Đề tài Lập kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm điện thoại di động F-Mobile của công ty FMB

- Phản ứng của giới truyền thông : Thông tin cung cấp cho giới truyền thông cần phải chính xác, đầy đủ và đúng đối tượng nhằm tránh những sự cố sau: • Đưa thông tin thiếu. F-mobile là một thương hiệu mới, không những phải truyền thông cho thương hiệu mà đồng thời chúng ra phải giúp công chúng hiểu và làm quen với một khái niệm thương hiệu mới. Mỗi một giai đoạn chúng ta lại nhắm vào những mục đích khác nhau, do đó khối lượng thông tin cần truyền tải khá nhiều. Thông tin đó cần hiệu quả, thú vị, đầy đủ nhưng dễ hiểu. • Đưa thông tin sai . Nguyên nhân của tương tự như trường hợp trên, do khối lượng thông tin nhiều nên đôi khi giới nhà báo không bắt chính xác được nội dung • Đưa tin đồn thay vì tin thật: Luôn luôn có khả năng thông tin đưa đưa sai với sự thật mà là một tin đồn thất thiệt nào đó, nguyên nhân có thể do cố ý hoặc không cố ý. Do vậy cần chắc chắn những gì tiết lộ cho giới truyền thông cần ngắn gọn, chính xác, không được mơ hồ để có thể bị suy diễn hoặc xuyên tạc.  Giải pháp : Để tránh tình trạng đưa thông tin sai và thiếu, ta cần tạo mọi điều kiện cho giới truyền thông tác nghiệp. Sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu thông tin của họ, trang bị thiết bị và điều kiện tốt nhất để lấy tin như các tài liệu văn bản , ảnh, video clip Chúng ta cần thiết lập mối liên hệ tốt với các tờ báo hay truyền hình để kiểm soát mức độ chính xác của thông tin trước khi được đăng.

doc56 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1993 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lập kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm điện thoại di động F-Mobile của công ty FMB, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i cảnh marketing 2.2.2.1. Phân tích thị trường của doanh nghiệp Về quy mô: Hiện nay công ty FMB có bốn chi nhánh trên toàn quốc đó là: Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng. Các chi nhánh này lại cung cấp dòng sản phẩm F-Mobile cho tất các tỉnh thành trên cả nước. Công ty có quy mô thị trường rộng lớn là do công ty đã có nhiều năm cung cấp các sản phẩm điện di động cho các hãng: Samsung, Motorola và HTC trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Công ty đã xây dựng được kênh phân phối điện thoại di động rộng khắp cả nước. Vì vậy khi dòng sản phẩm F-Mobile ra đời nó đã được phân phối rộng khắp trên kênh phân phối đã có, hiện nay hàng tháng công ty cung cấp khoảng 80.000 máy trên thị trường, chiếm khoảng 20% thị phần điện thoại di động giá rẻ có gắn thương hiệu (các điện thoại di động do Trung Quốc sản xuất dưới sự đặt hàng của các công ty ở Việt Nam và mang thương hiệu của các công ty đó, các sản phẩm này thường được gọi là “small name”) Sự vận động của thị trường và khả năng phát triển của thị trường. Hiện nay thị trường dòng sản phẩm F-Mobile của công ty đang ở trong giai đoạn tăng trưởng, sản lượng bán tăng liên tục. Từ chỗ là người đi sau hiện nay công ty đã đứng thứ hai về thị phần trong thị trường cung cấp điện thoại di động giá rẻ có gắn thương hiệu. 2.2.2.2. Phân tích các yếu tố thuộc môi trường ngành và cạnh tranh Các nhà cung cấp: Hiện nay ở Trung Quốc có rất nhiều hãng sản xuất điện thoại di động không có nhãn hiệu, hoặc là lấy nhãn hiệu gần giống của những sản phẩm đã có tên tuổi trên thị trường. Quan điểm của FPT nói riêng và của các doanh nghiệp nói chung đó là mua được các yếu tố đầu vào với giá rẻ. Phương châm của công ty đó là sẽ đặt hàng của công ty nào có thể đáp ứng được yêu cầu của công ty với chi phí thấp nhất dù công ty có phải thường xuyên thay đổi nhà cung cấp. Thực tế cho thấy công ty đặt hàng của các nhà cung cấp:Techno, Ciking, Hoa Ching, Huaway. Quy mô của các nhà sản xuất này nhỏ, họ co thể thay đổi lĩnh vực kinh doanh một cách dễ dàng, mục tiêu chiến lược của họ là theo đuổi lĩnh vực nào đem lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên các công ty này có điểm mạnh là có thể dễ dàng bắt trước các sản phẩm đã có trên thị trường về chức năng, kiểu dáng, màu sắc … mặc dù chất lượng của những sản phẩm do họ sản xuất ra vẫn còn chưa được ở mức cao. Chính vì vậy chính sách của công ty FMB đối với các nhà phân phối là sẽ hợp tác với nhà sản xuất nào đáp ứng được những điều kiện công ty đặt ra với chi phí thấp nhất. Công ty không hợp tác cứng nhắc với nhà phân phối nào. Các trung gian marketing: Các trung gian thương mại và các tổ chức bổ trợ. Các nhà bán buôn, bán lẻ: Khi mới tung sản phẩm ra thị trường (vào tháng 6 năm 2009) để phát triển sản phẩm công ty thực hiện chính sách bao phủ thị trường, bán hàng cho tất cả các cấp đại lý và thị trường tập trung ban đầu là các tỉnh thành phố lớn trên toàn quốc. Do đó kênh phân phối của công ty đó là các đại lý đã có mối quan hệ trước đó với công ty, và các cửa hàng nhỏ lẻ ở các tỉnh thành phố lớn như là: Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần thơ mà công ty mới phát triển (công ty thực hiện chính sách bao phủ thị trường bán hàng cho tất cả các đại lý từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất) Các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức xã hội: Các phương tiện thông tin đại chúng như là: đài, báo, truyền hình,internet hiện nay có ảnh hưởng rất lớn đến việc quản bá hình ảnh, tên tuổi, sản phẩm của doanh nghiệp tới khách hàng. Hiện nay ở nước ta các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này ngày một nhiều hơn, vì vậy công ty có nhiều hướng để lựa chọn phương tiện thông tin đại chúng hơn, hình thức để truyền thông tới khách hàng cũng đa dạng hơn, ngoài việc sử dụng các phương tiện truyền thông để quảng bá hình ảnh, tên tuôi, sản phẩm, công ty còn có thể sử dụng các phương tiện truyền thông để đưa ra các dịch vụ sau bán hàng, trả lời hỏi đáp những thắc mắc khiếu nại của khách hàng … Các đối thủ cạnh tranh Thực tế thì rất nhiều khách hàng sử dụng điện thoại di động (đặc biệt là giới trẻ) thường ưa thích những sản phẩm có tính năng hiện đại, kiểu dáng mới đầy hấp dẫn nhưng kèm theo đó là mức giá lại không phải dành cho tất thảy mọi khách hàng. Đối với những người có thu nhập thấp, khoản tiền họ phải bỏ ra để mua những chiếc mobile đó không hề đơn giản. Nhưng niềm khát khao được sử dụng những công nghệ như chụp hình, nghe nhạc số trên ĐTDĐ, xem phim trên truyền hình … vẫn cháy bỏng trong tâm trí của đại đa số khách hàng. Vì vậy, khi chiếc mobile MPEG4 