Mục lục Trang
Lời nói đầu 1
Phần I : Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại 3
I.Sơ lược về tình hình kinh tế trang trại 3
II.Khái niệm , đặc trưng và vai trò của kinh tế trang trại 5
Phần II : Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam hiện nay
I. Tình hình phát triển kinh tế trang trại trong những năm qua 12
II.Tình hình sử dụng lao động trong các trang trại 16
Phần III : Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động có hiệu quả
I. Định hướng chung cho việc thu hút và sử dụng lao động 23
II. Những giải pháp thu hút và sử dụng lao động trong kinh 27
tế trang trại
Kết luận 33
Tài liệu tham khảo 34
LỜI NÓI ĐẦU
Kinh tế trang trại khi mới ra đời ở các nước phương tây đã được xem là biểu hiện văn minh kinh tế trong lĩnh vực sản xuất nông –lâm- ngư nghiệp vào thời kì kinh tế hàng hoá bắt đầu được vận hành theo cơ chế thị trường. Kinh tế trang trại ra đời đã phá bỏ tính khép kín trong sản xuất và ngày càng trở thành nhân tố tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển.
ở Việt Nam, ngay từ đầu những năm 90 cùng với sự ra đời của nền kinh tế thị trường kinh tế trang trại cũng ra đời, đó là một tất yếú. Kinh tế trang trại đã chứng tỏ lợi thế và vai trò tích cực trên một số mặt góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH – HĐH, tạo thêm việc làm và thu nhập cho lao động, góp phần tích cực xoá đói giảm nghèo, đổi mới bộ mặt nông thôn, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
Tuy nhiên sự phát triển của kinh tế trang trại ở Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có và đang bộc lộ những mặt hạn chế. Trong đó vấn đề
thu hút và sử dụng lao động trong các trang trại đã và đang là vấn cần được quan tâm và giải quyết, liên quan chặt chẽ với lao động ở nông thôn.
Đề tài: “ Kinh tế trang trại và việc sử dụng lao động trong các trang trại ở Việt Nam hiện nay” là một đề tài mới nhưng nó mang tính thực tiễn và ứng dụng cao đối với các trang trại ở Việt Nam. Nghiên cứu vấn đề này giúp chúng ta có cái nhìn sâu hơn về kinh tế trang trại để từ đó thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các trang trại tiên tiến xứng với tiềm năng mà điều kiện tự nhiên và con người Việt Nam hiện có.
Kết cấu của đề tài gồm 3 phần:
Lời nói đầu.
Phần 1: cơ sở lý luận về kinh tế trang trại
Phần 2: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam hiện nay.
Phần 3: Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động trong các trang trại ở Việt Nam hiện nay.
Kết luận.
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1829 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kinh tế trang trại và việc sử dụng lao động trong các trang trại ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong cạnh tranh sản xuất kinh doanh để thực hiện yêu cầu tái sản xuất mở rộng, hoạt độngcủa kinh tế trang trại được thực hiện theo xu thế tích tụ và tập trung sản xuất ngày càng cao , tiến đến quy mô sản xuất tối ưu của trang trại, phù hợp với từng ngành sản xuất , từng vùng kinh tế, từng thời kỳ công nghiệp hoá .
2.3 Chủ trang trại là chủ gia đình đồng thời là một nhà kinh doanh .
Chủ trang trại là người có ý chí, có năng lực tổ chức và quản lý , có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp cũng như kinh doanh trong cơ chế thị trường .Thông thương trang trại là một doanh nghiệp do chính người nông dân làm chủ. Đa số chủ trang trại là lao động chính , nhiệm vụ của họ là điều hành sản xuất và tham gia trực tiêp vào hoạt động sản xuất của trang trại.
2.4 Kinh tế trang trại có nhiều loại hình khác nhau:
Trang trại gia đình : Trang trại gia đình có tổ chức sản xuất quản lý kinh doanh thích hợp tiến bộ ,sử dụng có hiệu quả các tư liệu sản xuất chọn và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học- công nghệ tiên tiến .
Trang trại uỷ thác : Người chủ trang trại không tham gia trực tiếp vào quản lý và sản xuất mà thuê người khác làm những việc đó .
Trang trại hợp doanh theo cổ phần : Loại này có nhiều chủ sở hữu và quản lý . Nếu phân theo ngành sản xuất thì có :
Trang trại nông nghiệp .
Trang trại lâm nghiệp
Trang trại ngư nghiệp
3.Vai trò của kinh tế trang trại.
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất quan trọng trong nền nông nghiệp thế giới, ngày nay trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ yếu trong nền nông nghiệp các nước, ở các nước đang phát triển trang trại gia đình có vai trò to lớn quyết định trong sản xuất nông nghiệp, ở đây tuyệt đại bộ phận nông sản hàng hoá cung cấp cho xã hội được sản xuất ra từ các trang trại gia đình.
Ở nước ta KTTT mặc dù mới phát triển trong những năm gần đây. song vai trò tích cực và quan trọng của KTTT đã thể hiện khá rõ nét cả về mặt kinh tế cũng như vèe mặt xã hội và môi trường.
3.1.Giải quyết việc làm , nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều nông sản hàng hoá.
KTTT có vai trò tích cực trong việc thu hút lao động nông nghiệp nhàn rỗi. Là một nghành sản xuất còn mới nhưng KTTT đã thể hiện rõ tầm quan trọng của mình, nó vùa tạo công ăn việc làm cho gia đình dồng thời còn một số lao động nhàn rỗi khác. việc sản xuất kinh doanh tạo theo mô hình KTTT tạo cho người lao động có khả năng phát huy những sáng tạo, kỹ năng trong sản xuất nông nghiệp làm tăng năng suất lao động, tạo giá trị nông sản hàng hoá lớn, cải thiện đời sống nhân dân.
3.2. Kinh tế trang trại là một bộ phận quan trọng của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá
KTTT là hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với đặc điểm của hoạt động nông nghiệp, mang đặc tính của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, nó trở thành một lực lượng chủ yếu trong sản xuất nông sản đáp ứng nhu cầu của xã hội. Là nơi có khả năng áp dụng linh hoạt và đa dạng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất với nhiều trình độ từ đơn giản đến hiện đại, phù hợp với những khả năng trình độ của từng trang trại và đạt hiệu quả kinh tế cao. Quá trình sản xuất của trang trại với quy mô và cần cao, do đó đòi hỏi các chủ trang trại với quy mô và yêu cầu cao, do đó đòi hỏi các chủ trang trại đưa máy móc vào sản xuất đẩy nhanh tiến trình cơ khí hoá nông thôn.
3.3. Kinh tế trang trại thực hiện các chương trình quốc gia
Với sự phát triển mạnh mẽ của KTTT trong khu vực miền núi trung du đã góp phần thực hiện các chương trình quốc gia như “phủ xanh đất trống đồi trọc”, “xoá đói giảm nghèo”, “trồng rừng”…
Đây là sự đóng góp rất lớn của các trang trại đối với đất nước, chính vì vậy chính phủ cần có các biện pháp khuyến khích để các trang trại phát triển ưu thế này hơn nữa bằng các chính sách nhỏ. Ưu đãi vay vốn, thuế, các chính sách tự gán giúp cho các trang trại phát triển rộng rãi hơn.
3.4. Kinh tế trang trại thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến.
Kinh tế trang trại thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến tạo tích luỹ từ nông nghiệp, làm thay đổi cơ cấu kinh tế, cấu trúc xã hội. Các trang trại xuất ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn đòi hỏi các sản phảm này phải được chế biến đáp ứng nhu cầu của thị trường từ đó ngành công nghiệp chế biến phát triển tạo thu nhập cho nông dân làm cho khả năng tích luỹ của các hộ gia đình tăng, người dân có vốn, giúp quá trình tái sản xuất diễn ra nhanh chóng. Đời sống nông dân được cải thiện, khoảng cách phân hoá giàu nghèo được rút ngắn.
