Đề tài Lạm phát và các giảI pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay

Khi nghiên cứu về lạm phát, thì những nhà khoa học và toàn xã hộI đều khẳng định rằng: Lạm phát luôn luôn là một đề tài lớn, khó và phức tạp. MỗI khi xuất hiện đều mang theo một sức tàn phá tiềm ẩn, làm rốI loạn nền kinh tế, làm phức tạp xã hộI. Và nó cũng đòi hỏI nhiều tâm trí và sức lực của các nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo nhằm tìm ra các giảI pháp kiềm chế để tránh hậu quả do nó gây ra. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra rằng: “ Lạm phát luôn luôn và mọI nơi là vấn đề thuộc về tiền tệ”. Vì thế, chúng ta không thể xoá bỏ lạm phát mà nó luôn luôn tồn tại. Vấn đề đặt ra đốI vớI bất kỳ quốc gia nào là thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm: Tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và lạm phát ở mức hợp lý. Các biện pháp đó được thực hiện đồng bộ, tuỳ thuộc các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát mà chú trọng biện pháp nào hơn. Sự thành công trong kiềm chế lạm phát là nhờ sự thông minh, linh hoạt của chính phủ mỗI nước. Ở Việt Nam, việc kiềm chế lạm phát đã thu được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, mở đường cho sự phát triển kinh tế trong thờI gian tới.

doc32 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2235 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lạm phát và các giảI pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.Lời mở đầu Sự vận động và diễn biến của sức mua tiền tệ trên thị trường luôn luôn là tấm gương phản ánh một cách đầy đủ nhất thực trạng kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ phát triển. Vì thế, sức mua của tiền tệ và sự ổn định của nó luôn là một nhiệm vụ kinh tế quan trọng bậc nhất và cũng là nhiệm vụ chính trị mà các nhà chức trách của bất kỳ đất nước nào cũng phảI đặc biệt quan tâm. Cũng bởI vì thế mà vấn đề lạm phát, chống lạm phát, kiềm chế và kiểm soát lạm phát là một trong những vấn đề đầu tiên trong việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. Và cũng là vấn đề mà các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các nhà quản lý dày công nghiên cứu và có nhiều tranh cãi. Lạm phát, nó luôn là con dao hai lưỡi. Một mặt, nó kích thích tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, khi lạm phát cao và không kiểm soát được thì nó để lạI hậu quả nghiêm trọng đốI vớI nền kinh tế, cũng như xã hội. Vấn đề đặt ra là phảI giữ lạm phát ở mức nào là phù hợp để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao. Và khi lạm phát bùng nổ thì những biện pháp nào là hữu hiệu để khống chế và kiểm soát nó. Bởi vai trò quan trọng của lạm phát đối với nền kinh tế, nên em đã chọn đề tài: “Lạm phát và các giảI pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu. Đây là một vấn đề kinh tế phức tạp và có nhiều quan điểm khác nhau. VớI thời gian và khả năng hạn chế, em mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy và các bạn để bài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn. B. NộI dung I. Cơ sở lý luận 1. Lý luận chung về lạm phát 1.1. Thế nào là lạm phát: Lạm phát đã được đề cập rất nhiều trong các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế. Trong mỗi công trình, các nhà kinh tế đưa ra các khái niệm về lạm phát. Theo Các Mác trong bộ tư sản: Lạm phát là việc làm tràn đầy các kênh, các luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa, dẫn đến giá cả tăng vọt. Ông cho rằng lạm phát là bạn đường của Chũ nghĩa Tư bản (CNTB). Ngoài việc bóc lột ngườI lao động bằng giá trị thặng dư, CNTB còn gây ra lạm phát để bóc lột ngườI lao động một lần nữa, do lạm phát làm tiền lương thực tế của người lao động giảm xuống. Theo nhà kinh tế học Samuelson thì: Lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá cả chung. Theo ông thì: “ Lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng lên. Giá bánh mỳ, dầu, xăng, xe ôtô tăng…” Còn theo Milton Friedman thì quan niệm: “Lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và kéo dài”. Ông còn cho rằng: “Lạm phát luôn luôn và bao giờ cũng là một hiện tượng tiền tệ”. Ý kiến này đã được sự tán thành của đa số các nhà kinh tế thuộc phái tiền tệ và phái Keynes. Ngày nay, lạm phát thường được hiểu là: “Sự gia tăng liên tục của mức giá cả chung theo thời gian. Hay là sự sụt giảm liên tục của sức mua đồng tiền trong một khoảng thời gian”. Và mức giá chung của nền kinh tế thường được xác định qua việc đo lường chỉ số giá tiêu dùng (CPI). CPI tính chi phí của một giỏ hàng tiêu dùng và dịch vụ trên thị trường. Các nhóm chính đó là: Hàng lương thực, thực phẩm, nhà cửa, chất đốt, vật tư y tế. Để tính CPI ngườI ta dựa vào tỷ trọng của phần chi cho từng mặt hàng trong tổng chi tiêu cho tiêu dùng của thời kỳ có lạm phát. 1.2. Quan điểm của các trường phái khác nhau về lạm phát: Do quan điểm nhìn nhận khác nhau về nguyên nhân và hậu quả của lạm phát gắn liền vớI vấn đề chung của sự phát triển và kém phát triển của nền kinh tế, cũng như các yếu tố về thể chế, chính sách.. Vì thế, mà có các trường phái khác nhau về lạm phát. Trong đó có một số quan điểm chính sau: 1.2.1. Lý thuyết cơ cấu về lạm phát: Theo quan điểm của trường phái này thì, nguyên nhân của lạm phát là do sự mất cân đốI về cơ cấu kinh tế, mâu thuẫn về phân phốI gây ra tăng giá. Và họ cũng cho rằng: Lạm phát là tất yếu của nền kinh tế khi muốn tăng trưởng kinh tế cao nhưng lạI tồn tạI nhiều khiếm khuyết, hạn chế và yếu kém. Lạm phát cơ cấu có thể viết dướI dạng phương trình sau: l = a.d/GDP +b. Log (GDP)+d.log(e)+g. Trong đó: d là mức thâm hụt ngân sách nhà nước e là tỷ giá hốI đoái. l là tỷ lệ lạm phát. Có thể giảI thích cụ thể như sau: - Mất cân đốI giữa cung và cầu lương thực, thực phẩm do quá trình đô thị hoá, những ngườI sống ở đô thị có thu nhập cao và ngày càng đông nên nhu cầu lớn. Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp lạI chưa được quan tâm phát triển đúng, nên cung lạI bị hạn chế. Kết quả đẩy giá lên cao. - Mất cân đốI cung- cầu ngoạI tệ do nhà nước nhập nhiều hơn xuất dẫn đến cán cân thanh toán quốc tế của những nước này lâm vào tình trạng khó khăn và buộc họ phá giá đồng tiền. Dẫn đến, lạm phát tăng lên. - Kinh tế tăng trưởng nhanh lạI đòi hỏI nguồn vốn lớn. Nhưng nguồn vốn trong nước lạI hạn chế, thu ngân sách có hạn, chi nhiều. Nên nhiều nước đã phát hành tiền cho ngân sách đảm bảo chi và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Đây là quan điểm xuất phát từ các nước đang phát triển nghiên cứu. Nên, nó chủ yếu dựa trên đặc điểm các nước đang phát triển để đưa ra kết luận của mình. Chẳng hạn như các đặc điểm: Cơ cấu thị trường chưa hoàn chỉnh, các nguồn vật liệu có giới hạn, năng lực sản xuất không khai thác hết…Và đã đưa ra những nguyên nhân của lạm phát, nhưng lạm phát không đơn thuần như vậy. Nó xuất phát từ nhiều yếu tố và nó cũng cộng hưởng của nhiều yếu tố mà thành. Tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh phát triển của mỗI nước mà có nguyên nhân, đặc điểm riêng hình thành nên lạm phát, cũng có những biện pháp kiểm soát riêng. Chẳng hạn như: Tăng xuất khẩu, hạn chế chi tiêu chính phủ khai thác hết mọI tiềm lực. 1.2.2. Trường phái tiền tệ: Trường phái này cho rằng, lạm phát là một hiện tượng thuần tuý tiền tệ, giá tăng lên ít nhiều là do cung tiền tệ quá mức cầu của nền kinh tế. Theo quan điểm này thì lạm phát xuất hiện khi có một lượng tiền bơm vào lưu thông lớn hơn khốI lượng cần thiết cho lưu thông tiền tệ. Thường là ngân hàng nhà nước cung ứng để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước và mở rộng tín dụng cho ngân hàng thương mại. Do đó, ngoài thị trường, cung tiền tệ lớn hơn cầu tiền tệ và khan hiếm hàng hoá, dẫn đến lạm phát. Lạm phát tiền tệ được viết dướI dạng phương trình: L=m – g m là tốc độ tăng trưởng kinh tế. g là tốc độ tăng GDP thực. Tuy nhiên, trong dài hạn thường dùng phương pháp xấp xỉ: L = a.m+b.g+d (với b<0). Các nhà tiền tệ cũng không phản đối những mất cân đối của nền kinh tế tác động gây cho giá tăng lên. Nhưng họ lý giảI rằng chung qui vẫn là do lượng cung tiền tệ vượt quá cầu. Nếu không có hiện tượng cung tiền tệ tăng lên thì cầu hàng hoá sẽ bị khống chế lại và giá cũng không tăng lên do đã tạo ra được một sự cân bằng thị trường mới ở mức cung tiền tệ và hàng hoá giới hạn. Hiện nay, ngườI ta thống nhất làm phát là một căn bệnh tiềm ẩn của mọI nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Lạm phát xuất hiện khi mất cân đốI giữa tổng cung và tổng cầu hàng hoá và mất cân đốI giữa cung- cầu tiền tệ. 1.3. Thước đo của lạm phát. Khi muốn nói đến thước đo của lạm phát, tưc là nói đến mối quan hệ giữa lạm phát và chỉ số giá. Nhưng trong thực tế, việc dùng chỉ số giá để đo lạm phát thường không được chính xác, bởi nó luôn luôn có khuynh hướng phóng đạI lạm phát thực do giá bán lẻ nó không phản ánh đầy đủ sự cảI thiện chất lượng sản phẩm, không phản ánh sự cảI tiến kỷ thuật. Vì thế, cần nghiên cứu chính xác sao cho sự sai lệch là ít nhất. Cho đến nay việc tính tỷ lệ lạm phát còn có nhiều vấn đề phảI bàn nhưng có thể tính theo công thức sau Lt = Trong đó: Lt: tỷ lệ lạm phát giai đoạn t t : giai đoạn tính lạm phát pt:tổng giá cả giai đoạn t pt-1: tổng giá cả giai đoạn t-1 Có 1 số phương pháp tính tổng mức giá: 1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2. Chỉ số giảm phát GDP 3. Chri số giá sản xuất: PPI n Trong đó, chỉ số tiêu dùng CPI là chỉ số quan trọng mà một số nước thường lấy để đo tỷ lệ lạm phát và được xem là để đo lường chi phí liên quan đến rổ hàng hoá và dịch vụ cụ thể được ngườI lao động mua. Công thức Pit qi0 I=1 å Pit: giá hàng hóa sản phẩm i trong giai đoạn t Pi0: giá hàng hóa sản phẩm i trong giai đoạn cơ sở qi0: tổng lượng hàng hóa sản phẩm i trong giai đoạn cơ sở Pi0 qi0 å n CPI = I=1 å n I=1 Pit qit n I=1 å Pi0 qit å n I=1 Pit qit n I=1 å Pi0 qit Cách tính chỉ số CPI không phảI cộng tất cả các giá cả lạI và chia cho tổng khốI lượng hàng hoá mà cân nhắc từng mặt hàng theo tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế. Còn chỉ số giảm phát GDP được coi là chỉ số phản ánh bình quân giá của tất cả hàng hoá và dịch vụ sản xuất trong nước. Nên, chỉ số này được coi là toàn diện hơn chi số giá tiêu dùng CPI và bao quát hết tất cả các loạI hàng hoá dịch vụ. LGDP = = Trong thực tế, các nước lấy chỉ số CPI là cơ sở để xem xét mức giá tăng lên trong nền kinh tế. Các chỉ số khác cũng quan trọng nhưng áp dụng có chừng mực. 1.4. Hậu quả của lạm phát: Lạm phát thường được chia làm 3 loại: - Lạm phát chấp nhận được: Là lạm phát một con số. - Lạm phát cao: Lạm phát hai con số đến 50%: Đây là mức lạm phát báo động gây hậu quả xấu không chỉ cho nền kinh tế và cả xã hộI - Lạm phát phi mã: Trên 50%: Đây là mức lạm phát phá vỡ hoàn toàn mọI cân đốI và hệ thống tài chính- tiền tệ rốI loạn, kinh tế xã hộI có nhiều báo động xấu. Về mặt lý thuyết thì: Nếu lạm phát ở mức có thể dự đoán thì có thể tránh được những hậu quả xấu có thể xảy ra. Còn nếu không thể dự đoán, thì hậu quả sẽ là ghê gớm và khó có thể lường trước được. Nó được thể hiện ở: - Lạm phát cao sẽ kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế: Khi lạm phát xảy ra nó sẽ lam lệch lạc cơ cấu giá, kéo theo là nguồn tài nguyên, vốn và nguồn nhân lực không được phân bố hiệu quả, kết cục làm cho tăng trưởng chậm. - Tính không chắc chắn của lạm phát là kẻ thù của tăng trưởng và đầu tư dài hạn: Khi không dự đoán được lạm phát dẫn đến không dự đoán được lãi suất thực, thì nhà đầu tư sẽ không mong muốn đầu tư. Mặt khác, khi không chắc chắn mức độ lạm phát thì chủ nợ sẽ đẩy lãi suất thực lên cao để đảm bảo cho mức rủI ro lớn, dẫn đến kìm hãm đầu tư và làm chậm tốc độ tăng trưởng. - Lạm phát làm tăng cầu hàng hoá một cách giả tạo và càng làm cho lạm phát có nguy cơ bùng nổ đến mức độ cao hơn. Vì khi đó: Dân chúng sẽ không gửI tiền tiết kiệm để hưởng lãi hay đầu tư kiếm lợI nhuận mà họ sẽ mua hàng hoá tích trữ. - Lạm phát cao ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hộI của quốc gia: Vì khi lạm phát cao, sức mua đốI nộI của đồng tiền giảm sút, lòng tin của dân chúng cũng như các nhà đầu tư vào sự ổn định giá trị đồng tiền, vào hệ thống ngân hàng và cao hơn nữa vào chính phủ sẽ bị xói mòn. - Lạm phát cao làm giảm các nguồn thu từ thuế cho ngân sách nhà nước: Được xét trên hai phương diện: Một mặt, lạm phát cao dẫn đến sản xuất đình đốn làm cho nguồn thu ngân sách giảm cả qui mô và chất lượng. Mặt khác, lạm phát cao đồng nghĩa vớI đồng tiền bị mất giá. Do vậy, cùng một khốI lượng tiền thu từ thuế dẫn đến giá trị thực giảm. Tóm lạI, hậu quả của lạm phát là to lớn, có sức tàn phá ghê gớm, tác động xấu đốI vớI nền kinh tế, xói mòn vấn đề xã hộI và có thể công phá cả vào sự ổn định của chính trị. Do vậy: Mục tiêu hàng đầu trong chính sách kinh tế vĩ mô của các quốc gia là: Ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát. 2. Lạm phát vớI các biến số vĩ mô trong nền kinh tế: 2.1. Lạm phát và tăng trưởng: Theo các nhà kinh tế,sau khi đã thí nghiệm nhiều nền kinh tế trên thế giớI cho