đầu tiên xuất hiện trên thị trường với mức giá cực thấp mà vẫn chứa nhiều tính năng hiện đại, đã khiến không ít khách hàng ưa thích. Họ thường chỉ nhìn thấy những tính năng “trước mắt” như chụp hình, nghe nhạc, thẻ nhớ… chứ không cần đắn đo quá nhiều về chất lượng chụp hình mấy “chấm”, nghe nhạc hay như thế nào. Nhờ đó, dòng mobile này thu hút nhiều khách hàng. Sau đó, những cảnh báo về chất lượng của dòng điện thoại “no name” đã khiến không ít khách hàng lo lắng, nhưng rõ ràng, thị trường này vẫn tồn tại. Chính vì vậy, một số người kinh doanh ĐTDĐ đã tập trung đầu tư xây dựng từ đầu cho một vài thương hiệu này với mong muốn dùng điểm mạnh giá rẻ, nhiều tính năng giải trí để thu hút khách hàng. Một số thương hiệu dần được người tiêu dùng biết đến trên phân khúc điện thoại giá rẻ mà “all in one” này. Dòng điện thoại này có tỉ suất lợi nhuận khá lớn, đơn vị bán lẻ có thể có mức lãi đến 400.000 đ/chiếc - điều mà các hãng điện thoại lớn khó có được. Cho nên, nhiều đơn vị kinh doanh cũng nhanh chóng vào cuộc. Từ đó, thị trường ĐTDĐ này ngày càng sôi động hơn, và cuộc cạnh tranh được đánh giá không kém phần hấp dẫn so với cuộc đua của các thương hiệu lớn. Phát động đầu tiên cho cuộc đua này là thương hiệu Elitek. Nhưng thời gian gần đây, nhịp độ phát triển của Elitek không rầm rộ như trước, có lẽ vì thương hiệu này đang phải chịu sự cạnh tranh của nhiều hãng khác. Một thương hiệu ra sau Elitek khá lâu là Wellcom gần đây lại phát triển khá nhanh. Chỉ trong thời gian ngắn, Wellcom đã xuất hiện ở cả các siêu thị ĐTDĐ lớn của TP.HCM. Một thương hiệu nữa là Mobell được giới thiệu có xuất xứ từ Singapore. Và thương hiệu mới này cũng không chỉ có mặt tại các siêu thị ĐTDĐ lớn, nó còn xuất hiện tại các tỉnh nhỏ khác. Hai thương hiệu khác cũng đang có những bước đầu tư xây dựng là Band Shine và Vcall. Nếu như Band Shine có trước Vcall nhưng chỉ có bốn model, ngay từ khi mới vào thị trường, Vcall có đến sáu mẫu “dế” để cạnh tranh. Nhưng thật ra, vấn đề có nhiều model cũng không quan trọng lắm, bởi lẽ, dòng ĐTDĐ này đã được “cào bằng” về mặt tính năng lẫn kiểu dáng. Đa phần chúng đều được trang bị màn hình cảm ứng, camera và các tính năng nghe nhạc, xem phim. Hiện nay có nhất nhiều thương hiệu ra sau nhưng lại có những bước đi đúng đắn và thị trường của họ phát triển rất nhanh như là: Q-Mobile (dẫn đầu thị trường về sản lượng), tiếp đó là F-Mobile … Nếu xét về tính năng mới lạ, có lẽ gần đây F-Mobile được đánh giá là sáng tạo nhất với những kiểu giáng mới và tích hợp nhiều chức năng. Người sử dụng có thể thoả sức chơi lại các game một thời danh tiếng như: Contra, Nấm Mario, bắn xe tăng… của Nitendo. Thương hiệu nào cũng muốn chứng tỏ mình mạnh nên tích hợp hầu hết các tính năng vào tất cả các dòng sản phẩm. Điều đó cũng thể hiện được chiến lược sản phẩm của họ chưa hoàn chỉnh, rõ ràng. Vì thế, thương hiệu nào có được kênh phân phối tốt, giá hấp dẫn, chắc chắn thu hút được nhiều khách hàng. Nhưng kèm theo đó, sự đầu tư quá lớn cho việc giảm giá có thể khiến chất lượng của các chế độ hậu mãi, bảo hành giảm đi. Các thương hiệu này nên có những đầu tư cho chế độ hậu mãi, vì khi đó, họ sẽ giảm được những ngờ vực của khách hàng dành cho những dòng ĐTDĐ này. Trong thời gian tới, phân khúc thị trường điện thoại này sẽ còn nhiều sự cạnh tranh hơn nữa. Có lẽ, các thương hiệu sẽ cố gắng nhiều và nhờ đó, người tiêu dùng cũng được hưởng lợi. Các hãng ĐTDĐ lớn sợ sự giảm bớt thị phần nên họ sẽ giảm giá một số model, hoặc đưa ra những mẫu điện thoại mới hấp dẫn người tiêu dùng. Cạnh tranh giữa các thương hiệu/nhãn hiệu: hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng cạnh tranh với công ty về dòng sản phẩm điện thoại giá rẻ có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng có gắn thương hiệu: Q-Mobile, Mobell, Mobido, e'Touch … Đối thủ cạnh tranh đáng quan tâm nhất của công ty đó là Công Ty TNHH Viễn Thông An Bình viết tắt làABTel (sở hữu thương hiệu Q-Mobile).Công ty ABTel hoạt động trong lĩnh vực phân phối điện thoại. Công ty này cung cấp các sản phẩm chính: Q-Mobile, Siemens Mobile. Hiện nay sản lượng bán của công ty này về dòng sản phẩm Q-Mobile khoảng 190.000 máy/tháng. Sản lượng của công ty này về dòng sản phẩm Q-Mobile hiện nay gấp 2,375 lần sản lượng của công ty FMB về dòng sản phẩm F-Mobile. Cạnh tranh về hình thức sản phẩm: Số thương hiệu ĐTDĐ mang thương hiệu Việt đang ngày càng đông lên. Mới nhất là Mobistar của P&T Mobile, FPT... Chưa bao giờ các đại gia thế giới cảm thấy lo lắng trước sự trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ của các dòng ĐTDĐ Thương hiệu Việt (viết tắt là THV). THV càng khẳng định mạnh mẽ và vững chắc hơn ở phân khúc thị trường ĐTDĐ có giá từ 2-3,5 triệu đồng trở xuống. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là các hãng điện thoại này có thị phần nhỏ bé tại Việt Nam. FMB và các công ty cung cấp ĐTDĐ THV khi mới tham gia thị trường đã chọn ngay chiến lược thị trường ngách, tấn công vào phân khúc thị trường điện thoại giá rẻ, với nhiều tính năng, màu sắc … nhưng ngay sau đó các đại gia (như là Nokia, Samsung …) đã lôi kéo lại một phần thị phần đã mất của mình bằng cách tung ra hàng loạt các dòng điện thoại giá rẻ như là: 1100, 1200, 1259 … Các đại gia trong làng cung cấp điện thoại này về quy mô,kinh nghiệm, cũng như về kênh phân phối của họ tại Việt Nam là rất lớn, đặc biệt là họ có lợi thế là người đi trước, là những thương hiệu đã có tiếng trên toàn cầu. Vi vậy các công ty cung cấp ĐTDĐ THV không nên vui mừng quá sớm trước những thành công ban đầu của mình, thị trường luôn biến đổi, nhu cầu của khách hàng cũng luôn biến đổi, FMB cần phải có những bước đi sáng tạo hơn, vững trắc hơn nữa. Cạnh tranh giữa các sản phẩm thay thế: Có nhiều sản phẩm có thể thay thế cho những chiếc điện thoại ví dụ: thư thường, điện thoại Internet, các ứng dụng của Internet trong việc trao đổi thông tin. Cạnh tranh giữa các nhu cầu: có rất nhiều nhu cầu thiết yếu mà người dân phải đáp ứng trước khi họ có ý nghĩ muốn sở hữu một chiếc điện thoại. Ví dụ: ăn, uống, ở, mặc, … tuy nhiên khi đới sống ngày càng nâng cao thì nhu cầu trao đổi thông tin là vô cùng quan trọng với con người, do đó xu hướng trong tương lai việc cạnh tranh giữa các nhu cầu khác là không cao. 2.2.2.3. Các yếu tố thuộc môi trường marketing vĩ mô Ở phần này sẽ xác định những xu hướng lớn của môi trường vĩ mô như Chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, nhân khẩu … có