Những nét đặc trưng về làng nghề Hà Nội cho niềm tự hào , niềm tin về sự phát triển trong tương lai , cho dù ngay nay chúng ta đang cố hết sức khôi phục một số ngành nghề bị mai một . Mặt khác cũng thấy rõ vị trí và giá trị khá cao của một số sản phẩm làng nghề trên thị trường nước ngoài , chẳng haạn các mặt hàng về thêu ren , gốm sứ , sơn mài , dệt thảm , đồ mỹ nghệ .được nhiều người ưa thích .
Trước ngưỡng cửa hoà nhập vào AFTA và WTO , làng nghề cũng cần biến chuyển , nỗ lực hết mình để có thể cạnh tranh , phát triển . Làng nghề cần có những thay đổi phù hợp vễ loại hình sản xuất kinh doanh , nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế , không ngừng cập nhật thông tin, đổi mới công nghệ hiện đại , tiên tiến nhưng vẫn giữ được những nét độc đáo , tinh hoa của dân tộc , tạo nên đặc thù sản phẩm . Bên cạnh đó , Đảng và Nhà nước phải có những chính sách đúng đắn , phù hợp , hỗ trợ các làng nghề trong việc tham gia thị trường quốc tế .
Thế hệ trẻ Việt Nam , đặc biệt những người con của Hà Nội có trách nhiệm và có khả năng góp phần mình , làm cho các ngành nghề , làng nghề truyến thống Hà Nội ngày càng phát triển và cùng với các ngành nghề hiện đại khác góp phần phát triển mạnh mẽ nền kinh tế - xã hội tiến mạnh theo hướng CNH-HĐH trong nhữnh thập kỷ tới .
25 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Làng nghề Hà nội với tiến trình hội nhập kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Lời nói đầu
Nước ta là một nước nông nghiệp nên từ xa xưa các làng nghề thủ công đã xuất hiện, có không ít làng nghề nổi tiếng đã tồn tại hàng trăm năm. Đặc biệt khi nói tới các làng nghề truyền thống của đồng bằng sông Hồng, dường như ai cũng biết danh làng nghề Hà nội, thủ đô nghìn năm văn hiến của chúng ta. Hà nội “ Ba sáu phố phường “ nổi tiếng với những phường nghề nhưng những làng nghề hiện nay chủ yếu nằm ở khu vực ngoại thành. Ngoại thành Hà nội với diện tích 836,7 km 2, dân số 1,274 triệu người đóng trên địa bàn 5 huyện, 118 xã, 8 thị trấn nhưng nông nghiệp chỉ thu hút 25% lao động.
Xung quanh Hà nội có hơn 80 làng nghề, các làng nghề phát triển mạnh mẽ lan sang các làng bên cạnh và trở thành xã nghề rộng lớn hơn. Cùng với nghề truyền thống, các nghề, các làng nghề mới xuất hiện ngày một nhiều. Vì vậy ngày nay khi nói đến làng nghề thường bao gồm cả làng nghề truyền thống và làng nghề mới.
Từ năm 1993 trở lại đây, sau khi có nghị quyết Trung ương khóa VII về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, các làng nghề đã bắt đầu khôi phục và khởi sắc do chuyển hướng sản xuất và khai thông thị trường xuất khẩu. Sản phẩm của người thợ ở đây là tác phẩm nghệ thuật vì người sản xuất không chỉ thao tác các quá trình công nghệ mà còn sáng tạo nữa. Nhưng với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, việc duy trì, mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm là vấn đề đặt ra đối với các làng nghề. Đây cũng là lý do của việc lựa chọn đề tài nghiên cứu " Làng nghề Hà nội với tiến trình hội nhập kinh tế " với mục đích nêu lên những khó khăn, thuận lợi từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển, mở rộng làng nghề Thủ đô.
II. Làng nghề Hà nội
1/ Tìm hiểu chung về làng nghề Hà nội
Từ xưa chúng ta đã biết đến câu " Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến ". Hà nội của chúng ta nổi tiếng với những làng nghề, phường nghề truyền thống và cả những làng nghề mới phục vụ cho đời sống ngày một cao. Nhiều làng nghề với các cụ tổ nghề được dân gian thờ cúng với sự biết ơn sâu sắc về mức độ và công lao truyền nghề trong làng xã, vùng quê và cả nước, từ đời nay sang đời khác. Nghề truyền thống xuất hiện trong điều kiện trang thiết bị kỹ thuật thô sơ và lao động chủ yếu bằng tay nên thường gọi là nghề thủ công truyền thống. Ngày nay, với tiến bộ mạnh mẽ của khoa học công nghệ nên tính thủ công giảm dần, nhường chỗ cho sự tinh xảo tinh vi của công nghệ, thiết bị. Tuy vậy, những tinh hoa đặc thù của sản phẩm làng nghề vẫn phải đảm bảo bởi những bàn tay khéo léo, tư duy sáng tạo mang đậm bản sắc dân tộc của người thợ. Chúng ta có thể nhận rõ một số làng nghề tiêu biểu sau:
Nghề gốm, sứ, thuỷ tinh: Bát Tràng ( Gia Lâm )
Đúc đồng: Ngũ xã ( Quận Ba Đình )
Mộc mỹ nghệ: Thiết úng ( Đông Anh )
Đan mây tre: Làng Cáo, làng Ve, Yên Sở
Thêu, ren: Hà nội
Làm giấy: Yên Thái ( Bưởi, Nghĩa Đô )
Kim hoàn: Kiên Kỵ ( Gia Lâm )
Chế biến thực phẩm: Mạch Nha ( làng Nghĩa Đô ) , Bánh kẹo ( Xuân Đỉnh ) ; Cốm ( làng Vòng ) ; Bánh cuốn ( Thanh Trì ) ; Mứt sen ( làng Nành - Ninh Hiệp )...
2/ Vai trò, ý nghĩa của làng nghề
a, Về giá trị kinh tế
Sản xuất nhiều mặt hàng tiêu dùng, phục vụ nhu cầu tại chỗ và trong nước.
Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động sản xuất phục vụ xuất khẩu.
Tận dụng, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhiên liệu địa phương.
Góp phần phân bố sản xuất ở các vùng dân cư, địa bàn khác nhau, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn.
b, Về giá trị văn hóa xã hội
Giữ vai trò hỗ trợ, bổ sung hình thành mối liên kết hợp tác giữa nông thôn và thành thị, giữa sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp, thúc đẩy phát triển nền kinh tế hàng hóa ở nông thôn.
Sản phẩm làng nghề thể hiện rõ và bảo tồn được những nét, những sắc thái độc đáo của dân tộc. Những giá trị văn hóa của dân tộc thể hiện tư duy, triết lý á Đông, phong cách sống Việt nam ... đều có thể biểu hiện qua nét vẽ, hình mẫu, cách trang trí, cấu trúc của sản phẩm làng nghề. Đây cũng chính là ưu thế của sản phẩm nghề truyền thống Việt nam khi rộng mở, giao lưu trên thị trường quốc tế và mở rộng quan hệ văn hóa, nghệ thuật với các nước trên thế giới.
