinh tế cũng như tạo đà tăng trưởng lâu dài bền vững hiệu quả cho nền kinh tế .Đó là các lĩnh vực như công nghiệp sản xuất .công nghiệp mũi nhọn , kết cấu hạ tầng vật chất cho kinh tế như giao thông bưu chính năng lượng .Các ảnh hưởng to lớn đến kinh tế đối ngoại như các liên doanh lớn xuất nhập khẩu hoặc các lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc phòng và trật tự xã hội .Tuy nhiên quan điểm nắm giữ này không có nghĩa là nhà nước độc quyền cứng nhắc trong các lĩnh vực ấy mà có sự hợp tác ,liên doanh hợp lí và các thành phần kinh tế khác. Như vậy kinh tế nhà nước phải tạo ra lực lượng vật chất hàng hóa và dịch vụ khả dĩ chi phối được giá cả thị trường dẫn dắt gái cả thị trường bằng tích chất lượng và giá của sản phẩm mình làm ra.Mặt khác ,trong điều kiện toàn cầu hóa cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra như vũ bão, để giữ vững sự độp lập, ổn định về kinh tế xã hội thì trước hết kinh tế nhà nước phải vững mạnh và giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế. II. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM Sau cách mạng tháng tám nước ta quá độ từ chế độ thực dân nửa phong kiến lên XHCN bỏ qua giai đoạn TBCN lấy chủ nghĩa Mac và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam.Cùng với công cuộc xây dựng đất nước kinh tế nhà nước ra đời.Kinh tế nhà nước hình thành và phát triển qua các giai đoạn : -Giai đoạn 1945-1960 Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc Đảng và Nhà nước đã lựa chọn con đường xây dựng CNXH ở miền Bắc và tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam. Theo chủ trương đó công cuộc cải tạo XHCN bắt đầu được thực hiện ở miền Bắc với nhiệm vụ thủ tiêu kinh tế tư nhân xây dựng kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể.Điều đó dẫn đến việc thu hẹp và xóa bỏ kinh tế tư nhân và cuyển sang hình thức sở hữu toàn dân,xây dựng các xí nghiệp quốc doanh, tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp và sản xuất nhỏ ở thành thị .Kết quả đến năm 1960 đã có: *Trong công nghiệp : +Số xí nghiệp quốc doanh thuộc KTNN:1012 +Các xí nghiệp quốc doanh tạo ra 53,3%giá trị tổng sản lượng công nghiệp *Trong nông nghiệp : +Số nông trường quốc doanh:56 +Sủ dụng 74800 nghìn ha đất nông nghiệp +Kinh tế quốc doanh tạo ra 2%giá trị tổng sản lượng nông nghiệp *Thương nghiệp quốc doanh chiếm +93,6% tổng mức bán buôn +51% tổng mức bán lẻ Kinh tế quốc doanh đã thu hút và sử dụng lức lượng lao động gồm 477000 người.Như vậy kinh tế quốc doanh từ chỗ rất nhỏ bé vươn lên thành lực lượng chủ yếu cuả nền kinh tế quốc dân với chủ trương xây dựng nền kinh tế tự chủ ,độc lập -Giai đoạn 1960-1975 Với chủ trương CNH-HĐH xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí nhà nước tiếp tục đấu tư xây dựng kinh tế quốc doanh ngày càng lớn mạnh về số lượng .Các khu công nghiệp cũ đã được cải tạo ở Hà Nội ,Hải Phòng một loạt các khu công nghiệp mới được hình thành như Thượng Đình,Đông Anh,Việt Trì ,Thái NguyênKinh tế quốc dân phát triển mạnh mẽ trong các ngành điện lực,cơ khí ,hóa chất..Đến năm 1975 lĩnh vực sản xuất công nghiệp đã có 1357 xí nghiệp quốc doanh ,72 nông trường quốc doanh. -Giai đoạn 1975 đầu những năm 80 Cùng với chủ trương tiếp tục củng cố và mở rộng quan hệ sản xuất XHCN và công cuộc cải tạo XHCN ở miền Nam đã làm cho cá xí nghiệp quốc doanh ở tất cả các lĩnh vực đều tăng lên một cách nhanh chóng ,đến năm 1980 đã có ; +Công nghiệp :2627 xí nghiệp quốc doanh +Nông nghiệp :232 nông trường quốc doanh +Thương nghiệp :10915 điểm bán hàng của thương nghiệp quốc doanh Trong giai đoạn này kinh tế quốc doanh đóng vai trò quan trọng trong công cuộc cải tạo quan hệ xã hội cũ thiết lập quan hệ xã hội mới ,cũng như trong công cuộc phát triển kinh tế -Giai đoạn 1980-1985 Trong giai đoạn 1980-1985 mặc dù nền kinh tế nước ta còn rất nhiều khó khăn so với trước ,năng lực sản xuất của kinh tế quốc doanh nói riêng và sức sản xuất của xã hội nói chung không được sử dụng hết do thiếu vật tư một cách nghiêm trọng .