Mô hình trong giai đoạn này của công ty đã thiết lập là một mô hình khoa học, bảo đảm độ hợp lý cho mỗi bước công việc mà công ty đang thực hiện, từ việc đánh giá mức độ trọng yếu, rủi ro, tìm hiểu hệ thống KSNB đến việc đề ra các thủ tục kiểm toán thích hợp cho từng khoản mục trên BCTC đều phù hợp với CMKT VN, các CMKT QT được thừa nhận (ISA210,200,300.VAS 210) cũng như điều kiện thực tế của VACO.
Trong thực tế của các công ty kiểm toán, thường không có sự phân biệt rõ ràng giữa giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và thực hành kiểm toán, đặc biệt là đối với các khách hàng quen thuộc vì mục đích chủ yếu của việc lập kế hoạch là thu thập thông tin khoanh vùng rủi ro để đề ra chiến lược kiểm toán thích hợp. Nhưng đối với khách hàng cũ, những thông tin liên quan chủ yếu đã được lưu trữ trong hồ sơ thường xuyên việc đánh giá rủi ro được dựa vào kinh nghiệm trước đây của KTV do đó các công việc trong giai đoạn lập kế hoạch được giảm nhẹ rất nhiều.
Với vị thế là công ty kiểm toán hàng đầu của Việt Nam, để nâng cao và duy trì hình ảnh và uy tín của mình, VACO rất coi trọng việc lập kế hoạch kiểm toán, điều này được thể hiện trong qúa trình lập kế hoạch kiểm toán từ khâu chuẩn bị đến khâu lập chương trình kiểm toán theo ISA1, trước khi công bố Báo cáo kiểm toán, KTV phải xem xét đến tính liên tục hoạt động của doanh nghiệp để lập kế hoạch kiểm toán nhằm giúp KTV hiểu biết sâu sắc hơn về tình hình kinh doanh của khách hàng và đưa ra chiến lược kiểm toán phù hợp, nhất là đối với các khách hàng có tình hình hoạt động không khả thi. Mặt khác theo IAG 23, khi khả năng “ doanh nghiệp hoạt động liên tục” bị vi phạm, KTV có thể lập báo cáo kiểm toán loại không chấp nhận, việc phát hành loại báo cáo này có thể dẫn đến những mâu thuẫn với khách hàng, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của công ty. Nhưng mô hình kiểm toán AS/2 của công ty đã được xây dựng theo chu trình nghiệp vụ nên đã giúp cho KTV giảm bớt khối lượng công việc phải thực hiện và chi phí kiểm toán.
101 trang |
Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1779 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong bước này và bước tiếp theo của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cụ thể, nhóm kiểm toán sẽ thiết kế các thủ tục kiểm toán nhằm cụ thể hoá việc thực hiện các phương pháp kiểm tra đã được lập kế hoạch cho từng sai sót tiềm tàng. ở bước này nhóm kiểm toán sẽ nhận diện và thiết kế các thủ tục kiểm tra các qúa trình kiểm soát mà đã được khách hàng thiết lập cho mỗi sai sót tiềm tàng. Các thủ tục kiểm tra qúa trình kiểm soát được sử dụng là kiểm tra, quan sát, phỏng vấn và làm việc lại.
Tuy nhiên trong thực tế kiểm tra tại Văn phòng Công ty Bảo hiểm Tiến Thành, nhóm kiểm toán không cần thiết phải nhận diện và thiết kế các thủ tục kiểm tra hệ thống kiểm soát bởi vì ngay từ bước lập kế hoạch kiểm toán tổng quát, KTV đã kết luận rằng hệ thống kiểm toán của khách hàng có thể tin cậy được nên KTV có thể dựa vào hệ thống KSNB của khách hàng để tiến hành kiểm toán. Nhưng nhóm kiểm toán vẫn không lập kế hoạch kiểm tra hệ thống kiểm soát và thay vào đó KTV lựa chọn phương pháp kiểm toán không dựa vào hệ thống KSNB của khách hàng nên khi lựa chọn độ tin cậy của các sai số tiềm tàng có rủi ro chi tiết phát hiện được, nhóm kiểm toán đã lựa chọn độ tin cậy mặc định R=0 và lựa chọn độ tin cậy khi kiểm tra chi tiết R=3. Tương tự đối với các sai số tiềm tàng mà không có rủi ro chi tiết phát hiện được, độ tin cậy mặc định được nhóm kiểm toán lựa chọn là R=1 và độ tin cậy khi kiểm tra chi tiết R=2.
Vậy với 2 mức độ tin cậy này nhóm KTV đã đạt được mức độ tin cậy kiểm toán mong muốn và KTV cũng không cần phải tiến hành các thủ tục kiểm tra quá trình kiểm soát.
3.4. Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết.
Bước tiếp theo trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm tra cụ thể, nhóm kiểm toán tiến hành lập kế hoạch kiểm tra chi tiết cho từng số dư tài khoản cụ thể và sai sót tiềm tàng liên quan đến TK đó.
ở bước này, KTV sẽ thiết lập các thủ tục phân tích cơ bản hoặc các bước kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai hình thức này để đưa ra sự đảm bảo hợp lý cho từng số dư tài khoản và từng sai sót tiềm tàng đối với mỗi số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng liên quan, KTV sẽ lập kế hoạch thực hiện kiểm tra chi tiết theo một trong bốn mức độ, tuỳ thuộc vào các rủi ro chi tiết được phát hiện và mức độ tin cậy của KTV vào hệ thống KSNB.
Bốn mức độ kiểm tra chi tiết đó là:
Đ Kiểm tra chi tiết ở mức độ tập trung: công việc này sẽ được thực hiện nếu KTV xác định được rủi ro chi tiết liên quan tới số dư tài khoản và các sai sót tiềm tàng và không dựa vào các bước kiểm soát nhằm giảm bớt rủi ro của khách hàng. Các bước kiểm tra này hiếm khi được thực hiện cùng với việc sử dụng các kỹ thuật thống kê. Và nếu có sử dụng các kỹ thuật đó thì KTV sẽ thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết với mức độ tin cậy R=0.3.
Đ Kiểm tra chi tiết ở mức độ trung bình: Mức độ này được tiến hành nếu KTV không xác định được các rủi ro chi tiết liên quan đến số dư tài khoản cũng như không xác định được các sai số tiềm tàng và KTV không tin cậy vào hệ thống kế toán của khách hàng. Trong trường hợp này nếu KTV sử dụng các kỹ thuật thống kê thì KTV sẽ thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết ở mức độ tin cậy R=0.2.
Đ Kiểm tra chi tiết ở mức độ cơ bản: KTV sẽ tiến hành công việc này khi KTV dựa vào các quy định kiểm soát nhằm giảm rủi ro chi tiết phát hiện được. Và nếu như KTV phát hiện được các rủi ro chi tiết thì KTV vẫn có thể tiến hành kiểm tra chi tiết ở mức độ cơ bản nên KTV tiến hành kiểm tra các bước kiểm soát để khẳng định sự tin cậy của hệ thống kế toán của khách hàng. Và trong trường hợp này nếu sử dụng các kỹ thuật thống kê thì KTV sẽ thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết ở độ tin cậy R=0.7.
Đ Kiểm tra chi tiết ở mức độ đại diện: Được áp dụng khi KTV không xác định được các rủi ro chi tiết liên quan đến số dư tài khoản và các sai sót tiềm tàng và qua việc kiểm tra các bước kiểm soát nhằm xác định các sai sót tiềm tàng trong năm hiện hành, KTV kết luận là quy trình kiểm toán của khách hàng hiệu quả. Đặc điểm thời gian và phạm vi của các bước kiểm tra chi tiết kiểm soát cũng như theo yêu cầu của các chuẩn mực nghề nghiệp về kiểm toán.
Trong bước này, KTV sẽ thực hiện các công việc sau:
Lựa chọn các thủ tục kiểm tra thích hợp.
Kiểm tra các số dư tài khoản nhỏ (số dư tài khoản có giá trị nhỏ hay giá trị trọng yếu chi tiết - MP)
Xác định thời gian của các thủ tục kiểm tra và của các thủ tục phân tích cơ bản.
Xác định phạm vi các bước kiểm tra chi tiết.
Sử dụng ma trận kiểm tra.
Kiểm tra các ước tính kế toán.
