Đề tài Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho Bưu Điện Tỉnh An Giang năm 2005

Để chuẩn bị cho hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, DNTN Phước Chung chuẩn bị tâm lý, cơ sở hạ tầng, để đoán nhận những cơ hội kinh doanh và hạn chế nguy cơ để có thể hoạt động tốt trong thời gian tới. Qua phân tích, tuy doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, với kinh nghiệm quản lý đã tạo cho doanh nghiệp thời gian qua hoạt động khá thành công và doanh thu mỗi năm mỗi tăng. Từ phân tích trên, cho thấy tình hình kinh doanh gạo của doanh nghiệp có nhiều chuyển biến tốt, doanh thu mỗi năm mỗi tăng, những vẫn còn nhiều khó khăn, nguồn gạo liệu không ổn định, lượng gạo các doanh nghiệp xuất khẩu không thường xuyên, doanh nghiệp cần có các kế hoạch kinh doanh cụ thể, có mục tiêu và tăng cường kiểm tra, để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu.

pdf54 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 962 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho Bưu Điện Tỉnh An Giang năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 3.600-3.700 20 3.500-3.650 25 3.450-3.500 Nguồn: Tổ kế toán của doang nghiệp Giá gạo xuất thường do doanh nghiệp đấu thầu trúng, c. Phân phối DNTN Phước Chung không trực tiếp xuất hàng đến tay người tiêu dùng, chỉ bán cho các công ty trung gian. Nên vấn đề phân phối của doanh nghiệp tương đối đơn giản. Nghĩa là sau khi ký hợp đồng xuất hàng, doanh nghiệp chuẩn bị hàng, đến ngày giao hàng tàu sẽ đến ăn hàng. Chi phí chuyên chở này doanh nghiệp chịu hoàn toàn. Tuy nhiên, việc vận chuyển này luôn xảy ra thuận lợi, do doanh nghiệp đã tạo được uy tín và liên kết với nhiều chủ tàu. Nhìn chung, về phân phối doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào chủ tàu, vì doanh nghiệp chưa chủ động được khâu vân chuyển. d. Chiêu thị DNTN Phước Chung không có hoạt động chiêu thị, mà chỉ có hoạt động chào hàng với các công ty trung gian, khi họ cần gạo thành phẩm để xuất khẩu. 4.3.4. Tài chính và kết toán Bảng thống kê kết quả kinh doanh dưới đây cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp trong những năm qua. Bảng 4.10 : Kết quả kinh doanh năm 2005 Đơn vị tính: đồng Các thành phần Thành tiền Doanh thu 88.308.986.854 Giá vốn hàng bán 85.845.855.777 Lãi gộp 2.463.131.077 Chi phí bán hàng 633.153.179 Chi phí quản lý 1.700.584.281 Lợi nhuận trước thuế 129.393.617 Thuế 36.230.213 Lợi nhuận sau thuế 93.163.404 Nguồn: Tổ kế toán của doanh nghiệp SVTH: Nguyễn văn Ngại - 26 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Bảng 4.11: Doanh thu và chi phí năm 2005 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Doanh thu 35,937 65,706 88,309 Chi phí 35,49 65,41 88,18 Nộp ngân sách nhà nước 0,0672 0,0364 0,03612 Tài sản cố định 20 1,95184439 1,58361138 Nguồn: tổ kế toán của doanh nghiệp Từ khi thành lập đến nay, chỉ có năm 2005 là năm mà doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất. Xét về các tỷ số Bảng 4.12: Tỷ số tài chính Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán hiện hành 1,49702266 Khả năng thanh toán ngắn hạn 0,39711847 Khả năng thanh toán nhanh 0,28394436 Đòn cân nợ Tỷ số nợ 3526,14918 Tỷ số về hoạt động Số vòng quay hàng tồn kho 5,41774034 Số vòng quay tài sản cố định 55,7643042 Số vòng quay toàn bộ vốn 72,9686577 Số vòng quay các khoản phải thu 0,19310529 Kỳ thu tiền bình quân 1890,16054 Các tỷ số doanh lợi Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu 0,00105497 Tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có 0,08017952 Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản 0,00212291 Nhìn qua các tỷ số thấy, khả năng thanh toán của doanh nghiệp tương đối tốt, khả năng thanh toán của doanh nghiệp đủ sức. Về tỷ số nợ của doanh nghiệp khá lớn gây rủi ro cho doanh nghiệp trong kinh doanh. Và tỷ số lợi nhuận trên doanh thu, và tỷ số lợi nhuận trên tài sản của doanh nghiệp qua thấp, một phần do khấu hao tài sản của doanh đầu tư mới năm 2003, và chi phí vận chuyển gạo ở các khâu tương đối nhiều, và gạo liệu đánh bóng cho ra gạo thành phẩm không đảm bảo được tỷ lệ. 4.3.5. Chuỗi giá trị Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động cũng trãi qua chuỗi giá trị sau: Hình 4.2: Chuỗi giá trị Nhà cung ứng: SVTH: Nguyễn văn Ngại - 27 - Nhà cung ứng Hoạt động Phân phối Bán hàng và Marketng Dịch vụ hậu mãiLợi nhuận Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Nguyên liêu: do các thương buôn quen thu mua, và các nhà máy xây xát, như nhà máy: Đại Thành 1, Đại Thành 2, Đại Thành 3, Đại Thành 4, Huy Hoàng, .Doanh nghiệp không cần mướn tàu vận chuyển. Công nghệ thiết bị: Công ty cơ khí Bùi Văn Ngọ, tiệm cân Minh PhươngLà những nhà cung cấp có tiếng trên thị trường. Lao động: Tuyển từ thanh niên ở các xã lân cận. Hoạt động Sau khi hàng nhập hàng, doanh nghiệp đưa gạo liệu qua hệ thống đánh bóng, vận chuyển giữa các khâu từ vị trí này, sang vị trí khác hoàn toàn phụ thuộc vào sức lao động. Hiện nay, doanh nghiệp có một đội ngũ nhân viên năng động chịu khó, và người quản lý doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động trong thời gian tới. Phân phối Doanh nghiệp chưa chủ động được khâu phân phối, còn phụ thuộc vào các chủ tàu, khi cần phân phối doanh nghiệp mới liên hệ với chủ tàu vận chuyển, thêm vào đó vị trí của doanh nghiệp không thuận lợi cho vận chuyển, cho nên giá vận chuyển thành phẩm cao hơn các doanh nghiệp khác. Bán hàng và marketing Doanh nghiệp bán hàng thông qua đấu thầu tại các công ty trung gian, từ việc đấu thầu này, đã làm cho giá bán gạo thành phẩm không như mong muốn của các doanh nghiệp. Còn hoạt động marketing, thì doanh nghiệp chưa chú ý đến, chỉ đợi các công ty trung gian có nhu cầu thì doanh nghiệp chào hàng và đăng ký đấu thầu. Dịch vụ hậu mãi Hiện tại, doanh nghiệp chưa có dịch vụ hậu mãi nào, chỉ có các hoạt động tặng quà cho các công nhân, và thưởng các nhân viên, vào ngày tết. Lợi nhuận Do doanh nghiệp chưa kiểm soát được các hao hụt, và chi phí các thể khắc phục được, và các khoản chi phí khác còn cao, nên lợi nhuận của doanh nghiệp thấp. Từ chuỗi giá trị trên cho thấy doanh nghiệp còn tốn nhiều chi phí, và các chi phí thường cao hơn đối thủ cho nên, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thấp hơn các doanh nghiệp khác. 4.3.6. Các hệ thống thông tin Từ trước đến năm 2005, doanh nghiệp chỉ hoạt động dựa vào nhu cầu của các công ty trung gian. Chính vì vậy, doanh nghiệp đã tạo được mối quan hệ với một số công ty xuất khẩu gạo. Từ mối quan hệ này, doanh nghiệp sẽ có được thông tin về số lượng gạo mà công ty trung gian cần. Tuy nhiên, còn thông tin về đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp chưa chú trọng đến, cho nên có lúc doanh nghiệp mua giá gạo liệu cao hơn các doanh nghiệp khác, làm cho các thương buôn tập trung rất đông vào doanh nghiệp. 