ảnh hưởng đến tương lai của sản phẩm này như thế nào. Dưới đây là một số yếu tố chủ yếu Môi trường kinh tế Từ năm 2008 – 2009 do ảnh hưởng của cuộc đại suy thoái của nền kinh tế toàn cầu thì nền kinh tế của nước ta cũng bị ảnh hưởng và tốc độ phát triển của nền kinh tế nước ta cũng giảm sút, tuy nhiên ngay từ đầu năm, các cấp, các ngành, các địa phương đã khẩn trương triển khai và tổ chức thực hiện quyết liệt các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước nên tình hình kinh tế-xã hội quý I/2010 của nước ta diễn biến theo chiều hướng tích cực với những kết quả chủ yếu như sau: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2010 ước tính tăng 5,83% so với cùng kỳ năm 2009, bao gồm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,45%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,65%; khu vực dịch vụ tăng 6,64%. Trong tốc độ tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,42 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 2,44 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ đóng góp 2,97 điểm phần trăm. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý I tuy chưa bằng mục tiêu tăng 6,5% đề ra cho cả năm nhưng cao hơn nhiều so với quý I/2009, chứng tỏ nền kinh tế nước ta đang tiếp tục phục hồi và tăng trưởng nhanh dần. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2009 và quý I năm 2010 (%) Tốc độ tăng so với quý I năm trước Đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng quý I/2010 Quý I/2009 Quý I/2010 Tổng số 3,14 5,83 5,83 Nông, lâm nghiệp thuỷ sản 1,84 3,45 0,42 Công nghiệp và xây dựng 1,70 5,65 2,44 Dịch vụ 4,95 6,64 2,97 Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Nền kinh tế đang có dấu hiệu hồi phục, các khu vực đều đóng góp vào sự tăng trưởng, tiêu dùng cũng tăng nên so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I/2010 theo giá thực tế ước tính đạt 364,5 nghìn tỷ đồng, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2009; nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 14,4%. Trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I, khu vực kinh tế cá thể đạt 190,9 nghìn tỷ đồng, tăng 18,7%; kinh tế tư nhân 121,2 nghìn tỷ đồng, tăng 34,8%; kinh tế Nhà nước 38 nghìn tỷ đồng, tăng 20,3%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 10,3 nghìn tỷ đồng, tăng 26,3%; kinh tế tập thể 4 nghìn tỷ đồng, tăng 28,7%. Xét theo ngành kinh doanh thì kinh doanh thương nghiệp đạt 287,3 nghìn tỷ đồng, tăng 24,7%; khách sạn, nhà hàng 40,3 nghìn tỷ đồng, tăng 20,5%; dịch vụ 32,9 nghìn tỷ đồng, tăng 22,6%; du lịch đạt 3,9 nghìn tỷ đồng, tăng 34,1%. Bưu chính, viễn thông Tổng số thuê bao điện thoại phát triển mới trong quý I/2010 đạt 7,2 triệu thuê bao, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2009, bao gồm 677,4 nghìn thuê bao cố định, giảm 28,1% và 6,55 triệu thuê bao di động, tăng 31,4%. Số thuê bao điện thoại cả nước tính đến hết tháng 03/2010 ước tính đạt 137,6 triệu thuê bao, tăng 57,7% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm 19,7 triệu thuê bao cố định, tăng 31% và 117,9 triệu thuê bao di động, tăng 63,3%. Số thuê bao điện thoại của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông tính đến hết tháng 03/2010 ước tính đạt 65,3 triệu thuê bao, tăng 30,6% so với cùng thời điểm năm 2009, bao gồm 11,5 triệu thuê bao cố định, tăng 8,1% và 53,8 triệu thuê bao di động, tăng 36,7%. Đến cuối quý I/2010, số thuê bao internet trên cả nước đạt trên 23,3 triệu thuê bao, trong đó gần 3,1 triệu thuê bao băng rộng (tăng 37,3% so với cùng thời điểm năm trước). Mạng lưới bưu chính được duy trì ổn định và có bước phát triển mới với 8027 điểm Bưu điện văn hoá xã, trong đó có 1515 điểm ở các vùng đặc biệt khó khăn. Môi trường công nghệ Với những tiến bộ vượt bậc về công nghệ thông tin và truyền thông cùng với xu hướng toàn cầu hóa xã hội của chúng ta thực sự là xã hội thông tin, nhu cầu trao đổi thông tin giữa các tổ chức, con người với nhau là hết sức cần thiết, và ngày cang được mở rộng không chỉ bó hẹp trong một không gian nhỏ nữa. Việc một người sở hữu những chiếc điện thoại hay rộng hơn đó là việc sở hữu những thiết bị truyền tin là một điều phổ biến và con người ngày càng cần có những thiết bị này hơn bao giờ hết. Vòng đời của sản phẩm công nghệ nói chung và của những thiết bị điện thoại di động nói riêng ngày càng ngắn hơn và giá cả thì có xu hướng ngày càng rẻ hơn, mẫu mã tính năng của sản phẩm thì ngày càng nhiều hơn. Môi trường văn hóa – xã hội. Môi trường này bao gồm truyền thống, đạo đức, quan điểm xã hội và văn hóa nói chung. Các giá trị này thay đổi chậm, nhưng khi chúng thay đổi thường đem lại nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ mới. Môi trường chính trị - luật pháp. Môi trường chính trị bao gồm quan điểm, thể chế chính trị, hệ thống quản lý vĩ mô và các phản ứng của các tổ chức xã hội, quần chúng và các tổ chức khác. Nhân khẩu Sau đây là số liệu về tình hình dân số ở nước ta năm 2008: Dân số trung bình (nghìn người) CẢ NƯỚC 86210.8 Đồng bằng sông Hồng 19654.8 Trung du và miền núi phía Bắc 11207.8 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 19820.2 Tây Nguyên 5004.2 Đông Nam Bộ 12828.8 Đồng bằng sông Cửu Long 17695 2.2.3. Phân tích những cơ hội và thách thức Phân tích SWOT F-mobile cua FPT Điểm mạnh: Là doanh nghiệp thuộc tập đoàn FPT đầu ngành trong linh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam. Phân phối sản phẩm điện thoại di động FPT chiếm khoảng 80% thị phần cả nuớc. Tập đoàn có hơn 900 đại lý tại các tỉnh thành trên toàn quốc. F-mobile giá rẻ, chất lượng phù hợp với đại đa số người tiêu dùng Việt Nam. Điều này tạo điều kiện cho các bạn trẻ có thể dễ dàng sở hữu được những chiếc điện thoại ưng ý, hợp với túi tiền mà vẫn đảm đảo nhu cầu kết nối thường xuyên, liên tục của mình. Hiện nay, F-mobile là sản phẩm duy nhất được bảo hành 13 tháng trên toàn quốc bởi Tập đoàn FPT. Hơn thế nữa, khách hàng của F-mobile còn có thể liên tục cập nhật thông tin về sản phẩm cũng như những ứng dụng hỗ trợ sử dụng điện thoại trên website www.fmobile.vn. Sử dụng F-mobile chính là nhận được sự hỗ trợ toàn diện để khai thác toàn bộ chức năng “chú dế yêu” của mình. Ta có thể chăm sóc rất chu đáo đối với khách hàng, với mức độ công việc sơ khơi do công ty mới bắt đầu như hiện nay thì ta có rất nhiều thời gian để quan tâm tới khách hàng. Những nhà tư vấn của ta có uy tín rất lớn trên thương trường. Ta có thể thay đổi nhanh chóng và