4.Các chỉ tiêu đánh giá và phân loại trang trại ở Việt Nam
4.1. Các chỉ tiêu đánh giá
Để nhận dạng được thế nào là một trang trại người ta sử dụng các chỉ tiêu định tính như sản xuất nông sản hàng hoá hay các chỉ tiêu định lượng như gái trị sản lượng nông sản, tỷ suất hàng hóa.
Trên thế giới để nhận đạng thế nào là một trang trại ở các nước phổ biến chỉ sử dụng tiêu chí định tính chung có đặc trưng là sản xuất nông sản hàng hoá, không phải tự túc, một số nước sử dụng các chỉ tiêu định lượng như Mỹ, Trung Quốc. Ở Mỹ trước đây có quy định một cơ sở sản xuất nông sản hàng hoá được coi là trang trại khi có gái trị sản lượng nông sản đạt 250 USD trở lên và hiện nay quy định là 1000USD trở lên. Ở Trung Quốc quy định tiêu chí của các hộ chuyên có tỷ suất hàng hoá từ 70- 80% trở lên và giá trị sản lượnghàng hoá cao gấp 2-3 lần bình quân của các hộ nông dân.
Ở Việt Nam, KTTT mới hình thành trong những năm gần đây, nhưng đã có sự hiện diện diện gần hết các ngành sản xuất, nông nghiệp ở các vùng kinh tế với các quy mô và phương thức sản xuất kinh doanh đa dạng, nhưng là vấn đề mới nên chưa xác định được tiêu chí cụ thể để nhận dạng và phân loại ở nước ta, trước hết nên sử dụng tiêu chí định tính, lấy đặc trưng sản xuất nông sản hàng hoá là chủ yếu như kinh nghiệm của các nước, khác với tiểu nông sản xuất tự túc.
Về định lượng lấy chỉ số tỷ suất hàng hoá từ 20-75% trở lên và giá trị sản lượng hàng hoá vượt gấp 3-5 lần so với hộ nông dân trung bình (trong nước, trong ngành, trong vùng) về quy mô các yếu tố sản xuất của trang trại nước ta hiện nay xác định là:
- Quy mô vốn từ 40 triệu đồng trở lên đối với trang trại phía Bắc và Duyên Hải miền Trung, 50 triệu đồng trở lên đối với trang trại Nam Bộ.
Quy mô đất đai: Diện tích cây hàng năm từ 2 ha đối với trang trại phía bắc và 3 ha đối với trang trại nam bộ và Tây Nguyên.
Đối với trang trại chăn nuôi, số đàn gia súc quy định của tiêu chí trang trại từ 10 con trở lên đối với trang trại chăn nuôi bò sữa, 100 con trở lên đối với trang trại chăn nuôi lợn, nghĩa là tổng đàn lợn của trang trại phải là 200 con trên một năm, vì thông thương mỗi năm 2 lứa.
4.2. Phân loại trang trại
Phân loại trang trại theo quy mô khác nhau để có thể có cơ sở hoạch định chính sách đối với từng loại quy mô trang trại khác nhau. Tuỳ theo mục đích yêu cầu cụ thể và tuỳ theo đặc điểm của từng loại trang trại để người ta phân loại.
Theo quy mô đất đai, trang trại có các loại sau:
Loại nhỏ(trên dưới 1 ha)
Loại trung bình( từ 2-10 ha)
Loại lớn(từ 10 đến 50 ha).
Loại rất lớn(trên 50 ha).
Theo đối tượng chủ nhân trang trại.
Loại trang trại gia đình tư nhân.
Loại trang trại của công ty.
Loại trang trại liên doanh giữa nhà máy xí nghiệp chế biến với nông dân vùng cung cấp vùng nguyên liệu.
Trang trại cổ phần.
Trang trại do người nước ngoài đầu tư.
Theo chủng loại sản phẩm chủ yếu.
Trang trại lúa, rau màu.
Trang trại cây ăn quả.
Trang trại trồng rừng.
Trang trại ngư nghiệp.
Cách phân loại này có ưu điểm là nêu bật khả năng sản xuất hàng hoá theo hướng chuyên canh của trang trại. đó cũng là điều cần khuyến khích vì có như vậy mới đạt tỷ suất hàng hoá cao trên một đơn vị diện tích, tạo điều kiện thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới cũng như tổ chức chế biến.
Ngoài ra có thể phân loại trang trại theo nhiều hình thức khác nhau như: phân loại theo mức đầu tư, tổng giá trị tài sản của trang trại hoặc trình độ cơ giới hoá…
Tóm lại mỗi cách phân loại có ưu nhược điểm riêng, tuỳ theo nhu cầu nghiên cứu chúng ta có thể lấy một hoặc nhiều tiêu thức để làm bật lên vấn đề cần nhấn mạnh, không nên áp đặt một thước đo duy nhất để đánh giá toàn bộ trang trại hiện nay.
Theo từng vùng kinh tế: có trang trại đồi núi, vùng ven biển, đồng bằng và ven đô thị.
Theo ngành sản xuất có trang trại trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản. theo lọai hình kinh tế có các loại trang trại thuộc các loại hình kinh tế khác nhau gia đình, cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân với các tư cách pháp nhân khác nhau: hộ nông dân tự chủ sản xuất, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn.
Phần II: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở việt nam hiện nay
I .Tình hình phát triển kinh tế trang trại trong những năm qua
1.Số lượng trang trại
Theo kết quả tổng hợp số liệu của các địa phương tính đến ngày 1-7-2000 cả nước ta có 90167 trang trại, trong đó có 61362 trang trại trồng trọt cây công nghiệp lâu năm và cây hàng năm chiếm 68,1%; 14837 trang trại kinh doanh tổng hợp đa ngành (16,4%) 7673 trang trại nuôi trồng thuỷ sản (3,6%).” Vài tư liệu về KTTT năm 1999. Nguyễn Hoà Bình , CS&SK 11/1999
Các trang trại phân bố không đều chủ yếu tập trung ở các vùng như Đông Bắc, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông cửu long. Cụ thể: “vùng Đông Bắc có 28280 trang trại chiếm 31,4%, Tây Bắc 3668 (4,1%) Đồng Bằng Sông Hồng 4434 (4,9%), Bắc trung bộ 7668(8,5%), Duyên hải miền trung 3666(4%), Tây nguyên 6521 (7,2%), Đông Nam Bộ 16298(18,1%), Đồng bằng sông Cửu Long 19632 (21,8%)” Vài tư liệu về KTTT năm 1999, Nguyễn Hoà Bình, CS&SK 11/1999
.
2. Quy mô các trang trại ở Việt Nam hiện nay.
Do mới ra đời và phát triển, nên các trang trại hiện nay có giá trị tập trung vốn mở rộng sản xuất còn hạn chế. Chính vì vậy một thực tế là các trang trại ở Việt Nam có quy mô nhỏ về cả đất đai lẫn nguồn vốn.
- Về đất đai.
Đất đai bình quân một trang trại trồng trọt có 5,3 ha đất công nghiệp, một trang trại lâm nghiệp có 26,8 ha đất lâm nghiệp, bình quân một trang trại nuôi trồng thuỷ sản, bình quân một trang trại chăn nuôi có 52,8 con trâu bò, 50,7 con lợn và 500,9 con gia cầm” Vài tư liệu về KTTT năm 1999, Nguyễn Hoà Bình , CS&SK 11/1999
. Trong khi đó đối với các trang trại ở miền núi phái bắc quy mô đất là: “7,0 ha diện tích đất trồng cây hàng năm, 4,3 ha trồng cây lâu năm, 19,0ha trồng cây lâm nghiệp” KTTT miền núi phía Bắc thưc trạng và giải pháp ,Đoàn Quang Thiệu ,CS & SK 1+2/ 2001
.