4.4. Ma trận SWOT 4.4.1. Ma trận SWOT Bảng 4.13: Ma trận SWOT SVTH: Nguyễn văn Ngại - 28 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy SWOT Điểm mạnh(S) S1: Nhân viên năng động. S2: Chủ doanh nghiệp và quản đốc có kinh nghiệm quản lý tốt. S3: Hoạt động chưa hết công suất. S4: Có được mối quan hệ với thương buôn, công ty trung gian, một số chủ tàu. S5: Tạo được niền tin đối với khách hàng và đối tác hiện tại. Điểm yếu(W) W1: Chưa chủ động được phương tiện phân phối. W2: Còn phụ thuộc nhiều vào sức lao động. W3: Không nắm bắt thông tin đối thủ cạnh tranh. W4: Còn bị động trong liên hệ tìm đầu ra. W5: Giá gạo thành phẩm còn phụ thuộc vào các công ty trung gian. W6: Chưa đáp ứng hết nhu cầu của khách hàng. Cơ hội(O) O1: Các năm qua sản lượng gạo của tỉnh An Giang luôn tăng. O2: Hàng năm khách hàng còn thiếu sản lượng xuất khẩu. O3: Có nhiều chủ tàu vận chuyển. O4: Có nhiều thương buôn. O5: Nông dân còn dự trữ lúa lại hàng năm với sản lượng tương đối nhiều. O6: Chính phủ có chính sách xuất khẩu gạo liên tục trong các năm tới. O7: Còn nhiều công ty trung doanh nghiệp chưa liên hệ. S1,S2,S3,S4+ O1,O2,O5,O6: Công suất của doanh nghiệp còn, nhu cầu của khách hàng chưa đủ => Tăng công suất hoạt động S1,S2,S4+O3,O4,O7: Kế hoạch tăng cường các mối quan hệ, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các đối tác củ, và tạo các quan hệ mới. => Mở rộng quan hệ với thương buôn và công ty trung gian, và trở thành đối tác hàng đầu đối với họ. W1,W6+O3,O4: Để vận chuyển dễ dàng, và ổn định đầu vào cho doanh nghiệp => Kế hoạch tăng cường quan hệ với các công ty trung gian, chủ tàu. W4,W5,W6+O2: Kế hoạch duy trì các mối liên hệ hiện tại, và tăng quan hệ với các công ty trung gian. => Tạo quan hệ mật thiết đối với các công ty trung gian. Nguy cơ(T) T1: Thiếu lao động trong nông nghiệp. T2: Giá gạo không ổn định T3: Thiên tai, hạn hán, và lũ lục. T4: Gạo thành còn dư lượng hóa học. S2,S4+T1,T2: Kế hoạch tăng cường quan hệ với các nhà cung ứng: thương buôn, các nhà máy xây xát để ký hợp đồng thu mua. => Tăng cường quan hệ với nhà cung ứng đầu vào, quan hệ xã hội S1,S2+T3,T4: Với kinh nghiệp, và nhân viên năng động. => Tăng cường kiểm tra, theo dõi thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu bất thường. W2,W3+T1,T2: Tạo thân thiện với các doanh nghiệp khác, và người lao động quanh doanh nghiệp. => Tăng cường quan hệ xã hội 4.4.2. Phân tích các kế hoạch Chiến lược S-O: điểm mạnh – cơ hội SVTH: Nguyễn văn Ngại - 29 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Tăng công suất hoạt động: Thực hiện kế hoạch này là dựa vào nhân viên năng động, chủ doanh nghiệp và quản đốc có kinh nghiệm quản lý tốt, hoạt động chưa hết công suất, có được mối quan hệ với thương buôn, công ty trung gian, một số chủ tàu giúp doanh nghiệp tận dụng các khả năng hiện có của doanh nghiệp để năm bắt các cơ hội, các năm qua sản lượng gạo của tỉnh An Giang luôn tăng, hàng năm khách hàng còn thiếu sản lượng xuất khẩu, chính phủ có chính sách xuất khẩu gạo liên tục trong các năm tới, nông dân còn dự trữ lúa lại hàng năm với sản lượng tương đối nhiều, để tăng công suất doanh thu và sản lượng gạo xuất cho các công ty trung gian. Mở rộng quan hệ với thương buôn và công ty trung gian, và trở thành đối tác hàng đầu đối với họ, dựa vào chủ doanh nghiệp và quản đốc có kinh nghiệm quản lý tố, có được mối quan hệ với thương buôn, công ty trung gian, một số chủ tàu, nắm bắt các cơ hội , có nhiều chủ tàu vận chuyển, có nhiều thương buôn, còn nhiều công ty trung doanh nghiệp chưa liên và đẩy mạnh quan hệ với các doanh nghiệp công ty khác để doanh nghiệp thuận lợi trong hoạt động của mình. Chiến lược S-T: điểm mạnh- nguy cơ Tăng cường quan hệ với nhà cung ứng đầu vào, quan hệ xã hội: Sử dụng điểm mạnh, chủ doanh nghiệp và quản đốc có kinh nghiệm quản lý tốt, có được mối quan hệ với thương buôn, công ty trung gian, một số chủ tàu, để hạn chế thiếu lao động trong nông nghiệp, giá gạo không ổn định và tăng cường quan hệ với các nhà cung để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu và theo yêu cầu của doanh nghiệp. Tăng cường kiểm tra, theo dõi thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu bất thường: Lấy nhân viên năng động, chủ doanh nghiệp và quản đốc có kinh nghiệm quản lý tốt, để tránh thiên tai, hạn hán, và lũ lục, gạo thành còn dư lượng hóa học, đảm bảo đủ lượng lao động cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp. Chiến lược W-O: điểm yếu – cơ hội Kế hoạch tăng cường quan hệ với các công ty trung gian, chủ tàu: Với thực trạng hiện tại, chưa đáp ứng hết nhu cầu của khách hàng, chưa chủ động được phương tiện phân phối và các cơ hội có nhiều chủ tàu vận chuyển, có nhiều thương buôn và tận dụng các mối quan hệ này để thúc đẩy hoạt động kinh doanh, vì tăng cường được các mối quan hệ này, sẽ đảm bảo được đầu ra cho doanh nghiệp. Tạo quan hệ mật thiết đối với các công ty trung gian.: Với điểm yếu còn bị động trong liên hệ tìm đầu ra, giá gạo thành phẩm còn phụ thuộc vào các công ty trung gian và cơ hội hàng năm khách hàng còn thiếu sản lượng xuất khẩu, tăng cường quan hệ để có được nhiều quyền xuất gạo. Chiến lược W-T Tăng cường quan hệ xã hội: Doanh nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào sức lao động, và không nắm bắt thông tin đối thủ cạnh tranhc cùng với các nguy cơ thiếu lao động trong nông nghiệp, giá gạo không ổn định doanh nghiệp muốn hoạt động tôt phải tạo được các quan hệ xã hội để cung cấp lao động cho doanh nghiệp. 