III. Thực trạng làng nghề Hà nội những năm gần đây
A - Sự khôi phục, phát triển
Các làng nghề ngày nay phát triển mạnh mẽ bên cạnh làng nghề truyền thống, các làng nghề phục vụ nhu cầu mới xuất hiện. Để nhận dạng làng nghề người ta thường sử dụng hai tiêu chí: Tỷ trạng số hộ làm nghề trong làng; tỷ trạng thu nhập từ nghề trong tổng thu nhập của làng. Từ đó, chúng ta có thể quan niệm làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một làng cùng với một nghề ( có số hộ làm nghề này chiếm tỷ trọng trên 50% tổng số hộ trong làng ) và các hộ có thể sinh sống bằng nghề đó ( tỷ trọng thu nhập từ nghề chiếm 50% tổng thu nhập của làng )
1/ Các làng nghề ngày càng mở rộng quy mô
Năm 1986, khi nước ta xóa bỏ chế độ tập trung , bao cấp , Nhà nước không bao tiêu sản phẩm, nhiều làng nghề đã gặp khó khăn . Thời kỳ 1986 - 1990 , mất hai thị trường rộng lớn là Liên xô và Đông Âu , thủ công Hà nội mai một các hàng thủ công như thêu ren , dệt đay cói , dệt thảm, làm thủy tinh gần như biến mất ; nhiều cơ sở sản xuất tan rã ( nghề thủ công ở các xã Cổ Loa , Uy Lỗ , Đông Ngạc , Đại Mỗ, Định Công ... ngừng hoạt động ).
Nhưng các làng nghề đã nhanh chóng bắt kịp thời đại mở rộng, phát triển đưa sản phẩm ra ngoài lãnh thổ, tới các nước Châu Âu, Mỹ, các nước trong khu vực ... Các làng nghề mở rộng sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng truyền thống như gốm, chạm khắc gỗ, sơn mài, cói, thêu ren ... Bên cạnh đó, đời sống phát triển, xuất hiện nhiều nhu cầu mới, từ đó hình thành những làng nghề mới như sứ gốm Kim Lan, Đa Tốn, may mặc Sài Đồng, Cổ Nhuế, đồ gỗ Liên Hà, chạm đá Mai Lâm ...
Các hình thức tổ chức sản xuất trong một số làng nghề đang phát triển đa dạng. Từ các hộ tư nhân, một số hộ đã tập hợp để hình thành các hợp tác xã, tổ hợp sản xuất nhằm tăng cường năng lực sản xuất, trang thiết bị máy móc. Một số hộ có vốn, kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất đã thành lập các xí nghiệp tư nhân, Công ty TNHH ..., giữa các hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề đã có mối quan hệ hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
2/ Tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động
Các làng nghề hằng năm thu hút 34.000 lao động vào làm các nghề phi nông nghiệp ( 15% - 20% lao động chuyên nghiệp ) , chẳng những thu hút lao động của bản thân các hộ nghề, mà còn thu hút thêm lao động tại địa phương và lao động từ các địa phương khác đến . Đáng chú ý là làng gốm Bát Tràng hàng ngày thu hút thêm 3.000 - 5.000 lao động từ các vùng khác đến làm thuê . Làng nghề mộc mỹ nghệ cao cấp Liên Hà, Vân Hà có 1.000 hộ sản xuất với trên 2.000 lao động, còn thuê thêm lao động từ vùng khác đến . Sản phẩm của Vân Hà như xa lông Âu á , tủ khảm trai, giường, sập gụ, tranh khảm, tượng gỗ ... các sản phẩm này đã có mặt tại thị trường : Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Xingapo, Pháp, Mỹ ... làng nghề thêu ren Hạ Mỗ có 1.600 lao động, chiếm 69,57% lao động làng nghề thêu ren.
Hoạt động ngành nghề mang lại thu nhập lớn gấp hai đến ba lần so với nông nghiệp , đặc biệt là chi phí về lao động và diện tích sử dụng thấp hơn nhiều so với sản xuất nông nghiệp . Bình quân thu nhập của một người trong hộ chuyên nghề phi nông nghiệp là 400 - 450 ngàn đồng / tháng , hộ kiêm nghề từ 190 - 240 ngàn đồng/ tháng trong đó thu nhập từ ngành nghề chiếm khoảng 40 % - 75 % tổng thu nhập của gia đình . ở nhiều hộ thu nhập từ ngành nghề đã là nguồn tích lũy và làm giàu trong bước đi ban đầu từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa . Từ sự phát triển ngành nghề đã hình thành hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn ( có đăng ký kinh doanh và hoạt động theo pháp luật ) , trong đó doanh nghiệp nông nghiệp ( 14,2% ) , hợp tác xã ( 5,8% ) , doanh nghiệp tư nhân ( 80,0% ) các doanh nghiệp này đã tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn trong các lĩnh vực sau : chế biến thực phẩm ( 17,3 % ) , công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ( 32,5 % ) , dịch vụ thương mại nông thôn ( 50,2% ).
Nhờ tạo thêm việc làm nên thu nhập của người lao động tăng thêm. Tiền công hàng tháng của người lao động kỹ thuật nghề gốm sứ, chạm khắc, rèn đúc có thể đạt 800.000 đồng - 1.000.000 đồng, thợ thủ công, dệt đũi, thêu ren: 180 - 200 ngàn đồng; thợ khai thác, chạm đá có thu nhập 20 - 70 ngàn đồng/ ngày tuỳ trình độ tay nghề, bậc thợ . Nhờ tăng thu nhập nên đời sống của người dân những nơi có phát triển trong làng nghề được cải thiện hơn so với những địa phương khác.
Ví dụ: ở làng nghề gốm sứ Bát Tràng, 100% hộ có nhà mái bằng, mái ngói ( 40% số hộ có nhà hai tầng trở lên ); 60% số hộ có xe gắn máy, ô tô; 90% số hộ có ti vi ( chủ yếu là ti vi màu ); 10% số hộ có điện thoại.
Sự phát triển nghề và làng nghề đã góp phần thúc đẩy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Điều đáng chú ý là tăng tỷ trọng lao động phi nông nghiệp theo hướng " Ly nông bất ly hương ", giải quyết 60% - 65% tổng lao động tại chỗ, thu hút lao động thời vụ.
3/ Sản phẩm phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu
Những năm trở lại đây, chúng ta bước vào nền kinh tế thị trường, nước ta đặt quan hệ thương mại với nhiều nước trên thế giới, hàng hóa ( đặc biệt là các sản phẩm làng nghề ) có điều kiện giao thương, xuất khẩu ra thế giới. Làng nghề có sản phẩm đa dạng, giàu tính thẩm mỹ nên được ưa chuộng. Sản phẩm mỹ nghệ như gốm, đồ gỗ ngày càng được chú ý hơn. Các thợ thủ công tạo hình biết kế thừa, phát huy chất liệu, kỹ thuật mà sáng tạo ra những sản phẩm mới phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như đồ trang trí nội thất trong gia đình, nhà hàng hay khách sạn. Các di sản gốm, đồ gỗ, đồ đá, đồ đồng ... trở nên sống động, độc đáo, các sản phẩm Liên Hà, Vân Hà chủ yếu là các tủ, sập, giường, bình phong ... được chạm trổ, điêu khắc, khảm trai hết sức tinh vi theo các chủ đề truyền thống như Tứ linh, Tứ quý ... đã có mặt ở hầu hết thị trường trong nước và được xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới. Các sản phẩm mỹ nghệ khác như hộp, khay, đĩa, tẩu thuốc ... được xuất khẩu sang một số nước như Pháp, Nhật Bản, các nước châu á. Hầu hết các doanh nghiệp ở Bát Tràng đã " lên mạng " giao dịch kinh doanh bằng điện tử. Theo số liệu điều tra thu nhập của viện kinh tế học ở làng nghề gốm sứ Bát Tràng ( năm 1998 ): 35% số hộ có mức giá trị sản xuất trên 100 triệu đồng/ năm và mức thu nhập 25 - 30 triệu đồng; 36,6% số hộ có mức giá trị sản xuất từ 60 - 100 triệu đồng/ năm và mức thu nhập 20 - 25 triệu đồng ; 28,34% số hộ có mức giá trị sản xuất dưới 60 triệu đồng và thu nhập từ 10 - 20 triệu đồng.