Về vốn: “Vốn đầu tư bình quân một trang trại trong cả nước là 60,2 triệu, thu nhập bình quân một trang trại trong một năm là 22,6 triệu đồng ” Vài tư liệu về KTTT năm 1999 , Nguyễn Hoà Bình CS & SK 11/1999
. Việc phát triển kinh tế trang trại cần phải huy động một số lượng lớn vốn theo ước tính “tổng số vốn sản xuất huy động vào đấu tư phát triển KTTT là 2730,8 tỷ đồng, tổng số thu nhập hàng năm từ hoạt động kinh tế của trang trại là 1023,6 tỷ đồng.” Vài tư liệu về KTTT năm 1999 Nguyễn Hoà Bình CS &SK 11/1999
. Đối với các trang trại ở miền núi phía bắc (thời điểm 1-9-2000) “vốn đầu tư bình quân một trang trại là 49,0 triệu đồng chủ yếu là vốn tự có 74,3%, vốn vay 25,7% trong đó vốn vay ngân hàng chỉ có 13% KTTT miền núi phía Bắc thực trạng và giải pháp, Đoàn Quang Thiệu CS &SK 1+2 /2001
.
3. Tình hình lao động trong các trang trại hiện nay.
Lao động có trình độ của các trang trại hiện nay là rất hạn chế, không những lao động làm thuê không được đào tạo mà đến ngay cả chủ trang trại cũng vậy. Hầu hết các chủ trang trại là những người có kinh nghiệm sản xuất lâu năm nhưng đó chỉ là kinh nghiệm tích luỹ còn thực tế họ có hiểu biết hạn chế về quá trình sản xuất.
“Trình độ văn hoá của chủ trang trại có trình độ cấp hai trở lên chiếm 80,7%, …Chủ trang trại có trình độ chuyên môn từ sơ cấp dến đại học là 949 người, chiếm 31,8%, trong đó có trình độ đại học chiếm 5,6%” Thực trạng phát triển KTTT ở nước ta , Nguyễn Thế Nhã , NCKT 10/1999
.
Các chủ trang trại cần phải có hiểu biết rộng về sản xuất, kinh doanh nếu trang trại lớn thì họ phải tổ chức quản lý như một giảm đốc công ty vì vậy trình độ của họ là rất cần thiết.
Lao động làm việc trong trang trại bao gồm lao động gia đình và lao động thuê mướn. Họ cũng như lao động nông thôn khác thường chỉ hạn chế hết cấp II rồi tham gia sản xuất, vì vậy khả năng hiểu biết về sản xuất trong trang trại rất hạn chế.
4. Cơ cấu kinh tế trang trại
4.1. Cơ cấu đất đai
Đất đai là một nhân tố quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, là tư liệu sản xuất chủ yếu trong hoạt động sản xuất nông, lâm và thuỷ sản. Để phát triển KTTT trước hết phải dựa vào đất đai. Trong một đề tài nghiên cứu của trường đại học KTQD về trang trại năm1999 cho ta một số tư liệu sau: “Quy mô đất đai trang trại là 6,63 ha nếu chia theo hướng kinh doanh chính, trang trại lâm nghiệp có quy mô trung bình 20,63 ha tiền tệ cây lâu năm 6,1045 ha, trang trại chăn nuôi 1,483ha. Nếu chia theo chủ trang trại, chủ trang trại nông dân có quy mô trung bình 6,27 ha, chủ trang trại khác 8,6654ha” Thực trạng phát triển KTTT ở nước ta, Nguyễn Thế Nhã, NCKT 10/1999.
. Nguồn gốc đất đai trong trang trại rất đa dạng chủ yếu là đất được giao 71,83% tổng quỹ đất, trong đó đất nông nghiệp được giao74,83%, lâm nghiệp77,50%. Đất được giao 28,17% có nguồn gốc như nhận thầu, chuyển nhượng, tự khai hoang…
Cơ cấu đất đai của trang trại phụ thuộc vào loại hình sản xuất: “Đất nông nghiệp chiếm 8,81%, đất lam nghiệp chiểm 28,73%, đất nuôi trồng thuỷ sản 11,49% và đất thổ cư 0,97%… Tỷ trọng đất nông nghiệp của các trang trại có hương kinh doanh cây lâu năm chiếm trên 80%, tỷ trọng đất lâm nghiệp của nhóm trang trại lâm nghiệp chiếm 90,5%, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của trang trại chiếm 80,3%” Thực trạng phát triển KTTT ở nước ta , Nguyễn Thế Nhã , NCKT 10/1999.
.
4.2 Cơ cấu vốn và nguồn vốn
Vốn là yếu tố quan trọng để phát triển KTTT, do đó đòi hỏi có lượng vốn đủ lớn “tính đến ngày 30/4/99 quy mô vốn bình quân một trang trại tương đối lớn 291,43 triệu…Nhóm trang trại có hướng kinh doanh cây lấu năm và chăn nuôi lợn có quy mô vốn lớn. Nguồn vốn của trang trại chủ yếu dựa vào vốn tự có chiếm 91,03, vốn vay chiếm 8,93%” Thực trạng phát triển KTTT ở nước ta , Nguyễn Thế Nhã , NCKT 10/1999.
.
Về cơ cấu tư liệu sản xuất và tài sản chủ yếu bình quân trang trại “Giá trị vườn cây lâu năm chiếm 62,62% Giá trị đàn gia súc cơ bản 1,89%. Giá trị tài sản cố định có nguồn gốc kỹ thuật 10,47%; gái trị rừng trồng 2,39%, gái trị nuôi trồng thuỷ sản 5,85%. Chi phí sản xuất dổ dang 7,22%, tiền mặt trong kihn doanh 6,74%” Thực trạng và giải pháp phát triển KTTT trong thời kỳ CNH- HĐH , KT&PT 33/1999
.
4.3. Cơ cấu lao động
Lao động trong trang trại chia theo trình độ gồm lao động qua đào tạo và lao động chưa được đào tạo. theo tài liệu của trường ĐHKTQD trong lần nghiên cứu là: lao động qua đào tạo bình quân một trang trại là 0,31 người trong 2,86 người trong tuỏi lao động chiếm 10,84%.
Nếu chia theo tuổi lao động thì có trong tuổi lao độn và ngoài tuổi lao động. Trong 5,82 người thì số lao động trên tuổi bình quân một trang trại là 0,41 người và dưới độ tuổi lao động bình quân là 0,84 người.
Nếu chia theo tính chất lao động thì có lao động làm thuê và lao động gai đình các lao động trang trại chủ yếu là lao động gia đình: bình quân một trang trại thuê 0,98 lao động, Hà Nội, Thanh Hoá thuê gồm 1,5 lao động.
5.Tổ chức sản xuất trong trang trại
5.1. Các loại hình tổ chức sản xuất.
Các chủ trang trại với mục đích sản xuất để chia thu lợi nhuận sẽ phải xác định loại hình sản xuất của trang trại cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện của gai đình nhìn chung có ba loại hình sản xuất.
Trồng trọt, chăn nuôi và kết hợp trồng trọt và chăn nuôi các trang trại hướng vào các loại cây như lúa, mía, cây công nghiệp cây ăn quả. Trong 2353 trang trại trong tổng số 3044 trang trại mà trường ĐHKTQD nghiên cứu có 421 trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm, 344 trang trại trồng cây ăn quả. Các trang trại chăn nuôi có 266 trong 3044 trang trại trong đó 50 trang trại chăn nuôi gia súc, 145 trang trại nuôi lợn, 71 trang trại nuôi gia cầm.
5.2. Đầu tư chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất được hình thành từ vốn kinh doanh của trang trại, nó là các khoản chi về máy móc, cây con giống, vốn đầu tư sản xuất… “Đầu tư chi phí sản xuất bình quan chung một trang trại điều tra 1998 là 69,722 triệunđồng, trong đó đầu tư chi phí vật chất chiếm 71,64%, đầu tư cho chi phí lao động chiếm 24,94% và chi phí khác chiếm 3,43%”.
5.3. Cơ cấu sản xuất của trang trại
Cơ cấu sản xuất của trang trại là biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ về lượng của các ngành, các bộ phận cấu thành trong sản xuất. “Giá trị sản xuất bình quân một trang trại là 105,426 triệu đồng. Nhóm trang trại chăn nuôi lợn đạt tổng thu là 369,138 triệu đồng, thuỷ sản 162,497 triệu đồng, lâm nghiệp 37,014 triệu đồng”. Tỷ trọng cơ cấu gái trị sản xuất của các ngành “trồng trọt 57,75%, chăn nuôi 27,3%, thuỷ sản 13,78% và lâm nghiệp 1,18%.”(Thực trạng và giải pháp phát triển KTTT trong thời kỳ CNH- HĐH , KT & PT ).