4.4.3. Lựa chọn chiến Các chiến lược này chỉ sửdụng ở cấp đơn vị kinh doanh - Tăng công suất hoạt động - Mở rộng quan hệ với thương buôn và công ty trung gian, và trở thành đối tác hàng đầu đối với họ - Tăng cường quan hệ với nhà cung ứng đầu vào, quan hệ xã hội SVTH: Nguyễn văn Ngại - 30 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy - Tăng cường kiểm tra, theo dõi thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu bất thường - Kế hoạch tăng cường quan hệ với các công ty trung gian, chủ tàu: - Tạo quan hệ mật thiết đối với các công ty trung gian - Tăng cường quan hệ xã hội Chiến lược có thể thực hiện ngay: - Tăng công suất hoạt động - Tăng cường quan hệ với nhà cung ứng đầu vào, quan hệ xã hội - Tăng cường kiểm tra, theo dõi thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu bất thường - Kế hoạch tăng cường quan hệ với các công ty trung gian, chủ tàu: - Tăng cường quan hệ xã hội Chiến lược dài hạn - Mở rộng quan hệ với thương buôn và công ty trung gian, và trở thành đối tác hàng đầu đối với họ - Tạo quan hệ mật thiết đối với các công ty trung gian Chương 5: XÂY DỰNG CÁC MỤC TIÊU SVTH: Nguyễn văn Ngại - 31 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy 5.1. Các căn cứ dự báo Do nhu cầu xuất khẩu hàng của các công ty trung gian, phụ thuộc vào tình hình kinh tế của Việt Nam, và DNTN lại phụ thuộc và các công ty trung gian, để tìm đầu ra cho gạo thanh phẩm. Từ đó, muốn dự báo nhu cầu DNTN Phước Chung phải có căn cứ dự báo thì các yếu tố hoàn toàn có thể tin tưởng được. Các căn cứ dự báo định hướng phát triển kinh tế của tỉnh An Giang cho năm 2006: - Mức tăng trưởng GDP của tỉnh dự kiến 8% so với năm 2005. - GDP đầu người phấn đấu đạt 9,70 triệu đồng, và khoảng 720 USD/người. Căn cứ vào mức độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp qua các năm ( xem Bảng 3.1) Căn cứ vào nhu cầu của khách hàng ( công ty trung gian) trong thời gian qua. Căn cứ vào khả năng cung ứng gạo thành phẩm của doanh nghiệp trong thời gian qua. Căn cứ vào công suất và sản lượng hiện tại của doanh nghiệp. Căn cứ vào thực trạng của doanh nghiệp. 5.2. Các mục tiêu Từ các chiến lược được chọn, và các chiến lược có thể thực hiện ngay doanh nghiệp có các mục tiêu như sau 5.2.1. Mục tiêu ngắn hạn - Đổi mới và tổ chức lại cơ cấu sản xuất, vì cơ cấu tổ chức tuy làm có hiệu quả nhưng công việc củ các nhân viên vẫn còn chồng chéo, và không đủ nhân viên khi vào vụ. - Đầu tư một số máy móc, thiết bị mới, và sữa chữa một số thiết bị cũ, nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động trong thời gian tới thuận lợi hơn. Vì hiện nay doanh nghiệp còn thiếu một số máy móc, và các thiết bị củ không đáp ứng được nhu cầu sản xuất hiện tại. - Phấn đấu đạt các chỉ tiêu năm 2006 cho sản lượng gạo xuất: Bảng 5.1: Chỉ tiêu sản lượng năm 2006 Loại gạo (% tấm) Sản lượng (tấn) 5 10.000 10 600 15 5.000 20 600 25 10.000 Vì công suất hoạt động của doanh nghiệp chưa hoạt động hết, và lượng gạo của tỉnh còn nhiều, nhu cầu xuất khẩu gạo của quốc gia hàng năm đều tăng. - Thường xuyên thông tin cho các thương buôn về giá gạo thu mua 5.2.2. Mục tiêu dài hạn SVTH: Nguyễn văn Ngại - 32 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Đưa DNTN Phước Chung trở thành đối tác hàng đầu đối với các công ty trung gian, tạo uy tín về chất lượng gạo thành phẩm, góp phần nâng cao chất lượng gạo Việt Nam, chỉ có như vậy doanh nghiệp mới hoạt động ngày càng tốt hơn, đảm bảo được đầu ra của doanh nghiệp ngày ổn định, và xuất nhiều hơn. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các thương buôn, và khách hàng yên tâm giao dịch với doanh nghiệp, vì có môi trường kinh doanh tốt sẽ thu hút được nhiều thương buôn, và tạo được niềm tin với họ. Đồng thời, thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp ngày càng đi lên. Khai thác hiệu quả các nguồn lực hiện có, đáp ứng nhu cầu khách hàng hết công suất hiện có, tạo cho doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn, Duy trì nhịp tăng trưởng hiện tại, và tăng cường mở rộng quan hệ với khách hàng, thương buôn, và các cơ quan hữu quan, bạn bè và đối thủ cạnh tranh, các cơ sở cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp, có như thế doanh nghiệp mới đảm bảo được hoạt động trong tương lai tốt hơn Nâng cao khả năng cạnh trạnh của doanh nghiệp với các đối thủ khác, sẽ tạo cho doanh nghiệp có chổ đứng vững khi hội nhập kinh tế. Để đạt được các mục tiêu đề ra doanh nghiệp có các kế hoạch cụ thể như sau: Kế hoạch sản xuất- quản trị chất lượng Kế hoạch Marketing Kế hoạch nhân sự Kế hoạch tài chính Tuy nhiên, trong 4 kế hoạch trên chỉ chú trọng vào kế hoạch sản xuất – quản trị chất lượng, và kế hoạch nhân sự, thay đổi cơ cấu nhân sự để đảm bảo cho doanh nghiệp trong thời gian tới hoạt động tốt hơn. SVTH: Nguyễn văn Ngại - 33 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Chương 6: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO DNTN PHƯỚC CHUNG Doanh nghiệp có các kế hoạch như sau để hoạt động trong năm 2006 và tương lai phù hợp với kế hoạch phát triển của doanh nghiệp được chọn ở trên và đạt các mọc tiêu đã để ra, các kế hoạch đó là: kế hoạch sản xuất- quản trị chất lượng, kế hoạch marketing, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính 6.1. Kế hoạch sản xuất – tác nghiệp - quản trị chất lượng Đánh giá hoạt động hiện tại Từ khi thành lập đến nay, doanh nghiệp hoạt động luôn có lợi nhuận, và doanh thu mỗi năm mỗi tăng. Cho thấy doanh nghiệp kinh doanh ngày mạnh hơn, với cơ sờ vật chất hiện tại. ( xem Bảng 3.1) Do năm 2003 doanh nghiệp đầu tư mới 2 hệ thống đánh bóng, và mở rộng nhà kho. Công suất đánh bóng mỗi ngày 100 tấn, và công suất mỗi hệ thống 4 tấn/giờ. Năm 2005, DNTN Phước Chung đã hoạt động khá thành công, doanh thu đạt 88.308.986.854 đồng, và lợi nhuận đạt 93.163.404 đồng, tỷ suất lệ nhuận rất thấp do doanh nghiệp không kiểm soát được chi phí không cần thiết, và các hau hụt trong hoạt động vân chuyển, và một số gạo liệu đem đánh bóng không đạt tỷ lệ như mong muốn. Sản lượng gạo thành phẩm mà DNTN Phước Chung xuất trong năm 2005 như sau: Bảng 6.1: Sản lượng xuất gạo thành phẩm năm 2005 Loại gạo (% tấm) Sản lượng (tấn) 5 8.200 10 400 15 4.620 20 400 25 7.850 Và giá bán của từng loại gạo cũng giao động theo từng thời điểm, giá bán gạo thành phẩm của DNTN Phước Chung giao động theo các khoảng sau: Bảng 6.2: Giá bán thành phẩm năm 2005 Loại gạo (% tấm) Giá bán (đồng) 5 3.700-3.980 10 3.650-3.800 15 3.600-3.700 20 3.500-3.650 25 3.450-3.500 Và giá gạo liệu cũng thay đổi theo từng thời điểm: SVTH: Nguyễn văn Ngại - 34 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Giá gạo liệu mua vào trong