thấy lạm phát và tăng trưởng có quan hệ tỷ lệ thuận khi tỷ lệ lạm phát ở mức thấp có thể chấp nhận được và ổn định. Còn khi tỷ lệ lạm phát cao và không ổn định thì mốI quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng trở thành mốI quan hệ tỷ lệ nghịch. Đây là biểu hiện rõ nhất tính hai lưỡI của lạm phát. Khi lạm phát ở mức thấp và ổn định thì nó được coi là yếu tố tích cực để thúc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Vì lạm phát sẽ làm tăng tiết kiệm và đầu tư do chuyển thu nhập từ những ngườI làm công ăn lương sang thu nhập của các nhà kinh doanh lấy lãi. Và nếu giá tăng nhanh sẽ có xu hướng làm tăng khoản tiết kiệm từ lợI nhuận cao hơn, tăng khoản tiết kiệm từ tiền lương. Mức đầu tư và tiết kiệm sẽ tăng lên. Kết quả là đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Còn khi lạm phát ở mức cao và luôn biến đổI thì đầu tư khu vực ngoài quốc doanh sẽ dồn sang đầu tư thu lợI nhuận nhanh và giảm đầu tư dài hạn. Do đó, chất lượng đầu tư giảm sút. Hơn nữa, khi lạm phát cao một mặt, vốn trong nước dư thừa nhưng ít có đầu tư dài hạn vì rủI ro lớn. Mặt khác, vốn ngoài nước sẽ khan hiếm do không có đầu tư nước ngoài lạI mạo hiểm đầu tư vào. Đồng thờI, sự mất giá tiền tệ sẽ làm cho tỷ gia hốI đoái tăng, trong khi nhập khẩu tăng và xuất khẩu giảm dẫn đến làm cán cân thương mạI bị thâm hụt trầm trọng. Kết quả làm cho nền kinh tế bị rốI loạn làm cho tăng trưởng kinh tế giảm sút. Đồng thờI, nếu lạm phát quá thấp: Ở mức bằng không hoặc âm và kéo dài thì nguy cơ tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp cũng có thể xảy ra, dẫn đến trì trệ của nền kinh tế. BởI vì, khi lạm phát xuống quá thấp thì tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lạI và thất nghiệp có thể tăng ở các nước đang phát triển, nếu lạm phát xuống thấp thì biểu hiện dấu hiệu cắt giảm chi tiêu, thắt chặt tiền tệ, làm vốn đầu tư hạn chế, nên các nhà sản xuất khó có thể đầu tư mở rộng năng lực sản xuất và cuốI cùng khi năng lực sản xuất không tăng, sản xuất đình đốn thì tăng trưởng của nền kinh tế cũng giảm theo và đây là thờI kỳ nền kinh tế trì trệ, thụt lùi. 2.2. Lạm phát vớI đầu tư và thu chi ngân sách nhà nước: Ở trên chúng ta đã nói về những nguyên nhân chung gây ra lạm phát. Vì thế, khi xét mốI quan hệ giữa lạm phát vớI đầu tư và thu chi ngân sách nhà nước chúng ta sẽ hiểu hơn một phần nào căn nguyên gây ra lạm phát. Trước hết, xét mốI quan hệ đầu tư và lạm phát: Đầu tư và lạm phát có mốI quan hệ khăng khít vớI nhau. Nếu không tăng đầu tư sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm và tỷ lệ lạm phát cũng giảm. Việc đầu tư nó tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Khi đầu tư kém thì việc mở rộng năng lực sản xuất kém dẫn đến nền kinh tế tăng trưởng kém. Còn nếu tăng đầu tư qúa mức và nếu đầu tư không hiệu quả thì cũng dễ dẫn đến lạm phát. Một trong những yếu tố để khuyến khích đầu tư phát triển là sự ổn định nền kinh tế. Mặt khác, ta cũng thấy rằng: Nguồn đầu tư lớn đó là thu ngân sách nhà nước. Vì trong cơ cấu chi ngân sách nhà nước thì đầu tư tăng chiếm tỷ trọng lớn. Vậy, thu chi ngân sách nhà nước tác động đến đầu tư và cũng tác động đến lạm phát. Vì thế, ngân sách nhà nước có mốI quan hệ nhân quả vớI lạm phát. Nếu thâm hụt ngân sách nhà nước quá mức có thể dẫn đến lạm phát cao, để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước thì thường thực hiện việc phát hành tiền. Mà việc bơm vào lưu thông một lượng tiền lớn thì đó là yếu tố dẫn đến lạm phát. Còn ngược lạI, nếu thắt chặt chi tiêu ngân sách nhà nước tránh thâm hụt thì có thể dẫn đến thiểu phát và không giảI quyết được các vấn đề xã hộI cần thiết. Còn nếu tăng chi ngân sách nhà nước để kích thích tiêu dùng và tăng cầu tiêu dùng, sẽ kích thích đầu tư tăng và tăng đầu tư phát triển dẫn đến tăng trưởng cao. Nếu chi quá mức dẫn đến thâm hụt trở lạI vòng luẩn quẩn trên. Do vậy, cần chi tiêu ngân sách nhà nước một cách hiệu quả và phù hợp để đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao và lạm phát thấp. 2.3. Lạm phát vớI việc làm: Một trong những mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trong mà đa số chính phủ các nước theo đuổI cũng thường gây nên lạm phát, đó là mục tiêu công ăn việc làm cao. Như chúng ta đã biết: Sức lao động là hàng hoá thì thất nghiệp là một căn bệnh kinh niên. Và để đạt được mục tiêu trên thì chính sách tiền tệ hướng vào tác động đến đầu tư sản xuất, mở rộng hoạt động kinh tế, chống suy thoái để đạt được mức tăng trưởng ổn định. Khi xem xét tổng quát thì giữa lạm phát, tăng trưởng kinh tế, và việc làm có mốI quan hệ tỷ lệ nghịch. Đó là: - Khi khống chế được lạm phát thì có nguy cơ tăng trưởng kinh tế giảm, dễ dẫn đến suy thoái và thất nghiệp - Ngược lạI, khi mở rộng đầu tư, khắc phục suy thoái, tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế thì lạI khó khống chế lạm phát. Các nhà kinh tế đã thừa nhận rằng nền kinh tế thị trường luôn có những thăng trầm, biến động mang tính chu kỳ của nó: Từ tăng trưởng kinh tế quá mức đến lạm phát, rồI từ lạm phát nền kinh tế dễ rơi vào ngưng trệ, rồI suy thoái, rồI lạI phục hưng và phục hưng lạI trở nên tăng trưởng mạnh. Vì thế, vấn đề đặt ra đốI vớI từng giai đoạn cụ thể, chính sách tiền tệ phảI tìm giảI pháp để vừa có thể đạt được mục tiêu trọng tâm, vừa dung hoà được các mục tiêu kinh tế vĩ mô của nhà nước. 2.4. Lạm phát vớI sản xuất và thương mạI: Như đã phân tích ở mục trên, một trong những nguyên nhân chung gây ra lạm phát là: Mất cân đốI giữa tổng cung và tổng cầu hàng hoá. Mà nguyên nhân gây ra mất cân đốI đó là quá trình sản xuất và lưu thông. Đồng thờI, lạm phát nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất và thương mại. Vì thế, lạm phát với sản xuất và thương mạI có mốI quan hệ chặt chẽ. Khi sản xuất trì trệ có hai khả năng: Lạm phát cao hoặc thiểu phát, bởi lẽ lúc này mất cần bằng trầm trọng giữa cung cầu. Cầu cao hơn cung dẫn đến lạm phát, cầu thấp hơn cung gây ra bảo hoà và thiểu phát. Đồng thời, khi sản xuất trì trệ nó tác động trực tiếp đến thu ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, thì khi hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là xuất khẩu làm cho nền kinh tế lành mạnh và tăng trưởng tốt, đưa đến nền kinh tế ổn định và giúp làm cho tỷ lệ lạm phát được giữ ở mức chấp nhận được. Còn khi nền kinh tế chủ yếu nhập khẩu thì sẽ làm thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế dẫn đến lạm phát. Tóm lạI, để khống chế được lạm phát ở mức hợp lý và hạn chế được thiểu phát thì phảI đẩy