Để hỗ trợ cho KTV trong việc lập kế hoạch kiểm tra chi tiết, đối với mỗi tài khoản trên BCTC, phần mềm kiểm toán AS/2 đều đưa ra một chương trình kiểm toán mẫu trong đó bao gồm các thủ tục kiểm tra chi tiết cơ bản nhất thường được sử dụng để kiểm tra các sai sót tiềm tàng của tài khoản đó. Với sự giúp đỡ này, công việc lập kế hoạch kiểm tra chi tiết của KTV sẽ là căn cứ vào tổng hợp cụ thể của từng cuộc kiểm toán, KTV cân nhắc lựa chọn các thủ tục kiểm toán thích hợp cho cuộc kiểm toán hiện hành từ các thủ tục đã cho sẵn trong chương trình kiểm toán mẫu; sửa đổi các thủ tục kiểm toán đã có hoặc tự thiết kế bổ sung thêm các thủ tục kiểm toán được đưa ra trong chương trình mẫu nếu theo đánh giá của nhóm kiểm toán các thủ tục kiểm toán đã được đưa ra trong chương trình kiểm toán mẫu chưa bao quát hết các sai sót tiềm tàng có liên quan hoặc chưa đủ các hướng dẫn cần thiết để phục vụ cho việc kiểm tra tính trọng yều của tài khoản này. ở đây chúng ta cần nhấn mạnh rằng việc phần mềm AS/2 đưa ra chương trình kiểm toán mỗi cho tài khoản trên BCTC chỉ là 1 việc làm mang tính chất hỗ trợ chứ không thể thay thế hoàn toàn KTV trong việc lập kế hoạch kiểm toán chi tiết. Chính KTV mới là người trực tiếp quyết định lựa chọn, bổ sung và sửa đổi các thủ tục kiểm toán đã có trong chương trình kiểm toán mẫu, làm cho chương trình kiểm toán mẫu trở thành một chương trình kiểm toán mang tính khả thi trong điều kiện cụ thể của mỗi cuộc kiểm toán. Những công việc này không đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm mà cả sự năng động, sáng tạo của từng KTV trước sự đa dạng, muôn màu muôn vẻ của mỗi cuộc kiểm toán.
Với số liệu đã biết, nhóm kiểm toán tính được mẫu cần kiểm tra đối với mỗi sai sót tiềm tàng của mỗi sai sót tiềm tàng của tài khoản đang được kiểm toán như sau:
SDTK cần kiểm tra (P)
Số mẫu cần kiểm tra (N) =
Bước chọn mẫu (J)
Giá trị trọng yếu chi tiết (MP)
Bước chọn mẫu (J) =
Chỉ số độ tin cậy khi kiểm tra chi tiết (R)
Với số lượng mẫu đã tính được, KTV tiến hành chọn mẫu dựa trên sự phán xét của KTV. Cụ thể là những khoản mục mà theo sự phán xét của KTV là có nhiều sai phạm liên quan đến rủi ro chi tiết được phát hiện thì sẽ được chọn trước và tiếp tục cho đến khi chọn đủ mẫu.
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại Văn phòng Công ty Bảo hiểm Tiến Thành, đối với các sai sót tiềm tàng có rủi ro chi tiết phát hiện được, nhóm kiểm toán đã cân nhắc và lựa chọn các thủ tục kiểm toán sau:
Các thủ tục kiểm toán đã lựa chọn được lựa chọn được trình bày dưới dạng tổng hợp. Nội dung cụ thể của các thủ tục kiểm toán này đã được ghi đầy đủ trong chương trình kiểm toán mẫu cho từng tài khoản nên KTV ở bước nhóm kiểm toán không ghi chi tiết nội dung của từng thủ tục kiểm toán. (Xem bảng 6: Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết đối với các sai sót tiềm tàng có rủi ro chi tiết phát hiện được của Văn phòng Công ty Bảo hiểm Tiến Thành).
Bảng 6: Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết đối với các sai sót tiềm tàng có rủi ro chi tiết phát hiện được của Văn phòng Công ty Bảo hiểm Tiến Thành (tham chiếu 1811).
Rủi ro chi tiết
TK bị ảnh hưởng
Sai sót tiềm tàng
Thủ tục Kiểm toán
Khoản phải thu khác có thể bị khai tăng
Các khoản phải thu khác
Tính đánh giá
Tính hiện hữu
Tính đúng kỳ
-Kiểm tra tính thích đáng của các thủ tục và chính sách ghi nhận doanh thu
- Lấy xác nhận các khoản phải thu .
- Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu mới nhất và phân tích sự biến động số dư, biến động này phải thu năm nay so với năm trước
Dự phòng cho chi phí phát sinh trong năm 1998 giảm so với số thực tế
Dự phòng cho chi phí phát sinh trong năm 1998
Tính hiện hữu
Tính đánh giá
- Phân tích nguyên nhân biến động
- Thu thập đầy đủ các quyết định của
HĐQT/ BGĐ
- Kiểm tra việc tính toán theo chính sách của ciông ty
Máymóc thiết bị bị ghi tăng lên so với thực tế
Máy móc thiết bị
Tính hiện hữu
Tính đánh giá
- Kiểm tra các chính sách, thủ tục về mua bán thanh lý tài sản cố định.
- Kiểm tra chi tiết tăng giảm TSCĐ, được tính khấu hao hạch toán và việc phân loại TSCĐ
Chi phí khấu hao công trình XDCB giảm so với thực tế do chưa tạm ghi tăng nguyên giá công trình để tính KH
Chi phí quản lý
Tính hiện hữu
- Thu thập toàn bộ các tài liệu liên quan đến hoạt động XDCB tại đơn vị, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ thu thập được.
- Kiểm tra các công văn đề nghị của đơn vị đã được TCT chấp nhận, kế hoạch đầu tư XDCB được TCT phê duyệt
Các khoản thu giảm chi phí KDBH gốc ghi tăng so với thực tế
Các khoản thu giảm chi phí KDBH gốc
Tính hiện hữu
Tính đúng kỳ
- Phân tích nguyên nhân biến động chi tiết của từng chi phí, cúa năm nay so với năm trước.
- Đánh giá chính sách kế toán về thời điểm ghi nhận, phương pháp tính
Phải trả phải nộp khác ghi giảm so với thực tế
Phải trả, phải nộp khác
Tính đúng kỳ
Tính hiện hữu
- Kiểm tra phương pháp tính toán, phân tích sự biến động của năm nay so với năm trước.
Kiểm tra việc quy đổi ngoại tệ
Gửi thư xác nhận
Đối với các sai sót tiềm tàng không có rủi ro chi tiết phát hiện được, nhóm kiểm toán cũng lựa chọn các thủ tục kiểm toán từ chương trình kiểm toán mẫu cho từng sai sót tiềm tàng theo cách đã trình bày ở trên.
3.5. Tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán.
Đây là bước cuối cùng của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, trong bước này KTV cao cấp trong nhóm kiểm toán sẽ tổng hợp toàn bộ các kết luận, đánh giá và những thông tin quan trọng nhất đã thu được trong suốt giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán vào bảng tổng hợp kế hoạch kiểm toán. Nội dung chi tiết của bảng tổng hợp kế hoạch kiểm toán thay đổi theo quy mô, hình thức và độ phức tạp của cuộc kiểm toán. Mức độ chi tiết của các thông tin trong bảng cũng như cấu trúc của bảng lưu trong hồ sơ hiện hành sẽ được chủ phần hùn kiểm toán xác định.
Nhưng thông thường, bản tổng hợp kế hoạch kiểm toán bao gồm những nội dung cơ bản sau:
ă Đánh giá và hướng xử lý của KTV về rủi ro kiểm toán.
ăCác vấn đề trọng yếu được phát hiện qua việc lập kế hoạch kiểm toán tổng quát, mà điển hình là:
+ Những hiểu biết cũng như đánh giá ban đầu của KTV về môi trường kiểm soát
+ Quy định của KTV về mức độ trọng yếu và giá tri trọng yếu chi tiết.
+ Mức độ áp dụng vi tính của khách hàng và quyết định của KTV về việc sử dụng một chuyên gia trợ giúp về máy vi tính.
+ Những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của khách hàng mà ảnh hưởng đến hợp đồng kiểm toán.
+ Mức độ tin cậy của hệ thống kế toán.