năm 2005 Gạo trắng: 3.300-3.380 đồng Gạo sô: 2.900-3.100 đồng Mục tiêu sản lượng xuất gạo năm 2006 so với năm 2005 có sự chênh lệch như sau: Bảng 6.3: So sánh sản lượng dự kiến với sản lượng năm 2005 Loại gạo ( % tấm) Sản lượng( tấn) Năm 2005 Năm 2006 Tỷ lệ tăng (%) 5 8.200 10.000 21,95 10 400 600 50 15 4.620 5.000 8,23 20 400 600 50 25 7.850 10.000 27,39 Các thông số kỹ thuật của hệ thống đánh bóng cho 100 kg gạo sô Bảng 6.4: Tiêu chuẩn đánh bóng 100 kg gạo sô Loại gạo ( % tấm) Sản lượng gạo thành phẩm (kg) Phụ phẩm 5 62-66 34-38 10 65-70 30-35 15 70-75 25-30 20 82-84 16-18 Như vậy, để có đủ sản lượng gạo thành phẩm doanh nghiệp cần có sản lượng gạo liệu theo từng loại như sau: Bảng 6.5: Sản lượng gạo liệu và phụ phẩm dự kiến Loại gạo ( % tấm) Gạo thành phẩm (tấn) Gạo liệu (tấn) Phụ phẩm (tấn) 5 10.000 15.151-16.129 5.151-6.129 10 600 857-923 258-323 15 5.000 6.666-7.142 1.666-2.142 20 10.600 12.619-12.926 2.019-2.326 Do gạo thành phẩm 25% được đấu từ gạo 20% nên sản gạo liệu được xem là gạo 20%. Với mục tiêu sản lượng đó, để đạt được doanh nghiệp sữa chữa các thiết bị, máy móc cũ, đầu tư một số thiết bị máy móc mới mà doanh nghiệp chư trang bị, nhằm góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của doanh nghiệp, và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Các thiết bị máy móc doanh nghiệp sữa chữa và đầu tư mới như sau: - Đầu tư 4 cân điện tử để cân gạo thành phẩm - Đầu tư mới 5 máy may miệng bao hai lần chỉ - San lắp phần mặt bằng còn lại để mở rộng nhà kho - Thay mới phần nóc kho cũ - Sữa chữa và thay mới, nâng cấp hệ thống đánh bóng cũ - Đầu tư thêm băng tải mới để nhập gạo SVTH: Nguyễn văn Ngại - 35 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Quản lý chất lượng Quản lý chất lượng công việc bằng công cụ tiến trình: Hình 6.1: Quá trình hoạt động của doanh nghiệp SVTH: Nguyễn văn Ngại - 36 - Bắt đầu Có trúng thầu xuất Đấu thầu Hợp đồng Có gạo nhập không Thu mua gạo Nhập Đánh bóng Vô bao Có hợp đồng xuất Đợi hợp đồng Đấu gạo Kết thúc Xuất Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Theo tiến trình công việc, bắt đầu doanh nghiệp nắm bắt thông tin của công ty trung gian, tìm hiểu về nhu cầu gạo thành phẩm của họ, doanh nghiệp tham gia đấu thầu để giành quyền xuất gạo. Nếu trúng thầu, doanh nghiệp mới thực hiện thu mua gạo liệu, việc thu mua này được thực hiện bằng 2 cách: thu mua trực tiếp tại kho do các thương buôn mang lại, nếu không đủ lượng để đáp ứng nhu cầu xuất thì doanh nghiệp hợp đồng với các nhà máy xây xát quen biết để cung cấp cho đủ lượng. Nếu không trúng thầu, lại tìm kiếm và đấu thầu. Doanh nghiệp nhập gạo còn phụ thuộc hoàn toàn vào sức lao động, nếu thiếu lao động thì việc nhập gạo bị chậm lại. Khi gạo được nhập sau đó được đánh bóng vô bao để vựa lại chờ đến hạn để xuất, thời gian chờ hạn giao hàng có thể gây hao hụt sản lượng, và giảm chất lượng gạo thành phẩm. Khi đến ngày giao hàng, doanh nghiệp hợp đồng với chủ tàu vận chuyển và cho đấu gạo theo tiêu chuẩn, mà công ty trung qui định cho lô hàng xuất, công việc kiểm tra tiêu chuẩn được theo dõi cẩn thận, vì đây là khâu quan trọng quyết định cho lô hàng. Vì lô hàng không đúng với qui định sẽ bị trả lại. Khi đấu gạo, vô bao xong thì doanh nghiệp cho vận chuyển đến nơi qui định và giao hàng cho nơi nhận mới hoàn thành hợp đồng. Qua tiến trình công việc thấy DNTN Phước Chung gặp khó khăn lớn nhất ở 3 chổ: - Khâu đấu thầu để giành quyền xuất gạo, tại các công ty trung gian. Để thuận lợi trong việc xuất hàng DNTN Phước Chung liên kết với các công ty trung gian, đảm bảo cho đầu ra của doanh nghiệp, hiện nay doanh nghiệp đã quan hệ mật thiết với một số công ty trung gian để ổn định đầu ra cho doanh nghiệp, các công ty này luôn giành cho doanh nghiệp một sản lượng tương đối để DNTN Phước Chung xuất hàng. - Khó về thu mua gạo liệu, để đánh bóng cho ra gạo thành phẩm đúng tiêu chuẩn và đạt tỷ lệ là một điều khó, vì khâu này không quản lý tốt sẽ làm cho doanh nghiệp giảm lợi nhuận. Từ đó, doanh nghiệp liên kết với thương buôn, để ổn định đầu vào cho doanh nghiệp. Khi cần gạo liệu như thế nào, doanh nghiệp thông báo cho các thương buôn và mức giá doanh nghiệp mua vào để thương buôn đi thu mua cho doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn hợp đồng với các nhà máy xây xát, để tìm đầu vào đảm bảo cho doanh nghiệp hoat động quanh năm. Các nhà máy này như: Đại Thành 1, Đại thành 2, Đại Thành 3, Đại Thành 4, Ngoài các đầu mối cũ doanh nghiệp liên kết các nhà máy mới để đảm bảo đủ và nhanh lượng hàng mà doanh nghiệp cần. - Khi gạo đến kho, doanh nghiệp còn gặp khó khăn về khâu nhập gạo, vì doanh nghiệp nhập gạo còn phụ thuộc hoàn toàn vào sức lao động. Đảm bảo nhập gạo luôn thuận lợi, doanh nghiệp có các chính sách khen thưởng những công nhân gắn bó với doanh nghiệp và có mức trợ cấp để thu hút họ. Đồng thời, giảm sức lao động doanh nghiệp đầu tư thêm băng tải nhập gạo, để giải phóng sức lao động. Tạo thuận lợi cho công nhân hoạt động, với số lượng ít vẫn đủ nhập gạo. - Khi xuất gạo doanh nghiệp còn phải phụ thuộc vào các chủ tàu vận chuyển, khi cần chuyển gấp các chủ tàu thường làm khó doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp liên hệ mật thiết và tạo uy tín cho với các chủ tàu để SVTH: Nguyễn văn Ngại - 37 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy đảm bảo cần là có, đảm bảo cho việc giao hàng đúng hạng. Ngoài các chủ tàu cũ, doanh nghiệp quan hệ với các chủ tàu mới, để có nhiều lựa chọn tạo chi phí vận chuyển của doanh nghiệp được giảm xuống. - Ngoài các khó khăn trên, việc quản lý tồn kho của doanh nghiệp cũng không kém phần quan trọng, nếu thời gian chờ hàng lâu thì chất lượng gạo giảm, và bị hao hụt làm cho doanh nghiệp bị tăng chi phí. Quản lý chất lượng Với cơ sở vật chất hiện tại của doanh nghiệp, đủ để doanh nghiệp hoạt động, và phát triển trong tương lai. Với 2 hệ thống đánh bóng được được đầu tư năm 2003, tương đối hiện đại được công ty cơ khí Bùi Văn Ngọ cung cấp, đây là nhà cung cấp có tiếng ở Việt Nam. Các hệ thống này đảm bảo được chất lượng cho gạo thành phẩm của doanh nghiệp, đúng với tiêu chuẩn gạo xuất khẩu, và yêu cầu của các công ty trung gian. Do xu hướng thị trường phát triển, và nhu cầu ngày càng gây rắt, Phước Chung đã đầu tư thêm một số thiết bị và máy móc để phục vụ cho hoạt động. Đồng