Cơ cấu giá trị sản phẩm của các trang trại phân theo các vùng hoặc phân theo lượng kinh doanh đều cho thâý xu hướng chung là tỷ trọng giá trị sản phẩm hàng hoá đạt cao ở những sản phẩm chuyên môn hoá. Nhóm trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm có tổng thu từ trồng trọt chiếm 93,99%, giá trị chăn nuôi chiếm 4,78%. Thuỷ sản và lâm nghiệp chiếm từ 0,51- 0,72%. Nhóm trang trại chăn nuôi lợn có giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 98,42%, giá trị sản xuất trồng trọt chiếm 1,2%, giá trị thuỷ sản và nông nghiệp không đáng kể
II . TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC TRANG TRẠI:
1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM:
1.1. Sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động ở nông thôn
Đến đầu năm 1997 cả nước có trên 27 triệu lao động ở khu vực nông thôn chiếm 75% tổng số lao động xã hội. Hàng năm số người lao động nông thôn tăng thêm 2% do tăng tự nhiên, nhưng đất nông nghiệp lại không tăng. Trong khi đó kinh tế đất nước vẫn còn phát triển chậm chạp việc thu hút lao động của các ngành khác nhau như công nghiệp và dịch vụ chuưa được nhiều vì vậy sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động tạo ra quá lớn làm cho áp lực việc làm đè nặng lên đối với đất nước.
1.2. Lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao.
Nông thôn nước ta là khu vực đông dân nhất chiếm 80% dân số và 76,88% lực lượng lao động xã hội. Hàng năm khu vực này bổ xung khoảng 67 vạn lao động, vì vậy nhu cầu việc làm là rất lớn. Lực lượng lao động ở nông thôn phân bố không đều ở các ngành, các vùng thể hiện qua số liệu:
Cơ cấu phân bố lao động nông thôn theo nghành kinh tế năm 1997.
Các vùng
Tổng số
Chia theo nhóm ngành kinh tế
Nông-lâm-ngư
CN và CD
Dịch vụ
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Nông thôn cả nước
27857460
21721150
77,98
1910205
6,85
4196103
15,17
Miền núi và Trung du
5500581
5087070
92,48
113630
2,07
299881
5,45
Đồng bằng sông Hồng
5723913
4397281
76,82
458802
8,02
862830
15,16
Khu IV cũ
4021525
3319453
82,54
249403
6,2
452669
11,26
Duyên Hải miền Trung
2785685
2087961
74,95
210499
7,56
487225
17,49
Tây Nguyên
1104729
948637
87,33
25630
3,94
94760
8,73
Đông Nam Bộ
2320972
1287482
55,47
359594
15,49
673896
29,04
ĐB sông Cửu Long
6400057
6587266
71,68
492647
7,69
1320444
26,63
(Lao động việc làm ở nông thôn nước ta Thực trạng và Giải pháp , Phạm Thị Khanh , thông tin lý luận 6/1999).
Sự chuyển dịch chậm chạp trong phân bố lực lượng lao động nông thôn không chỉ thể hiện ở ngành kinh tế mà còn rất đậm nét ở các vùng trong phạm vi cả nước, tập trung nhất ở hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu long. Mặc dù là tỉ lệ lao động có việc làm ở nông thôn có tăng lên nhưng số lao động thiếu việc làm ở khu vực này vẫn còn rất lớn. Hiện naycó khoảng 9 triệu lao động thiếu việc làm. Năm 1997 quỹ thời gian lao động nông thôn mới chiếm 72,11% quỹ thời gian.
2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG TRONG TRANG TRẠI HIỆN NAY.
2.1. Đặc điểm của lao động trong trang trại
2.1.1. Lao động có trình độ thấp
Cũng giống như lao động nông nghiệp, lao động trong trang trại được hình thành từ nguồn lao động nông nghiệp nên có trình độ thấp, các trang trại chủ yếu tận dụng lao động gia đình và nếu có đi thuê mướn lao động thì đó là lao ddộng nông nhàn. Những lao động này thường không được đào tạo cho nên trình độ ngành nghề và hiểu biết về quá trình sản xuất là không có. Hầu hết họ sản xuất theo vốn tích luỹ kinh nghiệm. Một thực tế đặt ra cho các trang trại là hiện nay trong nền kinh tế thị trường các trang trại sanr xuất hàng hoá để bán, vì vậy rất cần sản xuất được nhiều nông sản hàng hoá có chất lượng cao. Nhưng với đội ngũ lao động trình độ thấp, việc thuê máy móc, cải tiến sản xuất là việc rất khó.
2.1.2. Lao động sử dụng trong trang trại
Lao động sử dụng trong trang trại chủ yếu là lao động gia đình với mục đích chính của các gia đình là tạo việc làm cho lao động trong gia đình và do quy mô trang trại nhỏ nên lao động trong trang trại chủ yếu là lao động gia đình. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trung bình một trang trại trên cả nước có 2,8 lao động gia đình và 1,2 lao động làm thuê thường xuyên.
Do đặc điểm của nông nghiệp nước ta theo mùa vụ cho nên ở hầu hết các trang trại trong quá trình sản xuất họ không cần thuê nhiều nhân công, mà chủ yếu là dùng lao động gia đình nhưng đến mùa thu hoạch họ sẽ đi thuê nhân công, thu hoạch xong thì số lao động làm thuê này lại trở về. Trong khi đó số lao động được thuê thường xuyên sống trong trang trại, số lượng này rất ít chỉ có trong các trang trại lớn. Những lao động này thường làm theo hợp đồng có thể vài tháng, 1 năm hoặc vài năm. Thông thường họ là những người không nghề nghiệp, không ruộng đất phải đi làm thuê.
2.1.3. Tham gia sản xuất theo mùa vụ
Như đã nói ở trên do đặc điểm lao động nông nghiệp nước ta theo mùa vụ, chính vì vậy việc thuê lao động sản xuất trong trang trại cũng theo mùa vụ. Vào đầu mùa khi bắt đầu một mùa sản xuất người ta thuê nhân công đến thực hiện việc gieo trồng cây con giống, thời điểm này thu hút một số lượng lao động khá đông như sau đó khi bước vào quá trình chăm bón để cho cây con phát triển thì không cần nhiều lao động nữa nhưng đến cuối mùa vụ vào mùa thu hoạch nhu cầu thiên nhiên cũng là rất cao.
2.2. Phân tích số lượng chất lượng lao động trong trang trại
Cũng giống như các ngành kinh tế khác, khi nghiên cứu về kinh tế trang trại, vấn đề đặt ra quan trọng hàng đầu đối với các nhà kinh tế, các nhà xã hội là ngành đó thu hút được bao nhiêu lao động, lao động đã qua đào tạo hay chưa. Để trả lời câu hỏi đó chúng ta nghiên cứu.
2.2.1. Số lượng lao động trong trang trại ở Việt Nam
Điều quan tâm trước tiên đối với lao động trong trang trại là đa số các chủ trang trại là nam giới chiếm 91,85% còn 8,15% là nữ giới, chủ trang trại là dân tộc ít người chiếm 13,17% ... Các chủ trang trại có nguồn gốc xuất thân khá phong phú
Nguồn gốc xuất thân của các chủ trang trại :
Thuần tuý nông dân: 62,35%
Cán bộ công nhân hưu trí: 9,36%
Cán bộ chủ chốt cấp xã: 8,84%
Bộ đội, công an trở về địa phương: 8,11%
Công chức đương chức: 4,73%
Công chức đang làm việc: 3,42%
Chủ trang trại khác: 3,19%
Số lượng lao động làm thuê ở trong các trang trại chưa nhiều, bình quân một trang trại thuê 0,98 lao động thường xuyên, trong đó các trang trại Đắc Lắc thuê gần 2 lao động, còn ở Hà Nội, Thanh Hoá thuê 1,5 lao động. Trong cuộc điều tra của trường Đại học kinh tế quốc dân, trong số 3044 trang trại có 1184 trang trại thuê lao động thường xuyên, chiếm 38,90%, trong đó các trang trại Lâm Đồng chiếm 51,79%, ở Đắc Lắc là 76,51%. Phần lớn các trang trại thuê lao động thường xuyên từ 1 đến 2 lao động chiếm 60,01%, tỷ lệ này ở Nghệ An chiếm 90%, Gia Lai chiếm 72,79%. Số trang trại thuê thường xuyên từ 3 đến 5 lao động chiếm 18,92%. Các trang trại ở Lâm Đồng chiếm 24,14%, Thanh Hoá là 28,68%. Số trang trại thuê từ 5 lao động chiếm 12,08%, ở Hà Nội là 21,1%. Có 2403 trang trại thuê lao động thời vụ chiếm 78,95%, trong đó có 80,32% các trang trại thuê hàng năm dưới 500 ngày công, 13,9% trang trại thuê từ 500 đến 1000 ngày công, 3,78% thuê từ 1000 ngày công trở lên. (Thực trạng phát triển KTTT ở nước ta , Nguyễn Thế Nhã, NCKT 10/1999).