Tóm lại, với chính sách hội nhập và phát triển kinh tế về thương mại, dịch vụ của nhà nước, tận dụng nguồn nguyên liệu, lao động, phát huy nghề truyền thống các sản phẩm làng nghề Hà nội ngày một phong phú đa dạng, được bạn hàng thế giới ưa chuộng.
B - Những khó khăn, thách thức
Trong điều kiện khắc nghiệt của kinh tế thị trường với sự phát triển vượt bậc về công nghệ, kỹ thuật, các làng nghề Hà nội phải liên tục đối mặt với những khó khăn, thách thức.
1/ Đầu ra của sản phẩm chưa ổn định
Mặt hàng mà các làng nghề sản xuất , kinh doanh rất phong phú, đa dạng: đồ gốm, đồ gỗ, đồ đồng, chạm khắc, sơn mài, bánh kẹo, dệt may, giấy, tranh cổ ... được các bạn hàng thế giới rất ưa chuộng. Tuy nhiên, sản phẩm thường mang tính đồng loạt, mẫu mã ít thay đổi, sản phẩm lại phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu không ổn định. Khi có những hợp đồng với số lượng lớn, việc đảm bảo thực hiện đúng số lượng khiến nhiều doanh nghiệp lúng túng. Nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ mỹ nghệ ( Ví dụ: đồ gỗ ) thường hoạt động theo kiểu mùa vụ, có đơn hàng mới " chạy " nguyên liệu, số lượng lao động lại không cố định, nên lúc cần không huy động kịp, đặc biệt là những công đoạn đòi hỏi người thợ có trình độ chuyên môn, tay nghề nhất định. Chính vì vậy, nhiều khi chúng ta đã bị mất những đối tác kinh doanh nhiều tiềm năng.
Bên cạnh đó, đầu ra của sản phẩm phụ thuộc rất nhiều yếu tố: marketing, tìm và mở rộng thị trường, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Trước những vấn đề trọng yếu đấy, nhiều làng nghề Hà nội còn tỏ ra lúng túng. Chúng ta thiếu thông tin chính xác về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị hiếu người tiêu dùng. Có khi những doanh nghiệp lại tiếp nhận thông tin thị trường chủ yếu qua quan hệ cá nhân với tư thương hay cơ quan xuất nhập khẩu ( tức là những cá nhân hay đơn vị mua sản phẩm của họ ). Vì thế những thông tin này thường bị " nhiễu " theo chiều hướng có lợi cho bên mua, thiệt hại cho bên bán.
Không những thế, sản phẩm làng nghề còn bị đe dọa bởi sự cạnh tranh khắc nghiệt của các hàng công nghiệp sản xuất theo dây truyền, kỹ thuật tiên tiến, mẫu mã đẹp, lại hợp túi tiền người tiêu dùng.
Thị trường trong nước tràn ngập sản phẩm nước ngoài bởi nhiều khi " hàng Việt nam quá đắt ". Những năm gần đây, đời sống người dân lên cao, lại luôn có tâm lý " người Việt nam dùng hàng Việt nam ". Tuy nhiên, điều đó chỉ phù hợp với những mặt hàng tiêu dùng như quần áo, giầy dép, thực phẩm ..., còn các sản phẩm mỹ nghệ có giá thành còn cao không phù hợp với mức thu nhập trung bình của người lao động.
2/ Thiếu vốn sản xuất, kinh doanh
Thiếu vốn sản xuất, kinh doanh là hiện tượng khá phổ biến ở các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh. Những năm qua, ngành Ngân hàng ( Ngân hàng nông nghiệp và Phát tiển nông thôn, Ngân hàng phục vụ người nghèo, các tổ chức tín dụng... ) thông qua các chương trình, dự án đã tạo điều kiện khá thuận lợi cho các làng nghề được vay vốn. Nhưng chính sách vay vốn vẫn chưa thật phù hợp với đối tượng sản xuất kinh doanh. Ngân hàng thường chỉ cho vay ngắn hạn ( dưới 6 tháng ) với số lượng ít và thu lãi ngay từng tháng trong khi đó các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh đều có nhu cầu vay vốn với số lượng lớn theo cơ chế vay trung hạn hoặc vay dài hạn vì khả năng tiêu thụ sản phẩm thường chậm. Thủ tục cho vay vốn rườm rà, phức tạp làm cho lãi suất vay của Ngân hàng cũng chẳng có gì ưu đãi hơn so với lãi suất ở thị trường tự do. Mặt khác, các hộ sản xuất kinh doanh ( kể cả các doanh nghiệp ) do thiếu tài sản thế chấp, thiếu giấy tờ hợp lệ nên Ngân hàng ngại cho vay vốn vì sợ tỷ lệ rủi ro cao.
Sản phẩm chưa được quảng bá, chưa kêu gọi được nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tiềm lực tài chính còn yếu kém, các doanh nghiệp làng nghề gặp không ít khó khăn khi phải cạnh tranh với những doanh nghiệp nước ngoài có tài chính lớn hơn.
3/ Kỹ thuật, công nghệ còn lạc hậu
Phần lớn kỹ thuật công nghệ áp dụng ở các làng nghề Hà nội là công nghệ cổ truyền, còn khá thô sơ, lạc hậu. Công nghệ đó chỉ sử dụng ở quy mô nhỏ, năng suất thấp, ít khả năng phổ biến rộng rãi lại gây ô nhiễm môi trường. Hàng mỹ nghệ ít mẫu mã mới, thường rơi vào tình trạng lai căng, lai tạp ( hình dáng Đức, họa tiết Trung Quốc, Nhật... ). Hình dáng, họa tiết bị trung lập và thiếu tính hiện đại. Đội ngũ thể hiện các bản vẽ ít, thiếu kinh nghiệm, họa sĩ sáng tác mẫu mới không sản xuất được do không có cơ sở khoa học kỹ thuật. Hầu hết công nghệ kỹ thuật hiện đang sản xuất đã có sẵn từ xưa, ít có sự đầu tư, nghiên cứu để cải tiến hoặc đưa những tiến bộ mới vào thay thế, tính bảo thủ nghề còn rất nặng nề, cơ khí mới sử dụng 37%, còn 63% là thủ công. Đó chính là những nguyên nhân làm cho sản phẩm làng nghề đạt chất lượng thấp, giá thành cao, sức cạnh tranh kém.