mạnh sản xuất đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt là đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm. BởI vì nó chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ số giá tiêu dùng. 2.5. Lạm phát vớI lãi suất: Như chúng ta đã biết, lãi suất là giá tiền tệ, lạm phát là sự mất giá của tiền tệ. Vì thế, khi sử dụng đồng tiền một thờI gian nhất định nào đó phảI cho ngườI ta nhận được lợI nhuận tính theo đồng tiền tức là lãi suất trừ đi lạm phát phảI là con số dương nào đó thì mớI có thể nói sử dụng đồng tiền có hiệu quả. Nói cách khác, lãi suất dương là sự bảo toàn giá trị đồng tiền và lãi suất dương là giá thực tế của đồng tiền. Khi lãi suất thấp, tương ứng vớI chính sách tiền tệ mở rộng. Theo hướng này, chính sách tiền tệ nhằm tăng lượng cung tiền, khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm. Khi đó tổng cung tiền tệ cao hơn tổng cầu tiền tệ, và tổng cầu hàng hoá dịch vụ tăng lên, dẫn đến tổng cung hàng hoá thấp hơn tổng cầu. Kết quả này làm giá cả hàng hoá dịch vụ tăng vọt và nếu tiến trình này đồng loạt xảy ra thì kéo theo lạm phát. Còn khi lãi suất tăng lên thì đồng nghĩa vớI việc đồng tiền được coi trọng hơn hay tổng cung tiền tệ thấp hơn tổng cầu tiền tệ. Nhưng nếu lãi suất tăng quá cao thì hiệu quả hay lợI nhuận do đồng tiền tạo ra sẽ thấp đi và nhu cầu sử dụng đồng tiền sẽ giảm. Và ít ngườI muốn đầu tư. Nó được sử dụng là công cụ chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm mục tiêu chống lạm phát và khắc phục tình trạng ”quá nóng” của nền kinh tế. 2.6. Lạm phát vớI tín dụng: Trong mốI quan hệ này, cái mà chúng ta quan tâm là vấn đề tăng cung tiền là tác nhân quan trọng gây nên lạm phát. Khi cung ứng tiền tệ tăng, tức là tổng phương diện thanh toán tăng lên do nhà nước phát hành thêm tiền và do hệ số tạo tiền tăng lên. Thực tế, tiền cung ứng tăng lên sẽ dẫn đến tăng tín dụng cho nền kinh tế, tăng cho vay chính phủ nên làm tổng phương diện thanh toán tăng lên. Mà khi tổng phương diện thanh toán tăng mà không có hàng hoá và dịch vụ tăng lên tương thích thì đưa đến cung tiền tệ lớn hơn cầu tiền tệ, kết quả của vấn đề này là giá cả tăng lên và dẫn đến lạm phát. Đồng thờI, hạn mức tín dụng là mức dư nợ tốI đa mà ngân hàng nhà nước buộc các ngân hàng thương mạI phảI tôn trọng khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Nó được sử dụng là một công cụ điều tiết trực tiếp lượng tiền cung ứng. Và nó thường được sử dụng trong trường hợp lạm phát cao nhằm khống chế trực tiếp và ngay lập tức lượng tín dụng cung ứng. 2.7. Lạm phát vớI tỷ giá hốI đoái: Khi nghiên cứu các chính sách kinh tế mà nhà nước đã điều hành và sử dụng trong hơn 20 năm đổI mớI của đất nước, thì có thể nói việc điều hành, cảI cách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam là một thành công lớn, vì nó phù hợp với quá trình cảI cách nền kinh tế nói chung và quá trình cảI cách nền tài chính tiền tệ nói riêng. Chính sách tỷ giá hối đoái đã góp phần kiềm chế lạm phát , thực hiện mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu, cảI thiện cán cân thanh toán quốc tế, góp phần loạI trừ tách động của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á. Lạm phát và tỷ giá có quan hệ vớI nhau, nhưng là quan hệ gián tiếp có độ trễ nhất định, cho nên sự thay đổI của lạm phát chưa gây tác động đến tỷ giá hối đoái và ngược lại. Tuy nhiên, khi đồng tiền mất giá (Tỷ giá cao), thì giá cả hàng hoá tăng, giá hàng nhập tăng dẫn đến lạm phát tăng lên. Ngược lạI, khi lạm phát tăng cao, đồng tiền nộI tệ mất giá so vớI hành hóa trong nước thì đưa đến đồng tiền nộI tệ cũng giảm giá so vớI ngoạI tệ dẫn đến tỷ giá tăng cao lên. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát : Qua phân tích và nghiên cứu ở trên, chúng ta đã thấy được phần nào những nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát. Sau đây là tổng hợp giúp ngườI đọc có cái nhìn tổng quan hơn về những nguyên nhân gây nên lạm phát . Cung ứng tiền tệ và lạm phát: Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thuộc trường phái tiền tệ, khi cung tiền tệ tăng lên kéo dài sẽ làm cho giá cả tăng kéo dài và gây ra lạm phát. Chỉ tiêu công ăn việc làm cao và lạm phát: Có hai loạI lạm phát là kết quả của chính sách ổn định năng động nhằm thúc đẩy một mức công ăn việc làm cao, đó là: Lạm phát chi phí đẩy và lạm phát cầu kéo. - Lạm phát chi phí đẩy: Xảy ra do những cú sốc cung tiêu cực hoặc do việc các công nhân đòi tăng lương cao hơn gây nên. Chúng ta sử dụng mô hình đường tổng cung và tổng cầu để giảI thích. Tổng mức giá Lúc đầu, nền kinh tế ở tạI điểm 1, giao của đường tổng cầu AD1 và đường tổng cung AS1, vớI mức sản lượng tự nhiên và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Do muốn cuộc sống được nâng cao, những ngườI công nhân đòi tăng lương dẫn đến đường tổng cung AS1 dịch chuyển đến AS2 dẫn đến nền kinh tế ở điểm 1’ (giao của AS2 và AD1), sản lượng giảm dướI mức sản lượng tự nhiên Y’, thất nghiệp cao hơn mức thất nghiệp tự nhiên, giá tăng P1’. Vì mục tiêu duy trì công ăn việc làm cao, chính phủ sẽ thực hiện các chính sách điều chỉnh năng động nhằm tác động lên tổng cầu, dịch chuyển từ AD1 đến AD2. Nền kinh tế trở lạI mức sản lượng tự nhiên và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, giá cân bằng mới P2. Nếu giá cả tiếp tục như vậy, sẽ dẫn đến tăng liên tục của mức giá cả. Đây chính là tình trạng lạm phát chi phí đẩy. AS2 1' AS1 P'1 P2 P1 1 AD2 AD1 Yn Y' Tổng sản phẩm Lạm phát phí đẩy - Lạm phát cầu kéo: Nếu các nhà hoạch định chính sách sẽ hoạch định và theo đuổI một tỷ lệ thất nghiệp dướI mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Để đạt được mục tiêu này thì phảI đưa ra những biện pháp tác động làm tăng tổng cầu, tức làm đường tổng cầu dịch chuyển đến AD2, nền kinh tế ở giao điểm mớI (AD2 và AS1) vớI mức giá P’2 >P1, cũng như ở trên dẫn đến thất nghiệp. Thâm hụt ngân sách và lạm phát: Khi chính phủ thâm hụt ngân sách, chính phủ có thể khắc phục bằng việc phát hành trái phiếu ra công chúng, nếu sử dụng biện pháp này sẽ ko dẫn đến lạm phát. Còn nếu chính phủ bù đắp thâm hụt ngân sách bằng việc phát hành tiền, thì nó tiếp tục làm tăng thêm cơ số tiền tệ, do đó tăng cung ứng tiền tệ dẫn đến làm tăng tỷ lệ lạm phát. Lạm phát theo tỷ giá hối đoái: Khi tỷ giá tăng, đồng nộI tệ mất giá, trước hết nó tác động lên tâm lý của những ngườI sản xuất trong nước, muốn kéo giá hàng lên theo mức tăng của tỷ giá dẫn đến lạm phát. Đồng thờI, khi tỷ giá tăng, giá nguyên liệu, hàng hoá nhập khẩu tăng cao, giá bán hàng hoá tăng theo để bù đắp chi phí và có lợI nhuận. Tóm lạI, có rất nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát, trên đây là những nguyên nhân chính, thường tồn tạI ở các nước phát triển. II. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam 1.Tổng quan lạm phát ở Việt Nam Nền kinh tế nước ta đã trảI qua nhiều bước thăng trầm từ khủng hoảng trầm trọng vớI tăng trưởng kinh tế thấp, đờI sống nhân dân khó khăn, tỷ lệ lạm phát phi mã, rồI lạI đứng trước nguy cơ tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế ở các nước trên thế giớI và trong khu vực vớI tăng trưởng kinh tế chậm có nguy cơ suy thoái, rồI lạI đến thờI kỳ phục hưng, phát triển vớI mức tăng trưởng kinh tế cao và lạm phát ở mức vừa phải. Ứng vớI mỗI giai đoạn phát triển, từng bốI cảnh cụ thể là từng giai đoạn diễn biến khác nhau của lạm phát, và ứng vớI nó là những nguyên nhân khác nhau. Vì thế, cần phảI xác định rõ nguyên nhân cũng như các lý thuyết trọng tâm để khống chế và đẩy lùi lạm phát. Để có cái nhìn tổng quan vê lạm phát, cũng như hiểu rõ nó, ta chia lạm phát theo từng thờI kỳ ứng vớI những đặc điểm của nó. 1.1.ThờI kỳ trước đổI mớI (trước 1986) Trước đổI mớI, nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp, nên vấn đề giá cả chưa chịu tác động của qui luật thị trường, mà được định ra theo những mệnh lệnh và những qui định, do vậy lạm phát chưa xuất hiện. Tuy nhiên, bước vào giai đoạn 1976-1985 nền kinh tế đã có nhiều dấu hiệu suy thoái, khủng hoảng và lạm phát, sản xuất đình đốn, kinh doanh kém hiệu quả, năng suất lao động thấp, đờI sống của ngườI dân giảm sút, giá cả thị trường chính thức và giá cả chợ đen có khoảng cách khá xa. Sản xuât nông nghiệp bình quân tăng 3,8%/năm, công nghiệp cũng chỉ tăng 5,2%/năm. Dịch vụ hầu như không phát triển, xuất khẩu thì vớI số lượng nhỏ bé chỉ đạt khoảng 746 triệu USD năm 1985, thâm hụt cán cân thương mạI lớn 844 triệu USD trong năm 1985, BộI chi ngân hàng nhà nước năm 1980 là 18,1% và năm 1985 là 36,6% GDP. Đây là tình trạng đất nước làm không đủ ăn, tình hình kinh tế xã hộI vô cùng khó khăn. 1.2. ThờI kỳ bắt đầu đổI mớI: Trước tình hình kinh tế, xã hộI rốI ren, không lốI thoát. VớI cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp, điều chỉnh bằng những mệnh lệnh và qui định càng làm cho nền kinh tế. xã hộI đi vào khủng hoảng. Vì thế, sau khi ĐạI hộI Đảng lần thứ VI, thì Đảng ta đề ra đường lốI đổI mớI: Phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn đang trong tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hộI, kinh tế tăng trưởng chậm vớI và không ổn định, bình quân thờI kỳ 1986-1990, công nghiệp tăng 6,2%, và tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 3,9%, trong khi dân số tăng 2,3%. Ở giai đoạn này, hầu hết các cân đốI lớn đều căng thẳng , thâm hụt ngân sách nhà nước ở mức độ 8% so vớI GDP, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt ở mức thấp và chỉ bằng 54% kim ngạch nhập khẩu, Năm 1986, kim ngạch xuất khẩu đạt 494 triệu USD, đến năm 1990 cũng chỉ đạt 1731 triệu USD. Trong giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam đã chứng kiến hiện tượng lạm phát phi mã vớI mức đỉnh điểm là 774,7 vào năm 1986, 223,1% (1987) và 393,8% vào năm 1988. Ở giai đoạn này, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của các nhân tố khác, song hiện tượng siêu lạm phát ở Việt Nam thờI kỳ này gắn chặt vớI sự gia tăng kỷ lục về tốc độ tăng trưởng lượng tiền trong lưu thông (CU)tương ưng là 272,7% năm 1987 và 399,55năm 1988,cũng như là sự gia tăng quá mức của tăng trưởng cung tiền mở rộng M2 tương ứng là 320,5% năm1987 và gần 445,45năm1988cho tiến hành bù đắp thăm hụt ngân sách nhà nước sách nhà nước bằng cách phát hành tiền.Trên thực tế,co khoảng 63% tổng mức thâm hụtcán cân ngân sách nhà nước sách nhà nước được bù đắp dướI dạng phát hành tiền mặt qua ngân sách nhà nước hàng thương mại.Không nhưng thế, tốc độ lưu thông tiền tệ(v) trong nền kinh tế cũng cao kỷ lục, đạt mức 6,09 lần và 6 lần trong 2 năm liên tiếp 1987 va 1988.Mức tín dụng cũng trong tình trạng quá nóng vớI tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 429% và 394,9% trong năm 1987 và 1988. Hầu hết tín dụng trong nước ở thờI kỳ này đều dành phân bổ cho các doanh nghiệp quốc doanh vớI hậu quả đầu tư thấp,năng suất không cao. Cũng trong giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam không chỉ chứng kiến hiện tượng lạm phát phi mã. Mà còn ghi nhận sự thàng công trong việc chống và kiềm chế lạm phát xuống mức 34,7%vào năm 1989. Để đốI phó vớI tình hình này , nhiều chương trình và chính sách cảI cách đã được tiến hành vớI các mức độ ảnh hưởng khác nhau tớI việc chống lạm phát. Đặc biệt là cảI cách trong hệ thống ngân hàng, giữa năm 1988, hệ thống ngân hàng Việt Nam được hình thành hai cấp, tách biệt giữa việc quản lý và kinh doanh tiền tệ, chính điều này đã hạn chế đáng kể mức cung ứng tín dụng nóng cho các doanh nghiệp nhà nước theo kiểu kế hoạch chỉ tiêu rót trước và tốc độ tăng trưởng tín dụng trong nước đã được kiểm chế tụt xuống chỉ còn khoảng gần 155,1%. Đồng thờI, ngân hàng nhà nước cũng điều chỉnh chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt dần và tăng mạnh lãi suất tiền gửI tiết kiệm bảo đảm bằng vàng theo nghị định số 59/CT ngày 10/3/1989, và quyết định số 39/HĐBT ngày 10/4/1989 nhằm thu bớt lượng tiền mặt trong lưu thông và tiền nhàn rỗI dân cư, góp phần đáng kể vào giảm tốc độ tăng trưởng của lượng tiền mặt trong lưu thông xuống còn 129,69% năm 1989…Thêm vào đó, ngân hàng nhà nước chủ trương phá giá mạnh đồng nộI tệ từ tháng 3 năm 1989 và đính chính tỷ giá theo sát tín hiệu thị trường. Nhờ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt dần mà tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã giảm xuống chỉ còn khoảng 34,7% năm 1989. Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đều tăng dần. Đồng thời, mở ra một thời kỳ mới cho nền kinh tế Việt Nam: Thời kỳ ổn định và phát triển. 