+ Các mục tiêu chủ yếu trong việc phục vụ khách hàng.
ă Đánh giá của KTV về rủi ro chi tiết được phát hiện và các thủ tục kiểm toán đối với các rủi ro, bao gồm những nội dung sau:
+ Tổng hợp tất cả các rủi ro chi tiết được phát hiện đối với từng SDTK và mức độ sai sót tiềm tàng liên quan.
+ Tổng hợp kế hoạch kiểm toán cho từng SDTK và các sai sót tiềm tàng liên quan mà KTV đã phát hiện được các rủi ro chi tiết liên quan tới TK đó và các thủ tục kiểm toán để hạn chế rủi ro đó.
Sau khi kế hoạch kiểm toán được tổng hợp và lưu vào hồ sơ hay được chứng minh bằng các tài liệu, bảng tổng hợp kế hoạch kiểm toán sẽ được phổ biến chính thức tới mọi thành viên trong nhóm kiểm toán để bảo đảm rằng mỗi thành viên đều nắm vững những nội dung cơ bản nhất của cuộc kiểm toán, từ đó góp phần thực hiện kiểm toán có chất lượng và hiệu quả. Kế hoạch kiểm toán cũng được thông báo cho khách hàng để bảo đảm rằng những đòi hỏi kỳ vọng của khách hàng đã được đáp ứng cũng như để khách hàng thấy được giá trị và chất lượng của các dịch vụ mà KTV cung cấp.
ă Do vậy, mục đích của việc tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán chính là để:
+ Nêu lên những vấn đề rủi ro phát hiện được thông qua lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và các hoạt động đánh giá rủi ro của KTV cũng như đưa ra quyết định về độ tin cậy vào hệ thống kiểm soát.
+ Đưa ra bằng chứng để khẳng định kế hoạch kiểm toán được lập ra là hợp lý.
Khi kết thúc giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, ngoài việc tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán, KTV sẽ tổng hợp các thủ tục kiểm toán mà trước đây đã được KTV thiết kế dựa trên chương trình kiểm toán mẫu để tiến hành lập chương trình kiểm toán chính thức cho tài khoản đó.
Đối với Văn phòng Công ty Bảo hiểm Tiến Thành, Bảng tổng hợp kế hoạch kiểm toán bao gồm những nội dung sau:
Bảng số 13: Bảng tổng hợp KHKT (tham chiếu 1810)
Rủi ro kiểm toán được đánh giá ở phần 1210:
Trung bình V
Cao hơn trung bình
Rủi ro rất cao
Rủi ro được phát hiện có liên quan và ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc kiểm toán hoặc ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC (từ 1210) không ?
Văn phòng Công ty Bảo hiểm Tiến Thành hiện tại đang sử dụng công thức và cách tính phí và dự phòng bảo hiểm nhân thọ phức tạp.
Những số liệu dự báo kiểm toán quan trọng phức tạp, bất thường và hơn mức trung bình.
Năm 2001 là năm đầu tiên Luật kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực, kèm theo việc ban hành Luật là các Nghị định, Thông tư hướng dẫn chi tiết việc thi hành Luật. Các Nghị định và Thông tư này ra đời đã thay thế cho 1 loại các Nghị định và Thông tư cũ dẫn đến năm 2001 bị chia thành 2 giai đoạn rõ rệt là:
+ Giai đoạn 1: Từ 1/1/2001 đến 16/8/2001 - áp dụng theo quy định cũ.
+ Giai đoạn 2: Từ 16/8/2001 đến 31/12/2001 - áp đụng theo quy định mới.
Đánh giá ban đầu của KTV về MTKS
Môi trường kiểm soát tỏ ra có hệ thống kế toán đáng tin cậy và hệ thống KSNB hiệu qủa.
Mức độ sử dụng máy vi tính của khách hàng.
Hệ thống vi tính của Văn phòng Công ty Bảo hiểm Tiến Thành được đánh giá là có ảnh hưởng đáng kể đối với hệ thống kế toán và lập BCTC.
Hướng xử lý rủi ro của KTV:
Mức độ trọng yếu và giá trị trọng yếu chi tiết.
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 1999
Mức độ trọng yếu
7740,125
10.036,4
Giá trị trọng yếu chi tiết
6.192,1
8.029,12
Rủi ro chi tiết được phát hiện:
Chi tiết rủi ro
TK bị ảnh hưởng
Sai sót tiềm tàng
phương pháp kiểm toán *
Thủ tục kiểm toán **
* Phương pháp kiểm toán áp dụng gồm 2 phương pháp:
+ Thực hiện kiểm tra các bước kiểm soát nhằm giảm bớt rủi ro chi tiết, thực hiện kiểm tra chi tiết ở mức độ cơ bản
+Thực hiện kiểm tra chi tiết toàn bộ.
** Thủ tục kiểm toán đưa ra ở đây là các bước mà KTV sẽ tiến hành để xử lý được rủi ro chi tiết đối với TK cụ thể.
Kế hoạch kiểm toán cho từng TK trọng yếu mà rủi ro chi tiết không được phát hiện.
Tham chiếu
Tài khoản (TK)
4. Thực hiện kế hoạch kiểm toán.
Bước này của qúa trình kiểm toán được thực hiện sau khi lập xong kế hoạch kiểm toán chi tiết, nhóm KTV của VACO sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán đã thiết kế trong chương trình kiểm toán cho từng khoản mục. ở đây sẽ không trình bày cụ thể việc thực hiện các thủ tục kiểm toán này mà chỉ nêu lên mối quan hệ giữa các bước công việc thực hiện.
Đối với Văn phòng Công ty Bảo hiểm Tiến Thành, do nhóm kiểm toán không dựa vào hệ thống KSNB để tiến hành kiểm toán nên nhóm kiểm toán sẽ tiến hành ngay các thủ tục kiểm tra chi tiết cho từng khoản mục, nếu phát hiện ra bất kỳ một sai phạm nào thì KTV sẽ so sánh mức độ sai phạm đó với giá trị trọng yếu chi tiết đã được xây dựng. Nếu mức độ sai phạm này lớn hơn giá trị trọng yếu chi tiết, tức là sai phạm này là sai phạm trọng yếu, thì KTV sẽ đề nghị với khách hàng thực hiện các bút toán điều chỉnh cần thiết để giảm các sai phạm này xuống mức thấp hơn giá trị trọng yếu chi tiết (tức là làm cho sai phạm này không còn trọng yếu nữa).
Các khách hàng của VACO phần lớn là doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô lớn, các nhà quản lý cấp cao trong doanh nghiệp này khi tiến hành kinh doanh đều có ý định hoạt động kinh doanh thực sự có hiệu quả, lâu dài, mong muốn BCTC phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính của họ, không muốn các báo cáo này ảnh hưởng không tốt đến người quyết định sử dụng BCTC của mình. Vì vậy, trong những trường hợp này khách hàng của VACO thường chấp thuận các bút toán điều chỉnh do KTV đề nghị.
Đối với những sai phạm nhỏ hơn giá trị trọng yếu chi tiết tức là những sai phạm này chưa phải là sai phạm trọng yếu thì KTV sẽ không yêu cầu khách hàng điều chỉnh nhưng sẽ ghi chép lại sai phạm này vào tờ giấy làm việc để tổng hợp chúng sau khi đã hoàn tất các thủ tục kiểm toán.
Do từng sai phạm riêng lẻ có thể không trọng yếu nhưng tổng hợp lại thì các sai phạm này có thể là một sai phạm trọng yếu nên sau khi hoàn tất các thủ tục kiểm toán, KTV sẽ tổng hợp, ghi chép toàn bộ các sai phạm không trọng yếu đã được phát hiện và cả một số sai phạm mà khách hàng từ chối không điều chỉnh (nếu có) để so sánh tổng mức sai phạm này với mức độ trọng yếu đã xây dựng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Nếu tổng mức sai phạm lớn hơn mức độ trọng yếu thì KTV sẽ thảo luận với khách hàng về từng bút toán điều chỉnh cụ thể để giảm mức sai phạm này xuống mức thấp hơn mức độ trọng yếu và do đó các sai phạm này không còn là sai phạm trọng yếu nữa,
Tiếp theo, toàn bộ các BCTC sẽ được KTV cao cấp trong nhóm kiểm toán soát xét bằng các thủ tục phân tích. Mục đích của việc soát xét các BCTC bằng các thủ tục phân tích là để xem xét xem các KTV khác trong nhóm kiểm toán đã thu thập đầy đủ các bằng chứng hợp lý để lý giải cho các vấn đề nghi ngờ (các rủi ro chi tiết được phát hiện) ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán hay chưa.