linh hoạt nếu thấy các chương trình marketting của ta là không hiệu quả. Ta không bị vượt tầm kiểm soát, vì thế mà có thể chào những giá trị tốt hơn cho khách hàng. Tem phân phối bảo hành của FPT làm cho KH có sự an tâm về sản phẩm giá rẻ. Điểm yếu: Chưa có khách hàng trung thành với sản phẩm mới Chưa có sự tin cậy với sản phẩm sản xuât tại TQ Cơ hội: Tốc độ tăng trưởng cao của thị trường điện thoại di động bình dân Tăng trưởng GDP cao Tỷ lệ không nhỏ người dùng hai sim phù hợp sản phẩm F-Mobile Thị trường di động VN có tiềm năng lớn với dân số 86 triệu người và một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ. Tập trung khai thác thị trường giới trẻ – một phân khúc tiêu dùng tăng trưởng cao Sự trung thành của khách hàng với nhãn hiệu là không cao Đe dọa: Sự trung thành nhãn hiệu của khách hàng là không cao. Sản phẩm mới gia nhập thị trường Thị trường mục tiêu ( giới trẻ ) dễ thay đổi, không bền vững. Các sản phẩm cùng phân đoạn của các hãng Nokia, Samsung, Sony Eriksson… Thách thức của dòng sản phẩm mới chưa kiểm chứng được hết về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Tốc độ tăng nhanh số lượng nhà phân phối Viettel, Phú Thái, các nhà phân phối nhỏ lẻ phân phối sản phẩm điện thoại không ro xuất xứ giá rẻ. Sự không hài lòng của khách hàng đối với độ bền của sản phẩm điện thoại sản suất từ Trung Quốc. Thị trường tương lai bão hoà đối với bât kì sản phẩm nào. Ma trận phân tích SWOT Opportunities (Cơ hội): _ … _ _ Threats (Nguy cơ): _ … _ _ Strengths (Điểm mạnh): _ … _ _ Chiến lược phát huy thế mạnh để tận dụng cơ hội Chiến lược tân dụng thế mạnh để đối phó với nguy cơ từ bên ngoài Wecknesses (Điểm yếu): _ … _ _ Chiến lược khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ hội Chiến lược tối thiểu hóa tác dụng của điểm yếu và phòng thủ trước nguy cơ. SO: Hiện nay tốc độ tăng trưởng của thị trường điện thoại di động bình dân vẫn còn đang phát triển do đó với mạng lưới phân phối rộng khắp của mình FMB cần tận dụng hết khả năng để phân phối sản phẩm F-mobile nhằm đạt thị phần tối đa có thể. Với tên tuổi đã được khẳng định của tập đoàn FPT mà FMB là đơn vị thành viên, với sự đảm bảo bằng 13 tháng bảo hành, dòng sản phẩm nhiều tính năng 2 sim 2 sóng online và giá cả hợp lí sẽ thuyết phục được người tiêu dùng nhất là giới trẻ với tiêu chí nhiều tính năng và giá rẻ, sử dụng một lúc 2 sim để tận dụng các chương trình khuyến mãi của các mạng di động. FMB cần tập trung phát triển sản phẩm này đa dạng hơn về mẫu mã và với giá bán hợp lí hơn nữa. Hoàn thiện hơn nữa Web site www.fmobile.vn, tăng tính tương tác hai chiều như đăng kí bảo hành, kiểm tra tình trạng bảo hành; mua máy thanh toán tại web site; giải đáp hỗ trợ kĩ thuật, hướng dẫn tính năng của máy sao cho web site là nơi hỗ trợ service cho khách hàng F-mobile tốt nhất bởi sự nhanh chóng và tiện lợi của nó, nhất là với khách hàng trẻ tuổi mà thời lượng online của họ là rất nhiều. WO: Có chiến lược Marketing thích hợp như: quảng cáo giới thiệu sản phẩm trên các kênh thông tin có uy tín, khuyến khich bằng việc cho dùng thử sản phẩm có thể đổi lấy sản phẩm model khác hoặc trả lại nhăm giới thiệu những tính năng của sản phẩm F-mobile. Hỗ trợ service thật nhanh chóng và thuận tiện thể hiện tính chuyên nghiệp của nhà phân phối điện thoại có tên tuổi từ lâu. --> khắc phục được phần nào điểm yếu, tạo sự tin tưởng vào dòng điện thoại giá rẻ nhiều tính năng mà trước nay người tiêu dùng vẫn cho là điện thoại “rẻ bèo”, từ đó tận dụng được cơ hội mà thị trường tiêu dùng nhất là giới trẻ đang phát triển. ST: Tăng cường các biện pháp Marketing giới thiệu sản phẩm F-mobile với tư cách sản phẩm phân phối bởi FPT để tạo lòng tin khách hàng như những dòng sản phẩm đã phân phối trước đây của FPT từ đó sẽ giảm bớt nguy cơ về một dòng sản phẩm mới mà nhất là có xuất xứ nhạy cảm đó là từ nhà sản xuất Trung Quốc. Tận dụng mạng lưới phân phối rộng khắp sẵn có của FPT để giới thiệu và phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng đối phó với sự cạnh tranh từ các nhà phân phối như Phú Thái, Viettel… Phát triển web site như là công cụ cạnh tranh hiệu quả về service cho khách hàng so với service của các sản phảm tương tự. WT: Hợp tác chặt chẽ với các nhà sản xuất nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm, chuyển giao công nghệ kĩ thuật để nhanh chóng bảo hành sửa chữa các sản phẩm thật nhanh chóng tạo sự tin tưởng bởi sự chuyên nghiệp từ service tôt. Chiến lược gảm chi phí để thu hút thêm lượng khách hàng sử dụng sản phẩm, hợp tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và có định hướng cho các đối tượng khách hàng khác nhau tránh sự bão hòa của dòng sản phẩm với khách hàng mục tiêu dễ thay đổi. 2.2.4.Mục tiêu phát triển của sản phẩm F-mobile: Báo cáo chiến lược của TGĐ FPT Mobile Bùi Ngọc Khánh chỉ tập trung về chiến lược kinh doanh ĐTDĐ F-mobile, gồm 2 mục tiêu: Trở thành nhà sản xuất ĐTDĐ chuyên nghiệp và xây dựng thương hiệu mạnh thông qua sản phẩm. Anh Bùi Ngọc Khánh trình bày chiến lược của F-mobile. F-mobile nhắm tới việc trở thành nhà sản xuất chuyên nghiệp dựa trên platfrom tiêu chuẩn, tạo nền tảng cho việc phát triển các ứng dụng và kết nối cộng đồng một cách dễ dàng, thực hiện trọng trách kết nối các dịch vụ 2.0 của FPT và cộng đồng đến người tiêu dùng. Phần cứng sẽ đặt hàng (OEM) bên ngoài, phần mềm và ứng dụng sẽ do FPT Software phát triển. Theo phân tích của FPT Mobile, công ty này sẽ tập trung nhắm đến phân khúc thị trường ĐTDĐ có giá dưới 70 USD. Đây là mảng thị trường chiếm tỷ trọng 75% thị trường mà các hãng sản xuất đang tập trung. Đồng thời FPT Mobile cũng không bỏ qua cơ hội tiến vào phân đoạn thị trường còn lại. Với sản phẩm F-mobile, nhờ ưu thế uy tín, thương hiệu, chất lượng, và dịch vụ bảo hành của FPT, hiện sản phẩm này đang có mức tiêu thụ tốt và tăng trưởng với tốc độ cao, đang đem về doanh thu cũng khá tốt cho FPT Mobile. Mặc dù vậy, trong buổi thảo luận ở nhóm 5, các thành viên đều góp ý việc quảng bá thương hiệu, tiếp thị cho sản phẩm này cần đẩy mạnh hơn nữa. Theo báo cáo của anh Khánh, với sản phẩm ĐTDĐ có platform riêng, có thể dễ dàng đưa vào những ứng dụng khác nhau. F-mobile dự định sẽ tung ra hơn một chục loại sản phẩm, mỗi loại sẽ có những ứng dụng khác nhau dành cho từng phân khúc thị trường, khách hàng khác nhau. Việc phân phối F-mobile sẽ dựa vào kênh riêng của công ty, ngoài ra, F-mobile sẽ phát triển các content trên điện thoại, để tính tới cung cấp