Hiện nay trên cả nước có khoảng 115000 trang trại với trên 70 vạn lao động. Các trang trại thu hút 2-10% hộ nông dân ở mỗi tỉnh. (kinh tế trang trại đột phá mới trong phát triển nông nghiệp, Phạm Duy Liên MCKT 12/99). Nếu tính bình quân mỗi trang trại hiện nay thì mỗi trang trại có khoảng 7 lao động . Đối với các trang trại có quy mô từ 5 ha trở xuống chủ yếu là dùng lao động gia đình kết hợp với làm đổi công trong lúc thời vụ còn khẩn trương. Đối với các trang trại có quy mô từ 5 đến 7 ha lao động gia đình và đổi công còn lại thuê từ 2 đến 5 lao động trong 1-3 tháng. Với các trang trại có quy mô 10 ha trở lên thì ngoài việc sử dụng lao động trong gia đình còn phải thuê lao động làm trong thời vụ hoặc lao động thường xuyên từ 5-10 lao động.
Có thể nói các hộ trang trại không chỉ giải quyết công ăn việc làm cho gia đình mình mà còn thu hút thêm một phần lao động nhàn rỗi trong nông thôn. Kinh tế trang trại miền núi phía bắc ( Thực trạng và giải pháp Đoàn Quang Thiện cơ sở và sản xuất 1+2/01)
2.2.2. Chất lượng lao động trong trang trại
Lao động trong trang trại lấy từ lao động nông thôn chưa được qua đào tạo vì vậy có thể nói chất lượng lao động trong các trang trại hiện nay là rất thấp. Bên cạnh đó do các trang trại ở nước ta sử dụng máy móc rất ít, mà chủ yếu là lao động thủ công vì vậy việc lao động không qua đào tạo vẫn có thể làm việc được. Ngay cả như các chủ trang trại cũng không được học tập, đào tạo với quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại, mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Theo kết quả mới của trường kinh tế quốc dân Trình độ văn hoá của các chủ trang trại có trình độ cấp II trở lên chiếm 80,7%, trong đó các chủ trang trại ở Hà Nội và Thanh Hoá, Nghệ An chiếm 91,8-96,7%. Các chủ trang trại có trình độ chuyên môn từ sơ cấp đến đại học có 949 người chiếm 31,8% , trong đó có trình độ đại học chiếm 5,6%.(Thực trạng phát triển KTTT ở nước ta , Nguyễn Thế Nhã, NCKT 10/1999).
Số lao động trên có đào tạo trong một trang trại là 0,31 người như vậy có thể nói tỉ lệ đào tạo còn quá ít.
Chính vì chất lượng lao động quá thấp, người lao động không hiểu được hết quá trình sản xuất.
2.3. Lao động trong các trang trại và vấn đề trả công lao động trong các trang trại hiện nay.
Qua thực tiễn của các trang trại ta có thể nhận thấy: sức lao động là hàng hoá đặc biệt. Việc sử dụng hàng hoá này tạo ra một giá trị thặng dư rất lớn, nếu người chủ trang trại biết sử dụng sức lao động một cách thích hợp thì sẽ sinh ra lợi nhuận rất lớn cho họ. Nếu biết tổ chức quản lí sử dụng tốt, biết quan tâm thoả đáng lợi ích vật chất và tinh thần của người lao động thì nó là nhân tố quan trọng nhất để làm tăng năng xuất lao động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho chủ trang trại.
Hiện nay ngoài việc tận dụng lao động của gia đình các trang trại còn thuê mướn thêm lao động làm thường xuyên và lao động làm thời vụ
2.3.1. Các hình thức thuê mướn
Các trang trại ở Việt Nam hiện nay có kiểu thuê mướn rất đa dạng, để phân chia các hình thức lao động người ta căn cứ vào thời gian thuê mướn:
- Thuê mướn trong một thời vụ:
Đây là hình thức thuê lao động mà người chủ trang trại thuê lao động từ khi bắt đầu một mùa sản xuất cho đến lúc kết thúc một mùa sản xuất. Tuỳ theo mùa sản xuất mà thời gian thuê có thể dài hay ngắn.
- Thuê làm theo tháng trong từng thời vụ:
Đây là hình thức thuê mướn lao động mà người chủ trang trại thuê lao động trong một thời gian nào đó thường là một tuần, một tháng. Do đặc điểm của trang trại là sản xuất theo mùa vụ chính vì vậy khi vào mùa vụ khối lượng công việc rất nhiều. Do đó các chủ trang trại phải thuê mướn thêm lao động , nhưng khi mùa vụ qua các chủ trang trại không cần thuê nữa. vì vậy quá trình thuê lao động chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.
Thuê lao động công nhật:
Các chủ trang trại trong quá trình sản xuất khi khối lượng công việc lớn lao động trong trang trại không đủ đáp ứng thì chủ trang trại sẽ thuê lao động. Thời gian thuê lao động chỉ được tính bằng buổi, ngày. Do lao động thuê trong thời gian ngắn nên cách này chỉ áp dụng trong một khối lượng công việc lớn nhưng chỉ kéo dài vài ngày và chủ trang trại rất mất thời gian để thuê và thoả thuận về tiền công.
Thuê ở luôn trong nhà để làm quanh năm.
Đây là hình thức thuê lao động mà nhười lao động ở cùng với trang trại, thời gian thuê mướn kéo dài nhiều tháng. Người lao động được tính gần như lao động gia đình, họ tham gia lao động sản xuất cùng với lao động gia đình trong tất cả các hoạt động của trạng trại. Tính do tính chất đó mà lao động này thường chỉ thuê ở những vùng xem có quy mô lớn, công việc sản xuất đơn điệu.
Thuê cho làm lán hay ở luôn trong trang trại vừa làm boả vệ, làm công đồng thời được chủ trang trại cấp đất làm kinh tế nông hộ. Đây là hình thức thuê lao động mà chỉ có các trang trại có quy mô lớn mới thuê. Chủ trang trại cấp cho người lao động một ít đất để họ và gia đình họ cư trú và sản xuất cho gia đình vừa làm thuê cho chủ trang trại, loại hình này chỉ áp dụng với những lao động thời gian thuê mướn lâu năm.
2.3.2. Các hình thức trả công rất phong phú.
Hiện nay các trang trại ở Việt Nam áp dụng một số hình thức trả công sau:
Trả bằng tiền: đây là hình thức phổ biến được áp dụng trong các trang trại. Nó vùa tiện lợi đồng thời nó phản ánh dễ hơn mức tiền công giữa các trang trại. Người lao động nhận được tiền thoả thuận khi hoàn thành một khối lượng công việc được chủ trang trại giao.
Trả bằng hiện vật: Ngoài hình thức trả công bằng tiền các trang trại còn áp dụng hình thức trả công bằng hiện vật đó là hình thức trả công mà ngưới chủ trang trại trả công cho người lao động bằng chính nhữnh sản phẩm mà họ làm ra. Cách trả công này có ưu điểm là ngưới lao động có được lương thực thực phẩm mà không phải mua, nhưng có hạn chế là người lao động khi muấn mua những hàng hoá sinh hoạt khác thì phải bán đi.