thời, trang bị các phương tiện thiết bị để đảm bảo an toàn trong hoạt động của doanh nghiệp như sau: - Kế hoạch an toàn và phòng chống cháy nổ - Kế hoạch an toàn và vệ sinh lao động - Kế hoạch an toàn lao động-trang bị cá nhân Các kế hoạch đó cụ thể như sau Bảng 6.6: Kế hoạch an toàn và phòng chống cháy nổ Các thiết bị Số lượng Nhà cung cấp Thời gian thực hiện Thành tiền Cầu giao tự động 1 Công ty Điện lực 07/06 50.000 Hợp bảo về cầu giao 6 Công ty Điện lực 07/06 120.000 Bình CO 6 Công ty Điện lực 07/06 900.000 Sơ đồ PCCC 4 Công ty Điện lực 07/06 80.000 Bảng tiêu lệnh PCCC 4 Công ty Điện lực 07/06 80.000 Tổng 1.230.000 Bảng 6.7: Kế hoạch an toàn và vệ sinh lao động Các thiết bị Số lượng Nhà cung cấp Thời gian thực hiện Thành tiền Quạt hút bụi 4 Công ty cơ khí An giang 07/06 160.000 Quạt 4 Công ty cơ khí An giang 07/06 1.600.000 Nhà vệ sinh 1 Thuê thợ xây 07/06 1.500.000 Quạt chóng nóng 4 Công ty cơ khí An giang 07/06 2.000.000 Tổng 5.260.000 Bảng 6.8: Kế hoạch an toàn lao động trang bị cá nhân Các thiết bị Số lượng Nhà cung cấp Thời gian thực hiện Thành tiền Băng tải 2 Công ty cơ khí An Giang 07/06 40.000.000 Áo bảo hộ lao động 100 Công ty may An Giang 07/06 2.000.000 Khẩu trang 120 Công ty may An Giang 07/06 240.000 Găn tay 20 Công ty may An Giang 07/06 100.000 Tổng 42.340.000 SVTH: Nguyễn văn Ngại - 38 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Bảng 6.9: Chi phí tổng hợp Các kế hoạch Thành tiền Kế hoạch an toàn và phòng chống cháy nổ 1.230.000 Kế hoạch an toàn và vệ sinh lao động 5.260.000 Kế hoạch an toàn lao động trang bị cá nhân 42.340.000 Tổng 48.830.000 6.2. Kế hoạch marketing Là một kế hoạch không thể thiếu cho mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với DNTN Phước Chung hoạt động lĩnh vực kinh doanh và hoạt động marketing tương đối đơn giản, và cung cấp gạo thành phẩm cho các công ty trung gian xuất khẩu, không trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Do đó, khâu nghiên cứu và phân khúc thị trường của doanh nghiệp hầu như không có. Thay vào đó, doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu và nắm bắt thông tin các công ty trung gian xuất khẩu gạo, về các lô hàng mà họ cần, để đăng ký đấu thầu giành quyền xuất gạo thành phẩm. 6.2.1. Kế hoạch sản phẩm Gạo thành phẩm cũng phải theo qui định và tiêu chuẩn của gạo xuất khẩu, do công ty trung gian xuất khẩu qui định, và gạo thành phẩm được chia làm các loại: 5%, 10%, 15%, 20%, 20%. Và tiêu chuẩn của từng loại gạo được qui định ( như bảng 4.8) 6.2.2. Kế hoạch giá Giá gạo thành của doanh nghiệp, phụ thuộc hoàn toàn vào giá đấu thầu mà doanh nghiệp trúng thầu. Để có được quyền xuất hàng, doanh nghiệp đến các công ty trung gian đấu thầu để giành quyền xuất. Từ đó, giá đấu thầu có thể làm giảm lợi nhuận mong muốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có lợi thế định giá thu mua gạo liệu từ các thương buôn và các đối tác khác tương ứng với giá trúng thầu xuất. Nhung doanh nghiẹp vẫn gặp rủi ro, khi giá gạo trên thị trường biến động. Đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp, thường thì giá đấu thầu xuất hàng của doanh nghiệp luôn cao hơn giá mua nguyên liệu đầu vào từ 500-700 đồng/kg. 6.2.3. Kế hoạch phân phối Khâu phân phối, không kém phần quan trọng, vì vị trí doanh nghiệp đặt ở nơi không thuận lợi cho vận chuyển. Các tàu vận chuyển gạo đến doanh nghiệp phải đi vào con sông nhỏ, và chỉ đi vào lúc nước lớn đầy sông. Để phân phối thuận lợi, doanh nghiệp liên hệ với nhiều chủ tàu, để có thể có cạnh tranh về giá giữa các chủ tàu, làm cho chi phí vận chuyển giảm xuống. Đồng thời, doanh nghiệp tạo mối liên hệ mật thiết với chủ tàu nhiều hơn nửa, giúp cho việc vận chuyển thành phẩm của doanh nghiệp đúng lúc và kịp thời hơn 6.2.4. Kế hoạch chiêu thị Từ trước đến nay, hoạt động chiêu thị của doanh nghiệp rất yếu, và hầu như không có. Vì gạo thành phẩm chỉ bán cho công ty trung gian, và giá cả lại phụ thuộc hoàn toàn vào giá đấu thầu của doanh nghiệp trúng thầu. Cho nên, doanh nghiệp chỉ có hoạt động chào hàng với các công ty trung gian, khi trúng thầu doanh nghiệp mới SVTH: Nguyễn văn Ngại - 39 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy thông tin cho các thương buôn quen biết hay, để thu mua gạo liệu theo giá mà doanh nghiệp qui định tùy theo từng loại gạo. 6.3. Kế hoạch nhân sự Nhân sự chủ chốt Do qui mô hoạt động của doanh nghiệp còn nhỏ, và các hoạt động của doanh nghiệp tương đối đơn giản, nên cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tương đối đơn giản. Hiện tại cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp được chia thành 4 tổ: Kế toán, KCS, thủ kho, kỹ thuật máy. Công việc hiện tại của từng vị trí như sau: - Tổ kế toán: gồm 2 người, 1 kế toán trưởng và 1 vừa là kế toán vừa là thư ký. Thư ký chịu trách nhiệm ghi chép các số liệu phát sinh hàng ngày, thống kê sản lượng nhập, xuất và sản lượng gạo được đánh bóng hàng ngày của doanh nghiệp, theo dõi lượng hàng tồn kho hàng ngày để báo các cho quản đốc, ghi nhận những thông tin cần thiết, sắp xếp giấy tờ và nộp các báo cáo thuế, kết quả kinh doanh cho cơ quan nhà nước. Kế toán trưởng mỗi tháng đến doanh nghiệp một lần, thống kê các chi phí, doanh thu phát sinh. Tính toán và xác định kết quả kinh doanh và các khoản phải nộp hàng tháng cho nhà nước. - Tổ KCS: gồm 2 người, 1 KCS đầu vào, 1 KCS đầu ra. KCS đầu vào kiểm tra, đo độ ẩm, và sắp xếp gạo thành các loại khác nhau, để đánh bóng, và đảm bảo gạo thành phẩm đúng tỷ lệ. KCS đầu ra chịu trách nhiệm kiểm tra, và điều hành hoạt động của hệ thống đấu gạo, theo dõi tỷ lệ gạo đảm bảo gạo thành phẩm đúng theo tiêu chuẩn qui định của công ty trung gian. - Tổ kỹ thuật máy: gồm 4 người, thay phiên nhau vận hành các hệ thống đánh bóng. Các nhân viên này theo dõi xác các thông số, điều chỉnh cho thành phẩm đúng theo tiêu chuẩn qui định. Theo dõi và kiểm tra máy móc thiết bị để kịp thời sữa chữa những hư hỏng và sai lệch, để đảm bảo hệ thống vận hành đúng tiến độ đúng tiêu chuẩn. Và sữa chửa các thiết bị, máy móc của doanh nghiệp bị hư hỏng. - Tổ thủ kho: chỉ có một người phụ trách quản lý, và điều hành các công nhân, theo dõi các hoạt động của công nhân, kiểm tra và sắp xếp công việc hoạt động của công nhân, và các trang thiết bị, hàng tồn kho thành phẩm theo có thứ tự. - Quản đốc: có 1 người chịu trách nhiệm