thêm dịch vụ gia tăng cho khách hàng. F-mobile cũng đang có nhiều ý tưởng để hợp lực với các đơn vị thành viên FPT, như tích hợp các ứng dụng chat, đọc tin, blog của ViTalk, kết nối giao dịch chứng khoán với FPTS, giao dịch ngân hàng với TPB, trả tiền cước internet...Anh Khánh cho biết, hiện Visky đã có làm được 40% các loại ứng dụng này. Tóm tắt ý kiến thảo luận góp ý với chiến lược của F-Mobile của nhóm 5, anh Phan Thanh Sơn, PTGĐ Tiên Phong Bank cho rằng, trình bày của F-mobile thực chất chỉ mới là kế hoạch kinh doanh chứ chưa phải là chiến lược. Dù cùng chung nhận xét là trong vòng 5 năm tới, F-mobile đang có cơ hội để kinh doanh, nhưng nhóm 5 cũng đặt câu hỏi với FPT Mobile trong việc xác định phương hướng cho những năm tiếp theo. Nhóm cũng đề xuất F-mobile nên sản xuất những loại ĐTDĐ giản đơn cho người già, em bé, chỉ có một vài nút bấm (gọi về nhà, gọi cho bố, mẹ...). Nhóm cũng khuyến nghị F-mobile không quá phụ thuộc vào hệ thống đại lý phân phối mà nên sử dụng kênh riêng của mình để dễ dàng tiếp cận cũng như nhận phản hồi trực tiếp của khách hàng. Ngoài ra, việc hợp tác với các nhà mạng cũng được gợi ý. Về thương hiệu, nhóm 5 góp ý nên dùng chữ F-Fone, ít âm tiết, dễ nhớ hơn tên F-mobile. Cũng trong HNCL, lãnh đạo tập đoàn cũng đang xem xét đến việc sản xuất một loại thiết bị cầm tay có tính năng mở rộng hơn một chiếc ĐTDĐ thông thường cùng các ứng dụng kể trên mà còn là một chiếc "ví điện tử" giúp khách hàng có thể dễ dàng tham gia các giao dịch điện tử mọi lúc, mọi nơi. 2.2.5. Nội dung của marketing – mix và chương trình hành động 2.2.5.1. Sản phẩm Dòng sản phẩm mà công ty đưa ra là các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng thu nhập thấp, nó vừa đa dạng về mẫu mã tích hợp khá nhiều tính năngSản phẩm truyền thống Sản phẩm F mobile Sản phẩm low-end khác Mẫu mã Dịch vụ gia tăng Tính năng Độ bền Giá Hình 2.1. Sản phẩm của F –Mobile so với các dòng sản phẩm khác - Mẫu mã : dòng sản phẩm của F-Moblie sẽ chú trọng thiết kế mẫu mã đẹp mắt phong cách trẻ trung hiện đại, hình dáng máy chắc khỏe hợp thời trang. - Tính năng và dịch vụ gia tăng: tất cả các máy đều trang bị tính năng media cơ bản nhất có hỗ trợ thẻ nhớ. Ngoài ra còn nhiều chương trình ứng dụng tích hợp vào điện thoại như Vimap, Vitalk… F-mobile bảo đảm sự kết nối liên tục giữa bạn với bạn bè xung quanh. Được hỗ trợ GPRS, chức năng nghe nhạc, quay phim chụp ảnh, xem bản đồ cùng nhiều games thú vị…Đặc biệt - Chất lượng : độ bền của sản phẩm ở mức độ trung bình, hoạt động bình thường trong vong 1.5-2 năm nếu không xảy ra va chạm và các tác động ngoại cảnh (thấm nước, tiếp xúc hóa chất, môi trường nhiệt độ cao) Đồ thị so sánh về giá trị sản phẩm của F –Mobile so với các dòng sản phẩm khác trên thị trường (hình 2.1) 2.2.5.2. Price. Chính sách giá của dòng sản phẩm f-mobile đưa ra 3 khoảng giá, tạo linh hoạt cho nhu cầu của người mua: Dưới 1,000,000 : sử dụng với những sản phẩm có tính năng cơ bản Từ 1,000,000 đến 3,000,000 : sử dụng với sản phẩm cơ thiết kế đẹp tích hợp nhiều tính năng Trên 3,000,000 : sử dụng với các sản phẩm ứng nhiều công nghệ cao, điện thoại thông minh Giai đoạn đầu (6 tháng ) Công ty sẽ sử dụng kiểu định giá sản phẩm theo đối thủ cạnh tranh : công ty theo đuổi mức giá tương đương với các sản phẩm tương tự trôi nổi trên thị trường. Công ty xác định với ưu thế về mặt tài chính thì công ty có thể hoàn toàn đánh bại dòng sản phẩm trôi nổi trên thị trường bằng chiến lược cạnh tranh về giá, giá sản phẩm của công ty sẽ tương đương với mức giá của sản phẩm trôi nổi tương tự trên thị trường trong khi các dịch vụ gia tăng của công ty tốt hơn các sản phẩm kia. Với việc công ty đưa ra mức giá thấp cho sản phẩm công ty sẽ nhanh cóng thu hút đông khác hàng và chiếm thị phần lớn. Cụ thể: Giai đoạn 6 tháng từ khi tung sản phẩm ra thị trường Công ty sẽ đưa ra 14 loại sản phẩm với mức giá trung bình từ 600,000 – 1,000,000 VND để thâm nhập thị trường Mã sản phẩm Tính năng Giá ( nghìn ) B210 2 sim, đầy đủ các tính năng giải trí,hỗ trợ thẻ nhớ 690 B260 Phong cách thiết kế cổ điển, lịch lãm (Nokia style) •Đủ các tính năng cơ bản (2 sim - camera - thẻ nhớ - bluethooth) •Loa đàm thoại trong, sóng khỏe, phím bấm dễ, nhắn tin nhanh, thuận tiện 790 B270 -Sản phẩm nghe nhạc giá rẻ -Sử dụng 2 SIM  -Camera, quay video -Hỗ trợ thẻ nhớ ngoài -Chức năng đèn pin 890 B280 Phong cách thiết kế trẻ trung, vỏ kim loại ấn tượng, máy cầm chắc tay  -Đủ các tính năng cơ bản (2 sim - camera - thẻ nhớ - bluethooth)  Loa đàm thoại trong -Sóng khỏe, phím bấm dễ, nhắn tin nhanh, thuận tiện 890 B290 -2 Sim online -Thiết kế dạng thanh -Vỏ hợp kim -Pin dung lượng cao 750 B360 -2 Sim online -Màn hình TFT 2.0 ichs, 176 x 220 pixel -Nghe nhạc MP3 890 B570 -Sản phẩm nghe nhạc giá rẻ -Sử dụng 2 SIM  -Camera, quay video -Hỗ trợ thẻ nhớ ngoài -Chức năng đèn pin 990 B560 -Nghe nhạc đa định dạng với với loa kép mạnh mẽ. -Quay và xem phim 3Gp Mp4 950 B230 -2 Sim online -Thiết kế dạng thanh -Vỏ hợp kim -Pin dung lượng cao 670 C300 -Máy gập, thời trang .Thiết kế đẹp, chất liệu vỏ cao cấp. Mấu sắc đa dạng -Phím dễ bấm, nhắn tin thuận tiện -Loa đàm thoại to, trong, rõ 890 B250 -2 Sim online -Xem phim, nghe nhạc  950 B550 -Nghe nhạc đa định dạng với với loa kép mạnh mẽ. -Quay và xem phim 3Gp Mp4 950 B220 -2 Sim online -Thiết kế dạng thanh -Vỏ hợp kim -Pin dung lượng cao 690 B240 -Thiết kế khỏe khoắn, chất liệu vỏ cao cấp -Pin siêu bền 1,500mAh ( thời gian chờ 600h, thời gian thoại 10h) -Loa to nghe MP3 trong, rõ âm bass -Tích hợp đèn laze soi tiền, dễ sử dụng 790 Giai đoạn 2 : công ty sẽ sử dụng kiểu định giá 3C ( customer’s demand, costs, competitors ) , sau giai đoạn thâm nhập thị trường khi F-Mobile đã có chỗ đứng trên thị trường công ty sẽ tùy tình hình để đưa ra mức giá thích hợp vừa đảm bảo việc gia tăng lợi nhuận đồng thời với việc chiếm lĩnh thị phần. Giai đoạn sau 6 tháng từ khi tung sản phẩm : sau khi khách hàng đã sử dụng sản phẩm mới của công ty và cảm thấy an tâm về chất lượng sản phẩm, công ty sẽ tung ra thị trường thêm 15 loại sản phẩm với mức giá trung bình từ 1,000,000 – 2,000,0000 VNĐ. Mã sản phẩm Tính năng Giá B790 -Công nghệ 2 SIM  Màn hình rộng 2.4 inch, 262K màu  -Thiết kế mỏng 12mm, vỏ kim loại  -Bàn phím QWERTY thu gọn  -Camera 1.3MP, đèn flash  Quay video   -Nghe nhạc MP3, đài FM  -Hỗ trợ thẻ nhớ ngoài 1350 B650 -Bàn phím QWERTY -2 SIM online -Chụp ảnh, xem phim, quay phim 1450 S860 -Thiết kế thời trang -Sử dụng 