4/ Vấn đề truyền nghề
Những khó khăn về đầu ra sản phẩm, cùng với nếp sống ngày nay khiến không ít người con làng nghề nản lòng, tìm kiếm một công việc khác. Chủ yếu lao động hiện nay trong làng nghề có trình độ phổ thông thấp , ít lao động bậc cao, tay nghề giỏi . Những người thợ cả, nghệ nhân bậc thầy ( những người giữ vị trí quan trọng ) ngày càng giảm. Mà khả năng cạnh tranh, sức sống của sản phẩm làng nghề như gốm, sứ, mỹ nghệ, khảm trai, sơn mài, gỗ ... chủ yếu phụ thuộc tài hoa, kinh nghiệm, tay nghề người lao động. Nguyên nhân quan trọng là do chính tư tưởng quan niệm của người dân làng nghề. Họ mong muốn con chăm học hành trở thành kỹ sư, bác sĩ, nhà kinh tế ... không muốn con vất vả học nghề , rồi những người tâm huyết gắn bó với nghề cũng ít dần. Điều này làm cho việc cải tiến mẫu mã nâng cao chất lượng rất khó khăn vì thiếu lực lượng trẻ, khỏe, năng động, thực sự tâm huyết với làng nghề. Hơn nữa, từ nhiều đời nay, chủ yếu nghề truyền thống được dạy theo phương thức cha truyền con nối, bí quyết gia đình, dòng họ không truyền cho người ngoài ( theo thống kê, phương thức truyền nghề này chiếm tới 60,15% ở các làng nghề, số thợ ở làng nghề được đào tạo chính quy chỉ chiếm 0,78% ). Vì vậy những bí quyết nhà nghề có nguy cơ bị mai một dần.
5/ Vấn đề môi trường ở các làng nghề
Các làng sắt, đúc đồng, làm giấy tạo ra hàng nghìn m3 nước thải, sút, axit, kim loại nặng ... không hề được xử lý mà được đổ thẳng ra môi trường.
Nhiều cơ sở sản xuất hộ gia đình không quan tâm đến vệ sinh môi trường, bảo hộ lao động cho người lao động. Đa phần các hộ gia đình sử dụng nhà ở làm nơi sản xuất và kho trữ, trong đó chỉ có 20,7% số hộ sản xuất có nhà kiên cố, còn lại là nhà tạm và bán kiên cố, thiếu ánh sáng, thiếu diện tích.
6/ Công tác quản lý của Nhà nước đối với làng nghề thiếu đồng bộ về cơ chế, chính sách
Những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã chú ý khôi phục, phát triển lại hệ thống làng nghề nhưng chỉ là bước đầu, còn thiếu vững chắc . Một trong những lý do dẫn đến tình trạng đó là các cơ quan quản lý Nhà nước vẫn chưa vạch được phương hướng bước đi, cũng như quy hoạch lâu dài cho các làng nghề . Cụ thể là: chưa có quy chế chung với làng nghề và quy chế riêng đối với từng loại hình làng nghề . Chưa có quy hoạch phát triển từng làng nghề nên mặt bằng sản xuất, kinh doanh thường rất chật hẹp, giao thông khó khăn, điện phục vụ cho sản xuất, kinh doanh không ổn định, an toàn, môi trường sinh thái bị ô nhiễm. ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước của các làng nghề còn rất kém. Nhiều hộ không đăng ký kinh doanh. Đến nay, hầu như chỉ có các hợp tác xã, các Công ty trách nhiệm hữu hạn, các doanh nghiệp tư nhân nộp thuế cho Nhà nước song mức thuế nộp còn thấp so với doanh thu thực tế của họ. Tình trạng nộp thuế không đủ, mức ghi thu không đúng, trốn thuế và lậu thuế vẫn xảy ra chưa khắc phục được đã làm thất thoát nguồn thu của ngân sách Nhà nước.
IV. Phát triển làng nghề với tiến trình hội nhập kinh tế
Việt nam có bốn ngàn năm lịch sử với nền văn minh độc đáo tồn tại và phát triển rực rỡ, đặc biệt là thủ đô ngàn năm văn hiến của chúng ta. Những sản phẩm, những thành tựu văn hóa, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất trải qua nhiều thế hệ, cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc Việt. Đó là nền tảng, nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển bền vững, lâu dài của ngành nghề thủ công truyền thống, đông thời mở rộng, phát triển những ngàng nghề phù hợp nhu cầu ngày nay.
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, việc gìn giữ và phát triển những sản phẩm độc đáo, củng cố và phát triển làng nghề không chỉ là phát triển kinh tế theo ý nghĩa thông thường mà còn là phát triển kinh tế theo ý nghĩa thông thường mà còn là phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc trong tăng trưởng kinh tế. Những hàng hóa mang tính truyền thống cũng là một thế mạnh trong quá trình hội nhập AFTA vào năm 2003. Sau đây là một số kiến nghị, giải pháp nhằm mở rộng phát triển làng nghề.
A - Giải pháp trước mắt
* Đối với làng nghề
1/ Đổi mới nhận thức về làng nghề phù hợp với các quan điểm của Đảng ta về công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
Đa số các làng nghề đều nằm ở nông thôn, vì thế phát triển làng nghề là một bộ phận của công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Nếu trước đây, làng nghề chỉ được xem là kinh tế phụ thuộc nông dân, để tận dụng thời gian lao động nông nhàn và tăng thu nhập " phụ " cho nông dân thì ngày nay cần nhận thức lại làng nghề là một nội dung quan trọng, một bộ phận chủ yếu trong chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Làng nghề gắn với trung tâm cụm xã, có các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phi nông nghiệp và tạo ra rthu nhập chính ở nông thôn. Làng nghề còn là trung tâm tạo việc làm mới, thu hút lao động dư thừa trong nông nghiệp gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông thôn.
Quá trình tồn tại và phát triển của làng nghề đã chỉ ra rằng khu vực sản xuất của các ngành nghề truyền thống chính là mảnh đất nuôi dưỡng, sáng tạo ra những giá trị vật chất , tinh thần truyền thống với những nét độc đáo riêng biệt của dân tộc . Nhiều sản phẩm thủ, công mỹ nghệ đã đem lại niềm tự hào cho dân tộc bởi nó phản ánh được nền văn minh và văn hóa của dân tộc Việt nam đã có hàng ngàn năm lịch sử . Đặc tính truyền thống được thể hiện trên từng sản phẩm . Tiến bộ khoa học công nghệ là một trong những nhân tố tác động đến sự phát triển của làng nghề, song điều trước tiên và quan trọng nhất là phải hướng tới để nghiên cứu tính truyền thống, kỹ thuật thể hiện những nét đẹp, những cái hay, quý giá của dân tộc . Tính truyền thống không phải là tính bảo thủ mà nó luôn được nghiên cứu, cải tiến, hoà quyện với những tiến bộ của nền văn hóa dân tộc , của thời đại làm cho truyền thống có tính hiện đại . Điều đó sẽ loại trừ được sự chắp vá tuỳ tiện , bị ảnh hưởng ngoại lai làm lu mờ tính truyền thống đích thực.