điều hành chung toàn bộ các hoạt động của, ra quyết định, ký văn bản liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Quản đốc là người giao dịch, liên hệ với các nhà cung cấp đầu vào, và các cung công ty trung gian của doanh nghiệp, là người ra giá thu mua gạo liệu. Người quyết định các hợp đồng của doanh nghiệp. - Chủ doanh nghiệp: hầu như mọi hoạt động, công việc điều giao cho quản đốc xử lý và điều hành. Chủ doanh doanh nghiệp chỉ các hoạt động thu, chi các số tiền phát sinh hàng ngày. Và tổng kết các số tiền đó, tính toán để xác định kết quả mỗi ngày. Với kế hoạch giao mọi quyết định, và điều hành hoạt động của doanh nghiệp cho quản đốc, đã tạo thuận lợi cho mọi hoạt đọng của doanh nghiệp. Và mọi quyết định của quản đốc cũng thuận lợi hơn khi chuẩn bị làm việc gì cần cho doanh nghiệp. Với kinh nghiệm của quản đốc đã đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn. Hiện nay, quản đốc đã tạo được các mối liên hệ khá mật thiết với các nhà cung ứng, các SVTH: Nguyễn văn Ngại - 40 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy thương buôn. Đặc biệt, là liên kết được với các công ty trung gian để tìm đầu ra cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động ngày càng phát triển cơ cấu tổ chức cũng thay đổi theo phù hợp với tình hình của doanh nghiệp, và cơ cấu được tổ chức lại như sau Cơ cấu tổ chức dự kiến Hình 6.2: Cơ cấu tổ chức dự kiến Số lượng nhân viên theo sơ đồ tổ chức mới như sau: Bảng 6.10: Số lượng nhân viên dự kiến Vị trí Số lượng (người) Giám đốc 1 KCS 2 Kỹ thuật máy 6 Kế toán-kinh doanh 3 Thủ kho 2 Bảo vệ 3 Nhiệm vụ của từng vị trí mới - Giám đốc: 1 người, điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp, điều khiển công việc của những nhân viên khác, nhằm đạt mục tiêu chung của tổ chức, có quan hệ tốt với nhân viên tạo môi trường làm việc thuận lợi, tạo điều kiện cho người dưới quyền thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Phát huy được các mối quan hệ bên trong lẫn bên ngoài, ký kết văn bản, hợp đồng với khách hàng và đối tác, đề ra mục tiêu và phương hướng phát triển doanh nghiệp theo từng thời kỳ, thường xuyên theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của doanh nghiệp. - KCS: gồm 2 người: KCS đầu vào: Xem xét, xắp sếp các loại gạo theo từng loại khác nhau, để thuận lợi trong việc đánh bóng cho ra gạo thành phẩm, theo dõi, kiểm tra độ ẩm, phát hiện các dấu hiệu bất thường của gạo liệu. SVTH: Nguyễn văn Ngại - 41 - Giám đốc KCS Thủ khoKế toán-kinh doanh Kỹ thuật máy Công nhân Bảo vệ Chủ doanh nghiệp Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy KCS đầu ra: Vận hành và theo dõi hệ thống đấu gạo, kiểm tra tỷ lệ từng loại gạo, điều chỉnh hệ thống đấu để cho gạo thành phẩm đúng với tiêu chuẩn, và qui định từng loại gạo của công ty trung gian. - Tổ thủ kho: 3 người Một thủ kho: theo dõi quan xác, quản lý, phân công công nhân hoạt động hàng ngày, theo dõi lượng hàng nhập xuất, và lượng gạo đánh bóng hàng ngày, biết cách giàn xếp các xung đột trong doanh nghiệp. Còn hai người kia, mỗi người chịu trách nhiệm ghi chép các lượng gạo liệu nhập hàng ngày, và người kia, theo dõi lượng hàng xuất hàng ngày, và cả hai còn thay phiên nhau theo dõi xuất cám. - Tổ kế toán- kinh doanh: 3 người Kế toán trưởng: Theo dõi, thống kê, số phát sinh hàng tháng, tổng hợp số liệu, xác định kết quả kinh doanh hàng tháng, xác định số thuế phải nộp hàng tháng, và xác định kết quả kinh doanh hàng năm, lập các báo cáo tài chính. Thư ký kế toán: ghi chép những số phát sinh hàng ngày, thống kê lượng hàng tồn kho hàng ngày, theo dõi các hoạt động phát hiện những chi phí không cần thiết và đề nghị biện pháp khắc phục. Nhân viên Kinh doanh: chịu trách nhiệm thu thập thông tin giá cả thị trường, biến động thị trường, thông tin đối thủ cạnh tranh, thông tin các công ty trung gian.Và liên hệ với các công ty trung gian để theo dõi thông tin và tham gia đấu thầu. Để thông báo cho giám đốc biết, và hổ trợ giám đốc trong các quyết định. - Tổ kỹ thuật máy: 6 người Thay phiên nhau vận hành hệ thống đánh bóng, các nhân viên trong tổ phải biết các tiêu chuẩn xuất khẩu của gạo, am hiểu hệ thống đánh bóng, theo dõi phát hiện những sai lệch, hư hỏng để điều chỉnh kịp thời, các nhân viên này biết sữa chữa những hư hỏng đó. Đồng thời, phát hiện và sữa chữa các thuết bị máy móc khác. - Bảo vệ: 3 người, thay phiên nhau trực và giữ gìn trật tự toàn doanh nghiệp. Yêu cầu về mỗi nhân viên - Giám đốc: phải nhạy biến, linh hoạt với những biến động của thị trường, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh gạo, có phong cách hòa nhã tạo được thiện cảm với các nhân viên, có kinh nghiệm quản lý và điều hành một doanh nghiệp nào đó thành công. - Tổ KCS: KCS đầu vào: am hiểu về gạo, nắm được các tiêu chuẩn của gạo và có thái độ hòa nhã với các nhân viên khác. Có trình độ trung cấp chế biến thực phẩm trở lên. KCS đầu ra: Có kinh nghiệp đấu gạo để xuất, am hiểu các tỷ lệ trong tiêu chuẩn xuất khẩu gạo, biết nguyên lý hoạt động của hệ thống đấu, cần trình độ trung cấp lương thực thực phẩm trở lên. - Tổ kế toán -kinh doanh: 3 người SVTH: Nguyễn văn Ngại - 42 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Kế toán trưởng: có khả năng tổng hợp, lập các bản báo cáo, có trình độ trung cấp kế toán trở lên. Thư ký kế toán: có ký năng ghi chép, tính toán các số phát sinh hàng ngày, có kinh nghiệm phát hiện các hao phí không cần thiết, và kiến nghị biện pháp khắc phục các chi phí đó với giám đốc, trình độ từ trung cấp kế toán trở lên. Nhân viên kinh doanh: Am hiểu lĩnh vực kinh doanh gạo, có kinh nghiệm trong các cuộc đấu thầu để giành quyền xuất gạo, có khả năng thu thập thông tin nhanh, có kỹ năng đàm phán với khác hàng và đối tác, hổ trợ giám đốc ra quyết định, trình độ trung cấp kinh doanh trờ lên. - Tổ thủ kho: 3 người Thủ kho chính: Biết cách quản lý xắp sếp các hoạt động của công nhân, xắp sếp các gạo thanh phẩm theo trật tự, theo dõi lượng hàng nhập, và xuất hàng ngày cung cấp cho thư ký kế toán, am hiểu các tiêu chuẩn gạo xuất. Còn 2 người kia: Biết ghi chép số lượng gạo nhập và xuất hàng ngày theo dõi lượng hàng xuất, ghi chép lượng gạo liệu nhập hàng ngày. - Tổ kỹ thuật máy: Am hiểu nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh bóng, am hiểu tiêu chuẩn của gạo xuất, có kinh nghiệm trong điều chỉnh, phát