2 SIM  -Đầy đủ tính năng giải trí Hỗ trợ 02 camera, quay video Nghe nhạc MP3 Đài FM -Hỗ trợ thẻ nhớ 1390 S500 -Thiết kế thời trang -Sử dụng 2 SIM  -Đầy đủ tính năng giải trí Hỗ trợ 02 camera, quay video Nghe nhạc MP3 Đài FM -Hỗ trợ thẻ nhớ 1190 S800 -Kiểu dáng trượt thời trang -2 Sim online -Đầy đủ tính năng giải trí 1490 S600 - Dạng trượt - 2 SIM online - MP3, FM - Bluetooth - Camera 1250 B680 Thiết kế kiểu dáng sang trọng (giống thiết kế Vertu) -Sử dụng 2 SIM -Camera, Nghe nhạc , Hỗ trợ thẻ nhớ -Bluetooth, usb,FM 1.190 B930 -2 Sim online -Bàn phím Qwerty -Pin dung lượng lớn 1500mAh -2 Camera, chụp ảnh 2.0 tự động lấy nét (Auto Focus) -Cài đặt sẵn chương trình chat Vitalk, Email, Opera Mini, Facebook 1850 C890 -Điện thoại nắp gập thời trang, sang trọng với vỏ hợp kim nhôm. -Màn hình phụ : Đèn led ma trận 7 x 7 -Nghe nhạc mp3 với loa kép cho chất lượng âm thanh hòan hảo -Ghi âm không giới hạn cuộc gọi 2 chiều 1650 B950 -2Sim online -Phím điều hướng TRACKBALL -Kết nối WIFI -Camera 2.0 1890 B890 Thiết kế cao cấp, vỏ kim loại Camera VGA chụp ảnh, quay phim Bluetooth, GPRS Điện thoại TV cho hình ảnh cực nét 1390 B600 -Thiết kế siêu mỏng -Kiểu dáng hiện đại màn hình rộng 2 inch cực nét 262K màu -2Sim online -Camera -FM radio -Hỗ trợ thẻ nhớ ngoài lên đến 2GB -Bluetooth 1190 B700 -2 Sim online -TFT 260k mầu -Xem phim,nghe nhạc -Thẻ nhớ MicroSD(up to 16GB) -FM,Bluetood 1350 B880 Màu: Đen và Bạc -Thiết kế dạng thanh -Màn hình 262K màu -Bluetooth, Camera, FM Radio -Hỗ trợ thẻ nhớ MicroSD -2 SIM online, GPRS 1450 B660 Màu : Đen Thiết kế thời trang, vỏ kim loại Camera VGA hỗ trợ quay và xem video BuletoothGPRS Hỗ trợ thẻ nhớ ngoài Sử dụng 2 Sim online Cấu hình: 1 thân máy, 1 pin, 1 sạc, 1 tai nghe, 1 sách HDSD 1250 2.2.5.3. Place Kênh phân phối của F- mobile sẽ phát triển thông qua 3 giai đoạn : + Giai đoạn đầu: phân phối chủ yếu thông qua các đại lý của Công ty + Giai đoạn 2 (06 tháng sau khi sản phẩm tung ra thị trường) : mở rộng mạng lưới phát triển sản phẩm không chỉ thông qua các đại lý sẵn có, mà công ty còn mở rộng kênh phân phối của mình thông qua các cửa hàng bán lẻ.(bán hàng từ đại lý cấp một đến những cửa hàng nhỏ lẻ - công ty thực hiện chính sách bao phủ thị trường) + Giai đoạn 3 (khi mà thanh toán trực tuyến phổ biến ở Việt Nam) : công ty phát triển thêm chức năng bán hàng trực tuyến, và thực hiện kênh phân phối ngắn hơn tập trung bán hàng cho các đại lý cấp 1, các đại lý cấp 1 sẽ bán hàng cho các cửa hàng bán lẻ. Công ty TNHH di động FPT mobile Đại lý của F-mobile Khách hàng Website F-mobile Cửa hàng bán lẻ ĐTDĐ Hình 2.2. Sơ đồ kênh phân phối 2.2.5.4. Promotion a. Các giai đoạn thực hiện Giai đoạn 1 : Trước khi đưa sản phẩm ra thị trường 2 tháng Khiến mọi người tò mò về sản phẩm mới “F-mobile , điện thoại di động nhãn hiệu Việt Nam đầu tiên trên thị trường”.Chất lượng của sản phẩm như thế nào? tính năng có gì thú vị hay không? Giá cả có thật sự gần gũi với giá trị hay không? So sánh với các sản phẩm dòng low – end. Giai đoạn 2 : 2 tháng kể từ ngày tung sản phẩm ra thị trường Mở màn giai đoạn hai là hàng loạt chương trình tổng lực kết hợp nhiều phương tiện truyền thông khác nhau để F-mobile được biết đến như đã lập kế hoạch ở trên. F-mobile sẽ trở thành danh từ được rộng rãi mọi người biết đến Giúp công chúng nhận thức về F-mobile là một nhãn hiệu đảm bảo cho dòng điện thoại low-end Lịch truyền thông cần liên tục để nhiều người biết đến và ghi nhớ nhãn hiệu F-mobile Giai đoạn 3 : từ tháng thứ 6 từ ngày tung sản phẩm ra thị trường Duy trì những ấn tượng cũng như tình cảm của công chúng đã tạo dựng được ở hai giai đoạn trước đó bằng lịch truyền thông đều đặn nhưng không cần liên tục. Luôn giữ cho F-mobile xuất hiện trong “tầm nhìn” của công chúng, khiến họ nhớ đến F-mobile khi nhắc đến dòng sản phẩm low-end Nội dung truyền thông không còn mang tính chất giới thiệu nữa mà thay vào đó là thuyết phục, duy trì quan tâm của công chúng, kích thích nhu cầu của người tiêu dùng bằng sự ra đời của các dòng sản phẩm mới Xây dựng và củng cố hình ảnh F-mobile b. Các công cụ truyền thông Quảng Cáo Trực tuyến Trên truyền hình : Quảng cáo trên truyền hình ,đưa TVC 30 giây trên các kênh thu hút nhiều giới trẻ bao gồm : VTV6, VTV3, VTV1, và một số kênh TH cáp TVC 30 giây được sử dụng nhiều nhất trong giai đoạn 1 và 2. Giai đoạn 3 chỉ cần thiết cho việc giới thiệu những sản phẩm mới, xây dựng và củng cố hình ảnh của F- mobile. Ước tính trong năm đầu tiên cần sản xuất 10 TVC trong đó khoảng 2 TVC dành cho việc giới thiệu nhãn hiệu F-moblile và 8 TCV còn lại dùng để nhắc nhở và thông báo sự kiện của F-mobile Trên Radio : Quảng cáo trên Radio sẽ xuất hiện trong toàn bộ chiến dịch tuy nhiên sẽ tập trung vào giai đoạn 1 và 2. Hình thức thể hiện là những đoạn quảng cáo 15 giây hoặc 30 giây phát liên lục trên các chương trình ăn khách nhất của đài tiếng nói VN như XONE FM…trên VOV3, VOV1, VOV2 Giai đoạn 1 : Những đoạn quảng cáo 15s liên tục xuất hiện thông báo sự xuất hiện của F-mobile. Dự kiến 3 lần/ ngày vào những giờ cao điểm. Mục đích, tạo tâm lý tò mò Giai đoạn 2 : Quảng cáo 30s, hỗ trợ loạt quảng cáo giáo dục công chúng về F-mobile và nhấn mạnh sự khác biệt, kích thích sự ham muốn của công chúng, giúp họ nhận ra nhu cầu có thực và thúc đẩy hành động để thoản mãn nhu cầu đó. Giai đoạn 3 : Tập trung vào giới thiệu những sản phẩm mới,nhắc nhở công chúng về nhãn hiệu F-mobile. Quy cách thường dùng là 15s Bảng điện tử tại nơi công cộng : trong cả 3 giai đoạn nhưng không liên tục Bảng điện tử sẽ được dựng tại nơi công cộng như siêu thị, bến xe v.v..hình thức quảng cáo chạy chữ mang logo thương hiệu F-mobile và những thông tin như thông báo về sản phẩm mới, và các chương trình khuyến mãi Hình thức quảng cáo này thực hiện trên 20 điểm trên cả nước Trên internet: Xây dựng website riêng của công ty. Website cần được đầu tư kỹ thuật công nghệ cao dể đáp ứng vai trò là một kên phân phối chủ đạo cho công ty trong tương lai. Website cần đảm bảo thông tin cập nhật đầy đủ và giao diện thân thiện, sáng tạo, bắt mắt. Banners và links đặt tại những trang web phố biến nhất ở Việt Nam. Phi trực tuyến Tờ rơi, tờ gấp, poster : Đây là những phương tiện quảng bá sẽ được phân phát trong các buổi họp báo, sự kiện và roadshow sau này Quảng cáo trên vật thể (áo phông, mũ, móc chìa khóa…) : Sẽ dùng làm quà tặng trong họp báo, sự kiện và roadshow Roadshow : Thành lập các đoàn xe Jeep trang trí theo phong cách “ du lịch