2/ ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào các làng nghề
Các làng nghề chủ yếu sử dụng công nghệ từ xa xưa, những công nghệ mang tính đặc thù riêng biệt thì vẫn cần phải giữ gìn, còn lại chúng ta rất khó khăn khi cạnh tranh với các mặt hàng chủ yếu dựa trên lợi thế công nghệ. Vì vậy, để khôi phục và phát triển làng nghề theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhất thiết phải đổi mới máy móc, thiết bị và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Thực tế cho thấy ở Hà nội:
Năm
Tỷ lệ hộ gia đình SD máy móc
Sản lượng ( tỷ đồng )
Số lao động ( người )
1995
59,8%
419
37.901
2000
75,6%
706
34.140
Các công đoạn sản xuất nặng nhọc như xay nghiền bột ở bánh mứt Xuân Đỉnh, khoan bào cưa xẻ ở làng mộc mỹ nghệ Vân Hà , nghiền trộn đất ở gốm Bát Tràng ... đã được thay thế bằng máy móc . Nhờ đó , năng suất tăng lên rõ rệt . ở Vân Hà , công nghệ phun sơn thay thế gỗ đánh vecni ; ở Bát Tràng , lò nung gốm bằng ga dần thay thế lò nung bằng than củi ... chất lượng sản phẩm đã tăng lên . Bài học rút ra từ thực tế cho thấy khoa học công nghệ phải đi trước một bước trong quá trình khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống và làng nghề mới theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Để có thể đưa sản phẩm làng nghề ra thị trường, cần phải coi trọng và quan tâm đến tâm lý người tiêu dùng, tức là:
Người mua sản phẩm quan tâm đến giá trị sử dụng, chất lượng sản phẩm, ít người quan tâm đến công nghệ làm ra sản phẩm, do vậy sử dụng và phát triển công nghệ sản xuất phải xuất phát từ yêu cầu làm ra được sản phẩm mong muốn, đáp ứng yêu cầu của từng đối tượng người tiêu dùng.
Người mua sản phẩm quan tâm đến giá thành sản phẩm và luôn muốn mua rẻ. Do đó, việc lựa chọn công nghệ, vật tư, tổ chức quản lý sản xuất và lực lượng lao động cần phải kết hợp sao cho giá thành sản phẩm thấp nhất mà vẫn thoả mãn yêu cầu về chất lượng sản phẩm.
Người mua thường có thói quen so sánh với các sản phẩm cùng loại từ các nhà sản xuất khác nhau. Do đó, việc đổi mới mẫu mã, tiếp thị và tổ chức tiêu thụ sản phẩm cần được điều chỉnh kịp thời để đảm bảo ưu thế cạnh tranh. Nói cách khác, cần phải đổi mới, hiện đại hóa khâu thiết kế sản phẩm, muốn vậy cần phải có những giải pháp cụ thể :
. Tăng cường đội ngũ hoạ sĩ sáng tác mẫu, kỹ sư chuyên môn cho các cơ sở sản xuất.
. Tạo điều kiện cho các nhà báo, nhà phê bình, nhà kinh tế học ... nghiên cứu về ngành nghề và sản phẩm làng nghề, những kết quả nghiên cứu, phê bình sẽ là cơ sở đúng đắn cho việc thiết kế sản phẩm.
. Khuyến khích phát triển các trung tâm dịch vụ tư vấn và hoàn thiện sản phẩm tại các làng nghề.
Bên cạnh đó, các sản phẩm mỹ nghệ như mây, tre, đan, làm nón... vẫn cần công nghệ cổ truyền. Giải pháp cho vấn đề này là lựa chọn máy móc, thiết bị công nghệ phù hợp yêu cầu sản xuất các sản phẩm làng nghề. Chúng ta phải bảo tồn và phát triển làng nghề theo nguyên tắc : " Hiện đại hóa công nghệ truyền thống và truyền thống hóa công nghệ hiện đại ".
Nói cách khác, chúng ta phải kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại trên cơ sở khai thác hợp lý tiềm năng và lợi thế của các làng nghề truyền thống với công cụ hiện đại nhằm mục tiêu tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm làng nghề.
Như vậy, một mặt phải chú ý bảo tồn các công nghệ cổ truyền độc đáo tinh xảo mà máy móc hiện đại không thể thay thế được. Mặt khác, phải cố gắng đến mức tối đa việc áp dụng phương pháp công nghệ tiên tiến ở những công đoạn không đòi hỏi phải có " bàn tay vàng " của các nghệ nhân nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
3/ Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động
Từ xa xưa, việc truyền nghề trong từng gia đình, dòng họ, là con đường chủ yếu để học nghề. Theo cách này thì tay nghề bí quyết nghề được hình thành vững chắc và người thợ có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, giàu tính độc đáo, đồng thời có thể phát triển tiếp nghề của cha ông. Tuy nhiên, học theo cách truyền nghề thì thời gian học nghề khá dài, số người được học nghề ít và sự phát triển toàn diện nhân cách lao động kỹ thuật hạn chế. Đặc biệt trong điều kiện giao lưu mở rộng thị trường lao động trong và ngoài nước thì cách truyền nghề tỏ ra không phù hợp. Chính vì vậy, chúng ta cần mở rộng các hình thức đào tạo nghề.
Trước hết, cần phát triển nhanh công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở sản xuất, phải coi trọng khả năng đào tạo, bồi dưỡng lớp thợ trẻ kế cận trong tương lai. Tăng tỷ lệ lao động có nghề nghiệp được đào tạo theo hệ chính quy có chất lượng làm nòng cốt cho các cơ sở sản xuất và là lực lượng kế cận tiếp thu các bí quyết của nghề truyền thống.
Bên cạnh việc tăng cường đào tạo bồi dưỡng đội ngũ các bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề cho các làng nghề, cần đi đôi với bảo tồn và nâng cao trình độ của các nghệ nhân, các " bàn tay vàng " để họ có thể sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới. Sự kết hợp giữa các thế hệ trong các làng nghề nhằm mục đích khôi phục và phát triển làng nghề theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhưng vẫn duy trì và phát huy tính truyền thống, vai trò của các nghệ nhân. Sản phẩm của sự kết hợp đó là những di sản văn hóa, sản phẩm điêu khắc, nghệ thuật, các công trình kiến trúc và cả những sản phẩm phục vụ đời sống hàng ngày của con người ... được sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại, có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và thế giới.
Giải pháp cho vấn đề đào tạo bồi dưỡng và nâng cao tay nghề cho người lao động cũng như bảo vệ các " bàn tay vàng " chỉ có thể thực hiện bằng sự hỗ trợ của Nhà nước kết hợp với sự tham gia của các làng nghề, chính quyền cấp xã và cấp huyện. Hiện nay cả nước mới có bảy trường đào tạo nghề thủ công. Tổng cục dạy nghề đã rất chú trọng việc phát huy giá trị của các làng nghề bằng việc dạy nghề, đào tạo gắn với việc sản xuất tại các làng nghề với những lớp học ngắn hạn.
Bên cạnh đó, ta có thể hình thành các điểm đào tạo ngay tại các làng nghề, đào tạo trên cơ sở kiến thức và kỹ năng vốn có của các nghệ nhân trẻ sinh ra và lớn lên tại chính làng nghề đó. Việc bổ sung các chương trình tài liệu, đưa ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hệ thống đào tạo tại các lớp học này cùng là một yêu cầu cấp bách. Đồng thời cần nghiên cứu xây dựng quy định danh hiệu và cơ chế chính sách tôn vinh những nghệ nhân, những thợ giỏi , " những người thắp lửa trong các làng nghề ".
Đội ngũ nhân lực kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực làng nghề thường bao gồm thợ giỏi, nghệ nhân làm nòng cốt cùng với đội ngũ thợ thủ công đông đảo trực tiếp sản xuất, ngoài ra còn gồm các nhà quản lý, kinh doanh giỏi trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong điều kiện mới của nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi đội ngũ nhà kinh doanh, quản lý phải hết sức am hiểu nghề, luật pháp trong sản xuất kinh doanh. Đặc biệt cần có sự nhanh nhạy, sáng tạo trong quá trình tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ở trong và ngoài nước. Bởi vậy, họ cần phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghề nghiệp và các lĩnh vực hoạt động liên quan. Đồng thời cần được tạo điều kiện liên kết, liên doanh ở trong và ngoài nước để mở rộng tầm hiểu biết cũng như phát huy năng lực sáng tạo của họ trong lĩnh vực mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề ra nước ngoài.