Nếu thông qua việc phân tích này, những vấn đề bất thường vẫn chưa được giải thích đầy đủ thì KTV cao cấp có thể yêu cầu tiếp tục điều tra thêm, thu thập thên bằng chứng kiểm toán để giải thích cho những vấn đề bất thường này.
5. Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán.
Đây là bước công việc cuối cùng trong qúa trình kiểm toán BCTC theo phương pháp kiểm toán AS/2. Trong giai đoạn này, nhóm kiểm toán của VACO sẽ lập dự thảo BCTC để khách hàng phê duyệt, soát xét toàn bộ hồ sơ kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán cho khách hàng.
Trên cơ sở việc thực hiện các bút toán điều chỉnh đã được khách hàng chấp thuận và thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung đối với vấn đề bất thường còn tồn tại, nhóm kiểm toán sẽ lập một dự thảo BCTC để gửi cho khách hàng phê chuẩn.
Mặc dù nhóm kiểm toán của VACO soạn thảo các BCTC cho khách hàng, nhưng khách hàng vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng về việc trình bày trung thực các BCTC này, nên các báo cáo dự thảo phải được sự phê chuẩn của khách hàng. Nếu khách hàng chấp thuận các BCTC dự thảo họ sẽ gửi cho nhóm kiểm toán một thư giải trình trong đó nêu rõ trách nhiệm của khách hàng trong việc trình bày trung thực các thông tin trên BCTC và sự chấp thuận đối với các BCTC dự thảo. Kết thúc công việc trên, KTV sẽ lập một tổng hợp kết quả kiểm toán trong đó nêu tóm tắt toàn bộ kết quả và kết luận đã đạt được trong cuộc kiểm toán.
Trước khi hoàn thành cuộc kiểm toán và phát hành BCTC, toàn bộ hồ sơ kiểm toán của mỗi khách hàng của VACO đều phải trải qua bốn lần soát xét. Từng giấy tờ làm việc do trợ lý kiểm toán và các KTV khác trong nhóm kiểm toán soạn thảo sẽ được một KTV cao cấp không soạn thảo các giấy tờ đó soát xét để bảo đảm rằng các thủ tục kiểm toán, các chương trình kiểm toán đều được hoàn thành chính xác và ghi chép đầy đủ. Sau đó, toàn bộ hồ sơ kiểm toán sẽ được chủ nhiệm kiểm toán soát xét để bảo đảm rằng các bước công việc từ việc lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán đều được thực hiện. Sau đó, hồ sơ kiểm toán được chuyển tới BGĐ VACO để soát xét lần cuối cùng nhằm bảo đảm toàn bộ cuộc kiểm toán đã được thực hiện theo đúng các CMKT VN, các CMKT QT được thừa nhận chung ở Việt Nam, Quy chế KTĐL trong nền kinh tế quốc dân cũng như chính sách của hãng DTT.
Sau khi soát xét lần cuối cùng hồ sơ kiểm toán và thảo luận với chủ nhiệm kiểm toán về những vấn đề còn tồn tại trong hệ thống KSNB của khách hàng mà nhóm kiểm toán đã phát hiện ra trong qúa trình kiểm toán nhưng không ảnh hưởng đến kết quả trên BCTC, ban giám đốc VACO sẽ quyết định loại Báo cáo Kiểm toán thích hợp phải phát hành cho khách hàng. Những vấn đề còn tồn tại trong hệ thống KSNB của khách hàng và những gợi ý của KTV để sửa chữa chúng sẽ được đưa vào thư quản lý và được gửi riêng cho ban giám đốc khách hàng nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống KSNB của khách hàng. Báo cáo kiểm toán, báo cáo của ban giám đốc khách hàngvà các BCTC chính thức sẽ được đóng thành tập và gửi cho Hội đồng Quản trị, ban giám đốc và cổ đông của khách hàng, một tập sẽ được lưu lại trong hồ sơ kiểm toán của khách hàng tại VACO để làm căn cứ cho cuộc kiểm toán năm sau.
Sau khi hoàn thành cuộc kiểm toán Văn phòng Công ty Bảo hiểm Tiến Thành, Công ty Kiểm toán Việt Nam luôn duy trì mối quan hệ với khách hàng, thường xuyên cập nhật thông tin về khách hàng cũng như những tác động lớn trong hoạt động của khách hàng mà có thể ảnh hưởng đến kế hoạch kiểm toán năm sau. Đồng thời, các KTV của VACO cũng liên tục cập nhật những kiến thức và quy định mới về lĩnh vực liên quan như kế toán, kiểm toán, thuế, tài chính... nhằm không ngừng nâng cao trình độ để luôn phục vụ vượt trên sự mong đợi của khách hàng.
Trên đây là những nét khái quát về qúa trình kiểm toán BCTC tại Công ty Kiểm toán Việt Nam mà trong đó trọng tâm là giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cho khách hàng vào năm tài chính kết thúc.
Trên cơ sở mô tả và quan sát thực trạng lập kế hoạch kiểm toán cho khách hàng Văn phòng Công ty Bảo hiểm Tiến Thành của Công ty Kiểm toán Việt Nam, em xin rút ra một số bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp trên cơ sở đánh giá những thành tựu và hạn chế của bước lập kế hoạch kiểm toán tại VACO, nhằm nâng cao tính khả thi của việc kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán Việt Nam.
Phần III: Bài học kinh nghiệm và phương hướng hoàn thiện bước lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Công ty Kiểm toán Việt Nam.
I. Sự cần thiết phải hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán Việt Nam.
Trong điều kiện đất nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thi trường có định hướng; các hoạt động kinh tế, xã hội vận động theo sự điều chỉnh của các quy luật kinh tế thị trường, từ đó đặt ra các đòi hỏi cấp bách và khách quan về đổi mới các công cụ quản lý kinh tế, do đó với sự ra đời và phát triển của hoạt động kiểm toán nói chung hoạt động kiểm toán độc lập nói riêng đã trở thành công cụ tài chính đắc lực làm lành mạnh nền tài chính, cung cấp các thông tin xác thực, có độ tin cậy cao công tác quản lý.
Tuy nhiên, có thể nói rằng hoạt động kiểm toán ở nước ta mặc dù ra đời muộn mằn nên đã kế thừa được thành quả của các nước đi trước nhưng thực sự vẫn chưa còn phát triển, thể hiện ở việc thiếu một hệ thống các quy định, chuẩn mực nghề nghiệp làm nền tảng pháp lý cho việc thực hiện kiểm toán cũng như việc xem xét, kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động này.
Hiện nay chúng ta đang còn dự thảo các CMKT và theo dự kiến đến năm 2005, hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán sẽ hoàn chỉnh ở giai đoạn I và cho đến nay Bộ Tài chính đã dự thảo xong 16 CMKT bao gồm: CMKT số 200, 210, 230,700... Các CMKT VN được ban hành chủ yếu dựa trên các CMKT QT và quá trình tổng kết thực tiễn hoạt động của 15 công ty kiểm toán lớn tại Việt Nam. Và đặc biệt Chuẩn mực kế toán cũng đã được ban hành mới đây (năm 2002).
Hơn nữa kết quả kiểm toán chưa thực sự được đánh giá cao và sử dụng phổ biến. Mà một trong những nguyên nhân của thực trạng này đó là chưa đồng bộ và thiếu hoàn chỉnh của hệ thống Luật pháp Việt Nam. Hệ thống cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ thanh tra và kiểm tra khá nhiều dẫn đến sự trùng lắp trong hoạt động nhưng xét trên toàn cục nền kinh tế, các thông tin kinh tế công khai vẫn chưa có một lực lượng nào chịu trách nhiệm đầy đủ nên vẫn không đáng tin cậy.
Để khắc phục tình trạng này, trước hết cần phải nâng cao nhận thức của mọi người về hoạt động kiểm toán và nhanh chóng ban hành hệ thống CMKT. Sự hiện hữu của các chuẩn mực này sẽ là một bằng chứng khẳng định sự tồn tại và phát triển của kiểm toán, và là kim chỉ nan cho hoạt động kiểm toán được tiến hành. Điều quan trọng hơn là hoạt động kiểm toán phải tự hoàn thiện đem lại niềm tin cho mọi người.