Trả bằng tiền và hiện vật: Đây là hình thức kết hợp cả hai hình thức trên. Chủ trang trại vừa trả công bằng tiền, vừa trả bằng hiện vật cho người lao động khi họ hoàn thành khối lượng công việc.
Trả công khoán theo số lượng và chất lượng công việc: Đây là hình thức trả công mà người chủ trang trại căn cứ vào thời gian người lao động làm việc và căn cứ vào số lượng, chất lượng công việc họ khoán cho người lao động.
Về mức trả công: Việc trả công trong các trang trại phải dựa trên nguyên tắc thoả thuận và theo thị trường sức lao động. Mức tiền công cao hay thấp phụ thuộc vào quy luật cung cầu về sức lao động và mức sống tối thiểu của người lao động.'' Mức tiền công hàng tháng đạt 434,29 ngàn đồng .Mức tiền công ngày của lao động thời vụ đạt bình quân 18,08 ngàn đồng''. (Thực trạng và giải pháp phát triển KTTT trong thời kỳ CNH- HĐH , KT&PT 33/1999 ).
Biểu : Mức thu nhập bình quân trong độ tuổi và nhân khẩu của các trang trại điều tra (đơn vị 1000đ)
Trang trại ở các tỉnh
TN của một lao động
TN của một nhân khẩu
BQ 1năm
BQ 1 tháng
BQ 1năm
BQ 1 tháng
Trong đó
Sơn La
9.772
814
4.611
384
Yên Bái
7.762
647
4.012
334
Quang Ninh
4.452
371
2.874
239
Hà Nội
14.315
1.193
7.817
651
Thanh Hoá
21.113
1.759
9.974
831
Nghệ An
7.230
602
3.347
279
Gia Lai
15.233
1.269
7.185
599
Đắc Lắc
26.073
2.173
11.055
921
Lâm Đồng
25.285
2.107
11.211
934
Khánh Hoà
30.220
2.518
15.434
1.286
Ninh Thuận
22.632
1.886
11.220
935
Bình Dương
7.113
593
4.009
334
Đồng Nai
22.004
1.834
11.099
925
Long An
13.978
1.116
7.818
652
Cà Mau
12.737
1.061
7.672
639
Bình quân chung
16.120
1.343
7.920
660
(Thực trạng phát triển KTTT nước ta , Nguyễn Thế Nhã , NCKT 10/1999).
2.4. Phân tích điều kiện lao động trang trại
2.4.1 Lao động trong những điều kiện thiên nhiên phức tạp
Sản xuất nông nghiệp có một đặc tính là phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu. Chính vì vậy do điều kiện địa hình thời tiết nước ta phức tạp mà người lao động thường xuyên phải làm việc trong điều kiện nóng bức kéo dài ảnh hưởng đến sức khoẻ. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất mà còn ảnh hưởng nặng nề đến kết quả sản xuất mà cụ thể ở đây là năng suất cây trồng và vật nuôi trong các trang trại. Bão lũ nắng nóng kéo dài gây thiệt hại rất nhiều cho các trang trại.
2.4.2 Lao động trong điều kiện nặng nhọc
Do nền kinh tế kém phát triển. quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đã diễn ra chậm chạm vì vậy việc cơ khí hoá nông thôn trong mấy năm gần đây không thay đổi đáng kể. Trong một cuộc điều tra cuỉa bộ nông nghiệp cho thấy 77 gia đình nông dân làm đất bằng trâu bò thậm chí có 5.5% gia đình còn “kéo cày thay trâu”. số hộ gia đình nhờ máy cày làm đất chỉ chiếm dưới 7%. ở khâu tuất lúa 62.6% hộ gia đình tuất lúa bằng máy đạp chân thủ công. 24.1% đập lúa bằng tay. Vận chuyển trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu bằng trâu bò và đôi vai. việc sử dụng máy kéo. máy bơm. và các máy móc khác chỉ tập trung ở các gia đình có điều kiện kinh tế. Điều tra ở 17 tỉnh trong cả nước cho thấy cứ 10 hộ gồm có hai máy kéo. 4 máy nổ. 2.6 máy bơm và 2 máy tuất lúa.
2.4.3. Lao động trong những môi trường độc hại
Ngày nay lao động trong trang trại thường xuyên phải tiếp xúc với hoá chất độc hại như phân bón hoá học thuốc trừ sâu. các loại cây bị sâu bệnh phá hoại vì vậy các chủ trang trại thường sử dụng các loại hoá chất để phòng cho cây trồng. Theo một cuộc điều tra của bộ nông nghiệp phát triển nông thôn thì bình quân mỗi năm nông nghiệp nước ta sử dụng thuốc trừ sâu trên dưới 0.5 kg/ha. phân hoá học trên dưới 70kg/ha.
Trong khi đó do sự thiếu hiểu biết của lao động nông nghiệp lại phải thường xuyên tiếp xúc với hoá chất thì sẽ rất nguy hiểm cho người lao động.
2.5. Phân tích quỹ thời gian và việc sử dụng quỹ thời gian trong trang trại
Là số ngày/ người lao động làm việc thực tế trong trang trại . Quỹ thời gian trong trang trại ở các trang trại của Việt Nam hiện nay khác nhau theo từng vùng, do có quy mô khác nhau nên các trang trại sử dụng số lượng lao động cũng khác nhau. Cũng giống như lao động nông nghiệp, lao động trong trang trại những ngày mùa thường phải làm với cường độ cao, trong thời gian dài. Một ngày làm việc của họ thường kéo dài từ 10-14 giờ . '' Số người trong độ tuổi lao động bình quân một trang trại là 2,86 ,trên độ tuổi lao động là0,41người. Lao động thuê thường xuyên binh quân là 0,98 . Số ngày công thuê thời vụ bình quân một trang trại là 269 công .1184 trang trại thuê lao động thường xuyên, chiếm 38,9%và 2403 trang trại thuê lao động thời vụ , chiếm 78,95%. Trong các trang trại thuê lao động thường xuyên, số thuê từ 1 - 2 lao động chiếm 69%, thuê từ 3-4 lao động chiếm 18,91% và thuê từ 5 lao động trở lên chiếm 123,19% . Có 80,32% trang trại thuê lao động thời vụ với quy mô dưới 500 ngày công hàng năm, 13,9% trang trại thuê từ 500-1000 ngày công và 5,78% thuê từ 1000 ngày công trở lên ." (Thực trạng và giải pháp phát triển KTTT trong thời kỳ CNH- HĐH, KT&PT 33/1999).
Phần III : Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động có hiệu quả
Định hướng chung cho thu hút và sử dụng lao động
Từ quan điểm và phưong hướng phát triển kinh tế trang trại theo nghị quyết 03- 2000 /NQ-CP của chính phủ ra ngày 2/2/2000 là :
Tập trung đầu tư nâng cao quy mô , chất lượng , hiệu quả của các trang trại hiện có , khuyến khích các chủ trang trại sử dụng nhứng lợi ích chính đáng do phát triển kinh tế trang trại đem lại để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh cải thiện cuộc sống tạo thêm việc làm và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động ... Cùng với việc phân tích tình hình sử dụnglao động trong các trang trại để có thể đi vào nhứng định hướng cụ thể sau:
Đối với các loại hình sản xuất.
Qua so sánh về vấn đề sử dụng lao độn trong các loại hình sản xuất, tốc độ và tiềm năng phát triển ta thấy trong các trang trại nuôi trồng thuỷ sản là các trang trại thu hút và sử dụng lao động có hiệu quả cao.
Hiệu quả nhất trong vấn đề thu hút và sử dụng lao động trong nông nghiệp phải nói đến các trang trại trồng cây hàng năm: vốn đầu tư nhỏ, thu hút được lượng lao động lớn trong khi diện tích sử dụng không quá lớn.nhất là trong vấn đề nâng cao hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn.Chính vì thế cần có sự ưu tiên đầu tư xây dựng các mô hình này dưới các hình thức hỗ trợ về vốn, quy hoạch nhanh chóng lại các vùng, đưa ra đấu thầu để nhanh chóng đưa vào sản xuất.