4/ Nâng cao giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật của sản phẩm làng nghề
Đây là một hướng đi phổ biến của các làng nghề cũng như của các doanh nghiệp về nghề truyền thống hiện nay. Nhiều khách hàng không chỉ mua với ý nghĩa là hàng hóa mà còn là một sản phẩm chứa cả bản sắc văn hóa của một địa phương, một quốc gia. Các mặt hàng được làm bằng chất liệu thiên nhiên truyền thống thường xuyên thay đổi mẫu mã với kiểu dáng độc đáo mà ở các nước phát triển hầu như ít tồn tại. Các sản phẩm cần được thiết kế thời trang hơn, dí dỏm hơn, có cá tính hơn. Chính vì vậy, ta cần phát triển thông tin trong nước giữa các nghệ nhân, hoạ sĩ, nhà sưu tập, giữa các làng nghề, vùng nghề, thông tin về sáng kiến mới trong nước, về thành tựu khoa học công nghệ, thông tin quốc tế ... để có thể cập nhật, sản xuất phù hợp thị hiếu tiêu dùng.
Bên cạnh đó, cần phải có liên kết giữa các làng nghề, phối hợp chặt chẽ giữa các nghệ nhân ... để tạo ra những sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn, giàu tính thẩm mỹ hơn.
5/ Phát triển dịch vụ đi kèm, hình thành " làng nghề, làng văn hóa du lịch "
Các làng nghề ven đô luôn là những địa điểm hấp dẫn thu hút du khách với hình thức du lịch văn hóa du khảo. Tiềm năng du lịch ở các làng nghề rất lớn, mỗi làng nghề lại có một văn hóa, truyền thống một hệ thống di tích và truyền thuyết riêng với những sản phẩm độc đáo mang đậm bản sắc địa phương . Trong xu thế hội nhập và mỗi quốc gia phát huy nội lực từ chính bản sắc văn hóa của mình hiện nay, hình thức phát triển du khảo văn hóa qua các làng nghề mang trong mình đầy tiềm năng mạnh mẽ nhất là vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt Hà nội có một hệ thống làng nghề, phố nghề nổi tiếng . Bên cạnh một hệ thống dày đặc các " phường nghề " trong khu vực nội thành, phố cổ, chúng ta còn có cả một loạt các vành đai làng nghề xung quanh cũng đã rất quen thuộc và danh tiếng trong cả nước, đó là các làng hoa Ngọc Hà, Quảng Bá, Nghi Tàm, làng chuyên hồng đào Nhật Tân, làng ươm quất Tứ Liên, cốm làng Vòng, đậu phụ Hoàng Mai, bánh kẹo Xuân Đỉnh, làng kim hoàn Định Công, bắt rắn và bán đặc sẳn về rắn là làng Lệ Mật ...
Một trong những điều cuốn hút du khách nhất khi đến với các làng nghề là việc tham gia, nghiên cứu, tham gia vào các công đoạn của việc làm ra sản phẩm. Ví dụ như ở Bát Tràng hàng năm có hơn một nghìn lượt khách nước ngoài, mười hai nghìn lượt khách nội địa đến tham quan. Chính vì vậy, cần phải hình thành nhiều hơn nữa những tour du lịch cả về đường sông và đường bộ để du khách có thể dễ dàng tìm đến làng nghề. Cần đầu tư, xây dựng những nhà trưng bày sản phẩm, tổ chức các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm bởi vừa tham quan một làng nghề lại vừa mua được những món quà lưu niệm quý và rẻ đang ngày càng trở thành nhu cầu của khách du lịch. Đồng thời qua đó quảng bá sản phẩm, thu hút các nhà đầu tư, tìm kiếm các đơn đặt hàng trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, cần phải chú ý xây dựng cơ sở hạ tầng nâng cấp hệ thống giao thông trong làng nghề, tôn tạo di tích lịch sử của làng, chỉnh trang quy hoạch kiến trúc, chú ý phát triển các hình thức dịch vụ đi kèm, quy hoạch cảnh quan, môi trường sinh thái và nếp sống văn minh tiêu biểu cho một nông thôn mới.
6/ Mở rộng thị trường, hướng ra xuất khẩu
Trong xu hướng hội nhập kinh tế hiện nay thì mục tiêu quan trọng mà làng nghề Hà nội hướng tới là thị trường nước ngoài. Thực chất sản phẩm của các làng nghề với kết tinh bản sắc văn hóa độc đáo và bàn tay sáng tạo thủ công tài hoa của người Việt nam lâu nay luôn coi việc thu ngoại tệ bằng con đường xuất khẩu là một hướng đi chính. Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu luôn có tỷ trọng kim ngạch cao trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên, sản phẩm của các làng nghề Hà nội rất đa dạng, phong phú song không phải sản phẩm nào cũng có khả năng xuất khẩu. Những sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thường có tiêu chí rất cao về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, độ tinh xảo, tính độc đáo, thẩm mỹ. Những sản phẩm nào được bạn hàng nước ngoài ưa chuộng thì có khả năng xuất khẩu cao và đạt lợi nhuận khá. Chính vì vậy, chúng ta cần ưu tiên phát triển một số ngành hàng có khả năng xuất khẩu cao như đồ gỗ, đồ đồng mỹ nghệ cao cấp, đồ gốm, sứ, sơn mài, thêu ren ... Cần phải mở rộng, đẩy mạnh công tác phát triển thị trường tiêu thụ. Trong điều kiện hiện nay của nước ta, giải quyết vấn đề này có thể tiến hành theo các hướng sau:
Thứ nhất, tạo điều kiện cho các địa phương và các làng nghề khôi phục lại thị trường Đông Âu và Nga vì đó là thị trường lớn, đã quen với các sản phẩm làng nghề Việt nam, làng nghề Hà nội.
Thứ hai, cho phép các nghệ nhân, các làng nghề truyền thống tham gia gia công cho các doanh nghiệp ở đô thị khu công nghiệp tập trung tạo điều kiện cho họ quảng cáo sản phẩm làng nghề tại các đô thị lớn, trung tâm công nghiệp lớn.
Thứ ba, hình thành hệ thống chợ làng tại các làng nghề kết hợp với xây dựng trung tâm cụm xã để thúc đẩy sự giao lưu hàng hóa của các làng nghề. Tổ chức hội chợ làng nghề tại các trung tâm vùng có làng nghề để tạo điều kiện cho các làng nghề tiếp cận khách hàng từ đó tiếp nhận và xử lý các thông tin có liên quan đến sản phẩm của làng nghề , nhất là làng nghề truyền thống. Bên cạnh đó, có thể áp dụng công nghệ hiện đại như tiến hành thương mại điện tử, lập trang Web quảng cáo trên Internet để có thể giới thiệu , quảng bá sản phẩm làng nghề.