1.3. Thời kỳ kinh tế đi vào ổn định (1990-1995) Bước sang giai đoạn từ 1991-1995, tình hình kinh tế xã hộI nước ta có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng đạt khá cao, liên tục và toàn diện, nền kinh tế bước đầu vượt qua khủng hoảng để đi vào thế ổn định. Tổng sản phẩm trong nước thờI kỳ này bình quân tăng 8,2%/ năm, tăng dần theo các năm 1991 là 6%, năm 1993 là 8,1% và năm 1995 là 9,5%, sản lượng lương thực thực phẩm hàng năm tăng 4%, là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giớI, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm là khoảng 13%…Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và phục vụ đờI sống của nhân dân. Đây được đánh giá là giai đoạn thành công trong việc tăng trưởng kinh tế đi đôi với kiểm soát lạm phát. Lạm phát bước đầu đã được ngăn chặn, chỉ số giá tiêu dùng giảm từ 67,1% năm 1990 xuống 12,7% năm 1995. Mặc dù chỉ số giá vẫn còn mức hai con số, nhưng đây là chỉ số nhỏ bé so vớI các năm trước đó, tình hình kinh tế khởI sắc, đời sống của nhân dân ngày càng được cảI thiện, tăng sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Để có được thành công đó, ở thời kỳ này khi đã có sự nhận thức về những nguyên nhân gây nên lạm phát như: Sản xuất chậm phát triển, cơ cấu kinh tế không hiệu quả. Thì hàng loạt biện pháp đổI mới mạnh bạo hơn đã được áp dụng và bước đầu đi vào cuộc sống. Đặc biệt, đáng chú ý là các chính sách kinh tế vĩ mô. Chẳng hạn, như chính sách tiền tệ thắt chặt trong giai đoạn này khá hiệu quả vớI mục tiêu chống và kiềm chế lạm phát.Và kể từ tháng 6/1992,chính sách lãi suất được điều chỉnh lạI nhằm bảo đảm lãi suất thực dương,và chính sự điều chỉnh này đã giúp thu hút đáng kể lượng tiền mặt trong lưu thông.Bên cạnh đó,việc hình thành hệ thống ngân hàng 2 cấp và thực sự đi vào hoạt động từ năm1992,điều này đã góp phần quan trọng vào quyết định giảm dần và tiến tớI chấm dứt viêc phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước vào năm 1993 của ngân hàng nhà nước. Đồng thờI, gia tăng hoạt động tín dụng cho các khu vực khác ngoài khu vực các doanh nghiệp nhà nước, cụ thể là đã gia tăng từ mức 65,53% từ 1991 lên tớI 177,91% năm 1993. Đây được xem là khu vực năng động, có hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và tỷ suất sinh lờI khá trong cơ chế thị trường. 1.4. ThờI kỳ kinh tế có dấu hiệu trì trệ: (1996-2000). Trong giai đoạn này, tình hình kinh tế xã hộI đã đi vào thế ổn định và phát triển, đây là giai đoạn được xác định là bước rất quan trọng của thờI kỳ phát triển mớI- đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đạI hoá đất nước (CNH-HĐH). Đây là giai đoạn mà có sự kế thừa những thành quả đã đạt được trong giai đoạn trước, tình hình kinh tế xã hộI tiếp tục có những chuyển biến tích cực đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (9,3%). Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế khu vực đã có những tác động lớn đến nền kinh tế nước ta. Đồng thờI, nền kinh tế nước ta đã phảI đốI mặt vớI những thách thức quyết liệt từ những yếu tố không thuận lợI bên ngoài và thiên tai liên tiếp ở trong nước. Bên cạnh đó, lạI có nhiều yếu kém từ nộI tạI nền kinh tế bộc lộ ra: Thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, sản xuất một số ngành trì trệ…Trước tình hình đó, Đảng và Chính phủ đã có nhiều giảI pháp tháo gỡ khó khăn, hạn chế sự giảm sút, duy trì và ốn định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP theo các năm có giảm chút ít và năm 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế có tăng lên, chặn được đà giảm sút của những năm trước đó: Năm 1996 tăng 9, 34%, năm 1999 tăng 4,77%, năm 2000 tăng 6,79%, và GDP bình quân tăng 7%/năm. Trong giai đoạn này, điều đặc biệt làm chúng ta quan tâm là đi cùng vớI tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế có chiều hướng chững lạI và đi xuống thì tỷ lệ lạm phát được kiểm soát, có năm giảm xuống mức thấp đáng kể và chuyển giai đoạn thiểu phát. Điều đó được thể hiện ở chỗ: Tỷ lệ lạm phát năm 1995 là 12,7%, năm 1997 là 3,6%, năm 1999 là 0,1% và năm 2000 tỷ lệ này là –0,6%. ThờI kỳ này, chính sách tiền tệ thắt chặt vẫn tiếp tục được tiến hành làm cho mức tăng trưởng cung tiền M2 xuống chỉ còn 25,6% năm 1998. Và thờI kỳ này cũng ghi nhận việc sử dụng khá linh hoạt các công cụ kiểm soát cung tiền của ngân hàng nhà nước. Thay vì, chính sách lãi suất thực dương vớI khung lãi suất cho vay tốI đa và lãi suất tiền gửI tốI thiểu cho đến cuốI tháng 12 năm 1995. Kể từ tháng 1 năm 1996, ngân hàng nhà nước đã tiến hành quá trình tự do hoá lãi suất tiền gửI, lãi suất cho vay được quản lý và kiểm soát theo cơ chế trần lãi suất. Tiếp đến, tháng 8 năm 2000 thì ngân hàng nhà nước áp dụng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đốI vớI đồng nộI tệ, còn ngoạI tệ thì áp dụng lãi suất tự do hoá hoàn toàn. Cũng chính trong giai đoạn này, nghiệp vụ thị trường mở mớI chính thức đi vào hoạt động ngày 12 tháng 7 năm 2000 nhằm điều tiết lượng cung tiền trong nền kinh tế. Việc triển khai nghiệp vụ này đã đánh dấu một bước khá quan trong về chuyển biến trong điêu hành chính sách tiền tệ của Việt Nam, từ việc chủ yếu sử dụng công cụ trực tiếp sang công cụ sử dụng gián tiếp của ngân hàng nhà nước dựa trên tín hiệu của thị trường tiền tệ. Tóm lạI, diễn biến tình hình lạm phát và tăng trưởng trong giai đoạn 1996-2000 là không tốt đốI vớI nền kinh tế, chính bởI lẽ đó gần cuốI giai đoạn này chúng ta đã áp dụng nhiều biện pháp kích cầu để đẩy tăng trưởng kinh tế lên. 1.5. ThờI kỳ kinh tế có bước phát triển mớI (2001-2005). VớI những vấn đề nêu trên, những năm đầu của giai đoạn này, chúng ta đã áp dụng nhiều biện pháp hạn chế thiểu phát, kích cầu nhằm đưa tỷ lệ lạm phát lên một mức hợp lý và để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn. VớI mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và ổn định. Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu khả quan: Năm 2001, tăng trưởng đạt 6,89%, năm 2003:7,24%, năm 2004: 7,26%, năm 2005:7,8%. Trong 5 năm qua, nền kinh tế tăng trưởng vớI tốc độ tương đốI cao, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH, đờI sống nhân dân được nâng lên rõ rệt.. MọI mặt của đờI sống xã hộI đã được cảI thiện và phát triển. Tỷ lệ lạm phát trong các năm này cũng tăng dần. Năm 2000 là –0,6%, năm 2002: 4%, 2004: 9,5%. Ở giai đoạn này, bên cạnh thực hiện các biện pháp kích cầu như thực thi chính sách nớI lỏng tiền tệ, các công cụ lãi suất, tỷ giá, hạn mức tín dụng… Được sử dụng hết sức nhạy bén phù hợp vớI diễn biến cung- cầu hàng hoá và giá cả thị trường. Nhưng đến năm 2004, tình hình biến động trên thị trường thế giớI cũng như trong nước, lạm phát lạI như một “bóng ma”, một lần nữa rình rập gây bất ổn nền kinh tế. VớI chỉ số giá 9,5% là một ranh giớI mỏng manh giữa lạm phát kiểm soát được và lạm phát cao. Vì thế, nhà nước lạI tíêp tục thực hiện những biện pháp nhằm giữ lạm phát ở mức kiểm soát được. Thực tế sau 20 năm điều hành điều hành nền kinh tế và những thực tiễn sinh động chống lạm phát đã có thể kết luận rằng: Lạm phát là một căn bệnh tiềm ẩn