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính là giai đoạn đầu tiên trong quy trình kiểm toán BCTC. Nó không những có tác dụng tạo ra những điều kiện tiền đề cần thiết mà còn quyết định hướng đi của toàn bộ cuộc kiểm toán từ đó quyết định chất lượng và hiệu quả của mỗi cuộc kiểm toán. Việc từng bước hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán vì vậy là một vấn đề tất yếu được đặt ra trong thực tiễn hoạt động kiểm toán của nước ta cũng như trong việc nghiên cứu tìm tòi và vận dụng các lý thuyết kiểm toán của nước ngoài vào Việt Nam.
ở Công ty Kiểm toán Việt Nam, giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán theo hệ thống phương pháp AS/2 có ý nghĩa rất quan trọng. Căn cứ vào thực tiễn của công ty và dựa trên lý luận, có thể khẳng định rằng mặc dù mới chỉ đi vào hoạt động được 10 năm, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của ngành Kiểm toán Việt nam, nhưng VACO luôn khẳng định và giữ vững vị trí là Công ty Kiểm toán đầu tiên và lớn nhất của Việt Nam trên tất cả các phương diện.
II. Một số nhận xét về việc lập kế hoạch kiểm toán BCTC và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện giai đoạn này ở công ty kiểm toán việt nam.
1. Những mặt tích cực trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán ở Công ty Kiểm toán Việt Nam.
1.1. Về mô hình lập kế hoạch kiểm toán BCTC đã đáp ứng được về yêu cầu lập kế hoạch kiểm toán theo CMKT.
Được sự trợ giúp kỹ thuật của DTT, việc lập kế hoạch kiểm toán của VACO bao gồm 3 bước công việc là chuẩn bị kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và lập kế hoạch kiểm toán chi tiết là rất rõ ràng và dễ hiểu. Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán công ty đã thực hiện các bước công việc như đánh giá và xử lý rủi ro kiểm toán, lựa chọn nhóm kiểm toán và thiết lập các điều khoản hợp đồng nên việc đánh giá rủi ro kiểm toán trước khi tiến hành kiểm toán thì sẽ giúp cho VACO có thể đề ra các chiến lược kiểm toán phù hợp với mức rủi ro kiểm toán đã xác định được giúp cho việc đạt được sự thoả thuận giữa khách hàng với VACO nhằm có được một hợp đồng cần thiết bảo đảm cho cuộc kiểm toán thực hiện có hiệu quả, phục vụ tốt hơn yêu cầu của khách hàng.
Mô hình trong giai đoạn này của công ty đã thiết lập là một mô hình khoa học, bảo đảm độ hợp lý cho mỗi bước công việc mà công ty đang thực hiện, từ việc đánh giá mức độ trọng yếu, rủi ro, tìm hiểu hệ thống KSNB đến việc đề ra các thủ tục kiểm toán thích hợp cho từng khoản mục trên BCTC đều phù hợp với CMKT VN, các CMKT QT được thừa nhận (ISA210,200,300...VAS 210) cũng như điều kiện thực tế của VACO.
Trong thực tế của các công ty kiểm toán, thường không có sự phân biệt rõ ràng giữa giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và thực hành kiểm toán, đặc biệt là đối với các khách hàng quen thuộc vì mục đích chủ yếu của việc lập kế hoạch là thu thập thông tin khoanh vùng rủi ro để đề ra chiến lược kiểm toán thích hợp. Nhưng đối với khách hàng cũ, những thông tin liên quan chủ yếu đã được lưu trữ trong hồ sơ thường xuyên việc đánh giá rủi ro được dựa vào kinh nghiệm trước đây của KTV do đó các công việc trong giai đoạn lập kế hoạch được giảm nhẹ rất nhiều.
Với vị thế là công ty kiểm toán hàng đầu của Việt Nam, để nâng cao và duy trì hình ảnh và uy tín của mình, VACO rất coi trọng việc lập kế hoạch kiểm toán, điều này được thể hiện trong qúa trình lập kế hoạch kiểm toán từ khâu chuẩn bị đến khâu lập chương trình kiểm toán theo ISA1, trước khi công bố Báo cáo kiểm toán, KTV phải xem xét đến tính liên tục hoạt động của doanh nghiệp để lập kế hoạch kiểm toán nhằm giúp KTV hiểu biết sâu sắc hơn về tình hình kinh doanh của khách hàng và đưa ra chiến lược kiểm toán phù hợp, nhất là đối với các khách hàng có tình hình hoạt động không khả thi. Mặt khác theo IAG 23, khi khả năng “ doanh nghiệp hoạt động liên tục” bị vi phạm, KTV có thể lập báo cáo kiểm toán loại không chấp nhận, việc phát hành loại báo cáo này có thể dẫn đến những mâu thuẫn với khách hàng, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của công ty. Nhưng mô hình kiểm toán AS/2 của công ty đã được xây dựng theo chu trình nghiệp vụ nên đã giúp cho KTV giảm bớt khối lượng công việc phải thực hiện và chi phí kiểm toán.
1.2. Tổ chức và lưu trữ tài liệu kiểm toán.
Tổ chức và lưu trữ tài liệu kiểm toán là một vấn đề không đơn giản, đòi hỏi phải có sự bố trí và sắp xếp kế hoạch. Và điều này đã được VACO thực hiện hợp lý thông qua hình thức tham chiếu có chỉ mục từ 1000 đến 8000. Trong đó phần chỉ mục 1000 thể hiện phần lập kế hoạch kiểm toán. Từ đó tạo điều kiện cho KTV trong qúa trình làm việc cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho những người không trực tiếp tham gia kiểm toán có thể dễ dàng kiểm tra đối chiếu các tài liệu trên hồ sơ kiểm toán.
Hệ thống tài liệu này sau khi được sắp xếp một cách khoa học vào các file kiểm toán, chúng được lưu trữ tại thư viện của VACO theo quy chế bảo mật nghiêm ngặt. Và về cơ bản, việc tổ chức, sắp xếp và lưu trữ tài liệu kiểm toán của VACO đã đáp ứng được yêu cầu của ISA 230 và CMKT VN 230 về tổ chức và lưu trữ tài liệu.
1.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán Việt Nam
1.3.1. Việc đánh giá rủi ro liên quan đến số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng.
Theo phương pháp AS/2, sau khi KTV đã phán đoán được rủi ro có khả năng xảy ra trên BCTC ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chi tiết, KTV cần xác định ảnh hưởng của rủi ro chi tiết này tới các tài khoản trên BCTC và đây chính là việc đánh giá rủi ro liên quan đến SDTK và sai sót tiềm tàng.
Mỗi SDTK có khả năng xảy ra 6 sai sót tiềm tàng là sai sót về tính có thật, tính đầy đủ, việc ghi chép, tính đúng kỳ, việc đánh giá và sai sót về việc trình bày (nội dung các sai sót tiềm tàng này đã được trình bày ở chương II).
Dựa theo mô hình độ tin cậy kiểm toán (Xem bảng số 13, chương II), KTV sẽ lập kế hoạch phương pháp kiểm toán và thiết kế các thủ tục kiểm toán cụ thể cho từng sai sót tiềm tàng để đánh giá xem liệu các sai sót tiềm tàng này có thật sự xảy ra hay không. Theo bảng mô hình độ tin cậy kiểm toán đối với từng sai sót tiềm tàng và cân nhắc xem có dựa vào hệ thống KSNB đó để tiến hành kiểm toán hay không. Đối với những sai sót tiềm tàng mà KTV không tin tưởng và không dựa vào hệ thống KSNB của khách hàng để tiến hành kiểm toán, có nghĩa là độ tin cậy kiểm soát của sai sót tiềm tàng này thấp, khả năng xảy ra sai sót kiểm soát đối với sai sót này cao, thì để đảm bảo độ tin cậy kiểm toán vẫn bằng 95% (R=3) KTV sẽ tiến hành các thủ tục kiểm toán chi tiết ở mức độ tập trung hơn (thể hiện ở việc độ tin cậy khi kiểm tra chi tiết R sẽ cao hơn). Công thức xác định số lượng mẫu chọn khi kiểm tra chi tiết do DTT xác định như sau:
Giá trị trọng yếu chi tiết (MP)
Bước chọn mẫu (J) = (3)
Chỉ số của độ tin cậy khi kiểm tra chi tiết (R)
SDTK cần kiểm tra (P)
Số mẫu cần kiểm tra (N) = (4)
Bước chọn mẫu (J)
Khi chỉ số của độ tin cậy khi kiểm tra chi tiết (R) tăng thì số mẫu cần kiểm tra chi tiết đối với sai sót tiềm tàng có khả năng xảy ra rủi ro cao sẽ tăng lên. Do đó trọng tâm của cuộc kiểm toán đã được KTV hướng vào những sai sót tiềm tàng có khả năng xảy ra rủi ro cao này.