Có sự điều chỉnh trong hạn điền để tạo điều kiện cho sự ra đời của đàn gia súc và các trang trại nông lâm thuỷ sản kết hợp.đây là những trang trại không những thu hút sử dụng lao động có hiệu quả mà còn là những trang trại mang lại hiệu quả kinh tế rất cao trong snả xuất hàng hóa.
Các trang trại trồng cây công nghiệp lâu nămvà cây ăn quả cần có sự giúp đỡ trong vấn đề chọn giống , quy hoạch sản xuất, chú ý đến vấn đề kết hợp cây trồng vật nuôi trong diện tích hiện có để tận dụng hết tiềm năng cuẩ trang trại, có chính sách khuyến khích người nông dân trồng cây công nghiệp như cao su,chè...Tránh tình trạng phá bỏ các loại cây công nghiệp này do không có khả năng tiêu thụ tốt nên hiệu quả kinh tế đối với các hôk không cao.Chính vì thế cần tạo lập mạng lưới thu mua khắp nơi, cũng cố các cơ sở chế biến đầu ra cho loại sản phẩm này để tiếp tục khuyến khích loại hình này tồn tại và phát triển.
Đối với các vùng kinh tế.
Với tiềm năng và ưu thế về sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp dẫn đến số lượng trang trại khác nhau thì giải quyết việc làm cho người lao động cũng khác nhau.
-Đối với vùng đồng bằng: đất đai ít dân số đông. Do đó cần khuyến khích sự phát triển của kinh tế trang trại để giải quyết một lượng lao động lớn đang cónhu cầu về việc làm, nhất là các trang trại trồng cây hàng năm. khuyến khích dồn điền, dồn thửa để có đủ diện tích hình thành các trang trại mới.Khuyến khích và hỗ trợ ccác trang trại đầu tư phát triển theo chiều sâu: thâm canh, cải tạo đất, áp dụng giống mới , nâng cao hệ số sử dụng đất, tận dụng mặt nướcđể nuôi trồng thuỷ sản.
Đối với khu vực ven biển có số lao động bình quân trong mỗi trang trại lớn, bờ biển dài, nhiều cửa lạch. Do vậy cần có sự khuyến khích và hỗ trợ đầu tư thích đáng hìn thành những trang trại phù hợp, khuyến khích những trang trại áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tạo, mở rộng diện tích nuôi trồng và nâng cao năng suất, tạo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu.
Đối với vùng trung du và miền núi: Tiếp tục thực hiện giao đất, giao rừng, kết hợp trồng rừng phòng hộ và rừng kinh tế.Quy hoạch vùng trồng cây nguyên liệu phục vụ cho một số nghành sản xuất trong nước như: mía, thuốc lá, chè,cói...Phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm, nhất là đàn gia súc.Nâng cấp hệ thống giao thông điện, thông tin liên lạc...nhằm khuyến khích phát triển kinh tế miền núi nói chung và phát triển kinh tế trang trại nói riêng, thu hút lao động từ đồng bằng , đô thị lên khai thác tiềm năng của vùng.
II. Những giải pháp thu hút và sử dụng lao động trong kinh tế trang trại ở Việt Nam
Các giải pháp phát triển kinh tế trang trại.
Chính sách về đất đai.
Tích tụ tập trung đất đai của phần lớn các trang trại trong thời gian qua chủ yếu thông qua sự điều tiết từ các chính sách của nhà nước,song tới đâyviệc điều tiết đó sẽ ít đi và they bằng hình thức thuê mướn, mua bán, chuyển nhượng. Do vậy nhà nước cần:
Hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của các vùng, các huyện, tập trung vào vùng sản xuất hàng hóa đặc biệt là vùng cung cấp nguyên liệu cho các khu công nghiệp tập trung và hàng nông sản xuất khẩu.
Đối với những trang trại làm ăn có hiệu quả, cần xem xét khả năng cho phép quản lý đất đai vượt mức hạn điền theo một tỷ lệ nhất định phù hợp với từng vùng từng loại cây. Đối với các trang trại hiện đang quản lý số ruộng đất quá mức hạn điền, nếu làm ăncó hiệu quả càn tạo điều kiện cho họ phát triển thông qua các chính sách khác như thuê.
Nghiên cứu bổ sung cho phép người lao động kéo dài thời hạn sử dụng đất đai nếu xét thấy cần thiết. Thời gian kéo dài căn cứ vào từng loại cây trồng, từng vùng và đặc biệt la hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại.
Nguồn vốn đầu tư.
Từ thực trạng nguồn vốn đầu tư cho các trang trại rất hạn hẹp, nhỏ lẻ, đa số các chủ trang trại có nguồn vốn đầu tư không đủ lớn. Vì vậy:
Cần có sự tăng cường nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn vay từ các ngân hàng NN- PTNT, ngân hàng thương mại. So với lượng vốn hỗ trợ và cho vay còn quá nhỏ, thời hạn cho vay không đủ dài. đa số các chủ trang trại có ý kiến cần kéo dài thời gian cho vay, nhất là nguồn vốn cho vay tập trung và dài hạn với lãi suất từ 0.5-0.7%. nhà nước cần tạo hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn của chủ trang trại thông qua viẹc thuế chấp tài sảnđảm bảo bằng đất đai và cây con. Tập trung nguồn vốn ngân sách xây dựng hạ tầng thuỷ lợi, giao thông, cơ sở thu mua, chế biến, tiêu thụ nông sản ở những vùng có tiềm năngphát triển kinh tế trang trại
Tổ chức các quỹ tín dụng nhân dân có sự tham gia của chủ trang trại nhằm huy động nguồn vốn trong dân, khuyến khích người có vốn và chủ trang trại hỗ trợ nhau trong quá trình đầu tư sản xuất.
Huy động nguồn vốn từ các hình thức hợp tác giữa các hộ có đất và các hộ
có vốn tạo nên sự liên doanh liên kết giữa các trang trại trong quá trình sản xuất. Trang trại có sản phẩm đầu ra là các nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, cần có sự ký kết hợp đồng để vay đủ vốn với thời hạn phù hợp.
Chính sách về thị trường.
Hiện nay sản phẩm nông sản hàng hóacủa các trang trại làm ra ngày càng tăng vì vậy vấn đề tiêu thụ sản phẩm đang rất được quan tâm. do đó:
Nhà nước nên tổ chức tốt việc cung cấp thông tin thị trường, khuyến cáo khoa học kỹ thuật, giúp cho các chủ trang trại định hướng sản xuất phù hợp vơí nhu cầu về hàng hoá trong và ngoài nước.
Nhà nước cần có chiến lược thị trường nói chung và chiến lược nông – lâm thuỷ sản nói riêng để tạo điều kiệnổn định đầu vào và đầu ra cho sản xuất.
Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Đẩy nhanh việc nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến nhằm đảm bảoan toà trong sản xuất, nâng cao năng suất cây trồngvật nuôivà mang lại hiệu quả kinh tế cao cần thực hiện:
Tập trung vào công nghệ sản xuất sinh học, công nghệ chế biến và bảo quản. sự ứng dụng của khoa học công nghệ sẽ giúp các trang trại đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất.
Phát triển nhanh nguồn nhân lực khoa học công nghệ bằng chiính sách đào tạo, đãi ngộ thích đáng với lực lượng lao động nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh về cả số lượng và chất lượng sản phẩm.
Tạo điều kiện khuyến khích các chủ trang trại trang bị máy móc thiết bị về chế biến nông sản ngay tại các trang trại
Giải pháp về lao động.
Từ nghị quyết 05/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại trong đó chính sách về lao động được đưa ra là:
Những chính sách về lao động.