Ơ giai đoạn này cơ chế kế hoạch hóa tập trung thuần túy đã được cải tiến dần trên nguyên tắc phi tập trung hóa trong quản lí kinh tế song kinh tế quốc doanh vẫn giữ vai trò tuyệt đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước .các xí nghiệp quốc doanh nắm toàn bộ các ngành then chốt như:điện ,luyện kim ,khai thác ,xi măng .gang thép .Tuy nhiên đóng góp của các xí nghiệp quốc doanh vào tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân giảm - Giai đoạn 1985-1990 Giai đoạn bắt đầu đổi mới kinh tế tư tưởng xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần được đưa ra .Trong quá trình hình thành kinh tế nhiêu thành phần công tác quản lí kinh tế quốc doanh vẫn tiếp tục được cải tiến theo hướng phi tập trung, kế hoạch hóa và quản lí đối với kinh tế quốc doanh .Điểm nổi bật trong đổi mới quản lí là việc tách bạch quyền quản lí kinh doanh và quyền quản lí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .Bên cạnh đó quan điểm đổi mới nổi bật ở giai đoạn này là quan niệm không phải nền kinh tế quá độ lên CNXH ở nước ta chỉ có kinh tế quốc doanh ,chủ trương của Đảng và Nhà nước ta không chỉ bó hẹp trong phạm vi cải tiến quản lí kinh tế đối với kinh tế quốc doanh mà còn phát huy sức sản xuất của kinh tế tư nhân ,cá thể cũng như cá thành phần kinh tế khác . -Giai đoạn từ năm 1990 đến nay Chúng ta khẳng định chủ trương lâu dài là xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN.Chủ trương này được biến thành thực tế quá trình ban hành và hoàn thiện hệ thống pháp luật đặc biệt là pháp luật kinh tế nhằm tạo ra hành lang pháp lí thuận lợi bình đẳng cho cá doanh nghiệp ,Đặc trưng của gai đoạn này là doanh nghiệp nhà nước chỉ là một bộ phận hợp thành nền kinh tế quốc dân thông nhất Đến năm 1996 trong công nghiệp còn 6032 xí nghiệp quốc doanh tạo ra 41% GDP.Trong cơ chế kinh tế mới doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo chủ lực ,nắm giữ toàn bộ ngành trọng yếu như điện ,than sạch ,thép cán Như vậy lịch sử phát triển của kinh tế nhà nước từ sau cách mạng tháng tám đến nay đã hình thành một hệ thống doanh nghiệp nhà nước trên khắp đất nước .Hệ thống doanh nghiệp nhà nước này nhiều về số lượng ,nắm giữ các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế quốc dân sử dung lực lượng lao động có trình độ cao .Lực lượng doanh nghiệp nhà nước đã đóng vai trò rất quan trọng, mở đường và hướng dẫn đối với việc phát triển nền kinh tế nước ta . III. THỰC TRẠNG CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1. Những bước chuyển biến của KTNN trong thời kì đổi mới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định :”kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân của nước ta.Để có được quan điểm sâu sắc như trên ,Đảng ta đã trải qua một quá trình hoàn thiện nhận thức về vai trò của kinh tế nhà nước”.Trải qua quá trình xây dựng đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước đã đạt được những thành tựu đáng kể. - Từ giai đoạn đầu đổi mới cơ chế kinh tế chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước XHCN một nền kinh tế đa thành phần đước hình thành.Năm 1990 KTNN đã tạo ra 66% tổng sản phẩm xã hội với 1200 daonh nghiệp .Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước sau các chính sách đổi mới được thể hiện qua các con số thời kì 1991-1995 tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp bình quân theo GDP là 11,7% tăng 1,5 lần tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế . Từ thập niên 90 trở lại đây nhà nước đã sắp xếp tở chức lại các doanh nghiệp nhà nước .Năm 2000 tổng công ty nhà nước có 1605 doanh nghiệp thành viên chiếm 65% vốn của nhà nước và 61% lao động .Các công ty đã conga cấp cho nền kinh tế quốc dân 98%sản lượng điện ,97% sản lượng than,52% sản lượng thép, các ngành thương mại giữ 70%thị phần vốn vay. Một bộ phận doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa mà nhà nước không còn nắm giữ 100% vốn .Tính đến năm 2001 cả