Theo lý thuyết, khi thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết cho từng SDTK, các thủ tục kiểm tra chi tiết sẽ được thiết kế cho từng mục tiêu kiểm toán của từng tài khoản. Mỗi SDTK đều có 8 mục tiêu kiểm toán sau:
Tính hợp lý chung.
Tính căn cứ hợp lý.
Tính đầy đủ.
Quyền sở hữu.
Sự phân loại.
Tính thời hạn.
Tính chính xác về mặt kiểm toán.
á Sự tiết lộ.
Như vậy, số lượng và tên gọi của các mục tiêu kiểm toán trong lý thuyết với số lượng và tên gọi của các sai số tiềm tàng được đề cập tới trong phương pháp AS/2 có khác nhau đôi chút do được trình bày dưới hình thức khác nhau, nhưng bản chất của chúng là một - chúng đều là những cơ sở để thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết cho mỗi SDTK.
Với mỗi số dư tài khoản này, KTV sẽ xác định rủi ro kiểm toán mong muốn cho SDTK theo mô hình độ tin câỵ kiểm toán sau:
DAR = IR *CR*DR.
DAR
DR = (5)
IR*CR
Trong đó:
DAR là rủi ro kiểm toán.
IR là rủi ro tiềm tàng.
CR là rủi ro kiểm soát.
DR là rủi ro phát hiện.
Với rủi ro phát hiện được xác định theo công thức (5) trên KTV chỉ có thể ước tính được số lượng bằng chứng cần thu thập đối với mỗi SDTK mà chưa thể xác định được chính xác số lượng bằng chứng cần thu thập cho mỗi mục tiêu kiểm toán của tài khoản đó khi kiểm tra chi tiết, cụ thể đó là nếu rủi ro phát hiện của tài khoản tăng lên thì số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập cho tài khoản đó sẽ giảm xuống và ngược lại. Vì vậy việc hướng trọng tâm của việc tiến hành các thủ tục kiểm tra chi tiết vào các mục tiêu kiểm toán mà có khả năng xảy ra rủi ro cao (thể hiện ở việc xác định chính xác số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập cho mỗi mục tiêu kiểm toán) thì chưa được đề cập lý thuyết chưa mang tính khả thi cao, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả chung của cuộc kiểm toán.
Trong khi đó với cách tính số lượng mẫu chọn theo công thức (3), (4) ở trên của phương pháp AS/2 KTV có thể xác định chính xác số lượng mẫu cần kiểm tra đối với mỗi sai sót tiềm tàng của tài khoản khi tiến hành kiểm tra chi tiết.
Theo đó đối với những sai sót tiềm tàng mà có khả năng xảy ra rủi ro cao, KTV sẽ phải tiến hành các thủ tục kiểm tra chi tiết với độ tin cậy khi kiểm tra chi tiết (R) lớn hơn, do đó số lượng mẫu cần kiểm tra (N) sẽ lớn hơn và ngược lại.
Như vậy bằng việc đánh giá rủi ro liên quan đến số dư tài khoản vào những sai sót tiềm tàng và sử dụng mô hình độ tin cậy kiểm toán phương pháp AS/2 cho phép hướng trọng tâm của các thủ tục kiểm tra chi tiết vào những sai sót tiềm tàng có khả năng xảy ra rủi ro cao (thể hiện ở việc quy mô mẫu chọn được xác định cụ thể để kiểm tra sẽ lớn hơn) do đó kết luận mà KTV đưa ra sẽ chính xác hơn. Điều này đến lượt nó lại góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả chung của cuộc kiểm toán. Đấy là một ưu điểm của phương pháp AS/2 so với việc đã được trình bày và đó cũng là điều chúng ta có thể học hỏi qua việc nghiên cứu giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Công ty Kiểm toán Việt Nam.
1.3.2. Phân tích tổng quát báo cáo tài chính
Các thủ tục phân tích BCTC được nhóm KTV của VACO sử dụng trong một cuộc kiểm toán BCTC được chia làm 3 loại: Các thủ tục phân tích tổng quát, các thủ tục phân tích cụ thể và các thủ tục phân tích soát xét BCTC.
Các thủ tục phân tích tổng quát bao gồm 2 loại: Phân tích chênh lệch (phân tích ngang) và phân tích dọc. Trong hầu hết các cuộc kiểm toán, KTV thường kết hợp các thủ tục phân tích tổng quát để hiểu rõ hơn thực trạng tài chính của công ty khách hàng cũng như phán đoán được các vùng có khả năng xảy ra rủi ro cao trên BCTC.
Các tỉ suất mà KTV sử dụng trong thủ tục phân tích tổng quát là tỷ lệ thanh khoản, các chỉ số lợi tức, hiệu suất sử dụng vốn, tỷ lệ công nợ, ... cùng với việc sử dụng các thủ tục phân tích chênh lệch mà nội dung của các thủ tục này đã được đề cập đến ở Phần II, Chương II, mục 2.4, KTV sẽ xử lý một cách tối đa các dữ liệu được cung cấp để tìm hiểu tất cả các khía cạnh hoạt động kinh doanh của khách hàng, phục vụ cho việc lý giải đầy đủ các bằng chứng thu thập trong suốt cuộc kiểm toán và cũng giúp cho KTV giảm bớt công việc phán đoán các rủi ro về sai phạm có thể xảy ra trên báo cáo kiểm toán.
Như vậy, với bề dày 10 năm kinh nghiệm VACO đã và đang từng bước hoàn thiện, tạo ra nét đặc trưng riêng của công ty dựa trên sự vận dụng sáng tạo hệ thống phương pháp kiểm toán AS/2 cho phù hợp với Việt Nam và phù hợp với các CMKT quốc tế, CMKT Việt Nam. Tuy nhiên giữa lý luận và thực tiễn luôn có khoảng cách nhất định. Thực tế thường xuyên biến động trong khi đó lý luận mang tính cứng nhắc. Thêm vào đó hệ thống pháp lý cho hoạt động kiểm toán Việt Nam chưa hoàn chỉnh, chưa đáp ứng được tất cả những đòi hỏi trong hoạt động kiểm toán. Cùng với thời gian hoạt động kiểm toán ở nước ta chưa lâu, chắc chắn hoạt động kiểm toán nói chung và lập kế hoạch kiểm toán BCTC nói riêng ở VACO không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế. Đây là một tất yếu khách quan, đòi hỏi sự cố gắng không ngừng của Công ty Kiểm toán Việt Nam để giữ vững vị trí đi đầu trong ngành kiểm toán Việt Nam.
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC của Công ty kiểm toán Việt Nam
. Vấn đề sử dụng số liệu thống kê/ phân tích của ngành hoặc doanh nghiệp liên quan cho việc phân tích tổng quát BCTC của doanh nghiệp được kiểm toán.
Thực hiện tốt bước phân tích tổng quát BCTC không những giúp KTV hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của khách hàng, phán đoán khả năng xảy ra rủi ro trên BCTC mà còn cho phép KTV nhận diện được những yếu kém trong hoạt động của đơn vị khách hàng và từ đó đưa ra những lời nhận xét và tư vấn hợp lý khi kết thúc cuộc kiểm toán để khách hàng có thể cải tiến một cách hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình
Mặt khác, mỗi ngành nghề kinh doanh có những hệ thống kế toán riêng và áp dụng những nguyên tắc kế toán đặc thù nên ngoài những hiểu biết những khía cạnh đặc thù của một tổ chức, KTV phải có đủ hiểu biết chung về nền kinh tế, lĩnh vực hoạt động của đơn vị kiểm toán ngoài, để hiểu rõ các sự kiện, các nghiệp vụ và hoạt động có thể tác động đến BCTC và từ đó có thể sử dụng các số liệu thống kê/ phân tích vào việc phân tích tổng quát BCTC của đơn vị khách hàng, cũng như để so sánh khách hàng này với khách hàng khác trong ngành đó.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy Công ty Kiểm toán Việt Nam ít sử dụng các số liệu thống kê/ phân tích của ngành hoặc các doanh nghiệp liên quan để phục vụ cho việc phân tích này. Do đó Công ty Kiểm toán Việt Nam cần phải khắc phục vấn đề này để nâng cao tính hiệu quả của bước lập kế hoạch kiểm toán, cũng như nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm toán.