của mọI nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Lạm phát thường xuất hiện bởI những nguyên nhân chung, nhưng trong mỗI giai đoạn khi lạm phát xuất hiện thì lạI mang nhiều hình thức và dáng vẻ khác nhau. Vấn đề chính là phảI tìm ra những nguyên nhân gây ra lạm phát và chống lạm phát bằng cách nào. Để có thành công trong chống lạm phát phần lớn là nhờ vào sự điều hành thông minh, linh hoạt và sáng tạo của chính phủ mỗI nước. 2.Những thành tựu Việt Nam đạt được trong kiềm chế lạm phát Qua nghiên cứu về tổng quan lạm phát ở Việt Nam, vớI những đặc điểm khác nhau của nó trong mỗI thờI kỳ đều mang đặc điểm riêng vớI những nguyên nhân khác nhau, biện pháp mà chính phủ sử dụng để đẩy lùi và kiểm soát lạm phát cũng khác nhau. Trong những điều kiện kinh tế xã hộI cụ thể, việc nhận diện ra chính xác nguyên nhân của lạm phát, sử dụng những biện pháp phù hợp để kiềm chế và đẩy lùi nó là thành công lớn của Việt Nam. Như chúng ta biết, thờI gian đầu của lạm phát xuất hiện ở Việt Nam, thì chúng ta chưa nhận dạng được, vì thế đã không sử dụngc các biện pháp để kiềm chế nó và để cho lạm phát ngày càng cao hơn gây hậu quả nghiêm trọng đốI vớI nền kinh tế và toàn xã hội. Nhưng khi chúng ta đã giác ngộ được về lạm phát, thì Đảng và Nhà nước ta đã sử dụng những biện pháp cụ thể, linh hoạt và phù hợp vớI từng thơi kỳ để kiểm soát được nó. Kết quả của việc sử dụng đồng bộ các biện pháp và đặc biệt chú trọng vào các chính sách kinh tế vĩ mô để điều tiết nền kinh tế là đã làm cho lạm phát được kiểm soát tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định. Một trong những thành tựu đáng chú ý mà Việt Nam đạt được trong kiềm chê lạm phát đó là thờI kỳ đầu của công cuộc đấu tranh chống lạm phát. Những năm đầu thập kỷ 80, nền kinh tế nước ta bước vào giai đoạn trì trệ, suy thoái. Năm 1986, Đảng đã lãnh đạo việc chuyển đổI nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hộI chủ nghĩa, chúng ta đã phảI gánh chịu hậu quả của cơ chế kinh tế cũ để lạI vớI mức lạm phát đạt kỷ lục: 774,7%. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã sử dụng nhiều chương trình và chính sách cảI cách đồng bộ để chống và kiềm chế lạm phát. Kết quả vào năm 1989, tỷ lệ lạm phát đã giảm xuống mức 34,7%. Đây là một thành công lớn mà không chỉ nhân dân trong nước ngạc nhiên mà các nước trên thế giớI cũng rất kinh ngạc. 3. Lạm phát ở Việt Nam hiện nay 3.1.Tình hình lạm phát: Lạm phát ở nước ta trong giai đoạn hiện nay nhìn chung vẫn đang trong tầm kiểm soát, nhưng vẫn ở mức cao và biến động liên tục. Theo số liệu của tổng cục thống kê thì tỷ lệ lạm phát của năm 2005 là 8,4%, tăng 12,9% so vớI mức 6,5% mà quốc hộI đã đề ra. Trong đó, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao nhất của năm là tháng 12 tăng 0,8%. Và tính chung cho 10 tháng đầu năm 2006, chỉ số giá tiêu dùng là 5,4%. Trong đó, chỉ số giá tiêu dùng của tháng 10 tăng 0,2% thấp hơn so vớI tháng 9 là 0,3% và thấp hơn nhiều so vớI dự báo. 3.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát: MỗI thờI kỳ của lạm phát ngoài những nguyên nhân chung đã nêu ở trên thì gắn vớI nó là những đặc điểm kinh tế xã hộI riêng tác động lên lạm phát. Lạm phát Việt Nam ở giai đoạn này có những nhân tố cơ bản ảnh hưởng có thể kể đến như sau: - Giá dầu thô trên thế giớI tăng cao làm cho giá xăng dầu trong nước và các hàng hoá nhập khẩu tăng như phân bón, dược phẩm…Đồng thờI, chi phí sản xuất của tất cả các ngành đều tăng do giá đầu vào tăng và đang chịu sức ép sự tăng giá như điện, thép, than… - Giá lương thực, thực phẩm tăng ở mức cao do nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn, lạI còn bị dịch bệnh thiên tai như dịch cúm gà, lở mồm long móng… Chính phủ đã tiến hành hai lần cảI cách tiền lương trên cơ sở tăng mức lương tốI thiểu Một nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng,đó là:Do việc điều hành chính sách tiền tệ nớI lỏng trong giai đoạn trước để kích cầu cho tăng trưởng kinh tê Trước tình hình lạm phát như vậy ,Đảng và Nhà nước đã tìm ra các nhân tố ảnh hưởng.Trên cơ sởđó,sử dụng đồng loạt các biện pháp và chính sách,đặc biệt là điều hành linh đồng chính sách tiền tệ bảo đảm lạm phát trong tầm kiểm soát. III.GiảI pháp và kiến nghị để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay 1 Giải pháp 1.1.Những vấn đề chung Hầu hết các nước trên thế giớI khi đề ra chính sách của mình đều trên cơ sở bảo đảm 2 yêu cầu cơ bản là tăng trưởng cao, liên tục, vững chắc và giữ mức lạm phát hợp lý (dướI một con số). BởI vì lạm phát và tăng trưởng kinh tế là hai biến số có mốI tương quan ngược chiều. Cũng bởI vì thế, các nước đều nhận ra tầm quan trọng của việc kiềm chế lạm phát. Để khống chế và ngăn chặn lạm phát không dễ dàng mà đỏI hỏI phảI sử dụng đồng bộ các giảI pháp khôn ngoan, có thành công hay không phần lớn là nhờ vào sự thông minh, minh bạch của chính phủ mỗI nước. 1.2. ĐổI mớI và điều hành linh hoạt các công cụ của chính sách tài chính tiền tệ góp phần kiểm soát lạm phát ở Việt Nam hiện nay. Để đạt được các mục tiêu đề ra của chính sách tài chính tiền tệ như ổn định giá trị đốI nộI, đốI ngoạI của đồng tiền. Ngân hàng nhà nước phảI sử dụng môt hệ thống các công cụ để điều tiết lượng tiền cung ứng đó là: 1.2.1. Công cụ tái cấp vốn 1.2.2 Công cụ hạn mức tín dung 1.2.3 Công cụ dự trữ bắt buộc 1.2.4. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở. 1.2.5. Công cụ lãi suất tín dụng 1.2.6. Công cụ tỷ giá hốI đoái. Việc sử dụng các công cụ này đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến lượng tiền cung ứng. Và sử dụng các công cụ này như thế nào, mức độ bao nhiêu thì tuỳ thuộc quan điểm của từng quốc gia và đặc điểm lạm phát của từng thờI kỳ. Trong các công cụ trên, đáng chú ý là công cụ nghiệp vụ thị trường mở. đây là công cụ có nhiều tính ưu việt so vớI các công cụ khác của chính sách tiền tệ như: Ngân hàng nhà nước có thể chủ động can thiệp vào thị trường tiền tệ, từ đó tác động trực tiếp vào khả năng cung ứng tín dụng của các tổ chức tín dụng, có độ linh hoạt và chính xác cao, dễ dàng đảo ngược tình thế trước một quyết định sai lầm…. Đây được coi là công cụ sử dụng chủ yếu ở các nước phát triển, còn ở Việt Nam thì vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Dần dần, nước ta phảI đổI mớI và điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ theo hướng ưu tiên phát triển công cụ này. 1.3. Các chính sách tài khoá. Chính sách tài khoá là chính sách thu chi của chính phủ hay còn gọI là chính sách ngân sách. Vì thế, cần phảI kiên quyết giữ mức bộI chi ngân sách nhà nước ở mức hợp lý so vớI GDP trên cơ sở phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi và sử dụng hiệu quả nguồn chi. Bất cứ sự thâm hụt ngân sách nhà nước nào cũng phảI được bù đắp thông qua đi vay chứ không bằng con đường phát hành tiền. Khi tài trợ thâm hụt ngân sách nhà nước phảI tránh gây tác động đến tỷ lệ lãi suất trong nước và giảm thiểu các chi phí đi vay. Trước mắt cần huy động tốI đa nguồn lực trong nước rồI tính các giảI pháp khác. 1.4. Các giảI pháp thương mại. PhảI sử dụng các biện pháp bảo đảm cung ứng hàng hoá, đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, tức là bảo đảm tổng cung hàng hoá cân bằng vớI tổng cầu hàng hoá. Các biện pháp chủ yếu là thúc đẩy sản xuất trong nước, nâng cao chất lượng hàng hoá… Đồng thờI bảo đảm điều hành thị trường hàng hoá ở các vùng trong cả nước, giữa hàng sản xuất trong nước và nhập khẩu… Đặc biệt, đốI vớI vùng sâu, vùng xa xôi hẻo lánh và những hàng hoá thiết yếu. Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, bảo đảm tốc độ xuất khẩu nhanh hơn nhập khẩu để làm lành mạnh hoá cán cân thương mại. 1.5. Phấn đấu từng bước ổn định đồng tiền, củng cố sức mua của đồng tiền, thực hiện kinh doanh tiền tệ có hiệu quả. Đây là giảI pháp, nhưng cũng là mục tiêu của chính sách tiền tệ. Nên phảI sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để thực hiện mục tiêu này. Trong việc thực hiện kinh doanh tiền tệ, ảnh hưởng lớn đến biến động ty giá nên cần phảI chú trọng để đảm bảo ổn định giá trị đốI ngoạI của đồng tiền. 1.6. Các giảI pháp khác. Tiếp theo các giảI pháp trên, đòi hỏI phảI có các giảI pháp huy động triệt để cơ sở vật chất và lao động hiện có, nguồn vốn, tăng nhanh khả năng đầu tư… Cụ thể của những chủ trương lớn trên là: GiảI phóng và nâng cao hiệu quả của các nhân tố sản xuất, tạo công ăn việc làm, nâng cao tay nghề, trình độ và năng lực của ngườI lao động, mở rộng thị trường, thực hiện tốt cảI cách hành chính, thu hút nguồn lực bên ngoài… Để bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao và lạm phát ở mức hợp lý, đòi hỏI phảI có tổng hợp một hệ thống biện pháp hài hoà thống nhất, không chỉ sử dụng riêng một nhóm biện pháp nào. 2. Kiến nghị Qua nghiên cứu về tình hình diễn biến về lạm phát ở Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Cũng như có sự nghiên cứu tổng quan vê hiện tượng lạm phát cả lý thuyết và thực tiễn. Em có một số kiến nghị sau nhằm góp phần nào đó giúp việc điều hành và kiểm soát lạm phát được tốt hơn. Thứ nhất, cần tạo dựng mô hình hoá để điều tiết lạm phát. Nhằm kịp thờI đốI phó vớI lạm phát, thì tạI thờI điểm hiện tạI, chúng ta cần ước lượng dựa trên những biến động chung của nền kinh tế trong nước cũng như quốc tế để tạo dựng nên các mô hình hoá. Mô hình cần được xây dựng nhất là mô hình các nhân tố quyết định lạm phát, để xem mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tớI kết quả lạm phát. Thứ hai, để có được mô hình trên thì cần phảI nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố quyết định lạm phát chính xác. Mức độ ảnh hưởng này thường xuyên thay đổI trong các thờI kỳ, vì thế rất cần thiết và hữu ích khi tiến hành sửa đổI, hiệu chỉnh lạI hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô một cách linh hoạt hơn. Thứ ba, nâng cao độ chính xác của chỉ số giá tiêu dùng. Như đã nói ở trên, CPI là thước đo lạm phát nhưng vì chỉ sử dụng giỏ hàng hoá nên đôI khi phản ánh không chính xác dẫn đến sự sai lệch của tỷ lệ lạm phát và nó cũng có tác hạI, đặc biệt là đánh vào tâm lý ngườI tiêu dùng. Vì vậy, cần phảI xác định được CPI ít sai lệch nhất Thứ tư, sử dụng chính sách lãi suất và tỷ giá hốI đoái tích cực: Hai chính sách này, gần như là sự phản ánh ổn định giá trị đốI nộI và đốI ngoạI của đồng tiền. Một mặt, kiềm chế lạm phát, mặt khác thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn. Thứ năm, cần sử dụng đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Trong đó, nên sử dụng nhiều hơn nữa công cụ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở… Như trên, chúng ta đã nói tính ưu việt của công cụ này so vớI các công cụ khác, như nghiệp vụ thị trường mở có thể sử dụng linh hoạt hơn trong bất kỳ các loạI công cụ chính sách tiền tệ nào. Có thể đạt được mục tiêu môt cách vừa hữu hiệu vừa phù hợp vớI thị trường cả xu thế tăng và giảm. Vì thế, cần phảI hoàn thiện hành lang pháp lý để đẩy mạnh phát triển công cụ nghiệp vụ thị trường mở. Và trong thờI gian tớI, nó sẽ là công cụ trọng tâm, chủ yếu được sử dụng để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam. C. Kết luận Khi nghiên cứu về lạm phát, thì những nhà khoa học và toàn xã hộI đều khẳng định rằng: Lạm phát luôn luôn là một đề tài lớn, khó và phức tạp. MỗI khi xuất hiện đều mang theo một sức tàn phá tiềm ẩn, làm rốI loạn nền kinh tế, làm phức tạp xã hộI. Và nó cũng đòi hỏI nhiều tâm trí và sức lực của các nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo nhằm tìm ra các giảI pháp kiềm chế để tránh hậu quả do nó gây ra. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra rằng: “ Lạm phát luôn luôn và mọI nơi là vấn đề thuộc về tiền tệ”. Vì thế, chúng ta không thể xoá bỏ lạm phát mà nó luôn luôn tồn tại. Vấn đề đặt ra đốI vớI bất kỳ quốc gia nào là thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm: Tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và lạm phát ở mức hợp lý. Các biện pháp đó được thực hiện đồng bộ, tuỳ thuộc các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát mà chú trọng biện pháp nào hơn. Sự thành công trong kiềm chế lạm phát là nhờ sự thông minh, linh hoạt của chính phủ mỗI nước. Ở Việt Nam, việc kiềm chế lạm phát đã thu được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, mở đường cho sự phát triển kinh tế trong thờI gian tới. Qua nghiên cứu đề tài này, đã giúp em hiểu sâu hơn về lạm phát. Trong quá trình thực hiện bài viết này, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn. Tài liệu tham khảo Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính. S. Mishkin Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ- TS. Nguyễn Hữu Tài Bàn về các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay-TS. Hoàng Xuân Quế Vấn đề đổI mớI chính sách tài chính tiền tệ kiểm soát lạm phát ở Việt Nam và kinh nghiệm của Nhật Bản –PTS. Nguyễn Ngọc Tuấn & PGS.PTS Ngô Trí Long Lạm phát- hành trình và giảI pháp chống lạm phát ở Việt Nam- TS. Lê Quốc Lý. 6. Các tài liệu khác MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26342.doc
Tài liệu liên quan