hiện sai hỏng của hệ thống, có kỹ năng sữa chữa các thiết bị máy móc hư hỏng. trình độ trung học điện hoặc cơ khí trở lên. - Bảo vệ: Chỉ cần biết chử có thái độ hòa nhã, có thể hình tốt. - Tóm lại các nhân viên theo sơ đồ cấu trúc mới phải am hiểu lĩnh vực kinh doanh gạo và hỗ trợ nhau khi cần thiết Kế hoạch xây dựng nguồn lực Bảng 6.11: Yêu cầu trình độ nhân viên dự kiến Vị trí Số lượng Trình độ Giám đốc 1 Cần có kinh nghiệm quản lý, trình độ trung học trở lên KCS đầu vào 1 Trung cấp chế biến thực phẩm KCS đầu ra 1 Trung cấp lương thực thực phẩm Thủ kho 1 Trung học Kế toán trưởng 1 Trung cấp kế toán trở lên Thư ký kế toán 1 Trung cấp kế toán trở lên Nhân viên kinh doanh 1 Trung cấp kinh doanh trở lên Kỹ thuật máy 6 Trung cấp cơ khí, điện Bảo vệ 3 Biết chữ Nhân viên ghi chép 2 Biết chữ Kế hoạch giữ lại nhân viên củ đáp ứng được nhiệm vụ - Giữ lại quản đốc: đưa quản lên làm giám đốc, vì trong thời gian qua quản đốc đã điều hành hoạt động của doanh nghiệp khá thành công, và đáp ứng được yêu cầu của một giám đốc - Giữ lại tổ KCS: vì 2 nhân viên trong tổ đảm bảo được yêu cầu của công việc, và đòi hỏi mới. SVTH: Nguyễn văn Ngại - 43 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy - Giữ lại thủ kho cũ: đây là thủ kho có khả năng điều hành công nhân, và xắp sếp các công việc của công nhân rất tốt, đảm bảo được yêu cầu của doanh nghiệp. - Giử lại 4 kỹ thuật máy cũ: vì các nhân viên này có kinh nghiệm điều hành hệ thống đánh bóng, và quen với hệ thống hiện tại của doanh nghiệp. - Và hai nhân viên cũ của tổ kế toán vẫn giữ lại Kế hoạch tuyển nhân viên mới - Tuyển thêm hai nhân viên mới, hổ trợ thủ kho quản lý các sản lượng nhập và xuất hàng ngày, kế hoạch tiếp nhận những người ở xung quanh doanh nghiệp. - Tuyển 3 bảo vệ: để các bảo vệ giữ trật tự doanh nghiệp thuận lợi, tuyển nhân viên từ những công nhân hiện tại của doanh nghiệp, bởi họ đã quen biết nhau và hiểu rỏ các hoạt động của doanh nghiệp. - Hai nhan viên kỹ thuật máy thu hút từ các kho khác hoặc liên hệ trung tâm giới thiệu việc làm. Kế hoạch đưa nhân viên đi học - Đưa nhân viên đãm nhận việc kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại đi học khóa đào tạo quản lý kinh doanh ngắn hạn của tỉnh. - Đưa nhân viên thủ kho đi học khóa sơ cấp kế toán của tỉnh - Liên hệ với công ty cơ khí Bùi Văn Ngọ đưa 2 nhân viên kỹ thuật máy đến học hỏi để hiểu thêm hoạt động của hệ thống đánh bóng. Kế hoạch chi phí nhân sự Kế hoạch chi phí tiền lương Bảng 6.12: Chi phí tiền lương dự kiến Vị trí Số lượng Lương ( triêu/tháng) Thành tiền Giám đốc 1 3 3 KCS đầu vào 1 2 2 KCS đầu ra 1 2,5 2,5 Thủ kho 1 1,8 1,8 Kế toán trưởng 1 1,2 1,2 Thư ký kế toán 1 1,5 1,5 Nhân viên kinh doanh 1 1,8 1,8 Kỹ thuật máy 6 0,9 5,4 Bảo vệ 3 0,5 1,5 Nhân ghi sổ 2 0,6 1,2 Chi phí đưa nhân viên đi học Bảng 6.13: Chi phí cử nhân viên đi học Vị trí Số lượng Chi phí Thành tiền Thủ kho 1 1 1 Nhân viên kinh doanh 1 1 1 Kỹ thuật máy 2 1 2 6.4. Kế hoạch tài chính - kế toán SVTH: Nguyễn văn Ngại - 44 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Các nguồn lực hiện tại Bảng 6.14: Bảng cân đối kế toán năm 2005 Đơn vị: đồng TÀI SẢN Thành tiền A.Tài sản lưu động-Đầu tư ngắn hạn 42.305.195.641 1. Tiền 12.594.984.946 Tiền mặt tại quỹ 12.594.984.946 2. Các khoản phải thu 14.676.872.280 Phải thu khách hàng 2.837.409.265 Trả trước khách hàng 11.839.463.015 3. Hàng tồn kho 15.845.324.885 Nguyên liệu tồn kho 2.968.170.504 Hàng hóa tồn kho 1.429.687.460 Thành phẩm tồn kho 11.447.466.921 4. Tài sản lưu động khác (811.986.470) Chi phí trả trước (812.697.220) Chi phí chờ kết chuyển 710.750 B. Tàu sản cố định-Đầu tư dài hạn 1.585.613.383 1. Tài sản cố định 788.045.474 Tài sản cố định hữu hình 788.045.474 Nguyên giá 1.099.509.000 Giá trị hao mòn 311.464.826 2. Chi phí xây dựng dở dang 797.567.909 Tổng Tài Sản 43.890.809.024 NGUỒN VỐN A. Nợ 42.680.577.266 1. Nợ ngắn hạn 42.806.796.912 Người mua trả trước 13.468.958.505 Phải trả người bán 29.337.838.407 2. Thuế - khoản phải nộp cho nhà nước (126.219.646) B. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.210.231.758 1. Vốn quỹ 1.210.231.758 Nguồn vốn kinh doanh 1.161.935.224 Lợi nhuận chưa phân phối 48.296.534 Tổng Nguồn Vốn 43.890.809.024 Nguồn: Tổ kế toán Các giả định tài chính Sản lượng gạo của Việt Nam năm 2006 xuất khẩu tăng. Lãi suất ngân hàng 6%, doanh nghiệp vay 0,8 tỷ. Thuế thu nhập doanh nghiệp 28%. Thuế gia trị gia tăng 5%. Khấu hao tài sản cố định còn lại 20%/năm. Chi phí điện nước, thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng trả theo tháng. Chi phí khác: gồm điện, nước của văn phòng, điện thoại, fax, giấy tờ Chi phí cử nhân viên đi học chi vào cuối năm. Các khoản đầu tư mới được đầu tư theo lịch. Giá bán và giá thu mua gạo gần với khoản giá hiện tại. Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ổn định. SVTH: Nguyễn văn Ngại - 45 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Doanh thu dự kiến năm 2006 Bảng 6.15: Doanh thu các loại gạo Loại gạo (%tấm) Số lượng(kg) Gía bình quân/năm/kg Doanh thu 5 10.000.000 3.840 38.400.000.000 10 600.000 3.725 2.235.000.000 15 5.000.000 3.650 18.250.000.000 20 600.000 3.575 2.145.000.000 25 10.000.000 3.475 34.750.000.000 Tổng 95.780.000.000 Doanh thu phụ phẩm khoảng 26 tỷ Doanh thu toàn bộ: 121 780 000 000 đồng Bảng 6.16:Chi phí gạo liệu Gạo liệu Sản lượng (kg) Đơn giá bình quân Thành tiền 5 15.640.000 3.182 49.766.480.000 10 890.000 3.182 2.831.980.000 15 6.904.000 3.182 21.968.528.000 20 12.772.500 3.182 40.642.095.000 Tổng 115.209.083.000 Bảng 6.17: Chi phí đầu tư mới Các thiết bị Thời gian thực hiện Thành tiền Đầu tư 4 cân điện tử để cân gạo thành phẩm 8/2006 8.000.000 Đầu tư mới 5 máy may miệng bao hai lần chỉ 8/2006 5.000.000 San lắp phần mặt bằng còn lại để mở rộng nhà kho 9/2006 2.000.000 Thay mới phần nóc kho cũ 9/2006 10.000.000 Sữa chửa và thay mới, nâng cấp hệ thống đánh bóng cũ 10/2006 15.000.000 Tổng 40.000.000 Bảng 6.18: Các kế hoạch trang bị Các kế hoạch Thành tiền Kế hoạch an toàn và phòng chống cháy nổ 1.230.000 Kế hoạch an toàn và vệ sinh lao động 5.260.000 Kế hoạch an toàn lao động trang bị cá nhân 42.340.000 Tổng 48.830.000 Bảng 6.19: Dự kiến kết quả kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung Các khoản mục Thành tiền Doanh thu 121.780.000.000 Giá vốn hàng bán 115.209.083.000 Lợi