Thứ tư, mở rộng thị trường Tây Âu, Mỹ, đặc biệt là Đông Nam á thông qua hội chợ quốc tế tiếp thị. Hội chợ triển lãm là một hình thức xúc tiến thương mại, là cơ hội cho làng nghề quảng cáo sản phẩm của mình. Những năm gần đay, hoạt động hội chợ triển lãm ở Việt nam phát triển mạnh mẽ, đặc biệt từ năm 1995 hàng loạt doanh nghiệp nước ngoài đến Việt nam tìm kiếm thị trường. Chính vì vậy, nhu cầu tìm hiểu sản phẩm qua hội chợ là rất lớn. Đồng thời chúng ta phải lựa chọn, tích cực đưa những sản phẩm hàng đầu dự " Triển lãm nghề thủ công quốc tế " ; " Triển lãm hàng tiêu dùng quốc tế " để quảng cáo sản phẩm ở nước ngoài.
Sáu giải pháp trên, nếu thực hiện tốt sẽ tạo ra những bước đột phá mới cho việc khôi phục và phát triển làng nghề, ở nông thôn nước ta. Điều kiện để thực hiện những giải pháp trên là tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đi đôi với việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của các làng nghề và chính quyền các cấp ở những vùng có nhiều làng nghề như Hà nội.
* Đối với Nhà nước
1/ Giải quyết tốt vấn đề vốn cho làng nghề dựa trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch đã được duyệt
Nhà nước cần hỗ trợ các làng nghề về vốn theo các hướng: ưu tiên đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng các làng nghề theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng mở rộng, bảo vệ xây dựng các trung tâm cụm xã, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho lao động làng nghề, áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi đối với các làng nghề, trong đó khuyến khích cho vay đổi mới máy móc thiết bị và áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề. Hoàn chỉnh các luật, bộ luật về đầu tư, tín dụng, tổ chức tín dụng, hướng dẫn cơ sở ngành nghề. Đơn giản hóa các thủ tục vay vốn, đa dạng hóa các hình thức cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở vay vốn phát triển kinh doanh. Giải pháp về vốn rất quan trọng vì muốn phát triển làng nghề theo hướng công nghiệp hóa các hộ gia đình, các tổ hợp tác xã rất cần vốn để đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu, cả vốn cố định và vốn lưu động.
2.Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất
Trong làng nghề tồn tại các koại hình sản xuất kinh doanh đa dạng , phong phú , hoạt động đan xen , phát triển như hợp tác xã , tổ nhóm hợp tác , hộ gia đình , các loại hình doanh nghiệp khác ( doanh nghiệp tư nhân , công ty TNHH , công ty Cổ phần ...) Do tính chất sản xuất khác nhau của mỗi ngành nghề và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất khác nhau mà có những hình thức tổ chức khác nhau . Chính vì vậy , cần tổ chức sắp xếp lại một cách hợp lý , sẽ tạo nên sự trợ giúp lẫn nhau trong quá trình phát triển . Sự hợp tác và phân công lao động là xu thế tất yếu của quá trình phát triển lực lượng sản xuất cho nên loại hình kinh tế hợp tác và hợp tác xã là một trong những mô hình tổ chức thích hợp cho sự phát triển các ngành nghề thủ công , các làng nghề Hà Nội .
Chính vì vậy , cần lựa chọn các mô hình tổ chức sản xuất thích hợp với từng loại nghề , từng làng nghề :
Phát triển các loại hình kinh tế hợp tác và hợp tác xã , chú trọng xây dựng các hợp tác xã kinh doanh tổng hợp gắn với ngành nghề và các làng nghề , đặc biệt ở khu vực nông thôn .
Phát triển các cơ sở kinh tế hợp tác đơn giản như tổ , nhóm liên kết , nhóm liên gia , tiến tới hình thành hợp tác xã , các doanh nghiệp vừa và nhỏ . Tuỳ theo đặc điểm của từng ngành nghề , tổ chức thành các hợp tác xã sản xuất tập trung , hoặc các công ty cổ phần , các thành viên là các hộ gia đình , được hợp tác xã đảm bảo cho việc ổ định sản xuất .
Xây dựng hệ thống hợp tác xã dịch vụ trong ngành nghề và các làng nghề , góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển , tăng khả năng cạnh tranh cho các cơ sở sản xuất , các doanh nghiệp nhỏ và vừa .
Cần có chính sách khuyến khích , tạo điều kiện , bảo vệ quyền lợi của các cơ sở sản xuất kinh doanh ( như quyền sở hữu về tài sản , bí quyết công nghệ , phát minh sáng chế , bản quyền và quyền sở hữu công nghiệp , mẫu mã , kiểu dáng công nghiệp ) để tạo môi trường cạnh tanh lanh mạnh , tạo sức bật cho các doanh nghiệp làng nghề , nhất là khi chúng ta chuẩn bị xoá bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan vào 2003.
Khuyến khích việc tự nguyện thành lập các hiệp hội theo ngành nghề , theo địa phương nhằm hỗ trợ cho các cơ sở ngành nghề Nhà nước trong việc hoạch định cơ chế , chính sách phát triển ngành nghề .
Bên cạnh đó , cần khuyến khích sự kiên kết , hợp tác giữa các cơ sở sản xuất , các cơ sở sản xuất với các cơ quan , doanh nghiệp Nhà nước với các tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài trong việc nghiên cứu thị trường , tiếp thị , phối hợp giữa tiêu thụ nội địa và xuất khẩu để tạo ra sức mạnh cạnh tranh khi chúng ta có lợi thée về nguồn nguyên liệu , lực lượng lao động , tay nghề và tổ chức quản lý , sản xuất một cách hợp lý , khoa học .
3. Bổ sung và hoàn thiện qui hoạch các làng nghề làm căn cứ cho công tác kế hoạch , đầu tư và thị trường .
Để có kế hoạch phù hợp , trước hết cần điều tra , khảo sát toàn bộ các làng nghề hiện có ở Hà Nội , bao gồm cả làng nghề truyền thống và làng nghề mới theo các tiêu chí rõ ràng , cụ thể . Trên cơ sở đó đề ra các kế hoạch phát triển . Qui hoạch và kế hoạch sản xuất nhất thiết phải gắn với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước hiện tại và tương lai theo nguyên tắc : lấy thị trường làm căn cứ . Qui hoạch và kế hoạch phát triển làng nghề phải gắn với qui hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội , của địa phương , nhất là qui hoạch nông thôn , qui hoạch giao thông , thuỷ lợi , điện, thông tin liên lạc , y tế , giáo dục , các vùng sản xuất nguyên liệu , đào tạo , phân công , sử dụng lao động , bảo vệ môi trường .Hướng dẫn các địa phương triển khai xây dựng qui hoạch , lập dự án ; xác định tiêu chí ngành nghề để thực hiện các chính sách ưu đãi trong việc bảo tồn và phát triển ngành nghề đó.
Cần có chính sách khuyến khích các nhà khoa học , cơ quan nghiên cứu triển khai , định hướng nghiên cứu và phổ biến kết quả nghiên cứu về công nghệ kỹ thuật sản xuất mới , quan tâm đến các công nghệ kỹ thuật xử lý chất thải , bảo vệ môi trường và đảm bảo vệ sinh an toàn lao động .
Với sự sáng tạo của các nghệ nhân , của các nhà khoa học , cán bộ quản lý , sự nỗ lực không ngừng của người lao động ,cùng với sự quan tâm , hỗ trợ có hiệu quả của Nhà nước , chắc chắn các làng nghề Hà Nội sẽ tìm được các giải pháp hữu hiệu , phù hợp để hiện đại hoá sản xuất và cạnh tranh thắng lợi , mặc dù nước ta còn nghèo , trình độ khoa học công nghệ sản xuất còn ở mức thấp và lạc hậu .