việt dã” mang theo banner, backdrop của F-mobile đi theo các tuyến đường được chỉ định và phát tờ rơi, poster, các tài liệu quảng cáo về F-mobile. Roadshow thực hiện một lần đồng loạt tại các thành phố lớn (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) Quan hệ công chúng Họp báo : Họp báo thông báo ra đời của F-mobile : chính thức giới thiệu về F-mobile hướng đi với công chúng. Nội dung chính của buổi họp báo là giới thiệu về F-mobile, về những ưu điểm của nó cũng như những hứa hẹn tốt đẹp mà thương hiệu F-mobile sẽ mang tới. Những hoạt động hỗ trợ trong buổi họp là quà tặng, poster hay các ấn phẩm quảng cáo để hỗ trợ cho lần ra quân đầu tiên. Sự kiện : giai đoạn 2,3 Lễ kỷ niệm 1 năm xây dựng thương hiệu sẽ được tổ chức kết hợp với hội thảo công nghệ thông tin để bàn về những xu hướng công nghệ và tổng kết những thành tựu trong 1 năm. Sự kiện nên được đưa tin trên các tờ báo lớn nhằm gây sự chú ý của công chúng. Tài trợ cho các hoạt đông thể thao của sinh viên các trường đại học trong địa bàn Hà Nội , treo băng rôn tại các giải bóng đá bông chuyền của các trường đại học. Bài viết PR : Giai đoạn 1,2,3 Các bài viết PR là công cụ được sử dụng thường xuyên và đều đặn trong chiến dịch truyền thông cho thương hiệu. F-mobile là một thương hiệu ĐTTĐ đầu tiên của Việt Nam, công chúng cần được giáo dục về khái niệm cũng như những đặc trưng của nó để hình thành môt hình ảnh thương hiệu mới. Do vậy, truyền thông dưới dạng bài viết hay những câu chuyện về F-mobile sẽ cung cấp cho công chúng một cái nhìn toàn diện, sâu sắc và tiếp cận với F-mobile theo cách thân thiện nhất. Các bài viết được sử dụng trong cả ba giai đoạn truyền thông. Trong mỗi một giai đoạn khác nhau, chúng sẽ phục vụ cho mục đích của giai đoạn đó. Hình thức bài viết được thực hiện trên cả báo viết và báo điện tử. Những tờ báo đăng tải phải là những tờ báo có uy tín, số lượng độc giả lớn và đối tượng mục tiêu là giới trẻ . VD báo giấy : Sinh viên, Tuổi trẻ, Tiền Phong, Thế giới Công nghệ thông tin…; Báo điện tử : 24h, dân chí, Vietnamnet, vnexpress…v..v.. Khuyến mại : Chương trình khuyến mại vào giai đoạn 3 Tên chương trình : MUA DẾ ĐẸP, NHẬN QUÀ KOOL! Thời gian khuyến mãi kéo dài trong 6 tuần bắt đầu từ ngày 8/11,. Nội dung chương trình : Khi mua bất kỳ điện thoại F-mobile nào trong thời gian khuyến mãi, khách hàng sẽ có cơ hội nhận nhiều giải thưởng hấp dẫn gồm: 6 giải đặc biệt, mỗi giải một xe máy Yamaha Taurus SR; 60 điện thoại thời trang F-mobile S880; 600 mũ bảo hiểm và hàng nghìn túi đựng điện thoại xinh xắn. Tổng giá trị giải thưởng 6 tỷ đồng Thể lệ chương trình : khách hàng soạn tin nhắn: F-mobile, dấu cách, số IMEI của điện thoại F-mobile, rồi gửi tới tổng đài 8213. Tổng đài sẽ chọn ngẫu nhiên số điện thoại may mắn và thông báo kết quả cho người trúng giải vào 15h chiều thứ 6 hàng tuần. 2.2.5.5.Quản trị khủng hoảng Trong quá trình tiến hành các hoạt động truyền thông, một số sự cố có thể xảy ra có tác động tiêu cực tới toàn bộ chiến dịch và làm ảnh hưởng xấu tên thương hiệu F-mobile. Do đó, cần thiết phải có ý thức quản lý những rủi do hoặc khủng hoảng cũng là việc ban quản trị cần chú ý. Dù sao thì việc “Xây” phải đi cùng với “ Chống” , “Dựng “ và “ Giữ” phải song song với nhau. Để quản lý được vấn đề này, cần thiết công ty cần dự báo được những thảm họa truyền thông có thể gặp phải và tiếp đó là đưa ra được những giải pháp tháo gỡ . Công ty phải làm tất cả những gì có thể giúp tránh khỏi các thảm họa truyền thông, Sự ra đời của một kế hoạch quản lý khủng hoảng sau đây là hết sức cần thiết Phản ứng của công chúng: Một chiến dịch truyền thông thành công nghĩa là mọi hoạt động của nó phải tạo được phản ứng tích cực từ phía công chúng. Tuy nhiên có những lúc khán giả lại phản ứng theo chiều hướng tiêu cực : Công chúng không tin tưởng vào thông tin đưa ra, tỏ ra nghi ngờ mức độ trung thực của nó, từ đó dẫn đến tâm lý thờ ơ và tiêu cực hơn khi đánh đồng sản phẩm của công ty với các sản phẩm trôi nổi trên thị trường Công chúng tỏ thái độ phản đối nội dung thông điệp truyền thông. Mức độ trầm trọng của hiện tượng này lớn hơn trường hợp trên. Sự tiêu cực trên có thể kéo theo phát tán những tin đồn xấu trong dư luận. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do nội dung thông điệp truyền tải không phù hợp với văn hóa, phong tục hoặc đưa ra những quan điểm nhạy cảm như tôn giáo, chính trị, giới tính v.v… à Giải pháp: Công ty có thể tránh được những tình trạng trên bằng cách nghiên cứu kỹ trước khi đưa ra các quyết định về phương tiện cũng như nội dung thông điệp truyền tải. Luôn luôn nghĩ tới những phản ứng có thể có từ phía công chúng để đưa ra các thông điệp hợp lý. Để duy trỳ và củng cố sự tin tưởng của công chúng, những thông điệp truyền thông cần được phát trên các phương tiện có uy tín. Đó phải là kênh truyền hình quốc gia, là những tờ báo và tạp chí nổi tiếng vì thông tin minh bạch. Luôn phải ghi nhớ rằng, uy tín của phương tiện cũng là uy tín của thương hiệu, nên khi quyết định chọn phương tiện nào cũng phải cân nhắc. Ngoài ra, nội dung thông điệp phải thú vị, lôi cuốn được người xem, khiến họ cảm thấy xem quảng cáo trên TV là một sự thưởng thức chứ không phải là tra tấn. Để tránh thái độ tiêu cực với thông điệp truyền thông thì phải được đảm bảo không vi phạm các quy tắc về văn hóa, thuần phong mỹ tục, đặc điểm chính trị cũng như tôn giáo. Mỗi một thông điệp trước khi được truyền đi cần xem xét kỹ bởi những người có chuyên môn. Trong trường hợp không thể tránh được sự cố, công ty nên làm mọi cách có thể để hạn chế tối đa ảnh hưởng của những thông điệp xấu đó tới công chúng, hành động để lấy lại thiện cảm và xóa tan đi ấn tượng tiêu cực. Phản ứng của các cơ quan quản lý: Gây khó khăn trong việc cấp giấy phép quảng cáo hoặc tổ chức sự kiện. Thời gian trong quảng cáo rất quan trọng vì nó quyết định mức độ tác động có được đảm bảo hay không. Một sự chậm chễ trong giấy phép có thể ảnh hưởng xấu tới hiệu quả của cả một chương trình quảng cáo, sau đó là ảnh hưởng tới toàn bộ chiến dịch. Cấm một số hoạt động vì giới chức trách nhận thấy sự đe dọa của nội dung truyền thông tới các vấn đề xã hội nhạy cảm như chính trị, tôn giáo..v..v cho rằng nội dung của chúng không phù hợp. Dùng ảnh hưởng của mình buộc phải thay đổi hay sửa chữa thông tin của truyền thông nhằm phục vụ cho lợi ích của tổ chức hay địa phương đó. Việc thay đổi này sẽ không đảm bảo sự thống nhất trong chiến dịch. à Giải pháp : Trước hết cần tránh những tình huống trên bằng cách hành động đúng lúc. Nên tiến hành các thủ tục sớm càng sớm càng tốt, thậm chí trước khi sản xuất thông điệp. Điều này giúp giảm thiểu khả năng chờ đợi giấy phép rồi mới thực hiện truyền thông được. Marketing quan hệ cũng nên được triệt để vận dụng trong quan hệ với nhà nước, đặc biệt là việc xây dựng quan hệ tốt đẹp với một số nhân vật quan trọng ở một số cơ quan nhất định - Phản ứng của giới truyền thông : Thông tin cung cấp cho giới truyền thông cần phải chính xác, đầy đủ và đúng đối tượng nhằm tránh những sự cố sau: Đưa thông tin thiếu. F-mobile là một thương hiệu mới, không những phải truyền thông cho thương hiệu mà đồng thời chúng ra phải giúp công chúng hiểu và làm quen với một khái niệm thương hiệu mới. Mỗi một giai đoạn chúng ta lại nhắm vào những mục đích khác nhau, do đó khối lượng thông tin cần truyền tải khá nhiều. Thông tin đó cần hiệu quả, thú vị, đầy đủ nhưng dễ hiểu. Đưa thông tin sai . Nguyên nhân của tương tự như trường hợp trên, do khối lượng thông tin nhiều nên đôi khi giới nhà báo không bắt chính xác được nội dung Đưa tin đồn thay vì tin thật: Luôn luôn có khả năng thông tin đưa đưa sai với sự thật mà là một tin đồn thất thiệt nào đó, nguyên nhân có thể do cố ý hoặc không cố ý. Do vậy cần chắc chắn những gì tiết lộ cho giới truyền thông cần ngắn gọn, chính xác, không được mơ hồ để có thể bị suy diễn hoặc xuyên tạc. à Giải pháp : Để tránh tình trạng đưa thông tin sai và thiếu, ta cần tạo mọi điều kiện cho giới truyền thông tác nghiệp. Sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu thông tin của họ, trang bị thiết bị và điều kiện tốt nhất để lấy tin như các tài liệu văn bản , ảnh, video clip…Chúng ta cần thiết lập mối liên hệ tốt với các tờ báo hay truyền hình để kiểm soát mức độ chính xác của thông tin trước khi được đăng. 2.2.6. Chi phí dự tính của hoạt động truyền thông STT HOẠT ĐỘNG CHI PHÍ A SÁNG TẠO VÀ SẢN XUẤT 650 1 Sản xuất TVC 400 30" = 40 ( giới thiệu các CT mới và qc nhắc lại) 2 Thiết kế cho sự kiện 50 3 Thiết kế quảng cáo banner, popup 50 4 Xây dựng Website cho kênh 50 5 Xây dựng hệ thống nhận diện 100 thương hiệu cho F-mobile ( thiết kế logo poster, tờ rơi và các quà tặng ) B TRUYỀN TẢI THÔNG ĐIỆP 9,560 I QUẢNG CÁO 2,460 1 ABOVE THE LINE 1,760 A QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH 1,000 30 giây 500 VTV4 VTV3 VTV6 HTV7 Cable TV B QUẢNG CÁO TRÊN RADIO 210 30 giây 60 VOV1 VOV2 VOV3 1 phút 150 VOV1 VOV2 VOV3 C QC TRÊN BẢNG ĐIỆN TỬ 800 200 điểm trên cả nước D QUẢNG CÁO TRÊN INTERNET 150 Banner quảng cáo 100 vietnamnet 24h.com.vn dantri tuoitre.com.vn vnexpress thanhnien.com.vn .com.vn Link quảng cáo 50 vietnamnet 24h dantri tuoitre.com.vn vnexpress tintucvietnam vtc.vn 2 BELOW THE LINE 700 Print ads 300 Tờ rơi Poster QC trên vật thể 300 Áo Mũ Móc chìa khóa Tặng phẩm khác Roadshow 100 Hà Nội 50 HCMC 50 II PR 1,100 1 BÀI VIẾT 300 A Bài trên báo in 200 Ô tô xe máy Tuổi Trẻ Thanh Niên Tạp chí Đẹp Heritage Sức khoẻ và đời sống Tiền phong Tiếp thị và gia đình PC world B Bài trên báo internet 100 vietnamnet 24h dantri 24h.com.vn vnexpress 2 HỌP BÁO 200 Lần 1 : thông báo và giới thiệu F-mobile 100 Lần 2 :Thông báo về sự kiện kỷniệm 100 1 năm ra đời của F-mobile 3 EVENT 600 Kỷ niệm 1 năm F-mobile 4   Khuyến mại  6000 C QUẢN TRỊ KHỦNG HOẢNG 500 D ĐÁNH GIÁ CHIẾN DỊCH 200 E TOTAL 10,910 Kề hoạch doanh thu năm Tháng thứ Chỉ tiêu số lượng bán (nghìn máy) Doanh thu (Triệu đông) 1 90 765 2 96 816 3 96 816 4 98 833 5 104 884 6 80 680 7 88 968 8 98 1078 9 110 1210 10 124 1364 11 138 1518 12 150 1650 Tổng cộng 1272 12582 Kề hoạch lợi nhuận năm Chỉ tiêu Giá trị (Triệu đồng) Doanh thu 12.258 Giá vốn hàng bán 6.580 Lãi gộp 5.678 Chi phí bán hàng và quản lý 10.910 Chi phí khác 200 Lãi trước thuế (5.432) Thuế TNDN Lãi sau thuế (5.432) Ước tính Lợi nhuận năm đàu của công ty lỗ 5.4 tỷ do trong giai đoạn này công ty cần nhiều chi phí cho truyền thông, giới thiệu sản phẩm. Đánh giá và kiểm tra Để xử lý những điều bất ngờ có thể xảy ra khi triển khai kế hoạch marketing 4 hình thức kiểm tra marketing Kiểm tra kế hoạch năm Kiểm tra lợi nhuận Kiểm tra hiệu quả Kiểm tra chiến lược Đảm bảo công ty đạt được doanh số, lợi nhuận, và các mục tiêu khác được chỉ ra trong kế hoạch năm Bước 1: Lập mục tiêu Bước 2: Đo lường kết quả Bước 3: Chuẩn đoán nguyên nhân Bước 4: Hành động hiệu chỉnh Quá trình kiểm tra Cái chúng ta muón đạt đýợc là gì? Cái gì đang diễn ra? Tại sao lại diễn ra nhý vậy? Chúng ta cần phải làm gì? Lập mục tiêu Đo lýờng kết quả Chuẩn đoán nguyên nhân Hành động hiệu chỉnh 5 công cụ để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch năm Phân tích doanh số Phân tích thị phần Phân tích chi tiêu marketing/doanh số Phân tích tài chính Phân tích bảng thành tích dựa trên thị trường Kiểm tra lợi nhuận Để kiểm tra xem công ty có lãi hay lỗ Lợi nhuận có thể kiểm tra trên cơ sở của: Sản phẩm Lãnh thổ/khu vực Khách hàng Phân khúc Kênh phân phối Qui mô đơn đặt hàng Kiểm tra hiệu quả Để đánh giá và nâng cao hiệu quả chi phí và tác động của chi phí marketing Hiệu quả có thể được đo lường cho: Lực lượng bán hàng Quảng cáo Khuyến mại Phân phối Kiểm tra chiến lược Để kiểm tra xem công ty có bắt giữ được cơ hội tốt nhất trên thị trường, sản phẩm và kênh phân phối Đánh giá kiểm soát chiến lược có thể làm đối với: Xem xét hiệu quả marketing Kiểm toán marketing Đánh giá mức độ xuất sắc của marketing Rà soát đạo đức công ty và trách nhiệm xã hội PHẦN 3: KẾT LUẬN Từ việc nghiên cứu đề ra kế hoạch kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm điện thoại di động F-Mobile của công ty FMB giúp chúng ta thấy được vai trò quan trọng của việc lập kế hoạch. Lập kế hoạch marketing giúp công ty FMB xác định được những cơ hội và những vấn đề mà công ty sẽ gặp phải, cùng với việc công ty xác định được những điểm mạnh điểm yếu của mình mà công ty xác định được mục tiêu và định hướng chiến lược marketing từ đó công ty xác định được các công cụ marketing và các chương trình hành động phù hợp với hoàn cảnh cua hiện tại, phù hợp với sự biến đổi của thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ. Lập kế hoạch cho dòng sản phẩm F-Mobile còn giúp cho doanh nghiệp đạt đạt được mục đích marketing cho doanh nghiệp và sau cùng là thực hiện được mục tiêu chiến lược mà doanh nghiệp đã đặt ra trong một môi trường luôn luôn biến động hiện nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26073.doc
Tài liệu liên quan