nhuận 6.570.917.000 Chi phí quản lý 900.000.000 SVTH: Nguyễn văn Ngại - 46 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Chi phí công nhân 3.000.000.000 Chi phí điện 1.600.000.000 Chi phí khác 500.000.000 Chi phí trang các kế hoạch 48.000.000 Đầu tư mới 40.000.000 Lợi nhuận trước thuế 482.917.000 Thuế 135.216.760 Lợi nhuận sau thuế 347.700.240 6.3. Kiến nghị Đối với nhà nước: Nhà nước tạo nhiều điều kiện thuận lợi, để DNTN hoạt động thuận lợi hơn, và có nhiều chính sách hổ trợ các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh gạo. Trong những năm tới, chính phủ nên tạo điều kiện ký hợp đồng với công ty nước ngoài, để sản lương gạo xuất khẩu hàng năm tăng. Tạo cho các công ty xuất khẩu gạo ra nước ngoài liên tục và thường xuyên. Cần cải cách hành chính và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp thuận lợi trong các loại giấy tờ Cần có các qui định rõ ràng, và chính sách phát triển các DNTN, xóa bỏ sự phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân. Đối với doanh nghiệp Cần có kế hoạch thu mua gạo hợp lý, chế biến, quản lý tồn kho và dự trữ tốt, và liên kết với nhà cung cấp nguyên liệu tốt để đảm bảo, nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng đồng đều và đúng theo yêu cầu của công ty trung gian. Đầu tư thêm máy móc thiết doanh nghiệp còn thiếu, và sữa chữa những thiết bị đó, để hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tới tốt hơn. Doanh nghiệp nên cố gắng duy trì, và phát huy các quan hệ hiện tại với nhà cung ứng, và khách hàng, và tạo mối quan hệ này càng mật thiết hơn. Đồng thời, quan hệ với các nhà cung cấp, và khách hàng mới để thuận lợi hơn trong hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên có mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp hàng năm, và theo từng quí, để doanh nghiệp hoạt động có đích đến, và có ưu đãi đối với nhà cung ứng đầu vào, các chủ tàu vận chuyển, và công nhân. Có chế độ bồi dưỡng, đào tạo nhân viên theo công việc của mọi người, đồng thời tạo môi trường làm việc thuận liợi cho các nhân viên. Đay chỉ là bản kế hoạch kinh doanh dự kiến, khi đi vào thực tế cần điều chỉnh để phù hợp với hoạt động. SVTH: Nguyễn văn Ngại - 47 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Chương 7: KẾT LUẬN Để chuẩn bị cho hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, DNTN Phước Chung chuẩn bị tâm lý, cơ sở hạ tầng,để đoán nhận những cơ hội kinh doanh và hạn chế nguy cơ để có thể hoạt động tốt trong thời gian tới. Qua phân tích, tuy doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, với kinh nghiệm quản lý đã tạo cho doanh nghiệp thời gian qua hoạt động khá thành công và doanh thu mỗi năm mỗi tăng. Từ phân tích trên, cho thấy tình hình kinh doanh gạo của doanh nghiệp có nhiều chuyển biến tốt, doanh thu mỗi năm mỗi tăng, những vẫn còn nhiều khó khăn, nguồn gạo liệu không ổn định, lượng gạo các doanh nghiệp xuất khẩu không thường xuyên, doanh nghiệp cần có các kế hoạch kinh doanh cụ thể, có mục tiêu và tăng cường kiểm tra, để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu. Việc xuất gạo, là khâu mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, tuy nhiên khâu vận chuyển gạo xuất lại còn phụ thuộc nhiều và các tàu vận chuyển đã làm giảm chi phí. Từ đó, doanh nghiệp nên nhìn lại mình một cách toàn diện và khách quan hơn về doanh nghiệp, về các hoạt động hiện tại, để rút ra bài học kinh nghiệp trong thời gian qua, phát hiện những cơ hội, phát huy điểm mạnh hạn chế nguy cơ, và khắc phụ điểm yếu để doanh nghiệp thành công hơn trong thời gian tới. SVTH: Nguyễn văn Ngại - 48 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Tài liệu tham khảo 1. Doanh nghiệp tư nhân Phước Chung. Báo cáo thường niên. 2003. An Giang. 2. Doanh nghiệp tư nhân Phước Chung. Báo cáo thường niên. 2004 An Giang 3. Doanh nghiệp tư nhân Phước Chung. Báo cáo thường niên. 2005 An Giang 4. Phạm Xuân Lan. Quản trị học. 2002. Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh 5. Phạm Ngọc Thúy. Lập kế hoạch kinh doanh. 2002. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh 6. Nguyễn Tấn Phước. Quản trị chiến lược chính sách kinh doanh. 1999. Nhà xuất bản Đồng Nai 7. Philip Kotler. Người dịch PTS. Vũ Trọng Phụng. Quản trị Marketing. 2001. Nhà xuất bản Thống kê 8. GS_TS. Hồ Đức Hùng. Phương pháp quản lý doanh nghiệp. 2000. Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh. 9. Lê Nguyễn Hạnh Uyên. 2005. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2005 cho Bưu Điện Tỉnh An Giang. Luận văn tốt nghiệp cử nhân ngành tài chính. Khoa kinh tế- quản trị kinh doanh. Đại Học An Giang. 10. Nguyễn Văn Nhiệm. Kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2000. Nhà xuất bản Thống Kê. 11. TS. Nguyễn Việt- TS. Võ Văn Nhị. Kế toán đại cương. 1999. Nhà xuất bản Tài Chính. 12. Nguyễn Thị Mỵ. Phân tích hoạt động kinh doanh. 2005. Nhà xuất bản Thống Kê. 13. TS. Phạm Văn Dược. Kế toán quản trị và phân tích kết quả kinh doanh. 1999. Nhà xuất bản Thống Kê. 14. Bettina Buchel- Gillbert Probst. Biên dịch: Nguyễn Mỹ Hạnh- Minh Đức. Liên doanh và quản lý liên doanh. 2000. Nhà xuất bản Trẻ. 15. Nguyễn Hải Sản. Quản trị doanh nghiệp. 2002. Nhà xuất bản Thống kê. 16. Đặng Đức San- Nguyễn Văn Phần. Quản lý sử dụng lao động trong doanh nghiệp. 2002. Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội. 17. Chương trình dự án Mêkông ( MPDF). Phân tích công việc. 2001. Nhà xuất bản Trẻ. 18. Chương trình dự án Mêkông ( MPDF). Thu hút tìm kiếm và lựa chọn nguồn nhân lực. 2001. Nhà xuất bản Trẻ. 19. Trần Kim Dung. Quản trị nguồn nhân lực. 2000. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh 20. Harold T.Amrine- Jonh A Rit Chey Người dịch: PTS. Vũ Trọng Phụng. Tổ chức sản xuất và quản trị doanh nghiệp. 1994. Nhà xuất bản Thống Kê. 21. Đặng Minh Trang. Quản trị sản xuất và tác nghiệp. 1999. Nhà xuất bản Giáo Dục. 22. Nguyễn Hữu Thân. Quản trị nhân sự. 2001. Nhà xuất bản Thống Kê. SVTH: Nguyễn văn Ngại - 49 - Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy PHỤ LỤC SVTH: Nguyễn văn Ngại - 50 - BC Sàn tạp Chất Cám khô Cám khô Cám khô Cám ướt Cám ướt Tấm 2 Tấm 1 Thóc Tạp chất Máy chuốt Máy đánh bóng Sàn tấm Làm giảm ẩm độ Chứa Thành Phẩm Phụ lục: Sơ đồ đánh bóng gạo Chưa gạo liệu Sàn thóc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1068.pdf
Tài liệu liên quan