B.Định hướng phát triển làng nghề trong xu thế hội nhập kinh tế
Quá trình hình thành và phát triển làng nghề ở Hà Nội đã chỉ ra rằng làng nghề chính là mảnh đất nuôi dưỡng ,sáng tạo những giá trị vật chất , tinh thần với những nét độc đáo , riêng biệt của dân tộc Việt Nam . Các làng nghề đã làm tăng thêm niềm tự hào dân tộc , tăng thêm sự yêu quí , trân trọng những ngành nghề truyền thống , bởi nó phản ánh nền văn minh và văn hoá dân tộc . Hiện tại các làng nghề đã , đang , và ngày càng có nhiều đóng góp trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội , có tác động thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở cả nội thành và ngoại thành . Để các làng nghề phát huy đầy đủ tiềm năng và phát triển có hiệu quả , cần quan tâm đến những định hướng có tính chiến lược như sau:
Phát triển các làng nghề theo hướng kết hợp hài hoà nhiều qui mô, nhiều loại hình tổ chức và sở hữu , lựa chọn công nghệ , thiết bị thích hợp , kết hợp công nghệ hiện đại với công nghệ truyền thống , thiết bị tiên tiến với thủ công , tạo ra các sản phẩm mang đậm nét văn hoá dân tộc và hiện đại .
Phát triển các làng nghề phải gắn với phát triển nông nghiệp và nông thôn , có mối quan hệ chặt chẽ với lao động , nguyên liệu , thị trường và môi trường , bởi nghề thủ công truyền thống ở nông thôn gắn bó hữu cơ với phát triển sản xuất nông nghiệp . Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động sản xuất tại các làng nghề được coi là hỗ trợ cho sản xuât nông ngiệp , góp phần giải quyết việc làm cho lao động dư thừa , tăng thêm thu nhập cho nông dân ; thậm chí một số làng nghề coi đây là hoạt động tạo nguồn thu nhập chính . Đồng thời cần giải quyết tốt mối quan hệ tương hỗ , bổ trợ làm cho kinh tế , xã hội ở nông thôn phát triển bền vững , đời sống của cư dân nông thôn được sung túc.
Phát triển các làng nghề ở nông thôn phải tạo được động lực xoá đói , giảm nghèo , tạo nhiều việc làm , tăng thu nhập , tăng sức mua của người dân nông thôn , tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn , hình thành các cụm trung tâm công nghiệp và dịch vụ nông thôn , thúc đẩy quá trình đô thị hoá , công nghiệp hoá và hiện hoá hoá nông thôn .
Phát triển các làng nghề phải gắn với những đặc điểm , điều kiện tự nhiên , trình độ phát triển kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng của từng địa phương , phải gắn với việc bảo tồn di sản văn hoá của từng địa phương , của từng làng nghề .
Phát triển các làng nghề phải được đặt trong chiến lược phát triển của hệ thống công nghiệp . Phải thực sự coi sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề là một bộ phận quan trọng , hỗ trợ cho công nghiệp hiện đại trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của Hà Nội .
V.kết luận
Những nét đặc trưng về làng nghề Hà Nội cho niềm tự hào , niềm tin về sự phát triển trong tương lai , cho dù ngay nay chúng ta đang cố hết sức khôi phục một số ngành nghề bị mai một . Mặt khác cũng thấy rõ vị trí và giá trị khá cao của một số sản phẩm làng nghề trên thị trường nước ngoài , chẳng haạn các mặt hàng về thêu ren , gốm sứ , sơn mài , dệt thảm , đồ mỹ nghệ ..được nhiều người ưa thích .
Trước ngưỡng cửa hoà nhập vào AFTA và WTO , làng nghề cũng cần biến chuyển , nỗ lực hết mình để có thể cạnh tranh , phát triển . Làng nghề cần có những thay đổi phù hợp vễ loại hình sản xuất kinh doanh , nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế , không ngừng cập nhật thông tin, đổi mới công nghệ hiện đại , tiên tiến nhưng vẫn giữ được những nét độc đáo , tinh hoa của dân tộc , tạo nên đặc thù sản phẩm . Bên cạnh đó , Đảng và Nhà nước phải có những chính sách đúng đắn , phù hợp , hỗ trợ các làng nghề trong việc tham gia thị trường quốc tế .
Thế hệ trẻ Việt Nam , đặc biệt những người con của Hà Nội có trách nhiệm và có khả năng góp phần mình , làm cho các ngành nghề , làng nghề truyến thống Hà Nội ngày càng phát triển và cùng với các ngành nghề hiện đại khác góp phần phát triển mạnh mẽ nền kinh tế - xã hội tiến mạnh theo hướng CNH-HĐH trong nhữnh thập kỷ tới .
Tài liệu tham khảo
Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá - TS Dương Bá Phượng - NXB KHXH - 2001
Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam - Bùi Văn Vượng - NXB Văn hoá Dân tộc -1998
Tạp chí Cộng sản
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Báo : Hà Nội mới , Nông thôn Việt Nam , Thời báo kinh tế , Tiền Phong
Tạp chí : Thời trang trẻ , Mỹ nghệ kim hoàn , Dân tộc thời đại .
Mục lục
Trang
I .Lời nói đầu 1
II.Làng nghề hà nội 2
1.Tìm hiểu chung về làng nghề Hà Nội 2
2.Vai trò , ý nghĩa của làng nghề 2
a.Về giá trị kinh tế 2
b.Về giá trị văn hoá -xã hội 3
III.Thực trạng làng nghề Hà nội những năm gần đây 4
A.Sự khôi phục , phát triển 4
1.Các làng nghề ngày càng mở rộng qui mô 4
2.Tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động 5
3.Sản phẩm phát triển , đẩy mạnh xuất khẩu 6
B.Những khó khăn , thách thức 7
1.Đầu ra của sản phẩm chưa ổn định 7
2.Thiếu vốn sản xuất , kinh doanh 8
3.Kỹ thuật , công nghệ còn lạc hậu 8
4.Vấn đề truyến nghề 9
5.Vấn đề môi trường 9
6.Công tác quản lý của Nhà nước đối với
làng nghề thiếu đồng bộ về cơ chế , chính sách 10
IV.Phát triển làng nghề với tiến trình hội nhập kinh tế 11
A.Giải pháp trước mắt 11
*.Đối với làng nghề 11
1.Đổi mới nhận thức về làng nghề phù hợp với
quan điểm của Đảng ta về CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn 11
2.ứng dụng rộng rãi tiến bộ KHCN mới vào các làng nghề 12
3.Tăng cường đào tạo,nâng cao chất lượng đội ngũ lao động 14
4.Nâng cao giá trị thẩm mỹ,nghệ thuật của sản phẩm làng nghề 15
5.Phát triển dịch vụ đi kèm,hình thành "làng nghề-làng văn hoá,du lịch" 16
6.Mở rộng thị trường , hướng ra xuất khẩu 17
*.Đối với Nhà nước 18
1. Giải quyết tốt vấn đề vốn cho làng nghề dựa trên
cơ sở quy hoạch và kế hoạch đã được duyệt 18
2. Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất 18
3. Bổ sung và hoàn thiện qui hoạch các làng nghề làm
căn cứ cho công tác kế hoạch , đầu tư và thị trường . 20
B. Định hướng phát triển làng nghề trong xu thế hội nhập kinh tế 20
V.Kết luận 22
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35294.doc