nước đã cổ phần hóa được 529 doanh nghiệp .Theo nghị quyết TW lần thứ tư (khóa 8) tình hình sản xuất của các doanh nhiệp khá rã rệt so với trước khi chuyển đổi vốn kinh doanh tăng 67,3% ,doanh thu tăng 42,5% ,nộp ngân sách nhà nước tăng 44,5% và thu nhập bình quân đầu người đạt 380USD. -Cơ cấu thành phần kinh tế đã tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu ,tuy nhiên thành phần kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo .Cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp nhà nước so với tổng số lao động toàn xã hội (%) Cơ cấu lao động Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 DNNN 53,8 48,5 43,8 39 32,7 Toàn XH 100 100 100 100 100 Theo niên giám thống kê 2006 của Tổng cục thông kê -Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp nhà nước đã đạt được những thành tựu đáng kể góp phần tăng thu nhập quốc dân.tuy các năm gần đây mức đóng góp vào thu nhập quốc dân của DNNN đang giảm xuống nhưng nó vẫn giữ được vai trò chủ đạo trong nên kinh tế Cơ cấu gía trị sản xuất CN(%) Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 DNNN 31,5 31,5 29,4 27,4 21,5 Toàn XH 100 100 100 100 100 Theo niên giám thống kê năm 2006 của tổng cục thông kê Trong GDP xu hướng chung là giảm tỉ trọng kinh tế nhà nước ,kinh tế tập thể trong khi kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên .tuy vậy không làm giảm vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế của kinh tế nhà nước . 2/ Hạn chế của thành phần kinh tế nhà nước Bên cạnh những thành tựu đã đạt được kinh tế nhà nước cũng gặp không ít những tộn tại khuyết điểm. -Quản lí còn chưa chặt chẽ thiếu rõ ràng về tài chính ,ngân sách -Làm ăn còn kém hiệu quả do tư duy còn mang năng tư tưởng quan niêu bao cấp - Thiếu năng lực cạnh tranh chưa năng động trong nền kinh tế thị trường -Các tệ nạn như tham nhũng ,cửa quyền ,lợi dụng chức vụ để tư lợi riêng, sự thoái hóa biến chất của một số cán bộ Đảng viên đã kìm hãm sự phát triển của kinh tế nhà nước IV. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CHỦ ĐẠO CỦA KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1. Các giải pháp chung đối với tất cả các bộ phận của kinh tế Việt Nam a/ Nhận thức đúng đắn về kinh tế nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa b/ Cải cách hệ thống ngân hàng tài chính c/Nâng cao phẩm chất và năng lực quản lí của toàn bộ lãnh đạo chủ chốt trong khu vực kinh tế nhà nước d/Xây dựng cơ chế hợp tác giữa các daonh nghiệp nhà nước và khu vực dân doanh e/Xây dựng hệ thống an ninh quốc phòng vững chắc 2. Phương hướng đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới - Phát triển doanh nghiệp nhà nước là vấn đề hệ trọng trong đường lối phát triển kinh tế đồng thời phải nhận thấy tính nhạy cảm về chính trị liên quan đến sự ổn định và phát triển kinh tế đất nước .do đó phải tiến hành đồng bộ khẩn trương nhưng phải vững chắc có chương trình kinh tế kế hoạch cụ thể,có trọng tâm trọng điểm ,bước đi phù hợp - Phát triển doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh ,hoạt động công ích. Nhà nước giữ cổ phần chi phối hoặc 100% vốn đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh trong cá lĩnh vực :xăng dầu ,điện ,khai thác khoáng sản. -Đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước .Chuyển các doanh nghiệp giữ 100% vốn sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ sở hữu là nhà nước hoặc công ty cổ phần các cổ dong là doanh nghiệp nhà nước 3. Các biện pháp tăng cường quản lí vĩ mô của nhà nước a/ Đổi mới và bổ sung hệ thống pháp luật Tiếp tục bổ sung đổi mới pháp luật nhất là luật kinh tế ,luật bảo vệ môi trường .Bảo đảm tính thống nhất của pháp luật và thông lệ quốc tế.Phát triển các hình thức dịch vụ pháp lí ,kiện toàn bộ máy kiểm tra thi hành luật ,thành lập tòa án kinh tế b/Đổi mới và nâng cao chất lượng kế hoạch Công bố kế hoạch hóa qua thời gian đổi mới đã có một số tiến bộ:chuyển từ kế hoạh hóa pháp lệnh sang kế hoạch hóa hướng dẫn hoạt động của