2.2. Vấn đề lập kế hoạch kiểm tra hệ thống KSNB.
Phương pháp kiểm toán AS/2 cũng như bất kỳ một phương pháp nào chênh lệch cũng được xác định dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện và nhằm hạn chế rủi ro kiểm toán xuống mức thấp nhất. Theo phương pháp kiểm toán AS/2, các thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm đạt độ tin cậy kiểm toán tối đa là 95% (tức là chỉ số độ tin cậy kiểm toán R=3), tức là rủi ro kiểm toán chỉ có 5%. Độ tin cậy kiểm toán này được xác định trên cơ sở độ tin cậy mặc định, độ tin cậy kiểm soát và độ tin cậy khi kiểm tra chi tiết. Cả ba độ tin cậy này đều được xác định cho từng sai số tiềm tàng của mỗi SDTK để phục vụ cho việc lập kế hoạch phương pháp kiểm toán. Theo mô hình độ tin cậy kiểm toán cũng như trên thực tế đối với từng sai sót tiềm tàng, KTV đều đánh giá hiệu quả của hệ thống KSNB cho dù các rủi ro chi tiết liên quan đến sai sót tiềm tàng đó có được phát hiện được hay không và cân nhắc xem có dựa vào hệ thống KSNB để tiến hành kiểm toán không.
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cho Văn phòng Công ty Bảo hiểm Tiến Thành, nhóm KTV đã đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng là đáng tin cậy và do đó có thể dựa vào hệ thống KSNB đó để tiến hành kiểm toán. Nhưng ở bước lập kế hoạch phương pháp kiểm toán cho từng sai sót tiềm tàng, nhóm kiểm toán đã lựa chọn kiểm tra chi tiết ngay và bỏ qua hệ thống KSNB. Cụ thể là đối với các sai sót tiềm tàng có rủi ro chi tiết phát hiện được, nhóm kiểm tra đã lựa chọn độ tin cậy khi tiến hành kiểm tra chi tiết là R=3, theo công thức ước tính độ tin cậy kiểm toán thì độ tin cậy kiểm soát là R=0. Còn đối với các sai sót tiềm tàng mà không có rủi ro chi tiết phát hiện được nhóm kiểm toán cũng quyết định không dựa vào hệ thống KSNB để tiến hành kiểm tra (độ tin cậy kiểm soát R=0), và độ tin cậy khi kiểm tra chi tiết R=2. Vì vậy khi tiến hành kiểm toán nhóm kiểm toán đã không tiến hành việc kiểm tra hệ thống KSNB mà tiến hành kiểm tra chi tiết ở mức độ tập trung đối với các sai sót tiềm tàng có rủi ro chi tiết phát hiện được và kiểm tra chi tiết ở mức độ trung bình đối với các sai sót tiềm tàng có rủi ro chi tiết không phát hiện được.
Theo công thức tính mẫu chọn, nếu độ tin cậy khi kiểm tra chi tiết càng lớn thì số lượng mẫu chọn càng nhiều và do đó kết luận về khoản mục được kiểm toán sẽ càng chính xác hơn. Do đó với cách lựa chọn độ tin cậy kiểm toán khi kiểm tra chi tiết như nhóm kiểm toán đã tiến hành trong cuộc kiểm toán Văn phòng Công ty Bảo hiểm Tiến Thành, thì các kết luận kiểm toán đưa ra sẽ có độ chính xác cao hơn.
Tuy vậy ở trường hợp này, nhóm kiểm toán đã không áp dụng đúng quy trình kiểm toán theo phương pháp AS/2 nên điều này có thể gây ra một sự lãng phí về thời gian và công sức của KTV do đó không thoả mãn được mục tiêu hiệu quả công việc - một trong những mục tiêu quan trọng của cuộc kiểm toán.
Đối với Văn phòng Công ty Bảo hiểm Tiến Thành, việc đặt niềm tin vào hệ thống kiểm soát là một điều hợp lý và nên làm. Chẳng hạn đối với các sai sót tiềm tàng mà không có rủi ro chi tiết được phát hiện của tài khoản, KTV mặc dù đã tin tưởng vào hình thức KSNB nhưng vẫn tiến hành lập kiểm tra chi tiết ở mức độ tập trung (Độ tin cậy khi kiểm tra chi tiết R=3, độ tin cậy kiểm soát R=0 - theo bảng mô hình độ tin cậy kiểm soát). Nếu nhóm kiểm toán lập kế hoạch dựa vào hệ thống KSNB của khách hàng thì nhóm kiểm toán sẽ lựa chọn độ tin cậy kiểm soát là R=2,3 thay vì R= 0 như trước đây. Theo mô hình độ tin cậy kiểm toán, KTV sẽ kiểm tra các bước kiểm soát nhằm giảm bớt rủi ro chi tiết phát hiện được và chỉ phải kiểm tra chi tiết ở mức độ cơ bản (Độ tin cậy khi kiểm tra chi tiết R=0.
Với độ tin cậy khi kiểm tra chi tiết R=3 như trước đây, thì số mẫu được lập kế hoạch để kiểm tra đươc tính như sau:
MP 8029,12
Bước chọn mẫu (J) = = = 2676,37.
R 3
P 20720,154004
Số mẫu cần kiểm tra (N ) = = = 8 (mẫu)
J 2676,37
Với độ tin cậy khi kiểm tra chi tiết R=0,7 (vì theo công thức tính độ tin cậy kiểm toán ở phần trên R= 3-2,3 = 0,7) như phần kiến nghị trên đây thì số mẫu được lập kế hoạch để kiểm tra được tính như sau:
MP 8029,12
Bước chọn mẫu (J) = = = 11470.171
R 0,7
20.720,154004
Số mẫu cần kiểm tra (N) = = 2 (mẫu)
11470,171
Như vậy số mẫu được lập kế hoạch để kiểm tra chỉ là 2 mẫu thay vì 42 mẫu như trước đây, do đó khối lượng công việc kiểm tra chi tiết sẽ giảm đi rất nhiều, hiệu suất kiểm tra tăng lên. Thêm vào đó lập kế hoạch và kiểm tra hệ thống KSNB còn có tác dụng giúp KTV nhận diện những khuyếm khuyết của hệ thống KSNB của khách hàng và đưa ra những lời gợi ý để ban giám đốc khách hàng hoàn thành hệ thống KSNB của mình.
2.3. Vấn đề về phương pháp chọn mẫu.
Với số lượng mẫu đã tính được, KTV sẽ chọn các phần tử mẫu dự kiến sẽ được kiểm tra dựa theo sự phán xét của mình, những khoản mục nào mà theo sự xét đoán của KTV có nhiều khả năng xảy ra sai phạm liên quan đến rủi ro chi tiết được phát hiện thì sẽ được chọn trước, cách làm này được tiếp tục cho đến khi chọn được mẫu. Cách chọn mẫu như trên có ưu điểm là sẽ hướng trọng tâm của các thủ tục kiểm toán và BCKT những vùng có độ rủi ro cao để kiểm tra, đồng thời cũng tạo điều kiện rèn luyện khả năng phân tích và tư duy xét đoán của KTV. Nên cách chọn mẫu này đòi hỏi KTV phải có trình độ, kinh nghiệm và khả năng xét đoán, điều này đòi hỏi KTV phải tự nghiên cứu, trao dồi kiến thức thực tế và nâng cao nghiệp vụ đó là điều rất tích cực. Nhưng phương pháp này đem lại khả năng rủi ro cao khi sự xét đoán của KTV không phù hợp đặc biệt là trong các cuộc kiểm toán phức tạp.