Về vấn đề hợp đồng lao đồng lao động: Nhà nước có thể áp dụng quy định về hợp đồng lao động trong bộ luật hiện hành với lao động lam f thuê trong các trang trại hiện nay. Tạm thời có thể hướng dẫn và bắt buộc các chủ trang trại ký kết các hợp động với người lao động làm thuê thường xuyên với những nội dung cơ bản như: Thời hạn kí kết hợp đồng lao động, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, những công việc cơ bản mà người lao động phải thực hiện trong quả trình lao động, tiền công, tiền lương người lao động được nhận, hình thức trả công, các chế độ phụ cấp như ốm đau tai nạn, làm qua giờ, bảo hộ lao động...có như vậy thì mớibảo vệ được quyền lợi cho người lao động trong quá trình sản xuất cũng như của chủ trang trại trong quá trình quản lí trang trại.
Đối với người lao động làm thuê thời vụ có thể sự thay đổi không nhiều về nội dungtheo tính chất của thuê lao động thời vụ khác với thuê lao động thường xuyên: thời hạn lao động trong một mùa vụ. Với cách kí hợp đồng như vậy sẽ ổn định được việc làm thời vụcho người lao động và người lao động sẽ có trách nhiệm cao hơn trong quá trình lao động, đồng thời chủ trang trại cũ dễ dàng trong việc thuê mướn lao động theo thời vụ, không phải cứ mỗi vụ lại kí hợp đồng một lần.
Cần thiết phải đưa vấn đề bảo hộ lao động, bảohiểm thân thể và nhu cầu vật chất cho người lao động làmthuê, chế độ bảo họ lao động là một việc làm hết sức cần thiết mà đa phần các chủ trang trại chưa hoặc ít quan tâm đến.
Các cơ quan có chức năng cần có kế hoạch kiểm tra giám sát việc thuê mướn và trả cong lao động cho người làm thuê trong các trang trại bằng cách lập các sổ theo dõi, quản lí lao động yêu cầu chủ trang trại phải ghi đầy đủ làm cơ sở kiểm tra, để bảo vệ quyền lợi cho người lao động
Đối với lao động trong kinh tế trang trại.
- Đối với chủ trang trại: từ thực trạng ta thấy trình độ văn hóa của các chủ trang trại ở nước ta còn rất thấp đa số chỉ có trình độ cấp I và cấp II.nếu có trình độ văn hoá cao thì đa số là cán bộ đang làm trong các cơ quan xí nghiệp hoặc là đã nghỉ hưu, còn lại là nông dân có trình độ thấp.Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiếp thu và vận dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, năng lực quản lí kinh doanh cũng bị hạn chế rất lớn, dẫn đến chỉ sản xuất theo kinh nghịêm và cây trồng vật nuôi phát phụ thuộc vào môi trường tự nhiên., chính vì thế để nâng cao năng lực quản lí sản xuất, áp dụng khoa học kĩ thuật cần phải có chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ các chủ trang trại như:
+ Tổ chức các lớp học ngắn và trung hạn đối với các chủ trang trại đề cập đến các vấn đề như:đặc tính cây trồng vật nuôi, đất đai, quy hoạch sản xuất, canh tác, sử dụng lao động sẵn có...
+ Khuyến khích các chủ trang trại tự thành lập, tổ chức các lớp học. đối với các chủ trang trại có đủ trình độ chuyên mônkhuyến khích họ tham gia các lớp đào tạo chính khoá hoặc không chính khoá tại các trương nông – lâm – thuỷ sản.
+ Thành lập hội nhóm các chủ trang trại để trao đổi kinh nghiệm, kiến thức trong quá trình sản xuất.
Đối với đội ngũ lao động: đội ngũ lao động trong các trang trại ở nước ta chủ yếu là nông dân, lao động giản đơn, trình độ văn hóa thấp. Chính vì thế cần có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ sản xuất cho người lao động.
+ thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đối với mọi công dân trong xã hội, nhất là những lao động nông thôn nhằm nâng cao dân trí, giúp người lao động biết đọc, biết viết để người lao động có khả năng tiếp thu kiến thức sản xuất.
+ Đối với lao động thuê thường xuyên chủ trang trại có thể ký hợp đồng lâu dài và có sự đầu tư đào tạo kỹ thuật cho người lao động tuỳ theo sự thoả thuận của hai bên tránh thiệt thòi cho chủ trang trại khi bỏ chi phí cho người lao động .
Tăng cường sử dụng lao động trong kinh tế trang trại .
Với dân số gần 80 triệu người trong đó lực lượng lao động chiếm 47% dân số Việt Nam là một nước đông dân , nguồn lao động dồi dào , tập trung chủ yếu ở nông thôn đây là một lơị thế lớn để phân tích kinh tế nếu số lao động trên được sử dụng .
Kinh tế trang trại Việt Nam từ khi ra đời đã thu hút một lượng lao động tương đối lớn , con số này so với lực lượng lao động trong nông nghiệp thì còn rất nhỏ .Bởi vậy vấn đề đặt ra là phải :
Khuyến khích các chủ trang trại sử dụng nhiều lao động sống trong khâu canh tác, khai hoang .
Sử dụng lao động để quai đê lấn biển ,khai thác tiềm năng vùng ven biển kết hợp đầu tư , thâm canh và bán thâm canh trong các trang trại nuội trông thuỷ sản .
Sử dụng lao động để phát triển kinh tế trang trại theo chiều rộng thông qua xây dựng vùng kinh tế mới , khuyến khích lao động từ đồng bằng- Đô thị đầu tư lên những vùng có tiềm năng hình thành nhiều loại hình trang trại thích hợp .
Sử dụng và bố trí lao động để phát triển kinh tế trang trại theo chiều sâu : áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để tăng năng suất lao động cũng như tăng năng suất cây trồng vật nuôi .nghĩa là cần có sự đào tạo lao động một cách thoả đáng để có thể áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất , đồng thời tạo ra những việc làm mới trong mỗi trang trại .
KẾT LUẬN
Phân tích tình hình sử dụng lao động trong các kinhtế rang trại ở Việt Nam nhằm đánh giá tình hình cũng như đưa r các giải pháp để thu hút và sử dụng lao động có hiệu quả là một đề tài mới ngay cả đối với nghiên cứu về những vấn đề trong kinh tế trang trại những năm gần đây.Từ thực trạng phát triển kinh tế rang trại và những tác động tích cực của nó tới kinh tế nông nghiệp và nông thôn như chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH- HĐH, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần tích cực xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái.
Qua đề tài:”Kinh tế trang trại và sử dụng lao động trong các trang trại ở Việt Nam hiện nay” em đi sâu vào tìm hiểu tình hình sử dụng lao động trong các trang trại ở Việt Nam, thông qua số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng lao động theo thời gian, theo trình độ chuyên môn của người lao động. Và cho rằng kinh tế trang trại là loại hình thu hút và sử dụng lao động có hiêu quả trang nông nghiệp- nông thôn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cuốn “Trang trại ở Việt Nam hiện nay và các vấn đề cần giải quyết” do TS Nguyễn Hoà Bình chủ biên.
Các bài viết trong “Tạp chí nông nghiệp” số 16, 19 xuất bản năm 2001.
Cuốn “Làm giàu từ kinh tế trang trại” do tiến sĩ Trần Kiên. PHúc Kỳ chủ biên
Giáo trình kinh tế lao động- Mai quốc chánh biên soạn.
Giáo trình kinh tế chính trị tập 1,2.
Niêm giám thống kê về nông nghiệp năm 1999, 2000 2001, 2002 của tổng cục thống kê.
Tạp chí kinh tế phát triển các số 35, 36, 37, 84, 89 phát hanh năm 2000
Và các bài viết có liên quan đến việc phát triển trang trại ở Việt Nam.
Mục lục Trang
Lời nói đầu 1
Phần I : Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại 3
I.Sơ lược về tình hình kinh tế trang trại 3
II.Khái niệm , đặc trưng và vai trò của kinh tế trang trại 5
Phần II : Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở 12
Việt Nam hiện nay
I. Tình hình phát triển kinh tế trang trại trong những năm qua 12
II.Tình hình sử dụng lao động trong các trang trại 16
Phần III : Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao 26
động có hiệu quả
I. Định hướng chung cho việc thu hút và sử dụng lao động 23
II. Những giải pháp thu hút và sử dụng lao động trong kinh 27
tế trang trại
Kết luận 33
Tài liệu tham khảo 34
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1197.doc