các thành phần kinh tế .Sử dụng chương trình mục tiêu đầu tư tín dụng để tạo điều kiện cho cá thành phần kinh tế cùng phát triển c/Đổi mới ngân sách nhà nước Lĩnh vực tài chính tiền tệ thời gian qua đã có một bước đổi mới nhưng còn yếu kém đáng chú ý là hiện tượng thất thu thuế và bội chi ngân sách lớn .Nhà nước hầu như thả nổi phân phối thu nhập các xí nghiệp quốc doanh .Ngân hàng chưa trở thành trung tâm thanh toán và tín dụng xã hội .Vì hế cần đổi mới chính sách tài chính tiền tệ ,xây dựng chính sách tài chính quốc gia .thực hành tiết kiệm đảm bảo công bằng xã hội .Xây dựng ngân sách nhà nước lành mạnh không ỷ laị vào viện trợ ,thu chi ngân sách rõ ràng ,hợp lí . d/Nâng cao vai trò của kinh tế quốc doanh Xây dựng kinh tế nhà nước vững mạnh .làm chủ những lĩnh vực then chốt để từ đó điều chỉnh nền kinh tế thông qua tổng cung tổng cầu e/Thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới và trong khu vực tạo ra môi trường giao lưu trao đổi về văn hóa khoa học thương mại để hòa nhập nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. KẾT LUẬN Kinh tế nhà nước là thành phần quan trọng chủ đạo trong nền kinh tế Đó là sức mạnh vật chất để nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô .Nó dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất ,Vì vậy việc phát triển kinh tế nhà nước vừa là mục tiêu trước mắt vừa là bước chuẩn bị để ta đi lên CNXH .Trong giai đoạn hiện nay kinh tế nhà nước đang dần hoàn thiện phát triển hơn 10 năm thực hiện chính sách đổi mới kinh tế nhà nước đã đạt được những thành tựu đáng kể vào việc phát triển chung của toàn xã hội đồng thời khẳng định vai trò chủ đạo then chốt của mình. Tuy nhiên kinh tế nhà nước cũng bộc lộ những yếu kém bất cập ,trình độ hạn chế ,công nghệ lạc hậu ,quản lí yếu kém nên để nó thực sự trở thành một thành phần chủ đạo thif nhà nước phải có những biện pháp ,chính sách cụ thể đặc biệt là vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước .Đó là một trong những giải pháp tích cực để nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước .Nếu ta thực hiện đúng chính sách của Đảng và Nhà nước thì chắc chắn sẽ làm cho các thành phần kinh tế ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng .Khẳng định vai trò củ đạo của kinh tế nhà nước đó là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành công để chúng ta xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Kinh tế chính trị học Mac-Leenin.NXB Chính trị quốc gia 1999 2.Văn kiện đại hội Đảng lần thứ 10 3.Thời báo kinh tế số cuối năm 2007 4.Tạp chí kinh tế và phát triển 5.Niêm giám thông kê 2006 6.Tạp chí Đảng Cộng Sản MỤC LỤC A Lời nói đầu. 1 B. Nội dung . 3 I. Quan niệm về kinh tế nàh nước. 3 1/ Khái niệm về kinh tế nhà nước . 3 2/Các bộ phận hợp thành kinh tế nhà nước và chức năng của từng bộ phận 3 3/ Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước 4 II. Sự hình thành và phát triển kinh tế nhà nước ở Việt Nam.. 8 III. Thực trạng của thành phần kinh tế nhà nước ở nước ta hiện nay 12 1/Những chuyển biến của kinh tế nhà nước trong thời kì đổi mới 12 2/Hạn chế của thành phần kinh tế nhà nước.. 13 IV. Các biện pháp tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. 14 1/Các giải pháp chung 14 2/ Phương hướng đổi mới các doanh nghiệp nhà nước .. 14 3/Các biện pháp tăng cường quản lí vĩ mô của nhà nước .. 15 a/ Đổi mới và bổ sung hệ thống pháp luật 15 b/Đổi mưới và nâng cao hiệu quả chất lượng kế hoạch 15 c/Đổi mưới ngân sách nhà nước . 15 d/Nâng cao vai trò của thành phần kinh tế quốc doanh 15 e/Thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại 16 C. Kết luận. 17 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân ĐỀ ÁN KINH TẾ CHÍNH TRỊ Đề tài: KINH TẾ NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM Sinh viên thực hiện:PHẠM THỊ THANH TÂM Mã sinh viên :CQ492379 Lớp :QTKD TH B Khoa :QTKD GV hướng dẫn :PGS.TS.TÔ SĨ HẠNH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7359.doc
Tài liệu liên quan