Cũng chính vì phụ thuộc vào sự xét đoán của KTV nên mẫu được chọn ra không khách quan và không mang tính đại diện, dẫn đến kết luận và KTV đưa ra về tổng thể đang được kiểm toán dựa trên cơ sở khái quát kết quả kiểm tra mẫu có thể không chính xác. Thêm vào đó phương pháp chọn mẫu theo sự xét đoán không diễn ra theo một quy trình cụ thể nào nên có thể gây khó khăn cho người chịu trách nhiệm soát xét lại công việc của KTV.
Do đó KTV nên chỉ áp dụng cách chọn mẫu dựa trên sự phán xét đối với những tài khoản có ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Bởi vì đối với những tài khoản này, bằng cách chọn mẫu dựa trên sự phán xét của KTV có thể nhanh chóng có được mẫu chọn trong khi mẫu chọn vẫn mang tính đại diện khá cao vì vậy đã hạn chế được nhược điểm của phương pháp này.
Đối với những tài khoản có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, KTV nên chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên - một phương pháp chọn mẫu khách quan, khoa học và đảm bảo cho mọi phần tử của tổng thể đều có khả năng được chọn mẫu như nhau.
Trong kiểm toán, chọn mẫu ngẫu nhiên được thực hiện ở ba loại hình cụ thể là bảng số ngẫu nhiên, chọn mẫu ngẫu nhiên qua máy vi tính và chọn hệ thống. ở đây ta có thể áp dụng phương pháp bảng số ngẫu nhiên. Bảng này bao gồm 105.000 con số ngẫu nhiên thập phân do Hội đồng Thương mại liên Quốc gia ban hành, các con số gồm 5 chữ số và được xếp vào dòng và cột theo kiểu bàn cờ.
Quy trình chọn mẫu theo bảng số ngẫu nhiên có thể gồm 4 bước sau:
B1: Định lượng đối tượng kiểm toán bằng con số duy nhất.
Đây là việc đánh số thứ tự cho các phần tử của tổng thể cần chọn mẫu. Trong trường hợp các phần tử là các hoá đơn, chứng từ đã được đánh số thì có thể sử dụng ngay các con số này cho việc chọn mẫu.
B2: Thiết lập mối quan hệ giữa bảng số ngẫu nhiên với đối tượng kiểm toán đã được định lượng.
Có thể có ba tình huống xảy ra:
Các con số định lượng (thứ tự) của đối tượng kiểm toán cũng gồm 5 chữ số như các con số ngẫu nhiên trong bảng. Khi đó tương quan 1-1 giữa định lượng đối tượng kiểm toán với các con số ngẫu nhiên tự nó được thiết lập.
Các con số thứ tự của đối tượng kiểm toán gồm số lượng chữ số ít hơn, trường hợp này đòi hỏi KTV phải xác định trước cách lấy hoặc là lấy các chữ số đầu, hoặc là lấy chữ số giữa (nếu có) hoặc là lấy các chữ số cuối... trong các con số ngẫu nhiên.
Các số thứ tự của đối tượng kiểm toán lớn hơn 5. Khi đó đòi hỏi KTV phải xác định lấy cột nào trong bảng làm chính và lựa chọn thêm những hàng số cột phụ của bảng. Chẳng hạn, với đối tượng có 6 chữ số cần ghép một cột chính với hai bảng chữ số của một cột phụ nào đó.
B3: Lập hành trình sử dụng bảng.
Đây là việc xác định hướng đi của việc chọn các số ngẫu nhiên, hướng đi đó có thể dọc theo xuôi (xuôi từ trên xuống hoặc ngược từ dưới lên), hay ngang theo hàng (xuôi từ phải qua trái hoặc ngược từ trái qua phải). Việc xác định này có tính độc đoán, ngẫu nhiên nhưng KTV cần đặt ra trước và tuân thủ triệt để trong khi thực hiện.
B4: Chọn điểm xuất phát.
Là việc xác định con số ngẫu nhiên đầu tiên trong hành trình đã định. Nguyên tắc cơ bản của việc lựa chọn là đảm bảo tính ngẫu nhiên, tránh lập lại theo thói quen cũ của KTV và tránh khả năng phỏng đoán của khách hàng về mẫu chọn. Do đó, có thể chọn điểm xuất phát bằng cách chấm ngẫu nhiên vào một điểm nào đó và dùng con số ngẫu nhiên gần điểm đó nhất làm điểm xuấtphát của hành trình.
Kết luận
Qua lý luận và thực trạng lập kế hoạch kiểm toán Văn phòng Công ty Bảo hiểm Tiến Thành của Công ty Kiểm toán Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của quy trình kiểm toán tài chính và là yếu quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả của mỗi cuộc kiểm toán. Vì vậy việc hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán là một việc làm tất yếu đối với bất kỳ công ty kiểm toán nào.
ở Việt Nam, hoạt động kiểm toán nói chung còn chưa phát triển, bên cạnh những thành tựu đạt được rất đáng ghi nhận, hoạt động kiểm toán ở Việt Nam vẫn còn phải từng bước hoàn thiện để phát huy cao vai trò của mình. Mà một trong những yếu tố cần thiết để giúp cho sự hoàn thiện ấy là tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động kiểm toán nói chung cũng như việc lập kế hoạch kiểm toán nói riêng.
Công ty Kiểm toán Việt Nam, VACO, công ty tiên phong trong lĩnh vực kiểm toán ở nước ta, với sự trợ giúp kỹ thuật kiểm toán của DTT, một trong những năm công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, đã có bề dày kinh nghiệm trong phương pháp kiểm toán trong đó có việc lập kế hoạch kiểm toán. Quy trình lập kế hoạch kiểm toán của công ty có rất nhiều ưu điểm mà các công ty khác cần phải học hỏi, song vẫn còn có một số hạn chế nhất định đòi hỏi công ty phải hoàn thiện để nâng cao và giữ vững uy tín cũng như hình ảnh của mình trong thị trường kiểm toán.
Do đề tài lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính là một đề tài tương đối khó do tính chất phức tạp của nghiệp vụ song được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của TS Nguyễn Đình Hựu - GĐ Trung tâm khoa học và bồi dưỡng cán bộ kiểm toán Nhà nước và anh Nguyễn Minh Hùng - Phòng Đào tạo, cùng với sự giúp đỡ về mọi mặt của Ban Giám đốc, của các anh chị thuộc phòng Đào tạo Công ty Kiểm toán Việt Nam cộng với sự nỗ lực của bản thân em đã hoàn thành bài chuyên đề này. Tuy nhiên, do những hạn chế về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vậy em kính mong nhận được sự chỉ bảo ân cần của các thầy cô và anh chị để em có những bước tiến xa hơn trong học tập và nghiên cứu sau này.
Em xin trân trọng cảm ơn.
Tài liệu tham khảo
Kiểm toán cơ bản của TS Nguyễn Đình Hựu ch. B - H : Chính trị Quốc gia, 19999.
Aditing, 5th. Ed_Dan.M. Guy_C.Wayre.Alderma_Alan Jwinter.
Dryden Prers, Harcount Brace College Pubblisher_1994.
AlvinA. Aren- James K. Lobbecke: Auditing_Anintergrated APP
Approach; Prentice_ Hall International,Inc,1984.
GS. PTS. Nguyễn Quang Quynh: Lý thuyết kiểm toán; NXB giáo dục, Hà nội 11/1996.
Hệ thống CMKTVN, quyển 1,2 Bộ Tài chính, Hà nội.
Hệ thống CMKTQT về kiểm toán (tài liệu dịch), Bộ TC-Vụ chế độ kế toán, Hà nội- 1998.
Các văn bản pháp quy hiện hành về kế toán và kiểm toán.
CMKT số 250, 310, 500, 520, 570, 580.
Công ty Kiểm toán Việt Nam: Những chuẩn mực và nguyên tắc kiểm toán quốc tế; Dịch giả Phan Ngọc Hữu, VACO xuất bản tháng 9/1992.
Công ty Kiểm toán Việt Nam: Hồ sơ kiểm toán mẫu.
Deloitte Touche Tohmatsu: Audit System/2.
Hồ sơ kiểm toán mẫu, các file kiểm toán (file_Văn phòng Công ty Bảo hiểm Tiến Thành)
PTS. Đoàn Xuân Tiến- PTS Vương Đình Huệ: kiểm toán, NXBTC, Hà nội, 1996.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0047.doc